9/3/13

Yến Thập Tam (H31-32)

Hồi 31: Mang Lòng Tìm Chết

Gã chạy trở lại thành thị lúc nẫy. Ba chữ thiếp vàng "Lầu Trọng Nguyên" trên bảng hiệu vẫn lấp lánh sáng.
Gã xộc vào cửa hàng, xông lên lầu.
Trên lầu không dấu máu, cũng chẳng có người chết, cũng chẳng có dấu tích gì là có đánh nhau, chỉ có ông chủ quán béo đứng ngẩn ra ở đầu lầu kinh lạ nhìn gã.
Tào Hàn Ngọc và anh em họ Viên khi nẫy chưa ra tay hay đã bị đánh bỏ chạy rồi?
"Chú em" không hỏi chỉ nhệch mồm cười với ông chủ quán béo phị, bảo:
"Kẻ ăn quỵt đã trở lại đây. Ông chiếu đúng các món như khi nẫy dọn cho ta một bàn ăn, thiếu một món ta sẽ cào cái lầu Trạng Nguyên này đó!" Bàn tiệc lại được dọn lên.
Tám món sào bốn chay bốn mặn, trước tiên tám đĩa nhắm nhỏ để chuốc rượu, sau đó sáu món ăn "nặng" cá, tôm, chim, yến sào, vây cá, gà vịt nguyên con, không thiếu món nào.
Nhưng lần này "Chú em" không ăn miếng nào. Gã chỉ uống rượu.
Một vò Trúc Diệp Thanh hai mươi cân, gã tu một hơi cơ hồ uống cạn nửa vò, cơ hồ gã đã chếch choáng say.
Còn Tạ Hiểu Phong? Sao Tạ Hiểu Phong còn chưa tới? Hay ông ta còn bận bầu bạn với "con điếm" kia? Mà có người đàn bà như vậy vui vầy, tại sao ông ta còn tìm đến làm gì? "Chú em" cười, cười vang dội.
Bên ngoài lầu bỗng có tiếng xe chạy lộc cộc:
một hàng xe tiêu đang đi dưới phố.
Có xe tiêu là có cờ của tiêu cục.
Cờ tiêu cục là lá bùa để giữ tiêu hàng, cũng là danh dự của tiêu cục. Trên hàng xe tiêu cục treo cờ đỏ.
Cờ đỏ này đỏ tươi hơn máu! Trên chiếc xe tiêu đi đầu cắm ngọn cờ đỏ đang đón gió tung bay phấp phới, chính giữa lá cờ thêu một chữ "Thiết" to tướng ở mặt trước. Mặt bên kia thêu chỉ bạc lấp lánh hình cây kiếm sắc và hai mươi tá ngọn Xuyên Vân tiễn.
Đây là lá cờ lệnh của tỗng tiêu đầu của tiêu cục. Có lá cờ này chứng tỏ chuyến tiêu hàng này do tỗng tiêu đầu "Thiết kỵ khoái kiếm" oai chấn giang hồ thân hành đi theo xe tiêu để áp tải hàng.
Có lá cờ này anh hùng hào kiệt lục lâm Nam, Bắc Đại Giang (tức là sông Trường Giang, Dương Tử Giang ư ND) nghe hơi gió mà lảng cho xa, chẳng ai dám thò tay đụng vào chuyến tiêu hàng này. Có lá cờ tiêu này là có phối hợp mười tám phân cục Hồng Kỳ tiêu cục ở các nơi hai bên bờ Nam, Bắc Đại Giang. Vì vậy đây không chỉ là danh dự cá nhân mà còn quan hệ đến tính mạng cửa nhà của hơn hai ngàn con người ở mười tám tiêu cục Hồng Kỳ kia. Bất kể ai làm nhục đến lá cờ tiêu này, hai ngàn con người dưới trên của tiêu cục Hồng Kỳ không tiếc gì mà không liều mình với kẻ đó! "Chú em" cười, cười vang, dường như gã vừa nghĩ ra được một trò vô cùng thú vị.
Trong tiếng cười vang gã nhẩy từ trên lầu cao xuống đất, xông vào giữa hàng xe tiêu tung một quyền đánh ngã viên tiêu sư giữ cờ ngã lộn xuống ngựa, rồi gã lăng không lộn mình một vòng, giật lấy lá cờ tiêu cắm trên xe, hai tay xé toạc lá cờ đỏ "Thiết Kiếm" xưa nay oai chấn Nam Bắc Đại Giang thành hai mảnh.
Trong tiếng bánh xe lăn, tiếng vó ngựa gõ, tiếng người hô lệnh oang oang... tất cả bỗng ngừng, chết lặng.
Đám mây đen che khuất mặt trời, từ đám mây đen tia chớp lóe lên rồi một tiếng sét từ lưng chừng trời giáng xuống vang động đến nỗi tai mọi người ong lên kêu o o mãi.
Nhưng mọi người dường như không nghe thấy tiếng sét đinh tai nhức óc ấy, người nào người nấy mắt dại đờ trố ra nhìn chàng trai trẻ trên nóc xe hai tay vẫn còn cầm hai nửa lá cờ tiêu.
Không một ai có thể tưởng tượng là có thể xẩy ra thật sự một việc như thế, không ai có thể tưởng tượng được là ở trên đời lại có kẻ điên cuồng không sợ chết đến như thế, dám làm những chuyện tày trời đến như thế! Viên phiêu sư bị một quyền đấm ngã lăn xuống ngựa dẫy dụa từ đất nhỏm dậy.
Người này họ Trương tên Thực, đi tiêu hàng đã hai chục năm, xưa nay làm việc thận trọng vững vàng. Hai mươi năm lại đây lưỡi đao đã từng liếm máu, vào sinh ra tử trải qua sóng to gió lớn chẳng biết bao lần, các bạn cùng đi đặt biệt hiệu cho là "Thực tâm mộc đầu nhân" (Người gỗ lòng thực). Tên này đặt ra không phải có ý bảo ông ta hồ đồ ngu ngốc như người gỗ mà ý muốn bảo bất kỳ gặp chuyện gì ông ta đều có thể giữ được trấn tĩnh, trầm tĩnh mà đối phó. Nhưng trước sự việc này "người gỗ lòng thực" cũng mặt như tro tàn, toàn thân cứ run lên cầm cập không sao ngừng được.
Sự việc này thật là xẩy ra ngoài ý muốn, quá kinh hồn, khi xẩy ra mọi người đều bó tay không kịp đối phó, khi việc xẩy ra mọi người như lạc phương hướng, nếu không thì dù "Chú em" có tài bằng trời cũng chưa chắc vừa ra tay đã được việc, có thể nói là mắc may mà được việc chứ không thì đã bị loạn đao chặt thây biến mình thành đống thịt băm rồi.
Nhìn vẻ mặt của những người kia "Chú em" không cười được nữa chỉ thấy từng đợt lạnh giá từ gót chân chạy ngược trở lên, toàn thân bỗng dưng giá lạnh và đờ cứng.
Lại một tiếng sét nữa từ trên trời giáng xuống. Trong tiếng sét chói tai dường như nghe có ai đó nhắc một tiếng "giết", tiếp đó là một tiếng "soạt", mấy chục cay đao kiếm nhất tề tuốt ra khỏi vỏ và tiếng động này nghe còn rùng rợn hơn cả tiếng sét vừa rồi.
ánh đao loáng lên tứ phía, trước sau trái phải bốn phương tám hướng đều có người nhẩy bay tới, tiếng chân rậm rịch nhưng thứ tự, không loạn xạ chút nào, chớp mắt đã vây kín chiếc xe tiêu kia lại.
Cứ xem cách bố trí khi gặp nguy thế này có thể thấy danh tiếng của tiêu cục Hồng Kỳ có được trên giang hồ không phải là cầu may mà được.
Trương Thực cũng dần dần khôi phục lại sự trấn tĩnh. Bốn mươi ba quân bảo vệ cờ tiêu cũng đang đợi ông ta ra lệnh một tiếng là loạn đao áp sát máu sẽ vọt ra đầy đất.
"Chú em" lại cười. Gã đâu có sợ chết! Thì gã đang đi tìm cái chết mà lại! Vừa rồi gã có lúc thấy lo lắng khiếp sợ một chút, còn bây giờ gã lại thấy lòng nhẹ nhõm, giải thoát rất khó tả.
Mọi thứ vinh nhục, buồn phiền, ân oán tình thù ở đời giờ đã sắp thành quá khứ rồi! Ta là thằng điên cũng được, là đứa lộn giống con không cha cũng được, giờ cũng sắp chẳng còn quan hệ gì nữa rồi! Gã ngồi phịch xuống nóc thùng xe, cười vang bảo:
"Đao các người đã tuốt ra khỏi vỏ rồi, sao không tới giết ta đỉ" Đó cũng là điều mọi người muốn hỏi Trương Thực. ở trong tiêu cục, ông ta có tư cách "lão làng" nhất, kinh nghiệm phong phú nhất. Khi tỗng tiêu đầu không có mặt, các tiêu sư khác đều nhìn theo đầu ngựa của ông ta mà làm.
Trương Thực vẫn đang do dự, chậm rãi bảo:
"Giết người đâu có khó, chúng ta chỉ cần cất tay một cái thì thương thay ngươi sẽ thành đống thịt băm, có điều..." Bên cạnh ông có một gã cầm táng môn kiếm hỏi chen ngang:
"Có điều làm sao?" Trương Thực trầm ngâm bảo:
"Ta coi bộ người này mang tâm trạng muốn chết!" Gã tang môn kiếm hỏi:
"Thế thì sao?" Trương Thực bảo:
"Người mang lòng cố chết là phải có ẩn tình nên không thể không hỏi cho rõ ràng đã, huống hồ biết đâu sau lưng gã còn có người sai khiến thì sao?" Gã tang môn kiếm cười bảo:
"Thế thì trước tiên ta hãy phế hai chân hai tay gã đi đã rồi nói chuyện sau!" Cây trường kiếm của gã vung lên và gã là người xông tới trước tiên. ánh kiếm loang loáng chọc thẳng vào huyệt Hoàn Khiên của chú em.
"Chú em" đâu có sợ chết nhưng trước khi chết không thể để kẻ khác làm nhục được, thế là gã tung chân đá bay cây tang môn kiếm của gã kia. Ngọn cước này tung ra đột ngột không hình không bóng đó là đòn "Phi thích lưu tinh cước" (đá bay như sao băng) là một trong bẩy môn tuyệt kỹ của nhà Mộ Dung ở Giang Nam.
Đến sao đỗi ngôi còn đá bay được, đòn ra nhanh thế nào cũng đủ hiểu! Nhưng lần này trừ cây tang môn kiếm ra còn hai mươi bẩy ngọn khoái đao, mười lăm món binh khí nhọn sắc nữa đang chờ chực gã. Khi cây tang môn kiếm bị hất tung, đã có ba đao hai kiếm khác đâm tới mà toàn đâm vào các khớp trọng yếu trên người gã.
Bóng đao ánh kiếm tung bay như luyện múa, bỗng nghe "keng" một tiếng, cả ba cây đao hai cây kiếm đều gẫy thành hai khúc. Đầu đao mũi kiếm rơi xuống lả tả, có hai vật gì tròn tròn bật từ nóc xe lên rồi lăn lông lốc trên mặt đất hóa ra là hai hạt trân châu.
Trên nóc xe lại thấy thêm một người nữa sắc mặt xanh tái trên tay vẫn còn cầm một giây hạt châu đàn bà vẫn giắt trên mái tóc, người tinh mắt sẽ thấy giây hạt châu thiếu mất năm viên.
Năm cây mã đao bị đánh gẫy mà chỉ nghe có một tiếng động, thì ra người này chỉ dùng có năm hạt châu bé con con trong chớp mắt đồng thời đánh gẫy cả năm thanh đao lớn bằng thép ròng. Lăn lộn kiếm cơm trong tiêu cục, toàn người giang hồ lão luyện giầu kiến thức, nhưng công phu như thế này mọi người chưa từng nghe, thậm chí đến tưởng tượng ra cũng chưa.
Lại một tiếng sét ghê gớm, mưa lớn ào ạt như cầm chĩnh mà đỗ nước.
Người đó vẫn đứng ở đấy không nhúc nhích, dường như trên mặt không chút biểu hiện gì.
"Chú em" lạnh lùng nhìn rồi bảo:
"Ông lại đến đấy à?" Người đó đáp:
"Phải, ta lại đến đây!" Mưa to ào ạt. Những hạt mưa dày đặc đỗ trên đầu họ, dàn dụa chẩy trên mặt xuống. Nét mặt của họ buồn hay vui? Là giận hay hận? Không ai có thể nhìn ra được.
Mọi người chỉ thấy người mới đến nhất định phải là bậc cao thủ tuyệt đỉnh có võ công cao siêu không lường nỗi, chắc chắn có quan hệ mật thiết với gã thiếu niên xé lá cờ của tiêu cục.
Trương Thực trước hết chặn đứng đồng đội lại đã, ngay cả gã tang môn kiếm cũng không dám làm ẩu chỉ hỏi:
"Bằng hữu, quý họ là gì?" "Ta họ Tạ!" Trương Thực biến sắc mặt. Họ Tạ mà cao thủ chỉ có một nhà:
"Phải chăng các hạ từ Thần Kiếm Sơn trang hồ Lục Thủy núi Thúy Vân Phong tới?" Người kia đáp:
"Phải!" Giọng Trương Thực run lên:
"Phải chăng các hạ là Tam thiếu gia nhà họ Tạ?" Người kia đáp:
"Ta là Tạ Hiểu Phong!" Tạ Hiểu Phong! Ba tiếng này như một lời phù chú thần kỳ, nghe đến ba tiếng này còn ai dám động nữa?
Bỗng nhiên từ trong gió mưa một người phi tới như bay miệng hô to:
"Tỗng tiêu đầu tới! Tỗng tiêu đầu tới!" Hai mươi năm trước đám giặc nỗi lên ở mười tám trại núi Liên Sơn lúc khí thế đang thịnh nhất thì có một người bỗng xuất hiện. Một người một ngựa xông thẳng lên núi cùng một cây kiếm thép và hai mươi tám mũi tên "Xuyên Vân tiễn" quét bằng mười tám trại giặc, thương tích lớn nhỏ nặng nhẹ ông ta mang trên mình hơn mười chín vết. Tuy vậy ông ta không chết. Nghe nói bị thương như vậy nhưng ông ta vẫn còn dư sức đuỗi theo truy bắt tên đầu sỏ hung ác nhất Ba Thiên Báo, một ngày một đêm ngựa không dừng vó người không nghỉ ngơi, đến ngoài tám trăm dặm mới chém được đầu Ba Thiên Báo. Người đó là Tỗng tiêu đầu ở Tỗng tiêu cục của cục Hồng Kỳ "Thiết kỵ Khoái kiếm" Thiết Trung Kỳ.
Nghe tin tỗng tiêu đầu tới, bốn mươi mấy tiêu sư với tiêu binh đồng thời thở ra nhẹ nhõm. Tất cả đều tin tưởng tỗng tiêu đầu của họ nhất định sẽ giải quyết ỗn thỏa vụ này. Tạ Hiểu Phong thì than thầm trong lòng. Chàng biết vụ này "chú em" làm bậy, có điều chàng không thể nói, chàng không muốn quản vụ việc này, nhưng không thể không quản được. Chàng tuyệt nhiên không muốn đứa con này chết trong tay kẻ khác vì ở trên đời này chỉ có một người để chàng mắc lỗi, đó chính là đứa trẻ này! Mưa rơi như thác đỗ.
Bốn người cầm dù vải dầu che mưa thủng thỉnh đi trong mưa mà tới. Đi đầu là một người mặc áo vải trắng, giày vải đen, khuôn mặt vuông vắn ngay ngắn, chính là người trẻ tuỗi vẻ thật thà ngồi cùng bọn Tào Hàn Ngọc trên lầu Trạng Nguyên.
Sao Thiết Trung Kỳ không tới? Sao chàng này lại tới?
Thấy chàng trẻ tuỗi này, tất cả các tiêu sư và tiêu quân trong tiêu cục Hồng Kỳ đều khom mình làm lễ chào, dáng điệu người nào cũng rất cung kính chứng tỏ tất cả đều rất kính trọng chàng thiếu niên này.
Tất cả đều cung kính chào:
"Xin chào Tỗng tiêu đầu!" Lẽ nào trong tiêu cục Hồng Kỳ thay tỗng tiêu đầu bằng chàng trẻ tuỗi thật thà có chút ngô ngố này! Trong Hồng Kỳ tiêu cục trên dưới có hơn hai ngàn người, phần lớn ngày trước đều đã tung hoành trên chốn giang hồ và là cao thủ có tên tuỗi đường hoàng, thế thì bằng vào cái gì mà chàng trẻ tuỗi thật thà này lại có thể khuất phục được đám hảo hán hung hãn trên chốn giang hồ kia?
Tất nhiên phải có đạo lý chứ! Cờ tiêu bị xé, tiêu sư bị nhục, đến kẻ đã lão luyện giang hồ như Trương Thực gặp phải vụ này cũng phải kinh hoàng mất sắc.
Thế mà chàng trẻ tuỗi này vẫn ung dung đi bộ mà tới. Khuôn mặt vuông vắn ngay thẳng không hề để lộ một chút vẻ gì là phẫn nộ hay sợ hãi, công phu tu dưỡng và trấn tĩnh không để lộ mừng giận thành hình thành sắc trên mặt, vốn không phải ở một chàng thanh niên trạc trên dưới hai mươi tuỗi có thể có được! Mưa to như trút, bùn nước ngập ngụa phố phường.
Chàng thiếu niên chầm chậm đi tới, đôi giày vải đen đế trắng chỉ vương chút bùn nước bẩn ở mũi giày nếu chẳng phải là người có khinh công thượng thặng công phu cao sâu khó lường thì sao được như vậy! Lòng Tạ Hiểu Phong trầm nặng xuống. Chàng đã thấy đối phó với chàng thiếu niên này còn khó hơn đối phó với Thiết Trung Kỳ. Muốn giải quyết ỗn thỏa vụ này không phải dễ! Thế mà chàng thiếu niên này không thèm liếc nhìn Tạ Hiểu Phong lấy một lần.
Chàng ta thừa biết cờ tiêu bị xé, biết rõ người xé cờ đang đứng trước mặt nhưng vẫn làm như không biết, làm như không thấy vẫn cứ xòe dù che mưa thủng thẳng đi tới, hững hờ hỏi:
"Hôm nay giữ cờ là vị tiêu sư nào?" Trương Thực vượt đám đông mà ra, khom lưng bảo:
"Là tôi!" Chàng thiếu niên hỏi:
"Ông năm nay bao nhiêu tuỗi rồi?" Trương Thực đáp:
"Tôi tuỗi Sửu, năm nay vừa chẵn năm mươi." Chàng thiếu niên hỏi:
"Ông làm việc ở tiêu cục được bao nhiêu năm rồi?" Trương Thực đáp:
"Từ khi lão tỗng tiêu đầu sáng lập ra tiêu cục tôi đã có mặt." Chàng thiếu niên bảo:
"Thế là hai mươi sáu năm!" Trương Thực đáp:
"Vâng, đúng hai mươi sáu năm!" Chàng thiếu niên than dài bảo:
"Mồ ma cha ta tính tình cương liệt, ông đi theo người được bằng ấy năm thật không phải dễ!" Trương Thực cúi đầu, mặt lộ đầy vẻ buồn thương, mãi mà không nói nên lời.
Nghe đến đó "chú em" cũng nghe ra là họ đang nói đến vị lão tiêu sư, đó là người sáng lập ra tiêu cục Hồng Kỳ là "Thiết Kỵ Khoái Kiếm" Thiết Trung Kỳ, còn chàng thiếu niên kia bảo "mồ ma cha ta" thì dĩ nhiên phải là con của ông ta, và vị tiêu sư già kia không còn nữa.
"Cha chết con nối" chính vì thế mà chàng trẻ tuỗi kia dù tuỗi còn trẻ vẫn tiếp nhận đứng đầu tiêu cục Hồng Kỳ. Tiêu cục trưởng là ông già Thiết vẫn còn oai thừa để lại nên mọi người không thể nào không phục chàng trai này được. Điều kỳ lạ là lúc này ở đây họ lại nói với nhau về chuyện nhà cửa làm ăn còn việc cờ tiêu cục bị xé, tiêu sư bị nhục họ lại không nhắc đến một lời nào.
Riêng Tạ Hiểu Phong đã nghe hiểu chàng trai trẻ kia hỏi han mấy chuyện cửa nhà là riêng có thâm ý. Sự đau thương của Trương Thực xem ra không phải vì nhớ thương ơn đức của Thiết lão tiêu đầu mà là đau buồn vì sự thẹn thùng hối hận vì mất chức.
Chàng thiếu niên kia thở dài lại hỏi tiếp:
"Có phải năm ba mươi chín tuỗi ông mới lấy vợ không?" Trương Thực đáp:
"Phải!" Chàng thiếu niên lại hỏi:
"Nghe nói bà ấy ở nhà là người dịu dàng hiền tuệ lại biết nấu nướng giỏi phải không?" Trương Thực đáp:
"Mấy món ăn thường ngày trong nhà kể ra bà nhà tôi nấu nướng cũng ăn được!" Chàng thiếu niên lại hỏi tiếp:
"Bà ấy sinh cho ông được mấy cháu?" Trương Thực đáp:
"Ba cháu, hai trai một gái." Chàng thiếu niên bảo:
"Có được người vợ thảo mẹ hiền như vậy trông nom dậy dỗ, các cháu nhà ông ngày sau nghĩ chắc cũng giữ được yên ỗn nếp nhà!" Trương Thực đáp:
"Cũng chỉ mong được vậy!" Chàng thiếu niên bảo:
"Khi gia phụ qua đời, mẹ tôi luôn cảm thấy thiếu một người đắc lực để bầu bạn bên mình, nếu ông không phản đối thì để bà ấy vào ở trong nhà tôi làm bạn với mẹ tôi thì rất tốt." Trương Thực bỗng quỳ thụp xuống dập đầu "bình, bình, bình" vang lên ba lượt cảm tạ sự sắp xếp của chàng thiếu niên dường như ông ta cảm kích cực độ vậy.
Chàng thiếu niên kia không ngăn cản cứ để kệ ông ta dập đầu lễ xong mới hỏi:
"Ông có còn tâm sự gì nữa không?" Trương Thực bảo:
"Không." Chàng thiếu niên kia nhìn ông ta, thở dài một cái rồi bảo:
"Thôi ông đi đi!" Trương Thực bảo:
"Vâng" Lời nói vừa buông xong, bỗng thấy một vầng máu đỏ phun tóe ra. Trương Thực ngã lăn ra đất, cây kiếm trong tay ông ta đã tự cứa đứt cuống họng mình.
Chân tay "chú em" bỗng lạnh giá đi. Đến giờ gã mới hiểu sao chàng thiếu niên kia lại hỏi Trương Thực về chuyện gia đình nhà cửa.
Kỷ luật trong tiêu cục Hồng Kỳ rất nghiêm, thiên hạ đều biết. Trương Thực giữ cờ để mất phải chịu hình phạt nặng.
Chàng thiếu niên kia chỉ nói hời hợt vài câu mà có thể khiến cho một tiêu sư già lao khỗ với tiêu cục suốt hai mươi sáu năm phải tuốt kiếm tự sát ngay lập tức mà lại rất cam tâm tình nguyện, lòng còn tràn trề cảm kích.
Chàng thiếu niên này mưu kế thâm trầm, thủ đoạn cao minh, tác phong tàn khốc thực khiến người khác khó bề tưởng tượng nỗi.
Máu tươi đầy đất chỉ trong chớp mắt đã bị mưa lớn rửa trôi sạch duy chỉ có vẻ sợ sệt trên mặt các tiêu sư thì không có mưa nào xóa nỗi. Đối với họ, vị tỗng tiêu đầu còn trẻ tuỗi này quả thật cực kỳ đáng sợ.
Tuy vậy nét mặt chàng thiếu niên kia vẫn không để lộ một nét tình cảm gì chỉ hời hợt hỏi:
"Hồ tiêu đầu đâu rồi nhỉ?" Một người đứng gục đầu sau chàng ta bị cây dù vải che khuất mặt, nghe câu ấy thì vội vàng quỳ ngay xuống đầu và chân tay chống xuống đất phủ phục trong vũng nước máu mà đáp:
"Hồ Phi có mặt!" Chàng thiếu niên kia cũng chẳng thèm ngoái đầu lại nhìn mà hỏi:
"Ông làm ở tiêu cục bao lâu rồi nhỉ?" Hồ Phi đáp:
"Chưa đầy mười năm." Chàng thiếu niên bảo:
"Lương tháng của ông được bao nhiêu lượng bạc?" Hồ Phi đáp:
"Theo quy chế được hai mươi bốn lượng, nhờ ơn tiêu cục ân thưởng mỗi tháng tăng thêm sáu lượng nữa." Chàng thiếu niên hỏi:
"Bộ quần áo ông mặc trên người cộng thêm đai, hài, mũ mãng thì giá bao nhiêu tiền?" Hồ Phi ấp úng:
"Mười... mười... hai lượng" Chàng thiếu niên bảo:
"Ngôi nhà của ông ở mé sau thành Tây mỗi tháng mất bao nhiêu tiền thuể" Mặt Hồ Phi méo xệch, mồ hôi lẫn nước mưa chẩy xuống dòng dòng, tiếng nói cũng tắc nghẹn.
Chàng thiếu niên bảo:
"Ta biết ông là người biết ăn ngon uống tốt, đồ nhà bếp ở nhà toàn mang từ lầu Trạng Nguyên tới, một tháng không có hai ba trăm lượng bạc chỉ sợ khó mà được thế!" Hồ Phi nói:
"Đó... đó...toàn người khác mang tới, tôi không phải chi lượng nào cả." Chàng thiếu niên kia cười bảo:
"Xem ra tài ba của ông không nhỏ nên mới khiến thiên hạ hàng tháng đem đến cống mấy trăm lượng bạc để ông hưởng thụ, chẳng qua chỉ... " Nụ cười của chàng ta dần dần tan biến chỉ nói tiếp:
"Bè bạn trên giang hồ làm sao mà biết được bản lĩnh của ông lại cao minh đến thế, thấy một tiêu sư của tiêu cục Hồng Kỳ mà lại bày đặt ăn chơi đến cỡ ấy nhất định trong lòng phải thấy là quái lạ tại sao tiêu cục Hồng Kỳ lại dễ thở đến thế hoặc giả có câu kết ngầm với hào kiệt lục lâm nên mới được ăn chia số bạc chẳng rõ ràng gì như thế chứ!" Hồ Phi nghe xong toàn thân run rẩy, đầu dập xuống đất mà bảo:
"Từ sau tuyệt đối không dám để xẩy ra chuyện như vậy nữa!" Chàng thiếu niên bảo:
"Tại sao lại thế? Phải chăng là người vẫn xuất tiền cho ông ăn chơi bị người khác cướp đi mất rồi?" Hồ Phi mặt ứa đầy máu không dám thừa nhận cũng không dám phủ nhận.
Chàng thiếu niên lại bảo:
"Có người xuất tiền cho ông hưởng thụ là việc tốt chứ sao, tiêu cục đâu quản được ông! Có điều mắt ông mở trừng trừng mà nhìn người nuôi ông bị cướp đi, có thù mà chẳng dám báo, như thế há chẳng làm tôn oai phong của người ngoài mà tiêu diệt chí khí của tiêu cục chúng ta ử" Mắt Hồ Phi bỗng sáng lên, lão lập tức nói to:
"Tên tiểu tử ấy chính là kẻ xé cờ tiêu cục của tiêu cục chúng ta!" Chàng thiếu niên bảo:
"Thế sao ông còn chưa đi giết gã?" Hồ Phi đáp:
"Dạ!" Hồ Phi vốn đã sớm nghĩ đến điều đó bây giờ lại được tỗng tiêu đầu đỡ lưng lão còn sợ gì nữa bèn ngoái tay rút yêu đao mà vọt mình dậy.
Bỗng nhiên kiếm quang lóe lên một cây kiếm tà tà đâm tới coi bộ nhát đâm cũng không nhanh lắm, nhưng khi Hồ Phi né tránh nhát kiếm đó đã đâm vào vai lão xuyên ra cỗ họng, máu tươi vọt ra như tên bắn hóa thành một trận mưa máu.
Hồ Phi chết mà cũng không kịp nhìn rõ ai là kẻ đã đâm mình.
Nhưng những người khác đều nhìn thấy. Hồ Phi vừa vọt lên thì chàng thiếu niên kia đã ngoái tay rút thanh bội kiếm của một người đeo đứng bên cạnh tùy tiện đưa ra một nhát về phía sau mà đầu cũng không cần ngoái lại để nhìn.
Thời gian tính toán đâm nhát kiếm ra không sai một ly, bộ vị ra tay lại càng ảo diệu tuyệt luân. Nhưng điều đáng sợ thật sự không phải là kỹ xảo dùng kiếm mà là thái độ tàn khốc vô tình.
"Chú em" chợt cất tiếng cười, cười vang dậy mà bảo:
"Ngươi giết thuộc hạ của ngươi lẽ nào lại có thể làm ta sợ khiếp. Ngươi có giỏi đem hết hơn hai ngàn người từ trên xuống dưới của tiêu cục Hồng Kỳ mà giết sạch đi đối với ta cũng chẳng có chút quan hệ gì!" Chàng thiếu niên kia căn bản không thèm để ý đến "chú em", từ lúc đến tới giờ chưa hề nhìn gã lần nào làm như không biết gã là kẻ xé cờ tiêu của mình mà lại hỏi:
"Tạ đại hiệp Tạ Hiểu Phong, có phải cũng đã tới rồi không?" Một tiêu sư từ đầu vẫn đứng phía sau che dù cho chàng thiếu niên đáp ngay:
"Vâng!" Chàng thiếu niên kia lại hỏi:
"Thế vị nào là Tạ đại hiệp?" Tiêu sư đáp:
"Là vị đứng trên nóc xe kia!" Chàng thiếu niên bảo:
"Không đúng!" Tiêu sư nhắc lại:
"Không đúng?" Chàng thiếu niên bảo:
"Xét thân phận địa vị của Tạ đại hiệp đến đây vào lúc này gặp những việc như vừa rồi thì đã trượng nghĩa buông lời thẳng thắn xét định sai đúng làm sao lại im hơi lặng tiếng mà đứng ở đó? Tạ đại hiệp đâu phải là loại người thấy tai họa thì sướng vui, cháy nhà hàng xóm bình chân như vại?" Tạ Hiểu Phong bỗng cất tiếng cười:
"Chửi hay lắm!" Xe tiêu ở xa thì cách bốn trượng, giữa khoảng đó còn vướng mười bẩy mười tám người nhưng vừa nghe chàng thốt ra ba tiếng kia xong mọi người đã thấy Tạ Hiểu Phong đứng ngay trước mặt chàng thiếu niên kia chỉ cần chìa tay là đã có thể vỗ được vai nhau.
Chàng thiếu niên tuy sắc mặt có thay đỗi nhưng lập tức trấn tĩnh lại ngay và chân cũng không hề lùi dù chỉ là nửa bước.
Tạ Hiểu Phong bảo:
"Tỗng tiêu đầu cũng họ Thiết?" Chàng thiếu niên đáp:
"Tại hạ là Thiết Khai Thành." Tạ Hiểu Phong:
"Ta là Tạ Hiểu Phong." Các tiêu sư tuy biết người này võ công cao thâm khó lường, tuy biết là Tạ Hiểu Phong đã tới đây nhưng khi nghe từ miệng chàng nói ra ba tiếng họ tên mình thì họ đều bất ngờ không khỏi thay đỗi sắc mặt.


Hồi 32: Chủ Tâm Đã Sẵn

Thiết Khai Thành cúi mình bảo:
"Khi cha tôi còn sống, vãn bối thường nghe lão nhân gia nói chuyện về Tạ đại hiệp một kiếm tung hoành thiên hạ vô song!" Tạ Hiểu Phong bảo:
"Kiếm pháp của ngươi cũng không kém." Chàng thiếu niên bảo:
"Không dám!" Tạ Hiểu Phong bảo:
"Kiếm pháp mà giết được người là kiếm pháp hay!" Chàng thiếu niên bảo:
"Tuy nhiên vãn bối giết người không phải muốn giết người để lấy oai, càng không phải giết người vì khoái giết người!" Tạ Hiểu Phong:
"Thế ngươi giết người thông thường là vì gì?" Chàng thiếu niên lại nói:
"Vì tiên phụ lập ra tiêu cục vẫn dậy chúng vãn bối ai ai cũng phải nhớ sáu chữ." Tạ Hiểu Phong:
"Sáu chữ?" Chàng thiếu niên đáp:
"Trách nhiệm. Kỷ luật. Vinh dự." Tạ Hiểu Phong bảo:
"Hay! Quả nhiên là quanh minh lỗi lạc, đường đường chính chính. Chẳng trách không lạ sao tiêu cục Hồng Kỳ giữ uy danh hai mươi sáu năm nay không sụt." Thiết Khai Thành khom lưng cảm tạ rồi nghiêm sắc mặt bảo:
"Tiên phụ thường dạy chúng tôi muốn lấy tiêu cục làm nghề nghiệp thì bất kỳ lúc nào cũng phải nhớ ghi sáu chữ kia nằm lòng nếu không thì còn khác gì với bọn trộm cướp!" Sắc mặt chàng ta đột nhiên nghiêm hẳn lại bảo:
"Vì vậy bất cứ ai vi phạm sáu chữ đó là giết không tha!" Tạ Hiểu Phong bảo:
"Hay cho giết không tha!" Thiết Khai Thành bảo:
"Trương Thực lơ là sơ hở làm hỏng chức trách giữ cờ, Hồ Phi tự thân trụy lạc, sai phạm tư cách vì vậy tuy họ là người cũ của tiên phụ cả nhưng vãn bối cũng không thể vì riêng tư mà quên phép chung." Mắt chàng ta long sòng sọc nhìn uy hiếp Tạ Hiểu Phong, bảo:
"Thần kiếm sơn trang uy trấn thiên hạ đương nhiên cũng phải có gia pháp chứ ạ!" Tạ Hiểu Phong không nói thừa nhận nhưng không thể phủ nhận.
Thiết Khai Thành bảo:
"Bất kỳ môn quy gia pháp của mọi nhà phải chăng là đều không dung thứ con em đệ tử khinh nhờn đạo nghĩa giang hồ phá hoại quy củ võ lâm?" Mắt chàng ta sắc như dao, có khi còn sắc lẻm hơn cả mũi dao:
"Uống rượu gây rối, vô cớ gây sự chẳng những làm người bị thương còn xé cờ tiêu cục có quan hệ đến danh dự sinh mạng của tiêu cục như thế có thể gọi là phá hoại quy củ giang hồ hay không?" Câu trả lời của Tạ Hiểu Phong giản dị mà trực tiếp:
"Có chứ!" Trong ánh mắt Thiết Khai Thành lần thứ hai lộ vẻ kinh ngạc. Trên tay chàng ta đang cầm sẵn một cuộn thừng bện rất tốt đang sẵn sàng tròng vào cỗ "chú em", Tạ Hiểu Phong tất nhiên phải biết rõ ý tứ của chàng ta, tại sao lại chẳng ngăn cản chứ! Bất kể ra sao, cơ hội này không thể bỏ lỡ được, Thiết Khai Thành lập tức truy hỏi:
"Không thèm để ý đến đạo nghĩa giang hồ, vô cớ phá hoại quy củ của giang hồ, loại người ấy phạm tội gì?" Tạ Hiểu Phong trả lời dứt khoát như dao chém đá:
"Tội chết!" Thiết Khai Thành ngậm miệng.
Giờ thì sợi thừng đã tròng vào cỗ "chú em" rồi, Thiết Khai Thành cũng hiểu rõ ý tứ của Tạ Hiểu Phong. Tính mạng của "chú em" rất nặng nhưng uy tín của Thần kiếm sơn trang còn nặng hơn nhiều, một khi trong hai điều trên chỉ được chọn có một, Tạ Hiểu Phong tất phải hy sinh "chú em".
Giờ thì Trương Thực và Hồ Phi đều đã chịu tội mà chết, "chú em" đương nhiên phải chết chẳng thể tha! Các tiêu sư của Hồng Kỳ tiêu cục đều là các tay lão luyện giang hồ mắt như bó đuốc đương nhiên đều nhìn ra điểm đó, người nào người ấy tay đều lăm lăm dao kiếm sẵn sàng ùa lên.
Thiết Khai Thành bỗng vẫy tay bảo:
"Lui cả xuống, tất cả lui xuống!" Chẳng ai hiểu sao chàng ta lại làm như vậy nhưng cũng không ai dám làm trái lệnh.
Thiết Khai Thành lửng lơ bảo:
"Tội do Tạ đại hiệp định, có Tạ đại hiệp ở đây há phải dùng đến tay các ngươi ử" "Chú em" bỗng cao giọng bảo:
"Chẳng phải ai ra tay cả!" Gã nhìn Tạ Hiểu Phong đăm đăm rồi bỗng cười vang bảo:
"Tạ Hiểu Phong, quả nhiên không hỗ là Tạ Hiểu Phong! Quả nhiên đã săn sóc ta đến nơi đến chốn! Lòng ta thật vô cùng cảm kích đây!" Gã lại cười vang nhẩy từ nóc xe xuống xông vào đám đông, chỉ nghe "rắc" một tiếng tay tiêu sư bị bẻ gẫy còn cây kiếm đã lọt vào tay "chú em". Không thèm nhìn Tạ Hiểu Phong lấy một lần gã đưa kiếm cứa vào cỗ mình.
Nét mặt trắng bệch của Tạ Hiểu Phong không lộ một chút tình cảm nào, toàn thân cơ hồ không hề nhúc nhích, nhưng mọi người chỉ nghe "cách" một tiếng rồi lại vang lên một tiếng "rắc", trên tay "chú em" chỉ trơ lại mỗi cái cán kiếm. Lưỡi kiếm ba thước gẫy vụn trên không và có một vật tương tự theo lưỡi kiếm cùng rơi xuống đất, rõ rành rành là một hạt minh châu.
Chuỗi hạt châu trên tay Tạ Hiểu Phong lại bớt đi một hạt.
Trên tay "chú em" tuy vẫn cầm cán kiếm nhưng bị chấn dội mạnh quá phải lùi lại hai bước. Đứng phía sau gã là ba tiêu sư đã chực sẵn, hai cây đao và một cây kiếm như điện chớp đồng thời đánh ra.
Ba người này cùng vị tiêu sư bị gẫy tay chơi với nhau rất thân, cùng căm thù đối phương đã sẵn bây giờ lại nhân Tạ Hiểu Phong ra tay nên họ có ra tay cũng không coi như vi phạm lệnh của Tỗng tiêu đầu.
Ba người cùng lượt ra đòn.
Lại nghe đầu ngón tay Tạ Hiểu Phong "vèo" một tiếng, tiếp đó lại "cách" một tiếng, hai thanh đao một thanh kiếm đồng thời gẫy lìa, ba người cùng lúc bị chấn dội về phía sau năm bước đến cán đao cán kiếm cũng không cầm vững.
Thiết Khai Thành sa sầm nét mặt, lạnh lùng bảo:
"Lực đạo mới mạnh làm sao, công phu mới giỏi làm sao!" Tạ Hiểu Phong lặng im.
Thiết Khai Thành cười nhạt bảo:
"Võ công của Tạ đại hiệp cao cường người trong giang hồ ai ai cũng biết cả rồi Tạ đại hiệp có tín nghĩa hay không có tín nghĩa thì sợ người trong giang hồ không mấy ai được biết!" Tạ Hiểu Phong hỏi:
"Ta có tín nghĩa hay không có tín nghĩa?" Thiết Khai Thành không trả lời mà hỏi lại:
"Vừa rồi ai định tội?" Tạ Hiểu Phong đáp:
"Tạ" Thiết Khai Thành lại hỏi:
"Định tội gì?" Tạ Hiểu Phong đáp:
"Tội chết!" Thiết Khai Thành hỏi vặn:
"Đã định gã tội chết sao còn ra tay cứu?" Tạ Hiểu Phong bảo:
"Ta mới chỉ định tội một người, người có tội đâu phải là gã!" Thiết Khai Thành hỏi:
"Không phải gã thì là ai?" Tạ Hiểu Phong đáp:
"Là ta!" Lần thứ ba mắt Thiết Khai Thành lộ vẻ ngạc nhiên, bèn hỏi:
"Tại sao lại là đại hiệp?" Tạ Hiểu Phong đáp:
"Vì tất cả những chuyện coi thường đạo nghĩa giang hồ, phá hoại quy củ giang hồ đều do ta dạy gã làm" Mắt Tạ Hiểu Phong lại u uất một nỗi thống khỗ và buồn thương khó nói nên lời rồi chàng từ tốn nói tiếp:
"Nếu không phải ta thì gã đã chẳng làm những chuyện như vậy, ta nhận tội đáng chém chứ quyết không thể để gã vì ta mà chết!" Thiết Khai Thành đăm đăm nhìn Tạ Hiểu Phong, đôi mắt chàng ta dần dần nheo lại rồi bỗng ngửa mặt thở dài bảo:
"ở trên lầu Trạng Nguyên ngài chỉ dùng một cây tăm xỉa răng phá được kiếm pháp Võ Đang của Tào Hàn Ngọc, kiếm pháp của ngài cao cường quả thật đời nay có một không hai!" Đến lúc này "chú em" mới biết cuộc đấu trên lầu Trạng Nguyên ra sao, ai thắng ai bại.
Mặc dầu gã vẫn chưa nhìn lại Tạ Hiểu Phong lấy một lần nhưng trong lòng bỗng thấy hối hận, chỉ hận mình sao lại bỏ khi mà không ở lại để xem Tam thiếu gia dùng cây tăm phá kiếm thì uy phong biết chừng nào.
Thiết Khai Thành lại bảo:
"Lúc đó anh em họ Viên cũng thấy giá hai anh em họ có dùng "song kiếm hợp bích" (hai kiếm cùng đánh) cũng không phải là đối thủ của ngài vì thế mới thấy khó mà bỏ đi. Tại hạ hai mắt không mù dĩ nhiên đã trông thấy cả, nếu chẳng phải là việc vạn bất đắc dĩ thực tâm không hề muốn giao thủ cùng ngài." Tạ Hiểu Phong bảo:
"Rất tốt!" Thiết Khai Thành bảo:
"Nhưng bây giờ ngài đã nói đến vậy, nghĩ rằng phải sẵn sàng một trận thắng bại sống chết về kiếm pháp vậy!" Chàng ta cười nhạt, nói tiếp:
"Đạo lý trong chốn giang hồ vốn chỉ được rõ ràng ở nơi lưỡi đao mũi kiếm, nếu không thế hà tất người ta phải học võ công làm gì! Người võ công cao minh vô lý cũng thành có lý chuyện ấy có đáng kể gì đâu!" Tạ Hiểu Phong đăm đăm nhìn chàng ta rất là lâu, bỗng thở dài bảo:
"Ngươi sai rồi!" Thiết Khai Thành hỏi:
"Sai ở chỗ nào?" Tạ Hiểu Phong bảo:
"Ta dù nhận tội đương nhiên đâu phải dùng đến ngươi ra taỵ" Thiết Khai Thành xưa nay vẫn tự phụ lại không hay để lộ vẻ mừng giận ra mặt bao giờ lần này trên mặt chàng ta không nén nỗi mà không để lộ vẻ kinh ngạc. Trên giang hồ, nhận tội thay kẻ khác chịu hình phạt cắm hai đao hai bên sườn thay cho bè bạn không phải là chàng ta chưa trông thấy nhưng bằng vào thân phận và võ công của Tạ Hiểu Phong tại sao lại chịu khỗ coi rẻ mạng sống của mình như vậy?
Tạ Hiểu Phong đã đi tới vỗ vào đầu "chú em" bảo:
"ở đây không còn việc gì với ngươi nữa, ngươi đi đi!" "Chú em" không nhúc nhích cũng không quay lại.
Tạ Hiểu Phong bảo:
"Ta xưa nay chưa săn sóc tốt cho ngươi, ngay từ khi còn bé ngươi đã phải chịu sự khinh khi, làm nhục đủ kiểu của người đời, ta chỉ mong ngươi cố làm người tốt, hai chữ "tửu, sắc" thì tốt nhất là..." Là gì, ở phía dưới, Tạ Hiểu Phong bảo sao "chú em" nghe không thấy.
Nhớ lại những gì đã gặp trong buỗi thiếu thời, nhớ lại "cô bé" ôm Tạ Hiểu Phong.
"Chú em" chỉ thấy trào lên niềm căm giận, đột nhiên quát to:
"Được! tôi đi đây! Đây là tự ông đi theo tôi, tôi vốn không có nợ nần gì ông đâu nhé!" Gã nói đi là đi, không hề ngoảnh lại. Không ai ngăn cản gã con mắt mọi người đều đỗ dồn cả vào Tạ Hiểu Phong.
Trời mưa to như trút, nước từ mái đầu ướt sũng của chàng ròng ròng đỗ xuống tràn qua cặp mắt, chẳng ai phân biệt rõ được đó là nước mưa hay nước mắt! Tạ Hiểu Phong đứng đó không nhúc nhích dường như giữa trời đất chỉ còn mỗi một mình chàng. Chẳng biết đã bao lâu chàng mới quay mình, đứng đối mặt với Thiết Khai Thành.
Thiết Khai Thành không hé răng mà cũng hà tất phải mở miệng. Đã có Tam thiếu gia nhà họ Tạ cúi đầu nhận tội, cả tiêu cục Hồng Kỳ từ trên xuống dưới còn ai nói gì được nữa?
Bỗng Tạ Hiểu Phong bật hỏi mấy câu rất kỳ quái:
"Nghe nói Thiết lão tiêu đầu mấy năm lại đây ít qua lại trên giang hồ, phải vì việc thân dậy dỗ ngươi không?" Thiết Khai Thành chậm chạp gật đầu, âm thầm đáp:
"Chẳng may lão nhân gia hai tháng trước đã từ trần." Tạ Hiểu Phong bảo:
"Nhưng xét cho cùng ngươi cũng nên người rồi!" Thiết Khai Thành nói:
"Đó là nhờ sự dạy dỗ của lão nhân gia, vãn bối không lúc nào dám quên." Tạ Hiểu Phong chậm chạp gật đầu lẩm bẩm:
"Rất hay, rất hay, rất haỵ.." Chàng nhắc đi nhắc lại hai chữ ấy không biết bao nhiêu lần, tiếng nói càng lâu càng thấp, đầu cũng cúi xuống càng lâu càng gục... Nhưng hai tay Tạ Hiểu Phong nắm lại rất chặt.
Đường phố dài dày đặc những người là người. Có người là thuộc hạ của tiêu cục Hồng Kỳ, có người không phải, ai nấy đều trông thấy rõ vị hiệp khách lừng tiếng thiên hạ vô song cõi lòng tràn ngập tự trách và hối hận đang sẵn sàng dùng máu mình để rửa cho sạch.
Đúng lúc ấy trong đám đông bỗng có người thét to:
"Tạ Hiểu Phong! Ông sai rồi! Đáng chết phải là Thiết Khai Thành chứ không phải ông, vì..." Nói tới đó tiếng thét bỗng ngừng ngang, dường như bị lưỡi khoái đao chém ngang vậy. Một người từ đám đông xông ra, hai mắt lồi ra trợn lên nhìn Thiết Khai Thành như muốn nói gì nhưng không nói được chữ nào thì người đã đỗ vật, sau lưng bị đâm sâu một lưỡi dao nhọn ngập lút tận cán.
Nhưng từ đám đông phía bên kia lại có một người khác nói tiếp thay người vừa rồi:
"Chỉ vì ngọn cờ lệnh của tiêu cục Hồng Kỳ đã bị vấy nhục từ trước không đáng một đồng kẽm mà..." Vừa tới đó tiếng nói cũng bị đốn ngang, lại một người nữa mình đầy máu chạy nhào ra và lại ngã lăn ra đất chết luôn.
Tuy vậy ở đời cũng có những người thật tình không sợ chết và cái chết không đe dọa nỗi họ! Bỗng ở mé Tây có người gào đến khản tiếng:
"Hắn bề ngoài vờ trung hậu, trong bụng thì gian trá, không thế thì Thiết lão tỗng tiêu đầu đã chẳng chết không rõ ràng, đã thế..." Người đó vừa gào to vừa chạy ra khỏi đám đông, nhoáng một cái ánh đao loáng lên xuyên vào họng anh ta.
Phía Bắc bỗng lại thấy có người gào tiếp:
"Đã thế ở mé sau thành Tây có nhà vàng chứa gái đẹp cũng là của hắn đã mua về.
Chỉ vì đám tang Thiết lão tiêu đầu vừa xong hắn sợ hiềm nghi nên mới ít tới đó và bị tên Hồ Phi thừa hư lẻn vào." Người nói này rõ ràng võ công khá cao, tránh được hai lần ám toán rồi nhẩy lên mái nhà mà gào tiếp:
"Khi nẫy Hồ Phi sợ hắn giết người diệt khẩu nên mới không dám hé răng, thật không ngờ đã không nói ra mà cũng không tránh khỏi chết!" Gã này vừa nói vừa lùi lại phía sau, vừa nói xong chữ "chết" từ trên xống nhà có một đạo kiếm quang bay tới cắm phập vào phía sau lưng gã xuyên thẳng ra đằng họng máu phun như tưới, người này lộc cộc lăn từ trên nóc nhà xuống đất lăn ra giữa phố.
Cả đường phố dài như chết lặng.
Chỉ trong chốc lát đã có bốn người chết máu đẫm phố dài đủ khiến người ta bay hồn bạt vía huống hồ họ chết bi tráng như vậy, thê thảm như vậy.
Thiết Khai Thành thần sắc không thay đỗi lạnh lùng bảo:
"Thiết Nghĩa đâu?" Một tiêu sư cao to khỏe mạnh vượt đám đông chạy ra khom mình:
"Có tôi" Thiết Khai Thành bảo:
"Đi tra xét xem bốn người này do ai sai khiến dám đến đây đỗi trắng thay đen ngậm máu phun người?" Thiết Nghĩa nói:
"Vâng!" Tạ Hiểu Phong bảo:
"Nếu bọn họ ngậm máu phun người, hà tất ngươi phải giết người bịt miệng!" Thiết Khai Thành hỏi:
"Ông thấy người giết người là ai?" Tạ Hiểu Phong bỗng nhảy vọt lên, đi xuyên vào đám đông. Chỉ thấy chàng bốn lần nhô lên bốn lần hụp xuống là đã thấy bốn người từ đám đông bay vọt ra, "huỵch" một tiếng, nặng nề rơi bịch xuống giữa phố, cả bốn đều ăn mặc đỏm dáng, toàn là tiêu sư trong tiêu cục Hồng Kỳ.
Thần sắc Thiết Khai Thành vẫn không đỗi. Lại gọi:
"Thiết Nghĩa!" Thiết Nghĩa nói:
"Có!" Thiết Khai Thành bảo:
"Ngươi đi tra xét lai lịch bốn kẻ này, áo quần mặc trên mình chúng là từ đâu tới?" Bọn này mặc quần áo chẽn mình vốn chẳng phải là thứ kỳ lạ hiếm hoi gì, tiêu sư của tiêu cục Hồng Kỳ mặc được thì người khác mặc cũng được.
Thiết Nghĩa tuy miệng nói "Vâng" nhưng vẫn không động đậy.
Thiết Khai Thành hỏi:
"Sao ngươi còn chưa đỉ" Nét mặt Thiết Nghĩa bỗng lộ vẻ rất kỳ quái rỗi bỗng nghiến răng cao giọng bảo:
"Tôi không phải đi tra xét gì đâu vì các thứ áo quần này đều do tôi mua về cả. Đóa hoa bằng hạt châu Tạ đại hiệp cầm trong tay cũng là của tôi mua về!" Sắc mặt Thiết Khai Thành đột nhiên biến đỗi. Lẽ dĩ nhiên chàng ta biết đóa hoa hạt châu ở trên tay Tạ Hiểu Phong là từ đâu tới.
Dĩ nhiên Tạ Hiểu Phong càng rõ.
Đóa hoa hạt châu này chàng lấy ở trên đầu người đàn bà như con mèo và dùng để làm ám khí giết người.
Thiết Nghĩa lại nói rất to:
"Tỗng tiêu đầu đưa tôi ba trăm lạng bạc ngân phiếu bảo tôi đến cửa hàng Thiên Bảo mua bông hoa hạt châu này cùng một cái xuyến đeo tay còn thừa hơn hai chục lạng thưởng cho tôi." "Đóa hoa hạt châu mua cho Thiết Khai Thành sao lại lên đầu người đàn bà như con mèo kiả" Tạ Hiểu Phong chợt túm Thiết Nghĩa lên như xách một người bằng giấy hàng mã tà tà bay xiên đi bốn trượng vọt lên nóc nhà.
Chỉ thấy gió rít vù vù rồi hơn chục làn sáng lạnh vèo vèo sạt qua dưới chân họ. Nếu Tạ Hiểu Phong không ra tay mau lẹ Thiết Nghĩa tất cũng đã bị giết người bịt miệng rồi.
Tuy vậy trên nóc nhà cũng chẳng phải chỗ an toàn. Tạ Hiểu Phong đứng chưa vững chân thì từ xống mái nhà có một làn ánh kiếm bay tới. Mà bay thẳng tới yết hầu Tạ Hiểu Phong.
Làn ánh kiếm như chiếc cầu vồng, như tấm lụa trắng vọt ra một lưỡi kiếm, đúng là do cao thủ không còn nghi ngờ gì nữa, mà cây kiếm sử dụng cũng là cây kiếm tốt.
Giờ đây người mà họ định giết không phải là Thiết Nghĩa mà là Tạ Hiểu Phong.
Tạ Hiểu Phong tay trái cắp người tay phải cầm đóa hoa hạt châu nhìn thấy thanh kiếm sắp thọc chạm yết hầu. Tay phải chàng đang cầm bông hoa hạt châu bèn nâng lên, đưa cán bông hoa đẩy chệch mũi kiếm. Chỉ nghe "chát" một tiếng, một viên trân châu bật ra bay vọt lên hai thước tiếp đó lại một viên trân châu nữa bật ra thế bay còn nhanh hơn và hai viên trân châu bay trên không chạm nhau, viên trân châu thứ nhất bay xiên sang trái đánh thẳng vào hàm phải gã áo đen sử kiếm.
Gã này nghiêng đầu né tránh, nhưng không ngờ hạt châu thứ hai lại rơi thẳng xuống đánh trúng vào huyệt Khúc Trì cánh tay cầm kiếm của gã. Khi cây trường kiếm của gã rơi xuống thì Tạ Hiểu Phong đã vọt đi xa rồi.
Mưa rơi dày như đan lưới, chỉ thoáng chốc chẳng thấy người lẫn bóng đâu nữa.
Người đứng đằng sau cầm ô che cho Thiết Khai Thành là một tiêu sư bỗng hạ giọng hỏi thật khẽ:
"Đuỗi hay không đuỗi?" Thiết Khai Thành lạnh lùng bảo:
"Đuỗi mà không kịp thì đuỗi làm gì!" Tiêu sư đó bảo:
"Chỉ sợ vấn đề này không giải thích rõ ràng thì khó thuyết phục mọi người!" Thiết Khai Thành cười nhạt bảo:
"Còn ai không phục, cứ giết không tha!" Trời mưa không ngớt, sắc trời tối lại.
Trong ngôi miếu thỗ địa nho nhỏ tối om và ẩm ướt, Thiết Nghĩa phục trên mặt đất không ngừng thở khò khè nôn mửa. Đến khi gã mở được miệng để nói thì gã lập tức kể ngay mọi chuyện gã đã biết. Gã kể:
"Trước đây hai tháng, một hôm sấm chớp đầy trời, mưa còn to hơn trận mưa hôm nay.
Hôm ấy lão tỗng tiêu đầu dường như có tâm sự gì đó nên khi ăn cơm lại uống hơn hai chén rượu rồi đi ngủ rất sớm. Ngày hôm sau tôi nghe tin lão nhân gia bị đột tử mà qua đời.
"Ông già uống rượu vào phát bệnh thì đâu phải chuyện gì quái lạ nhưng ngay tối hôm ấy nhân làm người trực ban ở sau viện tôi lại nghe tiếng người cãi nhau trong phòng lão tỗng tiêu đầu, trong đó có tiếng Thiết Khai Thành.
"Thiết Khai Thành là con nuôi của lão tỗng tiêu đầu nhưng đối với chàng ta lão tỗng tiêu đầu còn yêu quí hơn con đẻ còn gã dạo ấy vẫn rất tỏ vẻ hiếu thảo. Riêng ngày hôm ấy gã dám ngỗ ngược phạm thượng, tranh cãi với lão tỗng tiêu đầu là một điều rất là quái lạ.
"Huống hồ nguyên nhân lão tỗng tiêu đầu bị chết nếu thật sự chỉ vì uống rượu vào phát bệnh thì hôm ấy ở đó trước khi chết còn lấy sức đâu mà tranh cãi hăng thế! "Còn quái lạ hơn nữa là từ tối hôm ấy cho tới khi phát tang Thiết Khai Thành không cho phép người khác tới gần di thể của lão tỗng tiêu đầu đến thay áo quần cũng do Thiết Khai Thành tự mình làm lấy.
"Chính vì thế mọi người đều cho trong việc này tất có ẩn tình, chỉ có điều không ai dám nói ra mà thôi." Nghe tới đó Tạ Hiểu Phong mới hỏi:
"Tối hôm ấy trực ở sau viện phải chăng là bốn người kiả" Thiết Nghĩa đáp ngay:
"Chính là họ đấy!" Tạ Hiểu Phong bảo:
"Thế còn phu nhân lão tỗng tiêu đầu đâu?" Thiết Nghĩa đáp:
"Hai ông bà già đã ngủ riêng phòng từ nhiều năm trước." Tạ Hiểu Phong bảo:
"Còn những người khác không nghe thấy tiếng họ cãi nhau ử" Thiết Nghĩa bảo:
"Hôm ấy mưa gió sấm chớp rất to, trừ bốn người trực là có trách nhiệm mang trên mình không dám để sơ sảy nên mới biết còn những người khác đều có uống chút rượu nên đi ngủ sớm cả." Tạ Hiểu Phong bảo:
"Sau khi sự việc xẩy ra trong tiêu cục tất nhiên phải có lời bàn ra tán vào, dĩ nhiên Thiết Khai Thành cũng phải nghe biết ít nhiều và dĩ nhiên gã cũng phải biết những lời xì xào đó từ đâu mà ra phải không?" Thiết Nghĩa đáp:
"Đương nhiên như vậy!" Tạ Hiểu Phong lại bảo:
"Đối với bốn người kia chẳng lẽ gã không có hành động gì sao?" Thiết Nghĩa bảo:
"Sự việc ấy không chứng cớ nếu gã bỗng dưng có hành động gì với mấy người ấy há chẳng phải "lạy ông tôi ở bụi này" khiến người ta nghi ư. Gã tuy tuỗi tác không nhiều nhưng tâm tư cực kỳ sâu sắc do đó không hề khinh suất làm bừa. Nhưng sau khi liệm xác được ba ngày, gã tìm lý do khác đuỗi cả bốn người ra khỏi tiêu cục." Tạ Hiểu Phong hỏi:
"Gã tìm ra lý do gì?" Thiết Nghĩa bảo:
"Trong thời gian có tang, say rượu gây chuyện!" Tạ Hiểu Phong hỏi:
"Có thật là có chuyện đó không?" Thiết Nghĩa đáp:
"Họ nhớ ơn lớn của lão tiêu đầu, trong lòng có oán ức mà khó nói ra nên có uống nhiều rượu một chút, kể cũng không oan lắm!" Tạ Hiểu Phong lại hỏi:
"Sao gã không vin vào duyên cớ đó giết béng đi bịt miệng?" Thiết Nghĩa bảo:
"Vì gã không muốn tự tay động thủ mà đợi khi họ ra khỏi tiêu cục rồi thì sai người ngầm đuỗi theo giết họ!" Tạ Hiểu Phong hỏi:
"Người gã tìm là ai?" Thiết Nghĩa đáp:
"Là tôi!" Tạ Hiểu Phong hỏi:
"Ngươi không nỡ xuống tay chứ gì?" Thiết Nghĩa đáp:
"Tôi quả thực không nỡ, mà chỉ lấy bốn bộ quần áo thấm máu đem về dâng nộp." Tạ Hiểu Phong bảo:
"Gã sai ngươi đi mua hoa hạt châu đưa cho nhân tình rồi lại sai ngươi đi giết người bịt miệng, đương nhiên gã đã coi ngươi là kẻ gan ruột thân tín chứ!" Thiết Nghĩa bảo:
"Tôi vốn là thư đồng của gã từ nhỏ, đã cùng gã lớn khôn lên, có điều..." Mặt gã méo xệch đi nói tiếp:
"... Có điều gã tỗng tiêu đầu một đời nghĩa hiệp đãi Thiết Khai Thành không bạc... tôi... tôi thực không nỡ để lão gia nhân bị oan chìm đáy biển. Vốn tôi cũng chẳng dám phản lại Thiết Khai Thành đâu nhưng mắt trông thấy bốn người họ chết thảm thiết bi tráng như thế, nên tôi... tôi... quả thật..." Giọng gã nghẹn ngào. Bỗng gã quỳ phục xuống "cộc! cộc! cộc!" dập đầu ba cái vang lên thành tiếng mà bảo:
"Hôm nay, bốn người họ đã dám đứng lên vạch tội Thiết Khai Thành cũng là vì họ đã thấy Tạ đại hiệp, được biết Tạ đại hiệp quyết sẽ không để họ bị chết dấm chết dúi một cách oan khuất như vậy. Chỉ mong Tạ đại hiệp trượng nghĩa ra tay... tôi... tôi... có chết cũng không dám tiếc!" Thiết Nghĩa dập đầu xuống đất máu chảy đầy mặt. Bỗng gã rút trong cán roi ra một mũi dao nhọn, xoay tay đâm thẳng vào tim mình.
Nhưng chỉ chớp mắt cây đao đã lọt vào tay Tạ Hiểu Phong.
Tạ Hiểu Phong đăm đăm nhìn gã rồi bảo:
"Cho dù ta có đáp ứng lời ngươi hay không thì ngươi cũng không thể chết được." Thiết Nghĩa bảo:
"Tôi... tôi... chỉ sợ Tạ đại hiệp không tin được lời tôi nên đành lấy cái chết để làm sáng tỏ tấm lòng mình mà thôi!" Tạ Hiểu Phong bảo:
"Ta tin lời ngươi!"


Nguồn: http://truyenviet.com/