Jill Castle không thể ngờ Hollywood lại khác xa so với nàng hình dung đến vậy, và lại hấp dẫn đến vậy. Biết thế này, nàng đã đến với nó từ lâu rồi. Quá nhiều đường phố đẹp, quá nhiều ngôi nhà đẹp và nhất là quá nhiều những gương mặt đẹp - cả đàn ông lẫn đàn bà, cả cô gái lẫn chàng trai.
Nàng đi tham quan thành phố bằng xe buýt, một lần, rồi hai ba lần, vẫn chưa thấy chán. Khi xe chạy qua những ngôi nhà đẹp đẽ và được biết đó là nhà riêng của các ngôi sao điện ảnh, nàng biết rằng, đến một lúc nào đó mình sẽ là chủ một biệt thự đẹp như vậy ở khu Bel Air hoặc Beverìy Hills, là những khu được giới tài tử điện ảnh ưa thích.
Hiện tại, nàng đang ở tại căn phòng bé tẹo nằm trong một quán trọ gồm mười hai phòng thảy đều "xinh xắn" như phòng nàng. Được cái nó rẻ và với hai trăm đôla dành dụm mang theo, trước mắt nàng khỏi lo đêm nay không biết sẽ ngủ đâu. Quán trọ lại nằm ngay ở khu Bronson, chỉ cách đường Vine, trung tâm thành phố, vài phút xe, chưa kể còn rất thuận tiện khi phải đi tới các Hãng phim lớn của Hollywood.
Quán trọ còn một điểm khá hấp dẫn với Jill, đó là đám khách thuê ở đó. Có hơn chục người thì cả hơn chục đều đã, hoặc đang liên quan tới điện ảnh, hoặc sẽ, như nàng. Nhưng dù đã hay đang, nom họ sao đều thấy nản quá chừng. Tàn tạ, bệ rạc hơn là già nua, túng thiếu. Tối tối, họ tụ tập trong căn phòng chung của quán trọ, đứng ngồỉ quanh bộ bàn ghế cóc cáy với những mái tóc xơ xác quấn trong lô, những chiếc áo khoác phô ra lần vái lót, những đôi giầy lỗ chỗ hàng năm không đánh xi.
Nhưng những chuyện họ nói lại khác hẳn với vẻ ngoài của họ. Toàn những ước mơ bay bổng, những dự định to tát, những kế hoạch động trời và ai nấy đều sẵn những lời khuyên dành cho Jill. Một chị mặt nhăn mày nhó vừa bị cắt vai phụ trong một phim truyền hình thỏ thẻ "Trước tiên phải có một Pê Đê thích em thì mới hy vọng được đóng phim".
"Pê Đê nghiã là.…" Jill hiểu theo ý tình dục, ấp úng mãi mà không hỏi được cho rõ nghĩa.
"Là gọi tắt của Phó Đạo diễn", chị ta đắc ý, "thế cũng không biết mà dám đòi đóng phim".
Một bà răng lợi đã vào hạng móm triệt để, bĩu môi phều phào. "Đằng nào cũng một công sao không chơi luôn với đạo diễn mà còn phải qua thằng phó? Có được đạo diễn là có tất cả".
"Đúng vậy, tôi tiếc là có ít phụ nữ làm đạo diễn quá" Một chàng đầu hói, mặt sần sùi một năm vớ được không quá hai vai phụ nói với giọng tiếc rẻ.
Bà móm lại bĩu môi. "Có thì cũng chẳng đến lượt anh. Việc cần thiết nhất của anh bây giờ là lo sao tóc mọc nhiều lên và mặt mũi đỡ gồ ghề đi".
Jill ấp úng mãi mới dám hỏi. "Nếu chỉ xin đóng vai phụ thì có cần phải quen với Pê Đê hay là ai khác không?"
"Vai gì thì cũng cần tới một người có vai vế gì đó giới thiệu mới hòng. Tốt nhất là phải có được người chịu làm đại lý cho mình". Một ông xương nhiều hơn thịt mỗi ngày khoe hoàn thành một kịch bản phim song chưa thấy khoe bán được cái nào, ân cần khuyên nàng.
"Đại lý là gì ạ?"
Họ cười ầm lên khiến nàng đỏ bừng mặt mũi. Rồi "Ông kịch bản" giải thích, vẫn với giọng ân cần. "Là người thay mặt cô đi giao dịch với các nơi để cô được nhận một vai gì đấy và sẽ đòi chia một phần trong số tiền thù lao mà cô nhận được qua vai diễn đó".
Jill gật đầu ra ý hiểu. "Nhưng làm sao tìm được người ấy?" Nàng hỏi tiếp. Và không ai cười cả. Có lẽ đó cũng là câu hỏi chung cho hơn chục người ngồi quanh nàng. Có khác nhau chút đỉnh. Không phải họ không biết tìm ở đâu mà là không biết tìm ra ai chịu làm đại lý cho họ. Anh chàng đầu hói mặt gồ ghề hất hàm lên gác. "Có tên trong tạp chí Screen Actor cả đấy!". Thấy vẻ ngơ ngác của Jill, chàng ta tiếp. "Đó là tiếng nói của Hội Diễn viên Điện ảnh. Có một cuốn trên phòng, để tôi lấy xuống cho cô xem".
Thế là có việc cho bầu không khí đỡ tẻ nhạt.
Họ, và cả Jill, tất nhiên, bận rộn xem xét, tranh cãi về các hãng đại lý và cuối cùng lựa ra được khoảng chục hãng mà họ cho là phù hợp với người chưa có tên tuổi gì như Jill Castle. Nàng không vui lắm nhưng đành chịu vậy bởi ai nấy đều cả quyết rằng mới mẻ như nàng thì khó mà hy vọng gì ở các hãng đại lý lớn.
***
Lấy quán trọ làm trung tâm, Jill bắt đầu từ gần tới xa, gõ cửa các đại lý trong danh sách đã lựa. Năm hãng đầu không buồn tiếp nàng, hãng thứ sáu chưa nghe hết câu nàng nói đã bảo đi chỗ khác chơi. Ơ, sao họ lại cho rằng nàng tìm đến đấy để chơi nhỉ?
Jill đến chỗ thứ bảy thì gặp một người đàn ông đang nhét giấy tờ vào cặp để ra về. Nghe Jill nói đang muốn tìm một đại lý, ông ta ngắm nghía từ đầu đến chân nàng rồi chìa tay ra. "Hồ sơ của cô đâu?"
Jill ngớ ra. "Hồ sơ là cái gì ạ? Nó gồm những gì?"
Ông ta gạt Jill sang bên, bước ra, khoá cửa lại.
"Gồm những tấm ảnh khoe mặt, khoe người ở đủ mọi tư thế. Vú, mông, đùi, co quắp… thứ nào đẹp, tư thế nào đẹp, khoe ra bằng hết cho tôi. Cô sẽ chẳng làm được gì ở cái thành phố này đâu nếu không có bộ hồ sơ đó. Làm ngay đi, rồi hãy nghĩ đến chuyện kiếm tìm đại lý".
Với bốn mươi đôla và sau khoảng mươi ngày Jill đã có một "hồ sơ" mà nàng rất vừa ý, không hiểu các đại lý có bằng lòng như nàng khi xem các bức ảnh mô tả nàng lúc tư lự, khi giận hờn rồi còn nào nhí nhảnh, nào đắm đuối, nào khêu gợi... chẳng thiếu biểu hiện trạng thái tâm lý, tình cảm gì Người thợ ảnh lùa các bức hình vào giữa các lớp giấy kính, đóng lại thành quyển và dặn nàng.
"Ngay trang đầu, cô hãy viết rõ các vai mình đã đóng, các phim mình đã tham gia".
Jill để trắng trang đầu.
***
Hồ sơ trong tay, nàng bắt đầu lại từ đầu. Vẫn chăng thấy ai niềm nở hơn như nàng chắc mẩm.
Cũng được vài ông quan tâm lật lật quyển hồ sơ nhưng chỉ chăm chú nhìn vào những tấm ảnh chụp những chỗ lồi, lõm hoặc dài trên cơ thể nàng chứ không thèm dừng lại ở chỗ nàng tư lự hay nhí nhảnh. Có người lại nói. "Cô vừa ghé đây hôm qua hôm kia gì đó, và tôi đã bảo không mà".
Nàng vội cãi. "Ông nhầm đấy ạ, không phải tôi đâu".
"Nom y chang", ông ta chỉ vào mấy tấm ảnh, "cũng đùi cũng vú hệt này. Mà cũng còn gì để khác nữa? Cô nào nom chả giống Lana Turnèr, Elizabeth Taylor hoặc Eva Gardner. Nếu không phải Hollywood, nếu là một nghề khác, người ta sẽ tranh nhau mà nhận cô. Gương mặt này, thân hình này, ai nỡ để uổng phí. Nhưng riêng tại cái thành phố điện ảnh này thì nhan sắc lại là thứ rẻ nhất, bởi dễ kiếm nhất. Đâu chỉ riêng nước Mỹ, người đẹp cả thế giới đổ xô về đây. Và họ đều đã lên sân khấu hồi trung học, thậm chí tiểu học. Hoặc họ là hoa hậu, á hậu ở cuộc thi sắc đẹp cấp quận cấp phường nào đó. Hoặc bố mẹ, chú bác cô dì hay bạn trai họ bảo rằng họ sẽ trở thành ngôi sao điện ảnh. Hoặc chính họ cũng nghĩ và tin như vậy. Thế là cứ ùn ùn tới đây, cô nào cũng xinh đẹp, cũng khêu gợi hệt cô nào. Thế đấy. Cô đến đây đã được một tuần chưa?"
***
Jill tìm đến những đại lý nhỏ nữa. Văn phòng của họ hầu hết đặt trên các tầng lầu của những ngôi nhà nằm trong các khu phố rẻ tiền. Vẫn chẳng có gì khả quan hơn.
Một ông cứ đi lòng vòng quanh Jill, ngắm xuôi rồi lại nhìn ngược, gật gù.
"Cô thực sự đẹp. Ý tôi là cô đẹp chẳng thua ngôi sao điện ảnh nào. Nhưng chưa đủ, phải thêm kinh nghiệm diễn xuất nữa. Hãy tìm cách xuất hiện trong vài phim rồi quay lại đây tìm tôi". "Tôi làm cách nào để có vai diễn khi không ai chịu giao nó cho tôi?" Jill cáu.
"Cô nói cũng phải. Chào cô!"
Jill tìm đến văn phòng đại lý ở xa quán trọ nhất, mãi cuối đường La Cienega. Nàng gọi điện trước và một giọng phụ nữ hẹn tiếp nàng lúc mười tám giờ.
Đó là văn phòng Dunning, nằm ở tầng trên một cửa hàng kẹo bánh. Cái chỗ trước kia để tiếp khách nay dùng làm văn phòng, chỉ kê nổi chiếc bàn khập khiễng trên bề bộn giấy tờ cùng chiếc đi văng cũ kỹ và vài chiếc ghế mây chỏng chơ. Người đàn bà ục ịch, mặt rỗ, nheo mắt hỏi Jill.
"Xin chào! Tôi giúp gì được cô không?"
"Tôi là Jill Castle. Ông Dunning có hẹn gặp tôi".
"Ông? Hãy gọi tôi là cô Dunning. Chính tôi hẹn cô đây "
"Xin tha lỗi. Tôi chưa từng gặp một nữ đại lý nào hết, nên cứ tưởng… "
Cô Dunning cười độ lượng, nghe thật dễ mến.
"Cô không phải người đầu tiên nhầm đâu".
Jill bỗng thấy phấn chấn. Sao nàng không chịu nghĩ ra sớm nhỉ. Một đại lý là phụ nữ. Sẽ hiểu nàng bao nhiêu và sẽ thông cảm với nàng bao nhiêu.
"Trên tay cô là hồ sơ?" Cô Dunning nhìn vào quyển ảnh nàng cầm theo, nói. "Xin phép cho tôi ngó qua nó?"
Bằng cả hai tay, Jill trang trọng đưa tới. Cô ta xem từng tấm một, gật gật đầu. "Cô rất ăn ảnh. Điều này quan trọng lắm đấy".
Jill chỉ biết nói lời cám ơn. Cô Dunning ngắm thật lâu tấm hình Jill mặc đồ tắm hai mảnh.
"Thân hình cô thật đẹp. Quan trọng lắm đấy. Cô đến từ đâu?".
"Thị trấn Odessa, Texas?"
"Đến bao lâu rồi? Và đã qua bao nhiêu đại lý?" "Tôi đến Hollywood hai tháng nay rồi.…". Câu sau, Jill đã định nói dối nhưng thấy đôi mắt người phụ nữ nhìn mình đầy thương cảm bèn thật thà.
"Cũng khoảng ba chục nơi, chị ạ".
Cô ta cười âu yếm. "Cuối cùng mới chịu đến Dunning này? Không sao cả. Tôi có thể không được danh tiếng như ai nhưng đã nhận ai nghĩa là tôi sẽ có việc làm cho người đó".
"Tôi chẳng có kinh nghiệm diễn xuất gì.…" Dù cô Dunning không hỏi nhưng Jill nghĩ, với cô ta, tốt nhất là nên nói thật ra.
Cô Dunning nói ra cái điều khiến Jill nhẹ cả người. "Nếu có, cô đâu cần nhọc công đển đây, bởi đã có tên trong danh sách khách hàng cửa các hãng lớn rồi. Chỗ tôi như trạm trung chuyển vậy. Tôi nhìn thấy người có tài, bèn gây dựng cho họ, sau đó các hãng lớn nẫng họ đi từ tay tôi".
Sau cả tháng trời phấp phỏng, lần đầu tiên Jill thấy hy vọng loé lên. Nàng hồi hộp nghe cô
Dunmng nói tiếp. "Tôi nghĩ có thể nhận cô là khách hàng, và có nghĩa là sẽ kiếm được việc cho cô, để từ đó cô sẽ có ít nhiều kinh nghiệm diễn xuất" Tỏ ra không để ý đến cái nhìn biết ơn của Jill, cô ta cao giọng. "Cái thành phố chết giẫm này ít khi cho những người xa lạ một cơ hội, nếu họ chưa có danh tiếng gì. Các Hãng phim đều gào lên rằng cần những gương mặt mới, những tài năng mới nhưng đều đứng sau bức tường cao ngất mà gào, và khó có cái mới nào có thể vượt qua được bức tường đó. Phải tìm cách lừa họ thôi. Theo tôi, có ba loại vai sau là phù hợp với cô hơn cả. Một là vai các cô gái xinh xắn nhưng dại dột trong các phim truyền hình chỉ chiếu vào ban ngày, hai là vai phụ trợ trong các chương trình truyền hình riêng của Toby Temple và ba là vai phụ trong một phim nào đó của Tessie Brand.…".
Jill nghĩ mình ngất đến nơi. "Đó là theo chị. Còn theo họ…".
Cô ta cười nhẹ. "Tôi dám nói vậy bởi các Hãng phim đã biết tôi không bao giờ giới thiệu cho họ những người kém cỏi. Cô cũng cần phai hiểu đó không phải là những vai ghê gớm gì, còn rất phụ là khác, song thiếu nó, cô sẽ không có bước khởi đầu".
Jill cảm động. "Tôi hiểu ạ. Và xin chị nhận cho lòng biết ơn của tôi".
"Tôi hiện có trong tay kịch bản của một phim truyền hình. Xin mời cô theo tôi!", Jill theo cô Dunning sang phòng bên, mà nàng nghĩ là phòng ngủ, bởi thấv có chiếc giường đôi kê gần cửa sổ. Phải cái chăn gối trên giường bừa bộn quá. Cô Dunning nhặt từ đầu giường lên một tập giấy bọc bìa cứng, nói. "Kịch bản dây. Đạo diễn phim này là bạn cùng cánh làm ăn với tôi. Nếu làm tốt vai này cô sẽ không thiếu việc đê làm với ông ta đâu!".
"Chắc chắn tôi sẽ làm tốt, Jill thực tâm mong và tin như vậy.
Cô Dunning cười một cách khó hiểu. "Cô có thể phật ý nhưng tôi chưa thực sự yên tâm nếu chưa được nghe cô đọc thử vài đoạn".
Jill đã được mách bảo về khâu kiểm tra này nên chẳng phật lòng gì hết, chỉ muốn thử ngay. Cô Dunning ngồi xuống giường, mở tập kịch bản ra và chỉ vào một chỗ. "Tôi muốn nghe cô dọc đoạn này".
Jill ngồi sát bên, mắt nhìn vào kịch bản tai nghe như nuốt từng lời cô ta nói. "Hãy diễn tả nhân vật Nathalie, cô con gái nhà giàu lấy phải người chồng đau ốm và bất lực. Cô gái đòi ly hôn nhưng anh chồng không chịu. Đây, cô hãy đọc từ đây…".
Jill tiếc vì không được đọc trước từ hôm qua, thậm chí trước một tiếng đồng hồ, vì nàng thực sự mong tạo ra ấn tượng tốt ở lần thử sức đầu tiên này. Còn bây giờ, nàng chỉ có thể liếc vội qua...
"Bắt đầu được chưa?" Giọng cô Dunning hơi gấp gáp
"Tôi... bắt đầu đây…". Jill đáp, mắt nhắm lại, hình dung ra cô gái nhà giàu ấy. Bao nhiêu tuổi nhỉ. Như bọn Mary Lou, Cissy Topping hay như mẹ chúng nó? Chắc cũng thế cả. Đều thuộc loại muốn gì được nấy. Nàng mở mắt, và đọc.
"Peter, chúng mình phải nói chuyện vớỉ nhau".
Cô Dunning sắm vai Peter. "Lúc khác đi. Anh chưa sẵn sàng".
"Em chờ đợi lâu hơn em nghĩ rồi. Vài giờ nữa em sẽ bay đi Reno".
"Vài hôm rồi em về. Khi đó mình sẽ nói chuyện". "Không! Em chờ chuyến bay này năm năm rồi. Em sẽ không chờ thêm một ngày nào nữa".
Jill thấy tay cô Dunning đặt lên đùi nàng. "Quá được". Không rút tay về, cô ta giục. "Đọc tiếp, đọc tiếp đi " Bàn tay cô ta nhúc nhích trên đùi Jill.
Nàng đọc tiếp.
"Bao giờ nói, thực ra không quan trọng. Tệ hại nhất là cách xử sự của anh. Không ra người đàn ông có vợ chút nào. Còn nếu nói thẳng ra thì quá là trẻ con. Anh không nói chuyện cũng được bởi dù nói hay không, từ nay anh cũng hãy tự chơi cái trò trẻ con đó một mình".
Bàn tay cô Dunning nhích tới chỗ đùi để trần của Jill, bóp mạnh lấy, khiến nàng luống cuống. "Rất khá. Đọc tiếp đi". Cô ta lắp bắp:
"Anh đừng tìm cách liên hệ với em nữa. Em thực sự không muốn, anh hiểu chưa".
Bàn tay trên đùi Jill cứ vừa xoa vừa bóp mỗi lúc một nhanh hơn, mạnh hơn, rồi luồn hẳn vào trong váy, nhích dần lên, dần lên, ngập ngừng chỗ đùi non của nàng một lát rồi lại lên nữa, lên nữa.
Jill gấp kịch bản lại, nhìn sang. Cô Dunning như đang lên cơn sốt, mặt mũi đỏ bừng, ánh mắt ngây dại, miệng vẫn lắp bắp. "Đọc đi, đọc tiếp đi... đi".
"Tôi không thể đọc nếu chị cứ... thế này.".
Những ngón tay cô ta đã luồn vào bên trong quần lót Jill, đặt lên vùng đồi được che phủ bởi đám cỏ tơ non êm ái, giọng cô ta khàn đi. "Nó là một cảnh khêu gợi của phim nên anh làm vậy để em hứng thú hơn, để xem cái trong em rạo rực thế nào…" Vừa nói cô ta vừa đưa những ngón tay vào sâu trong nàng, ở chỗ mà đến hôm nay mới chỉ có David biết đến.
"Không. Không thể?" Jill vùng dậy.
Nước bọt ứa ra hai bên mép cô Dunning.
"Chúng ta chiều theo ý muốn của nhau, em chịu không. Tôi hứa, em sẽ là một ngôi sao, chịu không? Lại đây với anh, em yêu?" Cô ta đứng lên, như muốn ôm lấy Jill. Nàng bỏ chạy. Và dừng lại nôn thốc nôn tháo bên hè đường. Rồi cơn đau đầu ập đến.
Lạy Chúa? Đau đầu là của Josephine Czinski chứ đâu phải của Jill Castle?
***
Một năm trôi qua. Hơn một năm mới đúng. Jill Castle đã trở nên chững chạc trong Đội tạp chủng, một tập hợp của nhóm người lêu têu bên rìa điện ảnh hàng chục năm qua, và có thể là suốt cả cuộc đời làm đủ mọi nghề, ăn đủ mọi thứ, miễn sao khỏi chết đói, để còn có cơ lọt được vào đội ngũ chính thức của phim trường.
Đám người này tài lắm. Chỉ lêu têu bên rìa, có nghĩa là những người ngoài cuộc, nhưng với cách thức bí hiểm nào đấy, họ luôn tỏ tường đến từng hơi thở của thời cuộc điện ảnh. Họ biết đêm qua đạo diễn nào bế cô tài tử nào lên giường và sau đó tại sao không cho cô ta ngủ lại, biết chiều nay diễn viên nào sẽ được gọi vào bộ phim sắp quay nào để thay thế cho diễn viên nào sẽ bị thải ra, thậm chí họ còn biết tuần sau, tháng tới ai sẽ được phong chức giám đốc Hãng phim nào và ai sẽ có "vinh hạnh" nhập vào Đội tạp chủng cùng họ...
Sau khi đã trao đổi, bàn bạc những diễn tiến mới nhất của thời cuộc điện ảnh, họ tản mát ra bốn phương tám hướng, kẻ vào siêu thị bốc dỡ hàng hoá, người ra bến đỗ chùi rửa ô tô. Bất kỳ nơi nào kiếm ra miếng ăn là nơi ấy có họ; trạm bán xăng, tiệm làm đầu, gara sửa xe, lau chùi cửa kính... Họ ăn cùng bàn, ngủ cùng giường chán chê mới chịu lấy nhau rồi lại lập tức bỏ nhau để đi ăn đi ngủ với người khác. Họ cứ mãi hồn nhiên như kẻ điên, trong túi không có tiền để chẳng ai nhận ra đang bị thời gian phản bội bằng nếp nhăn trên mặt, điểm sương trên tóc. Họ giống hệt hàng tồn đọng chưa hề qua sử dụng song đã bị gián chuột gặm nhấm.
Giống như thế hỏi họ còn làm được gì?
Song Đội tạp chủng vẫn rừng rực ước mơ. Cả Jill Castle nữa. Nàng không chịu bắt chước các cô gái trẻ trung như nàng, nhan sắc kém xa nàng, sinh sống và nuôi nấng mơ ước của mình bằng cái họ gọi là vốn tự có. Họ bảo nàng. "Xấu xí hay đui què gì đâu mà phải quần quật cả ngày chỉ để kiếm cái nhét vào miệng. Tiền công cởi đồ cao hơn nhiều, lại chỉ vài mươi phút là xong. Còn nếu mình cũng lại máu chuyện đó thì thật là một công đôi việc".
"Cho đến bao giờ?" Jill hỏi.
Họ thản nhiên. "Đến bao giờ đại lý gọi thì lại tính tiếp".
Jill lắc đầu. Thà về lại Odessa phụ mẹ khâu vá còn hơn. Cuộc sống ấy đâu có giúp một cô gái Ba Lan nghèo khó cưới được một chàng trai Kenyon nào đấy. Bây giờ thì nàng tỉnh ra rồi. Nhưng nếu là một Jill Castle - ngôi sao điện ảnh thì vấn đề lại hoàn toàn khác. Ngôi sao ấy muốn gì cũng được, kể cả một mỏ dầu, và lấy ai cũng được, kể cả ông chủ hoặc đứa con trai ông ta. Nàng không muốn và không thể trở lại là Josephine Czinshi nữa.
Jill Castle có được vai diễn đầụ tiên là nhờ Harriet, một cô gái trong Đội tạp chủng, chính là cái cô đã rủ Jill kiếm sống chờ thời bằng nghề cởi đồ. Người chồng cũ của bà chị họ bên đằng ngoại cô ta hiện là thư ký trường quay tại hãng Universal, đang thực hiện một bộ phim truyền hình nhiều tập nói về y bác sĩ gì đó. Vốn mê cô em gái người vợ cũ, thỉnh thoảng anh ta lại cho Harriet một cơ hội, nhưng vì cũng rất hãn hữu nên cô ta dần quen với việc cởi đồ hơn là đóng phim. Lần này, vớ được một ông chủ chịu bao chuyến du hý châu Âu, Harriet bèn giới thiệu Jill thay mình, và bởi đẹp hơn cô ta nhiều nên Jill nhanh chóng được chàng trợ lý kia chấp nhận.
Vai diễn chỉ dài khoảng nửa phút và nói đúng một câu. Đấy là cảnh bệnh viện, nàng đang ngồi bên giường bệnh nhân đo huyết áp cho người bệnh thì bác sỹ đi vào. Bác sỹ hỏi. "Ông ta ra sao, cô y tá!" Nàng sẽ đáp. "Tôi cho là không được tốt, thưa bác sỹ". Vẻn vẹn có vậy. Rồi nàng sẽ được nhận bảy nhăm đôla nhưng không được bỏ túi hết số đó vì còn phải trừ đi khoản bảo hiểm xã hội, lại trừ tiếp thuế thu nhập rồi còn trừ khoản đóng góp cho nhà dưỡng lão của ngành y tế. Có trừ hết nàng cũng vui vẻ vì chủ yếu là nàng đã có cơ hội tích luỹ kinh nghiệm diễn xuất.
Chiều hôm trước, người ta đưa cho Jill một trang xé ra từ tập kịch bản và dặn nàng đúng sáu giờ sáng hôm sau phải có mặt ở phòng hoá trang.
Nàng suy đi nghĩ lại về cảnh đó và ước rằng nếu được đọc toàn bộ kịch bản thì tốt hơn bao nhiêu.
Chỉ vài mươi dòng thế này, làm sao nàng hình dung ra nổi cô y tá kia chứ? Cô ta có chồng có con chưa? Đã từng phải trông nom người ruột thịt nào đau ốm nằm viện chưa? Quan hệ của cô ta với viên bác sỹ thế nào? Có mối liên hệ tình cảm gì với người bệnh mà cô ta đang trông nom không. Bình thường, thương cảm, hay là ghét bỏ?
"Tôi cho là không được tốt, thưa bác sỹ". Nàng nói câu thoại ấy tới lần thứ một trăm rồi, và chẳng lần nào giống lần nào cả.
Một lần nữa, nàng tự nhủ. "Thưa bác sỹ, có lẽ không được tốt lắm".
Lần này nữa thôi, nàng tự động viên mình.
"Tôi chắc là không tốt, bác sỹ!"
Cứ thế, loay hoay tới gần sáng nàng mới chợp mắt được. Nhưng chưa bao giờ nàng khoẻ và vui như hôm ấy, trên đường tới Hãng phim. Trời chưa sáng hẳn khi nàng tới cổng Hãng bằng chiếc xe đi mượn của một người trong Đội tạp chủng. Nàng xưng tên với người gác cổng. Anh ta dò dò trong cuốn sổ rồi bấm nút điện cho cổng mở ra để nàng lái xe vào.
"Trường quay số bảy", anh ta nói, "đi theo biển chỉ dẫn".
Thế là tên Jill đã có trong sổ của một Hãng phim rồi đó. Universal đang chờ nàng và đã sẵn sàng đón nàng. Còn hơn cả giấc mơ. Và Jill quyết định sẽ trao đổi với đạo diễn một chút về nhân vật y tá trước khi bấm máy, để ông ta biết rằng nàng đã hình dung tới rất nhiều cách thể hiện, để ông ta dễ dàng chọn lựa cách tốt nhất.
Trường quay, dưới mắt Jill lần đầu tiên được thấy, ngổn ngang như đang xây dựng, và ồn ào như sân bóng. Một cách ví von, nhưng thực tế cũng gần đúng vậy. Thì người ta đang xây dựng một bộ phim và với mấy chục con người đang bận rộn với những công việc đòi hỏi sự gào to nói lớn thì không chửi mắng nhau đã là trật tự lắm rồi. "Mang đèn lại đây phản quang đâu … sẵn ngựa chưa, ngựa cái, còn ngựa đực à, mang về cho con nhỏ Lara vừa bị chồng bỏ ấy… vứt mẹ cái nệm này đi, đã bảo nệm lò so để tăng độ nẩy chứ nệm rơm để hút chặt mông nó vào à…".
Toàn thứ ngôn ngữ Jill chẳng thể hình dung lại có trong điện ảnh, ở cái nơi làm ra những bộ phim xem mà phát khóc này, nhưng nàng vẫn đứng nhìn và nghe một cách say sưa, thầm nhủ không những phải quen mà còn phải học nữa, bởi từ hôm nay, đây sẽ là thế giới của nàng, là tương lai của nàng, là mơ ước của nàng đã thành hiện thực. Bắt đầu, nàng sẽ cho đạo diễn thấy, tuy lần đầu tiên đóng phim, nhưng nàng là một diễn viên ông ta chưa được gặp bao giờ, dù vẫn hằng tìm kiếm. Nàng sẽ nói với ông ta rằng… rằng…
Cùng hơn chục người nữa, Jill đi tới phòng hoá trang. Người ta trao cho nàng bộ đồ y tá rồi bảo nàng trở lại trường quay để ngồi vào một góc khuất cùng bôi son trát phấn với các diễn viên phụ khác.
Vừa xong thì nghe tiếng gọi tên mình, nàng vội chạy tới chỗ có tấm biển nhỏ nguệch ngoạc dòng chữ "Cảnh giường bệnh". Bên chiếc máy quay, Jill thấy đạo diễn đang đứng nói chuyện với Rod Hanson, diễn viên nam chính trong vai người bác sĩ vui tính và đa tình. Nhích tới gần hơn, Jill nghe Hanson càu nhàu. "Tôi ngày càng chán những lời lẽ rẻ tiền được gọi là thoại này lắm rồi. Nghe con chó của tôi đánh rắm còn hay hơn. Lạy Chúa, tôi còn phải nhai nhải nó tới tận bao giờ?"
Đạo diễn ôn tồn, "Phim phát sóng cả năm nay rồi, và nó vẫn được người xem tán thưởng, vậy sao lại phải thay đổi, dù chỉ là lời thoại? Khán giả thích anh vẫn cứ là anh, như họ đã quen".
"Tất cả đã chuẩn bị xong, xin mời đạo diễn?" Tiếng ai đó vang lên. Người đạo diễn nói với Rod Hanson.
"Vào vai nhé, chuyện kia ta sẽ bàn tiếp sau".
"Tôi mong sớm đến ngày được giã biệt bộ phim và cả cái Hãng phim này". Rod bỏ đi.
Jill tranh thủ đến bên đạo diễn, cười rất tươi, nghiêng mình tự giới thiệu. "Tôi là Jill Castle, đóng vai nữ y tá. Và tôi thấy nhân vật này cần…".
Đạo diễn lơ đễnh hất hàm, bảo. "Đến bên giường người bệnh đi". Rồi ông bước đến nói gì đó với người quay phim.
Jill đứng ngây người nhìn theo ông ta. Chàng trợ lý trường quay vội chạy tới. "Mơ mộng gì đấy, không nghe ông ta nói ư. Đến giường đi".
"Tôi muốn bàn với ông y về…"
"Cô thì biết gì mà bàn". anh ta cáu, "ra chỗ diễn đi, nhanh!"
Jill lặng lẽ đến bên giường bệnh trong khi tiếng trợ lý vang vang. "Trật tự, tất cả im lặng". Anh ta nhìn đạo diễn. "Ông có cần xem diễn thử không?"
Đạo diễn nhún vai. "Cảnh này á? Quay luôn?"
"Diễn viên vào vị trí, đèn, máy sẵn sàng".
Jill mỗi lúc thêm ngơ ngác. Chẳng ai thèm nói nàng phải thể hiện nhân vật ra sao và cũng chẳng ai thèm nghe nàng nói về nhân vật mà nàng thể hiện phải nên thế nào để có sức truyền cảm hơn, hấp dẫn người xem hơn.
"Máy! Bắt đầu"
Tiếng hô như lệnh Chúa truyền, lập tức mọi con mắt đổ dồn vào Jill trong vai cô y tá. Liệu nàng có dám xin họ dừng máy, dù chỉ một vài giây, để nàng được nói đôi lời về cảnh quay này?
Tiếng đạo diễn hét lên. "Y tá, sao không đo huyết áp cho bệnh nhân trước khi ông ta chết vì chờ đợi?"
Ngay cả cái vầng sáng trắng loá dọi vào cảnh quay như cũng nhấp nháy thúc giục Jill hít một hơi rõ dài, cầm tay người bệnh lên. Họ không thèm chỉ bảo nàng, không thèm nghe nàng nói, thì đành tự làm theo ý nàng vậy. Hãy cứ coi ông lão bệnh tật này là bố chàng bác sĩ kia, và họ đang xung khắc lớn. cãi vã mấy lần rồi. Bây giờ, người bố gặp tai nạn, và anh con trai vừa hay tin.
"Ông ta thế nào, cô y tá!", Rod Hanson trong vai bác sỹ, hỏi. Jill ngước lên, nhìn sâu vào mắt anh ta, đọc được vẻ lo lắng trong đó, và rất muốn chia buồn rằng cha anh ta sắp chết rồi, rằng đã quá muộn để họ có thể hàn gắn lại, rằng...
Tiếng thét của đạo diễn khiến Jill giật bắn mình. "Cắt! Cắt ngay! Ai, ai đưa con bò cái này đến hả? Có mỗi một câu mà không sủa ra nổi".
Jill nhìn về phía tiếng nói, mắt nheo lại vì ánh đèn, vừa ngượng vừa tức, giọng run lên. "Tôi nói được, nhưng tôi muốn thể hiện…"
Không ai cho nàng nói hết câu. "Hãy nói nhanh ra cái câu trả lời mà cô bảo là nói được. Còn không thì cắp đít đi chỗ khác chơi cho".
"Tôi đang tự hỏi cô y tá có nên…"
"Nên hay không nên cái gì là việc của cô y tá chứ không phải của cô. Nào, máy, chuẩn bị".
"Máy! Bắt đầu!".
Nỗi giận bất ngờ ập đến khiến Jill run bắn cả người. Ngoài nàng ra, chả ai thèm quan tâm đến cảnh này, dù nó xấu hoặc đẹp, hay hoặc dở, hợp lý hoặc không. Chậm một vài phút thì đã sao nếu người ta chịu nghe nàng nói, để cảnh bên giường bệnh trở nên cảm động hơn, hấp dẫn hơn. Mồ hôi vã ra khắp người và hình như cơn đau đầu lại đến …
"Y tá! Diễn!"
Jill lại cầm lấy tay người bệnh. Universal sẽ không bao giờ gọi đến con bò cái nữa nếu nó tiếp tục làm hỏng lần quay thứ hai này. Trong một tích tắc, nàng nghĩ tới Harriet, tới Đội tạp chủng, tới mơ ước của mình.
Rod Hanson bước vào vùng sáng, hỏi. "Ông ta ra sao, cô y tá!"
Nàng đã quyết định nhập cuộc, theo cách họ muốn. Nếu không, nàng sẽ chẳng bao giờ là người trong số họ, chẳng bao giờ được đặt chân vào ngôi đền điện ảnh nữa, mà ngược lại, còn tệ hại hơn cả bây giờ, tệ hại hơn cả Đội tạp chủng, sẽ thành trò cười cho cả Hollywood. Nàng chưa muốn tất cả chấm dứt ở đây.
"Tôi cho là không được tốt, thưa bác sỹ"
"Tôi muốn cô chuyển ông ta vào phòng chăm sóc đặc biệt".
"Tốt?" Đạo diễn hô. "Cắt, đưa in luôn".
Tất cả thế thôi ư, cảnh quay đầu tiên trong đời nàng? Bước chân đầu tiên nàng đặt vào điện ảnh?
Jill hầu như không biết quanh nàng người ta lại ồn ào như sân bóng, lại chạy tới chạy lui… Còn nàng, lại chẳng ai nhắc đến nữa, lại là người đứng ngoài.
Nàng có nên nhắc khéo lại bằng cách đến cám ơn đạo diễn không nhỉ. Biết đâu ông ta lại mời nàng một vai gì đó, tiếp theo, vì đã cảm nhận được một cái gì đó đặc biệt ở nàng qua vai cô y tá.
Vừa lúc đó, chàng thư ký trường quay bước đến gật đầu với nàng. "Cũng được đấy, cô em. Nhưng lần sau nhớ học thuộc lời thoại vào".
Anh ta còn phải dặn ư?
Cái "lần sau" ấy đến với Jill cách lần đầu… mười ba tháng, và ở Hãng MGM, chỉ giống lần đầu ở chỗ vẫn là vai phụ, và thời gian diễn vẫn không đầy một phút.
Khoảng thời gian giữa lần đầu và lần sau ấy, nàng cũng như Đội tạp chủng, kiếm sống bằng đủ nghề khác nhau, chỉ thiếu nghề cởi đồ như Harriet, song bây giờ chính cô ta cũng đã kiếm được nghề người mẫu, thỉnh thoảng túng đói lắm mới "nhảy dù".
Vì tiền nong hạn chế nên Jill và Harriet thuê chung một căn hộ có hai buồng ngủ. Trong khi Jill chẳng có ai đến chơi thì buồng Harriet khách khứa suốt ngày, đôi khi cả suốt đêm. Harriet mắt đen, tóc đen, mặt không đẹp lắm nhưng thân hình nom thật gợi cảm, và đầu óc thì toàn chuyện vui cười.
"Tớ là dân Hoboken, sự vui cười nuôi sống tớ". Cô ta hay nói vậy.
Thoạt tiên, Jill thèm được như Harriet, có thể yêu ngay từ câu tỏ tình bông đùa của bạn trai. Rồi sau nàng thấy sợ. Nó dẫn tới cái gì? Ở chung được một ngày, Harriet giới thiệu Ralph với nàng và bảo hai người sắp làm đám cưới. Mấy hôm sau Ralph biến mất cùng chiếc xe hơi của cô ta.
Một tuần sau đó, Harriet gặp Tony, nghe nói làm kinh doanh hoa quả gì đó, và lập tức yêu mê yêu mệt. "Nhân vật quan trọng đấy", Harriet nói vậy, nhưng không lâu sau báo đăng ảnh xác Tony dạt vào bờ biển với một quả táo nhét trong mồm.
Rồi đến Alex. "Cậu chả thấy ai đẹp trai như anh ấy đâu!". Đúng vậy. Có điều anh ta bỏ Harriet còn nhanh hơn cả khi yêu vì thấy người yêu không cung phụng nổi cho thói ăn no uống say của mình.
Rồi tới cả chục chàng trai khác nữa, đến rồi đi, đến rồi đi…"Thấy ai yêu mình mà mình không yêu lại cứ như mình đánh mất một thứ gì đó. Mà mình lại không muốn để mất bất cứ thứ gì?"
Harriet tâm sự. "Thế cái ô tô và vô số tiền bạc mất cho họ thì sao?" Jill định hỏi vậy nhưng nhìn vẻ mặt tội nghịêp của bạn lại thôi.
Rồi Harriet báo tin có bầu. "Có lẽ là của Leonard", rồi đùa luôn, "tớ bảo có lẽ, vì ban đêm mọi anh chàng có râu đều giống hệt nhau, mà tớ thì chỉ yêu được những chàng có râu thôi".
"Nói với Leonard chưa? Anh ta hiện ở đâu?"
"Omaha hay Okinawa gì đó. Tớ dốt địa lý lắm".
"Vậy sẽ ra sao?"
"Tớ nuôi chứ còn sao nữa".
Cái thai lớn dần, Harriet mất nghề người mẫu, tiền ăn, tiền nhà của cả hai, nay mình Jill gánh và nàng không phàn nàn gì, chỉ thêm thương bạn.
Một buổi chiều, mở cửa căn hộ, nàng thấy im ắng lạ thường. Dưới khe cửa là mảnh giấy Harriet để lại "Tớ chỉ muốn con mình được sinh ra ở Hoboken. Và tớ tin ở đó đang có một chàng trai tuyệt vời dành cho tớ. Cám ơn những ngày sống bên cậu. Tớ yêu cậu, mãi mãi - Harriet, nữ tu sỹ".
Ngay giữa mùa đông căn phòng cũng không lạnh đến thế.
Chương 21
Bây giờ Toby Temple không chỉ bận rộn bởi chương trình biểu diễn luôn chật kín thời gian mà còn bởi phải tán gẫu với Tổng thống nước này, chơi golf với Quốc vương nước khác, ăn trưa với Nữ hoàng nước nọ, vân vân... nhưng chả ai trong số hàng triệu khán giả ruột của anh chạnh lòng cả, bởi họ biết, mãi mãi anh là người của họ, đứng bên phía họ chế giễu đám tai to mặt bự và các thể chế do đám người đó sinh ra để bảo vệ đế chế của mình.
Trong một vài chương trình riêng, và trong toàn bộ các cuộc trả lời phỏng vấn, anh thường nhắc đến mẹ mình, và mỗi ngày bà càng giống một Nữ Thánh hơn.
Còn cách nào khác để hai mẹ con được chia sẻ với nhau cái vinh quang hôm nay của anh?
Toby chuyển đến sống tại khu Bel Air nổi tiếng, trong một cơ ngơi gồm hàng chục phòng ngủ, có phòng chiếu phim, bể bơi, hầm rượu, nhà riêng cho quản gia, cho khách, và lan can cầu thang bằng gỗ chạm trổ nhập từ Anh...
Anh còn mua một ngôi nhà không kém phần sang trọng ở bãi biển Palm Springs, mua một đàn ngựa đua và thuê, cũng chẳng khác gì mua, cùng lúc ba người hầu, rồi gọi cả ba bằng một cái tên chung: Mac.
Cả ba Mac đều tôn thờ anh như con chiên thờ Chúa. Họ làm mọi việc, không phân biệt lớn nhỏ, chẳng nề hà bẩn sạch, từ cọ rửa nhà, lái xe đến tắm rửa, xoa bóp và kiếm gái cho anh bất kể ở đâu và bất kể thời gian nào. Người ta bảo họ là ba anh hề của Vua Hài, nghe thì bóng bảy nhưng chưa chính xác lắm. Gọi là Thiên lôi chắc đúng hơn.
Anh còn có bốn thư ký mà hai chuyên lo việc đọc và trả lời thư của hàng triệu người hâm mộ anh trên toàn thế giới. Còn thư ký của riêng Toby là một cô gái có tên Sherry, hai mốt tuổi, tóc tai vàng óng, vú vê nảy nở, đít đoi cong veo, hẳn là tác phẩm của một cặp ăn để sông, sông để làm tình tạo ra. Anh lệnh cho Sherry chỉ được mang váy ngắn và không được mang đồ lót, để tiết kiệm thời gian cho cả hai người.
Đêm chiếu ra mắt bộ phim đầu tay của Toby thành công ngoài mong đợi. Vé mời không đáp ứng được đòi hỏi. Có mặt cả Sam Winters lẫn Clifton Lawrence. Xem xong, họ kéo nhau tới một nhà hàng làm vài ly ăn lnừng và tán gẫu.
Toby chỉ gặp Sam Winters sau khi hợp đồng làm phim Chàng trai tìm về miền Tây giữa anh và Pan-Paciflc đã được ký kết. "Anh sẽ khỏi tốn đến chừng này tiền nếu chịu trả lời "những cú điện thoại của tôi". Toby nói rồi vui vẻ kể Sam nghe về việc anh đã cố gắng tìm Sam thế nào. "Thật đen đủi cho tôi". Sam rầu rĩ nói.
Còn bây giờ, sau thành công của Chàng trai tìm về miền Tây, Sam nói với Clifton. "Nếu không buộc phải đổi một bộ phận cơ thể nào, tôi xin ký một hợp đồng liền ba phim với Toby".
"Ngoài cơ thể thì được chứ? Sáng mai tôi sẽ gọi anh". Clifton bảo Sam rồi nhìn nhanh đồng hồ và nói với Toby. "Ngồi chơi tiếp nhé, tôi đi đây".
"Bận gì mà ông chia tay sớm vậy?"
"Một khách hàng đang chờ. Tôi còn nhiều khách hàng lắm, anh bạn ạ".
"Tất nhiên, tôi biết". Toby đáp và nhìn Clifton rất lạ.
Sáng hôm sau, mục bình phim của các báo lớn nhỏ tràn ngập những lời khen Toby, nhiều hơn khen chính bộ phim nữa. Và những người viết quả quyết anh sẽ là một ngôi sao điện ảnh, như đã từng là ngôi sao sân khấu và truyền hình.
Toby bảo cô thư ký váy ngắn - không đồ lót đọc cho nghe hết các bài báo rồi gọi cho Clifton Lawrence. Ông ta nói. "Xin chúc mừng, anh bạn nhỏ. Đã đọc Reporter và Variety chưa? Cái khó nhất của họ là tìm không ra lời khen cho xứng với ngôi sao mới của Hollywood. Anh còn nhớ tôi đã tiên đoán là sẽ tới ngày anh có cả thế giới trong tay. Ngày ấy đến rồi đó, Toby!" Giọng Clifton không giấu nổi vẻ tự đắc.
Toby không tỏ ra vui mừng đến mức như Clifton nghĩ. Anh nói điềm đạm. "Có việc cần bàn, ông tới đây được không?"
"Tất nhiên. Vài tiếng nữa, khi nào xong việc tôi sẽ…"
"Ý tôi là ngay. Ngay bây giờ!" Có vẻ ngập ngừng ở đầu dây bên kia, Toby nói luôn. "Nếu ông bận thì coi như tôi chưa nói gì hết". Anh dập máy.
Chưa đến phút sau, chuông reo, cô thư ký của Clifton nói. "Thưa ông Temple, ông Lawrence đang trên đường tới gặp ông".
***
"Lạy Chúa, anh biết là không bao giờ tôi bận đến mức để hỏng việc của anh mà", Clifton nói với giọng năn nỉ, hầu như chưa từng thấy ở ông, "trái lại chẳng những việc, mà bất cứ gì liên quan đến anh tôi đều đặt ở vị trí số một. Vừa tối qua mình ngồi với nhau, cả Sam nữa, có thấy anh nói gì chuyện hôm nay gặp nhau đâu, nên tôi mới hẹn người khác…"
Toby cứ mặc cho Clifton phân trần, chỉ đến khi ông nói, "Toby, anh phải tin rằng anh là khách hàng được tôi cưng chíều nhất chứ" thì anh mới lạnh lùng buông ra một câu khiến ông ta sững người ra. "Vậy ư, ông Clifton? Thế mà tôi lại bắt đầu thấy bất an trong lòng".
"Tôi... tôi không hiểu".
"Có được cưng chiều đến mức ông bỏ mọi khách hàng khác chỉ để lo cho mình tôi không?"
"Anh đùa, hay thực sự nghĩ vậy?", ông ta cười cười.
"Ông nghĩ có thể đùa với đề nghị đó ư?" Anh hỏi lại và thấy nụ cười biến khỏi gương mặt Clifton. "Tôi cho là tôi đã có quyền có một đại lý riêng cho mình, và chỉ cho mình mà thôi, và người đại lý ấy sẽ không bao gỉờ phải nói đang bận khi tôi cần đến. So sánh thế nào nhỉ. Cứ tạm hiểu là tôi mới cái đó của tôi khi đã cứng ngắc lên là phải chơi ngay chứ không cần chờ tới lượt mới được như kiểu chơi hội đồng".
Clifton lặng lẽ quan sát Toby. Ông hiểu gốc gác của sự đòi hỏi này. Đâu phải Toby ích kỷ hay lên mặt, nhất là với ông. Nó chỉ xác định lại những gì ông đã quan sát, đặt giả thiết, và giờ ông khẳng định nó gắn với nỗi cô đơn của Toby, cũng như khẳng định Toby là người đàn ông cô đơn nhất mà ông biết tới.
Ông từng thấy Toby "mua" cả tá đàn bà, cũng như bạn bè, bằng những tập đôla dày cộm hoặc những món quà đắt giá. Có mặt Toby thì ở bất kỳ bữa ăn hay cuộc vui nào cũng không ai được phép trả tiền. Clifton đá tận tai nghe một nam ca sĩ bảo Toby, "Anh không cần phải mua sự yêu mến. Tất cả đã đang và sẽ mãi yêu mến anh mà". Rồi ông thấy Toby cười láu lỉnh với anh ta, "Cho nó chắc ăn hơn". Không bao gìờ người ca sĩ đó có mặt trong chương trình của Toby nữa.
Clifton còn biết Toby cùng lúc ngủ với cả hai, ba, thậm chí năm, sáu cô gái, tưởng như anh đã tìm ra cách giải toả nỗi thèm muốn đàn bà trong mình. Nhưng đâu phải. Cái anh cần là sự chia sẻ, và chỉ một cô là đủ, nếu thực sự anh tìm được sự chia sẻ ở cô gái đó. Vì không thấy, anh bèn nghĩ ra cách lấy lượng bù chất. Nhưng ăn thua gì đâu. Họ vừa rời khỏi, cô đơn lại ập đến với anh.
Anh cần bạn bè, những người quen biết vây quanh, - như cần khán giả. Nghĩa là không thể không có, ở bất kỳ lúc nào.
Và bây giờ anh cần đến ông, Clifton Lawrence, đại lý của anh, từ ngày anh chập chững vào nghề, không tiền, không tên tuổi. Anh cần ông luôn có mặt bên anh, sống và làm việc vì anh, chỉ vì riêng mình anh thôi.
Clifton là đại lý của hơn chục diễn viên cả sân khấu lẫn điện ảnh nhưng tổng số tiền ông được hưởng từ họ cũng chỉ ngang ngửa với thu nhập của ông từ một mình Toby. Nhưng ông chỉ ngầm so sánh vậy chứ không để tiền bạc tham gia vào quyết định của mình. Nếu như chấp nhận đòi hỏi của Toby thì hoàn toàn là bởi Clifton yêu mến anh và biết anh thực sự rất cần đến ông, ngay cả khi đang ở đỉnh vinh quang này. Và chính ông cũng cần đến Toby nữa. Anh đã làm cuộc đời ông phong phú biết bao, ý nghĩa biết bao và còn bao kỷ niệm họ đã có, đã chia sẻ với nhau.
Khi Toby rót đầy ra hai ly rượu, Clifton nâng một ly lên ngang mặt, chúc. "Cạn chén, cho riêng Clifton và Toby!"
***
Một năm hoàn hảo đối với Toby. Có thể nói như vậy vì anh không chỉ thành công trong các chương trình biểu diễn trên sân khấu, truyền hình và điện ảnh mà còn là người khách luôn được mong chờ ở mọi cuộc vui, dù chủ nhân là nguyên thủ quốc gia hay chỉ là dân thường.
Tại bữa tiệc sinh nhật của nhân vật đã có công sáng lập ra một Hãng phim, ai đó đứng bên bỗng hỏi Toby. "Có thật hôm nay là ngày sinh lần thứ chín mươi nhăm của ông ấy?".
"Tôi không nghi ngờ gì hết", Toby đáp, "vì đã nhận được thiệp mời, năm năm nữa, vào tuổi một trăm, đến dự lễ ông ta cưa đôi mình thành hai phần bằng nhau".
Có một bác sĩ nổi tiếng cả về chuyên môn lẫn về từng chữa bệnh cho nhiều tài tử nổi tiếng, trong một bữa ăn cứ thao thao những chuyện tiếu lâm trước một nhóm diễn viên hài. Toby làm như quỳ xuống trước mặt ông ta, năn nỉ. "Thưa bác sỹ, hãy cứu lấy chúng tôi bằng cách đừng mua vui cho chúng tôi nữa…"
Còn những trò đùa nghịch của Toby thì lan truyền khắp cả nước Mỹ. Có hôm, ngay cả Chủ tịch Thượng viện cũng muốn nghe cho xong câu chuyện về Toby rồi mới tuyên bố khai mạc cuộc họp do ông chủ trì. Đó là chuyện một anh bạn Thiên Chúa giáo của Toby phải vào bệnh viện làm tiểu phẫu. Bệnh tật khiến anh ta bi quan, suốt ngày thở ngắn than dài.
Một hôm, khi đang còn phải nằm ở phòng hậu phẫu, một xơ lạ mặt rất trẻ và rất đẹp bỗng dừng lại bên giường bệnh cầm tay anh ta như xem mạch rồi sờ lên trán anh ta.
"Sắp xuất viện được rồi. Ơ này, da anh mịn quá nhỉ".
"Cám ơn xơ".
Xơ nhoài qua giường, làm như phải kéo lại chăn, vuốt lại gối, và đôi vú nở nang không mang đồ lót của xơ áp lên mặt người bệnh, rồi còn dịch chuyển trên đó nữa. Ốm yếu và bi quan là vậy mà anh ta vẫn cứ thượng cứng lên. Do phải sửa lại chăn nệm, tay xơ vụng về thế nào đụng luôn vào cái của nợ đó. Anh ta xấu hổ chỉ muốn kéo chăn trùm kín đầu.
"Chúa ơi", xơ kêu lên, "anh giấu cái gì trong chăn vậy?" Rồi xơ kéo tuột chăn ra. Anh ta hổn hển những lời xin lỗi khi mà cái đó cứ giần giật.
"Anh có lỗi gì đâu. Mà nom nó hùng dũng thật đấy ". Xơ thản nhiên nói rồi ấp mặt vào cái chỗ mà anh ta cứ chực che đi.
Tới nửa năm sau, khi đã trở lại khoẻ mạnh và vui tươi hoàn toàn, anh ta mới biết chính là Toby đã thuê một gái điếm đóng giả xơ đó.
Lại một hôm, khi đã bước ra khỏi thang máy, Toby chợt quay lại nói với một VIP điệu bộ đầy vẻ quan cách của một Hãng phim còn phải đi tiếp lên tầng trên. "Tôi quên hỏi thăm, Will, cách nào mà ông thoát khỏi vụ án với cô bé mang bầu ấy thế, mách anh em với chứ?" Cửa thang máy khép lại trước gần chục ánh mắt dè bỉu hướng vào VIP đang ngớ người ra.
Toby chi tiêu rộng rãi, rất hay tặng quà nhân viên, bạn bè mà chẳng cần nhân dịp gì hết, từ bật lửa, đồng hồ mạ vàng đến trọn tủ quần áo, đến cả chuyến du hý châu Âu. Anh có thói quen mang theo người rất nhiều tiền mặt, luôn đòi thanh toán mọi thứ bằng nó, kể cả khi mua cùng lúc hai chiếc xe hơi sang trọng bậc nhất: Rolls Royce.
Giầu sang vậy song Toby không quên cái thuở hàn vi ngày nào và luôn chạnh lòng trước đám nghệ sỹ chưa được hưởng cái may mắn như anh hôm nay. Mỗi thứ sáu hàng tuần lại có cả chục con người trong ngành điện ảnh đang sống vất vưởng vì thiếu việc làm đến gặp Toby để nhận từ anh một giúp đỡ nào đó. Song để lợi dụng anh thì lại là điều anh không cho phép. Có lần Toby đã nói thẳng với một diễn viên mà anh thấy thứ sáu nào cũng có mặt. "Kìa, làm gì ở đây vậy? Tôi thấy tờ Variety loan tin là anh mới nhận vai mà?" Có điều hay là anh chàng kia chẳng cáu kỉnh hay giận dỗi gì mà chỉ lầu bầu. "Đểu thế, muốn cắt suất thì cũng nên báo trước hai kỳ cho tôi chuẩn bị chứ"
Giai thoại về Toby thì vô kể, mà phần lớn lại là chuyện thực. Có lần, một người trong nhóm soạn thảo tiết mục đi làm muộn, điều Toby ít khi tha thứ. "Tôi xin lỗi, sáng nay thằng con tôi bị xe chẹt phải". Anh ta nói. Toby lạnh lùng hỏi. "Anh có mang theo chuyện cười không?"
Ai nấy đều sửng sốt. Khi Toby đi rồi, một người lẩm bẩm. "Nhìn hắn trên sân khấu, không ai dám nghĩ lòng dạ hắn băng giá đến vậy".
Nhưng chính Toby đã mua vé máy bay mời một bác sỹ chuyên khoa não giỏi nhất đến mổ cho đứa bé bị thương và trả toàn bộ viện phí cho nó. Anh cảnh cáo bố nó. "Hé răng chuyện này với bất kỳ ai thì đừng vác mặt đến gặp tôi nữa". Chỉ công việc mới mang niềm vui lại cho Toby, giúp anh thoát khỏi nỗi cô đơn. Anh thực sự hạnh phúc và khiến mọi người quanh anh cũng hạnh phúc nếu buổi diễn thành công. Còn nếu nó có gì trục trặc thì tất cả sẽ biến thành địa ngục.
Toby cũng là kẻ mang đầu óc tư hữu. Anh từng chụp lấy đầu Rainger, một trong "Hai tay ấy" ngày nào, và nói với cả phòng. "Cái đầu này của tôi đấy, của riêng tôi thôi".
Song không phải là anh yêu quý những soạn giả hài kịch của mình lắm đâu. Đôi khi còn căm ghét họ là khác. Bởi anh không thể không cần đến họ, mà thâm tâm thì anh lại chẳng muốn mình phải thực sự cần đến một ai. Vì vậy, hễ có dịp là anh không thèm giấu thái độ coi thường của mình.
Vào ngày lương, Toby viết séc cho từng người rồi gấp lại thành máy bay giấy và phi cho chúng bay lượn khắp phòng. Anh thẳng tay đuổi họ vì những lý do đâu đâu. Thí dụ như nước da rám nắng của một người chẳng hạn. Khi O Hanlon ngạc nhiên hỏi lý do đuổi anh ta, vì đó là một trong những cây bút khá nhất của nhóm soạn giả thì Toby thản nhiên đáp. "Thời gian đâu để da rám nắng nếu hắn chịu khó ngồi làm việc cho tôi?"
Một người viết khác được Clifton tiến cử đã bị đuổi ngay ở buổi làm việc đầu tiên vì mang theo chuyện khôi hài về các bà mẹ.
Còn nếu vị khách nào tham gia chương trình của Toby mà được khán giả tán thưởng, anh thường vỗ tay to nhất và nói. "Tôi rất vinh hạnh được biếu diễn cùng anh". Nói xong anh nhìn chủ nhiệm chương trình. "Tuần sau nhớ mời anh ấy nhé!" ông chủ nhiệm hiểu rằng người đó sẽ không bao giờ được có mặt trong chương trình của Toby nữa.
Con người anh chồng chất mâu thuẫn. Có chuyện như trên, nhưng cũng lại có chuyện như sau: Vinnie Turkel từng là một danh hài song tuối già đã kéo ông xuống dốc. Rồi ông được thuê, lần đầu tiên, đóng vai trong một vở kịch sẽ được truyền hình trực tiếp. Và ông hy vọng đây sẽ là cơ hội để ông chứng tỏ mình còn khả năng xuất hiện đều đặn trở lại. Hôm ấy, tình cờ đi qua phòng hoá trang, Toby thấy Vinnie say mềm trong đó. Anh hỏi, thì được nghe người đạo diễn chương trình đó tặc lưỡi: "Đành chịu thôi, kể như sự nghiệp ông ấy tiêu rồi".
"Đã xảy ra chuyện gì?"
"Người ta đã quen nhìn Vinme với vẻ hài hước nên bây giờ, khi ông ta cố làm ra nghiêm chỉnh, mọi người lại càng cười nhiều hơn. Và làm ông ta không diễn được nữa. Còn giọng ông ta vẫn tuyệt lắm, tiếc quá".
"Nghe nói Vinnie hy vọng rất nhiều vào vai diễn này?"
"Thì cũng như mọi diễn viên thôi, ai chẳng đặt hy vọng vào vai diễn của mình".
Toby cho đưa Vinnie về nhà, chăm nom, săn sóc như với một người bệnh, rồi ân cần hỏi. "Đây là vai diễn rất quan trọng với ông, định để nó tuột khỏi tay ư?"
Vinnie chán nản. "Tuột mất rồi Toby ạ, vĩnh viễn mất rồi".
"Tại sao?"
"Họ cứ cười tôi. Và tôi nghĩ mình không diễn nổi".
"Họ cười là đúng chứ, vì cả đời ông sống chỉ để làm cho người khác phải cười. Họ vẫn nghĩ ông là danh hài mà. Cười, đâu chỉ có nghĩa là giễu cợt. Giờ đã đến lúc họ phải thấy ông ở một tài năng khác nữa, và họ sẽ còn yêu ông hơn. Hãy bắt đầu đi Vinnie".
Nửa đêm, Toby gọi cho đạo diễn vở kịch, nói rằng không phải lo lắng gì cho Vinnie nữa, mọi sự ổn cả rồi. Anh ta nói luôn. "Còn lo lắng gì nữa, tôi đã kiếm được diễn viên thay cho ông ta ".
"Bỏ đi!", Toby nói như ra lệnh. "Phải dành cho Vinnie cơ hội này".
"Để ông ta lại say xỉn vì rượu và vở kịch của tôi đi đời ư?" Đạo diễn không dễ nhân nhượng.
Toby nói như mặc cả. "Thế này nhé, hãy để ông ta tập, và khi diễn thử, nếu anh vẫn không chấp nhận Vinnie, tôi sẽ thay vào vai đó và sẽ không lấy thù lao của anh!".
"Anh kể chuyện hài vào lúc nửa đêm này ư?"
"Dám mang cái quần của anh ra cá cược không?". Toby nói giọng nghiêm chỉnh. "Bảo ông già chín giờ sáng mai đến tập nhé!"
Vở kịch được phát trực tiếp trên sóng truyền hình và đặc biệt ăn khách. Báo chí hết lời ca ngợi Vinnie Turkel. Ông già ẵm vô số giải của truyền hình và trở thành diễn viên kịch, một nghề hoàn toàn mới mẻ với ông. Khi Vinnie gửi tặng Toby một món quà rất có giá trị, anh đã gửi trả, kèm theo mảnh giấy ghi hàng chữ "Tôi đâu làm nổi việc đó. Chính là ông!".
Cũng có một Toby như thế.
Nhưng, chữ "nhưng" ở Toby chẳng bao giờ hết cả. Khi được mời diễn trong chương trình của Toby, ông già Vinnie đã vô tình dẫm chân vào một trong những lĩnh vực hài hước của anh và tức khắc, ông ta đã phải nhận đòn trừng phạt cho đến hết đời, thậm chí còn bị Toby làm nhục trước hàng triệu khán giả truyền hình.
Lại có một Toby như thế nữa.
Còn thực sự Toby là người thế nào? O Hanlon nói. "Có bộ phim kể về cuộc gặp giữa vua hề Charlie Chaplin và một triệu phú. Mỗi khi say rượu, nhà triệu phú coi Charlie là bạn, còn khi tỉnh, ông ta tống cổ Charlie ra đường. Temple cũng như nhà triệu phú ấy, chỉ khác là không có rượu".
Có lần, khi gặp các VIP của một Hãng truyền hình, thấy có người im lặng suốt cả cuộc gặp, Toby liền bảo Clifton. "Có lẽ ông ta không ưa tôi."
"Người nào?"
"Cái tay uỷ-viên-không-hé-răng ấy".
"Chẳng ai có thể không ưa anh cả. Tưởng tượng ra điều đó làm gì".
"Ông ta không thèm nói với tôi một tiếng. Đúng là ông ta không ưa tôi". Toby dai dẳng.
Tìm kiếm mãi, cuối cùng Clifton cũng biết ông không-hé-răng đó là ai. Nửa đêm, Clifton gọi điện tới nhà riêng, dựng ông ta dậy hỏi xem có ác cảm gì vớì Toby Temple. Ngạc nhiên, ông ta đáp. "Ác cảm gì? Tôi coi anh ấy là người hài hước nhất đời".
"Vậy hãy làm ơn giúp tôi một việc: gọi điện tới và nói với Toby điều anh vừa bảo với tôi".
"Được để mai. Gọi anh ta lúc nào cho tiện nhỉ?"
"Tiện nhất là ngay bây giờ".
"Bây giờ? Ông biết đang là mấy giờ không? Ba-giờ-sáng? Để mai Toby đưa tôi ra làm trò cười trên truyền hình à?"
"Không có chuyện đó đâu. Toby đang chờ câu nói của ông. Hăy giúp tôi, làm ơn!"
Không thể đừng, ông ta đành làm theo. Chuông vừa reo, bên kia đã có người nhấc máy, và giọng Toby cất lên. "Xin chào!"
Ông ta cố lấy giọng tự nhiên. "Tôi đây, tôi chỉ muốn nói với anh, rằng anh thật… thật tuyệt vời. Tôi rất thích anh".
Toby đáp. "Cám ơn ông bạn". Sau đó là tiếng dập máy.
***
"Băng nhóm" của Toby mỗi ngày mỗi đông hơn: Không ít lần anh chợt nửa đêm gọi điện kêu người này người kia tới uống rượu hoặc dựng dậy O Hanlon và Rainger, tức Hai tay ấy, bàn bạc về các vở diễn.
Anh còn rất hay xem phim tại nhà, suốt đêm với Clifton Lawrence, ba chàng Mac, vàỉ ba diễn viên cùng đám ăn nhờ uống vả nọ.
Càng nhiều người xung quanh Toby càng thấy cô đơn.
Nguồn: http://www.sahara.com.vn/