16/3/13

Hãy kể giấc mơ của em (C1-3)

Chương 1


Ai đó đang theo dõi nàng. Nàng đã đọc nhiều về những kẻ chuyên nghề theo dõi, nhưng dường như là họ thuộc về một thế giới khác - thế giới của bạo lực. Nàng không hề hay biết ai muốn làm hại mình. Nàng cố gắng trấn tĩnh, nhưng cuối cùng cũng rơi vào giấc ngủ đầy những cơn ác mộng và mỗi buổi sáng lại giật mình thức giấc với cảm giác sợ hãi lửng trên đầu Có thể chỉ là do mình tưởng tượng ra. Ashley Patterson nghĩ. Mình đã quá vất vả rồi. Mình nên đi nghỉ một chuyến.
Nàng chăm chú ngắm nhìn mình qua tấm gương để ở phòng ngủ. Trong gương in hình một người đàn bà ở độ tuổi 30, trang phục gọn gàng, tỏa ra sự sang trọng, vóc dáng mảnh mai và cặp mắt thông minh song tràn đầy vẻ ưu tư. ở nàng toát lên vẻ tao nhã ưa nhìn và một chút gì đó như là quyến rũ. Mái tóc đen mượt mà buông xõa một cách tự nhiên xuống hai bờ vai. Trông mình đáng ghét quá. Ashley nghĩ. Mình quá gầy. Có lẽ mình phải ăn mạnh nữa lên. Nàng rời tấm gương, xuống bếp chuẩn bị bữa sáng, cố ép mình quên đi những điều đáng sợ có thể xảy ra để tập trung vào món trứng ốpla. Nàng bật máy pha cà phê rồi cho một lát bánh mì vào lò nướng bằng điện. Mười phút sau,, bữa sáng đã sẵn sàng trên bàn. Ashley ngồi xuống. Nàng cầm thìa lên, nhìn đĩa đồ ăn một lúc rồi lắc đầu ngao ngán. Nỗi sợ hãi đã làm tiêu tan cảm giác thèm ăn của nàng, dù nàng đang đói đến cồn cào.
Không thể tiếp tục thế này được nữa, nàng giận dữ nghĩ. Bất kể hắn là ai mình cũng không để hắn uy hiếp mình nữa. Nhất định.
Ashley liếc đồng hồ. Đã đến giờ đi làm. Nàng nhìn quanh căn phòng quen thuộc như tìm kiếm sự trấn tĩnh lại. Đây là căn hộ trên tầng bốn của khu chung cư ở phố cụt Via Camino, có phòng khách, phòng ngủ, phòng làm việc riêng, phòng tắm, nhà bếp và cả phòng để quần áo. Nàng đã sống ở đây, Cupertino - California được ba năm. Và cho tới hai tuần trước thì nàng vẫn nghĩ đây là một tổ ấm lý tưởng. Còn bây giờ hóa ra nó đã biến thành pháo đài, nơi không ai có thể lọt vào hòng ám hại nàng. Ashley tiến ra cửa chính và kiểm tra lại ổ khóa.
mình sẽ gắn thêm cái chốt vào, nàng nghĩ. Ngày mai. Sau đó nàng tắt đèn, kiểm tra cửa một lần nữa sau khi đã khóa lại rồi dùng thang máy đi xuống tầng hầm để xe.
Gara vắng lặng, khoảng cách từ cửa thang máy đến chiếc xe con của nàng là feet. Nàng cẩn thận nhìn quanh, rồi chạy vụt ra xe, chui vào trong và đóng sấm cửa lại, tim đập thình thịch. Nàng lái xe vào trung tâm thành phố dưới bầu trời xám xịt, ảm đảm như báo trước những điềm gở sắp xảy ra. Dự báo thời tiết nói là sẽ có mưa. Nhưng rồi sẽ không mưa đâu, Ashley nghĩ. mặt trời sẽ xuất hiện thôi. Tôi đánh cuộc vớí ngài đấy Thượng đế ạ. Nếu không có mưa thì tức là mọi việc vẫn ổn cả và chuyện đó chỉ là tôi tưởng tượng ra mà thôi.
Mươi phút sau, Ashley Patterson lái xe đến khu trung tâm Cupertino. Cho tới bây giờ nàng vẫn chưa hết ngạc nhiên về điều kì diệu đã xảy ra với cái thị trấn im lìm nhỏ nhoi ở vùng Santa Clara Valley này. Cách San Francisco 50 dặm về hướng Bắc, đây là nơi cuộc cách mạng tin học nổ ra và nó rất xứng đáng với cái biệt danh Silicon Valley nổi tiếng thế giới.
Ashley làm việc tại Công ty Global Computer Graphic, một công ty mới ra đời nhưng đã khá thành công với khoảng 200 nhân viên.
Lúc Ashley rẽ vào đường Silverado, nàng có cảm giác hắn đang ở đằng sau nàng, đang theo dõi nàng. Nhưng hắn là ai ? Và tại sao ? Nàng nhìn vào kính chiếu hậu. Tất cả đều vẫn có vẻ bình thường.
Nhưng bản năng lại mách bảo nàng khác.
Tòa nhà của Global Computer Graphic được xây cất theo kiểu hiện đại và lộng lẫy đã ở trước mặt nàng. Ngoặt vào khu bãi đậu, cho người bảo vệ xem tấm thẻ nhận dạng, nàng đưa xe vào chỗ đỗ của mình. Tại đây nàng thấy an toàn hơn.
Lúc nàng ra khỏi xe thì trời đổ mưa.
Chín giờ sáng, Global Computer Graphie như một cỗ máy khổng lồ đang chạy hết công suất. có đến 80 nhân viên cao cấp - song phần lớn đều trẻ tuổi - đang làm việc. Họ say sưa dựng các trang Web, tạo biểu tượng cho các công ty mới, làm bìa, tạo mẫu cho công ty đĩa hát, các nhà xuất bản, thiết kế phần minh họa cho các tạp chí khác nhau. Khu làm việc của họ được chia thành những bộ phận cơ bản:
quản lý, kinh doanh, tiếp thị và hoạt động kỹ thuật. Không khí làm việc hăng say, sôi nổi một cách tự nhiên. Họ ngồi tại bàn hoặc đi lại trong các bộ trang phục thoải mái như quần Jean, áo len, váy dài, váy ngắn ... Ashley vừa định ngồi vào bàn thì Shane Miller, trưởng phòng, bước tới. “Chào, Ashley”.
Shane Miiier khoảng 31-32 tuổi, vạm vỡ, nghiêm chỉnh và dễ thương. Lúc đầu anh ta đã cố tán tỉnh Ashley lên giường cùng mình nhưng sau rồi lại bỏ cuộc và họ đã trở thành bạn thân.
Shane đưa cho Ashley cuốn tạp chí Time mới nhất. “Xem chưa ?”.
Ashley liếc qua trang bìa. Đó là hình ảnh của một người đàn ông trạc 50 tuổi, tóc bạc, nhìn hơi đặc biệt. Ghi chú ở ngay bìa tạp chí viết “Bác sĩ Steven Patterson, Cha đẻ củạ .... “Tôi đọc rồi”.
“Làm con của một ông bố nổi tiếng có cảm giác gì ?”.
“Tuyệt diệu”. Ashley cười, “Ông ấy thật vĩ đại”.
“Tôi sẽ bảo bố tôi là anh nói vậy. Tôi có hẹn ăn trưa với ông”.
“Được thôi. Nhân tiện ...”. Shane Mlller đưa cho Ashley bức ảnh của một minh tinh màn bạc sắp được dùng cho một mẫu quảng cáo của khách hàng.
“Chúng ta có chút rắc rối ở đây Cô thấy đấy Desiree đã nặng thêm khoảng 5 kilô. Hãy nhìn vào quầng đen quanh mắt cô ta xem. Và dù có trang điểm đi nữa thì da cô ta trông vẫn cứ bẩn bẩn thế này đấy. Cô xem liệu có khắc phục được không ?”.
Ashley lật qua lật lại tấm ảnh. “Tôi sẽ tẩy quầng đen đó đi. Tôi cũng sẽ cố bóp cho mặt cô ta gầy bớt đi. Nhưng Không. Như vậy trông cô ta sẽ rất kì quặc”:
Nàng vẫn liên tục lật tấm ảnh. Còn phải xem. lại vài chỗ khác nữa:
“Cảm ơn. Tối thứ bẩy vẫn thế chứ ?”.
“Không báo lại là không thay đổl”.
Shane Miller cúi đầu về phía tấm ảnh..”Không cần phải vội đâu. Tháng sau mới dùng đến nó mà”.
Ashley mỉm cười. “Còn gì mới nữa không ?”.
Nàng bắt tay vào việc. Ashley là một chuyên gia về lĩnh vực quảng cáo và thiết kế đồ họa, Nàng tạo nền, tạo mẫu bằng các kiểu chữ và hình ảnh minh họa.
Nửa giờ sau, khi đang làm việc với bức ảnh cô diễn viên nọ, Ashley cảm thấy có ai đó đang nhìn mình. Nàng ngẩng lên.
Đó là Dennis Tibble.
“Xin chào em”.
Giọng gã luôn làm nàng tức điên lên. Tibble là một tài năng lớn của Công ty.
Gã nổi tiếng khắp cả khu vực với biệt hiệu “Tay hàn gắn” Tibble thường xuất hiện mỗi khi có máy tính gặp sự cố Gã khoảng trên dưới 30, gầy gù, đầu hói, nom khó ưa với vẻ ngạo mạn không giấu giếm. Nhân cách của gã chẳng ra gì và trong ngoài Công ty thì đang xì xào rằng gã đã phải lòng Ashley từ lâu.
“Có cần tôi giúp không ?”.
“Không, cảm ơn”.
“Này, sao thứ bẩy này chúng ta lại không cùng ăn tối nhỉ ?”.
“Cảm ơn, tôi bận rồi”.
“Lại đi với sếp hả ?”.
Ashley ngẩng lên nhìn gã, điên tiết thật sự. “Này, không phải chuyện của ...”.
“Tôi chẳng hiểu cô tìm thấy cái gì tốt đẹp ở anh ta. Còn tôi thì khác Tôi sẽ tặng cô những giây phút thật tuyệt diệu Chắc cô hiểu tôi muốn nói gì ?”.
Ashley cố gắng kiềm chế cơn giận. “Tôi có việc phải làm, Dennis”.
Tibble đứng sát vào người nàng và thì thầm. “Có một chuyện em phải biết về anh đấy, em cưng. Anh sẽ không bỏ cuộc đâu. Không bao giờ”.
Nàng nhìn gã bỏ đi và tự hỏi :
Phải chăng là hắn ? 12giờ 30, nàg tạm rời công việc để đến nhà hàng Marghellta đi Roma dùng bữa trưa với cha nàng.
Ngồi trong một góc khuất của nhà hàng đông đúc nàng nhìn Steven tiến về phía mình:
Phải công nhận rằng ông rất đẹp trai. Hầu hết mọi người có mặt đều quay nhìn theo khi ông đi qua. Làm con của một ông bố nổi tiếng có cảm giác gì?
Nhiều năm trước, bác sĩ Steven Patterson đã đi tiên phong trong lĩnh vực giải phẫu tim mạch. Ông được mời đến giảng dạy ở hàng trăm bệnh viện trên thế giới. Mẹ của Ashley qua đời năm nàng 12 tuổi và nàng không còn ai thân thích ngoài Steven, bố mình.
“Xin lỗi vì bố đến muộn, Ashley”. Ông cúi xuống hôn nhẹ lên má nàng.
“Không sao, con cũng vừa tới xong”.
Ông ngồi xuống. “Con đã xem tờ Time chưa ?”.
“Rồi ạ. Shane đã đưa cho con”.
Ông cau mày. “Shane ? Ông chủ à ?”.
“Không phải ông chủ. Anh ấy ... anh ấy là trưởng phòng của con”.
“Đừng bao giờ lẫn lộn giữa công việc và giải trí, Ashley. Không phải là bạn bè bình thường, phải không ? Con sai rồi đấy”.
“Bố, chúng con chỉ là ...”.
Người bồi bàn đi đến. “Mời hai vị xem thực đơn”.
Bác sĩ Patterson quay lại, vẻ cáu kỉnh. “Anh không thấy chúng tôi đang nói chuyện à ? Bao giờ tôi gọi hãy đến”.
“Tồi ... tôi xin lỗi”. Anh ta vội vã rời đi.
Ashley hơi cúi xuống vì xấu hổ. Nàng đã quên mất là bố mình rất hay cáu bẳn. Đã có lần ông đánh một bác sĩ thực tập trong một ca phẫu thuật chỉ vì chút xíu sơ suất ...Nàng chợt nhớ đến những vụ cãi vã dữ dội giữa bố và mẹ hồi nàng còn nhỏ. Họ đã làm nàng khiếp đảm. Bố mẹ nàng luôn tranh giành nhau yề một cái gì đó mà nàng, dù cố gắng hết sức cũng không thể nhớ ra. Nó đã biến khỏi đầu óc nàng.
Bố nàng lại tiếp tục, như thể cuộc nói chuyện chưa hề bị ngắt quảng. “Đến đâu rồi nhỉ ? À, ở chổ giao du với Shane, Miller là một lỗi lầm. Một lỗi lầm nghiêm trọng Những lời của ông đã đưa nàng về một quá khứ buồn bã.
Nàng có thể nghe thấy giọng bố gay gắt. “Giao du với Jim Cleary là một lỗi lầm. Một lỗi lầm nghiêm trọng ...
Ashley, năm 18 tuổi, sống tại Bedford, Pennsyl - vanỉa, nơi nàng ra đời. Còn Jún Cleary lúc đó là chàng trai nổi tiếng nhất khu vực trường Trung học Bedford. Anh ta là thành viên đội bóng đá, đẹp trai, vui nhộn và có nụ cười đầy quyến rũ. Ashley cảm tưởng như tất cả lũ con gái trong trường đều muốn ngủ với Jim. Và đa số bọn nó đã làm vậy. Nàng nghĩ với vẻ ghê tởm. Khi Jim Cleary bắt đầu rủ Ashley đi chơi, nàng đá quyết định sẽ không lên giường với anh ta. Nàng biết tỏng rằng anh ta chỉ muốn làm tình với nàng.
Nhưng rồi thời gian trôi qua, nàng đã thay đổi ý định. Nàng cũng thích chuyện đó còn Jim thì lại ngày càng tỏ ra đứng đắn, thành thật hơn trong quan hệ với nàng.
Mùa đông năm đó lớp lớn trong trường tổ chức đi trượt tuyết vào cuối tuần trên núi. Jim Cleary rất mê môn thể thao này.
“Chúng ta sẽ có những giây phút tuyệt vời”. Jim quả quyết.
“Em không đi đâu”. Ashley ngúng nguẩy.
Jim nhìn nàng sửng sốt. “Tại sao ?”.
“Em ghét mùa đông. Ngón tay em sẽ bị tê cứng, dù có đi găng”.
“Nhưng sẽ rất vui vẻ để ...”.
“Em không đì mà”. Nàng dằn dỗi.
Và Jim đã ở lại Bedford theo nàng.
Hai người cùng chia sẻ nhưng suy nghĩ, những sở thích của nhau và họ luôn cảm thấy vui vẻ khi ở bên nhau.
Khi Jim Cleary hỏi Ashley, “Có người hỏi anh một câu rất dớ dẩn, rằng có phải em là người yêu của anh không ? Anh trả lời sao bây giờ ?”.
Thì nàng đã mỉm cười. “Bảo với họ rằng, phải đấy”.
Bác sĩ Patterson tỏ ra lo lắng. “Con cặp kè với thằng Cleary hơi nhiều đấy “Bố, anh ấy rất đứng đắn, con yêu anh ấy”.
“Làm sao con yêu nó được. Nó chỉ là thằng cầu thủ chết tiệt thôi. Bố sẽ không để con lấy bọn vai u thịt bắp đâu. Nó không đủ tử tế với con đâu, Ashley”.
Ông đã nói tương tự thế về tất cả nhưng chàng trai mà Ashley đã đi chơi cùng.
Bố nàng vẫn tiếp tục gièm pha, dè bỉu Jim Cleary nhưng sự việc chỉ vỡ ra vào đêm nhà trường tổ chức lễ tốt nghiệp. Jim Cleary và Ashley hẹn nhau cùng tới dự buổi lễ. Khi Jim đến đón thì nàng còn đang thổn thức.
“Em sao thế ? Có chuyện gì xảy ra vậy ?”.
“Bố ... bố nó sẽ đưa em sang London. Ông đã đăng ký cho em theo học ở đó.
Jim Cleary lặng người đi, nhìn nàng. “Ông làm thế vì chuyện của chúng ta, phải không ?”.
Ashley gật đầu, trông rất tội nghiệp.
“Khi nào em đi ?”.
“Ngày mai”.
“Đừng, Ashley, vì Chúa, đừng để bố em chia rẽ chúng ta. Hãy nghe anh.
Anh muốn cưới em.
Ông chú anh đã sắp xếp cho anh một công việc rất tốt tại văn phòng quảng cáo của ông ở Chicago.
Chúng ta sẽ bỏ trốn. Sáng mai mình gặp nhau ở ga. Có tàu đi Chicago lúc bẩy giờ. Em đi cùng anh chứ ?”.
Nàng nhìn anh một lúc lâu rồi khẽ nói :
“Vâng”:
Cố gắng lục lọi ký ức đến đâu Ashley cũng không thể nhớ nổi đêm vui đó diễn ra như thế nào. Nàng và Jim đã hầu như chỉ giấu mình vào một góc bàn bạc về kế hoạch trốn đi sáng hôm sau.
“Tại sao chúng mình không bay đến Chicago?”.
Nàng hỏi.
“Vì chúng mình sẽ phải khai tên thật với hãng hàng không. Nếu đi tàu hỏa thì sẽ chẳng ai biết mình là ai và đi đâu cả”.
Lúc ra về Jim hỏi khẽ.”Em có muốn tạt qua chỗ anh không ? Người nhà anh đã đi nghỉ cuối tuần hết rồi”.
Ashley lưỡng lự. “Jim ... chúng ta đã chờ đợi bao lâu rồi ... Thêm vài ngày nữa thì có sao đâu”.
Em nói cũng đúng ...Jim phá lên cười. “Có lẽ anh là người duy nhất trên cái nước Mỹ này cưới được một cô gái còn trinh”.
Khi Jim Cleary đưa Ashley về đến nhà thì bác sĩ Patterson đã đứng chờ ở cửa. “Sao con lại về muộn quá như vậy ?”.
“Cháu xin lỗi. Buổi liên hoan ...”.
“Đừng giải thích vớ vẩn, Cleary. Anh nghĩ là anh đang gạt ai cơ chứ ?”.
“Cháu không ...”.
“Từ giờ trở đi, xin anh bỏ cái bàn tay bẩn thỉu của anh ra khỏi con gái tôi, được chứ ?”.
“Con im ngay”. Ông quát lên. “Cleary, anh cút đi cho khuất mắt tôi”.
“Thưa bác, con gái bác và cháu ...”.
“Jim ...”.
“Đi vào phòng ngay”.
“Thưa bác ...”.
“Nếu anh còn luẩn quẩn ở đây thì đừng trách là tôi sẽ bẻ xương anh ra đấy”.
Ashley chưa bao giờ thấy bố giận dữ như vậy.
Ông quát tháo cho đến khi Jim phải bỏ đi mà không nói được lời nào còn Ashley thì nước mắt đầm đìa.
Mình sẽ không để bố đối xử như vậy vớt mình nữa. Ashley nghĩ một cách quả quyết. Bố đang cố phá hoại đời mình. Nàng ngồi bó gối trên giường rất lâu.
Tương lai của mình là Jim. Mình muốn sống cùng anh ấy. Mình không muốn ở đây lâu hơn nữa. Nàng đứng dậy và thu dọn đồ đạc, cho vào túi. Nửa giờ sau, Ashley khẽ mở cửa sau và chạy đến nhà Jim Cleary, cách khu nhà nàng tới hơn chục cây số Mình sẽ ở đó đêm nay và sáng mai sẽ cùng Jim đáp tàu đi Chicago.
Khi đến gần nhà anh, nàng nghĩ lại Không. Thếnàýkhôngđược. Mình không muốn hỏng việc. Mình sẽ gặp Jim ở ga.
Và nàng lặng lẽ quay về nhà.
Ashley đã thức trắng cả đêm đó để nghĩ về cuộc sống tuyệt diệu mà nàng và Jim sắp được hưởng. Năm giờ rưỡi, nàng xách túi lên và rón rén đi qua cửa phòng bố nàng vẫn đang khép chặt. Nàng ra khỏi nhà, đi xe buýt đến ga. Chưa thấy Jim đâu cả. Nàng đã đến quá sớm. Một tiếng sau mới có tàu. Nàng ngồi đợi người yêu trên chiếc ghế dài. Trong lúc chờ đợi, nàng mường tượng đến cánh bố nàng thức dậy, không thấy nàng đâu, sẽ bổ đi tìm khắp nơi. Ông nhất định sẽ tức điên lên. Mình không muốn bố kiểm soát đời mình. Một ngày kia bố sẽ hiểu Jim và sẽ thấy con gái bố hạnh phúc thế nào. 6 giờ 30 ... 6 giờ 40 ... 6 giờ 45. .... 6 giờ 50 ... Vẫn không thấy Jim đâu. Ashley bắt đầu lo lắng. Chuyện gì đã xảy ra?
Nàng quyết gọi điện đến nhà Jim. Không ai nhấc máy cả 6 giờ 55 ... anh ấy sẽ đến ngay thôi mà. Nàng lẩm bẩm. Nghe tiếng còi tàu ở xa, nàng nhìn xuống đồng hồ 6 giờ 59. Con tàu đang từ từ chuyển bánh. Nàng tuyệt vọng nhìn quanh. Một cái gì đó tồi tệ đã xảy ra và anh ấy. Anh ấy đã gặp tai nạn. Anh ấy đang trong bệnh viện ... Vài phút sau, nàng đứng nhìn con tàu khuất bóng, chở theo cả giấc mơ của nàng trong đó. Nàng cố đợi thêm nửa giờ và gọi điện cho Jim lần cuối cùng. Không thấy gì cả. Nàng lặng lẽ lê gót về nhà.
Trưa hôm đó, hai bố con Ashley đáp máy bay tới London.
Nàng theo học ở thủ đô xứ sương mù được hai năm để rồi khi nhận ra mình có niềm say mê với máy tính, nàng đã đệ đơn xin học bổng MEI Wang tại Đại học California dành cho nữ giới, ngành kỹ thuật. Đơn của nàng được chấp thuận và ba năm sau đó nàng trở thành nhân viên của Công ty Global Computer Graphics.
Thời gian đầu, nàng có viết dăm bẩy lá thư cho Jim Cleary nhưng rồi nàng lại đốt hết đi.
Hành động và sự im lặng của Jim đã cho nàng biết tình cảm của anh ta dành cho mình như thế nào rồi.
Giọng nói của bác sĩ Patterson kéo Ashley trở về với thực tế.
“Con thả hồn đi đâu vậy? Con đang nghĩ gì thế!”.
Ashley ngắm bố qua bàn ăn. “Không ạ”.
Bác sĩ Patterson vẫy tay gọi người bồi bàn, mỉm cười thân thiện và nói, “Giờ thì cho chúng tôi xem thực đơn”.
Chỉ khi trở về văn phòng Ahley mới nhờ nàng đã quên không chúc mừng bố mình về việc ông được đăng lên trang bìa của tờ Time.
Dennis Tibble đã chờ sẵn tại bàn làm việc của nàng.
“Thấy người ta bảo cô đi ăn với ông già hả ?”.
Hắn như cái máy nghe lén vậy. Hắn cứ nghĩ việc của hắn là phải biết tất cả mọi chuyện xảy ra ở đây. “Có chuyện gì ?”.
“Thế thì không vui lắm đâu”. Gã hạ giọng.
“Tại sao cô chẳng bao giờ đi ăn với tôi ?”.
“Dennis ... tôi đã nói rồi. Tôi không thích”.
Gã cười to. “Cô sẽ thích. Rồi xem”.
Có cái gì đó kỳ lạ ở gã, hình như là vẻ hăm dọa. Nàng tự hỏi một lần nữa, liệu gã có phải là. Nàng lắc đầu. Không. Nàng phải quên chuyện đó đi.
Trên đường về nhà, Ashley cho xe rẽ qua hiệu sách Apple Tree. Trước khi ra khỏi xe nàng đã cẩn thận quan sát qua tấm gương chiếu hậu xem có ai theo dõi mình không. _Không ai cả. Nàng yên tâm đi vào nhà sách.
Một người đàn ông trẻ mau mắn bước lại. “Tôi có thể giúp gì cho cô ?”.
“Vâng. Tôi ... anh có sách về những kẻ theo dõi không ?”.
Anh ta nhìn nàng lạ lẫm. “Theo dõi à ?”.
Ashley bỗng thấy mình ngớ ngẩn. Nàng nói nhanh. “Vâng, tôi cũng cần những cuốn về ... vườn tược.. và hoang thú ở châu Phi ...”.
“Những người theo dõi, vườn tược và hoang thú ở châu Phi ?”.
“Đúng vậy”. Nàng nói quả quyết.
Ai mà biết được. Có thể tới ngày nào đó mình sẽ có một khu vườn và mình sẽ đi du lịch Phi châu thì sao ?
Khi Ashley quay ra. xe, trời lại đổ mưa. Nước mua đập vào mặt kính, biến quãng đường trước mặt thành một bức tranh lấm tấm kỳ quái. Nàng bật cho hai cái gạt nước hoạt động. Chúng chạy qua chạy lại trên mắt kính rít lên. “Hắn sẽ được cô sẽ được cô sẽ được cô Ashley vội vàng tắt đi không cho nó hoạt động nữa. Không, nàng nghĩ. Chàng đang nói, “Không có ai, không có ai, không có ai”. Nàng bật lại cần gạt nước. “Hắn sẽ được cô ... sẽ được cô sẽ được cô ...
Ashley đỗ xe vào gara, đến bên thang máy và nhấn nút. Hai phút sau nàng đã đứng trước căn hộ của mình. Nàng nhét chìa khóa vào ổ, xoay một vòng, mở cửa ra và chết lặng.
Tất cả đèn trong nhà đều bật sáng trưng.


Chương 2


Xung quanh bụi dâu.
Con khỉ đuổi con chồn.
Con khỉ nghĩ thật là vui vẻ.
Bốp ! Đi đời con chồn.
Toni Prescott biết rất rõ tại sao mình lại thích hát bài đồng dao đó. Mẹ nàng thì rất ghét nó. “Thôi ngay bài hát ngớ ngẩn đó đi:
Con có nghe mẹ nói không? Con không biết hát đâu”.
Vâng, thưa mẹ”. Và Toni lại tiếp tục hát, hát nữa, thì thầm trong cổ họng. Đã lâu lắm rồi những ký ức của những ngày xưa đó vẫn mang lại cho nàng cảm giác kích động. Về sự thách thức, sự chống đối lại mẹ nàng.
Toni Prescott rất ghét làm việc tại Công ty Globai Computer Graphics. Năm nay nàng 22; sôi nổi, tinh ranh và liều lĩnh. Ở con người nàng, sự trầm tĩnh và thói bồng bột chia làm hai phần đều nhau. Nàng cớ khuôn mặt hình trái tim, cặp mắt màu nâu ranh mãnh, và một thân hình không còn cách gọi nào khác hơn là khêu gợi. Nàng sinh ra ở London và nói giống Anh đặc sệt. Nàng rất khỏe mạnh và yêu thích thể thao, đặc biệt là các môn thể thao mùa đông:
trượt tuyết, trượt ván và trượt băng.
Hồi còn học đại học ở London, Toni thường ăn bận rất tề chỉnh vào ban ngày nhưng khi bóng tối ập xuống nàng chỉ mặc chiếc váy ngắn cũn hoặc các bộ đồ khiêu vũ khác, chân thì luôn đi nhún nhẩy. Nàng thường dành cả buổi tối ở phòng khiêu vũ Eiectric nằm trên đại lộ Camden hoặc Subterania tại khu vực Leopard, hòa nhập với đám dân chơi West End. Giọng nàng khá hay, đầy bí ẩn và lôi cuốn. Tại một số câu lạc bộ nàng thường chơi plano và hát, được đám khách quen hoan nghênh rầm rộ. Đó là lúc nàng thấy sung sướng nhất.
Và điều thường xảy ra trong các câu lạc bộ đó là.
“Cô có biết cô là một ca sĩ tuyệt vời không, “Toni”?.
“ Ta”.
“Cô uống chút gì nhé ?”.
“Một ly Pimm thì tốt”. Nàng mỉm cười.
“Xin được phục vụ”.
Và đến đó là kết thúc. Một câu nói thầm quen thuộc sẽ vang lên bên tai.
“Vậy tại sao chúng ta lại không ghé qua chỗ tôi và vui vẻ chút xíu nhỉ ?”.
Chuồn thôi”. Và Toni nhanh chóng rời khỏi. Nàng sẽ nằm trên giường của mình, nghĩ về đám đàn ông ngờ nghệch và việc điều khiển họ mời dễ dàng làm sao. Nàng không rõ họ có biết nàng nghĩ vậy không song họ lại muốn bị điều khiển. Họ cần bị điều khiển.
Một thời gian sau, nàng chuyển từ London tới Cupertino. Lúc đầu, đó là một sự bất hạnh.
Toni rất ghét Cupertino và nàng còn phải miễn cưỡng làm việc tại Globai Computer Graphics. Nàng đã chán ngấy những phích cắm, những máy in, những bản sao, những mạng điều khiển rồi. Nàng thật sự nhớ cuộc sống ban đêm đầy thú vị ở London. Ở Cupertino cúng có vài hộp đêm mà nàng thường lui tới. San Jose Liye, P.J.Muligan s hoặc Holywood Junction. Nàng hay mặc váy ngắn bó sát người, đi giầy cao gót đến cả chục phân hoặc những đôi dép đế rất dầy. Nàng trang điểm thật đậm - lông mày kẻ sẫm, lông mi giả, tô mắt tím và bôi son bóng. Dường như nàng đang cố che giấu đi vẻ đẹp của chính mình.
Rất nhiều kỳ nghỉ cuối tuần, Toni một mình đi lên San Franclsco, nơi theo nàng, còn được coi là có chỗ vui chơi. Nàng tìm đến các nhà hàng hoặc câu lạc bộ có nhạc sống như Harry Denton s, One Market và Caiifornia Café. Trong thời gian các nhạc công nghỉ ngơi, Toni thường ngồi vào đàn dương cầm và hát.
Các khách hàng đều thích nghe nàng:
Mỗi khi nàng định trả tiền đồ uống thì người chủ lại xua tay. “Không, đây là tôi mời cô. Cô hát tuyệt lắm. Lần sau nhớ quay lại nhé”.
Mẹ có nghe thấy gì không? “Cô hát tuyệt lắm. Lần sau nhớ quay lại nhé!?
Vào một tối thứ bảy, Toni ngồi dùng bữa tại quán Pháp trong khách sạn Cliff. Ban nhạc vừa biểu diễn xong, đang rời khỏi vị trí. Người quản lý nhìn thấy Toni liền gật đầu với nàng, ý mời mọc.
Toni đứng dậy và đi tới chiếc piano. Nàng đàn và hát một bài của Cole Portel. Khi nàng biểu diễn xong, tiếng vỗ tay vang rền cả căn phòng. Nàng hát thêm hai bài nữa rồi trở về bàn, tiếp tục bữa ăn của mình.
Một người đàn ông trung niên hói đầu bước đến. “Xin lỗi, tôi có thể ngồi cùng bàn một lát được không ?”.
Toni đang định nói “không” thì ông ta đã tiếp tục “Tôi là Norman Zimmerman. Tôi là chủ Công ty môi giới The King and I. Hi vọng tôi có cơ hội kể cho cô nghe về nó.”.
Toni đã đọc vài bài báo về ông ta. Đó là một thiên tài sân khấu.
Ông ta ngồi xuống. “Cô cô một tài năng kì diệu, thưa cô. Và cô đang lãng phí thời gian vô ích về những chỗ như thế này. Lẽ ra cô phải biểu diễn ở Broadway”.
Broadway. Mẹ có nghe thấy không ?
“Tôi muốn được thử giọng cô để ...
“Xin lỗi, Tôi không thể”.
Ông ta nhìn nàng ngạc nhiên. “Nó sẽ mở ra rất nhiều cơ hội cho cô. Tôi nghĩ là cô cũng không rõ mình thật sự tài giỏi như thế nào đâu”.
“Tôi đã có việc làm rồi”.
“Xin tò mò hỏi, đó là công việc gì ?”.
“Tôi làm cho một công ty tin học”.
“Vậy để tôi cho cô rõ. Tôi sẽ trả gấp hai số lương hiện nay của cô và ...”.
Toni ngắt lời, “Tôi vô cùng cảm kích, nhưng tôị. tôi không thể”.
Zimmerman ngả lưng ra sau và hỏi. “Cô không thích nghề biểu diễn ư”?
“Rất thích là đằng khác”.
“Vậy cô có điều gì vướng mắc ?”.
Toni lưỡng lự, sau đó thận trọng trả lời, “Có thể tôi lại sẽ bỏ giữa chừng”.
“Vì chồng cô hay ... ?”.
“Tôi chưa kết hôn”.
“Tôi không hiểu. Cô nói cô rất thích biểu diễn.
“Đây là một cơ hội rất tốt cho cô ...”.
“Xin lỗi. Tôi không giải thích nổi”.
Nếu mình giải thích thì ông ta cũng chẳng hiểu. Toni đau khổ nghĩ. Sẽ không ai hiểu cả. Mình đang phải sống chung với một của nợ đáng kinh tởm. Đến trọn đời.
Vài tháng sau ngày đặt, chân đến Globai Com- puter Graphics, Toni bắt đầu tìm hiểu về Internet, cánh cửa rộng lớn cho nàng gặp gờ đám đàn ông.
Hôm đó Toni ngồi ăn tối với Kathy Heaiy, bạn gái của nàng, đang làm việc tại một công ty tin học đối thủ ở Duke of Edinburgh. Nơi họ ngồi là một quán rượu nguyên ở bên Anh, được tháo dỡ, đóng vào container, chê sang Caiifornia và dựng lại, không thừa, không thiếu, không thay đến một chiếc đanh. Toni kêu món cá và khoai tây kiểu London, sườn nướng với dồi kiểu Yorkshire, đậu hầm nhừ và xúc xích cùng rượu vang Anh.
Giữ vững truyền thống, nàng nghĩ. Mình phải nhớ cội nguồn.
Toni nhìn Kathy. “Mình muốn cậu giúp mình một chuyện”.
“Nói đi”.
“Giúp mình sử dụng lnternet”.
“Toni, cái máy mà mình có thể truy cập được chỉ dùng cho công việc thôi, và điều này còn trái với quy định của công ty ...”.
“Vứt cái qui định đó đi. Cậu biết sử dụng Internet phải không ?”.
“Ừ”.
Toni vỗ nhẹ lên tay Kathy Heaiy và mỉm cười.
“Thế thì tốt”.
Chiềc hôm sau, Toni lên phòng làm việc của Kathy Heaiy và cô bản gái đã dẫn nàng vào thế giới kỳ diệu đó. Sau khi nháy vào biểu tượng Internet, Kathy gõ mật mã của cô và đợi một lúc, sau đó nháy đúp lên một biểu tượng khác và vào luôn mục tán gẫu. Toni sững sờ ngồi nhìn các cuộc nói chuyện diễn ra giữa mọi người trên toàn thế giới.
“Mình thích cái này !” Toni nói. “Mình sẽ mua máy cho riêng mình ở nhà.
Cậu sẽ giúp mình cài đặt Internet chứ ?”.
“Dĩ nhiên. Chuyện đó thì dễ. Cậu chỉ cần bấm chuột vào trường URL đã được qui định sẵn, và ...”.
“Như lời một bài hát thì đừng nói với tôi, hãy cho tôi xem”.
Toni biết cách lên mạng chỉ sau một đêm và kể từ khi đó, cuộc đời nàng thay đổi hoàn toàn. Nàng không còn buồn chán nữa. Internet như tấm thảm bay đưa nàng đi khắp thế giới. Khi Toni từ công ty về nhà, nàng ngay lập tức bật máy lên và lao vào khám phá các mục tán gẫu khác nhau.
Điều đó thật giản đơn. Nàng truy cập lnternet nhập vào mật mã và thế là một cửa sổ mở ra, chia màn hình thành hai phần trên và dưới. Toni gõ vào. “Xin chào. Có ai ở đó không ?”.
Chữ bắt đầu hiện ra ở phần dưới của màn hình. “Bob. Tôi ở đây. Tôi đang đợi bạn”.
Nàng đã sẵn sàng gặp gỡ cả thế giới.
Đó là Hans ở Hà Lan.
“Hãy nói về anh đi, Hans”.
“Tôi là quản lý tại một câu lạc bộ nổi tiếng ở Amsterdam. Tôi thích nhẩy nhót, quậy phá lung tung, một chút. Tới lượt cô”.
Toni trả lời. “Rất tuyệt. Tôi cũng thích nhẩy tôi có thể đi nhẩy thâu đêm được. Tôi sống ở một thị trấn nhỏ buồn tẻ và không có chỗ nào vui chơi, trừ vài cái hộp đêm”.
“Sao buồn quá vậy ?”.
“Chết tiệt vậy đó”.
“Tại sao cô_không để tôi giúp cơ nhỉ ? Khi nào thì mình có dịp gặp nhau.”.
“Cảm ơn!” Nàng ra khỏi mục tán gẫu.
Đó là Paui, ở Nam Phi:
“Tôi đang đợi cô quay lại đây, Toni ...”.
“Tôi đây. Tôi đang muốn biết về anh đấy, Paui”.
“Tôi 32 tuổi. Tôi là bác sĩ ở Johannesburg. Tôi ...”.
Toni giận dữ ngừng cuộc nói chuyện. Bác sĩ.
Ký ức khủng khiếp lại tràn ngập nàng. Toni nhắm mắt lại, tim đập mạnh. - Nàng hít thở thật sâu.
Đêm nay thế thôi, nàng nghĩ. Và bỏ đi ngủ.
Tối hôm sau, Toni quay trở lại mạng. Lần này là Sean ở Dublin.
“Toni ... Một cái tên đẹp”.. “Cảm ơn, Sean”.
“Cô đã đến Ireland lần nào chưa ?”.
“Chưa ?”.
“Cô sẽ thích nó thôi. Đó là miền đất của ma quỷ hãy cho tôi biết trông cô thế nào đi, Toni.
“Tôi cược là cô rất đẹp”.
“Anh thắng cược rồi. Tôi rất đẹp. Tơi rất bốc lửa và còn đang độc thân. Anh làm nghề gì vậy ?”.
“Tôi làm bartender. Tôi ...,” Toni lạnh lùng cắt đứt cuộc nói chuyện.
Mỗi đêm với nàng lại mỗi khác. Họ là cầu thủ Polo ở Argentina, là nhà buôn ôtô ở Nhật, nhà môi giới bất động sản ở Chicago hay một kỹ thuật viên truyền hình ở New York. Internet là một trò chơi thú vị và Toni hoàn toàn bị nó lôi cuốn. Nàng có thể đến bất cứ đâu nàng muốn mà vẫn an toàn vì nàng là một người ẩn danh.
Rồi có một đêm, nàng gặp Jean Claude Parent trên mục chuyện gẫu.
“Bon soir. Rất vui được gặp cô, Toni”.
“Tôi cũng vậy. Anh ở đâu ?”.
“Quebec”.
“Tôi chưa bao giờ đến Quebec cả. Liệu tôi có thích nó không nhỉ ?” Toni mong chở một chữ có trên màn hình.
Nhưng thay vào đó, Jean Ciaude trả lời. “Tôi không biết. Điều đó tùy thuộc vào con người cô như thế nào ?”.
Toni thấy thích thú trước câu trả lời này.
“Thật không ? Để thích được Quebec thì tôi phải là loại người gì ?”.
“Quebec giống khu biên giới Bắc Mỹ hồi xưa vậy Rất Pháp. Quebec là khu vực độc lập. Chúng tôi không thích bị ai điều khiển cả”.
Toni gõ vào, “Tôi cũng vậy”.
“Vậy thì cô sẽ thích nó. Đó là một thành phố đẹp, nằm giữa những dãy núi và rất nhiều hồ nước, là thiên đường để săn bắn và câu cá”.
Nhìn những dòng chữ hiện trên màn hình, Toni có thể cảm nhận được sự nhiệt tình của Jean Claude. “Tuyệt quá!. Nhưng hãy kể về anh đi”.
“Toni ? Không có gì để nói cả. Tôi năm nay 38 tuổi, còn độc thân. Tôi vừa mới chấm dứt một vụ và tôi muốn tiến tới với một người phụ nữ thích hợp. Et vous ? Cô đã kết hôn chưa ?”.
Toni trả lời. “Chưa. Tôi cũng đang tìm một người cho mình. Anh làm nghề gì vậy ?”.
“Tôi có một cửa hàng đá quý nho nhỏ. Hi vọng cô sẽ đến thăm nó một ngày gần đây”.
“Đó phải chăng là lời mời ?”.
“Có thể coi như vậy”.
Toni gõ nhanh. “Nghe hấp dẫn quá”. Và nàng nghĩ. Mình nên tìm cách đến đó. Anh ấy có thể cứu được mình.
Và cứ thế, hầu như đêm nào Toni cũng nói chuyện với Jean Ciaude Parent.
Anh đã nhập và gửi ảnh cho nàng qua mạng, Toni nhận thấy đây là một người đàn ông vô cùng hấp dẫn thông minh và lịch sự.
Khi Jean Ciaude nhìn thấy ảnh Toni trên mạng, anh ta viết:
“Trông cô rất tuyệt, macherie. Tôi đã đoán như vậy rồi. Xin hãy đến cùng tôi”.
“Nhất định”.
“Sớm nhé”.
“Chà chà!. Toni rời khỏi mạng”.
Tại Công ty, vào sáng hôm sau, Toni nghe Shane Miiler nói chuyện với Ashley Patterson và nghĩ, anh ta tìm thấy cái quái gì ở cô ta nhỉ? Với Toni, Ashley trông thật buồn rầu, ảm đạm, một thứ “bà cô bên chồng ...”. Cô ta chẳng biết thưởng thức một trò vui nào. Toni nghĩ. Nàng chê bai tất cả những gì thuộc về Ashley. Cô ta chỉ là loại người bảo thủ, thích ngồi nhà đọc sách, xem những kênh truyền hình đại loại như Lịch sử và CNN.
Cô ta không thích thể thao. Thật nhạt nhẻo. Cô ta chưa bao giờ biết đến “mục tán gẫu”. Ashley chưa bao giờ được gặp những người xa lạ qua mạng máy tính. Đồ cá ướp. Cô ta không biết mình đang đánh mất cái gì. Toni nghĩ. Nếu không có mục tán gẫu, mình sẽ chẳng bao giờ được biết Jean Claude Parent.
Toni nghĩ tiếp, không hiểu mẹ nàng sẽ ghét Internet đến đâu.
Nói chung là mẹ nàng ghét tất cả mọi thứ. Bà chỉ có hai cách nói chuyện là quát mắng và than van. Toni không bao giờ làm bà vừa lòng. Mày không thể làm việc gì cho tử tế được hay sao, Con ngu kia ?:
Quát mắng nàng là công việc hàng ngày của bà. Toni nghĩ đến chuyện mẹ nàng đã chết trong một tai nạn khủng khiếp. Nàng vẫn còn nhớ tiếng gào thét cầu cứu của bà. Đến đây thì bỗng nhiên nàng mỉm cười:
Một xu một cuộn chỉ.
Một xu một cái kim.
Đó là cách tiêu tiền.
Bốp ! Đi đời con chồn.

Chương 3


Ở một nơi khác, lúc khác, lẽ ra Aiette Peters đã là một họa sĩ thành công Những gì nàng có thể nhớ được là cuộc sống của mình tràn đầy màu sắc. Nàng có thể nhìn thấy màu, ngửi màu, thậm chí là nghe màu.
Giọng của cha nàng màu xanh, đôi khi màu đỏ.
Giọng của mẹ nàng màu nâu xám.
Giọng của thầy giáo màu vàng.
Giọng của người bán hàng màu tím.
Âm thanh của những ngọn gió trên cây màu xanh lục.
Âm thanh của tiếng nước chảy màu xám.
Năm nay, Aiette Peters 20 tuổi. Nàng có thể rất mộc mạc giản dị nhưng cũng có thể rất lộng lẫy xa hoa tùy theo tâm trạng và cảm giác của nàng về bản thân.
Vẻ đẹp của nàng không bao giờ bị coi là đơn điệu cả. Một phần ở sự hấp dẫn nơi nàng là nàng hoàn toàn ý thức được vẻ đẹp của mình. Nàng có vẻ e thẹn và dịu dàng, tính tình hiền lành thậm chí hơi cổ nữa.
Aiette sinh ra ở Rome, và nàng nói giọng Ý như hát. Nàng yêu tất cả những gì thuộc về Rome. Nàng thường đứng trên đỉnh Spanish Steps và nhìn toàn cảnh thành phố, cảm thấy như nó là của mình vậy. Mỗi khi nhìn tới những ngồi đến cổ vĩ đại, nàng đều thấy mình như thuộc về kỷ nguyên đó. Nàng đã đi tản bộ ở piazza Navona, lắng nghe tiếng nước cháy”ở vòi phun nước Fountain của bốn con sông và có thể đứng hàng giờ không biết chán trong nhà thờ St.. Peters Basilica, bảo tàng Vatican và Gailery Borghese, chiêm ngưỡng các tác phẩm bất hủ của Raphael, Fra Bartolommeo, Andrea del Sarto và Pontormo. Tài năng của họ làm nàng vừa khâm phục vừa thất vọng. Nàng ao ước mình được sinh ra vào thế kỷ l6 để quen biết họ. Đối với Aiette, họ còn thực hơn những người khách quađường kia. Nàng muốn trở thành họa sĩ biết bao.
Nhưng Aiette vẫn còn như nghe thấy giọng nói màu nâu xám của mẹ nàng:
“Con đang lãng phí giấy bút đây. Con không có năng khiếu đó đâu.
Đầu tiên, việc chuyển tới Caiifornia khiến cuộc sống của nàng bị đảo lộn.
Aiette không biết làm thế nào để hòa nhập với cuộc sống ở đây, nhưng rồi Cupertino đã mang đến cho nàng một bất ngờ dễ chịu. Nàng rất thích vẻ riêng tư ở thị trấn nhỏ này, và nàng thích được làm việc cho công ty Globai Computer Graphics. Không có một phòng trưng bầy nghệ thuật tầm cớ nào ở Cupertino, nhưng vào ngày nghỉ Aiette thường lái xe xuống San Francisco để ghé thăm các gailery ở đó.
“Sao cậu lại thích mấy thứ đó nhỉ ?” Toni Prescott hỏi nàng. “Hãy đến P. J, Mulligans chơi bời nhẩy nhót với mình đi”.
“Cậu không quan tâm đến nghệ thuật à ?”.
Toni cười. “Dĩ nhiên. Thế tên anh ấy là gì ?”.
Cuộc sống của Aiette chỉ có một khúc mắc nho nhỏ. Nàng bị mắc chứng trầm cảm, lúc nào cũng có cảm giác xa lánh, ghét bỏ người khác.
Trạng thái tinh thần của nàng thay đổi thất thường, đang từ người vui vẻ hạnh phúc có thể ngay lập tức trở thành kẻ đau đớn tuyệt vọng.
Nói chung là nàng không cách gì kiểm soát được tình cảm của mình ...
Toni là người duy. nhất mà Aiette có thể giãi bầy mọi chuyện. Và cách giải quyết tốt nhất của Tom thì luôn là :
“Hãy đi vui vẻ tí chút là xong thôi mà” ...
Chủ đề quen thuộc của Toni là Ashley Patterson. Nàng. nhìn Shane Miller nói chuyện với Ashley.
“Xem con mụ Cứt sắt kìa”. Toni khinh khỉnh nói. “Trông mới lạnh lẽo làm sao”.
Aiette gật đầu. “Cô ta trông thật nghiêm nghị. Có lẽ ai đó nên dạy cho cô ta biết cười”.
Toni khịt mũi. “Ai đó nên dạy cô ta làm tình thì tốt hơn”.
Cứ một tuần một lần Aiette lại tham gia vào hội cứu trợ những người vô gia cư ở San Francisco.
Có một bà già, người nhỏ tí, đặc biệt thường xuyên mong chờ sự có mặt của Aiette. Bà cụ phải ngồi xe lăn và Aiette sẽ đưa bà ra bàn ăn rồi mang đến giúp bà những đĩa thức ăn nóng.
Bà cụ nói vòi giọng đầy cảm kích.”Cháu yêu, nếu ta có con gái thì ta cũng muốn nó giống hệt như cháu”.
Aiette nắm chặt tay bà ta. “Cảm ơn vì lời khen rất tuyệt của bà”. Thình lình một giọng nói bên trong vang lên :
Nếu bà có con gái thì nó cũng sẽ giống như bà, là một con heo. Aiette rất lấy làm kinh tởm cái tiếng nói đó. Dường như có một người nào khác ẩn náu trong nàng vậy. Ác nỗi, tiếng nói quái gở này lại thường xuyên vang lên.
Hôm đó, Aiette đi mua sắm cùng Betty Hardy, bạn đi lễ nhà thờ của nàng.
Họ dừng lại trước một cửa hàng. Betty chăm chú ngắm cái váy đằng sau khung kính. “Có đẹp không ?”.
“Rất đẹp”. Aiette trả lời. Đó là chiếc váy xấu nhất mà tôi từng thấy. Chỉ thích hợp với loại ụt ịt như cô thôi.
Một ngày khác, Aiette ngồi ăn tối với Ronaid, người kéo chuông nhà thờ.
“Tôi thật sự thích trò chuyện với cô, Aiette. Mình hãy gặp gõơ nhau thường xuyên hơn”.
Nàng cười bẽn lẽn. “Tôi cũng vậy”. Chờ đến kiếp sau nhé. Một lần nữa nàng lại thấy ghê tởm.
Mình bị làm sao vậy ? Không có câu trả lời.
Ngay cả những việc nhỏ nhặt nhất cũng có thể làm cho Aiette nổi cơn giận dữ. Buổi sáng đi làm, khi có một chiếc xe vô tình hay cố ý vượt tắt qua mũi xe nàng, Aiette thường nghiến răng kèn kẹt, nghĩ. Tao sẽ giết mày, đồ chết giẫm.
Khi người lái xe vẫy tay xin rồi Aiette lại mỉm cười thông cảm. Nhưng cơn giận xem ra thì vẫn còn đầy.
Những khi bầu trời bị mây đen che phủ, Aiette lại tưởng tượng ra cảnh những con người đang đi lại dưới phố kia sẽ bị lên cơn đau tim, bị tai nạn xe cộ hoặc bị ai đó giết hại. Những cảnh đó luôn hiện ra trước mắt nàng sống động một cách kỳ lạ. Và rồi sau đó, trong lòng Aiette lại tràn ngập cảm giác hổ thẹn, hối hận.
Có những ngày đẹp trời, Aiette hoàn toàn biến đổi tâm tính. Nàng tỏ ra rộng lượng và sẵn lòng giúp đỡ người khác. Điều duy nhất có thể ảnh hưởng đến niềm vui của nàng là nàng biết bóng tối sẽ quay trở lại và nó sẽ nuốt chửng lấy nàng.
Aiette đi lễ nhà thờ đều đặn mỗi sáng chủ nhật. Tại đây có một chương trình tự nguyện giúp đỡ những người vô gia cư, dạy giáo trình nghệ thuật bậc cao và làm trợ giáo cho các sinh viên năm đầu. Aiette nhận quản lý bọn trẻ bậc phổ thông vào ngày chủ nhật và giúp việc trong nhà trẻ. Nàng tự nguyện làm tất cả các công việc từ thiện và dành hết thời gian cho phép vào những việc đó Aiette đặc biệt yêu thích việc giảng dạy về hội họa cho bọn trẻ.
Một chủ nhật, nhà thờ tổ chức hội chợ từ thiện và Aiette mang vài bức tranh đo chính nàng vẽ đến bán. Ngài mục sư Frank Selvaggio nhìn chúng với vẻ ngạc nhiên.
“Thật là ... thật là rực rỡ. Cô nên bán chúng ở các gailery thì hơn”.
Aiette đỏ mặt vì xấu hổ. “Không, không phải thế. Tôi chỉ vẽ chơi thôi”.
Người đến dự mỗi lúc một đông. Họ đi cùng gia đình, bạn bè. Các gian lều của hội chợ đã được dựng lên sẵn sàng. Mỗi gian trưng bầy một sản phẩm.
Hàng chồng bánh ngọt được trang trí đẹp mắt, những chiếc khăn thêu các. họa tiết kỳ lạ, những lọ mứt nhà làm, và vô số đồ chơi trẻ con bằng gỡ ... khách khứa đi hết gian này sang gian khác, lựa cái nọ, chọn cái kia, mua những thứ mà có lẽ sau đó họ sẽ chẳng bao giờ mò tới.
“Nhưng dưới danh nghĩa từ thiện mà”. Aiette nghe thấy một bà vợ giải thích cho chồng như vậy.
Nàng ngắm những bức tranh của mình bầy xung quanh căn lều. Hầu hết là tranh phong cảnh với màu sắc tươi sáng, rực rỡ được vẽ trên loại vải tốt. Lòng nàng lúc này lại tràn đầy ngờ vực”. Mày đang phung phí nhiều thứ vào mây bức tranh vớ vẩn đấy, con nhóc ạ?
Một người đàn ông tiến đến. “Xtn chào. Tất cả là do cô vẽ à ?”.
Giọng ông ta màu xanh thẳm.
Không đồng u.Micheiangelo tạt qua và vẽ đấy.
“Cô rất có năng khiếu”.
“Cảm ơn”. Ông có biết thế nào là năng khiếu không ?
Một cặp trẻ tuổi cũng dừng lại trước lều của nàng. “Hãy nhìn màu sắc mà xem. Anh phải mua một bức mới được. Nó thật sự là rất tuyệt đấy”.
Suốt cả buổi chiều, không ít người đến mua tranh và khen ngợi tài năng của nàng. Aiette rất muốn tin họ nhưng mỗi lần như vậy tấm màn đen trong đầu nàng lại hạ xuống và nàng nghĩ, Tất cả bọn họ đều đã bị lừạ. Một nhà môi giới nghệ thuật tiến đến. “Trông chúng rất đáng yêu. Cô nên kinh doanh bằng tài năng của mình”.
“Tôi chỉ là dân nghiệp dư thôi”. Aiette trả lời.
Và nàng không nói gì thêm nữa.
Cho đến cuối ngày, Aiette đã bán được hết chỗ tranh. Nàng gom toàn bộ số tiền thu được, nhét vào một chiếc phong bì và trao cho mục sư Frank Selvaggio.
Ông ta cầm lấy và nói :
“Cảm ơn cô, cô Aiette. Cô đã gửi một món quà rất có ý nghĩa cho cuộc sống của những con người đau khổ”.
“Mẹ có nghe thấy gì không”?.
Hồi còn ở San Francisco, Aiette thương bỏ ra nhiều thời gian lê la ở Bảo tàng Mỹ thuật hiện đại và Bảo tàng Trẻ De Young để nghiên cứu các bộ sưu tập của nền nghệ thuật Hoa Kỳ.
Có vài họa sĩ trẻ đang sao chép các bức tranh trên tường. Một người trong số họ đã khiên cho Aiette phải để ý. Anh ta xấp xỉ 30, mảnh khảnh, tóc vàng hoe, gương mặt thông minh, cương nghị. Anh ta đang chép lại bức Petuniers của Georgia O Keeffe và công việc có vẻ hết sức trôi chảy. Anh ta chợt trông thấy Aiette đang nhìn mình. “Xin chào”.
Giọng anh ta màu vàng chói.
“Chào anh”. Aiette bẽn lẽn trả lời.
Anh ta hất đầu về phía bức tranh đang sao lại “Cô nghĩ thế nào ?”.
“Bellissimo. Theo tôi thì rất tuyệt”. Và nàng đợi cho giọng nói bên trong mình vang lên. Chỉ là trò vớ vẩn. Nhưng không có gì cả. Nàng rất ngạc nhiên.
“Thật sự là rất tuyệt”.
Anh ta mỉm cười. “Cảm ơn. Tôi tên là Richard, Richard Menton.”.
“Aiette Peters”.
“Cô có thường đến đây không ?” Richard hỏi.
“Nếu có thể thì cũng thường xuyên. Tôi không còn ở San Francisco”.
“Vậy cô ở đâu”?
“Cupertino”. - Không – “Không phải việc của anh”, hoặc “Bộ anh muốn biết lắm sao ?” “Mà lại ở Cupertino” Có cái gì đang xẩy ra vậy.
“Đó là một thị trấn nhỏ và đáng yêu”.
“Tôi rất thích nó”. Không - “Cái chó gì khiến anh nghĩ là nó đáng yêu” hoặc Anh thì biết cái cóc khô gì về thị trấn đáng yêu đó” mà lại - “Tôi rất thích nó”.
Anh ta đả hoàn tất công việc. “Tôi thấy đói bụng rồi. Cô dùng bữa trưa luôn với tôi nhé.
Quán De Young có nhiều đồ ăn ngon lắm đấy”.
Aiette hơi lưỡng lự. “Rất sẵn lòng”. Không - “Trông anh thật ngu xuẩn”.
hoặc “Tôi không bao giờ ăn trưa với người lạ “ mà lại - “Rất sẵn lòng”. Đây là một cảm giác rất mới lạ và nó làm Aiette vui hẳn lên.
Bữa trưa đặc biệt thú vị và không có một ý nghĩ phá bĩnh nào xuất hiện trong đầu Aiette. Họ thảo luận về một số họa sĩ vĩ đạị và Aiette kể cho Richarđ nghe về sự thay đổi ở Rome.
“Tôi chưa bao giờ đến Rome cả”. Anh ta nói.
“Có thể một ngày nào đấy”.
Và Aiette nghĩ. ở Rome cùng anh thì thú vị biết bao.
Khi bữa ăn kết thúc, Richard chợt thấy người bạn cùng phòng bèn gọi luôn anh ta. “Gary, tôi không biết là cậu cũng định đến đây. Xin giới thiệu một người với cậu:
Đây là Aiette Peters. Còn đây Gary King, giới thiệu với cô”.
Gary cũng ở tầm tuổi Richard, mắt xanh sang và tóc dài đến vai.
“Hân hạnh được gặp anh, Gary”.
“Gary là bạn thân của tôi từ hồi còn trung học”.
“Ư”. Tôi đã mười năm mài đũng quần cùng Richard, nên nếu có muốn nghe một số câu chuyện thú vị thì ...”.
“Gary, hình như cậu định đi đâu phải không ?”.
“Được”, Anh ta quay sang Alette. “Nhưng đừng quên lời đề nghị của tôi. Tôi sẽ gặp cô sau”.
Họ cùng nhìn Gary rời khỏi. Richard nói, “Aiette ...”.
“Anh muốn nói gì ?”.
“Chúng ta sẽ gặp lại chứ ?”.
“Tôi cũng mong như vậy”. Rất rất nhiều.
Sáng thứ hai, Aiette kể cho Toni nghe về những gì đã xảy ra với nàng.
“Đừng dây dưa với bọn họa sĩ”. Toni cảnh cáo. “Cô sẽ ăn bánh vẽ đấy. Thế có định gặp lại hắn không ?”.
Aiette mỉm cười. “Có. Tôi nghĩ là anh ta thích tôi. Và tôi cũng thích anh ấy.
Tôi thật sự thích anh ấy”.
Có một sự bất đồng nho nhỏ và đã kết thúc bằng một cuộc tranh cãi dữ dội.
Nguyên là mục sư Frank đang chuẩn bị nghỉ ngơi sau 40 năm phụng sự Chúa.
Ông là người vô cùng tốt bụng và tận tụy với công việc chăm sóc con chiên nên toàn thể giáo đoàn đều rất buồn lòng về việc ông sắp phải ra đi. Họ đã bí mật tổ chức cuộc họp để quyết định xem sẽ tặng ông món gì làm quà chia tay. Đồng hồ ... tiền bạc ... một kỳ nghỉ ... một bức tranh ... Ông rất yêu nghệ thuật.
“Tại sao chúng ta không cho người vê cảnh ông đang đứng trước nhà thờ ?”.
Mọi người nhìn cả vào Aiette. “Cô se vẽ chứ ?”.
“Cũng được”. Nàng vui vẻ nhận lời.
Waiter Manning là một thành viên quan trọng của giáo đoàn và là người có đóng góp nhiều nhất cho nhà thờ. Ông cũng là một doanh nghiệp thành đạt nhưng lại luôn tỏ ra ganh ghét trước thành công của người khác. Ông ta nói, “Con gái tôi là một họa sĩ giỏi. Có lẽ nên để nó vẽ thì hơn”. Ai đó gợi ý, “Vậy hãy để cả hai cùng vẽ và chúng ta sẽ chọn là một bức đẹp hơn tặng cho ngài mục sư”.
Aiette đã bỏ ra năm ngày để hoàn thành bức vẽ và nó thực sự là một kiệt tác, mang theo cả tình cảm chan chứa của nàng với ngài mục sư.
Chủ nhật sau đó; mọi người lại tập hợp nhau để chọn tranh. Tất cả đều đánh giá cao họa phẩm của Aiette.
“Trông nó rất thật, dường như ngài mục sư có thể bước ra đây với chúng ta vậy”.
“Ồ, ông ấy nhất định sẽ rất thích”.
“Cô nên đưa nó vào viện bảo tàng, Aiette ...”.
Waiter Manning mở bức tranh của con gái ông ta ra. Đó cũng là một tác phẩm đẹp, nhưng thiếu sự sống động như bức của Aiette.
“Cũng đẹp lắm”. Ai đó lịch sự lên tiếng, “nhưng tôi nghĩ bức thư của Aiette ...”.
“Tôi đồng ý ...”.
“Bức của Aiette thì ...”.
Waiter Manning nói to. “Mọi người nên biết chuyện này. Con tôi là họa sĩ chuyên nghiệp”, Ông ta nhìn Aiette, “chứ không phải là dân nghiệp dư. Nó đã vẽ bức tranh với tất cả tình cảm của mình. Chúng ta không thể không chọn nó”.
“Nhưng, Waiter ...”.
“Không, thua ngài. Chúng ta phải nhất trí với nhau. Hoặc là tranh của con gái tôi hoặc là không gì cả”.
Aiette lên tiếng. “Tôi cũng thích bức tranh đó lắm. Hãy chọn nó làm món quà cho ngài mục sư”.
Waiter Manning cười tự mãn. “Ngài mục sư nhất định sẽ thích món quà này lắm.
Tối hôm đó, trên đường về, Waiter Manning bị chết trong một vu đụng xé không rõ thủ phạm.
Biết tin này, Aiette rụng rời cả chân tay.

Nguồn: http://www.sahara.com.vn/