9/3/13

Yến Thập Tam (H39-40)

Hồi 39: Cược Kiếm Quyết Thắng

"Tại sao mọi người cứ bảo:
"ăn, uống, đĩ điếm, cờ bạc" mà không nói "cờ bạc, đĩ điếm, uống, ăn?" "Ta biết!" "Ông nói là tại sao?" "Vì cờ bạc lợi hại nhất, bất kể ngươi ăn thế nào, uống thế nào, gái gủng thế nào cũng không thể nào sạch bách được ngay nhưng nếu ngươi cờ bạc rất có khả năng chỉ một trận là thua tay trắng." "Thua trắng tay, lúc ấy thì ăn cũng sẽ chẳng được ăn, uống sẽ chẳng được uống và đĩ điếm gái gủng cũng hết luôn!" "Không sai chút nào!" "Vì thế cờ bạc mới để cuối cùng!" "Không sai chút nào!" "Giờ có phải chúng ta chuyển sang cờ bạc không?" "Dường như phải." "Thế ông định dắt tôi đi đâu đánh bạc?" Tạ Hiểu Phong còn chưa kịp mở miệng thì ông già đã từ cửa sau thò đầu vào bảo:
"ở ngay đây thôi! ở đây thứ gì chẳng có đủ!" "ở đây" tất nhiên không phải là ở cửa hàng tạp hóa tẹp nhẹp cũ nát. "ở đây" tức là ở trong ngôi nhà khang trang đẹp đẽ, bày biện đẹp đẽ sang trọng, có con gái xinh đẹp, cũng có các món ăn ngon, rượu thật ngon.
"ở đây" cơ hồ thứ gì cũng có đủ. Nhưng ở đây lại không có đánh bạc.
Đã cờ bạc thì phải đánh cho thật thống khoái. Nếu ta đã cùng một cô gái cùng nhau làm những chuyện gì khác thật là thống khoái thì liệu ta có thể lại cùng cô ta cờ bạc với nhau cho thật thống khoái nữa không?
Ngoài các cô gái đó ra ở đây còn có Tạ Hiểu Phong.
Đương nhiên là Giản Truyền Học không dám đánh bạc với Tạ Hiểu Phong rồi. Bạn bè với nhau thông thường cũng vẫn dám cờ bạc nhất sống nhị chết với nhau và trở mặt là thành thù hận. Nhưng nếu vốn đánh bạc của ta là do bạn ta bỏ ra, liệu ta có dám cùng bạn ta đánh bạc hay không?
Lão già lại rụt đầu trở về. Giản Truyền Học đành hỏi Tạ Hiểu Phong:
"Chúng ta đánh bạc sao đây?" Tạ Hiểu Phong bảo:
"Bất kể đánh bạc thế nào chỉ cần có đánh bạc là được!" Giản Truyền Học bảo:
"Chẳng lẽ chỉ có hai người chúng ta đánh với nhau?" Tạ Hiểu Phong đáp:
"Dĩ nhiên còn người khác nữa chứ!" Giản Truyền Học hỏi:
"Người đâu?" Tạ Hiểu Phong đáp:
"Người sắp tới ngay giờ thôi!" Giản Truyền Học hỏi:
"Người thế nào?" Tạ Hiểu Phong đáp:
"Ta không biết." Tạ Hiểu Phong lại cười bảo:
"Nhưng ta biết ông già kia sẽ kiếm người tới, nhất định là có đủ chân đánh tốt." Giản Truyền Học hỏi:
"Chân đánh tốt là ý làm sao?" Tạ Hiểu Phong đáp:
"Chân đánh tốt ý chỉ người đánh bạc ra trò, còn có ý nữa là chúng ta muốn đánh kiểu gì bao nhiêu thế nào họ cũng đánh với ta!" Giản Truyền Học bảo:
"Như thế bảo đánh tốt tức là đánh rồi bị thua chứ gì?" Tạ Hiểu Phong cười vang bảo:
"Cũng có khi họ không thua, cũng có khi người thua là chúng ta!" Đánh bạc là đánh bạc, ý là may rủi, nếu không chơi gian, ai dám đảm bảo mình chắc thắng hoàn toàn! Giản Truyền Học bảo:
"Hôm nay chúng ta đánh bạc thế nào?" Tạ Hiểu Phong chưa kịp mở miệng nói gì thì ông già đã lại từ cửa sau thò đầu vào bảo:
"Hôm nay chúng ta cuộc kiếm!" Ông già nheo mắt nhìn Tạ Hiểu Phong, bảo:
"Tôi đảm bảo hôm nay mời tới toàn chân đánh tốt!" Trong võ lâm xưa nay vẫn có bẩy đại kiếm phái.
Võ Đang, Điểm Thương, Hoa Sơn, Côn Luân, Nga Mi, Không Động và Hải Nam.
Đệ tử phái Thiếu Lâm phần lớn không sử kiếm do đó phái Thiếu Lâm không liệt vào đây.
Kể từ chân nhân Trương Tam Phong tài tình tìm ra ý nghĩa tinh túy của kiếm pháp nội gia rồi mở tông lập phái tới nay, phái Võ Đang được những người học kiếm trong thiên hạ tôn là kiếm pháp chính tông, đời đời năm nào cũng có đệ tử là cao thủ nối nhau mãi không bao giờ suy giảm.
Trong đám cao thủ hạng nhất nỗi lên trong các kiếm khách phái Võ Đang có sáu đại đệ tử được gọi là "Tứ linh song ngọc".
Đứng đầu "Tứ linh" (bốn linh thiêng) là Âu Dương Vân Bằng từ khi vào đời đến nay đã trải qua ba mươi sáu trận đánh lớn nhỏ chỉ thua kiếm khách nỗi tiếng võ lâm ở ẩn tại Ba Sơn là Cố Đạo nhân có mấy chiêu.
Âu Dương Vân Bằng cao lớn đẹp đẽ, anh tuấn hoạt bát chẳng những được anh em cùng học rất coi trọng mà đối với khách trên giang hồ cũng có quan hệ tốt. Từ sau trận chiến ở Ba Sơn thì Âu Dương Vân Bằng được công nhận là người có triển vọng nhất trong việc kế thừa thống nhất đạo phái Võ Đang. Chàng ta cũng hết sức chăm chỉ cẩn thận gìn giữ bỗn phận, giữ mình trong sạch tốt lành.
Nhưng hôm nay chàng ta đột nhiên xuất hiện tại đây và là người đầu tiên Tạ Hiểu Phong trông thấy. Xem ra ông già chủ nhà chẳng nói ngoa vì Âu Dương Vân Bằng rõ ràng là một "tay chơi" có hạng.
Kiếm pháp phái Không Động vốn cùng một mạch với phái Võ Đang, chẳng qua phái này tương đối thích thiên về sát phạt không phải là không hay mà đôi khi lại tỏ ra rất sắc bén tàn độc. Kiếm sinh do tâm vì vậy tấm lòng của kiếm khách cũng dần dần biến đỗi theo kiếm pháp mà mình luyện tập. Chính vì vậy mà đệ tử phái Không Động phần lớn đều thâm trầm tàn độc. Vì thế tuy kiếm pháp của phái Không Động cũng là kiếm pháp nội gia dùng công phu nội gia chính tông nhưng rất ít người công nhận phái Không Động là phái chính tông nội gia. Điều đó càng khiến cho đệ tử phái Không Động càng thêm thiên lệch không muốn giao thiệp cùng đồng đạo giang hồ.
Tuy vậy người trên giang hồ cũng không vì thế mà coi không trọng họ vì mọi người đều biết gần đây phái Không Động mới sáng tạo ra một bài kiếm pháp cực kỳ đáng sợ. Nghe nói bài kiếm này chiêu thức không nhiều nhưng chiêu nào chiêu nấy toàn là chiêu sát thủ tuyệt đối. Muốn luyện thành bài kiếm pháp này tuy không phải dễ. Trừ chưởng môn chân nhân và bốn vị trưởng lão ra, nghe nói chỉ có một đệ tử có thể sử được các chiêu sát thủ này. Người đó là Tần Độc Tú.
Cùng đi vào cùng Âu Dương Vân Bằng chính là Tần Độc Tú. Dĩ nhiên Tần Độc Tú cũng là tay kiếm có hạng.
"Hoa Sơn Kỳ kiếm, kiếm pháp kỳ hiển", câu truyền ngôn ý nói kiếm pháp của phái Hoa Sơn kỳ lạ, nguy hiểm một cách lạ kỳ.
Xưa nay đệ tử phái Hoa Sơn không nhiều vì muốn lễ làm đệ tử phái Hoa Sơn thì phải có căn cốt trác tuyệt, chịu đựng gian khỗ, có quyết tâm trải trăm khó không sờn. Chưởng môn phái Hoa Sơn tính tình quái gở kiêu ngạo, đối với đệ tử đòi hỏi rất nghiêm khắc xưa nay không cho phép vô cớ rời Hoa Sơn một bước.
Mai Trường Hoa là đệ tử duy nhất được tự do ra vào núi Hoa Sơn bôn tẩu giang hồ vì chưởng môn phái Hoa Sơn rất tin tưởng họ Mai. Không còn nghi ngờ gì nữa Mai Trường Hoa ắt cũng là tay khá.
Kiếm pháp "Cửu long cửu thức" của phái Côn Luân xưa nay lừng danh thiên hạ, oai chấn giang hồ. Trong đám đệ tử cũng có một "rồng". Điền Tại Long là "rồng" đó.
Như thế, rõ ràng Điền Tại Long cũng là tay kiếm giỏi thuộc phái Côn Luân.
Điểm Thương núi sáng nước trong, bốn mùa đều là xuân. Các đệ tử dưới trướng làm lễ bái sư từ bé rồi lớn lên trong hoàn cảnh đó phần lớn đều là ấm áp lương thiện như châu ngọc rất nhạt nhẽo với chuyện danh lợi.
Kiếm pháp phái Điểm Thương tuy hời hợt như mây bay dật dờ rất ít có các chiêu giết người trí mạng.
Tuy thế người trên giang hồ đâu có coi thường phái Điểm Thương vì Điểm Thương có một pho kiếm pháp Trấn Sơn không dung thứ bất kỳ ai vượt đầm Lôi Trì một bước. Chỉ có điều pho kiếm pháp này cần bẩy người phối hợp sử dụng mới tỏ rõ được uy lực vô hạn. Vì thế trong phái Điểm Thương cứ mỗi đời lại có bẩy đại tử luyện tập mà giang hồ gọi họ là "Điểm Thương thất kiếm." Ba trăm năm lại đây, mỗi đời "Điểm Thương thất kiếm" đều là các kiếm khách giỏi có kiếm pháp tinh tuyệt.
Ngô Đào là tay kiếm chỉ huy trong Điểm Thương thất kiếm đời này. Dĩ nhiên Ngô Đào tất phải là một tay kiếm giỏi.
Phái Hải Nam ở ngoài Nam Hải (biển Nam) cheo leo ngoài trời đất ít dấu vết chân người, nhưng người của phái này tuy ít lại giỏi, nếu không nắm chắc cái lẽ tất thắng họ tuyệt đối không vượt biển lên miền Bắc.
Mấy chục năm lại đây, kiếm khách thuộc phái Hải Nam hầu như tuyệt tích không thấy xuất hiện ở Trung Thỗ, nhưng đến lúc này có Lê Bình Tử đột ngột xuất hiện.
Người này tuỗi tác chỉ độ ba mươi, một tay, thọt chân, hình dạng cực xấu xí nhưng kiếm pháp của chàng ta lại tuyệt vời hoàn mỹ chuẩn xác. Một khi kiếm pháp của chàng ta đã ra tay thì người ta lập tức quên ngay Lê Bình Tử là người cụt tay, thọt chân hoặc dung mạo cực kỳ xấu xí. Người này tất nhiên phải là cao thủ kiếm.
Sáu người này, không còn nghi ngờ gì nữa, đều là các cao thủ tinh anh bậc nhất nỗi lên sau nay trong võ lâm đời nay. Từng người từng người này đều là hạng tuyệt vời siêu quần bạt tụy, tuyệt đối khác với mọi người nói chung.
Nhưng người độc đáo nhất trong lớp cao thủ này lại chưa phải là họ mà là người tên là Lịch Chân Chân.
Đệ tử Lịch Chân Chân của phái Nga Mi được giang hồ gọi là "La Sát tiên tử" Lịch Chân Chân! "Trời đất Nga Mi đẹp", "Nga Mi thiên địa tú" là lời khen phong cảnh ở Nga Mi ngàn đời nay.
Kể từ năm xưa Diệu Nhân Sư thái tiếp nhận chức chưởng môn quản lý môn phái thì dường như mây đẹp khí thiêng của núi Nga Mi đều tập trung cả vào đám đệ tử nữ.
Lịch Chân Chân dĩ nhiên là một nữ đệ tử trong đám đó.
Từ khi Diệu Nhân Sư thái làm chường môn, các nữ đệ tử phái Nga Mi đều cắt tóc làm ni cô. Riêng Lịch Chân Chân là ngoại lệ. Duy nhất nằm ngoài.
Chưởng môn phái Nga Mi hiện tại là người cao tuỗi nhất trong các chưởng môn các phái, khi cắt tóc làm lễ nhận làm đệ tử pháo Nga Mi thì đã ba mươi tuỗi.
Không ai biết bà ta ba mươi năm trước ra sao, đã làm những việc gì. Không ai biết thân thế lai lịch của bà ta, lại càng không ngờ là tới năm sáu mươi ba tuỗi bà ta mới nhận chức chưởng môn phái Nga Mi.
Bất kể trước kia bà ta là người như thế nào kể từ ngày xin làm đệ tử phái Nga Mi trở đi các việc bà ta làm được không phải bất kỳ một người phụ nữ nào khác cũng có thể làm được.
Từ khi cắt tóc làm ni cô bà ta không bao giờ cười hoặc giả ít nhất xưa nay chưa ai bắt gặp bà ta cười.
Bà giữ nghiêm các điều cấm, khắc khỗ tu luyện, ngày chỉ thụ trai một bữa mà mỗi bữa cũng chỉ một bát cơm vừng, một bát "vô căn thủy" ("nước không gốc" lấy từ đất như nước sông, suối, giếng... mà là hứng từ trời như nước mưa, nước sương ư ND).
Trước khi xuất gia trông người bà ta đầy đặn béo tốt, ba năm sau đã gầy gò khô xác như nhánh cỏ mùa thu. Khi nhận làm chưởng môn Nga Mi chỉ còn nặng có ba mươi chín cân. Nhìn vóc dáng thể chất của bà không ai có thể tin được trong tấmthân gầy gò nhỏ thó dường như yếu ớt kia lại ẩn chứa một sức mạnh lớn lao kinh người và một ý chí kiên cường như vậy. Bà muốn các đệ tử trong môn phái cũng phải như mình giữ giới luật, khỗ công tu luyện, tuyệt đối cấm dục, tuyệt đối cấm ăn mặn uống rượu.
Bà cho rằng tất cả các nữ đệ tử đều có những dục vọng bình thường và cả không bình thường, do đó nếu người ta luôn ở tình trạng giở đói giở khát thì sẽ không còn nghĩ gì đến các dục vọng khác.
Tuy vậy đối với Lịch Chân Chân bà ta lại có ngoại lệ.
Lịch Chân Chân cơ hồ được làm bất cứ việc gì mà nàng ta muốn làm, xưa nay chưa có ai hạn chế, ngăn chặn nàng ta.
Vì được ăn uống đầy đủ, ăn mặc đầy đủ, tuy tính khí ngỗ ngáo bộp chộp, tung hoành bay nhẩy thật nhưng xưa nay Lịch Chân Chân lại chưa hề bao giờ làm hỏng việc, cứ y như mặt trời đã mọc là cứ từ đằng Đông chứ không bao giờ mọc ngược từ đằng Tây.
Xưa nay võ lâm là trời đất của giới đàn ông. Lòng dạ đàn ông cứng cỏi hơn đàn bà, thể lực của đàn ông cũng mạnh hơn đàn bà. Trên tấm bảng danh sách anh hùng của võ lâm xưa nay cũng rất ít có đàn bà. Nhưng Lịch Chân Chân cũng lại là ngoại lệ.
Mấy năm lại đây nàng ta đã giành lại danh tiếng và vinh dự cho phái Nga Mi nên số đệ tử của phái này ngày càng đông đúc hơn so với các phái khác.
Hơn nữa Lịch Chân Chân lại là một mỹ nhân.
Hôm nay nàng ta mặc một quần sa mỏng mầu nước biếc, từ chất liệu đến kiểu dáng, may cắt, khâu vá đều liệt vào hạng nhất. Tuy chẳng phải là trong suốt, nhưng ở nơi sáng rờ rỡ ánh đèn cũng có thể lấp loáng ẩn hiện thấy bộ hông nhỏ, chân dài thẳng tắp của nàng ta. Mà nở nơi này giờ đây đèn rất sáng.
Tuy ánh mặt trời chẳng rọi tới đây nhưng ánh đèn rất sáng và dưới ánh đèn sáng nhìn váy áo của Lịch Chân Chân trông cứ như một màn sương mỏng.
Tuy vậy nàng ta không để ý, chẳng thèm để ý. Thích ăn mặc ra sao thì nàng cứ ăn mặc như thế.
Vì nàng là Lịch Chân Chân mà! Bất kể nàng ăn mặc thế nào cũng không có ai dá, coi thường nàng ta.
Lịch Chân Chân đi vào, đến trước mặt Tạ Hiểu Phong đăm đăm nhìn chàng.
Tạ Hiểu Phong cũng chăm chăm nhìn lại.
Bỗng nhiên nàng ta bật cười.
"Ta biết nàng đang nghĩ gì trong bụng!" Nàng ta bảo:
"Nhất định chàng đang nghĩ không biết tôi có thường xuyên cùng nam giới lên giường hay không chứ gì?" Đó là câu đầu tiên nàng nói ra mồm.
Có một số người trời sinh ra đã khác mọi người rồi. Bất kỳ lúc nào, bất kỳ ở đâu, họ đều thích nói những câu làm người khác kinh khiếp, làm những việc người khác hãi sợ.
Lịch Chân Chân là thuộc loại người đó, chẳng còn gì phải nghi ngờ nữa.
Tạ Hiểu Phong rất hiểu loại người này vì trước kia chàng cũng thuộc loại người này, cũng thích làm người khác phải kinh sợ.
Chàng thừa biết Lịch Chân Chân rất muốn xem lúc chàng giật mình thì bộ dạng sẽ ra sao. Chính vì thế chàng chẳng có chút vẻ gì là giật mình hay ngạc nhiên mà còn lạnh lùng hỏi lại:
"Nàng có muốn nghe ta nói thật không?" Lịch Chân Chân bảo:
"Cố nhiên là tôi muốn chứ!" Tạ Hiểu Phong bảo:
"Thế thì ta cho nàng hay là ta đang nghĩ xem dùng cách gì sẽ lôi được nàng lên giường với mình đây!" Lịch Chân Chân bảo:
"Chàng chỉ có một cách thôi!" Tạ Hiểu Phong hỏi:
"Cách gì nào?" Lịch Chân Chân bảo:
"Đánh cuộc!" Tạ Hiểu Phong hỏi:
"Đánh cuộc?" Lịch Chân Chân bảo:
"Chỉ cần chàng thắng tôi, chàng muốn tôi làm gì tôi cũng làm!" Tạ Hiểu Phong bảo:
"Ngược lại nếu ta thua, nàng muốn ta làm gì ta cũng phải làm chứ gì?" Lịch Chân Chân bảo:
"Đúng thế!" Tạ Hiểu Phong bảo:
"Lần cuộc này cũng khá đây!" Lịch Chân Chân bảo:
"Đã đánh cuộc thì phải cuộc ra cuộc, càng cuộc to càng thú vị!" Tạ Hiểu Phong hỏi:
"Nàng muốn đánh cuộc gì?" Lịch Chân Chân:
"Cuộc kiếm!" Tạ Hiểu Phong hỏi:
"Nàng thật sự muốn cuộc kiếm với ta ử" Lịch Chân Chân bảo:
"Chàng là Tạ Hiểu Phong, là kiếm khách Tạ Hiểu Phong thiên hạ vô song. Tôi không cùng chàng đánh cuộc kiếm thì đánh cuộc gì? Chẳng lẽ tôi cùng chàng ngồi bệt xuống đất ném xúc xắc như trẻ con chăng?" Rồi nàng hất cao đầu bảo:
"Đối với ma men thì đánh cuộc rượu, muốn đánh cuộc với Tạ Hiểu Phong thì phải cuộc kiếm. Nếu cuộc thứ khác, có thắng cũng chẳng có ý nghĩa gì!" Tạ Hiểu Phong cười vang bảo:
"Hay! Lịch Chân Chân quả không hỗ là Lịch Chân Chân!" Lịch Chân Chân cũng cười vang bảo:
"Thật không ngờ Tam thiếu gia danh vang thiên hạ cuối cùng cũng biết đến tôi!" Lần này nàng cười thật tình không phải kiểu cười châm chọc tràn trề như khi nẫy mà là tiếng cười thực của người hiệp nữ.
Còn hơn thế nữa, lần này nụ cười hoàn toàn là nụ cười của người đàn bà, của người đàn bà thật sự! Tạ Hiểu Phong bảo:
"Coi như xưa nay chưa có người biết nhìn ngọc quý, khi lần đầu tiên chàng ta nhìn thấy ngọc quý thì cũng là lúc nhất định nhìn ra giá trị quý báu của ngọc quý!" Chàng mỉm cười, đăm đăm nhìn nàng ta:
"Có một số người cũng giống như châu báu xưa nay chưa từng được gặp nhưng khi ta được thấy họ rồi thì lập tức nhận ra họ là châu báu ngay!" Lịch Chân Chân cười càng làm xúc động lòng người. Nàng ta bảo:
"Chẳng trách người đời đều bảo Tam thiếu gia nhà họ Tạ có cây kiếm đủ làm mất một nam anh hùng thiên hạ, mà còn thêm miệng lưỡi làm đàn bà khắp thiên hạ phải động lòng!" Tạ Hiểu Phong bảo:
"Nàng có biết một con người toàn làm việc đau lòng thiên hạ thì đó cũng là lúc nhất định tự làm đau lòng mình không?" Giọng của chàng tuy rất bình tĩnh nhưng vẫn mang mầu sắc buồn rầu khó nói thành lời.
Lịch Chân Chân cúi đầu bảo:
"Một người toàn làm người khác đau lòng thì bản thân cũng có lúc phải đau lòng là chắc rồi!" Nàng ta khe khẽ nói với chàng như vậy xong lại ngẩng đầu đăm đăm nhìn chàng mà bảo:
"Lời nói vừa rồi tôi vĩnh viễn nhớ ghi!" Tạ Hiểu Phong lại cười bảo:
"Nàng bảo chúng ta nên đánh cuộc như thế nào cho phải đây?" Lịch Chân Chân bảo:
"Tôi thường nghe người ta bảo kiếm của Tam thiếu gia rất vô tình, từ xưa tới nay kiếm đã tuốt ra là không còn chỗ cho người khác lùi được nữa!" Tạ Hiểu Phong bảo:
"Cây kiếm ba thước bản thân nó vốn đã là một vật vô tình nếu còn để lại tình dưới kiếm hà tất phải tuốt kiếm làm gì nữa?" Lịch Chân Chân bảo:
"Như thế là khi Tam thiếu gia tuốt kiếm thì đối phương tất phải chết dưới lưỡi kiếm của chàng và xưa nay chưa ai chống nỗi ba chiêu của chàng phải không!" Tạ Hiểu Phong bảo:
"Đó cũng có thể là trong ba chiêu của ta đã dốc tận toàn lực!" Lịch Chân Chân bảo:
"Phải chăng là trong ba chiêu mà chàng không thắng thì phải thuả" Tạ Hiểu Phong bảo:
"Rất có thể!" Chàng mỉm cười, lạnh nhạt nói tiếp:
"May mà tình hình như vậy xưa tới giờ tôi chưa gặp bao giờ!" Lịch Chân Chân bảo:
"Rất có thể hôm nay chàng gặp đấy!" Tạ Hiểu Phong bảo:
"Hử?" Lịch Chân Chân quay mặt lại sau. Âu Dương Vân Bằng, Tần Độc Tú, Mai Trường Hoa, Điền Tại Long, Ngô Đào, Lê Bình Tử nẫy giờ đều lặng lẽ đứng phía sau nàng.
Nàng ta nhìn họ một cái rồi bảo:
"Mấy vị ở đây đều thấy cả rồi chứ?" Tạ Hiểu Phong bảo:
"Xưa nay chưa gặp nhau nhưng cũng có thể nhận được ra nhau!" Lịch Chân Chân bảo:
"Tôi xin đánh cuộc mỗi người họ đều có thể tiếp được chàng đủ ba chiêu!" Tạ Hiểu Phong hỏi:
"Mỗi người?" Lịch Chân Chân bảo:
"Phải, mỗi người! Chỉ cần một người không tiếp nỗi, coi như tôi thua!" Lịch Chân Chân cũng cười nhạt nhẽo bảo:
"Đánh cuộc thế này có lẽ coi là chưa được công bằng vì chàng xuất thủ ba chiêu cũng co như đã dốc hết sức, đánh đến một hai người cuối cùng chỉ sợ chẳng còn đủ lực khí để đấu nữa!" Tạ Hiểu Phong bảo:
"Cao thủ đấu nhau đâu phải đấu trâu đấu bò, dùng kỹ thuật chứ đâu toàn dùng sức!" Lịch Chân Chân mắt lóe sáng bảo:
"Thế là chàng chịu cuộc ử" Tạ Hiểu Phong bảo:
"Hôm nay tôi tới đây vốn định chơi một canh bạc lớn, thử hỏi còn cách nào đánh cuộc khác có thể thống khoái bằng cách đánh cuộc này?" Lịch Chân Chân bảo:
"Giỏi! Tạ Hiểu Phong không hỗ là Tạ Hiểu Phong!" Tạ Hiểu Phong bảo:
"Nàng đã chuẩn bị người đầu tiên ra tay chưa?" Lịch Chân Chân bảo:
"Tôi biết Tam thiếu gia trận đầu không nỡ giao đấu với đàn bà nên tôi nào dám tranh trước? Huống gì..." Nàng ta mỉm cười, lại nói tiếp:
"Cao thủ đấu nhau dùng kỹ thuật chứ không toàn dùng sức như thế khó tránh khỏi thiệt thòi, các vị cao thủ đây lẽ nào để tôi chịu thiệt ngay ử" Tạ Hiểu Phong bảo:
"Nàng nói có lý lắm!" Lịch Chân Chân nói rất duyên dáng:
"Đàn bà ở trước mặt đàn ông nhiều ít gì thì cũng có chút kém lời lẽ, vì vậy coi như tôi nói sai xin mọi người chớ lấy làm lạ!" Âu Dương Vân Bằng, Tần Độc Tú, Mai Trường Hoa, Điền Tại Long, Ngô Đào, Lê Bình Tử vẫn lặng lẽ đứng im ở đó chẳng hiểu sao những điều họ định nói ra lại đều bị Lịch Chân Chân nói ra hết cả.
Tạ Hiểu Phong nhìn họ bảo:
"Vị nào ra tay đầu tiên nào?" Một người chậm chạp bước ra bảo:
"Là tôi!" Tạ Hiểu Phong thở dài bảo:
"Ta biết ngay sẽ là ngươi mà!" Người ra đầu tiên tất nhiên phải là Âu Dương Vân Bằng.
Võ Đang dù sao cũng là chính tông danh môn chính phái, gặp tình hình này làm sao chàng ta lại sợ sệt lui lại sau được! Tạ Hiểu Phong lại thở dài bảo:
"Người đầu tiên ra tay nếu không phải là ngươi có lẽ ta đã rất thất vọng, nhưng người ra đầu tiên là ngươi ta cũng rất thất vọng!" Âu Dương Vân Bằng hỏi:
"Thất vọng?" Tạ Hiểu Phong bảo:
"Nghe nói phái Không Động mới sáng tạo ra một pho kiếm pháp mới rất thần bí, hiểm lạ. Ta cứ nghĩ đệ tử phái Không Động sẽ tranh trước với ta cơ!" Bất kỳ ai nghe nói như vậy đều thấy khó chịu, đằng này Tần Độc Tú cứ im lặng coi như không nghe thấy.
Âu Dương Vân Bằng bảo:
"Không Động, Võ Đang vốn cùng một mạch, ai ra tay trước thì cũng vậy!" Hai chữ "ra tay" vừa thốt thì Tạ Hiểu Phong vừa lắc mình thì đã thấy chàng rút mất cây kiếm Ngô Đào đeo ở cạnh sườn. Khi Âu Dương Vân Bằng nói hết mấy tiếng cuối cùng thì Tạ Hiểu Phong đã đến trước mặt Tần Độc Tú, bỗng xoay ngược mũi kiếm, đưa cán kiếm vào tay Tần Độc Tú.
Tần Độc Tú ngẩn người ra, đành đón lấy cây kiếm ấy, ai ngờ Tạ Hiểu Phong ra tay nhanh như điện chớp rút mất cây kiếm của Tần Độc Tú đang đeo ở cạnh sườn.
Kiếm quang lóe lên đã chí vào giữa hai đường mày của Tần Độc Tú. Tần Độc Tú tuy gặp nguy nhưng không loạn, lật tay vung kiếm đưa ngược trở lên. Chỉ nghe "keng" một tiếng như rồng ngâm, cây kiếm của Tần Độc Tú đã bị chấn dội tuột khỏi tay, bay vọt lên trời.
Trong ánh kiếm xanh lơ pha lẫn sắc lam chính là cây Thanh Vân Kiếm đúc bằng thép ròng Miến Điện. Thanh Vân Kiếm gồm bẩy cây chuyên dùng cho Điểm Thương thất kiếm, chẳng qua bây giờ chỉ sang tay Tần Độc Tú rồi lại từ tay Tần Độc Tú bị chấn dội mà bay đi.
Đợi đến lúc ánh kiếm tắt, cây kiếm Thanh Vân đã vào tay Tạ Hiểu Phong, còn cây kiếm của Tần Độc Tú lại chui vào vỏ ở bên sườn Tần Độc Tú. Mọi người nhìn thấy đều ngẩn người ra. Còn Tần Độc Tú thì mặt như sắc tro tàn.
Đối với gã, sự việc xẩy ra trong thoáng chốc vừa qua thật chẳng khác gì trong giấc mộng. Tuy vậy cơn ác mộng đó lại là sự thật! Tạ Hiểu Phong không nhìn gã lần nào, bỏ đi đến trước mặt Ngô Đào bảo:
"Đây là kiếm của ngươi!" Chàng dùng cả hai tay nâng cây kiếm ngang lên mà trao lại. Ngô Đào đành đón nhận, bàn tay nhận kiếm cứ run lên đây đẩy, bỗng gã thở dài nói rất âm thầm:
"Khỏi cần ra tay, tôi thua rồi!" Lịch Chân Chân hỏi:
"Ngươi thật sự nhận thua ư?"


Hồi 40: Mưu Đồ Ở Trước

Ngô Đào chậm chạp gật đầu bảo:
"Nàng yên tâm, cuộc hẹn của chúng ta, ta quyết không quên đâu!" Lịch Chân Chân bảo:
"Ta tin chứ!" Ngô Đào đối mặt với Tạ Hiểu Phong, tựa hồ muốn nói gì đó nhưng rồi lại không nói một tiếng nào bỏ đi mà không ngoái lại.
Tạ Hiểu Phong bảo:
"Tốt! Thắng là thắng, thua là thua. Môn hạ phái Điểm Thương quả là quân tử!" Lê Bình Tử bỗng nói:
"May quá ta chẳng phải là quân tử!" Tạ Hiểu Phong bảo:
"Không là quân tử thì có gì hay?" Lê Bình Tử bảo:
"Vì không là quân tử nên tuyệt không tranh xuất thủ!" Cánh tay độc nhất của gã loang loáng phát sáng, trên bộ mặt xấu xí lộ nụ cười giả trá, bảo:
"Người cuối cùng ra tay chẳng những lấy nhàn đợi nhọc mà lại còn nắm rõ được kiếm pháp của ngươi, cho dù chẳng giết được ngươi dưới lưỡi kiếm của mình thì ít nhất cũng tiếp được ba chiêu của ngươi!" Tạ Hiểu Phong bảo:
"Ngươi rõ ràng không phải là quân tử, ngươi là kẻ tiểu nhân hẳn hoi!" Bỗng chàng cười nói tiếp:
"Nhưng tiểu nhân thật còn hơn quân tử giả. Tiểu nhân thật còn dám nói thật!" Mai Trường Hoa bỗng cười nhạt bảo:
"Thế thì thiệt thòi nhất vẫn là loại người như ta đây!" Tạ Hiểu Phong hỏi:
"Tại sao?" Mai Trường Hoa bảo:
"Ta không phải quân tử, cũng chẳng phải tiểu nhân; tuy chẳng tranh trước cũng chẳng muốn tụt lại sau!" Gã chầm chậm bước ra đăm đăm nhìn Tạ Hiểu Phong hỏi:
"Lần này ngươi định mượn kiếm của ai đây?" Tạ Hiểu Phong bảo:
"Của ngươi!" Đối với một số người mà nói, kiếm chẳng qua chỉ là cây kiếm là thứ dùng gang thép đúc nên, có thể phòng thân cũng có thể là vũ khí sắc bén để giết người. Nhưng đối với một số người khác ý nghĩa của cây kiếm lại hoàn toàn khác hẳn, vì họ đã đem cuộc sống của mình dâng hiến cho cây kiếm do đó cuộc sống của họ đã hòa cùng cây kiếm thành một thế.
Vì chỉ có kiếm mới đem lại thanh danh, của cải, vinh dự cho họ và cũng chỉ có kiếm mới đem lại cho họ sự nhục nhã và cái chết.
Kiếm còn người còn, kiếm mất người chết! Đối với họ, kiếm không chỉ là cây kiếm mà là người bạn duy nhất có thể tin cậy được. Bản thân cây kiếm cũng có sinh mệnh, có linh hồn. Nếu nói họ thà mất vợ mất con chứ không chịu mất kiếm cũng không phải là nói khuếch khoác quá lời, cũng không phải là quá đáng.
Ngô Đào là người như vậy. Gã cho rằng bất kỳ ở trong tình huống nào mà để mất kiếm thì đó là một tội lỗi không có phép nào có thể tha thứ, là một sự sỉ nhục không lấy gì gột rửa sạch vì vậy sau khi mất kiếm thì chẳng còn kiếm đâu mà ở lại.
Mai Trường Hoa cũng là người như vậy.
Thấy vết xe đỗ của Ngô Đào để mất kiếm nên Mai Trường Thanh đề phòng đặc biệt cẩn thận đối với cây kiếm của mình.
Giờ lại thấy Tạ Hiểu Phong đứng trước mặt bảo là sẽ mượn kiếm của mình thì Mai Trường Thanh cả cười, cười sặc sụa. Tay gã nắm chặt cán kiếm, gân xanh trên mu bàn tay vì dùng sức nắm quá chặt nên nỗi vồng cả lên. Chắc không ai có thể giằng được cây kiếm từ tay gã trừ phi tay gã bị chặt lìa! Gã nghĩ vậy.
Gã tuyệt đối tin ở mình, tuy vậy gã vẫn đề phòng Tạ Hiểu Phong.
Nhưng giờ gã vừa cười thì Tạ Hiểu Phong đã ra tay.
Không ai có thể tưởng tượng nỗi tốc độ đòn khi Tạ Hiểu Phong vừa ra tay mà cũng chẳng ai hình dung nỗi sự khéo léo và tài biến hóa của đòn này. Mục tiêu công kích của chàng không phải là kiếm của Mai Trường Hoa mà là đôi mắt gã.
Mai Trường Hoa né mình lùi lai sau và lật tay rút kiếm. Rút kiếm là một khâu cực trọng yếu trong kiếm thuật mà đệ tử phái Hoa Sơn xưa nay chưa từng coi thường.
Mai Trường Hoa rút kiếm ra tay còn nhanh hơn, ánh kiếm vừa lóe lên đã tới dưới sườn trái của Tạ Hiểu Phong rồi.
Ai ngờ chính trong thoáng chốc đó sườn của Mai Trường Hoa đã bị Tạ Hiểu Phong nhẹ nhàng nâng lên, toàn bộ cơ thể mất trọng tâm bị hất vọt đi như đằng vân giá vũ.
Đến khi gã dừng được ỗn định trọng tâm thì kiếm đã vào tay Tạ Hiểu Phong.
Đó chẳng phải kỳ tích cũng chẳng phải phép yêu ma mà là tuyệt kỹ thiên hạ vô song "Thân thiện hoán nhật đoạt kiếm thức" của Tam thiếu gia nhà họ Tạ (thức cướp kiếm trộm trời đỗi mặt trời). Xem ra thì thủ pháp Tạ Hiểu Phong dùng không mấy phức tạp nhưng chỉ cần chàng đưa ra dùng thì xưa nay chưa lần nào hụt.
Nụ cười của Mai Trường Hoa đông cứng lại trên mặt gã và ngưng kết thành một kiểu cười cực kỳ bí hiểm và quỷ quyệt.
Bỗng một tiếng rồng gầm vang lên dường như từ ngoài trời vẳng tới. Một đạo kiếm quang bay tới xoay tròn trên lưng chừng không và từ lưng chừng không đánh xuống nhoáng như điện chớp. Đó chính là kiếm pháp "Cửu Long Cửu thức" nỗi danh thiên hạ của phái Côn Luân. Kiếm như con thần long, người như đám mây sà ngang, lực đánh của nhát kiếm này thì không có đòn kiếm của môn phái nào so sánh bằng.
Nhưng tiếc thay đối tượng ra đòn của gã lại là Tạ Hiểu Phong. Kiếm của Tạ Hiểu Phong đánh ra như một cơn gió. Trong cơn gió, sức lực lớn mạnh đến đâu cũng bị cơn lốc làm cho mất tăm mất tích.
Đợi đến khi lực của nhát kiếm tiêu tan hết gã bèn thấy dường như có một cơn gió hây hẩy thỗi tới thân mình.
Gió tuy nhẹ nhưng lạnh thấu xương. Huyết dịch toàn thân gã như ngưng đọng lại, như đông cứng lại. Cả con người gã từ trên lưng chừng không nặng nề rơi bịch xuống đất.
Gió tắt.
Hơi thở của người ta cũng như bị ngừng. Chẳng biết kéo dài bao lâu, Âu Dương Vân Bằng mới thở dài than rằng:
"Quả nhiên là kiếm pháp thiên hạ vô song!" Chỉ có Lịch Chân Châu lạnh lùng nói đế vào:
"Chỉ tiếc là xuất thủ không chính, xét thân phận của Tam thiếu gia họ Tạ vốn không nên giành khéo như vậy!" Giản Truyền Học bỗng bật nói:
"Ông ấy vốn đang bị thương lại nằm trong vòng vây đánh của bẩy cao thủ các vị dĩ nhiên là phải chọn lối đánh nhanh thắng mau xuất kỳ chế thắng chứ!" Lịch Chân Châu hỏi:
"Ngươi cũng hiểu kiếm à?" Giản Truyền Học đáp:
"Tôi không hiểu kiếm nhưng hiểu đạo lý ở đời!" Gã bỗng thở dài rồi chậm rãi nói tiếp:
"Vốn ông ấy cũng có nhất định muốn thắng đâu, chỉ tiếc rằng ông ấy là Tạ Hiểu Phong nên còn sống một ngày là phải thắng chứ không thể thua được! Vì ông ấy không thể để danh tiếng của Thần kiếm sơn trang bị tiêu diệt bởi tay mình.
Lịch Chân Chân bỗng cười vang bảo:
"Có lý! Nói có lý lắm! Tam thiếu gia nhà họ Tạ vốn không thể thua được!" Giản Truyền Học bảo:
"Ông ấy không bại tức là nàng bại, nàng vui nỗi gì?" Lịch Chân Chân hỏi:
"Ngươi không hiểu ử" Giản Truyền Học đáp:
"Tôi không hiểu!" Lịch Chân Chân bảo:
"Thật không ngờ trên thế gian này lại vẫn còn kẻ không hiểu việc là ngươi!" Nét biểu hiện trên mặt của nàng ta cũng chẳng khác gì thời tiết tháng mưa dầm trời tạnh trời mưa khó mà biết được, nét cười vừa lộ đã lại sa sầm nét mặt bảo:
"Nếu quả tình ngươi không hiểu, làm sao ta phải nói ngươi hay?" Lê Bình Tử bỗng cao giọng bảo:
"Để ta bảo ngươi!" Mặt Lịch Chân Chân bỗng đỗi sắc, nàng nói tranh:
"Lời các ngươi đã nói ra có thừa nhận hay không đã?" Lê Bình Tử:
"Chúng ta đã nói thế nào? Ta quên từ lâu rồi!" Âu Dương Vân Bằng:
"Ta chưa quên!" Thái độ của chàng ta rất nghiêm túc và nặng nề:
"Chúng ta đã từng nói, trước khi thắng bại được phân rõ ràng tuyệt đối không được nói lộ bí mật trong này!" Lịch Chân Chân thở ra một hơi nhẹ nhõm:
"May mà chàng là người quân tử còn biết giữ lời ước hẹn, giữ được chữ tín!" Lê Bình Tử lạnh lùng:
"Gã là quân tử, gã cứ việc giữ điều hẹn giữ chữ tín. Còn ta là kẻ tiểu nhân, mà lời kẻ tiểu nhân nói ra đều coi như phát rắm mà thôi!" Tạ Hiểu Phong long lanh ánh mắt cười nhạt:
"Đánh rắm cũng là việc lớn của con người làm ra, ta đảm bảo với ngươi là không ai ngăn cản ngươi đâu!" Lê Bình Tử:
"Thế thì hay quá!" Một con mắt của gã lấp lánh sáng, tiếp đó gã bảo:
"Lần này chúng ta tới đây cùng ngươi cuộc kiếm đều do nàng ta tìm tới cả!" Tạ Hiểu Phong:
"Ta nghĩ tới rồi!" Lê Bình Tử:
"Nhưng ngươi tuyệt nhiên không nghĩ là chính nàng ta cũng đánh cuộc với chúng ta!" Tạ Hiểu Phong hỏi:
"Cuộc thế nào?" Lê Bình Tử:
"Nàng ta cuộc sáu chúng ta đều không tiếp nỗi ba chiêu của ngươi!" Tạ Hiểu Phong hỏi:
"Như thế là nàng thua ta và thắng các ngươi chứ gì?" Lê Bình Tử:
"Nàng thua chỉ một mình ngươi, nhưng thắng những sáu người chúng ta, nàng ta thắng gấp mấy lần thua!" Lịch Chân Chân lại cười duyên dáng:
"Kỳ thực các ngươi đều biết từ trước, việc thua thiệt đời nào ta chịu làm!" Tạ Hiểu Phong hỏi:
"Nàng đánh cuộc với các ngươi thế nào?" Lê Bình Tử:
"Ngươi có biết Thiên Tôn không?" Tạ Hiểu Phong đáp:
"Ta biết!" Lê Bình Tử:
"Gần đây thế lực Thiên Tôn ngày càng bành trướng mạnh. Bẩy đại kiếm phái không thể nào ngồi mà nhìn được. Các bậc tiền bối thì đã đóng cửa không ra, các đệ tử đời của chúng ta quyết sẽ tụ hội ở Thái Sơn kết thành liên minh bẩy phái." Tạ Hiểu Phong:
"Chủ ý ấy hay đấy!" Lê Bình Tử:
"Ngày nọ chúng ta đương nhiên cử ra một vị chủ trì liên minh." Tạ Hiểu Phong:
"Nếu các ngươi thua nàng ta thì phải cử nàng ta làm chủ liên minh chứ gì!" Lê Bình Tử đáp:
"Không sai chút nào!" Lịch Chân Chân dịu giọng:
"Coi như các ngươi bầu ta làm minh chủ, có gì là không hay nào!" Lê Bình Tử:
"Chỉ có một điểm không hay!" Lịch Chân Chân hỏi:
"Điểm nào?" Lê Bình Tử đáp:
"Nàng quá thông minh, nếu chúng ta suy cử nàng làm minh chủ thì các liên minh ở Thái Sơn sợ lại hóa thành Thiên Tôn thứ hai!" Lịch Chân Chân:
"Bây giờ các phái Côn Luân, Hoa Sơn, Không Động, Điểm Thương trong chớp nhoáng đã bị thảm bại về tay Tam thiếu gia, lẽ nào người nắm vững sẽ chống lại được ba chiêu của chàng?" Lê Bình Tử:
"Ta không nắm chắc." Nhưng gã cười nhạt nói tiếp:
"Chỉ vì không nắm vững nên đã coi cái điều ước hẹn này như phát rắm thôi!" Lịch Chân Chân thở dài:
"Thật ra ta vẫn biết ngươi là kẻ tiểu nhân nói lời không giữ lấy lời, may mà những người khác lại không phải thế!" Âu Dương Vân Bằng chợt nói:
"Ta cũng thế!" Lịch Chân Chân giờ mới là giật mình, thất thanh:
"Ngươi! Ngươi cũng như gã?" Sắc mặt Âu Dương Vân Bằng nặng trĩu:
"Ta không thể không làm thế. Giang hồ không nên xuất hiện một Thiên Tôn thứ hai!".
Chàng ta lặng lẽ bỏ đi tới cạnh Lê Bình Tử.
Lê Bình Tử cả cười vỗ vai Âu Dương Vân Bằng:
"Bây giờ tuy ngươi không được coi là vị quân tử chân chính nhưng thật sự trang nam tử chân chính!" Âu Dương Vân Bằng thở dài:
"Có khi ta vốn chẳng phải là quân tử!" Câu nói chưa dứt thì chàng ta đã ra tay đánh một khuỷu tay vào sườn Lê Bình Tử.
Tiếng xương sườn gẫy vụn vang lên, lưỡi kiếm sắc đã rút ra khỏi vỏ.
ánh kiếm lóe lên, máu tươi tóe ra bốn phía. Con mắt độc nhất của Lê Bình Tử lồi hẳn ra ngoài, trợn nhìn Âu Dương Vân Bằng. Đến giờ gã mới hiểu Âu Dương Vân Bằng và Lịch Chân Chân là cùng một phe. Và cũng đến giờ gã mới biết ai thực là tiểu nhân thực sự! Đầu mũi kiếm vẫn đang rỏ máu thành giọt.
Tần Độc Tú, Mai Trường Hoa, Điền Tại Long, mặt cả ba đều không còn sắc máu.
Âu Dương Vân Bằng lạnh lùng nhìn họ, ôn tồn:
"Âu Dương Vân Bằng tôi bình sinh căm nhất kẻ tiểu nhân nói chẳng giữ lời, chỉ hận không làm sao lần lượt giết hết bọn chúng dưới lưỡi kiếm của mình. Nếu các vị cho rằng tôi giết sai thì Bằng tôi chẳng ngại gì mà không chết để tạ tội!" Lịch Chân Chân dịu giọng:
"Họ đều biết chàng là vì người, họ tuyệt đối không nghĩ thế đâu!" Âu Dương Vân Bằng:
"Thắng là thắng, bại là bại. Các vị đều là quân tử, tuyệt đối chắc không đến nỗi nuốt lời bội tín!" Điền Tại Long bỗng cao giọng:
"Ta chẳng phải quân tử. Giờ đây ta chỉ cần nghe được một từ là cảm thấy nói phát buồn nôn ra!" Âu Dương Vân Bằng sa sầm mặt xuống:
"Như thế thì Điền huynh có ý tứ gì..." Điền Tại Long:
"ta chẳng có ý tứ gì hết, có điều việc ở Thái Sơn ta cũng nghĩ rồi, các ngươi tùy ý muốn cử ai làm minh chủ thì tùy, đều chẳng có liên hệ đến ta cả!" Tần Độc Tú:
"Ngươi không đi ta cũng đi!" Mai Trường Hoa:
"Ta càng không nên không đi!" Điền Tại Long tinh thần chấn động:
"Tốt! Chúng ta cùng đi, xem ai dám ngăn cản chúng tả" Ba người kề vai sải bước mà đi. Điền Tại Long đi giữa. Mai Trường Hoa, Tần Độc Tú một bên phải một bên trái bỗng cùng kẹp vai vào giữa. Đến khi họ lìa nhau ra thì hai bên cạnh sườn Điền Tại Long đã vọt máu tươi ra. Gã định rút kiếm nhưng kiếm chưa ra khỏi vỏ người đã ngã gục.
"Các ngươi độc thật!" Đó là câu nói cuối cùng, bốn chữ cuối cùng trong đời của gã.
Không một tiếng động. Rất lâu lặng lẽ không một tiếng động.
Mọi người đều nhìn Tạ Hiểu Phong, mỗi người đều chờ đón phản ứng của chàng.
Tạ Hiểu Phong đang nhìn cây kiếm trong tay. Đây là cây kiếm của Mai Trường Hoa. Mai Trường Hoa chợt bảo:
"Đây là cây kiếm tốt!" Tạ Hiểu Phong:
"Đúng là kiếm tốt!" Mai Trường Hoa:
"Cây kiếm này đời đời truyền lại ở núi Hoa Sơn đã được ba trăm năm. Xưa nay chưa từng lọt vào tay người ngoài bao giờ!" Tạ Hiểu Phong:
"Ta cũng tin như vậy!" Mai Trường Hoa:
"Nếu ông cho là vừa rồi tôi không nên giết Điền Tại Long thì chẳng ngại gì không dùng cây kiếm này giết tôi đi. Tôi có chết cũng không oán ông!" Tạ Hiểu Phong:
"Ngươi vốn đáng chết, ta càng đáng chết, vì chúng ta cùng nhìn lầm người!" Tạ Hiểu Phong khẽ rung mũi kiếm, chậm chạp ngẩng đầu:
"Bây giờ Ngô Đào phái Điểm Thương đã khí bại bỏ đi. Lê Bình Tử phái Hải Nam bị giết để bịt miệng, Điền Tại Long đã chết. Môn hạ phái Côn Luân nằm trong tay các ngươi, cuộc hội ở núi Thái Sơn đương nhiên là đất trời của các ngươi rồi!" Âu Dương Vân Bằng:
"Kết quả này vốn nằm trong kế hoạch của chúng tôi!" Tạ Hiểu Phong:
"Các ngươi sớm biết ta là người sắp chết rồi chứ?" Âu Dương Vân Bằng:
"Chúng tôi biết đích xác là ông chỉ còn sống có ba ngày nữa mà thôi!" Lịch Chân Chân thở dài:
"Tin tức trong giang hồ truyền đi cực nhanh huống hồ lại là tin tức về chàng?" Tạ Hiểu Phong:
"Đương nhiên các ngươi cũng thấy khi nẫy ta ra tay vết thương lại xé ra chứ!" Lịch Chân Chân:
"Dù chúng tôi không thấy, cũng đoán được!" Tạ Hiểu Phong:
"Vì thế các ngươi mới cho rằng con người như ta bây giờ sẽ hết lo quản việc người khác phải không?" Âu Dương Vân Bằng:
"Tuy vậy chúng tôi cũng đều tôn kính ông. Dù ông còn sống hay đã chết cũng vẫn giữ vẹn toàn được uy danh của Thần Kiếm sơn trang!" Lịch Chân Chân:
"ít ra thì chúng tôi cũng nhận là thua, thua dưới tay ông!" Tạ Hiểu Phong:
"ta biết. Riêng điểm này ta cũng cảm kích lắm, chỉ tiếc là các ngươi quên mất một điều." Lịch Chân Chân hỏi:
"Điều gì?" Tạ Hiểu Phong:
"Đáng lẽ có ta ở đây, Điền Tại Long và Lê Bình Tử vốn không phải chết mới phải!" Lịch Chân Chân hỏi:
"Vì chàng cho rằng chàng có thể cứu được chúng chứ gì?" Tạ Hiểu Phong:
"không sai!" Lịch Chân Chân:
"Vì thế chàng định báo thù cho chúng chăng?" Tạ Hiểu Phong đáp:
"Cũng có thể không phải nghĩ là báo thù cho họ mà chẳng qua là cứu cho sự bình yên của lòng mình mà thôi!" Lịch Chân Chân:
"Tôi hiểu ý tứ của chàng, đằng nào chàng cũng chết thì chết dưới kiếm chúng tôi, chết cho lòng yên lý đúng, tự hỏi lòng mà không thẹn chứ gì!" Nàng ta khe khẽ thở dài, rồi chậm rãi nói tiếp:
"Chỉ đáng tiếc là chàng có rất nhiều việc mà chưa được biết!" Tạ Hiểu Phong hỏi:
"Hử?" Lịch Chân Chân:
"Chàng chỉ nhìn thấy vỏ ngoài của sự việc này mà thôi cứ phán đoán xem chân tướng bên trong, nghĩ gì thì chàng nghĩ không ra mà hỏi lại không hỏi!" Tạ Hiểu Phong hỏi:
"Ta phải hỏi gì bây giờ?" Lịch Chân Chân:
"ít nhất thì chàng cũng hỏi lý do vì sao Lê Bình Tử và Điền Tại Long đáng chết chẳng hạn!" Tạ Hiểu Phong hỏi:
"Họ đáng chết?" Lịch Chân Chân đáp:
"Đương nhiên đáng chết!" Tạ Hiểu Phong hỏi:
"tại sao?" Lịch Chân Chân đáp:
"Vì nếu họ không chết thì liên minh bẩy phái chúng tôi chẳng có cách nào thành lập nỗi!" Âu Dương Vân Bằng:
"Vì nếu họ không chết số người chết còn nhiều hơn!" Lịch Chân Chân:
"Lê Bình Tử tính tình giáo giở, là con người để thành việc thì ít mà hỏng việc thì nhiều!" Âu Dương Vân Bằng:
"Chúng tôi muốn thành đại sự không thể không hy sinh những con người như vậy được!" Lịch Chân Chân:
"Đối với cái chết của Bình Tử tôi cũng hơi có chút buồn, nhưng Điền Tại Long thì..." Tạ Hiểu Phong:
"Thì sao?" Lịch Chân Chân đáp:
"Vì gã vốn là gian tế!" Tạ Hiểu Phong hỏi:
"Gian tế?" Lịch Chân Chân chỉ cười.
Nàng ta cười nhưng xem ra còn nghiêm túc hơn lúc không cười:
"Chắc chàng không hiểu gian tế là ý tứ gì hẳn! Gian tế là kẻ sẽ bán đứng người khác!" Tạ Hiểu Phong hỏi:
"Thế gã bán đứng ai?" Lịch Chân Chân đáp:
"hắn bán đứng chúng tôi, hắn bán luôn cả hắn!" Tạ Hiểu Phong hỏi:
"Chủ mua là ai?" Lịch Chân Chân đáp:
"Là Thiên Tôn! Dĩ nhiên là Thiên Tôn! Chàng phải nghĩ ra chỉ có Thiên Tôn mới đủ tư cách mua loại người như Điền Tại Long..." Tạ Hiểu Phong hỏi:
"Nàng có chứng cớ gì không?" Lịch Chân Chân:
"Chàng cần chứng cớ ử" Tạ Hiểu Phong đáp:
"Ta cần chứ!" Lịch Chân Chân:
"Chứng cớ ở ngay đây này!" Lịch Chân Chân bỗng xoay mình chĩa một ngón tay ra. Ngón tay nàng ta thon nhỏ mềm đẹp nhưng bây giờ nhìn thì thấy giống một thanh kiếm, giống một mũi kim.
"Người này là chứng cớ!" Nàng ta trỏ vào đúng Giản Truyền Học. Giản Truyền Học tuy vẫn trấn tĩnh nhưng nét mặt hơi đỗi.
Lịch Chân Chân:
"Chàng là Tam thiếu gia nhà họ Tạ, chàng là kiếm khách thiên hạ vô song, đương nhiên chàng không thể là đồ ngu ngốc được!" Dĩ nhiên Tạ Hiểu Phong không thể thừa nhận mình là ngu ngốc.
Lịch Chân Chân:
"Thế sao chàng không thể tưởng tượng xem tại sao bọn tôi lại biết chàng sống nhiều nhất chỉ được ba ngày nữa?" Tạ Hiểu Phong bất tất phải nghĩ.
"Sự việc này sớm muộn gì thì người ta cũng biết, thiên hạ rồi sẽ biết cả!" "Nhưng người cho đến giờ được biết chưa phải là nhiều lắm!" "Có người nào hiểu rõ nhất vấn đề này?" "Người nào hiểu rõ nhất hai ngày này Tạ Hiểu Phong sẽ tới đây?" Tạ Hiểu Phong cười.


Nguồn: http://truyenviet.com/