22/1/13

Nghìn lẻ một ngày (C17-20)

Chương 17: CHUYỆN QUỐC VƯƠNG BÊRÊĐIN-LÔLÔ VÀ TỂ TƯỚNG ANTAMÚC - NGÀY 116, 117, 118, 119, 120

Sau khi nghe kể hết chuyện, vua Bêrêđin cho người thợ dệt lui về. Vua nói với tể tướng và vị hoàng thân tin cẩn của mình:
- Câu chuyện về cuộc đời anh chàng thợ dệt này chẳng kém kỳ lạ chuyện của hai ông. Cho dù anh chàng ấy cũng như hai ông, không cảm thấy mình sung sướng, xin các vị chớ vội nghĩ là ta chịu thua cuộc, và nhất trí với kết luận của hai ông, trên đời này không có ai được hạnh phúc hoàn toàn. Ta muốn lần lượt hỏi chuyện các võ quan, triều thần cũng như tất cả mọi người phục vụ trong nội cung ta về vấn đề ấy. Tể tướng hãy mời họ theo thứ tự đến gặp ta.
Tuân lệnh, trước hết tể tướng cho vời các võ quan. Nhà vua truyền cho những người từng trải qua chinh chiến hãy mạnh dạn nói rõ, trong đời mỗi người có điều thầm kín nào khiến họ thấy cuộc sống không thú vị lắm. Mọi người hãy thành thật, đừng sợ điều mình nói ra có thể mang lại hậu quả không hay.
Thế là các võ quan thi nhau tuôn ra bao nhiêu điều bực bội, khiến lòng họ hoàn toàn không được thanh thản. Người thú nhận mình nuôi quá nhiều tham vọng, người nói mình quá chắt bóp tiện tặn trong cuộc sống. Có người thú nhận mình luôn luôn ganh tị với các bạn cùng quân ngũ, sao họ được hưởng nhiều vinh quang hơn mình, giận người đời không đánh giá đúng các chiến công hiển hách của mình. Tóm lại, các vị quan võ thoải mái dốc bầu tâm sự cho nhà vua nghe. Không tìm ra ai là người hạnh phúc, vua bảo tể tướng ngày mai sẽ nghe tiếp các vị quan văn trong triều đình.
Đến lượt các quan văn. Chẳng có vị nào cảm thấy hài lòng về mình. Một ông nói, tôi cảm thấy uy danh lớn chẳng hiểu sao cứ giảm sút từng ngày. Một ông khác phàn nàn, hễ định làm việc gì là y như có người khác chực phá ngang, chẳng bao giờ đạt kết quả ưng ý. Một ông nữa: mình luôn phải tính tóan cách ăn ở sao cho vừa lòng các kẻ thù của mình, thậm chí còn phải tìm cách vuốt ve họ. Một vị khác nữa lại kêu ca mình đã tiêu phá hết tài sản, sắp lâm vào cảnh khánh kiệt tới nơi.
Vua Bêrêđin Lôlô vẫn chẳng sao tìm ra con người hạnh phúc trongtc văn võ bá quan của mình, liền quay về hỏi những người hầu hạ tại nội cung. Vua kiên nhẫn lắng nghe từng người kể chuyện. .Câu kết luận của mỗi người chẳng mấy khác những điều các võ quan và triều thần đã nói. Người thì chuyện vợ cả nàng hầu, người thì lo lắng vì con cái. Người cho gia cảnh mình chưa sung túc lắm thì than thở sao số mình không được phú quý vinh hoa, người giàu sang thì phàn nàn sức khoẻ quá tồi, hoặc ngày nào cũng có chuyện xảy đến buộc phải luôn luôn lo nghĩ.
Mặc dù chưa vừa ý, quốc vương Bêrêđin Lôlô vẫn không chịu bỏ hy vọng rồi đây có thể gặp một con người cảm thấy hài lòng về bản thân. Vua nói với tể tướng:
- Chỉ cần ta gặp được mỗi một người như vậy thôi, bởi ông cứ khăng khăng không có bất kỳ ai hạnh phúc trên đời này.
- Vâng, tâu bệ hạ - Tể tướng đáp – giờ đây tôi vẫn tin ý mình là đúng. Tôi nghĩ bệ hạ sẽ tìm kiếm tốn công vô ích mà thôi.
- Ta vẫn chưa đồng ý với ông – vua nói – trong đầu ta vừa nảy ra một ý có thể tạo điều kiện giúp ta làm sáng tỏ.
Thế là vua truyền lệnh, cho bố cáo để mọi thần dân trong kinh thành được biết, bất cứ người nào cảm thấy hài lòng với số phận của mình, bất kỳ ai chưa hề gặp một điều không vui làm cuộc sống mình kém thanh thản, nội trong thời gian ba ngày, phải đến ra mắt triều đình. Hết hạn ba ngày, vẫn chưa thấy một người dân nào xuất hiện trước hoàng cung, làm như toàn thể nhân dân trong vương quốc ai ai cũng đồng tình với nhận định của tể tướng Atunmuc.
NGÀY THỨ MỘT TRĂM MƯỜI SÁU.
Vua Berêđin cực kỳ ngạc nhiên chẳng thấy ma nào chịu đến ra mắt mình như chiếu chỉ truyền. Vua thốt lên:
- Thật chẳng thể nào tin được! Làm sao cả kinh đô Đamat này, một thành phố rất rộng lớn, dân cư rất đông đúc lại không thể bói ra một con người hạnh phúc?
Tể tướng Atanmuc thưa:
- Muôn tâu bệ hạ, cho dù ngài có cho hỏi hết mọi người thuộc mọi dân tộc trên trái đất này, ai ai cũng sẽ trả lời ngài họ cảm thấy bất hạnh.
- Đó là điều ta không sao tưởng tượng nổi – vua nói – Dù ông khẳng định vậy, ta vẫn mong đất nước được thanh bình để ta có điều kiện đi du hành khắp nơi trên thế giới, để rồi xem giữa ông và ta, ai là người sai lầm.
Có một sự trùng hợp ngẫu nhiên. Đúng vào thời gian ấy, các nước lân bang của xứ Đamat đều phái sứ thần đến xin cầu hào, với người điều kiện có lợi cho vua Bêrêđin. Vua hội đông đủ triều thần hỏi ý kiến, mọi người đồng ý tận dụng cơ hội này, chấp nhận các điều kiện ấy hay bác bỏ. Vậy là hoà bình được tái lập giữa quốc vương Đamat với các kẻ thù truyền thống của ông. Hoà ước được ký kết và ban bố cho thần dân cả nước cùng rõ. Ít lâu sau được rảnh rang, nhà vua nói với tể tướng:
- Bây giờ đất nước không còn chiến tranh, ta có thể đi du hành. Ý ta đã quyết. Chừng nào chưa tìm gặp được một con người hạnh phúc, ta nhất định chưa trở về kinh đô.
Tể tướng vẫn tìm cách khuyên can:
- Tâu bệ hạ, sao ngài tự chuốc lấy hiểm nguy vất vả đường trường làm gì? Sao ngài không nhận ra ngài đã tìm được người ngài muốn gặp? Ngài cứ suy ngẫm về bản thân là thấy ngay. Giờ đây, ngài không còn kẻ thù nào để phải lo đối phó, giờ đây muôn dân trong nước ai ai cũng tỏ lòng kính yêu ngài, giờ đây tất cả văn võ bá quan trong triều ai ai cũng tìm cách làm vui lòng ngài. Nếu ngài được vậy mà còn cho mình chưa phải là con người hạnh phúc, thì làm sao có người nào khác trên đời này dám tự cho mình sung sướng?
- Cho dù hoà bình đã được thiết lập – vua Bêrêđin Lôlô nói – ta vẫn chưa cảm thấy mình là con người hoàn toàn hạnh phúc. Ta nói thật với ông, riêng một nỗi băn khoăn muốn rõ trên đời này liệu có người nào tự cảm thấy hài lòng về cuộc sống của mình hay không, đã khiến ta mất hết thanh thản, ngủ không sao yên giấc.
- Đã thế tại sao bệ hạ cứ một mực đòi tìm cho rõ điều mình muốn biết? Bệ hạ cứ yên tâm đi, sẽ chẳng bao giờ gặp được một con người như bệ hạ mong muốn, như thế có phải tốt hơn không?
Tể tướng Atanmuc rất mong nhà vua từ bỏ ý định của mình, nhưng không lay chuyển được ông. Một thời gian sau, vua giao phó việc triều chính cho một số triều thần tin cẩn trông nom, rồi cùng với tể tướng Atanmuc, hoàng thân SêypenMuluc và một số nô lệ theo hầu lên đường tìm người hạnh phúc.
Họ đến thành phố Batđa. Đường đi yên hàn vô sự. Tới nơi, ba người tạm trú tại một lữ quán dành riêng cho du khách đường xa. Họ xưng là những đại thương gia chuyên buôn ngọc, từ trước tới nay vẫn đi từ triều đình này sang triều đình khác để chào và bán hàng cho các bậc vua chúa. Quả họ cũng có mang theo nhiều châu báu, khiến ai nghe họ nói cũng tin. Bằng cách ấy, quốc vương Đamat được gặp mặt Đấng thống lĩnh của các tín đồ mà không để hoàng đế rõ mình là ai. Ba người cùng nhau đi xem các thắng cảnh ở Batda.
Một hôm tình cờ gặp trên đường phố một thầy tu theo dòng khất thực đang lớn tiếng thao thao thuyết pháp với một số khá đông người vây quanh. Đến gần hơn, nghe khất sĩ ấy thuyết:
- Hỡi những người anh em thân quý của tôi, thật là vô nghĩa, sao những người anh em suốt đời cứ lo toan vất vả để làm giàu? Một khi tử thần đã gõ cửa gọi chúng ta đi, cho dù lúc ấy người anh em có dâng cho thần tất cả tài sản của mình để xin được sống thêm vài ngày, tử thần bất nhân ấy sẽ chẳng buồn nghe lời người anh em van vỉ. Hơn nữa, chắc những người anh em của tôi ai cũng phải nhận, có đúng là người ta càng giàu nỗi lo càng lớn? Có phải những người anh em giàu có cứ canh cánh lo âu canh chừng bọn trộm cướp rình mò? Riêng chuyện tính toán sao giữ cho vẹn tài sản của mình, đã làm người anh em ăn không ngon ngủ không yên. Xin những người anh em hãy nhìn tôi đây, tôi hoàn toàn không có tài sản, tôi chẳng bao giờ được chút tiện nghi, giữa sự thiếu thốn cùng cực này tôi vẫn cảm thấy mình hoàn toàn hạnh phúc.
Nghe khất sĩ thuyêt, nhà vua kéo riêng tể tướng ra bảo:
- Cũng như ta, ông vừa nghe rõ những lời người khất sĩ kia nói. Ta không còn phải đi xa hơn nữa. Ta đã gặp được người ta cần tìm. Người khất sĩ kia chính là một người hài lòng về cuộc sống của mình.
Tể tướng nói:
- Tâu bệ hạ, chúng ta nên tìm cách lân la trò chuyện riêng với khất sĩ ấy. Hãy tìm cách khiến anh ta nói đúng ra tâm sự của mình, có thể thực tế không như điều anh ta vừa nói đâu.
- Ta đồng ý – nhà vua nói – nhưng giả sử trong cuộc nói chuyện riêng, rồi đây anh ta khẳng định hài lòng với mình, thì ông tin lời ta chứ?
- Vâng, tâu bệ hạ - tể tướng đáp – lúc ấy tôi tin, và tôi xin thừa nhận mình đã sai lầm.
Ba người chú ý để mắt theo dõi người khất sĩ. Anh chàng, sau khi nhận được một ít tiền làm phúc của những người đứng nghe, liền ngưng buổi thuyết pháp lui về nhà trọ, tại một nơi ở ngoại ô thành phố. Nhà vua cùng mấy tùy tùng bám sát. Dọc đường, họ bắt chuyện anh chàng, ngỏ lời hỏi khất sĩ có vui lòng giải trí với họ một bữa hay không. Nhìn dáng họ, chàng khất sĩ nhận ra đầy là những thương gia giàu có người nước ngoài, liền đáp không có lời mời nào làm chàng ta vui lòng hơn thế. Khất sĩ dẫn ba người vô ngôi nhà nhỏ ở ngoại ô, thuê chung cùng với hai khất sĩ khác. Hai người kia, vừa nghe nói có người mời đánh chén, cũng tỏ ra hết sức mừng vui. Tể tướng lấy ra mấy đồng xơcanh vàng, đặt vào tay khất sĩ và bảo:
- Anh hãy đi tìm mua những gì cần thiết để anh em ta vui chơi chè chén cả ngày hôm nay.
NGÀY THỨ MỘT TRĂM MƯỜI BẢY.
Anh chàng khất sĩ cầm tiền đi, hai tiếng đồng hồ sau, quay trở lại mang theo nhiều thịt, hoa quả cùng một bong bóng dê lớn chứa đầy rượu ngon. Thế là mọi người sà xuống, ngồi quanh cái bà, bắt đầu đánh chén. Ăn xong là uống. Uống càng nhiều càng bốc. Chuyện trò càng về sau càng rôm rả. Nhất là ba chàng khất sĩ rất vui vẻ, vừa ăn uống vừa cười nói huyên thuyên. Nhà vua bảo riêng với tể tướng:
- Ta nghĩ chúng ta đã gặp những người cần tìm. Thôi, ông hãy nhận mình sai lầm đi.
- Chưa đâu, tâu bệ hạ - tể tướng không chịu – chưa đến lúc ấy đâu. Vẻ bên ngoài dễ đánh lừa chúng ta lắm.
Một khất sĩ nghe hai người nói chuyện, bèn quay sang hỏi:
- Thưa, hai ngài định nói gì?
Nhà vua rút từ trong áo ra một túi đựng đầy xơcanh vàng, đặt vào tay chàng khất sĩ gặp ngoài đường phố, và nói với anh chàng:
- Hỡi các bạn khất sĩ, xin các bạn hãy nhận túi tiền này. Tôi muốn làm quà cho các bạn, với điều kiện các bạn vui lòng cởi mở tâm tình cho chúng tôi nghe. Ngồi trước mặt các bạn đây là ba thương gia liên kết làm ăn với nhau. Một đồng nghiệp của tôi cho rằng trên đời chẳng có ai hạnh phúc. Tôi thì khẳng định ngược lại. Hồi nãy, ở ngoài phố, chúng tôi đã nghe bạn nói, tuy chẳng có mấy tài sản, bạn vẫn cảm thấy mình là con người hoàn toàn hạnh phúc. Xin bạn vui lòng cho biết chúng tôi nên nghĩ thế nào về lời nói trên của bạn. Đối với tôi, làm sáng tỏ điều này là hết sức quan trọng. Bạn sẽ làm cho tôi vô cùng thú vị nếu bạn chịu nói thật tâm tư.
Chàng khất sĩ nhận túi tiền, cám ơn vua Bêrêđin Lôlô và thưa:
- Thưa ngài, bởi ngài đã muốn vậy tôi xin nói thật lòng. Tôi chẳng hạnh phúc chút nào đâu, cũng như hai anh bạn tôi kia. Nếu hồi nãy ngài có nghe tôi khoe khoang mình là con người hạnh phúc tuyệt vời, xin chớ vội nghĩ tôi hài lòng với hoàn cảnh. Tôi nói tôi không màng của cải, ấy là nhằm gợi lòng thương xót của những người đang nghe tôi nói. Cuộc sống của các khất sĩ chúng tôi khốn khổ lắm, chẳng nên nhìn vào bề ngoài của họ để tìm thấy sự yên vui, cái mà mọi người ai cũng khát vọng hoài công vô ích. Tôi, cũng như vị đồng nghiệp của ngài, tôi tin trên đời này chẳng có ai hài lòng về cuộc sống của mình. Không bao giờ thoả mãn tấm lòng khao khát của người đời. Vừa đạt được một ước vọng mình đang ôm ấp, thì lại nảy sinh một ước vọng mới, khiến cho con người chẳng lúc nào được thanh thản.
Tể tướng Atanmuc rất hài lòng nghe chàng khất sĩ nói những lời vừa rồi. Ông mong nhà vua chấp nhận thua cuộc và mau chóng trở về với đất nước của mình. Nhà vua cũng bắt đầu phân vân, có lẽ mình nghĩ không đúng. Sau khi từ biệt các khất sĩ, vua nói với hoàng thân Sêyp-enMuluc và tể tướng:
- Còn buổi chiều hôm nay, chúng ta nên đến cửa hàng bán giải khát fiquaa[1] tìm hiểu nốt.
Trong quán chiều hôm ấy có rất đông khách. Họ là những người hàng ngày theo thói quen vẫn tụ tập nơi đây. Nhà vua, tể tướng và hoàng thân ngồi ghé vào một bàn, ở đấy đã có hai vị khách trông cũng ra dáng người có vai vế nhất định trong xã hội, đang chuyện trò với nhau về những nỗi buồn khó tránh của cuộc đời. Một người nói:
- Không, chừng nào chúng ta còn sống trên đời, thì chớ vội nghĩ trời để cho chúng ta sống thảnh thơi hạnh phúc. Sở dĩ trời không muốn đời chúng ta an nhàn lạc thú, hẳn là để sau này khi chết đi, những người nào vững đức tin sẽ càng cảm thấy được nhiều lạc thú hơn nơi cõi vĩnh hằng, như thánh nhân đã từng dậy.
- Tôi không hoàn toàn đồng ý với anh – người kia nói – Tôi biết, phần đông người đời ai cũng có gặp bất hạnh, nhưng chẳng nhẽ tất cả mọi người đều bất hạnh cả hay sao? Tôi có biết một người đang sống một cuộc đời lạc thú, ngày nào cũng như ngày nào đối với ông ta đều là những ngày vui.
Tể tướng tham gia câu chuyện:
- Ồ, ai là con người hạnh phúc ấy, thưa hai vị? Ông ta ở nơi đâu trên thế giới này?
- Ở thành phố Astrakhan – người vừa nói cho biết – Ông ta là quốc vương hiện đang trị vì ở kinh đô Astrakhan. Tôi không rõ nhà vua ấy còn thiếu gì nữa không, nhưng tôi thừa nhận trên đời chẳng có ai được thanh thản như ông ấy, tôi hằng tin cuộc đời ông chẳng có điều gì khuấy động cảnh yên vui. Tóm lại, một con nó hài lòng về mình. Chẳng thế, mọi người chẳng gọi ông một cách đúng đắn là “Nhà vua không phiền não”.
Mấy lời trao đổi ấy tác động đến tâm trí nhà vua. Vừa ra khỏi quán giải khát, vua nói với tể tướng:
- Chúng ta phải lên đường đến Astrakhan thôi. Ta muốn gặp mặt “Nhà vua không phiền não”.
- Tôi cũng có mong muốn như bệ hạ - Tể tướng đáp – Tôi sẵn sàng theo ngài lên đường.
Thế là ba người cùng quyết định sẽ khởi hành vào sáng sớm ngày hôm sau.
Khi về tới quán trọ, lại nghe có tin một đoàn thương gia người nước Xiêcca hiện đang có mặt tại thành phố Batđa, sắp lên đường về nước trong dăm ngày nữa. Nhà vua quyết định lùi chuyến đi của mình ít hôm, sáp nhập với đoàn lữ hành đông đảo, để được an toàn hơn trên đường đi. Cùng với đoàn thương nhân ấy, ba người đến được nước Xiêcca bình yên vô sự. Họ đi tiếp đến thành phố Astrakhan, nơi quốc vương Hoemô, biệt danh Nhà vua không phiền não, đang đóng đô.
Cũng như lần trước, họ tìm nơi lưu trú tại quán trọ, và vẫn nhận là những nhà buôn kim hoàn. Thấy nơi đây dân chúng ai ai cũng có vẻ hớn hở, khắp kinh thành đâu đâu cũng đang mở hội, nhà vua hỏi người chủ quán trọ, thành phố ta đang có sự kiện gì mà mọi người hội hè đông đúc thế. Chủ quán trả lời:
- Chắc hẳn các ngài chưa đặt chân tới thành phố này bao giờ kể từ ngày quốc vương Hocmô lên ngôi trị vì, cho nên mới đặt ra câu hỏi ấy. chẳng phải nhằm tôn vinh một trận vừa đánh thắng kẻ thù, hoặc để khánh chúc sự kiện trọng đại nào, mới có các cuộc vui chơi ấy. Ngày nào dân chúng kinh thành này cũng hội hè , sinh hoạt như vậy cho phù hợp với tính cách vui vẻ của quốc vuơng. Ngài là người lúc nào cũng thích cười đùa sảng khóai, chẳng thể người ta gọi ngài là Nhà vua không phiền não.
NGÀY THỨ MỘT TRĂM MƯỜI TÁM.
Chủ nhà trọ dứt lời, nhà vua nói riêng với tể tướng:
- Mặc dù ông chủ nhà trọ vừa phác hoạ nên chân dung quốc vương Astrakhan là con người sảng khoái như ông cũng vừa nghe đấy, ta chắc trong lòng ông chưa hẳn tin biệt danh ấy hoàn toàn thích hợp với nhà vua trị vì nước này.
- Đúng vậy, tâu bệ hạ - tể tướng đáp – tôi chẳng dễ gì để cho mình bị lừa phỉnh vì dáng vẻ bên ngoài. Chẳng qua lại như truờng hợp các chàng khất sĩ chúng ta từng gặp ở thành Batđa đó thôi.
- Ta đồng ý, ông không nhầm khi vẫn ngờ vực biệt danh người ta tặng cho vua Hocmô có thể không thật chính xác. Cũng như ông, ta nghĩ làm sao một người gánh trên vai toàn bộ sơn hà xã tắc, lẽ nào không có việc phải lo nghĩ. Dù sao chúng ta cũng sắp rõ sự thật thôi. Ta có ý định ngày mai đi đến triều đình nhà vua ấy, tự giới thiệu, gây được cảm tình của ông, rồi tìm cách để ông cởi mở cho chúng ta thấy tận đáy tâm hồn.
- Tôi rất đồng tình, tâu bệ hạ - tể tướng nói – Nhưng xin bệ hạ vui lòng hứa cho, trong trường hợp quốc vương Astrakhan nói thật với chúng ta ông cũng có nhiều điều phiền não riêng, thì ngài sẽ thôi, không tiếp tục tìm kiếm con người hạnh phúc nữa.
- Ta chấp nhận – vua Bêrêđin nói – Hơn thế, ta còn hứa trong trường hợp ấy, ta sẽ lên đường trở lại kinh thành Đamat ngay tức khắc.
- Nếu vậy chúng ta nên đến triều đình quốc vương Hocmô ngay đi – tể tướng nói – đến gần, chúng ta sẽ cùng chú ý quan sát mọi hành động của nhà vua, chớ nên để lọt ra ngoài mắt nhất cử nhất động của ông ấy.
Quyết định rồi, là thực hiện ngay. Ba người đến hoàng cung. Sau kh qua khỏi một sân rộng đông nghịt lính tráng, họ đến gian phòng đầu tiên, thấy nườm nượp ca sĩ và nhạc công. Từ đấy, sang một gian phòng khác, lại thấy có nhiều người hầu nam và cung nữ, trang phục lịch sự, đang biểu diễn rất khéo léo nhịp nhàng nhiều vũ điệu đặc sắc.
Sau khi đứng xem múa một lúc, nhà vua, tể tướng cùng vị hoàng thân đều muốn rõ có gì trong gian phòng thứ ba. Họ len vào đám đông, đông tới mực họ dường như không rẽ được lối đi mà cứ để cho dòng người xô đẩy tới. Giữa phòng thứ ba này, có kê một chiếc bàn rộng, chung quanh ngồi chừng vài ba mươi thực khách. Đấy là bữa tiệc hàng ngày nhà vua nước Xiêcca chiêu đãi các đại thần trong triều. chẳng khó khăn gì phân biệt quốc vương giữa số người đang ngồi tại bàn tiệc. Ông ngồi ở chỗ danh dự, đầu đội chiếc vương miện bằng bạc khảm nhiều viên hoàng ngọc và hồng ngọc. Đấy là một người trạc ba mươi tuổi, vẻ mặt rất tuấn tú khôi ngô, và luôn luôn tươi cười. Vua đang khích lệ các triều thần hãy uống nhiều rượu vào, và tự vừa cạn chén trước làm gương. Ông lại kể chuyện vui, lại cười sang sảng cùng mọi người. Nhà vua đúng là linh hồn của bữa tiệc.
Xong bữa, nhà vua ấy đứng lên, cùng các triều thần dự tiệc bước sang gian phòng đang có các ca sĩ và nhạc công múa hát. Nhà vua gần như ở hết ngày trong căn phòng ấy, vừa thưởng thức vừa tự mình tham gia đàn ca hát múa. Đến tối, vua Hocmô mời tất cả mọi người lui về, còn mình bước sang phòng dành riêng cho các cung nữ.
Chờ cho các ca sĩ và nhạc công ra về trước, quốc vương Đamat, tể tướng Atanmuc cùng hoàng thân Sêyp-en-Muluc mới ra khỏi hoàng cung cùng một lúc với cơ man là dân thành phố hằng ngày vào cung xem chỉ vì hiếu kỳ.
Về tới nhà trọ, vua Bêrêđin nói:
- Phải nhận quốc vương Astrakhan có vẻ một con người hạnh phúc. Ta không nhìn thấy bất cứ một điều gì cho phép nghi ngờ niềm vui của ông là không thực. Cuối cùng ta đã gặp được một con người hạnh phúc, và điều kỳ lạ hơn cả, đấy lại là một bậc quân vương.
- Về phần mình – hoàng thân Sêyp-en-Muluc nói – tôi có cùng cảm tưởng như bệ hạ. Không có dấu hiệu gì bên ngoài khiến ta suy nghĩ vua Hocmô có điều tâm tư thầm kín nào đấy tiềm ẩn trong lòng. Nếu phán đóan của tôi sai, thì nhà vua ấy quả là một người quá khéo che giấu tâm can.
Lúc này tể tướng mới lên tiếng:
- Hoàng thân đã rõ, che giấu ta6m can là một nghệ thuật chẳng mấy ai lạ ở chốn triều đình. Riêng tôi, xin phép hoàng thượng cho tôi được miễn phán đóan. Có gì bảo đảm cho chúng ta dám chắc lòng nhà vua ấy trong lúc này biết đâu chẳng chôn giấu một phiền muộn sâu xa? Sao không nghĩ rằng bề ngoài cũng vui vẻ như ta nhìn thấy, thì trong tâm tư nhà vua càng đau khổ hơn?
NGÀY THỨ MỘT TRĂM MƯỜI CHÍN.
Ngày hôm sau, quốc vương Đamat, tể tướng Atanmuc và hoàng thân Sêyp-en-Muluc trở lại hoàng cung, mỗi người mang theo một cái hộp đựng đầy ngọc báu. Họ nhờ người vào tâu, có ba thương gia chung vốn buôn ngọc vẫn đi chào bán ngọc ở các triều đình, từ kinh thành Batđa đến muốn xin gặp nhà vua. Vua Hocmô cho mời cả ba vị vào ngay. Ba vị thương gia mở các hộp, đưa trình vua xem những viên kim cương lớn nhất. Nhà vua thích thú xem ngọc, đặc biệt thốt lên khi nhìn thấy một viên to bằng quả trứng chim bồ câu “Ôi, viên ngọc mới đẹp làm sao! Cả đời ta chưa từng nhìn thấy. Dường như thiên nhiên đã bắt tụ hội tại viên ngọc này tất cả màu sắc rực rỡ nhất trên đời. Đâu là nơi sản sinh ra vật lạ này?”
Tể tướng Atanmuc từng làm nghề buôn ngọc, đáp thay cho ba người:
- Tâu bệ hạ, chỉ có ở đảo Xêrendip mới tìm ra được loại kim cương độc đáo như thế này. Chúng tôi đã mua được viên này ở nước ấy. Đúng là trong tất cả các lọai châu báu hiện có ở Xêrendip, duy viên này được mọi người đồng ý cho là quý hiếm nhất.
Thấy vua Hocmô cứ ngắm nghía không chán, vua Bêrêđin nói:
- Tâu bệ hạ, chúng tôi rất mừng thấy có một thứ làm cho ngài hài lòng. Chúng tôi khúm núm khẩn cầu xin bệ hạ cho phép được dâng tặng ngài vật mọn này. Xin bệ hạ vui lòng chấp nhận cho, nếu bị ngài khước từ, chúng tôi sẽ lấy làm tủi thân lắm.
Nhà vua Hocmô đồng ý nhận món quà. Vua ngỏ ý mời ba vị khách lưu lại một thời gian trong kinh đô mình, và mời ba người vào ở luôn trong cung điện của hoàng gia.
Ba người chuyển vào ở tại hoàng cung ngay trong ngày hôm ấy. Quốc vương Hocmô ban cho họ mấy căn nhà đẹp nhất và sai các quan vẫn hầu cận nhà vua đích thân phục dịch họ. Vua Hocmô tin đấy là những thương gia có nhiều dịp đi lại các nước châu Á, nên quyết định đối xử với họ vô cùng trọng hậu, để sau này khi có dịp đến bán ngọc tại các triều đình khác, họ sẽ ca ngợi kinh thành Astrakhan. Ngày nào vua cũng sai ban tặng phẩm cho ba nhà buôn. Khi thì vua đích thân dẫn họ tham gia các cuộc săn bắn, khi thì mời họ dự buổi trình diễn nghệ thuật đặc sắc. Lại có lần vua mở một tiệc lớn chiêu đãi họ, có mặt tất cả các vị đại thần trong triều. Bất kỳ tổ chức lễ lạc gì, vua cũng dặn cho làm huy hoàng hơn bình thường một tí, khiến cho họ đến phải loá mắt ngỡ ngàng trước sự giàu có phồn vinh của nước Xiêcca.
Quốc vương Bêrêđin cũng như tể tướng Atanmuc và hoàng thânSêyp-en-Muluc ít quan tâm đến các vinh dự ấy mà chỉ để ý quan sát, không bỏ qua một động thái nào của nhà vua Hocmô. Ba vị cố chú ý xem có lúc nào quốc vương Hocmo lộ ra đang phải che giấu một nỗi niềm nào đó trong lòng. Nhưng mặc cho họ tốn công dò xét, vẫn chưa thấy có dấu hiệu nào khả nghi. Một hôm vua Bêrêđin nói với tể tướng:
- Ông Atanmuc à, nhìn xem cơ sự này, có lẽ nhà vua nước này đúng là một con người hạnh phúc, dư luận không sai ngoa.
- Vâng, tâu bệ hạ - tể tướng đáp – mọi sự bên ngoài đều khiến ta phải nghĩ nhà vua là người sung sướng. Nhưng vẫn chưa chắc lắm đâu. Chúng ta chưa có dịp quan sát vua vào ban đêm. Biết đâu khi chúng ta tưởng nhà vua đang ngon giấc, thì ông lại trăn trở không yên vì một điều phiền muộn nào đó.
- Nhưng làm sao chúng ta có thể đi sâu vào đời tư mà nhìn tận đáy tim gan người khác? – nhà vua hỏi.
- Theo tôi nghĩ, bệ hạ nên tâm tình với nhà nvua. Ngài nên nói thật mình là ai, tại sao mình đến tận nước Xiêcca này. Thấy ngài thật lòng như vậy, quốc vương Hocmô sẽ tin cậy rồi dốc hết tâm tư với ngài, biết đâu vua sẽ chẳng vén cho ngài thấy một điều bí mật vua vẫn cố che giấu mọi người.
Hoàng thân cũng tán đồng ý kiến của tể tướng. Quốc vương Bêrêđin liền quyết định sẽ nói chuyện với quốc vương Hocmô với cách sao ông này chịu làm sáng tỏ vấn đề. Một hôm, ba nhà buôn kim hoàn đến gặp quốc vương nước Xiêcca xin được nói chuyện riêng. Vua Hocmô chấp nhận. Quốc vương Bêrêđin-Lôlô ngỏ lời nói với ông như sau:
- Tâu bệ hạ, chúng tôi đến cầu xin bệ hạ cho phép chúng tôi từ giã triều đình của ngài. Thời gian chúng tôi định lưu lại kinh thành quý quốc đã quá lâu. Chúng tôi đến cảm tạ ân sủng của ngài và xin ngài vui lòng cho chúng tôi được ra đi.
- Ta không cố ý lưu giữ các ngài nếu các ngài không muốn ở lại đây nữa – vua Hocmô nói – Tuy nhiên, ta thú thật các ngài ra đi vội vàng quá đấy, khiến ta phiền lòng. Trước đây ta vẫn ngờ bà vị sẽ còn ở chơi lâu hơn nữa. Có lẽ kinh thành này không có gì đủ thú vị để giữ chân các ngài chăng?
- Tâu bệ hạ - vua Bêrêđin vội đáp – tôi xin nói có đất trời chứng giám, triều đình của ngài đối với tôi còn nhiều lạc thú hơn, dễ chịu hơn cả kinh đô của chính Đấng thống lĩnh các tín đồ. Hơn nữa, sự đón tiếp nồng hậu của ngài, mọi ân huệ ngài thường xuyên ban cho đủ làm chúng tôi vô cùng cảm kích. Tuy nhiên, có nhiều lý do quan trọng buộc chúng tôi phải trở về tổ quốc của mình. Bởi, tâu bệ hạ, chúng tôi không phải là những nhà buôn ngọc như ngài vẫn tưởng. Tôi cũng là một vụ quân vương như ngài. Tôi đang trị vì xứ Đamat, còn hai vị mà ngài vẫn ngỡ là các vị đồng nghiệp của tôi đây, một là vị tể tướng của tôi, một là vị đại thần tin cậy nhất của tôi.
Quốc vương Astrakhan khá ngạc nhiên về lời nói thật ấy. Vua càng tin chắc hơn khi vua Bêrêđin thuật rõ nguyên nhân do đâu ba người ra đi khỏi kinh thành Đamat. Nghe xong, vua Hocmô cả cười và nói:
- Lạ nhỉ, tâu bệ hạ, vị tể tướng của ngài vẫn quả quyết trên đời không có người nào hoàn toàn hạnh phúc sao?
- Đúng vậy – vua Bêrêđin đáp – và đây chính là điều ông ấy không thể thuyết phục tôi. Qủa thực, tại vương quốc của mình, tôi chưa tìm ra được một người hoàn toàn hài lòng với cuộc sống. Tôi đã tốn công vô ích đi kiếm tìm người tuyệt đối hạnh phúc ở nhiều xứ khác. Tại kinh thành Batđa tôi có gặp mấy người thoạt trông có vẻ hoàn toàn thoải mái với số phận, song thực ra không phải vậy. Tìm kiếm mãi không thấy, tôi định lên đường trở về Đamat thì nghe có người nói, tại kinh đô Astrakhan đang trị vì một bậc quân vương được người đời tặng biệt danh là Nhà vua không phiền não, do tính cách lúc nào cũng tươi cười vui vẻ của người. Vì hiếu kỳ, tôi muốn được nhìn thấy ngài tận mắt, và quả nhiên tôi thấy ngài bước chân đến đâu mang theo niềm vui đến đó. Tâu bệ hạ, tôi muốn cầu xin ngài hãy cho biết, vẻ bên ngoài ấy co phải hoàn toàn khớp sự thật chăng? Có đúng là ngài hoàn toàn lạc thú? Có phải tuyệt không có một nỗi ưu phiền nào khuấy động giấc ngủ thanh thản của ngài?
Quốc vương Hocmô lại phá ra cười trước câu hỏi ấy, và hỏi lại quốc vương Bêrêđin:
- Có thể nào bệ hạ bỏ mặc xã tắc của ngài để ruổi rong khắp thế giới tìm cho ra một con người hoàn toàn hạnh phúc?
- Hoàn toàn đúng như vậy – vua Bêrêđin đáp – vi1 vậy mong bệ hạ cho tôi rõ tâm trạng thật của ngài. Đó là một ân sủng nữa, tôi cầu xin ở ngài, sau bấy nhiêu điều ngài đã làm cho tôi.
- Bởi ngài đã ngỏ lời hỏi tôi một cách nghiêm túc như vậy – vua nước Xiêcca nói – và bởi ngài cho dưới là một điều rất quan trọng muốn làm sáng tỏ, tôi xin trả lời: tể tướng của ngài có lý. Tôi chia xẻ ý kiến đó với ông. Tôi tin trên đời này không thể có một con người hạnh phúc. Về phần mình, tôi không phải là con người hạnh phúc, hay nói thật đúng hơn, tôi tự cho mình là nhà vua đau khổ nhất trên thế gian này. Niềm vui thường xuyên bộc lộ trên khuôn mặt tôi là niềm vui giả tạo. Đấy là hệ quả của một sự nén lòng nặng nhọc nhưng cần thiết không được để cho thần dân của tôi thấy rõ sự phiền não đang đốt cháy tâm can tôi, và do phải luôn luôn kiềm chế, cho tôi càng cảm thấy đau khổ hơn.
Quốc vương xứ Đamat bày tỏ với quốc vương thành Astrakhan mình quả thực vô cùng ngạc nhiên khi biết điều ấy. Ông lại tỏ ra quá hiếu kỳ muốn biết rõ do đâu vua Hocmô phiền muộn, đến mức ông này phải hứa sẽ có dịp cho ông rõ.
Trong thời gian ấy, niềm vui của cuộc sống thường ngày vẫn lan toả khắp kinh thành Astrakhan. Đêm nào dân chúng cũng mở hội hè lễ lượt, hội hè nào cũng đầy phấn khích tươi vui. Như thể nhân dân cả đô thành đua nhau làm cho quốc vương của mình vui vẻ, mỗi người tự cho là một vinh hạnh lớn nếu được vua tán thưởng trò vui mình bày ra. Về phần ông, càng ngày vua Hocmô càng tươi vui sảng khoái hơn, để bày tỏ lòng cảm kích trước dân chúng. Tuy nhiên, cho dù nhà vua vẫn biết cách tự nén lònng và che dấu rất khéo mọi phiền muộn như bao giờ, quốc vương Bêrêđin-Lôlô, tể tướng Atanmuc và hoàng thân Sêyp-en-Muluc, từ sau khi nghe được lời tâm sự, tưởng có thể nhìn thấy hé lộ trên khuôn mặt vua Hocmô điều phiền muộn chôn sâu trong lòng ông. Cả ba người đều náo nức chờ vua nước Xiêcca nói thật lòng mình như đã hứa. Nhà vua ấy quả nhiên thực hiện lời hứa theo cách sau đây.
Một đêm, chờ đến lúc trong hoàng cung hoàn toàn tĩnh lặng, vua sai một hoạn no6 sang mời ba vị khách đến cung riêng dành cho các phụ nữ. Nhà vua không phiền não đã chờ sẵn họ ở phòng đầu tiên. Vua nói với họ:
- Hôm nay tôi thực hiện lời hứa với quý vị. Sau đấy, các vị sẽ phán xét tôi có đúng là nhà vua bất hạnh nhất trên thế gian này hay không.
Nói xong, nhà vua cầm tya vua Bêrêđin đưa ông đi ngang qua hai phòng, đến cửa phòng thứ ba, bảo ông đứng đấy nhìn vào. Qua cánh cửa để ngỏ, vua Bêrêđin nhận thấy một phu nhân rất xinh đẹp đang ngồi trên chiếc sập. Da nàng trắng hơn màu tuyết, đôi mắt nàng sáng tựa hai vầng dương. Nàng có vẻ đang tươi cười chăm chú nghe một cung nữ già kể một câu chuyện gì đấy. vua Hocmô nói:
- Xin ngài hãy nhìn kỹ nàng công chúa đang ngồi trên sập kia. Có bao giờ ngài được nhìn thấy một con người xinh tươi dường ấy? Ngài hãy nói đi, có phải ngay trong cung của ngài cũng không thể có một nàng đẹp hoàn hảo đến thế?
Vua quay sang hỏi tiếp tể tướng và thượng thư:
- Đời hai vị đã bao giờ được nhìn thấy một giai nhân tuyệt thế như vậy chưa?
Chăm chú ngắn nhìn cô công chúa, vua Bêrêđin công nhận nhan sắc của nàng quả có một không hai. Tể tướng Atanmuc tưởng thấy lại qua công chúa ấy nàng Zêlica của mình, còn hoàng thân cũng nghĩ, sắc đẹp công chúa này chẳng thua kém nhan sắc nàng Bêđy-An-Giêman. Quốc vương Astrakhan nói tiếp:
- Chính nàng công chúa khả ái này là nguyên nhân gây nên mọi phiền não cho đời tôi, nàng là nỗi bất hạnh của tôi.
- Có phải công chúa không yêu ngài? Có phải nàng dửng dưng… - Vua Bêrêđin hỏi.
- Không, chẳng phải thế - vua Hocmô vội ngắt lời – Tôi không có gì phàn nàn về điều ấy. Tôi yêu nàng, nàng cũng yêu tôi.
- Vậy tại sao nàng làm cho ngài phiền não? – Vua Bêrêđin lại hỏi.
- Ngài sẽ thấy ngay đây. Xin ba vị hãy đứng yên ngoài cửa và quan sát những gì sắp diễn ra.
Nói xong, vua bước vào phòng, bước đến gần nàng công chúa. Ôi, diệu kỳ làm sao, vua càng tới gần, nét mặt công chúa càng thay đổi. Khuôn mặt nàng da trắng như tuyết với đôi má hồng đào bỗng nhiên đổi màu tái xám chẳng khác nào da xác chết, vẻ tươi vui trên mặt tan biến dần, đôi mắt từ từ khép lại. Nhà vua ngồi lên sập, bên cạnh nàng, đưa đôi mắt vừa yêu đương đắm đuối vừa đau đớn sâu xa nhìn nàng và nói:”Ôi hỡi nàng công chúa của lòng ta, xin hãy mở mắt ra, xin hãy làm ơn mở mắt ra nhìn người chồng khốn khổ của nàng đây”. Công chúa không đáp, cũng không tỏ dấu hiệu có nghe lời vua nói. Có vẻ như nàng đã hoàn toàn bất tỉnh nhân sự.
Vua Hocmô không chịu nổi cảnh tượng ấy kéo dài, ngài đứng lên, ra khỏi phòng. Và cứ theo nhịp bước vua rời xa công chúa, nàng dần dần hồi tỉnh. Đôi mắt tan biến đần nỗi buồn vừa thoạt hiện, càng trở nên long lanh đầy sức sống hơn trước, da mặt nàng lấy lại vẻ đẹp ban đầu, thậm chí nhìn nàng lúc này còn xinh tươi hấp dẫn hơn hồi nãy. Nhà vua, tể tướng và hoàng thân đang chăm chú quan sát hiện tượng ấy, ngạc nhiên không thể nào tả xiết.
NGÀY THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI.
Ba người vẫn dán mắt nhìn nàng công chúa, không sao hết bàng hoàng. Vua Hocmô hỏi:
- Thế nào, giờ đây các ngài đã thấy ở tôi con người hạnh phúc các ngài tìm kiếm chưa?
- Không – quốc vương Bêrêđin đáp – giờ đây ngược lại chúng tôi tin chắc ngài là một bậc quân vương rất bất hạnh, điều kỳ diệu vừa diễn ra khiến chúng tôi không cách nào nghĩ khác. Nhưng tâu bệ hạ, tại sao công chúa bất tỉnh khi ngài bước tới gần, và điều thần kỳ nào làm nàng hồi tỉnh lúc ngài rời xa? Tôi có được phép cầu xin ngài thoả mãn sự hiếu kỳ ấy?
- Tôi không chút ngạc nhiên nghe ngài hỏi vậy – vua Hocmô nói – Tôi chờ đợi câu hỏi ấy. Ngài ngạc nhiên nhìn thấy chuyện vừa rồi, song muốn để ngài tường tận như ngài muốn rõ, tôi phải thuật lại một câu chuyện khá dài. Mà đêm nay đã quá khuya rồi, xin mời ngài đi nghỉ. Sáng mai tôi sẽ kể ngài nghe.
Viên hoạn nô hồi nãy dẫn nhà vua, tể tướng và hoàng thân đến đây, lại đưa họ trở về các phòng riêng của mình.
Đêm hôm ấy, cả ba người không ai chợp mắt. Trước những điều vừa nhìn thấy, mỗi người cố tìm rõ nguyên do, nhưng chỉ là mệt đầu óc mất ngủ của mình thêm mệt mà thôi. Cuối cùng trời cũng sáng. Nhà vua, hoàng thân cùng tể tướng được mời đến phòng riêng của vua Hocmô. Nhà vua thuật lại câu chuyện về đời ông như sau:


Chương 18 (A): CHUYỆN QUỐC VƯƠNG HOCMÔ – BIỆT DANH NHÀ VUA KHÔNG PHIỀN NÃO.-NGÀY 121, 122, 123, 124, 124, 125, 126, 127
Cách đây năm năm, tôi nảy ý muốn đi du lịch. Tôi xin phép phụ vương tôi, hồi ấy người đang tại vì, tôi xin khẩn khoản quá khiến người cuối cùng chấp nhận. Người cho lập một đoàn tuỳ tùng thật đông đảo, vừa để bảo đảm an toàn cho tôi, vừa để tôi xuất hiện tại nước ngoài một cách đàng hoàng, xứng đáng với vai vế của mình. Cha tôi sai mở kho tàng, xuất ra bao nhiêu tiền bạc chuẩn bị cho tôi, lại ban cho vô vàn ngọc ngà châu báu mang theo người. Phụ vương tôi dặn “Một vị hoàng tử bất kỳ đi qua chốn nào, đều phải để lại đấy dấu ấn về sự huy hoàng và lòng hào hiệp của mình. Không thể hành xử như một người dân bình thường được. Ta muốn hoàng tử mỗi lần chi tiêu phải tiêu tiền vàng cả vốc. Dân chúng loá mắt vì tính tình phóng khoáng ấy, sẽ nghĩ hoàng tử có thêm cả những đức tính mà trời không phú cho chàng”.
Vậy là tôi rời kinh thành Astrakhan với một đoàn tuỳ tùng thật sang trọng. Chúng tôi vượt sông Vônga, qua sống Giaich rồi đi ven biển Caspi, đến thành phố Jengikun. Từ dưới chúng tôi đến Giun, rằng đến Caracu, từ đây đoàn đi tiếp sang thành phố Otra. Tôi không quên lời phụ vương tôi dặn. Bất kỳ đến đâu, tôi cũng chi tiêu rất hào phóng. Tóm lại, tôi đáp lại một cách huy hoàng mỗi khi được người khác đón tiếp, tôi thưởng công hết sức trọng thị những việc nhỏ nhặt người ta làm giúp mình. Nhờ tiêu xài như vậy, tôi nổi tiếng là một hoàng tử trăm phần hoàn hảo.
Trong số các triều thần nước Xiêcca phụ vương phái đi theo giúp việc, có một vị làm nhiệm vụ sư phó của tôi, mà tôi đặc biệt quý trọng. Tên ông ấy là Huxêin. Đấy là một người tài cao học rộng, nhưng điều có lẽ đặc biệt àm tôi hết sức thích ông, là ông bao giờ cũng thuận theo mọi ý muốn của tôi. Ông ta không xử sự như một ngài ngự sử lúc nào cũng chỉ xét nét can ngăn. Tôi vừa ngỏ ý muốn, ông đã tận tuỵ chấp hành ngay, thậm chí có khi ông còn đón trước sở thích của tôi để tìm cách làm cho tôi vui lòng, không chờ phải nói ra. Tôi tin cậy ông tới mức không có điều riêng tư nào tôi chẳng tâm sự với ông.
Đến thành phố Otra, một hôm tôi bảo ông:
- Ông Huxêin à, đi du hành theo kiểu vua chúa này, tôi chán ngấy. Tôi chẳng được hưởng những lạc thú mà người dân thường vẫn có nhân những chuyến đi chơi xa. Tôi đành bỏ qua không được xem bao nhiêu thứ, do vướng chân bởi tước vị cao quý nên không có cách sao thoả mãn sự hiếu kỳ. Tôi muốn người ta nhìn tôi như một người dân thường. Tôi muốn đi sâu tìm hiểu những hoàn cảnh khó khăn nhất, được nghe dân chúng nói ra ý nghĩ thật của họ và được nhìn xem cuộc sống thường nhật của người dân. Như vậy không những thích thú hơn, mà nó có thể bổ ích cho tôi trên nhiều mặt.
NGÀY THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI MỐT.
Ông phó sư Huxêin dễ tính hoan nghênh ngay ý kíến của tôi. Ông nói:
- Ý định của ngài thật đáng ngợi khen. Ngài muốn thực hiện nó lúc nào tuỳ ngài. Thưa hoàng tử, ngài chỉ việc để cả đoàn tuỳ tùng của ngài ở lại đây, rồi hai chúng ta sẽ lên đường đến thành phố Carim đơn giản như hai du khách.
Tôi hết súc thú vị tính tình dễ dãi của ông phó sư. Tôi giao cho ông việc chuẩn bị hành trang để lên đường. Việc này cũng khá đơn giản, bởi chúng tôi chỉ cần có hai con ngựa. Chúng tôi lấy vàng bạc cùng ngọc ngà mang theo người, rồi lên ngựa từ giã thành phố Otra. Tôi truyền cho đoàn tuỳ tùng cứ ở yên đấy, chờ chúng tôi quay trở lại. Chúng tôi qua vùng Giaxac, đi sâu vào thảo nguyên Zagatai, rồi đến được thành phố Carim bình yên vô sự. Lúc bấy giờ vua Chit-Axêlan đang trị vì ở đấy, và hiện nay cũng vẫn còn ngự trị ở kinh đô Carim.
Chúng tôi trọ ở một quán dành cho du khách. Mọi người đều coi chúng tôi là những dân du lịch bình thường. Ngày hôm sau, chúng tôi đi xem thành phố, nhận thấy nhà cửa nơi đây đúng là tráng lệ như lời đồn. Thấy một toà nhà kiến trúc kỳ cục, chúng tôi dừng chân ngắm. Nó không giống như các dinh cơ to lớn thông thường, nghĩa là có ngôi nhà to nhất ở chính giữa, chung quanh có những hành lang nối với những nhà phụ nhỏ hơn. Đấy chỉ là một khu đất rộng chung quanh có tường thấp vây kín. Chính giữa, cách nhau từng quãng đều đặn, là các chiếc tháp cao rất hẹp.
Chúng tôi nảy ra ý muốn đi vào bên trong xem cho rõ. Đến gần các tháp, nghe như có tiếng người từ trong ấy vọng ra. Quả không nhầm. Trong các tháp có nhiều đàn ông, có điều chỉ nghe tiếng chứ không nhìn thấy người. Giọng ai cũng cao, người thì hát nghêu ngao, người thì cười sằng sặc. Chắc đây là nơi giữ những người điên, chúng tôi nghĩ. Và chẳng bao lâu những điều được nghe khiến chúng tôi tin mình đoán chẳng sai. Một người điên cất cao giọng ngâm những vần thơ bằng tiếng Ả Rập. Những câu thơ ngợi ca người tình yêu quý, một người tình đẹp đến chim sa cá lặn, hơn cả các nàng tiên nữ trên thiên đàng.
“Hỡi nữ thuỷ thần mà ta yêu quý, hỡi đoá hoa uất kim đẹp nhất trần gian. Miệng nàng ngọt ngào tựa ly rượu. Khi nàng cười, răng nàng là hai hàng ngọc trai. Khi nàng nói, lời nàng là chuỗi ngọc xinh. Mái tóc vàng của nàng là nơi mặt trời ẩn hiện. Bàn tay nàng là cây cọ nhà danh hoạ Mony dùng để trang hoàng cung điện hoàng đế Trung Hoa”.
Anh chàng còn dùng nhiều lời lẽ mặn nồng hơn nữa, nghe biết ngay đầu óc anh ta không được bình thường. Tôi hỏi vị phó sư của mình:
- Ông nghĩ sao về anh chàng ấy, thưa ông Huxêin?
- Đầu óc của anh chàng ấy bị thơ với thẩn làm hỏng mất rồi – Ông đáp.
Chúng tôi nghe anh chàng ấy lập đi lập lại chừng ấy lời ngợi ca người yêu. Chán tai, chúng tôi đến gần một cái tháp khác. Từ tháp này lại nghe giọng hát của một anh chàng không trông thấy mặt:
- “Hỡi giai nhân mà vầng thái dương đã mượn ánh sáng của nàng để soi rọi các cung điện cũng chiếu sáng như mọi túp lều tranh, xin nàng hãy hiểu cho tấm lòng tôi. Ngày nào tôi cũng ngợi ca chút nắng nàng gởi đến soi sáng phòng giam ảm đạm của tôi. Hỡi ôi, nàng là kiến trúc sư, tôi là ngôi nhà đổ nát. Tôi là dòng sông không ngừng tuôn nước vào tình nàng. Nàng chính là ngọn nguồn của cuộc sống. Tôi là con đường dẫn đến ngọn nguồn ấy”.
Một người điên khác, cùng nhốt chung trong cái tháp ấy, lại cất cao giọng hát não nuột, thở than sao người yêu chẳng đoái hoài gì đến mịnh và ước mong thần chết chóng đến kết thúc mối tình bi thương. Ông Huxêin nói với tôi:
- Thưa hoàng tử, ngài có để ý mọi câu thơ và lời hát kia đều hàm ý tình yêu? Tất cả những người trong các tháp đều có vẻ những kẻ thất tình.
NGÀY THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI HAI.
Trong khi vị phó sư trao đổi với tôi như vậy thì một người dân địa phương tình cờ đứng bên cạnh nghe được, nói chen vào:
- Chẳng có gì lạ sao những người ấy ai cũng nói về tình yêu. Bởi ái tình chính là nguyên nhân gây nên nỗi khổ cũng như dẫn tới bệnh điên của họ. – người ấy nói thêm – Hai vị hẳn là những người chưa bao giờ đặt chân đến thành phố Carim này, nên các vị mới không biết tất cả các chàng trai ấy đều đổ bệnh điên sau khi nhìn mặt công chúa con gái đức quốc vương chúng tôi.
Thấy chúng tôi tỏ ý vô cùng kinh ngạc, người ấy nói tiếp:
- Tôi biết tôi đang nói với các vị một chuyện rất khó tin, nhưng không có gì đúng sự thật hơn. Nếu không tin lời tôi, các vị cứ hỏi bất cứ người nào trong thành phố này, người ta đều khẳng định với các vị, nhan sắc nàng công chúa xứ Carim là tác nhân gây nên hệ quả lạ lùng đến những chàng trai bất hạnh ấy.
- Nàng công chúa ấy – người ấy kể tiếp – thỉnh thoảng chơi đánh cầu nơi sân chơi công cộng. Những lúc chơi cầu, nàng không đeo mạng và ai cũng có thể nhìn ngắm nàng. Nhưng khốn cho bất kỳ ai dừng chân ngắm dung nhan nàng, qua ánh mắt công chúa người ấy sẽ si mê ngay, một nỗi si mê vô cùng nguy hiểm. Những người này rồi trở nên trầm uất, và đi đến chết héo chết mòn vì không lấy được người mình yêu, những người khác mất luôn lý trí, trở thành những tên điên thực thụ. Những người phát điên vì nàng công chúa bị nhốt vào các chiếc tháp kia. Quốc vương chúng tôi đã cho xây nên chỉ dùng vào việc ấy. Nhà vua, thật ra không phải con người kém đức hạnh, chẳng hiểu sao không cấm con gái chớ có đưa khuôn mặt không đeo mạng phô ra trước mắt mọi người, hơn nữa dường như vua còn thích thú chơi trò bất nhân ấy, và vui mừng vì mình sinh ra một người con nguy hại đến thế cho cánh nam nhi.
Trong thời gian người ấy đang kể chuyện như trên, chúng tôi nhìn thấy một đámg đông đang ùa theo một tóan lính của nhà vua, dẫn hai chàng trẻ tuổi đi về hướng khu tháp cao. Tôi thốt lên:
- Có lẽ kia là những người điên người ta đưa đến giam vào tháp.
- Đúng đấy – ông ta đáp – hôm nay là ngày công chúa Rêzia Bêgum đi đánh cầu mà.
Người ấy vừa nói xong, tôi đột ngột bỏ đi. Ông Huxêin chạy theo, thấy tôi hấp tấp, ông hỏi hoàng tử đi đâu vội vàng thế. Tôi đáp:
- Đi xem công chúa chơi cầu. Tôi muốn nhìn thấy nàng ấy đẹp tới mức nào. Tôi không tin nhan sắc của nàng nguy hiểm dường ấy.
Nghe nói, vị phó sư của tôi rùng mình. Lần đầu tiên ông lên tiếng can ngăn tôi, ông nói, trên khuôn mặt ông lộ vẻ vô cùng lo lắng:
- Thưa hoàng tử, xin ngài chớ ngả theo mong muốn ấy. Quỷ dữ nào xui khiến ngài như vậy? Sau tất cả những gì chúng ta nhìn thấy, sau bấy nhie6u lời người dân Carim vữa nói cho chúng ta hay, ngài vẫn ngỏ ý mong muốn tai hại là nhìn thấy mặt công chúa Rêzia ư? Tôi van ngài, nhân danh Đấng thiêng liêng nhất đã sáng tạo ra muôn loài, xin ngài chớ nhìn vào đôi mắt cô công chúa ấy. Xin hoàng tử hãy biết sợ rồi đây phải chịu cảnh ngộ chung với những chàng trai khốn khổ mà người ta vừa kể chuyện cho chúng ta nghe.
Tôi không thể ngăn được cười khi nhìn thấy vẻ lo lắng đột ngột xuất hiện trên khuôn mặt vị phó sư của tôi
- Ông quả chẳng phải là một người có lý trí chút nào. Sao ông có thể tin một nỗi lo âu lố bịch như vậy! Vậy ra ông nghĩ chỉ cần nhìn mặt một giai nhân tôi đã có thể trở thành một con người mất trí ư? Ông chẳng lạ gì trong cung phụ vương tôi có nhiều người đẹp cực kỳ, thế mà chẳng có ai có thể đụng đến sợi lông chân của tôi đây. Tôi có lẽ là vị hoàng tử tồi trong số các hoàng tử cùng lứa tuổi, tôi ít xúc cảm về chuyện yêu đương nhất. Trong triều tôi đã nổi tiếng về chuyện ấy, mặc cho kẻ chê người khen. Xin ông chớ nghĩ tôi có thể từ cực đoan này nhảy ngay sang cực đoan khác. Ông chớ lo lắng gì về sự hiếu kỳ của tôi. Ông chúng tôi tin lời tôi hứa, rồi tôi sẽ tha hồ ngắm nhìn nàng công chúa Rêzia Bêgum, cho dù nhan sắc nàng đã tạo nên bấy nhiêu lời đồn thổi.
Vị phó sư của tôi không cãi, nhưng tôi nhận ra mặc cho tôi nói, không thể nào trấn an ông được. Trong lúc ấy tôi chỉ nghĩ đến việc thoả mãn hiếu kỳ của mình. Tôi hỏi người đầu tiên gặp trên đường: “Xin vui lòng chỉ cho biết con đường dẫn tới bãi chơi cầu”. Người tôi hỏi chuyện là một vị tu sĩ. Ông đáp:
- Chàng trai à, nếu anh muốn chơi cầu, hãy lùi sang ngày mai. Hôm nay là ngày công chúa chơi môn giải trí ấy. Anh không nên đến sân cầu hôm nay, ta khuyên anh nên lánh xa chỗ ấy.
- Thưa thầy – tôi đáp – tôi không có ý định tiêu khiển, tôi chỉ muốn nhìn mặt nàng công chúa.
Vị tu sĩ kêu to:
- Ôi hỡi anh chàng khốn khổ! Anh chán sống rồi sao, hay là anh mất hết trí khôn rồi? Vậy ra chưa ai nói cho anh rõ hệ quả tai hại thế nào nếu nhỡ nhìn vào ánh mắt công chúa Rêzia? Nếu anh đã biết, hẳn anh phải là con người to gan lắm, mới không biết sợ dung nhan sát nhân của nàng.
NGÀY THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI BA.
Vị tu sĩ còn nói thêm nhiều điều nữa. Ông cố sức thuyết phục tôi từ bỏ quyết định của mình. Thấy tôi vẫn khăng khăng một mực, ông nổi nóng quát:
- Thôi anh hãy xéo luôn cho, hãy đi đến chỗ chết, bởi anh đã không chịu nghe lời khuyên của ta.
Rời vị tu sĩ đi được một lát, tôi nghe một người cầm loa đi rao to khắp các phố phường “Nhân danh lệnh Đức Vua, xin rao truyền cho bà con thiên hạ mọi người được rõ. Hôm nay công chúa Rêzia đi chơi cầu. Nếu người nào dại dột đưa mắt nhìn công chúa, người ấy sẽ chịu trách nhiệm về căn bệnh sẽ xảy ra cho mình sau này”.
Càng đi đến gần sân cầu, tôi càng để ý thấy mọi người náo động. Nghe ơi ới tiếng những người cha đang gọi con trai về nhà, hoặc tìm cách ngăn không cho các cậu tò mò đến xem mặt nàng công chúa Rêzia. Tôi càng cười cho những sự lo âu thái quá ấy, cũng như nỗi kinh hoàng lại hiện lên trên nét mặt ông Huxêin phó sư của tôi. Đến gần sân chơi cầu, tôi chỉ thấy toàn các ông già lọm khọm. Đã thế, các cụ đều đứng xa sân chơi. Các cụ cũng lo, cho dù lửa trong lòng mình đã lạnh giá như băng, biết đâu nhìn thẳng vào mặt nàng công chúa kia, có khi rồi bị người ta lôi cổ nhốt vào tháp dành cho những người điên. Chung quanh sân chơi cầu chẳng có mấy người xem. Ai cũng tránh không nhìn vào dung nhan xinh đẹp nhất mà tạo hoá đã sẵn đúc nên.
Riêng tôi cứ bạo dạn tiến vào, tôi bỏ ngoài tai lời mấy cụ già tốt bụng đang cất tiếng kêu to cố ngăn tôi lại vì thương hại. Tôi xăm xăm bước tới chỗ nàng công chúa. Nhưng chậm chân mất rồi. Nàng vừa rời khỏi sân chơi. Công chúa đã đeo lại tấm mạng che mặt. Tôi chỉ có thể nhìn thấy nàng từ đàng sau. Vóc dáng nàng trông có vẻ yêu kiều lắm. Nàng cùng hai nô tì tin cẩn nhất bước lên kiệu trở về cung, chung quanh có đội lính tráng đông đảo dẹp đường và theo hầu.
Tôi buồn rầu nói với vị phó sư của mình:
- Tôi thật không may! Giá nhanh chân hơn một chút, tôi đã có thể nhìn thấy mặt công chúa Rêzia rồi.
Ông phó sư không ngăn nổi mừng vui lộ trên mặt:
- Tạ ơn trời đất đã không để cho ngài nhìn thấy công chúa. Mặc dù ngài bảo đảm sẽ dửng dưng khi nhìn thấy nàng, thú thật tôi không làm sao yên tâm được. Tôi rất vui khi hoàng tử đã không phải trải qua cơn thử thách.
- Ông chẳng có gì để vui mừng quá sớm – tôi đáp – bởi cơn thử thách ấy chỉ bị hoãn lại mà thôi. Tôi thề là sau hôm nay, lần đầu tiên công chúa đến đây chơi cầu, tôi sẽ cố nhìn thật kỹ vào, cho dù hôm ấy nàng còn nguy hiểm hơn cả hôm nay.
Tôi sống trong tâm trạng chờ đợi suốt một ngày. Hôm sau, dân chúng toàn thành phố được tin đức vua vừa ban bố, kể từ ngày hôm nay, công chúa Rêzia sẽ không công khai xuấg hiện trước dân chúng để chơi cầu nữa, từ nay trở đi công chúa chẳng bao giờ đến chỗ có đàn ông mà không đeo mạng che mặt, đúng như luật lệ đạo Hồi bắt buộc. Đức vua đã quyết định như vậy sau những lời trách móc, can gián mạnh mẽ của quần thần.
Chiếu chỉ vừa ban bố của nhà vua làm tôi buồn bực bao nhiêu thì vị phó sư của tôi càng vui thích bấy nhiêu. Ông ta không che giấu được sự vui mừng ra mặt:
- Ôi, hoàng tử của tôi. Thế là từ nay ngài thoát khỏi nguy hiểm rồi. Na1ng công chúa từ nay không đưa mặt khi bước ra ngoài cung cấm nữa, nàng không còn cơ hội làm hại đàn ông. Tôi thật lòng ngợi ca trời đất về việc ấy…
- Ông nhầm rồi, ông Huxêin à – tôi bực tức ngắt lời ông – ông chớ vội nghĩ tôi bỏ sự hiếu kỳ của mình. Cho dù rồi đây khó nhìn mặt nàng công chúa Rêzia đấy, nhưng không có nghĩa không thể nào có cách.
NGÀY THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI BỐN.
Tôi tính toán trong đầu nhiều cách, rồi quyết định làm theo cách như sau. Tôi mang theo một số vàng bạc châu báu, tìm đến gặp người làm vườn trong hoàng cung, đặt vào tay ông ta một túi tiền và bảo:
- Bố ơi, xin bố cầm lấy túi tiền này. Bên trong có năm trăm đồng xơcanh vàng. Xin bố hãy cầm tạm, sau này con sẽ đưa bố nhiều món quà đáng giá hơn.
Người làm vườn là một cụ già tốt mã, có người vợ già cũng trạc tuổi. Cụ cầm túi tiền, mỉm cười nói với tôi:
- Chàng trai à, món quà của cậu khá lắm. Nhưng chắc cậu cho già này tiền chẳng để làm gì. Nào, già có thể làm gì giúp cậu được bây giờ?
- Tôi có một lời nhờ cụ. Xin cụ hãy để cho tôi vào trong vườn ngự uyển, và rồi đây có dịp được nhìn thấy nàng công chúa Rêzia trong khuôn viên hoàng cung, chỉ cần nhìn mỗi một lần thôi, bởi từ nay trở đi nàng không được phép ra ngoài cung cấm nữa.
Nghe nói vậy cụ già làm vườn đột ngột trả lại cho tôi túi tiền:
- Hãy đi đi, hỡi chàng trai táo tợn. Anh không nghĩ tới hậu quả điều anh vừa đề nghị với tôi hay sao. Nếu tôi cho anh cải trang mặc áo quần phụ nữ, và cho phép anh có mặt trong vườn này khi công chúa Rêzia đi dạo chơi trong đó, tôi không sợ người ta phát hiện ra sao? Cánh hoạn nô chuyên lo việc theo hầu công chúa rất tinh anh, không điều gì thoát khỏi đôi mắt sắc sảo của họ, thoáng chút gì khác lạ đã khiến họ nghi ngờ ngay. Vậy anh nên nghĩ đến nỗi nguy anh tính lao thân vào và kéo tôi vào với anh.
Lời cụ già làm vườn chẳng làm cho tôi nản chí. Tôi đưa trở lại túi tiền vào tay cụ và nói tiếp:
- Bố ơi, xin bố chớ từ chối giúp đỡ con. Con là một người nước ngoài mới đến, chẳng có ai ở đây là bà con thân thích hay bạn bè. Con cực kỳ mong ước được nhìn mặt nàng công chúa ấy. Con chỉ còn biết trông mong vào sự giúp đỡ của bố mà thôi. Bố khước từ không giúp, thì con đến chết mất vì buồn phiền.
Bà vợ người làm vườn đem lòng thương hại tôi, nói giúp vào, cả hai chúng tôi cùng năn nỉ. Ông già làm vườn có vẻ thuận tình. Nhưng trong lúc chúng tôi năn nỉ, cụ lại có vẻ mơ màng suy nghĩ. Tưởng cụ còn do dự, tôi vội dúi thêm mấy viên kim cương nữa vào tay, để cụ không xiêu lòng. Cụ nói:
- Chàng trai à, không cần đưa thêm mấy viên ngọc này làm chi. Vừa trông thấy anh già đã có cảm tình. Hồi nãy già chưa đáp là còn mải suy nghĩ xem có cách gì giúp anh mà không để xảy ra nguy hiểm cho anh cũng như cho bản thân già.
Tôi vội ôm hôn cụ già, và nài nỉ cụ vừa nghĩ ra kế gì, xin nói cho biết ngay, chớ để tôi phải nóng lòng chờ đợi lâu hơn. Cụ nói:
- Cậu phải bỏ bộ áo quần đang mặc trên người kia đi. Cậu hãy mặc cho giản dị đơn sơ vào. Tôi sẽ làm cho cậu giống hệt như một chú giúp việc làm vườn. Mái tóc vàng của cậu có thể làm cho cánh hoạn nô để ý và nghi ngờ. Bà nhà tôi và tôi sẽ cho cậu đeo một cái bong bóng để che tóc đi, rồi chúng tôi sẽ kiếm cách bôi lem nhem lên đấy như thể cậu mắc bệnh chốc đầu. Như vậy là tốt lắm, bởi trông cậu càng xấu càng ít bị người ta để ý. Chắc cậu không hài lòng khi tôi bảo cậu cải trang nhảm nhí như vậy. Tuy nhiên hẳn cậu không lấy chuyện ấy làm điều nếu cậu thực lòng tha thiết muốn thực hiện ý đồ của mình, mà như lời cậu nói, ý đồ ấy chỉ là được một lần nhìn thấy mặt công chúa con gái đức vua. Dĩ nhiên, nếu cậu muốn công chúa thích, thì hình thức và trang điểm bên ngoài của cậu phải theo cách khác cơ, có thể mới có cái để mà hy vọng.
NGÀY THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI LĂM.
Tôi đồng ý sáng kiến của cụ làm vườn. Tôi để yên cho hai vợ chồng cụ hoá trang tôi thành một chú giúp việc trong vườn. Các cụ lấy một cái bong bóng chụp lên đầu tôi che mái tóc, rồi bôi gì lên đấy cho thật xấu xí để các tiểu thư ý nhị nhất cũng chẳng thấy ngại ngùng khi nhìn thẳng vào mặt tôi. Trong khi hai vợ chồng làm gần xong công việc hoá trang, vị phó sư của tôi vẫn đứng chờ bên ngoài, sốt ruột chẳng hiểu tôi làm gì lâu la trong vườn đến thế, bèn bước vào tìm. Ông nhìn tôi, cho dù đã cải trang ông vẫn nhận ra, và rất lấy làm lạ tại sao tự dưng tôi biến thành một chú phụ việc bẩn thỉu như thế này.
Tôi không nén khỏi phì cười khi nhìn vẻ mặt thảng thốt của ông, làm cho ông cũng phá ra cười theo. Bộ áo quần giản dị, cái bong bóng chụp lên đầu làm cho tôi giống hệt một anh bị bệnh chốc đầu, chừng ấy đủ làm cho chúng tôi cười sảng khoái. Riêng cụ già làm vườn vẫn tỏ vẻ nghiêm trang, thậm chí còn thoáng chút lo lắng. Cụ hỏi tôi có đáng tin ông vừa đến này là người kín mồm kín miệng hay không. Để cụ yên tâm, tôi khẳng định có, và còn nói thêm đấy là ông anh trai của tôi. Cụ già nói:
- Thế là được, tôi hài lòng. Bây giờ có việc đưa cậu vào bên trong vườn ngự uyển. Còn ông anh trai cậu, bảo anh ta cứ về, thỉnh thoảng đến đây, tôi sẽ cho rõ tin tức về cậu.
Vị phó sư của tôi ra về. Lát sau, cụ già làm vườn cho tôi đi theo vào trong vườn của hoàng cung. Cụ trao vào tay tôi một cái thuổng, dạy tôi cách cầm thuổng, rồi chỉ cho tôi biết nên làm những việc gì. Trong khi tôi tập làm việc, một vài viên hoạn quan đi qua bên cạnh. Nhìn thấy tôi, ai cũng cho đây là một cậu bé đang bị bệnh lở lói trên đầu. Họ nói với nhau “Đấy, chúng ta cần những người giúp việc trong vườn đại loại giống như chú này”. Nói xong, họ đi tiếp, khiến tôi rất hài lòng vì đã không gây nên chút ngờ vực nào.
Đến cuối ngày làm việc, cụ già làm vườn nghĩ đến lúc này chắc tôi đã thấm mệt, bảo tôi ngừng tay rồi đưa đến gần một cái bể xây bằng đá cẩm thạch chứa đầy nước trong veo. Ở đấy, có một tấm da trải trên bãi cỏ, bày sẵn các món rượu thịt. Lại thấy cả một cái bình đựng rượu nho và một cây đàn nguyệt.
Hai chúng tôi ngồi lên tấm da, ăn uống ngon lành. Ăn xong, mới đụng đến cái bình. Uống gần cạn, cụ già chắc vì có hơn men nên tỏ ra sảng khoái hơn, cụ cầm chiếc đàn và bắt đầu chơi.
Tôi đã học chơi đàn từ nhỏ, quá thành thạo để đánh giá cao tài nghệ của cụ già làm vườn. Nhưng nhìn thấy cụ đánh đàn chỉ để mua vui cho chính mình thôi mà chơi say sưa quá, tôi không thể không ngỏ lời khen ngợi hay lắm, hay lắm. Cụ có vẻ thú vị về lời khen của tôi, liền trao cây đàn vào tay và bảo tôi đánh đi “Con trai à, con cũng nên chơi đàn một chút, xem thử con có làm nên trò vẻ gì với thứ đàn này không”
Chẳng cần để cụ giục giã nhiều hơn, tôi đón cây đàn, tấu mấy điệu nhạc cổ hay tài hoa nhất của đại tác giả Abđenmumen, lại còn hứng chí vừa đàn vừa hát. Cụ làm vườn thích lắm, cũng ngợi khen nồng nhiệt như tôi vừa khen cụ, làm cho tôi không khỏi xúc động ít nhiều, cho dù biết chắc mình chơi hay hơn hẳn cụ già.
NGÀY THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI SÁU.
Tôi tưởng lúc này chỉ có mỗi một khán giả đồng thời là người ngợi khen duy nhất là cụ già làm vườn. Không ngờ lúc ấy, quan tể tướng tình cờ đi dạo trong vườn, nghe giọng tôi hát cùng tiếng nhạc dặt dìu, lặng lẽ tiến gần. Ông đứng lắng nghe. Khi tôi ngừng đàn, ông xuất hiện và bắt chuyện. Trông thấy ông, tôi đứng lên và kính cẩn đi ra xa. Ông bảo:
- Chú kia, hãy đứng lại, tại sao chú tránh mặt ta?
- Bẩm thưa ông, tôi không dám ở lại vì tự thấy mình không được phép được trước mặt các vị quyền quý như ngài.
- Không sao, chú bé ạ, chú cho ta biết chú là ai – tể tướng hỏi.
Tôi chưa đáp ngay, vì không biết nên trả lời thế nào, thì cụ làm vườn đã nói đỡ:
- Bẩm ngài, nó là chú bé con giúp việc cho già, chú làm vườn khá lắm, và già lấy làm may kiếm được một người như chú ấy để đỡ đần.
Tể tướng bảo tôi hát thêm vài bài nữa. Tôi vừa hát vừa đệm đàn thật điệu nghệ khiến vị đại thần có vẻ rất thú vị. Ông thốt lên:
- Tất cả các nhạc công của đức vua ta cộng lại cũng không bằng chàng trai này.
Nói xong ông tiến đến gần tôi hơn, chăm chú nhìn lên đầu rồi hỏi:
- Nhưng đầu chú mày làm sao thế, hình như chú mày bị bệnh chốc đầu?
- Bẩm ngài, thật đáng tiếc – cụ già làm vườn lại nói đỡ - đúng là chú bé khốn khổ này mắc phải bệnh chốc đầu.
- Thật đáng tiếc – tể tướng nói – không bị chứng bệnh hay lây lan và khó coi ấy, ta có thể cho chú mày ra khỏi địa vị tối tăm. Ta muốn có chú bên cạnh để thỉnh thoảng giải trí cho ta. Ta có thể làm cho chú trở thành giàu có, đáng tiếc là chú bị chốc đầu.
Nói xong tể tướng bỏ đi. Sáng hôm sau, vào buổi chầu, ông tâu với nhà vua:
- Tâu bệ hạ, ngài chưa rõ trong vườn bệ hạ có cả một kho báu.
Và tể tướng kể cho nhà vua nghe câu chuyện xảy ra chiều hôm trước. Nghe trình, nhà vua ngỏ ý tự mình cũng muốn nghe tôi chơi nhạc và hat. Vua nói:
- Chiều hôm nay ta sẽ ra vườn ngự uyển xem chú chốc đầu ấy đàn hát. Hãy truyền cho các nhạc công trong nội phủ được biết để chuẩn bị một buổi hoà nhạc ngoài vườn. Nhớ sai mang bày sẵn thức ăn nhẹ ở vườn luôn.
Lệnh vua đã truyền, ngay lập tức nhiều tấm thảm đẹp được mang đến trải xuống chỗ hôm qua cụ già làm vườn và tôi cùng ngồi. Các quan lo việc ngự thiện còn đẩy ra vườn mấy cái tủ rượu để nhiều bình chứa toàn rượu ngon. Trong khi đó dưới hai chiếc lọng xanh, người ta bày ra đủ món thịt thà, hoa quả. Mọi việc vừa xong, thì nhà vua từ trong cung bước ra vườn, theo sau có tể tướng cùng một số vị triều thần.
Vua vừa an toạ, và cho phép những người cùng đi được ngồi lên các tấm thảm, thì tôi đeo từ thắt lưng trở xuống một tấm khăn trắng và mang đến trước mặt vua một lẵng chứa đầy hoa tươi. Tôi đặt lẵng hoa dưới chân nhà vua và kính cẩn lui ra. Tôi để ý thấy vua chăm chú nhìn theo, và nhất là quan sát cái bong bóng xấu xí trên đầu tôi. Chẳng khó khăn gì vua không đóan ra tôi chính là nhân vật tể tướng đã nói đến. Vua phán:
- Này anh chốc đầu, anh làm công việc gì ở đây?
Ông cụ làm vườn, chủ nhân của tôi, đáp lời hộ, nói đấy là chú giúp việc của mình, chú ấy giỏi công việc vườn tược lắm. Cụ già nói với nhà vua một cách tự tin như thể cụ đang nói lên sự thật.
NGÀY THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI BẢY.
Đức vua vẫn nhìn tôi chằm chằm. Vua hỏi ông già làm vườn:
- Có đúng là chú giúp việc của lão chơi đàn nguyệt khá lắm, và lại còn hát hay nữa?
- Tâu bệ hạ đúng vậy – người làm vườn nói – giọng ca của chú ta khá mùi mẫn. Nghe chú hát, người ta chỉ nhớ giọng hát mà quên luôn người ngợm của chú.
- Ta muốn nghe qua – vua nói – Thử xem tài nghệ của chú mày đến đâu.
Cùng theo hầu nhà vua hôm ấy có một số chú hề. một tên hẳn nghĩ nhà vua nói vậy để chế giễu tôi, liền bước tới nắm tay tôi, như thể mời cùng nhảy múa làm trò với hắn. Hẳn anh chàng nghĩ tôi sẽ múa may lộn xộn, cộng thêm bộ dạng kỳ dị của tôi nữa, hắn sẽ làm cho mọi người được một mẻ cười khóai trá. Nhưng hắn đã nhầm. Tôi đưa cánh tay rắn chắc túm vai hắn ta, lắc cho mấy cái thật mạnh làm hắn lảo đảo. Mọi người phá ra cười, nhưng không phải cười tôi mà cười chính anh hề ấy. Tiếp đấy, tôi tỏ cho mọi người thấy tôi nhảy múa đẹp hơn rất nhiều, không như hắn ngờ đâu. Nhà vua và tất cả mọi người có mặt ở đấy đều nồng nhiệt vỗ tay tán thưởng.
Người ta chú ý đến tôi hẳn cũng tại tiếng đồn về người ngợm bên ngoài của tôi chẳng ra sao. Ai cũng lấy làm ngạc nhiên tại sao một anh chàng ai cũng nghĩ là khốn khổ khốn nạn, lại biết vũ đạo tài hoa đến thế. Chẳng hiểu sao, có người nào đó trao vào tay tôi đôi phách bằng ngà voi. Tôi vừa nhảy múa vừa nhịp phách, khéo léo nhịp nhàng uyển chuyển đến mức mọi người đều công nhận chưa từng gặp một vũ công nào điêu luyện đến vậy biểu diễn ở triều đình nước Carim này.
Sau khi nhảy múa hồi lâu, tôi cầm cây đàn nguyệt của cụ già làm vườn và bắt đầu vừa đàn vừa hát, còn hay hơn cả ngày hôm trước, khi tôi diễn cho tể tướng xem. Tôi để ý vị đại thần càng về sau càng tỏ ra hài lòng, khi ông nhìn thấy trong ánh mắt của nhà vua sự thích thú rõ rệt. Người ta lại đưa đến cho tôi một cây đàn hạc, một cây đàn tì bà, một cây đàn thất huyền và một chiếc sáo trúc. Tôi lần lượt chơi bốn loại nhạc cụ ấy, đều khéo léo khiến nhà vua càng lấy làm thích thú.
Vua ra lệnh ban thưởng cho tôi một ngàn đồng xơ canh vàng. Người ta mang túi tiền đến trước mặt tôi. Tôi mở ngay cái túi ra, lấy tiền vàng trong ấy chia cho nhạc công và ca sĩ có mặt. Tất cả mọi người đều ngạc nhiên về cử chỉ ấy. Mọi người xì xào: “Anh chàng này có tâm hồn cao thượng. An hta muốn bắt chước các vị quân vương. Thật đáng tiếc là anh ta bị chốc đầu”.
Nhà vua cũng ngạc nhiên không kém những người khác hỏi tôi tại sao không giữ riêng cho mình món tiền thưởng. Tôi đáp, tôi chẳng nên có những của cải từng được vinh hạnh thuộc sở hữu của hoàng thượng, vì tôi đã quá vinh hạnh được làm việc trong vườn ngự uyển hầu ngài rồi. Vua hài lòng về câu trả lời. Mọi người lại vỗ tay tán thưởng.
Tiếp đó nhà vua truyền mang thức ăn đến. Vua cùng các triều thần dùng thức ăn nhẹ và uống rượu. Sau đấy, là hoà nhạc. Hôm ấy cũng có nhiều giọng hát khá hay. Nhưng có lẽ nhà vua quá có ấn tượng về giọng hát của tôi nên xem chừng nghe không chăm chú lắm, như thể đang nghe những người hát tầm thường sau khi vừa thưởng thức xong một giọng ca tuyệt diệu.

Chương 18 (B): NGÀY 128, 129, 130, 131, 132, 133, 134, 135.

NGÀY THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI TÁM.
Buổi hoà nhạc kết thúc, vua và các triều thần ra về. Người ta mang các tấm thảm đi, các tấm lọng cũng bi dỡ đi hết. Những người phục vụ cũng ra đi nốt. Chỉ còn lại cụ già làm vườn và tôi. Cụ nói:
- Hôm nay anh trao tặng vật cho tôi, tôi đã nghĩ anh không phải thuộc hạng người bình thường. Cách anh xử sự với món tiền thưởng của nhà vua hôm nay càng làm cho tôi vững tin thêm điều tôi suy nghĩ. Những người bình thường không ai có thể xử sự như anh.
Mặc dù cụ già dường như gợi ý để cho tôi nói rõ mình là ai, tôi vẫn cho giãi bày tâm tình lúc này chưa phải lúc. Tôi chỉ nói, quả là gia cảnh của tôi cũng khấm khá, rồi chuyển sang nói chuyện khác. Tôi nói với cụ tôi rất nóng lòng muốn được nhìn tận mắt nàng công chúa nước Carim. Cụ đáp:
- Lạ nhỉ. Ta khá ngạc nhiên sao anh chưa được gặp. Ngày nào công chúa chẳng cùng với các cung nữ của mình dạo chơi trong vườn này. Nhưng than ôi! – cụ làm vườn nói thêm – rồi anh sẽ được nhìn thấy mặt công chúa thôi, và rồi ta sẽ hối tiếc sao lại dễ chiều lòng anh như vậy.
Lời cụ già tốt bụng không làm cho tôi sợ hãi, ngược lại càng kích thích thêm mong ước.
Ngày hôm sau nữa, tức là ngày thú ba, sau khi làm việc được hồi lâu, tôi ngồi nghỉ bên gốc cây hoa hồng. Tôi vừa chơi đàn tì bà vừa trầm ngâm tư tưởng, chợt một phu nhân mặt đeo mạng đột ngột xuất hiện trước mặt tôi, và bảo:
- Chàng trai trẻ kia, hãy để cây đàn của anh lại đó. Hãy đi hái hoa ngay để dâng cho công chúa. Công chúa đang dạo chơi trong vườn. Đáng ra việc đó anh phải làm xong rồi chứ? Người ta không nói cho anh rõ bổn phận của anh sao? Anh giúp việc làm vườn như vậy hả?
Tôi vội cúi hôn mặt đất, thưa với phu nhân quả thật tôi chưa được rõ công chúa hiện đang dạo trong vườn, hơn nữa, cho dù có biết tôi cũng không dám mang bộ mặt này ra mắt công chúa.
Phu nhân ấy phá ra cười:
- Hoá ra anh mới bị một chút chốc đầu mà đã không dám ra mắt người khác? Ta chẳng thấy xấu hổ chút nào khi lưu giữ anh lại, và lát nữa ta sẽ đưa anh đến ra mắt công chúa. Nàng, cũng như mọi cung nữ đều biết anh chốc đầu, mọi người đều biết như vậy, nhưng anh chẳng phải sợ làm họ kinh tởm đâu, ngược lại, họ sẽ thú vị đấy. Nhiều người khen ngợi tài năng của anh lắm. Vậy anh hãy mau mau đi hái hoa tươi, ta tin chắc công chúa Rêzia, mà ta vinh dự là quản mẫu của nàng, sẽ tiếp đón anh tử tế.
Tôi chẳng mong gì hơn điều bà quản mẫu vừa bảo. Tôi vội chạy về nhà cụ làm vườn, lấy một chiếc lẵng rồi mau chóng hái đầy hoa tươi. Sau đấy tôi để bà quản mẫu dẫn đến một ngôi nhà có mái vòm cao xây chính giữa vườn. Cũng như ngày hôm trước, tôi buộc một tấm vải trắng vào nửa dưới người, và hai tay nâng lẵng hoa tươi bước vào.
Công chúa đang ngồi trong một phòng khách tráng lệ, trên một chiếc ngai vàng, chung quanh có chừng hai, ba chục cung nữ người nào cũng xinh đẹp như người nào. Dường như người ta khéo lựa chọn để tạo nên một triều đình riêng xứng đáng với công chúa Rêzia. Quả thật những tiên nữ mà người ta vẫn hứa hẹn với những tín đồ Hồi giáo ngoan đạo nên cố giữ vững đức tin để rồi sau này lên thiên đường sẽ được gặp, chắc cũng chẳng thể nào xinh hơn các cô gái ở đây. Đặc biệt công chúa xinh đẹp quá mức tưởng tượng, nàng chói ngời giữa tất cả các cung nhân xinh đẹp kia, khiến tôi đứng ngây người như phỗng, mắt chăm chăm dán vào nàng, mồm thì há hốc.
NGÀY THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI CHÍN.
Vẻ bối rối và sự kinh ngạc của tôi, mọi người chẳng khó khăn gì không hiểu nguyên do đâu, khiến tất cả đều phá ra cười vui vẻ. Bọn cung nhân cứ ngặt nga ngặt nghẽo tin chắc sắc đẹp của công chúa họ đã hút hết thần của tôi rồi. Họ nghĩ vậy không phải không căn cứ. Tôi không làm chủ được bản thân nữa, người cứ như ngẩn ngơ, quẫn trí, thậm chí có thể làm cho người khác nhìn vào tưởng tôi đã hóa điên mất. Mà quả thật, lúc này tôi gần như con người không có trí khôn. Bà quản mẫu, người dẫn tôi đến đây nhắc:
- Hãy tiến lên nào, sao anh cứ đứng ngây như phỗng vậy, Hãy đưa hoa dâng công chúa đi.
Lời của bà làm tôi hoàn hồn một lát. Tôi tiến đến gần ngai, đặt lẵng hoa ở bậc cấp đầu, rồi tôi phủ phục, mặt úp sát xuống đất, cho đến khi nghe nàng công chúa bảo:
- Hãy đứng lên, chàng trai, hãy để chúng ta được nhìn rõ mặt anh với nào.
Tôi vâng lời nàng. Thế là tất cả đám đàn bà con gái có mặt ở đấy đều nhìn thấy cái đầu trọc nhem nhuốc của tôi hay đúng hơn là cái bong bóng phủ kín mái toc, cho dù đã biết trước họ đều phá ra cười sằng sặc, vẫn làm tôi mất luôn chút ít tự tin mà bà quản mẫu vừa đưa lại cho khi ngỏ lời nhắc tôi dâng hoa. Và tất cả mọi người cứ thế cười ngặt nghẽo không thôi.
Khi mọi người cười chán chê, công chúa sai người đưa cho tôi cây đàn tì bà, rồi truyền lệnh cho tôi hãy vừa hát vừa đàn:
- Hôm qua anh đã làm phụ vương ta thích thú. Ta không sao tin anh có thể vừa hát vừa đàn tì bà tuyệt diệu như lời người nói.
Thế là tôi so dây, rồi vừa tự đệm đàn vừa cất tiếng hát một điệu uzzal[1] mấy vần thơ Ba Tư cổ “Ôi, thế là thôi, cái chết của anh không sao tránh khỏi được nữa rồi! Anh sẽ chết sau khi anh nhìn thấy nét tiên sa. Anh sẽ chết vì đớn đau nếu không được nàng đoái tưởng! Anh vẫn sẽ bỏ mình vì quá hạnh phúc nếu được nàng đoái thương”.
Chẳng khó khăn gì không hiểu ý tứ bài ca tôi vừa hát, và đáng ra lại có thêm một dịp nữa để mọi người cất tiếng cười chế nhạo, nhưng lần này không ai cười. Thay vì cười nhạo là những tràng vỗ tay khen ngợi. Đúng ra vì công chúa là người vỗ tay đầu tiên, cho nên thật khó hiểu ý nghĩa thật tràng vỗ tay của mọi người vừa rồi dành cho ai. Nhưng, một cung nữ khác đã nhấc chiếc đàn tì bà ra khỏi tay tôi, đặt vào đấy một chiếc trống con, rồi lần lượt tiếp theo là cây sáo trúc, chiếc đàn hạc, cây thất huyền cầm. Tôi đều biểu diễn xuất sắc các nhạc cụ ấy khiến mọi người lại nồng nhiệt vỗ tay khen ngợi.
Lúc này công chúa lại nói:
- Chưa hết đâu, anh bạn à, ta còn nghe nói anh nhảy điêu luyện lắm, ta muốn xem thực hư ra sao.
Tôi bảo đưa cho tôi đôi phách, tôi lại biểu diễn đúng vũ khúc đã trình bày chiều hôm trước, và cũng chẳng đến nỗi kém. Tất cả các cung nữ lại ngợi khen “Anh chàng nhảy có duyên đấy chứ” – một người nói. Người khác “Giọng anh chàng nghe mượt mà lắm. Giá mà không bị bệnh chốc đầu, anh chàng có thể trở thành một ca sĩ có hạng”.
Trong khi các cung nữ luận bàn và khen ngợi tôi đủ thứ, nàng công chúa Rêzia vẫn chăm chăm nhìn tôi, lặng yên không thốt một lời. Rồi đột nhiên phá tan im lặng, nàng bước xuống ngai lui về cung riêng, miệng nói “Đáng tiếc, thật đáng tiếc anh ta bị chốc đầu”.
Nàng vừa nói xong, bọn cung nữ bao giờ cũng hùa theo chủ, vừa lần lượt đi theo nàng, vừa đồng thanh nói vang cả gian phòng “Thật đáng tiếc, thật rất đáng tiếc là anh ta lại bị bệnh chốc đầu”.
NGÀY THỨ MỘTTRĂM BA MƯƠI.
Tôi chẳng ở lâu trong gian phòng sang trọng sau khi mọi người lui ra. Tôi trở về ngôi nhà nhỏ của cụ làm vườn, và gặp ở đây vị phó sư của mình vừa đến hỏi thăm tin tức. Tôi nói:
- Ái chà, tôi vừa nhìn thấy công chúa.
Vị phó sư cũng như cụ già làm vườn đều tái mặt. Cả hai cùng chăm chăm giương mắt nhìn sát vào mặt tôi. Họ lo nhìn thấy trên mặt có cái gì đó đáng sợ. Tuy nhiên, nếu những anh chàng từng đam mê nàng công chúa ấy phải mang nhốt vào các tháp kín, thì tôi cũng xứng đáng được có một chỗ ngồi trong tháp ấy.
Tiếp đó tôi thuật lại cho hai người nghe tất cả những gì diễn ra trong phòng khách của công chúa vừa rồi. Tôi nói thêm tôi muốn ở lại lâu hơn nữa trong vườn ngự uyển dưới dạng cải trang này, để cố làm vui lòng công chúa Rêzia. Vị phó sư cũng như cụ già làm vườn đều tìm hết cách thuyết phục tôi nên bỏ ý định ấy đi. Nhưng tôi cấm vị phó sư không được nói gì thêm nữa, và tôi lại dùng quà cáp làm xiêu dạ cụ làm vườn, để cụ cho tôi tiếp tục đóng vai chú hài đồng giúp việc cuốc xới.
Ngày hôm sau, vào buổi chiều, tôi muốn nghỉ. Tôi đến cạnh một hồ nước, bờ hồ có phủ cỏ non và chung quanh hồ có nhiều cây to toả bóng mát. Tôi biết thỉnh thoảng công chúa vẫn ra tắm trong hồ nước này. Điều ấy cũng đáng khuấy động trí tưởng tượng của một chàng trai si tình lắm chứ. Trong đầu óc tôi hình dung trăm thứ dịu dàng một chàng trai đam mê có thể nghĩ ra. Nhìn xuống nước tôi chợt nhìn thấy hình ảnh mình phản chiếu trong ấy. Đã không thú vị, tôi còn thở dài buồn bã sao tự mình biến mình ra con người gớm ghiếc như thế này. Tôi thốt lên:
- Số phận trớ trêu sao, sai lại bắt tôi xuất hiện trước mắt nàng công chúa yêu kiều mà tôi say đắm với hình dạng thế này! Với bộ mặt kinh tởm này làm sao hy vọng gợi nên tình cảm tốt đẹp trong lòng nàng? Kỳ cục quá! – tôi vừa nói vừa lột chiếc bong bóng bịt đầu – giá ta được giữ nguyên dạng như trời sinh ra để xuất hiện trước mắt công chúa Rêzia, thì nếu không gây được cảm tình, ít ra cũng không làm cho nàng ghê tởm.
Than thở cho số phận mình một lúc, tôi lại trùm cái mũ giả ấy lên đầu. Hai tay tôi đang điều chỉnh sửa sang cho ngay ngắn bỗng xuất hiện một phụ nữ đến gần. Bà cất mạng che mặt, tôi nhận ra đấy là bà quản mẫu của công chúa. Bà nói với tôi:
- Anh chàng chốc đầu kia, ta tìm anh để nói cho anh biết anh còn hạnh phúc hơn một con người lành lặn nhiều. Mặc cho anh có cái đầu như thế, công chúa chủ của ta vẫn thích anh. Công chúa muốn tối nay ta lại đưa anh vào phòng riêng của nàng. Công chúa muốn nghe anh hát, xem anh múa nữa. Vậy tối hôm nay anh phải có mặt ở chỗ này, nhớ đấy nhé.
Bà quản mẫu chẳng cần phải nhắc tôi đến đúng giờ. Tôi chạy vội về gặp cụ làm vườn già, dĩ nhiên không với mục đích nói cho cụ hay vận may đang chờ đợi tôi, mà bảo cụ chớ có lo lắng gì cho tôi nếu đêm nay nhỡ tôi không về nhà. Tiếp đó tôi trở lại nằm dài trên thảm cỏ, nơi bà quản mẫu bảo tôi chờ.
Dĩ nhiên tôi vô cùng sốt ruột đợi cái giờ phút ấy đến. Cuối cùng một viên hoạn nô cũng xuất hiện, bảo tôi đi theo. Y đưa tôi vào nội cung qua một cánh cửa bí mật mà y cầm chìa khóa, rồi đưa thẳng vào phòng nàng Rêzia.
NGÀY THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI MỐT.
Nàng công chúa ấy đang nằm dài trên chiếc sập, trong khi các người hầu xúm xít trên tấm thảm trải dưới đất, đang kể cho nàng nghe đủ thứ chuyện để mua vui. Mọi người vừa nhìn thấy tôi, đều đứng lên kêu to:
- Anh chàng chốc đầu kia rồi. Anh sẽ tiêu khiển cho chúng tôi tối nay.
Công chúa nói:
- Chàng trai à, tối hôm qua anh làm ta thú vị, ta muốn được xem anh biểu diễn thêm tối hôm nay nữa.
Nàng sai mang đến một chiếc đàn tì bà đã lên dây sẵn, truyền cho tôi hãy chơi đàn. Tôi vâng lời, vừa đàn vừa hát lên những lời ca ngẫu hứng do tình yêu khi nhìn thấy công chúa gợi nên. Người ta lại lần lượt mang ra để tôi biểu diễn với các nhạc cụ y như tối hôm qua, và tôi lại được mọi người vỗ tay tán thưởng.
Sau đó đến chuyện trình diễn các vũ khúc. Tôi muốn tỏ ra vũ đạo là môn nghệ thuật tôi thành thạo nhất. Tôi nhảy nhiều kiểu, biểu diễn nhiều động tác mạnh mẽ, đôi khi phải quay mình uốn éo, đến nỗi cái bong bóng đội đầu mà hồi nãy tôi chưa kịp buộc cho chặt, bung ra rơi luôn xuống đất.
Trước cảnh tượng ấy, bọn cung nữ đều kêu lên một tiếng rõ lớn, còn nàng công chúa tỏ ra rất giận dữ. Nàng bảo tôi:
- Anh chàng bạo gan kia, ta cứ ngờ anh là một người không có mưu đồ xấu. Mặc dù anh từng mang lại niềm vui cho chúng ta, chớ có vì vậy mà hy vọng ta tha thứ cho tội táo gan của anh.
Nói xong nàng lên tiếng gọi các hoạn nô. Chúng đến rất đông, đổ xô vào tôi, dẫn tôi ra khỏi phòng công chúa, đưa vào nhốt tại một căn buồng nhỏ, rồi sáng hôm sau dẫn đến tâu trình đức vua mọi chuyện.
Nhìn thấy tôi, đức vua quát:
- Tên khốn kiếp kia, tại sao mày dám cải trang thành chú giúp việc làm vườn? Ý đồ của mày là gì? Mày định gây nên chuyện ô nhục trong nội cung của ta sao? Nhờ trời, sự phản trắc của mày đã bị phát hiện, mày phải chịu tội. Ta muốn cho mày biết thế nào là nhục. Mày sẽ bị giong đi khắp thành phố, đi trước mày sẽ có một tên mõ cầm loa rao cho mọi người rõ tội ác của mày, sau đó mày sẽ bị xả thân thành trăm nghìn mạnh Ta không cần hỏi mày là ai, dù mày sinh ra từ dòng giống nào cũng chẳng ích gì, cho dù người sinh ra mày là một nhà vua đi nữa, mày vẫn phải chết vì dám to gan lừa dối ta.
- Chưa phải chỉ có thế - nhà vua nói tiếp – ta còn muốn trừng trị thêm một tên khác nữa. Lão làm vườn phải chịu chung hình phạt với tên này. Chắc chắn lão ta đồng loã với nó trong vụ này.
Tôi muốn xin tha tội cho ông già làm vườn, ông ta chẳng có tội tình gì trong việc cải trang của tôi, song chẳng ai chịu nghe. Chúng tôi sắp bị giao cho đao phủ đưa đi bắt chịu tội, thì bỗng vị tể tướng đến cấp báo với nhà vua:
- Tâu bệ hạ, tôi vừa nghe được một tin không hay. Quốc vương nước Gazna, cách đây mười tháng có cho sứ thần đến cầu hôn công chúa mà không được ngài chấp nhận, vừa liên minh với quốc vương nước Canđaha. Hai nhà vua đã huy động tổng lực của họ, kéo quân đến xa6m lăng bờ cõi nước ta. Đại quân của họ đã vượt qua sông Ôxut, hiện nay đang ở quãng giữa thành phố Xamacan và thành phố Bôcara.
Quốc vương nước Carim bàng hoàng được tin cấp báo, vua hỏi tể tướng:
- Ông Sham-en-Muluc à, ta phải tính sao đây trong tình huống này?
- Tâu bệ hạ, ý kiến của tôi là – tể tướng đáp – chúng ta không được để mất thời gian, phải huy động ngay đội quân thường trực sẵn có trong tay, giao quyền chỉ huy cho một viên tướng đủ tài tiến quân về thành phố Xôt, tìm cách cầm chân đội quân đối phương lại, chờ cho đến khi ta huy động đủ viện binh đến sẽ mở cuộc phản công ở đấy để đẩy lui quân địch. Đồng chúng ta phải cầu xin trời đất phù hộ cho đất nước chúng ta. Tất cả các thánh đường phải mở cửa và thường xuyên cầu nguyện. Xin bệ hạ hãy truyền cho tất cả nhân dân kinh thành Carim phải cùng thực hiện nhịn ăn và trai giới trong nhiều ngày. Hãy ban của cải làm phúc, tha tội tất cả tù nhân đang bị giam cầm, cho dù trước đây chúng phạm những tội ác gì. Tôi hy vọng các việc làm tốt lành chúng ta thực hiện sẽ khiến trời đất cảm tấm lòng thành và cứu giúp chúng ta.
NGÀY THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI HAI.
Bằng ý kiến ấy, tể tướng Sham-en-Muluc cứu cụ già làm vườn và tôi khỏi bị hành quyết. Nhà vua phán:
- Ông nói chí lý, phù hợp với ý ta. Vậy ông hãy truyền cho tất cả quân đội ta lên đường ngay tức khắc và ta giao cho ông quyền chỉ huy cánh quân ấy. Ta sẽ cho lệnh tổng động binh, và chẳng bao lâu ông sẽ mau chóng có đầy đủ viện binh để đánh lui quân thù. Trong khi chờ đợi, mọi tín đồ phải đến các thánh đường đọc kinh cầu nguyện. Những người nghèo khó phải được làm phúc. Các tù nhân được tháo mọi xiềng xích và trả lại tự do. Ta cũng tha tội luôn cho hai tên thủ phạm ta vừa có lệnh gia hình. Ta tha cho chúng khỏi phải chịu tội chết.
Nhờ cách ấy, tôi thoát khỏi một cái chết nhục nhã. Ra khỏi hoàng cung, tôi trở về quán trọ, nơi vị phó sư của tôi đang tuyệt vọng đợi chờ. Ông vừa đi gặp ông cụ làm vườn về, và đã hay tin những việc không may xảy đến cho tôi. Ông tỏ ra rất ngạc nhiên khi gặp lại tôi. Tôi thuật cho ông nghe mọi chuyện. Thấy tôi vẫn giữ ý định cứ ở lại kinh đô Carim, tìm cách khác để lọt được vào trong nội cung nhìn mặt nàng công chúa, cho dù đã xảy ra việc vừa rồi, vị phó sư phục xuống dưới chân tôi và nói trong nước mắt:
- Hoàng tử thân yêu ơi, xin chớ lạm dụng lòng tốt của trời đất. Trời đã cho anh thoát khỏi một nỗi hiểm nghèo mà tình yêu đã đẩy ngài đến, xin ngài chớ dấn thân vào một cái chết nhục nhã khác. Hỡi ôi, nếu phụ vương ngài hay được những chuyện vừa xảy ra, ngài sẽ buồn rầu biết bao. Nói dại, ai biết điều gì rồi đa6y có thể xảy ra cho đức phụ vương, mà chỉ vì hành động bất cẩn của ngài hoàng tử! Xin ngài hãy tin lời tôi, hãy quên công chúa xứ Carim này đi, nàng không đáng cho người nghĩ tới nữa. Nàng có thương xót gì đa6u khi đưa ngài đến chỗ xuýt mất mạng. Trong tình huống ấy, ngài phải chán cô ta thì mới hợp đạo lý hơn. Ngài nên suy nghĩ theo lý trí. Xin ngài hãy đóai thương những giọt nước mắt và nỗi đớn đau của kẻ đang nói với ngài! Chúng ta hãy đi xa cái thành phố chết chóc này. Ngài hãy nhớ, đức quốc vương của chúng ta đã cao tuổi lắm rồi, có lẽ vào lúc này đây ngài đang sẵn sàng đi về thế giới bên kia. Chỉ có hoàng tử mới mang lại được niềm an ủi cho muôndân, ai ai cũng quý trọng ngài, ai ai cũng chờ đợi ngóng trông ngày ngài trở về với họ. Trước sự chờ mong của thần dân cả nước, ngài định đáp lại bằng cách xử sự như ngài vừa toan tính hay sao?
Vị phó sư làm cho tôi cũng mủi lòng. Ông còn nói thêm nhiều điều nữa. Tôi vội đáp:
- Thôi, nói thế đủ rồi, ông Huxêin à. Xin ông chớ trách tôi sao yếu đuối. Tôi nghe lời ông. Chúng ta hãy ra đi. Vĩnh biệt nàng Rêzia! Vĩnh biệt nàng công chúa quá bất nhân! Mong sao vì sự độc ác của nàng, và cũng như với thời gian, ta sẽ quên được nàng!
Tôi vừa nói đến đấy, thì ông lão làm vườn bước vào quán trọ. Ông đến tìm bảo cho tôi biết ông đã bị đuổi khỏi công việc chăm sóc cây cối trong vườn ngự uyển. Tôi bảo ông:
- Bởi tại tôi nên ông mất việc làm, vậy tôi phải bù đắp thiệt hại cho ông. Ông hãy theo về đất nước tôi, tôi sẽ giao cho ông một việc làm sáng giá hơn nhiều công việc ông đang làm ở đây.
- Xin đa tạ ngài – ông lão đáp – Tôi sinh ra ở vùng Zagatai, tôi muốn chết ở vùng Zagatai. Tôi sẽ trở về chốn làng quê đã sinh ra tôi, với số tiền tôi đã kiếm được và với món quà ngài ban cho, tôi sẽ sống an nhàn ở quê hương.
Để cho cuộc sống của cụ già được dễ dàng hơn nữa, tôi biếu cho ông thêm nhiều ngọc ngà châu báu. Ông lão lui về hết sức hài lòng.
Tôi ra đi khỏi thành phố Carim ngay trong ngày hôm ấy. chúng tôi quay trở về thành phố Otra, gặp lại đoàn tuỳ tùng đang hết sức sốt ruột, cho dù chuyến đi của tôi vừa rồi chẳng mấy lâu. Tuyên bố mình muốn trở về nước Xiêcca ngay. Những người gốc Xiêcca tháp tùng tôi đến đây hết sức vui mừng khi nghe tin ấy bởi họ chẳng mong gì hơn được sớm gặp lại vợ con.
Tôi không nán lại thành phố Otra quá sáu ngày. Chúng tôi lên đường, tức tốc trở về kinh đô Astrakhan. Giữa đường bỗng gặp phải một phái viên của cha tôi. Phụ vương tin cho tôi hay ngài đang bệnh nặng. Người nghĩ mình chẳng còn sống được bao lâu nữa. Nếu tôi muốn được nhìn thấy người và ôm hôn người lần cuối, thì chớ nên chậm trễ.
Tin ấy làm tôi vô cùng lo lắng. Tôi khẩn cấp trở về kinh độ Nhưng hỡi ôi! Cho dù tôi vội vã đến bao nhiêu, kết quả vẫn đáng buồn. Tôi chỉ được nhìn cảnh làm tôi tan nát ruột gan, tôi chỉ được gặp phụ vương tôi lúc người sắp lâm chung. Tôi chạy vội đến bên giường người bệnh, cầm một bàn tay của người đưa lên môi hôn, bàn tay người đẫm nước mắt tôi rơi xuống “Hỡi cha ơi! Sao cha sớm bỏ con khi con vừa trở lại? Sao con không thể chết đi trước cảnh tượng này?”
Câu than khóc của tôi làm phụ vuơng tôi nhận ra và xúc động. Người ngước đôi mắt đã thất thần nhìn tôi, và cố gắng lấy hết chút sức tàn cuối cùng còn sót lại, người mở đôi vòng tay ôm tôi và nói: “Con ơi, vậy là con đã trở về. Cha chẳng còn mong gì hơn thế nữa! Cha hài lòng ra đi! Vĩnh biệt!”
Như thể thần chết cũng chỉ nấn ná chờ cho cha tôi kịp nói lời vĩnh biệt khi tôi trở về, nói xong phụ vương tôi trút hơi thở cuối cùng.
NGÀY THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI BA.
Sau khi làm lễ tang trọng thể, tôi lên ngôi báu. Tôi cố gắng trị vì sao cho xứng đáng với sự đánh giá tốt lành và lòng kỳ vọng nhân dân đặt vào mình. Tôi may mắn thành công trong sứ mệnh ấy. Từ thời ấy cũng như cho đến bây giờ, dân chúng vẫn quý yêu tôi. Bởi lòng tôi chẳng có mong ước gì hơn được nhìn thấy nhân dân sống thanh bình hạnh phúc, ngày nào tôi cũng cố gắng sao cho mỗi ngày tôi trị vì đối với nhân dân là một ngày hội, ở đấy mọi người cùng nhau thưởng thức. Chính vì vậy không chỉ tổ chức vui chơi trong triều đình mà mở rộng ra toàn kinh đô nữa. Chẳng có nước nào nhân dân sảng khoái hơn ở nước tôi. Tôi rất hài lòng về tình trạng ấy. Và để khỏi làm vẩn đục niềm vui của mọi người, tôi cố sức che dấu nỗi phiền ưu của riêng mình. Tôi tin chắc, nếu tôi không giữ được thái độ vui tươi như từ trước tới nay tôi vẫn có, nếu tôi không chôn cho chặt nỗi đau sâu xa của mình, thì tại kinh đô này sẽ không còn bầu không khí tươi vui hội hè nữa, thay vào đó là ưu phiền trùm toả khắp nơi.
Một thời gian sau khi lên ngôi, tôi cảm nhận mình vẫn chưa quên được nàng Rêzia. Quả thật, việc phụ vương tôi băng hà, quá bận rộn về lễ tang, và sau đó mải mê chăm lo công việc đất nước, đã khiến tôi tạm thời không còn thời gian để nghĩ tới tình yêu của mình. Nhưng nó không vì vậy mà giảm đi, ngược lại còn nung nấu mạnh mẽ hơn. Tôi tâm sự với ông Huxêin về việc ấy. Ông khuyên:
- Tâu bệ hạ, bây giờ ngài đã là vị quân vương có đủ tư cách tìm người làm hoàng hậu một cách đàng hoàng, tôi nghĩ ngài nên phái một sứ thần sang nước Carim để cầu hôn công chúa nứơc ấy. Để vị quốc vương bên ấy dễ thuận tình, ngài nên hứa sẽ chi viện cho ông đủ sức đánh lui kẻ thù.
Tôi làm theo lời khuyên. Tôi còn phong chính ông Huxêin làm sứ thần đảm đương trọng trách ấy. Ông lên đường cùng một đoàn tuỳ tùng trọng thể, mang theo nhiều vật phẩm quý giá, cùng một bức thư gửi quốc vương trong đó tự tay tôi viết như sau:
Cầu xin Thượng đế phù hộ quốc vương nước Carim vạn thọ vô cương! Ngài là bậc quân vương được trời giao phó cho sứ mệnh cao cả nhất, chinh phục thế giới và trị vì đất nước rộng lớn hùng cường. Cầu mong quốc gia ngài đời đời thịnh vượng và chẳng bao giờ bị quân thù ganh tỵ dòm ngó biên cương!
Tôi xin ngài rõ cho, lòng tôi cầu mong được liên minh với ngài nếu ngài vui lòng cho công chúa Rêzia, con gái của ngài, được trở thành hôn thê chính thức của tôi. Và đương nhiên ngài vốn đã có đội quân bách chiến bách thắng của mình để đánh bại mọi quân thù nếu chúng dám cả gan gây hấn, tôi xin sẵn sàng đặt toàn bộ quân đội nước Xiêcca và quân đội các nước đồng minh của tôi phục vụ ngài, trong trường hợp ngài cần đến.
Xin kính chào.
Tôi tưởng chẳng cần thưa để ngài rõ tôi nôn nóng chờ đợi hồi âm như thế nào, hẳn ngài đã có thể tự mình hình dung. Sau một thời gian bồn chồn, tôi gặp lại ông Huxêin làm xong nhiệm vụ trở về. Ông cho biết nhà vua nước Carim đã đón tiếp sứ bộ của ông rất nhiệt thành và trọng thị, song khuyên tôi nên từ bỏ hy vọng có thể cưới nàng Rêzia làm hoàng hậu.
- Tại sao? Tại sao ta phải từ bỏ hy vọng ấy? – Tôi bồn chồn hỏi.
- Tâu bệ hạ, - vị sư phó của tôi đáp - bởi nàng đã đính hôn với quốc vương nước Gazna. Nhà vua này đã đánh tan nhiều đạo quân của nước Carim ra nghênh chiến. Vua nước Carim, để giữ vẹn toàn lãnh thổ và lập lại hoà bình, đành nhận lời gả nàng công chúa ấy cho vua Gazna. Và bởi vua Gazna mang quân gây chiến cũng chỉ nhằm mục đích lấy được nàng công chúa Rêzia mà thôi, hai nhà vua ấy đã bắt tay hoà hiếu với nhau. Thành thử đã có sự thoả thuận, hai ngày sau khi tôi rời khỏi kinh đô Carim, sẽ làm lễ vu quy cho công chúa.
Suýt chút nữa thì tôi trở thành người mất trí khi nghe tin ấy. Tôi nói năng lảm nhảm đến nỗi ông Huxêin lo rồi tôi hoá điên mất. Không chỉ có buồn rầu, tôi đổ bệnh. Chẳng hiểu sao tôi gượng dậy đựơc sau cơn bệnh, bởi trong thời gian đau yếu, đầu tôi lúc nào cũng bị ám ảnh một điều tưởng khó làm cho tôi bình phục.
Tuy nhiên, nếu sức khoẻ phục hồi, thì trái tim tôi luôn rớm máu. Tôi không còn thanh thản nữa. Trong đầu óc tôi luôn luôn hiện diện hình ảnh công chúa Rezia. Đêm đêm, tôi tưởng tượng lúc này nàng đang nằm trong vòng tay ôm ấp của chồng, và thế là giấc ngủ của tôi chẳng bao giờ ngon giấc. Ông Huxêin hy vọng nếu gặp một người đẹp nào đó vừa ý, may ra người ấy có thể lấp và chỗ trống trong lòng tôi, ông ra công tìm kiếm nhiều cung nữ thật xinh tươi. Cung tôi đầy tràn giai nhân từ tứ xứ đến. Hoài công vô ích! Ông sư phó của tôi đã hết lòng tìm kiếm người đẹp, không một cô nào có thể xoá nhoà trong tôi hình ảnh nàng Rêzia – Begum.
NGÀY THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI TƯ.
Trong thời gian ông Huxêin chạy vạy tìm kiếm cung nhân cho tôi như vậy, thì một hôm quan tể tướng đến báo cho tôi hay, ở ngoài cổng thành Astrakhan vừa xuất hiện những nhà tắm công cộng thật lộng lẫy. Ông nói:
- Nước trong bể tắm lúc nào cũng trong, các cột nhà xây bằng cẩm thạch quý, các bể thì rực rỡ vô cùng. Nhân dân cả kinh thành đổ về xem như xem hội. Điều kỳ lạ là chẳng ai nhìn thấy nhà tắm ấy được xây dựng nên lúc nào. Bỗng chốc thấy nó hiện lên hoàn hảo như vậy. Đấy là tất cả những gì người ta được biết.
Nghe tâu, tôi cũng lấy làm lạ, tự mình muốn nhìn tận mắt một cảnh có thể do sự thần kỳ mà có. Tôi cùng với tể tướng vi hành đến nhà tắm ấy. Sau khi xem xong kiến trúc cũng như cách trang hoàng lộng lẫy, tôi càng ngạc nhiên hơn. Ngoài việc cái gì cũng sạch sẽ ngăn nắp, tôi để ý thấy các cậu phục vụ ở đây cậu nào cũng bảnh trai, ăn mặc tử tế, và điều kỳ lạ hơn nữa chú nào nom cũng giống hệt chú nào, chẳng sao phân biệt được ai với ai.
Chủ nhà tắm là một người đàn ông trạc năm mươi tuổi, mặt mũi sáng sủa, luôn luôn trông nom việc phục dịch cho được tốt. Sau khi tắm xong, khách được mời uống rượu ngọt thật tuyệt vời, ra về ai cũng mãn nguyện. Khi trở về triều, tôi nói chuyện với các triều thần về khu nhà tắm, hóa ra mọi người đều đã tới đấy rồi. Tôi hỏi họ nghĩ thế nào về chuyện ấy. Không hài lòng về bất cứ câu trả lời nào, tôi sai đi mời người đã xây nên ngôi nhà ấy, định trò chuyện riêng với ông ta. Tôi sai ông Huxein thay mặt tôi đến gặp người ấy, bảo đối xử với ông cho đàng hoàng, rồi tìm cách mời ông ấy đến gặp tôi.
Vị sư phó Huxein thi hành lệnh vua thật mẫn cán. Chẳng mấy lâu sau, ông đã trở về cùng với người trông nom nhà tắm. Ông ấy phủ phục dưới chân tôi. Tôi đỡ ông đứng lên, chào hỏi lịch sự.
Ông khách thú vị về sự đón tiếp huy hoàng của nhà vua, bắt đầu lên tiếng ngợi ca, ông ta nói năng hùng biện tới mức làm cho tôi cũng như tất cả triều thần đều khâm phục. Tôi thích thú nghe ông ấy nói, tới mức quên khuấy đi lý do tại sao cho mời ông ta tới đây.
Tuy nhiên rồi cũng sực nhớ, tôi hỏi ông:
- Thưa vị đại triết gia, chẳng khó khăn gì nhận thấy ông đúng là một người học rộng biết nhiều, ta có một lời yêu cầu đối với ông. Xin ông vui lòng nói cho chân thành, chớ nên giấu giếm điều gì. Bằng cách nào ông xây dựng nên khu nhà tắm tuyệt vời như vậy? làm sao ông cho dựng nên một công trình tráng lệ đến thế ngoài cổng kinh thành Astrakhan chẳng một ai để ý?
Ông đáp:
- Muôn tâu bệ hạ, tôi có bốn mươi tay thợ, tất cả đều khéo léo, đều thạo tay nghề, chẳng ai kém ai. Những người thợ ấy đều câm, nhưng lại nghe rõ những điều người ta bảo. Thậm chí khi muốn họ thực hiện công việc gì, họ sẽ thực hiện xong ngay trong chốc lát.
Tôi quá muốn xem sự thật thế nào, chứ không bằng lòng chỉ nghe nói. Tôi sai đi tìm những người thợ ấy. Hóa ra đấy chính là các cậu phục vụ trong nhà tắm. Ngạc nhiên sao họ giống nhau như đúc, tôi hỏi người chủ nhà tắm đấy có phải là anh em ruột thịt hay không, ông đáp:
- Đúng vậy, tâu bệ hạ. Hơn nữa, tôi có thể quả quyết họ đều cùng một mẹ sinh ra. Bệ hạ cần sai bảo họ làm việc gì xin cứ truyền. Tuy nhiên, xin bệ hạ cho mọi người lui hết ra ngoài, chỉ có ngài và tôi chứng kiến cảnh ấy mà thôi.
NGÀY THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI LĂM.
Các triều thần nghe vị triết gia nói vậy, tất cả đều lui ra ngoài, không đợi tôi truyền. Chỉ còn lại người chủ nhà tắm và tôi cùng bốn chục chú nô lệ. Sau khi suy nghĩ nên truyền họ làm gì, tôi ngỏ ý muốn họ xây khu nhà tắm ngay tại hoàng cung.
Tôi vừa thầm ngỏ với họ ý muốn của mình, lập tức tất cả bốn chục người biến mất. Lát sau, họ quay trở lại mang theo đá cẩm thạch đủ màu sắc và tất cả những vật liệu cần thiết cho việc xây dựng. Rồi bắt tay vào việc. Tôi nhìn họ làm, chưa kịp chán mắt thì công việc đã hầu như xong. Trong khi những người này làm công việc với nhịp độ phi thường thì những người kia lại đi ra ngoài, tìm kiếm vật liệu và mang về ùn ùn, một cách cực kỳ nhanh chóng. Tóm lại, chỉ trong vòng mấy tiếng đồng hồ, khu nhà tắm đã xây xong. Không có ngôi nhà nào lộng lẫy hơn hoàn hảo hơn. Nhà chính có mười hai cột đỡ bằng đá văn thạch, bóng lộn đến mức có thể soi gương. Nhiều vòi nước xả nước trong veo ào ào đổ vào các bể bằng cẩm thạch trắng.
Ngạc nhiên trước những điều trông thấy và về kiến thức của vị triết gia, tôi ngỏ lời nhờ ông giải thích cho nghe, bằng cách nào các sự việc diễn ra nhanh chóng như vậy. Ông đáp:
- Tâu bệ hạ, nếu giải thích hết thì dài dòng lắm. Tôi chỉ xin phép được tâu bệ hạ, tôi am tường ba mươi chín môn khoa học tất thảy.
Những lời nói ấy của vị bác học càng làm tôi ngạc nhiên thêm. Tôi muốn có một con người vĩ đại như vậy gần gũi bên cạnh mình.Tôi khuyến dụ ông, hỏi ông là người nước nào, quý tính quý danh là gì. Ông đáp:
- Tôi vốn là người gốc ở địa hạt Bocara. Tên tôi là Avixen. Nếu bệ hạ muốn nghe câu chuyện đời tôi, tôi sẵn sàng thuật lại hầu ngài.
Tôi nói tôi sẽ lấy làm thú vị lắm. Thế là ông bắt đầu kể như sau.

Chương 19: CHUYỆN NHÀ BÁC HỌC AVIXEN (*) - NGÀY 136, 137, 138, 139, 140, 141

Tôi sinh ra tại một thị trần gọi là Absana. Tôi hầu như vừa lớn lên qua khỏi tuổi nằm nôi, cha mẹ tôi đã gửi đến thành phố Bocara cho theo học các trường học ở đấy. Bắt đầu tôi học Kinh Coran. Vì cũng có năng khiếu về văn chương, năm lên mười tôi đã thuộc hết bộ thánh kinh ấy. Sau đấy tôi được dạy số học, đọc các tác phẩm của Ơclit, rồi chuyển sang các môn toán học. Tôi cũng nghiên cứu triết học, y học và thần học.
Tôi đạt khá nhiều tiến bộ khi đi sâu vào các môn khoa học ấy, thành thử chỉ trong một thời gian ngắn tôi rất nổi tiếng. Chưa tới hai mươi tuổi, tên tuổi tôi đã lừng lẫy từ bờ vịnh Ba Tư đến cửa sông Ấn.
Một hôm cha tôi đến kinh đô Xamacan có công việc gì đấy, tôi theo ông đến thành phố ấy. Nhân vào tham quan trong triều, tôi gặp ở đấy nhiều người quen, họ khen ngợi tôi không tiếc lời. Những lời khen ấy đến tai tể tướng, ông ngỏ ý muốn gặp riêng tôi. Sau buổi chuyện trò, ông mời tôi ở lại luôn kinh thành Xamacan để gần gũi với ông. Tôi đồng ý. Tôi có nhiều ảnh hưởng đối với tể tướng, tới mức ông không ra quyết định nào không tham khảo ý kiến của tôi.
Vị tể tướng ấy không thọ được lâu. Song ông qua đời, tôi không mất đi một người tôi rất yêu quý, mà sự nghiệp của tôi còn rực rỡ hơn. Quốc vương nước ấy quý tôi không khác gì quý vị đại thần quá cố. Tôi được giao nhiều quyền hành. Một thời gian sau, bởi sau khi vị tể tướng từ trần vẫn chưa có ai giữ trọng trách ấy, nhà cua ngỏ ý giao luôn cho tôi đảm nhiệm, tôi chấp nhận.
CHÚ THÍCH.
(*) Avixen là tên một nhà bác học nổi tiếng trong nền văn hoá A rập Hồi giáo. Ông người gốc Ba Tư, tên đầy đủ là Abu Alf Huxyin Ibn Abđalala Ibn Sinâ (980 – 1037). Là thầy thuốc, triết gia và nhà thần học rất được kính trọng, ông có nhiều trước tác về y học thực hành, triết học, nghiên cứu thần học còn lưu lại nhày nay. Dĩ nhiên truyện dưới đây chỉ là một trong nhiều huyền thoại lưu truyền trong dân gian về một con người có thực (PQ).
NGÀY THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI SÁU.
Tuy phải làm nhiệm vụ một vị đại thần đứng đầu triều, tôi vẫn cố sắp xếp thời gian để nghiên cứu. Nhưng cho dù rất ham học tập, cũng chỉ có thể thu xếp được có mấy tiếng đồng hồ một ngày. Vì vậy tôi quyết định từ bỏ công việc triều chính. Tôi năn nỉ mãi mới được quốc vương chấp nhận, bởi vua rất hài lòng với công vụ của tôi. Vua không cố ép để tôi phải giữ nguyên chức vụ, song ông nói chỉ bằng lòng cho tôi miễn nhiệm với điều kiện không rời khỏi triều đình vua để đi nơi khác.
Bản thân tôi cũng không muốn đi xa khỏi triều đình. Tôi vốn quý trọng nhà vua ấy, hơn nữa quá cảm kích bao nhiêu ân huệ vua ban, cho nên dù rất ham mê nghiên cứu, tôi vẫn không lui về cảnh sống cô đơn ẩn dật chỉ vùi đầu vào sách. Vậy là tôi vẫn ở lại triều đình, song nhường dinh tể tướng cho người kế vị. Tôi chuyển sang ở một ngôi nhà khác cũng trong khuôn viên hoàng cung, sống ở ngôi nhà ấy gần như một vị quan hưu trí. Tôi chia thời gian của mình thành hai phần: nghiên cứu và gặp gỡ đàm đạo với nhà vua.
Không chỉ đọc sách, tôi còn viết nhiều tác phẩm, một số bằng thơ, một số bằng văn xuôi. Tôi khác với một số các nhà bác học chẳng để lại lại ích cho đời, chỉ biết đam mê đọc sách, nhồi nhét vào đầu đủ mọi thứ kiến thức để rồi chết đi mà không lưu lại cái gì khiến cho công chúng gặt hái thành quả nhờ những hiểu biết của mình. Cứ mỗi lần suy ngẫm được những điều sâu sắc thì tôi diễn giải ngay thành tác phẩm để chia sẻ với mọi người. Tôi đã trước tác gần một trăm cuốn sách đề cập nhiều môn học. Các tác phẩm ấy được người đời cho xứng đáng được gọi là Những trước tác vinh quang.
Tôi cũng có quan tâm, nghiên cứu môn hoá học và môn khoa học bí huyền, theo đó có thể cắt nghĩa mọi hiện tượng biến hoá trong tự nhiên. Hồi ấy tôi đã là một nhà pháp truyền danh tiếng. Chợt một hôm có sứ thần của vua Cubêtdin, quốc vương xứ Catga đột ngột đến kinh thành Xamacan. Người ta đàm đạo khá nhiều về chuyến đi sứ ấy. Người thì bảo sứ thần đến để tuyên chiến với nước Xamacan, người thì cho sứ thần có sứ mệnh đề nghị nước Xamacan liên minh với nước Catga. Chẳng ai rõ sự thật.
Sứ thần được tiếp kiến. Sau khi trình quốc thư, ông làm mọi người khá ngạc nhiên khi tâu với vua Xamacan như sau:
- Tâu bệ hạ, quốc vương Cubếtdin chúa tể của tôi, một hôm trong một bữa dùng cơm thân mật nói chuyện với một số đại thần về các bậc triết gia thời cổ. Vua hỏi họ, không biết trên đời này còn có ai thông thái như các bậc hiền triết Hipocrat thời cổ đại hay không. Một vị đại thần tâu, có nhiều thương gia nước ngoài vừa mới đến kinh đô Catga; họ là những người từng rong ruổi khắp năm châu bốn bể, có thể họ rõ ngày nay ở đâu có các nhà thông thái. Thế là quốc vương chúng tôi cho mời các thương nhân ấy đến. Họ cho biết ở triều đình Xamacan hiện có hai vị triết gia lừng danh không ai không ngợi ca tài trí. Một vị quý danh là Avixen, vị kia là Fazen Asfahani. Các thương nhân nói hai vị hiền triết ấy am tường mọi bí quyết của tự nhiên, bản thân các thương gia ấy đã có dịp được nhìn thấy hai vị thực hiện nhiều việc lạ kỳ.
Các thương gia ấy ngợi ca nhài Avixen và ngài Fazen ấy không tiếc lời, quốc vương chúng tôi có ý muốn xin bệ hạ cho chúng tôi mời họ sang nước chúng tôi một thời gian. Quốc vương chúng tôi thiết tha muốn được gặp mặt cả hai vị cùng một lúc. Quốc vương chúng tôi xin bệ hạ vui lòng để hai vị ra đi. Đức vua nước tôi muốn được nghe các vị ấy trình bày và phán đoán xem các vị ấy hiểu biết sâu rộng đến đâu. Chả là quốc vương Cubêtdin chúng tôi cũng là một nhà vua rất thông tuệ, ngài đã học qua tất cả các môn khoa học.
Sứ thần trình bày như vậy, quốc vương Xamacan liền cho người vời cả ông Fazen và tôi cùng đến, và nói như sau:
- Đức vua nước Catga có nhã ý muốn đàm đạo với hai vị. Ta nghĩ không thể không đáp ứng mong muốn của quốc vương nước ấy.
Ông Fazen đáp ngay:
- Tâu bệ hạ, ngài cứ phán, nhiệm vụ chúng tôi là tuân hành. Về phần mình, ngài bảo cần làm gì, tôi làm theo như ý của ngài.
Thấy tôi vẫn lặng im, quốc vương hiểu tôi chẳng thích thú mấy việc ra đi, liền nói:
- Ông Avixen à, ta thấy ông không đáp. Hình như chuyến đi này khiến ông không thoải mái lắm.
NGÀY THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI BẢY.
Tôi đáp quả thực tôi cảm thấy ngại ngùng không thích lắm công việc người khác đòi tôi phải làm. Nghe vậy Fazen Asfahani nói, nếu chúng tôi khước từ, quốc vương Cubêtdin sẽ đi đến kết luận không hay, nhà vua ấy sẽ nghĩ chúng ta chẳng giỏi giang như người đời đồn đại. Hơn nữa các vị quân vương là người tạo nên danh vọng cho chúng ta. Nếu họ có ý làm hại, họ sẽ viết thư ra nước ngoài nói về chúng ta những điều bất lợi. Vì vậy để bảo toàn quang vinh, chúng ta nên tuân thủ ý muốn của quốc vương nước Catga.
Lời Fazen khiến tôi nổi nóng. Tôi bảo ông:
- Ông quả thực có một nỗi lo lố bịch đối với một triết gia. Này, tôi xin hỏi, làm sao các vị quân vương có thể làm hại một con người nắm vững các môn khoa học như tôi đây? Ông nên biết, sở dĩ tôi lưu lại triều đình này, bởi tôi quý đức vua. Không có tình thân hữu thể hiện dưới muôn vàn ân huệ của đức vua, thì tôi đã đến một nơi nào khác trên trái đất, sống trong sự độc lập hoàn toàn từ lâu lắm rồi. Đối với ông là người chưa cao hơn số mệnh, ông cần có sự bảo hộ của các vị quân vương, ông nên sang bên nước ấy ăn ở cho vừa lòng vua Canđaha. Một khi nhà vua ấy chưa hài lòng về kiến thức của ông, ít ra cũng hài lòng về thái độ ông muốn làm vừa ý mình, chắc chắn ông ấy sẽ viết thư ra nước ngoài loan truyền những điều có lợi cho ông.
Tôi nhìn thấy rõ câu nói vừa rồi của tôi làm cho ánh mắt Fazen loé lên một cơn giận dữ, khó khăn lắm ông mới kiềm chế nổi. Quốc vương Xamacan cũng nhận thấy điều đó. Vua không muốn để cho lời qua tiếng lại giữa hai chúng tôi biến thành một cuộc tranh cãi, liền nói với tôi:
- Ông Avinxen à, ta mong ông chiều lòng mọi người. Đức vua nước Catga có mong muốn được gặp ông, là một người đầy tài năng, giỏi các môn khoa học và quý các bậc thông thái. Vua có sở nguyện được đàm đạo với ông. Nếu chúng ta cho sứ thần lui về với lời khước từ thì thật là không phải. Ta không dám chê trách lòng tự hào của ông, do những kiến thức hiếm có mang lại. Tuy nhiên, xin ông hãy suy nghĩ, các bậc quân vương cũng đáng để người khác có ít nhiều trọng thị đối với họ chứ. Ông hãy nghe lời ta, hãy sang bên triều đình vua Cubêtdin. Ông sẽ lưu lại đấy một thời gian rồi lại trở về đây với chúng ta, nếu ông còn giữ được những tình cảm tốt đẹp đối với ta như lời ông vừa biểu lộ.
- Tâu hoàng thượng đầy quyền uy, - tôi đáp lời vua Xamacan - bởi ngài đã ngỏ ý, muốn tôi đi đến nước Catga, như vậy sẽ làm vui lòng ngài, thì tôi đâu còn dám khước từ. Tôi sẵn sàng lên đường. Đối với tôi, ngài có đầy đủ quyến uy như đối với một nô lệ. Nếu ngài cần, tôi sẵn sàng xả thân.
Nhà vua tỏ ra cảm kích về sự trọng thị của tôi đối với ông. Vua sai ban cho sứ thần nước Catga một chiếc áo thêu vàng, và khẳng định ông Fazen và tôi sẽ mau chóng lên đường ngày một ngày hai, nhờ sứ thần trở về tâu như vậy để quốc vương Cubêtdin rõ.
Fazen Asfahani là một người trạc tuổi tôi. Đúng ông là một con người thông thái, tuy nhiên các thương gia khi giới thiệu với nhà vua xứ Catga, cũng có khen ông hơi quá lời. Mấy ngày trước khi chúng tôi cùng khởi hành, vị triết gia đến gặp tôi và nói:
- Thưa ngài Avixen lừng danh, người đời cho chúng ta là những nhà bác học hoàn hảo, tôi nghĩ chúng ta không nên du hành như những người bình thường. Chúng ta phải làm một việc gì đó khác thường. Ngài có muốn chúng ta cùng nhau thực hiện chuyến đi này đến nước Catga không cần ăn uống dọc đường hay không? Cho dù chuyến đi cũng hơi dài ngày đấy, tôi nghĩ điều tôi vừa đề nghị chẳng khó khăn gì đối với một bậc đại thông thái như ngài. Như vậy chúng ta chỉ cần chuẩn bị thực phẩm cho bọn người theo hầu đủ dùng trong suốt chuyến đi, còn chúng ta sẽ thực hiện nhịn ăn nhịn uống. Bọn người hầu ấy sẽ là những chứng nhân chuẩn xác nhất cho việc ấy. Khi đến kinh thành Catga, chúng sẽ loan truyền cho mọi người rõ, và sẽ mang lại vinh quang lớn cho chúng ta.
Ông Fazen sở dĩ đề nghị với tôi như vậy vì ông ấy nắm được thuật luyện linh đan, mỗi ngày chỉ cần ngậm một viên linh đan, đủ nuôi sống hoàn toàn một con người to lớn khoẻ mạnh. Nếu chuẩn bị và mang theo vừa đủ để dùng mỗi ngày một viên, thì chắc chắn không phải lo đói khát dọc đường. Ông Fazen nghĩ, tôi sẽ không thể không chấp nhận đề nghị của ông, bởi làm như vậy sẽ tỏ ra mình là người kém tài so với ông ấy. Vì vậy ông bảo sẽ chờ thêm năm hoặc sáu ngày sẽ lên đường. Tuy nhiên, tôi chẳng chút bối rối như ông ấy nghĩ, tôi đồng ý ngay sẽ cùng du hành theo cung cách ấy. Tôi luyện một loại thần dược củng cố khả năng nuôi sống con người giống hệt các viên linh đan của ông ta. Vậy là hai bên chẳng ai ngỏ cho người kia biết mình chuẩn bị thứ gì, chúng tôi giã từ Xamacan lên đường tới Catga.
NGÀY THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI TÁM.
Ba bốn ngày đầu, chúng tôi đều đàng hoàng, chẳng ai cần ăn uống gì sất, trong lúc đi đường. Thần dược của tôi cũng như linh đan của ông đều tỏ ra vô cùng hiệu nghiệm. Hai người, ai nấy đầy tự tin. Thỉnh thoảng tôi quan sát ông ta để xem người ông có dấu hiệu gì đổi khác hay không. Ông cũng hay nhìn ngó để ý đến tôi, bởi chính vì lý do ấy. Về phần mình, cơ thể tôi không suy nhược đi, mà còn tỏ ra mỗi ngày một cường tráng hơn. Nhưng ông bạn đại thông thái của tôi không được như vậy. Ông ta đánh rơi mất các linh đan. Người ông ta trở nên mơ màng, buồn bã, mặt mũi ông ta mỗi ngày một xanh tái, làm tôi hiểu sự tình không ổn rồi. Nhưng ông giấu nhẹm điều bất hạnh xảy ra, ông cố gắng kiên nhẫn chịu đựng, và vì vậy mỗi ngày một thêm suy nhược. Thấy tình cảnh ông thảm thương quá, tôi mời ông dùng thần dược của tôi, song ông khước từ. Ông thà chịu chết còn hơn phải thú nhận mình cần có sự cứu giúp của người khác.
Tôi hết sức xúc động trước vịêc ông Fazen qua đời. Tôi khóc thương ông thật lòng. Với sự trợ giúp của những người theo hầu, tôi an tán ông trên dãy núi Botom. Trong số những người giúp việc có một anh rất được ông Fazen tin cậy. Anh ta nói cho tôi biết sư phụ anh có luyện linh đan. Chúng tôi lục tìm các túi trong bộ quần áo ông mặc, không thấy đâu chúng tôi nghĩ chắc ông đánh rơi mất dọc đường.
Sau khi làm lễ tang trọng thể cho ông Fazen, với những nghi thức tốt nhất có thể trong hoàn cành ấy, tôi mang tất cả số tiền bạc vua Xamacan đã ban cho ông Fazen và tôi để nuôi những người nô lệ theo hầu trong thời gian sẽ lưu lại kinh thành vua Catga, chia đều cho mọi người, sau đó tôi tuyên bố cho tất cả trở thành những người tự do. Tôi nói với họ:
- Các anh ai muốn đi đâu thì đi, tuỳ ý thích. Hãy để tôi lại một mình giữa vùng núi non này. Tôi không cần đến các anh nữa.
Những người giúp việc, một số đi về nước Tocarestan, một số khác sang xứ Fergan, những người còn lại vượt qua dãy núi Imaut, váo đất nước Tuôckhen.
Chờ cho tất cả đi khỏi rồi, tôi nán lại hồi lâu bên ngôi mộ của Fazen Asfahani, vừa khóc thương cho số phận không may của nhà triết gia ấy, vừa chê trách ông đã quá khinh suất và kiêu căng. Tiếp đó tôi suy nghĩ nên làm gì bây giờ. Tôi không muốn tiếp tục đi về nước Catga nữa, cũng không trở lại Xamacan. Tôi quyết định một thân một mình đi chu du khắp thế giới. Tôi đi đến xứ Uzcun, từ đó sang thành phố Côgien, rồi từ đấy thẳng theo con đường có sẵn quen thuộc với mọi người, sau nhiều ngày đường, tôi đến kinh đô nước Carim.
Tôi đang đi dạo thăm thành phố lớn ấy, chợt nghe tiếng ồn ào, rồi thấy nhân dân nhiều người có vẻ náo động. Những người buôn bán nhỏ và thợ thủ công đóng cửa hiệu, hoà vào dòng người đang nói chuyện ồn ào, như thể có một sự kiện trọng đại nào vừa xảy ra hoặc đang diễn ra ngay lúc này. Hoá ra nguyên nhân gây nên là do một người loan tin, anh này mỗi lần thành phố có sự kiện gì cần công bố cho toàn thể mọi người đựơc rõ thì có nhiệm vụ vác loa đi rao khắp các phố phường. Hôm ấy, cứ cách chừng mười lăm phút, lại nghe tiếng người ấy rao một lần ở phố này hoặc phố nọ. Hỡi những ai yêu thích các môn khoa học, xin thông báo để quý ngài được rõ, mai là ngày vào hang.Vừa nghe tiếng rao, tôi quyết định đi theo sát người loan tin, để có cuộc chuyện trò riêng với anh về cái hang ấy. Đến cuối ngày tôi mới tiếp cận được anh ta, lúc anh xong việc sắp trở về nhà. Tôi chào hỏi anh lịch sự, và xin anh vui lòng cho biết cái hang ngày mai các nhà thông thái sẽ vào trong ấy có cái gì.
Người loan tin ngờ tôi là một nhà tu hành, liền đáp:
- Thưa thầy, ở bên ngoài thành phố này, về hướng biển Caspi, có một dãy núi gọi là Hồng Sơn, bởi quanh năm dãy núi ấy phủ toàn hoa hồng. Dưới chân dãy núi ấy có một cái hang khá rộng, từ ngoài có thể vào hang qua bốn cổng. Do chịu phép thần thông, bốn cánh cổng ấy tự mở ra và tự đóng lại vào một ngày đầu năm. Những người hiếu kỳ đến chờ ở cửa hang để vào ngay khi trời rạng sáng, lúc các ngôi sao trên bầu trời vừa tắt. Trong hang đá có vô vàn nào sách là sách, ai muốn chọn cuốn nào mang về nhà đọc, tha hồ chọn. Có điều phải mang sách và ra khỏi hang nhanh nhanh lên, bởi chỉ sau khoảng mười lăm phút hoặc nửa giờ tính từ lúc cổng hang mở ra, thì nó sẽ tự động đóng lại. Nếu một nhà bác học nào đấy quá say sưa chọn sách, không để ý đến thời gian và cứ nấn ná trong hang – việc này thỉnh thoảng cũng có xảy ra – thì rồi sẽ chết đói trong ấy, bởi phải chờ đúng một năm sau cổng hang mới lại mở ra.
Theo như lưu truyền, - người loan tin nói tiếp – chính nhà hiền triết Chehabetdin đã cho đào nên cái hang này để chứa các kinh sách của ông ấy – kể cả những cuốn do ông trước tác và những cuốn ông thu thập được từ khắp nơi trên thế giới. Suốt cả cuộc đời ông, nhất là những năm cuối đời, ông không tiếc công sức bỏ ra thu thập kinh, sách. Và kết quả công cuộc ấy là ông đã tích được hơn hai mươi ngàn cuốn sách riêng về cách luyện đá thành vàng, về các phương pháp tìm kiếm và phát hiện các kho tàng dưới đất. Lại có những cuốn sách dạy làm những việc kỳ diệu, như biến dạng một con người trở thành một con thú, hoặc là phả cho cây cỏ trở thành vật có hồn, nói tóm lại mọi bí quyết của đất trời đều được ghi chép lại trong một số cuốn sách nào đó, đặc biệt trong những cuốn do chính Chehabetdin biên soạn.
NGÀY THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI CHÍN.
Tôi chăm chú theo dõi những điều người loan tin trình bày. Người ấy còn cho biết thêm, để bảo đảm an toàn cho kho sách quý báu lưu trữ trong hang đá, nhà hiền triết Chehabetdin đã yểm bùa bốn cánh cổng, vì vậy cho dù chỉ làm bẳng gỗ trầm hương bình thường, không ai có cách nào mở ra hoặc phá vỡ, cho dù với tài năng hoặc sức lực nào.
- Sự thận trọng ấy xem chừng chẳng cấn thiết lắm – tôi nói – bởi tất cả mọi người ai cũng vào được trong hang và tự do chọn sách ra cơ mà, người ta có thể lấy đi hết. Tôi ngạc nhiên sao cho đến nay tình trạng ấy vẫn chưa xảy ra.
- Thầy rất có lý khi nghĩ vậy, thưa thầy, - người loan tin mỉm cười đáp – bởi tôi chưa thưa thầy rõ, những người lấy sách trong hang mang về nhà bắt buộc sang năm sau phải mang đến trả lại chỗ cũ. Quên việc ấy đi ắt gặp chuyện không hay đấy. Có những thần linh chuyên lo việc giữ gìn thư khố ấy. Người nào đãng trí quên thì sẽ bị các thần linh ấy quấy rầy không yên, thậm chí có một vài người có lòng tham lam muốn giữ sách làm của riêng, đã phải đền bằng mạng sống của mình.
Biết rõ tất cả những điều vừa nghe, tôi cảm ơn người loan tin và xin cáo từ. Rất hài lòng về những chi tiết trên, tôi nảy ra ý sáng mai sẽ đi vào trong hang sách cùng với những người hiếu kỳ ở thành phố. Hơn thế, tôi còn quyết định sẽ ở luôn trong hang sau khi mọi người ra khỏi, cho dù sao đó có việc gì xảy ra. Tôi đã am tường khá sâu pháp thuật, chẳng có gì phải lo ngại nếu gặp các thần linh.
Ngay lập tức tôi ra khỏi kinh thánh Carim, đi theo hướng về bờ biển Caspi. Đến chân núi Hồng Sơn, tôi nhìn thấy bốn cái cổng làm bằng gỗ trầm hương đúng như anh loan tin cho biết, trên các cánh cổng có chạm hình các linh thú, đấy chính là nơi bùa thần được yểm.
Tôi trèo lên núi, nằm nghĩ giữa sườn núi hồng toả hương thơm nhè nhẹ. Tôi nôn nóng muốn mau chóng được vào trong hang, thành thử đêm hôm ấy không sao ngũ yên giấc. Cuối cùng trời rạng sáng. Từ phía thành phố đã có rất đông người kéo ra. Nghe tiếng chân họ rậm rịch, tôi vội suống núi, để mình khỏi là người cuối cùng lọt được vào hang.
Các ngôi sao trên trời vừa lặn, thì đột nhiên bốn cánh cổng ở bốn hướng của quả núi tự động mở ra, gây nên tiếng ầm ầm khủng khiếp. Mọi người ùa vảo, toả đi khắp nơi trong hang đá, quả rất rộng, đúng như người loan tin hôm qua đã nói trước với tôi. Nói ở đây có vô vàn là sách và sách chẳng ngoa chút nào. Dọc trên các giá đóng bằng gỗ lô hội kê sát các thành hang, sách được xếp ngay ngắn, mỗi chiếc giá đều có nhãn ghi rõ giá này sếp sách thuộc môn khoa học nào. Giữa các hàng sách xếp trên giá lộ nhiều chổ trống, nhưng các nhà bác học mời vào đã mau chóng mang sách đã mượn trả lại và xếp vào các chổ trống ấy. Đồng thời trên các giá lại xuất hiện những chổ trống khác, bởi các nhà thông thái ấy lai chọn mượn những cuốn khác và vội vàng ra khỏi hang.
Một lát sau, tôi lại nghe tiếng chuyển động ầm ầm, đấy là bốn cánh cổng đang tự động đóng lại. Lúc này chỉ còn mình tôi ở lại trong hang. Bởi hang sách được chiếu sáng từ các cổng, nay các cổng đóng chặt rồi, bên trong tối như mực, ngữa lòng bàn tay không nhìn thấy.
Giá là một người nào khác chứ không phải tôi hẳn hết sức bối rối trong hoàn cảnh ấy. Nhưng tôi biết cách làm tan bóng tối. Tôi bắt đầu dùng pháp thuật bắt các thần linh trong nom hang sách này phải phục mình, sau đây tôi lệnh cho họ mang đèn đến, làm sao cho trong hang lúc nào cũng có ánh sáng đủ để đọc sách.
NGÀY THỨMỘT TRĂM BỐN MƯƠI.
Một khi các thần linh đã chịu khuất phục một người nào đó, họ nhất nhất vâng lời các mệnh lệnh người ấy truyền. Tất cả các thần giữ hang ra đi và trở về trong nháy mắt, mang theo đủ đèn để chiếu sáng mười cái hang chứ không chỉ một cái hang này, cho dù nó rất rộng. Tôi nghĩ các thần linh dường như đánh cắp hết tất cả đèn đóm ở kinh thành Carim mang về đây cho tôi. Chưa bao giờ trong hang có nhiều đèn sáng y như một đêm hội vửa mở để mừng sự có mặt của tôi trong hang đá. Đâu đâu cũng có đèn, đèn để đọc theo các giá sách, đèn tro trên mái vòm cao, ngước nhìn lên như thể bầu trời đầy sao. Tôi hài lòng được các thần linh phục vụ chu đáo.
Vậy là tôi vùi đầu đọc nhiều cuốn sách khá kỳ lạ. Có những cuốn luận bàn những điều kỳ diệu của hoá học và các môn khoa học bí truyền, tuy nhiên văn phong quá bóng bẩy, ngôn từ quá rối rắm, đến nối các nhà thông thái từng xem những cuốn sách ấy không sao hiểu thấu hết nghĩa lý. Muốn thấu triệt nội dung, phải có sẵn trong đâu tất cả kiến thức như tôi đã có.
Tôi muốn ghi chép lại một vài đoạn trong sách. Tôi vừa ngỏ ý, các thần linh đã vội vàng mang đến đủ giấy bút, làm như họ đúng là những tên nô lệ tận tuỵ với chủ. Họ còn lo việc đi tìm thực phẩm mang vào hang cho tôi, khi thần dược tôi mang theo đã cạn kiệt. Ngày nào các thần cũng mang vào hang cho tôi nhiều món an ngon cùng với rượu nho tuyệt vời của vùng Sira. Tôi chỉ co việc nói lên mình cần thứ gì, ngay tức khắc các thần cung ứng đủ. Tôi sống thật thoải mái trong hang đá ấy. Cũng có những cuốn sách hết sức bổ ích, qua những trang sách ấy tôi học được nhiều điều huyền bí của thiên nhiên. Tôi đọc sách suốt môt năm ròng không hề chán.
Đến đầu năm sau, các cổng hang tự động mở ra như thường lệ. Những người hiếu kỳ lại đổ xô vào hang. Nhưng không một ai chờ đợi trong hang có nhiều đèn đóm sáng rực đến thế, cho nên ai nấy đều kinh hoàng. Mọi người vội vức lại những cuốn sách mang đến trả rồi ba chân bốn cẳng chạy thoát ra ngoài. Tôi cũng có ý nên ra ngay cùng với họ. Cần nói rõ, trong thời gian một năm ở trong hang, tôi để cho tóc, râu, lông mày mọc tự nhiên, thành ra bộ dạng người tôi trong rất kỳ cục, khiến ai nhìn thấy không khỏi khiếp đảm. Nhiều người kêu lên: "Phù thuỷ Muc đấy, đích thị phù thuỷ Muc kia rồi!"
Phù thuỷ Muc vốn là một nhân vật xưa nay chuyên gây nên tai hoạ cho xứ sở này. Lão phù thuỷ ấy thường sử dụng pháp thuật cao cường để làm hại người đời. Nhân dân ai cũng kêu ca về lão. Nhà vua nước Carim nhiều lần huy động cả quân đội, nhưng chẳng sao bắt được lão. Lần nào lão cũng lẫn trốn giỏi như trạch, vì vậy chưa bao giờ phải chịu tội.
Nghe mọi người gọi mình là phù thuỷ, vì thiếu thận trọng, tôi định tìm cách giảng giải cho họ hiểu ra. Tôi nói với dân chúng:
- Hỡi những người anh em của tôi, các bạn nhầm rồi, tôi không phải lão phù thuỷ Muc các bạn đã nói đến đâu. Toi tuyệt nhiên không có mảy may ý định gây hại cho các bạn.
Mọi người ngừng la hét nhưng chẳng ai tin lời tôi. Được một số người can đảm khích lệ, đám đông vây chặc tôi vào giữa, rối nhất tề xông vào bắt giữ.
Lúc này, chỉ cần niệm một câu thần chú, tôi đã xô tất cả bọn người đổ nhào xuống đất và thoát khỏi tay họ ngay, nhưng tôi nghĩ chẵng cần kháng cự làm gì, để yên cho mọi người muốn làm gì thì làm. Họ càng tin tôi là phù thuỷ Muc. Sau khi trói nghiến tôi lại, họ dẫn tôi đến trình quan chánh án. Vừa nhìn thấy bộ dạng của tôi, viên quan đã phán ngay:
-Tên khốn kiếp kia, lần này mày đừng hòng thoát khỏi tội. Mày làm dơ dáy cuộc sống này từ lâu bởi những hành động ghê tởm cúa mày. - Phán xong, quan quay sang nói lại với viên giúp việc - Ngay tức khắc, hãy cho dẫn tên này đến quang trường công cộng, nơi ta vẫn hành quyết những tên tội đồ nguy hiểm nhất.
Viên chánh án vừa ngừng lời, bọn lính đã tóm lấy tôi, dẫn đến một quãng trường khá rộng. Trong thời gian ấy, viên chánh án vào triều tâu với nhà vua, xin nhà vua cho ý kiến nên xử tên phù thuỷ bằng hình thức nào.
NGÀY THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI MỐT.
Quốc vương nước Carim nghe lâu lão phù thuỷ Muc đã bị bắt và hiện đã bị áp giải đến quãng trường chờ hành quyết, liên kêu kiệu đến tận nơi. Vừa mới đến, chỉ nhìn thấy bộ mặt tôi, vua đã truyền bắt tôi phải chịu chết trên giàn lữa. Vua chưa dứt lời, người ta đã mang tới một giàn hoả thiêu đủ chổ thiêu sống một lúc hai chục tên phù thuỷ. Công việc tiến hành nhanh chóng lắm, bỏi nhân dân tự động mang củi gỗ tới góp nhiều không kể xiết. Ai ai cũng thích thú chờ đợi xem cảnh tôi bị thiêu đốt thành tro.
Tôi kiên nhẫn chờ cho người ta dẫn tới trói vào giàn hoả thiêu. Nhưng khi lữa vừa châm, tôi niệm mấy câu thần chú làm đứt tung moi dây nhợ trói buộc. Tôi nhặt một thanh gỗ, hoá phép thành một cỗ xe chiến thắng và bước lên xe. Tôi cho cỗ xe bay lượn nhiều vòng trên không trung. Nhân dân kinh thành Carim xem cỗ xe của tôi bay lượn cũng thích thú y như họ được nhìn thấy tôi bị đốt cháy trên giàn lửa vậy. Tiếp đó tôi cất cao giọng nói với nhà vua nước Carim:
- Hỡi vua Clit-Arxơlan kém công minh kia, ngươi muốn hành quyết ta như giết chết một tên khốn kiếp, ngươi nên biết ta không phải một lão phù thuỷ mà là một bậc hiền triết. Ta có khả năng làm nhiều điều kỳ diệu hơn rất nhiều những gì ngươi đang được nhìn tận mắt.
Nói xong, tôi biến mất, khiến nhà vua cũng như toàn thể dân chúng có mặt ở đấy, vô cùng kinh ngạt.
Sau việc xảy ra ấy, tôi du hành suốt mười năm liền. Tôi đã đến các thành phố Cairo và Batda, đã đi nhiều vùng trên đất Ba Tư. Bất kỳ đến đâu, tôi cũng tạo nên hạnh phúc cho bạn bè. Sau khi chu du khắp thế giới, đến thành phố Astrakhan, tôi nảy ra ý muốn làm một việc gì đấy để người đời nói đến mình. Tôi ra ngoài kinh thành, tìm một nơi nhiều cây cối, chặt bốn mười cành cây dài bằng nhau, rồi niệm câu thần chú biến bốn mươi cành cây ấy thành bốn mươi con người. Tôi sai chúng tạo dựng nên khu nhà tắm bên ngoài cổng đô thành như bệ hạ đã thấy. Tâu bệ hạ, bốn chục cành cây ấy chính là bốn chục tên hầu. Chính vì lẽ ấy tôi có lý do để hỗi nãy tâu với bệ hạ, tất cả đều cùng một mẹ sinh ra, bởi tẩt cả đều từ đất mọc lên.

Chương 20: CHUYỆN QUỐC VƯƠNG HOCMÔ, BIỆT DANH NHÀ VUA KHÔNG PHIỀN NÃO - NGÀY 142, 143, 144, 145

Avixen nói đến đây thì ngừng lời. Quá thú vị về những điều ông vừa kể, tôi thốt lên:
- Hỡi nhà đại thông thái, hạnh phúc xiết bao cho ai được kết bạn với ông. Sau những điều ông vừa cho nghe, ta nghĩ hẳn chẳng có việc gì ông không làm được. Giờ ta không ngạc nhiên nữa về việc bốn mươi chàng trai của ông đã làm nên, bởi chính ông sai khiến chúng làm. Ta cũng nghĩ nếu ta truyền cho chúng đưa về đây ngay cho ta ta công chúa nước Carim, nàng Rêzia, hẳn chúng vẫn có thể thực hiện nhiệm vụ rất khó khăn ấy.
- Chắc chắn thế! - Avixen đáp -Nếu ngài muốn vậy, chúng tôi sẽ bay về cùng công chúa, bắt nàng ngay giữa đám đông cung nữ hầu hạ, đưa về đây trình ngài ngay chốc lát.
- Ta muốn! - Tôi hăng hái đáp - Ôi, được vậy, thật ngài không thể làm việc gì khác khiến ta thích thú hơn.
- Rồi bệ hạ sẽ được hài lòng, - Avixen nói, - Hơn nữa bản thân tôi cũng vui mừng có cơ hội bắt được nhà vua nước Carim phải trả mối hận cho mình.
Nói xong, nhà đại thông thái đưa mắt nhìn chú trai, ra hiệu bảo hãy đi đi. Tên nô lệ biến mất gây nên tiếng động lớn, và lát sau quay trở về cùng với nàng công chúa nước Carim.
NGÀY THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI HAI.
Dĩ nhiên tôi không thể không nhận ra nang Rêzia, cũng như không thể nén nổi niềm vui được gặp lại người mình xiết bao yêu dấu. Tuy nhiên, cho dù phấn khởi bao nhiêu trước sự tái ngộ bất ngờ này, với cung cách nàng đột ngột xuấ t hiện vừa rồi, cũng khiến cho tôi chút ngần ngại. Tôi e đây chỉ là một bóng ma. Tôi chưa thể tin vao mắt mình. Tôi nói với nhà thông thái:
- Xin ông làm ơn, chớ đánh lừa ta nhé. Trước mắt ta là ảo ảnh về nàng Rêzia xinh đẹp, hay đấy chính nàng công chúa nước Carim? Xin ông hãy nói thật đi, ta nên nghĩ sao bay giờ ?
- Tâu bệ hạ, xin ngài chớ có ngại ngùng - ông đáp - Đấy chính là nàng cong chúa Rêzia. Xin ngài hãy ngắm kỹ dung nhan nàng, xin ngài hãy vững tâm bày tõ tình cảm với nàng.
Nghe Avixen nói vậy, tôi quỳ xuống dưới chân nàng Rêzia, và không để nàng kịp hoàn hồn, tôi thốt với nàng những lời như sau:
- Ôi, hỡi nàng công chúa của ta, ta đã mất hết hy vọng tưởng chẳng bao giờ còn được nhìn thấy lại dung nhan kiều diễm của nàng. Chính nhờ có nhà đại thông thái đây đã dùng phép thần thông giúp kiến tạo nên nỗi vui này. Việc bắt trộm nàng đến đây là hệ quả tài năng bà bác học, hay nói đúng hơn, của mối tình say đắm ta vẫn dành cho nàng.
Nàng hãy nhận kỹ người trước mặt nàng đây, người ấy chính là chàng trai đã xuất hiện trước nàng trong bộ áo quần chú giúp việc làm vườn. Nàng biết rõ, nàng đã đối xử tàn bạo với chú ấy ra sao khi phát hiện chú dám to gan cải trang, và sau đó chú đã may mắn thoát khỏi cái chết gang tất trong trường hợp nào. Cho dù nàng đối xử thật khắc khe với ta, ta vẫn không thế nào thôi yêu quý nàng. Sau khi đã rõ những điều vừa rồi, thưa bà hoàng của ta, bà cứ nổi trận lôi đình với kẻ bạo gan đã dám dùng bạo lực để chiếm hữu nàng. Nhưng xin nàng vui lòng, trước đó, hãy nhận ra kẽ bạo gan ấy chính là quốc vương bất hạnh nước Xiêcca, người đã từng cử sứ thần sang yết kiến phụ vương nàng để xin cầu hôn.
Các vị có thể hiểu, nếu tôi ngạc nhiên được gặp lại nàng công chúa Rêzia, thì nàng cũng bàng hoàng không kém, tự dưng thấy mình bị bắt đến một nơi xa lạ. Tôi chờ đợi, không phải không lý do, sẽ nghe nàng tuôn ra những lời xúc phạm khi nhận ra tôi là ai. Nhưng nàng lại đáp như sau:
- Trước đây, quả tôi có bất bình vì sự táo tợn của ngài, song bây giờ tôi lại có lý do để tha thứ cho ngài về sự táo tợn này.Tôi sắp thành hôn với một nhà vua mà tôi ghét cay ghét đắng; vì vậy làm sao tôi có thể bất bình khi bỗng dưng có người dùng vũ lực bắt tôi đi, nhờ vậy giúp cho tôi thoát một cuộc hôn nhân mình kinh tởm.
Tôi vội ngắt lời nàng:
- Nàng nói sao, thưa nàng công chúa Rêzia? Nàng vẫn chưa là vợ của nhà vua Gazna sao?
- Chưa, tâu bệ hạ, - nàng đáp, - Từ ngày sứ thần của ngài rời kinh đô Carim, đã xảy ra khá nhiều việc ngài chưa rõ, em xin trình bày tiếp để ngày hay. Sau khi quân đội vua Gazna liên minh với quân đội nước Canđaha đánh bại quân của phụ vương em, hai quốc vương ấy định xua quân tiếp tục tiến về bao vây kinh đô nước Carim. Nhưng phụ vương em đã kịp phái một đại thần đến gặp họ và thoả thuận ký một hoà ước, theo đó là điều khoãn quan trọng nhất là em được mang sang gã ngay không chậm trể cho quốc vương nước Gazna.
Vào đúng hôm phái đoàn của em chuẩn bị khởi hành đi Gazna, thì nhận được một tin báo: Qước vương nước Canđaha nghe đồn đại về nhan sắc em, cũng sinh lòng yêu quý và cũng có ý muốn cưới em về làm hoàng hậu. Vua Canđaha đã nói thẳng điều ấy với vua Gazna. Hai nhà vua vì vậy bất hoà với nhau, dẫn đến xung đột và trong cuộc chiến này, quân đội của vua Canđaha lại chiếm phần ưu thế.
Tin tức trên chẳng bao lâu sau được xác nhận. Một võ quan do nhà vua Canđaha cấp tốc phái đến kinh thành Carom thông báo cho phụ vương em rõ: Ông ta đã chiến thang hoàn toàn, vua Gazna đã tử trận, và ông ta có ý định lên làm vua luôn cả nước Gazna. Vị võ quan này đồng thời cũng chuyển lời vua Canđaha xin em về làm hoàng hậu nước ấy. Phụ vương em không dám khước từ lời cầu hôn của một quân vương hùng mạnh dường ấy. Ngài đành chấp nhận và báo cho em rõ để tuân hành, mặc cho em không đồng tình vì em nghe người ta đồn đại không hay về nhà vua này, em rất ghé ông ta, cho dù viên võ quan đến cầu hôn cố tô vẽ cho chúa tể của mình.
Em đang chuẩn bị để sáng sớm mai, vĩnh biệt phụ vương em lên đường, đến sống với một người chồng em căm ghét. Lúc nãy em đang quây quần với các cung nữ, tâm tình với họ, rằng em thù ghét cuộc hôn nhân này lắm lắm thì đột nhiên một người đàn ông hiện ra túm lấy người em và đưa em bay về chốn này trong nháy mắt.
NGÀY THỨ MỘT TRĂMBỐN MƯƠI BA.
Tôi quá mừng hay tin nàng Rêzia chưa phải lấy chồng, nghe đến đây, lại không thể không ngắt lời nàng:
- Ôi, hỡi nàng công chúa của ta! Có đúng là nếu không có hành động bạo lực của ta như vừa rồi, nàng đã phải sa vào tay một quân vương nàng thù ghét ? Đây quả là một tình tiết giảm nhẹ tội cho ta.
Đến lượt công chúa ngắt lời tôi:
- Nó không thể làm giảm nhẹ tội cho ngài, nhưng nó khiến cho em không còn lý do để có thể trách cứ ngài.
- Đã vậy thì, thưa công chúa, - tôi bảo nàng, - tôi van nàng hãy xá hết tội cho tôi đi, và hãy vui lòng nhận ngôi hoàng hậu nước Xiêcca mà tôi mang hiến dâng nàng cùng với trái tim của mình.
Tôi không muốn thuật lại những lời lẽ tôi nói thêm sau đó để thuyết phục nàng Rêzia thông cảm với tình yêu của tôi. Điều khiến tôi vô cùng cảm động là nàng ngỏ ý đồng tình kết hôn, với điều kiện tôi được phụ vương nàng chấp nhận.
Tôi hỏi ý kiến ong Avixen, ông khuyên:
- Ngày nên phái một sứ thần sang gặp quốc vương nước Carim báo tin cho nhà vua biết, công chúa con gái người hiện ra sao, đồng thời ngỏ lời xin cầu hôn. Còn mọi việc khác, để tôi lo.
Theo lời khuyên, tôi phái ông Huxêin một lần nữa cất công đi sứ sang triều đình nước Carim cùng nhiều tặng vật mới. Trong khi chờ đợi ông về, tôi thân hành dẫn công chúa Rêzia đến sống tạm ở trong một ngôi nhà đẹp nhất trong hoàng cung và truyền cho mọi người hầu hạ nàng đúng lễ, như thể nàng đã thực thụ là hoàng hậu của tôi rồi.
Còn đối với bật triết gia Avixen mà tôi vô cùng hàm ơn, tôi mời ông ở lại triều đình, muốn sống theo cách nào tuỳ sở thích. Tôi nói:
- Ta không dám mời ông làm tể tướng vì chức vụ ấy không sứng đáng với ông. Chúng ta hãy là bạn của nhau. Ông hãy chia sẽ quyền lực tối cao với ta. Ta không biết có cách nào hơn thế để bày tỏ lòng biết ơn về tất cả những việc ông đã làm giúp ta.
Avixen đáp, ông hết sức hài lòng và cảm ơn đươc tôi ông là một người bạn, đấy là phần thưởng cao quý nhất, không thể nào có cách trả công hơn thế.
Trở lại chuyện đi sứ của ông Huxêin sang nước Carim, tôi thấy cần nói rõ với hai vị tình hình ở đấy lúc ông sang tới nơi.
Sau khi được tin công chúa bị bắt cóc, quốc vương nước ấy cho hội tất cả đại thần trong triều cũng như mời các vị lãnh chúa đang cai quãn các lãnh địa trong toàn quốc về, cùng bàn bạc nên xữ trí ra sao trong cãnh ngộ éo le này. Mọi người nhất trí nên nhờ cậy một nhà chiêm tinh học tài giỏi nước Shêhêrestan. Ông còn tính toán và cho biết công chúa đang có mặt trong cung của tôi. Thế là, một sứ giả được hoả tốc phái sang nước Canđaha thông báo cho vua nươc ấy biết rõ vừa sãy ra chuyện tài đình, và đề nghị vua nước ấy hãy cất quân phối hộp với quân của vua Carim kéo sang Astrakhan hỏi tội tôi về vụ bắt cóc trộm công chúa. Được tin, vua Canđaha bừng bừng nổi giận. Nôn nóng muốn báo thù, vua động binh ngay tức khắc. Vua thân chinh chỉ huy quân đội, đại quân đã vượt qua sông Nua va hiện đang nhanh chóng tiến về kinh thành Carim. Vừa lúc ấy quốc vương nước này hay tin sứ thần của tôi đến.
Vua Clit-Arxơlan là một người bản tính hung bạo. Vua sai bắt trói và dẫn sứ thần Huxêin đến trước mặt. Nhà vua ấy giận dữ xĩ mắng:
- Ta đoán biết phái bộ mi đến đây nhằm mục đích gì. Có phải mi đến đây nhân danh chúa tể nham hiểm của mi bảo cho ta rõ, con gái ta đang hiện đang bị y giam cầm bất chấp luật pháp và lẽ phải. Rồi vua của mi sẽ phải hối hận vì đã dám xúc phạm đến ta. Trong khi chờ đợi ta cho đốt cháy cả nước Xiêcca thành tro bụi, ta ra lệnh chặt đầu mi trước. Ta tiếc hôm nay chưa có dịp trị tội vua của mi, đã bất chấp thế thống các quốc vương, dám làm nhục hoàng triều ta bằng cách thông qua pháp thuật của một tên phù thuỷ để bắt cóc công chúa.
Nói xong, vua sau dựng lên một đoạn đầu đài ngay trước đại điện ở hoàng cung, dẫn ông Huxêin lên đấy, rồi truyền cho nhân dân khắp kinh thành đến chứng kiến việc gia hình. Nhưng, vừa lúc tên đao phủ vung đao lên định chặt đầu ông Huxêin thì tự động ông ấy được nhất bổng lên không trung và biến mất, khiến nhà vua cũng như toàn thể nhân dân đang đứng xem vô cùng kinh ngạc.
NGÀY THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI TƯ.
Nhà vua nước Carim nghĩ, không ai khác người đã dùng phép thần bắt trộm đi con gái ông nay chính là thủ phạm vụ giải thoát sứ thần Huxêin. Vua càng điên tiết:
- Ít nhất cũng phải tìm bắt cho được bọn người Xiêcca đã đến nước ta cùng với viên sứ thần ấy và giết chết tất cả bọn chúng cho ta.!
Lính cấm vệ của vua cấp tốc chạy đến nơ sứ bộ của ông Huxêin nghĩ lại, nhưng không còn thấy một người nào. Tất cả đều đã được các chú trai của nhà bác học Avixen mang đi khỏi từ bao giờ.
Tôi cũng được biết những chuyện ấy một lát sau khi công chúa tới cung tôi. Lúc ấy ông Huxêin đột ngột xuất hiện tại triều đình và thuật lại cho tôi nghe tất cả mọi điều như trên. Ông thông báo tiếp, hai nhà vua nước Carim và nước Canđaha đã liên minh với nhau, đang rầm rộ kéo quân vào xâm lăng bờ cõi nước Xiêcca. Ông vừa nói đến đấy thì Avixen xen vào câu chuyên. Cả ba chúng tôi cùng nhau cười thích thú về vụ nhà thông thái vừa gây nên ở triều đình Carim. Tiếp đấy bàn đến cuộc chiến sắp xảy ra. Ông Avixen nhận thấy, dù sao tôi cũng không khỏi có ít nhiều lo lắng, liền trách:
- Tâu bệ hạ, cớ sao ngài còn tỏ ra băn khoăn, khi đã có ta bên cạnh ngài? Cho dù cả nước Ấn Độ, nước Trung Hoa và tất cả các bộ tộc Mông Cổ liên minh với các kẻ thù của ngài, tôi cũng có cách đánh cho họ không còn mảnh giáp. Quân của quốc vương nước Carim và quốc vương Canđaha mưu đồ tàn phá đất nước ngài ư? Không sao. Có tôi đây, tôi xin bảo vệ vững chắc biên cương của ngài. Xin bệ hạ hãy để việc ấy cho tôi lo, tôi sẽ có cách thực hiện tốt hơn các vị tướng lĩnh của ngài.
Tôi cảm ơn nhà thông thái về lời hứa hẹn ấy. Thấy mọi công việc đều suôn sẽ, tôi không còn lo âu mà nữa ngược lại chỉ náo nức mong sao quân đội hai nước ấy sớm kéo đến bờ Vonga.
Mong muốn của tôi mau chóng trở thành thực tế. Hai nhà vua xua lính hành quân hoả tốc, chẳng bao lâu đã gần tới biển Caspi, vượt qua sông Giaxac ở vùng cửa khẩu, tiến sát bờ sông Giaich. Tin tức về một đạo hùng binh đang kéo đến xâm lăng bờ cõi, làm nhân dân thành Astrakhan náo động. Bởi tôi hoàn toàn tin tưởng vào Avixen và theo lời khuyên của ông, tôi chỉ ra lệnh động viên một đội quân không đông lắm, dân chúng thấy vậy e rằng, số quân sĩ ít ỏi ấy làm sao địch nổi một đạo quân xâm lăng hùng mạnh, mà tin đồn đại còn thổi phồng thêm là vô cùng đông đảo vô cùng tinh nhuệ. Dân tình xôn xao, như kinh thành Astrakhan sắp bị cướp phá sạch sành sanh và tất cả sắp trở thành tro bụi tới nơi.
Về phía địch, chúng cũng biết, chúng tôi huy động rất ít quân đội, vì vậy nghĩ chắc chúng tôi chưa dám đưa đội quân nhỏ ấy lên nghênh chiến. Quân địch tin tưởng có thể tiến thẳng vào kinh thành Astrakhan chẳng cần qua chiến đấu. Chúng hạ quyết tâm làm cỏ tận gốc cả vương quốc này, sau đó tha hồ tàn phá cướp bóc rồi chiến thắng trở về mang theo vô vàn của cải chiến lợi phẩm. Tuy nhiên tình hình thực tế chẳng bao lâu đánh tan sự ngộ nhận ấy,và hoàn toàn không dành cho chúng kết quả như chúng mong chờ.
Avixen giữ lời hứa. Ông quyết định sẽ chĩ dùng bí quyết nào đấy để giải thoát quốc gia tôi khỏi hoạ xâm lăng. Hai chúng tôi thân chinh dẫn đầu quân đội, vượt qua sông Vonga, và cho hạ trại khi chỉ còn cách quân địch chừng hai dặm. Lúc này vị triết gia gieo rắt sự rối loạn trong hàng ngũ đối phương. Ông tạo nên một mối bất hoà giữa quốc vương Canđaha và nhà vua nước Carim. Sự bất đồng mỗi lúc một trở nên nghiêm trọng hơn, đến nỗi hai đạo quân liên minh trở thành đối thủ thật sự. Chúng quay lại đánh lẫn nhau. Sau một trận chiến đẫm máu kéo dài, vua Canđaha tử trận cùng với tất cả quân sĩ của mình. Quân vua Carim làm chủ chiến trường. Nhưng ông chẳng có gì vui mừng nhiều trước thắng lợi. Qua trận chiến ác liệt, quân số của vua còn lại quá ít ỏi, không đủ sức chống trả khi quân đội chúng tôi bắt đầu mở cuộc tấn công. Chúng tôi cho quân bao vây bốn mặt. Không có cách nào khác, vua Carim đành bó tay đầu hàng. Tôi dẫn cho ông về kinh thành Astrakhan.
Nhà vua ấy khá hài lòng về cách tôi đối xử với ông ta. Tại kinh thành Astrakhan ông được nghênh tiếp với những lễ nghi trọng thể nhất. Tôi chẳng từ nan bất cứ việc gì để xoa dịu mối hận thù trong lòng nhà vua. Nhưng, rốt cuộc, sự đóng góp quan trọng hơn cả, có lẽ là những điều công chúa kể lại cho vua cha mình rõ. Nàng nói rất chi tiết về sự ưu ái của tôi, về mối quan tâm của tôi làm sao cho nàng ngày nào cũng có khách tiêu khiển, nhất là nàng đề cao thái độ kính trọng tôi trước sau vẫn dành cho nàng. Nhà vua rất cảm kích về thái độ kiềm chế của tôi và cuối cùng thuận tình cho công chúa con gái ông thành hôn với tôi.
NGÀY THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI LĂM.
Giờ đây chỉ còn có chuyện hội hè, khánh chúc, mừng vui. Lễ hội huy hoàng được tổ chức để mừng hôn lễ quốc vương cưới nàng công chúa. Cả kinh thành sống trong niềm hoan lạc suốt một năm ròng, hay nói đúng hơn, lễ hội vui chơi kéo dài từ hồi ấy cho đến tận bây giờ.
Vua Clit-Arxơlan, mà hôn lễ của con gái làm cho ông đươc khuây khoả phần nào trước sự thất trận, mang quân trở về đất nước mình. Trước khi từ giã, vua có nhiều dịp trò chuyện với nhà thông thái Avixen, giờ đây không bị ông coi là một tay phù thuỷ nữa. Nhà vua không những xá lỗi cho Avixen đã gây nên vụ bắt trộm công chúa cho tôi, mà còn hài lòng được kết thân với một người bạn như vị triết gia ấy. Tình hình ấy khiến cho nàng Rêzia được hoàn toàn thanh thản trong cuộc sống mới.
Sau lễ thành hôn, công chúa Rêzia không còn phải giữ vẻ cao ngạo thường ngày,thú thật từ lâu nàng đã có cảm tình với tôi. Tình yêu mỗi ngày một sâu đậm. Hai chúng tôi sống cuộc sống hài hoà trọn vẹn. Đột nhiên, người từng mang lại cho chúng tôi bao nhiêu diễm hạnh, nay trở thành cho chúng tôi cuộc sống bi thương.
Mặc dù nắm được bấy nhiêu môn khoa học thông tuệ, các kiến thức ấy vẫn không thể giúp ngăn nhà thông thái phải lòng nàng Rêzia, và mối tình định mệnh ấy rồi sẽ mang lại bất hạnh cho cả đời tôi. Để bày tỏ lòng trọng vọng, tôi đồng ý để ông hằng ngày được tiếp xúc với hoàng hậu. Các cuộc đàm đạo giữa ông với nàng làm tăng thêm nỗi đam mê trong lòng ông. Không làm chủ được mình, một hôm ông tỏ tình. Nàng Rêzia cảm thấy rất bị xúc phạm. Tuy nhiên nàng cũng ngại, không muốn làm phật ý một người có pháp thuật cao cường. Nàng chỉ buồn rầu nói với ông như sau:
- Ông Avixen à, xin ông hãy bình tĩnh trở lại, xin ông hãy vượt qua những cảm xúc như vừa bày tỏ. Như vậy sẽ có lợi cho cả ông và cho tôi. Xin ông hãy nghĩ đến tình bạn, hãy nghĩ đến sự tôn trọng chồng tôi từ trước tới nay đối với ông. Có lẽ ông nên lựa chọn một người đẹp khác để bày tỏ tình yêu thì hơn. Nhà vua rất yêu quý tôi, tôi cũng yêu thương nhà vua lắm lắm. Xin làm ơn, xin ông hãy thôi, chớ nên làm xáo động một cuộc hôn nhân do chính tay ông xây đắp nên.
Sự dịu dàng mềm mỏng của nàng công chúa đối với vị triết gia chỉ làm tăng thêm sự táo bạo của ông. Ông vẫn tiếp tục bày tỏ tình yêu, vẫn thôi thúc nàng Rêzia phải đáp lại tình cảm của mình, đến nỗi nàng mất hết kiên nhẫn. Nàng gọi ông là một người hỗn láo, nàng lên tiếng chê trách ông với thái độ quá kiêu căng quá khinh bỉ, khiến ông bị chạm tự ái. Ông Avixen bản tính vốn người nóng nảy. Tình yêu biến thành thù hận. Từ một người si tình tha thiết, ông trở nên một kẻ ghen tuông điên cuồng. Ông đưa mắt nhìn nàng Rêzia đầy doạ dẫm, và nói:
- Này, cô vô ơn bội nghĩa kia, chớ nghĩ cô có thể khinh thường tấm lòng tta mà không bị trừng phạt xứng đáng. Rồi cô sẽ nhớ đời việc khước từ tình yêu của ta. Ta sẽ cho cô thắm đòn ở điểm nhạy cảm nhất. Cô bảo cô yêu nhà vua chồng cô lắm lắm? Vậy ta sẽ trừng phạt cô ngay chỗ ấy.
Nói xong, ông ta hà hơi vào nàng công chúa và sau khi niệm mấy câu thần chú, ông biến mất luôn.
Hoàng hậu của tôi kinh hoàng nghe lời doạ nạt, song không cảm thấy có sự thay đổi nào trong người. Nàng nghĩ chắc Avixen chỉ có ý làm nàng kinh hãi. Chi sau mấy lần ngất đi đồng thời mất hết trí giác mỗi khi tôi đến gần, nàng mới nhận ra vị thông thái ấy đã đặt vào mình một cảnh ngộ, mà các vị đã có dịp tận mắt chứng kiến đêm hôm qua. Phép thần của Avixen làm cho cuộc đời tôi không còn có sự thanh thản. Tuy nhiên, cho dù cảm thấy vô cùng bất hạnh, tôi vẫn tạ ơn trời đất, ông ta đã không bắt mất nàng Rêzia của tôi.

Nguồn: docsach.mobi