Truyện Pháp.
La Celle Saint-Cloud là một vùng ngoại ô dân cư của thủ đô Paris. Ngôi nhà lộng lẫy của hai vợ chồng Jacques và Louise Bertin thể hiện đầy đủ sự thành đạt trong xã hội của họ, hơn nữa còn là biểu tượng một cuộc sống dư thừa: biệt thự mênh mông xây theo kiến trúc no nằmg giữa thảm cỏ bát ngát trồng nhiều cụm hoa hồng, một sự xa hoa hiếm có trong vùng.
Một sáng tháng Tư năm 1959, hai vợ chồng cùng ngồi ăn sáng như thường lệ. Jacques Bertin sáu mưới tuổi, tóc muối tiêu, dáng vẻ đường bệ vốn là luật gia. Louise kém chồng mười tuổi là một thiếp phụ tóc vàng, khuôn mặt đầy nét cương nghị. Trên mặt bàn bà ta đang ngồi, bên ly cà phê và đĩa bánh sừng bò là xấp báo chừng mười tờ của nhiều tỉnh lẻ do bà đặt mua dài hạn. Louise bóc mạnh tờ trên cùng: công việc trong ngày bắt đầu…
Từ nhiều năm nay, bà là người nuôi sống gia đình này. Người chồng chỉ hành nghề luật của ông ta từng lúc và không mặn mà lắm, vì nó chỉ đóng vai trò vỏ bọc hợp pháp cho nghề của người vợ, một nghề rất đặc biêt, rất độc đáo. Louise mở tờ “Tia chớp Clermont Ferrand”, bỏ qua các trang tin tổng hợp, lật ngay tới trang tin vắn. Vừa lướt mắt đảo qua vừa lẩm bẩm nhận xét:
- Tai nạn xe hơi: hai mạng nghẻo… Thêm một tên nữa đi đứt… Vô bổ! Một vụ án mạng… cũng cho qua luôn…
Bỗng bộ mặt dài như mặt ngựa của Louise Bertin tỏ vẻ kích động mạnh:
- Anh Jacques nghe này! Thật kỳ lạ…
Jacques Bertin dúi chiếc bánh vào ly cà phê:
- Anh nghe đây. Đọc đi xem sao…
Louise Bertin tuy hơi cận thị nhưng không chịu đeo kính vì sợ xấu gái, mụ nâng tờ "Tia chớp Clermont Ferrand" gí sát mặt và đọc to:
"Một phép lạ vô vùng kỳ diệu… Bữa qua bà Léonie Wallon đang đi trên cầu Tự Dorothy bắc ngang qua đường xe lửa thì gặp nạn. Chiếc xe hơi chạy cùng chiều hất tung bà qua thành cầu. Một sự may mắn kỳ lạ chưa từng thấy: đúng lúc bà Léonie rớt xuống cầu thì một đoàn tàu hàng chở toàn cát chạy dưới gầm cầu. Bà Léonie Wallon hạ cánh đúng giữa đống cát. Hiện bà đang nằm viện để bác sỹ theo dõi, nhưng xem ra không hề hấn gì ngoài vài vết bầm tím sơ sơ. Thật là kỳ diệu như phép lạ vậy, khó tin và có thật…" Anh thấy ca này thế nào, Jacques?
Ông Bertin vừa gặm chiếc bánh sừng bò vừa gật gù:
- Anh thấy em nên tới ngay Clermont Ferrand. Đây là một ca em đang cần chớp lấy.
Quả thật đây là một ca Louise Bertin đang cần… Chỉ những ca như của bà Léonie Wallon này mới là dịp cho Louise hành nghề… Một nghề độc đáo, hái ra tiền, độc đáo tới mức không có tên gọi…
Nhưng để kể tiếp câu chuyện này, dù sao cũng phải đặt cho nó một cái tên… Vậy ta cứ tạm gọi đó là nghề cố vấn tai nạn.
Ngày 19 tháng Tư năm 1959, một phụ nữ tóc vàng, khổ người to lớn, khuông mặt hơi dài mặt ngựa, khoác chiếc áo choàng y tá, tới đập mạnh cửa căn hộ số 37 trên đại lộ Gambetta thành phố Clermont Ferrand. Một thiếu phụ khoảng ba lăm tuổi ra mở. Thiếu phụ này tóc nâu, người mảnh khánh, nét mặt lộ vẻ ngần ngại.
- Bà Léonie Wallon phải không ạ?
- Dạ phải. Nhưng sau khi bị tai nạn tôi đã nhờ nhiều bác sỹ khám giúp rồi. Họ cho biết không có gì đáng lo.
Louise Bertin nhe hết bộ răng to đùng cười xởi lởi:
- Tôi chỉ là y tá, không phải bác sĩ, và định tới nói với bà về một chuyện rất thú vị liên quan tới vụ tai nạn vừa rồi…
Léonie Wallon hình như càng ngần ngại hơn. Bà quay đầu gọi với vào trong nhà:
- Anh Eugène, ra đây chút xíu đi.
Chồng của Léonie là Eugène Wallon trông bề ngoài gần giống bà vợ, nhỏ con, gầy ốm, và cũng tỏ ra bối rối không kém vợ. Ông ngước mặt lên nhìn người nữ y tá cao hơn mình hẳn một cái đầu:
- Bà cần gì xin cho biết?
Nụ cười trên miệng Louise Bertin vẫn chưa tắt:
- Cần giúp ông bà, chỉ thế thôi ạ. Sau khi nghe tôi nói rõ đầu đuôi, ông bà sẽ không tiếc thì giờ bỏ ra tiếp tôi…
Vừa sửng sốt vừa tò mò, hai vợ chồng đưa vị khách khác thường vào nhà mình. Louise Bertin không khách sáo ngồi phịch xuống ghế trong phòng ăn và đi ngay vào chuyện:
- Thưa bà Wallon, tai nạn đã gây cho bà những thương tổn gì?
- Các bác sĩ chỉ thấy vài vết bầm tím nơi hông, vậy thôi. Nhưng bà cần biết để làm gì?
Louise Bertin không đáp. Im lặng giấy lát:
- Giá như bà bị nặng hơn, ví dụ như bị mù chẳng hạn… Quỹ cứu trợ Xã hội sẽ trả cho bà số tiền rất lớn.
- Tôi vẫn chưa hiểu bà định nói gì…
- Thưa bà Wallon, để tôi nói bà nghe… Sau một tai nạn như trường hợp của bà, có khi qua nhiều ngày, thậm chí nhiều tuần các biến chứng nghiêm trọng mới xuất hiện. Lại nói về Quỹ cứu trợ Xã hội để bà hiểu thêm: bà có biết họ trợ cấp bao nhiêu cho một ca mù mắt không? Từ 10 tới 15 triệu frans đấy.
Léonie Wallon cố ghìm tiếng kêu sửng sốt…
Từ 10 tới 15 triệu frans năm 1959 là khoản tiền bà khó tưởng tượng nổi (1 frans hồi đó giá trị bằng 6 frans hiện nay). Nhưng ông chồng lại tỏ ý không bằng lòng, thốt lên với giọng hơi sẵng:
- Nhờ ơn Chúa, bà xã nhà tôi không bị mù. Vậy bà tới đây để làm gì?
Louise Bertin không vì thế mà bối rối chút nào.
- Tôi tới đây với ý muốn giúp đỡ ông bà… Tôi đã tốt nghiệp y tá, có bằng đàng hoàng, nên biết rất rõ mọi triệu chứng cần tạo ra để bịt mắt các bác sỹ. Ông bà cần chứng cớ, phải không?
- …
Này nhá, chỉ riêng trong năm ngoài thôi, tôi đã làm ra một ông mù ở Lille, một bà liệt toàn thân ở Montbrisson và một ông điếc ở Cancale. Cộng cả ba vị này lại, họ đã vớ được cả thảy 40 triệu chứ ít ỏi gì!
Giọng Louise càng trở nên thuyết phục hơn:
- Mà sau khi mang về cho các vị món tài sản không nhỏ đó, tôi chỉ xin nhận phần công xá rất khiêm tốn: có một phần ba thôi. Giả dụ ông bà được lãnh 12 triệu, ông bà chỉ chi phần tôi có 4 triệu thôi à!
Im lặng kéo dài. Lúc này cặp Wallon đã hiểu rõ lời đề nghị bất ngờ của bà khách tới viếng. Cũng như hồi nãy, vẫn ông chồng lên tiếng trước:
- Tám triệu đối với gia đình tôi quả thật rất…
Câu nói hàm ý bắt đầu ngả theo làm và vợ lập tức phản ứng:
- Riêng tôi, không đời nào chấp nhận. Không ai được phép làm chuyện bỉ ôi như vậy. Rất xấu xa, và lại là điềm gở nữa, sẽ mang họa vào thân chứ chẳng chơi.
Louise Bertin nhếch miệng mỉm cười, để mặc hai vợ chồng tranh cãi. Mụ đã có kinh nghiệm, biết chắc cuối cùng sẽ đâu vào đó…
Quả nhiên ít phút sau Léonie Wallon thở dài rồi nói:
- Thôi được. Chiều lòng ông xã, tôi đồng ý. Bà cho biết tôi phải làm gì bây giờ.
Mụ Bertin liến thoắng như con buôn chào hàng:
- Kể ra thì giả mù là ngon ăn nhất, được nhiều tiền nhất. Nhưng phải là người có khiếu cơ. Mỗi ngày phải đi ngoài đường vài trăm mét, tay cầm chiếc gậy sơn trắng đập đạp vào bậc vỉa hè để dò đường, thỉnh thoảng dám đập đầu mình vào cột đèn, khi bác sỹ chiếu đèn pha vào mắt để kiểm tra vẫn phải tỉnh bơ không chớp mắt. Không phải ai cũng làm được.
Léonie Wallon khẽ rùng mình:
- Bà nói đúng, làm mù khó quá. Có lẽ giả điếc ngon hơn…
Louise đáp bằng giọng con nhà nghề lão luyện:
- Thưa bà thân mến, nhìn bên ngoài thì tưởng thế thôi. Giả điếc lại có những đòi hỏi riêng của nó. Nhất là phải đặc biệt cảnh giác cao độ. Luôn luôn phải tự nhủ thầm: “Mình điếc đặc. Mình điếc đặc”. Lơi lỏng một tí tẹo thôi là lộ tẩy liền. Như đang đi ngoài đường chợt nghe có người gọi lại giật nảy mình chẳng hạn. Hoặc đang ngồi trong nhà thấy tiếng gõ cửa liền đứng dậy đi ra mở. Những phản ứng theo thói quen từ lâu đời ấy vô cùng phản trắc, chúng có thể xảy ra bất chợt bất cứ lúc nào, không dễ gì chế ngự. Chưa kể tới những âm thanh choáng óc mà bác sỹ khám nghiệm đưa vào ống nghe gắn nơi tai bà để thử. Tập điếc mất khá nhiều thời giờ và phải chịu đựng không ít gian truân…
Đoạn miêu tả những khổ hình của người giả điếc chắc đã gây ấn tượng sâu sắc nơi bà Léonie Wallon.
- Chịu thôi! Tôi chả chơi trò đó. Không bao giờ.
- Hay là giả liệt, thưa bà? Giả bị bán thân bất toại, ngồi xe lăn. Chẳng phải làm gì hết, chỉ việc ngồi trên xe lăn cho người ta đẩy đi. Dễ ợt!
Bà Léonie bất giác giật lùi:
- Không, không chịu nổi. Ngồi như vậy, tôi sẽ không ngớt nghĩ tới những người khốn khổ bị liệt thực. Và mắc cỡ cả đời.
Lần đầu tiên trên mặt Louise Bertin thoáng vẻ phật ý.
- Bà thật khó tính quá xá. Nếu vậy, chỉ còn lại chứng suy sụp toàn thân thôi. Nhưng được trả rất ít: 4 triệu, xin ông bà nhớ cho chỉ được 4 triệu thôi đây nha! Được cái dễ đóng giả nhất hạng.
Bà Wallon rụt rè hỏi:
- Thế tôi phải làm những gì?
- Chẳng phải làm gì hết. Tôi sẽ cho bà uống mấy viên thuốc tiêu mỡ, bà vô phòng đóng kín mọi cừa chính, cửa sổ ở tịt trong đó mười lăm ngày không động chân động tay. Khi được đưa vào viện, số thuốc họ bắt uống vô bụng sẽ khiến bà đờ đẫn tới mức chẳng cần giả bộ nữa.
Bà Léonie Wallon cúi đầu nhìn thân hình ốm o trơ xương của mình.
- Đã thế này mà còn uống thuốc tiêu mỡ nữa ư? Tôi được có 45 kg hơi.
- Thế mới tốt! Kết quả sẽ càng ngoạn mục. Ngoài ra, tôi chẳng còn gì khác để giới thiệu với ông bà. Phải quyết định đi thôi.
Ông Eugène Wallon xen vào:
- Đúng đấy, Léonie. Em phải quyết đi. Chịu đựng một phen ngắn ngủi thôi mà. Nghe lời hướng dẫn của bà đây đi nào. Phải nghĩ tới số tiền lớn ta sẽ được lãnh chứ…
Bà Léonie nhìn chồng, nhìn người nữ y tá, lại nhìn chồng, mãi mới tuyên bố ưng thuận…
Mụ Louise Bertin lưu lại vài ngày trong căn hộ tại Clermont Ferrand theo dõi kết quả đợt “điều trị”…
Mụ thấy ngay không có gì trục trặc, liệu pháp của mụ tỏ ra hiệu nghiệm hơn dự kiến nhiều. Hình nhân Léonie biến thành bộ xương biết nói, đã không động chân động tay lại bị lương tâm giày vò vì chuyện bày trò lừa đảo nên bà bắt đầu suy sụp thực sự cả về thể chất lẫn tâm thần kinh…
Thành ra chỉ sau một tuần ông chồng đã phải đưa bà vào cấp cứu trong bệnh viện. Mụ Bertin trở về biệt thự lộng lẫy của vợ chồng mụ ở La Celle Saint-Cloud…
Lại trúng mánh lần nữa rồi. Sau khi nhân viên Quỹ cứu trợ Xã hội tới kiểm tra bệnh trạng bà Léonie, mụ sẽ nhận phần của mụ. Chắc ăn như tất cả những lần trước, vì vợ chồng Wallon không điên tới mức đút túi toàn bộ số tiền được lãnh. Để bị tố giác và mất tất cả. Không, cũng như những người trước, họ sẽ phải chi ra một phần ba như hợp đồng miệng đã thỏa thuận.
Ngày 26 tháng Năm năm 1959, tức một tháng sau. Giờ ăn sáng của hai vợ chồng nhà Jacques và Louise Bertin. Chông ngồi nhấm nháp bánh sừng bò nhúng cà phê sữa, vợ lật các tờ báo địa phương tìm những nạn nhân gặp may trong tai nạn giao thông hoặc tai nạn lao động…
Tiếng chuông cửa. Bà vú ra mở, rồi trở vào cùng với một người đàn ông khoác áo mưa. Anh ta tự giới thiệu:
- Cảnh sát trưởng Guerand… Xin được hỏi bà Louise Bertin vài điều.
Jacques Bertin can thiệp ngay tức thì, đầy tự tin ở trình độ nắm pháp luật của mình. Gã đã nghiên cứu tất cả những luật lệ cần thiết để phòng trường hợp vợ gặp rắc rối.
- Xin vui lòng cho biết bà nhà tôi có điều gì không phải?
Nhưng gã không hề dự đoán được câu trả lời của viên cảnh sát:
- Thưa ông, bà Louise Bertin bị tình nghi giết người. Đúng lúc đó, nhân vật nữa xuất hiện giữa phòng, trong bộ đồ tang. Ông ta chỉ tay giữa mặt mụ Louise, căm hờn thét lên:
- Chính nó! Ông cảnh sát trưởng ơi, chính nó giết vợ tôi!
Louise Bertin giật nảy…
Cảnh sát trưởng Guerand từ tốn giải thích:
- Sau khi từ bệnh viện trở về nhà, bà Léonie Wallon đã tự vẫn. Để lại bức thư tuyệt mệnh nói rõ vì bà hối hận điều đã làm. Ông Wallon đây tới gặp chúng tôi tố giác các người đã nhúng tay vào vụ này như thế nào: lửa đảo Quỹ cứu trợ Xã hội, thuốc tiêu mỡ và các trò bịp bợm khác. Bi kịch là ở chỗ bà đã thành công quá mức, bà Bertin! Bà đã gây ra một cơn suy sụp toàn diện cho bà Wallon đáng thương khiến bà ấy thiệt mạng.
Louise Bertin đã kịp trấn tĩnh. Mụ làm ra vẻ phẫn nộ:
- Chẳng hiểu chuyện này là thế nào nữa. Tôi chẳng quen biết gì cái ông này, thử hỏi xem là tôi có quan hệ gì nào?
- Có đấy, thưa bà. Có số điện thoại của bà ở nhà ông Wallon để ông trả công cho bà cố vấn, tức là bà Louise Bertin.
Gã chồng lại xông vào cuộc chiến:
- Số máy điện thoại này cũng do ông ta bịa ra như mọi chuyện kia.
Quá đau khổ vì vợ chết, ông này lú lẫn đổ vấy tùm lum. Tôi nói không sai.
Cảnh sát trưởng Guerand gật đầu:
- Tôi cũng đã từng cho là như vậy. Nhưng vợ ông đã phạm một sai lầm lớn. Vì muốn khoe tài, hoậc vì muốn nêu bằng chứng cụ thể, vợ ông đã kể lại ba trường hợp trước đây. Ông Wallon là người có trí nhớ rất tốt. Ông vẫn nhớ ba trường hợp đó: một người đàn ông mù ở Lille, một bà liệt ở Montbrisson và một ông điếc ở Canclae. Chúng tôi đã tới từng nơi kiểm tra kỹ, mấy ca này đều có thật.
Louise Bertin chưa chịu đầu hàng:
- Mấy ca đó chứng minh được cái gì nào? Ông Wallon đọc thấy trên báo chí, thế thôi.
- Chúng tôi đã mở cuộc điều tra tại chỗ. Kết quả thật đáng ngạc nhiên. Người mù vẫn sáng mắt, người bại liệt vẫn đi lại như thường và ông điếc vẫn thính tai như mọi người, mà cả ba người này đều không có ai tới lễ nhà thờ Đức Bà ở Lourdes hết… Thế nào, bà Bertin, bà giải thích sao?
Mụ Louise đột nhiên như già đi mười tuổi. Quay nhìn ông Wallon với vẻ buồn bã:
- Tôi không hiểu nổi. Thông thường mấy viên tiêu mỡ đó đâu có nguy hại gì…
Sáu tháng sau, hai vợ chồng bị đưa ra hầu tòa. Louise lãnh mười năm tù ngồi vì tội giết người không cố ý và tội lừa đảo. Chồng mụ lãnh án hai năm tù vì tội đồng phạm, nhưng được hưởng án treo. Ít lâu sau, Louise tự sát trong xà lim. Bác sỹ kết luận: do cơn suy sụp toàn diện đột ngột xuất hiện. Như trường hợp bà Léonie Wallon. Nhưng khác ở chỗ: thật sự chứ không phải nhân tạo.
Vụ án 2: Bông Cẩm Chướng Đỏ
Truyện ngắn Mỹ.
Harrison Swanbank soi gương chải mái tóc muối tiêu lấp lánh như ánh bình minh rồi cài bông cảm chướng đỏ lên ve áo. Tấm gương phủ kín bức tường, từ sàn lên tới trần căn phòng ngủ, trị giá 3.000 đô. Đang ở tuổi năm mươi sung sức. Harrison là chủ tịch một ngân hàng lớn ở New Jersey. Ông có một con trai đang học Harvard, một con trai thứ hai học trường đào tạo sĩ quan. Bản thân ông là một nhân vật quan trọng, đảm nhiệm toàn những việc lớn lao. Tấm gương đồ sộ trong khung mạ vàng phản chiếu hình ảnh một con người toàn bằng vàng. Chỉ có một điều không may trong số phận: bà vợ mới qua đời năm rồi. Bà đang yên nghỉ trong ngôi mộ cẩm thạch, dưới bóng hai cây dương chở từ Ý sang. Tối nay, sau một năm sống cô đơn trong ngôi nhà mênh mông, lần đầu tiên ông Harrison cảm thấy trong người thư thái, lòng vui như mở hội, rũ bỏ hết nỗi buồn bực thói thường vẫn dằn vặt ngay cả những người thành đạt nhất trong cuộc sống. Ông đã gặp nàng trong hộp đêm Boya. Một thiếu phụ tóc nâu nhỏ nhắn, rất có duyên, trong ánh mắt luôn phảng phất nét buồn dịu dàng của những cô gái mồ côi sớm chưa bao giờ được hưổng sung sướng trên đời. Loại người mà khi vừa gặp ta đã muốn năm lấy tay mà an ủi, mà ngỏ ý chở che, mà hứa hẹn sẽ từ nay chăm sóc, nâng niu. Ông đã khiêu vũ trong vòng tay cô và cảm thấy vô cùng thanh thản trong vòng tay ấy. Sau đó, ngồi bên cô thủ thỉ tâm tình, ông mỉm cười tự nhủ: "Sao lại không?" Tối nay Harrison lại ngắm mình trong gưông. Lấy một bông cẩm chướng đỏ cài lên ve áo, mỉm cười hài lòng với bóng mình trong gương. …
Hai người cưới nhau đã ba tháng nay. Bartolo tràn đầy niềm hạnh phúc kỳ lạ. Nàng quả là con người có một không hai. Mỗi phút bên nàng là một phát hiện mới, một khám phá mới. Harrison có thể ngồi hàng giờ nghe nàng nói mà không thấy chán, ông lim dim mắt tận hưởng làn da tay ghì trên cổ luồn vào mái tóc mượt mà … và sung sướng thấy nàng mừng rỡ như trẻ con khi nhận những món quà đắt giá ông trao tặng: những váy áo thời trang lộng lẫy, chiếc xe Cadilac mui trần. Ông còn mở cho nàng một tài khoản ở ngân hàng. Không bao giờ hỏi nàng tiêu pha những gì, cũng không hỏi vì sao nàng đánh mất chiếc trâm hồng ngọc đáng giá tám ngàn đô. Ông chỉ ước ao nàng ở bên ông mãi mãi, được cưng chiều nàng mãi mãi. Khi mắt nàng sáng rực lên như mắt đứa trẻ vừa nắm chắc trong tay món đồ chơi thiéch thú và nũng nịu: "Anh cưng em quá trời, em đâu xứng đáng?”, Harrison sung sướng muốn nghẹn thở. Cô nàng nói câu đó - "Em đâu xứng đáng” - Là một câu rất thành thực. Lúc này cô đang ngồi bên gã Bonzenti cao to đang mút mẩu xì gà từng hơi ngắn. Gã vặn vẹo người tình:
- Mày đang thòng lọng với thằng nào vậy?
- Một thằng rất sộp: loại số dách của New Jersey. Tiền như nước.
- Cắn câu chưa?
- Còn phải hỏi!
Bonzenti ngồi lọt hẳn vào ghế bành, ngắm nghía chiếc đồng hồ vàng trên tay. Cô ả hỏi:
- Được không?
Bonzenti mím chặt môi gật đầu ra vẻ sành sỏi tồi xác nhận:
- Tuyệt đấy, cô bé. Khó lòng kiếm được thứ này. Cảm ơn em nhiều nhiều.
Ả vuốt mái tóc bù xù của gã ta, khoe:
- Em đưa anh bao nhiêu thứ của lão tặng em, vậy mà chẳng bao giờ thấy lão vặn hỏi chúng biến đi đâu. Nhiêu khi chính em lại cảm thấy hơi ngường ngượng thế nào ấy. Anh không thể biết lão mê em tới mức nào. - Ả cúi xuống - Thế còn anh, có yêu em bằng chừng đó không?
Bonzenti vít đầu ả đặt lên đùi, hôn vào cổ vào gáy.
- Có mà điên! Anh ghét em thì có. Em như thuốc độc ấy!
Harrison ngồi một mình trong phòng khách. Phòng lạnh lẽo. Người cô đơn. Mưa đêm gõ nhịp trên cửa kính gợi nhớ điệu Rumba năm trước, trong hộp đêm Boya. Một năm chung sống với người đẹp khiến ông chợt phát hiện ra một điều hết sức bất ngờ: ông vẫn còn có thể yêu say đắm mê cuồng. Một năm đẹp nhất trong cuộc đời… Nhưng giờ đây chẳng còn gì nữa. Chủ tịch ngân hàng Harrison buồn bã thở dài. Vì sao đến nông nỗi này?
Ông thiếu thận trọng trong kinh doanh. Ném sáu chục ngàn đô vào Colorado nhưng không thu về được đồng nào. Rồi liên tiếp mấy vụ thua lỗ nữa. Kiểm lại sổ sách, Harrison biết mình gần như trắng tay. Bữa qua có hai nhân viên FBI tới kiểm tra sổ sách và cũng xác nhận như vậy. Thế là hết!
Nhưng chỉ hết với bản thân ông. Còn với cô vợ trẻ yêu quý nhất đời, người đã được ông lo toan chăm chút đảm bảo một cuộc sống vương giả, ông nhất định sẽ làm một điều gì đó cho cô, một lần cuối cùng. Harrison còn món tiền bảo hiểm nhân thọ hai trăm ngàn đô. Số tiền này sẽ vào tay cô sau khi ông qua đời. Tất nhiên trong hợp đồng có điều khoản: “nếu thân chủ tự sát, người thừa kế hợp pháp sẽ không được lính khoản tiền bảo hiểm đó”. Nhưng không sao. Một người bạn thân tín sáng nay vừa mách cho ông địa chỉ của người có thể giúp giải quyết vụ này. Ông không tiếc gì đời, mặc dù phải lìa bỏ nó ở tuổi mới năm mươi mốt. Miễn là cô ấy được sống sung sướng! Còn ông, ông vui lòng ra đi vĩnh viễn, trong niềm tin: cô ấy rất mực yêu ông. …
Gã Bonzenti phì vội mẩu xì gà, chồm lên:
- Ai giới thiệu tôi? Ai cho ông địa chỉ của tôi? Ông nghĩ là tôi chịu nhúng tay vào những việc bẩn thỉu này à? Ông có là cớm hoặc chỉ điểm không hử?
Harrison điềm nhiên trả lời:
- Anh đừng ngại. Người cho tôi biết địa chỉ này là bạn rất tin cậy của tôi.
- Ông chịu bao nhiêu?
- Đưa trước trăm ngàn, trả nốt trăm ngàn khi xong việc. - Harrison mỉm cười, nói tiếp - Khỏi lo lắng gì. Sáng mai sẽ có người đưa tiền đến. Tôi đã hứa là làm. Quân tử nhất ngôn!
- Tôi đã nhận lời đâu! Mà cũng không nói là không nhận.
- Tôi muốn thằng đó phải bị tiêu. Nó vướng chân vướng mắt tôi quá, chịu không thấu.
- Khỏi cần đi sâu vào chi tiết chuyện riêng của ông. Tôi không cần biết.
- Tám giờ tối mai, hắn sẽ từ tắc xi bước xuống cửa chính khách sạn Arlington. Hắn mặc smoking, trên ve áo gài bông cẩm chướng đỏ.
- Ta giả dụ là tôi nhận lời của ông. Gã của ông trông dáng người thế nào, ông nói nghe thử.
- Khá cao lớn, lịch sự. Khoảng năm mươi nhưng trông trẻ hơn tuổi.
- Sao nữa, nói rõ thêm xem nào.
- À, hừm… trông hao hao giống tôi.
- Thật à?
- Thế nào, anh tính sao?
Gã Bonzenti nhăn mặt một lát, rồi xòe rộng bàn tay hộ pháp:
- Xong!
Rồi tiếp:
- Thế nhé, tôi không hề trả lời bằng lòng, mà cũng không từ chối. Hai người bắt tay nhau…
…
Đứng trước tấm gương phủ kín bức tường phòng, Harrison gài bông cẩm chướng đỏ lên ve áo smoking. Tấm gương phản chiếu toàn bộ cảnh tượng gian phong. Đồ đạc bày biện thật hài hòa về hình dáng và màu sắc. Căn phòng biểu tượng thỏi oanh liệt đã qua, cuộc sống xa hoa, tấm lòng hào phóng của ông. Nó phải chấm dứt, thì sẽ chấm dứt theo cách ông dự tính: không có cảnh sát tới khám xét, không có thẩm phán gọi ông tới chất vấn. Lát nữa, ông sẽ vào phòng cô vợ trẻ, ôm hôn từ biết nàng: "Anh yêu em hết lòng". Nàng sẽ đáp lại: “Em cũng yêu anh không để đâuc ho hết, anh yêu qúy của em, cục cưng của em!". Trước đó, ông đã báo cho nàng biết ông phải tới New York dự bữa tiệc làm việc, đêm nay sẽ không về nhà. Liếc nhìn đồng hồ thấy đã bảy giờ tối, Harrison mở tủ lấy đôi găng tay trắng muốt, thản nhiên kêu vợ tới chia tay lần cuối. Ông không hề biết: khi ông đang ngã giá với Bonzenti, vợ ông đã nghe rõ tất cả, đã hiểu hết mọi chuyện. Đến lượt tới trước tấm gương phủ kín tường, Bonzenti ngắm mãi bộ smoking cắt rất khéo gã đang mặc, rút lược trong túi chải đầu và thốt lên:
- Ủa, mình có tóc bạc rồi sao!
Thiếu phụ tóc nâu dẩu cặp môi mọng:
- Đáng lẽ anh không nên tới đây.
- Không hề gì. Lúc chiều em vửa nói đêm nay lão già không ngủ nhả mà? Anh muốn xem qua cái tổ ấm này.
- Lỡ có người trông thấy anh vào đây thì khốn…
- Khỏi lo, cưng ơi! Anh cẩn thận lắm, không sao đâu. - Hắn nhìn đồng hồ. - Đi đớp thôi! Bảy giờ ruỡi rồi.
- Vâng. Em xong ngay đây.
- Ta đi đâu bây giờ?
- Yên chí. Em biết một chỗ ngon tuyệt. Anh cười gì vậy?
Bonzenti vừa liếc bóng mình trong gương. Từ lâu hắn đã mơ ước có một ngôi nhà như thế này: rộng rãi, thoáng mát, cao ráo, không như những hang chuột hắn vẫn chui rúc lâu nay.
- Chẳng bao lâu nữa anh cũng sẽ có một chỗ ở như thế này. Có khi còn to hơn. Dạo này sắp có kha khá tiền.
- Em biết.
- Tối nay hai thằng đệ từ của anh sắp làm một quắn mười ngàn đô. Mà anh chỉ mất một cú phôn cho thằng Monoco là xong. Bảo nó rằng: "Monoco, phái ngay hai thằng cứng cựa tới, có việc cho chúng nó tối nay. Mình có thằng bạn muốn đi xa”. Chỉ thế thôi nha! Một cú phôn được mười ngàn. Chẳng mấy chốc anh sẽ mập ú!
- Xong. Ta đi thôi, anh yêu.
Ả lôi hắn đi, tiện tay rút bông cẩm chướng đỏ trong bình, gài lên ve áo gã.
- Lại còn hoa hoét nữa! Để làm trò gì vậy?
- Trời! Đêm nay anh là nhân vật quan trọng lắm nha! Chưa làm giám đốc ngân hàng, nhưng sắp rồi. Thử nhìn trong gương coi!
Bonzenti nhìn vào gương: gã thấy tối nay quả thật minh sang trong thật, bảnh bao, lịch sự hơn hẳn mọi bữa. Nhìn bằng con mắt dân ngoại ô nghèo đói, gã càng thấy mình tối nay cao sang gấp bội, tới mức không thể tin đó là mình nữa! Hắn quay sang cô ả tóc nâu.
- Có khi anh đổ đốn mà phải lòng em thật!
Ả tủm tỉm:
- Nhất định rồi. Tránh đâu cho thoát khỏi tay gái này!
Chiếc xe hơi đen tới đỗ sát vỉa hè đối diện khách sạn Arlington. Trên ghế trước có hai gã đàn ông mặt mày bặm trợn. Gã khoác áo mưa xám nhìn đồng hồ.
- Gần tám giờ. Chuẩn bị sẵn sàng!
Gã kia hơi cúi người, bật khóa điện. Gã kia lại nói:
- Người cao, bận smoking, cẩm chướng đỏ cài ve áo.
- Đúng. Monoco dặn đúng như vậy.
- Taxi chắc sẽ đỗ bên này đường. Không hiểu liệu có vướng đường bọn mình rút không?
- Khỏi lo! Tớ quen tay lắm rồi. Có phải lần đầu đâu!
Một chiếc taxi vàng từ từ chạy tới đõ sát vỉa hè. Từ trên xe bước xuống một thiếu phụ nhỏ nhắn tóc nâu và một người đàn ông to cao bận smoking. Người đó móc ví.
- Hắn đấy - Tên bận áo mưa thì thầm - Mày thấy bông cẩm chướng không?
- Còn con mèo kia? Trong kế hoạch không có.
- Chờ nó qua đường đã.
- Con mồi trả tiền xong rồi. Tên thứ hai trong chiếc xe đen cúi xuống sàn xe mở vali lôi ra khẩu tiểu liên. Vừa đúng lúc đó, một taxi khác trườn tới. Người đàn ông trên xe bước xuống, cao lớn, trông vẻ lịch sự. Ông ta liếc mắt đảo quanh, đưa tờ giấy bạc cho lái xe, ra hiệu khỏi trả lại tiền thừa. Rồi vén tay áo coi lại đồng hồ, chừng như đang chờ đợi ai. Bộ smoking ông mặc trông rất khéo, trên ve cài bông cẩm chướng đỏ. Tên cầm tiểu liên chửi thề:
- Đ.m… Những hai thằng y hệt nhau. Mày nhìn coi! Làm thằng nào?
- Đến giờ chưa?
- Đúng tám giờ.
- Cho cả hai đi luôn!
Bên kia đường, thiếu phụ nhỏ nhắn tóc nâu dừng lại trong góc đại sảnh khách sạn Arlington. Ánh đèn chói chang lóa mắt, ả không nhìn rõ ngoài đường. Chỉ nghe nổ ra một loạt súng, thoáng thấy hai bóng người ngã vật xuống, bóng chiếc ôtô lao vụt đi…
…
Trước tấm gương đồ sộ phủ kín bức tường phòng, thiếu phụ nhỏ nhắn tóc nâu bận toàn đồ đen đứng soi mình trong gương. Rồi gục mặt xuống bông hoa cẩm chướng đỏ trên tay như đang cầu nguyện. Căn nhà quá lớn trống trải và có lẽ gieo vào người ả cảm giác lạnh lẽo. Đang quen sống với gã Bonzenti và chủ ngân hàng Harrison, cả hai người đàn ông đều cao to nên giờ đây ả càng thấy mình mới bé nhỏ làm sao! Và góa bụa nữa. Tuy vừa lĩnh hai trăm ngàn đô. Cộng với những thứ Bonzenti để lại: trâm hồng ngọc, đồng hồ vàng…
Ả từ từ ngẩng đầu lên, chợt nhận thấy màu đen bộ đồ tang thật hợp với dáng người mình. Trông có vẻ cao sang nữa. Từ nay ả sẽ thường xuyên bận đồ tang. Cho hợp với địa vị mới: bà quả phụ Harrison, giàu có tới mức không thể đếm hết các khoản tiền có trong tay. Nhớ lại hồi mua tấm áo mất hai đô đề diện khi gặp Harrison lần đầu trong hộp đêm Boya, ả lẩm bẩm: "Mình bỏ vốn rất trúng!".
Vụ án 3: "Chó Ngao" Nhân Viên Fbi
Truyện Mỹ.
Vào khoảng 0 giờ 30 đêm 6 tháng Tư 1960, phát thanh viên đài radio thành phố Saint Louis ngồi sau bàn phòng bá âm đọc trước micro bản thông báo: “Mới đây, một người đàn ông vừa chạy vào quán ăn nhanh trên đại lộ Nam thì ngã gục vì mất quá nhiều máu từ hai vết dao trên mình. Tung tích hung thủ cho tới lúc này vẫn rất mơ hồ: hình như đó là một người cao lớn khoảng ba mươi tuổi, ria mép rậm và đen”.
Saint Louis, một thành phố lớn bên Mỹ, là thành phố ảm đạm với những dãy nhà gạch, những nhà máy gạch, xưởng thợ chen chúc hỗn độn tạo thành những con đường chật hẹp, dơ bẩn, xấu xí, những mặt tiền phản mỹ thuật, những cầu thang thoát hiểm bằng sắt thô kệch. Gạch và sắt, sắt và gạch xô bồ, nham nhở... Đôi khi các phát thanh viên ca đêm thường có cảm tưởng mình nói vào chỗ không người. Thực ra tiếng nói trên làn sóng điện không khi nào rơi vào chỗ trống không, dù ban ngày hay ban đêm. Bao giờ cũng có người nào đó, ở đâu đó lắng nghe. Mà đêm khuya tĩnh mịch, người nghe càng chăm chú lắng nghe hơn. Cho dù đêm nay chỉ có hai thính giả, bức thông điệp của phát thanh viên vẫn không đến nỗi vô ích.
Thực vậy, trong mấy thính giả đó có cả tên hung thủ. Nó vừa trở về căn phòng nhỏ ở Monmouth, thị trấn cách Saint Louis 150km về phía Bắc. Nó rứt bộ ria giả, mở radio nghe xem công trình của mình đã được nói đến chưa? Thính giả thứ hai là nhân viên thanh tra cảnh sát vừa bị cú phone dựng dậy, lôi khỏi nhà. Lúc 0 giờ 20 đang ngồi coi tivi, hai chân đã rút khỏi giầy sắp sửa lên giường ngủ. Vậy mà lại phải nhảy lên xe, bật radio nghe thử vụ việc đã lên đài chưa, không chừng giới báo chí lại biết tường tận hơn cảnh sát. Nhưng chẳng có tin gì hơn. Ở hai nơi khác nhau, hung thủ và cảnh sát lại cùng nghĩ như nhau: "Lơ mơ quá! Người cao lớn trạc ba mươi tuổi thì ở bang Missouri này có cả chục ngàn". Hung thủ nghĩ bụng: "Thằng khốn kiếp chưa chịu ngoẻo. Mong sao nó chết hẳn, chết thật lẹ, cho mình nhờ". Thanh tra cảnh sát thì nghĩ: "Chắc trăm phần trăm bộ ria là của giả". Hung thủ tự trấn an: "Mình cóc để lại dấu tay. Bọn cớm thả sức tìm... Mình đếch quen thằng bị đâm, nó thì tối qua mới thấy mặt mình lần đầu... ”
Viên cảnh sát vửa dừng xe, chợt nghe có tin mới: "Nạn nhân tên là Jack Philip Ross, hai mươi sáu tuổi, tái phạm hình sự, đã ở nhiều năm trong trại cải huấn. Bị bắt sau vụ lừa đảo, mới được tự do có điều kiện thì sắp bị đưa ra toà về tội trộm cắp vỏ xe trong một gara". Cảnh sát và hung thủ đều vừa nghe đoạn thông báo trên, nhưng lập luận khác hẳn nhau. Hung thủ cho rằng: "Chẳng ma nào chịu mất công tìm kiếm kẻ đầm chết tên bất lương vô danh tiểu tốt nọ. Bọn cớm sẽ bỏ ra một tuần, giỏi lắm thì nửa tháng để điều tra rồi xếp xó”. Còn thanh tra Eugene Robert O’Donnell hai mươi tám tuổi của đội Hình sự thì nghĩ: "Món của ta đây rồi... Không ai có thể giành của ta vụ này, nó sẽ giúp ta khẳng định tài ba..". Nhân viên đội Cảnh sát hình sự thành phố Saint Louis đều gọi O’Donnell bằng biệt hiệu Bulldog, Chó Ngao. Họ đặt cho anh biệt hiệu này trước hết vì hàm răng dưới nhô dài hơn hàm trên, trông xấu trai. Sau nữa, giống hệt loài chó Bulldog khi đã ngoạm vào mồi là không chịu nhả, O’Donnell cũng không bao giờ chịu bỏ mồi. Khi chẳng may bị xấu trai thì bù lại phải xây dựng cho mình một tính cách độc đáo khác người, và O’Donnell đã chọn thứ tính cách phù hợp với hình dạng anh ta.
Anh dừng xe lúc 0h30 trước tiệm ăn trên đại lộ Nam, nơi chủ nhân vừa báo có người bị đâm vừa chạy vào gục trong cửa hàng. Trên đường vào nhà, Chó Ngao chạm trán ngay với nạn nhân Jack Ross đang được chở đi trên cáng, máu túa đầy ngực, hơi thở chỉ còn thoi thóp... Chó Ngao tạm gác ý định vào thẩm vấn chủ tiệm Hamburger Heaven, chạy theo mấy người y tá lên xe cứu thương. Trong khi xe hụ còi chạy như điên qua thành phố, anh hỏi người sắp chết:
- Tên gì? Đứa nào đâm? Người bị hại khó nhọc thều thào nhát gừng:
- Không.. biết... không quen... chỉ kịp... nhảy... nhảy ra... xe.
- Xe nào? Giờ ở đâu?
Ross cấm khẩu không nói được nữa, vừa tới bệnh viện thì tắt thở. Chó Ngao quay lại tiệm Humberger Heaven vẫn mở cửa tới ba giờ sáng theo lệ xưa nay.
Chủ quán tên Paul Monica, gốc Ý, bụng phệ, mũi cà chua, đầu nhẵn thín trong vẻ tử tế và đang tỏ ra buồn phiền. Ông thở dài.
- Rắc rối quá!
- Ông biết nạn nhân chứ?
- Không gặp anh chàng đáng thương đó bao giờ.
- Không lần nào?
- Vâng, không một lần.
- Kể tôi nghe...
Ông Monica tới đứng sau quầy theo thói quen khi sắp nói những điều quan trọng, đi tới đây ông thấy chắc dạ vì nó làm ông nhận rõ mình đảm đương một chức năng xã hội. Vả lại, đi như vậy mới có thì giờ suy nghĩ trước khi đối đáp. Ông nói:
- Vâng, để tôi kể. Lúc anh ta mới chạy vào tôi ngỡ anh ta xỉn. Sau mới nhìn thấy máu, đúng lúc anh ta hét: “Kêu cảnh sát... gọi cấp cứu... Nó đâm chết tôi”. Tiệm nhốn nháo. Anh ta ngã gục cách quầy rượu vài mét. Một ông khác chạy tới gọi điện, tôi cố tìm cách cứu anh ta. Nhưng máu tuôn ồng ộc, tôi đâu biết làm cách nào cầm lại. Giá như bị ở tay ở đùi thì còn garô được, ở ngực thế này thì làm gì? Bây giờ anh ta ra sao rồi, ông thanh tra?
Chó Ngao cho chủ tiệm biết nạn nhân vừa chết. Ông Monica sa sầm nét mặt:
- Tệ hại quá!
- Khi ông cúi xuống anh ta, ông có nghe được gì không?
- Ôi, lúc đó đã mê sảng rồi còn gì, chỉ ú ớ vài tiếng khó nghe. Hai lần tôi bảo tả hình dạng hung thủ, anh ta gắng gượng hêt sức mới nói "cao lớn"... "ria rậm"... "khoảng ba mươi"...
Tin quá đỗi sơ sài. Chó Ngao cảm ơn, gọi điện về bệnh viện. Một đồng nghiệp chuyên lo về căn cước vừa tới đó.
- Cậu thu được giấy tờ chưa?
- Rồi… Một giấy phép lái xe, mấy bì thư đề tên anh ta.
- Nhà ở đâu?
- Cùng vợ kinh doanh một tiệm may nhỏ ở số 20 đường Bắc. Có ba con.
Chó Ngao quyết định tới báo tin dữ cho vợ nạn nhân. Xe dừng trước tiệm may tiều tuỵ, tủ kính dơ bẩn, nằm dưới tầng trệt ngôi nhà nhỏ xây gạch đỏ có hai tầng lầu. Không thấy chuông, Chó Ngao đập cửa. Một lúc lâu mới có ánh đèn phía sâu trong tiệm: Một thiếu phụ trẻ khoác áo ngủ, tóc nâu, người hơi đẫy đà, ra bằng cổng sau, đi vòng bên cạnh nhà tới gặp thanh tra. Chó Ngao thận trọng lựa từng lời báo tin về người chồng. Thiếu phụ choáng váng phải dựa người vào tường một lúc lâu mới thốt nên lời giữa hai tiếng nấc:
- Tại sao... tại sao tôi lại để anh ấy về một mình?
Chị ta giải thích: hai vợ chồng đi coi phim ở bãi drive-in, tức là bãi chiếu phim ngoài trời, người xem cứ ngồi nguyên trong xe. Lúc hai mươi ba giờ thì ra về. Nhưng về tới nhà, chỉ một mình chị ta xuống xe. Chồng chị lại nổ máy có chút việc cần đi. Chị nói tiếp, khuôn mặt đầm đìa nước mắt.
- Tất nhiên tôi biết đó là việc gì. Đêm nào anh ấy cũng chơi bài, chơi poke hoặc thứ gì khác... bữa đó có hai trăm đô trong túi.
- Bỏ trong bóp?
- Vâng, trong bóp.
Theo lệ, Chó Ngao hỏi chị vợ Ross: trong những người thân quen hoặc bạn cờ bạc của chồng chị có người nào cao lớn, trạc ba mươi để ria rậm. Vợ Ross không thấy có ai như vậy, Chó Ngao cáo từ về ngủ một giấc: đã năm giờ sáng rồi.
Anh trở lại tiệm may lúc chín giờ, rùng mình ớn lạnh vì ngủ chưa đẫy giấc. Đẩy mạnh cánh cửa gắn kính, bước vào, anh thấy ngay trước mặt một anh chàng rất đẹp trai, còn trẻ măng, có đôi mắt của siêu sao điện ảnh, đôi môi đỏ tươi, tóc hớt ngắn.
- Ông cần gì?
- Cảnh sát đây! Anh là nhân viên bán hàng?
- Dạ phải.
- Tên gì?
- Arthur Feru.
- Bao nhiêu tuổi?
- Mười tám.
- Làm ở đây được bao lâu?
- Tôi làm cho ông bà Ross tám tháng nay. Hai ông bà coi tôi như người nhà. Tối qua họ đi coi drive-in, tôi trông ba đứa nhỏ.
- Tôi cần gặp bà Ross ngay bây giờ, được chứ?
- Không được, thưa ông thanh tra. Bà Ross đang nằm nghỉ. Vụ này quá kinh khủng, bà chủ nhà tôi chịu hết nổi.
Lẽ dĩ nhiên, Chó Ngao tranh thủ hỏi chàng trai có tin gì cung cấp cho nhà chức trách không... Chẳng hạn, có thấy gì khác lạ, lúc đó nếu có người cao lớn để ria, chắc chắn cậu ta đã phát hiện ra. Và khi Jack Ross quay xe đi tiếp, đường phố vắng ngắt không một bóng người.
Trở về cơ quan ngồi chưa ấm chỗ, Chó Ngao được báo cáo: vừa tìm thấy xe của Jack Ross, đỗ trái luật trên đại lộ Mississippi. Anh tới nơi, đi một vòng quanh chiếc xe: cửa xe bên trái, phía người lái, vẫn mở hé, trên sàn và phía trong cánh cửa đọng nhiều vệt máu khô. Chứng tở Jack bị đâm khi còn ngồi sau tay lái. Trên mặt đường cũng có vài vệt máu cho thấy nạn nhân thoát khỏi xe ở chỗ này, hung thủ không đuổi theo mà bỏ đi ngay sau khi gây án. Jack bị đâm chí mạng mà vẫn chạy được gần một cây số theo các con đường vắng vẻ để cầu cứu, quả là kỳ diệu. Chắc anh ta phải gắng gượng hết mình. Các chuyên viên lấy dấu tay vừa tới kiểm tra chiếc xe.
Các vết vân tay đều của hai vợ chồng Ross. Chó Ngao lại về cơ quan. Các đồng nghiệp sửng sốt nghe anh tuyên bố: cuộc điều tra đã thu được vài kết quả bước đầu. Vì anh đã thấy vụ này không do một bàn tay chuyên nghiệp thực thi. Tên sát nhân già đời sẽ không để người bị hại ra khỏi xe chạy đi cầu cứu. Nó không bao giờ quên kiểm tra xem nạn nhân đã chết hẳn chưa. Vậy thì hung thủ có thể là một tên ăn sương non tay nghề, động cơ gây án là cướp của. Nhưng viên cảnh sát khám Ross trong bệnh viện đã bác ngay suy luận này: trong túi nạn nhân có hai mươi lăm đô la. Theo vợ nạn nhân đã cho biết, Ross có bỏ hết tiền trong bóp, tổng cộng là hai trăm đô la. Không lẽ tên cướp chỉ lấy đi một trăm bảy lăm đô, bỏ lại trong bóp hai mươi lăm đô? Vậy thì.. phải đưa ra giả thuyết khác: tối đó Ross thua bạc một trăm bảy lăm đô. Nhưng thua về trò cờ bạc gì? Chơi với ai? Ở đâu? Chó Ngao thấy cần phải kiểm tra bằng chứng ngoại phạm của chị vợ và anh chàng Arthur... Đứa con đầu của hai vợ chồng mắc chứng khó ngủ, khai đêm đó lúc đã rất khuya nó có nghe tiếng mẹ nó trong nhà. Và lại, bàn tay đàn bà khó có thể làm chuyện này. Còn chàng Arthur do lây nhiễm tật xấu của ông chủ thân thương, tối đó đi chơi bài poke từ hai mươi ba giờ đến hai giờ sáng hôm sau.
Nguồn: http://motsach.info/