9/3/13

Yến Thập Tam (H45-46)

Hồi 45: Đối Thủ Gặp Nhau

Dòng sông lại tiếp tục trôi. Con thuyền nhẹ lại dập dềnh.
Ông già vẫn đứng nguyên tại chỗ không nhúc nhích, mồ hôi khắp mình đầm đìa như mưa, thấm ướt đẫm cả quần áo.
Nét mặt ông già lộ vẻ ngạc nhiên đến cùng cực. Chẳng hiểu là sợ? hay là mừng?
hay khiếp hãi?
Đó là một thứ sức mạnh mà loài người không tài nào dự biết trước, không cách nào khống chế nỗi để sinh ra nỗi khiếp sợ! Chỉ có ông già tự mình hiểu được là kiếm đó đâu phải tự ông phát ra! Căn bản không có ai sáng tạo ra chiêu kiếm đó, không ai có thể hiểu được sự biến hóa xuất hiện của chiêu kiếm đó, cũng y như bản thân "cái chết" chẳng ai có thể hiểu nỗi ra sao, chẳng ai có thể dự liệu được trước. Sức mạnh biến hóa này cũng chẳng ai khống chế nỗi! Mặt đất tối tăm cả vùng. Ông già đứng như trời trồng trong bóng tối, toàn thân đang như lên cơn run rẩy, như sợ quá phát run rẩy.
Tại sao ông già sợ? Phải chăng ông già sợ đến mình cũng chẳng có cách nào khống chế được chiêu kiếm đó?
Trên dòng sông chẩy bỗng vang lên một tiếng thở dài dằng dặc rồi tiếng người than thở:
"Quỷ sao vẫn còn chưa khóc? Sao thần vẫn chưa đỗ lệ?" Trên dòng sông lại xuất hiện một con thuyền, nhìn xem phong cảnh lại nhớ con thuyền hoa trong cảnh mặt hồ đầy mưa khói... Trên thuyền đèn sáng rờ rỡ, có một bàn cờ, một hồ rượu, một hòn đá mài kiếm.
Người đó vẫn đứng ở đầu thuyền nhìn ông già, nhìn đoạn kiếm gẫy ông già cầm trên tay thì mặt người đó lộ đầy vẻ buồn thương và sợ hãi. Ông già chầm chậm ngẩng đầu lên nhìn người mới tới.
"Ông có nhận ra tôi không?" "Ta dĩ nhiên nhận ra chứ!" Núi Thúy Vân Phong, con thuyền hoa trên hồ Lục Thủy... Con thuyền hoa chỉ có người vượt sóng đi mà không trở lại... Những điều đó ông già đều nhớ ghi tất cả. Cũng từ trên con thuyền hoa này, ông già đã ném chìm cây danh kiếm của mình, đã ném chìm cả những năm tháng anh hùng của đời mình. Đúng là con người ấy từng thở than cho sự ngu xuẩn của mình, đã từng bội phục trước trí tuệ của chàng. Hồi ấy chàng ta làm như vậy là thông minh hay ngu dại?
"Ông chủ quán họ Tạ!" "Yến Thập Tam!" Họ cùng đăm đăm nhìn nhau, âm thầm mà than thở:
"Thật không ngờ chúng ta còn có ngày gặp lại nhau!" Giọng than của chủ quan họ Tạ còn nặng nề hơn nhiều:
"Thương Kết tạo ra chữ, quỷ thần khóc ban đêm. Ông sáng tạo ra chiêu kiếm này, quỷ thần cũng phải chẩy nước mắt y như vậy!" Ông già hiểu ý của ông chủ quán. Chiêu kiếm này đã lộ thiên cơ nhưng làm mất lòng trời. Lòng trời vốn nhân hậu. Chiêu kiếm này tuy đã sáng tạo ra không hiểu từ nay trở đi sẽ có bao nhiêu người chết vì chiêu kiếm này đây! Ông già trầm ngâm. Rất lâu sau mới ôn tồn bảo:
"Chiêu kiếm này vốn không phải của ta sáng tạo ra!" Chủ quán họ Tạ hỏi:
"Không phải ử" Ông già lắc đầu bảo:
"Ta sáng tạo ra "đoạt mệnh thập tam kiếm", rồi lại tìm ra biến hóa thứ mười bốn nhưng xưa nay ta vẫn chưa hài lòng vì ta biết chắc chắn còn một biến hóa nữa." Chủ quán họ Tạ hỏi:
"Xưa nay ông vẫn tìm ử" Ông già bảo:
"Không sai! Xưa nay ta vẫn tìm, vì ta biết rằng có tìm ra được biến hóa đó mới có thể chiến thắng được Tạ Hiểu Phong!" Chủ quán họ Tạ hỏi:
"Thế mãi ông vẫn tìm không ra ử" Ông già bảo:
"Ta đã bỏ cả tâm huyết mà tìm vẫn không ra thì Tạ Hiểu Phong lại chết!" "Sau bức trướng bằng vải đen ở Thần kiếm sơn trang là chiếc quan tài gỗ màu đen..." Ông già ảm đạm bảo:
"Tạ Hiểu Phong chết đi, thiên hạ còn ai là đối thủ với ta? Ta hà tất phải kiếm tìm chiêu kiếm ấy làm gì nữa?" Ông già thở dài bảo:
"Vì thế chẳng những ta ném chìm kiếm, mai danh ẩn tích, đồng thời cũng ném chìm xuống đáy hồ ý niệm truy tìm biến hóa cuối cùng của "đoạt mệnh kiếm" luôn! Và cũng kể từ đó ta không hề nghĩ ngợi gì về điều đó nữa!" Chủ quán họ Tạ trầm ngâm ôn tồn bảo:
"Có lẽ vì ông không nghĩ gì đến chuyện tìm tòi nữa nên mới tìm ra chăng?" Chiêu kiếm đó là "thần" trong kiếm pháp! "Thần" nhìn không thấy, tìm không thấy. Khi nào "thần" muốn đến thì tự nhiên đến. Tuy vậy bản thân ta phải đạt mức độ "không người, không mình, không quên" thì "thần" mới tới cho. Đạo lý đó cũng đúng như sự "đốn ngộ" (tức giác ngộ đột xuất ư ND) trong Thần tông.
Chủ quán họ Tạ lại bảo:
"Hiện giờ chắc ông cũng biết là Tam thiếu gia chưa chết chứ?" Ông già gật đầu.
Chủ quán họ Tạ bảo:
"Hiện nay ông đã cầm chắc đánh bại Tam thiếu gia chưa?" Ông già đăm đăm nhìn đoạn kiếm gẫy trên tay bảo:
"Nếu như ta có cây kiếm tốt!" Chủ quán họ Tạ hỏi:
"Ông muốn tìm cây kiếm cũ chứ gì?" Ông già hỏi:
"Ông có thể tìm lại được ử" Chủ quán họ Tạ bảo:
"Chỉ cần ông muốn tìm thì có thể tìm được!" Ông già hỏi:
"Tìm ở đâu bây giờ?" Chủ quán họ Tạ đáp:
"ở ngay đây!" Trên mạn thuyền vẫn còn dấu vết kiếm khắc vào.
Chủ quán họ Tạ bảo:
"Ông nên nhớ rằng, dấu này chính ông dùng kiếm của mình khắc lên." "Lúc ấy cây kiếm lừng danh đã chìm, còn người? Đến giờ người vẫn ở đây." Có một số người cũng y như cây kiếm do thép trăm lần luyện mà thành, tuy có dìm đi nhưng vẫn còn tồn tại mãi.
Ông già nén không được thở dài sườn sượt:
"Chỉ tiếc rằng nơi đây chẳng phải chỗ ta ném chìm kiếm năm nào!" Chủ quán họ Tạ bảo:
"Vạch thuyền tìm kiếm, chỉ có người ngu mới làm chuyện đó!" Ông già bảo:
"Quả không sai!" Chủ quán họ Tạ bảo:
"Ông vốn chẳng phải người ngu, ông vạch thuyền ném chìm kiếm là cũng cốt sau này trở lại tìm kiếm!" Ông già bảo:
"Phải!" Chủ quán họ Tạ bảo:
"Ông làm vậy là vô ý, trong vô ý lại là có cơ trời!" Ông ta chậm rãi nói tiếp:
"Ông trong cơn vô ý lại tìm ra được tinh túy trong kiếm pháp của mình, tại sao lại chẳng có thể trong vô ý mà tìm thấy lại kiếm của mình?" Ông già không nói gì vì ông ta đã lại thấy kiếm của mình. Trong nước hồ đen kịt, một cây kiếm đang từ từ nỗi lên, đã có thể nhìn thấy mười ba hạt minh châu nạm trên vỏ kiếm.
Kiếm tất nhiên chẳng thể tự nhiên mà nỗi lên, cũng chẳng thể tự đi tìm chủ cũ năm xưa của mình. Bản thân thanh kiếm này nỗi được lên là nhờ chủ quán họ Tạ kéo lên.
Ông già không giật mình ngạc nhiên. Ông già đã nhìn thấy sợi dây buộc vào xống kiếm và đầu kia sợi dây nằm trong tay ông chủ quán họ Tạ. Trên đời này có biết bao chuyện không nghể nghĩ ra, biết bao chuyện nẩy sinh không thể giải thích nỗi nhưng tất cả mọi chuyện đều có đầu dây mối nhợ như sợi dây này chẳng qua chỉ vì người ta không nhìn thấy mà thôi.
Sau khi trải qua rất nhiều kinh nghiệm đau khỗ, ông già dần dần hiểu ra đạo lý đó.
Chủ quán họ Tạ giải thích:
"Hôm ấy sau khi ông ra đi tôi đã mạn phép ông mò cây kiếm này lên và gìn giữ cho ông từ bấy đến nay!" " Ông già làm thế làm gì?" Chủ quán họ Tạ bảo:
"Tôi biết ông và Tam thiếu gia nhà tôi sớm muộn cũng có ngày gặp gỡ." Ông già bỗng thở dài bảo:
"Ta cũng biết đó là số kiếp của chúng tạ" Chủ quán họ Tạ bảo:
"Dù sao đi nữa, giờ ông cũng đã tìm thấy kiếm của mình rồi!" Kiếm đã cầm trong tay. Mười ba hạt châu nạm trên vỏ kiếm vẫn phát sáng.
Chủ quán họ Tạ bảo:
"Hiện giờ ông đã nắm chắc chiến thắng chưa?" Yến Thập Tam không đáp. Kiếm của ông ta giờ đã về tay, vẫn sắc bén như xưa.
Ông ta nắm chắc chuôi kiếm này tung hoành thiên hạ chưa bao giờ đánh mà không thắng. Xưa nay ông ta vốn vô tình lại không sợ hãi gì. Huống hồ bây giờ ông ta đã tìm ra tinh túy của kiếm pháp này nhất định sẽ vô địch thiên hạ! Tuy vậy tự nhiên trong lòng ông ta lại dấy lên một nỗi sợ hãi khó tả, tuy ông ta không nói ra nhưng người khác có thể thấy. Thậm chí cả chủ quán họ Tạ cũng nhìn thấy, nhịn không được đành phải hỏi:
"Ông đang sợ?" "Sợ cái gì?" Yến Thập Tam bảo:
"Đoạt mệnh thập tam kiếm" vốn như nuôi một con rắn độc tuy dễ cắn chết người ngay nhưng ta còn có thể khống chế được, nhưng bây giờ..." Chủ quán họ Tạ:
"Bây giờ làm sao?" Yến Thập Tam đáp:
"Giờ con rắn độc này đã trở thành một con rồng độc, tự có sự biến hóa thần thông riêng!" Chủ quán họ Tạ hỏi:
"Chẳng lẽ đến ông cũng không có cách gì khống chế được ử" Yến Thập Tam trầm ngâm rất lâu rồi mới từ tốn bảo:
"Ta không biết... mà cũng chẳng ai biết..." Chính vì không biết nên mới sợ! Chủ quán họ Tạ dường như đã hiểu ý Yến Thập Tam. Cả hai cùng đăm đăm nhìn xa xa trong ánh mắt cùng lộ vẻ rất kỳ quặc.
Mãi rất lâu sau Yến Thập Tam mới hỏi:
"Ông đặc biệt mang kiếm lại cho ta phải chăng là hy vọng ta đánh bại được chàng?" Cố nhiên chủ quán họ Tạ thừa nhận:
"Phải!" Yến Thập Tam hỏi:
"Ông không phải là bạn của chàng ử" Chủ quán họ Tạ đáp:
"Phải chứ!" Yến Thập Tam lại hỏi:
"Thế sao ông mong tôi đánh bại chàng?" Chủ quán họ Tạ bảo:
"Vì xưa nay chàng chưa bại bao giờ cả!" Yến Thập Tam lại hỏi thêm:
"Tại sao ông cứ nhất định mong chàng phải bại?" Chủ quán họ Tạ bảo:
"Vì có thua một lần chàng mới biết mình chẳng phải là thần thánh, mới biết là mình không phải là không bại trận. Có qua lần dậy dỗ này chàng mới thật sự trưởng thành!" Yến Thập Tam bảo:
"Ông sai rồi!" Chủ quán họ Tạ hỏi:
"Sai chỗ nào?" Yến Thập Tam đáp:
"Về đạo lý không sai, chỉ có điều lấy chàng ra dùng để dậy dỗ là sai!" Chủ quán họ Tạ hỏi:
"Tại sao?" Yến Thập Tam bảo:
"Vì chàng không phải là người khác, chàng là Tạ Hiểu Phong! Tạ Hiểu Phong chỉ có thể chết chứ không thể thua được!" Chủ quán họ Tạ hỏi lại:
"Thế còn Yến Thập Tam?" Yến Thập Tam đáp:
"Yến Thập Tam cũng thế!" Yến Thập Tam đã trở lại lá thuyền của mình. Con thuyền nhẹ trôi đi.
Chủ quán họ Tạ đứng lặng người ở đầu mũi thuyền mắt dõi theo lá thuyền nhẹ xa dần. Trong lòng ông ta chợt dấy lên một nỗi sợ hãi và buồn rầu khó tả.
Trên đời luôn luôn có hai hạng người. Một loại người có mục đích cuộc sống không phải là tồn tại mà đốt cháy cuộc sống. Có đốt cháy thì cuộc sống mới phát sáng. Dù cho ánh sáng chỉ lóe lên trong khoảng khắc cũng tốt, không hề sợ.
Có một loại người nữa chỉ sống để xem người khác bốc cháy, để lấy ánh sáng của người khác soi sáng bản thân mình. Loại người này có phải là người thông minh không?
Chủ quán họ Tạ cũng không hiểu rõ. Ông ta chỉ biết mình buồn đau không phải vì họ mà là đau buồn cho mình.
Chưa đến hoàng hôn. Bóng tịch dương còn đỏ ối, đỏ như lửa đang bùng bùng bốc cháy.
Rừng phong dưới ánh tà dương cũng đang bốc cháy.
Tạ Hiểu Phong ngồi trong ánh chiều tà, bên ngoài rừng phong bốc cháy. Trong tay chàng không có kiếm, đến một khúc gỗ đẽo thành kiếm cũng chẳng có. Chàng đang chờ đợi.
Đợi người? Hay đợi mình bốc cháy?
Mộ Dung Thu Hoạch đứng xa xa mà nhìn chàng, nhìn đã từ lâu lắm, đến lúc ấy mới đi lại.
Dáng đi của nàng ta mới dễ coi làm sao! Dù biết là nàng tới giết ta, ta cũng không thể nào không khen dáng đi đẹp mắt của nàng! Thì một người đàn bà đẹp trời sinh ra cốt để kẻ khác nhìn mà! Bất kỳ lúc nào ta cũng không thể quên câu nói đó. Chỉ cần nàng cảm thấy có đạo lý thì nàng ta vĩnh viễn chẳng hề quên.
Nàng đi tới trước mặt Tạ Hiểu Phong, nhìn chàng rồi bỗng hỏi:
"Hôm nay à?" Tạ Hiểu Phong đáp:
"ừ, hôm nay!" Chàng phải chờ người bây giờ có thể tới bất kỳ lúc nào.
Mộ Dung Thu Hoạch bảo:
"Thế thì ít ra trong tay chàng cũng phải có cây kiếm chứ!" Tạ Hiểu Phong bảo:
"Ta không có kiếm!" Mộ Dung Thu Hoạch bảo:
"Phải chăng trong lòng chàng đã có kiếm cho nên trong tay căn bản không cần đến kiếm!" Tạ Hiểu Phong bảo:
"Người đã học kiếm, trong lòng tất phải có kiếm!" Nếu trong lòng không có kiếm thì học sao được kiếm? Tạ Hiểu Phong bảo:
"Chỉ tiếc là kiếm ở trong lòng không giết được Yến Thập Tam!" Mộ Dung Thu Hoạch bảo:
"Thế sao chàng không đi tìm lấy một cây kiếm?" Tạ Hiểu Phong bảo:
"Vì tôi biết cô nhất định tìm kiếm thay tôi!" Mộ Dung Thu Hoạch bảo:
"Chàng cần cây kiếm như thế nào?" Tạ Hiểu Phong bảo:
"Không được chọn tùy tiện đâu!" Mộ Dung Thu Hoạch bảo:
"Sao lại thế?" Tạ Hiểu Phong bảo:
"Vì kiếm cũng như người, cũng có rất nhiều loại lắm. Mỗi cây kiếm xét về hình thức, sức nặng, dài ngắn, rộng hẹp đều hoàn toàn chẳng giống gì nhau. Cây kiếm nào cũng có đặc tính riêng cả!" Mộ Dung Thu Hoạch thở dài, bảo tiếp:
"Vì vậy mỗi người chọn một cây kiếm có khác nào chọn một người bạn cho mình?
Tuyệt đối không thể qua loa, càng không được tùy tiện!" Dĩ nhiên Tạ Hiểu Phong quá hiểu đạo lý này. Cao thủ đánh với nhau, dù chỉ một ly cũng không được sai sót. Cây kiếm thường là nhân tố quyết định sự thắng bại của họ.
Mộ Dung Thu Hoạch bỗng cười bảo một cách rất đắc ý:
"May sao chàng nói chẳng sai, tôi biết trong lòng chàng đang nghĩ cây kiếm ấy!" Tạ Hiểu Phong hỏi:
"Cô cũng biết à?" Mộ Dung Thu Hoạch đáp:
"Chẳng những biết, mà tôi còn mang tới cho chàng nữa cơ!" Đúng là nàng ta mang kiếm tới cho chàng thật. Chiếc vỏ kiếm đen đúa cũ mèm, hình thức lưỡi kiếm cỗ, nhã, thậm chí những sợi tơ đen trên cán kiếm bình thời được cọ sát đến sáng lên, đó là những gì thân thiết mà Tạ Hiểu Phong chẳng thể nào quên.
Đối với chàng, cây kiếm này không khác gì một người bạn cùng chàng chung hoạn nạn sống chết đã bị xa cách lâu ngày. Tuy chàng vĩnh viễn không thể nào quên thương nhớ nhưng xưa nay không nghĩ là rồi còn có ngày gặp lại. Người hầu bàn trẻ tuỗi trong nhà trọ khe khẽ đặt cây kiếm lên một tảng đá xanh rồi len lén bỏ đi.
Tạ Hiểu Phong không nén nỗi bèn thò tay khe khẽ vuốt ve vỏ kiếm. Tay chàng đang run run nhưng vừa chạm vào cây kiếm bàn tay lập tức lại vững vàng ngay.
Chàng nắm chặt cán kiếm chẳng khác gì chàng thanh niên đa tình nắm chặt bàn tay người tình đầu tiên.
Mộ Dung Thu Hoạch bảo:
"Tôi cũng biết nếu tôi ở lại đây thì lòng chàng sẽ bối rối, vì vậy tôi đi đây!" Nàng ta khe khẽ nắm tay chàng dịu giọng mà bảo:
"Nhưng tôi sẽ chờ chàng ở nhà trọ. Tôi tin là chàng sẽ trở về rất nhanh thôi!" Nàng ta bỏ đi thật. Dáng đi trên đường mới dễ coi làm sao! Tạ Hiểu Phong nhìn theo bóng dáng yểu điệu của Mộ Dung Thu Hoạch, bất giác nén không nỗi mà lòng tự hỏi lòng:
"Phải chăng đây là lần cuối cùng ta được nhìn nàng?" Vì đúng lúc ấy chàng cảm thấy một làn sát khí đầy uy hiếp ập tới.
Cứ y như một cơn gió lạnh từ trong rừng phong thỗi tạt ra.
Mu bàn tay chàng cầm kiếm nỗi gân xanh cuồn cuộn. Chàng không quay đầu lại nhìn mà cũng không cần quay đầu nhìn cũng biết người chàng đang chờ đã tới.
Người đó đương nhiên phải là Yến Thập Tam! Bóng tịch dương đỏ rực như máu đọng, rừng phong cũng đỏ ối như máu đọng.
Trong khoảng đất trời vốn đã dàn dụa sát khí, huống hồ lại đưa thêm vào khoảng đất trời này hai con người như hai người này! Trong rừng lá đỏ ngập núi bỗng xuất hiện một bóng người đen đen. Màu đen tượng trưng cho buồn thương, bất hạnh và chết chóc, màu đen cũng đồng thời tượng trưng cho cô đơn, kiêu ngạo và cao quý. ý nghĩa của các điều tượng trưng ấy chính là sinh mệnh của người kiếm khách. Cũng như phần lớn các kiếm khách, Yến Thập Tam rất thích màu đen, sùng bái màu đen.
Khi còn ngang dọc trên giang hồ, Yến Thập Tam chưa bao giờ mặc quần áo màu nào khác. Bây giờ ông ta lại khôi phục cách ăn mặc ấy, thậm chí đến mặt cũng dùng một vuông vải đen che luôn. Ông ta không muốn để Tạ Hiểu Phong nhận ra ông ta chính là ông già gù, ốm yếu ngồi bên hỏa lò sắc trà thuốc trên thuyền. Ông ta không muốn Tạ Hiểu Phong khi ra tay phải kiêng dè bất cứ điều gì.
Vì nguyện vọng lớn nhất của Yến Thập Tam là được đánh nhau một trận mất còn với kiếm khách thiên hạ vô song Tạ Hiểu Phong.
Chỉ cần được đánh để hoàn thành nguyện vọng là đủ còn thua hay chết có gì là trở ngại?
Và bây giờ Yến Thập Tam đã tin chắc hoàn toàn là Tạ Hiểu Phong không thể nhận ra ông già yếu ớt người gù gập như con tôm trên thuyền lại là người kiếm khách áo đen đang đứng người thẳng băng như ngọn giáo này. Và Tạ Hiểu Phong nhận ra ông ta chính là Yến Thập Tam đối thủ mạnh nhất trong đời của mình! Vì cây kiếm ông ta cầm trong tay trên bao kiếm đen sì có khảm mười ba hạt châu.
Tuy cây kiếm này không phải loại kiếm báu chém sắt như chém bùn nhưng lại là một cây kiếm danh vang thiên hạ. Trong tim mắt người giang hồ cây kiếm khảm mười ba hạt minh châu này tượng trưng cho bức tường và chết chóc.
Tạ Hiểu Phong vừa quay mình lại thì ánh mắt của chàng đã bị cây kiếm kia cuốn hút chẳng khác nào cây kim bị hút vào hòn đá nam châm. Tất nhiên chàng biết cây kiếm đó là tiêu chí của Yến Thập Tam.
Tay chàng cũng có kiếm.
Cả hai cây kiếm đều chưa rút ra khỏi vỏ nhưng dường như đã có khí kiếm xoay vần đi lại.
Yến Thập Tam bỗng bảo:
"Ta nhận ra chàng!" Tạ Hiểu Phong hỏi lại:
"Ông đã gặp tôi rồi ử" Yến Thập Tam đáp:
"Chưa!" Ông ta chỉ để đôi mắt sắc như dao ló ra ngoài khăn che mặt, bảo:
"Ta nhận ra chàng. Chàng nhất định là Tạ Hiểu Phong!" Tạ Hiểu Phong hỏi:
"Vì ông nhận ra cây kiếm này ử" Yến Thập Tam đáp:
"Cây kiếm đó thì có gì đâu! Nếu lọt vào tay một ai khác thì có khác gì một thanh sắt thường!" Rồi ông ta chậm rãi nói tiếp:
"Lần trước ta thấy cây kiếm này dường như đã được chôn theo chủ nhân đã chết, giờ đây kiếm lại vào tay chàng lập tức có ngay sát khí!" Tạ Hiểu Phong thở dài mà bảo:
"Yến Thập Tam quả không hỗ là Yến Thập Tam! Thật không ngờ chúng ta lại vẫn gặp gỡ nhau!" Yến Thập Tam bảo:
"Đáng lẽ chàng phải nghĩ tới rồi cơ!" Tạ Hiểu Phong hỏi:
"Hử?" Yến Thập Tam bảo:
"Trong thiên hạ có hai con người như chúng ta, sớm muộn gì rồi cũng sẽ có ngày gặp gỡ!" Tạ Hiểu Phong:
"Khi chúng ta gặp mặt nhau, phải chăng nhất thiết cần có người chết dưới kiếm của người kiả" Yến Thập Tam đáp:
"Phải!".
Ông ta cầm chắc kiếm bảo:
"Yến Thập Tam có thể sống đến giờ chỉ cốt đợi đến ngày này. Nếu không được đánh một trận với Tạ Hiểu Phong thiên hạ vô song thì Yến Thập Tam này có chết cũng không nhắm được mắt!" Tạ Hiểu Phong bảo:
"Tại sao ông muốn nhìn rõ bộ mặt thật của tôi, đến khi nào ông mới để người khác biết bộ mặt thật của ông?" Yến Thập Tam cười nhạt nói tiếp ngay:
"Tạ Hiểu Phong là con người như thế nào thật sự xưa nay giang hồ cũng chưa ai biết!" Tạ Hiểu Phong ngậm miệng. Chàng không thể không thừa nhận. Bộ mặt thật của chàng ra sao đến bản thân chàng cũng quên rồi.
Yến Thập Tam bảo:
"Cho dù chàng là con người thế nào cũng không quan trọng vì ta đã biết chàng là Tạ Hiểu Phong, là Tam thiếu gia nhà họ Tạ!"


Hồi 46-1: Mối Ngờ Khó Giải

Tạ Hiểu Phong bảo:
"Vì..." Yến Thập Tam nói ngay:
"Vì vậy chàng chỉ cần biết ta là Yến Thập Tam là đủ rồi!" Tạ Hiểu Phong đăm đăm nhìn ông ta rất lâu, bỗng cười vang bảo:
"Thật ra tôi chỉ cần nhìn kiếm của ông là đủ rồi!" Chàng đã xem qua "Đoạt mệnh thập tam kiếm". Trong bài kiếm pháp này mọi tình tiết mọi biến hóa chàng cơ hồ hiểu thấu hoàn toàn. Nhưng điều đó chưa đủ ảnh hưởng đến sự thắng bại của trận đánh này giữa hai người. Vì bài kiếm pháp này từ tay Yến Thập Tam sử ra dù là khí thế, sức mạnh và độ thích ứng đều không sử dụng thật hoàn toàn. Vì vậy Tạ Hiểu Phong hy vọng được thấy Yến Thập Tam sử dụng Đoạt mệnh thập tam kiếm một cách hoàn toàn thật lực, tận thiện.
Nhưng Tạ Hiểu Phong cũng biết chiêu kiếm chân chính trọng yếu nhất vĩnh viễn không nhìn thấy được.
Nhát kiếm trọng yếu chính là nhát kiếm quyết định thắng bại, sống chết, chính là nhát kiếm chí mạng. Nếu "Đoạt mệnh thập tam kiếm" có đến biến hóa thứ mười lăm thì "thập ngũ kiếm" đó mới là chiêu kiếm chí mạng.
Dĩ nhiên chàng không thấy được.
Và khi chiêu kiếm ấy sử ra thì chàng đã chết rồi còn gì! Nếu quả thật có chiêu kiếm ấy thì chàng chết là chắc chắn! Vì vậy suốt đời chàng mong được thấy chiêu kiếm ấy nhưng suốt đời chàng vĩnh viễn chẳng được thấy chiêu kiếm ấy.
"Chẳng lẽ đó là số mệnh của chàng ử" "Tạo hóa đùa dai với con người, tại sao nỡ vô tình như thế?" Chàng không muốn nghĩ tiếp nữa, bỗng nói:
"Giờ đây trong tay chúng ta đã có kiếm, có thể ra tay bất cứ lúc nào!" Yến Thập Tam bảo:
"Không sai!" Tạ Hiểu Phong bảo:
"Nhưng ông không thể tùy tiện ra tay được!" Yến Thập Tam hỏi:
"Hử?" Tạ Hiểu Phong bảo:
"Vì ông nhất định phải đợi. Đợi tôi sơ hở, đợi cơ hội của ông!" Yến Thập Tam hỏi:
"Thế chàng cũng đợi như vậy ử" Tạ Hiểu Phong đáp:
"Có chứ!" Chàng lại thở dài bảo:
"Chỉ tiếc là cơ hội như thế không thể sớm có được đâu!" Yến Thập Tam cũng thừa nhận như vậy.
Tạ Hiểu Phong bảo:
"Vì thế nhất định chúng ta phải đợi còn lâu, chưa biết chừng phải đợi đến lúc mọi người sức cùng lực kiệt mới có loại cơ hội như vậy xuất hiện, tôi tin là chúng ta có thể bình tĩnh được lắm!" Tạ Hiểu Phong thở dài nói tiếp:
"Nhưng tại sao chúng ta lại đứng ngây ra như hai thằng ngốc ở đây mới được chứ?" Yến Thập Tam hỏi:
"Chàng cũng nghĩ thế ử" Tạ Hiểu Phong bảo:
"ít nhất chúng ta cũng có thể đi đâu đó chơi, đi đâu đó xem ngắm chứ!" Mắt chàng lộ vẻ cười:
"Tiết trời đẹp thế này, phong cảnh đẹp thế này, trước lúc chúng ta chết ít nhất cũng hưởng thụ cuộc sống một chút chứ nhỉ!" Thế là họ đi. Bước đầu tiên tựa hồ hai người cùng cất bước một lúc. Cả hai người không ai muốn giành phần hơn với đối phương. Vì trận chiến này đối với họ điều giành được không phải là sống chết thắng thua mà là có một sự thể nghiệm giao lưu trong cuộc đời của bản thân mình. Chính vì thế mà họ không thể tự khinh nhờn mình được.
Lá phong càng đỏ, buỗi chiều tà càng rực rỡ.
Trước khi bóng tối sẽ phủ trùm mặt đất dường như trời xanh cố ban phát thật nhiều ánh sáng cho thế gian khác nào một con người hấp hối trước khi thở hắt ra đều tỏ ra càng rõ lòng thiện, càng rõ thêm trí tuệ.
Đó mới là đời người. Nếu ta quả thật có thể hiểu được cuộc đời thì đau buồn của ta sẽ giảm bớt đi và sướng vui của ta sẽ tăng thêm.
Trong rừng phong đã có lá rụng. Họ dẫm trên lá rụng mà tiến về phía trước, tiếng chân bước nghe xào xạc. Tiếng chân họ bước càng lâu càng dài nhưng bước đi càng lâu càng nhẹ nhõm vì tinh thần và thể năng của họ đều có thể dần dần đạt tới đỉnh cao. Đợi đến giây phút mà họ thực sự đạt tới đỉnh cao thì họ sẽ ra tay.
Ai đạt tới đỉnh cao trước người ấy sẽ ra tay trước.
Cả hai đều không nghĩ đến chuyện chờ cơ hội vì cả hai đều hiểu là chẳng ai lại tạo cơ hội cho đối phương đang chờ mong cả.
Dường như cả hai đồng thời ra tay.
Chẳng ai nhìn thấy động tác rút kiếm của họ vì kiếm của họ bỗng nhiên lóe sáng như tia chớp đánh ra.
Trong thoáng giây ấy trọng lượng xác thịt của họ dường như hoàn toàn mất tiêu biến thành như luồng gió có thể bay tự do trên không trung.
Bởi vì họ đã hoàn toàn tiến vào ranh giới quên cả mình, tinh thần của họ đã vượt lên trên tất cả mọi thứ, khống chế tất cả mọi thứ.
ánh kiếm lưu động, lá phong vụn nát rơi xuống phơi phới như trận mưa máu.
Nhưng cả hai đâu có thấy cảnh đó! Trong tâm trong mắt họ, tất cả mọi thứ trên thế giới này đều như không còn tồn tại, thậm chí đến cái xác thịt phàm tục của họ hầu như cũng không còn tồn tại nữa.
Giữa khoảng trời đất thứ tồn tại duy nhất là kiếm của đối phương.
Rừng phong cây rắn chắc trong mắt họ chỉ vùng đất bằng, kiếm của họ muốn đi tới đâu thì kiếm đi tới đó.
Trên đời này không còn sự vật nào ngăn cản nỗi mũi kiếm của họ.
Từng cây phong bị đốn ngã, đầy trời mưa máu bột lá phong. ánh kiếm di động không ngừng nhưng rồi bỗng xẩy ra một sự biến hóa kỳ dị, biến thành nặng nề mà thô sơ.
"Keng" một tiếng, sao lửa tóe ra bốn phía.
Kiếm quang tắt, thế kiếm dừng. Yến Thập Tam nhìn mũi kiếm trong tay, trong đôi mắt như có lửa cháy lại như có băng giá ngưng đọng. Kiếm vẫn còn trong tay ông nhưng mọi biến hóa của kiếm đã đến chỗ tận cùng. Ông đã sử dụng đến "đoạt mệnh thập tứ kiếm" Giờ cây kiếm của ông đã chết. Mũi kiếm của Tạ Hiểu Phong chong thẳng vào đầu mũi kiếm của ông.
Nếu cây kiếm của ông là con rắn độc thì mũi kiếm của Tạ Hiểu Phong là cây kim đã ghim vào "khoảng bẩy tấc" trên mình rắn độc, ghìm chết con rắn độc tại chỗ.
Trận đánh vốn đã là kết thúc.
Nhưng đúng lúc ấy, cây kiếm vốn đã bị ghim chết bỗng nẩy lên một chấn động kỳ lạ.
Đầy trời lá cây bay múa bỗng dưng tan tác, vốn đang động bỗng thành ngừng.
Tuyệt đối ngừng hẳn.
Trừ cây kiếm đang chấn động ra trong khoảng đất trời này không còn sức sống.
Trên cây kiếm của Tạ Hiểu Phong bỗng để lộ vẻ cực kỳ kinh sợ. Chàng đột nhiên cảm thấy cây kiếm tuy vẫn ở trên tay mình nhưng dường như cây kiếm đã chết! Khi cây kiếm trên tay đối phương bắt đầu có sức sống trở lại thì kiếm của chàng lại chết, không còn cách nào để biến hóa được nữa vì mọi biến hóa đã bị kiếm của đối phương khống chế hết cả.
Mọi vai trò và sức mạnh của chàng với cây kiếm đã bị cây kiếm kia đoạt mất.
Giờ đây bất kỳ lúc nào cây kiếm kia cũng có thể tùy ý đâm xuyên ngực hay đâm suốt họng chàng mà không có sức mạnh nào trên đời có thể ngăn nỗi.
Chỉ vì cây kiếm đó đã "chết"! Và khi cái chết tới, trên đời này có sức mạnh nào ngăn nỗi?
Nhưng cây kiếm kia lại không đâm tới! Và trong mắt Yến Thập Tam bỗng cũng lộ đầy vẻ cực kỳ khiếp sợ, thậm chí còn có vẻ sợ hãi hơn cả Tạ Hiểu Phong! Liền đó ông ta làm một việc mà bất kỳ ai cũng không hề nghĩ tới, bất kỳ ai cũng không thể tưởng tượng nỗi. Ông ta bỗng quành mũi kiếm, cứa đứt cuống họng của mình.
Yến Thập Tam không giết Tạ Hiểu Phong mà lại giết chết mình! Nhưng trong thoáng giây mũi kiếm sẽ cứa đứt cỗ họng của Yến Thập Tam thì ánh mắt của ông ta lại không còn vẻ sợ nữa. Trong thoáng giây đó, thần sắc trong mắt của ông ta bỗng trở nên trong trẻo và sáng suốt.
Tâm hồn tràn trề hạnh phúc và bình yên.
Cho tới khi Yến Thập Tam ngã xuống, cho tới khi trái tim của ông ta đã ngừng đập, hơi thở cũng tắt hẳn mà cây kiếm trong tay ông ta vẫn chấn động không ngừng.
ánh tà huy đã tắt lịm, lá rụng tan tác hết nhưng Tạ Hiểu Phong vẫn chưa đi.
Thậm chí đến nhúc nhích chàng cũng không. Chàng không hiểu, không rõ, nghĩ mãi không thông, chàng không thể nào tin được làm sao một con người vừa tới đỉnh cao của thắng lợi thì lại tự giết mình?
Nhưng chàng không tin cũng không được. Con người này đã chết đích xác rồi, con người tim ngừng đập, hơi ngừng thở rồi, con người này chân tay bắt đầu giá lạnh rồi. Mà đáng lẽ phải chết là Tạ Hiểu Phong chứ đâu phải Yến Thập Tam.
Nhưng trong thoáng giây trước khi chết trong lòng Yến Thập Tam tuyệt không hề sợ hãi, oán hận gì mà chỉ tràn ngập hạnh phúc, bình yên. Trong thoáng giây đó ông ta đã là thiên hạ vô địch và đương nhiên cũng chẳng có ai cưỡng bức ông ta.
Như thế thì tại sao Yến Thập Tam lại làm như vậy?
Ông ta vì sao?
Vì sao?
Vì sao?
Đêm đã khuya, rất khuya, đã rất khuya.
Tạ Hiểu Phong vẫn cứ đứng ở đó, không nhúc nhích.
Chàng vẫn không hiểu, vẫn không rõ, vẫn nghĩ không thông, vẫn chẳng biết gì cả! Người này khi ngã chết, mảnh khăn che mặt đã lật lên... Tạ Hiểu Phong đã nhìn thấy mặt ông ta.
Người này là Yến Thập Tam, là ông già suy nhược ngồi bên hỏa lò sắc thuốc, là người đã cứu mạng chàng! Người này cứu mạng chàng chỉ vì chàng là Tạ Hiểu Phong! "Nếu không đánh được với Tạ Hiểu Phong một trận, Yến Thập Tam có chết cũng không nhắm được mắt!" Tạ Hiểu Phong không thể nào quên được cái chết của Giản Truyền Học, cũng không bao giờ quên được lời của Giản Truyền Học đã nói:
"Con người đó nhất định sẽ cứu ông nhưng rồi nhất định sẽ chết dưới kiếm của ông!" Đêm dài dằng dặc. Dằng dặc đêm dài rồi cũng phải qua đi. Tia nắng mặt trời đầu tiên len qua những cành phong cụt nhánh rụng lá chiếu tới, khéo sao lại rọi đúng mặt Tạ Hiểu Phong lại cũng chẳng khác gì một nhát kiếm.
Gió đưa lá cành, ánh dương nhẩy nhót không ngừng, cũng lại chẳng khác gì một sự chấn động thần kỳ của kiếm.
Đôi mắt mệt mỏi đến thất thần của Tạ Hiểu Phong bỗng sáng rực lên, chàng thở dài não nuột rồi lẩm bẩm tự nhủ:
"Ta hiểu rồi, ta hiểu rồi!..." Bỗng ở phía sau chàng có người thở dài nói ngay:
"Tôi lại chẳng hiểu gì..." Tạ Hiểu Phong quay ngoắt lại mới phát hiện ra có người quỳ phía sau mình, tóc tai bù rối và áo quần ướt đẫm sương đêm chứng tỏ là đã quỳ ở đó rất lâu rồi.

Hồi 46-2

Tâm thần Tạ Hiểu Phong tán loạn. Chàng không biết người này đến từ lúc nào.
Người kia từ từ ngẩng đầu lên nhìn Tạ Hiểu Phong bằng cặp mắt đỏ vằn tia máu, lộ rõ vẻ cực kỳ mệt mỏi và đau thương.
Tạ Hiểu Phong bỗng dùng sức túm chặt lấy vai người ấy bảo:
"Là ngươi à? Ngươi tới rồi à?" Người ấy bảo:
"Vâng tôi đây, tôi đến từ đầu nhưng tôi chẳng hiểu ra sao cả!" Người ấy quay lại hướng về di thể Yến Thập Tam dập đầu bảo:
"Ông nên biết xưa nay tôi vẫn hy vọng được gặp lại ông!" Tạ Hiểu Phong bảo:
"Ta biết, dĩ nhiên ta biết!" Lâu nay chàng đã quên bẵng mất lời Thiết Khai Thành.
"Ông ấy không có bạn bè, không có người thân, tuy ông ấy đối với tôi rất tốt, dậy dỗ tôi kiếm pháp nhưng xưa nay không cho tôi ở gần. Xưa nay ông ấy vẫn không cho tôi biết ông ấy từ đâu tới và sẽ đi đâu" "Vì ông ấy chỉ sợ mình có cảm tình với người khác!" "Vì một con người muốn thành kiếm khách thì phải vô tình!" Chỉ có Tạ Hiểu Phong biết được tình cảm tế nhị đó giữa hai người vì chàng biết thật tình Yến Thập Tam đâu có vô tình! Rồi Tạ Hiểu Phong lại thở dài, lại nói:
"Ông ấy cũng rất muốn gặp lại ngươi vì ngươi tuy không phải là học trò ông ấy nhưng người được truyền lại kiếm pháp của ông ấy duy nhất chỉ có ngươi, ông ấy nhất định mong ngươi được thấy chiêu kiếm cuối cùng của ông ấy!" Thiết Khai Thành hỏi:
"Chiêu kiếm ấy là tinh túy trong kiếm pháp của ông ấy ử" Tạ Hiểu Phong bảo:
"Không sai! Đó là biến hóa "thập ngũ kiếm" trong "Đoạt mạng thập tam kiếm", xét khắp cả gầm trời này không ai có thể ngăn đỡ tránh né khỏi chiêu kiếm ấy." Thiết Khai Thành bảo:
"Cả ông cũng không thể ử" Tạ Hiểu Phong đáp:
"Kể cả ta cũng không thể!" Thiết Khai Thành bảo:
"Nhưng ông ấy đã không dùng chiêu kiếm đó để giết ông!" Tạ Hiểu Phong bảo:
"Nếu kiếm ấy đánh ra thật thì ta chết là chắc chắn, khỏi còn nghi ngờ gì nữa. Chỉ đáng tiếc là trong thoáng giây cuối cùng đó kiếm đó của ông ấy lại không có cách gì đánh được ra!" Thiết Khai Thành hỏi:
"Tại sao?" Tạ Hiểu Phong đáp:
"Vì trong lòng ông ấy không có ý giết người!" Thiết Khai Thành hỏi:
"Sao lại vậy?" Tạ Hiểu Phong đáp:
"Vì ông ấy đã cứu mạng ta!" Biết là Thiết Khai Thành không hiểu, Tạ Hiểu Phong nói tiếp:
"Nếu ngươi đã cứu mạng cho một ai đó thì khó lòng có thể ra tay giết người đó vì ngươi đã có cảm tình với người đó rồi!" Rõ ràng đó là một thứ cảm tình cực khó giải thích vì chỉ có ở loài người mới có loại tình cảm này. Và cũng vì loài người có việc đó nên người ta mới là người! Thiết Khai Thành bảo:
"Bây giờ ông nghĩ thông rồi ử" Tạ Hiểu Phong chậm rãi gật đầu, ảm đạm nói:
"Bây giờ ta mới rõ, quả thực ông ấy không chết không xong!" Thiết Khai Thành lại càng không hiểu.
Tạ Hiểu Phong bảo:
"Là vì trong giây phút đó, trong lòng ông ta tuy không nghĩ chuyện giết ta, không nỡ giết ta, nhưng lại chẳng có cách gì khống chế nỗi cây kiếm trong tay vì sức mạnh của cây kiếm lúc đó vốn chẳng có ai khống chế nỗi nữa vì kiếm chiêu ấy đã phát ra là phải có người chết dưới kiếm mới được." Ai mà chẳng có lúc gặp những chuyện mình chẳng có cách nào khống chế nỗi, chẳng có cách nào hiểu nỗi. Trên đời này vốn chẳng có một loại người không có cách nào có thể khống chế nỗi sự tồn tại của sức mạnh thần bí ư! Thiết Khai Thành nói:
"Tôi vẫn chưa hiểu ông ấy tại sao lại cứ nhất định phải hủy mình làm gì?" Tạ Hiểu Phong đáp:
"Thứ mà ông ấy định hủy, không phải là hủy mình mà là hủy kiếm!" Thiết Khai Thành bảo:
"Chiêu kiếm đó đã lên tới chỗ "đăng phong tạo cực", là kiếm pháp thiên hạ vô song sao ông ấy lại muốn hủy đỉ" Tạ Hiểu Phong đáp:
"Bởi vì ông ấy chợt phát hiện ra chiêu kiếm đó chỉ có đưa lại hủy diệt và chết chóc, ông ấy không thể lưu truyền kiếm pháp ấy lại cho đời sau được. Ông ấy không muốn là kẻ có tội đối với võ học!" Tinh thần chàng bỗng trở nên nghiêm túc và buồn rầu, bảo:
"Tuy nhiên sự biến hóa và sức mạnh của chiêu kiếm đó đã trở thành thứ mà ông ta không thể nào khống chế được nữa khác nào một người chợt phát hiện ra con rắn mình đang nuôi lại hóa thành con rồng độc. Tuy dựa theo người nhưng lại không nghe theo sự chỉ huy của chủ một chút nào, chủ muốn vứt không vứt được nên đành đợi con rồng độc đó hút cạn cả máu huyết của mình mới thôi!" Thiết Khai Thành lộ vẻ sợ sệt trong ánh mắt rồi bảo:
"Vì thế ông ấy chỉ còn cách trước hết là tự hủy mình đi." Tạ Hiểu Phong nói rất ảm đạm:
"Vì xương máu cuộc sống của ông ấy đã cùng con rồng độc kia hòa thành một thể vì con rồng độc kia là phần tinh túy của ông ấy vì vậy muốn hủy diệt con rồng độc thì chỉ còn cách trước hết hủy diệt mình!" Câu chuyện bi thảm đáng sợ đó tràn trề một nỗi sợ hãi tà dị và thần bí mà cũng tràn trề tính triết lý cực sâu sắc, cực ảo diệu.
Câu chuyện nghe có vẻ hoang đường nhưng lại tuyệt đối chân thực, tuyệt không ai có thể phủ định được sự tồn tại của nó.
Giờ đây sinh mạng vị kiếm khách một đời đã bị chính mình hủy diệt và thứ kiếm pháp thiên hạ vô song mà ông ta sáng tạo ra cũng đồng thời bị tiêu diệt.
Tạ Hiểu Phong nhìn lại di thể của Yến Thập Tam rồi từ tốn bảo:
"Chính trong phút giây đó, rõ ràng ông ấy đã vươn tới đỉnh cao xưa nay chưa từng có và sau này cũng không hề có nên ông ấy có chết cũng không còn tiếc hận gì nữa!" Thiết Khai Thành đăm đăm nhìn Tạ Hiểu Phong bảo:
"Ông có tình nguyện chết chính mình không?" Tạ Hiểu Phong đáp:
"Có chứ!" Trong mắt chàng lộ rõ vẻ chán chường và buồn thương không bút mực nào miêu tả nỗi mà bảo:
"Ta tình nguyện kẻ chết chính là bản thân mình!" Đó là đời người.
Đời người đầy dẫy mâu thuẫn, được mất khó lòng phân biệt được rành rẽ.
Thiết Khai Thành cởi bỏ tấm áo bào dài ướt đẫm sương đêm đắp lên thi thể Yến Thập Tam, đồng thời lòng tự hỏi lòng:
"Nếu người chết cũng có lòng yêu đời, phải chăng ông ta cũng mong mình được sống còn người chết lại là Tạ Hiểu Phong?" Chàng ta không sao giải đáp nỗi. Thiết Khai Thành khe khẽ gỡ tay Yến Thập Tam lấy cây kiếm ra đút vào vỏ kiếm có khảm mười ba hạt minh châu.
Người kiếm khách lừng danh đã ngã lòng nhưng giờ đây kiếm vẫn còn.
Còn người? Mặt trời mới mọc nhô lên từ đằng Đông, ánh dương ngợp trời. Tạ Hiểu Phong theo con đường mòn đất vàng tràn trề ánh mặt trời trở về quán trọ không tên. Hôm qua khi chàng từ con đường nhỏ này ra đi không nghĩ được là mình có thể còn trở lại được hay không?
Thiết Khai Thành đi theo phía sau Tạ Hiểu Phong, bước chân cũng nặng nề và chậm chạp y như vậy.
Nhìn đằng sau lưng Tạ Hiểu Phong, không nén được Thiết Khai Thành bỗng lòng tự hỏi lòng:
"Bây giờ ông ấy vẫn là Tạ Hiểu Phong, là kiếm khách vô song Tạ Hiểu Phong, sao trông ông ấy lại thay đỗi nhiều đến thế?" Bà chủ nhà trọ vẫn không biến đỗi gì.
Trong đôi mắt to và không thần sắc vẫn man mác một nỗi bâng khuâng mệt mỏi khó tả. Nàng ta vẫn ngồi trơ trơ sau quầy, trân trân nhìn con đường bên ngoài quán, dường như vẫn đang chờ đợi chàng hoàng tử cưỡi ngựa bạch tới đón nàng ta đi thoát khỏi cuộc sống ngây độn này.
Nàng không gặp hoàng tử cưỡi ngựa bạch nhưng lại gặp Tạ Hiểu Phong. Cặp mắt to vô thần bỗng lộ nét cười ấm áp bảo:
"Chàng về rồi à?" Dường như nàng ta không tưởng tượng được là Tạ Hiểu Phong còn trở lại nhưng dù sao chàng cũng vẫn trở lại, nàng ta cũng chẳng ngạc nhiên gì. ở đời cũng có nhiều người như thế, quen với sự an bài tất cả cho mình của số mệnh. Tạ Hiểu Phong cười với nàng ta, dường như đã quên hết những chuyện gì đêm hôm trước nàng ta đã làm với mình.
Thanh Thanh bảo:
"Phía sau có người đang chờ chàng, đợi chàng lâu lắm rồi!" Tạ Hiểu Phong đáp:
"Ta biết rồi!" Mộ Dung Thu Hoạch vốn phải đợi chàng, lại còn cả con trai của họ nữa. Tạ Hiểu Phong hỏi:
"Họ ở đâu?" Thanh Thanh uể oải đứng dậy bảo:
"Để tôi đưa chàng đi!" Trên mình nàng ta vẫn mặc cái áo vừa mềm mại vừa mỏng tang. Khi nàng ta đi phía trước thì mọi bộ phận ở phía dưới eo nàng ta Tạ Hiểu Phong đều nhìn rõ mồn một.
Đi qua tiền sảnh, đi vào sân sau, nàng ta bỗng quay ngoắt lại ngắm nghía Thiết Khai Thành. Thiết Khai Thành giả vờ không để ý tới nàng ta nhưng giả trang không được chút nào.
Thanh Thanh bảo:
"ở đây không có người đợi chàng!" Thiết Khai Thành bảo:
"Ta biết rồi!" Thanh Thanh bảo:
"Tôi cũng có bảo chàng đi theo đâu!" Thiết Khai Thành bảo:
"Nàng không bảo!" Thanh Thanh hỏi:
"Thế sao không ra đằng trước mà đợi?" Thiết Khai Thành bỏ đi rất nhanh dường như không dám đối mặt với đôi mắt to tướng và vô thần của nàng ta.
Trong mắt Thanh Thanh lại lộ rõ nét cười ấm áp nhìn Tạ Hiểu Phong bảo:
"Tối hôm trước, tôi vốn đã sẵn sàng đến chỗ chàng." Tạ Hiểu Phong:
"ừ!" Thanh Thanh vỗ vỗ vào phía dưới hông bảo:
"Đến chân tôi cũng rửa ráy sạch rồi!" Tất nhiên là nàng ta đâu chỉ rửa chân, tay nàng ta đã nói rõ điểm đó rồi.
Tạ Hiểu Phong cố ý hỏi:
"Sao nàng không đến?" Thanh Thanh đáp:
"Vì tôi biết người đàn bà ấy cho tôi tiền còn nhiều hơn so với chàng. Tôi đã nhìn ra chàng chẳng phải là loại đàn ông vung tiền trên thân xác đàn bà đâu!" Bàn tay nàng ta đang móc máy rõ ràng:
"Nhưng để làm chàng vui, tối hôm nay tôi có thể..." Tạ Hiểu Phong bảo:
"Nhỡ ta không thích?" Thanh Thanh đáp:
"Thế thì tôi đi tìm người bạn của chàng, tôi đã nhìn ra chàng ta rất thích đấy!" Tạ Hiểu Phong cười, gượng gạo.
Người đàn bà này ít ra cũng có một điểm hay là xưa nay nàng ta không hề che giấu trong lòng những gì nàng ta định làm. Xưa nay nàng ta không bao giờ chịu bỏ qua một chút cơ hội nào vì nàng ta muốn sống, muốn sống ngày một khá hơn. Nếu chỉ xét về một mặt này thôi, rất nhiều người còn không bằng nàng ta thậm chí đến cả chàng cũng còn không bằng.
Thanh Thanh hỏi:
"Chàng có muốn tôi đi tìm chàng ta không?" Tạ Hiểu Phong đáp:
"Nàng phải đi đi!" Chàng nói rất thật lòng. Mỗi con người đều có quyền đi tìm một cuộc sống tốt đẹp hơn.
Có thể phương pháp của nàng ta sai, chẳng qua vì xưa nay nàng ta không có cơ hội để chọn một cách tử tế hơn, tốt đẹp hơn.
Cơ bản là vì chẳng có ai cho nàng ta cơ hội ấy cả.
"Đợi chàng ở trong gian phòng ấy nhé!" Gian phòng ấy tức là căn phòng tối hôm trước của Tạ Hiểu Phong.
Thanh Thanh đã đi rồi, đi xa rồi thì bỗng quay đầu, đăm đăm nhìn Tạ Hiểu Phong bảo:
"Chàng có cảm thấy thiếp là loại đàn bà mặt dầy mày dạn không?" Tạ Hiểu Phong bảo:
"Ta không thấy!" Thanh Thanh cười. Cười thật sự. Cười như một đứa trẻ con thơ ngây không một chút tà ý.
Tạ Hiểu Phong thì lại cười không nỗi. Chàng biết là ở đời còn có rất nhiều đàn bà cũng như nàng ta, dù cuộc đời đã như nướng trên lò lửa nhưng vẫn cười được như một đứa trẻ thơ ngây vì xưa nay họ chưa bao giờ có cơ hội biết rõ việc mình đang làm là đáng thương hại đến thế nào. Chàng chỉ hận cuộc đời sao không cho họ một cơ hội tốt rồi hãy trị tội của họ.
Gian phòng tăm tối và ẩm ướt giờ như đã được ánh mặt trời chiếu rọi vào.
Bất kỳ nơi nào tăm tối đến đâu rồi cũng sẽ có ngày được ánh mặt trời soi sáng.
Một người đàn ông gầy khô tiều tụy đối mặt với ánh mặt trời, ngồi xếp bàn tròn trên chiếc giường gỗ ọp ẹp động một chút lại kêu kẽo kẹt. ánh mặt trời nhức mắt nhưng đôi đồng tử xám trắng của chàng vẫn không hề nhấp nháy.


Nguồn: http://truyenviet.com/