Chương 9 (A): CHUYỆN HOÀNG TỬ FALALA, CON TRAI QUỐC VƯƠNG BEN-ORTOC, XỨ MUXEN
Tôi là con trai của nhà vua xứ Muxen, đức Ben-Ortoc vĩ đại. Tôi vừa tròn hai mươi tuổi, phụ vươnng tôi đã muốn cưới vợ cho tôi. Người sai dẫn đến cho tôi xem mặt nhiều cung nữ trẻ, trong số ấy có lắm cô khá đẹp. Tôi dửng dưng nhìn tất cả một lọat, chẳng thấy cô nào gây ấn tượng gì. Các cô cũng nhận ra điều đó. Mọi người đều đỏ mặt và cùng ra về. Ai nấy đều không vui vì chẳng một ai trong bọn họ chinh phục được trái tim hòang tử.
Phụ thân tôi cũng khá ngạc nhiên sao con trai mình dửng dưng trước gái đẹp như vậy. Trước đây người không hề hình dung điều đó. Ngược lại cha tôi vẫn tưởng, một khi trông thấy bấy nhiêu thiếu nữ xinh đẹp mỗi người một vẻ, chắc hẳn tôi sẽ gặp khó khăn trong sự lựa chọn. Tôi tâu với phụ vương, tôi chưa muốn lấy vợ. Nguyện nhân có lẽ tại tôi đang cực kỳ mơ ước được đi du ngọan đó đây. Tôi xin phép người cho tôi được một mình sang thành phố Batđa chơi, chắc sau chuyến đi ấy trở về, tôi sẽ đi đến quyết định lập gia thấy. Cha tôi không muốn trái con trai. Người cho phép tôi làm một chuyến du hành về thành phố vĩ đại ấy. Và để cho tôi có điều kiện đến thành phố ấy với tư cách một hòang tử con vua, phụ vương tôi truyền lệnh chuẩn bị cho một đòan tùy tùng thật sang trọng. Người sai mở kho tang lấy tiền vàng ra chất đầy lưng bốn con lạc đà. Người lại cắt cử nhiều gia nhân vốn quen hầu hạ trong cung đi theo phục dịch tôi, đồng thời cử một trăm binh sĩ lấy từ đội cấm vệ của người cho tháp tùng để bảo vệ tôi.
Vật là với đám tùy tùng đông đảo ấy tôi rời thành phố Muxen, lên đường đi về thành phố Batđa. Những ngày đầu dọc đường bình yên vô sự, chẳng có việc gì xảy ra. Nhưng một đêm, trong khi chúng tôi hạ trại nghĩ giữa một đồng cỏ, đột nhiên bị một tóan người Bêđuin rất đông đão xông vào tấn công. Phần lớn những người tùy tùng của tôi bị chúng giết hại ngay giờ phút đầu. Khi nhận ra mình đang lâm vào một thế hiểm nghèo ghê gớm, tôi vội tập hợp những binh sĩ cha tối đã phái theo để bảo vệ, dũng cảm đánh trả bọn cướp Bêđuin. Chúng tôi đánh hung dữ dội đến nỗi hơn ba trăm tên cướp ngã gục trước đường gươm mũi giáo của chúng tôi. Nhưng đến sáng, cậy vào thế đông, bọn cướp đông đảo vẫn bao vây được chúng tôi. Bực bội vào xấu hổ trướv sự đề kháng của một nhóm nhỏ người, chúng liền dốc tòan lực đánh mạnh hơn nữa. Cho dù chúng tôi cố gắng chống trả, cuối cùng vẫn bị chúng đánh bại. Chúng thu hết vũ khí và lột áo quần chúng tôi đang mặc trên người. Thông thường bọn giặc bắt sống nhưng người bị chúng chặn đường cướp của mang đi bán làm nô lệ, hoặc là để mặc tại chỗ cho chết đói chết khát bên đường. lần này chúng muốn trả thù cho đồng đội bị bỏ mạng, chúng đang tâm giết chết tất cả những người giờ đây không còn khả năng bảo vệ. Tất cả đòan tùy tùng của chúng tôi đều bỏ mạng trước lưởi gươm tàn bạo của bọn cướp. Tôi sắp chịu chung số phận với mọi người thì chợt nảy ra nên tự xưng mình là ai, tôi liền bảo chúng:
_ Hãy dừng tay lại, hỡi những người bạo gan kia. Các ngươi phải biết tôn trọng dòng máu quân vương chứ. Ta chính là hòang tử Falala, con trai duy nhất của đức Ben-Ortoc, quốc vương xứ Muxem. Ta là người thừa kế ngai vàng xứ ấy.
Tên Bêđuin thủ lĩng bọn cướp đáp:
_ Ta thật hài lòng nghe anh nói rõ anh là ai. Bởi ta có mối thù không đội trời chùng với cha anh từ lâu. Cha anh đã cho treo cổ không ít bạn bè ta chẳng may sa cơ bị bắt. Giờ đây ta cũng sẽ đối xứ với anh theo cách cha anh đã đối xử với đồng bọn ta.
Nói xong, nó sai trói gô tôi lại. Bọn cướp đọat nốt đòan ngựa và lạc đà của chúng tôi, rồi dẫn tôi đi bộ đến chân một quả núi nằm giửa hai cánh rừng, ỏ đấy có vô số lều trại nhỏ dựng lên, tất cả một màu xám xịt. Đấy là hang ổ bọn cướp. Chúng dẫn tôi đến lều của tên đầu lĩnh. Cái lều này rộng lớn hôn tất cả các lều khác và nằm chính giữa. Chúng giam tôi suốt một ngày ở đó, sau đó lôi ra trói vào một gốc cây. Chúng định để tôi đấy cho chết dần, trong thời gian chúng mãi đi làm ăn những chuyến khác. Nhiều tên cướp trước khi bỏ đi còn vây quanh tôi, chửi bới, chế giễu; tóm lại chúng tùm đủ mọi cách làm nhục tôi.
Chương 9 (B): NGÀY 49; 50, 51, 52, 53
Ngày thứ bốn mươi chín.
Tôi bị trói vào gốc cây ấy đã lâu lắm rồi, vừa đói vừa khát chắc chẳng bao lâu nữa sẽ trút hơi thở cuối cùng, thì một tên cướp đi thám thính trở về báo với tên đầu lĩnh Bêđuin biết có thể sắp có một chuyến làm ăn to: Cách đây chừng bảy dặm có một đòan lữ hành lớn tối mai sẽ hạ trại tại một nơi nào đó. Viên đầu lĩnh bọn cướp lập tức ra lệnh chuẩn bị khởi hành. Tất cả bọn lên ngựa, để tôi lại một mình trong hang ổ của chúng. Chúng chắc mẫm khi quay trở lại thì tôi đã chết ngỏm từ đời nào rồi. Tuy nhiên, dường như mệnh trời chưa muốn bắt tôi phải chêt. Vợ tên đầu llĩnh đem lòng thương hại tình cảnh của tôi. Ngay tối hôm bọn cướp lên đường, người đàn bà ấy đến bên gốc cây và nói với tôi:
_Chàng trai kia, ta thương hại nỗi bất hạnh của anh. Ta muốn cướp giúp anh. Nhưng nếu ta cởi trói và cho anh được phép tự do, liệu anh còn có sức để trốn chạy?
_ Tôi có đủ sức – tôi đáp- Thượng đế đã xui khiến bà thương hại đến tôi, thì thượng đế sẽ cho tôi đủ sức để chạy trốn.
Người vợ tên đầu lĩnh cởi trói, còn ném cho tôi một chiếc áo dài cũ của chồng với hai ba chiếc bánh mì, rồi trỏ cho tôi thấy một con đường: “Hãy cứ theo lối kia mà đi, cứ đi theo con đường ấy, chớ rẽ đi đâu khác, anh sẽ đến được một nơi có người ở.”
Tôi cảm ơn người phụ nữ đã cứu sống, rồi suốt đêm hôm ấy cứ lần theo mỗi con đường ấy mà đi, không đi ngang rẽ tắt sang bất kì một lối nào khác.
Sáng hôm sau tôi gặp một người đi bộ đang dắt hai con ngựa chở hai kiện hàng lớn trên lưng. Tôi đến gấn, xưng mình là một người nước ngòai không may đi lạc vì chưa quen đường đất xứ này, rồi hỏi ông đang đi về đầu. Người ấy đáp:
_ Tôi mang hàng hóa về thành phố Batđa bán. Nội trong hai ngày nữa tôi sẽ đến thành phố ấy.
Tôi liền đi theo ông ta, cho mãi khi vào đến bên trong thành phố, mới từ giã. Người đàn ông ấy đi lo công việc của mình, còn tôi, tôi vào một thánh đường, nghĩ ở đấy hai ngày hai đêm cho lại sức. tôi cũng không muốn ra khỏi thánh đường, sợ nhỡ gặp người thành phố Muxen họ sẽ nhận ra tôi chăng. Tôi xấu hổ thấy mình lâm vào tình cảnh này. Đã không tính chuyện nói cho mọi người rõ mình là ai, tôi còn muốn giấu diếm gốc tích. Tuy nhiên, đói thì đầu gối phải bò. Tôi không thể không lần ra khỏi nơi ẩn náu. Tôi quyết định đành phải đi xin ăn như một kẻ khốn cùng, torng khi chờ đợi nghĩ ra kế nào hay hơn.
Tôi đến bên cửa sổ tầng trệt một ngôi nhà to và lớn tiếng ngỏ lời xin được bố thí. Một bà giúp việc già mở cửa sổ, tay bà cầm một cái bánh định đưa cho người hành khất. khi tôi bước tới để đón chiếc bánh, tình cờ một ngọn gió nâng cái rèm che cửa sổ. Nhìn vào phòng, tôi thấy một thiếu nữ xinh tươi lạ lùng. Sắc đẹp lộng lẫy của nàng chói vào mắt tôi giống như một tia chớp, làm tôi gần như chóang váng. Tôi đón chiếc bánh mà chẳng rõ mình đang làm gì. Tôi đứng như phỗng trước mặt bà già giúp việc, quên cả nói lời cảm ơn. Tôi tỏ ra vừa ngạc nhêin vừa bối rối vừa bang hòang, đến nỗi bà tưỡng tôi là một con người ngớ ngẩn. Bà quay và nhà, để tôi một mình trên đường phố, cứ đứng đấy mà nhìn vào cửa sổ một cách vô vọng, bởi chờ mãi không có ngọn gió nâng bức rèm lên nữa.
Tôi cứ đứng đấy suốt ngày hôm ấy, chờ may ra còn đó một ngọn gió nữa thuận lợi cho mình chăng. Đến khi trơi sắp tối, đành tính chuyện ra về. Trước khi rời xangôi nhà ấy, gặp một cụ già tình cờ đi ngang qua, tôi hỏi ngôi nhà này của ai vậy. Cụ già đáp: đây là dinh cơ ngài Muaphac, con ytai ngài Atban. Đất là một vị quan to cao qu, vừa giàu vừa sang. Ngài vừa đựoc cử làm thống đốc thành phố này chưa bao lâu, thế mà không hiểu sao đã phát sinh bất hòa với quan chánh án. Ông nay đã tìm cách gièm pha với hòang đế, hy vọng ngài sẽ truất chức thống đốc của ông Muaphac, thế mà rốt cuộc ông chánh án thành công trong mưu đồ của ông ấy.
Sau chuyện tình cờ trông thấy vừa rồi, người tôi đâm mê mẩn. Tôi ra khỏi thành phố lúc nào không để . Đêm đến, đành vào một nghãi trang lớn, định ngủ tạm qua đêm trong ấy. Tôi nuốt miếng bánh chẳng mấy ngon lành cho dù lúc này bụng đang đói như cào. Ăn xong, tôi nằm xuống cạnh một ngôi mộ, đầu gối lên mấy viên gạch. Định ngủ song chẳng thể nào ngủ yên. Hình ảnh cô tiểu thư con ngài Muzaphac làm tim tôi rung động. Hình ảnh khả ái của nàng kích thích trí tưởng tượng, mặt khác bữa ăn vừa rồi quá ư đạm ạc, cũng khó làm cho giấc ngủ đến nhanh. Tuy nhiên trăn trở mãi rồi cũng thiếp đi. Chưa được bao lâu chợt có tiếng động mạnh cùng tiếng ồn ào bên trong ngôi một làm tôi giật mình thức giấc.
Ngày thứ năm mươi.
Khiếp đảm vì tiếng động không rõ nguyên nhân, tôi vội ngỏm dậy định chạy khỏi nghĩa trang. Hai người đang đứng ở lối vào ngôi mộ, nhìn thấy tôi từ trong đi ra chặn lại hỏi tôi là ai, đang làm gì trong nghĩa trang này. Tôi đáp:
_ Tôi là một người nuớc ngòai bất hạnh, vì gặp cảnh không may, đi đến chỗ phải ăn xin để kiếm sống. Tôi đến đây định ngủ nhớ qua đêm, bởi không có một nơi nghỉ nào khác trong thành phố.
Một người liền nói:
_ Anh là một kẻ ăn mày? Vậy hãy tạ ơn trời đất đã cho anh gặp chúng ta. Bọn ta sẽ cho anh chén một bữa linh đình.
Vừa nói hai người ấy vừa kéo tôi vào tuột trong ngôi mộ. Ở đấy đã có bốn người khác đang quây quần quanh một phiến đá dài dung làm bàn, ngồi ăn củ cải đường cùng quả chà là, và thi nhau nốc nhiều bình rượu lớn. Họ bảo tôi ngồi xuống bên cạnh. Tôi buộc phải ăn phải uống vì sợ họ. Thọat tiên tôi đã nghĩ ngay đây là bọn trộm cướp. Nghe chúng nói chuyện với nhau tôi hiểu ra là mình đóan đúng. Chúng đang nói về một vụ trộm lớn chúng vừa làm trot lọt. Chúng nghĩ hẳn tôi sẽ rất thú vị được nhập bọn, liền ngỏ Ý ấy ra, khiến tôi vô cùng bối rối. Các vị có thể hiểu làm sao tôi có thể bạn bè với lọai người như vậy. Nhưng tôi sợ nếu không chịu nhận lời, sẽ làm chúng nổi giận. Tôi bối rối do vậy. Tôi đang lung túng chưa biết nên đối đáp thế nào, thì bỗng nhiên một việc xảy ra giúp tôi thóat khỏi khó khăn. Đích thân viên phó của quan chánh án thành phố, theo sau có chừng hai, ba chục người mang vũ khí xộc vào ngôi mộ, túm lấy bọn trộm cướp và cả tôi nữa, mang tống tất cả vào trại giam khóa trái cửa lại để cả bọn đất suốt đêm hôm ấy.
Ngày hôm sau quan chánh án than hành hỏi cung những người vừa bị bắt. Bọn trộm thú nhận tội ngay, bởi chúng biết có chối cũng vồ ích. Về phần mình, tôi thuật lại cho quan chánh án nghe tôi gặp bọn chúng trong hòan cảnh như thế nào. Bọn trộm cũng xác nhận đúng như vậy, người ta liền cho tôi ra riêng một nơi. Hình như quan chánh án muốn thảm vấn riêng tôi trước khi tha cho về. Quả vậy, ông gọi tôi vào phòng, hỏi tôi làm gì trong nghải trang để đến nỗi bị bắt, và tôi đã làm gì những ngày sống ở Batđa vừa qua. Tóm lại, ông hỏi tôi đủ mọi thứ. Tôi một mực trả lời rất thành khẩn, trừ mỗi một việc không nói rõ xuất thân mình là ai. Tôi thuật lại đầy đủ tất cả những việc tôi đã làm thời gian qua, kể cả chuyện ngày hôm trước đến ăn xin bên cửa sổ tầng một nhà ngài Muaphac, tình cờ có nhìn thấy một tiểu thư rất đẹp ngồi trong nhà.
Tôi để Ý thấy, nghe nhắc đến tên Muaphac, đôi mắt quan chánh án long lên. Ông ta ngồi yên một lúc, có vẻ trầm ngâm, sau đấy lấy bộ vui vẻ nói với tôi:
_ Chàng trai à, chỉ còn tùy thuộc ở anh thôi, nếu anh muốn được thành hôn với cô tiểu thư anh thấy ngày hôm qua. Chắc hẳn đấy là con gái của ngài Muaphac, bởi ta nghe nói ông ta có một cô tiểu thư xinh đẹp tuyệt trần. Cho dù lúc này anh đang là con người cùng khổ nhất thế gian, ta vẫn có thể làm cho anh đạt đến đỉnh cao mong ước. Muốn được vậy, anh chỉ có việc để yên cho ta hành động. Ta có cách làm cho anh bỗng chốc trở nên phú quÝ vinh hoa.
Tôi cảm tạ quan án, cũng chẳng buồn tìm rõ Ý đồ ông định thế để làm gì. Theo lệnh ông, tôi cứ theo sau viên chỉ huy tốp cảnh sát vốn phục dịch hầu hạ trong dinh quan chánh án. Ông truyền thả cho tôi ra khỏi nhà tù, và sai dẫn tôi đến luôn nhà tắm công cộng.
Trong khi tôi đang tắm rửa thì vị quan tòa ấy sai hai viên cánh sát khác đến nhà quan nguyên thống đốc Muaphac, bẩm quan chánh án muốn bàn với ông một công việc cực kỳ hệ trọng. Ông Muaphac liền đi theo hai viên cảnh sát đến gặp quan án. Viên chánh án vừa trông thấy ông Muaphac, đã vội vàng bước ra đón, lễ phép cúi chào và ôm hôn nhiều lần rất nồng nhiệt. Ông Muaphac khá ngạc nhiên về sự đón tiếp ấy. Ông tự hỏi: “Quái, tại sao viên chánh án này, kẻ thù không đội trời chung với ta bây giờ, lại đối xử với ta trọng thị như vậy? Chắc lạo có mưu đồ gì đằng sau đây.” Viên chánh án nói:
_ Kính thưa ngài Muaphac, trời không muốn chúng ta kình địch với nhau lâu hơn nữa. Hôm nay tôi dân ngày một cơ hội để dập tắt mối thù hằn đã chia rẽ nhiều năm hai gia đình chúng ta. Tối qua, hòang tử con vua xứ Basra vừa đến thành phố Batđa. Hiện hòang tử đang nghĩ trong nhà tôi. Chàng rời khỏi kinh đô Basra mà không xin phép vua cha. Bởi chàng nghe đồn đại về sắc đẹp tiễu thư con gái ngài. Ai cũng nói cô là người nhan sắc khác thường, hòang tử đâm long yêu mến, và chàng quyết định đến đây mong tìm cách cưới cô làm vợ. Hòang tử định thong qua sự mai mối của tôi, sao cho cuộc hôn nhân ấy có thể trở thành thực tế ngay tối hôm nay. Yêu cầu của hòang tử làm tôi rất vui lòng, bởi tôi nghĩ đây là một cơ hội tốt đẹp cho phép tôi xóa sự bất hòa xưa nay với ngài.
Thống đốc Muaphac đáp:
_ Tôi rất ngạc nhiên sao hòang tử xứ Basra nghĩ tới chuyện cho tôi vinh dự được gả tiện nữa Zemrut cho chàng, và chính ngài chánh án lại là người báo cho tôi hay tin ấy, ngài là người xưa nay lúc nào tìm cách gây chuyện có hại cho tôi.
_ Thôi chúng ta chớ nên nói về quá khứ nữa, ngài Muaphac ạ - viên chánh án ngắt lời.- Xin ngài làm ơn, chúng ta hãy cùng quên đi tất cả những điều chúng ta đã làm phiền long nhau. Vì cuộc hôn nhân cao quÝ sắp diễn ra giữa tiểu thư của ngài với hòang tử xứ Basra, chúng ta hãy sống những ngày sắp tới trong sự hòan tòan thong cảm với nhau.
Nguyên thống đốc Muaphac là một người bản tính rất tốt, cũng như viên chánh án là một người cực kỳ xấu xa. Ông bị mắc lừa ngay những biểu hiện bạn bè than ái của kẻ thù không đội trời chung. Ông quên đi ngay mối hận và tin tưởng mọi lời đường mật viên chánh án tuôn ra. Hai người lại ôm hôn nhau và cùng nhau thề thốt sẽ kiến tạo một tình bạn không có gì phá vỡ nổi.
Vừa lúc này tôi được viên trưởng cảnh sát dẫn vào phòng. Anh này đã chờ tôi tắm rửa xong, để đưa cho một chiếc áo chòang rất đẹp bảo mặc vào, cùng một chiếc khăn đội đầu bằng lụa Án Độ đắt tiền, có cái dải vàng rũ xuống bên tai. Thọat nhìn thấy tôi bước vào phòng, viên chánh án nói:
_ Thưa hòang tử cao quÝ, xin hoan nghên ngài có nhã Ý đến thăm thành phố Batđa, đặc biệt ngài đã hạ cố lưu lại ở nhà tôi. Tôi không có cách sao bày tỏ hết long cảm kích và sự biết ơn của mình trước vinh dự lớn lao. Xin được giới thiệu đây là ngài nguyện thống đốc Muaphac. Tôi đã có dịp thưa với ngài về mục đích chuyện tới đây của hòang tử. Ngài thống đốc đã chấp thuận cho tiểu thư con gái ngài – một cô gái đẹp tựa tiên nữ- thành thân cùng hòang tử, làm vợ chính thức của ngài.
Ông Muaphac liền cúi chào rất thấp và nói với tôi:
_ Thưa hòang tử con trai nhà vua vĩ đại! tôi rất bối rối trước vinh dự hòang tử định ban cho con gái tôi. Tôi nghĩ cháu hẳn đã thấy mình đã quá hạnh phúc lắm rồi nếu chỉ được làm một nô tỳ cho một bà hòang nào trong tư cung của ngài.
Nghe hai người nói qua nói lại như vậy, tôi ngạc nhêin không sao tả xiết, không bếit mình nên nói năng thế nào. Tôi đành lặng im cúi chào ông Muaphac. Viên chánh án nhìn thấy sự bối rối của tôi, e tôi sẽ thốt ra một lời đối đáp nào có thể làm đảo lộn mưu đồ của ông ta chăng, liền vội vã nói luôn:
_ Bản hôn ước cần được kÝ kết ngay bây giờ trước sự chứng giám của các vị nhân chứng đầy đủ tư cách.
Nói xong ông truyền cho viên trưởng cảnh sát đi mời các người làm chứng. Trong thời gian chờ đợi, đích thân ông làm bản giá thú.
Ngày thứ năm mươi mốt.
Khi viên trưởng cảnh sát mời các người làm chứng tề tựu đông đủ, bản hôn ước thảo xong được đọc lên trước mặt mọi người và tôi kÝ tên vào. Thống đốc Muaphac kÝ tiếp, rồi sau đó người cuối cùng đặt bút kÝ là quan chánh án. Nghi thức vậy là xong. Chán hán mời các ng7ời làm chứng ra về, rồi nói với ông Muaphac:
_ Ngài biết rồi đấy, việc hôn nhân của các vị cao sang không diễn ra như những người bình thường, cần phải bí mật và nhanh chóng. Xin ngài hạy rước vị hòang tử đây về dinh ngài, bây giờ hòang tử đã là con rể của ngài. Xin ngài hãy nhanh chóng truyền lệnh tổ chức lễ cưới tại tư dinh. Mong ngài để mắt cho để mọi việc diễn ra tốt đẹp.
Tôi theo nguyên thống đốc Muaphac bước ra khỏi nhà viên chánh án. Đến cổng đã thấy có hai con lừa rất đẹp thắng yên cương sang trọng đang chờ. Viên chánh án mời hai chúng tôi cưỡi lên một cách rất trọng vọng. Thống đốc Muaphac dẫn tôi về nhà. Vừa vào tới sân, ông vội xuống lừa trước. Với thái độ rất kính cẩn, ông tiến lên giữ bàn đạp cho tôi bước xuống, làm tôi hết sức băn khoăn. Tiếp đó ông ta cầm tay dẫn tôi lên phòng riêng của con gái. Sauk hi nói tóm tắt cho con gái hay những việc vừa diễn ra ở nhà quan chánh án, ông để tôi ở lại đấy một mình cùng với nàng.
Tiểu thư Zemrut tin cha vừa gả mình làm vợ hòang tử Basra thật. Nàng đón tiếp tôi như đón tiếp một người chồng rồi đây sẽ tấn phong nàng làm hòang hậu cả xứ Basra. Về phần mình, tôi hết sức hài long vì được làm bạn với người mình đang yêu thương tha thiết, suốt ngày hôm ấy tôi trò chuyện mặn nồng với tiểu thư. Tôi cố gắng bằng mọi cách, qua thái độ trang nhả và cử chỉ dịu dàng âu yếm, gây được cảm tình của nàng. Chả mấy chốc tôi nhận ra tuổi trẻ và tình yêu của tôi nhanh chóng gây ấn tượng cho cô gái. Rõ rang, về phần nàng, cũng không phải không có cử chỉ bày tỏ lòng thật sự yêu quÝ tôi.
Để mừng cuộc hôn nhân của con gái, thống đốc Muaphac sai bày một bữa tiệc lớn,, có đông đủ mọi người trong gia đình cùng dự. Cô dâu xuất hiện xinh tươi rực rỡ như một tiên nữ giáng trần; tình yêu chớm nở đối với tôi càng làm cho nàng them lộng lẫy. Sau bữa ăn là cuộc vui nhảy múa và đàn ca. Nhiều nô tỳ khá xinh đẹp vừa múa hát vừa biểu diễn các thứ nhạc cụ. Trong khi mọi người tiếp tục nghe đàn hát thì bà mẹ đưa cô dâu ra ngòai.
Lát sau, thống đốc Muaphac đích thân đến cầm tay dẫn tôi đến một căn nhà khá đẹp. Chúng tôi cùng bước vào một căn phòng bày biện đồ đạc khá sang trọng. Giữa phòng có một chiếc giường lớn nhiều cây nến cắm trên những chân đèn bằng bạc chiếu sáng và tỏa mùi thơm ngát. Tiếu thư Zemrut đã được đích thân bà mẹ và hai cô giúp việc cởi bỏ trang phục cho, đã nằm chờ sẵn trên giường. Thống đốc Muaphac, vợ và hai nữ tỳ lui ra. Để lại tôi trong căn phòng ấy sau khi cảm tạ và cầu trời đất hảy ban hạnh phúc cho chúng tôi. Tôi cởi bỏ áo ngòai, lên giường nằm cạnh con người mà tôi yêu quÝ nhất trần đời.
Hôm sau, rất sớm, đã nghe có tiếng gọi ở cửa phòng. Ra mở cửa, tôi thấy viên trưởng cảnh sát hôm qua mang đến một mớ áo quần rách rưới trong cái gói. Thọat nhìn cái gói, tôi ngỡ viên chánh án sai mang đến biếu vợ tôi và tôi mỗi người một bộ lễ phục. Nhưng tôi đã nhầm. Viên cảnh sát da đen nói với vẻ giễu cợt:
_ Thưa nhà phiêu lãng giang hồ, quan chánh án gửi lời chào ngài. Quan xin ngài hãy làm ơn trả lại bộ áo quần mà qua cho ngài mượn tối hôm qua để sắm vai hòang tử xứ Basra. Tôi mang đến đây chiếc áo dài cũ và cách đồ dung rách nát của ngài. Giờ ngài có thể mặc lại bộ trang phục hàng ngày của mình.
Thọat tiên tôi cũng hơi ngạc nhiên, nhưng sau đó tôi hểiu ra ngay tất cả sự xỏ lá của viên chánh án. Tôi trả viên trưởng cảnh sát chiếc khăn đội đầu cũng như tấm áo dài để mang về cho chủ nó, và mặc lại chiếc áo dài cũ kỹ đã thủng rách nhiều chỗ.
Tiểu thư Zamrut cũng đã nghe được một phần những lời viên trưởng cảnh sát da đen nói. Nhìn thấy tôi mặc rách rưới, nàng kêu lên:
_ Trời đất! Sự thay đổi này là thế nào? Anh kia đến nói với chàng điều gì đấy?
Tôi đáp:
_ Thưa bà hòang của tôi, viên chánh án là một tên đểu cáng nhất trên đời này. Nhưng chính nó lại là nạn nhân của sự đểu cáng của nó muốn lừa gạt người khác. Nó cứ tưởng lừa nàng lấy một kẻ khốn nạn, sinh ra từ lớp người hạ đẳng làm chồng, nhưng thật ra nàng đang làm vợ một hòang tử. Địa vị của tôi chẳng hề thua kém người chồn gmà tối hôm qua người ta giới thiệu để nàng kết hôn. Địa vị của hòang tử Basra thì có hơn gì địa vị của tôi đây, con trai duy nhất của nhà vua đang trị vì xứ Muxen.Tôi là người sẽ kế vị ngai vàng của đức Ben-Ortoc vĩ đại. Tên tôi là Falala.
Nói xong tôi thuật lại đầu đuôi mọi câu chuyện đã xảy ra với tôi, không bỏ bớt một chi tiết nào. Chờ tôi kể xong, tiểu thư nói:
_ Thưa hòang tử của em, cho dù chàng không phải là con trai của một nhà vua vĩ đại đi nữa, thì em vẫn yêu chàng không kém. Em xin quả quyết với chàng, nếu em có tỏ ra vui mừng được biết dòng dõi cao sang của chàng, ấy là để làm vui lòng thân phụ em là chính, người lúc nào cũng quan tâm đến các lễ nghi và sự môn đăng hộ đối. Mong ước lớn nhất của đời em là được một người chồng chi yêu duy nhất mình em thôi, một người chồng chẳng bao giờ để cho em phải ghen tuông những người phụ nữ khác.
Tôi vội nói với nàng tôi sẽ yêu nàng trọn đời. Tiểu thư Zemrut có vẻ hài long về lời quả quyết ấy. Tiểu thư gọi một người giúp việc, dặn riêng với người ấy hãy nhanh chóng đến một hiệu buôn, mua một bộ trang phục đàn ông đã may sẵn và vào lọai sang trọng nhất. Cô nô tỳ nhanh nhảy chạy đi, và lát sau trở lại mang theo một chiếc áo dài và một bộ áo ngắn rất đẹp, cùng một cái khăn đội đầu may bằng lụa Ấn Độ giống hệt như cái đội tối hôm qua, thành thử bây giờ trông tôi ăn mặc có vẻ còn sang trọng hơn hôm trước. Lúc này nàng Zemrut mới nói với tôi:
_ Thưa chàng, chàng không phải lo viên chánh án sẽ có cớ để mừng vui câu chuyện lão bày ra định làm hại chúng ta. Lão muốn làm nhục gia đình em, ngược lại lão đã tạo nên cho gia đình em một vinh dự đời đời. Lúc này hẳn lão tưởng tượng gia đình em đang hết sức buồn phiền. Chính lão sẽ phải buồn phiền hơn nữa nếu rồi đây lão biết đã phục dịch tốt đến vậy các kẻ thù của lão. Nhưng trước khi cho lão biết chàng là ai, tao phải trừng trị mưu đồ xấu xa của lão. Em sẽ lo việc ấy. Em biết trong thàng phố này có một người thợ nhuộm có một cô con gái xấu khủng khiếp. Nhưng giờ đây em chưa muốn nói nhềiu hơn nữa, để cho chàng rồi sẽ tha hồ ngạc nhiên. Lúc này chảng chỉ cần bếit em đang suy tính một kế họach trả thù, nó sẽ làm cho viên chánh án kia đi đến chỗ tuyệt vọng, khiến cho nó trở thành trò hề trước triều đình và cả trong thành phố này.
Ngày thứ năm mươi hai.
Tôi nghĩ là chỉ cần nói cho viên chán án rõ đích thực tôi là ai, cũng đủ làm cho y buồn rầu khốn khổ rồi. Nhưng nàng Zemrut có vẻ cực kỳ mong muốn trả thù. Các vị hiểu tính đàn bà rồi, tôi chẳng việc gì phải trái Ý, tôi cứ để yên nàng muốn làm gì thì làm. Nàng mặc vội một bộ áo quần dân thường nhưng khá sạch sẽ, sau khi lấy một tấm mạng khá dày trùm lên mặt. nàng xin phép tôi được ra phố. Tôi đồng Ý.
Nàng ra khỏi nhà một mình, đi thẳng đến dinh cơ viên chánh án. Đến nơi, nàng tìm một chỗ đứng ở góc phòng, nơi viên chánh án thường tiếp dân chúng hằng ngày. Vừa trông thấy nàng, viên chánh án chú ngay dáng vẻ đường bệ của người phụ nữ, liền sai một viên cảnh sát đến hỏi bà là ai và bà cần gì. Nàng đáp mình là con gái một thợ thủ công trong thành phố, nàng có nguyện vọng được nói chuyện riêng với quan chánh án về một câu chuyện bí mật. Nghe viên cảnh sát trình lại, viên chánh án vốn là người háo sắc, ra hiệu cho Zemrut tiến đến gần và cho vào một căn phòng khác, ngay bên phòng xử án. Nàng nghiêng mình tuân lệnh ngồi xuống ghế, và đưa tay lật tấm mạng che mặt. Viên chánh án đi sau nàng ngồi xuống bên cạnh. Lão hết sức ngạc nhiên trước sắc đẹp của nàng. Lão nói:
_ Này em bé, em có việc gì cần ta giúp đỡ?
_ Bẩm quan chánh án,- nàng đáp- ngài là người nắm quyền sinh sát trong tay, ngài có phép bắt dân chúng tuân thủ luật lệ, ngài mang lại công bằng cho người giàu cũng như kẻ nghèo. Em van ngài, xin lắng nghe và quan tâm đến những lời khiếu nại của em đây. Xin ngài đóai thương hại tình cảnh khốn khổ của em lúc này.
- Em hảy nói ta nghe có việc gì. Ta thề sẽ vì em làm tất cả mọi việc.
Lúc này nàng Zemrut bỏ hẳn tấm mạng ra, để lộ ra trước mắt viên quan tòa mái tóc huyền rất đẹp xõa xuống đôi vai trắng ngần và nói:
_ Thưa ngài xin hãy nhìn xem mái tóc này có xấu xa lắm không. Xin ngài hãy nhìn kỹ khuôn mặc của em, rồi ngài nói thẳng thắn cho em biết ngài nghĩ thế nào.
Viên chánh án háo sắc nghe người con gái nói vậy, nghĩ bụng việc này là một cơ hội tốt cho mình đâym lão vội nói:
_ Nói có trời đất chứng giám, ta thấy em chẳng có một khiếm khuyết nào. Vầng trán em giống như một vầng trăng bạc, đôi long mày em giống hai cánh cung, đôi má em như hai nụ hoa hồng, đôi mắt em như hai viên ngọc tỏa sánh lung linh, và miệng của em thì khác nào một cái hộp bằng hồng ngọc che hàm răng của em đều và đẹp như chuỗi ngọc trai.
Tiểu thư con gái thống đốc Muaphac không dừng lại ở đây. Nàng đứng lên ưỡn ẹo bước mấy bước trong phòng, vừa đi vừa làm dáng:
_ Xin ngài hãy nhìn tấm thân của em đây, hãy nhìn cho thật kỹ vào, ngài xem người em có chỗ nào bất bình thường. Người em có đượn nõn nà kh6ong, cử chỉ em có ngập ngừng bối rối, dáng đi em có gì khó nhìn không.
Viên chánh án bảo:
_ Ta hết sức say mê khi ngắm nghía em, ta thật chưa bao giờ thấy có người xinh đẹp như em.
Tiểu thư lại vạch hai cánh tay ra và hỏi:
_Vậy ngài thấy đôi tay của em thế nào, có trắng không, còn tròn không?
Đến đây viên chánh án cảm thấy người bừng bừng, liền sốt ruột thốt lên:
_ Thôi đi cô nàng độc ác kia, cô làm ta đến chết mất. Em cần gì ở ta, hãy nói nhanh lên, ta không thể nhìn em lâu hơn nữa mà không cảm thấy mình ngây ngất bang hoàng, không sao chịu nổi.
-Vậy xin ngài biết cho, thưa quan chánh án,-tiểu thư Zemrut lại nói- mặc dù trời phú cho em hình dáng nhan sắc thế này, vậy mà em vẫn phải sống tối tăm đơn chiếc trong một căn nhà cấm. Không chỉ cấm tất cả đàn ông được đặt chân vào mà còn cấm cả phụ nữ được bén mảng, ít ra chị em vào họ còn có thế nói với em đôi lời an ủi. Không phải chẳng có một đám nào muốn đến hỏi em về làm vợ. Dễ thường em đã kiếm được một tấm chồng từ đời nảo đời nao rồi, nếu cha em không độc ác tới mức khước từ tất cả mọi người muốn đến cầu hôn. Với những người này cha em bảo em khô như một cây củi, với người khác cha em bảo em béo phì, với người nọ ra em vừa thọt chân vừa cụt tay, với người kia em là một con bé không có trí khôn, em bị ung thư sau lưng, cái ngực thì lép xẹp; em là người kỵ nước cho nên người ghẻ lở tòan thân… Tóm lại cha em mô tả em như một con quái vậy không đáng được làm bạn với đàn ông. Lâu ngày trước mắt mọi người em trở thành một điều sỉ nhục của nhân lọai. Chẳng còn ma nào muốn đến tìm gặp em nữa, thế là em đành phải sống cô đơn cho hết đời.
Nói đến đây nàng giả vờ khóc lóc và làm trò khéo léo đến mức viên chánh án cũng tin là thật:
_ Ôi sao lại có người cha dã man đến vậy! Sao cha em lại muốn đối xử một cách khắt khe như vậy với một cô con gái dễ thương dường này. Làm sao ngăn không cho một cây đẹp thế ấy được đâm hoa kết quả. Đó là điều ta không thể nào chấp nhận. Vậy Ý đồ thật của cha em là gì, hãy nói đi, cô tiên của ta, tại sao cha em không muốn cho em lấy chồng?
_ Nào em có biết, kính thưa ngài – nàng Zemrut vừa đáp vừa giả vờ khóc già hơn.- Em không rõ thật lòng cha em muốn gì, nhưng em thú thật với ngài là em mất hết kiên nhẫn rồi, em không thể nào sống được nữa trong tình cảnh hiện nay. Vì vậy em tìm được cách trốn khỏi nhà cha em. Em đến đây để sà vào đôi tay hào hiệp của ngài, mong ngài cứu giúp em. Thưa quan chánh án mong ngài rộng long thương, dùng quyền uy của ngài để lại công bằng cho em. Nếu không em chẳng thiết sống nữa, em sẽ cầm con dao găm thủ sẵn trong người đây và tự tay đâm vào trái tim, để chấm dứt mọi nỗi khổ đau.
Ngày thứ năm mươi ba.
Câu nói cuối cùng của nàng Zemrut làm điên đảo đầu óc viên chánh án. Lão nói:
_ Không, không thể đâu. Em không thể nào chết, không ai để cả tuổi thanh xuân của em chỉ có khóc lóc và thở than. Ta không những muốn đưa em ra khỏi nơi tối tăm cô độc, ta còn muốn ngay từ bây giờ làm cho em trở thành phu nhân quan chánh án tòan thành phố Batđa. Em là một tiên nữ giáng trần, ta sẵn sàng cưới em làm vợ, nếu em vui lòng chấp nhận.
Tiểu thư vội nắm lấy cơ hội:
_ Thưa ngài, cho dù ngài không phải là một nhân vật quan trọng nhất trong thành phố này thì em vẫn sẵn sàng giao phó thân em cho ngài, vì em thấy ngài rất khả ái. Nhưng em sợ rằng ngài chẳng thể làm cho cha em nhận lời, cho dù ngài mang lại cho gia đình em một vinh dự vô cùng to lớn nếu có được cuộc hôn phối này.
- Về chuyện này em chớ có lo âu,-viên chánh án đáp- ta lo hết mọi sự. Em chỉ cần nói cho ta biết nhà cha em ở phố nào, tên ông là gì và nghề nghiệp của ông.
- Cha em tên là Usta Oma,- tiểu thư đáp- cha em làm nghề thợ nhuộm, nhà cha em ở bờ phía đông sông Đêghêla (sông Tigris). Trước nhà em có một cây chà là rất nhiều quả.
- Thế là đủ,- viên chánh án nói,- giờ đây em có thể trở về nhà. Ta hứa chẳng bao lâu nữa em sẽ nghe nói đến ta.
Vậy là tiểu thư sau khi liếc mắt đưa tình mấy lần nữa, cầm tấm mạng che mặt và ra khỏi phòng viên chánh án. Nàng trở về gặp tôi, thuật lại cho tôi nghe màn kịch vừa diễn ra giữa nàng và viên chánh án. Nàng tỏ ra thích thú tới mức không kiềm chế được nữa. Nàng cười rũ rượi, nói với tôi:
- Chúng ta sẽ được báo thù. Kẻ thù của chúng ta muốn biến chúng ta thành trò cười của dân chúng rồi chính lão ta chính là trò cười của bàn dân thiên hạ.
Quả như nàng tiên đoán, tiểu thư Zemrut vừa đi khỏi, lão chánh án đã vội vàng phái một viên cảnh sát đến tận nhà ông Usta Oma, bảo:
- Mời ông đến gặp ngay quan chánh án, quan có việc muốn nói chuyện với ông. Quan ra lệnh cho tôi đến đây dẫn ông đến ra mắt quan.
Người thợ nhuộm tái mặt, ông nghĩ chắc có người nào đó tố cáo ông việc gì với quan chánh án đây, cho nên người ta mới đòi ông đến hầu toà. Ông đi theo viên cảnh sát, lòng đầy lo âu.
Vừa tới nơi, viên quan đã mời ông vào đúng căn phòng lão vừa trò chuyện với nàng Zemrut lúc nãy, mời ông ngồi lên cùng chiếc ghế ấy. Người thợ nhuộm quá bối rối trước vinh dự này, mặt biến sắc nhiều lần. Viên chánh án từ tốn bảo ông:
-Thưa thầy Oma, tôi rất hài lòng được gặp thầy, đã lâu lắm tôi nghe mọi người nói đến thầy một cách trọng thị. Người ta bảo thầy là một người ngoan đạo. Rằng hàng ngày thầy cầu kinh đều đặn năm lần, rằng không có ngày thứ sáu nào thâ không đến chịu lễ ở đại thánh đường. Ngoài ra thầy không bao giờ ăn thịt lợn, thầy không uống rượu vang, cũng không uống cả rươụ chà là. Người ta còn bảo, trong khi thầy làm việc, thầy sai một chú bé đọc kinh Coran cho thầy nghe.
- Quả đúng như vậy, trình ngài,- ông thợ nhuộm đáp. Tôi còn thuộc lòng hơn bốn nghìn vần thơ của đấng tiên tri Môhamêt, và tôi đang chuẩn bị để sắp tới đây hành hương về thánh địa Mêcca.
- Tôi xin quả quyết với thầy, tất cả những chuyện ấy khiến tôi vui lòng,-lão chánh án lại nịnh.- Bởi tôi rất quý trọng các tín đồ Hồi giáo ngoan đạo. Người ta còn bảo với tôi rằng, thầy có sau phòng the một cô gái đến tuổi lấy chồng, có đúng vậy không?
Người thợ nhuộm Usta Oma vội đáp:
- Kính thưa ngài chánh án cao minh, là người từng giúp đỡ những kẻ khốn cùng có được sự công bằng, người ta nói đúng đấy. Tôi có một đứa con gái đã quá tuổi lấy chồng, bởi cháu cũng đã ngoài ba mươi rồi. Nhưng khốn nạn con bé ấy không đáng để được ra mắt bất kỳ người đàn ông nào. Nó xấu lắm, xấu đến khủng khiếp, vừa thọt chân vừa ghẻ lở lại ngu ngốc, tóm lại đấy là một con quỷ cái mà tôi không biết giấu vào đâu cho khuất mắt.
Viên chánh án mỉm cười:
- Tốt, tôi chỉ chờ có thế, thưa thầy Oma. Tôi hiểu thầy khiêm tốn, không muốn ca ngợi con gái mình. Nhưng ông bạn của tôi ơi, ông hãy biết cho là cô con gái ghẻ lở, cô con gái ngu ngốc, cô con gái thọt chân, cô con gái xấu khủng khiếp, con quỷ cái với tất cả khiếm khuyết của nó, đang được một người đàn ông thương yêu và rất muốn lấy làm vợ. Người đàn ông ấy chính là tôi đây.
Nghe vậy người thợ nhuộm nhìn thẳng vào viên quan toà và nói:
- Nếu quan lớn chánh án muốn đùa, đó là quyền của ngài, vì ngài là ông chủ. Ngài có quyền muốn giễu cợt con gái tôi bao nhiêu, tôi đâu dám có ý kiến.
- Không, không phải thế đâu-quan chánh án đáp.- Tôi không đùa một chút nào. Tôi yêu con gái thầy thật sự và ngỏ lời với thầy hãy gả cô ấy cho tôi.
Viên thợ thủ công phá ra cười:
- Xin Đấng tiên tri phù hộ ngài chớ nên làm chuyện ấy. Tôi xin báo trước để ngài rõ, con gái tôi cháu cụt tay, thọt chân, gù lưng, kỵ nước…
- Đúng thế, -viên quan toà ngắt lời.- Tôi biết rõ lắm, tôi yêu những tạng con gái như vậy, đấy là sở thích của tôi.
- Một lần nữa xin thưa với ngài, cháu không phù hợp với ngài đâu,-người thợ nhuộm lại đáp.- Tên cháu là Quỷ dạ xoa, và tôi xin quả quyết là nó xứng với cái tên ấy lắm ạ.
- Thôi! Thế là đủ- viên quan chánh án nghiêm giọng nói.- Ta mệt mỏi vì mọi lý lẽ của thầy lắm rồi. Thầy Oma à, ta muốn thầy gả con Quỷ dạ xoa ấy cho ta làm vợ. Người cô ấy ra thế nào cũng được, thầy chớ có cãi ta nhiều hơn nữa.
Thấy viên chánh án nhất quyết đòi lấy con gái mình, người thợ nhuộm nghĩ chắc có một người nào đấy muốn đùa dai, đã mô tả cho lão chánh án con gái mình dưới dạng khác đẹp như tiên, khiến cho lão đâm si mê. Ông liền tự bảo, đã thế thì ta phải đòi cho ta một khoản tiền cược (đây là khoản tiền mặt chàng rể phải đưa cho bố vợ khi cưới, hoặc trả cho người vợ nếu muốn ly hôn) thật lớn. Đòi khoản tiền to quá sẽ khiến cho lão bủn xỉn đâm chán, thôi không đòi ta gả con quỷ ấy cho nữa:
- Trình ngài, tôi sẵn sàng tuân theo lệnh ngài. Nhưng tôi sẽ chẳng bao giờ gả cháu Quỷ dạ xoa cho bất kỳ ai, trừ phi người ấy chịu đưa cho tôi trước một khoản tiền cược một nghìn đồng xơcanh vàng.
- Khoản tiền ông đòi hơi lớn quá đấy, viên chánh án nói.- Tuy nhiên ta sẽ giao ngay cho ông đầy đủ.
Nói xong, viên quan toà sai mang đến một túi lớn đầy tiền xơcanh vàng, sai người đếm lấy một nghìn, mang cân xem có nặng đúng không, và giao tận tay người thợ nhuộm. Viên chánh án truyền lệnh lập hôn ước ngay. Nhưng đến lúc cần phải ký tên vào, thì người thợ nhuộm nói mình chỉ có thể ký trước mắt đủ một trăm người làm chứng theo đúng luật. Viên chánh án nói:
- Ông quả là người cả lo. Nhưng không sao, ta sẽ thoả mãn ý ông bởi ta không muốn để cho cô con gái của ông thoát khỏi tay ta.
Ngay lập tức chánh án sai đi tìm người làm chứng, nào là các thầy thuốc, các vị tu hành, các người giúp việc trong thánh đường và cả những người ở toà án. Lát sau người làm chứng đến đông hơn cả số mà người thợ nhuộm đòi hỏi.
Chương 9 (C): NGÀY 54, 55, 56, 57, 58, 59, 60
NGÀY THỨ NĂM MƯƠI TƯ.
Khi mọi người làm chứng đã có mặt đông đủ trong phòng viên chánh án, người thợ nhuộm Usta Oma cất lời:
- Thưa ngài chánh án, tôi đồng ý gả con gái tôi làm vợ chính thức của ngài, bởi tại ngài cứ một mực đòi tôi phải gả nó cho ngài. Nhưng tôi tuyên bố trước tất cả các vị có mặt ở đây, là tôi chỉ đồng ý với điều kiện một khi ngài nhìn thấy mặt cháu và không hài lòng, và ngài có muốn từ bỏ cháu, thì ngài phải cho cháu một nghìn đồng xơcanh vàng, bằng đúng số tiền ngài vừa đưa cho tôi.
- Ông đã muốn thế thì, viên chánh án nói- ta thề với ông như vậy, thề trước tất cả các vị có mặt ở đây, ông bằng lòng rồi chứ?
Người thợ nhuộm đáp vâng, rồi ký tên xong ra về ngay, nói ông sẽ cho người đưa cô dâu đến đây ngay tức khắc.
Tất cả những người làm chứng giải tán ai về việc nấy. Chỉ còn lại viên chánh án một mình ở nhà. Hai năm trước, lão đã cưới con gái một thương gia thành phố Batđa, cho đến lúc này hai người vẫn sống hoà thuận với nhau. Người vợ hay tin chồng muốn lấy cô vợ mới, nổi giận bảo chồng:
- Thế nào, ông muốn hai cái đầu cùng đội một cái mũ ư! Hai bàn tay đeo một chiếc găng ư! Hai lưỡi kiếm đút trong một cái vỏ hả! Hai người đàn bà cùng chung một ngôi nhà sao? Ôi, đồ bạc tình! Tôi yêu thương ông đến thế, mà gái này vẫn còn trẻ chán chứ. Ông đã muốn thế thì tôi nhường chỗ luôn cho con mụ ấy, tôi sẽ về ở với cha mẹ tôi. Ông hãy tuyên bố khước từ tôi đi, và trả tôi đủ món hồi môn, sau đấy chúng ta chẳng còn nhìn mặt nhau nữa.
- Tự bà nói ra trước như thế là tốt- viên chánh án đáp.- Đỡ cho tôi phải làm cái việc không vui là báo tin bà biết tôi lấy vợ mới.
Nói xong, lão mở hòm lấy ra một túi tiền đựng năm trăm đồng xơcanh vàng trao tận tay người vợ: Bà hãy cầm lấy, trong cái túi này là khoản tiền hồi môn của bà. Bà hãy cầm lấy và mang theo tất cả tư trang quần áo của bà. Ta đuổi bà ra khỏi nhà. Một lời, hai lời, ba lời, ta đuổi bà ra khỏi nhà. (Câu phải bắt buộc đọc, như luật định). Và để cho song thân bà không nghi ngờ gì về chuyện ta chối bỏ vợ, ta sẽ trao cho bà một tờ giấy viết tay có chữ ký của ta, kèm theo chữ ký của quan phó chánh án, theo đúng như luật định.
Lão nói sao làm vậy. Người vợ cầm số tiền và mảnh giấy trở về nhà bố mẹ đẻ.
Bà vợ chính thức vừa ra khỏi nhà, lão chánh án sai bày biện thật sang trọng một căn phòng để tiếp đón người vợ mới. Người nhà mang vào trải một tấm thảm bằng nhung, nhiều chiếc ghế có đệm gấm thêu kim tuyến, ngân tuyến. Lại có cả những chiếc lư trầm toả mùi thơm ngát phòng tân hôn. Mọi việc đâu vào đấy mà chưa thấy cô dâu. Viên chánh án sốt ruột, liền gọi viên cảnh sát trưởng vốn trung thành với mình, bảo y: „Đáng ra người ta yêu quý phải có mặt ở đây rồi. Cái gì làm cho nàng còn nấn ná lâu như vậy ở nhà bố mẹ? Sao ta cảm thấy thời gian chờ đợi dài dằng dặc thế này!“.
Sốt ruột muốn được nhìn ngay người vợ mới, viên chánh án sắp sai người nhà đến tận nhà người thợ thuộm Usta Oma thúc giục, chợt nhìn thấy có người công nhân khuân vác mang một cái hòm bằng gỗ thông đến, trên hòm phủ tấm vải xanh. Chánh án hỏi:
- Anh bạn mang gì đến cho ta đấy?
- Trình ngài,- người mang hàng đặt cái hòm xuống đất và nói.- Đây là cô dâu. Ngài chỉ có việc lật chiếc khăn phủ bên trên ra, và ngài sẽ thấy cô dâu xinh đẹp như thế nào.
Viên chánh án cất chiếc khăn phủ và nhìn thấy trong hòm một cô gái người thấp loắt choắt, khuôn mặt dài ngoằng và đầy ghẻ lở, đôi mắt sâu hóm đỏ hơn lửa. Cô nàng dường như không có mũi, bên trên miệng chỉ có một cái hốc giống như mõm cá sấu có hai cái lỗ trông rất khủng khiếp. Lão không thể nhìn lâu cái vật ấy mà không kinh tởm, vội lấy tấm khăn phủ lại như cũ rồi hỏi người mang hàng:
- Anh muốn ta làm gì với con vật khủng khiếp này?
- Thưa ngài, đấy là con gái của thầy Usta Oma làm nghề thợ nhuộm. Ông ta có nói với tôi, ngài rất yêu cô này cho nên xin hỏi cô ta về làm vợ.
- Trời đất! -viên quan chánh án kêu lên.- Lẽ nào một người đàn ông lại có thể cưới một con quỷ thế kia về làm vợ?
Vừa lúc ấy, người thợ nhuộm đoán thế nào viên chánh án cũng ngạc nhiên liền thân hành tới nơi. Viên chánh án bảo:
- Đồ khốn nạn, anh cho ta là người như thế nào? Anh cả gan chơi cho ta một trò nhục nhã đến vậy sao. Anh dám chơi ta như vậy, hẳn anh đã biết ta là người xưa nay chẳng bao giờ không biết cách lấy hận trả hận chứ? Ta là người có đủ quyền tống những kẻ như anh vào ngục tối nếu ta muốn. Anh không sợ ta nổi cơn thịnh nộ sao, hỡi anh chàng khốn kiếp kia? Anh hãy mang cái vật khốn kiếp kia về nhà ngay, và hãy gả cô con gái kia của anh cho ta, cô con gái xinh đẹp tuyệt trần ấy. Nếu không, anh sẽ biết ngay, làm cho quan chánh án phải nổi giận là tội to như thế nào.
- Bẩm quan lớn,- Usta Oma đáp- xin ngài chớ doạ nạt tôi, tôi van ngài đấy, xin ngài chớ nổi giận. Tôi xin thề trước Đấng tạo hoá đã ban ánh sáng cho tất cả chúng ta, rằng tôi không có đứa con nào khác ngoài con bé này. Tôi đã chẳng trăm nghìn lần thưa với ngài nó chẳng xứng với ngài đâu. Ngài đã nhất quyết không muốn tin lời tôi, vậy bây giờ ngài còn trách ai nữa.
NGÀY THỨ NĂM MƯƠI LĂM.
Câu nói của người thợ nhuộm làm viên chánh án hiểu ra. Lão nén giận nói với ông:
- Thầy Usta Oma à, sáng nay có một cô con gái xinh đẹp tuyệt trần đến đây tìm ta, bảo nàng là con gái của thầy. Thầy cứ rêu rao với mọi người con gái của mình là một con quỷ, để chẳng có ai muốn đến hỏi nàng làm vợ, chứ thật ra con gái thầy rất đẹp.
- Bẩm quan lớn- người thợ nhuộm nói- con bé xinh đẹp đó ấy chắc chắn là một con lừa bịp. Chắc hẳn ngài có một kẻ thù nào đã giương cái bẫy này để hại ngài đó.
Viên chánh án cúi gục đầu, trầm ngâm một lát rồi ngẩng lên nói:
- Đúng là ta vừa gặp chuyện không may. Thôi đừng nói tới chuyện ấy nữa. Ta nhờ ông đưa con gái ông trở về nhà, ông giữ lấy nghìn đồng xơcanh vàng mà ta đã biếu ông. Nhưng ông chớ nên đòi hỏi gì thêm nữa, nếu ông muốn chúng ta còn là bạn bè.
Cho dù trước đây viên quan toà này từng thề trước những người làm chứng theo như luật định rằng ông sẽ còn phải trả thêm một nghìn xơcanh nữa, trong trường hợp người con gái của Oma không làm vừa lòng mình. Ông thợ nhuộm biết điều, không dám buộc quan chánh án phải giữ lời. Ông biết vị quan toà này là người rất hay thù hằn, nếu làm mất lòng ông ta, rồi ông ta sẽ dễ dàng tìm ra cơ hội làm hại mình. Ông nghĩ với số tiền nhận được như thế đã là quá đủ, liền đáp:
- Kính thưa ngài, tôi vâng lời ngài. Nhưng muốn cho cháu được về nhà, trước hết xin ngài hãy vui lòng tuyên bố khước từ người vợ này hẵng.
- Quả vậy, ta không có ý quên chuyện đó đâu. Ông hãy tin chắc đâu vào đấy ngay.
Quả nhiên, lão chánh án sai người tìm viên phó của mình đến, và việc đuổi người vợ ra khỏi nhà được tiến hành theo thủ tục. Xong xuôi mọi việc, người thợ nhuộm Usta Oma xin cáo từ. Ông lại nhờ người khuân vác chuyển cái hòm đưa con gái Quỷ dạ xoa trở về nhà như cũ.
Câu chuyện ấy chẳng bao lâu mọi người dân trong thành phố đều hay biết. Mọi người ai cũng cười chê, ai ai cũng cho rằng quan chánh án bị một vố như vậy là đáng đời.
Tuy nhiên, chúng tôi vẫn chưa cho thế là đủ. Chúng tôi còn muốn đi xa hơn nữa. Nhờ có ngài Muaphac giúp đỡ, tôi tìm cách yết kiến được Đấng thống lĩnh các tín đồ. Tôi nói rõ mình là ai và kể lại toàn bộ câu chuyện. Đương nhiên, như các vị thừa rõ, tôi không bỏ qua chi tiết nào có thể làm bật rõ hơn tính xảo trá của viên quan chánh án. Hoàng đế chăm chú lắng nghe tôi rồi nhẹ nhàng trách tôi:
- Chàng hoàng tử, tại sao ngay từ đầu chàng không nghĩ đến chuyện nhờ ta? Có thể chàng lấy làm xấu hổ về sự bất hạnh của mình chăng. Nhưng chẳng có gì phải hổ thẹn cả, nếu chàng đến ra mắt ta trong bộ áo quần của một con người khốn cùng. Chẳng phải là người trên trần thế ai muốn giàu khắc được giàu, ai muốn nghèo sẽ chịu nghèo mãi hay sao? Chỉ có Thượng đế mới có thể quyết định số phận chúng ta. Có gì mà hoàng tử phải e ngại, e mình ăn mặc rách rưới cho nên không được hoàng đế đón tiếp phải chăng. Không đâu, chàng hãy biết rằng ta yêu mến và quý trọng quốc vương Ben-Ortoc phụ thân của chàng lắm. Giá như chàng ngỏ lời nhờ ta trước, thì triều đình này đã là một nơi tạm trú an toàn cho hoàng tử ngay từ đầu.
Hoàng đế còn vỗ về tôi nhiều điều khác. Người ban cho tôi một chiếc áo chầu. Đồng thời người tháo luôn chiếc nhẫn nạm kim cương đẹp đang đeo ở tay ban cho tôi. Tiếp đó, vua sai người mang đến mời tôi uống một thứ nước trái cây ướp lạnh tuyệt vời.
Tôi lạy cảm tạ vua và xin cáo từ. Trở về đến nhà nhạc phụ, tôi đã thấy để sẵn ở đấy sáu cái túi lớn bằng gấm Ba Tư đựng đầy vàng và bạc, hai tấm vải thêu nổi, một con tuấn mã thuần nòi Ba Tư rất đẹp đã thắng yên cương sang trọng.
Ngoài những thứ đó ra, hoàng đế lại cho nhạc phụ Muaphac tôi trở lại làm thống đốc thành Batđa như cũ. Để trừng phạt viên chánh án đã mưu đồ lừa dối nàng Zermut và phụ thân của nàng, vua cách chức viên quan toà ấy, kết tội tù chung thân, bắt sống suốt đời trong ngục tối. Đã thế, ngài còn truyền lệnh bắt lão phải chung sống với cô con gái Quỷ dạ xoa của ông thợ nhuộm Usta Oma.
Mấy ngày sau cuộc hôn lễ của chúng tôi, tôi phái một người về Muxen tâu trình phụ vương tôi biết tất cả những việc đã xảy ra từ ngày tôi rời khỏi triều đình của ngài, đồng thời xin phép được trở về ngay cùng với người mà tôi vừa cưới làm vợ. Tôi nôn nóng chờ đợi người phái đi quay trở lại.
Nhưng than ôi! Người ấy chỉ mang lại cho tôi những tin tức vô cùng buồn bã. Anh báo cho tôi rõ, đức quốc vương Ben-Ortoc, sau khi hay tin bốn nghìn tên cướp Bêđuin tấn công và đánh tan tác đoàn tuỳ tùng bảo vệ tôi, người tin hẳn tôi không thể nào còn sống sót. Vì quá đau buồn, phụ vương tôi lâm bệnh và qua đời. Hoàng thân Amađêtdin Zenghi một người anh em họ của tôi hiện đang trị vì xứ Muxen. Hoàng thân là một người công minh và có tài trị nước, được nhân dân tin phục. Tuy vậy khi dân chúng hay tin tôi hãy còn sống, mọi người hết sức mừng vui. Đích thân hoàng thân Amađêtdin viết một bức thư sai phái viên mang về cho tôi, khẳng định lòng trung thành của hoàng thân, và bày tỏ ông rất nôn nóng muốn được nhìn tôi trở về kinh đô để trao lại chiếc vương miện. Ông nguyện làm một người phò tá hàng đầu của triều đình.
Tin tức nhận được khiến tôi quyết định phải mau mau trở về Muxen. Tôi vào triều xin phép cáo biệt Đấng thống lĩnh các tín đồ. Người ban cho tôi ba nghìn người ngựa rút từ đội quân cấm vệ, tháp tùng tôi về tận nước nhà.
Vậy là sau khi ôm hôn ngài Muaphac và bà nhạc mẫu, tôi rời thành phố Batđa cùng với nàng Zemrut quý yêu. Nàng vô cùng buồn bã và có lẽ không sống nổi khi phải xa cha mẹ, nhưng nhờ có tình yêu đối với tôi, nàng cũng cảm thấy khuây khoả được phần nào.
NGÀY THỨ NĂM MƯƠI SÁU.
Đường trở về Muxen, mới đi được chừng một nửa, thì những người của đội tuỳ tùng được phái đi lên trước thám thính phát hiện ra một đạo binh đang hành quân về phía chúng tôi. Lúc đầu tôi tưởng đây lại là bọn cướp người Bêđuin. Ngay tức khắc tôi ra lệnh dàn quân sẵn sàng chiến đấu, thì lại được báo cho biết đạo binh ấy không phải là quân trộm cướp, không phải là kẻ thù, mà chính là quân đội của quốc vương Muxen, do Amađêtdin Zenghi đích thân dẫn đầu đi nghênh đón chúng tôi. Về phía hoàng thân, khi được biết trước mặt mình là những ai, ông vội tách ra một đội binh nhỏ cùng các quan chức chính của triều đình Muxen, vội đi lên trước ra mắt tôi. Hoàng thân nói với tôi những lời y như trong bức thư đã gửi trước, nghĩa là rất kính cẩn, rất thần phục. Tất cả những đại thần đi theo đều bày tỏ sự trung thành với tôi và thề sẽ phục vụ hết lòng.
Cho dù tôi vẫn có lý do để nghi ngờ, để nghĩ người anh em họ của mình có thể mượn cớ tôn vinh tôi, để rồi bày mưu tính kế sát hại, và tiếp tục làm vua xứ Muxen, tôi vẫn không tỏ ra mình thiếu tin cậy, cho dù trong lòng có thoáng chút lo âu. Tôi cho đội tuỳ tùng mà hoàng đế đã cử đi bảo vệ tôi quay trở về, và phó thác số phận mình vào tay hoàng thân Amađêtdin.
Nhưng chẳng bao lâu tôi hối hận ngay về sự nghi kỵ của mình. Hoàng thân không có chút mưu đồ đen tối nào, mà chỉ nghĩ làm sao tôn vinh và bày tỏ lòng trung thành đối với tôi. Chúng tôi vừa đến Muxen, toàn thể nhân dân nhìn thấy tôi đều vui mừng khôn xiết. Hội hè vui chơi diễn ra suốt ba ngày liền. Ban đêm các phố xá trang hoàng cờ đèn rực rỡ, thành phố tưng bừng thâu đêm suốt sáng.
Không chỉ có trang hoàng làm đẹp thành phố, người ta còn bày ra trước các cửa hiệu lớn những chiếc mâm đầy cơm rang thập cẩm đủ màu sắc, cùng những cái vò đựng đầy nước hoa quả ép. Người qua đường tha hồ ăn uống thoả thích. Ở các ngã tư, các quảng trường, nhân dân nhảy múa theo nhịp trống cơm và trống cái. Đầy đường các khất sĩ đi lại nườm nượp để nhận thức ăn người dân dâng hiến. Nhân dân theo tiếng đàn ca, tiếng xập xoã, tiếng kèn đồng diễu qua trước cửa cung điện của tôi. Mọi người ngước lên nhìn tôi ngồi cùng nàng Zemrut trên ban công, và cùng cất tiếng tung hô: Cầu xin Thượng đế ban phước lành cho nhà vua! Cầu xin Thượng đế cho nhà vua luôn luôn được chiến thắng!
Ngoài những vinh dự ấy, tôi còn nghĩ cách làm sao cho người vợ yêu của tôi, nàng Zemrut vui thích hơn nữa. Tôi sai mang vào phòng riêng của nàng những vật quý hiếm và đẹp đẽ nhất. Tôi chọn trong đám cung nữ của phụ thân tôi để lại hai mươi lăm phụ nữ người nước ngoài xinh tươi đến hầu hạ nàng. Những cô gái ấy thành thạo trong việc đàn ca xướng hát. Họ biết chơi nhiều loại nhạc cụ. Họ nhảy múa nhẹ nhàng và xinh đẹp như những nàng tiên. Tôi còn ban cho nàng một toán hoạn nô mười hai người do một viên trưởng người da đen dẫn đầu, những người này nổi tiếng có nhiều tài nghệ mua vui cho người khác.
NGÀY THỨ NĂM MƯƠI BẢY.
Vậy là tôi trị vì đất nước. Tôi sống hạnh phúc với nàng Zemrut và nàng cũng rất yêu chồng. Giữa những ngày hạnh phúc ấy, một hôm có một tu sĩ trẻ tuổi đến ra mắt triều đình tôi. Do trí thông minh và tính hài hước, tu sĩ nói năng rất khéo léo và đầy trí tuệ làm cho các quan đại thần trong triều ai cũng mến yêu. Tu sĩ theo họ dự các cuộc đi săn, cùng uống rượu với họ. Không có cuộc vui chơi nào của họ vắng mặt tu sĩ.
Nhiều người nói với tôi, đây là một chàng trai biết cách trò chuyện rất thú vị. Mọi người đều tâng bốc đến mức tôi cũng nảy ra ý muốn gặp và chuyện trò cùng người tu sĩ ấy xem sao. Khi gặp tu sĩ, tôi thấy người ta không phải quá lời; thậm chí chàng có vẻ thông minh hơn nhiều so với tôi hình dung. Chuyện trò với chàng hết sức thú vị. Tu sĩ ấy cũng giúp tôi bỏ một định kiến sai lầm. Một hôm, tôi ngỏ ý muốn trao cho tu sĩ một chức vụ quan trọng ngang các đại thần bậc nhất trong triều đình. Chàng từ tạ, nói mình đã nguyện sẽ không bao giờ nhận một công vụ có quyền lực nào, suốt đời sẽ sống một cuộc sống tự do, thoải mái chẳng phụ thuộc vào ai. Chàng nói mình coi thường mọi vinh hoa phú qúy, luôn luôn hài lòng với những gì Thượng đế ban cho. Bởi Thượng đế lúc nào cũng quan tâm đến mọi sinh linh, Người ban cho ai những gì thì ta phải hài lòng với chừng ấy, không nên mong ước được hơn.
Tôi khâm phục con người coi thường mọi vinh danh tài lộc trên đời, càng thêm quý trọng chàng ta. Mỗi lần tu sĩ vào triều, tôi luôn cho tìm gọi đến để cùng nhau đàm đạo. Dần dà tôi thấy giữa mình và tu sĩ có một mối tình cảm bạn bè đặc biệt thân thiết, tu sĩ ấy gần như trở thành người được tôi sủng ái nhất.
Một hôm trong một chuyến đi săn trong rừng, tôi đi tách đoàn săn ra, ngồi nghỉ riêng một nơi. Ở gần tôi lúc ấy chỉ có chàng tu sĩ. Chàng kể cho tôi nghe về các chuyến đi của mình trước đây. Hoá ra mặc dù còn trẻ tu sĩ này cũng đã du ngoạn khá nhiều nơi. Chàng nói cho tôi nghe nhiều điều kỳ thú mà chàng đã từng chứng kiến trong một lần đi sang Ấn Độ. Lần ấy, chàng có quen một bậc tu sĩ Balamôn rất cao niên. Chàng nói:
- Đấy là một con người vĩ đại, ngài biết rất nhiều bí ẩn của trời đất. Đối với vị tu hành ấy, hình như thiên nhiên không còn có gì là không hiểu thấu. Tôi rất quý trọng ngài. Khi cụ qua đời, có tôi bên cạnh. Vị tu hành già cũng rất yêu tôi. Vì vậy trước khi trút hơi thở cuối cùng, cụ bảo: „Ta muốn truyền cho con một bí quyết để sau này con mãi nhớ đến ta, với điều kiện con không được truyền lại cho bất kỳ ai khác“. Tôi hứa với vị tu sĩ Balamôn lão thành và ngài đã dạy cho tôi bí quyết.
Tôi hỏi:
- Loại bí quyết gì vậy, hở tu sĩ? Phải chăng đó là bí quyết có thể làm ra vàng?
- Không, tâu bệ hạ,- tu sĩ đáp.- Bí quyết này còn quý hơn rất nhiều: Đấy là cách làm cho một thi thể đã chết rồi hồi sinh trở lại. Không phải kẻ này có quyền năng trao trả lại cho một người vừa qua đời linh hồn người ấy vừa trút bỏ, chỉ có Thượng đế mới làm nên chuyện thần kỳ ấy. Nhưng tôi có pháp cho linh hồn mình nhập vào một thi thể không còn hơi sống nữa. Khi nào hoàng thượng thích, tôi sẽ làm việc ấy để ngài tự mắt xem.
- Ta rất hài lòng. Vậy nếu ông đồng ý, hãy làm điều ấy ngay bây giờ.
Ngẫu nhiên xui khiến thế nào, vừa lúc ấy có một con hươu cái chạy ngang qua. Tôi bắn một mũi tên, nó gục ngã. Tôi nói với tu sĩ:
- Bây giờ chúng ta hãy xem ông có thể làm con vật này hồi sinh trở lại.
Hoàng thượng sẽ được hài lòng ngay. Xin ngài hãy chú ý nhìn điều sắp xảy ra.
Tu sĩ vừa dứt lời, tôi nhìn thấy thân xác chàng ta ngã xuống, nằm im không động đậy, trong lúc ấy con hươu cái nhẹ nhàng đứng lên. Các vị hẳn hiểu tôi ngạc nhiên biết chừng nào. Chuyện xảy ra trước mắt như vậy, mà tôi vẫn như chưa muốn tin vào mắt mình. Lúc ấy con hươu cái đến cạnh tôi, đưa mõm liếm bàn tay tôi, sau khi nhún nhảy đùa chơi mấy bước, nó lại gục ngã xuống chết như cũ. Vừa lúc ấy thân thể tu sĩ đang nằm dài trên đất, hồi tỉnh trở lại. Rất thú vị về bí quyết kỳ lạ ấy, tôi yêu cầu tu sĩ hãy truyền cho tôi. Chàng đáp:
- Tâu bệ hạ, tôi rất tiếc không thể nào đáp ứng mong muốn của bệ hạ. Bởi tôi đã hứa với vị cao tăng Balamôn là sẽ không truyền bí quyết ấy cho bất kỳ ai hay biết, giờ đây tôi không thể không giữ lời hứa với cụ.
Tu sĩ càng từ chối, càng kích thích tôi hiếu kỳ muốn nắm lấy bí quyết. Tôi nài nỉ:
- Anh chớ nên từ chối lời ta yêu cầu. Ta hứa sẽ không để lộ bí quyết ấy cho với bất kỳ ai khác rõ. Ta xin thề có trời đất chứng giám, chẳng bao giờ ta dùng bí quyết ấy nhằm mục đích xấu xa.
Tu sĩ suy nghĩ một lát rồi đáp như sau:
- Tôi không dám không đáp ứng yêu cầu của một đấng quân vương mà tôi vô cùng kính trọng như bệ hạ. Tôi đành khuất phục trước lời khẩn khoản của ngài. Hơn nữa, ngày trước tôi chỉ hứa với tu sĩ Bàlamôn thôi, chứ không phải bị ràng buộc vào một lời thề thiêng liêng không được phép vi phạm. Vậy tôi sẽ nói để hoàng thượng rõ bí quyết của tôi. Ngài chỉ cần nhớ kỹ trong lòng hai tiếng, khi cần thiết, ngài thầm đọc hai tiếng ấy thôi, đọc thầm thôi, không thốt ra lời, ngài có thể làm cho một xác chết hồi sinh.
Tu sĩ bảo thầm cho tôi biết hai tiếng thần kỳ ấy. Vừa nắm được bí quyết, tôi muốn thử nghiệm xem sao. Tôi thầm nhẩm hai tiếng diệu kỳ ấy để chuyển linh hồn tôi vào trong thi thể con hươu cái. Và thế là ngay tức khắc, tôi mang hình dạng con vật ấy. Nhưng niềm vui thích của tôi chuyển ngay sang thành nỗi đau kinh dị. Bởi khi linh hồn tôi vừa chuyển sang hình dạng con hươu cái thì tên tu sĩ khốn kiếp kia chuyển linh hồn của nó vào thi thể của tôi. Nhanh chóng chụp lấy chiếc cung của tôi bên cạnh, y chuẩn bị phóng một mũi tên định hạ sát tôi, may sao hiểu ra ý đồ đen tối của y, tôi vội vàng co chân chạy trốn. Tu sĩ vẫn bắn theo mũi tên, may không trúng đích.
NGÀY THỨ NĂM MƯƠI TÁM.
Thế là bỗng nhiên tôi phải chung sống với các dã thú trên núi, trong rừng. Hạnh phúc xiết bao, giá khi phải mang lốt một con vật, tôi không chỉ mất hình dạng con người mà còn mất luôn cả trí khôn thì tôi đã đỡ phải đau khổ vì không sao dứt nổi khỏi đầu óc bấy nhiêu chuyện đau buồn.
Trong khi tôi mang theo nỗi bất hạnh ghê gớm của mình lang thang trong rừng rậm, thì tu sĩ chiếm đoạt ngai vàng xứ Muxen. Điều làm cho tôi còn đau khổ hơn nữa là y mặc nhiên trở thành chồng của nàng Zemrut. Y để lại cái thân xác tu sĩ của y trong rừng. Hài lòng đã mang được hình hài của tôi, y hưởng mọi hạnh phúc của một nhà vua đang trị vì.
Tuy nhiên, y vẫn sợ tôi nắm được bí quyết, rồi một ngày nào đó sẽ tìm cách trở lại kinh thành, y ra lệnh giết chết tất cả những con hươu cái trong vương quốc. Để khuyến khích người dân làm việc ấy, y ban chiếu chỉ công bố bất kỳ ai mang đến nộp xác một con hươu cái, sẽ được thưởng ba mươi đồng xơcanh vàng. Nhân dân cả xứ Muxen hy vọng kiếm được tiền, thi nhau mang cung tên xục xạo khắp rừng rậm đồng hoang, hễ trông thấy con hươu cái nào là bắn hạ ngay tức khắc.
May mắn cho tôi không phải lo gặp tai nạn ấy vì một hôm, nhìn thấy xác một con hoạ mi vừa mới chết ở một gốc cây. Tôi dùng bí quyết làm con chim hồi tỉnh. Dưới hình dạng mới này, tôi bay về hoàng cung, nơi kẻ thù của tôi đang ngự trị. Tôi lẫn vào vầng lá um tùm một cây to trong vườn ngự uyển. Cây ấy mọc không xa cung riêng của hoàng hậu. Đỗ trên cành cây, buồn đau cho số phận của mình, tôi cất tiếng hót khổ đau. Cứ sáng sáng, khi mặt trời vừa mọc, tất cả chim chóc trong vườn mừng vui nhìn thấy ánh sáng thái dương trở lại, con nào con nấy cất tiếng hót líu lo chào mừng ngày mới. Riêng phần mình, chẳng chút quan tâm đến ánh sáng rực rỡ một ngày vừa rạng, tôi vẫn chìm đắm trong nỗi buồn. Đôi mắt hướng về phòng riêng hoàng hậu Zemrut, tôi cất tiếng hót não nề, những tiếng sầu thương tới mức làm hoàng hậu chú ý và đến gần bên cửa sổ. Tôi tiếp tục cất tiếng hót, càng xúc động càng đau đớn hơn, như thể nàng có thể hiểu ra tâm trạng của tôi lúc này. Nhưng hỡi ôi! Hoàng hậu lại tỏ ra thích thú nghe chim hót. Không những không chút buồn phiền vì lời than ai oán của
tôi, bà lại còn cười gọi một cung nữ, cô này vội đến bên cửa sổ cùng hoàng hậu nghe chim hoạ mi hót.
Tôi không bay ra khỏi vườn ngự uyển cả ngày hôm ấy cũng như những ngày hôm sau. Và sáng nào tôi cũng đến cất tiếng hót ở cùng một nơi ấy. Hoàng hậu Zemrut cũng không quên theo thói quen đến bên cửa sổ, và hình như trời đất xui khiến hay sao, nàng nảy ra ý kiến muốn bắt tôi. Hoàng hậu bảo một người hầu:
- Ta muốn các người bắt con chim hoạ mi kia cho ta. Các người hãy đi tìm những người chuyên bẫy chim, bảo họ cố làm sao bắt sống nó mang về đây cho ta. Ta thích con chim này lắm, ta yêu quý nó đến phát điên lên.
Lệnh hoàng hậu tức khắc được tuân theo. Nhiều người chuyên nghề bẫy chim thành thạo được mời đến hoàng cung. Họ chăng những tấm lưới của họ lên cạnh vành lá cây tôi thường đỗ. Và vì chính bản thân tôi không muốn thoát khỏi lưới của họ, tôi hiểu người ta muốn bắt tôi, không cho tôi còn được tự do trên cành cây, là để tôi được trở thành nô lệ của hoàng hậu mình, tôi tự sa vào bẫy.
Vừa bắt được tôi, ôm tôi trong đôi bàn tay nàng, hoàng hậu tỏ ra vui mừng. Nàng vuốt lông tôi và nói:
- Con hoạ mi xinh xắn, con hoạ mi đáng yêu, ta muốn ta là đoá hoa hồng của mày. Ta đã bắt đầu cảm thấy yêu thương mày vô hạn.
Nói đến đây nàng hôn tôi, và tôi nhẹ nhàng đặt cái mỏ của mình lướt trên đôi môi nàng. Nàng cười phá lên:
- Con chim tinh quái này, hình như nó nghe được lời ta nói hay sao.
Sau khi vuốt ve tôi một hồi, tự tay hoàng hậu bỏ tôi vào một cái lồng chim đan bằng những sợi vàng mà một viên hoạn nô vừa ra phố mua về.
Mỗi ngày, hễ hoàng hậu thức giấc là tôi bắt đầu cất tiếng hót. Mỗi lần nàng đến gần lồng, muốn cho tôi ăn một thứ gì đấy hoặc muốn vuốt ve bộ lông chim, tôi không những không tỏ ra sợ hãi mà còn giương đôi cánh tỏ ý mừng vui và chìm cái mỏ nhỏ xíu của mình ra ngoài lồng. Hoàng hậu ngạc nhiên thấy tôi sao chóng quen người đến vậy. Đôi khi nàng cho tôi ra khỏi lồng, thả cho bay tự do trong phòng. Lần nào tôi cũng bay đến bên nàng, để được nàng vuốt ve. Nhưng hễ có một nàng cung nữ nào muốn dơ tay bắt tôi thì tôi mổ thật dữ dội vào tay cô ấy. Cách thức ấy làm cho hoàng hậu ngày càng thêm thú vị, nàng thường nói chẳng may tôi chết đi thì nàng sẽ rất buồn bã, vì nàng cảm thấy rất quý rất yêu con chim nhỏ này.
Điều đau khổ lớn nhất của tôi là khi tu sĩ đến thăm hoàng hậu. Thật là một cực hình cho tôi! Cho đến bây giờ tôi vẫn không làm sao hết căm phẫn khi nghĩ lại cảnh tượng ấy. Mỗi lần tu sĩ đến âu yếm hoàng hậu, bộ lông tôi xù lên, tôi quay cuồng như điên dại trong chiếc lồng. Đôi khi hoàng hậu cùng với tên tu sĩ ấy đến cạnh lồng chim, và y bắt chước nàng đưa tay vuốt ve tôi, tôi mổ vào tay y thật mạnh. Nhưng nỗi căm hờn của tôi chỉ làm cho cả hai người cảm thấy thú vị hơn và phá ra cười với nhau.
Hoàng hậu có nuôi trong phòng một con chó cái nhỏ mà nàng cũng rất thích. Một hôm, con vật ấy chết trong khi đang sinh nở. Lúc ấy chỉ có mình tôi và con chó cái trong phòng. Tôi nảy ra ý muốn thử nghiệm một lần thứ ba nữa bí quyết của mình. Tôi tự nhủ: “Giờ đây ta nên chuyển linh hồn vào thân thể con chó kia. Ta muốn xem hoàng hậu sẽ buồn rầu như thế nào khi thấy con hoạ mi của nàng đã chết.”
Tôi chẳng hiểu sao tôi nảy ra cái ý tinh nghịch ấy. Tôi cũng không dự đoán sự thay hình đổi dạng này rồi sẽ dẫn đến việc gì. Nhưng bởi bí quyết ấy là một bí ẩn của trời đất, tôi cứ thực hành một cách ngẫu nhiên.
NGÀY THỨ NĂM MƯƠI CHÍN.
Khi hoàng hậu quay trở về phòng, việc đầu tiên là nàng đi đến cạnh lồng chim. Nhìn thấy con hoạ mi đã chết, nàng hét lên một tiếng làm tất cả các cung nữ hoảng hốt chạy xúm lại:
- Có việc gì vậy, tâu hoàng hậu? Có điều gì không hay vừa xảy ra với bà?
Hoàng hậu nước mắt như mưa:
- Các ngươi không thấy ta đang tuyệt vọng đây sao. Con chim hoạ mi của ta chết rồi! Con chim yêu quý của ta, người chồng bé bỏng của ta! Tại sao chim vội ra đi? Thế là ta không còn được thưởng thức tiếng hót của mi, ta không còn được nhìn thấy mi. Ta đã làm gì khiến trời trừng phạt ta khắt khe đến thế này.
Hoàng hậu tỏ ra buồn phiền, những nàng hầu cố gắng hết sức vẫn không sao khuyên giải được, lại còn làm cho nàng có vẻ như buồn bã thêm lên. Một cung nữ vội vàng chạy đến báo cho tu sĩ biết, hoàng hậu đang có việc không vui. Y vội vàng đến ngay và nói với nàng rằng, một con chim chết thì có gì phải buồn phiền đến vậy. Cái chết của một con chim con thì có gì chẳng bù đắp được. Bởi hoàng hậu đã thích hoạ mi như vậy, thì ta sẽ sai người chăng bẫy, bắt về cho nàng muốn bao nhiêu có bấy nhiêu con. Nhưng mặc cho tu sĩ nói gì thì nói, chẳng làm sao khuyên giải được nàng Zemrut. Nàng than thở:
- Thôi, tâu hoàng thượng, xin ngài chớ khuyên giải em nữa, ngài chẳng làm được việc ấy đâu. Em hiểu là em qúa yếu đuối, sao đi buồn bã như vậy trước cái chết của một con chim con. Tự em cũng nghĩ giống như ngài, thế mà không hiểu sao em cứ buồn phiền không sao tả xiết. Em quý con chim nhỏ này lắm, hình như nó hiểu mọi thái độ cử chỉ của em, hình như nó biết đáp lại tình cảm của em đối với nó. Mỗi lần những người hầu của em đến gần thì nó tỏ ra hung dữ lắm; trong khi em vừa đến chìa tay ra thì nó đã nhảy ra cho em bắt. Hình như nó cũng có tình cảm đối với em, nó thường nhìn em vẻ buồn bã và trìu mến. Đôi khi hình như nó rất khổ vì không thể thốt ra được ra lời để biểu đạt tình cảm của nó với em. Em nhìn rõ điều ấy qua đôi mắt nó. Ôi, em không thể nghĩ đến chuyện ấy mà không buồn, con chim bé nhỏ đáng yêu của ta ơi, ta mất mi mãi mãi rồi.
Nói đến đấy hoàng hậu lại tuôn nước mắt, tưởng như không có gì làm cho nàng khuây khoả được. Lúc ấy tôi đang nằm trong một góc, cho mấy con chó con bú tí. Tôi nghe rõ rất cả những lời nàng nói. Tôi quan sát mọi người mà không ai để ý đến tôi. Tôi linh cảm một điều gì đấy thuận lợi cho mình đây trong nỗi đau của bà. Tôi linh cảm tên tu sĩ, để an ủi hoàng hậu, sẽ sử dụng bí quyết của nó, và linh cảm của tôi quả không sai. Tu sĩ thấy hoàng hậu không sao nghe lời khuyên giải, mà hẳn y cũng yêu thương nàng lắm nên cảm động trước những giọt nước mắt của nàng. Thế là không cần khuyên bảo thêm nữa, y lệnh cho những người giúp việc hoàng hậu ra hết khỏi phòng, để lại riêng mình y cùng với nàng. Lúc này nó mới nói hoàng hậu, ngỡ ngoài hai người không có ai nghe:
- Thưa bà, cái chết của con chim hoạ mi khiến bà buồn bã đến vậy thì ta sẽ làm cho nó hồi sinh trở lại, bà chớ nên buồn phiền nữa. Rồi bà sẽ trông thấy nó tỉnh lại ngay cho mà xem. Ta hứa sẽ trả lại cho bà con chim. Và mỗi sáng thức dậy bà sẽ lại nghe tiếng nó hót, bà sẽ có niềm vui được vuốt ve nó.
Hoàng hậu nói:
- Tâu bệ hạ, hình như ngài cho em là một con ngớ ngẩn hay sao. Ngài cố làm cho em hy vọng sáng mai sẽ nhìn thấy con hoạ mi của mình sống trở lại. Đến mai, ngài sẽ nói chuyện thần kỳ ấy sẽ diễn ra sang mai kia, và cứ lần lữa ngày này qua ngày khác như vậy, ngài nghĩ rồi em sẽ dần quên con chim nhỏ của em. Hay là ngày có ý định sai người tìm cho em một con chim khác, bỏ vào lồng thay chỗ con hoạ mi kia để em đỡ buồn phiền?
- Không, không phải vậy đâu, hoàng hậu của ta ạ,- tu sĩ đáp.- Không phải một con chim khác mà chính con hoạ mi đang nằm bất tỉnh trong lồng kia, nó chết đi khiến bà buồn rầu đến vậy, thì chính nó sẽ trở lại hót cho bà nghe. Ta sẽ cho nó một cuộc sống mới, và rồi bà sẽ tha hồ yêu thương nó, rồi bà sẽ thấy nó vẫn rất tha thiết muốn làm vừa lòng bà. Bởi chính ta sẽ nhập hồn vào xác con chim ấy, để rồi sáng sáng ta cho nó sống lại và làm vui lòng hoàng hậu. Ta có khả năng làm nên điều thần diệu ấy, -tu sĩ nói tiếp, -đấy là một bí quyết ta nắm được. Nếu bà vẫn chưa tin, nếu bà quá sốt ruột muốn được nhìn thấy con hoạ mi của bà sống lại ngay lúc này, thì ta có thể cho nó hồi sinh tức khắc.
Hoàng hậu không đáp. Qua sự lặng im ấy, tên tu sĩ ngỡ là nàng không tin. Y liền ngồi xuống chiếc trường kỷ và thầm niệm hai tiếng thần chú, chuyển linh hồn nó vào xác con chim. Tấm thân của nó, hay đúng hơn hình hài của tôi, ngả dài trên ghế. Cùng lúc, con chim hoạ mi bắt đầu cất tiếng hót trong lồng trước sự vô cùng kinh ngạc của hoàng hậu. Nhưng nó cất tiếng hót chẳng được bao lâu. Bởi nghe nó vừa cất tiếng, tôi vội từ bỏ thân xác con chó cái, nhập ngay vào hình hài của chính mình. Việc đầu tiên của tôi là chạy vội đến chiếc lồng chim, lôi cổ con chim ra bóp chết luôn. Hoàng hậu hỏi:
- Ngài làm gì vậy, tâu hoàng thượng? Sao ngài đối xử với con hoạ mi của em tàn tệ như vậy? Nếu ngài đã không muốn nó sống thì cần gì phải cho nó hồi sinh.
Tôi chẳng mấy quan tâm lời hoàng hậu nói. Tôi thốt lên:
- Tạ ơn trời đất, thế là xong! Thế là ta trừng trị được tên khốn nạn đã phản trắc ta.
Lúc nãy hoàng hậu rất đỗi ngạc nhiên thấy con hoạ mi sống trở lại thì giờ đây nàng còn kinh ngạc hơn khi nghe tôi thốt những lời vừa rồi. Nàng hỏi:
- Tâu hoàng thượng, có chuyện chi khiến ngài xúc động đến vậy? Những lời ngài vừa nói có nghĩa gì, em thật không hiểu.
Tôi thuật lại cho nàng nghe tất cả những việc đã xảy ra thời gian qua. Tôi để ý thấy trong khi nghe chuyện, thỉnh thoảng nàng lại biến sắc rùng mình. Khi thì nàng lại đỏ mặt lên hổ thẹn sao mình đã không chung thuỷ với chồng cho dù vô tình, khi thì nàng tái mặt như xác chết vì đớn đau tức giận. Hoàng hậu không chút nghi ngờ tôi đích thực là hoàng tử Falala, bởi trước đó nàng đã biết người ta đã tìm thấy xác tên tu sĩ trong rừng, và mọi người đều rõ lệnh độc ác của y cho giết chết tất cả những con hươu cái trên đất nước này.
NGÀY THỨ SÁU MƯƠI.
Sau khi kể cho nàng Zemrut nghe đầu đuôi câu chuyện lạ lùng đến vậy, chẳng bao lâu tôi hối tiếc ngay. Đáng ra tôi chỉ nên nói với nàng có một đạo sĩ phép thuật cao cường nào đấy đã dạy cho tôi bí quyết làm cho một sinh vật chết có thể hồi sinh, chứ không nên kể lại cái trò đểu cáng tên tu sĩ gây ra cho tôi và cho cả hoàng hậu. Giá nàng không biết câu chuyện ấy thì tốt biết chừng nào, giá được vậy thì hẳn nàng còn sống đến nay. Nhưng điều tôi vừa nhỡ nói ra với các vị chứng tỏ tôi lại nhầm lẫn nữa rồi. Chẳng lẽ chúng ta không biết tất cả hoạ phúc xảy ra cho mọi người trần thế đều đã được định trước trên thiên đình hay sao.
- Thưa các vị, hoàng tử Falala nói tiếp với vua Timuatat, hoàng hậu Enma và hoàng tử Calap,- hoàng hậu của tôi tức là tiểu thư con gái ngài Muaphac ngày trước, rất buồn phiền vì nàng đã mang lại hạnh phúc cho một tên khốn nạn, nàng đã thật lòng âu yếm nó, và chuyện ấy khiến nàng băn khoăn sầu thảm đến mức không ai có cách gì làm cho nàng khuây nguôi. Tôi cố gắng biện bạch cho nàng nghe, sở dĩ nàng có lần không chung thủy với tôi, chẳng qua do không biết rõ mà thôi. Tội ấy là tội tên tu sĩ và nó đã chịu đền tội, nó đã bỏ mạng rồi.
Song mặc cho tôi nói gì thì nói, mặc cho tôi bày tỏ yêu đương nàng hết mực, chẳng có cách gì làm cho nàng quên nguôi sự việc đáng ghê tởm ấy. Nàng ngã bệnh, và chẳng bao lâu qua đời trong vòng tay tôi. Trước khi lâm chung nàng còn một lần nữa xin tôi tha thứ cho về một lỗi lầm mà thật ra đâu phải do nàng gây nên.
Sau khi hoàng hậu của tôi qua đời, và tôi đã làm mọi lễ nghi cần thiết mai táng nàng thật trọng thể, tôi cho mời hoàng thân Amađêtdin Zenghi đến và bảo:
- Em trai của anh ơi, anh không có con. Vì vậy anh muốn nhường ngôi vua xứ Muxen này cho em. Anh truyền ngôi báu cho em, anh khước từ không trị vì nữa, anh muốn sống những ngày còn lại trong cảnh ẩn dật.
Hoàng thân Amađêtdin vốn yêu quý tôi thật lòng, cố tìm mọi cách khiến tôi thay đổi ý định. Nhưng tôi bảo trước chàng mọi việc đều vô ích thôi:
- Hoàng thân ạ, ta đã quyết rồi, ta truyền ngôi vua cho hoàng thân. Hãy ngồi lên ngôi báu của vua Falala. Ta hy vọng rồi hoàng thân sẽ may mắn, hạnh phúc hơn ta. Nhân dân cả nước từ trước đến nay đều hiểu rõ tài thao lược của hoàng thân, nhân dân đã từng có dịp hưởng niềm vui được hoàng thân ngự trị. Về phần ta, ta đã chán mọi vinh hoa phú quý. Ta sẽ tìm đến một xứ sở xa xôi hẻo lánh sống như một con người bình thường. Ở nơi ấy ta không phải chăm lo việc triều chính hàng ngày. Ta sẽ có thời gian khóc than nàng Zemrut, ta tha hồ hồi tưởng những ngày hạnh phúc từng chung sống với nàng. Nuôi dưỡng kỷ niệm về những ngày hạnh phúc ấy sẽ là công việc chính trong cuộc sống thường nhật của ta sau này.
Vậy là tôi giao cho Amađêtdin Zenghi chiếc vương miện xứ Muxen, rồi lên đường hướng về thành phố Batđa. Tôi chỉ cho mấy người giúp việc theo hầu. May mắn tôi đến được thành phố ấy có mang theo nhiều vàng bạc châu báu. Tôi tìm đến nhà ngài Muaphac. Ngài cũng như bà nhạc mẫu tôi vô cùng ngạc nhiên thấy tôi đột ngột đến thăm. Hai người càng ngỡ ngàng hơn nữa khi biết tin con gái mình đã qua đời, đứa con họ vô cùng yêu quý. Tôi vừa kể lại tất cả câu chuyện đã xảy ra thời gian qua vừa tuôn nước mắt, khiến hai ông bà nhạc của tôi cũng không cầm được nước mắt.
Tôi chẳng nấn ná lâu ở thành phố Batđa. Gặp một đoàn người rất đông đảo hành hương về thánh địa Mêcca, tôi tháp tùng họ. Sau khi làm xong nghĩa vụ tín đồ của tôi ở chốn thiêng liêng ấy, tình cờ tôi gặp một đoàn người Tarta vừa từ xứ ấy về đây hành hương tại Mêcca. Tôi lại tháp tùng họ, định cùng họ về xứ Tartari. Đi ngang qua thành phố này, tôi thấy phong cảnh ở đây dễ chịu, tôi dừng chân và định cư luôn ở đây.
Tôi sống ở nơi này tính đến nay gần được bốn mươi năm. Trước mắt mọi người dân, tôi là một khách ngoại quốc xưa kia từng làm nghề thương mại. Tại đây tôi sống cuộc đời thật sự ẩn dật. Hầu như tôi không tiếp khách bao giờ. Nàng Zemrut luôn luôn hiện diện trong trí óc tôi, và tôi cảm thấy lạc thú khi thường xuyên hồi tưởng đến nàng.
Chương 10 (A): CHUYỆN HOÀNG TỬ CALAP VÀ CÔNG CHÚA NƯỚC TRUNG HOA
Kể xong câu chuyện về cuộc đời mình, hoàng tử Falala nói thêm với các vị khách:
- Đấy là tất cả câu chuyện của tôi. Qua những nỗi bất hạnh của tôi và của các vị đây, hẳn các vị có thể nhận ra, cuộc sống con người là một cây sậy bị lay động không ngừng trước cơn gió lạnh phương bắc. Dù sao tôi có thể thưa với các vị, tôi sống hạnh phúc và thanh thản kể từ ngày tôi định cư ở xứ Giaich này. Tôi không bao giờ hối tiếc đã từ bỏ ngai vàng xứ Muxen. Tôi tìm thấy yên vui trong cuộc sống với số phận một con người bình thường không mấy ai biết đến.
Hãn Timuatat, hoàng hậu Enma và hoàng tử Calap hết sức ca ngợi người con của Hãn Ben-Ortoc xưa. Timuatat khâm phục quyết định của chàng đã tự mình khước từ cả một quốc gia để đến sống như một người dân bình thường tại một xứ sở xa lạ, ở đấy chẳng hề ai hay biết chàng có ngày từng giữ địa vị cao sang. Hoàng hậu Enma thì ngợi ca lòng chung thuỷ của chàng Falala đối với nàng Zemrut, cũng như sự hối tiếc mà chàng luôn cảm thấy sau cái chết cuả người yêu. Hoàng tử Calap nói:
- Thưa ngài, mong sao tất cả mọi người đang sống trong hoàn cảnh khó khăn đều có thể tìm được thái độ trong sáng mà ngài luôn có được trước những trớ trêu của số phận.
Bốn người tiếp tục chuyện trò cho đến giờ đi nghỉ. Falala gọi những người hầu. Họ mang đến nhiều cây nến cắm trên những chân đèn bằng gỗ lô hội, rồi mời vị vua, bà hoàng hậu và chàng hoàng tử sang một căn nhà khác, ở đây mọi vật cũng đều giản dị khiêm nhường như tất cả mọi nơi khác trong toàn bộ ngôi nhà. Hoàng hậu Enma cùng chồng nghỉ trong một phòng, hoàng tử Calap chúc cha mẹ ngủ ngon rồi sang nghỉ ở phòng bên cạnh. Sáng sớm hôm sau, họ vừa thức dậy cụ già đã bước vào cho biết:
- Không phải chỉ có các vị là những người bất hạnh. Tôi vừa được tin nhà vua nước Carim phái sứ thần đến thành phố này tối hôm qua. Sứ thần có nhiệm vụ trình với Hãn Ilen là người đang trị vì xứ này, yêu cầu Hãn không những không cho phép nhà vua người Nogai vốn là tử thù của vua Carim được cư trú tại xứ mình, thậm chí vua Carim còn đòi ông phải bắt giữ ngay trong trường hợp vua Nogai đi ngang qua lãnh thổ Giaich. Quả là- Falala nói tiếp- trước đây đã có tin đồn rằng nhà vua bất hạnh người Nogai đã sa vào tay của vua xứ Carim, thật ra ông đã cùng gia đình trốn chạy thoát khỏi kinh đô mình trước khi quân Carim đến.
Nghe cụ già nói vậy, vua Timuatat và hoàng tử Calap biến sắc, còn hoàng hậu thì ngã xuống bất tỉnh.
Chương 10 (B): NGÀY 61, 62, 63, 64, 65
NGÀY THỨ SÁU MƯƠI MỐT.
Thấy bà hoàng hậu ngất đi, cũng như vẻ bối rối của hai cha con, Falala hiểu ngay những vị khách của mình không phải là những thương nhân như lời họ nói. Chờ bà hoàng hậu tỉnh lại rồi, cụ già nói với họ:
- Tôi thấy hình như các vị vô cùng thông cảm nỗi bất hạnh của đức Hãn người Nogai, hay là, tôi xin được nói thẳng điều tôi suy nghĩ, tôi nghĩ ba vị chính là những người đang bị vua nước Carim hận thù và truy đuổi.
Timuatat nói:
- Đúng vậy, thưa ngài. Chúng tôi chính là những nạn nhân ông ta đang tìm cách sát hại. Tôi chính là quốc vương xứ Nogai, đây là hoàng hậu vợ tôi và hoàng tử con trai tôi. Tôi xin lỗi, chúng tôi đã không nói rõ mình là ai sau khi được ngài đón tiếp trọng hậu và tin cậy tâm tình tối hôm qua. Giờ đây tôi hy vọng ngài sẽ cho chúng tôi lời khuyên bảo, bằng cách nào thoát khỏi cơn khốn đốn này.
- Tình hình cũng khá tế nhị đấy,-vị cựu vương xứ Muxen đáp.-Tôi biết Hãn Ilen xứ này. Ông ta rất sợ vua nước Carim. Và có thể tin chắc, để làm hài lòng vua Carim ông ta sẽ hạ lệnh lùng bắt các vị khắp nơi. Các vị không an toàn ở nhà tôi đâu, cũng như ở bất cứ nơi nào trong thành phố này. Các vị chẳng có con đường nào khác là nhanh chóng ra ngay khỏi lãnh thổ xứ Giaich này. Hãy vượt sang sông Irtic và cố gắng sao đến được càng nhanh càng tốt lãnh địa của người bộ tộc Belala.
Vua Timuatat, hoàng hậu và hoàng tử Calap đều cho rằng ý kiến cụ già là đúng. Falala liền sai chuẩn bị ngay ba con ngựa cùng thức ăn đầy đủ, rồi đưa cho họ một túi đựng đầy tiền vàng và bảo:
- Xin các vị lên đường ngay, chớ nên để mất thời gian. Có thể ngay từ ngày mai Hãn Ilen đã sai người săn lùng tìm bắt các vị.
Ba vị khách cảm tạ vị cựu vương và vội vàng lên ngựa rời khỏi xứ Giaich. Họ vượt qua sông Irtic, và sau nhiều ngày đường họ tới được xứ sở của bộ tộc người Belala. Gặp điểm dân cư đầu tiên họ dừng lại, bán ba con ngựa lấy tiền sống tạm ở đấy. Nhưng rồi số tiền nhỏ nhoi mỗi ngày một cạn, vua Timuatat lại cảm thấy buồn rầu. Vua than thở:
- Tại sao ta còn sống làm chi trên đời này. Nhẽ ra ta phải ở lại trong nước, chờ kẻ thù hung dữ của ta đến, rồi bỏ mình trong một trận sống mái bảo vệ kinh thành, còn hơn là được sống trong cảnh hết nỗi bất hạnh này đến nỗi bất hạnh khác. Chúng ta đã kiên nhẫn chịu đựng tai hoạ, nhưng có lẽ chẳng bao giờ trời đoái nhìn lại chúng ta, mặc dù chúng ta chịu tuân phục số mệnh, trời vẫn bắt ta sống mãi trong cảnh khốn cùng.
- Thưa cha, -chàng Calap nói-chúng ta chớ vội tuyệt vọng khi tai nạn chưa qua khỏi. Biết đâu trời đang chuẩn bị cho ta những ngày sáng sủa hơn, mà ta không biết đấy thôi. Chúng ta hãy tìm đến điểm dân cư lớn nhất của bộ tộc này. Con linh cảm đến đấy số phận chúng ta có thể có sự đổi thay.
Vậy là ba người tiếp tục lên đường, tìm đến điểm dân cư nơi vị thủ lãnh người Belala đang đóng kinh đô. Nhà vua, hoàng hậu và hoàng tử Calap cùng vào một ngôi nhà lớn vốn là nhà thương làm phúc cho những người xa lạ khốn cùng không nơi nương tựa. Họ tìm một góc nằm nghỉ, rất buồn rầu không biết rồi đây sẽ làm gì để kiếm được miếng sống qua ngày. Calap để cha mẹ nghỉ ở đấy, một mình ra khỏi nhà làm thương làm phúc. Chàng vào khu dân cư, hỏi xin những người qua đường bố thí cho ít nhiều. Hết ngày chàng cũng kiếm được một món tiền nhỏ nhoi đủ mua một ít thực phẩm, mang về cho cha mẹ dùng tạm.
Hai vợ chồng nhà vua không ngăn được nước mắt khi biết con trai mình vừa đi ăn xin. Chàng Calap cũng mủi lòng trước nước mắt cha mẹ, nhưng chàng nói:
- Con thú thật chẳng có gì buồn khổ hơn lâm vào cảnh ăn mày. Tuy nhiên không còn có cách nào khác để nuôi sống cha mẹ. Vì vậy cho dù có xấu hổ đến bao nhiêu, con vẫn tiếp tục đi ăn xin. Hay là cha mẹ hãy bán con đi làm nô lệ, với số tiền thu được, cha mẹ có thể sống thêm nhiều ngày.
- Con nói gì vậy, con trai của ta? Timuatat thốt lên- Con bảo vợ chồng ta tiếp tục sống trong khi con mất hết tự do hay sao. Nếu một người nào đó cần phải bán đi để cứu sống hai người kia thì người đó chính là ta. Ta sẵn sàng bán thân đi làm nô lệ lấy tiền giúp đỡ hai mẹ con.
- Thưa cha, -chàng Calap lại nói- con vừa nảy ra một ý. Sáng sớm mai con sẽ đến chỗ những người phu làm nghề mang vác hàng đang chờ việc. May có ai đó thuê con thì chúng ta có thể sống nhờ vào sức lao động của con.
Ba người cùng nhất trí. Ngày hôm sau, hoàng tử đến trà trộn vào số người chuyên mang vác thuê trong khu dân cư, ở đấy chờ may ra có người nào đến thuê, nhưng chờ mãi chẳng thấy có ai. Đã nửa ngày qua, chưa kiếm được đồng nào. Chàng rất buồn. Nếu công việc này không kiếm ra được tiền thì làm sao nuôi sống được cả nhà đây.
Chờ mãi vô vọng, Calap đâm chán. Chàng liền bỏ khu dân cư, ra một cánh đồng để dễ suy nghĩ hơn làm cách nào kiếm sống đây. Chàng ngồi nghỉ dưới một gốc cây. Sau khi khẩn cầu trời đất hãy thương xót cho tình cảnh của mình, chàng ngủ thiếp đi. Khi thức giấc, hoàng tử nhìn thấy bên cạnh mình có một con chim cắt cực kỳ đẹp. Đầu con chim có một cái mào màu sắc rực rỡ, ở cổ nó lại đeo một chuỗi kết bằng lá vàng khảm kim cương và ngọc trắng, ngọc đỏ. Chàng Calap từng nghe chuyện người ta nuôi chim cắt để săn bắn, chàng chìa cánh tay ra; con chim bay đến đỗ luôn xuống cổ tay chàng. Chàng hoàng tử Nogai vui mừng khôn tả, chàng tự nhủ: “Thử xem việc này sẽ đưa ta đến đâu? Dường như con chim cắt này là vật nuôi thuộc vị chúa tể bộ tộc này”.
Chàng đã không lầm. Đấy chính là con chim cắt của vị Hãn người Belala tên là Alingơ. Hôm qua, trong một buổi đi săn ông để lạc mất con chim. Ông đã sai quân sục sạo khắp cánh đồng. Mọi người cố sức tìm kiếm khắp mọi nơi mọi chốn, bởi vị chúa tể đã doạ, nếu họ quay trở lại triều đình mà không có con chim thì sẽ bị nhục hình.
NGÀY THỨ SÁU MƯƠI.
Hoàng tử Calap quay trở về khu dân cư cùng với con chim cắt. Dân chúng nhìn thấy đều kêu lên:
- Kìa! Kia là con chim cắt của đức Hãn, đã tìm thấy kia rồi. Khá khen cho chàng trai trẻ, rồi chàng sẽ được trọng thưởng khi mang con chim này trả lại Hãn của chúng ta.
Quả nhiên, khi Calap vừa đến ngôi nhà lớn dùng làm hoàng cung, trên cổ tay có con chim cắt đậu, vị Hãn trông thấy rất đỗi vua mừng. Ông vội chạy đến vuốt ve con chim. Tiếp đó ông quay hỏi chàng trai đã tìm đâu được con chim cắt này. Calap thuật lại đúng như sự việc đã xảy ra. Nghe xong vị Hãn nói:
- Trông anh có vẻ người nước ngoài. Anh từ nước nào đến? Nghề nghiệp anh là gì?
Người con trai vua Timuatat quỳ xuống thưa:
- Tâu ngài, tôi là con trai một thương nhân ở nước Bungari. Gia đình chúng tôi trước đây giàu có lắm. Tôi cùng với bố mẹ đang đi qua nước Giaich, chẳng may gặp bọn cướp, chúng chiếm đoạt hết tài sản của chúng tôi, may chúng còn để cho chúng tôi được sống. Chúng tôi đành đến đây xin miếng ăn sống qua ngày.
Vị Hãn nói:
- Chàng trai trẻ à, ta rất hài lòng chính anh là người đã tìm được con chim cắt của ta. Ta đã thề với trời đất sẽ ban thưởng cho người nào tìm bắt được nó và mang trả lại cho ta, ba điều mà người ấy ngỏ lời ước. Vậy anh chỉ cần nói lên anh ước mong được ta ban thưởng cho anh những gì, chắc chắn anh sẽ toại nguyện.
Chàng Calap đáp:
- Bởi ngài đã cho phép tôi được ngỏ ba điều ước, trước hết, tôi cầu xin ngài cho cha mẹ tôi hiện nay đang tạm trú tại nhà thương làm phúc được có một ngôi nhà riêng ngay trong khu dân cư của ngài, được ngài cho nuôi dưỡng những ngày còn lại của họ và được phục dịch bởi những người từng hầu hạ trong hoàng cung. Điều ước thứ hai, tôi xin được ngài cấp cho một con ngựa tốt trong đàn ngựa chiến của triều đình với đầy đủ yên cương. Và điều ước cuối cùng, xin ngài hãy ban cho tôi một bộ áo quần sang trọng, một thanh gươm tốt kèm với một túi tiền vàng để tôi có thể thực hiện một chuyến đi xa mà tôi suy ngẫm từ lâu.
- Ba điều ước của anh sẽ được đáp ứng- Hãn Alingơ nói.- Anh hãy đưa bố mẹ anh đến đây. Ngay từ hôm nay ta sẽ cho người đối xử với ông bà đúng như anh mong ước. Và sáng sớm mai, anh sẽ được mặc bộ áo quần sang trọng, cưỡi lên lưng một con ngựa đẹp nhất trong đàn ngựa của ta, rồi anh muốn đi đâu tuỳ ý.
Một lần nữa Calap quỳ lạy và cảm tạ đức Hãn, sau đó chàng quay trở lại ngôi nhà thương nơi hoàng hậu Enma và quốc vương Timuatat đang nôn nóng chờ đợi. Chàng nói:
- Con mang về cho cha mẹ tin vua. Số phận của chúng ta đã thay đổi.
Nói xong chàng thuật lại cho bố mẹ nghe những điều vừa xảy ra. Hai người rất vui mừng, thấy ở đây một điềm lành, hy vọng thân phận của họ từ nay sẽ bớt khó khăn. Nhà vua và hoàng hậu vui lòng theo chàng Calap đến ra mắt đức Hãn. Nhà vua đón tiếp họ khá lịch sự, nói sẽ thực hiện đúng như lời đã hứa với chàng trai.
Ngay hôm ấy vua và hoàng hậu được nhận một ngôi nhà riêng có người hầu hạ. Hãn Alingơ còn ra lệnh mọi người phải đối xử với họ trọng thị như đối với chính ông.
Ngày hôm sau chàng Calap mặc bộ quần áo sang trọng vào người, nhận từ tay đích thân nhà vua trao cho một thanh gươm, đốc gươm khảm kim cương, cùng một túi đựng đầy đồng xơcanh vàng. Tiếp đó một con ngựa tốt nòi Thổ Nhĩ Kỳ được dẫn đến. Trước mặt toàn thể triều đình, chàng trai nhảy lên yên, và để tỏ ra mình có tài cưỡi ngựa, chàng trai cho ngựa biểu diễn đủ các nước đi, làm nhà vua và các triều thần đều ca ngợi. Sau khi cảm tạ đức Hãn về bấy nhiêu điều giúp đỡ, chàng cáo biệt vua, trở về thưa với vua Timuatat và hoàng hậu Enma như sau:
- Con vô cùng mong muốn được đến đất nước Trung Hoa vĩ đại, xin cha mẹ cho phép. Con có linh cảm, đến đấy con sẽ làm cho mọi người chú ý bằng một chiến công phi thường nào đó, con sẽ giành được tình cảm của đấng quân vương đang trị vì một quốc gia vô cùng rộng lớn. Xin cha mẹ vui lòng nghỉ lại đây. Cha mẹ chẳng phải lo thiếu thốn thứ gì. Cho phép con đi cho thoả chí tang bồng của mình. Hay đúng hơn, cha mẹ hãy cho con có cơ hội phó thác mình vào số phận, trời dẫn dắt con đến đâu, con sẽ tới nơi ấy.
Vua Timuatat nói:
- Con trai của ta, con cứ lên đường. Con hãy đưa chân theo định mệnh đang chờ con. Chắc chắn tai qua nạn khỏi, những ngày may mắn đang chờ đợi con. Cha mẹ sẽ đợi tin con tại bộ tộc này. Số phận cha mẹ tuỳ thuộc vào số phận con.
Chàng hoàng tử trẻ xứ Nogai lần lượt ôm hôn cha mẹ rồi lên đường đến nước Trung Hoa. Các tác giả thời xưa không thuật lại chàng đã gặp những chuyện trắc trở dọc đường hay không, các vị chỉ cho biết, cuối cùng chàng đặt chân đến thành phố vĩ đại Canđalec, tức Bắc Kinh ngày nay.
Vào thành phố, chàng xuống ngựa ngay trước một ngôi nhà đầu tiên trông thấy. Đấy là nhà một bà cụ goá chồng. Calap chào bà già và thưa:
- Thưa mẹ, xin hỏi mẹ có đồng ý cho một người nước ngoài được ở nhờ nhà mẹ hay không? Nếu mẹ vui lòng cho con trọ, con có thể quả quyết rồi mẹ không có gì phải hối tiếc.
Bà già nhìn thẳng vào chàng trai trẻ, dáng vẻ chàng cũng như bộ trang phục trên người đều cho thấy đây là một vị khách không thể coi thường, liền nghiêng mình đáp lễ và trả lời:
- Thưa chàng ngoại quốc cao qúy, chàng có thể sử dụng ngôi nhà của già với tất cả đồ đạc trong ấy.
- Mẹ có một nơi nào có thể buộc con ngựa của con không? Chàng trai lại hỏi:
- Có- bà đáp.- Vừa nói bà cụ già nắm cương ngựa dẫn vào một cái chuồng nhỏ đằng sau nhà. Khi bà quay trở lại, Calap lúc này đang đói lại hỏi, trong nhà liệu còn có ai khác có thể giúp chàng ra chợ mua thức gì về ăn. Bà cụ bảo, có một đứa cháu trai mười hai tuổi vẫn chung sống cùng bà, cháu có thể làm tốt công việc ấy. Hoàng tử lấy một đồng xơcanh vàng đặt vào tay chú bé bảo ra chợ mua thức ăn.
Trong thời gian ấy, bà cụ chủ nhà trả lời vô vàn câu hỏi của hoàng tử Calap muốn tìm hiểu. Chàng hỏi bà đủ thứ chuyện. Phong tục nhân dân thành phố này ra sao. Kinh thành Bắc Kinh có bao nhiêu hộ. Cuối cùng hỏi đến hoàng đế nước Trung Hoa:
- Xin mẹ vui lòng cho con biết, tính danh hoàng đế như thế nào. Đức vua có phải người đại lượng? Mẹ có nghĩ rằng vua có hạ cố quan tâm đến một chàng trai đến xin phục vụ dưới trướng của ngài hay không. Tóm lại, con có nên đến xin yết kiến hoàng thượng hay không?
Cụ già đáp:
- Đức hoàng đế là một đấng quân vương rất anh minh. Vua thương yêu trăm họ, dân chúng ai nấy đều quí trọng ngài. Tôi khá ngạc nhiên sao anh chưa bao giờ nghe uy danh vị minh quân hoàng đế Anh Tông của chúng tôi, bởi vì tiếng tăm về sự hào hiệp của ngài truyền lan khắp nơi trên thế giới.
Nghe bà cụ nói vậy, chàng trai lại hỏi:
- Con nghĩ, chắc đấng quân vương ấy là người hạnh phúc và hài lòng nhất thế gian.
- Chẳng hẳn vậy đâu,-bà cụ già đáp.-Thậm chí có thể nói nhà vua là người khá bất hạnh. Trước hết, người không có con trai kế vị, cho dù đã cầu xin Thượng đế và ban phúc làm đủ mọi điều, vẫn không thể nào trời cho sinh hạ hoàng tử. Tuy nhiên, tôi có thể nói, nỗi buồn lớn nhất của nhà vua không hẳn ở chỗ không có con trai nỗi dõi. Điều khiến cho người ăn không ngon ngủ không yên chính là nàng công chúa Tuaranđoc, con gái độc nhất của người.
- Lạ nhỉ, tại sao công chúa lại gây cho nhà vua lắm điều phiền não?
- Tôi sẽ kể cho anh nghe,-bà già đáp,-tôi hiểu rất cặn kẽ câu chuyện ấy, bởi vì chính miệng con gái tôi thuật lại cho tôi nghe, cháu nó được vinh dự vào hầu hạ trong cung công chúa.
NGÀY THỨ SÁU MƯƠI BA.
Bà cụ già kể tiếp:
- Công chúa Tuaranđoc, năm nay mười chín tuổi. Nàng xinh đẹp tuyệt trần. Đẹp đến nỗi các hoạ sĩ nổi tiếng nhất phương Đông vẽ chân dung của nàng đều phải thú thật, tự mình lấy làm xấu hổ bởi không có nét hoạ nào có thể mô tả đầy đủ vẻ đẹp vô song của nàng công chúa nước Trung Hoa. Ấy thế mà một số bức hoạ ấy, cho dù còn quá xa với nguyên mẫu, vẫn gây nên những hệ quả ghê gớm cho những ai nhìn thấy công chúa. Công chúa Tuaranđoc không chỉ có nhan sắc chim sa cá lặn mà nàng còn rất thông minh, học vấn uyên thâm. Không chỉ nàng thông làu mọi điều các nàng công chúa con vua cháu chúa buộc phải biết, nàng còn giỏi cả những môn khoa học xưa nay chỉ phù hợp với nam giới. Thư pháp của nàng rất điêu luyện, nàng viết được nhiều kiểu chữ khác nhau,. Nàng thông thạo số học, địa lý học, triết học, toán học, luật học và nhất là thần học. Nàng không chỉ thông làu Tứ thư ngũ kinh cũng như mọi trước tác của đức Khổng phu tử và của bách gia chư tử. Tóm lại công chúa uyên bác hơn cả những vị học giả uyên bác nhất. Có điều những đức tính ấy lại của một con người có tâm hồn cứng hơn sắt đá. Tính độc ác làm khuất lấp mọi tài năng, kiến thức của nàng.
Cách đây hai năm, nhà vua xứ Tây tạng cho người đến cầu hôn công chúa cho con trai của mình. Chàng hoàng tử này vốn si mê nàng chỉ vì được một lần nhìn thấy chân dung một hoạ sĩ vẽ nàng. Hoàng thượng của chúng tôi, đức hoàng đế Anh Tông rất hài lòng về sự cầu hôn ấy. Vua báo cho con gái biết. Công chúa xưa nay vốn là người rất kiêu ngạo, nàng cho rằng tất cả đám đàn ông đều chẳng là gì dưới con mắt nàng. Bởi quá xinh đẹp và thông thái đâm ra kiêu căng, nàng khinh bỉ khước từ lời cầu hôn. Nhà vua nổi giận bảo công chúa phải tuân lệnh. Nhưng, đáng ra nên vui lòng tuân phục ý muốn của vua cha, đằng này công chúa lại tỏ ra bực bội vì mình bị ép buộc. Nàng sinh ra buồn bã như thể có ai muốn gây hại lớn cho mình. Cuối cùng quá trầm uất, nàng lâm bệnh nặng. Các vị ngự y hiểu rõ nguyên nhân, tâu với hoàng đế thuốc thang chẳng ích lợi gì trong trường hợp này, chắc chắn công chúa rồi sẽ qua đời nếu nhà vua cứ một mực ép nàng kết duyên với hoàng tử xứ Tây tạng. Đức vua vốn rất yêu thương con gái, hoảng hốt sợ chết mất con, liền thân hành đến gặp công chúa và khẳng định với nàng, vua sẽ khước từ lời cầu hôn và cho sứ thần Tây Tạng về nước.
- Thưa phụ vương, như vậy vẫn chưa đủ,-công chúa nói-con sẽ chết thôi trừ phi cha chấp thuận cho con điều con van xin người như sau. Nếu cha muốn con còn sống được, xin cha hãy thề đừng làm trái ý con. Cha cần phải ban chiếu chỉ công bố cho mọi người biết, tất cả các vị hoàng tử muốn cầu hôn con sẽ không ai được cưới con làm vợ trước khi trả lời đúng các câu hỏi con đặt ra cho họ, trước sự chứng kiến của các bậc đại thần, học sĩ. Ai trả lời đúng, con sẽ chấp nhận người ấy làm chồng. Ngược lại, ai trả lời sai sẽ bị chặt đầu ngay đêm hôm ấy tại hoàng cung.
Nàng nói thêm:
- Qua chiếu chỉ ấy, các vị hoàng tử nước ngoài rồi đây sẽ đến Bắc Kinh không còn có ý mong muốn cầu hôn nữa. Đấy là chính điều con mơ ước, bởi con rất kỵ đàn ông, con không muốn lấy chồng.
Nhà vua hỏi:
- Nhưng con gái của ta, nếu có một vị hoàng tử nào đã hiểu rõ nội dung chiếu chỉ mà vẫn cứ cầu hôn và sẽ trả lời đúng các câu hỏi của con thì sao?
- Thưa cha, con chẳng sợ điều ấy xảy ra. Con sẽ đặt ra những câu hỏi khó tới mức các bậc thông thái nhất cũng phải bối rối, con xin chấp nhận chuyện đánh cược ấy.
Đức vua suy nghĩ hồi lâu về điều nàng công chúa đòi hỏi. Vua tự nhủ: „Ta thấy rõ con gái ta không muốn lấy chồng. Những điều công chúa đòi hỏi chắc chắn sẽ làm kinh hãi những chàng trai si mê; vậy ta chẳng mất gì nếu ta cứ làm cho con gái ta vui lòng; chẳng xảy ra việc gì đâu, bởi có vị hoàng tử điên rồ nào đến nỗi chịu đương đầu một hiểm nguy khủng khiếp như vậy chỉ vì một cô gái“.
Tin chắc, cho dù chiếu chỉ ấy có ban ra cũng chẳng gây nên hậu quả đáng tiếc nào, mà ngược lại có thể làm cho con gái mình phục hồi khỏi căn bệnh tai quái, hoàng đế liền ban bố chiếu chỉ, đồng thời long trọng thề trước trời đất tự mình sẽ không làm trái chiếu chỉ đã ban. Công chúa Tuaranđoc yên tâm nhờ lời thề thiêng liêng của vua cha. Nàng biết phụ vương mình lúc nào đã nói là giữ lời, nhờ vậy yên tâm phục hồi sức khoẻ, và chẳng bao lâu trở lại hồng hào xinh đẹp như trước.
Trong thời gian ấy tiếng đồn đại về sắc đẹp của nàng công chúa thu hút nhiều hoàng tử trẻ từ nước ngoài đến kinh đô Bắc Kinh. Mặc dù mọi người đã biết trước nội dung bức chiếu chỉ, nhưng các chàng trai trẻ lúc nào chẳng tự cho mình hiểu rộng biết nhiều. Họ tự tin có thể giải đáp mọi câu hỏi của công chúa. Thế là hết chàng này đến chàng khác tất cả đều phải bỏ mình. Nhà vua nói với công chúa rằng thâm tâm rất xúc động trước số phận của các hoàng tử ấy. Vua hối hận sao mình lại có một lời thề trói buộc đến như vậy. Cho dù quý yêu con gái thật đấy, thà để công chúa chết đi còn hơn giữ cho được mạng sống với cái giá ấy. Vua tìm đủ mọi cách trong phạm vi quyền lực của mình, ngăn ngừa những điều bất hạnh xảy ra thêm. Mỗi lần có một chàng trai không thể cầm lòng trước sắc đẹp đồn đại của công chúa, vẫn coi thường cái chết đến xin cầu hôn, vua cố sức ngăn cản, chỉ lúc nào không đừng được mới chấp thuận. Ít có trường hợp vua thuyết phục được các chàng trai si mê nàng Tuaranđoc. Chàng nào cũng hy vọng mình đủ thông thái để vượt qua khó khăn và chiếm đoạt được nàng.
Nếu nhà vua tỏ ra rất thông cảm trước sự qua đời của những hoàng tử bất hạnh thì cô con gái dã man lại không như vậy. Nàng còn tỏ vẻ vui thích trước cảnh tượng đẫm máu gây nên do chính sắc đẹp của mình. Nàng quá kiêu ngạo, trước những hoàng tử đáng yêu nhất, nàng không chỉ cho rằng các chàng trai ấy chưa xứng đáng, thậm chí còn trách họ sao dám hỗn láo nghĩ tới việc có thể chinh phục được mình. Vì vậy, công chúa nghĩ các chàng trai ấy có bỏ mạng cũng đáng tội bạo gan của họ mà thôi.
Có điều đáng phàn nàn hơn nữa, là không hiểu sao trời lại để cho đông hoàng tử tới đây chết vì nàng công chúa bất nhân đến thế. Mới mấy ngày trước đây thôi, có một chàng trai tự cho mình giỏi giang thông thái đã bỏ mình, và ngay tối hôm nay một chàng trai khác lại phải trả món nợ khi bước chân đến triều đình nước Trung Hoa chỉ vì chàng nuôi cùng niềm hy vọng với các chàng trai bất hạnh qua đời trước mình.
NGÀY THỨ SÁU MƯƠI TƯ.
Chàng Calap rất chăm chú lắng nghe bà cụ già kể chuyện. Chờ bà kể xong, chàng nói:
- Tôi thật không hiểu làm sao lại có nhiều hoàng tử thiếu suy nghĩ để đến đây cầu hôn với nàng công chúa nước Trung Hoa. Nhẽ ra, phải kinh sợ điều kiện cô ấy đưa ra chứ. Vả chăng các hoạ sĩ bao giờ chẳng vẽ vời thêm. Tôi tin họ đều cường điệu sắc đẹp của nàng. Người vẽ trong tranh bao giờ chẳng đẹp hơn người ngoài đời thật, cho nên mới tạo nên ấn tượng mạnh mẽ dường ấy. Tóm lại, tôi không nghĩ là công chúa Tuaranđoc xinh đẹp tới mức như bà nói.
- Thưa ngài,-bà già đáp- công chúa đẹp lắm, quả thật nàng đẹp hơn những gì tôi kể nhiều. Ngài có thể tin ở lời tôi, tự mắt tôi đã có dịp nhiều lần nhìn thấy công chúa khi có dịp vào cung thăm cháu. Ngài cứ tưởng tượng đi, tha hồ mà tượng tưởng nên một giai nhân xinh đẹp hơn cả tiên nữ giáng trần, tôi vẫn nghĩ ngài không sao hình dung nên một cô gái đẹp tương đương nàng công chúa.
Hoàng tử người Nogai nghĩ bà cụ già nói quá lời, ai làm sao tin được lời bà khoa trương thế. Thế nhưng không hiểu sao trong lòng chàng lại nảy sinh niềm thích thú thầm kín. Chàng hỏi:
- Nhưng, mẹ ơi, các câu hỏi của công chúa đặt ra khó khăn đến mức ấy ư, đến nỗi các câu trả lời không làm hài lòng những người chứng kiến. Tôi nghĩ rằng các hoàng tử không hiểu biết ý nghĩa sâu xa các câu đố, chắc hẳn đấy là những người chưa được học hành đến nơi đến chốn, thậm chí đầu óc tối tăm.
- Không, không phải thế đâu-bà cụ ngắt lời.-Quả thật những câu đố của nàng công chúa đề ra vô cùng bí hiểm và khúc mắc, hầu như chẳng có lời giải đáp nào cho vừa ý.
Trong thời gian hai người trò chuyện, chú bé đi chợ mua thức ăn đã trở về. Hoàng tử Calap ngồi vào bàn ăn ngon lành như một người đói khát lâu ngày. Lúc ấy trời vừa tối. Khắp thành phố vang lên những tiếng chiêng ảo não, ngân nga. Hoàng tử hỏi tiếng chiêng ấy có ý nghĩa gì. Tiếng chiêng gióng lên báo tin cho dân chúng biết sắp có cuộc hành quyết. Hôm nay chắc hẳn chàng hoàng tử đáng thương kia phải trả giá bằng tính mạng của mình, bởi đã không giải đáp đúng câu hỏi của nàng công chúa nên lên. Thông thường các cuộc hành quyết bọn tội đồ thường diễn ra ban ngày, nhưng lần này là trường hợp đặc biệt. Thâm tâm hoàng đế rất ghét hình phạt mà những người vì trót quý yêu cô con gái của mình phải chịu, vua không muốn mặt trời chứng giám một hành động độc ác như vậy.
Chàng trai con của vua Timuatat nảy ra ý muốn đi xem cuộc hành hình, mà nguyên nhân dẫn tới thật quá lạ lùng. Chàng ra khỏi nhà trọ. Vừa ra đến phố đã nhìn thấy đông đảo người Trung Hoa cũng hiếu kỳ như chàng. Chàng đi lẫn vào đám đông, đến tận cái sân rộng trước hoàng cung, nơi sẽ diễn ra cảnh bi thảm. Ở giữa sân chàng thấy đã dựng sẵn một đoạn đầu đài, tức là một cái tháp cao bằng gỗ. Chung quanh ngọn tháp ấy có những cành tùng cành bách, trên cành cây cắm những ngọn nến chiếu sáng rực cái sân rộng. Dưới chân đoạn đầu đài cao chừng mười lăm thước được phủ toàn vải trắng. Vòng ngoài cắm rất nhiều chiếc lọng cũng toàn màu trắng. Hai nghìn quân sĩ trong đội cấm vệ của vua Anh Tông tay cầm vũ khí tuốt trần, lập thành một hàng rào dày hai lớp người, ngăn không cho dân chúng lấn vào. Hoàng tử Calap mải mê nhìn ngắm những vật chưa từng thấy bao giờ, chợt nghe tiếng chiêng tiếng trống cùng nổi lên. Cùng lúc ấy, chàng nhìn thấy hai mươi viên đại thần cùng với hai mươi quan hình pháp, tất cả đều mặc áo thụng trắng từ hoàng cung bước ra, tiến đến đoạn đầu đài.
Sau khi đi diễu ba vòng quanh cái tháp, họ đến ngồi dưới những cây lọng trắng. Tiếp đó, người sắp bị hành quyết bước ra, quanh vầng trán có những vòng hoa tết với lá bách lá tùng. Đầu chàng chít một cái khăn xanh, chứ không phải chiếc khăn đỏ thông thường mà các tội đồ phải bịt lên đầu khi bị dẫn đến nơi hành quyết. Chang hoàng tử này còn trẻ lắm, chừng mười tám tuổi là cùng. Một đại thần dắt tay chàng tiến ra, sát ngay theo họ là tên đao phủ. Cả ba người bước lên đoạn đầu đài. Ngay lập tức tiếng trống, tiếng chiêng cũng im phăng phắc. Viên quan cất lời nói với hoàng tử, giọng khá lớn, chắc để cho hầu hết dân chúng đứng quanh đó có thể nghe thấy rõ:
- Thưa hoàng tử, có phải là khi ngài vừa bước chân đến kinh đô để ngỏ lời cầu hôn với công chúa, người ta đã nói cho ngài rõ đầy đủ nội dung bức chiếu chỉ của hoàng đế? Có phải đích thân hoàng đế từng cố gắng hết sức mình để ngài từ bỏ một quyết định quá ư là táo bạo?
Hoàng tử đáp:
- Đúng như vậy.
- Vậy thì ngài công nhận,-viên đại thần nói tiếp,-ngài phải bỏ mình hôm nay chính là do lỗi của chính ngài, hoàng thượng và công chúa không chịu trách nghiệm về cái chết của ngài?
Hoàng tử nói:
- Tôi tha thứ cho tất cả mọi người. Hình phạt này do tự tôi gây nên. Tôi cầu xin trời đất chớ nên trách cứ bất kỳ ai khác, tại sao có cuộc đổ máu tối hôm nay.
Chàng vừa dứt lời, viên đao phủ vung thanh mã tấu chém lìa đầu ngay tức khắc. Cùng lúc ấy, không gian vang rền tiếng chiêng, tiếng trống. Mười hai quan đại thần bước tới đưa tay đỡ thi thể hoàng tử đặt vào một chiếc quan tài đóng bằng ngà và gỗ mun, đặt cỗ quan tài lên một chiếc kiệu. Rồi sáu người ghé vai gánh kiệu đi vào trong vườn của hoàng cung. Ở đấy hoàng đế Anh Tông đã cho xây một cái lăng bằng cẩm thạch trắng. Cái lăng chung ấy là nơi yên nghỉ của tất cả các hoàng tử bất hạnh từng chịu chung số phận với hoàng tử này. Thỉnh thoảng nhà vua lại đến bên lăng tuôn rơi nước mắt cầu nguyện. Hoàng đế cầu xin những người quá cố hãy tha tội phần nào cho cô con gái dã man.
NGÀY THỨ SÁU MƯƠI LĂM.
Khi thi thể hoàng tử được các vị đại thần mang đi khỏi nơi hành quyết, đội quân bảo vệ lui ra, dân chúng lần lượt ai về nhà nấy. Ai ai cũng chê trách nhà vua sao lại thiếu thận trọng, đi thề thốt nặng lời tới mức bây giờ không dám vi phạm lời thề thiêng liêng. Chàng Calap vẫn còn nấn ná trong sân hoàng cung, đầu óc rối bời. Chàng chợt nhìn thấy không xa, có một người đàn ông đang khóc lóc thảm thiết. Chàng nghĩ ông này chắc có góp phần chi đây vào cuộc hành quyết vừa xảy ra, liền đến gần cất lời hỏi như sau:
- Tôi rất xúc động trước nỗi đau đớn sâu sắc của ngài. Tôi xin có lời chia sẻ với ngài nỗi buồn. Tôi nghĩ ngài chắc có quen biết đặc biệt vị hoàng tử vừa bỏ mình.
Người kia buồn bã đáp, vừa nói vừa tuôn nước mắt nhiều hơn:
- Ngài ơi, sao tôi không biết chàng, tôi chính là thầy giáo phụ đạo của hoàng tử ấy. Hỡi quốc vương Samacan bất hạnh, ngài sẽ đau đớn biết bao khi ngài được tin cái chết kỳ quặc của hoàng tử con trai ngài! Và ai là người dám mang tin buồn ấy về tâu ngài rõ đây.
Calap hỏi bằng cách nào hoàng tử đất nước Samacan xa xôi lại có thể đắm say nàng công chúa Trung Hoa. Người kia đáp:
- Tôi xin kể hầu ngài, hẳn ngài sẽ ngạc nhiên về câu chuyện. Hoàng tử Samacan đang sống hạnh phúc trong triều đình phụ vương. Các đại thần trong triều ai ai cũng đều biết rồi đây chàng sẽ lên nối ngôi vua, nên ai cũng quý trọng và tuân phục chàng như quý trọng và tuân phục chính đức vua vậy. Hàng ngày chàng đi săn bắn hoặc tập luyện võ nghệ, đêm đêm cho mời một cô tiểu thư xuất sắc nhất trong triều đến cùng chàng thưởng thức các cuộc đàn ca múa hát do các cung nhân trong triều đình trình diễn. Nói tóm lại, cuộc đời chàng là chuỗi ngày đầy lạc thú. Giữa lúc ấy, có một hoạ sĩ người nước ngoài trứ danh đến kinh đô Samacan. Hoạ sĩ này đã qua rất nhiều triều đình để hoạ truyền thần chân dung các nàng công chúa. Ông mang những bức hoạ ấy đến cho hoàng tử của tôi xem. Chàng xem lướt qua nhiều bức rồi bảo:
- Ông vẽ người nào cũng đẹp. Tôi tin rằng những nàng được ông truyền thần giúp chân dung kia hẳn biết ơn ông lắm.
- Thưa ngài,-hoạ sĩ đáp-quả những bức tranh này tôi vẽ cũng có đẹp hơn người thật ngoài đời một ít. Tuy nhiên, tôi có thể thưa ngài rõ tôi có một bức chân dung đẹp hơn những cái kia nhiều, ấy thế mà tranh không làm sao sánh bằng nguyên mẫu.
Vừa nói hoạ sĩ vừa rút từ đáy cái hòm đựng các bức hoạ ra tấm chân dung vẽ nàng công chúa Trung Hoa.
Hoàng tử đón lấy ngắm nghía. Chàng không sao tưởng tượng có thể có một người trần nhan sắc xinh tươi dường này. Chàng nói:
- Không thể nào trên đời có một người con gái lại đẹp hơn tiên. Chắc hẳn hoạ sĩ đã quá tô vẽ thêm thắt cho nàng công chúa Trung Hoa.
Hoạ sĩ quả quyết hoàn toàn không phải vậy. Ông nói không riêng ông mà tất cả hoạ sĩ tài ba khác trên thế giới chẳng ai lột tả đúng sắc đẹp của nàng công chúa Tuaranđoc nước Trung Hoa. Nghe lời khẳng định ấy, hoàng tử tôi mua luôn tấm chân dung. Và bức tranh ấy gây ấn tượng sâu sắc đến nỗi một hôm, chàng quyết định rời bỏ kinh thành Samacan, đi ra một mình chỉ cho phép riêng tôi được đi theo. Chàng không nói trước cho tôi rõ ý đồ mà cứ lên đường xăm xăm đến thẳng kinh đô Trung Quốc.
Hoàng tử có ý định phục vụ dưới trướng vua Anh Tông một thời gian trong cuộc chinh phạt kẻ thù của vua ở biên cương, cho mọi người thấy rõ tài năng xuất chúng của mình, rồi sau đó mới ngỏ lời cầu hôn công chúa. Đến tận kinh thành Bắc Kinh, chúng tôi mới biết rõ nội dung chiếu chỉ của hoàng đế nước này. Điều kỳ lạ là hoàng tử của tôi không lấy thế làm phiền lòng, ngược lại tỏ ra vui mừng khôn xiết. Chàng nói:
- Vậy thì chẳng cần chờ đợi lâu la hơn nữa, đấy là cơ hội cho ta ra mắt công chúa Tuaranđoc. Ta không phải là người kém thông minh, chắc chắn ta sẽ trả lời đúng và chinh phục được nàng công chúa này.
Viên quan phụ đạo nức nở kể tiếp:
- Thưa ngài, tôi chẳng cần nói thêm nữa, qua cảnh tượng đáng buồn vừa rồi ngài đã hiểu kết cục ra sao. Hoàng tử bất hạnh từ kinh thành Samacan đến đã không sao giải đáp được những câu đố cắc cớ của nàng công chúa dã man. Khi biết mình không thoát khỏi cái chết, chàng nói với tôi: „Tôi xin gửi lại ông bức tranh quí giá này. Ông hãy giữ lấy nó coi như di vật của tôi để làm chứng. Rồi khi nào có dịp, ông sẽ đưa cho phụ vương tôi xem để người rõ số phận của tôi. Tôi tin, khi nhìn thấy hình ảnh một nàng công chúa đẹp dường này, phụ vương tôi sẽ tha thứ cho tôi tại sao phải chết“. Viên phụ đạo nói tiếp:
- Nhưng ai muốn đến báo tin buồn này cho phụ vương của hoàng tử Samacan thì cứ đến. Riêng tôi, bởi quá ưu phiền, tôi sẽ đi đến một nơi rất xa thành phố Bắc Kinh này cũng như xa thành phố Samacan của chúng tôi để khóc than cho chàng trai xiết bao thân thiết. Thưa ngài, đấy là tất cả những điều ngài muốn biết, và đây là bức chân dung nguy hại ấy. –Ông vừa nói vừa rút trong ống tay áo ra bức chân dung ném xuống đất.- Đây, nó chính là nguyên nhân gây nên nỗi bất hạnh cho hoàng tử của tôi. Ôi bức tranh đáng kinh hãi kia! Tại sao mi lại rơi vào tay hoàng tử ta, mà không để ta nhìn thấy trước. Ôi hỡi cô công chúa bất nhân kia! Cầu mong sao tất cả mọi hoàng tử trên đời này đều có ấn tượng y như tôi: Nhìn bức chân dung này ta chỉ thấy ghê tởm, hoàn toàn không thấy chút yêu thương.
Nói đến đây viên quan phụ đạo cố hoàng tử Samacan giận dữ bỏ đi, sau khi căm hờn ngoái nhìn lại hoàng cung, không nói thêm một lời nào nữa với chàng trai con vua Timuatat. Hoàng tử Calap vội nhặt tấm chân dung, muốn quay trở về ngôi nhà mình trọ. Nhưng trời tối quá, chàng đi lạc ra ngoài thành phố. Chàng nôn nóng chờ đợi trời sáng lên để nhìn bức chân dung nàng công chúa Trung Hoa thực hư thế nào.
Trời vừa rạng sáng, không nén nổi tò mò hoàng tử định mở bức tranh ra xem.
Thoạt đầu chàng cũng có chút do dự. Chàng tự hỏi: „Ta sắp làm chi đây? Có nên chăng xem một vật nguy hại thế này? Calap à, anh nên nghĩ tới những hậu quả chết người nó từng gây ra. Anh đã quên rồi sao, những lời quan phụ đạo hoàng tử Samacan nói cho nghe tối hôm qua? Chớ nên nhìn vào bức chân dung chết chóc này. Hãy cưỡng lại sự hiếu kỳ của mình trước khi quá muộn. Nếu anh còn giữ được ý chí, anh có thể phòng ngừa được cái chết của chính mình“. Nhưng rồi anh chàng lại tự bảo “Sao ta lại nhút nhát vậy? Nếu ta có đâm ra yêu đương nàng công chúa, thì mối tình ấy chẳng phải do tiền định hay sao? Vả chăng ta nghĩ, làm sao có thể xúc động chỉ vì một bức chân dung, phải là người yếu đuối lắm mới hoang mang bối rối trước mớ màu sắc bôi đỏ bôi xanh của người hoạ sĩ. Chẳng có gì phải sợ. Ta hãy bình tĩnh nhìn những nét vẽ này. Biết đâu ta có thể tìm ra những nét khiếm khuyết trong sắc đẹp của nàng công chúa nổi tiếng vô song ấy. Ta mong làm sao cho cô gái ấy bớt kiêu căng, một khi đã biết có người nhắm nhìn hình ảnh của cô mà lòng chẳng chút xúc động“.
Nguồn: docsach.mobi