11/3/13

Thanh gươm cô độc (H13-14)

Hồi 13

Minh Quang đứng dậy bên chân tường phía trong "Phủ quyền thần". Chàng lắng nghe động tĩnh rồi phóng nhẹ nhàng lên mái hiên bên dinh phủ. Chân vừa đạp xuống mái ngói âm dương thì chàng đã nhón nhẹ lướt qua mái khác... Ngồi trên một mái đầu hồi để có thể nhìn được xuống phía dưới sân dinh. Trên sân loáng thoáng vài ánh đèn tù mù để có thể thấy được vài tên lính nội dinh cắp gươm trần đi dọc theo sân phía trong dinh Trên đầu chàng một bóng đen lướt qua mái ngói.
Minh Quang ngồi yên để định hướng xem nơi nào là nơi họ Trương "Quyền thần sẽ có mặt để nghe bọn họ Kiều về báo tin... Chàng ngồi chờ hy vọng sẽ thấy được họ Kiều hay mụ già họ Mạc đi vào nơi nào trong số các ngôi nhà cao như nhau...

Chưa bao lâu thì Minh Quang chợt thấy cô gái họ Mạc một mình đi vào sân. Nàng đứng lại giữa sân gọi:
- Đội trưởng họ Nguyễn đâu rồi?

Một tên lính cơ chạy đến thi lễ rồi nói:
- Bẩm công nương? Ngài đội trưởng đã vào nơi họp rồi đấy ạ?
Mạc Yến ngẩng đầu nhìn lên sao trời. Nàng bỗng chỉ về phía ẩn núp của Minh Quang rồi nói:
- Đêm nay yên tĩnh quá? Cái sao phía nầy sáng đấy nhỉ?
Tên lính cơ ngơ ngác hỏi:
- Bẩm cô nương? Cái sao nào đâu ạ?
- Thôi? Nhà ngươi hãy chỉ cho ta nơi các vị đang họp xem?
Tên lính cơ chỉ ngôi nhà đối diện với nơi Minh Quang đang núp. Hắn nói:
- Ngôi nhà kia đấy ạ?
- Được Cho ngươi đi... Đi ?
Tên lính cơ cắp gươm bước ra phía cổng. Còn Mạc Yến thì đi vào... Cô gái nầy có ý gì mà nói năng kỳ lạ... Kể cả nơi họp của mụ già họ Mạc mà nàng không biết hay sao, lại đi hỏi một tên lính cơ... Hay nàng lại muốn lộ nơi họp cho ta biết để gài bẫy?
Minh Quang mỉm cười rồi đứng dậy nhắm hướng bên kia mà phóng đi nhẹ nhàng như chú chim ngói. Mặc? Dù gì ta vẫn cứ đến xem sao. Tìm được một chỗ thuận tiện để có thể nhìn vào nơi có ánh đèn sáng hắt ra. Minh Quang thấy chỉ có mái hiên phía dưới là ngang lỗ thông gió. Nơi đây dù không nhìn rõ mặt người, nhưng vẫn có thể nghe được và đoán được kẻ nói ấy là al.
Minh Quang khẽ đu người xuống mái hiên rồi lắng tai nghe. Bên trong sảnh phòng im lìm như không có người. Minh Quang nhón chân lên nhìn vào Chàng thấy bên một bàn dài vải màu vàng có thêu lân phụng là lão già khoảng năm mươi vẻ mặt gian ác. Chòm râu mép lưa thưa trệ xuống ngực khóe miệng. Đôi mắt kéo chỉ cứ nhìn thẳng về phía lão bà họ Mạc ngồi đầu bàn bên nầy. Phía tả của lão ria mép là Kiều A Túc đang nhấp nháp chung rượn. Vẻ mặt y trông có vẻ bực bội, nôn nóng. Còn mụ già họ Mạc thì lạnh lùng nhìn về phía hữu của lão già. Nơi ấy là Trương Phúc Hùng và một người mặc võ phục đen che mặt...
Tất cả ngồi yên như các pho tượng được đem ra dựng đó để làm cảnh trong phòng. Lão già râu mép cất giọng the thé bảo:
- Cách đây vài tuần trăng... Phủ chúa Đàng ngoài có cho người Lão hất đầu về phía hữu của lão Vào đây khuyến dụ bản chức việc đó rồi.
Nhưng xét thấy tình hình Đàng trong chưa thể biết thế nào để trả lời...
Vậy bản chức nhờ Mạc lão bà trở vể báo lại với phủ chúa...

Mạc lão bà cười nhẹ quay ra hỏi Kiều A Túc:
- Thế nào các hạ?

Họ Kiều nhìn về phía người che mặt đang ngồi gần Trương Phúc Hùng. Y cười khẩy đáp:
- Việc ấy phải hỏi Trịnh Du tả quân thì hay hơn.

Trương Phúc Hùng ngơ ngác nhìn mọi người rồi nhìn Trương Phúc Loan. Lão hỏi nhỏ người che mặt:
- Sao y lại gọi các hạ là Trịnh Du?

Người che mặt trầm trầm bảo mọi người:
- Tại hạ vào đây với mục đích khác. Còn việc của Trương quyền thần với chúa Đàng ngoài thì nên hỏi Mạc lão bà hay hơn.

Kiều A Túc cười nhạt. Y nói với người che mặt:
- Mục đích của Trịnh tả tướng là giết Lê Trương để đi tìm họa đồ kho báu phải không? Còn "chú Tam thì lại làm việc chuyển tin cho chúa Trịnh với Trương quyền thần. Hai việc ấy do hai danh xưng đảm nhận, nhưng lại chỉ do một con người bằng xương bằng thịt đang che mặt nơi đây. Vậy sao các hạ không quyết định đi?

Người che mặt khẽ hừ một tiếng rồi nói:
- Nhà ngươi đã đi xa việc chính hôm nay. Ta e có ngày xác của Khương Khưu sẽ được treo trên nóc phủ nhà chúa đấy.

Trương Phúc Loan khẽ dập tay xuống mặt bàn. Y nói:
- Trương túc hạ? Không nên nóng nảy mà mất hòa khí huynh đệ trong lúc nầy.

Ta cố gắng hòa thuận để làm chuyện lớn chứ? Kiều A Túc hừ một tiếng rồi đưa chung rượn lên môi, lão đổ cả chung rượn vào mồm như nuốt cơn giận dữ vào lòng.

Mạc lão bà cười cười với vẻ hiền hậu nói:
- Mọi sự bí ẩn hôm nay không thể vén lên hết được đâu. Theo bản thân của già nầy thì Trương Phúc Hùng phó tướng cho người qua khỏi Lũy Thầy để thông tin cho chủ phủ chúa Đàng ngoài biết ý của Trương quyền thần... phải không?

Người che mặt gật gù cái đầu phủ phải đen:
- Có lẽ nên như thế. Vì Mạc lão bà và Kiều... Kiều các hạ phải ở lại Đàng trong để tìm họ a đồ... đấy chứ ?

Mạc lão bà nhíu mày bảo:
- Các hạ không nên công kích bọn ta nơi trang nghiêm như thế nầy đó... hỉ?

Trương Phúc Loan đưa tay ra như ngăn mọi người. Lão nói:
- Mọi việc đâu còn đó. Quý vị không nên xáo trộn trong vùng Phú Xuân. ở đây thì còn có bản chức, nhưng ra khỏi phủ dinh nầy, các vị sinh hoạt thế nào thì bên thám sát binh họ sẽ ngăn cản đấy... Nhớ rằng bản chức không thể ra lịnh nào khác được Đó là lịnh chung của chúa Đàng trong đã ban ra...

Mạc lão bà đứng dậy. Mụ ta quay ra đàng sau. Mạc Yến đang ngồi nơi cẩm đôn gần cửa khẽ gật đầu. Mạc lão bà nói:
- Đêm đã khá sâu. Ta xin lui đây?

Kiều A Túc cũng đứng dậy. Y không nói gì cả mà khẽ gật đầu chào Trương Phúc Loan rồi liếc mắt căm căm qua người che mặt. Y nói qua kẽ răng:
- Sẽ gặp lại?

"Hai vị khách" của Trương Phúc Loan đi ra ngoài, họ Trương mới hỏi người che mặt:
- Tướng quân không thể ra "Đàng ngoài" một lần nữa sao?
- Không? Tại hạ còn nhiều việc phải làm nơi đây.

Trương Phúc Loan nhìn qua người phó tướng trấn biên Lũy Thầy mà cũng là cháu của lão. Lão bảo:
- Nhà người liệu làm việc nầy có được không?

Trương Phúc Hùng lúng túng đáp :
- Vâng ? Vâng... Tiểu diệt cố gắng ?

Trương Phúc Loan vuốt ria mép. Đôi mắt ti hí của lão nhìn qua một vòng các chiếc ghế trống. Lão cười nham hiểm bảo hai người còn lại một cách có ý nghĩa:
- Ngày nào công việc hoàn thành, bản chức sẽ đặt thêm người vào những chiếc ghế trống trải như thế nầy... Các ngươi nên giữ lấy ghế của mình hôm nay.

Người che mặt hất hàm cho Trương Phúc Hùng:
- Các hạ xong việc rồi... cũng nên lui về. Tại hạ cần bàn riêng với Trương đại nhân

Trương phó tướng lễ phép đứng dậy từ tạ hai người. Một kẻ thì không thấy được tình cảm thế nào trong lớp vải che. Còn một thì mặt lạnh lùng đang tự châm cho mình một chung rượn màu hổ phách. Khi viên phó tướng trấn biên đã khuất ngoài cửa, người che mặt đứng dậy bước lại thì thầm bên tai của lão quyền thần họ Trương, lão nghe đến đâu thì gật gù đến đấy... Xem ra chiều đắc ý.

Minh Quang nép mình trên mái hiên. Khi thấy kẻ che mặt đứng dậy chia tay với lão quyền thần, thì chàng cũng phóng lên mái ngói để đón đầu y. Chàng ngồi phía mái ngói gần cổng ra vào chờ mãi, chờ đến gần sang canh tư mà không thấy kẻ mà chàng nghĩ: "Chú Tam và cũng là Trịnh Du không biết đi ngõ nào để ra ngoài phủ. Thế là chàng cũng rời nơi hang ổ của bọn gian tặc mà về phía sông Hương.
Đêm đã bắt đầu có tiếng gà giục canh. Lão Nhị chèo thuyền dọc theo bờ tả ngạn sông Hương. Lão cứ chậm rãi đưa con thuyền xuôi theo bờ và hy vọng gặp được con thuyền của lão. Mái chèo khuấy nhẹ nước đêm khuya, trôi đi êm đềm như sương khói trên mặt sông. Thỉnh thoảng lão Nhị gặp một con thuyền đi giăng câu lênh đênh một ngọn đèn dầu leo lét...

Tiếng hò buồn xa vắng miên man bay về. Lão chủ đò lẩm bẩm:
- "Ta mà tìm ra mi thì mi sẽ biết tay ta?"

Lên quá nửa tả ngạn bờ sông, lão Nhị lại cho thuyền đâm qua bờ bên nầy phía hữu và thả xuôi dòng xuống ngay đến chòi tranh bên hông chùa Linh Mụ, thì nghe có tiếng động trên bờ...

Lão Nhị bỏ thuyền sát bờ cỏ lác rồi giả vờ nằm xuống sàn đò mà ngủ... Không lâu trên bờ cỏ có bóng hai người đứng trong sương mù ném xuống thuyền của lão mấy viên sỏi. Tiếp theo có tiếng gọi:
- Lão đò nào neo tại đây thế?

Đến viên thứ ba và hai lần gọi tiếp nữa thì lão Nhị mới ngồi dậy hỏi:
- Ai gọi đò lão ni rứa?
- Đò nhà ngươi có qua sông không?

Lão Nhị nhìn kẻ mang cung tên và một bà lão mặc áo the tay cầm cây gậy đầu hổ. Lão hiểu những kẻ nầy là ai nên nói:
- Các vị đi qua sông lúc nầy phải trả cao giá hỉ?
- Được ? Nhờ lão cứ đưa thuyền lại đây.

Lão Nhị xoay mũi thuyền sát vào bãi đá thì người mang cung đã nhảy xuống đứng nơi mũi thuyền mà không làm đầu thuyền lay động. Còn lão bà chống gậy thì chậm rãi bước vào mũi. Động tác của bà lão xem ra rất chậm chạp như kẻ không hề biết qua một ngõn võ công. Nhưng lão Nhị thì dư hiểu họ là ai và sẽ đi đâu Lão đợi cho hai người ngồi yên rồi mới hỏi:
- Các vị dừng bến nào bên kia?

Người mang cung hỏi:
- Bên kia có bao nhiêu bến?
- Dọc theo từ trên nguồn đến An Cựu thì đếm gần năm nơi đấy chớ ít sao?
- Thế lâu nay nhà lão có từng đưa người đến bến nào nhiều?
- Lâu nay thì không có ai qua bến cả. Duy mới cách đây mấy ngày có một người qua sông mà thôi.

Kẻ mang cung quay lại nhìn bà lão như ngầm bảo: Thế đó ? Rồi hỏi:
- Có đúng cách đây mấy hôm à?

Đúng như thế ?
- Người qua sông bao nhiêu tuổi?

Lão Nhị giả vờ suy nghĩ một lúc mới đáp:
- Một người độ trên dưới năm mươi. Có điều lạ là y chỉ có một tay và không biết nói:
- Người mang cung hà lên một tiếng rồi nói với bà lão:
- Vậy là cái tên "chú Tam" của tiền bối đã nói dối. Hắn bảo đã hạ thủ người bẫy thú...

Y quay lại hỏi tiếp:
- Lão nói thật, ta sẽ thưởng thêm vài quan tiền.

Lão Nhị vẫn trong tư thế chèo thuyền. Lão bảo:
- Lão sống trên bến ni gần mười năm... quanh đây có ai thấy hoặc nghe lão lừa dối ai bao giờ hỉ?
- Thôi cứ kể, tại sao lão biết y không nói được?
- Bởi vì khi lão hỏi ghé bến nào thì y ú ớ rồi chỉ cái bến mà y muốn đến. Thế là lão ghé qua đúng nơi...

Người mang cung tên ra chiều vui mừng. Nét mặt y tươi lên như ánh thái dương đang nhô ở phía bên kia sông. Y bảo lão Nhị:
- Ta muốn qua cái bên ấy... Nhanh lên?

Lão Nhị lầm lỳ chèo đò qua hướng ấy... Khi đò gần cặp bến. Người mang cung tên ném xuống sàn đò cho lão lái đò năm tiền rồi lắc mình nhảy lên bờ như cánh cò vượt lên khỏi ao đầm. Còn lão bà chống gậy đầu hổ thì thâm trầm hơn. Bà ta chờ thuyền chạm bãi đất mới chấm đầu gậy xuống mũi thuyền tức thì người bà ta lộn lên bờ trông rất đẹp như cánh én chao trên bầu trời...
Hai người trên bờ bắt đầu lướt đi như cơn gió đẩy cánh lá rồi mất hút trong ngàn cỏ lau sậy... Còn lão Nhị thì quay mũi thuyền trở lui và con thuyền lại bắt đầu lao nhanh hơn lúc đầu qua sông.

Lão khẽ nói:
- Một cặp ma đầu đã qua sông đi tìm cái bóng ảo ảnh?
Con đò vừa chạm bờ bên Linh Mụ, lão Nhị mới chậm rãi bước lên bờ đá và đi vào lùm tre trúc giống Bạch Mã Sơn. Lão bảo nhỏ:
- Ra nhanh lên cháu bé. Lão đã đến đưa cháu về đây?

Từ trong khóm trúc kín đáo, chú bé Nhật Lệ chui ra. Mặt chú hốc hác nhưng không kém vẻ vui mừng. Chú nhảy mấy bước đến bên lão Nhị:
- Lão bá bá. Sao người thấy cháu nơi đây?
- Xuống thuyên nhanh lên, để bá bá đưa con đi tìm đại huynh của con.

Bé Nhật Lệ nhảy mấy bước xuống con thuyền và gọi lên:
- Bá bá mau xuống đi. Sư huynh con đang chờ đầu bến của sông nầy đấy?
- Sao chú mi biết?
Bé Nhật Lệ vừa thoát nước bên hông thuyền để đẩy con thuyền đi nhanh vừa trả lời:
- Sư huynh con vừa ở đây đi đến nơi ấy.
- Hắn ta đến làm gì thế?
- Sư huynh bảo cứ đến sẽ biết.

Lão Nhị ầm ừ trong miệng rồi vừa chèo thuyền vừa hỏi:
- Chú mi từ đâu về đây?
- Con ở Hương Thủy?
- Chú mi ở Hương Thủy về đây, thật không?

Nhật Lệ gật đầu ra vẻ thích thú đáp:
- Con nói thật đấy...

Lão Nhị bảo:
- Một chú bé tí tuổi mà vượt gần năm dặm đó hỉ? Chú mi kể cho bá bá nghe?

Nhật Lệ đứng dậy, tấm áo trên người chưa khô hẳn. Chú bé chỉ qua sông rồi nói:
- "chú Tam" ấy chống thuyền đi lúc nào con không hay. Đến khi con thức dậy thì thuyền đang qua khỏi An Cựu...

Con sợ quá con hỏi :
- Chú Tam đi đâu đó? Còn lão bá đâu?

Chú Tam nạt khẽ:
- Đừng hỏi, cứ ngủ đi!

Con nhìn mặt của chú ấy đang chống thuyền đi vùn vụt. Con mới hỏi:
- Chú đi tìm người bẫy thú đó hả?

Chú Tam đáp:
- ử?

Thế là con hỏi:
- Nơi đây là đâu vậy... chú?

Chú Tam đáp:
- Xa Linh Mụ. Xa V~ Dạ gần nửa ngày đường rồi. Chú mi ngủ đi... Không thì ta xô xuống sông bây giờ.

Con thấy người nầy như nôn nóng khi thấy lão ta cứ nhìn dáo dác rồi lại nhìn lui về phía sau... Thế là con nhảy ùm xuống nước. Khi trồi lên giữa sông, con thấy chú Tam quay thuyền lại để đuổi theo. Con liền hụp xuống và lặn sâu, lặn mãi về bờ bên nầy sông...
Lúc con trồi lên nhìn quanh thì không còn thấy bóng con thuyền chú Tam đâu nữa. Con nhắm bờ bơi vào và cứ nhắm hướng núi Ngự Bình mà chạy... Khi nào gặp sông ngăn thì con bơi qua... sông. Đêm qua con ngủ trên cây xoài bên kia bờ... Sáng ra đói bụng, con hái xoài ăn luôn mấy quả là no. ăn xong con lội sông qua. Vừa lên bờ thì con thấy chùa Linh Mụ. Thế là con chạy vào, nhưng từ trong ấy có tiểu thư họ Trương đang múa kiếm đuổi theo một cô... Cô nầy là cháu của bà cụ họ Mạc trong Quảng Trị, nơi con và sư huynh đã gặp... Con định chạy theo gọi thì sư huynh bảo phải chui vào bụi trúc chờ sư huynh trở lại.

Con hỏi:
- Sư huynh đi đâu đó?
- Sư huynh đến cái vịnh đầu sông Hương đây thôi? à? Sao bá bá nhìn thấy con mà đến?

Lão Nhị cười:
- Bá bá chỉ cầu may thôi. Không ngờ thằng bé sông Nhật Lệ lại giỏi đến thế...

Thôi ta đến nơi ấy xem sư huynh con làm gì?
Lão Nhị nói dút câu thì con thuyền cũng gần đến khúc vịnh của sông Hương.
Lão đẩy thuyền vào một lùm lau sậy sông suôi... Lão bước lên bờ. Nhật Lệ nhảy lên theo. Hai ông cháu lần theo tiếng kiếm chạm nhau phía trong bãi phi lao. Vừa qua đến hàng phi lao, lão Nhị kéo Nhật Lệ đứng sát vào ông và chỉ về phía khoảng cát trắng:
- Kìa chú mi xem gã sư huynh đang làm trò gì thế?

Nhật Lệ nhìn thấy Minh Quang đang cầm thanh kiếm đứng giữa. Hai bên là Mạc Yến là Trương Thu Hà đang múa gươm chém xuống. Chàng đưa đoàn kiếm lên đỡ rồi nhảy ra ngoài:
- Tại hạ mong hai cô nương không nên giao tranh nữa.

Mạc Yến cười nhạt đáp:
- Ai bảo công tử can ngăn. Đây là việc của bọn ta.

Trương Thu Hà cũng đâm đến một kiếm rồi nạt khẽ:
- Công tử tránh ra cho bản cô nương hạ thủ y thị!

Minh Quang vừa nhảy ra đã vội nhảy vào đưa đoản kiếm lên gạt hai lưỡi gươm của họ Mạc và Trương đang đam chéo vào nhau. Chàng tặc lười bảo:
- Tại hạ sẽ chém gãy kiếm của nhị vị cô nương đấy nhé?
- Cứ chém xem?
- Cứ chém đi !

Hai tiểu thư xinh đẹp lại múa kiếm nhảy vòng qua phía sau lưng Minh Quang để giao tranh tiếp...
Minh Quang lắc đầu khổ sở. Chàng nạt vang:
- Tại hạ đành cam thất lễ?

Lời vừa dút thì lưỡi kiếm đen vung lên như đám mây xám quét một đường vòng chéo điểm về hai phía Đông Tây... Hai tiếng: Kẻng? Kẻng vang lên giòn tan khô khốc Hai mẩu đầu lười kiếm bay văng cắm phập vào hai thân cây hai bên phía sau lưng Minh Quang. Đồng thời cánh tay của chàng trai sơn dã đã nhanh nhẹn điểm vào hai khẩu tay của hai mỹ nhân...

Hai tiểu thư họ Mạc và Trương té ngồi xuống hai đầu bãi cát trắng. Họ cùng kêu lên:
-Tiểu tử? Đã đánh gãy kiếm của ta rồi ?

Minh Quang vòng tay bái tạ lễ mỗi cô gái một bái:
-Tại hạ mong nhị vị cô nương tha lỗi cho. Nếu không như thế thì trận đấu còn dài... Tại hạ xin hẹn lại ngày sau...

Chàng quay về phía cậu bé Nhật Lệ đang chạy ra. Chàng bảo lão Nhị:
- Xin tạm biệt lão bá? Tiểu diệt phải đi đây.

Lão Nhị hoảng hốt gọi:
- Chú mi đi đâu thế?

Minh Quang chạy lại thì thầm mấy câu với lão lái đò:

Minh Quang nhìn hai mỹ nhân rồi bảo Nhật Lệ:
- Nhảy lên lưng ngu huynh mau?

Minh Quang vẫy tay chào lão Nhị. Hai anh em bắt đầu lên đường... Phía sau hai mỹ nhân thoắt ngồi dậy. Trên tay mỗi người cầm một chuôi kiếm chạy theo gọi:
- Đại huynh đi đâu vậy?
Bé Nhật Lệ đưa tay chỉ về phía Đàng ngoài. Chỉ trong thoáng. Bóng hai anh em đã khuất xa rồi mất hút.

Phía sau nữa. Trong lùm cây chú Tam đứng dậy. Hắn lẩm bẩm:
- Chúng nó về Hoành Sơn?

Buổi trưa hai anh em Minh Quang đã về đến quán lá bên đường của vùng quê Quảng Trị. Khu đất xanh màu mỡ và những cây dừa trĩu quả che mát xóm nhà tranh nghèo nằm giữa vùng đất cát mênh mông. Minh Quang đặt chú bé Nhật Lệ xuống. Chàng đứng nhìn đôi ngựa chiến cao lớn đang nhai cỏ trong giỏ tre treo nơi cổng gỗ. Chàng gật gù rồi bảo chú bé:
- Hiền đệ vào xem có phải hai người đeo trên lưng hai thanh đao. Người ốm cao, người mập hơi thấp... rồi ra báo cho anh biết.

Nhật Lệ chạy vào quán cụ Lữ... Chú bé nhìn trước sau vẫn không thấy bóng người khách nào trong quán thì ngạc nhiên. Chú chạy thẳng ra ngõ sau thì thấy cụ Lữ đang đứng nói chuyện với hai người như sư huynh đã dặn. Chú nép vào vách nghe cụ Lữ trả lời:
- Từ hôm ấy đến nay choa có nghe tin tức gì của hai anh em chú ấy mô ?

Một người mập thấp có vẻ bồn chồn bảo:
- Gần hai tháng trăng dài đăng đẳng mà Trương đệ không có tin về là thế nào.
Hay anh em ta vào thẳng trong Nam... được không sư huynh?

Người ốm cao lắc đầu bảo:
- Không nên, bởi Trương đệ không bao giờ bỏ cái nơi mà chú ấy sống từ nhỏ. Hay là thế nầy nhé ?

Lão ốm quay lại cụ Lữ bảo:
- Bọn tại hạ trở về trú nơi cuối đường Truông nơi trại của Bát ma Cù Lao Chàm. Khi nào cụ biết có ai vô Đàng trong thì nhắn với Trương đệ là Song Tửu Nguyệt ma đang cần gặp y gấp?

Cụ Lữ lắc đầu nói:
- Choa có biết Bát ma. Bát quỷ là nơi nào... Thôi hai chú mi nếu là bằng hữu của chú nó thì cứ ở nơi đây... Choa tin chắc hắn sắp về rồi... đó nghe ?

Lê Ban (người ốm cao) hỏi:
- Cụ dựa vào đâu mà nói vậy?

Cụ Lữ nhìn lại sau quán để cảnh giác. Bỗng cụ kêu lên:
Kìa... thằng cháu của choa kìa. Hắn đã về đó hỉ ?

Chú Nhật Lệ phóng ra ôm lấy bà cụ. Chú với tay chụp lão mập (Lê Nhân) mà nói:
- Thúc thúc đừng nóng nảy. Đại huynh của cháu đang đứng ngoài cổng kìa.

Hai lão song tửu nghe đến đó thì chạy ào ra. Họ, người thì cầm tay tả, kẻ cầm tay hữu của Minh Quang mà lắc lay mừng rỡ:
- Gặp Trương đệ bọn ta mừng lắm. Quả là khi có việc cần thì gặp chú mi ngay?

Minh Quang nhìn hai vị huynh đệ họ Lê. Chàng lo lắng hỏi:
- Có việc gì mà nhị vị lão huynh phải bỏ trang trại Vú Cồn vô đây?

Lê Ban buồn rầu bảo:
- Nhị vị huynh đệ Lý Hồng Cầu đã bị giết cách đây gần tuần nhật.

Còn anh em Thập nhất trại Vú Sơn thì bị thương hết ba chết một.... Đường Truông coi như bị phá tan hoàn toàn... Lão Lê Xuân Ước bảo anh em tại hạ vô Đàng trong tìm hiền đệ Ta trù trừ đến nay mới chịu rời trại.
- Tại sao vậy?
- Một đêm cả trại Vú Cồn đang an giấc thì bên trại đầu của Lý Hồng Cầu có tiếng pháo nổ báo hiệu... Lê Xuân Ước chạy ra nhìn thì thấy lửa đỏ rực cả một vùng. Xuân Ước điều động các huynh đệ kéo qua thì mới hay Mạc Long Kham đã dẫn ngàn quân tấn công bất ngờ đầu Truông khiến anh em họ Lý không kịp trở tay nên bị hạ thủ bằng tên độc.

Lê Xuân Ước tả xông hữu đột cùng anh em đánh vào giải cứu để đưa Lý Trưởng và Lý Thứ về cứu chữa nhưng đến nửa đường hai anh em họ Lý đã chết. Không chỉ như thế mà trong mười một anh em bên trại Vú Cồn cũng bị thương mất ba, chết một... thật là đau buồn?

Minh Quang nhíu mày hỏi:
- Còn bên cuối trại của Bát ma Cù Lao thì ở đâu mà không cứu trợ?

Lê Ban cười nhạt:
- Bọn nầy có bao giờ ở Truông đâu. Chúng nó cậy hai trại đầu nên cứ đêm xuống thì kéo nhau vào Đàng trong đánh phá quan quân chúa Nguyễn. Trương đệ không nhớ cái ngày bọn ta vào đến đây thì gặp tám con ma nầy từ Đàng trong đi về hay sao?

Minh Quang lắc đầu nói:
- Đó là đi^u mà tại hạ nghĩ hoài không ra. Bởi trong vòng mười ngày mà ở Phú Xuân xuất hiện những danh thủ từ Bắc Hà kéo vào thăm phủ của chúa Nguyễn mà không gặp một người ngăn đón.

Lê Nhân nóng nảy hỏi:
- Nhừng ai thế?
- Mạc lão bà bà và cô cháu gái;Trịnh Du và Kiều A Túc... Chưa kể những kẻ chưa ra mặt...

Lê Ban suy nghĩ rồi hỏi:
- Vậy là thế nào?

Minh Quang hừ một tiếng rồi nói:
- Truông không người trấn giữ nên họ vào ra như chỗ không người. Đây là âm mưu của Mạc Long Kham. Hắn giả vờ kéo lính cơ đi chinh phạt giặc thảo khấu... Chứ thật ra trong ấy lẫn lộn có bọn cao thủ lén lút hạ thủ các huynh đệ bằng hữu trong Truông nầy...

Lê Nhân nóng nảy bảo:
- Vậy ta vào ngay Phú Xuân trừng trị chúng nó một trận mới xong. Cho hả giận!

Minh Quang đưa tay ngăn Song Tửu Nguyệt đao. Chàng nói:
- Không cần? Trước sau gì rồi họ cũng trở ra Lũy Thầy. Ta sẽ đợi ở đấy...

Cụ Lữ bước ra bảo mọi người:
- Vào trong mà ăn uống rồi bàn bạc. Sao lại đứng ngoài rứa?

Minh Quang quay lại chú bé Nhật Lệ. Chàng dặn:
- Hiền đệ ở ngoài canh gác nhé, lát nữa sẽ được thưởng.

Nhật Lệ cười:
- Đại huynh không thưởng, đệ cũng chu toàn trách nhiệm mà thôi.

Mọi người mỉm cười vì câu nói của chú bé. Còn cụ Lữ thì lại bảo:
- Choa máy mắt mấy hôm ni là biết làm sao hai anh ni cũng trở về đây. Quả đúng như rứa. Thôi vô ăn cho no rồi tính việc.

Khi mọi người ngồi vào chiếc bàn tre giữa chiếc quán, bốn bên không vách che. Minh Quang bảo hai anh em:
- Nhị vị lão huynh ngay chiều nay về Vú Cồn báo trước cho các huynh đệ trên ấy chuẩn bị bỏ trại. Khi tại hạ đến trại sẽ sắp đặt để tất cả vào Lũy Thầy...

Lê Ban thắc mắc hỏi:
- Có gì khẩn cấp và nguy hiểm không mà hiền đệ làm gấp rứa?

Minh Quang chậm rãi bảo:
- Anh em trên ấy thì theo bọn ta về Lũy Thầy. Anh em Bát ma cứ để cho họ ở lại Truông để nghi trang. Chuyện chưa thể tiết lộ ra ngoài. Khi nào đến Vú Cồn tại hạ sẽ bàn kỹ hơn... Thôi ta ăn kẻo đói...

Lê Nhân rót rượn đưa lên tới cho Minh Quang. Lão nháy mắt:
- Hơn hai tuần trăng ta mới lại được uống với chú mi một vài chén cho đã thích. Uống đi, ta sẽ chạy về nơi ấy trước. Còn lão Nhất thì đi sau với anh em chú mi. Được không?

Minh Quang cũng nâng chén lên và bảo với cụ Lữ:
- Cụ bà dọn dẹp sẵn... Đêm nay bà cháu ta về lại Đồng Hới hỉ?

Cụ Lữ cười với người trai trẻ:
- Choa thì có chi mà chuẩn bị. Đi thì một túi áo và xách theo hai đùi thịt cho huynh đệ mi uống rượn mà thôi... Còn thì để lại cho bà con nghèo nơi đây... Chứ có chi hơn.
- Vậy thì cụ bà ngồi vào ăn luôn với bọn tiểu diệt.

Minh Quang nói xong thì lão Lê Nhân đã chạy ra sân gọi Nhật Lệ:
- Chú bé vô nhậu... rồi về quê tắm sông nhé?

Nhật Lệ vui mừng nói năng líu lo. Chú khoe với mọi người:
- Cháu lội từ Hương Thủy rồi lên bờ chạy vô, rồi bơi từ Hương Giang đến chùa Linh Mụ? Lần nầy về cháu sẽ tập lội ra cửa Nhật Lệ cho mau giỏi... hỉ?

Minh Quang cười bảo:
- Nhưng ngu huynh đưa em lên núi... Em có thích không?
- Ưng ngay. Đệ sẽ chạy từ núi xuống sông tắm rồi chạy lên thì có chi mà sợ?

Minh Quang chợt nói nhỏ với chú bé:
- Hiền đệ ăn mau rồi đi cùng với Lê Nhân thúc thúc. Ngu huynh còn phải đưa bà đi cùng chuyến sợ bị chậm thời gian nhé?

Cậu bé Nhật Lệ gật đầu mà mặt buồn xo. Chú ăn qua loa rồi đứng nơi cây cột tre mà nhìn về phía núi mờ mờ xa như suy nghĩ một chuyện gì đó. Đến lúc lão Lê Nhân đi ra. Xách một đùi lợn và hai vò rượn cột ngang lưng ngựa. Lão quay vào gọi Nhật Lệ:
- Ra mau tiểu tử. Tối mù rồi đấy.
- Vâng ?

Nhật Lệ dạ xong mới hỏi cụ Lữ:
- Bà ngoại có gì đưa cháu mang hộ cho nhẹ bớt?

Cụ Lữ xoa đầu đứa cháu. Cụ bảo:
- Bà đâu có mang chi nhiều... Tất cả ở đâu thì trả lại nơi ấy cháu à... Thôi cháu đi nhanh lên.

Nhật Lệ được lão Lê Nhân nhấc bỗng lên phía trước bụng rồi lão lại hô:
- Tại hạ đi trước hỉ?

Con ngựa chiến cất cao vó trước rồi hí lên một tiếng đoạn phóng tới như bay vào trời hoàng hôn. Còn lại Minh Quang bây giờ mới nói với Lê Ban thật khẽ:
- Đến Vú Cồn lão huynh và lão Nhị về Lũy Thầy trước và bảo với Mạc Long Kham như thế nầy nhé...

Chàng thì thầm bàn bạc một lúc... lão Lê Ban cứ gật đầu lia lịa rồi hỏi:
- Còn huynh đệ Lê Xuân Ước thì làm gì?

Minh Quang bảo:
- Tại hạ sẽ sắp đặt cho họ sau. Lão huynh cứ lo phía mình cho ăn khớp với nhóm của Lê Xuân Ước... Như thế là đủ tốt.

Khi mọi người bàn bạc hội ý với nhau thật kỹ lưỡng thì trời đã xuống đêm. Minh Quang chất đồ đạc của mấy người lên lưng ngựa và đỡ cho cụ Lữ ngồi ngựa. Còn hai người thì đi bộ chạy theo hai bên... Đêm ấy tất bật người và ngựa, vượt qua cánh đồng cát mập mờ ẩn hiện dưới sao trời. Ba người và ngựa đã vào đến đầu Truông bên nầy.

Đường Truông âm u, sừng sững vươn cao những ngọn tranh như các mũi cây chống trời. Gió ù ù thổi lao xao tiếng tranh reo lành lạnh buồn buồn tịch mịch cô liêu Minh.Quang chợt nghe có tiếng hú thật dài lanh lảnh trong hoang vắng bẻ loãng ra, rồi tám con ngựa xuất hiện chận ngay lối Truông. Lão Nhất Lê Ban thúc ngựa chở cụ Lữ tránh qua bên. Lão đứng ở đầu ngựa mà bảo với người cao lớn đang vác đinh ba trên vai:
- Đây là Trương huynh đệ của tại hạ. Anh em ta đưa cụ bà về Đồng Hới. Các huynh đệ của Đinh Lão Nhất hôm nay đi đâu mà đông đủ quá vậy?

Người được gọi là Đinh Lão Nhất cười đáp:
- Huynh đệ chúng tôi được lịnh chận giữ nhi vị huynh đệ và cụ già kia. Đường Truông hôm nay đã bế tỏa. Xin quý vị vui lòng theo tại hạ lên Truông trại.

Minh Quang kinh ngạc hỏi:
- Đinh Lão Nhất. Tại hạ muốn hỏi một điều có được không?

Họ Đinh, nhóm tám người nầy không có họ tên mà chỉ dùng tên vũ khí để làm họ theo thứ tự. Vũ khí của Bát ma Cù Lao Chàm là Đinh Ba cười nhạt đáp:
- Nếu tại hạ không lầm thì các hạ là Lê Minh Quang. Được, các hạ cứ hỏi

Minh Quang đáp và hỏi luôn:
- Quả tại hạ là Lê Minh Quang Xin hỏi các hạ Ai là người ra lịnh cho các huynh đệ bế tỏa đường Truông?

Đinh Lão Nhất cười nhạt đáp gọn:
- Mạc tướng quân!

Minh Quang nhíu mày hỏi:
- Mạc Long Kham? Y đã trả cho các huynh đệ bao nhiêu vàng bạc?

Đinh Lão Nhất bật cười thích thú:
- Các hạ đoán đúng thì tại hạ cũng bảo thật. Mạc tướng quân trả cho huynh đệ ta một phần năm kho tàng tìm được.

Lê Ban tức giận quát:
- Hóa ra vì vàng mà các ngươi đã phản bội lời kết giao với anh em Lê Xuân Ước và Nhị Hồng Cẩu họ Lý?

Đinh Lão Nhất quay lại nhìn bảy tên đàn em rồi nói giọng kiêu ngạo:
- Quả đúng như thế ?

Lê Ban rút nguyệt đao ra tay, lão hỏi:
- sư đệ và cậu bé của ta qua đây đầu hôm ra sao với bọn ngươi?

Đinh Lão Nhất cươi khanh khách trả lời:
- Tại hạ đang mời họ nằm nghỉ trên trại.

Chỉ có điều không được thong thả lắm Lê Ban múa đao nhảy tới, nhưng Minh Quang đã giữ tay lão lại. Chàng bảo:
- Lê huynh. Anh lên ngựa bảo vệ cụ Lữ. Để bọn phản phúc nầy cho tại hạ.

Chàng nói xong lạnh lùng bước lên, tay đặt vào cán lộc giác. Nét mặt trầm lại:
- Vàng đã làm mờ mắt bọn giặc biển bọn ngươi. Ta ngỡ khi vào đất liền thì ít ra bọn ngươi cũng thức tỉnh để biết đâu chính ta... Hóa ra anh em Lê Xuân Ước bị ám hại cũng có sự tiếp tay của bọn ngươi... Đúng? Bát ma cù lao phải làm chúa đường Truông? Chỉ có Bát ma mà thôi?

Minh Quang lướt lên theo câu nói của Đinh Nhất. Lười kiếm đen sáng lên như những làn chớp... Bóng chàng sơn đã nhảy từ lưng ngựa nầy qua lưng ngựa khác Bọn anh em Bát ma chưa ứng trả kịp những đòn tuyệt chiêu của Minh Quang thì đã rơi xuống lưng ngựa như xung rụng. Minh Quang thét lên đầy căm hận. Cứ mỗi tiếng hét là một thây rơi khiến Lê Ban rùng mình lẩm bẩm kêu:
- Trong đời ta chưa bao giờ thấy được sự phẫn nộ của một con người chân chất như người nầy?

Cụ Lữ kêu lên:
- Thôi tiểu tử... Hãy lấy nhân đức mà tha cho chúng ?

Hai người kêu xong thì tám xác ma của bọn tham vàng đã nằm rải rác trên đường Truông. Minh Quang ôm đầu nức nở:
- ôi? Tại hạ đâu muốn như thế... Sao họ lại vì vàng mà bội phản bằng hữu?

Tám con ngựa chạy lòng vòng, xôn xao, ngơ ngác... khiến lão Lê Ban thúc ngựa chạy tới. Lão vỗ vỗ vào lưng từng con vật rồi nhảy qua lưng một con và bảo:
- Hiền đệ? Chú mi đừng sầu não nữa. Hãy lên lưng ngựa, bọn ta đưa mấy con nầy về Vú Cồn trại cho anh em họ Lê sử dụng về Đồng Hới ?

Hai tiếng Đồng Hới đã vực Minh Quang ngồi dậy như có sức thần linh. Chàng nhảy lên lưng một con và bảo hai người:
- Đi thôi? Dù sao thì cũng đã rồi? Đường Truông sẽ không làm khổ khách thương buôn từ hôm nay.

Ba con ngựa lùa bầy ngựa sáu con chạy vào giữa đường Truông. Lão Lê Ban thúc ngựa chạy lên trước. Khi đến ngã rẽ vào trại của anh em họ Đinh thì nơi ấy đã có Lê Nhân và chú bé Nhật Lệ cùng mấy anh em Lê Xuân Ước đứng chờ. Minh Quang vui mừng nhảy xuống ngựa hỏi Nhật Lệ:
- Hiền đệ có bị xây xát gì không?

Nhật Lệ lắc đầu đáp:
- Tiểu đệ không bị trói, nhân lúc "tám con ma" ấy kéo xuống đường Truông.

Lê Nhân thúc thúc mới dặn đệ chạy qua trại Vú Cồn gọi Lê đại huynh đến cứu... ? Lê Nhân nhăn mặt nói:
- Bọn khốn kiếp ấy dùng hầm bẫy mới hạ được tại hạ. Chứ bằng không thì còn lâu thằng Đinh đầu đàn ấy mới... mới....

Minh Quang cầm tay lão Nhị bảo:
- Chuyện đó đã xong, bây giờ các vị nhân huynh lên đường gấp cho.

Chàng lại bảo Lê Xuân Ước:
- Lê nhân huynh? Tại hạ cần bàn với anh một kế lược để hành động khi đến Lũy Thầy.

Lê Xuân Ước bước lại gần Minh Quang. Chàng ta hỏi nhỏ:
- Bọn Bát ma thế nào rồi?
- Đã về cù lao biển. Bây giờ nhân huynh phải làm thế nầy nhé...

Hai người họ Lê lại thì thầm với nhau một lúc. Khi Lê Xuân Ước trở lại với các huynh đệ họ Lê thì Lê Minh Quang bảo:
- Phiền nhị vị Song Tửu Nguyệt đao về Lũy Thầy làm theo điều đã bàn bạc. Bọn tại hạ sẽ lần lượt theo sau...

Anh em Lê Ban đưa tay vẫy mọi người rồi ra roi cho ngựa vượt đêm trường mà chạy như gió cuốn...

Hồi 14

Anh em Song Tửu Nguyệt đao dừng lại trước huyện đường Chấp Lệ thì trời đã mờ sáng. Huyện đường chưa mở cửa. Tên lính cơ ngồi trên chòi canh được đánh thức bằng một viên sỏi ném từ tay Lê Ban vào mặt trống treo trên đầu hắn. Một tiếng "tùng" giòn tan bất chợt làm tên lính canh hốt hoảng dựng ngược thanh đao nhìn quanh quất rồi nhìn xuống cửa huyện đường.

Lão Nhất Lê Ban thì thầm tai lão Nhị:
- Chú mi không được bộp chộp làm lộ việc anh em ta hiểu được âm mưu của tên Nguyễn Hiệu và Mạc Long Kham định thủ tiêu ta nhé. Mọi việc phải làm theo ta thật bình thường.

Lão Nhị Lê Nhân gật đầu rồi gọi vang lên:
- Lính canh? Mở cổng cho anh em ta?

Tên lính canh giụi mắt nhìn xuống. Hắn bảo:
- Nhị vị chờ tại hạ hỏi lại ngài đội cơ rồi sẽ mở cửa...

Lê Ban quát vang:
- Việc thì cấp bách mà ngươi thì còn chần chờ đấy à?

Tên lính cơ lặng im trèo xuống thang để vào huyện đường thì phía ngoài Lê Nhân đã cùng sư huynh phóng lên đầu tường và nhảy xuống sân huyện. Hai anh em sả một phát vào lưng tên lính cơ đoạn chạy vào hậu dinh huyện quan...
Lê Nhân đứng ngoài cửa gọi to:
- Nguyễn đại nhân mở cửa mau?

Thật lâu từ trong mới có giọng nhừa nhựa nhưng không kém phần kẻ cả:
- Đứa nào đấy?
- Trương Khưu đây? Đại nhân mau mở cửa...

Cánh cửa phòng hậu dinh của Nguyễn Hiệu vừa mở ra thì mũi tên từ tay Lê Ban đã cắm vào ngực họ Nguyễn... Quan huyện chỉ kịp nhìn hai anh em Song Tửu Nguyệt đao đang mỉm cười trước mắt y rồi ngã xuống buông xuôi...

Lê Ban bây giờ mới chạy đến đập cửa phòng cai bạ của đội cơ:
- Mở cửa mau?

Trong ấy tên thuộc hạ thân tín của Nguyễn Hiệu xách đoản kiếm chạy ra thì
Lê Ban bảo:
- Nhà ngươi nằm đây mà để Kiều A Túc bắn chết quan huyện rồi...

Tên đội cơ hốt hoảng hỏi:
- sao thế? Còn nhị vị nhân huynh từ đâu đến?

Lê Ban múa cây nguyệt đao đáp:
- Ta đuổi Kiều A Túc từ Đông Hà về đến đây. Họ Kiều âm mưu diệt vây cánh của Mạc tướng quân... Bây giờ nhà ngươi phóng ngựa vào Lũy Thầy báo cho Mạc tướng quân hay. Còn anh em ta phải truy cho ra hắn ở quanh đây. Nhớ bảo với Mạc tướng quân hãy thận trọng nếu có Kiều A Túc ra đến nơi... Thôi chạy mau đi

Tên đội cơ binh xách kiếm phóng lên ngựa quên cả thay quần áo cơ binh. Bóng hắn phóng ào ào làm cuốn cả bụi mù trên cánh đồng cát buổi mai... Anh em Song Tửu Nguyệt đao lại lên ngựa chạy chậm rãi về phía huyện Cô Liêu... để vào Lũy Thầy. Phía sau một đám bụi mù bắt đầu xuất hiện. Bảy người mặc y phục thợ săn, lưng đeo cung, bẫy thú chạy qua huyện đường rồi tản mát để vào các lối nhỏ trong cánh đồng cát và phi lao. Họ lần lượt đi vào các cánh đồng mênh mông để vượt sông Linh Giang về phía Bắc Bố Chính... Đó là bảy anh em họ Lê do Lê Xuân Ước hướng dẫn để vào núi Hoành Sơn. Tiếp theo là một xe trâu chở đầy rơm bó. Trên xe trâu có cụ Lữ và chú bé Nhật Lệ ngồi. Minh Quang đội nón rơm lụp xụp che cả cán lộc giác huyền kiếm. Chiếc xe trâu lọc cọc vượt đường cát lún sâu đi về huyện Cô Liêu...

Minh Quang quay lên nói với cụ Lữ:
- Ba anh em Lê Thập, Lê Cửu và Lê Tam sẽ nằm lại quán để cụ bà săn sóc vết thương. Còn chú Nhật Lệ phải cẩn thận canh chừng cho các huynh đệ ấy. Đêm nay chắc chắn họ Kiều sẽ rình rập quanh quán...

Cụ bà nhớ làm theo cháu đã dặn nhé? Cụ Lữ nhổ bãi trầu xuống cát. Bà lão đáp:
- Choa nhớ mà... Chưa lú lẫn đâu... Chú mi cứ dặn dò mãi rứa?

Minh Quang cười khà rồi hỏi:
- Vậy chứ cụ bà quên họ Kiều lúc nào cũng không quên tìm kiếm cụ để khai thác về người bị thương ngày xưa à?

Cụ Lữ cười khà khà rồi nói:
- Đó là chuyện cũ. Hôm nay hắn đã tìm ra chú mi và đã biết chỉ có chú mi mới có họa đồ vô Hoành Sơn mà thôi. Còn choa chẳng còn chi cho hắn tìm nữa, nghe chưa?

Minh Quang gật đầu vui vẻ:
- Vậy là cụ bà còn tinh anh lắm... Kìa có đám bụi phía bên tả cánh đồng cát đấy ?

Chú bé Nhật Lệ từ đầu đến giờ vẫn ngồi yên để theo dõi quang cảnh hai bên đường Khi nghe Minh Quang nói. Chú mới đáp:
- Chỉ có một người cỡi ngựa. Người nầy chạy vòng để tránh xe trâu của mình đó đại huynh ?

Minh Quang nhìn chăm chú một lúc rồi mới gật đầu bảo:
- Chính hắn chứ không ai cả.

Cụ Lữ hỏi:
- Có phải thằng thợ săn chứ chi?

Minh Quang gật đầu rồi dặn:
- Có lẽ đưa ba anh em họ Lê vào phía trong buồng trong của cụ bà. Còn mấy bà cháu ta ngồi ngoài nói chuyện hay hơn nhỉ?

Cụ bà bảo Nhật Lệ:
- Nghe đại huynh mi dặn chứ? Hễ anh mi ngồi nơi nào thì bà ngồi theo nơi ấy mi cũng rứa hỉ?
- Vâng ?

Chú bé Nhật Lệ nói xong thì nhảy xuống xe trâu. Miệng chú la to vui mừng:
- Về đến nhà rồi ?

Minh Quang đứng trước cửa quán nhìn bao quát một vùng rồi bảo Nhật Lệ:
- Chú mi ra trông chừng để ngu huynh đưa các huynh đệ kia vô trong nhà. Kẻo tên thợ săn họ Kiều lại đến đấy?

Chú bé Nhật Lệ vẫn chậm rãi bước quanh xe trâu. Chú đáp:
- Bây giờ còn sớm lắm. Muốn gì thì cũng tối "lão ấỷ mới đến rình!

Minh Quang nhìn lại thằng bé tám tuổi nhưng không ngoan trước tuổi. Chàng cười nói:
- Ngu huynh chịu thua hiền đệ đấy?

Cả hai anh em đều cười vang. Bữa cơm thanh đạm trong quán tranh của cụ Lữ được dọn ra khi ánh tà dương đã lặn bên kia núi Hoành Sơn.

Cụ Lữ ngồi đầu bàn tre giành bới cơm cho anh em Minh Quang. Cụ bà bảo:
- Gần ba tháng rồi. Nay về quán của choa thì choa lại làm chủ đó hỉ? Anh em mi ăn đi cho no để hôm nào mà vô Hoành Sơn...

Minh Quang vừa ăn cơm vừa lắng tai nghe phía bên ngoài. Chàng gật đầu như vừa khám phá ra điều gì. Cụ Lữ vẫn nói:
- Khi choa vô Đông Hà xa cách với mấy chú mi. Choa buồn lắm. Cũng chẳng hay biết gì việc chú mi có tìm được người bị tên năm xưa không? Đến mấy bữa trong chú mi về ghé qua dặn choa về đây. Vậy thì đã tìm ra người ấy hay chưa mà choa chưa kịp hỏi?...

Minh Quang nhìn chú bé Nhật Lệ đang ngồi ngáp. Chàng bảo:
- Hiền đệ dọn chén bát, đi rửa miệng rồi lên ngủ trước đi.

Chàng vừa nói vừa nháy mắt với chú bé. Đoạn quay lại trả lời cụ Lữ:
- Người bị tên năm xưa đã bị một kẻ có tên "chú Tam giết chết rồi giấu xác mất tăm. Nhưng rất may là cháu đã tìm được tấm bảng đồng của sư phụ giữ. Kẻ ấy chôn dưới đáy bếp sau khi đánh cắp trên Hoành Sơn đem vê. Thế mà... thật lại không may vì trong khi giao đấu trên Linh Mụ thì lại rơi vào tay của tên Đội trưởng thám sát binh ở phủ Phú Xuân. Tên nầy đem về đưa cho Trương Phúc Loan và Loan lại đưa cho Trương Phúc Hùng để viên phó tướng nầy đưa cho Mạc Long Kham Bởi Long Kham và Phúc Loan đang liên kết với nhau hầu đoạt kho báu. Hôm nay cháu về đây mục đích là chận đường người phó tướng họ Trương để đoạt lại "tấm bảng đồ" của sư phụ...

Cụ Lữ thở dài hỏi:
- Nếu họ Trương đã đưa cho Mạc Long Kham rồi thì làm sao chú mi biết. Rủi giết oan một người nữa thì không hay.

Minh Quang rót chén nước đưa đến cho cụ Lữ rồi lại tự rót cho mình. Chàng uống một hớp quay lại nhìn Nhật Lệ đang nằm co xoay mặt vào vách lá. Chàng nói:
- Dễ hiểu thôi. Nếu họ Trương mà đưa cho họ Mạc thì họ Mạc sẽ mau vào

Hoành Sơn để tìm cho ra cửa kho châu báu ấy mà thôi.
- Chắc gì y chịu đi một mình... Không lẽ kéo cả quân lính cùng đi thì bị quân chúa Trịnh đập cho tan xác thôi.

Minh Quang lại suy nghĩ, nhưng chàng nghe rất rõ có hơi thở nhẹ dồn dập bên ngoài vách. Chàng mỉm cười rồi nói:
- Cụ có biết họ Mạc rất tinh khôn. Hắn giả sai hai anh em Song Tửu Nguyệt đao vào "Đàng trong" để tìm người họ Lê Trương cho Kiều A Túc nghi ngờ bám theo hai người ấy. Còn lại ngoài nầy một mình y vượt Linh Giang vào Hoành Sơn dò tìm ngày đêm, nay có bảng đồng trong ta y sẽ tìm ra sớm hơn. Thì tội gì mà không đi sớm khi được họ Trương phó tướng trao cho chìa khóa châu báu... cũng như y muốn gieo nghi ngờ cho họ Kiều về...

Cụ Lữ đập một con muỗi khiến Minh Quang dừng nói. Cụ hỏi:
- Chú mi muốn nói Mạc Long Kham muốn gieo nghi ngờ gì?
- Khi họ Mạc được lão bà họ Mạc sai Mạc Yến về báo rằng bọn tại hạ sắp về Hoành Sơn chắc chắn họ Kiều cũng sẽ bám theo.

Họ Mạc bèn tìm cách giết lén viên huyện quan Nguyễn Hiệu bằng mũi tên của Kiều A Túc để gài y vào tội giết người của chúa Nguyễn...

Cụ Lữ lắc đầu hỏi:
- Sao không phải là "chú Tam giết mà lại là Kiều A Túc?

Minh Quang cười nhạt đáp:
- "Chú Tam" tức là Trịnh Du thì việc giết huyện quan của Đàng trong đâu có gì là tội. Còn Kiều A Túc và Trương Khưu có quan hệ thân thiết với Trương Phúc Loan thì việc tách rời họ ra mới quan trọng chứ.

Cụ Lữ gạt đi. Cụ hỏi:
- Chú mi giải thích choa khó hiểu quá. Nầy hỉ, nếu Kiều A Túc là người của Trương quyền thần thì sao lại đi với cụ bà họ Mạc. Còn Trịnh Du tức là "chú Tam" là người của chúa Trịnh sao lại ở trong phu Trương quyền thần?

Minh Quang bật cười giải thích:
- Bởi cụ không phải ở trong triều đình, phủ chúa nên không hiểu thủ đoạn của bọn háo vàng, hám danh. Bọn nầy có khi gần ta mà lại phản ta để cầu vàng và danh. Huống gì kẻ ấy.

Cụ Lữ gật gù nói:
- Phải... choa hiểu rồi. Thế bây giờ chú mi định thế nào?

Minh Quang nói chậm rãi:
- Cháu phải vào Hoành Sơn sau khi đón Trương Phúc Hùng ở Lũy Thầy. Phải làm gấp không thì trễ mất.
- Vậy chú mi đi đêm nay à?
- Không đâu. Dù sao cũng phải để sáng mai cháu sẽ đi sớm...
- ử cũng được.

Minh Quang nói xong quay qua đập mấy con muỗi cho chú bé Nhật Lệ, nhưng thật sự chàng nghe tiếng giẫm lên cát mà chạy. Tiếng chạy nhẹ nhàng rất nhanh, chàng nghĩ thầm:
- Vậy là nhà ngươi lọt vào bẫy của ta hết bốn trên năm phần... Còn chờ phần cuối nữa mà thôi.

Hai bà cháu nhìn nhau mỉm cười về vở kịch vừa rồi. Cụ Lữ đứng dậy đi trải tấm đệm gai dưới đất thì Minh Quang đã giành lấy. Chàng bảo với cụ già:
- Cụ lên nằm trên vạc giường với chú bé Nhật Lệ. Cháu nằm dưới nầy cho mát lưng.
- ử thì tùy chú mi...

Kiều A Túc chạy đến hàng phi lao cách quán tranh cụ Lữ đến hai dặm. Nơi đây con chiến mã đang đứng cú rũ như bị chồn chân từ lâu. Khi thấy chủ đến, nó hí lên sung sướng rồi giậm vó nghe đồm độp. Kiều A Túc nhảy lên lưng ngựa tháo dây cương và roi ra...

Trong đêm ấy họ Kiều đã vượt cả trăm dặm đường để mờ mờ sáng hôm sau thì đến Lũy Thầy. Họ Kiều ngồi trên lưng ngựa nhìn đám lính cơ bình thản lui tới trước dinh quan trần biên họ Mạc. Cửa dinh mở bình thường. Hai tên lính cơ vác giáo đứng nghiêm nhìn người qua lại.
Kiều A Túc thúc ngựa đến, vẫn ngồi trên cao họ Kiều hỏi lính canh:
- Mạc tướng quân còn trong dinh không?

Một tên nhìn qua họ Kiều. Hắn lắc đầu đáp:
- Bọn tôi làm sao biết được trong dinh. Các hạ vào mà xem.

Họ Kiều khẽ hừ một tiếng rồi thúc ngựa đi vào sân dinh. Tên lính cơ gọi theo:
- Xin các hạ xuống ngựa kẻo chúng tôi bị phạt.

Họ Kiều vẫn thản nhiên thúc ngựa đến trước cửa dinh. Y nhìn một tên lính cơ từ trong bưng mâm khay bước vào khách phòng, gọi:
- Nầy anh kia lại ta hỏi ?
- Tên lính nhìn người khách quen của quan trấn thủ. Hắn lẩm bẩm một câu gì đó ra vẻ bực bội rồi dừng lại chờ đợi câu hỏi của họ Kiều.
- Chú mi có trông thấy Mạc tướng quân trong ấy không?
- Mạc tướng quân đã lên ngựa từ mờ sáng.

Họ Kiều giật mình hỏi:
- Mới mờ sáng mà đã đi rồi, thế đi với ai?

Tên lính canh nhìn vẻ nôn nóng của khách. Hắn đáp chậm rãi:
- Đi với quan phó tướng Trương Phúc Hùng !

Kiều A Túc lại hỏi thêm một câu vừa quay đầu ngựa ra cửa:
- Về hướng nào? Mặc y phục ra sao?
- Không hiểu... Chỉ thấy hai ngài ấy mặc y phục dân dã... ?

Giật cương ngựa một phát. Con ngựa hí chồm lên. Họ Kiều kềm ngựa lao ra cổng dinh như bay... Bụi tung lên trong trời bắt đầu rõ ánh dương quang... Phía sau một người đội nón nan rộng vành cũng vừa chạy đến nhìn theo gật gù thích thú. Minh Quang là người đội nón rộng vành lại cắm cúi đi về phía Lũy Thầy. Chàng nhìn dấu ngựa in trên mặt cát lỗ chỗ thì lẩm bẩm nói:
- Có thể các huynh đệ Lê Xuân Ước đã qua sông Linh Giang trước cả họ Mạc.

Ta nhẩn nhơ đến cũng vừa. Chàng thư sinh sơn dã đi lẫn vào đám dân thương buôn từ trong Lũy Thầy đi qua sông Linh Giang mà không sợ lộ tung tích.
Đến khi mặt trời gần đứng bóng trên đỉnh đầu, Minh Quang đã đến bờ Linh Giang.
Nhìn những con đò nhỏ đậu cắm sào dọc theo bờ Nam. Chàng tìm một chiếc không chở đông người và hỏi chủ đò :
- Anh có qua sông không?

Người chủ đò gật đầu đáp:
- Giờ ni qua là tốt nhất đấy hỉ?
- Vậy thì cho tại hạ qua mau mau nhé ?
- Được thôi

Con đò nhổ sào từ từ qua sông. Minh Quang bây giờ mới hỏi:
- Từ sáng đến giờ anh có thất toán thợ săn qua sông nơi đây không?
- Không thấy người thợ săn nào cả. Chỉ có họ Kiều qua cách đây khoảng tàn một canh.
- Anh cũng biết họ Kiều à?

Chủ đò cười khà đáp:
- Hắn là khách quen mà. Có khi một ngày qua lại đôi ba lần chứ ít chi.

Minh Quang lại hỏi:
- Họ Kiều có mang ngựa qua sông không?
- Không. Hắn ta gởi ngựa tít đằng nhà đó của quan Mạc trấn thủ.

Minh Quang hỏi:
- Quan trấn thủ cũng có lập nhà giữ ngựa cho khách qua sông à?

Chủ đò lắc đầu đáp:
- Không? Ngài chỉ làm ra cho quan quân gửi khi cần quan sông, nhưng khách giang hồ gửi nhờ cũng được...

Minh Quang gật gù nhủ thầm:
- Vậy là anh em nhà Lê Xuân Ước chắc cũng gởi ngựa nơi ấy, không hiểu Kiều A Túc có nhìn ra ngựa "Tám con ma cù lao" không?

Vừa nghĩ đến đó thì đò đã cập bờ Bắc. Minh Quang đặt mấy quan tiền vào tay người chủ đò rồi nhảy lên cầu trạm của bờ Bắc. Hai tên lính trong đội cơ binh bắc Linh Giang lần lượt khám xét từng người. Đến khi Minh Quang bước tới. Một tên vỗ vào cán kiếm lộc giác của chàng thư sinh rồi nói:
- Mắc mớ chi mà sáng nay bọn tráng sĩ phía Nam mang cung kiếm ra Bắc nhiều rứa hỉ?

Minh Quang cười, đặt vào tay hắn mấy quan tiền rồi đáp:
- Bờ Nam không có thú nên phải đi qua đây mà săn bắt. Huynh đệ cầm uống rượn lấy thảo hỉ?

Tên lính cười giòn vỗ vai Minh Quang:
- Anh "lịch" lắm hỉ? Khi về nhớ cho chúng tớ một con mồi nhé.
- Vâng ?

Minh Quang nhảy mấy bước lên bờ đá và bắt đầu đi nhanh về Ròn để vào Hoành Sơn.
Đặt chân lên đất trung du. Minh Quang bồi hồi nhìn cảnh cũ. Chàng thở dài:
- Mới đó mà đã bốn mùa trăng mình xa núi. Không hiểu mộ phần của sư phụ có suy suyển chút nào không?

Nhìn lên trời sắp về chiều, Minh Quang lại nghĩ:
- Tìm nơi nghỉ qua đêm Ngay sáng mai ta sẽ vào Hoành Sơn.

Chàng thư sinh đi loanh quanh trong vùng Vinh Sơn một lúc mới ghé vào một quán tranh vừa ý. Chọn một bàn trong góc để nhìn ra cửa có thể thấy hết vùng đường qua lại bên ngoài quán.

Chàng thư sinh gọi một đùi gà và mấy củ khoai sắn. Người bán quán mang đến. Chị ta hỏi:
- Cậu không ăn được bún ả?

Minh Quang cười trả lời:
- Cũng được, nhưng hôm nay tại hạ còn ít tiền lắm.

Chị bán quán cũng cười nói:
- Tui bán thiếu cho cậu. Ai lại để một người có tướng phúc hậu lại chịu đói vì nghèo... úi chà, thế còn hơn để tụi lính cơ hắn ăn quịt hết cũng vậy.

Minh Quang cảm động hỏi:
- Thế rồi chị lấy vốn đâu mà buôn tiếp?
- Chồng tui đưa thịt săn được về đây bán cũng tìm sống qua ngày... Thời giặc giã mà cậu. Ai giàu mau chết lắm.

Minh Quang nhìn người bán quán vui tính hiền hậu. Chàng hỏi:
- Từ sáng đến giờ khách ăn uống có đông không?

Người đàn bà lẩm nhẩm tính rồi nói:
- Một toán gần bảy người, hai thợ săn, một thầy cúng, một bà cụ với cô gái, một ông lão với một cô gái... Chỉ có rứa thôi ?

Minh Quang cười hỏi:
- Họ đi về ngõ nào?

Người đàn bà chỉ vào phía núi đáp:
- Vô trong ấy.
- Thầy cúng thì vô núi cúng ai hỉ?
- Rứa mới lạ... à? Cậu ngồi, tui vô làm tô bún cậu ăn. Mải nói chuyện mà quên.

Minh Quang cười nhìn theo người chủ quán vui tính. Chàng nghĩ:
- Một toán bảy người thì biết rồi. Hai thợ săn không lẽ là họ Mạc và họ Trương? Một thầy cúng là ai? Bà cụ và cô gái chắc là cụ già họ Mạc và Mạc Yến. Một ông lão và một cô gái là ai?

Minh Quang suy nghĩ mãi về những nhân vật khó hiểu kia đến lúc người chủ quán mang bún ra. Chàng ăn xong mới lấy hết tất cả mấy quan tiền còn lại đưa cho chủ quán:
- Tại hạ cũng vô trong núi nên không cần tiền nữa. ả giữ mà dùng. Đêm nay tại hạ xin ngủ lại phía ngoài hiên. Sáng đi sớm...

Người chủ quán gạt đi:
- Tui không lấy tiền của cậu. Còn ngủ thì kê ghế nơi ni để tránh sương gió rồi mai muốn đi đâu thì đi. Ai lại nằm ngoài hiên, ông nhà tui về mắng tui chết.

Minh Quang lại cười. Chàng giải thích:
- Tại hạ muốn đi sớm để khỏi phá giấc ngủ của ả mà...
- Không sao ? ông nhà tui cũng dậy sớm để vô núi ?

Trời còn mờ sương, các đầu cỏ ướt mèm, uống cong ngọn. Minh Quang chia tay người đàn ông chủ quán. ông ta bảo:
- Cậu đi hướng lên núi thì được, đừng dọc theo đường suối mà nguy hiểm.

Minh Quang hỏi:
- Sao vậy nhân huynh?
- Chiều qua có mấy người thợ săn phía Nam vô trong ấy. Họ đánh nhau với hai tay thợ săn ở Lũy Thầy vào. Tại hạ rình xem thì bị mụ già lấy cây gậy đầu hổ đập cho một phát chạy muốn chết...

Minh Quang gật đầu cảm ơn ông ta rồi nhắm vào hướng trảng tranh mà đi. Đến một nhánh của Cửu Long Khúc, chàng định đi theo hướng con suối từ trong lòng núi chảy ra. Nhừng gộp đá lởm chởm giữa lòng suối đối với kẻ thường không luyện võ thì quả là gay go, nhưng với Minh Quang lại trở thành hữu ích. Chàng cứ từ đầu gộp đá nầy nhảy qua gộp đá khác như con thiềm thừ mà không mất thời gian vạch lá, phát quang những dây nhợ giữa rừng chằng chịt. Đến một vùng trống chỉ có cỏ mượt bên bãi suối, Minh Quang thoáng nghe có tiếng kiếm thép chạm nhau.

Chàng vội vàng tìm lối cây rừng thấp mà len lách để đi... Đến một khúc suối quanh Minh Quang nghe tiếng Mạc Long Kham quát mắng:
- Trương Khưu mi lại nối tiếp cái gian ác của thân phụ mi để bám theo họ.

Mạc nhà ta à? Minh Quang nhảy lên một cây cao che kín đầy lá. Chàng nhìn xuống hiện trường, thấy Mạc Long Kham đang chống kiếm một bên xác chết của Trương Phúc Hùng. Còn Kiều A Túc đang cầm cây cung bạc đứng đối diện. Phía ngoài vòng chiến mụ già họ Mạc và Mạc Yến đang đứng gần Trịnh Du. Ba người nầy đứng im nhìn Kiều A Túc. Họ Kiều cười nhạt đáp:
- Tại hạ đâu muốn hạ thủ hắn làm gì... Chẳng qua đó là cách trừng phạt một kẻ phản phúc cam tâm làm tay sai cho Trịnh mà thôi. Mạc Long Kham cũng cười nhạt bảo:
- Ngày trước cha mi cũng nói như thế để hạ thủ phụ thân ta khi vừa xong việc.

Nay mi lại giở giọng ngưu mã ra mà che đậy tội lỗi của mi. Hãy xem cây kiếm của họ Mạc nhà ta lấy đầu mi đây.
Kiều A Túc bật cười khan thách thức:
- Sở dĩ ta không hạ thủ bọn mi cho đến hôm nay là cố ý tìm cho ra tấm bảng đồng của lão vua Lê để xem lão ghi chép điều chi. Nếu biết điều thì trao lại cho ta sẽ được chia hai kho báu. Bằng không chớ trách cây cung vô tình nầy. Thế nào?

Mạc Long Kham múa kiếm xốc tới, viên tướng trấn thủ không chém từ trên xuống mà đâm một nhát nhứ rồi xoay tròn đường kiếm ngang ngực của Kiều A Túc. Thế đánh lạ kỳ nầy không tạo được khoảng cách cho họ Kiều đưa cung lên để bắn, nên y chỉ dùng thân cung gạt mũi kiếm của Mạc Long Kham ra ngoài rồi nhảy lùi lại một bước để đưa cung lên, nhưng họ Mạc đã bám theo như bóng với hình. Đường kiếm thứ hai lại phát chiêu vào hông của Kiều rồi điểm luôn một lúc năm mũi trên dưới ngực và lưng Kiều A Túc. Họ Kiều lần nầy không nhảy lùi nữa mà nhảy bổng lên cao rồi từ trên đánh xuống một thân cung như én liệng khiến Mạc Long Kham nghiêng đầu tránh. Bất ngờ Kiều A Túc quét ngang một thân cung và từ tay tả của y một làn sáng xuất phát ra như tia chớp. Họ Mạc không ngờ kẻ đồi thủ của y lại có trủy thủ giấu trong tay áo, nên chỉ kịp kêu lên một tiếng đau đớn rồi ôm ngực ngã xuống bên bờ suối nằm bất động. Kiều A Túc nhanh nhẹn cúi xuống lục trong ngực áo Mạc Long Kham, nhưng Trịnh Du đã nạt khẽ:
- Trương Khưu? Đừng hòng đoạt món ấy. Hãy xem vũ khí ta đây?

Kiều A Túc nhảy lùi lại để tránh một làn sáng vù xuống đầu y rồi đưa cây cung lên, nhưng Trịnh Du đã tung luôn một phát roi nhuyễn tiên chực quấn lấy chân của Kiều A Túc. Đầu roi như con rắn uốn cong nhưng đã cuốn hụt vào khoảng không do cái nhảy cao của họ Kiều. Trịnh Du không dại dột bước vào con đường mà Mạc Long Kham đã bị. Y múa roi quất ngược trở lên, đánh vào cái đà rơi của họ Kiều và bất ngờ tung luôn một nhúm đạn sắt nhỏ li ti vào người họ Kiều. Kiều A Túc khoa cán cung một vòng đánh tạt ra ngoài món ám khí ấy rồi nói:
- Chú Tam? Nhà ngươi biết khôn thì trở ra Bắc Hà, đừng ở nơi đây mà theo chân họ Mạc.

Trịnh Du cười nhạt không trả lời. Y lại múa roi đánh vùn vụt vào ngực, đầu và chân Kiều A Túc. Họ Kiều lùi lại thật nhanh và quay qua một vòng rồi ngã ngửa ra bên bờ suối. Trịnh Du tung ngọn roi lên nhảy bám theo để quyết đánh tan chiếc đầu người thợ săn. Không ngờ họ Kiều đã bật qua bên và hai tiếng bụt? Bụt? Của dây cung bắn ra hai mũi liên hoàn tiễn. Họ Trịnh nghiêng người tránh ra bên đường một mũi thì mũi thứ hai đã cắm sâu vào phần tim của lão Tam. Kiều A Túc cười ngạo nghễ nhìn họ Trịnh trợn mắt căm hờn từ từ ngồi xuống bãi cỏ. Y nói đút khoảng:
- Trương Khưu ?... mi sẽ bị đền tội nay mai... ?

Tiếng nói uất nghẹn tiếp theo không phát ra được. Còn Kiều A Túc thì nhìn hai bà cháu họ Mạc. Y lạnh lùng bảo:
- Hắn đền tội cho việc giết chết hiền đệ của tại hạ. Vậy là xong món nợ máu ấy Còn lão bà thì nghĩ thế nào?

Lão bà họ Mạc trầm giọng bảo:
- Nhà ngươi mới thật là kẻ đã giết hiền đệ của mình. Tại sao lại đi sai một đứa em võ nghệ tầm thường để lên núi rải thuốc độc giết chết lão sư Chiêu Phước rồi còn thu giấu tấm bảng đồng để làm của riêng mà không mang về trao lại cho chúa Trịnh? Có phải một kẻ tài hèn sức kém mà giữ vật quan trọng trong người là tự hại mình?

Kiều A Túc bước lại phía xác chết của Mạc Long Kham. Y cười lạnh bảo mụ già họ Mạc:
- Để ta lấy bảng đồng trong người hắn rồi mụ thắng được ta thì lấy lại cũng không muộn...

Mạc lão bà cười lạnh bảo:
- Cứ hãy để đó. Lão đây cũng muốn so với ngươi vài chiêu thức rồi quyết định số phận nó cũng được chứ?

Kiều A Túc mỉm cười ngạo nghễ bảo:
- Tại hạ nghĩ mụ nên về Bắc Hà, còn không thì cũng cho Mạc công nương giúp một tay... Chứ đấu với người già thì quả tình tại hạ không ưng chút nào cả.

Mạc lão bà hừ một tiếng. Tay kiếm đưa qua cho Mạc Yến đồng thời cây trượng đầu hổ đã quét nhanh vào ngực của Kiều A Túc. Họ Kiều đưa cung lên đỡ đầu gậy, nhưng lão bà họ Mạc đã rút trượng lùi lại rồi đâm tới một nhát nữa. Lần nầy thế đâm nhanh hơn khiến Kiều A Túc phải nghiêng người để tránh, lập tức mụ già kỳ quái đã đặt gậy nằm ngang như đo theo chiều ngã của họ Kiều và bấm mạnh vào đầu hổ. Từ đuôi trượng bắn ra gần mươi phát tên nhỏ li ti... Kiều A Túc giật mình lăn xuống mặt cỏ để tránh. Nhưng cái lăn của y đã quá chậm. Và, trên vai của người thợ săn đã được ghim chặt hai mũi tên màu đen.

Họ Kiều ôm vết thương nhảy lùi ra thật xa. Y căm hận nói:
- Hôm nay tại hạ thua mụ một keo, dù có chết cũng quyết trả thù cho được.

Lão bà họ Mạc cười nhạt châm chọc:
- Đã chết thì còn làm sao trả thù được. Nhưng lão nói thật, tên của lão không giết người đâu. Nó chỉ làm cho đối thủ liệt cả tứ chi để không còn cầm được thanh kiếm, cán cung đi bắn lén người khác... Thôi nhà ngươi nên lui để cho lão làm công việc của mình.

Kiều A Túc thét lên một tiếng đầy căm phẫn. Cánh tay y cụp xuống làm chiếc cung rơi theo xuống bãi suối. Y nói trong hơi hổn hển:
- Hãy giết ta đi. Đừng hành hạ ta như thế nầy?

Lão già họ Mạc ngoảnh mặt qua phía khác. Mụ bảo:
- Bây giờ còn thời gian cho nhà ngươi ra khỏi vùng núi nầy. Nếu để đến ngày mai là không còn chỗ ẩn núp thú dữ kéo đến đâu...

Mụ nói xong đi lại lục tìm trong người Mạc Long Kham. Bỏ mặc họ Kiều đang lao xuống dòng suối đang rì rào chảy. Xác họ Mạc nằm chìm lỉm dưới đáy nước trong veo.
Minh Quang ngồi trên nhánh cao. Chàng thở dài bảo:
- Nhừng kẻ chết vì kho báu. Thật đáng tội.

Mụ già họ Mạc tìm hết người nầy đến xác chết khác mà vẫn không thấy tấm bảng đồng thì bực tức nói trống:
- Sao bọn chúng lại nói nó ở trong tay Mạc Long Kham do Trương Phúc Hùng trao cho?

Mạc Yến thở dài bảo:
- Bà bà ơi? Chúng ta bị lừa cả rồi. Có lẽ kho tàng ấy không ai biết được nơi cất giấu đâu.

Mạc lão bà hằn học bảo:
- sao lại không biết. Chính hai lão Mạc Kiến Hùng và Trương Đàm đã cất giấu nên mới bị ám hại chết ngày trước...

Mạc Yến lại hỏi:
- Sao trước khi chết hai người nầy không nói lại cho con cháu của họ biết?

Mạc lào bà bảo:
- Họ chỉ nói lại cho mấy mụ vợ. Còn mấy đứa con thì còn bé nhỏ nên họ không dám dặn lại vì sợ chúng bị giết.
- Thế sao mấy phu nhân lại không nói lại khi con họ khôn lớn?
- Còn đâu nữa mà nói. Họ chỉ giữ được trong lòng vài mươi ngày thì bị một kẻ bí mật hạ sát...

Mạc Yến kinh ngạc hỏi:
- Một kẻ bí mật. Vậy thì y còn sống chứ? Và kho tàng ấy chắc đã vào tay y?

Lão bà họ Mạc khẽ gật đầu đáp:
- Có thể lắm Nếu không thì đến hôm nay lão cũng đã xuất hiện để tìm nó chứ?

Mạc Yến thở dài bảo:
- Kho tàng thì mãi đâu đâu mà người lại tranh giành trước cửa hang núi Hoành Sơn Nghĩ ghê thật... Thôi về bà bà à?

Mụ già họ Mạc chợt nói:
- Còn thằng tiểu tử họ Lê đâu không thấy?

Mạc Yến cúi đầu buồn bã đáp:
- Chắc y không buồn tranh giành nên đã lẩn đi rồi.

Mụ già họ Mạc cầm gậy đầu hổ nhìn lên đỉnh núi. Mụ bảo:
- Ta muốn lên trên đỉnh núi để xem cái nơi lão Chiêu Phước ẩn náu thế nào. May ra tìm được gì chăng?

Mạc Yến gật đầu đáp:
- Nơi ấy có thể gặp người họ Lê "bé nhỏ" ấy đó bà bà?
- ử? Ta lên nhé?

Hai bà cháu họ Mạc định bước đi theo bờ suối thì có tiếng nói trầm trầm phát ra từ sau một thân cây tùng:
- Các vị hãy chôn cất mấy thây ma kia đi kẻo hôi thúi rừng núi thiêng liêng ở đây!

Mụ già họ Mạc đứng khựng lại rồi từ từ quay về phía có giọng nói. Sau thân cây tùng bước ra một người đội mũ nan tre. Lão ta bảo:
- Lão muốn hai vị hãy chôn nhưng xác thúi tha kia rồi ra khỏi địa phận Hoành Sơn?

Lão bà họ Mạc nhìn đăm đăm người nói xuất hiện. Mụ ta hỏi:
- Các hạ là ai?

Người đội nón trầm giọng lại đáp:
- Có cần thiết để cho nương nương tìm hiểu không?
- Nếu các hạ bỏ mũ nan ra?

Người đội mũ nan bật cười khan rồi hất chiếc mũ ra sau? Lão bà họ Mạc kêu khẽ:
- Lê Trương ?

Còn trên cành cây thì Minh Quang lẩm bẩm:
- Lão Nhị chủ đò... ?

Mụ họ Mạc hỏi:
- Thế mà Trịnh Du đã bảo hạ thủ các hạ rồi... Lạ thật.

Lão Nhị hay Lê Trương cười nhạt:
- Cái tên phản bội ấy làm sao tìm ra tung tích của tại hạ.Hắn chỉ hạ thủ một kẻ tật nguyền vô tội... Bây giờ cô nương nên chôn hắn lại kẻo bẩn đất Hoành Sơn.

Lão bà họ Mạc bật cười như khóc:
- Ta mà đi làm cái điều ấy được à?

Lão Nhị trầm mặt lại hỏi:
- Thế tại hạ phải làm hay sao?

Lão bà họ Mạc quay lưng lại bảo Mạc Yến:
- Ta đi về ?

Lão Nhị cười lạnh lùng bảo:
- Mạc Tiếu Châu? Cô nương chưa đi được đâu.
- Tại sao vậy?
- Hừ? Chuyện kho châu báu, chuyện giết oan biết bao người từ nơi cô nương phát sinh, nay sao vội quên quá vậy?

Lão bà tên Mạc Tiến Châu cười lạnh hỏi:
- Các hạ dựa vào đâu mà bảo như thế?

Lão Nhị đội mũ trở lại. Lão nói:
- Cái chết của Lê Duy Khâm do ai?

Mạc Tiếu Châu chuyển tay trượng qua một bên. Đầu trượng chỉ về phía lão Nhị. Mụ cười dài bảo:
- Điều ấy các hạ phải hỏi Trương Đàm và Mạc Kiến Hùng. Sao lại hỏi ta?

Lão Nhị quay lại phía Mạc Yến. Lão bảo:
Mạc cô nương cô có biết cô đang đứng với ai đấy không?

Mạc Yến ngơ ngác, lưỡng lự nhìn Mạc Tiếu Châu rồi nhìn lão Nhị. Nàng lắc đầu Còn Mạc Tiếu Châu thì lạnh lùng bảo:
- Đừng nghe lời y. Cháu là con của Mạc Long Quang em trai của Mạc Kiến Hùng tức là cháu ta...

Lão Nhị bật cười khan. Lão bảo:
- Cô nương là con gái của Lê Duy Khâm... Là tiểu muội của cái gã đang ngồi trên cành cây kia kìa.

Mạc Yến nhìn ra phía sau. Còn Mạc Tiếu Châu bất ngờ chụp lấy tay của cô gái, nhưng cái chụp của mụ đã trễ, vì chiếc nón nan của lão Nhị đã lướt đến chận ngang tạo một bức tường và hất bàn tay như vuốt ó của Mạc Tiếu Châu ra ngoài. Và từ trên cao lão Nhị đã đứng chen vào giữa.
Lão Nhị kéo Mạc Yến qua bên sau và gọi:
- Minh Quang? Tiểu tử nhà ngươi mau xuống giữ đứa em lưu lạc đây nầy.

Minh Quang như kẻ lạc từ cõi trời mây nào đó xuống trần gian. Chàng ngơ ngác một lúc rồi đáp xuống như cánh chim trước mặt ba người. Lão Nhị bảo:
- Cô nương nầy là Lê Phi Yến. Khi phụ thân các hạ bị họ mạc nầy ám hại thì mẫu thân nhà anh sắp sanh. Mẫu thân các hạ sanh được ba tháng và trong một đêm mưa gió cũng bị mất tích cùng đứa cong gái... Sau nầy lão thăm dò, theo dấu và được người tùy nữ của Mạc Tiếu Châu cho biết sự tình.Bởi người nữ tì nầy được giao cho việc nuôi giấu em gái các hạ... Thật là một thủ đoạn thâm độc của Mạc Tiếu Châu. Y thị biết Chiêu Phước đại huynh chúng ta đem con trai của Duy Khâm về nuôi nên muốn tạo một nghịch cảnh cho hai đứa trẻ sau nầy. Không ngờ lão biết nên có ngày nay...

Mạc Yến hay là Lê Phi Yến ôm mặt một lúc mới căm giận hỏi Mạc Tiếu Châu:
- Sao bà bà lại làm chuyện ấy?

Mạc Tiếu Châu hừ một tiếng mà không đáp. Lão Nhị lại nói tiếp:
- Có gì đâu. Bởi mụ ta căm thù Lê Duy Khâm do mối tình không được đáp lại đồng thời cũng do sự ưu ái của nhà vua đối với Duy Khâm nên họ Mạc đem tâm trả thù...

Minh Quang cầm tay em gái:
- Anh em ta đã gặp được nhau thật bất ngờ và hạnh phúc. Hãy chờ ngu huynh hỏi tội họ Mạc đã...

Minh Quang quay lại phía lão Nhị. Chàng hỏi:
- Lão bá nói tiếp về âm mưu của Mạc Tiếu Châu cho anh em cháu nghe đi.

Lão Nhị gật đầu đáp:
- Khi Trương Đàm và Mạc Kiến Hùng chận đoàn xe châu báu để tiêu diệt hòng cướp đoạt... Lê Duy Khâm đến nơi thì thấy những xe trống không... Lão tướng đâu hiểu rằng những châu báu kia đã được chuyển đi trước khi vào Đồng Hới. Và lão là người biết rõ việc nầy nên chúng muốn thủ tiêu. Cả Mạc Kiến Hùng cũng như Trương Đàm cũng lầm mưu của Mạc Tiếu Châu và một người nữa, nên hai viên ngu tướng nầy sau khi hạ thủ đoàn bảo tiêu và bắn lén Lê Trương giả kẻ ấy được lão cứu và đưa về Linh Mụ. Sau nầy y làm nghề bẫy thú và bị Trịnh Du hạ thủ vì ngỡ rằng anh ta biết nơi giấu kho tàng. Lúc ấy lão về thẳng Bắc Hà để truy tìm kẻ đứng đầu việc soán đoạt kho báu của nhà vua. Và ta đã tìm ra y thị, kẻ đang đứng trước mặt chúng ta... Một nữ gian ác tặc cấu kết với họ Trương...

Lão Nhị vừa nói đến đó thì Mạc Tiếu Châu đã quật tới một trượng vào ngực ông ta. Đường trượng thật hiểm độc lão Nhị phải kêu lên:
- Đến tuổi nầy mà mụ vẫn còn khá đấy nhỉ?

Lão Nhị nhảy lùi lại để tránh đường trượng thứ hai rồi gọi Minh Quang:
-Tiểu tử, chú mi đưa cây Lộc giác huyền kiếm cho ta mượn. Chỉ có cây kiếm nầy mới trị được khúc thép của mụ mà thôi.

Minh Quang rút huyền kiếm ra ném cho lão Nhị. Lão đưa tay bắt lấy thì họ Mạc đã đâm tới một trượng và bấm chốt ở đầu hổ. Một đám tên li ti bay ra, nhưng lão Nhị đã hất mũ nan ra đỡ gọn. Lão cười nói:
- Ta rất sành âm mưu và thủ đoạn độc của mụ. Đừng giở ra đối với ta... Biết khôn thì đào lỗ chôn mấy xác chết hôi thúi kia rồi nạp mình để ta đưa về cho chúa Nguyễn may ra còn sống sót vài năm...

Mạc Tiếu Châu hừ một tiếng rồi múa trượng lên như chong chóng tấn công lão Nhị. Đường trượng của mụ lúc trên lúc dưới lúc đâm lúc quét kín như tường sắt, nhưng lão Nhị vẫn như người nhàn tản trước gió mưa. Lão cặp sát thanh kiếm đen xuôi theo sóng tay. Chuôi lộc giác chĩa ra ngoài và tránh những đường trượng ào ào, vù vù, vun vút của Mạc Tiếu Châu. Thỉnh thoảng lão Nhị lại điểm đến đầu vai của địch thủ một nhát kiếm khiến mụ họ Mạc loạng choạng nhảy lùi. Trận đấu xem thì nhẹ nhàng đơn giản như đùa giỡn giữa hai bạn già, nhưng tính ra đã trên năm mươi hiệp, khiến Minh Quang nóng ruột. Chàng gọi to:
- Lão bá kết thúc đi chứ... Sao cứ kéo dài mãi vậy?

Lão Nhị nghe Minh Quang giục thì đổi lối đánh. Lão bảo họ Mạc:
- Mạc Tiếu Châu ta cam thất lễ với cô vậy?

Mụ già họ Mạc nhíu mày quay mũi trượng về trước, đếm một phát nhưng không bấm chốt trên đầu hổ. Lão Nhị khoa kiếm một vòng để ngăn ám khí, nhưng đó chỉ là đòn hư nên lỡ bộ vừa trở cán lộc giác lại thì từ tay của Mạc Tiếu Châu bay ra một đám sương mù. Lão Nhị giật mình nón nan xuống đỡ đồng thời tay kiếm đen đã chém ngược từ trong ra ngực của Mạc Tiếu Châu. Lão Mạc đưa trượng ra đỡ. Một tiếng soạt ngọt xót vang lên. Thanh trượng của Mạc Tiếu Châu bị cắt làm đôi như cắt thanh gỗ. Mạc Tiếu Châu kinh hoàng nhảy lùi lại để chạy...

Lão Nhị mỉm cười bảo:
- Hãy chậm rãi mà đi. Ta không truy kẻ bại trận đâu.

Mạc Tiếu Châu vẫn lướt theo đường suối mà chạy, bất ngờ trong rừng cây xuất hiện bảy người thợ săn phóng ra chận đường. Họì Mạc vòng tay qua một vòng và vẫy mạnh. Trong đám anh em Lê Xuân Ước vừa xuất hiện ngã xuống mấy người, nhưng trên lưng và trên ngực mụ già đã bị cắm vào hai mũi kiếm của Lê Xuân Ước và huynh đệ của chàng.

Lão Nhị khẽ lắc đầu nói:
- Một thời ngang dọc và đầy thủ đoạn lại chết dưới tay của kẻ võ công bình thường nhất. âu đó cũng là nhân quả. Thôi chúng ta lên núi.

Từ phía sau Lê Xuân Ước gọi:
- Lão bá đợi anh em chúng cháu với.

Lão Lê Trương quay lại bảo:
- Chú mi xem chỗ xa xa đào lỗ huyệt chôn những xác ấy rồi lên núi sau.

Lão lại đi, nhưng một bóng y phục trắng bước ra chận lối:
- Lão bá và các vị không được đi...

Minh Quang nhíu mày ngạc nhiên hỏi:
- Trương cô nương? Sao lại chận lối chúng tôi thế?

Trương Thu Hà đưa kiếm chĩa mũi ta trước. Nàng trầm nét mặt lại bảo:
- Tiểu... tiểu... bản cô nương muốn bỏi ai là người hạ thủ phụ thân?

Minh Quang lắc đầu bảo Trương Thu Hà:
- Bọn tai hạ không làm điều đó đâu. Chính Kiều A Túc đã hạ thủ Trương tướng quân, nhưng y đã chết rồi...

Trương Thu Hà ôm mặt khóc:
- Nhân huynh không ngăn lại... để y hạ sát phụ thân,.. Tiểu muội ?

Minh Quang lúng túng bảo em gái:
- Hiền muội đỡ Trương tiểu thu dậy đi?

Lê Phi Yến chạy lại cầm tay Thu Hà:
- Tiểu thư không nên buồn... dù sao thì Trương tướng quân cũng đã chết ?

Trương Thu Hà lắc đầu, xô Phi Yến ra. Nàng bảo:
- Cô nương cũng một cánh với Mạc lão và Kiều A Túc... Ta không nghe đâu

Lão Nhị bước tới một bước, lão bảo:
- Cô nương nhầm lẫn cả rồi... để lão kể cho mà nghe...
- Không ? Ta không nghe ?

Minh Quang nghiêm giọng bảo nàng:
- Tiểu thư hãy bình tĩnh ? Không nên hồ đồ mà mất hòa khí.

Trương Thu Hà quay qua nhíu mày nhìn Minh Quang một phát như trách móc, như căm giận. Nàng đứng yên chờ đợi.Lão Nhị mới nói:
- Lẽ ra phải có nơi để ngồi giải thích cho các huynh đệ, nhưng do cần thiết trước mắt. Lão nói vắn tắt để cô nương rõ. Thật sự cô nương không phải con của Trương Phúc Hùng đâu... đã bị Mạc Tiếu Châu bắt trộm khi lão tướng đưa Minh Quang lên núi. Đó là nỗi buồn rầu của lão huynh ta suốt bao nhiêu năm, nhưng ta không thể bảo cho lão biết khi mà mẫu thân cô nương tức là bà nhũ mẫu đang bị Trịnh Du tức chú Tam lưu giữ ở dinh cơ họ Trương. Một mưu kế thâm độc để lão huynh Chiêu Phước phải ra mặt... Nhưng số trời đã định, rốt cuộc lại Trịnh Du cũng tìm ra được nơi ẩn của Chiêu Phước và hạ thủ ông ta để đoạt tấm bảng đồng của vua Lê để Duy Phương giao cho Chiêu Phước phải tìm cho được kho châu báu...

Minh Quang lấy tấm bảng đồng có hoa văn ra. Lão Nhị cầm lật lại phía sau và bảo:
- Đây chỉ là một mật hiệu của nhà vua.

Chỉ có lão huynh Chiêu Phước mới rõ. Theo lão nhà vua dặn lão Lê: "Phải giữ kho tàng mà trao cho những người có phước đức". Chữ Chiêu là tìm tòi chiêu mộ người có đạo đức để bảo vệ giữ nước !

Lão Nhị trao tấm bảng đồng lại cho Minh Quang rồi nhìn Thu Hà:
- Điệt nhi cùng bọn ta lên núi thăm mộ phụ thân. Dù sao bọn lão cũng còn xuống Phú Xuân một chuyến. Lúc ấy cháu rước mẹ ra khỏi móng vuốt của họ Trương luôn thể.

Minh Quang nhìn Thu Hà. Chàng xúc động bảo:
- Vậy là từ đây muội muội làm em của ngu huynh rồi nhé... ?

Thu Hà nhìn Phi Yến. Nàng tỏ vẻ nghi ngờ. Minh Quang biết ý bảo:
- Phi Yến là tiểu muội của ngu huynh đấy. Cô ấy cũng bị lưu lạc bấy lâu... Nay mới được sum họp.
Chàng quay lại bảo Phi Yến:
- Tiểu muội chào Lê cô nương đi ?

Phi Yến cười bảo:
- Tiểu muội chỉ chào tỉ tỉ thôi à?

Lão Nhị bật cười khà:
- Cũng được chứ sao? Bọn ta sẽ lập một đại gia đình họ Lê trên núi Hoành Sơn đấy nhé?
Cả mấy người vừa nói đến đó thì Lê Xuân Ước cũng đã xong việc chôn xác những kẻ chết. Chàng chạy lại bảo:
- Lão bá? Bây giờ chúng ta lên núi được rồi chứ ạ?
- ử? Lên núi ta sẽ kể lại chuyện thảm kịch của mười mấy năm về trước cho các điệt nhi nghe... Rồi mới trở lại Phú Xuân.

Đoàn người vượt lên núi bằng con đường mà những tháng trước Minh Quang từ trong miệng hang suối đi lên. Chàng đi đầu, khi lên đến lưng chừng núi thì bỗng thấy một chú vượn màu vàng đang chuyền xuống nhìn chàng. Minh Quang chợt nhớ ra. Chàng bảo:
- Đây là chú vượn bị tên của Kiều A Túc. Tại hạ đã cứu sống... nay chú ta xuống tạ ơn đấy.

Chàng đưa tay ra. Chú vượn nhảy bám lấy rồi ngồi vắt vẻo trên vai trông rất thân thuộc. Lê Phi Yến khẽ kéo Thu Hà, nàng bảo nhỏ:
- Đại huynh sẽ không còn quý mến tỉ tỉ nữa đâu. Vì trên vai đã có tỉ tỉ khác rồi kìa?

Thu Hà đập vào lưng cô gái một phát. Nàng đỏ mặt bảo:
- Khi nào lên đến đỉnh. Tỉ tỉ sẽ xô muội muội xuống vực cho biết...

Nhừng tiếng cười vang lên khiến hai chàng trai họ Lê đi phía sau không hiểu chuyện gì...

Nguồn: http://truyenviet.com/