48. Một buổi tối
Đã lâu mới lại có dịp vào cung Hữu Nghị. Quãng sân thật rộng trước quảng trường 1 tháng 5 vừa chặp tối, trai gái thanh niên quần áo màu nâu màu đen sắp hàng từng tốp luyện võ. Gió mát lồng lộng lên những cột cao trắng mờ phảng phất kiến trúc Trung á bát ngát vào khắp tiền sảnh.
Chẳng may, cái thói tôi cứ hay để ý những khác mắt lặt vặt, tủn mủn. Ngày trước vào cung Hữu Nghị, ngước mắt lên mặt tường lại thấy nhiều chỗ mặt tường lỗ chỗ mất cái nắp ổ điện bằng sứ, cái ấn chuông báo động, báo cháy... ông nào bà nào có thói ăn cắp vặt hay trẻ con nghịch ngợm ngứa tay ở nơi công cộng. Tất nhiên, những thứ nhỏ nhen ấy thật cần thiết nên cơ quan trách nhiệm lại phải lắp ngay cái nắp mới, cái nút ấn mới. Mà rồi lại mất. Lại đứa khác lấy, hay vẫn đứa ấy, cái tính cái bệnh ăn cắp vặt mà. Lắm hôm trông lên tường thấy những chỗ ổ điện chơ vơ, cái lỗ không nắp ở ngay cửa ra vào, tường nhà vệ sinh, ở bậc lối đi, mà toà nhà thì đồ sộ nguy nga mà người qua lại rầm rập, có nhiều khách nước ngoài. Nghĩ cứ ngượng thầm. Bây giờ thì hay rồi. Những bức tường phẳng sáng sủa, đẹp mắt. Chẳng biết cái bệnh thó vặt ở nơi công cộng đã đỡ phần nào chưa, nhưng mà ở đây tật ấy không thể còn hoành hành được nữa.
Những cái ổ điện đã được lắp chìm vào trong tường. Chắc không có đứa nào mang sẵn cái dùi đi mà đứng lại để loay hoay nậy ra được. Những cái ổ điện, ổ bấm đã sạch sẽ, bóng nhoáng như con mắt hồn nhiên của trẻ thơ. Không ai còn nhớ ở đấy trước kia có những cái nắp ổ điện thường bị mất trộm. Trong nhà hát, đèn sáng choang, những hàng ghế đệm vải hay dạ đỏ rực. Có bốn hàng ghế, khách vào sau đỡ phải nghiêng người lách trước mặt nhiều người cải tiến rồi đấy Nhưng tôi vẫn ngờ ngợ có cái gì vẫn như trước. Rồi tôi nhận ra những cái ghế vẫn đóng liền nhau một hàng. Chỉ hơn các hàng ít chỗ ngồi hơn, nhưng vẫn là ghế anh em sinh đôi sinh năm.
(Không được như ở các hàng ghế đầu trong Nhà hát Thành phố, mỗi ghế riêng nhau. Nhưng nhà hát cổ đã cả trăm năm, mặt bằng dốc nghiêng cho đến những chỗ hạng nhất thì trũng hẳn, khi đèn điện chưa bật hết, cái khoảng sang trọng ấy hơi tối. Nhà hát đã được đại tu công phu, vẫn giữ nguyên lối cũ. Các lan can và phù điêu mạ vàng choáng lộn, nhưng ở chỗ hũm ấy thì chao ôi muỗi: mà toàn muỗi đói đốt chổng đít lên vỗ một cái toé máu trong lòng tay. Chắc là vài hôm mới có hội, người ta sơ ý không làm vệ sinh xịt muỗi trước. Chẳng biết bây giờ Nhà hát Thành phố đã phát hiện ra cái nông nỗi muỗi đói rình đốt khách ở chỗ lịch sự ấy chưa).
Xin trở lại, tôi đương bước vào những hàng ghế phủ vai đo ở cung Hữu Nghị. Và cái sự tôi ngờ ngợ có cái gì vẫn cũ, cái gì ấy đương trở lại nhưng không phải là muỗi đốt mà là một ông mới đến chỗ ghế đầu, buông mình ngồi phịch xuống. Cái ghế tôi lập tức rung theo. Vẫn là chuyện đã xảy ra từ mấy chục năm trước. Suốt buổi tôi hồi hộp đợi ông ấy rung đùi, lại sẽ rung cả tôi lên như xưa. Nhưng không thấy. Chẳng biết có phải ông khách nọ không mắc bệnh rung đùi hay bởi là cái ghế tập thể được đanh vít đóng lại chắc hơn trước. Tôi ngồi hạng A, trước mặt không còn hàng ghế nào nữa oách nhất rạp. Trước mặt tôi là một dàn loa cả mấy chục ống phóng thanh to bằng những cái thúng chĩa ra. Một ông bạn tôi ngồi hàng ghế C lúc mới vào đã nháy tôi: “Chuồn xuống đây với tớ ngồi chỗ ấy thì bị tra tấn đến nơi”. Tôi chưa kịp hiểu tiếng lóng “tra tấn” nhưng tôi ngại rắc rói, chen ra chen vào, tôi ngồi yên. Quả nhiên rồi thấy ghê thật, tra tấn chắc là thế này đây. Chẳng biết ở những sàn nhạc lắc, hát lắc, nhảy lắc thì thế nào, ở đây nhạc và hát ca mười cái thúng phóng thanh xổ ra đấm vào tai, tiếng nhạc hò hét đinh tai nhức óc, giật cả vào trong ngực khiếp quá. Các ông khách nước ngoài ngồi láng giềng tôi đã ra về cả. Tôi cố nấn ná, sau cũng đâm hốt, nó rực lên đầu mất, tôi đành phải chuồn. Cũng không nhác mắt vào hàng ghế dưới xem có thấy cái ông xui khôn tôi còn đấy không. Ra cửa lại gió mát hây hẩy thổi qua hàng hiên những cái cột đá trắng thật mát, thật đẹp. Thoát khỏi những đòn tra tấn, tôi lại nghĩ mình thật lạc hậu lạc loài, người ta ngồi xem ca rạp thì sao, nhưng mà ngoài này gió mát trang sáng tôi mới ung dung bình thường lại người, chẳng tiếc rẻ tí nào. Tôi ra bờ hè vẫy cái taxi. Xe bon tới, đỗ xịch. Người lái xe nhoài ra mở cửa, cuống quít nói: “Cụ lên nhanh nhanh lên cụ ơi?”. Tôi đã vào xe. Nghe tiếng đập ùng ục đằng cốp xe quay lại nhìn nhìn thấy hai thằng cởi trần, áo vắt vai đương hùng hô chạy theo đá cái xe, lại như toan nhảy lên. Những cái xe đã vút đi. Tôi hỏi:
- Cái gì thế?
Người lái xe nói:
- Bọn trấn đấy. Hai thằng này vừa ập đến bảo cháu: Tao có dao trong người đây. Mày nôn ra một trăm thì tao tha. - Em mới chi kiếm được hai mươi nghìn. Chúng nó quát: Không nôn đủ hả? Giữa lúc ấy cụ và cháu phóng lên, phúc cháu quá. Lại nói: Chúng nó chẳng có dao, có súng trong người đâu cụ ạ. Đói quá đói hít đi kiếm vặt ấy mà. Bây giờ nhan nhản, nhiều lắm.
Tôi bỗng thấy thật ngại. Cái thằng lái xe này cũng sắp quay lại quát tôi nôn ra thì sao?
(Tạp văn, truyện ngắn Tô Hoài, nhà xuất bản Hội Nhà văn 2004)
49. Nàng ba Châu Long
Giữa tháng giêng, làng Hạ đã gọi phường chèo hát. Cả vùng bảo làng này trốn hội. Bởi vì giêng hai thì đâu cũng còn thong dong hơi hướng đôi chút tết nhất.
Nhưng ở đâu thảnh thơi chứ làng Hạ đã lác đác đeo giỏ xách thuổng ra đồng, xuống gò đào chuột. Vừa Tết ra đã phải đi kiếm miếng thịt trời, đi như người ăn vụng, lủi ra đằng cổng đồng. Không để ai trông thấy, như muốn bay biến trong ngọn gió bấc quất vào mặt. Thì cũng lệ là cố lo tối hát, như ra ngõ gặp trai, ao ước cái may năm mới đến.
Ngoài sân đình, trống gọi trò vừa gióng vài tiếng, đã nghe trong bờ ao, ở ngã ba gốc nhãn trẻ con gọi nhau ơi ới, đã rộn rã ra vui rồi.
Làng Hạ chẳng có nổi cỗ kiệu long đình. Hằng năm, đến kỵ thánh, ông từ ra đình thắp bó hương đen. Họa may mới có năm đi chợ xa tậu được con bò dắt về mổ chia ba giáp rồi ngoài sân đình có tối chèo. Thế đã linh đình rồi.
Các cụ kể: ông thành hoàng làng ta hóa thiêng lắm. Nửa đêm, người đi úp cá trộm, người thò tay khoắng vào chũm, phải con rắn lục cắn, người ngã xuống ngay trên cái nơm. Ðược giờ linh, chỗ ấy mối đùn thành gò đến tận bây giờ. Người thiêng lắm, nhà bị mất trộm, bị lừa, hay ai cầu xin thế nào, hay đem lễ ra đình khấn.
Có được thế nào cũng chỉ nghe vậy. Cái làng Hạ chỉ uống nước lã mà chèo hát suông, ai cũng bĩu môi, ấy thế mà rồi nhiều người kéo đến xem đông thế, vui xem hát nhạt xem bói, bao giờ chả vậy.
Phường về lúc xế trưa. Cả bọn qua chợ đã ngả vào hàng cơm. Gồng gánh lội bộ từ sớm mai bên kia sông sang, đến quá bữa mới được lưng cơm. ấy thế mà mới cạn bát rượu, bác trùm đã ngả nghiêng đứng lên.
- Hôm nay được ngày, làng đương mong, trống gọi đấy.
Ðã có người ra ngóng cổng làng.
- Hát lấy may, hôm nay tốt ngày.
Mấy cô gánh dâu ở ngoài bãi về.
- Còn hát lấy duyên nữa, các cụ ạ.
Tiếng con trai con gái ở đâu cười vang động. Nhưng trong đám chẳng thấy có nữ. Phường Bắc đã được tiếng kép nam đóng nữ khéo đến đỗi tan trò rồi mà trai các làng còn quanh quẩn nhòm ngó đến khi sáng ngày ra, trông vào mái lều trong tam quan chỉ thấy toàn đàn ông còn ngái ngủ ngồi lổm nhổm.
Có chàng ngơ ngác hỏi:
- Cái cô Châu Long tối hôm qua đâu nhỉ?
Bác trùm cười hề hề nói:
- Con ma gốc gạo bắt cô ấy đi từ tan trò tối hôm qua rồi, không biết à?
Ôi chao, chẳng cứ trai làng mê vai Châu Long đêm chèo để thương để nhớ đến cả cho bao nhiêu cô gái trong làng nữa kia.
Tung, tung... Bung nhóc... Bung bung nhóc... Chiếc chiếu mộc thủng giữa đã được nhà mõ trải ra sân cửa đình. Ðôi hòm gỗ nhà phường kê đằng góc che tàu lá dừa. Ðào kép thì đến đằng ấy, ngồi ghé lên mặt hòm cạnh cái đèn hoa kỳ.
Bôi phấn, vẽ râu, kẻ lông mày, thay xống áo xong rồi vào chiếu ra vai.
Nhà mõ cũng đã đóng cọc chăng thừng, kê chiếc ghế dài ra, một ông kỳ mục chít khăn mặc áo dài thâm ngồi bên cái trống cầm chầu. Cũng không ai biết cầm chầu thưởng phạt câu hát, mà chỉ thỉnh thoảng điểm tiếng tùng, tiếng cắc giữ nhịp cho ấm đám, lại còn ra vẻ người bề trên ở chốn đình trung.
Trống và nhị theo tiếng hát vỡ nước đã réo rắt rào rạt nổi. Chung quanh ngoài kia túm tụm người cha tới đám đã biết tối nay tích Lưu Bình, Dương Lễ - tích trò éo le mà có hậu được hát mở hàng.
Trời đã tối hẳn. Một chiếc đèn ba dây treo lên cành nhãn. Người ra vai đứng giữa chiếu mà bốn phía nhìn được, lại thuộc cả tích diễn, cả câu hát. Cái lúc Lưu Bình sang thăm Dương Lễ đỗ được bổ về làm tri huyện sở tại. Này này thằng lính lệ sắp bưng ra cái mâm gỗ có quả cà bát làm bằng nắm đất thó lăn lóc. Thế mà như thật. Lưu Bình cau mặt phủi áo đi. Lưu Bình vừa vào khuất thì nàng ba Châu Long đã khăn gói bước ra, quan Dương Lễ đứng trong hát với ra dặn dò vợ đi nuôi bạn.
Nàng Ba đuổi theo Lưu Bình, đến quán Nghênh Xuân thì gặp Lưu Bình đương đăm đăm nhìn dòng nước chảy, Lưu Bình phẫn chí định trẫm mình chết trôi sao? Châu Long bước vòng qua, hát mấy câu đường trường thì vừa tới kịp.
Châu Long khuyên nhủ rồi đưa Lưu Bình về nhà. Từ đấy, canh cửi và đèn sách bên nhau, hẹn bao giờ đại đăng khoa thì tiểu đăng khoa. Chỉ trên mặt chiếc chiếu, quanh quanh với bước đi và câu hát mà đủ mọi sự tình, đêm hôm và mưa nắng, mùa hạ sang mùa xuân, mấy năm qua. Luống những đầu mày cuối mắt mà ra hờ hững, mà lại dường như đinh ninh một câu thương nhớ ở đâu rơi xuống, đấy là Châu Long tự thán hay là ông trời xanh trong đêm đen kia than thở bỏ lời hộ người.
Những tưởng lúc chiều đông tựa cửa
Ngao ngán thay cho cảnh vợ xa chồng. Ngao ngán thay cho cảnh vợ xa chồng.
ối a... tình bằng... thế mà mê tơi lăn lóc cả cái sân đình. Chị em cái Vối, cái Nụ thương Châu Long quá. Châu Long đẹp thế, mỗi lúc một đẹp hơn, thương hơn. Tấm áo nâu non vạt thắt quả găng, cái khăn thâm mỏ quạ mà như cô tiên, cô tiên giáng trần tu duyên tích đức. Thương quá. Nước mắt cái Vối ứa ra lúc nào, đêm tối chẳng ai trông thấy ai, Vối mặc cho nước mắt chan chứa xuống. Chốc chốc, cái Nụ lại kéo áo chị, nhất là đến những khi đêm hôm Châu Long ngồi trong khung cửi, Dương Lễ nằm ngoài trường kỷ đọc sách, chốc lại buông sách xuống đứng lên những toan bước vào. Nụ lại kéo áo Vối, không biết là nó muốn Lưu Bình bước vào buồng cửi hay nó bảo chàng đừng... Mà sao lúc ấy tiếng hát Châu Long trong vắt, hay thế, yêu thế. Chị em Vối cứ như người thất thần cho đến khi trống tan trò, mọi người gọi nhau tìm đóm làm đuốc về, bấy giờ mới như sực tỉnh ra.
Ðêm mười sáu, trăng tháng giêng, trời mù mịt trăng suông. Ðóm đuốc về các ngả, bỗng rậm rịch bọn người chạy lại.
- Bắt lấy nó! Bắt lấy nó cho ông!
Qua điếm canh, thấy mấy người bị trói giặt cánh khuỷu vào chỗ cái giá cắm đinh ba, câu liêm.
- Kẻ trộm à?
- Ăn trộm người thôi!
- Thiên hạ đến chim gái làng thì cứ việc gô cổ lại.
Một ngời nói to:
- Chúng ông cõng con phường chèo thì bận gì đến nhà chúng mày!
Thì ra lúc tan trò, lũ này háu quá chui vào kéo cô Châu Long. Bọn trai làng xông tới, bắt được trói về đây. Bây giờ không biết thế nào, đâm ra lục đục cãi vã. Người nói chõ vào: "Gái làng chẳng phải, họ hàng cũng không, khéo ghen hão". Cứ thế ầm ĩ, loạn xạ.
- Ðứa nào chửi ông? Ðứa nào?
Như sắp choảng nhau to đến nơi.
Chị em Vối chạy vội vào trong xóm. Nụ cười rinh rích: "Thế mới rỗi hơi, chẳng bận gì đến ai mà cũng nhiễu sự". Vối nói:
- Nhưng mà thấy đẹp quá đâm ra đỏ mắt, tiếc của giời.
Hai chị em tới nhà. Mẹ đã cài cửa liếp. Vách trong, tiếng tằm ăn rỗi trên nong nghe rào rào. Vối và Nụ chui vào cái giường nan vầu không mễ lót lá chuối khô trong bếp. Hai đứa đắp chung cái chiếu đơn, co quắp mãi chưa ngủ đợc.
Vối nói:
- Cái Châu Long đẹp nhỉ, tao cũng mê.
Nụ lặng im rồi thì thào:
- Nó là thằng kép giả gái đấy, thằng kép thế em mới thích.
- Mày chỉ nói nhảm!
Chị em lại quằn quại, trằn trọc. Mỗi người một ý nghĩ cũng nên, cái ngủ khó đến quá.
Chẳng mấy lúc đã mờ sáng. Vối trở dậy đi hái dâu. Vối sắp quang sọt sớm hơn mọi khi, lúc mẹ cha dậy mở then liếp. Nụ để ý. Nụ ngờ phải. Vối không xuống bãi ngay. Vối rón rén vào góc cột tam quan, đến chỗ bọn phường chèo nằm. Cả đêm không chợp mắt, có lúc mơ mơ màng màng ngỡ Nụ là cái Châu Long. Thế mới bơ vơ!
Nhiều người nhà pưhờng còn vùi đầu trong ổ rơm. Một bác đã có tuổi, quấn cái khăn tai chó, nhận ra bác ấy đêm qua ra vai lính hầu quan Dương Lễ bưng cái mâm gỗ với quả cà giả vờ. Tần ngần, không biết hỏi thế nào, cứ đứng một lúc rồi Vối mới xuống bãi dâu.
Ðến bên con đìa cạn trơ bùn, thấy có người lúi húi nhấc cái chũm đơm cá. Sáng sớm còn rét cắt ruột mà anh chàng giơ cái lưng trần trùng trục, có lẽ đêm ngủ cởi trần. Hai con mắt sắc đuôi lá răm, cái môi đỏ như đương ăn miếng trầu cay thế kia, trông đích là cái Châu Long đêm qua. Con Nụ tinh quá. Vối ngây người, buông chiếc đòn gánh xuống mà không biết. Rồi ấp úng:
- Có phải... có phải...
Chàng nọ nhấc cái chũm bê bết bùn lên, nói tự nhiên:
- Phải, cái nàng ba Châu Long ấy mà. Ði đâu sớm thế?
Vối nhác thấy trên mặt người ta còn một mảng phấn hay vôi dính chỗ hàng lông mày rậm. Nhưng miệng nhanh nhảu thì vẫn xinh, vẫn cái duyên đêm qua.
Vối che nón lên.
- Em ra bãi hái dâu.
- ở chỗ này, con chẫu con chạch cũng chẳng được. Ngoài bãi có đìa nước...
- Có đỉa, nhưng chẳng biết có cá không?
- Con nhái cũng được bữa đấy.
Rồi chàng ta xoe quần lên tận bẹn, vẫn cởi trần tơ hơ thế vác cái nơm. Tay đôi bước thong dong, như vẫn xuống bãi thường ngày.
Cả nửa buổi trong cánh dâu chẳng úp được con quái gì. Mà Vối thì lại quang sọt về không.
Khuya hôm ấy, Vối ôm Nụ, cời khẽ: - Nó không phải con gái. ừ...
- Em đã bảo thế rồi mà.
- Sao mày biết, mày là con ma xó à?
- Trông hai cái chân to như bàn cuốc, em biết ngay.
Vối buông Nụ ra. Quả là con bé khôn hơn con ma.
Ðêm nay phường ra chèo Trương Viên, ngày mai rã đám. Vối nói:
- Tích Trương Viên buồn lắm, tao chẳng đi xem nữa đâu.
Nụ đi một mình. Một lúc đã về, lạch cạch cậy liếp. Vối vẫn chưa ngủ. Nhưng hai chị em không nằm ôm nhau như mọi đêm. Nụ lẳng lặng xuống ổ rơm cửa bếp. Một lát, đã nghe tiếng thở rờn rờn. Nó đi cày ải cả buổi, ngủ mệt. Vối cũng xuống bãi hái dâu cả ngày, mỏi bã vai. Nhưng Vối không ngủ. Vối không muốn ngủ. Sớm mai, người ta đi rồi. Ðã hẹn gà gáy tan canh ra cổng làng chờ nhau. Rồi bao giờ mới lại gặp? Tiếng gà xa xa mới tha thướt, còn khuya. Hai mắt Vối cứ chong chong.
Trong bóng tối, Vối chợt nghe không thấy Nụ cựa quậy trong ổ lá, im cả tiếng chập chờn. Vối lạ. Rồi Vối giật mình. Vối nhỏm dậy. Thấy gian bếp như lạnh hẳn. Vối sờ cái thừng vẫn vắt váy áo. Không thấy chiếc thắt lưng tam giang Vối đã để sẵn ra đấy đợi thắt.
Vối quờ tay vào ổ rơm. Chẳng thấy Nụ đâu.
Vối chạy ra ngõ. Qua điếm canh, vẫn thấy mấy người trai làng khác, không biết có bị trói không, chúng nó ngả vào nhau ngủ ngồi rụi đầu vào vách điếm. Ðêm rã đám mà vẫn còn đuổi đánh nhau chuyện ghẹo gái.
Cái cổng tam quan lợp lá tối lù lù như mọc cây rơm. Vừa lúc trong chân tre các xóm, tiếng gà gáy tan canh sôi lên. Trong ổ rơm đã có người lúi húi dậy, ra nhóm lửa.
Ðám chèo gồng gánh đi sớm. Cho đến lúc đi hết người cũng chẳng thấy người ta đâu.
Vối về dựng cửa liếp. Mẹ ngồi trong ổ rơm, hỏi vóng ra:
- Cái Nụ đấy à?
Vối bật khóc nức nở:
- Cái Nụ đi theo thằng phường chèo rồi.
Tháng giêng năm sau, làng Hạ lại chèo hát như mọi khi. Năm nay có phường xứ Ðông lên xin đám, hôm mở đầu cũng ra tích Lưu Bình, Dương Lễ cho làng nước được bói chèo lấy may. Người ta lại cứ việc cười làng Hạ nghèo rớt, năm sớm kỵ thánh chẳng lo nổi con bò chia hàng giáp, chỉ hát chèo uống nước mưa, biết có ma nào đi xem. Thế mà rồi lại cũng như mọi năm, tối nào cũng đông bộn ngời, và nửa đêm còn rình rập đuổi bọn trai lạ ghẹo gái làng, vừa quát chửi nhau, vừa cười hê hê.
Năm nay có cái tò mò, cái khác mọi khi là nhiều cô con gái trong làng, từ lúc bọn phường xứ Ðông vừa ăn uống ở chợ xuống, đã ra nhòm ngó phường này có nàng Châu Long thật hay Châu Long giả.
Câu chuyện cái Nụ đi theo thằng Châu Long năm trước hãy còn râm ran. áp Tết vừa rồi, Nụ cùng chồng ẵm thằng cu con về tạ tội với mẹ. Có chai rượu và một cành cau bỏ trong cái tay nải, chồng đeo trên vai.
Vối vừa quảy đôi sọt lá dâu về đến ngõ. Anh chàng nhác trông đã nhận ra cô này mới phải cô hái dâu cái sáng sớm hôm mình đi đánh chũm ngoài đìa. Có chết không, lúc gà gáy ấy còn tối đất, chỉ nhớ cái thắt lưng nhiễu tam giang, thế là lôi nhau đi.
Nụ bế con ra trước mặt Vối, cầm hai bàn tay thằng cún chưa đầy tuổi tôi đỏ hon hỏn. Nụ cười cười:
- Con lạy bá đi nào!
50. Ngủ bụi
Đọc cái phóng sự ngắn trên báo Công an Nhân dân tháng 5 năm 1999 mà cứ thấy mỗi chữ một rợn. Hay là vì lâu nay đêm hôm không mấy khi tôi ra đường nên mới sinh ra cái sợ thế.
Bài báo cho biết rằng bây giờ tối đến, ở ngoài phố có năm loại người ngủ đường ngủ chợ, thường thấy ở các phố, ở đầu ô và trên mặt đê nhiều nhất. Những nơi trú ngụ ma biến không nhà cửa phần nhiều ở quanh chân cầu, gầm cầu và giữa bãi cỏ, chỗ khuất gió. Đủ thứ lều bạt, cọc, dây căng, dựng lên, sáng ra lại rỡ đi từ lúc chưa tường mặt người. Hạng sang có màn, chiếu hoặc giường gấp giá thuê cao nhất đến bốn nghìn. Tuy vậy hạng nào cũng chỉ như nhau, khách tự do “ba xoa, hai đập” - nghĩa là ngồi đập chân mấy cái rồi lăn ra ngủ và sáng ra đưa tay lên xoa mặt, như con mèo giơ chân rủa mặt khan.
Có hai loại ngủ đường nay đây mai đó, mà số phận mỗi đêm cứ may rủi không như nhau, một cái màn tã, buộc hai múi dây vào mép cửa sắt nhà nào đấy. Sáng sớm, chủ nhà mở khoá trong - có khi chủ nhà ở đâu đến, mở khoá ngoài thấy người lục đục trong màn, thế là đuổi đánh túi bụi. Nhưng cũng có khi gặp vận đỏ, người ta mở cửa lại giúi cho năm trăm một nghìn “công canh cửa đêm hôm”. Lãi quá. Còn ngủ xó tường, những người bạ đâu nằm đấy, chẳng bận đến ai, mặc mưa mặc rét, thì chớ thấy ở đầu ô Kim Mã có một nhà trọ hẳn hoi, nhưng mà loại này lộn xộn yêu tinh nhất. Khách có đấy là mấy chục đàn ông, đàn bà ngủ chung. Hai hàng chiếu trải dọc nhà, hai ngọn đèn trên trần sáng suốt đêm. Mọi người nằm úp thìa, đầu đàn ông đầu đàn bà chổng ngược nhau, chân hai bên thò ra mép chiếu đằng kia.
Cũng theo bài báo viết, mỗi ngày bây giờ có chừng hai ba trăm nghìn người lang thang các nơi vào thành phố kiếm ăn. Như vậy, cũng độ ngần ấy người ăn ngủ quờ quạng trong bóng đêm ma quái ấy. Lão ấy tò mò đến các quán trọ đầu ô Kim Mã. Thành phố vừa lên đèn, lão lò dò đi. Cái nhà trọ đàn ông và đàn bà nằm chổng đầu vào nhau ở đầu ô hỏi một cái người ta chỉ cho ngay.
Mới chặp tối chưa mấy người về, lão chưa trông thấy cái cảnh nằm ngổn ngang xuôi ngược như trong bài báo đã viết. Nhưng hai hàng chiếu đã trải, và trong ánh đèn điện lù mù muỗi bâu đã có những người trông nhá nhem chẳng biết đàn ông hay đàn bà, từng bọn ngồi thì thào rì rầm. Một người đàn ông cởi trần ngồi ngay ngoài, cửa. Hắn gầy móp, hai cánh tay như hai ống sậy. Nhưng tiếng hắn quát rất to:
- Thằng già kia, đi đâu?
- Tôi.., tôi...
- Chích.., choác... hả? Có muốn chết không? Cút ngay
Hắn xô đến, đẩy hắt lão ra cửa.
Năm trước, tôi có dịp đến thành phố Quảng Châu. Quảng Châu có sáu triệu dân, đông hơn Hà Nội nhiều, cũng là thành phố đương phát triển. Cũng tương tự Hà Nội, số người đến thành phố tìm việc nhiều nhất là người lao động ở quanh vùng các làng quê ra. Thế mà trên đường không thấy đâu có chợ người như ở các đầu ô thành phố ta.
Tôi hỏi:
- Quảng Châu giải quyết vấn đề người trong làng ra thành phố tìm việc thế nào?
Trả lời:
- Chúng tôi có kế hoạch về làng lấy người. Tất nhiên có đủ loại người, loại việc phức tạp, việc tự do ra thành phố.
Tôi đã trông thấy thế và nghe nói thế ở Quảng Châu, xin kể lại.
Nguồn: Cái áo tế (Tạp văn, truyện ngắn Tô Hoài, nhà xuất bản Hội Nhà văn 2004)
(Tạp văn, truyện ngắn Tô Hoài, nhà xuất bản Hội Nhà văn 2004)
51. Cỏ dại
Có tiếng guốc bước lạch cạch ngoài ngõ. Chắc tiếng guốc của Tư. Cái vành mũ nan màu vàng nhạt đã lấp ló vào đầu tường kia. Đúng Tư. Tư cúi lom khom, rún chân bước lên thềm hè cao. Hai má Tư đỏ hồng. Đôi mắt Tư mở to đen láy, ngó trân trân. Tư nhìn tôi, cười nhe mấy chiếc răng sún khấp khểnh - “Cậu?”. Tôi cười: “Ô, Tư đã xuống”. Tôi nhấc chiếc mũ cho Tư. Cái đầu trọc, lăn tăn tóc tơ. Tư đặt cặp lên bàn. Tư thò tay vào ruột cặp, Tư moi sách. Rồi Tư trèo lên ngồi chiếc ghế đẩu kê một bên góc bàn viết của tôi. Tôi lấy bút chì, viết cho Tư một trang chữ mẫu. Tư cầm bút buông thọc vào bình mực. Quen lệ, Tư ngoáy bút một vòng cho ngòi viết chạm cót két xuống đáy lọ. Tư hơi cúi đầu. Hai mắt tròn vạnh, nhung thẫm ngước mở, say mê nghiêng theo những nét chữ rạm gai gợn, thô cứng. Thỉnh thoảng, Tư ngừng viết giơ nghênh quản bút. Đôi môi Tư hé cong, Tư ngó lơ đãng, vu vơ Tư hát. Ồ, Tư hát. Ấy, Tư hát. Tư líu ríu hát một điệu hát nhịp ngắn. Ơi, chim kia! Dừng cánh bay... Ta nhắn chim lời này... Lòng ai đầy thiết tha... rồi Tư lại cúi, lại hăm hở viết.
Mỗi buổi sáng từ làng trên xuống đây, Tư phải cắp cặp đi qua một cái chợ, một đoạn đường đá, lại một quãng đường đất với những ba cái cửa đình. Tôi dạy cho Tư mấy chữ vỡ lòng.
Năm nay Tư chưa đủ bảy tuổi. Tư chuyện líu ríu. Tư cười như con nắc nẻ. Buổi sớm mai, con chim Tư truyền đến căn buồng u tối của tôi, há mỏ hát líu lo. Lòng tôi bừng một niềm hy vọng, cái hy vọng thắm tươi mà ngờ nghệch. Tôi tin tưởng, tôi có quyền tin tưởng lắm chứ. Này đây một đoá hoa trong cánh rừng xuân mới rỡ ràng của những Ngày Lớn chúng ta đương nằm trong lòng bàn tay tôi, ơi người đồng chí thân mến.
Nhưng nhiều khi, tôi thoáng bâng khuâng buồn. Chao ôi những năm tháng nào mờ mịt. Trong kỷ niệm tôi một hình ảnh ngẩn ngơ gợi dậy, xóng bên cạnh cái bóng dáng lung linh hơn hớn của Tư. Ngày trước, ờ ngày trước, có một đứa trẻ cũng trạc tuổi của Tư ấy. Nó không biết cười. Đứng đâu nó đứng chôn chân xuống đất. Chọc miệng cũng không chảy ra được một tiếng. Đôi mắt đờ đẫn cứ gườm ngón chân. Một ngón tay nó tẩn mẩn đút lùa vào giữa hai hàm răng, hết gặm lại nhay, lại nhá, lại cắn. Mẹ nó mắng nó một câu. Tức thì nước mắt ràn ruạ ra xung quanh mí. Nó lên ngay điệu kèn hát khóc ê ê. Rõ thực xấu thằng bé mau nước mắt, Tư nhỉ.
Tư ôm cặp, đi về. Cậu cho tan học. Học trò có mỗi mình Tư. Lại không có trống tùng tùng. Tư buồn cười lắm. Cái vạt áo the hoa phấp phới khuất bên giàn thiên lý trước ngõ.
Tiếng guốc nhẹ khua lóc cóc ra đường cái, vẳng xa sang phía đầu tường đằng kia.
Tôi đặt bút trên lòng tờ giấy. Bụng cái ngòi bút chửa mọng mực óng ánh. Tôi viết rất nhanh những hàng chữ này hàng chữ lia ngoáy chạy thi với bao nhiêu hình, bóng loáng thoáng hiện, biến tới tấp. Những hàng chữ cong queo như những sợi thuốc lào vương vãi trên mặt giấy, bắt đầu cho câu chuyện thằng bé ngủ nhè ấy. Những ngày ấu thơ của nó leo hoang trong đám cỏ bên lề đường đi. Cỏ dại, cỏ không có tên rườm rà ken khít nhau bò ngẩn ngơ trong khoảng đất rác rưởi. Tất nhiên, nó chẳng giống Tư chút nào. Nó làm gì có cậu. Nó không có cậu, như cậu với Tư đây, cậu cháu mình.
Lúc nào tôi cũng nghĩ đến Tư, khi tôi cầm bút chép mảnh truyện nhỏ này. Mỗi buổi sáng, mỗi sớm mai, cái hứng viết của tôi lại đến ngồi chõm choẹ trên chiếc ghế đẩu kia, hôm nay tươi tắn và hớn hở hơn hôm qua. Tư cười. Tư hát. Tư pha trò. Tư nhớ lâu, nhớ mới. Tư là con choi choi. Tư là con liếu điếu Tư vui, Tư dạn quá. Cậu viết sẵn những truyện này cho Tư. Bao giờ Tư lớn, biết suy tưởng đứng đắn, Tư sẽ đọc cậu.
Nghĩa Đô, 11 tháng tám 1943
52. Những gương mặt - Chân dung văn học
Những điều ấy khác nhau như mưa với nắng hoàn cảnh người cầm bút hôm nay với người cầm bút chúng tôi ở lứa tuổi thanh niên. Chúng tôi những cánh bèo vật vờ. Có thể phơi phới ra biển khơi mênh mông. Có thể giạt lên khô héo trên bờ cát.
Ngày nay, lớp lớp các bạn lớn lên, phát triển giữa cuộc sống không phải chỉ bằng vào mong ước, mà ở ngay trong tổ chức, trong đội ngũ.
Ví dụ đơn giản, một nét lớn nét chung về cuộc đời một cây bút ở lớp người cầm bút trẻ. Bạn ấy tốt nghiệp nhà trường phổ thông, trường trung cấp hay trường đại học. Rồi vào thực tế đời sống: đi bộ đội. Vừa qua chiến đấu chiến trường B, chiến trường C, bây giờ trên biên giới hải đảo, hoặc đi làm nhiệm vụ quốc tế bên Lào, bên Căm-pu-chia. Hoặc bạn ấy làm công nhân ở nhà máy, ở xưởng, ở cơ quan, ở công tác nào mà xã hội đòi hỏi và bạn có chuyên môn. Trong khi ấy, bạn thích viết văn, làm thơ, tự rèn luyện rồi viết thử, rồi ham mê dần và viết ngày một khá hơn. Đã lác đác có bài in trên báo, đã có lúc phẩm xuất bản. Rồi thì vẫn cảm thấy chưa đủ tri thức cho người viết, bạn đi học lớp báo chí, lớp chính trị, lớp viết văn, những việc cần để hổ túc cho nghề mà bạn say mê.
Nét chung ấy đang thấy ở những người cầm bút có triến vọng hôm nay. Chế độ tạo ra điều kiện, không phải chỉ cho một ai, mà cho cả một lớp người, một thế hệ. Thật khác chúng tôi ở tuổi ấy trước kia. Không biết có phải người có tuổi thường hay vui buồn nặng về kỷ niệm, nhưng nhìn lại đời văn của mọt lớp người không bao giờ tôi quên dược những hiu hắt, những chua sót, những nỗi niềm những mong chờ dường như vu vơ.
Tôi có biết ít nhiều về nhà văn Nam Cao, từ quãng 1940 cho tới 1951: ngay trước ngày anh hy sinh năm 33 tuổi trên đồng bằng sông Hồng, thì khi đó Nghĩa Đô làng tôi, khi ở Đại Hoàng quê anh khi Hà Nội hay trên Việt Bắc, chúng tôi thường ở cùng nhau.
Chúng tôi cũng mang khá đủ tính nết và tâm tư thường thấy trong lớp người túng bấn mà có chút chữ nghĩa ở xã hội ấy. Dân nghèo ở chợ không coi chúng tôi là những người khố rách áo ôm như họ. Mà cũng không muốn bị khinh rẻ thế, chúng tôi cũng không có tính nết của những người khốn cùng ấy. Những nghĩ ngợi trong đầu óc chúng tôi khó đọng lại một cái gì là khẳng định. Tầng lớp trên nhìn chúng tôi là những kẻ mà họ xỉa tiền ra, có thể gọi dạ bảo vâng được. Mặc dầu, có khi âm thầm vắt tay lên trán mà nghĩ nước đời đến nông nỗi ấy chúng xấu hố, tủi nhục. Đối với xã hội cứ vừa nhìn ra cái bất công lại vừa loạng quạng mơ hồ. Lẫn lộn thấy và không thấy. Rồi thì tâm trạng vẩn vơ, quẩn quanh và cúi mặt. Rồi thì vừa bực bội, vừa buồn thương. Ở những người nào đó có được đôi chút niềm tin và mong ước, có thể anh ta đã biết bực bội và chán chường không phải chỉ đối với thời thế, mà cả với chính mình.
Nam Cao lớn lên trong một gia đình khá giả bị sa sút. Nhà anh gốc quê, nhưng ra làm ăn ngoài tỉnh khấm khá nên dọn cả ra tỉnh. Bố anh buôn gỗ và có của hàng đồ gổ tiện ở thành phố Nam Định. Nhưng rồi ông rượu chè, cờ bạc. Tiền kiếm được không lại với ăn tiêu, cơ nghiệp cứ xuống dần. Rồi qua một vài chuyến buôn bán thua lỗ, bị mối lái lừa đảo, đâm khánh kiệt.
Bố anh phải bán cả cửa hiệu, trở về làng, nghèo khó hơn trước và tất nhiên trong nhà lục đục hơn trước. Cứ trông cuộc đời mấy anh em nhà Nam Cao cũng có thể thấy vẽ ra quang cảnh nhà anh và xã hội đổi thay thế nào. Nam Cao, anh lớn nhất, được học đến tốt nghiệp tiểu học lên bậc thành chung, mười một năm. Các em trai anh không biết cửa trường học ở đâu. Người thì gồng thuê gánh mướn, sống đời cố nông. Người đến tuổi, đi sở mộ vào Nam Kỳ làm phu cao su. Riêng có người em trai út, năm 1945 mới là thiếu nhi, đến 1954. khi hoà bình lập lại, được đi học thành kỹ sư.
Nam Cao kể với tôi khi anh đã lớn, biết rõ việc nhà, anh rất ghét bố anh. Tất nhiên ghét theo cách lặng lẽ của Nam Cao. Bây giờ ông cụ mất đã lâu.
Nhưng tôi tưởng ngay cá lúc sinh thời, cũng khỏng bao giờ cụ biết được có lúc người con cả của cụ lại nghĩ về mình như thế. Ghét bố, bởi chỉ vì bố mà gia đình phải tay không về làng. Vì bố mà các em anh không đứa nào biết mặt chữ. Vì bố mà... bao nhiêu tội lỗi ở cái nhà này đều vì ông ấy cả. Có lúc anh đương cười to, chợt nhận thấy hình như mình có cái dáng vừa cười vừa giơ tay, bố anh cũng hay cười và giơ tay thế. Nam Cao cố chữa cho không cười và giơ tay giống vậy. Nam Cao cực ghét người đánh bạc và không biết cờ bạc là gì. Nam Cao kiểm lại những cử chỉ, các sinh sống, cái gì có thể giống bố, nhất định làm khác. Nhưng ngẫm nghĩ, rồi lại thương. Ông ấy phá, ông ấy làm ra, rồi ông ấy phá, công của ông ấy chứ nhà này ai đẻ được đồng tiền nào mà căm ghét gì ông ấy. Thế là lại thương, thương bố, thương mẹ, thương bà nội, cụ ngoại sống lâu quá, thương vợ, thương thân, thương những người đã cùng túng lại cứ cằn nhằn cấu xé làm khổ nhau trong cái bể khổ đầy vơi khắp thế gian này.
Cứ giận dỗi lại xót xa, lại hối hận như thế.
Nam Cao lấy vợ được chưa đầy một năm thì anh đi Sài Gòn. Cũng chẳng có mục đích gì mà đi. Duyên do vì ông Lễ, một người cậu họ có cửa hàng may đo Tây ở trong ấy. Ông cậu muốn có một người nhà vừa sổ sách, vừa tay hòm chìa khoá, thế là ông về mang cháu đi.
Cũng không phải chàng thanh niên này thất tình, thất chí gì đâu. Vợ chồng lấy nhau do cha mẹ gả bán từ khi còn ít tuổi, theo phong tục thông thường thời ấy. Cũng khó khăn đôi chút, vì chị ấy người bên lương, nhà anh đi đạo, nhưng họ đạo xôi đỗ mà anh thì tự nhiên đã nhạt đạo nên rồi cũng nên vợ chồng. Năm ấy, anh ốm, không thi hết bậc học thành chung ngoài Nam Định được đến năm ở Sài Gòn về, anh thi mới đỗ. Vợ anh thì chỉ như đứa con gái được mua bán đem về nhà để cha mẹ anh sai bảo. Với anh, mọi ràng buộc riêng tư chẳng thành vấn đề cản bước anh đi. Làm đời trai thử bay nhảy xem sao. Thế là đi.
Hơn hai năm trời ở Sài Gòn anh làm việc chí thú như mong muốn của người cậu: sổ sách, xuống tàu Tây cảng Nhà Rồng đo quần áo cho khách hàng và trông nhà. Nhưng cũng không phải anh chỉ bằng lòng và yên ổn sống như thế, anh cũng chút ít tìm ra ngoài xã hội.
Anh vào tráng đoàn hướng đạo. Một hôm, đoàn anh đi cắm trại ở Lái Thiêu. Mỗi tốp chia nhau ra chơi trò thỏ rùa, bịt mắt bắt dê... Sau đó về, từ đấy, anh không đến với đoàn nữa. Bao nhiêu năm rồi kể lại mà anh vẫn không nín được cười: thằng con trai to đầu đến độ có vợ rồi mà lại còn đi chơi trò trẻ trâu ấy làm gì! Anh cũng đến báo Kịch Bóng, xin được cái thẻ làm phóng viên. Rồi có lần phóng viên Kịch Bóng chưa viết được bài nào, cũng đi Nha Trang bằng tiền túi của mình dành dụm được.
Những hoạt động của phong trào Bình dân hồi 1935, 37 sôi nổi khắp thành phố và ngay cả quanh mình anh ở hiệu may Tây trong ngõ hẻm Chợ Cũ. Đêm đêm và buổi trưa anh nằm ngủ trên mảnh ván ghép kê dưới gầm chiếc bàn cắt to đặt giữa nhà. Quanh bàn và cả trên mặt bàn, những câu chuyện hào hứng về đình công, về biểu tình, về hội ái hữu, về nghiệp đoàn Đông Dương miên man đêm ngày không lúc nào ngớt. Ông Ngôn, cậu ruột anh khác ông Lễ cũng là tay hoạt động hăng hái trong ái hữu thợ may.
Nam Cao ngủ dưới gầm bàn, anh không để ý và cũng không ai để ý anh. Có thể có bạn nào nghiên cứu về Nam Cao sẽ nghĩ ra đại loại những câu hỏi: thế thì vì động cơ gì mà Nam Cao lại không tham gia phong trào chính trị lúc ấy rầm rộ đến thế. Tôi thì tôi chịu không cắt nghĩa được. Bởi tôi không thể nào tìm được vì cái gì cả. Nhưng, nếu thế, tôi xin hỏi ngược lại: vậy sao anh lại dửng dưng trước tài hùng biện của tờ-rốt-kít Tạ Thu Thâu, hầu như chủ nhật nào cũng diễn thuyết ở bùng binh chợ Bến Thành náo nức Sài Gòn.
Vâng, chỉ có điều dễ hiểu là lúc ấy anh chưa để ý, vậy thôi. Thời cơ chưa đến với tâm tư con người ta.
Mấy năm sau, khi cậu Ngôn bị mật thám Pháp truy lùng và ông ấy phải trục xuất về nguyên quán vì những hoạt động dính líu đến Nam Kỳ khởi nghĩa. Tôi được làm quen với ông Ngôn ở Đại Hoàng. Hồi ấy, những câu chuyện ông kể cho chúng tôi nghe về Tây đốt làng, Tây xâu dây thép vào tay người ném xuống biển, Tây bắt ông ấy... Hình ảnh ông Ngôn tham gia cuộc phiến loạn ở Nam Kỳ rồi bị xích tay giải về làng, lại đi làm thuê làm mướn như những ngày nghèo khó năm xưa, hình ảnh ấy đã xúc động Nam Cao nhiều. Nam Cao rất phục ông Ngôn. Trong cuộc đời và trong sáng tác của Nam Cao, tôi nhận thấy qua trò chuyện và ao ước của anh, cậu Ngôn là một hình ảnh sâu sắc mà chưa khi nào anh viết tới, tôi tin có những ảnh hưởng quyết định tới công việc tham gia hoạt động sau này của Nam Cao. Nhưng Nam Cao đã mất sớm, không biết, kháng chiến ở vùng giải phóng khu du kích Đại Hoàng, ông Ngôn bị bắt trong chỉnh đốn tổ chức và bị chết oan.
Hoàn cảnh và tâm sự con người ta thường éo le, khúc khuỷu, nổi chìm như thế.
Rồi cái hào hứng đi cho biết đó biết đây của Nam Cao bỗng biến thành một ân hận suốt đời. Ở Sài Gòn, anh ốm đến phù nề chân tay và phải trở về Bắc.
Một hôm, ngồi ăn cơm ở nhà, anh chợt để ý thấy bàn tay vợ rám nắng. Tôi nghĩ có khi bàn tay người làm đồng nắng mưa vất vả, dù ở tuổi con gái cũng bị rám nắng như thế từ đời thuở nào rồi, nhưng mà cái bệnh lo nghĩ của anh, anh rất cả lo, lan man lo, đã khiến lúc ấy anh thương vợ và anh giận anh đến thế.
Anh ân hận làm sao anh lại ngu dại đến bỏ đi Sài Gòn để đến nỗi bây giờ hai bàn tay người vợ yêu thương của anh đã nhăn nheo cả rồi anh mới về - tuổi thanh xuân và tình yêu đã qua đi, đã mất rồi, không bao giờ trở lại, không bao giờ vợ anh lại có được bàn tay của người đương xuân.
Bàn tay đẹp không bao giờ anh được thấy đã từ ám ảnh trở thành ước mơ. Cái đầu đề truyện ngắn Bàn tay đẹp ấy của Nam Cao in báo Quân du kích ở Việt Bắc viết về một cô du kích ở hậu địch đồng bằng sông Hồng có hai bàn tay đẹp cầm súng không có gì khác là ở nơi xa xôi nói được một câu về nỗi ao ước ngày trước của mình.
Trong sáng tác, Nam Cao thường viết rất thật - sự thật thông qua sức mạnh sáng tạo của anh. Đọc sáng tác nào của anh, tôi cũng có thể tìm ra và đoán được chuyện này anh thấy ở đâu, anh nghe ai kể, nhân vật ấy là ai. Khi viết xong tiểu thuyết Chết mòn1 Nam Cao hay nói đùa: Bao giờ những người trong tiểu thuyết này chết đi, mình mới đem in được sách. In bây giờ thì không dám nhìn mặt ai nữa!. Nói huếch thế chứ tiểu thuyết Chết mòn dài mấy trăm trang, vào thời buổi khó khăn 1943, 1944, cũng chẳng nhà xuất bản ma nào hỏi đến.
Chỉ có mỗi nhân vật hay trở đi trở lại trong các tác phẩm của anh, thì hoàn toàn anh tưởng tượng. Mà tưởng tượng cũng đơn giản thôi: chỉ việc làm ngược lại Đó là vai vợ của các nhân vật thường xưng tôi trong truyện ngắn của Nam Cao. Khi nào người vợ ấy cũng nanh ác, lắm điều, luôn miệng rin rít chửi con, doạ đánh chồng, còn chồng thì sợ vợ một phép. Trong cuộc đời vợ chổng, chị ấy đối với anh, hiền như bóng.
Nhưng sáng tác, anh tưởng tượng nghịch ngợm khác đi, “vợ tác giá thành dữ, thành ác. Có phải có vợ quá hiền cũng buồn, cũng muốn vợ lắm điều đôi chút, cuộc sống hằng ngày đỡ tẻ hơn chăng. Nhưng nghĩ cho cùng thì lúc nào con người và tình cảm anh cũng đượm buồn thương và một tấm lòng chân thành, thực như đếm được Chúng tôi thường túng chuyện viết. Tháng nào cũng phải có truyện ngắn, truyện dài nộp cho báo và nhà xuất bản thì mới được người ta chi tiền. Khan cái để viết đến nỗi chúng tôi phải đi bói thầy bói Kế đương có tiếng ở Nam Định rồi về Nam Cao viết lại thành truyện ngắn tả quang cảnh và lời thầy bói đã nói tốt thế nào cho anh và người xem bói, anh chỉ sáng tạo ra có cái đuôi khi viết thành truyện ngắn: thầy bói vừa nói tốt số xong, ra khỏi vỉa hè, người xem bói bị ô tô chẹt chết. Túng đến nỗi có lần anh phải lấy chuyện Kinh Thánh ra viết phỏng theo thành truyện cho trẻ em đọc. Như truyện Bảy bông luá lép2. Tôi cũng đã tìm báo Nam Phong xem bài của người ta nghiên cứu về đình chùa rồi đem viết lại thành truyện cho thiếu nhi.
Cả đến trong những cuộc chơi, anh cũng chỉ biết thương người. Hồi ấy, cuối năm lại cuối tháng rồi mà chẳng có gì để viết, một đêm chúng tôi cố tình đi chơi bơ vơ một chuyến hóng cái viết. Nghe còi tàu hoả trong đêm, tưởng như đã gợi hứng rồi. Nửa đêm, từ Hà Nội xuống Nam Định. Không phải về quê, nhà Nam Cao chỉ cách thành phố khoảng chục cây số. Chúng tôi đương giang hồ vặt mà. Tìm chỗ ngủ, sục vào nhà trọ, nhà nào cũng chật khách. Chúng tôi đến nhà săm3 Đông Phương gần Bến Củi. Nhà này cũng chẳng còn phòng trống. Đã trở ra cửa, nghe có tiếng người gọi lại: Các anh ở tạm phòng em vậy. Em đi ngủ nhờ nhà bạn cũng được”. Trông mặt cô em và câu mời với cung cách bả lả nói cười trong đêm hôm khuya khoắt như thế, ả này ắt gái làm tiền loại thuê tháng nhà trọ rồi đi kiếm khách hoặc có người bao.
Chúng tôi bằng lòng ngay. Rồi thì cô ấy cũng chẳng đi ngủ nhờ nhà ai cả. Cô ấy cứ mở chăn leo vào nằm giữa hai chúng tôi. Đến nửa đêm tôi nghe tiếng khóc ri rỉ bên cạnh đầu rồi tiếng Nam Cao rì rầm khuyên, can gì đó, tôi cũng không thủng được câu chuyện đầu đuôi ra sao. Sáng ra, Nam Cao kể lại.
Giọng anh rất xúc động, anh hỏi chuyện tình cờ mà được biết hoá ra trước kia cô ấy là em một người bạn anh ở Sài Gòn. Chẳng may yêu đương lỡ dở rồi cuộc đời chồng con mấy phen đau đớn, rồi giận đời đen bạc, cô cắt tóc đi tu, rồi sa chân lỡ bước đến đây...
Tôi thì tôi không tin. Bởi vì trong đêm tối có một lúc cô điếm ấy đã quay sang cắn tai tôi. Nhưng trông nét mặt cảm động vẻ sùng đạo của anh, tôi không đám nói. Trở về nhà tôi ở Nghĩa Đô, anh hì hục ngồi viết. Hồi ấy, chúng tôi viết khá khoẻ. Thường một truyện ngắn chỉ lia một mạch từ đầu chí cuối. Một truyện dài trên trăm trang cũng dăm bữa nửa tháng thì xong.
Nam Cao viết được một truyện vừa lấy tên là Một đời người, theo câu chuyện cô gái điếm đã kể đêm ấy ở nhà săm Đông Phương. Chỉ có một việc bịa: anh đặt cho nhân vật chính một cái tên đầm”, là cô Suy-gian.
Rồi đem truyện Một đời người bán cho nhà xuất bản Cộng Lực, được chủ xuất bản ứng trước cho tám mươi đồng. Cuốn truyện này rồi nhà xuất bản đưa kiểm duyệt, bị bỏ. Lão kiểm duyệt Nguyễn Văn Chỉnh vốn là giáo học, nhắn tôi - như tôi đã có dịp viết trong Tự truyện4: Ông, bảo hộ tôi là cái ông Nam Cao thâm lắm, ông chửi Tây bằng cách đặt tên Tây cho nhân vật rồi bắt nó đi làm đĩ. Không được đâu!”.
Tám mươi đồng bạc hồi ấy không phải nhỏ đối với những người giật gấu vá vai quanh năm như bọn tôi. Huống chi, Nam Cao còn vợ con nheo nhóc ở quê, tháng tháng đợi chồng gửi tiền về đỡ đần.
Chiều hôm ấy, Nam Cao rủ tôi đáp tàu xuống Nam Định. Nhưng cũng không phải anh về nhà. Tám mươi đồng bạc tiền bản quyền anh đếm ra năm mươi đồng.
Anh đem năm mươi đồng về biếu cô gái điếm, cái cô mà anh cho là em người bạn cũ của anh ở Sài Gòn - mà tôi nghi ngờ chỉ là câu chuyện làm quà của cô điếm với khách làng chơi, mà anh thì thương xót, và anh nói nếu anh sẵn tiền, anh sẽ đưa cả tám chục cho cô ấy.
Nhưng không gặp lại cô gái điếm. Tìm mấy nhà xăm nữa cũng không thấy. Nam Cao ân hận mãi về lần không gặp lại này.
Còn biết bao nhiêu chuyện tương tự như thế.
Những con người chúng tôi trôi giạt lúc ấy. Chúng tôi cũng mang đủ thói hư tật xấu của kiểu người như chúng tôi trong xã hội, những ích kỷ, ganh ghét nhỏ nhen, mọi thứ. Hỏi chúng tôi thích giàu có không.
Thèm đấy, mà không biết làm thế nào giàu được. Cũng bon chen, bon chen chứ, có khì chỉ vì không ngóc lên được thì đâm ra chán chường, nhưng chúng tôi cũng thấy được xã hội bất công. Những mơ hồ cứ dần dần bị bao nhiêu khủng khiếp của tình hình đất nước và thế giới thời kỳ chiến tranh thế giới lần thứ hai và những hoạt động quyết liệt của cả nước sửa soạn đứng lên - những sự kiện lớn lao ấy đã xoá đi cho chúng tôi biết bao mịt mù. Chúng tôi đến được với cách mạng bởi phán tốt đẹp còn có trong con người.
Những năm trước tháng tám 1945 cách mạng chưa trở thành không khí bao trùm đất nước một cách tất nhiên, như làn khí quyển bao quanh trái đất, như ngàn nay. Những người viết văn ở Hà nội có thể chia thành từng loại:
1 Những người không biết thế nào là cách mạng, hoặc nếu biết cũng ngoảnh mặt đi. Các bạn ấy muốn sống cho đã, chơi cho đã. Các bạn ấy muốn yên thân, bởi làm cách mạng chẳng biết thế nào, dễ bị tội
2 Những người cũng muốn thay đổi, nhưng theo đuổi những con đường khác, anh tờ-rốt-kít, anh Đại Việt, anh Phật tử, anh Tin lành...
3 Có người được bè bạn thuyết phục, đọc sách báo bí mật giác ngộ đường lối của Đảng cộng sản và gia nhập các đoàn thể Việt Minh.
Nam Cao là một trong những bạn vào loại thứ ba ấy của tôi.
Nhưng đó mới chỉ là bắt đầu. Chúng tôi mới chỉ bước tới, mà trong mình vẫn mang theo vô khối thứ hành lý cũ lôi thôi. Từ đây về sau, trong tinh thần, cuộc đời tư tưởng và ngòi bút của chúng tôi mới bắt đầu và mãi mãi đấy lên cuộc chiến tranh đưa công cuộc sáng tạo kịp với thời đại, đòi hỏi cao hơn, mạnh hơn trong đời người cầm bút, khác trước kia.
Con đường đi tới của mỗi người không mảy may dễ dàng. Tôi không biết nhiều về Trần Đăng như tôi đã biết Nam Cao trước kia. Tôi chí biết Trần Đăng trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, anh quê ở Đăm xã Tây Tựu, huyện Từ Liêm là sinh viên. Những ngày khởi nghĩa lớp sinh viên các ngành này đã hồn nhiên hăng hái đến với cách mạng và văn học cách mạng.
Các bác sĩ Nguyễn Trinh Cơ Tri Chơn, Nguyễn Sĩ Quốc Minh Đạo, Từ Giấy. Hồi ấy hành động biểu lộ tinh thần mạnh mẽ nhất là gia nhập Vệ quốc đoàn. Rồi các anh dần dần đi sâu vào các ngành chuyên môn khác. Riêng có Trần Đăng làm nghề cầm bút. Năm 1950, Trần Đăng hy sinh ở Bản Trại trên biên giới phía Bắc. Đơn vị có phóng viên mặt trận Trần Đăng đi theo đã mắc mưu quân Quốc dân đảng Tưởng Giới Thạch, trên đường bộ đội ta tiến lên đón Hồng quân Trung Hoa xuống phía nam. Một số đồng chí trong ban chỉ huy tiểu đoàn và Trần Đăng đã hy sinh.
Tôi còn giữ được một tập sổ tay của Trần Đăng gửi. Cuốn sổ bằng bàn tay sổ tay trong ba lô chúng tôi đeo lưng thời kháng chiến không thể nào to hơn thế.
Trần Đăng đã ghi đủ thứ trên đường đi, vào quãng từ tháng 8-1948 tới tháng giêng 1949 - mới chỉ năm tháng, mà rất rõ nét, những đấu tranh trong tư tưởng và phong cách làm việc trong con người Trần Đăng. Cuộc đấu tranh bằng hành động, ý thức rõ ràng dứt khoát của nhà văn chiến sĩ.
Có thể tóm tắt nhật ký ghi chép tài liệu của Trần Đăng thành bốn phần như sau:
1. Trần Đăng luôn đi với các đơn vị chiến đấu- Mùa xuân 1948, theo bộ đội vào hậu địch Đông Bắc - vùng Ba Chẽ - Tiên Yên, anh bị phỉ bắn bị thương một ngón chân. Nhưng khi trở về căn cứ, gặp một đơn vị lên biên giới phía bắc, lại đi luôn.
Trần Đăng có thói quen vừa đi vừa viết trên đường. Trong chiến dịch biên giới thu đông 1950, anh viết bài về chiến dịch Sông Thao 1949 bút ký Trận Phố Ràng, trong những ngày sắp đi hậu địch Đông Bắc, Trần Đăng viết bút ký Một cuộc chuẩn bị cũng về chiến dịch Sông Thao.
Trong quãng năm tháng, Trần Đăng đã đi các mặt trận, tháng tám đến Phủ Thông và Đào Lâm, mặt trận Bắc Cạn. Tháng mười từ Việt Bắc về vùng địch Sơn Tây, qua miền tạm chiếm ở Bến Rau rồi xuống đồng bằng khu Ba - vùng hậu địch Ba Thá rồi vào Gián - Khuất.
Sống cuộc sống chiến đấu mãnh liệt, dũng cảm của người chiến sĩ cầm bút.
2. Trần Đăng đọc rất nhiều - Đọc và ghi chép cấn thận. Mỗi lần Trần Đăng ghé về cơ quan, trước khi đi một chuyến mới, hoặc có lần bị sốt rét phái nghỉ lại, Trần Đăng vẫn mê mải đọc.
Trong có 5 tháng, Trần Đăng ở cơ quan báo Vệ quốc quân hơn một tháng, đã đọc và ghi vào số tay: Sách báo ở chiến khu: báo Độc Lập, báo Văn Nghệ. Phóng sự Chặt gọng kìm đường số 4. Chép bài thơ Viếng mộ của Hoàng Lộc. Ghi những ca dao về Đồng Tháp Mười của Bảo Định Giang, ghi các phong tục và bài hát của dân tộc Tầy trong tập truyện ngắn Núi Cứu quốc của Tô Hoài.
Sách báo Pháp: báo Ngã tư tháng 12-47, bài của Barjavel viết về các nhân vật của E. Mauriac. Báo Khoa học và Văn nghệ Xô-viêt bài của Benjamin Goriely viết về chủ nghĩa nhân văn mới. Báo Nước Pháp trước đã, nhật ký của A. Gide. Đọc các tiểu thuyết của W Walenska Ba Lan, Jozep Pot Đức, Ernesl Renau, J, Stinbeck Mỹ, Curzio Malaparte Ý, Jean Louis Curtis, Gabrielle Roy, Piene Damino. Ngoài ra, không biết lấy ở sách báo nào, còn thấy ghi nhiều câu của Jean Paul Sartre nói về chủ nghĩa hiện sinh. Một đoạn tin về giá vàng, tính theo đồng franc, giá ở Paris, Hồng kông, Sài Gòn.
3. Trần Đăng thường xuyên chép bích báo các đơn vị- Trần Đăng chịu khó chép bích báo. Sổ tay có trên một trăm trang, thì 72 trang ghi các bài bích báo đơn vị có thể lấy ra in hẳn một bài về các bích báo này. phán ánh sinh động được thời kỳ đầu chiến đấu và sinh hoạt của quân đội. Trần Đăng chép tỉ mỉ, kỹ lưỡng, đơn vị nào, ở đâu. Ngoài ra, còn những đoạn tóm tắt tổng kết trận đánh các chiến dịch ở Trị Thiên, ở Nam Trung Bộ và Nam Bộ năm 1948.
4. Trần Đăng luôn luôn chuẩn bị sáng tác - Trong tập sổ tay nhỏ bé thế mà cũng đủ những ghi chép cho chuẩn bị sáng tác và suy nghĩ của nhà văn. Trần Đăng ghi những chi tiết có đặc điểm quan sát được ở mặt trận, ở chiến sĩ, ở những nơi đã đi qua, anh chép những từ lạ, từ mới đã nghe được hoặc đọc thấy, anh ghi ý những bài dự định viết, có chỗ viết hẳn dàn bài một truyện ngắn.
Đôi chỗ, Trần Đăng ghi suy nghĩ và việc mình làm. Có chỗ rất ngắn, nhưng thật nhiều ý nghĩa và tâm sự
Ngày 15 tháng 10, Trần Đăng ghi một kế hoạch:
Phát động thi đua 300 trang, à commencer bắt đầu tháng hai 1949.
Ngày 11 tháng 11, viết chữ to nửa trang, hai dòng giống nhau: Hôm may 11 tháng 11, 27 tuổi chẵn.
- Có một đoạn không đề ngày tháng, Trần Đăng viết:
Đêm nay đọc một cuốn phóng sự dự thi Việt Bắc kháng chiến. Một đêm nổi gió. Vẫn là tiếng gọi đi. Đi, trông, thấy. Đã bỏ qua những điều rất tầm thường, nhưng rất sống. Không thể được. Không có tình cảm, không có xúc động, không có tư tưởng chủ quan.
Trong rừng Yên Thế, Lúa mới5 là những cái xác chết chủ quan. Chỉ có sống, sống cái khách quan và kể lại.
Hãy khoan một tấm sơn mài. Hãy làm nhiều croquis cho thật đúng hệt. Giản dị, thành thực và thật.
Một câu viết bằng tiếng Pháp: Những tưởng tượng hoang đường, những ám ảnh ma quái, những mơ tưởng nhân đạo hư không, những xúc cảm cá nhân kiêu ngạo và đạo đức giả, những tro tàn ấy hãy tan biến hết đi”.
Tình cờ, lần ấy tôi đã gặp Trần Đăng ở Đông Bắc về, trước khi anh lên biên giới và hy sinh ở Bản Trại trên đường Thất Khê ra. Kế hoạch sáng tác của Trần Đăng mà anh đã phác vào sổ tay thành một công trình của cả một giai đoạn như sau:
- Tập truyện ngắn tên là Bạn mới.
- Tập tiểu luận tên là Thư cho Tô Hữu kinh nghiệm cách mạng tư tưởng và sinh hoạt quần chúng.
Tập bút ký lấy tên chung là Tiền tuyến gồm ba phần:
Phần một: Xuân chiến thắng, có 3 bài: 1 - Tất cả cho tiền tuyến. 2- Nhật ký của Phan Phú. 3- Một trận vui lớn trên đường số 4.
Phần hai: Sông Thao hè 1949, có 6 bài: 1- Đường đi Tây Bắc. 2- Dóm6 I. 3- Một cuộc chuẩn bị 4- Phố Ràng. 5- Khe Pịa. 6- Tàn cuộc, Dóm II.
Phần ba: Đông Bắc với chiến dịch, có 5 bài: 1- Vào sâu Đông Bắc, 2- Vân Ca, 3- An Châu, 4- Đình Lập chờ chiến dịch 5- Đoàn quân tiếp tế.
Trong chương trình trên có những sáng tác Trần Đăng đã viết Một cuộc chuẩn bị, Phố Ràng. Đọc nhật ký Trần Đăng, biết chương trình sáng tác của Trần Đăng, hiểu được công phu lao động sáng tạo của nhà văn từ gốc tới thành hình một sáng tác đã công phu đến như thế nào. Ở đấy, nổi lên tinh thần và tư tưởng của một người cầm bút luôn luôn khắc phục nhược điểm con người của mình bằng cách lao mạnh mẽ vào những nhiệm vụ đang đặt ra cho người cầm bút. Chẳng những chỉ là một phương hướng, một kế hoạch, mà là những hành động cụ thể, chi tiết, chịu thương, chịu khó, từ bài bích báo đơn vị được ghi lại đến một chi tiết hay quan sát được, đến những suy nghĩ thúc giục mình đi sâu nữa, làm việc nhiều nữa, lúc nào cũng cảnh giác và quyết tâm thay đổi nữa, bỏ đi, dìm đi những tàn dư tiểu tư sản thường còn lảng vảng ve vuốt mình.
Cũng như với Trần Đăng, đọc tác phẩm Nam Cao viết trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp - kết quả sau cùng của một lao động sáng tác, thấy được rất rõ bước đường phát triển của con người và nhà văn Nam Cao - từ truyện ngắn Đôi mắt cho đến nhật ký Ở rừng.
Trong các nhà văn nước ngoài mà Nam Cao đã từng đọc, Nam Cao mê nhất Sê-khốp. Tôi nhớ anh cũng chỉ phục có một mình tài năng Sê-khốp, với một số phận cùng cực và mong manh của những con người những nhân vật cỏn con của ông: người công chức già, cô gái ế, cậu bé mồ côi, những luẩn quẩn vụn vặt đến nhức đầu trong gia đình nghèo và những cái rởm đời của những người có máu mặt.
Ấy thế nhưng những lúc cao hứng lên, anh cũng chẳng coi ai ra gì. Nhưng chỉ từng lúc hứng chí mênh mông thế thôi. Rồi lại bần thần nghĩ lại, anh không cải chính và hối hận mình đã lỡ lời, đã bốc tếu, nhưng những việc anh cặm cụi hàng ngày làm đã trả lời rành rõ hộ anh, anh sửa mo-rát, anh viết tin, từng tin vặt trên báo Cứu Quốc - tờ báo hàng ngày mà chúng tôi làm phóng viên. Chủ nhiệm Xuân Thuỷ bảo anh viết cuốn sách giải thích về nhiệm vụ người công giáo kháng chiến cuốn sách này chưa được xuất bản, anh cộng tác với Văn Tân soạn in những tập Địa lý thế giới cho học sinh phổ thông, anh viết bích báo cho cơ quan, mỗi tuần một tờ dán ở vách bếp ăn, anh viết ca dao, ký tên Suối Trong, khi chúng tôi làm tờ báo hàng ngày Cứu Quốc Việt Bắc. Nghĩa là việc gì thấy có ích, anh đều làm, không nề hà việc to việc nhỏ. Trong khi ấy anh mơ tưởng và thực sự anh đã bắt tay vào cuốn tiểu thuyết dài về làng Đại Hoàng kháng chiến. Cuối năm 1950, mấy chương đầu anh đã viết lại mấy lần, Nguyễn Huy Tưởng và tôi đã đọc những chương đó, rồi anh bỏ, anh chưa vừa lòng...
Nam Cao vốn không phải là người xông xáo, mạnh dạn. Tính anh trầm lặng, hay nhường nhịn và dường như nhút nhát. Nhưng tất cả những trường hợp không cần phải thế, đều tỏ rõ khí phách ở anh. Chiến dịch thu đông 1950, chúng tôi ghé lại Bắc Sơn rồi về ở Vũ Lăng. Máy bay địch bắn phá Vũ Lăng. Ba lô quần áo chúng tôi cháy hết. Sổ tay của anh bị đạn đâm nát.
Nhưng mặc đấy, anh đi cứu thương. Máy bay quay lại ném bom, anh vẫn cùng dân quân dọn dẹp các đám cháy cho tới tối mịt. Khi chiến dịch giải phóng biên giới sắp mở, chúng tôi vượt đường số 4 quãng Lạng Sơn sang với cánh quân của ta đóng bên kia huyện Thoát Lãng. Đường số 4 bị địch chiếm đóng, canh gác và tuần tra suốt ngày đêm. Chúng tôi đến trạm liên lạc, chờ giao thông vào báo lúc nào vượt đường được.
Người đợi ở các trạm giao thông không phải người của một tổ chức, một đơn vị, nên rất tạp. Không ai biết ai và hiểu ai như thế nào. Cách thức vượt qua đường: theo giao thông và đi hàng một, ai cũng trù trừ, không ai muốn là người thứ nhất đi sau người giao thông vượt qua đường. Bỗng dưng, Nam Cao lưng đeo ba lô, bước xuống đứng xếp hàng vào chỗ người đầu tiên sau người giao thông. Tính anh là vậy.
Tôi được nghe kể lại chuyện anh hy sinh7 ở vùng đồng chiêm Hoàng Đan dưới khu ba, khi vào vùng địch chiếm, cũng tương tự như chuyện vượt đường số 4 mà tôi đã được chứng kiến. Có bảy chiếc thuyền nan lúc chập tối bơi vào vùng địch. Bảy chiếc đi cách quãng thành một hàng dài. Nam Cao ngồi ngay trong thuyền đầu. Hai thuyền đi đầu đã bị địch vây bắt. Nam Cao như thế đấy. Nó biểu hiện mạnh mẽ con người và cuộc sống của anh. Trước sau như thế, khi cần thì tất cả vì nhiệm vụ.
Tôi vẫn trở lại cắt nghĩa con người chúng tôi từng bước biến đổi. Cuối cùng- sự chân thành trở thành niềm tin, đã đưa bước ta đi.
Chúng ta khẳng định sự hình thành những nhà văn thời đại, có nhiều người xưa kia đã góp stíc lực thành lớp nhà văn kiểu mới trong lực lượng văn học to lớn hiện giờ. Những người ấy đã dự phần tạo nên thành quả của văn học Việt Nam ba mười lăm năm qua. Đó là một nét trong đặc điểm văn học ta.
Những chuyện mà tôi vừa kể có thể xa lạ với bạn cầm bút ở các lứa tuổi đang lớn lên hôm nay.
Chú thích:
1 Tiểu thuyết Sống mòn, đầu tiên, Nam Cao đặt tên là Chết mòn.
2 Bảy bông lúa lép, truyện của Nam Cao, Nhà xuất bản Cộng Lực 1941.
3 Nhà săm do chữ Pháp chambre, nhà chứa trọ, phòng cho thuê, thường có gái điếm
4 Tự truyện, hồi ký của Tô Hoài, Nhà xuất bản Văn học, Hà Nội, 1976 tái bản 1984, 1997
5 Những đoạn văn ngắn của Trần Đăng, in trên tạp chí Độc Lập
6 Một đồn của Pháp trên một quả đồi tên là Dóm ở bờ sông Thao địa phận tỉnh Yên Bái.
7 Nam Cao hy sinh ngày 1-10-1951.
Nguồn: http://www.sahara.com.vn/