9/3/13

Yến Thập Tam (H29-30)

Hồi 29-1: Hoạn Nạn Cùng Chịu

Quả nhiên nghe vậy mặt Hoa Thiếu Khôn biến sắc, nghiêm giọng bảo:

"Tại sao ta lại phải trằn trọc không ngủ được? Tại sao ta lại phải uống rượu để tiêu sầu giải buồn?" Trúc Diệp Thanh bảo:

"Vì Hoa tiên sinh là người quân tử!" Giọng cười của gã đột nhiên có vẻ châm chọc:

"Chỉ tiếc lại không phải người quân tử chân chính!" Tay Hoa Thiếu Khôn chợt run rẩy, rõ ràng là ông ta đang cố sức nén giận.

Trúc Diệp Thanh lại bảo:

"Trận đánh sáng nay, ai thắng ai bại, chắc Hoa tiên sinh phải biết rõ hơn ai hết!" Bàn tay Hoa Thiếu Khôn càng run dữ. Bỗng ông ta vớ lấy nửa chén rượu trên bàn tợp một hơi cạn sạch.

Trúc Diệp Thanh bảo:

"Nếu Hoa tiên sinh là bậc chính nhân quân tử thì phải tự nhận là mình thua trước mặt bà vợ tiên sinh mới phải chứ!" Gã ngừng lại, cười khẩy rồi bảo:

"Nhưng tiên sinh đâu dám!" Hoa Thiếu Khôn dùng sức nắm chặt hai tay quyền bảo:

"Nói tiếp nữa đi!" Trúc Diệp Thanh nói tiếp:

"Giá tiên sinh lại như tôi là kẻ tiểu nhân chính cống thì cũng chẳng việc gì phải để việc nhỏ mọn ấy làm bận lòng. Lại rất tiếc tiên sinh cũng chẳng được là kẻ tiểu nhân chân chính vì thế trong lòng tiên sinh mới thấy hỗ thẹn, thấy mình không phải với Tạ Hiểu Phong!" Gã lạnh lùng nói thêm:

"Vì thế nếu bây giờ có người hỏi tiên sinh thật sự tiên sinh là hạng người thế nào thì tiên sinh cũng chẳng dám trả lời đâu. Chẳng những tiên sinh là đồ ngụy quân tử mà còn là kẻ hèn nhát!" Hoa Thiếu Khôn đăm đăm nhìn Trúc Diệp Thanh rồi từng bước từng bước đi tới và bảo:

"Quả không sai, ta là kẻ hèn nhát nhưng ta vẫn có thể giết người... " Giọng ông ta đột nhiên ấp úng khàn đặc, đôi mắt đang nheo lại bỗng trợn trừng lên.

Cuối cùng Hoa Thiếu Khôn ngã vật ra đất.

Cừu Nhị kinh sợ nhìn Hoa Thiếu Khôn muốn cử động mà không cử động được.

Trúc Diệp Thanh bảo:

"Lão nghĩ không ra sao ông ta ngã vật ra phải không?" Cừu Nhị hỏi:

"Ông ta say rượu ử" Trúc Diệp Thanh đáp:

"Ông ta là ông già, thể lực đã suy nhược, lại uống rượu vào quá nhanh cho nên dù rượu không có thuốc mê cũng đủ làm ông ta ngã!" Cừu Nhị biến sắc mặt:

"Thuốc mể" Trúc Diệp Thanh cười nhạt bảo:

"Thuốc mê này tuy vừa uống vừa đắng nhưng hòa vào Trúc Diệp Thanh lâu năm thì cũng khó lòng phân biệt nỗi, tôi đã phải thử nhiều lần rồi mới thành công đấy chứ!" Cừu Nhị giận dữ gầm lên định chồm tới, nhưng lại húc ngay vào cái bàn.

Trúc Diệp Thanh cười mỉm bảo:

"Thật ra lão phải nghĩ đến điều này:

ta là một kẻ tiểu nhân chân chính, làm gì sẵn rượu ngon bày ra cho lão hưởng thụ chứ!" Cừu Nhị ngã lăn xuống đất, định vịn bàn đứng dậy nhưng vừa đứng lên lại ngã lăn ra.

Trúc Diệp Thanh bảo:

"Thật ra ta phải cảm ơn lão, Hoa Thiếu Khôn là người cẩn thận, khôn lõi đời, nếu không thấy lão đã uống nửa chén rượu đó đời nào ông ta uống và cũng chỉ vì lão uống rượu từ từ nên thuốc mê mới chậm chậm phát tác thôi!" Cừu Nhị dần thấy tiếng nói của Trúc Diệp Thanh cứ xa dần xa dần, người rồi cũng xa dần xa dần cuối cùng không nghe gì nữa không thấy gì nữa hết.

Tử Linh bỗng thở dài cười gượng bảo:

"Thiếp cứ tưởng chàng chỉ có dã tâm ngấp nghé cái ghế của lão chủ lớn để thay ngôi vị của lão, bây giờ thì... bây giờ thì thật tình thiếp cũng chẳng hiểu chàng là người thế nào và chàng đang ấp ủ âm mưu gì trong lòng." Trúc Diệp Thanh cười vang:

"Nàng vĩnh viễn không biết đâu!" Tạ Phượng Hoàng tỉnh giấc từ trong cơn ác mộng. Cả tấm chăn cũng bị mồ hôi lạnh giá của bà ta thấm ướt đẫm. Trong mộng bà thấy chồng trở về mình đầm đìa máu đứng sừng sững ở đầu giường rồi cứ máu đầm đìa như thế đè lên người bà ta, đè mạnh đến nỗi bà thở không ra hơi, sực tỉnh lại thì trước mặt trời vẫn tối om om.

Ngọn đèn chồng bà ta thắp cho vợ đã tắt ngấm từ bao giờ.

Trong nhà không có đèn. Tạ Hiểu Phong một mình ngồi im lặng trong bóng tối, ngồi ở chỗ ngày trước mỗi khi ăn cơm vẫn giành phần "công chúa".

"Em nó sinh ra đời đáng phải là công chúa, chú mà gặp là phải thích nó ngay, nhà này lấy nó làm vinh." Lửa lò đã tắt từ lâu đến tro tàn cũng đã lạnh ngắt. Gian bếp nhỏ hẹp đâu còn sự ấm cúng của những ngày đã qua. Mùi thơm của món canh thịt thấm vào tận đáy lòng cũng vĩnh viễn không bao giờ lừng mùi nữa rồi.

Nhưng rõ ràng ở nơi đây chàng đã sống những ngày đủ đầy và an ủi mà trước đó chưa từng có.

"Tôi là A Cát, A Cát vô dụng!" "Hôm nay công chúa nhà ta về ăn cơm nhà. Cả nhà ta lại có thịt ăn, mỗi người được một tảng to ơi là to!" Thịt được bưng lên, mắt người nào cũng sáng quắc, còn sáng hơn cả ánh kiếm.

ánh kiếm lấp loáng, kiếm khí dọc ngang, máu tươi vọt ra, kẻ thù gục đỗ.

"Ta là Tam Thiếu gia nhà họ Tạ, ta là Tạ Hiểu Phong đây!" "Ta là Tạ Hiểu Phong thiên hạ vô song đây!" Suy cho cùng ai là người khoái lạc hơn?

A Cát hay Tạ Hiểu Phong?

Cửa bị len lén mở ra, cái bóng mảnh yếu như bóng mèo lặng lẽ bước vào.

Đây là nhà cô ta. Mọi đồ vật ở đây cô đều quen thuộc, dù không nhìn thấy nhưng cô vẫn cảm thấy được chúng.

Giờ cô đã trở về! Đưa cô trở về là một người lạ hoắc, beo béo, nhưng có công phu nhẹ nhàng hơn cả cánh én liệng. Nằm phục trên lưng ông ta có khác nào cưỡi mây vượt gió.

Cô không biết người này.

Cô theo ông ta về chỉ vì ông ta bảo có người đợi cô ở nhà này, chỉ vì người đợi cô chính là Tạ Hiểu Phong.

Tạ Hiểu Phong chầm chậm đứng dậy, khe khẽ bảo:

"Ngồi đi!" Đúng là chỗ ngồi cả nhà vẫn giành cho cô trước kia, giờ cô trở về lại phải trả chỗ cho cô. Cô còn nhớ lần đầu tiên lúc chàng thấy cô ngồi trên cái ghế này. Mái tóc cô mềm mượt, đen mướt chẩy dài xuôi xuống, thái độ thì mềm mỏng mà cao quý cứ như một công chúa thực và cũng lúc đó chàng hy vọng trước kia mình chưa từng gặp cô bao giờ và hy vọng cô là một công chúa thực.

"Công tử không được để người thừa kế đời sau nhà họ Tạ lấy một kỹ nữ làm vợ được!" "Kỹ nữ, gái điếm!" Chàng nhớ lại lần đầu tiên gặp cô ta, nhớ lại lúc bàn tay mình đặt lên cái bụng xinh xinh của cô cảm thấy được cả nguồn sức nóng ngùn ngụt bên trong, chàng nhớ lại lúc cô ngã lộn xuống đất và nhớ rõ tình hình lúc cả bốn chân tay của cô quẫy động... "Thiếp mới mười lăm, nhưng nhìn có lớn hơn chút ít so với người khác." "Chú em" vẫn là một đứa trẻ.

"Chẳng có ai tình nguyện làm công việc này cả nhưng mọi người ai cũng phải sống, cũng đều phải ăn." "Cô ta là nguồn hy vọng duy nhất trong con mắt của bà mẹ với ông anh, cô phải làm cho họ có thịt ăn!" Nhưng "chú em" mới có mười lăm tuỗi, "chú em" là cốt nhục của nhà họ Tạ! "Cô bé" ngồi xuống y như một nàng công chúa thực đang ngồi. Đôi mắt sáng cứ sáng long lanh lên trong bóng tối.

Tạ Hiểu Phong do dự mãi. Cuối cùng bảo:

"Ta đã thấy anh của cộ" "Cô bé" đáp:

"Thiếp biết rồi!" Tạ Hiểu Phong bảo:

"Ta sợ cô đi không tiện nên nhờ ông chủ quán họ Tạ đón cô về!" "Cô bé" đáp:

"Thiếp biết rồi!" Bỗng cô ta cười mà bảo:

"Thiếp biết chàng vì sao muốn thiếp về rồi!" Tạ Hiểu Phong lúng túng:

"Ta... ta... " "Cô bé" cắt ngang lời chàng, bảo:

"Chàng khỏi cần phải giải thích, trong lòng thiếp đã rõ rồi. Chàng thật sự thích là vị Mộ Dung phu nhân kia cơ vì bà ấy sinh ra đã có số làm bà phu nhân. Vì bà ấy đâu cần phải bán mình để nuôi nhà, đâu cần phải làm điếm!" Nước mắt "cô bé" rơi xuống, bỗng cô khóc to tiếng:

"Nhưng chàng có nghĩ đến không, điếm thì cũng là người, cũng hy vọng có lúc hoàn lương, cũng hy vọng có người yêu quí mình một cách thực tình." Trái tim Tạ Hiểu Phong đau buốt. Mỗi câu cô nói chẳng khác nào một mũi kim chọc vào trái tim chàng.

Chàng không nén được mà bước tới vuốt ve mái tóc mềm mượt của "cô bé", định nói vài câu gì đó để an ủi cô ta nhưng lại chẳng biết nói những gì.

"Cô bé" khóc lóc đau đớn ngã nhào vào lòng chàng. Đối với cô, được chàng ôm trong lòng là niềm an ủi lớn lao nhất đối với cô! Chàng cũng hiểu thế nên chàng làm thế nào mà nỡ lòng đẩy cô ta ra! Bỗng đâu một tiếng "bình" vang lên, cửa bị sức mạnh đẩy toang ra, một thiếu niên với bộ mặt trắng bệch xuất hiện ngoài cửa, đôi mắt chú bé ngập tràn buồn thương và đau khỗ, đôi mắt ngập tràn nước mắt! Ai hay cừu hận có sức mạnh lớn lao đến chừng nào có thể khiến người ta có gan làm những việc đáng kinh sợ? Ai biết được đau thương có mùi vị ra sao?


Hồi 29-2

Có khi "chú em" biết! Có khi Tạ Phụng Hoàng cũng biết! Xác của Hoa Thiếu Khôn trước một giờ được người phát hiện ra nằm trong đình lục giác. Yết hầu ông ta bị cắt đứt lìa. áo quần, tay, mái tóc bạc trắng đầm đìa những máu. Bên cạnh xác ông ta còn một cây đao bỏ lại. Không ai có thể hình dung nỗi nỗi đau thương của Tạ Phụng Hoàng khi nhìn thấy xác chồng. Buồn thương, đau khỗ và phẫn nộ.

Trong khoảnh khắc bà ta đã chợt biến thành con dã thú khùng điên. Tất cả những gì trên người bà ta đều muốn xé tướp ra từng mảnh, rồi dùng lửa đốt, rồi dùng dao cứa, đốt thành tro bụi, cứa thành máu đọng. Phải bẩy tám người khỏe mạnh ra tay giữ chặt lấy bà ta, phải đến cả giờ sau bà ta mới dần dần bình tĩnh lại.

Tuy vậy bà ta vẫn không ngừng đầm đìa nước mắt.

Vợ chồng chung sống vui buồn hoạn nạn hàng hai chục năm, mối liên quan hàng hai chục năm thành tình cảm vợ chồng gắn bó đã ăn sâu vào cốt tủy.

"Bây giờ ông ấy đã trở thành một ông già, sao các người còn muốn ông ấy phải chết?" Chết mới thảm làm sao! Nỗi bi thương của Tạ Phụng Hoàng đã biến thành thù hận, bỗng bà bảo những người đang đè giữ mình:

"Các người thả ta ra, để ta ngồi dậy!" Trời sáng bạch nhưng đèn trên bàn vẫn cháy sáng. ánh đèn chiếu vào mặt Mộ Dung Thu Hoạch, sắc mặt của nàng ta cũng nhợt nhạt, bệch bạc.

Tạ Phụng Hoàng ngồi đối diện với Mộ Dung Thu Hoạch, nước mắt bà ta đã cạn khô, trong mắt chỉ còn ngùn ngụt hận thù.

Đau thương thực sự có thể khiến người ta điên cuồng, thù hận thực sự lại biến người ta thành bình tĩnh.

Bà ta lạnh lùng nhìn ngọn lửa đèn nhẩy múa bỗng bảo:

"Ta sai rồi, cả chị cũng sai nốt!" Mộ Dung Thu Hoạch hỏi:

"Cô sai thế nào cở" Tạ Phụng Hoàng bảo:

"Vì cả hai chúng ta đều nhìn thấy trong trận đấu sáng hôm nay người thua đâu phải Tạ Hiểu Phong mà là Hoa Thiếu Khôn, nhưng cả hai chúng ta đều không nói ra".

Mộ Dung Thu Hoạch không thể phủ nhận.

Nếu bảo cây kiếm của Tạ Hiểu Phong quả thực bị chấn dội thực sự bị hất bỗng đi thì làm sao lại khéo léo rơi sát bên cạnh tay của Tạ Phụng Hoàng được?

Chàng đã mượn sức hất của người khác để đưa thanh kiếm trả về tay Tạ Phụng Hoàng, sức mạnh và kỹ xảo ấy dùng mới khéo léo làm sao!?

Tạ Phụng Hoàng bảo:

"Tạ Hiểu Phong chẳng những chỉ có thể đánh thua ông ấy, thậm chí còn có thể giết chết ông ấy mà không ai kêu ca vào đâu được, thế mà Tạ Hiểu Phong lại không làm như vậy, do đó bây giờ đây kẻ giết ông ấy tuyệt đối không thể là Tạ Hiểu Phong được!" Mộ Dung Thu Hoạch cũng không thể phủ nhận sự thật này.

Tạ Phụng Hoàng đăm đăm nhìn Mộ Dung Thu Hoạch rồi bảo:

"Vì vậy ta muốn hỏi chị, trừ Tạ Hiểu Phong ra ở đây còn có cao thủ nào chỉ một kiếm cứa đứt cỗ họng ông ấy không?" Mộ Dung Thu Hoạch trầm ngâm suy nghĩ, rất lâu rất lâu sau mới bảo:

"Chỉ có một người!" Tạ Phụng Hoàng hỏi ngay:

"Ai?" Mộ Dung Thu Hoạch bảo:

"Chính là ông ấy, tự Ông ấy!" Tạ Phụng Hoàng dùng sức bóp chặt tay lại, cao giọng bảo:

"Không được! Vì ta, ông ấy tuyệt đối không thể làm thế được!" Mộ Dung Thu Hoạch thở dài bảo:

"Vì ông ấy thấy rõ là bà đã biết người thua thực sự là ông ấy. Ông ấy không nói ra điều đó và ông ấy cũng không đủ dũng khí nói ra điều đó, sự tủi hỗ lẫn đau khỗ này dày vò ông ấy suốt. Ông ấy là người cương liệt đến như thế, làm sao mà chịu nỗi?" Tạ Phụng Hoàng gục đầu, nói rất ảm đạm:

"Thế nhưng... " Mộ Dung Thu Hoạch bảo:

"Thế nhưng nếu không có Tạ Hiểu Phong, ông ấy đã không chết!" Nàng ta là đàn bà, là người đàn bà rất hiểu tâm lý đàn bà. Đàn bà khi đau thương phẫn nộ mà không có nơi trút giận thì thường đỗ hết mọi tội lỗi lên đầu người khác.

Quả nhiên bị trúng đòn tâm lý, Tạ Phụng Hoàng ngẩng phắt đầu dậy bảo:

"Tạ Hiểu Phong thừa biết tính nết của ông ấy, có khi hắn đã sớm tính đúng ông ấy sẽ đi đường này nên mới cố ý làm như vậy!" Mộ Dung Thu Hoạch khe khẽ thở dài bảo:

"Như vậy không phải hoàn toàn không có khả năng này!" Tạ Phụng Hoàng lại đăm đăm nhìn ngọn lửa đèn bập bùng, nhìn mãi nhìn mãi rất lâu rồi bỗng bảo:

"Ta nghe nói chỉ có chị biết chỗ hở trong kiếm pháp của Tạ Hiểu Phong phải không?" Mộ Dung Thu Hoạch bảo:

"Đúng là cháu biết, nhưng không biết sẽ dùng được gì?" Tạ Phụng Hoàng bảo:

"Sao lại không dùng được gì!" Mộ Dung Thu Hoạch bảo:

"Vì sức của cháu không đủ, ra tay không đủ mau lẹ vì thế rõ ràng biết chỗ hở trong kiếm pháp của chàng ta nằm ở đâu, đến khi chiêu của mình tới thì đã không kịp nữa rồi".

Nàng ta thở dài bảo:

"Điều đó chẳng khác nào ta thấy con sẻ đậu trên cây rõ ràng nhưng khi thò tay tới bắt thì chim sẻ đã bay đi từ lúc nào!" Tạ Phụng Hoàng bảo:

"Nhưng ít nhất chị cũng biết cách bắt chim sẻ đã".

Mộ Dung Thu Hoạch bảo:

"Vâng!" Tạ Phụng Hoàng:

"Chị đã nói cho ai biết chưa?" Mộ Dung Thu Hoạch đáp:

"Chỉ nói với một người, vì chỉ có tay kiếm đó may ra mới có thể đối phó được với Tạ Hiểu Phong?" Tạ Phụng Hoàng hỏi:

"Người ấy là ai?" Mộ Dung Thu Hoạch đáp ngay:

"Là Yến Thập Tam!" "Chú em" quay mình bỏ chạy mà không nói một lời nào, quay mình xong là cắm cỗ chạy. Gã tự mắt nhìn thấy "họ" ôm nhau, thế thì còn gì để nói nữa?

"Đã nhìn thấy tận mắt vị tất đã là thật!" Gã không chịu hiểu câu nói đó, cũng không thèm nghe giải thích mà cứ một mình cắm cỗ chạy xa, càng xa càng tốt.

Vì gã tự giác chịu sự khinh khi, tự giác nhận sự thương hại của đời từ bé nên mặt dầu gã không có mấy cảm tình với "cô bé" thì cô cũng chớ nên phản bội gã như thế, nhất là Tạ Hiểu Phong càng không được như thế! Tạ Hiểu Phong rất hiểu cảm giác đó của "chú em". Chàng cũng từng phải chịu đựng sự khinh khi, từng nhận sự thương hại và nhất là đã từng là một thiếu niên với bầu nhiệt huyết bốc đồng không chịu khuất phục.

Chàng lập tức đuỗi theo ngay. Chàng hiểu là ông chủ quán họ Tạ tất sẽ biết chiếu cố cho "cô bé", còn chàng nhất định phải đi săn sóc "chú em".

Chỉ có chàng mới nhận thấy qua vẻ bề ngoài quật cường, tàn nhẫn của chàng thiếu niên này là tình cảm của mềm yếu nằm ẩn sâu tận đáy lòng của gã.

Chàng phải đi bảo vệ gã, để gã khỏi phải nhận sự thương hại nào thêm nữa.

"Chú em" biết là chàng đang đi theo đằng sau nhưng gã không hề ngoái lại nhìn.

Gã không có ý muốn gặp lại "con người này". Và gã cũng hiểu là một khi Tạ Hiểu Phong đã quyết tâm theo đuỗi một người nào đó thì kẻ ấy đừng hòng bỏ rơi chàng.

Tạ Hiểu Phong không mở miệng. Chàng cũng thừa biết một khi chàng thiếu niên này đã quyết tâm không nghe lời giải thích của ai thì người ấy là ai có nói gì cũng vô ích.

Trời đã sáng, ánh mặt trời dần dâng cao.

Bọn họ từ một ngõ hẻm đi vào thị trấn đông đúc, rồi lại từ thị trấn náo nhiệt đi ra cánh đồng hoang dã rồi từ cánh đồng hoang dã bắt vào đường quan lớn.

Khách đi trên đường phần lớn thái độ đều vội vội vàng vàng.

Lúc này vụ mùa thu đã qua, đang là lúc mọi người kết toán một năm thu hoạch được bao nhiêu lợi tức. Một số người đang vội vã mang thu hoạch về nhà hay chia bôi cho người khác, có một số người khi mang thu hoạch về nhà thì thấy đầy lòng mệt mỏi, đầy mình nợ nần. Tạ Hiểu Phong không sao chịu nỗi mà không vấn tâm tự hỏi là mình trong một năm qua đã nỗ lực cày cấy những gì? Chàng thu hoạch được những gì? Một năm qua chàng đã gây thiệt hại cho bao nhiêu người hay người khác gây thiệt hại cho chàng?... Có những món nợ của một số người, đến ai cũng chẳng có cách gì thanh toán rõ ràng được! Đã chính ngọ.

Họ lại tới một thành thị khác, đi vào các phố xá hoa lệ náo nhiệt.

Thành thị khác nhau, người ngợm khác nhau nhưng đều giống nhau ở chỗ tất bật bôn ba vì cuộc sống lợi danh, giống nhau đều ở chỗ bị ân oán tình thù làm cho khỗ sở.

Tạ Hiểu Phong thầm thở dài ngầm trong lòng, ngẩng đầu thì thấy "Chú em" đã dừng bước, đang lạnh lùng nhìn chàng.

Chàng bước qua bên cạnh vẫn không hé răng. "Chú em" bỗng hỏi:

"Ông cứ theo tôi lẵng nhẵng, phải chăng ông đã quyết tâm chuẩn bị để săn sóc tôi cho tốt chứ gì?" Tạ Hiểu Phong thừa nhận. Chàng chợt nhận ra "Chú em" rất hiểu chàng, cũng y như chàng rất hiểu "Chú em".

"Chú em" bảo:

"Tôi đi mãi mệt rồi, hơn nữa đang đói muốn chết đây!" Tạ Hiểu Phong bảo:

"Thế thì chúng ta đi ăn đã".

Nơi họ dừng chân đúng ngay dưới tấm bảng hiệu chữ vàng "Lầu Trạng nguyên", quay mình là thấy ngay ông chủ quán béo mập "chiều khách cầu lợi" đang khom lưng mỉm cười với họ.

"Tám món xào bốn chay bốn mặn, trước hết hãy mang tám đĩa nhỏ nhắm rượu, sau đưa sáu món ngon tôm, cua, chim, yến sào, vây cá, gà vịt nguyên con, đủ không được thiếu thứ nào!" Đó là "Chú em" gọi món ăn! Chủ quán béo mập khom lưng cười nụ:

"Không phải tiểu nhân khoe mẽ, vùng này trừ quán ăn của bản hiệu ra, nhà khác quả là không có tài gì cung biện đủ một bàn đồ ăn như vậy!" "Chú em" bảo:

"Cốt thức ăn cho ngon, đưa lên mau, tiền thưởng sẽ không ít đâu!" Chủ quán béo bảo:

"Có điều không biết có mấy vị khách ăn? Khi nào phải làm xong?" "Chú em" đáp:

"Chẳng có khách nào nữa!" Chủ quán béo bảo:

"Chỉ có hai vị làm sao dùng hết bằng ấy thức ăn?" "Chú em" bảo:

"Chỉ cốt ta hài lòng, ăn không hết thì đỗ xuống cống có quan hệ gì đến ông?"

Hồi 30-1: Kiếm Khách Thiên Hồng

Chủ quán béo đâu dám nói đi nói lại, khom lưng chào mà đi. Ở bàn khác có người cười khẩy:

"Thằng ranh con này là nhà giầu mới phất hay là thằng điên chết đói đây?" "Chú em" làm bộ không nghe thấy chỉ lẩm bẩm:

"Các món ăn này toàn thứ tôi thích ăn, chỉ tiếc là lúc thường khó có dịp được ăn!" Tạ Hiểu Phong bảo:

"Chỉ cần ngươi vui vẻ ăn được bao nhiêu thì ăn bấy nhiêu!" Ai mà ăn nỗi một bàn thức ăn như vậy. Mỗi món "Chú em" nếm một miếng xong thì quẳng đũa bảo:

"Tôi no rồi!" Tạ Hiểu Phong bảo:

"Ngươi ăn đâu có nhiều!" "Chú em" bảo:

"Chỉ cần nếm một miếng đủ biết mùi vị, hà tất phải ăn cho lắm!" Gã thở dài, đập bàn bảo:

"Thanh toán đây!" Hạng khách như gã đâu có nhiều. Chủ quán béo đã đứng chực sẵn ở bên, cười giả lả bảo:

"Tám lạng bạc bàn thức ăn, thêm rượu, cộng mười lạng bốn đồng cân bạc!" "Chú em" bảo:

"Cũng không đắt!" Chủ quán béo bảo:

"Quán nhỏ chúng tôi buôn bán đã có quy củ, không tính lạm của khách, dù chỉ một phân bạc!" "Chú em" nhìn Tạ Hiểu Phong bảo:

"Thêm món tiền thưởng nho nhỏ, ta cho họ mười hai lạng được không?" Tạ Hiểu Phong đáp:

"Không nhiều." "Chú em" bảo:

"Ông săn sóc tôi, tôi ăn dĩ nhiên ông trả tiền!" Tạ Hiểu Phong đáp:

"Quả không sai!" "Chú em" bảo:

"Thế sao ông còn chưa trả đỉ" Tạ Hiểu Phong bảo:

"Vì ta có lạng bạc nào đâu?" "Chú em" cười, cười ha hả rồi đứng dậy đi lại bàn người khách cười khẫy khi nẫy.

Khách ăn bàn này có bốn người. Trừ một người rượu uống rất ít, nói cũng ít là một thiếu niên áo vải có ấn tượng như một người ngây ngốc còn ba người kia có khí vũ hiên ngang, tinh thần phấn chấn và đều là nam nhi anh tuấn, tuỗi tác chỉ khoảng đôi mươi.

Trên bàn có đặt ba thanh kiếm hình thức rất cỗ kính, thanh nhã, chưa tuốt khỏi vỏ nhưng cũng đủ thấy là loại kiếm sắc.

Người cười khẩy khi nẫy ăn mặc hoa lệ, thần thái ngạo nghễ, thấy "Chú em" đi lại thì càng cười khẩy.

"Chú em" nhìn cây kiếm đặt bên tay gã thì thở dài khen:

"Kiếm tốt!" Gã kia cười nhạt bảo:

"Ngươi cũng hiểu kiếm cơ à?" "Chú em" bảo:

"Nghe nói năm xưa có vị Từ đại sư Từ Lỗ Tử giỏi thuật đúc kiếm thiên hạ vô song.

Lại nghe nói ông biết ứng dụng thuật của chưởng môn đời thứ bẩy phái Võ Đang dùng nước ở Giải Kiếm Tri (ao cởi kiếm) luyện đúc ra được bẩy thanh kiếm sắc do chưởng môn chia cho bẩy đệ tử giỏi kiếm thuật nhất trong môn phái. Người còn kiếm còn người chết mới trao kiếm lại để chưởng môn thu giữ." Gã mỉm cười bảo:

"Không hiểu cây kiếm này có phải là một trong số kiếm ấy chăng?" Thiếu niên cười khẩy vẫn đang cười nhạt thì người áo tím ngồi cạnh bảo:

"Nhìn tinh lắm!" "Chú em" hỏi:

"Xin cho biết họ?" Người áo tím đáp:

"Ta họ Viên, vị này họ Tào." "Chú em" hỏi:

"Phải chăng đây là người anh tuấn trẻ nhất của bẩy đại đệ tử phái Võ Đang là Tào Hàn Ngọc?" Người áo tím lại bảo:

"Mắt tinh lắm!" "Chú em" bảo:

"Nếu vậy các hạ ắt là đại công tử của "Tử Y lão gia" (ông già áo tím) đất Kim Lăng?" Người áo tím bảo:

"Tôi là thứ hai, tên là Viên Thứ Vân, anh ấy là anh tôi tên là Viên Phi Vân." "Chú em" hỏi tiếp:

"Còn vị này?" Gã hướng vào chàng thiếu niên áo vải có vẻ thật thà nhất đám bảo:

"Phượng sặc sỡ không hòa bầy với quạ đen sì, vị này ắt hẳn là thiếu gia công tử nhà thế gia nỗi tiếng?" Chàng thiếu niên áo vải đáp gọn lỏn hai chữ:

"Không phải!" "Chú em" bảo:

"Rất hay!" Hai từ này rõ ràng là còn có phần sau. Chàng thiếu niên áo vải cứ chờ "Chú em" nói trọn câu. Người thật thà ít nói lắm mà cũng ít hỏi lắm.

Quả nhiên "Chú em" nói tiếp thật:

"ở đây chưa chắc đã có người cùng ông ta không oán không thù!" Viên Thứ Vân hỏi:

"Người ấy là ai?" "Chú em" bảo:

"Là cái người đáng phải thanh toán tiền ăn nhưng trong lưng lại không có đến một lạng bạc kia kìa!" Viên Thứ Vân bảo:

"Chúng ta cùng có oán thù với hắn ử" "Chú em" đáp:

"Dường như có một chút." Viên Thứ Vân hỏi:

"Có thù gì? Có oán gì?" "Chú em" hỏi:

"Hai anh em các vị phải chăng có một ông chú mà người giang hồ vẫn gọi là Thiên Hồng kiếm khách?" Viên Thứ Vân đáp:

"Phải!" "Chú em" lại hỏi:

"Còn vị Tào công tử phải chăng có một ông anh tên đơn có mỗi một chữ "Thủy" không?" Viên Thứ Vân lại đáp:

"Phải!" "Chú em" lại hỏi:

"Phải chăng hai vị đó chết ở Thần Kiếm sơn trang?" Viên Thứ Vân biến hẳn sắc mặt bảo:

"Chẳng lẽ các hạ nói người kia là... " "Chú em" bảo:

"Ông ấy chính là Tam thiếu gia Tạ Hiểu Phong của Thần Kiếm sơn trang ở núi Thúy Vân Phong hồ Lục Thủy đấy!" "Xẻng" một tiếng. Kiếm của Tào Hàn Ngọc đã tuốt ra khỏi vỏ. Hai anh em họ Viên cũng vươn tay cầm chắc chuôi kiếm.

"Ông là Tạ Hiểu Phong?" "Phải! Ta đây!" ánh kiếm loáng lên, ba cây kiếm đã vây quanh Tạ Hiểu Phong.

Tạ Hiểu Phong sắc mặt không đỗi, riêng mặt chủ quán béo thì sợ tái xanh tái tử cả mặt, còn "Chú em" thì đi tới cạnh ông chủ quán béo túm áo kéo ra bảo:

"Ông có biết muốn ăn khỏi phải trả tiền thì cách nào là hay nhất không?" Chủ quán béo lắc đầu.

"Chú em" bảo:

"Trước hết kiếm mấy người chọ họ đánh lộn, còn mình thì cứ thế chuồn đi!" Nói xong bỏ mặc ông chủ quán béo, bỏ mặc cảnh xô xát do mình châm ngòi, chú em quay mình. "Chú em" đã bỏ đi. Bảo chuồn là chuồn, chuồn thật lẹ. Đến khi ông chủ quán béo quay lại nhìn thì đã chẳng thấy bóng dáng đâu nữa.

Chủ quán béo chỉ còn cách cười đau khỗ. Không phải là ông ta không biết cái cách này.

Trước kia cũng có người dùng cách này chạy làng, sau này rồi cũng sẽ còn người dùng cách này. Vì dùng cách này để ăn không phải trả tiền quả thực rất có hiệu quả.

Chính ngọ. Phố dài.

"Chú em" nương theo bóng râm dưới mái hiên mà đi. Có thể bỏ rơi được sự giám sát của Tạ Hiểu Phong quả là điều đáng làm người ta đắc ý khoái trá, nhưng đằng này chú em lại không hề có một chút gì cảm giác ấy cả.

"Chú em" chỉ nghĩ đến chuyện đi ra ngoài cánh đồng hoang vắng để rồi tha hồ hò hét, hay đi thật xa tận ngọn núi cao kia, leo lên đỉnh mà khóc một trận đã đời.

Có lẽ cũng chỉ mình gã tự biết tại sao mình lại nghĩ như vậy, mà có khi chính gã cũng không sao tự biết tại sao lại như thế.

"Liệu Tạ Hiểu Phong có thể đối phó nỗi ba tên lộn giống con mà mắt mọc ngược lên tận đỉnh đầu kia không?" "Mặc kệ họ ai thắng ai lại có quan hệ rắm chó gì với ta chứ!" "Giả thử chúng bị chết sạch chẳng hạn thì sẽ có bố mẹ chúng đến bên xác chúng mà thương khóc, còn ta có chết liệu ai sẽ vì ta mà nhỏ vài giọt nước mắt đây?" "Chú em" bỗng bật cười, cười vang. Người ngoài phố đều ngoái lại nhìn gã kinh lạ, coi gã như một thằng điên nhưng gã không thèm để ý. Dù người khác coi gã thế nào gã đều không quan tâm! Một cỗ xe lớn từ phía trước mặt từ góc phố quành tới. Chiếc xe lớn hai ngựa kéo, thùng xe mới sơn bóng lộn có khi còn sáng hơn gương, ở cửa sỗ xe treo chéo một ngọn cờ đỏ. Người dong xe lưng thắt một chiếc thắt lưng đỏ, tay rung roi dài, mở mày mở mặt, dương dương tự đắc.

Hồi 30-2

"Chú em" bỗng dưng xông tới chặn trước đầu ngựa. Con ngựa khỏe hý lên sợ hãi, người đứng bật dậy. Gã dong xe lớn tiếng chửi mắng, roi trong tay quật từ trên xuống mà bảo:

"Mày muốn chết hả?" "Chú em" đâu muốn chết mà cũng không muốn nếm mùi roi, nên tay trái túm lấy đầu roi, tay phải kéo mạnh dây cương, gã dong xe liền ngã dộng đầu xuống đất, xe ngựa dừng cả lại.

Trong cửa sỗ xe có người thò đầu ra, đầu nhẵn thín không một sợi tóc, bộ mặt ăn nhiều uống lắm phì nộn, phối hợp với cặp mắt ngang tàng hung ác.

"Chú em" đi tới, hít sâu một hơi thở dài và bảo:

"Đầu tóc đẹp quá! Mà thơm quá!" Người kia hùng hỗ lườm "Chú em" nghiêm giọng mắng:

"Mày muốn làm gì vậy?" "Chú em" bảo:

"Tôi muốn chết!" Người kia cười nhạt bảo:

"Thế thì quá dễ!" "Chú em" mỉm cười bảo:

"Thế là tôi tìm đúng chỗ rồi, cũng tìm đúng người rồi!" "Chú em" nhìn hai bàn tay người kia bám vào cửa sỗ xe, hai bàn tay ngón thô ngắn, trên mu bàn tay nỗi hằn lên những mạch máu xanh. Chỉ có những người phấn đấu rất trường kỳ gian khỗ và từng luyện qua công phu ngoại gia chưởng lực mới có đôi bàn tay như vậy. Tay ấy đi làm các việc khác có khi không thích hợp lắm, nhưng chỉ cốt dùng để bẻ gẫy cỗ một người thì rất dễ.

"Chú em" vươn dài cỗ ra, mở toang cửa xe mỉm cười bảo:

"Mời!" Người ấy bỗng trở nên do dự. Người vô duyên vô cớ tới đòi chết vốn ít có lắm! Trong hòm xe còn một người đàn bà cuộn tròn như con mèo, đang nheo đôi mắt như vầng trăng mới mọc lim dim ngắm nghía "Chú em". Bỗng ả ta cười lên khì khì mà bảo:

"Gã đã muốn chết như thế sao chàng không thành toàn quách cho gã? Hồ đại gia đến người cũng không dám giết từ bao giờ vậy?" Giọng nói của ả cũng tương tự như con người của ả vừa yếu ớt vừa nhu mì, tuy nhiên trong lời nói lại đầy những vuốt sắc của loài mèo.

Mắt Hồ đại gia chợt long lên ánh hung tợn, lạnh lùng bảo:

"Mày đã khi nào thấy Hồ đại gia ta giết những loại vô danh tiểu tốt như thế này chưa?" Người đàn bà như con mèo kia lại cười khì khì mà bảo:

"Sao chàng biết hắn là loại vô danh tiểu tốt nào? Tuỗi hắn tuy ít nhưng những loại ít tuỗi mà danh tiếng lớn hơn chàng cũng không ít đâu! Chưa biết chừng hắn là Tào Hàn Ngọc của phái Võ Đang mà cũng chưa biết chừng hắn là đại thiếu gia nhà họ Viên áo tím ở Giang Nam cũng nên! Chắc trong lòng chàng còn đang e ngại nhà họ nên không dám ra tay chứ gì!" Bộ mặt phì nộn của Hồ Phi lập tức ửng mầu máu. Lời của cô gái kia tuy ôn tồn mềm mỏng nhưng toàn nói trúng phóc tâm trạng của y. Y biết tin Tào Hàn Ngọc và anh em nhà họ Viên áo tím đều đã tới đây, gã thiếu niên này nếu không có chút lai lịch sao dám vô lễ trước mặt y?

"Chú em" bỗng bảo:

"Vì Hồ đại gia này phải chăng là Thiết Chưởng Hồ Phi của tiêu cục Hồng Kỳ?" Hồ Phi lập tức ưỡn ngực ra quát to:

"Thật không ngờ ngươi cũng có được chút hiểu biết đó!" Hào kiệt trên giang hồ thấy người khác biết đến danh hiệu của mình thì trong lòng không khỏi có chút đắc ý, nếu danh hiệu của mình làm cho đối phương sợ mà bỏ đi dĩ nhiên là càng tốt, khỏi phải bàn! Đằng này "Chú em" lại thở dài bảo:

"Ta thật nghĩ không ra." Hồ Phi hỏi:

"Nghĩ không ra cái gì?" "Chú em" bảo:

"Nghĩ không ra là tiêu cục Hồng Kỳ có uy thế lớn đến như thế, oai phong đến như thế, nên đến một tiêu sư quèn cũng dám bày vẽ phô trương đến nước này!" Xe mới ngựa hăng, xe thơm gái đẹp, vốn chẳng phải là thứ một tiêu sư bình thường có thể chu cấp đủ được! Danh tiếng của tiêu cục Hồng Kỳ rất nỗi, tỗng tiêu đầu "Phi kỵ khoái kiếm" là Tiền Trung Kỳ có tuyệt kỹ "Bẩy mươi hai thức Truy Phong kiếm" và hai mươi tám ngọn "Xuyên Vân tiễn" lừng tiếng giang hồ. Tuy vậy lương bỗng một tiêu đầu trong tiêu cục hàng tháng nhiều nhất không quá mấy chục lạng bạc.

Mặt Hồ Phi căng lên càng ửng đỏ, giận dữ bảo:

"Ta bày biện lớn nhỏ có quan hệ gì đến nhà ngươi?" "Chú em" bảo:

"Chẳng có chút quan hệ nào cả!" Hồ Phi bảo:

"Ngươi họ gì? Tên là gì? Lai lịch ra sao?" "Chú em" đáp:

"Ta không có họ tên, không có lai lịch gì cả! Ta... ta... " Chuyện này là nỗi đau ẩn giấu trong lòng "Chú em". Lời gã nói ra chẳng làm đau lòng ai mà chỉ tự làm đau lòng mình. Xem con cháu nhà danh môn chính phái như Tào Hàn Ngọc khi nhắc đến thân thế của mình đâu có tình cảm biểu hiện như "Chú em" bây giờ! Hồ Phi lập tức thở ra một hơi dài nhẹ nhõm, nghiêm giọng bảo:

"Ta vốn không muốn giết hạng tiểu bối vô danh nhưng hôm nay đến phải phá lệ một lần thôi!" Thân người y như mũi tên từ thùng xe xuyên ra ngoài cửa xe, đôi bàn tay sắt xòe ra đã chẹt mạnh lấy yết hầu "Chú em".

"Chú em" bảo:

"Ngươi tuy phá lệ nhưng ta lại thay đỗi ý kiến, giờ không muốn chết nữa!" Nói xong câu này "Chú em" đã tránh thoát hai mươi chiêu đòn của Hồ Phi rồi đỗ xiên xiên người, "phụp" một tiếng ngón tay giữa "Chú em" bật ra, đầu ngón tay điểm trúng vào hông Hồ Phi. Hồ Phi thấy nửa mình tê dại phần dưới hông vừa mỏi vừa nhủn ra, một chân bất giác quỵ ngay xuống đất.

Người đàn bà con mèo kia bảo:

"Sao Hồ đại tiên đầu bỗng trở nên đa lễ như thế?" Hồ Phi nghiến chặt răng, hầm hầm bảo:

"Ngươi... ngươi... con tiện nhân ăn cây này rào cây nọ kia... " Người đàn bà như loài mèo kia bảo:

"Thế nào là ta ăn cây này rào cây nọ? Ta ăn gì của ngươi? Một tên tiêu sư quèn như ngươi mà nuôi nỗi ta ử" ả ta nhìn "Chú em" rồi lại bảo:

"Chú em này, vừa nãy chú em chỉ có một chỗ nhìn sai thôi." "Chú em":

"Hử?" Người đàn bà loài mèo kia bảo:

"Xưa nay chỉ toàn ta nuôi y, đâu có chuyện y nuôi ta!" Hồ Phi giận dữ gầm lên rồi đỗ chỗng kềnh.

Người đàn bà như loài mèo lại bảo:

"Gần đây y ăn quá nhiều, cũng nên ít ngồi xe và tăng cuốc bộ lên!" ả ta liếc cặp mắt trăng mới mọc lên nhìn "Chú em" rồi bảo:

"Nhưng nếu chỉ một mình chị ngồi trên xe thì cũng hãi hãi là, chú em bảo nên làm gì bây giờ?" "Chú em" hỏi:

"Chị muốn tìm một người bồi tiếp chứ gì?" Người đàn bà như mèo kia bèn bảo ngay:

"Dĩ nhiên chị tính thế, mong muốn chết nhưng ở đây đất vắng người thưa, biết tìm ai bây giờ?" "Chú em" đáp ngay:

"Tôi đây!" Hồ Phi vẫn một chân quỵ xuống đất, nhìn "Chú em" leo lên xe, nhìn cỗ xe ngựa cuốn bụi mù lên mà chạy, nhưng không nhìn thấy phía sau mình có người lẳng lặng đi tới cạnh y... Trong thùng xe ngào ngạt những mùi vị làm cho người ta say sưa. "Chú em" tót cả hai chân léo ngồi trên đệm ghế êm, chăm chắm nhìn người đàn bà như con mèo đang nằm cuộn tròn trong góc thùng xe. ả đàn bà này vứt bỏ một người đàn ông xem ra còn dễ dàng hơn ả hỉ mũi một cái.

ả ta cũng nhìn "Chú em" đăm đăm, bỗng ả bảo:

"Phía sau chắc chắn có ai đuỗi theo chú em nên mới làm chú em sợ ghê sợ gớm đến thế phải không?" "Chú em" cố ý làm như không hiểu ý:

"Ai bảo đằng sau kia có người đuỗi theo tôi?" ả đàn bà như con mèo kia cười bảo:

"Chú em tuy chẳng phải người tốt lành gì nhưng cũng không thể vô duyên vô cớ chặn xe ngựa của người ta lại. Chú em cố ý tìm gặp Hồ Phi gây rắc rối vì chú em thấy cờ đỏ treo trên xe. Trốn trong xe của tiêu cục Hồng Kỳ còn tốt gấp mấy là trốn ở chỗ khác!" Đôi mắt ả ta cũng sắc như mắt loài mèo, chỉ liếc một cái đã biết ngay người khác đang nghĩ gì.

"Chú em" cười:

"Sao chị biết tôi nhằm trúng cây cờ đỏ trên xe mà lại không phải là nhằm trúng vào chị?" Người đàn bà như mèo kia cũng cười:

"Chú em đáng yêu làm sao, mồm miệng mới ngọt ngào làm sao!" ả ta nháy nháy mắt, sóng mắt long lanh như dòng nước mùa xuân:

"Nếu quả thật chú em nhằm vào chị sao còn chưa tới ôm ấp chị đi!" "Chú em" đáp:

"Tôi sợ!" Người đàn bà như loài mèo kia hỏi:

"Chú em sợ gì?" "Chú em" cười bảo:

"Sợ chị sau này lại vứt bỏ tôi như hỉ mũi thôi!" ả mèo kia bảo:

"Chị vốn chỉ vứt bỏ những loại đàn ông như nước mũi thôi, chú em liệu có giống nước mũi không nhỉ?" "Chú em" đáp:

"Không giống đâu!" Chỉ thấy nhoáng một cái, "Chú em" đã ngồi sát sạt bên cạnh ả mèo, rồi đã thấy "Chú em" ôm lấy ả mà ôm rất chặt.

Gã vốn thân thế cô đơn khốn khỗ, lưu lạc giang hồ nên trong lòng lúc nào cũng đầy buồn thương, uất hận, bất bình nên động làm gì thì khó có thể lấy đạo lý bình thường ra mà đánh giá.

Bàn tay của "Chú em" cũng rất lão luyện.

ả đàn bà mèo bỗng sa sầm mặt xuống, lạnh nhạt bảo:

"Ngươi to gan thực!" "Chú em" đáp ngay:

"Xưa nay gan ta đâu có nhỏ!" ả mèo lại bảo:

"Ngươi biết ta là ai không đã?" "Chú em" đáp ngay:

"Là đàn bà, là đàn bà rất đẹp!" ả mèo cái lại bảo:

"Đàn bà đẹp là phải có đàn ông, ngươi có biết ta là đàn bà của ai không đã?" "Chú em" đáp:

"Bất kể chị là của ai, giờ là của ta đã!" ả mèo cái bảo:

"Nhưng ngay đến tên ngươi ta còn chưa biết nữa là!" "Chú em" bảo:

"Ta không có tên... ta là đồ lộn giống không cha không mẹ!" Nhắc đến chuyện này thì lòng gã lại thấy dâng ngược lên một nỗi buồn thương uất hận, và thấy cả cõi đời này chẳng có một ai tử tế với gã nên hà tất gã phải tử tế với ai?

ả mèo nhìn vẻ mặt gã như vậy thì đỏ bừng mặt lên dường như xấu hỗ lại như sợ hãi, run giọng bảo:

"Ngươi đang nghĩ gì trong bụng vậy? Định cưỡng gian ta phải không?" "Chú em" bảo:

"ừ!" Cỗ gã vươn dài ra cố tìm miệng ả mèo.

Đột nhiên cửa số xe kêu "cách" một tiếng rồi dường như có gió thỗi vào, khi gã ngẩng được đầu lên thì ở ghế ngồi trước mặt đã có một người ngồi lù lù ở đó, mặt tái nhợt, đầy vẻ bi thương không thể diễn tả được thành lời.

"Chú em" thở dài sườn sượt bảo:

"Ông đến rồi đấy à?" Thùng xe rất rộng, có thể ngồi được ít nhất là sáu người, giờ chỉ có ba người ngồi mà lại có cảm tưởng rất chật chội.

"Chú em" bảo:

"Tôi biết ông từ nhỏ đã là bậc công tử phong lưu, đàn bà của ông nhiều đến đếm không xuể." Tạ Hiểu Phong cũng không bảo không.

Bỗng "Chú em" nhẩy dựng lên, to tiếng bảo:

"Đã thế tại sao ông không để cho tôi cũng có đàn bà, chẳng lẽ ông bắt tôi suốt đời làm sư à?" Nét mặt Tạ Hiểu Phong có vẻ rất kỳ quái, rất lâu sau mới cố nặn ra nụ cười mà bảo:

"Ngươi hà tất phải làm sư, có điều người đàn bà này thì không được!" "Chú em" hỏi:

"Tại sao?" Người đàn bà như con mèo kia đã thở dài bảo:

"Vì ta là của ông ấy!" Mặt "Chú em" bỗng trắng bệch ra.

Người đàn bà mèo đã ngồi dậy dịu dàng vuốt ve mặt Tạ Hiểu Phong, giọng mềm ra bảo:

"Mấy năm không gặp, chàng gầy đi đấy. Phải chăng là vì quá nhiều đàn bà? Hay là vì chàng nhớ thiếp quá mà gầy đi vậy?" Tạ Hiểu Phong không động cũng không nói gì.

"Chú em" nắm chặt hai tay quyền nhìn họ, gã không động đậy, cũng không nói gì.

ả đàn bà mèo bảo:

"Sao chàng không cho thiếp biết chú em này là ai, có quan hệ gì với chàng?" "Chú em" bỗng cười, cười vang.

Người đàn bà dáng mèo hỏi:

"Ngươi cười cái gì?" "Chú em" bảo:

"Ta cười chị, ta đã biết chị là ai từ lâu rồi hà tất phải cần người khác nói gì với ta!" ả đàn bà mèo bảo:

"Thật ngươi biết ta là ai ử" "Chú em" đáp ngay:

"Là con điếm!" Gã cười điên dại, đồng thời tung cửa xe nhẩy ra ngoài.

Gã cười như điên, bỏ chạy như điên! Liệu rồi Tạ Hiểu Phong có theo "Chú em" nữa không? Liệu rồi người ở dọc đường sẽ có ngăn chặn gã như chặn một thằng điên không?

Gã cóc cần!


Nguồn: http://truyenviet.com/