11/3/13

Thanh gươm cô độc (H1-2)

Hồi 1

Nguyễn Hoàng có ý lo sợ Trịnh Kiểm tìm cách ám hại, ngoài những cách phòng thân giữ thế Hoàng còn cho người ra tận Bạch Vân am lạy Trình Quốc Công mà xin kế sách. Được Quốc Công cho vỏn vẹn tám chữ: "Hoành sơn nhất đái, vạn đại dung thân "
- Có nghĩa rằng: "Một dãy Hoành Sơn kia có thể dung thân được muôn đời". Nguyễn Hoàng mới tìm đến chị ruột của mình là bà chúa Ngọc Bảo đang là ái thiếp của Trịnh Kiểm xin Trịnh Kiểm cho được vào trấn phía Nam. Năm Mậu Ngọ (1558) Trịnh Kiểm vào tâu vua Lê Anh Tông cho Nguyễn Hoàng vào trấn đất Thuận Hóa. Lời khuyên của Trình Quốc Công đã thành lời tiên tri Trong 180 năm truyền từ đời kẻ đầu tiên bôn ba lánh nạn tru diệt của họ Trịnh, Nguyễn Hoàng ẩn thân từ Quảng Bình (Hoành Sơn) rồi đến Quảng Trị, Quảng Nam... thu dùng hào kiệt, mua chuộc lòng dân nên đi đến đâu người người cũng một lòng một dạ mến phục.

Trong 180 năm Sáu đời làm chúa. Từ Nguyễn Hoàng, Nguyễn Phúc Nguyên (đến chữ Phúc lót đệm thì... ) Nguyễn Phúc Loan, Tần, Chu, Khoát Nguyễn Phúc Khoát là kết quả của sáu đời chúa... Đánh bảy trận lớn nhỏ với họ Trịnh ở đất Bắc... Chiến tranh trong nước đã thế... Bên ngoài thì đánh với Xiêm La và Chân Lạp... Đến năm 1 765 Vũ Vương Nguyễn Phúc Khoát mới dám xưng Vương hiệu đổi lại chế độ, định ra triều nghi lập cung điện ở đất Phú Xuân (Huế) ổn định và mở mang ở phía Nam... Năm 1765 Vũ Vương mất. Con trưởng Vũ Vương không còn (chết còn trẻ). Tờ di chiếu bị Trương Phúc Loan đổi tráo để lập người con thứ 16 của Vũ Vương là Định Vương mới có 12 tuổi lên nối nghiệp Chúa... Từ đấy quyền hành nằm trong tay quyền thần Trương Phúc Loan Một kẻ chuyên quyền, tham lam, làm nhiều điều tàn ác, nên trong nước nhân dân oán hờn, giặc giã nổi dậy... Trong Nam thì có Tây Sơn dấy binh đánh phá. Ngoài Bắc quân Trịnh lăm le lấn chiếm Phú Xuân...
Người dân lương thiện khổ cực trăm bề Chống chọi với chiến tranh thì ít mà đối chọi với cường hào ác bá thì không sao kể xiết...
Chưa kể đến việc di chuyển qua lại giữa Quảng Bình và Quảng Trị... Hai nơi ấy muốn qua lại phải qua Truông nhà Hồ là một nơi sào huyệt của bọn lưu đảng, cướp bóc giết người không gớm tay. Còn muốn đi từ Quảng Trị vào Phú Xuân thì lại phải vượt Bào ngược cư (tại hai xã Vĩnh Xương và Kế Môn), còn gọi là Phá Tam Giang một nơi nước sâu và có trũng xoáy mạnh đánh chìm cả ghe thuyền thương buôn... trong những ngày bão tố Thiên nhiên tàn bạo hỗ trợ cho con người bạo ngược thời ấy, nên dân thương
buôn thường đi từng đoàn để có bạn chống đỡ, che chở nhau... Còn bọn cùng đinh nếu không cam chịu kiếp lưu đày, nhục nhã cho cường hào thì chỉ còn con đường theo quân khởi loạn...
Lời tiên tri ấy của Trạng Trình ứng hiệu cho chúa Nguyễn mà không linh ngiệm cho một nhà sư trụ trì trên Hoành Sơn... từ những năm Nguyễn Phúc Trăn mới đặt chân lên đất Quảng Bình được vài năm. Hoành Sơn là một nhánh chẻ ra của dãy Vạn lý Trường sơn tại tỉnh Quảng Bình. Núi cao không vượt mây trời, nhưng vẫn có nhiều mây trắng la đà bám đỉnh, những ngày trời quang thì núi đươc thấy rõ một màu xanh lam do nhiều cây sanh đôi từ chân lên đến đỉnh. Chen lẫn với đá thạch anh quý từ màu trắng long lanh
như cẩm thạch. Núi khoanh một vòng như con thanh xà khổng lồ co lại và bao bọc một vùng hồ gọi là Cửu Long khúc. Hồ này chia ra chín ngọn như chín đầu rồng, còn đuôi lại chạy xuất phát từ Hoành Sơn bao quanh...
Hoành Sơn có lẽ là sự tích từ ấy. Núi vòng và Cửu Long khúc tạo nên một cảnh thần tiên, huyền ảo như đã tách ra với cảnh tàn phá, giặc giã chiến tranh dưới vùng Hạ du và kinh thành bên dưới của con người còn nhiều bon chen, cầu ước danh lợi...
Minh Quang chàng thư sinh sơn dã tuổi vừa tròn mười tám. Từ một khúc đuôi của vùng nước xanh gồm chân Hoành Sơn Khúc đuôi thứ chín của Cửu Long khúc chàng nhảy lên gộp đá, khoác tấm vải thô lên người, dùng tay rũ mái tóc còn ướt sũng những nước hồ rồi cúi xuống nhấc chiếc giỏ mây lên vai. Con người như một thư sinh nho sĩ, có đôi mắt trong sáng long lanh yêu đời ấy nhìn lên chóp núi cao rồi cất tiếng hát một bài nhân gian để tỏ nỗi hứng tâm hồn của mình với thiên nhiên hùng vĩ... Tiếng hát ấm áp, trầm trầm nhưng sao mà man mác buồn thảm. Chim rừng ngẩn ngơ, vài chú nai, mển đang uống nước bên bờ Cửu Long khúccũng ngẩng cổ lên thắc mắc.

Nhưng Minh Quang vẫn vô tư nhảy qua từng tảng đá để theo con đường quen thuộc chạy lên núi... Núi cao... ờ, núi cao chen mây! Rừng xanh... ơ... rừng xanh lẫn màu trời!
Chim bay... chim bay qua, bay qua để về đâu ?
Còn ta... Con người... Sao mãi ở chốn nầy ?...
Núi cao, núi cao chen mây
Ta ngày hai buổi ngắm trời
Ta ngày hai lần ngắm cây
Chim bay... mây bay... cây và trời cùng xanh
Còn ta vẫn đứng chốn này ?... "
Tiếng hát dân gian cứ bay lan dần, ngút ngàn vào trùng trùng đá núi và cây rừng... Chim rừng và muông thú không còn ngơ ngác để tìm hiểu giọng réo rắt trầm trầm của con người bé nhỏ giữa thiên nhiên rộng lớn... Chim rừng cũng có tiếng hót của mình với thiên nhiên, muông thú cũng có tiếng kêu réo bạn trong ngàn cây, thảo nguyên bao la kia mà... Minh Quang vác giỏ đan bằng mây chạy lên đến lưng chừng núi. Chàng chống tay còn lại vào ngay hông vừa nhìn trở xuống dòng Cửu Long khúc chạy quanh co vượt ra cánh đồng hạ lưu của huyện Bố Trạch... Người thanh niên yêu đời và đầy thắc mắc trước thiên nhiên hùng vĩ ấy bỗng thốt lên một câu:
- "Ta đang đứng trên cao hết? Ta đang đứng nhìn trọn vẹn cả một diệu kỳ? Ta làm chủ của Hoành Sơn của Cửu Long khúc ? Vùng Cửu Long khúc ?... Hà ? Hà ?... " Minh Quang quay mình, hít một hơi thanh khí vào đầy lồng ngực rồi nảylên các gộp đá cao để về cốc động...

Chàng đứng nhìn cảnh vắng lặng trước một lều tranh cất tựa vào vách núi đá. Lều tranh mở toan hai cánh liếp... mà lúc Minh Quang đã đóng kín. Còn sư phụ Chiêu Phước thì đã xuống phía núi bên sau để hái thuốc... Sao bây giờ cửa lều tranh lại mở toang hoang? Minh Quang đặt giỏ thuốc lá xuống tảng đá bên ngoài cốc rồi nhẹ nhàng hé thêm cánh cửa liếp mà lách mình đi vào Chàng giật mìn nhìn lên giường tre, sư phụ đang thoi thóp nằm ngửa. Đầu tóc rối bù đã lệch ra khỏi gối bông lau. Minh Quang nhẹ nhàn bước tới nâng đầu sư phụ lên. Chàng đặt lại trên gối rồi đặt tay lên trán, lên phía tim để thăm dò.

Bỗng sư phụ mở mắt, ngài thều thào hỏi:
- Minh Quang? Có phải con đó không?

Minh Quang mừng rỡ đáp :
- Con đây? Sư phụ làm sao thế?

Lão sư đưa tay tìm tay đứa học trò. Ngài bảo bằng giọng khó nghe:
- Ta chết mất? Con mau... con mau lấy dưới tảng đá... Minh Quang đặt tay lên gần miệng lão sư. Chàng nghe lỏm bỏm mấy câu thì vội cúi xuống tảng đá trên đầu giường phía dưới đống thuốc lá. Mò mẫm một lúc Minh Quang mới nâng tảng đá lên thì thấy một bó vỏ cây được cột cẩn thận trong vòng vải lụa đỏ bầm cũ nát.

Đưa bó vỏ cây lên ho sư phụ. Lão sư bảo:
- Con mở ra... trong ấy có di tích lai lịch... của con?... Ta... phải đi đây?

Minh Quang ôm lấy sư phụ. Chàng kêu lên:
- Sư phụ? Sao người lại... người lại bỏ đi?

Lão sư đã nhắm mắt tắt thở. Ngài chưa kịp nói gì với đứa học trò duy nhất của ngài. Minh Quang khóc thầy cho đến chiều tối ánh dương đã lặn bên kia phía đoài của ngọn Hoành Sơn thì chàng trai mới giật mình ngẩng đầu nghe ngóng. Ngoài kia lũ vượn đang chạy nhảy, chuyền cành và gọi bầy Minh Quang đi vào góc lều vác cây kích tựa trong vách và đi ra bãi đất dưới cuội tùng bên bờ vực Chàng âm thầm ra sức nạy đá tảng đá lên và đào một huyệt mả để chôn sư phụ. Công việc đến gần nữa đêm mới xong. Minh Quang mệt lả, chàng lăn ra một bên mộ sư phụ mà ngủ. Đến nửa ngày hôm sau Minh Quang mới giật mìn thức dậy khi nghe tiếng của lũ vượn quen nhảy chung quanh chỗ nằm của chàng. Việc đầu tiên của chàng thư sinh là vác cây kích của sư phụ cắm lên đầu mộ rồi tìm tảng đá phẳng viết mấy chữ vào đó bằng mũi kiếm ngắn: "Lão sư phụ Chiêu Phước chi mộ "
Đệ Tử Minh Quang Lập Năm ất Dậu.

Minh Quang đứng trước mộ sư phụ. Chàng khấn:
- Sư phụ linh thiêng xin báo cho con biết tại sao sư phụ lại chết bất ngờ như thế Mới ngay vừa qua, người còn khỏe mạnh thế mà chỉ một buổi sáng ra sau núi rồi trở về thì... gặp tử thần ?

Minh Quang khấn xong liền trở vào trong lều tranh. Chàng tìm bao vỏ cây lấy ra. Sau mấy lần mở lớp vỏ cây, từ trong ấy rơi ra một tờ giấy đã ố vàng giữa tờ giấy có viết mấy dòng chữ: Con hãy tìm cho ra người họ Trương Hắn ta đã trộm tấm họa đồ kho tàng
của phụ vương của ta (Lê Hy Tông) và đã trốn về phía Nam. Ta tìm đến Quảng Bình thì lạc dấu hắn, nhưng đã giao lại cho sư đệ của ta là lão Chiêu Sơn tiếp tục th eo dấu họ Trương... Ta không thể đi xa khỏi Hoành Sơn bởi nơi đây ta đã vướng độc khí và đang tự chữa thương Con cố gắng trao dồi võ học hầu tìm lại kho tàng để phục hồi nhà Lê... "
Sư phụ: Chiêu Phước Năm Hiển Tông thứ nhất Minh Quang" nhìn màu giấy. Chàng suy nghĩ:
- sư phụ mới viết cho ta gần đây. Sao giấy lại vàng ố? Và theo lời người vẫn hay nói thì người đã lên Hoành Sơn nầy ẩn dật từ những năm Nguyễn Phúc Trăn và Nam lập nghiệp... cũng như đã nuôi dạy ta từ ngày còn nhỏ dại... Sao nay lại có lời di thư lạ lùng thế nầy? Minh Quang lại loay hoay tìm dưới ổ rơm trên giường tre của sư phụ. Chàng hy vọng sẽ gặp một điều nào đó để có thể tìm ra sự thật về cái chết của sư phụ.

Tìm một lúc trên đầu ống tre chân giường Minh Quang bỗng phát hiện ra một mẫu giấy bản được xé ra từ quyển kinh thư. Mẩu giấy có mấy chữ:Không đươc xuống dòng suối ph ía sau núi... "Chết "... !

Minh Quang khẽ à một tiếng rồi vò tờ giấy ném xuống khe đá phía sau vách núi. Chàng lẩm bẩm:
- Vậy là do sư phụ ra sau núi hái thuốc lá, nên mới gặp tai nạn? Còn tờ di thư nầy từ đâu mà có? Không lý lão sư biết trước mình bị độc và sẽ chết nên viết trước?


Minh Quang vốn là chàng trai thông minh được Chiêu Phước lão sư nuôi dạy văn võ từ nhỏ cho đến ngày nay. Chàng được tiếp thu hầu hết kiến thức sở học văn võ của thầy, nhưng thân phận thì vẫn mù mờ không hiểu mình là con cháu của ai. Chàng vẫn nghĩ có ngày sư phụ sẽ kể lại cho nghe về gia thế lai lịch, không ngờ sư phụ lại chết bất ngờ... Và, cái chết đầy bí mật Đồng thời xuất hiện di thư khả nghi. Minh Quang cầm xấp vỏ cây lên quan sát. Chàng chợt thấy vòng vải lụa cột ngay xấp vỏ cây bị cắt đút một cách vội vã. Còn lớp vỏ cây dường như bị mất một lớp khi chàng xếp lại như cũ. Sự việc ấy báo cho Minh Quang biết trong lúc chàng
mệt mỏi sau khi chôn cất sư phụ thì có kẻ lạ lẻn vào đánh tráo tờ di thư... Vậy kẻ ấy là ai? Sao từ bấy lâu không thấy y xuất hiện quanh vùng Hoành Sơn?...

Minh Quang rời giường sư phụ Chàng bước lại chỗ nằm thường ngày của mình trong góc lều tấm đá bằng phẳng có bọc gói y phục của Minh Quang bị tháo tung ra Minh Quang giật mình nhìn quanh phía trái trên mái lều Thanh kiếm ngắn bó trong lớp vỏ cây vẫn còn nằm yên trên mái đà tre. Tất cả không bị soát một dấu vết cũ Tuy nhiên khi nhìn lại gói y phục của mình bị mở tung ra, Minh Quang nhíu mày suy nghĩ:
- Có khi là bọn đạo chính, lục lâm chăng? Chúng lục tìm vàng bạc của ta và trong xấp vỏ cây của sư phụ. Chúng thấy tờ di thư thì đoạt lấy để trao đổi với người của sư phụ quan hệ ngày xưa.

Minh Quang bỗng nghĩ lại:
- Thế sao hắn còn viết lại tờ di thư khác cho ta? Và họ Trương trong ấy có phải là kẻ mà sư phụ bảo tìm kiếm? Hay lại một tên nào khác muốn lừa ta lạc hướng?

Minh Quang lắc đầu thở dài về mọi sự rối rắm trong đầu. Chàng lật từng tấm áo vải bạc màu và bỗng kêu lên:
- Tấm ngọc bài của sư phụ cho ta đâu rồi, kẻ gian đã đánh cắp?

Minh Quang tức giận kêu la ầm ĩ... Chàng chạy ra khỏi lều để quan sát chung quanh. Đứng giữa sân đá núi nhìn xuống Cửu Long khúc thì duy nhất chỉ có con đường Son tiểu đạo. Còn phía sau núi phải quen mắt lắm mới thấy được lối đi quen thuộc của sư phụ và chàng. Nhưng nơi đây ít khi nào chàng di chuyển bởi đây là con ngõ mòn khó đi và chỉ xuống đến mặt suối thì không còn ngõ nào khác. Dòng suối cũng chỉ chảy phát xuất từ lòng núi mà ra. Thế mà độc khí từ đâu hiện ra. Trong khi cả mười mấy năm qua chàng và sư phụ vẫn lên xuống mà không hề hấn gì? Phải chăng kẻ gian ấy muốn dọa hù chàng để chàng không dám léo hánh
đến nơi đầy bí mật ấy à ? Còn sư phụ sao lại bị chết? Hàng trăm câu hỏi luẩn quẩn trong đầu Minh Quang. Chàng lại quay vào lều
nằm dài ra tấm đá mà thở vắn than dài. Chưa bao giờ Minh Quang thấy lòng đau khổ và lo lắng đến như thế...

Nằm đến khi nghe bầy vượn núi đang chuyển xuống trước cửa ngõ lều, Minh Quang mới ngồi dậy lôi cây đoản kiếm trên mái tranh xuống giắt vào lưng. Chàng cười găn:
- Kẻ gian cứ đến đây một lần nữa sẽ thấy lười kiếm của ta? Minh Quang bước ra mộ sư phụ, chàng nhìn bầy vượn đang đánh đu trên cành tùng.

Chàng nói:
- Hời vượn núi ? Chúng mi có hiểu được lòng ta bây giờ? Sư phụ ơi ? Giờ đây con biết làm sao? Phải đi tìm kẻ mà mình không hề hình dung ra một nét nào đó để có thể tìm kiếm được ?

Minh Quang nhìn bóng tà dương trải dài trên cánh đồng ruộng mênh mông có chín dòng sông uốn lượn như chín khúc rồng... Minh Quang chợt cười lên chua chát khi nhìn vài chú vượn ném đến người chàng mấy quả rừng... Chàng ứa nước mắt than:
- Ta đâu có đói mà chúng mi cho ta ăn? Lòng ta đã nó vì cả đau buồn lẫn Cô đơn? Thôi sáng mai ta chào bọn mi. Chào nơi đã nuôi ta khôn lớn ?...


Hồi 2

Ánh dương quang vừa nhô lên phía biển Đông. Minh Quang đã gọn gàng trong bộ võ phục bằng vải thô màu khói lam. Chân bện giày da hổ, lưng mang bọc hành trang và cây đoản kiếm trong vỏ cây. Cây kiếm chỉ để lộ ra chiếc chuôi xấu xí bằng gạc nai kỳ lạ...

Chàng vái lạy mộ sư phụ rồi nhìn lại cửa lều đã đóng kín bằng mấy bụi mây rừng đầy gai. Minh Quang đứng nhìn về con đường đi xuống phía sau núi. Chàng bặm môi lẩm bẩm:
- Dù sao cũng phải xuống hết con đường để xem sự thể ra sao? Biết đâu kẻ thù của sư phụ đã đánh lừa ta?

Minh Quang nghĩ xong thì rời chỗ đứng. Chàng bước mạnh dạn về con đường mà chàng sắp xuống... Lũ chim rừng, chim núi nhốn nháo bay, nhảy rối tung cả lên khi Minh Quang lần đến đầu con đường và đang mò mẫm lần xuống. Chàng xuống rất chậm và luôn thận trọng quan sát hai bên lá cây rừng và các mỏm đá sắc bén. Cứ từng bước một chàng ngừng lại để nghe ngóng rồi mới tiếp tục đi tiếp... Qua hết một đoạn đường khá dài thì mặt trời cũng đã lên cao... Minh Quang tìm một tảng đa bằng phẳng để ngồi nghĩ. Mắt chàng tìm kiếm những gì có thể khả nghi và có thể làm hại kẻ đi xuống dưới ấy... Đang ngồi suy nghĩ bỗng Minh Quang nghe tiếng kêu "Chóe... chóe... " rồi một chú vượn rơi từ trên cao xuống tảng đá kế bên. Minh Quang vội bước lại quan sát Chàng thấy chú vượn bị một mũi tên màu đen xuyên qua đùi... Con vật bị thương kêu rên khe khẽ, giương đôi mắt sầu thảm đau đớn nhìn chàng thanh niên sơn dã như cầu cứu...
Minh Quang nâng con vượn lên. Chàng bẻ đôi mũi tên và rút ra... Một dòng máu đen bầm tiết ra. Minh Quang hiểu loại tên độc này. Chàng quay tìm kiếm loại lá thuốc và nhai đắp lên vết thương cho con vật tội nghiệp... Chàng ôm con vật đặt vào một hốc đá nhỏ. Lấy lá cây phủ bên ngoài và cầm mũi tên lên xem. Một mũi tên vuốt rất khéo, nhưng không có dấu hiệu nào khác trên tên... Tuy nhiên nếu gặp mũi thứ hai chàng có thể nhận ra chủ nhân của nó.

Minh Quang lẩm bẩm:
- Đây là loại tên có tẩm thuốc độc bằng mủ cây của người Vân Kiều... Rừng thượng du của miền núi chung quanh vẫn có dân tộc nầy qua lại và sinh sống. Có thể một thợ săn nào đó đang lẩn quẩn quanh đây... Nếu vậy thì vùng nầy không có độc khí Có thể sư phụ bị ám hại bằng độc... Trên lá cây, trên đá, trong dòng nước... cũng nên !

Minh Quang nhét mũi tên gãy đôi vào túi hành trang rồi tiếp tục đi xuống chân núi... Chàng đi đến mặt trời đứng trên đỉnh đầu thì chân đã đặt xuống tảng đá cuối cùng và nơi nầy một dòng nước trong suốt chảy êm đềm từ trong lòng núi thoát ra. Minh Quang ngồi xuống tảng đá, đưa mắt nhìn quanh một vùng đá núi thoai thoải và xa hơn là trùng điệp cây cao các loại tùng bách và bách diệp, sao... Dòng nước tuôn chảy mà không có chỗ đọng lại để có thể rải xuống đấy một loại độc dược hoặc để giữ lại trong vài khắc... Minh Quang nhíu mày suy nghĩ rồi nhìn thẳng vào cửa suối từ lòng núi chảy ra. Chàng ước lượng nếu một người tầm thước lội suối thì có thể đi thẳng vào lòng suối ấy... Và, có thể sư phụ của chàng đã thám hiểm vào ấy nên bị ám hại Nhưng sư phụ đâu có họa đồ của kho tàng. Sao người lại liều lĩnh đi vào nơi mà mình không biết rõ?

Minh Quang thở dài đứng dậy. Chàng tự nghĩ:
- Phải đi tìm người họ Trương ? Kho tàng của nhà Lê?

Chàng xốc lại hành trang và nhìn lên đường hẻm núi... Bất ngờ chàng thấy một người cao lêu khêu đang cầm cung, lưng mang một xâu thú rừng... Nào là thỏ, vượn và chim trỉ... Người thợ săn nhìn xuống thấy chàng thì đưa cung lên vẫy chào. Trông hắn ta có vẻ dễ dãi, vui vẻ không có gì phải để cho Minh Quang ngờ vực đề phòng... Minh Quang đáp lại bằng cái vẫy tay rồi bước lên các tảng đá để trở lại con đường cũ.

Người thợ săn đã nhảy xuống đứng đối diện với Minh Quang. Hắn nhìn chàng từ đầu xuống chân rồi hỏi:
- Nhân huynh đi lạc đường à?

Minh Quang nhìn người thợ săn dân tộc. Chàng hỏi:
- Huynh đi săn vùng nầy từ bao lâu rồi?

Người thợ săn đưa tay chỉ một vòng bao quát rồi nói:
- Lâu lắm rồi? Ta sống trên núi cao kìa!

Minh Quang nói:
- Sao ta không trông thấy nhân huynh? Ta sống trên đầu núi kia mà.

Người thợ săn lại nhìn Minh Quang rồi đáp:
- Ta biết ông lão trên ây?... Còn huynh thì... không ?

Minh Quang ngạc nhiên hỏi lại:
- Sư phụ ta ít ra ngoài... Sao nhân huynh lại biết... Còn ta ra nhiều mà huynh lại không?

Người thợ săn cười khà khà trả lời:
- ông lão vẫn hay xuống dòng nước nầy... Vẫn hay chui vào cái hang núi kia... Ta gặp ông ấy lúc đi săn con thú... Còn nhân huynh có xuống nơi nầy đâu... mà gặp?

Minh Quang chợt hỏi:
- Sáng hôm qua huynh có đến săn ở đây không?

Người thợ săn lắc đầu:
- Ba hôm nay ta nghỉ ở nhà... Hôm nay mới đi đấy?

Minh Quang đưa tay ra. Chàng bảo người thợ săn:
- Nhân huynh cho ta xem mũi tên của huynh với?

Người thợ săn vui vẻ rút một mũi tên ở ống tên phía sau đưa cho chàng trai.

Hắn ta cười hỏi:
- Muốn đi săn như ta à?

Minh Quang không đáp. Chàng quan sát thấy đúng là mũi tên đã bắn con vượn mà chàng cứu. Chàng trả mũi tên cho hắn và nói:
- Nhân huynh đừng bắn thú quanh chỗ ta ở nhé? Ta vừa cứu một chú vượn đấy à ? Huynh quê nhà ở đâu?

Người thợ săn cúi đầu xuống như suy nghĩ. Thật lâu y mới nói bằng giọng xa xăm:
- Ta ở xa... xa lắm... Không nhớ được.

Minh Quang lại hỏi:
- Thế những con vật nầy nhân huynh sẽ đem đi đâu?

Người thợ săn chỉ qua phía bên kia mấy ngọn đồi trập trùng. Y nói:
- Ta mang đến phiên chợ bán cho quan binh của chúa Nguyễn.

Minh Quang chợt hỏi:
- Nhân huynh danh xưng như thế nào?

Người thợ săn chỉ vào ngực đáp:
- Tên gọi ta là A... Túc Kiều A Túc ? Còn huynh đệ?

Minh Quang đáp :
- Ta là Minh Quang không có họ ?
- Sao vậy? Ai lại không có họ?

Minh Quang lắc đầu lảng qua việc khác. Chàng hỏi:
- Lúc nào thì nhân huynh xuống phiên chợ?
- Chiều nay? Lúc ông trời nằm xuống bên kia thì ta đi ?...

Minh Quang bảo:
- Ta cùng đi với nhân huynh được chứ?

Kiều A Túc khẽ gật đầu:
- Được thôi Cứ đi

Buổi chiều hôm ấy. Kiều A Túc đi trước mở đường, Minh Quang đi theo sau. Chàng vừa đi vừa quan sát người thợ săn. Hắn ta thản nhiên vạch những đường còn đầy cành lá và thỉnh thoảng quay lại hỏi chàng trai sơn dã:
- Huynh đệ theo ta đi về đâu... Sao không ở trên cái nhà đó nữa?

Minh Quang giấu tiếng thở dài. Chàng đáp:
- Ta được sư phụ ta dặn lại... phải tìm cho được người bà con họ Trương ? Cái nhà sẽ trở lại sau nầy?

Kiều A Túc lẩm bẩm điều gì đó rồi nói:
- Người họ Trương thì nhiều lắm. Huynh đệ phải biết y làm nghề gì, giàu nghèo... cũng như sống ở đâu... chứ?

Minh Quang lại lắc đầu sau một cái nhảy qua một đường hố:
- Ta chỉ biết họ Trương... Còn làm nghề gì hay các việc khác thì chịu... thôi ?

Kiều A Túc chợt dừng lại nói:
- Từ đây ra đến phiên chợ... đường còn gần... Huynh đệ nên nghĩ xem sẽ đi đâu Ta thì tới phiên chợ rồi ở lại đó... không đi nữa đâu...

Minh Quang gật đầu đáp:
- Được ? Ra đến chợ phiên rồi sẽ tính ?

Kiều A Túc chợt hỏi:
- Huynh đệ có đem đồng quan hay bạc nén để mua cái ăn?

Minh Quang giật mình lo lắng đáp:
- Ta chỉ có một nén bạc của sư phụ để lại. Còn quan tiền thì không... !

Kiều A Túc cười vui vẻ:
- Được ? Nén bạc là tốt rồi. Nhưng phải tìm thêm để mua cái ăn, cái áo cho ấm... ?
- Vâng? Ta hiểu.

Hai người đi đến hoàng hôn thì đến chợ phiên Ba Đồn bên nầy Bắc sông Giang. Minh Quang nhìn những ngọn đèn dầu mù u, đèn dầu phộng thắp giăng giăng như những con đom đóm khổng lồ. Người đi buôn phần đông là dân miền núi đem bắp, thịt rừng và măng củ xuống đổi chác... Số nông dân, thương buôn thì dắt trâu bò, heo gà đến để bán cho lũ quan binh... Phiên chợ họp hàng tháng một lần. Lần nầy Minh Quang may mắn được Kiều A Túc gặp và dẫn đường nên chàng trai sơn dã đỡ lúng túng... Chàng theo Kiều A Túc đến nơi một bãi đất trống rồi đứng nhìn người thợ săn bày những con thú đã bị bắn chết trên tấm thồ gai vừa mượn của những bạn buôn gần đấy.

Họ Kiều mang cung vào vai. Y vui vẻ cất giọng tự nhiên mời khách:
- Mua đi bà con? Con thịt mới bị giết... máu còn tươi, thịt còn béo ngon. Mua đi quan nhân, quan bà?...
Giọng rao hàng dẻo vui vang vang của Kiều A Túc nổi bật giữa không gian ban tối... Bay đi xa... ?

Kiều A Túc rao đến tiếng thứ ba thì một bọn chừng năm tên quân lính mặc áo nẹp đỏ đội mũ đấu... tay cầm kích và đao đi đến. Một tên trông có vẻ đầu đàn chỉ con mển mập mạp y hỏi:
- Con nầy bao nhiêu?

Kiều A Túc vui vẻ nói một hơi:
- Dạ? Kể luôn da là năm quan... ạ!
- Năm quan à? Đắt dữ thế?
- Bẩm quan ngài. Năm nay mất mùa nên các con thú cũng khó săn lắm. Thôi kẻ rừng núi nầy bán cho quan ngài bốn quan rưỡi vậy.

Một tên lính cầm đao xăm vào con thịt. Hắn cười khình khịch:
- Con nầy giá chỉ hai quan là nhiều... Nào ? Có bán không?

Kiều A Túc lắc đầu đáp:
- Ba quan rưỡi cũng không bán chứ... đừng nói... là... ?

Tên lính cầm đao trợn mắt hỏi:
- Mi là dân ở đâu mà láo vậy? Mi không biết bọn ta là ai à?

Kiều A Túc quay lại nhìn Minh Quang rồi nhìn lên tên chỉ huy. Y cười không chút sợ hãi bảo:
- Hai đứa ta là người miền núi nên không cần biết quan quân của Nam Bắc để làm gì... Cứ ai trả được giá là ta bán thôi.

Người chỉ huy trầm nét mặt lại. Hắn bảo:
- Bọn ta là Bắc quân... Đây thuộc về đất chúa Trịnh... Bọn mi cũng thuộc người của Chúa... Thôi hãy đưa con thú đây?...
Kiều A Túc giật con thú lại và ném trở xuống tấm trải dưới đất. Y bảo:

- Bọn ta qua lại sông Linh Giang như đi tắm mát. Sao lại thuộc dân của Chúa Trịnh được?

Người chỉ huy phất tay cho năm tên lính ép nẹp đỏ bước tới nhấc lấy con thịt:
- Mang tất cả về cho quân ta khao mừng trận ở Lũy Thầy. Chúng nó chống cự thì đưa về huyện cho quan xét...

Năm tên lính được lịnh của chỉ huy thì hè nhau xông đến vác các con thú trên vai...
Minh Quang từ nãy đến giờ vẫn đứng im để nghe và theo dõi. Đến khi thấy bọn lính chúa Bắc cậy thế thì lúng túng chưa biết hành động ra sao đã thấy Kiều A Túc nhanh nhẹn tung luôn hai cước vào hai tên vừa vác các con thịt bước ra. Hai tên lính "Nhất binh" bất ngờ bị hai cái đá như trời giáng làm ngã bật ra mặt đất... rồi lăn lộn kêu la như bị cắt cổ.

Minh Quang lo lắng bước lại Kiều A Túc. Chàng hỏi:
- Làm sao bây giờ?

Kiều A Túc lạnh lùng bảo:
- Đối với bọn cướp ngày này thì cứ mạnh tay thôi ? Đừng sợ... Đã có ta.

Minh Quang lùi lại phía sau thì tên chỉ huy đã tuốt gươm ra:
- Bắt hai đứa giặc Nam cho ta?

Ba tên lính còn lại đồng loạt múa đao vây lấy Kiều A Túc và Minh Quang vào giữa. Kiều A Túc bỗng nói với Minh Quang:
- Huynh đệ hạ ba thằng nầy... Để ta bắt thằng chỉ huy đem qua bờ Nam bán
lấy tiền...

Kiều A Túc nói xong thì đá luôn hai cước thần tốc làm hai tên lính nhất binh (là loại lính giữ các trấn, hầu hạ các quan) phải nhảy lùi lại để tránh... Kiều A Túc chỉ nhân lúc ấy mới nhảy ra vòng vây. Y nhằm tên chỉ huy mà tấn Công.

Người chỉ huy kêu lên một tiếng căm giận. Y múa kiếm chém xả vào Kiều A Túc như chém mía...
- Cho mi biết thế nào là quân phía Bắc nhé?

Kiều A Túc không thèm đá. Y lùi lại để tránh đường kiếm và cánh cung trên vai bỗng đánh thẳng vào vai của cơ nhất binh một phát là rơi cả thanh gươm xuống đất... Tên chỉ huy ôm vai nhảy ra phía sau kêu to:
- Mau chạy về huyện báo tin có hai thằng giặc phía Nam qua đây náo loạn.

Y vừa kêu vừa chạy. Còn ba tên "Nhất binh" cũng vội vã bỏ trận đấu mà chạy theo chỉ huy. Hai tên đang lăn lộn dưới đất cũng cố bò lê lết theo đồng bọn...

Kiều A Túc nhổ bãi nước bọt chửi theo:
- Bọn khốn kiếp ? Cậy thế hiếp kẻ yếu. Chưa chi mà đã chạy như ma đuổi...

Minh Quang nhìn qua bờ Linh Giang. Chàng hỏi Kiều A Túc:
- Bọn ta có qua sông không?

Kiều A Túc nhặt các con thú lên vai. Y chậm rãi bảo:
- Phải qua thôi? Qua bên kia bán mới có bạc mà mua cái ăn chứ?

Minh Quang nhặt hộ mấy con thú và giữ trên tay. Chàng cười bảo người thợ săn:
- Chúng nó đã gọi ta và huynh đệ là thợ săn thì ta cũng nên làm thợ săn xem sao?

Kiều A Túc cũng cười bảo:
- Thợ săn đâu có xấu, chỉ có bọn cướp ngày mới xấu chứ?

Hai người thấy dân chợ đang xầm xì nhìn Có người tránh ra khi hai người đi qua. Minh Quang hỏi Kiều A Túc:
- Họ làm sao vậy?
- Họ sợ vạ lây ấy mà?

Minh Quang ngây ngô hỏi:
- Sao lại vạ lây?

Kiều A Túc giải thích:
- Bọn "Nhất binh" kia là lính ở phủ hay huyện phía Bắc mà ta gây sự đánh nhau với chúng, dân họ sợ bị vạ lây với ta... chứ sao?

Minh Quang giục Kiều A Túc:
- Chúng ta qua sông thôi? Đừng để bọn "Nhất Binh" đến quấy rầy.
- ử? Thì đi?

Hai người nhắm hướng sông Linh Giang bước mau. Minh Quang nhìn lại cảnh chợ phiên ban đêm còn loáng thoáng ánh đèn mờ như những con thiêu thân đang lao vào đêm tối. Chàng chưa nghĩ đến cách nào để sang sông mà khỏi bị quân chúa Nguyễn bên bờ Nam gây phiền hà, thì Kiều A Túc đã kéo chàng chạy về phía một vùng lau sậy cao um tùm. Người thợ săn bảo Minh Quang đứng chờ y nơi bờ sông đầy lau sậy rồi loay hoay trong ấy một lúc... Khi Minh Quang nghe dưới nước sông có tiếng khua động thì nhìn xuống.

Chàng thấy một thuyền nan do Kiều A Túc đang bơi lại. Người thợ săn bảo:
- Xuống thuyền nhanh lên?

Minh Quang loay hoay mãi mới bước được xuống lòng thuyền, chàng ngồi yên thở phào nói :
- Cả đời ta... Hôm nay mới đi qua sông bằng cách nầy.

Kiều A Túc vừa bơi thuyền vừa hỏi:
- Thế huynh đệ chưa từng đi sông nước à?

Minh Quang đỏ mặt trong bóng đêm. Chàng e thẹn hỏi:
- Chưa... Nếu còn đi với huynh thì ta còn qua sông nhiều chứ?

Kiều A Túc đáp:
- Chưa hẳn ta còn đi với nhân huynh đâu... Bởi mỗi người đều có việc riêng của mình mà ?
- ử nhỉ?

Minh Quang đáp xong thì nhìn về bờ Nam... Chàng chỉ thấy một màu đen sẫm những bóng cây bên bờ. Chàng thầm nghĩ Không hiểu kẻ có họ "Trương" nầy là ai, làm sao mà tìm. Chắc phải hỏi Kiều A Túc mới xong. Nghĩ thế nên Minh

Quang mới cất tiếng khe khẽ:
- Kiều nhân huynh ?... Anh đi đến đâu vậy?

Kiều A Túc lẩm bẩm điều gì đó rồi trả lời:
- Ta đến gần Lũy Thầy mà thôi ?
- Lũy Thầy là thế nào?
- Là cái nơi đắp đất cao để ngăn chống giặc đến đánh... ?

Minh Quang hỏi:
- Nơi ấy có người nào họ Trương không?

Kiều A Túc cười khẽ đáp:
- Họ Trương lính lát thì nhiều. Còn họ Trương làm quan chỉ có một mà thôi ?

Minh Quang thắc mắc hỏi:
- Lính lát là thế nào?

Kiều A Túc nhăn mặt:
- Là bọn không có quyền trong tay. Bọn nhà nghèo...

Minh Quang gật đầu nói:
- Vậy thì ta tìm người họ Trương làm quan vậy?

Kiều A Túc lại cười:
- Họ Trương làm quan khó gặp lắm.
- Sao thế?
- Bởi là quan thì họ ở nơi có canh gác cẩn mật... làm sao huynh đệ đến gần được?

Minh Quang nói:
- Được ? Ta sẽ có cách đến gần...

Kiều A Túc cố giấu một nụ cười về câu nói của Minh Quang. Y lại cắm cúi bơi cho thuyền đi về phía cánh đồng cỏ lau bên mạn bờ Nam. Đến nữa đêm chiếc thuyền con của Kiều A Túc mới lủi vào một lùm cây rậm rạp. Nơi đây cách đường xa lộ chính, nên chắc chắn không có bọn lính tuần canh.

Minh Quang chợt hỏi khi hai người đã kéo thuyền vào cất giấu để đi bộ ra bãi quang:
- Kiều huynh vẫn dùng thuyền nầy qua lại hai bờ đấy à?

Kiều A Túc gật đầu trong bóng đêm. Y nói nho nhỏ:
- Phải săn thú mới có tiền quan mà mua cái ăn chứ!
- Nhân huynh định bao giờ trở lại Hoành Sơn?
- Để làm gì?
- Nhân huynh không săn nơi ấy nữa à?

Kiều A Túc làm thinh một lúc mới đáp:
- Ta không muốn làm đau con thú chung quanh nơi huynh đệ ở. à ? Chừng nào huynh đệ trở lại núi?

Minh Quang cắm đầu đi theo Kiều A Túc, chàng vờ như không nghe câu hỏi ấy Họ Kiều phải hỏi lại một lần nữa Minh Quang mới trả lời:
- Chừng nào tìm ra người họ Trương thì ta mới trở lại núi.

Kiều A Túc cười nhẹ. Y nói một câu thật lạ lùng:
- Họ Trương? Khó mà tìm ra y lắm?
- Nhưng ta vẫn phải tìm... !

Hai người đến con đường đất rộng. Họ Kiều chỉ cho Minh Quang thấy những bóng nhà ẩn hiện hai bên đường đất. Rất lạ là nhà chỉ có mái mà vách thì che tạm vài tấm tranh đơn sơ.
Minh Quang ngạc nhiên hỏi:
- Nơi ấy có người ở không?
- Có chứ ?
- Nhà cửa như thế làm sao che gió mưa?

Kiều A Túc cười buồn buồn đáp:
- Thời chinh chiến. Người dân không muốn có cái nhà tốt. Họ sợ bị đốt phá... Với lại hôm nay đang vào mùa hè mà. Nóng lắm?

Minh Quang đưa tay ra như nghe ngóng. Chàng gật gù bảo:
- Mùa nầy gió từ núi qua... Nóng lắm? Nhưng có cái vách nó ngăn cái nóng thì đỡ hơn nhỉ?

Minh Quang định hỏi nữa thì đã nghe có tiếng mõ giục từng canh. Kiều A Túc thì thầm bảo:
- Gần đến Lũy Thầy. Ta tìm chỗ nghỉ qua đêm. Ngày mai sẽ tính...
- Nghỉ nơi đâu... Anh có nơi quen à?
- Phải? Nghề săn thú như ta thì quen nhiều lắm.

Họ Kiều lại kéo áo Minh Quang đi theo y len vào các căn chái tranh tồi tàn... Hai người đến một mái tranh, Kiều A Túc nhìn vào phía ngọn đèn mù u. Y kêu khẽ mấy tiếng:
- A ? A Thều ? A Thều ?

Trong ánh sáng tù mù ấy một người đang cuộn mình trên ổ rơm dưới đất vụt ngồi dậy nhìn ra. Y giụi mặt một lần nữa rồi cất giọng nhừa nhựa hỏi:
- Ai đấy?

Người thợ săn thì thầm trả lời:
- Kiều? Kiều A Túc đây?
- A Túc à?... Chờ hỉ ? ?

Cánh cửa liếp được xô ra. Kiều A Túc đẩy Minh Quang vào trước. Y vào theo rồi bảo:
- Mi còn cái ăn không?
- Khoai luộc mấy củ à?
- Đem ra đây cho ta.

Người chủ nhà lúi cúi đi vào phía sau chái. Một lát y đi ra, Minh Quang thấy một người nghèo đói lam lũ hơn họ Kiều. Người nầy độ chừng ba mươi nhưng dáng vẻ già hơn họ Kiều đến mười tuổi. Chủ nhà đặt rổ khoai còn độ năm củ xuống nền đất.

Người chủ nhà nhìn khách lạ. Y hỏi họ Kiều:
- Ai đây?

Kiều A Túc cầm củ khoai đưa cho Minh Quang. Y giục:
- ăn đi ? Cái bụng đói lắm rồi ?

Minh Quang không buồn lột vỏ. Chàng cảm thấy hôm nay bắt đầu đói... Bởi mấy ngày qua phần đau buồn, phần suy nghĩ về cách đi đứng đ ^ tìm người nên không nghe đói. Củ khoai chỉ vừa hai lần nhai. Minh Quang tiếp lấy củ thứ hai trong khi họ Kiều trả lời A Thều:
- Y là người quen với ta đấy... A Thều cho y ở đây vài bữa nhé?

A Thều gật đầu, nhưng mắt thì lộ vẻ phân vân. Một lúc y mới nói:
- Làm sao đủ cái ăn?

Kiều A Túc gắt khẽ:
- Y tự lo lấy... ?
- Được ? Vậy thì ở mấy hôm cũng được.

Hai người ăn xong mấy củ khoai. Minh Quang được A Thều lót cho một ổ rơm trong góc chái mà nằm. Còn y thì nằm chung với Kiều A Túc. Chỉ một lát sau mọi người đã ngủ yên...


Nguồn: http://truyenviet.com/