Nguồn gốc của thế gian và của các vị thần Thuở xưa, trước buổi khai thiên lập địa, trước khi có thế gian và các vị thần, lúc đó chỉ có Khaôx. Đó là một vực thẳm đen ngòm, vô cùng vô tận, trống rỗng, mơ hồ, vật vờ, phiêu bạt trong khoảng không gian bao la. Thoạt đầu là Khaôx một vực thẳm vô cùng. Hung dữ như biển khơi, tối đen, lang thang, hoang dã. Nhà thơ Mintơn, người Anh, thế kỷ XVII đã diễn đạt lại quan niệm của người Hy Lạp cổ về khởi nguyên của thế gian và các vị thần bằng hai câu thơ như thế. Nhưng rồi từ Khaôx đã nẩy sinh ra thế gian với bao điều kỳ lạ cùng với các vị thần có một cuộc sống phong phú khác thường. Từ Khaôx đã ra đời Gaia, Đất Mẹ của muôn loài, có bộ ngực mênh mông. Chính Đất Mẹ Gaia là nơi sinh cơ lập nghiệp bền vững đời đời của muôn vàn sinh linh, vạn vật. Khaôx lại sinh ra rep - Chốn tối tăm vĩnh cửu (érèbe) và Nix-Đêm tối mịt mù (Nix, Nuit). Nhưng chưa hết, từ Khaôx lại ra đời Địa ngục - Tartar (Tartare) và Tình yêu -rôx là đứa con cuối cùng của Khaôx. Nhưng đây lại là đứa con xinh đẹp nhất. rôx ra đời lãnh xứ mạng làm cho thần thần, người người, cỏ cây hoa lá, vạn vật muôn loài giao hòa gắn bó với nhau để tạo nên thế gian và cuộc sống vĩnh hằng bất diệt. Như vậy là Khaôx sinh ra năm "người con". Với "năm người" này, (ngày nay chúng ta gọi là nguyên lý) sẽ sinh sôi nảy nở ra con đàn cháu đống nối dõi đời đời. Chaos, tiếng Hy Lạp: Khaos: vực thẳm, sau này mang nghĩa hỗn độn, rối rắm. Gaia, Gian, Gaea, Gê, tiếng Hy Lạp: Đất.
rep-Chốn tối tăm vĩnh cửu lấy Nix-Đêm tối mịt mù làm vợ. Họ sinh được hai người con: anh là khí ter (éther, Air) bất diệt, em là ánh sáng trong trẻo -Hêmer (Hémère Lumière). Ngày (Jour) ra đời từ ánh sáng này. Kể từ đó thế gian tràn ngập ánh sáng. Ngày và đêm thay nhau ngự trị. Nữ thần Đất Mẹ Gaia có bộ ngực nở nang tràn đầy sức sống. Đứa con đầu lòng của nàng là Uranôx-Bầu Trời sao nhấp nhánh (Ou-ranos, Ciel). Nhà thơ Hy Lạp Hêdiôđ sống vào quãng thế kỷ VIII hoặc VII trước Công nguyên, kể lại trong tập Thần hệ (Théo gonie): Nữ thần Đất có bộ ngực nở nang Đối với mọi vật nàng là móng nền vững chắc. Nàng Đất tóc vàng sinh cho thế gian trước hết. Bầu Trời sao nhấp nhánh, bạn thân thiết của nàng. Để Bầu Trời che phủ khắp thế gian. Để làm nơi cư ngụ cho các vị thần Cực lạc. Nàng lại còn đẻ ra Núi (Montaqne) cao vút, sừng sững, nghênh ngang. Biển-Pôngtôx (Pontos) mênh mông, khi hung dữ gầm thét, lúc hiền dịu rì rào. Trời, Núi, Biển như vậy đều do nữ thần Đất Mẹ Gaia sinh ra. Chúng là những đứa con không cha, bởi vì khi ấy mẹ chúng chưa cùng ai kết bạn. Đối với thần thì điều ấy chẳng có gì đáng lạ. Tiếp đó nữ thần Đất Gaia kết hôn với thần Bầu Trời - Uranôx. Hai người sinh ra được rất nhiều con. Chúng toàn là những người khổng lồ có sức mạnh và tài năng mà thuở ấy chưa có vị thần nào ra đời để có thể sánh bằng. Tất nhiên, sau này chúng phải quá phục trước các vị thần mới. Người ta chia những đứa con khổng lồ của Uranôx và Gaia ra làm ba loại:
1-Những thần khổng lồ Tităng (Titan) và Titaniđ (Titanide). Có sáu nam thần khổng lồ tên gọi là Tităng và sáu nữ thần khổng lồ tên gọi là Titaniđ. Sáu Tităng là: skêanôx (Okéanos, Océan) tức Thần Đại Dương. Côiôx (Coios, Coeos), Criôx (Crios), Hipêriông (Hypérion), Dapê (Japet) và Crônôx. Sáu Titaniđ là: Têtix (Téthás), Têia (Théia), Thêmix (Thémis), Mnêmôdin (Mnémoạáne, Mémoire), Phêbê (Phoébé, Phoibê) và Rêa (Rhéa).
2-Ba thần khổng lồ Xiclôp - Đây là những vị thần chỉ có một con mắt ở giữa trán, hung bạo khỏe mạnh chẳng kém một ai, hơn nữa lại rất khéo chân khéo tay. Họ là những người thợ rèn thiện nghệ đã làm ra không thiếu một thứ gì. Tên ba anh em là: Arghèr (Arghèạ, Argès), Xtêrôpex (Stéropès) và Brông tex (Brontès).
3-Ba quỷ thần khổng lồ Hêcatôngkhia - Những Xiclôp đã thật là quái đản nhưng những Hêcatôngkhia lại còn quái đản hơn nhiều. Mỗi Hêcatôngkhia có một trăm cái tay và năm chục cái đầu. Người ta thường gọi chúng là thần Trăm Tay. Sức mạnh của chúng thật kinh thiên động địa, ít ai dám nghĩ đến, chỉ nghĩ đến thôi, việc đọ sức với chúng. Tên chúng là Côttôx (Cottos), Briarê (Briaréc) và Ghiex (Gỳes, Gágès).
Như trên đã kể, Uranôx lấy Gaia làm vợ sinh được sáu trai gọi chung là Tităng, sáu gái tên gọi chúng là Titaniđ. Các Tităng kết hôn với các Titaniđ sinh con đẻ cái để cho chúng cai quản thế gian. Tităng đầu tiên, con cả, là thần skêanôx. Thần cai quản mọi biển khơi, suối nguồn, sông nước. Thần đã điều hòa, sắp xếp biển, sông làm thành một con sông khổng lồ bao quanh lấy đất, che chở cho đất. skêanôx lấy Têtix đẻ ra ba nghìn trai, ba nghìn gái. Gái có tên chung là Cronos, thần thoại La Mã: Xatuyếcnơ (Saturne). Phiên âm là Xiclôp (Cáclope, Kiclope). Tiếng Hy Lạp Kiclope nghĩa là: Vòng tròn. Hécatonchires, tiếng Hy Lạp: trăm tay. skêaniđ (Okéanide, Océanide). Đó là những tiên nữ thường trú ngụ ở dưới biển nhưng cũng ở cả sông, suối.
Còn trai là các thần Sông cai quản mọi sông cái, sông con trên mặt đất. skêanôx sống cách biệt với các anh em Tităng của mình ở tận cung điện dưới đáy biển sâu. Chẳng bao giờ vị thần này tham dự các cuộc họp của thần thánh và loài người. Mặt Trời, Mặt Trăng và các Ngôi Sao đều do skêanôx điều khiển. Chúng phải xuất hiện với thế gian rồi trở về với skêanôx. Duy chỉ có chòm sao Đại Hùng Tinh Gandurạôe là không bao giờ chịu quá phục dưới quyền điều khiển của skêanôx.
Tităng Côiôx lấy Phêbê sinh được hai con gái là Lêtô và Axtêria. Sắc đẹp của hai chị em nhà này đã gây ra cho họ biết bao đau khổ, gian truân, một chuyện nếu kể ra ắt phải đụng đến thần Dớt. Tităng Hipêriông lấy nữ thần Têia. Đôi vợ chồng này sinh được một trai, hai gái. Trai là Hỗliôx -Thần Mặt Trời đỏ rực (Hélios, Soleil), gái là Xêlênê (Séléné, Lune), nữ thần Mặt Trăng hiền dịu và ôx (éos, l'auróe) nữ thần Rạng Đông hoặc Bình Minh có những ngón tay hồng. Tităng Crônôx mà thần thoại La Mã gọi là Xatuyếnơ lấy Rêa sinh được ba trai, ba gái. Trai là Hađex, Pôdêiđông, Dớt. Gái là Hexchia, Đêmêter, Hêra. Riêng hai Titaniđ Thêmix và Mnêmôdin lúc này chưa chịu kết bạn với ai. Duyên cớ vì sao, người xưa không kể lại nên chúng ta không rõ. Vì thế hai Tităng Côiôx và Dapê phải lấy hai vị nữ thần khác không cùng huyết thống Tităng. Criôx lấy ribiê sinh được ba trai là các vị thần: Axtơraiôx (Ostraèios, Astros), Panlax (Pallas), Perxex (Persès), nổi danh lừng lẫy vì sự hiểu biết uyên thâm. Nhân đây ta cần phải kể qua cuộc tình duyên của người con cả của Tităng Côiôx, thần Axtơraiôx. Thần lấy tiên nữ - Rạng Đông có những ngón tay hồng, sinh ra cho thế gian các thần Gió hung dữ. Tuy vậy thần Gió Dêphia tính khí lại rất dịu dàng. Thần đến với thế gian bằng những cử chỉ vuốt ve, âu yếm, đem đến cho loài người những đám mây đen báo trước những cơn mưa mát dạ mát lòng. Chúng ta thường gọi Dephia là thần Gió Tây. Còn thần Gió Bấc Bôrê có bước đi nhanh, ít thần Gió nào sánh kịp, vì thế thần đem đến cho loài người không ít lo âu. Thần Gió Nam Nôtôx ấm áp. Thần Gió Tây Nam rôx mát mẻ, dịu dàng. Cả đến những ngôi sao hằng hà sa số thao thức vằng vặc suốt đêm trên bầu trời bao la cũng là con của Axtơraiôx và ôx. Cũng cần phải kể thêm một chút nữa là, ôx còn có nhiều cuộc tình duyên với các vị thần khác và cả với người trần để sinh con đẻ cháu cho thế gian đông đúc vui tươi. Tităng Dapê lấy một tiên nữ skêaiđ tên là Climênê. Họ sinh được bốn con trai là: Atlax, Prômêtê, pimêtê, và Mênêdiôx. Thế còn hai Titaniđ Thêmix và Mnêmôdin không "lấy chồng" thì làm gì?
-Xin thưa thế giới thần thánh xưa kia không để cho ai ăn không ngồi rồi cả. Ai ai cũng có những công việc phải làm tròn. Thêmix là vị nữ thần Pháp luật, Công lý, sự Cân bằng, ổn định tối cao do Quá luật và Trật tự tạo nên. Nhờ có Thêmix thế gian mới ổn định và phát triển hài hòa. Nàng là người có tài nhìn xa trông rộng, hiểu biết, khôn ngoan. Còn Mnêmôdin là nữ thần của Trí Nhớ, Ký ức. Nhờ có Mnêmôdin mà con người lưu giữ được kinh nghiệm và sự hiểu biết để ngày càng khôn lớn, giỏi giang. Đó là Zépháre, thần thoại La Mã: Favonius. Borée, thần thoại La Mã: Sep tentrio. Notos, thần thoại La Mã: Auạter. Euroạ, thần thoại La Mã: Volturnus, có lúc gọi là gió Đông Nam. Chuyện về lớp con đầu của Uranôx và Gaia: Những Tităng và Titaniđ cùng đôi chút về con cháu họ. Tất nhiên nếu lần theo tộc phả từng chi từng ngành thì còn biết bao nhiêu chuyện.
Về nguồn gốc của thế gian còn có một cách kể hơi khác một chút. Nhà viết hài kịch cổ đẽi Hy Lạp, Arixtôphan thế kỷ V trước Công nguyên viết: Đêm tối có đôi cánh đen Đem một quả trứng sinh ra từ gió Đặt vào lòng rep tối đen, sâu thẳm, mịt mù. Và trong khi bốn mùa thay nhau qua lại Thì cả không gian hằng hằng mong đợi Thần Tình Yêu đến với đôi cánh vàng ngời ngợi chói lòa. Cách giải thích này rõ ràng không giống với câu chuyện vừa kể trên. Đó là cách giải thích theo quan niệm của học thuyết thần thoại tôn giáo Orphixmơ, một học thuyết ra đời muộn hơn, vào quãng thế kỷ VIII trước Công nguyên....
Thuở xưa, trước buổi khai thiên lập địa chỉ có Khaôx. Khaôx là một vực thẳm trống rỗng, tối tăm nảy sinh từ Thời Gian Vĩnh Viễn - Khrônôx. Lửa, Nước, Không Khí cũng từ Khrônôx mà ra. Và nhờ có chúng các vị thần mới có thể kế tiếp nhau ra đời hết thế hệ này đến thế hệ khác. Đêm tối Nix và Sương Mù đều cư ngụ trong lòng Khaôx. Sương Mù kết đọng lại thành một quả trứng khổng lồ. Và đã có trứng thế tất có ngày trứng phải nở. Quả trứng đã nở ra một vị thiên thần tươi trẻ, xinh đẹp có đôi cánh vàng. Vừa ra khỏi vỏ trứng vị thần này liền lấy hai tay dâng một nửa vỏ trứng lên cao và đạp nửa vỏ sau xuống dưới chân mình. Thế là Chronos, tiếng Hy Lạp: Khronos: thời gian. Trời -Uranôx và Đất -Gaia hình thành. Còn vị thiên thần tươi trẻ xinh đẹp là thần Tình yêu rôx -rôx là một vị thần có quyền lực đặc biệt. Thần có tài làm cho vạn vật muôn loài, từ các vị thần cho đến con người, súc vật, cỏ cây hoa lá, thậm chí cả núi non sông biển giao hòa gắn bó với nhau. Thần đã gom góp, kết hợp mọi vật ở thế gian này để tạo ra cuộc sống. Mà quả thật như vậy, nếu như Trời và Đất không "âu yếm" nhau thì tại sao Trời không xa nổi Đất.
Tại sao Trời không bỏ Đất mà đi để mặc Đất sống cô đơn, trơ trọi một mình, không ai che chở trong cõi hư không tối tăm lạnh lẽo? Chính vì Trời đã "âu yếm" Đất nên đã chiếu rọi xuống Đất ánh sáng và khí nóng, đã tưới tắm cho Đất những cơn mưa ẩm mát để cho mùa màng tươi tốt, hoa thắm cỏ xanh. Còn Đất, để đền đáp lại tình yêu của Trời, tình yêu của rôx ban cho, Đất đã thai nghén ấp ủ trong lòng những hạt giống và làm cho chúng nảy mầm đâm nhánh. Đất đã truyền đi nhựa sống của mình nuôi cỏ hoa cây cối. Và có phải để "làm dáng" với Trời mà Đất luôn luôn thay đổi y phục và đồ trang sức, khi thì xanh xanh bát ngát, khi thì vàng rượi óng chuốt một màu? Lại có lúc Trời bận việc đi xa để Đất nhớ, nhớ đến héo hon, ủ rũ, âu sầu? Crônôx lật đổ Uranôx U ranôx và Gaia như trên đã kể sinh ra ba loại con khổng lồ. Đối với những đứa con Xiclôp và Hêcatôngkhia, Uranôx rất ghét. Hình như Uranôx thấy sự có mặt của chúng là một điều ô nhục đối với mình. Thần nghĩ ra một cách để tống chúng đi cho khuất mắt: đầy chúng xuống địa ngục Tratar, nơi sâu thẳm kiệt cùng dưới lòng đất. Nữ thần Gaia hoàn toàn không bằng lòng với chồng về cách đối xử với lũ con Xiclôp và Hêcatôngkhia của bà như vậy. Bà tìm đến đám con Tităng, xui giục các Tităng chống lại bố. Nhưng chẳng một Tităng nào dám nghe theo lời mẹ. Duy chỉ có Tităng Crônôx là dám đảm nhận công việc tày đình ấy. Theo mưu kế của mẹ, được mẹ giao cho một lưỡi hái, Crônôx rình nấp chờ lúc Uranôx vào giường ngủ, chém chết Uranôx. Máu của Uranôx -Trời chảy xuống Đất -Gaia sinh ra một thế hệ khổng lồ thứ tư mà so với các Xiclôp và Hêcatôngkhia, thế hệ này nếu không hơn thì cũng chẳng hề mảy may thua kém. Đây là những khổng lồ Ghigăngtôx có thể gọi là Đại khổng lồ, thân hình cao lớn, khiên giáp sáng ngời, trong tay lúc nào cũng lăm lăm ngọn lao dài nhọn hoắt, mặt mày dữ tợn gớm ghiếc. Máu của Uranôx còn sinh ra những nữ thần rini tay cầm roi, tay cầm đuốc, mái tóc là một búi rắn độc ngoằn ngoèo vươn đầu ra tua tủa, ai trông thấy cũng phải cao chạy xa bay. Những nữ thần này lãnh sứ mạng trừng phạt báo thù kẻ phạm tội bằng cách giày vò trái tim kẻ đó suốt đêm ngày khiến cho y ăn Gigantôs tiếng Hy Lạp: khổng lồ, Grand Géant. Erináes gồm ba chị em: Alecto, Tisiphone và Mégèe Thần thoại La Mã Furies. Có nguồn gốc chuyện kể Erini là con Nix Đêm tối và rep-Chốn tối tăm vĩnh cửu. Page 9 Next không ngon, ngủ không yên, lúc nào cũng bồn chồn, day dứt. Người ta còn kể, những giọt máu của Uranôx nhỏ xuống biển đã sinh ra nữ thần Tình yêu và Sắc đẹp Aphrôđitơ.
Con cái của Uranôx rất nhiều. Người ta tính ra Uranôx có khoảng từ 12 đến 45 đứa con. Vào thế kỷ I trước Công nguyên nhà học giả Điôđor đảo Xixin: trong tác phẩm Tủ sách lịch sử đã sưu tầm và kể lại các huyền thoại. Huyền thoại về Uranôx dưới ngòi bút của ông, lúc này đã ít nhiều mang ảnh hưởng của lý thuyết về huyền thoại của vơhêmer một lý thuyết giải thích thần thoại có tính chất duy vật và duy lý còn sơ lược và ngây thơ. Điôđor cho rằng Uranôx là vị vua đầu tiên của những người Atlăngtơ sống trên bờ skêanôx, Uranôx đã truyền dạy cho dân mình khoa học, kỹ thuật, bản thân nhà vua là người rất am hiểu khoa học, kỹ thuật và thường say mê theo dõi thiên văn. Vì thế sau khi Uranôx chết, nhân dân đã thần thánh hóa ông và dần dần người ta đồng nhất ông với bầu trời. Cũng theo nhà học giả này, Uranôx có 45 con, 18 đứa trong số đó là con của Uranôx với Tita. Vì thế mới có cái tên Tităng. Sau này Tita đổi tên là Gaia. Cách giải thích của Điôđor chắc chắn là không đủ sức thuyết phục khoa học. Nhưng chúng ta cần biết qua để thấy được một cố gắng của các nhà học giả cổ đẽi muốn tìm hiểu hạt nhân hiện thực trong huyền thoại! Về nữ thần Gaia không phải chỉ sinh nở có thế. Nàng còn có nhiều cuộc tình duyên và mỗi cuộc đều đem lại cho thế gian những vị thần này, thần khác. Kết hôn với thần Biển Pôngtôx, con mình, Gaia sinh ra các thần Biển Nêri, Phorkix, ThômaxKêtô. Kết hôn với Tartar, Gaia sinh ra Tiphông, một quỷ thần có trăm đầu là rắn phun ra lửa, to lớn khổng lồ có dễ còn hơn cả thế hệ khổng lồ Hêcatôngkhia lớp trước. Có chuyện còn kể Gaia sinh ra cả lũ ác điểu Harpi con mãng xà Pitông... Là nữ thần Đất Mẹ, Gaia có một vị trí rất lớn, rất quan trọng trong tín ngưỡng của người Hy Lạp cổ. Gaia được coi như là vị cao tằng tổ mẫu của loài người, là nơi cư ngụ cho những người trần thế, nuôi sống họ đồng thời cũng là nơi an nghỉ của họ, khi họ đã kết thúc cuộc sống tươi vui của mình trên mặt đất tràn đầy ánh sáng để bước vào cuộc sống ở thế giới khác. Nàng là khởi đầu và kết thúc của sự sống. Nàng còn được coi là người nuôi dưỡng mùa màng, cây cối cho được tươi tốt, bội thu, sinh con kết trái. Vì thế Gaia có một biệt danh là Carphôrôx nghĩa là Gaia - Được mùa. Khắp nơi trên đất nước Hy Lạp xưa thường viện dẫn Gaia để chứng giám. ở vùng Đônđôn (Dodone) Tây Bắc Hy Lạp, sau này người ta coi Gaia như là vợ của Dớt, đẩy lùi hình ảnh Điônê, (Dioné), Hêra, Đêmêter xuống vị trí thứ yếu.
Nữ thần Đêm Tối-Nix sinh ra rất nhiều vị thần tai hại cho thế gian và loài người. Đó là những nữ thần Ker (Kères) có đôi cánh đen, chân có móng sắc nhọn, khoác một tấm áo lúc nào cũng thấm ướt máu người. Các nữ thần Ker thường hạ cánh xuống nơi chiến địa để hút máu, ăn thịt những người đã chết. Đây là những nữ thần Chết khác với Thần Tanatôx (Thanatos) một nam thần cũng là con của Nix, lãnh sứ mạng đi báo tử cho những kẻ bất hạnh mà thật ra người Hy Lạp xưa kia cũng coi Tanatôx như là thần Chết. Tiếp đến là thần Giấc Ngủ Hipnôx còn gọi là thần Giấc Mộng, nữ thần Bất Hòa - Erix (Eris, la Discorde) nữ thần Lừa Dối, Già Nua, Buồn Phiền. Hypnos, Sommeil, Hypnos: tiếng Hy Lạp: Giấc ngủ, sau này Pháp hóa mang nghĩa: thôi miên. Hypnolisr: thôi miên, Hypnotisme: thuật thôi miên. Trong số con gái của nữ thần Nix ta không thể không nhắc đến vị nữ thần Đấu Tranh. Giống như mẹ, vị nữ thần này lại đẻ ra một loạt các thần tai hại khác như Mỏi Mệt, Đói Khổ, Đau Thương, Hỗn Loạn, Gây Gổ, Cướp Bóc, Chém Giết... Chưa hết, Đêm Tối-Nix còn sinh ra ba chị em nữ thần Moirơ cai quản Số Mệnh của thần thánh và loài người. Số Mệnh này là cuộn chỉ trong tay nữ thần Clôtô. Nàng quay cuộn chỉ để cho nữ thần La Khêdix giám định.
Chiểu theo sự giám định này, nữ thần Atơrôpôx tay cầm kéo lạnh lùng cắt từng đoạn chỉ Số Mệnh của chúng ta. Thật bất hạnh cho ai bị lưỡi kéo của Atơrôpôx cắt đoạn chỉ -Số Mệnh của mình. Người đó sẽ buộc phải từ bỏ cuộc sống êm dịu, ngọt ngào như mật ong vàng để về sống dưới địa ngục Tartar. Ta còn phải kể đến nữ thần Nêmêdix (Némésis) một người con gái của nữ thần Đêm Tối-Nix, đảm đương công việc trừng phạt, trả thù đối với những kẻ phạm tội để giữ gìn luân thường đạo lý và sự công bằng. Nàng còn là vị nữ thần gìn giữ sự mực thước trong đời sống. Những thói kiêu căng, ngạo mạn của người trần thế muốn vượt lên thần thánh, rồi những hoàn cảnh ỷ thế giàu sang, có quyền có lực làm càn, làm bậy, cùng những hành động thái quá như xa hoa, tự phụ, ức hiếp lương dân đều không qua được con mắt nữ thần Nêmêdix. Đó là tóm tắt câu chuyện về buổi khai thiên lập địa, thế gian từ chỗ hoang vu, hỗn độn đến chỗ có hình dáng và có thần cai quản. Nhưng lúc này đây mọi thứ còn hết sức bề bộn ngổn ngang, chưa ổn định, chưa trật tự, cân bằng. Crônôx cướp ngôi của Uranôx cai quản thế gian với tất cả nỗi khó khăn như vậy. Thần thoại về buổi khai thiên lập địa của người Hy Lạp có những nét tương đồng với thần thoại của nhiều dân tộc trên thế giới mà khoa thần thoại học -so sánh đã khảo sát thấy. Đó là môtip về việc tách đất ra khỏi trời, về việc tống giam những đứa con của Đất vào lòng đất.
Đọc thần thoại Ấn Độ chúng ta thấy: Thuở khởi đầu của vũ trụ chỉ là nước mênh mông, không có cả Cái Tồn Tại và Cái Không Tồn Tại. Sau dần Nước thai nghén Mặt Trời, Cái Không Tồn Tại vốn ở trong lòng Đất sinh ra cái Tồn Tại. Và giai đoạn đầu của sự sáng tạo ra thế gian là phải tách cái Tồn Tại ra khỏi Cái Không Tồn Tại. Cái Tồn Tại là thế giới của người và thần, của Mặt Trời, Khí Nóng và Nước. Trời và Đất là những vị thần đầu tiên. Cái Không Tồn Tại là phạm vi của yêu ma quỉ quái, chỉ có bóng tối lạnh lẽo. Lại có cách giải thích khởi nguyên của vũ trụ là do tình ái: Khi Shiva và Shakti giao hợp, tia lửa, lạc thú xuất hiện và vũ trụ phát sinh do tình ái... "Shiva tự phân làm hai nửa một âm và một dương, âm dương giao hòa thành vũ trụ..."... Thần Inđra theo một giả thuyết là con của Trời và Đất được thai nghén và sinh ra vào lúc mà hai vị thần này còn sống chung với nhau ở cùng một chỗ. Inđra nhờ uống được thứ rượu thần là soma bỗng vụt lớn lên thành người khổng lồ có sức mạnh vô địch khiến bố, mẹ Inđra, Trời và Đất, vô cùng khiếp sợ, bỏ chạy. Nhưng mỗi người chạy đi một phía ngược chiều với nhau vì thế mà họ xa nhau vĩnh viễn. Còn Inđra thì chiếm lấy khoảng không gian giữa Trời và Đất, ở thần thoại Trung Quốc có truyện ông Bàn Cổ và bà Nữ Oa. Còn thần thoại Việt Nam có truyện thần Trụ Trời.
Thần Dớt ra đời Lật đổ Uranôx, giành lấy quyền cai quản thế gian, thế nhưng Crônôx vẫn chưa yên tâm. Thần vẫn lo sợ số phận mình có ngày sẽ kết thúc như Uranôx, nghĩa là có một ngày nào đó, những đứa con do Crônôx này dứt ruột đẻ ra sẽ truất ngôi của bố nó. Thần nghĩ ra một cách để trừ hậu họa: nuốt các con vào bụng! Rêa năm lần sinh nở đều chẳng nuôi lấy được một đứa nào. Hexchia Đêmêter, Hêra rồi Hađex, Pôdêiđông lần lượt bị Crônôx nuốt chửng vào bụng. Nữ thần Rêa rất đỗi lo lắng và giận dữ. Hơn nữa nàng lại sắp đến ngày sinh nở. Lần này theo lời khuyên của nữ thần Đất Mẹ Gaia, nàng lánh sang đảo Crét. ở đây trong một cái hang đá của ngọn núi Iđa, nàng đã sinh đứa con trai út và đặt tên nó là Dớt. Để bảo vệ con thoát khỏi số phận các anh chị của nó, Rêa lấy một hòn đá dài quấn tã lót vào nom y hệt như một đứa bé rồi trao cho chồng, không nghi ngờ gì, Crônôx nuốt luôn đứa bé hòn đá vào bụng. Tuổi thơ ấu của Dớt ở đảo Crét tuy phải xa mẹ (vì Rêa sau khi sinh xong trở về Hy Lạp) song vẫn được chăm sóc chu đáo.
Ngày ngày hai tiên nữ Iđa và Ađraxtê - những tiên nữ trú ngụ ở rừng già, đồng nội, bờ sông ngọn suối hay ở núi cao, hang sâu cho đến những thung lũng hoang vắng mà người Hy Lạp gọi bằng một cái tên chung là Nanhphơ - lấy sữa dê và mật ong nuôi đứa bé. Con dê thần Amantê (Amalthée) với bầu sữa lúc nào cũng căng, không bao giờ để chú bé Dớt phải khóc vì đói. Nó lại còn là người bạn thân thiết của Dớt, để cho Dớt khỏi khóc vì buồn. Tuy vậy cũng phải đề phòng nhỡ có lúc nào đó, chẳng hiểu làm sao chú bé Dớt khóc thì phiền, rất phiền. Crônôx mà nghe được tiếng khóc của Dớt thì số phận của chú thoát sao khỏi bị nuốt. Các quỷ thần Quárét (Curètes) lo việc đó. Bằng mọi cách, gõ trống, gõ chiêng khua vang binh khí, hò hét, kêu la... các Quárét phải làm cho hễ Dớt vừa cất tiếng khóc là bị át đi ngay. Cẩn thận hơn nữa, các Quárét còn lấy gỗ lấp, vít cửa hang thật kín không sót một kẽ hở nào để nhỡ ra Dớt có khóc thì cũng không một tiếng khóc nào lọt được ra ngoài. Thường sau khi bú no rồi Dớt quay ra chơi đùa với "người bạn" dê của mình. Khi thì Amantê dụi dụi đầu vờ húc chú bé Dớt, và chỉ dướn đầu lên đẩy nhẹ một cái là Dớt lăn kềnh ra đất. Khi thì Dớt nắm lấy đôi sừng của Amantê mà vật, vật với tất cả sức lực của mình nhưng rồi Dớt lại lăn kềnh ra đất. Ngày tháng trôi đi, Dớt và "người bạn" Amantê của mình sống với nhau thân thiết ấm cúng. Nhưng rồi một chuyện không may xảy ra. Dớt trong một lần chơi đùa với Amantê đã vặn... vặn gẫy băng mất một chiếc sừng của bạn! Có ai ngờ được Dớt đã lớn mau và khỏe mạnh đến thế. Dớt khổ sở vô cùng. Cậu chỉ còn biết an ủi Amantê thân thiết với mình bằng một lời hứa chân tình, ân nghĩa. Dớt hứa, nếu sau này trở thành một vị thần có quyền thế, Dớt sẽ trả Amantê chiếc sừng khác và sẽ ban cho Amantê lúc nào cũng có thật nhiều, rõ thật nhiều hoa thơm, quả ngọt, trái chín, lá non. Nói về chiếc sừng bị gãy của Amantê, vì là chiếc sừng của con dê thần nên nó có phép lạ khác thường. Nếu ai có nó trong tay thì có thể ước gì được nấy. Dớt đem tặng chiếc sừng này cho hai tiên nữ đã nuôi dưỡng mình. Cái sừng Amantê hay Cái sừng sung túc là một điển tích trong văn học thế giới chỉ sự phong phú dồi dào. ở châu âu người ta thường vẽ hoặc có khi trao tặng cho khách quý một chiếc sừng đựng đầy hoa quả để tượng trưng cho nguyện vọng và lời chúc tụng hạnh phúc, giàu có, ấm no. Lại có một chuyện cũng nảy sinh ra điển tích Chiếc sừng sung túc.
Đó là chuyện người anh hùng Hêraclex giao đấu với thần Sông Akêlôôx. Thần Sông bị đuối thế biến mình thành một con bò mộng. Hêraclex nắm lấy sừng và bẻ gãy. Các tiên nữ Naiađ (Naides) con của các thần Sông, đã nhặt chiếc sừng này làm thành một "lọ" hoa vô cùng đẹp đẽ. Vì thế ra đời điển tích Chiếc sừng sung túc. Dớt lật đổ Crônôx -Cuộc giao tranh với các Tităng (Titanômakhi) Thời gian trôi đi vùn vụt. Chẳng mấy chốc Dớt đã là một chàng trai khỏe mạnh, cường tráng. Nữ thần Đất Gaia, bà nội của Dớt và Rêa, mẹ Dớt, trao cho Dớt sứ mạng phải giải thoát số anh chị em bị nuốt. Trước khi bước vào cuộc giao tranh, Dớt tìm đến nữ thần Mêtix (Métis, Pradence) con của thần skêanôx, để xin một lời chỉ dẫn vì Mêtix là vị nữ thần Thận Trọng Khôn Ngoan. Mêtix nói cho Dớt biết một thứ cây bí hiểm xưa nay chưa ai biết. Dớt phải lấy lá cây này về sắc thành nước cho Crônôx uống thì mới có thể thành công. Titanomachie, tiếng Hy Lạp: makhê: chiến đấu giao tranh.
Liều thuốc mới công hiệu làm sao! Crônôx uống xong là lập tức trong bụng có gì nôn mửa ra hết. Thế là là ba chị gái và hai anh trai của Dớt sống lại. Cả hòn đá trá hình Dớt xưa kia cũng không mất. Tuy nhiên để lật đổ được Crônôx thì lực lượng của Dớt quá yếu. Sáu anh chị em của Dớt làm sao đánh bại được các Tităng cùng với con cháu của họ vốn là những vị thần có muôn vàn sức mạnh. Dớt phải giải thoát các Hêcatôngkhia và các Kiclôp bị nhốt trong lòng đất. Những vị thần khổng lồ này xưa kia bị Uranôx đày xuống địa ngục Tartar khi Crônôx lật đổ Uranôx họ đã được giải thoát. Nhưng rồi Crônôx thấy để họ sống trên dương gian sẽ có ngày gây ra hiểm họa cho địa vị của mình, vì thế tốt hơn hết là cứ trả họ về sống dưới vương quốc Tartar. Dớt đã giải thoát cho các Xiclôp và các Hêcatôngkhia. Lực lượng của phe Dớt mạnh hẳn lên. Với nghề rèn khéo léo, Xiclôp Arghex đã sáng tạo ra chớp và trao cho Dớt, vì tên của thần, Arghex, nghĩa là "chớp", còn Brôngtes thì trao cho Dớt sấm và Xtêrôpex, sét. Thật ra thì ba thứ vũ khí lợi hại này đều là công trình chung của cả ba anh em. Các Xiclôp còn rèn cho thần Hađex một chiếc mũ tàng hình. Ai đội mũ này thì địch thủ dù có trăm mắt cũng không sao thấy được. Thần Pôdêiđông thì được cây đinh ba dài và nhọn hoắt. Với cây đinh ba này Pôdêiđông có thể gọi gió bảo mưa, khêu sóng biển gây ra những cơn bão khủng khiếp và cũng có thể làm cho trời yên sóng lặng tùy theo ý muốn. Riêng Tităng skêanôx và con gái là Xtích - Nữ thần cai quản con sông âm phủ - đứng về phía Dớt. Các con của Xtích là các nữ thần Nhiệt Tình- Dêlôx, Thắng Lợi-Nikê, các nam thần Uy Quyền-Gratôx, Bạo Lực-Bia đều theo mẹ chống lại Crônôx và các Tităng khác. Người ta còn kể Tităng Dapê và con Zéloạ, Zèle, FAcharnement. Nikê Victoire. Cratos, Pouvoir, Puissance. Bia, Violunce, Force. cháu, Titaniđ Mnêmôdin cũng đứng về phe Dớt. Riêng Atlax con của Tităng Dapê là không theo cha, Atlax chống lại Dớt. Cuộc giao tranh diễn ra suốt mười năm trời vô cùng khủng khiếp: đất lở, trời rung, biển sôi, núi sập tưởng chừng như vũ trụ thế gian trở lại cảnh hỗn mang nguyên thủy buổi nào. Các Tităng bê từng quả núi ném tới tấp vào phe Dớt. Phe Dớt cũng giáng trả lại không kém. Dớt cho nổi sấm rung chuyển bầu trời, phát ra những tia chớp chói lòa mặt đất và giáng sét thiêu đốt, phá sập mọi thứ chung quanh. Thần Pôdêiđông dùng cây đinh ba khơi sóng của đại dương lên tạo ra những cơn giông tố hung dữ. Biển khơi sôi réo, gào thét, vật mình quằn quẽi làm rung chuyển cả mặt đất và run rẩy cả bầu trời. Còn các Hêcatôngkhia với trăm tay và năm chục đầu thì không sức nào cản được. Và cuối cùng các Tităng bị vây chặt phải chịu đầu hàng. Thần Dớt xiềng họ lại rồi tống giam xuống địa ngục do thần Tartar cai quản. Các Tităng bị tống giam vào một khu vực hết sức nghiêm ngặt, nội bất xuất, ngoại bất nhập, chung quanh là những bức tường đồng dày. Nhưng cẩn thận hơn, Dớt còn giao cho các quỷ thần Hêcatôngkhia trấn giữ ngay ở cửa. Riêng thần Atlax là con của Tităng Dapê chịu một hình phạt khác. Thần Dớt bắt Atlax phải giơ vai ra, gánh đội, chống đỡ cả bầu trời suốt quanh năm, ngày tháng. Sau này Atlax lại phạm tội bạc đãi người anh hùng Perxê, con của Dớt, vi phạm truyền thống quý người trọng khách, nên đã bị Perxê biến thành ngọn núi đá cao ngất. Và chính ngọn núi đá Atlax cho đến nay vẫn chống đỡ bầu trời ở trên đầu chúng ta.
Nếu không có nó, có thể bầu trời đã đổ sập xuống, đổ ụp xuống đất từ lâu rồi. Thế là sau mười năm giao tranh ác liệt, Dớt đã chấm dứt được quyền lực cai quản thế gian của các vị thần già. Các vị thần trẻ do Dớt cầm đầu từ nay sắp đặt lại trật tự trong thế gian theo ý định của mình. Họ chọn ngọn núi slanhpơ cao ngất làm nơi trú ngụ, xây dựng trên đó một cung điện cực kỳ nguy nga, lộng lẫy, tráng lệ. Nơi đây không khí trong veo, quanh năm ngày tháng lúc nào cũng chan hòa ánh sáng. Chẳng có khi nào tuyết rơi, băng giá, cũng chẳng có những đám mây u ám đưa mưa dầm gió bấc về. Thật là một nơi ở thanh cao, tuyệt diệu của các vị thần. Từ đây người ta gọi thế hệ các vị thần trẻ do Dớt cầm đầu là các vị thần ở ngọn núi slanhpơ, gọi tắt là các vị thần slanhpơ Nói về thần Atlax, thời cổ đẽi người ta tạc tượng vị thần này là một con người to khỏe, lực lưỡng đang cúi khom lưng giơ vai ra chống đỡ cả một quả cầu to đè nặng xuống trên vai. Vì lẽ đó cho nên ngày nay ở nhiều nước trên thế giới, cuốn sách in bản đồ, địa lý nước này nước khác mang tên là Atlax. Từ đó mở rộng ra cả đến những cuốn sách khoa học có tuyển in tranh ảnh để minh họa và giới thiệu toàn cảnh một vấn đề cũng gọi là Atlax. Rồi đến đốt xương cổ đầu tiên của cột sống đỡ cái đầu chúng ta cho ngay thẳng khỏi suy sụp cũng mang tên Atlax. Quê hương Atlax theo người xưa kể ở miền cực Tây, tên gọi là Alăngtơ (Atlante). Vì thế miền biển cực Tây đối với người Hy Lạp, Đại Tây Dương, mới có tên gọi là Đại Dương Atlăngtích. Trong nghệ thuật kiến trúc, những cột chống tạc hình người, hoặc những môtip người đội, chống đỡ cho một thành phần nào trong công trình kiến trúc, mang tên là Atlăngtơ (Atlante). Vì quê hương Atlax ở Atlăngtơ cho nên người ta cũng gọi Atlax là Atlăngtơ. Océan Atlantique.