17/4/13

Đêm ngọc lan (C1-2)

Chương 1

Lật tới lật lui chiếc phong thư màu vàng sậm mà bên trong chắc chắn là một thiệp cưới, Sơn cố đoán vẫn không biết của ai.

Bạn bè anh ở thành phố này đã đứa nào nói chuyện tới lập gia đình đâu? Nếu có chúng nó cũng loan tin, thông báo trước chớ cô đâu mà ... đùng một cái, phát thiệp như vậy.

Sơn khẽ lắc đầu cười. Có khi nào là thiệp mời của người yêu không nhỉ?

Nhìn dấu bưu điện Nha Trang, Khánh Hòa đóng trên con tem, Sơn không đủ kiên nhẫn chơi trò phỏng đoán nữa, vơ cây kéo trên bàn, anh cẩn thận cát sát mép phong bì.

Hối hả kéo thiệp ra rồi hối hả đọc, trán Sơn vã mồ hôi khi thấy tên cô dâu chú rể. Thật là điên rồ! Đây không phải là trò đùa chớ?

Sơn căng mắt lên nhìn thật kỹ. Tấm thiệp không phải rẻ tiền được in sẵn mà người ta chỉ cần điền tên, địa chỉ hai họ, ngày cưới ...vào rồi gởi đi. Đây là loại thiệp in như vàng thật đẹp. Giấy mùi trầm thơm phức với tên chú rể, cô dâu, địa chỉ nhà, ngày làm lễ rồi địa chỉ nhà hàng nơi đãi tiệc hẳn hoi. Những con chữ còn lấp lánh kim tuyến nữa kìa. Đây không thể nào là trò đùa. Vậy thì là trò gì nhỉ?

Sơn ngồi thừ ra. Phòng máy lạnh mà người anh đẫm mồ hôi. Anh thật sự hẫng khi không hay, không biết gì về chuyện cưới xin này. Mà có phải anh là người dưng nước lã đâu?

Nhà chỉ có hai chị em. Chị Xu thật đáng trách khi giấu anh để tự sắp xếp đời mình. Tự ái làm Sơn nóng mặt. Anh liếc mắt vào tên chú rể lần nữa. Thằng này Sơn còn lạ gì. Nó từng là đối thủ của anh. Vậy mà ...

Nuốt tiếng thở dài, Sơn đưa tay nhấp chuột. Công việc ngập lút đầu nhưng anh chả còn tâm trí để giải quyết. Anh nhìn vào điện thoại. Có nên gọi về nhà không? Anh sẽ nói gì với mẹ và nói gì với chị Xu đầy khi tốt cả vấn đề chỉ còn là thời gian. Sơn chống cằm nhớ về ngôi nhà ở khu Mã Vòng của gia đình mình.

Cái khu luôn nghe tiếng còi tàu mỗi lúc ra vào ga, cái khu buổi tối bán bao nhiêu là món ăn. Sơn đã lớn lên ở thành phố biển đầy nắng và gió ấy. Với anh Nha Trang là cả một phần đời đẹp nhất mà cho dù đi đâu, anh vẫn không nguôi hoài nhớ.

Tháng sáu là mùa của biển. Sơn đã đầm mình dưới biển xanh, nó đùa dọc bờ cát trắng bao nhiêu tháng sáu ở Nha Trang nhỉ? Chưa khi nào anh làm một tổng kết. Anh lớn lên vô tâm như mọi thằng con trai khác, cho đến khi con bé hàng xóm thường ngày luôn bị Sơn bắt nạt nhẹ nhàng bước ra khỏi cuộc sống của anh ...

Năm tháng trôi qua, anh chưa lần nào gặp lại cô bé ấy, nhưng hình ảnh của Ngọc Lan luôn gắn liền với tuổi thơ của Sơn. Nó khiến anh cứ nuôi hy vọng vào một điều gì như sự bất ngờ chẳng hạn ... Sơn hy vọng ngày nào đó, anh bất ngờ gặp lại Ngọc Lan. Và anh cứ lắng lặng đợi chờ y như điều đó sắp xảy ra vậy.

Sơn bật dậy, anh cảm thấy ngột ngạt trong căn phòng máy lạnh chạy rù rù.

Hồi ức như một đoạn phim chiếu chậm bỗng lũ lượt kéo về ...

􀃋 􀃋 􀃋 - Anh Ty!

Ty quay lại sững sờ:

- Đồ vô duyên! Làm người ta mất hồn!

Con bé đó có đôi mắt đen tròn, tóe ngắn kiểu Maca đứng bên ngoài cửa sổ phòng Ty, xụ mặt:

- Gọi có một tiếng mà nghe mắng ba tiếng.

Anh hàng tôm, hàng cá vừa vừa thôi.

Ty quê độ. Cậu dịu giọng:

- Nhưng chuyện gì?

Con bé chớp mi:

- Anh trang trí tờ báo tường giùm Na nha?

Ty cười khẩy:

- Đi mà nhờ thằng Đốm, nó khéo tay lắm. Đây không rảnh!

Na hơi nhõng nhẽo một chút:

- Anh Đốm đâu khéo bằng anh. Em thích nét vẽ của anh hơn.

Ty khoanh tay:

Nhưng anh lại không thích vẽ. Mau ...biến đi cho người ta nhờ. Đang quạu vì làm bài chưa xong đây.

Na nài nĩ:

- Em đâu có hối! Anh giúp Na đi, em lỡ ...nổ với mấy nhỏ bạn là anh Ty vẽ rất oách rồi. Làm bài xong hãy qua phụ em, nếu không ...thì thì ...

Thấy nhỏ Na ngập ngừng, Ty gắt:

- Nếu không thì sao?

Na liếm môi:

- Em đành nhờ anh Đốm. Điều đó cũng có nghĩa anh Ty là hàng dỏm, trong mắt mấy nhỏ bạn em, anh chỉ là cái bóng mờ xếp sau anh Đốm.

Liếc Ty một cái, Na nói tiếp:

- Điều đó cũng có nghĩa thật sự anh chả có tài gì. Ai biểu em nổ với bạn em, giờ thì ráng chịu.

Ty nóng mặt:

Vớ vẩn! Định khích tướng à?Anh chẳng quan tâm đâu! Na muốn nhờ ai ...

tùy.

Na cười cười:

Dĩ nhiên em chỉ muốn nhờ anh ... Nha! Vẽ giùm em nha! Em sẽ đãi anh bún bò, Đề Bô.

Ty nuốt nước bọt:

- Ai thèm bún bò mà dụ dỗ.

Na lém lỉnh:

- Em nài nỉ chớ đâu đủ sức dụ dỗ anh.

Hơi lâu rồi mình không ăn bún bò, em thấy thèm.

Ty lầu bầu:

Mồm mép lúc nào cũng trơn tuột. Không biết vẽ thì thôi đi, bày đặt tài khôn nhận làm báo tường rồi về đổ cho người khác. Anh đâu mắc nợ em, sao chuyện gì của em cũng đẩy vào anh hết vậy?

Na ngọt sớt:

- Anh là người tài hoa, mà người tài hoa thường rất đa đoan. Em xung phong làm cái đa đoan để anh phát triển tài hoa cho tụi bạn em phải tâm phục khẩu phục đến mức ... té luôn ...

Nói tới đó, Na khúc khích cười. Ty lừ mắt:

- Đúng là vô duyên!

Bên nhà Na vang lên giọng phụ nữ:

- Na! Mày mắc dịch mắc gió đâu rồi!

Le lưỡi, Na chạy về phía hàng rào, leo sang nhà mình. Ty nhìn theo cô bé, cậu chợt thấy lo lo vì giọng rít lại đầy giận dữ của bà Huệ, thím của Na.

Bước ra sân, Ty đi về phía rào, đứng bên đây, cậu nhón chân nghe ngóng.

Giọng bà Huệ rít giữa hai hàm răng mà Ty nhớ là khít rịt:

- Đồ ngựa Thượng Tứ! Cứ hở một chút là mày sang đó. Tao nuôi mày đâu phải để mày ... đi ngựa. Nói mãi không nghe, tao đánh cho mày nhớ đời.

Ty nhói tim khi nghe tiếng "thịch thịch" vang lên lẫn với tiếng bà Huệ rủa:

- Đánh cho chừa.! Không thì mày cũng theo trai như mẹ mày thôi. Đồ hư thúi!

- Trời ơi! Na là con gái, bị đánh như thế da thịt nào chịu thấu. Trước đây, thỉnh thoảng Ty cũng thấy người Na cô vài chỗ bị bầm, cậu hỏi, lúc nào con bé cũng trả lời trót lọt. Nào là bị đụng đầu, vấp tế, thậm chí con bé còn bảo là bị mèo chó cắn. Giờ thì Ty biết con ma độc ác ấy là ai rồi.

Bà Huệ thở hổn hển:

- Mày đi học làm gì nữa ở nhà tao kiếm việc cho làm.

Nãy giờ Na không rên rỉ van xin dù một tiếng, Ty chợt nghe tiếng con bé nức nở:

- Thím đừng bắt con nghỉ học. Con xin thím mà.

- Hừ! Dạo này trong nhà thế nào, mày biết rồi đó. Tiền đâu mà nuôi mày hoài? Chú mày chỉ giỏi nhậu nhẹt, cờ bạc. Không khéo ổng bán luôn cái nhà này bây giờ.

Bà Huệ gằn từng tiếng:

- Đầu tháng này, mày đi làm ở quán mụ Sáu Mập. Thay vì ở nhà để rù rì với thằng Ty.

Na bướng bỉnh:

- Đợi chú Lĩnh về, con sẽ nói với chú ...

Ty nghe một cái ''bốp" rồi rồi tiếng vật gì ngã xuống đất rất nặng. Quên cả sợ, cậu nhảy đại sang nhà Na. Căn nhà đóng kín cửa, Ty chả thấy gì.

Chạy đến cửa sổ, Ty nhìn vào gọi to:

- Na! Na ơi!

Bên trong im phăng phắc. Có lẽ Na và bà Huệ ở dưới bếp Ty chạy đọc hiên bên hông nhà ra phía sau:

Cửa vào bếp cũng đóng, Ty bồn chồn gọi tên Na liên tục.

Cửa bếp bật mở, bà Huệ bước ra mặt sưng sỉa:

- Mày gọi con Na chi vậy? Tao nói cho mà biết, nhà tao mới mất mấy chỉ vàng. Tao nghi con Na lấy. Mày xúi nó phải không?

Ty khựng lại. Cậu hoàn toàn bất ngờ vì đòn phủ đầu độc đáo của bà Huệ.

Cậu ấp úng:

- Làm gì có ... có chuyện đó ạ:.. Bà Huệ cười gằn:

- Vậy thì xéo đi. Tao cảnh báo mày đừng dây vào con Na, không có gì tốt đầu. Mẹ mày không thích và tao cũng vậy.

- Nhưng Na đâu rồi? Cháu muốn gặp Na có chút việc ạ?

Bà Huệ hất hàm:

- Việc gì cơ chứ? Chưa nứt mắt đã bày đặt hẹn hò hả? Mày leo rào vào nhà tao bằng ngõ sau bao nhiêu lần rồi Ty? Mày ra chưa?

Không, tao la làng lên cho mang nhục đó. Ty đành ấm ức nhảy trở về. Cậu nấn ná lên hàng rào chớ chưa vô nhà. Không nghe tiếng bà Huệ, cũng không nghe tiếng Na. Bị đánh như vậy, liệu con bé có làm sao không nhỉ?

Ty lo quá nhưng không tìm ra cách để xem con bé có việc gì không. Bụng dạ Ty nóng như có lửa. Là con trai, cậu chưa bao giờ biết rủa ai, ấy vậy mà lúc này Ty không ngớt lầm bầm rủa bà Huệ. Bà ta đúng là ác, ác hơn cả Tào Thị Nhỏ Na thật bất hạnh khi phải sống chung với bà ta.

Ty chợt nghe có người gọi ơi ới ngoài đường:

- Chị Huệ ơi! .... Bà Tư Sang chờ kìa. Chị đi không?

Giọng bà Huệ hối hả:

- Đi ...đi chớ ... Tui qua liền.

Ty mừng khấp khởi. Các bà tới nhà bà Tư Sang chỉ để gây sòng đánh Xâm hường, Tứ sắc. Bà Huệ mà đi cầu đến khuya lơ khuya lắc mới về. Bà nói chú Lĩnh bài bạc, chớ thực sự bà mới đích thực là bác gái thằng Bần:

Thấy bà Huệ te te cắp nón đi la, Ty thở phào. Cậu đợi bà khuất bóng là nhảy ngay qua rào. Chạy ào ra sau bếp, Ty gọi Na rối rít. Lâu lắm cậu mới nghe giọng Na nghẹn ngào:

- Tìm em chi vậy? Em sẽ nhờ anh Đốm ...

Anh Ty về học bài đi.

Ty bực dọc:

- Em ra đây coi.

Na ngập ngừng:

- Em không ra được ...

Ty quát như thường ngày cậu vẫn quát lây uy với Na:

- Tại sao vậy? Thím Huệ đánh em trúng đâu? Ra đây anh xem. Nhanh lên!

Bên trong lặng thinh. Ty nổi cáu:

- Không ra anh đập bể cửa đó.

Na kêu lên:

- Đừng làm như vậy.

Dứt lời, Na đẩy mạnh cửa bếp, Ty bước vào. Cậu thấy Na đứng tựa vách tường, trán dính máu.

Ty thảng thốt:

- Trời ơi! Bà Huệ định giết em chắc.

Na lí nhí:

- Tại em đụng đầu vào cạnh bếp chớ không phải tại thím Huệ ....

Ty hậm hực:

- Chết tới nơi rồi còn bênh bà.

Vừa nói, cậu vừa lôi Na ra ngồi xuống ghế:

- Bông, băng để ở đâu?

- Nhà này làm gì cô những thứ đó.

Ty lại kêu trời. Cậu nhảy tót về nhà lôi qua bông gòn, oxy già, thuốc đỏ, băng keo. Khi Ty quay sang, Na đã lau hết máu trên trán nhưng vết thương vẫn chưa khô.

Ty mím môi:

- Na ráng chịu đau một chút nghen.

Cô gật đầu với vẻ cam chịu. Ty đổ oxy già lên vết thương rồi lấy bông gòn lau. Cậu xót xa:

- Thế nào cũng có sẹo. May là ở sát chân tóc, không thì thành dân " mặt rỗ " rồi. Bà Huệ ác thật. Bữa nay bà không thua cháy túi mới kỳ đó. Anh rủa bả Tào Thị vô lương tâm ấy ...

Na mím môi làm thinh nhưng nước mắt lại ràn rụa khiến Ty thôi không nói nữa. Lòng cậu nhói đau. Từ bé đến giờ, ngoài những lần đánh nhau với bạn bè, Ty chưa bao giờ bị đòn, dù chỉ một roi. Ba mẹ cậu chủ trương dạy dỗ con cái bằng lời nói. Ty chưa từng trải qua nỗi đau thể xác. Nhìn Na cố đừng khóc, cậu nghe cay sống mũi.

Ty hỏi:

- Còn đau ở đâu nữa?

Na lắc đầu:

- Hết rồi!

Ty gằn:

- Nói dối! Anh đứng bên rào nghe hết trơn. Anh ghét bà Huệ quá sức.

Na nhìn Ty:

Dẫu sao thím Huệ cũng nuôi em lâu nay. Anh đừng ghét thím nha?

Ty cộc lốc:

- Anh ghét! Bả đâu phải thím anh.

Giọng dịu xuống, Ty lại hỏi câu vừa hỏi:

- Còn đau ở đâu nữa?

Na gắt:

- Em nói hết rồi mà.

Dứt lời, con nhỏ đứng dậy bước đi. Ty nắm vai Na kéo lại:

- Ngồi xuống đó.

Na ré lên:

- Ai da ...

Ty thấy Na nhăn mặt, ôm vai, cậu cuống quýt:

- Vậy mà nói hết. Đưa đây xem!

Na lắc đầu. Ty nuốt nước bọt:

- Mắc cỡ quái gì:

Lỡ bị gãy xương vai thì sao?

Na nhắm mắt lại thút thít. Ty không biết phải làm gì. Giá như có chị Xu ở nhà thì đỡ rồi.

Cậu ấp úng:

- Đau ... lắm hả?

Na gật đầu Ty.

- Bả đánh Na bằng gì vậy?

Chỉ cây dầu vuông để gài cửa dựng góc nhà, Na nói:

- Đó! Bằng cái đó!

Ty liếm môi:

- Còn trúng chỗ nào nữa?

Na bật khóc:

- Sau lưng! Không biết mấy cái mà kể.

Nhưng cái trúng ngay vai là đau nhất.

- Tại sao lại chảy máu đầu?

- Thím xô em ngã vào khung bếp. Đầu em đập vào đó mới chảy máu.

Ty hậm hực:

- Vậy mà định giấu. Ngốc vừa vừa thôi.

Bà Huệ đánh toàn chỗ hiểm. Không khéo gãy xương, dập phổi thì chết.

Na mếu máo:

- Chớ em đâu biết làm sao.

Ty nghiêm mặt:

- Đưa vai anh coi!

Na ré lên:

- Không được!

Ty chống nạnh:

- Con nhỏ này ngộ à! Anh là người xấu nết nên em sợ phải không?

Na lí nhí:

- Không phải!

Tay run run Na cởi nút áo cổ rồi trệch vai ra. Ty thấy vai Na bầm đỏ và sưng to lên.

Ty phán một câu chắc nịch:

- Phải bôi dầu thuốc và xoa bóp cho tan máu bầm. Chờ anh một chút!

Na ngồi im nhìn Ty chạy vội về nhà. Cô nghĩ đến viễn cảnh phải nghỉ học để làm việc ở quán bà Sáu Mập mà nước mắt cứ thi nhau rơi. Cô lạ gì cái quán sặc mùi rượu đó. Tới đó phụ chạy bàn cho các bợm nhậu, thà chết còn hơn.

Na tức tưởi khóc khi Ty bước vào. Cậu thảng thốt:

- Đau lắm hả?

Na lắc đầu. Ty cau mày giận dỗi:

- Sao lại khóc? Anh chẳng thèm nhìn vào người em đâu. Tự em bôi dầu rồi xoa bóp cho mình đi. Anh về đây!

Na nhìn Ty:

- Anh dừng về! Em khóc vì chuyện khác.

Ty liếm môi:

- Chuyện gì?

Na nấc lên:

- Em không muốn làm việc ở quán bà Sáu Mập, em muốn được đi học.

Ty dỗ dành:

- Anh biết rồi. Chuyện đó từ từ hẳng tính. Bây giờ lo bôi dầu đã.

Ty lắc chai rượu thuốc "An Triệu" rồi đùng tay thoa nhẹ lên chỗ bầm đỏ trên vai Na. Người cậu nóng bừng khi chạm phải làn da mịn màng của Na. Bất chợt Ty đỏ mặt quay đi, rồi lại ngần ngừ nhìn vết bầm trên vai cô.

Ty xót xa:

- Đau không?

Na gật đầu. Ty tức tối:

- Sau thím Huệ lại ác vậy chứ? Chỉ vì lý do không muốn em qua nhà anh mà đánh em trối chết. Lúc nãy bả còn chơi đòn phủ đầu vu cho anh là xúi em ăn cắp vàng của bả. Thím Huệ giỏi vu khống thật. Nhưng sao thím lại cấm anh và Na?

Tụi mình có làm gì sai đâu? Na chớp mi không trả lời. Ty cũng làm thinh, trong hậm hực:

Để chai thuốc rượu lên bàn, Ty căn dặn:

- Em nhớ bôi dầu đó? Anh về đây ...

Ngần ngừ, cậu nói:

- Đưa tờ báo tường, anh vẽ cho.

Na gượng gạo:

- Có cần không, vì đằng nào em cũng phải nghĩ học. Mai em sẽ mang vào lớp giao lại cho tụi bạn.

Mặt Ty đanh lại:

- Không có chuyện đó đâu. Anh sẽ nói với mẹ. Bà Huệ không ưa ba mẹ anh nhưng có vẻ nể. Hy vọng mẹ sẽ can thiệp để Na được tiếp tục đi học. Rồi còn chú Lĩnh nữa, chắc gì chú đồng ý để Na đi làm..:

Cứ nói với thím là chờ chú Lĩnh về đã ...

Mặt Na tươi tỉnh hơn một chút:

- Mong là cô Diệu nói thím em sẽ nghe.

Ty ngập ngừng:

- Lâu nay em có gặp mẹ mình không?

Na gật đầu:

- Em có gặp hồi Noel năm rồi, nhưng em giấu nên chú thím không biết. Mẹ ra đây cả một tuần, bà hẹn em ngoài biển, gần Đài Liệt sĩ.

Mắt Na mơ màng:

- Mẹ đẹp và sang trọng lắm. Gặp em mẹ chỉ khóc làm em cũng khóc theo.

Em còn nhớ Noel năm rồi trời rất lạnh, biển mùa đông xám xịt, sóng rất lớn như muốn tràn cả lên đường Trần Phú:

Mẹ đưa em vào khách sạn, chỗ mẹ ở, rồi dẫn em đi ăn. Mẹ bảo muốn mua quần áo đẹp cho em, nhưng sợ thím Huệ biết nên thôi. Trước khi về bà có cho em mấy chỉ vàng ...

Ty có vẻ thờ ơ:

- Vậy à!

Na lại nói:

- Em cất kỹ lắm! Mẹ dặn không cho ai biết về mấy chỉ vàng ấy ... Mẹ bảo để phòng thân.

Ty nheo mắt:

- Sao em lại nói với anh?

Na nhìn Ty:

- Tại anh là người tốt!

Ty nghe giọng mình lạ hoắc:

- Chỉ vậy thôi sao.

Na ngẫm nghĩ:

- Anh hay nạt nộ, hay ăn hiếp Na nhưng em biết, anh thương chớ không ghét em.

Ty nuốt nước bọt:

- Thằng Đốm cũng tốt với em vậy?

Na nhìn Ty:

- Nhưng ... Anh Đốm đâu phải là anh.

Ty ậm ự:

- Vậy không nói tới nữa. Anh hứa sẽ giữ kín bí mật này.

Na ngượng ngùng:

- Kể cả chuyện anh bôi dầu, bóp vai cho em nữa nha. Dị thấy mồ!

Ty bật cười:

- Ờ! Anh hứa! Mình ngoéo tay nè!

Na chớp mi. Bỗng đưng Ty thấy mắt nhỏ Na long lanh thật đẹp. Con bé chìa ngón tay út ra, Ty móc ngoéo. Ngay lúc đó, tự nhiên cậu thấy mình quan trọng, ít nhất trong cái nhìn của nhỏ Na.

Ty thì thầm:

- Sau này lớn lên, đi làm có tiền anh sẽ lo cho Na. Anh không để bà Huệ hành hạ em nữa.

Na buồn bã:

- Biết chừng nào mới tới sau này hả anh Ty? Em thấy sợ nếu phải, nghỉ học nay mai. Ty vội trấn an:

- Tối nay anh sẽ nói với mẹ. Em đừng lo.

Na gật đầu. Cô luôn tin tưởng vào Ty, lúc này cũng vậy. Cô tin Ty lúc nào cũng ở cạnh để lo lắng cho mình. Trong mắt cô bé, Ty chính là chàng hiệp sĩ võ nghệ cao cường xuất hiện đúng lúc để giúp người cô thế như mình. Với Na, Ty là số một.

􀃋 􀃋 􀃋 Bà Diệu khoanh tay im lặng. Lâu lắm Ty mới nghe bà nói:

- Mẹ không thích đụng vào bà Huệ, không thích một chút nào. Đây là chuyện riêng của gia đình họ, khó can thiệp lắm.

Ty cố thuyết phục:

- Mẹ phải nghĩ tới nhỏ Na. Mẹ không thấy tội nghiệp Na sao? Mới lớp mười một đã phải nghĩ học. Rồi sau này con nhỏ sẽ làm gì để sống?

Bà Diệu nhìn Ty:

- Mỗi người đều có số phận riêng. Con không thể buộc mẹ có trách nhiệm với việc con Na được học tiếp, hay phải nghỉ học để tới phụ quán bà Sáu Mập.

Mẹ chỉ có bổn phặn và trách nhiệm với chị em con thôi.

Ty bất bình ra mặt:

- Đây không phải là cách sống mẹ từng dạy con và chị Xu. Mẹ thường bảo tụi con cần có lòng trắc ẩn với cuộc đời. Vậy lúc này lòng trắc ẩn của mẹ đâu rồi?

Đang ngồi giũa móng tay, Xu lên tiếng:

- Sao em lại nói với mẹ bằng cái giọng gắt gọng như vậy? Chị nghĩ lòng trắc ẩn cũng phải đặt đúng chỗ.

Ty xụ mặt:

- Nói như chị nghĩa là nhỏ Na không đáng để mình quan tâm giúp đỡ à?

Xu khinh khỉnh:

- Chị không nói vậy. Nhưng chị ngạc nhiên khi thấy em quan tâm tới nhỏ Na hơi bị nhiều.

Ty hơi đỏ mặt:

- Na không có cha mẹ, em xem nó như đứa em ...hổng được sao?

Xu gật gù:

- A! Đó cũng là một dạng của lòng trắc ẩn. Được! Rất được nữa là khác!

Ty nổi cáu:

- Thôi đi! Kiểu móc ngoéo của chị nghe thấy ghét quá. Cứ thử nghĩ nếu rơi vào trường hợp của Na, chị sẽ khổ như thế nào?

Xu cười nhạt:

- Chị không thể rơi vào hoàn cảnh như nó được. Bất hạnh của con Na xuất phát từ mẹ nó. Gia đình mình và gia đình bên đó khác xa một trời một vực. Khó có hoàn cảnh khốn khó nào rơi vào gia đình mình lắm.

Bà Diệu lên tiếng:

- Hai đứa không cãi nhau nữa. Chuyện con Na mẹ sẽ tìm cách ...

Nhìn Ty, bà nói tiếp:

Nhưng con phải hứa với mẹ một điều.

Ty ngoan ngoãn:

- Mẹ cứ nói ạ!

Bà Diệu nghiêm nghị:

- Năm nay thi, con phải dốc toàn tâm toàn lực vào việc học. Mẹ không muốn con bị chi phối bởi những chuyện như vậy.

Hạ giọng, bà bảo:

- Mẹ nghĩ rằng, con nên bớt gặp gỡ, trò chuyện với Na, bà Huệ không thích đâu.

Ty suýt buột miệng:

"Bà Huệ cũng nói như vậy" nhưng cậu đã kịp im lại.

Lúc này đây cần phải dễ bảo để mẹ còn giúp Na được tiếp tục học.

Ty gãi ót:

Lâu rồi, con có gặp ga, chuyện trò với nhỏ Na đâu! Con nhỏ đó chán phèo.!

Xu bắt bẻ:

- Vậy sao em biết nó phải nghỉ học?

Ty phân bua:

- Hồi chiếu bà Huệ vừa đánh vừa mắng Na, em nghe nên ...nên ...mới chạy qua can. Xu châm chọc:

- Chà! Anh hùng dữ ta!

Bà Diệu nhấn mạnh:

- Mẹ dặn rồi đó! Không to nhỏ kiểu bên này rào nói qua bên kia rào, thậm chí đứa này nhảy qua đứa kia nhảy lại, khó coi lắm.

Ty nóng mặt. Cậu nhớ tới những lời của bà Huệ hồi chiều ... Sao người lớn toàn nghĩ xấu về bọn trẻ con như cậu và Na nhỉ. Cái hàng rào ấy có tự đời nào, hai đứa vẫn nhảy rào bao nhiêu năm, bây giờ bỗng dưng người lớn lại thấy khó coi.

Ty giận dỗi:

- Con lớn rồi, đâu cần mẹ dặn nhiều như vậy.

Bà Diệu nhỏ nhẹ:

- Chính vì con lớn, mẹ mới dặn ...

Ty ngắt lời bà:

- Con hiểu rồi!

Ty trở ra bàn học. Cậu làm tiếp phần bài tập dở dang. Xu ôm điện thoại để đầu láo với một bà trong đám bạn cùng thi trượt mấy năm đại học, cùng vô công rỗi nghề giống mình.

Buổi tối chậm chạp trôi theo tiếng còi tàu hỏa. Tiếng còi tàu như giục giã lòng người.

Bà Diệu nhìn ra cổng, chép miệng:

- Giờ này vẫn chưa chịu về. Công việc gì lắm thế không biết. Thật khổ thân cho ba các con.

Ty nhìn mẹ ái ngại. Dạo này ba đi công trường ở Bắc Phú Khánh nhiều khi không về nhà. Kỹ sư cầu đường rất vất vả. Mẹ lo rồi trách ba cũng đúng.

Xu gác điện thoại, đến bên bà Diệu, giọng hí hững:

- Mẹ! Con đi với Kim Ngà một chút nha!

Bà Diệu khẽ cau mày:

- Đi đâu mới được chứ?

Xu ậm ự:

- Đi vòng vòng rồi vào quán chè chứ đi đâu cho khỏi thành phố này hả mẹ.

Ở nhà hoài con chán muốn chết.

Ty chõ mồm vào:

- Bà đi lấy chồng được rồi đó!

Xu bĩu môi:

- Chẳng tên nào ra hồn để tao ưng. Cứ đi chơi cho sướng đã. Chồng con chi ở tuổi này cho khổ.

Bà Diệu nói:

- Đi thì liệu giờ mà về. Mẹ phải kiếm việc cho con thôi. Nhất quá tam ba bận. Năm nay là lần thứ ba, chắc gì con đậu đại học mà mơ.

Xu tỉnh bơ:

- Thì mẹ cứ tìm, nhưng đúng việc thích hợp, lương cao con mới làm.

Bà Diệu cười nhạt:

- Không chuyên môn, không bằng cấp mà đòi hỏi quá, mẹ cho con ra chợ ngồi bán bây giờ.

Xu nhún vai:

Mẹ bảo nhà mình tri thức ba đời, sao mẹ lại bắt con nhà tri thức ra chợ làm con buôn nhỉ?

Ty lại xía vào:

- Con buôn thì đã sao? Vẫn hơn "con ăn bám gấp mấy chục lần”.

Xu sừng lên:

Thằng này hỗn, tao cho cái tát bây giờ.

Bà Diệu gắt:

- Có thôi hay chưa? Chị em gì cứ như chó với mèo. Con Xu đi đâu thì đi rồi còn về sớm.

Xu xoa hai tay vào nhau:

- Mẹ cho con ít tiến dằn túi với.

Bà Diệu bực mình:

- Tiền đâu mà xin hoài vậy?

Xu gân cổ lên:

- Cả tuần nay mẹ có cho con đồng nào đâu?

Bà Diệu lạnh lùng:

- Mẹ hết tiền rồi.

Xu tỏ vẻ bất cần:

- Vậy con không xin nữa, nhưng mẹ đừng hỏi con tiền ở đâu ra mà xài nha:

Bà Diệu nhìn Xu trân trối:

- Ai dạy con ăn nói kiểu đó vậy?

Xu cụp mắt xuống rồi làm thinh dắt xe đi. Bà Diệu thở dài:

- Coi như đường học hành của chị Xu tới đây là đứt. Nó còn ôn tập, luyện thi cỡ nào cũng vậy thôi. Ba mẹ chĩ còn kỳ vọng vào con.

Ty nhìn bà:

- Con sẽ cố, mẹ đừng lo. Tốt nhất mẹ nên tìm cho chị Xu một công việc:

Bà Diệu gật đầu. Tới chỗ để điện thoại bà nhấn số.

Ty nghe và biết bà đang hỏi để xin việc cho chị Xu. Ba mẹ rất nuông chiều chị. Theo mẹ kể, hồi bé chị Xu ốm yếu bệnh hoạn luôn, bởi vậy ai cũng cưng.

Tới lớn, Xu tự xem mình là người được mọi người ưu tiên, ưu đãi, học thì lười, ba mẹ nói tới thì bỏ ăn, mất ngủ, sụt cân, suy dinh dưỡng. Dù biết chị Xu đóng kịch để làm nư nhưng ba mẹ xót con nên cứ cho qua, được nước Xu ngày càng lần tới, chị luôn làm theo ý mình. Xem ra ba mẹ đành bó tay thôi.

Ty chợt nghe mẹ nhắc tới Na. Điều này làm cậu ngạc nhiên. Mẹ tìm việc làm cho cả Na sao? Bà có hiểu lầm ý cậu không nhỉ? Mẹ khiến Ty thấy khó hiểu quá. Cậu rụt rè hỏi khi bà Diệu gác máy:

- Sao mẹ lại tìm việc cho nhỏ Na?

Bà Diệu thong thả đáp:

Mẹ định tìm cho nó một công việc bán thời gian. Nó sẽ đi học một buổi, làm một buổi. Chỉ có cách đó may ra bà Huệ mới để con bé tiếp tục đi học.

Ty ngần ngừ:

Chỉ sợ Na không đủ sức vừa học vừa làm.

Bà Diệu chép miệng:

- Cũng đâu còn cách nào. Phận không cha mẹ phải chịu cảnh thiệt thòi hơn người khác. Tiệm bán đồ mỹ nghệ ngoài biển đã đồng ý rồi. Ngày mai mẹ sẽ nói với bà Huệ để nó làm.

Ty dặn dò:

Mẹ nhớ nói khéo khéo nha. Bà Diệu lườm Ty:

- Khéo như thế nào. Con dám dặn dò cả mẹ nữa đấy à.

Ty vội nói:

- Con chỉ ngại bà Huệ nghĩ con kể với mẹ chuyện bầ bắt con nhỏ Na thôi học thì kỳ ...

Bà Diệu khoát tay:

- Mẹ phải có cách nói, con khỏi lo:

Chuyện của con là chuyên tâm học chớ không phải chuyện đàn bà, con gái nhỏ nhặt, tầm thường này.

Ty làm thinh. Cậu không nghĩ như mẹ, với Ty chuyện của Na không thể là chuyện nhỏ nhặt tầm thường, giữa hai đứa đã có bí mật riêng cơ mà.

Tạm thời Ty cứ lắng nghe chứ không cãi mẹ. Chỉ hy vọng mẹ giúp được Na tiếp tục đi học:

Được như thế Ty đã mừng lắm rồi.

Lòng nhẹ nhõm, Ty cầm bút lên. Cậu sẽ nghiêm túc chuyên tâm học cho mẹ vui, và cả Na nữa. Con bé đã lỡ ...nổ với đám bạn là Ty rất ...oách, cậu đâu thể làm Na thất vọng. Ty muốn mình là ...người hùng trong mắt nhìn của Na và của đám bạn con bé.


Chương 2

Na kiên nhẫn chờ hai người khách nhỏ tuổi lựa mấy vòng cổ bằng đá. Cô cậu chọn đã bao nhiêu món nhưng vẫn chưa ưng ý món nào. Na thấy anh con trai lăng xăng bên cô bé trạc tuổi mình. Cô bé mới kiêu hãnh làm sao khi món nào cũng õng ẹo chê. Na chớp mi, bỗng dưng cô nhớ đến Ty. Anh Ty không ngọt ngào với Na kiểu như anh chàng bốn mắt đang nói lời mật ngọt với cô bé, nhưng Na vẫn thấy thích nghe cách hay quát, hay nạt của anh Ty. Na biết Ty vờ dữ dằn với cô, chứ thật lòng Ty không như thế. Ty vẫn luôn lo cho Na đó thôi:

Na mỉm cười và khựng lại ngay vì nghe giọng con nhỏ chua loét:

Tự nhiên cười! Bán hàng gì ... vô duyên không thèm mua nữa, mình đi!

Anh bốn mắt kêu lên:

- Sao lại đi! Anh thấy xâu chuỗi đá này rất hợp với em.

Con nhỏ cong môi:

- Nhưng em không thích tiệm này. Mình qua chỗ khác mua.

Gã con trai nhìn Na, cười gượng gạo:

- Làm ơn cất những món này giùm. Cám ơn em nghen. Đừng phiền há!

Na cũng cười nụ cười rất gượng:

- Dạ, không có chi.

Nhìn qua hai người dung dăng dung dẽ bước qua đường về phía biển, Na nuốt tiếng thở dài ...Lâu rồi cô không được rảnh rang như vậy và cũng lâu lắm rồi anh Ty với cô không có dịp trò chuyện với nbau. Hôm dắt Na tới đây làm, bà Diệu đã nói dạo này anh Ty rất bận. Việc học chiếm hết thời gian của Ty, Na không nên làm phiền Ty bằng những chuyện như nhờ vẽ báo tường hay gặp ngoài rào để tán gẫu ...

Linh tính mách bảo Na không phải bà Diệu nói khơi khơi với cô như vậy, mà bà không thích anh Ty và Na thân thiết như ngày xưa.

- Tại sao nhỉ? Na có làm gì sai đâu? Mắt cô cụp xuống buồn bã khi nhớ tới mẹ mình. Trong mắt nhiều người, mẹ Na là hiện thân của cái xấu, một phụ nữ bỏ chồng con để theo người đàn ông khác thường được xem là thứ vứt đi.

Na vẫn còn nhớ lúc mẹ bỏ đi, cô đã sáu tuổi, cái tuổi có thể hiểu lờ mờ bi kịch của gia đình. Cô đã khóc, đã bỏ ăn mà lăn ra ốm.

Cả mấy tháng trời sau đó Na cứ ngẩn ngơ như mất hồn. Na hay lang thang một mình ra xóm Vườn Dương sau ga để nghe còi tàu hỏa, để trông mẹ về và để nhìn mãi hai đường tàu song song mà không biết nó chạy về đâu.

Cho tới bây giờ mỗi khi nghe còi tàu Na vẫn nôn nao cảm giác mẹ sẽ về.

Nhưng mẹ Na đã đi mãi, chỉ có nỗi buồn trở về thôi. Nỗi buồn như lúc nào cũng hiện hữu quanh Na.

Càng thêm tuổi, cô càng thêm thầm thía sự bất hạnh mà mẹ đã để lại cho mình. Trái tim Na như ứa máu mỗi khi nghe thím Huệ mắng mình nhưng lại động tới mẹ:

''Bỏ chồng con theo trai" luôn là câu ra rá của thím Huệ mỗi khi nổi cơn thịnh nộ. Trong suy nghĩ của mình, thím Huệ luôn có ấn tượng sau này lớn lên Na sẽ giống mẹ. Thím đã đóng vào cuộc đời còn rất ngây thơ, trong sáng của Na một dấu ấn đen khủng khiếp. Người trong gia đình còn thể huống hồ gì người dưng, bà Diệu nói xa nói gần như vậy là lịch sự, là tế nhị lắm rồi. Na phải biết thân biết phận, đừng tự nhiên chạy sáng nhà Ty, hay đứng bên rào réo anh như hồi còn bé. Thím Huệ, bà Diệu và biết đầu chị Xu, anh Ty cũng không thích như vậy. Người lớn lúc nào cũng chẳng nghiêm trang, chững chạc. Lóc chóc, lanh chanh như Ma chỉ tể bị mắng vô duyên.

“Vô duyên” như con nhỏ chảnh chọe kia vừa mắng Na chắng hạn. Cũng may tiệm chỉ mình Na, lỡ có bà chủ hay chị Liễu ở đây chắc họ không để Na yên đâu.

Na ớn nhất cặp mắt soi mói của bà Tuyến chủ shop chuyên bán quà lưu niệm này. Bà ta rất ngọt ngào với khách, nhưng với người làm công như Na thì bà lại chua cay đến mức tận cùng.

Na nghe nói, trước mình đã có nhiều người xin thôi việc vì không chịu nổi những cơn nóng giận, rồi trừ lương vô cớ của bà Tuyến:

Bà ta chuyên môn giận cá chém thớt. Con cá bà Tuyến giận nhưng không bao giờ dám chém là cậu con trai cầu từ tên Dũng. Chính vì Dũng mà bà bực mình cáu gắt rổi trút mọi bực dọc đó lên người làm. Na chưa bị họa lây kiểu đó lần nào. Có thể vì cô rất chăm và không cãi lời bà, cũng có thể vì Na được bà Diệu giới thiệu. Nhưng dù vì lý do nào, Na cũng phải cố gắng để không mất chỗ làm tốt hơn ở quán bà Sáu Mập nhiều.

Xếp lại những chiếc lược sừng cho ngay ngắn, Na ngẩng lên khi thấy có người bước vào. Không phải khách mà là cậu chủ Dũng, Cậu ta vênh váo:

- Mẹ tao đâu?

Na nhỏ nhẹ:

- Dạ ....cô Tuyến xuống chợ Đầm rồi?

Dũng khịt mũi:

- Xuống làm quái gì nhỉ?

- Em không biết.

Dũng chỉ vào hộc để tiển:

- Trong đó có bao nhiều? Mày biết không?

- Dạ, chỉ có mấy chục đồng lẻ để thối cho khách thôi.

Dũng quát:

- Con này láo! Bán buôn gì từ sáng tới giờ chỉ được mấy chục lẻ.

Na nuốt nghẹn xuống:

Cô Tuyến mang đi cả rồi.

Dũng lầm bầm:

- Bà già chơi đểu thật! Chiêu này gọi là phỗng tay trên. Được lắm!

Nhìn Na, Dũng bảo:

- Còn mấy chục thì đưa đáy mấy chục.

Na ngần ngừ:

- Đưa anh rồi tiền đâu để thối cho khách?

Dũng nhún vai:

- Đó là chuyện của mày.

Na thẳng thắn:

Anh đã nói thế, em phải giữ lại số tiền lẻ này. Anh thông cảm đợi cô Tuyến về ...Dũng sa sầm mặt:

- Mày đùa với ông hả? Cho mà biết, bà già tao còn chưa dám nói thế ... Mau đưa mớ tiền lẻ ấy đấy, nếu không muốn vỡ mặt.

Na lắc đầu:

- Em không đưa.

Dũng sần tới, Na lùi ra sau sát vách, vì bị dãy tủ kính chắn ngang nên cậu ta không chộp trúng Na.

Miệng liên tục chửi thề, Dũng bước ra sau quày, tới hộc tủ để tiền, cậu kéo ra. Nhưng hộc tủ đã bị Na khóa cứng ngắt:

Dũng rít lên:

- Mở ra, không tao giết mày?

Na lo lắng nắm chặt cái chìa khóa. Trong hộc có khá nhiều tiền chớ đâu phải chi vài chục đồng lẻ như Na vừa nói dối. Na có thói quen bao giờ cũng khóa tủ, cô khóa cho an toàn với khách lạ chứ không nghĩ tình huống thế này sẽ xảy ra.

Ngay lúc đó anh chàng kính cận và con bé chảnh ...bà cố quay lại. Dũng vội đứng xích ra ...

Thở phào nhẹ nhõm, Na ríu rít:

- Mời anh chị tự nhiên!

Con bé bĩu môi nghênh nghênh mặt, mắt nó hướng về phía Dũng đầy tò mò.

Cậu vuốt tóc, giọng ngọt sớt:

- Em mua gì, anh lấy cho.

- Con bé liếc anh chàng kính cận rồi cố ý nũng nịu với Dũng:

- Lấy cho em mấy chiếc vòng đồi mồi kia ...

Na thấy anh kính cận đỏ bừng mặt. Chỉ vào tượng Quan Công bàng đá, anh ta bảo:

Cho tôi xem cái tượng đó.

Na gật đầu. Cô nhón chân nhấc cái tượng khá nặng trên kệ xuống. Giá của nó không rẻ, nếu bán được, tiền chắc chắn lợt vào túi Dũng. Nếu anh ta chịụ nhận với bà Tuyến đã lấy số tiền đó thì đỡ lo cho Na. Ngược lại, anh ta chối, Na phải làm sao đây?

Na nghe anh kính cận hỏi:

- Có bớt không?

Na lắc đầu:

- Dạ không ạ!

Dũng vọt miệng:

- Em mua đi, anh bớt cho mười phần trăm.

Na nhăn nhó:

- Sao lại bớt ạ? Cô Tuyến sẽ mắng em đó.

Dũng cười ruồi:

Bữa nay sinh nhật anh, bớt cho khách chút ít lấy hên, mẹ không mắng đâu.

Na biết Dũng cố tình giảm giá để bán được hàng rồi lấy tiền. Anh ta làm gì còn tiền đến mức không đợi bà Tuyến về vậy chứ? Bữa nay Na kẹt cứng rồi, chắc chắn bà Tuyến sẽ nổi cơn tam bành khi biết chuyện. Nhỡ bà bắt Na phải bù tiền vào khoản Dũng lấy đi bằng cách trừ lương thì sao? Bức tượng Quan Công cưỡi ngựa, tay cầm đao dài thật oai nghiêm này có giá nhiều hơn tiền lương một tháng của Na. Nếu bà Tuyến làm thế thì coi như có làm không công cho bà rồi.

Lòng Na nóng hơ, cô vái trời cho bà Tuyến mau về. Nhưng trời cao lắm, không sao nghe được lời vái thầm của cô.

Con bé chảnh hỏi:

- Thế em mua trang sức có được bớt không anh?

Dũng gật đầu chắc nịch:

- Bớt chứ! Em mua nhiều đi, anh vừa bớt vừa tặng thêm một món hàng độc nữa kìa ...

Con bé cười tít mắt:

- Buôn bán như anh mới giữ được khách, chớ ai như ...người kia ...Chậc!

Thấy mà chán!

Dũng liếc Na, miệng xoèn xoẹt.

- Nó là người giúp việc ít học, lại hơi đần. Em cho anh xin lỗi nếu nó có làm gì khiến em không thích.

Con bé phán một câu chắc nịch:

- Đuổi hắt nó cho rồi.

Anh chàng cận cau mày:

- Em tới mua hàng thôi, sao lại nói kỳ vậy?

Dũng hắp háy mắt:

Khách hàng có quyền góp ý, anh hoan nghênh ý của em. Hết tháng này em sẽ không thấy con ngố đó nữa đâu. Anh xin hứa với ...thượng đế như vậy.

Con nhỏ chảnh vênh váo nói với anh bốn mắt:

- Thấy lời của em nặng ký chưa? Để anh lúc nào cũng bất đồng ý kiến với em.

Na nuốt nước bọt, cô không hiểu sao mình bị nhỏ đó ghét thậm tệ như vậy.

Phen này Na khó yên thân rồi.

Con bé bảo Dũng đưa cho nó xem mấy chuỗi hột đá lúc nãy nó đã xem rồi chọn ra năm chuỗi.

Nó khoe:

- Em mua để gởi qua Mỹ đó. Dũng trầm trồ:

- Em đúng là có mắt thẩm mỹ. Mấy chuỗi đá đó là đẹp nhất. Đi khắp hết Nha Trang này cũng không tìm ra những chuỗi đẹp như vậy.

Con bé phổng mũi:

- Em biết chứ! Thế anh tặng thêm em món gì nào?

Dũng ranh ma:

- Em cứ mua xong đi đã. Quà tặng đâu có cánh, em không lo nó bay.

Anh kính cận bảo Na:

- Gói cho tôi tượng Quan Công này.

Na lấy hộp ra rồi cẩn thận đặt tượng vào, cố chêm giấy xung quanh trước khi gói lại.

Con bé chảnh đẩy mấy xâu chuỗi về phía Na:

- Gói mớ này luôn ... Cho đẹp à nhe!

Dũng ngọt sớt:

Anh sẽ trừ phần trăm cho hai em.

Với tay lấy máy tính, Dũng nhấn số, thành tiền. Na rầu hết sức. Cô biết mình không thể tranh nhận tiền của khách Dũng được.

Dũng đưa tờ giấy tính tiền cho anh kính cận. Anh chàng lấy ví ra.

Na lách ra đứng trước Dũng. Câ đành lì mặt nói:

- Anh đưa tiền cho em nè ...

Dũng gắt:

- Cái con ngốc này bất lịch sự quá. Hàng chưa gói xong đã đòi tiền khách.

Mua bán kiểu này ai chịu cho nổi. Xéo ra coi!

Quay sang hai cô cậu, Dũng bảo:

- Anh xin lỗi hai em nha ...

Lấy ra một vòng đeo tay bằng đá màu hồng, Dũng nói:

- Tặng em!

Con bé khoái chí:

- Cám ơn! Anh hào phóng thật!

Na than trời trong bụng. Hào phóng kiểu này chắc bà Tuyến phải bán tiệm luôn vì con trai quá.

Cầm tiền trong tay, Dũng vênh mặt lên:

Lần sau hai em cứ ghé đây, anh sẽ bớt cho!

Tiễn hai người khách ra khỏi tiệm xong, Dũng quay vào lo le mấy tờ bạc trên hai ngón tay:

- Mày thấy cậu chủ mày tài chưa?

Thừa lúc Dung hiu hiu tự đắc, Na chồm tới chộp nhanh mớ tiền trong tay anh ta.

Dũng gầm lên:

- Đưa đây!

Na cương quyết:

- Không đưa! Cô Tuyến sẽ mắng em.

Dũng điên tiết:

- Còn tao sẽ đập vào mặt mày. Cái nào đáng sợ hơn.

Dứt lời, Dũng sấn tới khiến Na lui vào tường. Cô siểng niểng vì cái tát như trời giáng của Dũng. Mắt mũi hoa cả lên nhưng Na vẫn nắm chặt cứng tiền. Cô biết chắc nếu Dũng lấy số tiền này, bà Tuyến sẽ trừ vào tiền lương của cô.

Không có lương mang về, thím Huệ bắt Na nghỉ học ngay. Nếu không được đi học, Na không thiết sống nữa. Chính vì vậy bằng mọi giá cô phải giữ được tiền.

Thật may cho Na, bà Tuyến chợt về tới.

Thấy Na với Dũng đang giằng co, bà nhảy dựng lên:

- Chúng bây làm trò gì thế hả? Đây là chỗ tao buôn bán mà.

Na thở hào hển:

- Anh Dũng lấy tiền trong quầy, con không chịu nên ... nên ...

Bà Tuyến quát Na:

- Im đi! Tao hiểu rồi!

Dũng hậm hực bước ra:

- Người ở của mẹ giỏi lắm. Nó dám cãi lời chủ đấy.

Giọng bà Tuyến ngọt ngào:

- Muốn gì cũng phải đợi mẹ về.

Dũng lạnh tanh:

- Ai biết mẹ đi đâu mà chờ.

Bà Tuyến hạ giọng:

Mẹ xuống chợ rồi về chớ có đi lâu. Nào! Con muốn bao nhiêu mẹ cho!

Dũng búng tay:

- Một tờ một trăm thôi.

Bà Tuyến cười méo xẹo:

- Mẹ đâu có sẵn "đô" con cầm tạm năm trăm ngàn vậy.

Dũng cười nhạt:

- Chưa được năm chục đô. Mẹ nghĩ sao vậy? Con không rẻ thế đâu.

Bà Tuyến nghiêm nghị:

- Thế thì thôi. Mẹ đang thiếu tiền lấy thêm hàng nên không đưa nhiều cho con được. Dũng chống nạnh:

- Mẹ coi tiền nặng hơn con chớ gì? Con đi mẹ đừng kiếm mất công nha.

Thấy Dũng dợm bước, bà Tuyến rối lên:

- Đây này! Một triệu! Không cầm thì thôi ...trời.con ạ!

Dũng xoa hai tay:

- Ít ra cũng có cỡ này trong túi cho bạn không dám khinh, mà mẹ cũng thơm lây chứ.

Bà Tuyến chép miệng:

- Gớm! Mẹ không dám thơm lây từ con đâu.

Dũng tự đắc:

- Dân có máu mặt ở Nha Trang toàn gọi con là cậu Hai Quang Tuyến chớ đâu gọi con là Dũng. Đi tới đâu là con quảng cáo không công cho tiệm của mẹ tới đó, mẹ còn muốn gì nữa? Cha mẹ càng giàu, con cái càng xài sang.

Túi con mà rỗng thì thiên hạ cười mẹ. Bà Tuyến lắc đầu:

- Xài tiền rồi còn kể công nữa. Tôi sợ cậu Hai quá rồi. Cậu Hai Quang Tuyến à!

Dũng ném cái nhìn căm ghét về phía Na:

- Con muốn mẹ đuổi nó.

Bà Tuyến nói:

- Chuyện này mẹ không chiều con được. Dì Diệu gởi nó đấy!

Dũng nhét tiền vào túi áo:

- Vậy mẹ liệu dạy dỗ nó. Hồi nãy nó mới ăn một bạt tai của con thôi. Như thế là hơi ít. Hừ! Con gái gì lì như ...trâu.

Na chực ứa nước mắt vì những lời thô lỗ của Dũng. Mà tốn nước mắt với hạng người như anh ta làm chi. Với mẹ mình Dũng còn thế kia mà ...

Bà Tuyến nhìn Na:

Mặt còn in rõ năm ngón tay kìa. Cái thằng ... khỏe thật. Mà này, con đừng nói lại với cô Diệu nghe chưa?

Na lí nhí:

- Dạ! Nhưng cô vẫn cho con làm chứ?

Bà Tuyến thở dài:

- Anh Dũng nhất thời nói vậy cho hả giận thôi, cô đuổi con làm gì.

Na ngập ngừng:

- Con chỉ sợ ảnh lại đòi tiền ...rồi lại bạt tai con nữa.

Bà Tuyến trấn an:

Sẽ không có chuyện đó đâu. Cô sẽ bảo Dũng. Bây giờ phụ cô kiểm lại hàng rồi hãy về.

Na ngoan ngoãn:

- Vâng ạ!

Thật tỉ mỉ, cẩn thận Na lấy sổ ra ghi lại số lượng từng mặt hàng còn trong tủ kính.

Bà Tuyến vốn kỹ lưỡng, cứ mỗi cuối tuần bà đều cho kiểm kê hàng, đó cũng là cách kiểm tra người làm. Thường Na ở tiệm buổi chiều, buổi sáng do chị Liễu, cháu ruột bà Tuyến trông tiệm. Liễu cũng chẳng ưa gì Dũng, chính chị ấy cảnh báo với Na về cậu chủ tiêu tiền như rác chứ ai. Và cũng chính chị Liễu cho Na biết bà Tuyến sẵn sàng trừ lương người làm, nếu có thất thoát.

Điện thoại reo, đang nhấn máy tính để tính chi thu, bà Tuyến cau mày trước khi nhấc máy.

Giọng bà hốt hoảng khiến Na phải ngẩng lên:

- Hả! Cái gì? Ối trời ơi là trời! Nó làm sao? Trời ơi! Trời ơi ...

Na nghe bà Tuyến kêu trời mà rợn óc. Cô không đoán được chuyện gì đã xảy ra khiến một người có máu lạnh như bà phải mất bình tĩnh đến thế:

Na thấy bà buông ống nghe, mặt tái xanh tái mét.

Ôm ngực bà Tuyến phều phào:

Điện thoại cho chị Liễu biết thằng Dũng bị xe đụng nặng lắm ... Rồi đi vào bệnh viện với cô nhanh ... nhanh!

Na gật đầu:

- Vâng! Vâng! Cô bình tĩnh. Na chưa nói dứt câu, bà Tuyến đã xỉu cái đùng.

Không biết làm sao, cô đưng trơ trơ ra:

Mấy giây sau, Na mới vực bà Tuyến lên ghế và hối hả gọi điện thoại cho Liễu.

Dù ghét cay ghét đắng cáị.:

cậu chủ tóc xoắn tít ấy, Na vẫn vái trời cho nó không bị nặng. Nếu không, với cái tật giận cá chém thớt của mình, Na khó lòng yên thân với bà Tuyến.

Nguồn: http://vietmessenger.com/