Hồi 43: Thông Tỏ Ngõ Ngành
Giản Truyền Học nhất định sai! Tạ Hiểu Phong tuyệt nhiên không có một lý do nào cần thiết phải giết ông già này, mà dù có lý do, chàng cũng tuyệt nhiên không thể ra tay được! Giản Truyền Học nói là nói một người khác cơ, rất có thể gã căn bản cũng không biết là trên đời tồn tại một ông già như thế này, gã lại càng không thể biết bài thuốc bí truyền của Hoa Đà đã được truyền lại cho đời.
Tạ Hiểu Phong thở ra một hơi nhẹ nhõm, thỏa mãn với cách giải thích của mình.
Ông già:
"Có một loại người dường như trời sinh ra đã có số may mắn hơn những người khác, và ngay ông trời cũng toàn chiếu cố đến họ một cách đặc biệt!" Ông già nhìn Tạ Hiểu Phong:
"Chàng thuộc loại người ấy đấy. Chàng khỏe trở lại nhanh hơn nhiều so với sự tưởng tượng của tạ" Tạ Hiểu Phong không thể phủ nhận điểm này và cũng không ai có thể phủ nhận nỗi vì thể chất của chàng mạnh mẽ hơn những người khác rất nhiều.
Có một số điều nếu phát sinh thấy ở người khác thì là chuyện kỳ quái nhưng bất kỳ lúc nào cũng có thể thấy phát sinh ở chàng.
Ông già:
"Chỉ cần qua vài ba ngày nữa chàng khỏe lại hoàn toàn như trước!" Tạ Hiểu Phong hỏi:
"Sau đó cháu phải thay cụ đi giết người nào đây?" Ông già:
"Đó chẳng phải là điều kiện để đỗi mạng của chàng đã nói trước là gì!" Tạ Hiểu Phong:
"Như thế là cháu nhất định phải đi ử" Ông già đáp:
"Nhất định!" Tạ Hiểu Phong cười gượng:
"Cháu từng giết người, không để ý là giết ai!" Ông già đáp:
"Ta biết rồi!" Tạ Hiểu Phong:
"Nhưng người này đến mặt mũi ra sao cháu còn không biết!" Ông già:
"Ta sẽ cho cháu biết mặt người ấy!" Nhìn chàng, ông già bỗng bật cười, cười rất bí hiểm:
"Chỉ cần cháu thấy người ấy rồi là không giết không xong!" Tạ Hiểu Phong hỏi:
"Tại sao ạ?" Ông già đáp:
"Vì đáng chết!" Vẻ cười cợt của ông già vụt tắt, trong ánh mắt mang đầy đau buồn và thù hận.
Tạ Hiểu Phong hỏi:
"Cụ căm thù người ấy thật ử" Ông già đáp:
"Ta rất căm hận, căm hận hơn bất cứ người nào kể cả trong tưởng tượng!" Ông già nắm chặt tay rồi chậm chạp nói tiếp:
"Vì suốt cuộc đời ta bị kẻ đó làm hại, nếu không vì kẻ đó thì cuộc đời ta bây giờ đã vui sướng hơn nhiều!" Tạ Hiểu Phong không hỏi thêm gì nữa.
Chàng chợt nghĩ đến cuộc đời mình, cuộc đời đã qua của chàng có may mắn hay không? Hay là bất hạnh?
Bất giác chàng lòng tự hỏi lòng:
"Cuộc đời ta tại sao lại biến đỗi ra như thế này?
Trong lòng con thuyền nhỏ hẹp nhưng cửa bồng lại mở to, trên sông ánh trăng rờ rỡ. Ông già nhìn ánh trăng ngoài cửa thuyền:
"Hôm nay đã mười ba rồi!" Tạ Hiểu Phong lặp lại:
"Mười ba!" Chàng cảm thấy kinh lạ vì đến giờ chàng mới biết hóa ra chàng đã mê man hai ngày ròng.
Ông già:
"Ngày kia rằm, chàng có thể thấy người ấy!" Tạ Hiểu Phong hỏi:
"Người ấy tới đây ử" Ông già đáp:
"Kẻ đó không tới, chàng phải đi, nhất định chàng phải đi!" Tạ Hiểu Phong hỏi:
"Đi đâu ạ?" Ông già thuận tay trỏ ra ngoài thuyền, ngoài cửa bỗng bảo:
"Đi theo đường này!" Con thuyền nhẹ áp mạn cập bờ, dưới ánh trăng quả nhiên có một con đường mòn nhỏ hẹp bị cỏ mùa thu phủ kín.
Ông già bảo:
"Chàng cứ đi thẳng, tới một giải rừng phong, bên ngoài rừng phong có một quán rượu nhỏ, chàng cứ tùy ý vào đó nghỉ ngơi hai ngày." Tạ Hiểu Phong hỏi:
"Rồi sao ạ?" Ông già bảo:
"Đợi đến đêm rằm khi trăng tròn lên cao chàng đi bằng cửa sau quán rượu theo con đường nhỏ chạy trong rừng phong thì sẽ gặp người mà ta muốn chàng giết." Tạ Hiểu Phong hỏi:
"Làm thế nào cháu nhận ra người ấy đúng là kẻ đó?" Ông già đáp:
"Chỉ cần chàng gặp là nhận ra ngay mà!" Tạ Hiểu Phong hỏi:
"Tại sao?" Ông già đáp:
"Vì đó là người đợi ở đó để giết ta, chàng có thể nhận ngay ra luồng sát khí ấy!" Tạ Hiểu Phong không thể phủ nhận. Sát khí là thứ không nhìn thấy bằng mắt, không sờ được bằng tay những người như loại chàng mới có thể cảm nhận thấy.
Ông già bảo:
"Khi chàng gặp kẻ đó, kẻ đó cũng cảm nhận thấy sát khí ở chàng vì vậy nếu chàng không định ra tay thì kẻ đó sẽ giết chàng đấy!" Tạ Hiểu Phong cười gượng bảo:
"Xem ra cháu không còn bước đường nào khác rồi!" Ông già bảo:
"Vốn là chàng dứt khoát không còn đường nào khác!" Tạ Hiểu Phong hỏi:
"Nhưng sao cụ lại biết có người ấy ở đó?" Ông già từ tốn bảo:
"Vốn chúng ta hẹn gặp nhau ở đó, nếu người ấy không chết thì ta tất chết trong tay người ấy và ước hẹn này cũng không còn chọn được đường nào khác!" Giọng ông già trầm thấp và quái lạ, ánh mắt lại lộ đầy vẻ buồn thương.
Rất lâu sau, ông già mới nói tiếp:
"Đây chính là số mệnh của chúng ta, chẳng có ai có cách nào tránh thoát!" Tạ Hiểu Phong hiểu ý ông già. Đối với một số người nào đó số mệnh thật là tàn khốc nhưng dường như ông già này không phải là người như thế.
"Chẳng lẽ ông già cũng có những hồi ức bi thương thê thảm hay sao?" "Xưa kia ông già là người như thế nào?" Tạ Hiểu Phong định hỏi những chuyện đó nhưng rồi lại không hỏi gì. Chàng biết là ông già nhất định sẽ chẳng nói ra, nên đến tên họ ông già chàng cũng không hỏi nữa.
Tên họ đâu có quan trọng, điều quan trọng là ông già đã cứu mạng chàng. Đối với ông già, chỉ nội điều đó là biết đủ rồi.
Ông già vẫn đăm đăm nhìn Tạ Hiểu Phong, bỗng bảo:
"Giờ chàng có thể đi được rồi đó!" Tạ Hiểu Phong hỏi:
"Bây giờ cụ muốn cháu đỉ" Ông già bảo:
"Phải... Bây giờ ta muốn chàng đi!" Tạ Hiểu Phong hỏi:
"Tại sao ạ?" Ông già bảo:
"Vì cuộc giao dịch giữa chúng ta bàn xong rồi!" Tạ Hiểu Phong hỏi:
"Chẳng lẽ chúng ta không thể kết giao được ử" Ông già đáp:
"Không thể!" Tạ Hiểu Phong gặng:
"Tại sao ạ?" Ông già đáp:
"Vì có những người trời sinh ra là không có bè bạn!" Tạ Hiểu Phong hỏi:
"Cụ là hạng người ấy ử" Ông già đáp:
"Dù ta có phải hạng người ấy hay không nhưng chàng là hạng người ấy!" Tạ Hiểu Phong hiểu ý ông già. Hạng người ấy trời sinh ra dường như để cô độc, đó là kiểu số kiếp của họ! Ông già chậm rãi nói thêm:
"Không ai có thể thay đỗi được số phận của mình, nếu như muốn thay đỗi số mệnh, kết quả chỉ càng bất hạnh hơn mà thôi!" Trong đôi mắt của ông già lóe lên ánh sáng chập chờn của ngọn lửa, ông già bảo:
"Chàng hãy nhớ kỹ câu đó, đó là lời khuyên bảo của ta rút kinh nghiệm từ không biết bao nhiêu lần đau buồn thê thảm để nói với chàng!" Sắc đêm không hoàn toàn đen sì mà là sắc xanh đen già độ gần với đen sì. Tạ Hiểu Phong từ cầu ván bước lên đường mòn, bước lên bờ sông ướt rượt thì chợt phát hiện ra chân mình vẫn còn rất yếu ớt.
Ông già nhắc nhở:
"Chàng phải nhớ kỹ là phải ngủ thật tốt trong hai ngày này!" Trong giọng nói của ông già dường như tràn trề sự quan tâm tha thiết:
"Vì người ấy không dễ đối phó đâu, chàng cần phải khôi phục đủ thể lực đấy!" Tạ Hiểu Phong không ngoảnh lại. Sự quan tâm tha thiết chân thành đó làm cho người lãng tử cũng thấy lòng chua xót. Tuy vậy chàng không nén nỗi mà không hỏi:
"Cụ có còn cần gì nữa không?" Ông già bảo:
"Còn cần một chút vận may và một cây kiếm, một cây kiếm rất lẹ!" Lá thuyền nhẹ của ông già đã không thấy đâu nữa.
Dòng sông sắc lam sẫm, đêm trường sắc sẫm lam.
Tạ Hiểu Phong đi theo con đường mòn bị cỏ mùa thu phủ kín, cứ tiến thẳng về phía trước. Trong lòng chàng chẳng nghĩ ngợi gì nữa chỉ lo mau mau đi tới quán rượu nhỏ ven rừng phong. Chỉ lo sao đến ngày trăng tròn mọc.
Dưới ánh trăng tròn vành vạnh ngoài rừng phong, người như thế nào đó đang chờ chàng?
Phải chăng người đó sẽ đưa lại cho chàng chút vận may và cây kiếm lẹ chàng đang cần? Chàng cũng không dám chắc. Dù chàng là Tạ Hiểu Phong anh hùng thiên hạ vô song nhưng chàng cũng không nắm chắc.
Chàng dần dần cảm thấy người đó là ai! Chỉ có cọp beo mới truy lần được ra tung tích của con cọp beo khác và cũng chỉ có cọp beo mới cảm thấy sự tồn tại của con cọp beo khác. Vì khứu giác của chúng là giống nhau. Trừ bản thân chúng đối với nhau ra, trên thế gian này làm gì có loài thú dữ nào dám sáp lại gần chúng, đến thỏ khôn ngoan, hồ ly ranh mãnh cũng chẳng dám lại gần.
Vì vậy chúng thường sống rất tịch mịch! "Trong đời ta có bao nhiêu bè bạn?" Tạ Hiểu Phong đang tự hỏi lòng. Dĩ nhiên chàng cũng có bạn bè, cũng có cả đàn bà. Nhưng thử hỏi có được mấy người bạn trung thành với chàng? Có bao nhiêu đàn bà chân chính thuộc về chàng?
Chàng nhớ đến Thiết Khai Thành, nhớ đến Giản Truyền Học, nhớ đến Lão Miêu Tử. Chàng nghĩ cả đến "cô bé", cả Mộ Dung Thu Hoạch.
"Do người khác có lỗi với chàng ư? Hay là chàng có lỗi với mọi người?" Tạ Hiểu Phong không thể nghĩ tiếp được nữa. Lòng chàng đau đến nỗi miệng phát đắng ra. Chàng tự hỏi lòng:
"Trong cuộc đời ta, còn thêm bao nhiêu kẻ thù nữa?" Lần này câu trả lời của Tạ Hiểu Phong tương đối khẳng định hơn một ít. Có người căm hận chàng cơ hồ hoàn toàn không vì nguyên nhân nào khác mà chỉ vì chàng là Tạ Hiểu Phong. Người hận chàng có thể quả không ít nhưng xưa nay chàng không để ý. Có lẽ chàng chỉ để ý mỗi một người. Người đó trong tim óc chàng vĩnh viễn là một bóng đen không sao xóa nỗi.
Xưa nay chàng vẫn hy vọng được thấy người đó và người đó nhất định hy vọng được gặp chàng. Họ biết là sớm muộn rồi cũng có ngày hai người sẽ gặp nhau.
Nếu trên cõi đời đã có Tạ Hiểu Phong mà lại còn có Yến Thập Tam, nhất định sớm muộn gì họ cũng gặp nhau! Khi phải gặp nhau, phải có máu của một người thấm đỏ mũi kiếm của người kia.
Đó là số mệnh của họ! Ngày đó dường như bây giờ đã gần tới! Rừng phong. Lá phong đỏ như lửa cháy.
Ven rừng phong quả có một quán trọ nhỏ, kèm cả bán rượu.
Người đi đường xa thông thường đều tịch mịch, chỉ cần lữ khách thấy trong lòng cô quạnh thì quán trọ nhất định phải có rượu bán. Bất kể khách sạn lớn, nhà trọ nhỏ đều như vậy cả.
Trên thế gian này thử hỏi còn có gì dễ xua tan nỗi quạnh hiu bằng rượu?
Chủ quán trọ là một ông già lẩm cẩm và tê liệt nhưng lại có một người vợ trẻ với đôi mắt to không có thần dường như chất chứa một sự mệt mỏi mênh mang khó nói nên lời. Trước sau buỗi chiều tà nàng ta cứ ngồi ngây dại sau quầy ngây dại nhìn con đường bên ngoài dường như đang vô vọng đợi chờ chàng hoàng tử cưỡi ngựa bạch tới đón nàng đi khỏi cuộc sống nhạt nhẽo và cứng đờ này.
Kiểu sống này đâu có hợp với sức sống còn bồng bột của tuỗi trẻ nhất là một khi có đôi bạn trẻ tuỗi đang tràn trề sức sống dạt dào. Họ coi sóc cái quán trọ tựa hồ như người mẹ hiền từ săn sóc con mình, hết lòng hết sức, chịu vất vả buồn phiền mà không đòi hỏi một chút gì công sá cũng chẳng mong được báo đáp bất cứ gì.
Khi họ nhìn thấy bà chủ quán trẻ tuỗi kia thì ánh mắt chan chứa nhiệt tình. Cũng có thể vì nhiệt tình đó mà họ đã ở lại. Tạ Hiểu Phong đã nhận thức ra điều đó rất mau.
Chàng còn phát hiện ra trong cặp mắt to và nhìn rất mênh mang kia ẩn chứa rất sâu xa một cảm giác cám dỗ khó nói nên lời.
Ngay buỗi chiều lúc bước chân vào quán trọ nhỏ, Tạ Hiểu Phong đã phát hiện điều này.
Dĩ nhiên chàng còn phát hiện thêm một số điều khác nữa.
Lúc hoàng hôn bà chủ quán tự bưng cơm canh đặt lên bàn.
Tuy quanh năm ngồi ở sau quầy, eo lưng nàng ta vẫn rất nhỏ, áo quần mềm mại bó chặt từ hông trở xuống khiến mọi đường cong nét thẳng của cơ thể nàng ta hiện ra lồ lộ trước mắt Tạ Hiểu Phong ư thậm chí cả đến phần cơ thể thần bí nhất của người đàn bà cũng không ngoại trừ! Nàng ta đứng quay lưng về phía Tạ Hiểu Phong, chàng có thể không hề cố ý không kỵ không nhìn vào nơi đó.
Nàng ta chủ tâm làm vậy chăng? hay là vô ý? Nhưng bất kể thế nào, tim Tạ Hiểu Phong cũng đập lên rộn ràng, đập nhịp rất nhanh.
Quả thực đã từ lâu chàng không gần gũi phụ nữ nhất là loại phụ nữ như thế này.
Lúc ban đầu chàng đâu có để ý cho đến giờ chàng cũng không tin tưởng lắm.
Nhưng cái người đàn bà dung tục, uể oải xem kỹ thậm chí còn hơi bẩn bẩn nữa mà lại thực là một người đàn bà thật sự với mỗi bộ phận trên cơ thể đều gieo rắc một nguồn sức nóng nguyên thủy đủ dụ dẫn người ta phải phạm tội lỗi. Tạ Hiểu Phong đã từng nghe chồng nàng gọi tên vợ.
Ông ta gọi nàng ta:
"Thanh Thanh ơi!" Cuối cùng là "Thanh Thanh" hay là "Thân Thân" (mấy tên gọi này theo tiếng Trung Quốc cùng âm, khác nghĩa ư ND) Nghĩ đến ông già đần độn, tê liệt đè lên tấm thân tươi trẻ của nàng ta, luôn miệng gọi "Thanh Thanh", "Thân Thân" gì đó, lòng Tạ Hiểu Phong đột nhiên rất khó chịu. Chẳng biết nàng ta đã quay đầu lại từ lúc nào đang giương cặp mắt to và mênh mang nhìn Tạ Hiểu Phong.
Tạ Hiểu Phong đâu còn là đứa trẻ con nên cũng chẳng tránh né ánh mắt của nàng ta. Một người đàn ông như chàng thông thường không che giấu dục vọng của mình đối với phụ nữ.
Chàng cũng chỉ cười nhạt nhẽo bảo:
"Lần sau nàng có vào phòng của khách tốt nhất nên ăn mặc xiêm áo dầy dặn một chút!" Nàng ta không cười, cũng không đỏ mặt. ánh mắt của nàng ta nhìn trở xuống, đọng ở chỗ sẽ xẩy ra biến hóa trên thân thể Tạ Hiểu Phong và bảo:
"Chàng chẳng phải người tốt!" Tạ Hiểu Phong cười gượng bảo:
"Thì ta vốn không phải mà!" Thanh Thanh bảo:
"Căn bản chàng đâu muốn tôi đi thay xiêm áo dầy, mà chàng chỉ muốn tôi tuột hết xiêm áo này ra thì có!" Nàng ta quả là hạng đàn bà thô tục nhưng cách ăn nói của nàng ta lại khiến người ta không sao phủ nhận nỗi.
Thanh Thanh lại bảo:
"Lòng chàng thì nghĩ thế nhưng miệng lại chẳng dám nói ra, chỉ vì tôi là vợ người ta chứ gì!" Tạ Hiểu Phong hỏi:
"Thế ra nàng không phải ử" Thanh Thanh đáp:
"Tôi có là vợ người ta hay không thì cũng thế thôi!" Tạ Hiểu Phong:
"Cũng thế?" Thanh Thanh bảo:
"Tôi vốn tới đây để dẫn dụ chàng thôi!" Tạ Hiểu Phong ngẩn người ra.
Thanh Thanh bảo:
"Vì chàng không phải đàn bà, lại trông được lắm, và nhìn chàng cũng không giống bọn du đãng khố giây, vì tôi muốn kiếm ít tiền tiêu nên mới dùng đến cách này để kiếm tiền. Tôi chẳng quyến rũ chàng thì quyến rũ ai đây?" Tạ Hiểu Phong muốn cười mà cười không nỗi. Trước kia chàng cũng từng nghe đàn bà nói những lời như vậy nhưng chưa bao giờ nghĩ là có loại đàn bà nói lời lẽ đại loại thế này về việc như thế này với thái độ như thế này. Thái độ của nàng ta nghiêm túc và thật thà cứ như một nhà buôn thật thà đang thật thà bán mua sòng phẳng.
Thanh Thanh bảo:
"Chồng tôi cũng biết việc này. Vùng này hiếm tiền, đến mình ông ấy nuôi còn chưa xong nên ông ấy đành để tôi dùng cách này kiếm tiền, thậm chí đến cả công xá của hai đứa người làm cũng phải nhờ cách này của tôi để có tiền trả!" Giá người đàn bà khác dùng thái độ này nói lời lẽ thế này về chuyện này chắc chắn sẽ làm người nghe sinh ghét.
Nhưng người đàn bà này lại khác! Vì trời sinh ra nàng ta đã là con người như thế này, dường như trời sinh ra cũng để làm chuyện này! Cứ y như miếng thịt lợn dù sào rán kiểu gì thì cũng vẫn là thịt lợn, vẫn có thể làm cho người đang đói bụng phải ứa nước dãi.
Cuối cùng Tạ Hiểu Phong bật cười. Trong tình hình như thế này mà người đàn ông cười coi như vụ giao dịch đã thành.
Thanh Thanh đột nhiên đi tới đè cả thân hình đầy đặn lên Tạ Hiểu Phong và hông bắt đầu cựa quậy, cọ sát. Nhưng khi Tạ Hiểu Phong vươn tay ra thì nàng ta nhẹ nhàng khéo léo tránh ra xa.
Hiện giờ nàng ta mới chỉ cho Tạ Hiểu Phong "xem qua mặt hàng" mà thôi:
"Tối nay tôi sẽ tới, cửa phòng chàng mở sẵn ra và nhớ tắt đèn đi đấy!" Đêm.
Tạ Hiểu Phong tắt hết đèn lửa.
Trên mình chàng dường như còn vương vấn mùi son phấn rẻ tiền nhưng trong lòng chàng tuyệt không có một chút cảm giác tội lỗi nào. Chàng vốn đâu phải là người bình thường, cách nhìn nhận sự việc do đó cũng đâu có giống như người bình thường. Huống hồ đây lại là kiểu giao dịch cũ kỹ và thành thật:
người đàn bà này cần sống mà! Mà chàng đang cần đàn bà! Phần lớn người trên giang hồ đều hiểu là đêm trước trận quyết chiến tuyệt đối không được gần gũi nữ sắc. Nữ sắc, đàn bà khiến thân thể người ta phải thương tỗn! Nhưng Tạ Hiểu Phong lại nhìn nhận khác hẳn. Chàng cho rằng gần gũi đàn bà không hề bị thương tỗn mà lại điều hòa, hòa hợp.
Rượu vốn không được pha nước lã nhưng rượu Nữ Trinh lâu năm nhất định phải pha ít nước lạnh trước thì mới dậy hương rượu. Tình hình của Tạ Hiểu Phong cũng vậy. Trận chiến này rất có thể là trận đánh cuối cùng của chàng.
Đối thủ của chàng gặp trong trận đánh này rất có thể là đối thủ mạnh nhất trong đời chàng. Trước khi quyết chiến chàng phải để cho cơ thể mình được thả lỏng hoàn toàn.
Chỉ có đàn bà mới giúp chàng hoàn toàn thả lỏng.
"Chàng là Tạ Hiểu Phong mà!" "Đã là Tạ Hiểu Phong tuyệt nhiên không thua được!" Vì vậy để giành được thắng lợi, các việc khác chàng không thể kiêng cữ quá nhiều được! Đến cửa sỗ cũng mở toang luôn. Giấy dán cửa sỗ quá dầy và thô, ánh trăng không rọi qua nỗi.
Trăng sắp tròn. Trong phòng tăm tối. Tạ Hiểu Phong nằm lặng lẽ một mình trong bóng tối. Chàng chờ đợi. Nhưng chàng không phải đợi lâu.
Cửa mở ra. ánh trăng theo ô cửa mở mà ùa vào phòng theo một bóng người dẻo quẹo như con mèo mặc áo bào rộng. Cửa lập tức đóng lại ngay, bóng người lập tức bị bóng tối nuốt chửng.
Tạ Hiểu Phong không lên tiếng, nàng ta cũng không luôn.
Đêm rất tĩnh mịch. Nàng ta đến bước chân cũng không thành tiếng, dường như tụt giầy đi chân đất lẻn vào. Nhưng Tạ Hiểu Phong vẫn cảm giác thấy nàng ta dần dần tiến lại gần giường, cảm thấy cả chiếc áo bào rộng đang tuột rơi dần trên tấm thân trần trụi của nàng ta.
Phía dưới áo bào rộng nhất định là không còn gì nữa.
Nàng ta đâu phải là loại con gái nhỏ quen làm phiền người khác và nàng ta cũng không thích làm phiền ngay cả bản thân mình.
Tấm thân trần trụi của nàng ta ấm nóng, mềm mại, xinh xắn nhưng lại đầy đặn.
Họ vẫn không lên tiếng.
Ngôn ngữ lúc này là thừa. Họ dùng ngay phương thức cỗ xưa nhất, có tự lâu đời nhất cùng ngấu nghiến lẫn nhau.
Nhiệt tình của nàng ta quá mạnh mẽ vượt xa tưởng tượng. Tạ Hiểu Phong rất ưa thích kiểu nhiệt tình này nhưng đồng thời chàng cũng phát hiện ra đây không phải là người đàn bà gọi là "Thanh Thanh", "Thân Thân" gì đó.
Nàng ta là ai nhỉ?
Giát giường phát ra những âm thanh khó chịu, họ liền chuyển luôn xuống đất.
Mặt đất câm tiếng, vừa lạnh vừa cứng.
Chàng đã đạt quá mức yêu cầu, tưởng tượng và cho ra hết cũng quá nhiều, vượt quá mức tưởng tượng của chàng.
Chàng đang thở hỗn hển.
Đợi tiếng thở hỗn hển của nàng ta ngừng, chàng mới khe khẽ thở dài.
"Là cô!" Nàng ta chậm rãi ngồi dậy và âm thanh thốt ra mang ý vị cực kỳ châm biếm chẳng hiểu là châm biếm chàng hay châm biếm mình:
"Tôi đấy!" Nàng ta bảo:
"Tôi biết rõ dù trong mộng chàng cũng không thể tưởng tượng được là tôi!" Trăng đã tròn. Nàng ta đẩy mở ô cửa sỗ nhỏ ở bên giường. Mái tóc đen mượt rũ rượi đỗ trên đôi bờ vai trần. Trông nàng ta dưới ánh trăng cứ như một cô gái nhỏ mới lần đầu tiên nếm thử vị phong tình.
Tất nhiên nàng ta đâu còn là cô gái nhỏ nữa.
"Tôi biết là chàng nhất định rất cần có đàn bà, mỗi khi chàng khẩn trương lo lắng chàng đều thế cả mà!" Xưa nay nàng ta đã quá hiểu chàng.
"Nhưng tôi biết chắc chắn chàng nhất định không biết là tôi!" Nàng ta khe khẽ thở dài, bảo:
"Trừ tôi ra, đàn bà thế nào đều đâu có bị cự tuyệt, nhưng chàng nhất định cứ cự tuyệt tôi!" "Vì thế cô mới làm trò như thế này chứ gì!" "Đúng, chỉ có dùng cách này tôi mới khiến chàng cần đến tôi!" "Nàng vì gì nào?" "Vì tôi vẫn còn thích chàng!" Nàng ta quay đầu nhìn thẳng vào Tạ Hiểu Phong, sóng mắt còn trong trẻo còn ướt át còn ôn nhu hơn cả ánh trăng.
Lời nàng ta nói là thực tình.
Chàng cũng tin như vậy. Giữa hai người, họ hiểu lẫn nhau quá sâu sắc, căn bản là không nói bịa những điều tất yếu về nhau.
Có lẽ vì duyên cớ đó mà nàng ta vẫn yêu chàng mà nàng ta vẫn muốn chàng phải chết.
Vì nàng ta là Mộ Dung Thu Hoạch. Nhưng không phải là hoa lau trong gió mùa thu mà là đóa hàn mai trong tuyết lạnh mùa đông, là bông hoa anh túc trong thung lũng ấm là nụ hoa mai khôi giữa ngày hè đầy quật cường, có độc và nhất là lắm gai.
Chích như nọc ong.
Tạ Hiểu Phong bảo:
"Cô thấy là tôi đang khẩn trương lo lắng ư?"
Hồi 44: Kiếm Đoạt Mạng
Mộ Dung Thu Hoạch bảo:
"Tôi không thấy nhưng tôi biết. Nếu chàng không lo lắng làm sao chàng lại để mắt đến con đàn bà có cặp mắt cá ươn như thế chứ?" Nàng ta ngồi cạnh Tạ Hiểu Phong:
"Có điều tôi nghĩ không ra tại sao chàng lại lo lắng như vậy?" Tạ Hiểu Phong hỏi:
"Cô mà cũng có chuyện nghĩ không ra cơ à?" Mộ Dung Thu Hoạch thở một hơi dài khe khẽ rồi bảo:
"Có khi tôi nghĩ ra rồi nhưng chẳng qua không muốn tin mà thôi!" Tạ Hiểu Phong:
"Hừ!" Mộ Dung Thu Hoạch bảo:
"Xưa nay tôi rất hiểu chàng, chỉ có sợ hãi mới làm chàng lo lắng thôi!" Tạ Hiểu Phong hỏi:
"Ta sợ gì?" Mộ Dung Thu Hoạch đáp:
"Chàng sợ thua dưới kiếm của người khác!" Rồi giọng nàng ta chợt trở nên châm chọc:
"Vì Tam thiếu gia nhà họ Tạ vĩnh viễn không thể thua mà!" Tuy đã được lót nệm nhưng mặt đất vẫn lạnh và cứng lắm.
Mộ Dung Thu Hoạch nhích động thân mình đỗi tư thế ngồi, gieo cả sức nặng toàn thân lên chân Tạ Hiểu Phong rồi mới nói tiếp:
"Tuy vậy ở đời này người có thể uy hiếp chàng vốn không có nhiều, có lẽ chỉ có một người thôi!" Tạ Hiểu Phong hỏi:
"Ai?" Mộ Dung Thu Hoạch đáp:
"Yến Thập Tam!" Tạ Hiểu Phong hỏi:
"Sao cô biết lần này là ỷ" Mộ Dung Thu Hoạch bảo:
"Đương nhiên thiếp biết chứ! Vì chàng là Tạ Hiểu Phong còn chàng ta là Yến Thập Tam. Hai người các người sớm muộn gì cũng có ngày gặp nhau, sớm muộn gì cũng có người chết dưới kiếm đối phương!" Nàng ta thở dài bảo:
"Đó là số kiếp của các người, chẳng ai có cách gì thay đỗi được ngay tôi cũng chẳng có cách nào thay đỗi nỗi!" Tạ Hiểu Phong bảo:
"Cô á?" Mộ Dung Thu Hoạch bảo:
"Vốn dĩ tôi muốn chàng phải chết vì tay tôi, ai ngờ lại có người cứu được chàng!" Tạ Hiểu Phong nói:
"Cô biết người ấy là ai nào?" Mộ Dung Thu Hoạch bảo:
"Nếu tôi sớm biết trên đời có người như thế thì tôi sẽ giết quách đi từ lâu rồi!" Nàng ta thở dài bảo:
"Giờ thì tôi biết rồi, nhưng quá muộn rồi!" Tạ Hiểu Phong hỏi:
"Giờ cô biết người ấy là ai nào?" Mộ Dung Thu Hoạch bảo:
"Lão ta tên là Đoạn Thập Tam. Lão có mười ba cây đao nhưng là đao cứu mạng!" Tạ Hiểu Phong hỏi:
"Sao xưa nay ta không nghe tên ông tả" Mộ Dung Thu Hoạch đáp:
"Vì Yến Thập Tam muốn giết lão. Nếu Yến Thập Tam còn sống, lão đâu dám thò mặt ra!" Tạ Hiểu Phong bỗng thở ra một hơi dài như vừa cất được gánh nặng đè trên người, bảo:
"Giờ thì ta yên tâm rồi!" Mộ Dung Thu Hoạch hỏi:
"Yên tâm cái gì?" Tạ Hiểu Phong đáp:
"Trước giờ ta cứ nghi ông ta là Yến Thập Tam, cứu sống ta cốt để cùng ta giao tranh phân tài cao thấp!" Mộ Dung Thu Hoạch bảo:
"Nhưng nếu lão đã cứu sống chàng làm sao chàng có thể bắt ông ta chết dưới kiếm của chàng được?" Tạ Hiểu Phong bảo:
"Không sai!" Mộ Dung Thu Hoạch bảo:
"Chàng lo lắng vì mỗi điểm ấy chứ gì, thế thì bây giờ chàng đã có thể yên tâm được rồi đấy!" Nàng vỗ vỗ vào ngực chàng bảo:
"Tôi biết Yến Thập Tam quyết không phải là đối thủ của chàng. Nhất định chàng sẽ giết được chàng ta!" Tạ Hiểu Phong nhìn Mộ Dung Thu Hoạch, nhịn không được phải hỏi:
"Thế ra cô tới đây cốt để tôi yên tâm đấy hẳn?" Mộ Dung Thu Hoạch dịu giọng xuống bảo:
"Tôi đến đây chỉ vì tôi vẫn còn thích chàng!" Thanh âm của nàng ta bỗng lộ vẻ chân tình bảo:
"Lắm lúc tôi cũng hận chàng, hận đến nỗi chỉ mong cho chàng chết nhưng kẻ khác mà đụng đến chàng thì tôi lại nỗi giận. Chàng có chết là phải chết vì tay tôi cơ!" Nàng ta nói thế là thật tình! Suốt đời Mộ Dung Thu Hoạch rất có thể chỉ sống trong mâu thuẫn và đau khỗ hận thù. Nàng cũng rất muốn tìm hạnh phúc như mọi con người đều muốn tìm hạnh phúc nhưng chỉ vì cái cách đi tìm hạnh phúc của nàng lại sai lầm.
Tạ Hiểu Phong thở dài nhẹ nhàng gạt tay nàng ra.
Có thể cả hai cùng sai nhưng chàng không muốn suy nghĩ tiếp nữa. Chàng chợt cảm thấy vô cùng mệt mỏi.
Mộ Dung Thu Hoạch bảo:
"Chàng đang nghĩ gì vậy?" Tạ Hiểu Phong bảo:
"Ta chỉ muốn tìm một chỗ ngủ cho tử tế đây!" Mộ Dung Thu Hoạch hỏi:
"Thế chàng không ngủ ở đây ử" Tạ Hiểu Phong bảo:
"Có cô ở bên cạnh, ta làm sao mà ngủ nỗi?" Mộ Dung Thu Hoạch hỏi:
"Tại sao?" Tạ Hiểu Phong đáp:
"Tại vì ta chưa muốn chết trong tay cô, ít ra thì cũng là lúc này!" Mộ Dung Thu Hoạch vốn đâu có muốn giữ Tạ Hiểu Phong ở lại. Dĩ nhiên nàng ta có lạ gì tính nết Tạ Hiểu Phong, chàng đã muốn đi, đã nói đi thì dù ai cũng đừng mong lôi được ở lại.
Nếu như có nắm chặt tay chàng mà kéo lại, chàng dám chặt bỏ tay để mà đi. Nếu có chặt cụt chân, chàng có phải bò cũng sẽ bò mà bỏ đi.
Nhưng hôm nay nàng ta lại níu kéo chàng bảo:
"Hôm nay chàng có thể cứ yên tâm mà ngủ ở đây!" Rồi nàng giải thích:
"Cứ cho là trước kia tôi hận chàng chỉ mong sao cho chàng chết nhưng hôm nay tôi không muốn nữa hay ít ra cũng không muốn thế trong ngày hôm nay!" Tạ Hiểu Phong cười:
"Chẳng lẽ hôm nay là ngày đặc biệt ử" Mộ Dung Thu Hoạch đáp:
"Hôm nay không phải là ngày đặc biệt tốt nhưng là vì có người đặc biệt tới!" Tạ Hiểu Phong hỏi:
"Ai vậy?" Mộ Dung Thu Hoạch chậm rãi ngồi xuống vấn gọn mái tóc đen nhức lên đầu rồi mới khe khẽ nói:
"Chàng cần phải nhớ kỹ là chúng ta còn có con trai." Dĩ nhiên Tạ Hiểu Phong nhớ.
Trong chuỗi ngày qua, chàng đã học được cách phải làm thế nào để có thể nhớ được những điều cần phải quên. Nhưng những điều đó chàng lại không muốn quên hoặc không thể quên.
Chàng cơ hồ nhẩy cẫng lên mà reo nếu không nén được:
"Nó cũng tới ử" Mộ Dung Thu Hoạch chậm rãi gật đầu bảo:
"Tôi mang nó tới!" Tạ Hiểu Phong nắm chặt tay nàng ta:
"Thế nó đâu?" Mộ Dung Thu Hoạch bảo:
"Nó không biết chàng ở đây, chàng cũng chẳng tìm thấy nó đâu!" Nàng ta bỗng khe khẽ thở dài bảo:
"Cho là có tìm thấy thì làm được gì? Chẳng lẽ chàng không biết nó hận chàng. Hận chàng xưa nay không coi nó là con đẻ của mình, hận chàng xưa nay không làm hết trách nhiệm người cha đối với nó!" Nàng ta đăm đăm nhìn Tạ Hiểu Phong:
"Chẳng lẽ giờ chàng có đủ dũng khí để bảo nó chàng là bố nó ử" Tạ Hiểu Phong thả tay nàng ta ra. Tay chàng giá lạnh, tim chàng cũng buốt giá.
Mộ Dung Thu Hoạch bảo:
"Nhưng nếu chàng đánh bại được Yến Thập Tam, tôi sẽ đưa nó đến gặp chàng để chàng bảo với nó chàng là bố nó!" Trong mắt nàng ta lộ đầy vẻ đau khỗ:
"Một thằng con trai nếu suốt đời không biết bố mình là ai nó không chỉ khỗ đau suốt cuộc đời mà mẹ đẻ ra nó cũng đau khỗ y như vậy!" Tạ Hiểu Phong bảo:
"Vì thế cô xưa nay vẫn không cho nó biết cô là mẹ đẻ của nó ử" Mộ Dung Thu Hoạch đáp:
"Không!" Thần sắc nàng ta càng đau khỗ hơn nữa:
"Vì tôi bây giờ tuỗi tác cũng dần dần cao, tôi nghĩ những gì mình muốn phần lớn đều đã đạt rồi, điều bây giờ tôi muốn là có được một đứa con trai như nó!" Tạ Hiểu Phong hỏi:
"Chẳng lẽ cô quyết tâm nói hết mọi chuyện với nó!" Mộ Dung Thu Hoạch bảo:
"Thậm chí tôi có thể nói với nó là chàng không sai, tất cả sai sót là do tôi!" Tạ Hiểu Phong không thể tin và cũng không dám tin. Chàng nén không được, bật hỏi:
"Nếu như nàng đã quyết tâm như thế, sao còn phải đợi tôi đánh bại Yến Thập Tam rồi mới nói cho nó biết?" Mộ Dung Thu Hoạch bảo:
"Vì nếu chàng không thắng thì chỉ có chết thôi!" Tạ Hiểu Phong không thể phủ nhận. Chỉ có Tạ Hiểu Phong chiến thắng, trên đời không có Tạ Hiểu Phong chiến bại! Mộ Dung Thu Hoạch bảo:
"Nếu chàng chết dưới kiếm của Yến Thập Tam thì hà tất tôi phải cho nó biết nó có một người bố như thế làm gì, hà tất phải làm cho nó thêm đau khỗ và phiền não!" Mộ Dung Thu Hoạch bảo:
"Hà cớ gì tôi lại để nó đi tìm chết!" Tạ Hiểu Phong hỏi:
"Tìm chết?" Mộ Dung Thu Hoạch bảo:
"Nếu nó biết bố đẻ của nó chết dưới kiếm của Yến Thập Tam tất nhiên nó phải đến báo thù thì liệu nó có thể là đối thủ của Yến Thập Tam được không? Chẳng phải là đi tìm chết là gì?" Tạ Hiểu Phong trầm ngâm. Chàng không thể không bảo là lời Mộ Dung Thu Hoạch nói có lý, tất nhiên chàng không mong gì con trai mình đi tìm chết! Mộ Dung Thu Hoạch lại cười bảo:
"Nhưng tôi tin tất nhiên chàng không thể thua được, bản thân chàng chắc phải nắm vững lắm nhỉ?" Tạ Hiểu Phong trầm ngâm rất lâu sau mới bảo rất từ tốn:
"Lần này ta không thắng!" Mộ Dung Thu Hoạch có vẻ kinh ngạc hỏi:
"Chẳng lẽ chàng không phá được thập tam kiếm của chàng tả" Tạ Hiểu Phong bảo:
"Đoạt mệnh thập tam kiếm" không đáng sợ, chỉ sợ "thập tứ kiếm" thôi!" Mộ Dung Thu Hoạch bảo:
"Lại còn có đến "thập tứ kiếm" ử" Tạ Hiểu Phong bảo:
"Có chứ!" Mộ Dung Thu Hoạch bảo:
"Chàng nói là "đoạt mệnh thập tam kiếm" của chàng ta lại vẫn còn biến hóa thành "thập tứ kiếm"?" Tạ Hiểu Phong bảo:
"Không sai!" Mộ Dung Thu Hoạch bảo:
"Cho là thật có "thập tứ kiếm", chỉ sợ chưa chắc chàng ta đã biết!" Tạ Hiểu Phong bảo:
"Cho rằng trước kia chàng ta không biết, giờ thì nhất định biết rồi!" Mộ Dung Thu Hoạch bảo:
"Nhưng tôi tin cái "thập tứ kiếm" ấy vị tất đã thắng được chàng!" Dường như Mộ Dung Thu Hoạch vĩnh viễn tin tưởng ở Tạ Hiểu Phong.
Tạ Hiểu Phong trầm ngâm rất lâu sau mới bảo:
"Không sai! Vị tất chàng ta đã thắng nỗi ta!" Mộ Dung Thu Hoạch lại vui trở lại bảo:
"Tôi nghĩ chắc là chàng đã tìm ra cách phá giải kiếm của chàng tả" Tạ Hiểu Phong không trả lời. Chàng nghĩ đến đòn đánh ra như tia chớp điện đó.
"Thập tứ kiếm của Yến Thập Tam rõ ràng không có chỗ nào không rắn để mà đẩy đi, không có chỗ nào lơi lỏng để mà đánh vào nhưng bị tia điện chớp kia đánh vào thì lập tức biến ngay, biến ra thành buồn cười ngaỵ" Đó là lời Tạ Hiểu Phong hôm nào đã nói với Thiết Khai Thành, chàng không khoa trương thỗi phồng cũng chẳng khoe khoang.
"Một con người đến khi sắp thở hắt ra thì trong thoáng giây đó họ nghĩ gì?" "Phải chăng là nghĩ đến tất cả những người thân thích, bạn bè hoặc nghĩ đến những niềm vui sướng, những nỗi thống khỗ?" Những gì chàng nghĩ đến lại không phải thế, chính trong thoáng giây sắp chết đó chàng nghĩ đến "thập tứ kiếm" của "Đoạt mệnh thập tam kiếm".
Cả một đời của chàng đã vì kiếm mà hy sinh sao khi sắp chết còn có thể nghĩ gì đến chuyện khác ngoài chuyện kiếm.
"Chính trong thoáng giây đó, lòng chàng chợt như bỗng có tia lửa điện đó sẹt qua đánh ra. Có điều chuyện đó chỉ xẩy ra do một điểm linh cơ nhanh trí lúc đó chứ đâu phải do cầu may mà có, rõ ràng chàng đã đem xương máu cả đời ra dâng hiến cho giây phút đó nên trong lòng chàng mới thoáng hiện ra sự nhanh trí như tia lửa điện đó! Nhìn thần sắc hiện trên vẻ mặt Tạ Hiểu Phong, Mộ Dung Thu Hoạch lộ vẻ rất vui mừng:
"Tôi nghĩ giờ chàng đã nghĩ ra cách phá được Đoạt mệnh thập tứ kiếm đó rồi." Nàng ta lại nhìn chàng rồi mỉm cười bảo:
"Chàng khỏi phải tìm cách giấu tôi, chàng không giấu được tôi đâu!" Tạ Hiểu Phong bảo:
"Không sai! Ta có thể phá được thế kiếm này, chỉ tiếc là..." Mộ Dung Thu Hoạch hỏi dồn:
"Tiếc là làm sao?" Tạ Hiểu Phong bảo:
"Chỉ tiếc là chiêu kiếm này không phải tinh túy thực sự của kiếm pháp của chàng ta!" Vẻ mặt chàng nghiêm túc và nặng nề. Mộ Dung Thu Hoạch cũng không nén nỗi đỗi thay sắc mặt:
"Chiêu kiếm này vẫn chưa phải ử" Tạ Hiểu Phong bảo:
"Tuyệt đối không phải!" Mộ Dung Thu Hoạch bảo:
"Thế tinh túy trong kiếm pháp của chàng ta thực sự là gì?" Tạ Hiểu Phong đáp:
"Là "Đoạt mạng thập ngũ kiếm!" Mộ Dung Thu Hoạch bảo:
"Rõ rành rành chỉ có "Đoạt mạng thập tam kiếm", làm sao lại có "thập ngũ kiếm" được?" Tạ Hiểu Phong đáp:
"Đoạt mệnh kiếm pháp tinh thâm huyền diệu, quyết không thể chỉ có đến "thập ngũ kiếm" biến hóâ mà cứ như là... như là..." Mộ Dung Thu Hoạch hỏi:
"Như là gì?" Tạ Hiểu Phong đáp:
"Như là một đóa hạt châu!" Mắt chàng bỗng lóe sáng vì cuối cùng chàng đã nghĩ ra được sự so sánh thỏa đáng đến thế! Chàng nói tiếp rất nhanh:
"Mặt trước của "thập tam kiếm" chẳng qua chỉ là cái cành của hoa mà thôi, "thập tứ kiếm" chỉ là một số cuống lá, phải đợi tới biến hóa của "thập ngũ kiếm" thì bông hoa mới bắt đầu nở được vì bông hoa hạt châu không thể gọi là hoa thực được." Tạ Hiểu Phong bảo:
"Đoạt mạng thập tam kiếm" cũng vậy, nếu không có "thập ngũ kiếm" thì cả bài kiếm pháp đó không có giá trị gì!" Mộ Dung Thu Hoạch lại hỏi:
"Nếu có "thập ngũ kiếm" rồi thì sao?" Tạ Hiểu Phong bảo:
"Lúc ấy thì không chỉ ta không phải là đối thủ mà khắp thiên hạ cũng không có ai là đối thủ của chàng ta!" Mộ Dung Thu Hoạch lại hỏi:
"Lúc ấy chàng sẽ chết dưới tay kiếm của chàng ta chứ?" Tạ Hiểu Phong bảo:
"Chỉ cần được thấy kiếm pháp đó xuất hiện ở đời, dù ta có chết dưới kiếm của chàng ta cũng không còn gì đáng tiếc!" Mặt chàng sướng vui đến thành rạng rỡ. Chỉ có kiếm mới là mục tiêu của sinh mệnh chân chính một đời chàng, mới thực sự là cuộc sống của chàng. Chỉ cần kiếm còn tồn tại mãi mãi thì sinh mệnh của chàng có còn tồn tại hay không đã trở thành vấn đề không còn trọng yếu lắm nữa! Mộ Dung Thu Hoạch rất hiểu Tạ Hiểu Phong nhưng riêng điểm này thì nàng ta vĩnh viễn không bao giờ hiểu được.
Mà nàng ta cũng không muốn hiểu.
Nàng ta chỉ quan tâm mỗi một điểm:
"Giờ đây Yến Thập Tam đã sáng tạo ra "thập ngũ kiếm" ấy chưa?" Tạ Hiểu Phong không đáp. Vấn đề này không ai giải đáp được, cũng chẳng ai biết được.
Đêm dần khuya. Trăng đã gần tròn.
Tuy là vùng đất khác nhau nhưng vẫn cùng vầng trăng ấy, tuy con người có khác nhau nhưng có khi tâm tình vẫn như vậy.
Dòng sông trôi xuôi dưới vầng trăng. Trên sông một lá thuyền nho nhỏ.
Đầu thuyền vẫn một hỏa lò lửa cháy, một nồi trà, một ông già lặng lẽ.
Trong tay ông già cầm một đoạn côn, một cây đao. Côn gỗ dài bốn thước, đao dài bẩy tấc.
Ông già đang dùng cây đao chậm rãi gọt cây côn.
Ông già định gọt côn thành cái gì đây? Định gọt thành cây kiếm chăng?
Mũi đao cực sắc, đao ông già cực ỗn định. Dù ai trông thấy cũng không thể bảo đó là một ông già suy bại già nua vì không thể có đôi tay vững vàng đến thế! Cây côn gỗ dần dà gọt mãi đỗi hình dạng, quả nhiên có hình lưỡi kiếm.
Cây côn gỗ dài bốn thước gọt thành danh kiếm ba thước bảy tấc, có lưỡi kiếm, có mũi kiếm hẳn hoi.
Ông già khẽ vuốt mũi kiếm. ánh lửa nhẩy nhót trên thân kiếm. Trên mặt ông già lộ vẻ gì rất kỳ quái. Không ai nhận ra đó là vẻ vui mừng, buồn rầu hay cảm khái.
Nhưng nếu ai nhìn sâu vào mắt ông già sẽ thấy rõ đó chỉ là hoài niệm.
Hoài niệm, nhớ nhung lại một đoạn dĩ vãng tràn trề hưng phấn, vui vẻ, cũng đầy dẫy tháng năm buồn thương, đau khỗ.
Ông già cầm chắc chuôi kiếm và từ tốn đứng dậy.
Mũi kiếm chúc trở xuống, thân hình ông già gù gập bỗng đột ngột vươn thẳng lên.
Ông già đã đứng lên hẳn và chỉ trong thoáng giây đó toàn bộ thân mình đã biến đỗi hoàn toàn. Sự biến hóa này cũng chẳng khác gì một cây kiếm sắc bị che đậy bởi cái vỏ kiếm bằng da cũ nát bên ngoài, đột nhiên được tuốt ra khỏi vỏ lóe lên ánh kiếm lấp lánh.
Con người ông già cũng y như vậy. Trong chớp mắt người ông già cũng như tỏa sáng. Thứ ánh sáng làm cho con người ông già hóa thành đầy sức sống tưởng như ông trẻ lại vài chục tuỗi.
"Một con người vì sao chỉ nhờ có cây kiếm trong tay mà thay đỗi hoàn toàn như vậy?" "Phải chăng ông già xưa kia đã là một con người từng tỏa sáng?" Nước sông chảy trôi, lá thuyền nhỏ dập dờn trên mặt nước.
Nhưng ông già vẫn đứng vững như đóng chắc xuống mũi thuyền, mắt đăm đăm nhìn mũi cây kiếm trong tay rồi nhè nhẹ phơi phới đưa một kiếm đâm ra phía trước.
Kiếm gọt bằng gỗ đào, xám xịt mà xù xì. Nhưng khi nhát kiếm đâm ra cây kiếm như biến đỗi, biến hóa mới xẩy đến, đến một cách tự nhiên như nước chẩy trôi.
Cây kiếm gỗ trong tay ông già bỗng như thành cây búa trong tay Lỗ Ban, như cây bút trong tay Vương Hy Chi không chỉ có cuộc sống mà còn có cả khí thiêng.
Ông già nguệch ngoạc đưa vài đường tùy tiện, thoáng chốc đâm ra mười ba kiếm.
Kiếm pháp như đám mây nhẹ nỗi trôi nhưng lại như dòng nước trên sông nhưng mười ba kiếm đâm ra xong mọi sự biến hóa dường đã cùng kiệt, cũng như dòng sông nước đã chẩy tới chỗ kiệt cùng.
Thế kiếm của ông già rất chậm, thật chậm.
Tuy thật chậm nhưng vẫn đang biến thế. Bỗng nhiên một kiếm vẩy ra không có ranh giới, không thành chương hồi nhưng nhát kiếm cứ như Ngô Đạo Tử vẽ rồng điểm thêm mắt, tuy là không có gì nhưng lại là đầu mối của mọi sự chuyển biến.
Sau đó ông già mới đưa ra "thập tứ kiếm" của mình... Kiếm khí và sát khí trên mặt sông rất nặng nề, cứ như bầu trời vần vũ đầy mây đen.
Kiếm đó đưa ra, bỗng nhiên như mây đen bị quét sạch, ánh mặt trời lại ló ra.
Không phải là ánh mặt trời ấm áp và rạng rỡ mà là mặt trời gay gắt nóng chẩy vàng tan đá, thứ mặt trời chiếu đỏ bầm như máu. Kiếm đó đưa ra mọi sự biến hóa đến lúc đó như mới thật là cùng tận, mới là dòng nước chẩy đến chỗ tận cùng và trở nên hoàn toàn khô kiệt. Sức lực của ông già cũng đã kiệt.
Nhưng đúng lúc đó, mũi kiếm bỗng nẩy lên một chấn động kỳ lạ. Mũi kiếm vốn đang tà tà chĩa vào ngọn đèn, chấn động rồi bỗng ngọn đèn phụt tắt. Lưỡi kiếm đang chấn động, vốn đang chấn động bỗng dừng ngay lập tức. Con thuyền nhỏ đang không ngừng lắc lư trên sóng nước dập dềnh cũng hoàn toàn đứng lặng. Và dòng nước dưới đáy thuyền như cũng ngừng trôi.
Không có lời lẽ nào có thể miêu tả để hình dung được tình hình lúc đó mà chỉ có một từ, một từ đơn giản:
"Chết!" Không có biến hóa, không còn sức sống! Nhát kiếm này đưa tới chỉ có chết! Chỉ có "chết" mới là sự kết thúc cuối cùng của tất cả, mới là sự kết thúc thực sự! "Nước chẩy cạn khô, biến hóa đến cùng kiệt, sức sống kết thúc, vạn vật tiêu vong!" Đó mới là tinh túy của "Đoạt mệnh thập tam kiếm"! Đó mới là nhát kiếm đoạt mệnh thực sự, chân chính! Nhát kiếm này hiển nhiên là "thập ngũ kiếm đoạt mệnh"! "Rắc" một tiếng, cây kiếm gỗ gẫy ngang.
Nguồn: http://truyenviet.com/