Chương 3
Ty đứng bên này hàng rào đưa tay lên miệng ... mút chuột thật to nhưng không thấy Na ra.
- Con nhỏ này bị lãng tai rối chắc?
Ty bực bội đi tới đi lui nhưng không dám nhảy vào vì có chị Xu ở nhà.
Ty lại mút chuột thêm cái nữa rồi liếc vào nhà mình xem bà Xu đâu. Bà chúa nhiều chuyện ấy mà thấy cậu xù xì với Na thì chỉ rách việc.
Quay lại, Ty thấy Na, mái tóc của con bé ướt rượt, chắc nó vừa tắm xong.
Bước vội đến rào, Na hỏi:
- Gọi em hả?
Bỗng dưng Ty bực mình, cậu cộc lốc:
- Chứ hổng lẽ anh gọi ...con Mực? Làm gì lâu vậy?
Na vô tư đáp:
- Em đang gội đầu, làm sao ra ngay được.
Ty đưa cô một bịch xốp:
- Xoài sống nè!
Mắt Na sướng lên:
- Ở đâu anh có?
Ty ngang ngang:
- Bạn cho! Trong đó có mấy quyển Mực Tím, ngồi quầy buồn thì đọc.
Na xịu mặt:
- Em sợ không rảnh để đọc quá!
Ty kêu lên:
- Chà! Tiệm của bà Tuyến đắt dữ vậy sao?
Na lắc đầu:
- Không phải? Nhưng khó mà rảnh lắm ...
- Không có khách, em phải làm gì? Xỏ xâu mấy cái vòng cổ bằng vô ốc hả?
Hay chà mấy tượng bằng đá Non Nước?
Na nhún vai:
- Anh muốn nghĩ sao cũng được. Chỉ tóm lại, em bận lắm.
Ty cộc lốc:
- Trả mấy quyển Mực Tím đây!
Na trợn mắt:
- Ơ! Em sẽ đọc ở nhà ...
Ty bắt bẻ:
- Bộ ở nhà em rảnh hả? Thế nào thím Huệ cũng hỏi truyện của ai, rồi mắng xa mắng gần luôn cả anh. Anh ghét kiểu mắng mỏ chua như giấm của bả lắm.
Na nhăn nhó:
- Con trai gì nhỏ mọn quá! Hở tí là ghét người này, không ưa người nọ .... Kỳ!
Ty vênh váo:
- Ờ! Tui nhỏ mọn vậy đó!
Na nhìn Ty:
- Dạo này anh khó chịu quá1 Lâu lâu em mới nói chuyện với anh một lần, vậy mà cứ hầm hử, cứ cộc lốc. Rốt cuộc ở đâu em cũng toàn nghe nhưng lời ê ẩm lỗ tai.
Ty hơi quê, cậu lảng đi:
- Bà Tuyến hay nặng nhẹ Na lắm hả?
Na huồn buồn:
Cô Tuyến thì không đến nỗi nảo. Nhưng con cô ấy mới khó chịu. Em đến khổ vì hắn ta.
Ty cau mày:
- Thằng Dũng phải không?
Na gật đầu:
- Anh biết hắn à?
Ty nói:
- Sao lại không? Thằng đó quạy cả trường ai không biết tiếng. Nhưng nó ra tiệm làm chi nhỉ?
Na chép miệng:
- Anh Dũng ra đấy vòi tiền.
Nói tới đó, Na chợt nhớ tới cái tát của Dũng rồi những lời anh ta nhục mạ mình ...Cô không nến kể với Ty những chuyện này bất công phiền ...
Ty hỏi ngay:
- Thế em có đưa nó không?
- Dạ không! Bởi vậy mới khổ vì hắn ...
Ty có vẻ suy nghĩ. Một lát sau cậu nói:
Rồi cũng tới lúc Na phải đưa tiền cho nó. Tốt hơn hết em nghỉ làm cho xong.
Na kêu lên:
- Nghỉ ở đó chắc em phải ra quán bà Sáu Mập. Không được đâu! Cô Tuyến đã hứa sẽ không để anh Dũng ra tiệm quấy nữa ...
Anh ta vừa bị xe tông chẳng đi đứng gì được ...
Ty ngắt lời Na:
- Chẳng lẽ nó nằm một chỗ suốt đời. Cô Tuyến hứa là một chuyện, nó vòi tiền một chuyện. Cái thằng đó sẵn sàng đánh em để lấy tiền.
Bất giác Na đưa tay lên má, Ty nhìn cô trân trân:
- Nó đã đánh em phải không?
Na lắc đầu thật nhanh:
- Đâu ... đâu có!
Ty gằn:
- Thật không?
Na nuốt nước bọt:
- Thật ...Bộ em dễ bị ăn hiếp lắm hả?
Ty bứt rứt:
- Lẽ ra hôm mẹ giới thiệu em tới làm cho bà Tuyến, anh phải nhớ ngay cái thằng côn đồ ấy để ngăn mẹ lại. Chậc! Sao anh lại quên nhỉ? Lỡ như nó hăm dọa sẽ dùng nắm đấm bắt em đưa tiền thì sao?
Na nói cứng:
- Em cũng có cách đối phó chứ?
Ty hất hàm:
- Cách nào?
Na ấp úng:
- Tạm thời em chưa nghĩ ra.
Ty cười khẩy:
- Lúc em nghĩ ra được thì đã tiền mất tật mang. Chắc anh phải dạy em vài miếng võ phòng thân quá!
Na cười cười:
- Em biết võ "bảy chọ" là được rồi.
Ty nghệch mạt ra:
- Võ ''báy chọ" là ... là võ gì?
Na lém lỉnh:
- Là vỏ "bỏ chạy" đó. Ba mươi sáu kế chạy là thượng sách, hổng phải sao?
Ty lườm Na:
- Hừ! Chỉ giỏi lách chách cái mồm. Thôi, anh vào làm bài đây.
Ngần ngừ, Ty dặn dò:
- Nếu thằng "Dũng quắn'' ăn hiếp em, em phải cho anh biết, anh sẽ dạy dỗ nó tới nơi tới chốn. Nhớ đó!
Na gật đầu:
- Em nhớ rồi!
Na cầm bịch xoài vào nhà. Cô thích xoài vừa chín tới, chua chua, giòn giòn, ngọt ngọt và Ty hay chạy tới nhà bạn hái về cho Na.
Lần nào nhận xoài cô cũng vờ hỏi:
"ở đâu anh có" để nghe Ty trả lời:
“Bạn cho!”.
Những câu hỏi, những cầu trả lời như thế đã được lặp đi lặp lại báo nhiêu lần, song lần nào Na cũng thích nghe.
Vào nhà, Na lấy bài vở ra học. Cô phải tranh thủ để lát nữa còn đi làm. Na thở dài. Hai tiếng đó làm nghe sao sao ấy, Na không muốn bạn bè biết mình phải vừa học vừa làm. Trừ nhỏ Trang, bạn thân nhất, Na không hé môi với ai khác. Cô không muốn bị nhìn bằng ánh mắt tội nghiệp, dù cô vẫn thường xuyên bị nhìn như thế mỗi khi giáo viên chủ nhiệm đề cập tới trường hợp học sinh có hoàn cảnh gia đình khó khăn, cần được bạn bè quan tâm giúp đỡ.
Na mím môi nghĩ sang chuyện khác. Sắp kiểm tra học kỳ hai, cô phải học bài thôi. Trưa nay, thím Huệ không ở nhà, Na đi học về phải vội vã nấu cơm ăn cho kịp. Cái trứng luộc giằm nước mắm và trái dưa leo là thực đơn trưa của Na.
Cũng may là còn cái trứng, bằng không chắc cô chỉ có nước mắm.
Dạo này thím Huệ mê đánh Tử sắc quá sức. Ngày nào thím cũng đi từ sáng sớm tới khuya mới về. Được bạc thì không sao, chớ thua ấy hả, cầm chắc Na bị chì chiết, mắng mỏ. Nhũng lúc đó, Na chỉ khóc và nghĩ tới mẹ. Mẹ đẹp đẽ, sang trọng, giàu có nhưng bà lại bỏ mặc Na khốn khổ như thế này. Trong mắt nhiều người, mẹ thật đánh khinh, đáng trách, nhưng Na chưa bao giờ trách mẹ. Cô luôn tin rằng mẹ rất thương mình, song vì hoàn cảnh, mẹ không ở bên cô được.
Na giật mình khi nghe giọng the thé của chị Xu vang lên bên hàng rào:
- Na ...Na ơi!
Để vở lên bàn, cô chạy vội ra.
Mặt Xu sưng sỉa khó chịu:
- Bà Quang Tuyến nhấn mày ra sớm coi tiệm cho bà đi công việc. Đi bây giờ là được rồị.đó.
Na lí nhí:
- Cám ơn chị!
Xu bĩu môi:
- Ơn huệ gì! Không dám có lần hai đâu. Ai ở không nghe điện rồi chạy ra đây kêu réo mày.
Dứt lời, Xu kéo dép lẹp xẹp về nhà, Na cũng trở vào phòng.
- Vậy đó? Phận làm công, chỉ réo một tiếng là chạy có cờ. Bữa nay đâu phải lần đầu bà Tuyến bắt Na ra tiệm trông sớm như vậy.
Chị Liễu còn phải lầm bầm trách dì ruột của mình bóc lột sức lao động của người khác mà không trả thêm tiền kia kìa.
Dắt xe đạp ra, Na đạp đọc theo đường Thái Nguyên ra phía biển. Mùa này biển xanh lắm, Na vẫn thích nhìn màu xanh của biển ở cuối đường Cái màu xanh ấy đâu mắt làm sao:
Nó có thể khiến tầm hồn Na bình yên trước mọi cái ồn ào xô đẩy của cuộc sống. Tới cửa tiệm, Na đã thấy bà Tuyến đứng.
Giọng bà cộc lốc:
- Trông tiệm cẩn thận đó!
Na dắt xe vào tuốt bên trong. Chị Liễu ngồi chống tay, mặt chầm vầm khiến Na ơn ớn.
Cô e dè:
- Chị về đi!
Liễu nhìn Na:
- Chị nghỉ việc rồi. Em ráng làm một mình nha.
Na kêu lên:
- Chuyện gì vậy? Sao chị lại nghĩ?
Liễu tuôn ra một tràng:
- Chị chịu đời hết thấu rồi. Dì Tuyến càng lúc càng quá đáng. Na không biết đâu, hôm qua thằng Dũng phóng xe quẹt phải bà bán xôi trên đường Yersin. Nó gãy chân là đáng đời chi tội bà già bị trầy xườc tùm lum, ê ẩm cả người phải nghỉ bán cả tuần. Chị tuy vậy mới nói dì Tuyến nên gởi bà cụ ít tiển để thuốc men, bồi dương. Lúc đó dì gật đâu, chị liền đưa bà cụ mấy trăm ngàn. Ai ngờ bữa nay dì lại mắng, bảo rằng chị xài hoang, xài vào chuyện không cần thiết rồi trừ vào lương tháng. Em nghĩ coi có ai ăn ở vô hậu như vậy không?
Na khá bất ngờ trước những gì vừa nghe, cô ngập ngừng:
- Chắc cô Tuyến nói thế thôi, chớ ... chớ ...Liễu ngắt ngang lời Na:
- Cũng không ai đi nói như vậy. Chị không nể ai trọng đồng tiền hơn con người, dù đó là dì của chị. Rồi em coi thằng Dũng sẽ phá sạch cái gia sản này bây giờ. Em phải dè chừng nó, thằng ấy hoang lắm! Nếu tìm được việc khác dù ít tiền hơn em cũng nên nghỉ ở đây cho rồi.
Vơ cái túi sách đeo vào vai, Liễu nói:
- Chị về đây! Ráng nhớ những gì chị dặn:
Na gượng gạo:
- Vâng, em nhớ!
Na bần thần nhìn theo Liễu. Cô thấy chỗ làm của mình thật quá bấp bênh, điều đó cũng cố nghĩa chuyện học hành của cô cũng bấp bênh không kém.
Na sợ phải nghỉ học lắm. Nhớ tới chuyện học, cô vội lôi vở trong túi sách ra.
Bài sinh dài ngoằng, cô chưa thuộc lấy một chữ bài học sẽ làm kiểm tra vào ngày mai. Giờ này giữa trưa, chả ai đội nắng đi mua sắm, Na có thể an tâm gạo bài.
Nhưng chưa ... gạo được bao nhiêu đã có người vào tiệm. Thấy mặt người đó, Na chợt bối rối.
Cô cố ra vẻ tự nhiên:
- Anh Đốm đi đâu vậy?
Đốm không trả lời, cậu ta nhìn đáo đác khắp tiệm rồi tằng hắng:
- Thì ra Na làm ở đây. Hôm trước nghe cô Huệ nói em đi làm nhưng anh không biết chỗ nào. Ai ngờ ... Tiệm này của thằng "Dũng quắn", bạn cùng lớp anh. Na ấp úng:
- Vậy hả? Anh tìm anh Dũng à?
Đốm lắc đầu:
- Anh tìm em.
Na buột miệng:
- Chi vậy?
Đốm gãi ót:
- Anh muốn mời Na đi ăn chê đậu ván.
- Em mắc bán mà ...
- Chừng nào Na về chớ không phải bây giờ.
Na lắc đầu:
- Không được. Thím Huệ sẽ mắng em. Đốm ma mãnh:
- Ai bảo Na nói với cô Huệ làm gì.
Na nghiêm mặt:
- Em không đi đâu. Anh đừng bày đặt rủ rê, dị lắm!
Đốm cười nhạt:
- Em thích đi với thằng Ty chứ gì?
Na ấp úng:
- Em không thích đi với ai hết. Anh đừng nói bậy.
Đốm nhìn cô bé:
- Anh chỉ hỏi thế thôi, làm gì Na sợ dữ vậy? Thằng Ty bận đi với bồ, thời gian đâu để đi với em.
Na nhìn Đốm, cô định hỏi bồ Ty là ai nhưng đã kịp thời mím môi lại ...Anh Ty lớn rồi, thế nào cũng phải có bồ chứ.
Vớ cây chổi lông gà, Na quét quét lên mặt tủ kính một cách vô thức.
Đốm bắt lỗi:
- Em đuổi khéo anh đấy hả?
Na dừng tay:
- Xin lỗi? Em hổng cố ý ...Mà anh không đi học thêm sao?
Đốm ưỡn ngực:
- Anh đâu dốt như thằng Ty, hở một chút là học thêm ... học thêm ... học học thêm.
Na khó chịu:
- Sao anh biết anh Ty dốt?
Đốm nhún vai:
- Nhìn mặt! Nó mà khôn hơn ai.
Na làm thinh. Cô thấy ghét Đốm quá chừng. Anh ta dám chê anh Ty trong khi bản thân chẳng ra làm sao hết. Đã thế, Na không thèm nói chuyện với Đốm.
nữa.
Đốm nhấc một con ốc gai to lên:
- Trông ghê thế này, ai lại bỏ tiền ra mua nhỉ? Đúng là rỗng như vó ốc.
Na nhỏ nhẹ:
- Nói như anh chắc em mất việc vì mẹ anh Dũng phải dẹp tiệm quá!
Đốm thản nhiên:
- Câu mong tiệm này dẹp cho rồi. Anh sẽ giới thiệu em làm việc khác. Ba anh quen thiếu gì.
Na vội vảng bảo:
- Cám ơn! Làm chỗ này em thấy được rồi.
Dứt lời, Na làm thinh. Cô mong Đốm biến sớm chừng nào tốt chừng nấy.
Nhưng dường như không quan tâm tới sự im lặng của Na, Đốm lại múa võ mồm:
- Tiệm này nhỏ xíu, lương chắc hổng bao nhiêu. Đã đi làm phải chọn nơi chứ. Công sức bỏ ra phải được trả công xứng đáng ...
Cánh cửa thông ra nhà sau của tiệm bật mở. Dũng chống tó cà nhắc bước ra.
Mặt một đống như đang tức tối ai đó, Dũng ném về Đốm cái nhìn hằn học:
- Ê! Mày tới dụ người ở nhà tao đi chỗ khác làm hả ''Chó Đốm". Nói cho mày hay, đừng giỡn mặt với ''Dũng quắn'' nghen.
Đốm trừng mắt:
- Ai là người ở nhà mày? Ăn nói lịch sự chút đi.
Dũng cười khẩy:
- Lịch sự ....con mẹ gì! Người ở thì gọi là người ở chứ không lẽ gọi là cô là bà? Mày nghe tao sai biểu nó đây.
Tằng hắng một tiếng, Dũng cao giọng:
- Na! Đi mua cho tao tô mì Quảng.
Na chống chế:
- Em mắc coi tiệm.
Dũng lừ mắt:
- Tiệm để cho tao. Nó không biến mất đâu mày sợ.
Na nuốt nghẹn xuống:
- Nhưng mà ...
Dộng cây nạng xuống đất một cái thật mạnh, Dũng quát:
- Không nhưng gì hết. Đi ngay!
Na nghe hai má đỏ bừng, tim đập thình thịch vì phẫn uất. Cô biết Dũng muốn hạ nhục cô trước mặt Đốm cho bõ ghét, cho ra mặt ta đây là chủ.
Đốm rít lên:
- Con trai như mày hèn lắm.
Dũng khinh khỉnh:
- Hèn cũng được, sang cũng được, miễn có con à để sai là suớng rồi. Mày động lòng hả "Chó Đốm"? Hay mày ganh tị với tao? Nhìn mặt mày tao thừa biết mày mê tít con Na nên mới vào tiệm nhà tao để tán tỉnh.
Đốm gườm gườm:
- Mày không xứng là tay chơi đâu “Dũng quắn”!
Dứt lời Đốm bước ra khỏi tiệm. Na cũng ra theo, lòng nặng trịch với những gì vừa nghe. Cô nhăn nhó trách Đốm:
- Anh chỉ gây phiền phức cho em.
Đốm ấm ức:
Nếu không nghĩ tới Na, anh đã cho nó một trận.
Na nhìn Đốm phóng xe đi mà thở dài. Anh chàng nào cũng muốn thể hiện chất người hừng. Chỉ khổ thân Na là kẻ ở giữa. Tới quán mì Quảng gần đó, Na đứng đợi thay vì chờ người ta mang tới tiệm. Na thừa biết tánh ý Dũng. Anh ta thích ...đì Na cho bõ ghét, cô không bưng mì về thì còn tiếp tục mệt cho hết buổi làm việc.
Na vừa vào tới cưa tiệm, Dũng đã ra lệnh:
- Để đó rồi nhắc ghế lại cho tao!
Na đặt tô mì lên bàn, nhắc ghế lại đúng yêu cầu của Dũng.
Vừa xì xụp ăn, Dũng vừa chì chiết:
- Tại mày mà hôm đó tao bị xui xẻo.
- Hừ? Nếu mày chịu đưa tiển sớm, tao đi sớm thì đầu gặp vận hung đến mức chống tó thế này. Nhìn cái mặt mày tao chỉ muốn "bụp".
Na mím môi làm thinh. Một sự nhịn chín sự lành. Cô tự nhủ như vậy nên ngồi im mặc kệ Dũng vừa ăn vừa hỏi:
- Sao mày quen với thằng “Chó Đốm” vậy?
- Nhà em gần nhà ảnh?
- Có sát vách không?
- Không!
- Tiếc hỉ?
Rồi cậu nghêu ngao hát:
Ước gì nhà mình chung vách, hai đứa mình giở vách ngủ chung.
Na tức đỏ bừng mặt:
- Anh hát bậy!
Dũng cười hô hố:
- Nhà hai đứa bây có chung vách đâu mà lên tiếng. Hay tại tao hát bậy mà đúng ý hai đứa bây?
Na nắm chặt hai bàn tay lại. Cô không thể đôi co với Dũng. Tốt nhất vẫn là nhịn nhục. Nhưng Dũng đâu có để cô yên. Búng tay cái tróc, cậu ta báo:
- Rót cho tao ly nước lạnh!
Na lẳng lặng làm theo. Khi bưng nước ra, cô thấy trong tiệm có hai ba thanh niên trạc tuổi Dũng đang đi vào quanh các tủ kính đựng hàng.
Na đưa nước chơ Dũng và nhận từ cậu ta cái hất hàm:
- Vào trong di!
Na còn ngần ngừ, một thanh niên mặt đầy trứng cá đã nói:
- Cứ để con nhỏ ở đó. Mày kêu nó vào làm gì?
Dũng ra vẻ bình thán nhưng Na nghe như giọng cậu hơi lạc:
- Tao không thích cái mặt nó.
Quay sang Na, Dũng quát:
- Biến đi!
Na nhìn đám thanh niên, cô chợt chột dạ vì nhũng ánh mắt dữ dằn của chúng. Thay vì vào trong nhà, cô bê tô mì Quảng lên:
- Em đi trả tiền mì.
Rồi hấp tấp, Na bước ra đường. Qua quán mì cô ngồi xuống gọi cho mình một tô. Bà Hai mì Quảng bỗng nói:
- Nè! Mấy thằng vừa vô tiệm Quang Tuyến toàn thử đầu trộm đuôi cướp.
Sao con lại ngồi đây ăn mì mà không về coi hàng?
Na trả lời:
- Anh Dũng đuổi con ra đó chứ.
Bà Hai lắc đầu:
- Thằng đó toàn giao du với quỷ. Mày ngồi đây lỡ tiệm mất đồ, mụ Tuyến sẽ lóc xương mày ra để đền bù.
Nghe bà Hai nói thế, Na bật dậy:
- Nhưng con biết làm sao nếu anh Dũng để mấy người đó lấy đồ.
Bà Hai rành mạch:
- Mua đồ phải trả tiền, tụi nó mà không trả mày cứ chạy ra đường la làng, không ai bỏ mày một mình đâu mà sợ. Mau về đi!
Na vội đi về. Tới cửa, cô nghe giọng một đứa:
Tao lấy bao nhiêu đây vẫn chưa đủ số tiền mày thiếu đâu.
Dũng nói:
- Tụi bây phải thông cảm. Tao đang xui tận mạng. Cái chân gãy này ngôn của bà già biết bao nhiêu tiền rồi, bởi vậy hôm rày tao đâu moi được bá đồng ten nào.
- Đó là chuyện riêng của mày. Nhưng thiếu nợ thì phải trả, không bằng tiền thì bằng đồ.
Na bước vào, giọng tỉnh như không:
- Để em tính tiến rồi gói cho các anh.
Thằng mặt mụn sừng sộ:
- Tính tiền cái ...con mẹ gì? Tao đang xiết nợ thằng Dũng. Mày đừng có xía vào.
Na vừa nói vừa run:
- Những thứ này đâu phải của anh Dũng mà là mặt hàng em đang bán. Mấy anh phải trả tiền mới mang khỏi đây được.
Cả bọn cười lên hô hố. Một đứa hỏi:
- Nhỏ này là chị Hai mày hả Dũng? Sao nó nói nghe mạnh miệng quá vậy?
Dũng nhìn Na:
- Ra ngoài!
Na lắc đầu:
Cô Tuyến giao tiệm cho em, em không đi đâu hết.
- Con nhỏ này ngon. Nhưng tụi tao không trả tiền, mày nhắm làm gì được nào?
Na nhìn Dũng:
- Anh không được để bạn mình lấy đồ trong tiệm đi.
Dũng cộc cằn:
- Tiệm của tao, mày quyền gì mà ra lệnh?
Mày cút đi nếu không muốn ăn đòn!
Na xuống giọng:
- Em năn ni anh mà. Cô Tuyến đã dặn phả coi tiệm cẩn thận, em đâu làm khác được.
Dũng rít lên:
- Lằng nhằng hoải, mệt quá!
Phất tay, cậu báo:
- Tụi bây đi đi!
Thằng mặt mụn nhấc cái hộp đựng những món đồ mỹ nghệ lên.
Na đứng chận ngay cửa:
- Anh lấy đi là ...là tui la lên đó!
Dũng nói:
- Tụi bây cứ lấy. Tao đố nó dám la.
Na chạy ra ngoài vỉa hè:
- Tui la đó nghen! Bớ người ta ...
Thằng mặt mụn chửi thề rồi bỏ hộp xuống:
- Mẹ ....không nói nhiều nữa! Ngày mai nếu không trả tiền, thì coi như mày tới số.
Dứt lời cả bọn kéo nhau đi về phía biển. Na thở phào. Tới lúc này cô mới thấy sợ ....
Nắm hai bàn tay lạnh ngắt lại với nhau, Na ngần ngừ đứng ngay ngưỡng cửa.
Bên trong tiệm, Dũng chửi vọng ra:
- Chó má thật! Mày đúng là khắc tinh của tao. Từ lúc mẹ tao mướn mày về, tao toàn gặp chuyện xúi quẩy. Tao nhất định biểu bà đuổi mày.
Na làm thinh chịu đựng. Cô đứng ngoài này, Dũng làm gì cô được trừ chuyện ngoác mồm lên mắng. Mà Na đã quen nghe mắng lắm rồi ... cứ để anh ta tha hồ quát, miễn sao hàng họ vẫn còn đủ là Na đã đỡ khổ.
Với tình trạng này cộng thêm những lời của chị Liễu, Na thấy mình khó làm lâu ở đây.
Việc kiếm sống luôn bấp bênh với người nghèo ít học, không chuyên món..Cô Diệu đã nói thế với Na khi khuyên Na phải cố gắng học. Cô học mới đổi đời được.
Những lời khuyên của cô Diệu rất chân tình, song Na vẫn thấy lời khuyên ấy chính là một giới hạn cho Na biết gia đình Na và gia đình cô có đời sống hoàn toàn khác nhau.
Đổi đời luôn là mơ ước của nhiều người trong đó có Na.
Ngày xưa, ông nội của Na là một trong vài người giàu có tiếng ở Cầu Đá Nha Trang. Ông làm chủ hơn chục chiếc tàu đánh cá, của ăn của để không biết bao nhiêu mà kể. Nội có hai người con trai, ba Na là anh cả. Chính nhờ là con chủ tàu, ba mới cưới được mẹ, một hoa khôi của trưởng nữ trung học thời trước.
Nhưng việc làm ăn đâu phári lúc nào cũng xuôi buồm thuận gió. Qua mấy mùa bão liên tục đội tàu hơn chục chiếc của nội lớp chìm, lớp hư hỏng, của cải trong nhà từ đó đội nón đi ra. Ông nội Na buồn bực sinh bệnh rồi mất. Ba Na từ chỗ là cậu chủ bây giờ cũng phải theo tàu ra khơi ròng ra mấy năm trời, nhưng không thể nào vực dậy cơ ngơi của ba mình.
Trong dòng họ bắt đầu tiếng vào tiếng ra rằng ba lấy nhằm một người vợ khắc tuổi nên dẫn tới chuyện cả gia đình chồng ngày càng lụn bại. Lúc đó mẹ đang có mang, sức khỏe kém, lại thêm bị áp lực tinh thần nên mẹ đã sinh sớm.
Đứa bé là anh trai của Na không sống được khiến mẹ rơi vào trạng thái suy nhược trầm trọng. Phải mấy năm sau mẹ mới nguôi ngoai nhưng hầu như giữa mẹ và gia đình bên chồng là một hố sâu không gì lấp được, đã thế còn được đảo sâu thêm khi mẹ sinh Na là con gái chứ không phải con trai như mọi người mong đợi. Mẹ ẵm Na về nhà, nhưng bà nội đã bắt Na lại đưa người khác nuôi.
Mẹ chỉ được phép thăm Na chứ không được chăm sóc.
Nỗi đau này kéo dải nỗi đau nọ khiến mẹ trở thành một người khác, bà đã như cái bóng vật vờ trong gia đình chồng. Cuối cùng bà đã bỏ Na đi vào Sài Gòn với người đàn ông mãi tới bây giờ Na vẫn không biết mặt.
Nhiều năm về sau Na mới gặp lại mẹ. Mẹ đã đểi đời khi can đảm bước qua nỗi khổ của nhiều người. Hiện tại bà có hạnh phúc không? Đằng sau vẻ sang trọng, giàu có của mẹ là gì? Na không đoán được, Nhưng cô biết mẹ không ân hận khi bỏ cha con cô để đi tới chân trời khác.
Ty nghe giọng mẹ thảng thốt khi nghe điện thoại:
- Có chuyện đó nữa sao? Vâng, tôi sẽ tới ngay. Vâng ... Vâng ...
Bà Diệu gọi Ty và báo:
- Chở mẹ tới tiệm Quang Tuyến.
Ty nghĩ ngay tới Na, cậu ngập ngừng:
- Để làm gì hả mẹ?
Bà Diệu gắt:
- Đừng có hỏi. Đúng là làm ơn mắc oán.
Ty dẫn chiếc Cub tám mươi cũ xì ra. Bà Diệu ngồi ngay sau lưng cậu không nói gì nhưng thỉnh thoáng lại thở dài.
Ty không thể ngậm tăm, cậu buột miệng:
- Na ... Na bị làm sao hả mẹ?
Giọng bà Diệu khô khan:
- Tiệm mất đồ, người ta nghi nó lấy.
Ty kêu lên:
- Na không làm chuyện đó.
- Sao mày biết? Bần cùng sinh đạo tặc.
Ông bà đã nói vậy, khó sai lắm.
Ty nóng hơ trong lòng. Cậu tăng ga, chiếc xe phóng vút đi khiến bà Diệu ngồi phía sau la oai oái.
Tới tiệm, bà Diệu hấp tấp vào trước, Ty dựng xe sát lề đường rồi vào sau.
Cậu thấy bà Tuyến mặt đằng đằng sát khí, ''Dũng quắn" thì hầm hầm khó chịu. Còn Na thì cúi đầu không dám nhìn ai.
Tim Ty nhoi nhói đau. Cậu khó tin Na là đứa ăn cắp nhưng trong lộng buồn bực quá.
Giọng bà Tuyến éo éo vang lên:
- Chị đã qua, tôi có vài lời xin thưa. Truớc đây vì nể chị tôi mới nhận con Na vào làm. Ai ngờ nó là đứa tham lam, hư hỏng. Nó lấy cắp đồ nhiều lần rồi, nhưng mấy lần trước tôi không bắt tận tay day tận mặt nên thôi. Lần này thì chưa, chứng cứ hẳn hòi rồi. Đó! Chị nhìn mà xem nè. Chuỗi ngọc trai rồi cả vòng ngọc trai, nó bỏ trong giỏ mang về ...
Na nức nở:
- Con không có ...
Bà Tuyến vỗ bàn:
- Câm ngay! Mày được quyền nói hay sao?
Bà Diệu nhìn Na:
Nếu không phải thì hãy giải thích tại sao nhiều thứ này nằm trong giỏ con.
Na ấp úng:
- Đã có người bỏ ... bỏ vào.
Bà Diệu nhíu mày:
- Để làm gì, lời biện minh của con không thuyết phục.
Ty thoáng thấy "Dũng quắn" nhếch mép đắc ý. Cậu nắm tay lại tức tối.
Na lấm lét nhìn bà Diệu:
- Con cho là anh Dũng ... anh Dũng ...
Bà Tuyến rít lên:
- Có ai đi ăn cắp của chính mình không?
- Mày đúng là ngậm mấu phun người. Hừ! Tao đem mày giao cho công an, lúc đó khỏi chối con ạ!
Bà Huệ vội nói:
- Xin chị bớt nóng! Cháu còn nhỏ dại, nên không biết nghĩ. Chị bỏ qua cho nó ...
Bà Tuyến khoát tay:
- Bỏ qua à? Như vậy thiệt thòi cho tôi quá.
Bà Diệu nhỏ nhẹ:
- Chị có mất gì đâu.
- Lần này thì chưa, nhưng những lần trước thì đã mất. Tôi không dám mướn nó nữa đâu. Nay có chị đây tôi trả nó lại đó. Còn lương tháng này tôi trừ vào nhũng lần mất trước, coi như huề.
Bà Diệu ngần ngừ:
- Chị tính vậy tội nghiệp con nhỏ.
Bà Tuyến cười nhạt:
- Lấy ai tội nghiệp tôi? Không đưa nó ra công an là tôi nể chí lắm rồi.
Bà Diệu chưa nói gì, Na đã lên tiếng:
- Cô cứ đưa con ra công an, con không ăn cắp nên con không sợ.
Bà Tuyến kêu lên:
- Lại còn thế nữa à! Con này ghê thật!
- Chị thấy nó thách thức tôi chưa? Để chị nói nó hiền lắm, khờ lắm.
Bà Diệu vẫn bình tĩnh:
- Chính vì khờ nên nó mới tường công lý thuộc về mình. Chị cho con bé thôi việc, tôi không dám có ý kiến, nhưng tôi nghĩ chị nên trả lương tháng rồi cho nó. Làm ăn lớn như chị, mấy trăm ngàn đâu là bao, lại được tiếng vừa thương người, vừa rộng lượng.
"Dũng quắn" bĩu môi:
- Không lý do gì phải rộng lượng với hạng ăn cắp của chủ như nó.
Ty trừng mắt nhìn Dũng:
- Mày có qúa lời không Dũng?
Dũng khinh khỉnh:
- Chứng cớ rành rành. Tao chỉ nói đúng chuyện nó làm, có gì đầu gọi là quá lời.
Ty gằn:
- Gắp lửa bỏ tay người ... Mày ... mày ...
Bà Diệu gắt khẽ:
- Ty ... để người lớn nói chuyện!
Bà Tuyến nhìn bà Diệu:
- Con tôi nói đúng. Tôi không dung thứ đứa ăn cắp của chủ. Nhưng nghĩ tới chị, tôi bố thí cho nó mấy trăm ngàn, đó coi như để xả xui.
Na đanh giọng:
- Con không nhận tiền bố thí. Con muốn nhận phần lương trả cho công sức mình đã bỏ ra.
Bà Tuyến chua ngoa:
Lương, tao nhất đính không trả vì nó đã được trừ vào những thứ mày ăn cắp trước đây. Tao nể chị Diệu, nên bố thí cho mày mấy trăm ngàn ...Thế là tử tế với mày lắm rồi.
Na mím môi nói một lời:
- Con không ăn cắp ...Con không ăn cắp bất cứ món gì ở đây. Cô không trả lương con vẫn cám ơn cô đã cho con một bài học về kinh nghiệm sống. Con về đây!
Nói xong, Na vào trong dắt xe đạp ra đạp đi một mạch.
Ty nhìn theo con bé rồi quay sang nhìn “Dũng quắn”. Nó có vẻ hả hê trước những gì vừa chứng kiến. Tức tối, Ty bước ra ngoài. Cậu thấy tội nghiệp Na quá, con bé mất chỗ làm, mất tiền lương và mất cả danh dự vì bị gán tội ăn cắp.
Ty thoáng rùng mình khi nhớ tới khung cảnh bát nháo ở quán nhậu của bà Sáu Mập. Nếu Na phải vào làm ở đó, không biết chuyện gì sẽ xảy ra cho con bé.
Bà Diệu bước ra:
Vào chào bà Tuyến rồi về con. Ty cộc lốc:
- Con không chào người như bà ấy.
Lầm lì, Ty dần xe xuống lòng đường, bà Diệu càu nhàu ngồi sau lưng cậu.
Ty gắt gọng:
- Sao mẹ không để công an can thiệp vào đâu cho ra đó.
Bà Diệu cười khẩy:
- Công lý ít khi nào thuộc về người thấp cổ bé họng. Mẹ tưởng con phải khôn hơn Na để hiểu điều này chứ.
Ty nghẹn ở cổ. Cậu bắt bẻ:
- Nghĩa là mẹ biết Na bị oan nhưng mẹ mặc kệ? Nếu chuyện này xảy ra với chị Xu, chắc mẹ đâu để yên.
Bà Diệu bực bội:
- Con trách mẹ hả? Sao con không chịu nghĩ xa. Là người đứng giữa, mẹ phải làm sao đây? Nếu trước kia mẹ đừng vì con, đừng xin việc cho Na thì bây giờ đâu khó xử.
Ty làm thinh. Một lát, cậu nói:
- Mẹ phải nghĩ cho Na chớ. Rồi con nhỏ sẽ thế nào với vết nhơ ăn cắp ấy?
Bà Diệu lầu bầu:
- Chắc gì nó không làm chuyện đó. Mẹ không cho là nó bị oan.
- Nhưng con tin Na bị oan và người làm chuyện này là thằng Dũng. Nhất định con sẽ tìm thằng đó hỏi cho ra lẽ.
Bà Diệu kêu lên:
Mẹ cấm con lo chuyện bao đồng. Thi cử tới nơi rồi kia.
Ty lầm lì cho tới lúc về nhà. Dựng xe xong, cậu nhảy rào qua nhà Na mặc kệ cái nhìn tóe lửa của bà Diệu.
Nhưng Na vẫn chưa về. Ty hậm hực ngồi dưới gốc khế. Hoa li ti rụng tím một khoảng sân và lần đầu tiên trong đời Ty thấy màu tím buồn thê thiết.
Giọng chị Xu chua loét:
- Ty! Về ăn cơm!
Ty thẫn thờ đứng dậy. Na vẫn bật tăm. Con nhỏ đi đâu vậy kìa?
Vào bàn, Ty chợt no ngang cậu ngán ngẩm vì gương mặt nặng trịch của bà Diệu. Xu hỏi:
- Mày năn nỉ vỗ về gì con Na mà lâu thế?
Ty không trả lời. Cậu rất ghét cách châm chọc của chị Xu vì nó đầy ác ý.
Giọng Xu dài la:
- Con Na vậy mà ghê thiệt. Tao sẽ không bao giờ cho nó vào nhà mình.
Ty phê phán:
- Chị thật ác khi nói vậy?
Xu tròn xoe mắt:
- Ơ hay! Bộ tao nói hổng đúng hả? Lỡ mất này nọ phải bực mình không?
Bà Diệu mệt mỏi:
- Trời đánh tránh bữa ăn. Chúng bây làm ơn không cãi nhau nữa:
Cả ba người rơi vào im lặng cho đen khi có tiếng kèn xe ngoài cổng.
Xu bật dậy:
- A! Ba về!
Rồi lăng xăng mở cửa, cười ríu rít như con nít. Ty ghét kiểu đóng kịch ngây thơ của bà chị nhưng không nói ra.
Cậu thấy vui khi thấy ba mình về nhà, nhưng ít khi nào Ty biểu lộ như chị Xu.
Bà Diệu vội thêm chén, thêm đũa cho ông Thao. Hai người phụ nữ bắt đầu nói đủ thứ chuyện nhà.
Ông Thao vụt hỏi Ty:
- Con học hành tới đâu rồi?
Ty nhát gừng:
- Con đang ôn thi.
Ông Thao nheo nheo mắt:
- Thi tốt nghiệp ấy hả?
Ty vội nói:
- Dạ .... Ôn thi đại học. Tốt nghiệp chắc chắn con phải đậu rồi.
Xu chen vào:
Đừng chủ quan em. Khối thằng rớt tú tài vì những môn học bài đấy. Tao thấy mày lười học thuộc lông gần chết.
Ty mỉa mai:
- Chị siêng học thuộc lòng nên ngoài đậu tú tài ra chị chẳng đậu vào đâu cả.
Xu nóng mặt:
- Cái thằng láo? Để tao xem mây đậu vào đâu khi học không lo, mà lo ...
Bà Diệu nạt:
- Nói đủ chưa? Cứ ngay bữa ăn là cãi nhau, chúng bây thật kỳ cục.
Ông Thao có vẻ chú ý câu nói giữa chừng của Xu:
- Thằng Ty lo gì mà không lo học?
Xu vờ lùa cơm vào miệng để không phải trả lời. Thái độ này của cô càng khiến ông quan tâm.
Ông nhìn vào bà Điệu:
- Nó thế nào? Em nói đi chứ!
Bà Diệu nhăn mặt:
- Thằng nhỏ vẫn học hành tử tế chớ có làm sai đâu? Nếu cho rằng em không chăm sóc dạy dỗ con cái tốt thì anh ở nhà mà quản lý chúng, em mệt mỏi lắm rồi!
Ông Thao cáu khỉnh:
- Tôi có muốn đi làm xa đâu?
Bà Diệu cao giọng:
- Vậy anh đừng thắc mắc về con cái nữa.
Ty nhìn hai người:
- Con đã tự hứa sẽ đậu đại học. Ba mẹ đừng to tiếng mà.
Buông đũa cậu bỏ ra ngoài. Bên nhà Na vẫn đóng then gài, đèn đóm tối thui.
Ty sốt ruột quá. Con nhỏ đi đâu vậy kìa? Có khi nào phẩn chí, nó làm chuyện dại dột không?
Ty giật mình với ý nghĩ vừa thoáng qua. Vội vàng, cậu xách xe đạp tuốt la biển. Nhưng biển ban đêm có nhìn thấy được gì. Ty đành chạy lòng vòng trong thành phố.
Tới công viên trước ga, Ty thấy Na ngồi ủ rủ trên ghế đá cạnh xe đạp.
Cậu đáp vào lề quát to:
- Sao không về? Mất công người ta đi tìm.
Na chớp mi:
- Giờ này anh phải ở nhà học bài. Đạp xe lung tung thế nào cô Diệu cũng mắng. Anh về đi!
Ty nhìn Na:
- Em không về sao?
Na lắc đầu:
Về gặp thím Huệ, em sợ.
- Sợ cũng phải về. Con gái, ai lại ngồi một mình ở công viên.
Dường như không quan tâm đến câu Ty vừa nói, Na rầu rĩ:
- Đợt này chú Lĩnh đi biển lâu quá. Hơn hai tháng rồi còn gì. Không có chú ở nhà, thím bắt em đủ thứ. Em sợ lần này phải nghỉ học thật ghê.
Ty trấn an:
- Không gì Na phải lo.
- Em lo chứ! Thím Huệ mê cờ bạc, chuyện gì lợi cho mình là thím bắt em làm ngay. Chú Lĩnh có ở nhà đâu mà ngăn. Em vẫn bị cái quán bà Sáu Mập ám ảnh. Làm ở đó thà em bỏ nhà đi còn hơn.
Ty nói:
Tội vạ gì phải bỏ đi khi đó là nhà của em. Cứ bình tĩnh. Anh sẽ nhờ mẹ tìm việc khác cho Na.
Giọng Na hiu hắt:
- Em đã khiến cố Diệu mang tiếng. Cô có giúp, em cũng không nhận. Chắc mẹ anh giận Na lắm?
- Làm gì có! Mẹ anh phải biết Na là người thế nào chứ.
Na sụt sùi khóc làm Ty nhăn mặt:
Cậu nhìn ra phía ga, nơi đó lúc nào cũng nhộn nhịp người đi kẻ về.
Ty khẽ bảo:
- Đừng khóc nữa. Người ta nhìn kìa!
Na hít mũi:
- Sợ người ta nhìn, anh đừng ngồi đây.
Ty quạu quọ:
- Bực rồi nghen! Anh bảo về ... nghe chưa?
Na đứng dậy. Cô lên xe đạp đi một mạch khiến Ty phải vội vã đạp theo. Na không về nhà, mà ra hướng biển. Hai đứa cứ thế mà đạp xe.
Ty hỏi nhỏ:
- Em ăn gì chưa?
Na lắc đầu. Ty nói:
- Ăn bún bò Đề Bô nhá? Anh bao.
Na buồn hiu:
- Em không ăn đâu.
Ty xoa bụng:
- Anh đang đói mà, không ăn làm sao thức khuya học bài cho nổi.
Na ngạc nhiên:
- Anh chưa ăn cơm sao?
Ty kéo dài giọng:
- Chưa! Anh đi tìm Na từ chiều tới giờ.
Na chớp mi:
- Thật hả? Vậy thì đi ăn bún bò.
Ty nheo nheo mắt:
- Nói trước! Anh chỉ đủ tiền bún bò chứ không đủ tiền nước ngọt đâu nghen.
Na bật cười:
- Em chỉ uống nước trà của quán thôi.
Ty tủm tĩm:
Chỉ sợ nước trà không giúp em hết khát.
Na vô tư:
- Em đâu có khát.
Ty nghiêng đầu về phía Na.
- Khóc như mưa từ chiều tới giờ mà không khát à?
Nạ gượng gạo:
- Có khóc, nhưng đâu thể như mưa. Em càng nghĩ càng hận "Dũng quắn", nên khóc cũng chả nổi.
Ty lầu bầu:
Anh cũng nghi nó bày ra trò đó. Nhưng em làm gì mà nó lại hại em như thế?
Giọng Na phẩn uất:
- Dũng lấy đồ trong tiệm để gán nợ, em không chịu. Thế là ...
Ty im lặng nghe Na kể lại mọi chuyện nhưng trong bụng cứ sôi lên vì tức.
Cậu hậm hực:
Vậy mà trước đây bảo nghỉ làm cho nhà nó, em không chịu nghe.
Na kêu lên:
- Chắc thím Huệ để yên nếu em không có việc làm quá.
Ty xót xa khi nghe Na nói thế. Hai đứa tấp xe vào quán bún bò quen thuộc.
Na lăng xăng tìm hũ ớt vì cô bé biết Ty ăn ớt rất nhiều. Ty nhìn Na và buột miệng:
- Sau này anh sẽ lo cho em. Thật đó!
Na chớp mi:
- Sau này ...là bao giờ?
Ty ngập ngừng:
- Ờ thì ...Vài tháng nữa. Thi đại học xong, anh sẽ đi dạy kèm, tiền đó anh sẽ cho em đóng tiền học mua sách vở và những quyển truyện mà em thích.
Na hỏi:
- Anh không xài gì hết sao.
- Anh xài ít ít thôi.
- Nhỡ cô Diệu hay chị Xu hỏi, anh sẽ trả lời thế nào?
Ty phẩy tay:
- Ối dào! Thiếu gì cách tiêu tiền. Anh không biết nói xạo chắc.
Na chống cằm:
Hai tháng nữa ... Em chỉ thấy hai tháng nữa anh phải vào Sài Gòn, chớ vài tháng nữa sẽ không biết ra sao.
Ty ngập ngừng:
- Ờ ...Nếu thi đậu, anh phải đi học. Nhưng anh sẽ về. Lo gì chuyện xa xôi ấy.
Bây giờ lo no bụng cái đã, anh đói lầm rồi.
Người phục vụ mang ra hai tô bún bò nghi ngút khói, Na thêm ớt, rau ... vào tô cho Ty.
Tới lúc này cô mới thấy run tay vì đói.
Hai đứa xì xụp ăn thật tự nhiên. Thỉnh thoảng, Na lại xuýt xoa vì ớt quá cay.
Ty ngừng đũa:
- Anh thích làm ra tiền để đưa Na đi ăn món này món kia.
Na liếc Ty:
- Làm như em ham ăn quá vậy.
- Ý anh không phải thế.
Na cười cười, cô thấy được an ủi nhiều khi có Ty ở cạnh. Nụ cười chưa dứt trên môi cô đã nghe có người gọi:
- Anh Sơn ...
Na nhìn ra cửa, nơi có hai con nhỏ đang hí hửng bước vào. Cô gặp ngay cái nhìn khó chịu của một đứa. Đó là con bé dễ ghét từng vào mua hàng ở tiệm Quang Tuyến.
Na bỗng luống cuống. Cô làm rơi đũa xuống bàn, trong khi Ty cũng lúng túng.
Con bé dễ ghét kéo dài giọng:
- Anh Sơn vui quá há ...
Ty cười gượng gạo:
- Ờ! Bích và Thoa cùng vào ăn cho vui.
Na chớp mi. Cô không biết ai là Bích, ai là Thoa và cả hai là gì của Ty. Nhìn về bên ngoài, cách ăn mặc và nhớ lại cách mua sắm của con nhỏ Na từng gặp, cô biết họ thuộc dạng con nhà khá giả, cô biết họ hơn cô rất nhiều.
Mặc cảm thua thiệt chợt làm Na như co người lại. Cô im lặng nghe Ty và Thoa, Bích đưa đẩy.
Con bé dễ ghét nói:
- Nếu ngồi cùng một mình anh, tụi này mới vui, chứ giữa chừng chen ngang vô, tụi này hổng thích ... Mà hổng thích thì hổng vui ...
Quay sang đứa kia cùng, con bé hỏi:
- Phải không Bích?
Nhỏ Bích gật gù:
- Phải quá đi chứ! Ai lại đi phá đám.
Ty so vai:
- Có gì đâu! Anh tự nhiên lắm.
Nhỏ Thoa khinh khinh:
- Anh Sơn đi với ai vậy ta?
Ty dịu giọng:
- Đây là Na ...
Thoa ngất ngang lời Ty:
- Làm công ở tiệm Quang Tuyến chớ gì?
Na nóng mặt. Cô chỉ muốn mình có phép tàng hình hay thuật độn thổ để biến khỏi nơi đây.
Ty nói:
- Ờ ,đúng! Na phụ việc những lúc rảnh ấy mà. Vừa đi học vừa đi làm là cách tốt nhất để tiếp cận cuộc sống.
Thoa quẹt mũi:
Đó là cách của ...ai đâu, chớ bọn em thì không. Có tiền người ta tiếp cận cuộc sống kiểu khác, chớ kiểu giúp việc, làm công, em hổng ham.
Ty thản nhiên:
- Vậy à! Cách đó chắc chắn không hợp với anh ... Hai đứa cứ tự nhiên đi nhé.
Dứt lời, Ty để mặc hai con nhỏ tìm bàn ngồi, cậu rót nước trà cho Na.
Na cầm ly nước, cô uống từng ngụm như để dằn lòng, nhưng nước mắt tủi thần cứ chực trào:
Ty nhìn Na:
- Mình về!
Na gật đầu. Cô đứng dậy, mặc kệ những cái dè bĩu của Bích và Thoa.
Ty ra vẻ người lớn:
- Bích, Thoa về sau nhé!
Thoa dài giọng:
- Vâng!
Na đạp xe thật nhanh, Ty cũng thế. Cậu có ý phân bua:
- Hai nhỏ đó là em của bạn anh.
Na nghe giọng mình gắt gọng:
- Em có nói gì đâu!
Hai đứa bỗng rơi vào im lặng cho tới nhà.
Thiên Huệ vẫn chưa về. Na mở cổng dẫn xe vào khoảng sân tối đen.
Cô nghe giọng của chị Xu vọng qua:
- Mày đi với con ranh Na hả? Mẹ đang bực mình vì mày kìa, đồ ... ngu.
Na mỡ cửa, bật đên. Cô đốt nhang trên bàn thờ cho ông bà và riêng một nén cho ba mình.
Khói hương làm ngôi nhà ấm hơn nhưng lại làm Na buồn bã hơn khi nhớ tới người đã mất.
Na nhìn thật lâu người đàn ông trong hình. Ông cũng nhìn cô, trìu mến.
- Không biết ở nơi chốn xa kia, ông có biết Na đang khổ vì mất cha, thiếu mẹ không?
- Na chợt sợ khi nghĩ tới ngày mai. Tương lai với cô phủ màn sương ầm đạm. Nhưng Na sẽ phá tan lớp sương ảm đạm ấy. Cô tự hứa với bản thân và với đi ảnh ba mình.
Chương 4
Ông Lĩnh lầm lì nhìn bà Huệ:
- Tôi nói lần chót. Bà không được bắt con Na vừa làm vừa học. Tôi bây giờ dù nghèo nhưng đâu bần cùng tới mức không nuôi nổi đứa cháu mồ côi ăn học.
Bà Huệ cười khẩy:
- Tôi có bảo ông nuôi nó không nổi đâu?
Nhưng là con gái, học nhiều cũng vô ích, vài ba năm nữa cũng lấy chồng.
Ông Lĩnh gườm gườm:
- Chừng nào tôi đó hẵng hay! Bây giờ tôi chỉ yêu cầu bà để yên cho nó học.
Bà Huệ bĩu môi:
- Học cái quỷ gì! Tối ngày nó với thằng Ty cứ nhảy qua nhảy lại cái hàng rào. Không khéo, tôi với ông lên chức ông chú bà thím bây giờ.
Ông Lĩnh nhìn vợ:
- Là phụ nữ, bà không để ý quần lý, dạy dỗ con cháu mà lại đi nói những lời khó nghe như vậy. Bà thật độc mồm và vô trách nhiệm.
- Tôi không đám có trách nhiệm với con Na. Bởi vậy, trước đây tôi đâu nhận nuôi nó.
- Hừ! Càng lớn nó càng giống con mụ Thư. Để rồi ông xem, sớm muộn gì nó cũng ...
Ông Lĩnh quát:
- Bà im đi! Giống chị Thư thì sao? Chị ấy bỏ đi cũng một phần vì lòng đố kỵ nhỏ nhen của bà.
Bà Huệ gằn giọng:
- Ông đổ lỗi cho tôi à? Thật buồn cười!
Bà ta chả có gì để tôi phải đố kỵ hết.
Ông Lĩnh nhấn mạnh:
- Ít ra chị Thư cũng sanh cho anh Hai được đứa con ...
Bà Huệ tái mặt:
Ông im đi!
Bà Huệ thút thít khóc.
- Ông ác lắm ... ác lắm.
Ông Lĩnh làm thinh:
Một lát, ông nói:
- Tại sao bà không coi con Na như con của mình? Tôi nghĩ con nhỏ cần một người mẹ. Nếu bà thương nó, nó sẽ rất thương bà.
Bà Huệ cười khẩy:
- Tôi không có con, tôi không biết làm mẹ như thế nào và tôi cũng không thương được nó. Từ khi anh Hai chết tới bây giờ, tôi luôn căng thẳng vì phải chịu đựng con Na.
Ông Lĩnh nhìn vợ:
- Không sinh đẻ được, nhiều người phải xin con thiên hạ về nuôi. Đằng này, có sẵn con cháu trong nhà mà bà lại đối xử quá tệ. Rõ ràng bà không hề nghĩ tới nỗi khổ của tôi.
Bà Huệ đứng phắt dậy:
- Giờ ông muốn gì đây?
Ông Lĩnh chậm rãi đáp:
- Con Na là cháu tôi. Tôi coi nó như con đẻ. Nếu bà không xem nó như con mình thì đừng trách tôi đèo bòng.
Bà Huệ rít lên:
- Ông ...ông hâm dọa tôi à?
Ông Lĩnh thản nhiên:
- Tôi nói thật chứ không dọa. Tuổi tôi bây giờ có con vẫn chưa muộn đâu.
Bà Huệ lắp bắp:
- Ông ... ông ...
Ông Lĩnh ngắt lời bà:
- Hạnh phúc gia đình luôn nằm trong tay người phụ nữ. Bà không biết gìn giữ thì chớ có trách ai.
Dứt lời, ông lấy chiếc nón kết chụp lên đầu và bước ra ngoài hiên.
Bà Huệ thảng thốt hỏi với theo:
- Ông đi đâu?
- Uống rượu!
Bà Huệ cay đắng:
- Vừa về đã kiếm chuyện đi. Rốt cuộc, ông có còn coi tôi ra vợ không?
Ông Lĩnh quay lại:
- Bà tự hỏi mình thì hơn. Không người chồng nào lênh đênh mấy tháng trời ngoài biển lại bỏ đi nhậu khi vừa về tới nhà, nếu ngôi nhà ấy là tổ ấm.
Bà Huệ ngồi phịch xuống ghế. Ông Lĩnh đã đi khỏi cổng. Căn nhà im lặng đến tê người.
Bà không thích ngôi nhà này. Nó không phải của vợ chồng bà, mà của anh Hai Nhân, ba con Na.
Sau khi Hai Nhân mất xác ngoài biển, ông Lĩnh lãnh phần nuôi cháu nên hai vợ chồng bà đã tới đây ở, còn nhà mình bà mang cho thuê.
Ngôi nhà thênh thang lại âm u như từ đường luôn gợi cho bà những hồi ức xấu. Bà chỉ muốn bán phách nó đi để lấy vốn mở một sạp buôn bán ngoài chợ Đầm, nhưng đâu có được.
Bà Huệ ngọ ngoạy trên ghế. Nghĩ cho cùng, bà chưa bao giờ từ bỏ ý muốn có phần tham lam này.
Ngôi nhà là cả một tài sản lớn, muốn chiếm cho riêng mình đâu phải dễ. Con Na là thừa kế duy nhất, trừ phi nó biến mất khỏi cõi đời này, may ra ...
Bà Huệ nặng nhọc bước xuống bếp. Bà làm cơm nhưng đầu óc cứ loanh quanh lẩn quẩn những chuyện không thể.
Nếu có tiền, bà chả phải sợ ông Lĩnh đèo bòng. Thậm chí, bà sẽ bỏ ông chớ không để cho ông lên mặt dọa dẫm này nọ như vừa rồi.
"Lấy chồng ngư phủ hồn treo cột buồn".
Dân gian nói đâu khi nào sai. Bà có bao giờ ăn ngon ngủ yên vào mùa giông bão, biển động. Thắt thỏm, lo đến cháy lòng khi chồng lênh đênh trên biển là tâm trạng của những người đàn bà lấy chồng ngư phủ.
Nếu có tiền đã tự lo thân, bà sẵn sàng bỏ chồng để thoát kiếp có chồng ngư phủ. Môi mím lại, bà Huệ tưởng tượng lúc mình giàu có, còn ông Lĩnh và con Na phầt phơ ngoài chợ như ăn mày. Hai chú cháu dắt díu nhau tới chỗ bà buôn bán để xin ăn ...
Nhưng muốn được như tưởng tượng, bà phải làm sao chiếm hữu ngôi nhà này ...Có tiếng mỡ cổng, rồi tiếng dựng chống xe đạp. Chắc con ranh Na đi học về.
Bà Huệ ậm ự khi Na thưa bà. Con ranh chắc hả hê lắm khi biết mình không phải tới quán Sáu Mập bưng bê, rửa chén.
Chỉ nghĩ thế thôi, bà đã thấy bực mình. Bà càng bực mình hơn khi Na hỏi:
- Chú Ba đâu hả thím?
Bà cộc cằn:
- Tao không giữ ổng.
Na dè dặt:
- Có chừa cơm cho chú Ba không thím?
Bà Huệ gắt:
- Ăn hết! ổng đi nhậu có cần chi cơm.
Na lặng lẽ dọn chén đũa lên bàn. Cô xới cơm rồi mời bà Huệ.
Hai người ăn cơm một cách uể oái. Dù rất đói bụng nhưng Na không sao nuốt vô. Cô thám thía cáu "Mồ côi khổ lắm ai ơi ..." Ngoài cổng cô người gọi bà Huệ ơi ới ...
Khác hẳn mọi khi, hôm nay bà cau có bước ra, miệng lẩm bẩm:
- Có thằng chả về ... sao đi được mà réo giật ngược hổng biết.
Bà Tươi cười đùa:
- Ổng đâu?
Bà Huệ cộc lốc:
- Nhậu rồi?
Bà Tươi hấp hấy mắt:
- Phải nhậu hông đó bà?
Bà Huệ khó chịu:
- Chị nói vậy là sao?
Bà Tươi phẩy tay:
Mở cửa đi rồi tui nói cho nghe.
Nóng nảy, bà Huệ mở rộng cửa kéo bà Tươi vào.
Ngồi ngoài hàng la, bà Tươi hỏi:
- Con Na đâu?
Nó rửa chén tuốt sau bếp. Mà chuyện gì? Chị hỏi con Na làm chi?
Bà Tươi hạ giọng:
- Tại không muốn nó nghe vậy mà ...
Bà Huệ nôn nóng:
- Nó khống nghẹ được đâu. Chị nói đi ...vụ gì?
Bà Tươi thì thào:
Tui nghe đồn ông Lĩnh lập phòng nhì đó nha.
Bà Huệ sững người, mặt tái xanh. Bà lấp bắp:
- Ai đồn?
- Bà biết ai đồn làm chi? Chuyện cần làm là kiểm tra coi đúng hay sai.
Bà Huệ thừ người ra:
Kiểm tra bằng cách nào khi thằng chả đã cố giấu. Thiệt tui không ngờ ...
Bà Tươi ái ngại:
- Bà dở quá! Mất chồng như chơi đó!
Bà Huệ nghẹn giọng:
- Tui phải làm sao đây?
Bà Tươi chép miệng:
Bà rình coi ông Lĩnh đi đâu. Nếu đúng là ổng có ...con mụ nào khác, bà phái tìm cách đối phó.
Mặt bà Huệ đanh lại:
- Hừ! Tui mà biết con nào, tui sẽ cho nó một trận nhớ đời ...
- Bà tính đánh ghen hả? không nên đâu.
Ông Lĩnh là người sĩ diện, ông sẽ bỏ bà luôn nếu bà làm ổng mất mặt.
Bà Huệ rít lên:
- Để yên chịu kiếp chồng chung luôn sao?
- Tôi không đời nào ...
Dĩ nhiên có ai chịu như vậy. Nhưng vì bà không có con nên ông Lĩnh tìm được lý do Bà Huệ nhớ lại những lời xa xôi của ông Lĩnh lúc nãy. Thì ra, ông nói có mục đích chớ không dọa dẫm báng quơ như bà tưởng.
Máu ghen bốc lên tới đỉnh đáu khiến bà choáng váng.
Bà gầm gừ:
- Con đó là ai? Chị phải nói cho tôi biết.
Bà Tươi ngán ngừ:
- Bà nóng quá, tui hổng nói đâu.
Bà Huệ nuốt nghẹn xuống, nhưng cục tức cứ dâng lên khiến bà tối tăm mày mặt. Bà Tươi vội nói đó mà bình tĩnh đi. Chuyện đâu còn có đó mà.
Bà Huệ thều thào:
- Thật khổ thán tôi mười mấy năm hầu hạ ổng, nuôi cháu ổng ...
Bà Tươi thương hại:
- Sa vào mê hồn trận rồi thì còn nhớ gì nữa mà bà kể với lể. Tôi nghĩ thực tế nhất là bà lo cho thần mình. Lỡ ổng có con với mụ Bà Huệ mím môi:
- Tôi sẽ cho ông một dao ...
- Ngu đại gì ...Sợ ổng chết mà bà phải vào tù ấy chứ. Nếu là tôi ấy hả, tôi sẽ khiến ông trắng tay. Lúc ấy ổng sống cũng như chết.
Mắt bà Huệ sáng lên:
- Chị làm cách nào?
Bà Tươi phẩy tay:
- Thư thả rồi tui bày cách cho.
Dứt lời, bà Tươi tủm tỉm cười khiến bà Huệ hơi bị hẫng.
Bà Tươi hỏi:
- Bớt nóng rồi phải không?
Bà Huệ thở dài:
- Tụi cũng linh cảm thấy chuyện này.
Nhưng rồi nghĩ mình quấn trí khi tối ngày cứ ở nhà. Ai ngờ đầu ổng sanh tật ...
Bà Tươi thì thào:
- Con đó ở Xôm Cồn, mới ngoài ba mươi thôi ...Tui nghe đám bạn chày đi cùng ông biết nói cũng lâu rồi ... nay mới dăm cho chị Bà Huệ nhếch mối:
- Cám ơn chị ....
Bà Tươi thân mật:
- Bà cũng đừng rầu rĩ quá, lỡ đổ bệnh thì khổ thân.
Bà Huệ gượng cười nhưng trong bụng rối bời. Bà Tươi nhóng nhóng nhìn vào trong:
- Con Na đâu rồi chị?
Bà Huệ trả lời như máy:
Nó rửa chén dưới bếp.
Bà Tươi khen:
- Nó ngoan đó chứ!
Bà Huệ bỗng cay cú:
- Ngoan lắm cũng bằng con mụ Thư mẹ. Bà Tươi xua tay:
- Chị nói vậy tội nghiệp con nhó.
Bà Huệ bĩu môi:
- Ối dào? Tui ráng vài năm rồi kiếm chỗ gá nó cho xong. Chớ để nó trong nhà như chứa bom nổ chậm. Ngán ngược?
Bà Tươi nhiều chuyện:
- Tôi thấy thàng Đốm con bà Nhị khoái nó lầm. Thằng Ty nhà bà Diệu nữa ...
Bà Huệ chép miệng:
- Con trai xóm này thằng nào hổng khoái nó. Bởi vậy ...
Bà Huệ không nói nữa. Mất bà tối sầm những căm ghét. Làm sao bà đói xử tốt với con Na cho được khi ông Lĩnh đã không chung thủy với bà. Thậm chí tội lỗi của ông, con Na phải lãnh thay là khác.
Bà Tươi lại nói:
- Hai Nhân chết để lại con Na ngôi nhà này cũng đỡ chớ ...
Bà Huệ mỉa mai:
- Ờ đỡ ...Mấy thằng khoái nó hay khoái ngôi nhà này, ai mà biết.
Bà Tươi xua tay:
- Mấy thằng con nít ấy hổng nghĩ xa vậy đâu chị ơi!
Bà Huệ cười khẩy:
- Nó không nghĩ nhưng cha mẹ nó nghĩ.
Ngôi nhà này là của hồi môn của con Na.
Thấy bọn con trai lượn lờ quanh nó mà tôi ứa gan. Nói thiệt! Tôi chỉ muốn bán quách nhà cho rồi. Thử coi tới lúc đó còn thằng nào đeo con Na không.
Bà Tươi lơ lửng:
- Muốn thì làm chứ đừng nói miệng.
Bà Huệ nhìn bà Tươi:
- Làm sao bán được? Bán rồi ở đâu?
Bà Tươi nói:
- Ở đâu thây kệ ông Lĩnh và con Na. Bán nhà xong, bà ôm tiền đi xứ khác mua miếng đất nhỏ ở cho khỏe thân. Tui nói thiệt, bà hổng lo thủ trước, đến sau này lỡ ông Lĩnh trở quẻ đòi ly dị, bà chả được gì đâu.
Bà Huệ ngập ngừng:
- Nhẩm bán ngôi nhà này được không khi đó không phải của tôi và ông Lĩnh?
Bà Tươi nhìn bà Huệ:
- Bà lo xa quá. Thiếu gì cách bán. Nếu bà cần, tôi kiếm người mua giúp bà, cả căn nhà ở khu chợ Xóm Mới nữa ... Nhưng muốn vậy phải chờ lúc ông Lĩnh đi biển đã ...
Bà Tươi nói tiếp:
Đây gọi là chiêu khiến ông Lĩnh trắng tay. Lúc đó coi có con nào theo ổng nữa không. Bà Huệ buột miệng:
- Chị đúng là cao kiến. Nếu được, tôi nhất định đền ơn chị xứng đáng.
- Trời ơi! Có gì đâu mà ơn huệ.
Bà Tươi bật dậy:
- Thôi, tôi về ...
- Khoan đã! Chị phải cho tôi biết nhà con nhỏ đó.
Bà Tươi khoát tay:
- Từ từ bà ơi. Nóng quá hổng được đâu!
Bà Huệ ậm ự, tiễn bà Tươi ra cổng.
Trở vào, bà thấy Na dưới bếp đi lên. Trên tay Na là một ly nước cam vàng óng. Na mời:
Thím uống nước. Cam này bạn con cho ngọt lắm!
Bà Huệ lạnh lùng:
- Tao không khát:
Na đứng tần ngần với ly nước cam trên tay. Cô nhìn bà Huệ đi vào trong. Bà đang bực mình. Mà ngày nào thím Huệ không bực mình? Chỉ không biết vừa rồi bà Tươi đá to nhỏ chuyện gì mà mặt thím trông hình sự quá. Na ngao ngán lắc đầu. Cô uống một ngụm nước cam và nhận ra cam không ngọt như cô tưởng.
Ty nềm vút hòn sỏi vào cánh cửa sổ nhà Na. Đây là hòn sỏi thứ hai nhưng vẫn chưa thấy con nhỏ xuất hiện.
Cậu dịnh ném tiếp thì cửa lớn mỡ. Bà Huệ bước ra mắt dáo dác nhìn.
Ty vội ngồi thụp xuống trốn.
Giọng bà Huệ rít lên:
- Quân mắt dạy! Bà mà bắt tận tay thì biết!
Ty thở hắt ra khi nghe tiếng đóng cửa dánh rầm một cái.
Có bà ... chằn ở nhà, tháo nào cậu đợi hoài vẫn không thấy nhỏ Na. Con bé bị cấm cung rồi.
Ty bồn chồn trong sân. Cậu sẽ vào Sài Gòn sao cho đúng ngày mất để gấp rút luyện thi. Mẹ cậu vừa quyết như thế trong bữa cơm trưa. Ty muốn rủ Na đi biển chơi cho hết buổi chiều để đêm mai cậu xuôi tàu vào Sài Gòn. Nhà cạnh nhau mà muốn gặp con bề khó quá! Ty đâu thể đi trong im lặng, cậu biết Na sẽ rất buồn nếu cậu không một lời nhắn gởi con bé trước khi đi.
Ty dẫn xe ra, cậu đạp một mạch tới nhà thàng Luân. Nhỏ Trang em nó là bạn Na. Cậu phải nhờ nhỏ này mới được.
Thằng Luân mặt mày ngái ngủ bước ra vỉa hè, chỗ Ty dựng xe đạp:
- Trời! Thằng này sao mà trưa nắng chang chang lại chạy rong ngoài đường vậy? Ty vô đề luôn chớ không chấp câu móc méo của Luân:
- Trang có ở nhà không? Tao nhờ nó Luân ...lõ mắt nhìn Ty:
- Chuyện gì quan trọng dữ vậy?
Ty ậm ự:
- Chuyện không dính dáp tới gì tới mày hết. Bởi vậy đừng tò mò, mất thế đàn ông ...
Luân quẹt mũi:
- Nói hay lắm! Nhưng nhỏ Trang là em tao chứ mày nhờ vả gì nó phải thông qua tao chứ!
Ty thoảng lúng túng, nhưng vốn là đứa nhanh trí, cậu cao giọng:
Nói nhờ là không đúng. Thật ra, con nó. Na nhờ tao nói với nhỏ Trang đến nhà Luân gườm gườm:
- Chi vậy?
- Ai ...biết! Mà sao mày khó chịu vậy?
Luân xoa cằm:
- Trông mày gian lắm!
Ty nhe răng:
- Gian cái ...đầu mày. Lúc làm kiểm tra, chép bài của tao, mày có thấy tao gian không?
- Hừ? Nếu biết thế tao đã ...
Luân khoát tay:
- Đủ rồi!
Quay vào nhà, Luân ngoác mồm:
- Tra ... ng ... Tra ... ng ...
Ty châm chọc:
- Ỷ làm anh nên rống to như bò rống. Luân lườm:
- Nó điếc, không rống như bò không được.
Trang ngơ ngác chạy ra. Con nhỏ nhìn Ty rồi hỏi:
- Anh tìm em hả?
Ty gật đầu:
- Nhỏ Na nhờ anh nhắn riêng em chút chuyện.
Trang hấp tấp:
- Na bị làm sao hả?
Ty liếm môi:
- Không! Chuyện này hơi riêng tư ...
Ty liếc Luan. Thằng ...cô hồn khoanh tay đứng đó. Nó đúng là bất lịch, sự khi cố tình nghe chuyện gọi là riêng tư của người khác.
Thấy Ty ngập ngừng, Trang hối:
- Chuyện gì, anh nói đại đi.
Ty kéo nhỏ Trang vô sân rồi kéo nhanh cổng lại nhốt Luân ngoài đường.
Ty hạ giọng:
- Anh sắp đi Sài Gòn để ôn thi.
- Chừng nào anh đi?
Tối mai, cho kịp nhập học vào sáng mốt.
- Ủa? Vậy thì liên quan gì tới nhỏ Na?
Ty bối rối:
- Anh muốn gặp Na, nhưng dạo này cô Huệ ở nhà suốt. Cổ không ưa anh nên ...
Trang gật gù:
- Hiểu rồi! Nhờ em tới xin thím Huệ cho con Na đi chơi phải không?
Ty buột miệng:
- Em thông minh dễ sợ.
Trang nhún vai:
- Chuyện nhỏ như con thỏ ông Luân nhờ em mánh này hoài chứ gì.
Nhưng em không được hé môi chuyện này với ai đó, vì thím Huệ sẽ đánh Na ...
Trang mau mắn:
- Hiểu mà! Anh đợi nó ở đầu đây?
Ngoài biển. Ngay hàng dương ...
Trang phẩy tay:
- Rồi? Anh ra đó trước đi.
- Cám ơn Trang!
Ty mở chốt cổng, thằng Luân lừ lừ đi vào.
Nó lầu bầu:
- Mày đúng là gian.
Ty cười hì hì:
- Tao học mánh này từ mày mà ... à!
- Chừng nào mày vô Sài Gòn?
- Tao thi Thủy Sản, vô Sài Gòn làm chi?
- Ờ! Tao quên ... Thôi, tao biến ... Chừng thi đại học xong sẽ gặp lại. Mày ráng đậu nghe.
Luân gật đầu:
- Ừ! Mày cũng vậy!
Ty thơ thới đạp xe về hướng biển. Đang là tháng sáu, nhưng năm nay Ty không cô thời gian ra biển, dù mùa này đúng là mùa đẹp nhất ở Nha Trang.
Bài học thi tốt nghiệp, bài vẽ để thi kiến trúc ngốn hết thời gian của Ty. Cậu luôn xem chuyện ra biển như một món quà cho chính mình khi đã xong phần thi cử.
Tới đường Trần Phú, Ty dẫn xe lên lề rồi ra dưới hàng dương cổ thụ đã được cắt tĩa thành những khối vuông tròn lạ mắt.
Tựa lưng vào gốc dương già, Ty nhìn ra biển. Cậu chợt hồi hộp khi nghĩ sẽ không biết nói gì với Na. Càng hồi hộp khi cậu cảm giác đầy là một buổi hẹn hò.
Thật không ... bình thường chút nào. Mẹ cậu và bà Huệ mà biết thì cậu và Na chắc không yên thân.
Ty bồn chồn trông ngóng. Cậu vụt đứng dậy khi thấy Na đạp xe tuốt bên kia đường.
Con bé dắt xe lên cát bước vội về phía Ty, mặt hớt hải trông thật tội.
Ty chưa kịp nói gì, Na đã lên tiếng trước:
- Tối mai anh đi há?
Ty gật đầu:
- Ờ ...
Na ngồi xuống cát:
- Sao bây giờ mới nói?
Ty gượng cười:
- Bữa nay mẹ mới đủ tiến cho anh đi.
Na hờ hững:
- Anh gọi em ra đây làm chi?
Ty hơi cụt hứng:
- Thì để cho Na biết ...
Na bó gối nhìn con tàu ngoài xa tít tắp:
- Chỉ vậy thôi hả? Nếu vậy anh chĩ cần réo em ra hàng rào nói mợt câu là xong.
Ty nhăn nhó:
- Dạo này thím Huệ canh Na kỹ quá, anh muốn gặp Na có được đâu! Anh réo em cho bà chửi hả?
Na ngao ngán:
- Em khác nào bị giam lỏng. Nghỉ hè phải ở nhà với em thật đáng sợ:
Xem ti vi thì bị mắng, nghe radio cũng bị cần nhằn. Em có cảm giác mình sấp sửa mục ra.
Ty bật cười:
Cảm giác gì nghe ... văn chương tiêu cực quá vậy? Đừng nói với anh là Na làm thơ nghen.
Na chớp mi:
- Làm gì cũng bị thím Huệ chì chiết soi mói, thế là em ngồi vào bàn, lấy vở lấy viết ra cấm cúi viết ... Thơ không ra thơ, văn cũng không thành văn. Em chỉ thấy viết những gì chất chứa trong lòng ra giấy xong, hồn em nhẹ nhõm.
Ty nheo mắt:
- Lúc này hồn em nhẹ hay nặng?
Na cười cười:
- Nếu nặng chắc em không đội nắng, đạp xe ra đây nói.
- Nhớ cất những trang viết ấy để cho anh xem. Anh thích đọc những gì của Na. Na xịu mặt:
- Em đốt hết rồi.
Ty kêu lên:
- Sao lại đốt?
- Thím Huệ mà thấy thì thế nào cũng um sùm. Em đốt cho xong!
Ty chắt lưỡi:
- Em thích làm nhà văn sao không thử gởi báo? Đất suy nghĩ của mình uổng quá!
Na nhìn Ty:
- Nhắm ... người ta đăng không?
- Phải gởi thử mới biết chứ! Hôm vẽ báo tường, anh thấy mấy bài thơ của Na dễ thương lắm đó.
Na có vẻ không tin:
- Anh biết bài nào của em sao?
Ty hất mặt:
Sao lại không? "N" là em chớ ai?
Na dài giọng:
- Anh nói thơ của Na dễ thương nhưng có nhớ câu nào đâu?
Ty tâng hứng đọc:
- Thật ngoan trên bàn học.
Lời cô giảng ngọc ngà Là vàng rơi em khóc Mùa thu tuổi vừa xa ...
Na tròn xoe mắt:
- Anh thuộc cả bài thơ hả? Em không ngờ nha! Con trai mà cũng đọc thơ nữa.
Ty phì cười:
- Có qui định nào nói thơ dành riêng cho con gái đâu?
Na liếm môi:
Nhưng con trai thích thơ thường ... yếu lắm ...
Ty lườm cô:
- Bộ anh yếu lắm hả? Nếu cần, anh thừa sức đánh một lúc hai thằng như thằng Đốm.
Na nhăn nhó:
- Tự nhiên nói chuyện đánh nhau ... Ghét!
Ty lừ mắt:
- Ghét anh vậy chắc em ưa thằng Đốm?
Na đanh đá:
Ai dễ ưa thì em ưa hà. Anh Đốm chưa bao giờ chì chiết, mắng nhiếc em như anh.
Ty nhún vai:
Vì nó chưa bao giờ phải chịu đựng em như anh. Mai anh đi rồi em khỏi phải nghe anh chì chiết, mắng nhiếc. Sướng nhé!
Na làm thinh, Ty cũng thế. Ngoài kia, biển lấp lánh dưới ánh mặt trời, mặt biển cứ như vụn vỡ muôn ngàn mảnh thủy tinh.
Ty trở lại vấn đề cũ:
- Mai mốt viết rồi đừng có đốt nữa. Em thử gởi bài cho báo Mực Tím hay Hoa Học Trò xem.
Na ngao ngán:
- Em thấy danh sách bài nhận được in chữ nhỏ xíu, dày đặc cả một hai trang báo.
Dễ gì người ta đăng bài của mình.
Ty nói:
- Phải tự tin chứ!
Lấy trong túi "dết" ra một quyển sổ bìa cứng màu đỏ, Ty đưa Na:
- Để dành chép thơ của em. Bao giờ quyển sổ đầy em sẽ là người nổi tiếng.
Na so vai:
- Em chẳng ham nổi tiếng ...
Rồi cô trầm trồ:
- Quyển sổ đẹp quá? Biết tới bao giờ em mới làm đây nó nhỉ?
Ty nghiêm nghị như ông cụ:
Ăn thua ở chỗ em có muốn làm đầy nó không kìa. Anh tin vào khả năng viết lách của Na. Đừng phụ lòng anh đó.
Na yếu ớt:
- Em có khá năng gì đâu. Anh cho em quyển sổ này khác nào giao cho em một trọng Ty nói:
- Em đâu côn bé mà sợ trách nhiệm.
Na chớp mi:
- Em có một truyện ngàn ... Mà không biết phải là truyện ngắn hông nữa ...
Em viết về mẹ. Em viết xong rồi xé, rồi lại viết lại ... Càng viết, em càng thấy với em mẹ đúng là người xa lạ.
Ty thắc mắc:
- Sao lạ thế? Nếu là người lạ, cảm xúc ở đâu ra cho em viết?
Na chống cằm, mắt nhìn ra tận cuối trời:
- Em toàn tưởng tượng. Trong truyện, mẹ em là tiên trên trời. Một hồm tiên xuống trần chơi vả yêu rồi làm vợ một ngư phủ. Hai người có con, song tiên phải bay về trời, mấy nàm mới giáng trần một lần để thăm con.
Hai mẹ con thương nhau cách mấy cũng không thể gần nhau. Càng thương khoảng cách giữa thần tiên và người trần thế càng lớn.
Na chợt im lặng. Ty nhìn cô:
- Em tưởng tượng giỏi thật. Nhưng đoạn kết thì sao?
- Em vẫn còn chừa ...
Cười buồn buồn, Na nói tiếp:
- Tiên vẫn phải ở trên trời. Người trần ở dưới đất, cực khổ vẫn hoàn cực khổ.
Chắc kết cục là thế.
Ty an ủi:
Rồi một ngày kia, tiên lại xuống ban cho con mình phép màu. Em phải viết đoạn kết như thế chứ!
Na nhún vai:
- Giống chuyện cổ tích quá. Thời nay trẻ con côn không tin vào cổ tích, nói chi em.
Ty hùng hồn:
- Anh tin vào cổ tích. Thật đó!
Vậy phép màu bà tiên ban cho con mình là phép gì thế?
Ty nói ngay:
Phép biến khổ đau thành hạnh phúc.
Na gật đầu:
- Thứ phép mà ai cũng thèm muốn. Anh tưởng tượng siêu gấp mấy lần Na.
Ty vênh váo:
- Vậy mới thi vào Kiến trúc sư chứ.
Na chép miệng:
- Kiến trúc sư mơ mộng quá, xây nhà dễ sập lắm đó nha.
Ty trừng mắt:
- Chưa chi đã trù ẻo sập nhà.
Na cười khúc khích:
- Vàng thiệt đâu có sợ lửa ...
Ty gõ vào đầu Na:
- Liệu hồn đó!
Cô vờ kêu lên:
- Ui da? Làm người ta chán thương sọ não đi.
Ty hầm hừ:
Anh đâu có ác như thím Huệ.
Na nhăn mặt:
- Thôi mà! Dạo này thím hết bắt em đi làm rồi.
Ty ấm ức:
Nhưng bà vẫn ác. Mới vừa rồi, anh bị thím Huệ mắng la quân mất dạy nè.
Na cười cười:
- Tại anh ném đá vào cửa chớ bộ ....
Ty kêu lên:
Thì ra em nghe hết. Vậy mà làm thinh, đúng là tàn nhẫn.
Na vênh mặt:
- Em lên tiếng thì hai đứa cùng bị mắng, thậm chí có thể em còn bị ăn đòn.
Anh thích Ty ậm ự:
- Thích em bị àn đòn.
Na liếc Ty:
Anh còn hơn là tàn nhẫn nữa.
Ty dài giọng:
- Ờ? Anh là vậy đó. Rất tàn nhẫn, có thế người khác mới nhớ tới mình chứ.
Na khịt mũi:
- Người nào khùng dữ vậy kìa?
Ty ấm ức:
- Mai mốt không ai ăn hiếp chắc có kẻ sung sướng.
Na thản nhiên:
- Đương nhiên rồi!
Ty nhặt mấy quá phi lao và ném về phía trước một cách giận dữ.
Na cũng làm như thế. Cô hồn nhiên cười khi thấy mình nắm xa hơn Ty.
Na reo lên thích thú:
- Thấy chưa! Ai hay giận dỗi kẻ đó không có sức mạnh. Anh ném thua em rồi.
Ty khinh khỉnh:
- Ai thêm ăn thua với con gái.
Na xìu xuống. Cô nhặt một chiếc que vẽ vu vơ lên cát.
Na phụng phịu:
- Em về à ...
Ty năn nỉ:
- Mai anh đi rồi ... Ngồi một chút nữa.
- Em ngồi đầy, mai anh cũng đi ...
Ty ngập ngừng:
- Em không buồn sao?
Na lắc đầu:
- Không!
Ty gặng:
- Thật hả?
Na bình thản:
- Thật! Em thấy vui vì sẽ không bị ăn hiếp. Em thấy vui vì không ai thèm ăn thua với mình ... Em vui, rất vui là khác.
Giọng Na như nghẹn lại. Ty nghe tim mình nhoi nhói khi thấy mắt Na ngấn lệ:
Cúi đầu như có lỗi, Ty gượng gạo:
- Vui gì ... yếu xìu. Hay mình đi ăn mì Quảng?
Na đều giọng:
- Em không đói và cũng không muốn ăn.
- Vậy em thích gì?
Na ngồi bó gối:
- Em không biết!
Ty ngập ngừng:
Mình đạp xe xuống Hải Học Viện chơi. Nhỡ cô Diệu hay thím Huệ thấy thì chết. Ngồi đây vậy mà hỏng sao.
Ty càu nhàu:
- Nói gì cũng không ... ai chiều Na cho nổi.
- Em đâu cần ai chiều ...
Ty nheo mắt:
- Khó chịu quá!
Na vênh vênh mặt:
- Em là vậy đó!
Ty so vai:
- Muốn chọc cho anh tức à? Còn lâu anh mới tức.Còn trò gì nữa, bày ra luôn, mai anh đi rồi đó.
Na thách thức:
- Anh còn trò gì cũng bày ra trước khi đi đi. Trò vui, em mới chịu nha ...
Ty gõ gõ vào đầu:
- Để anh nghĩ đã ...
Na nghe như có người gọi mình. Quay về phía đường Trần Phú, cô thấy Dũng. Cậu ta chống nạng, đang cùng hai gã mặt hết sức cô hồn đi về phía Ty và Na ngồi.
Trán Ty cau lại. Cậu lầm bầm:
- Chuyện quái gì đây?
“Dũng quắn” chống nạng đứng trước mặt Ty và Na. Cậu ta khinh khỉnh:
- Rảnh nhỉ! Nhờ chút việc nhá!
Na lạnh tanh:
- Xin lỗi, tôi không quen anh.
"Dũng quắn" cười khẩy:
- Thế à! Cũng phải thôi. Chủ và tớ làm sao ngang hàng được mà quen.
Không quen nhưng biết nhau quá còn gì. Này cô em Osin, và thằng kia, ra chỗ khác ngồi ...
Ty đanh mặt lại:
- Làm gì có chuyện ra chỗ khác. Mày gây sự không đúng nơi rồi.
Dũng ra lệnh cho hai gã kia:
- Không nói nhiều. Tụi bây dẹp sạch chỗ này cho tao.
Ty đứng dậy trong sự lo sợ của Na, Cậu lầm lì:
- Tao không ngán bọn bây đâu.
"Dũng quắn" văng tục:
- Rồi mày sẽ ngán ... Mẹ kiếp! Hôm trước ở tiệm, thấy mày bênh con Na, tao đã hầm hơi. Bữa nay tao càng ngứa mắt trước cảnh tụi bây hò hẹn.
Na kéo tay Ty:
- Mình đi thôi anh!
Ty giật tay lại:
- Anh không hèn như vậy đâu.
''Dũng quắn":
- Muốn làm anh hùng trong ngõ hẹp hả ...Tụi bây cho nó biết tay đi!
Na nhìn gương mặt đanh lại của Ty mà sợ. Sao con trai thích đánh nhau thế nhỉ? Na nháo nhào ngó quanh với mục đích kêu cứu. Khổ nỗi giữa trưa nắng gát, biển rất ít người, cô chẳng biết kêu ai đây.
Hai thằng đi cùng Dũng lừ lừ bước tới.
Na sợ quá mức. Cô ngồi xuống bốc một nắm cát hất thẳng vào mặt một thằng đầu trọc. Bị bất ngờ, nó không tránh kịp nên ôm mặt la hét.
Dũng rít lên chửi thề. Nó vụt cây nạng gỗ vào người Na, cô quị xuống đau điếng.
Ty nhào tới đá một cú vào cái chân bó bột của Dũng. Nó rống lên rồi ngã lăn ra cát.
Thằng mập còn lại thụt lùi ra sau. Ty chạy tới bên Na. Cô bị một cây nạng vào người đau đến nín thở.
Nhìn gương mặt tái xanh của Na, Ty nổi khùng. Cậu lao tới đấm mạnh vào thằng đầu trọc vừa bị ăn cả nắm cát vào mặt. Đang dụi mắt, nó không sao tránh kịp trận đòn thù của Ty nên đành ôm đầu chịu đau.
Thằng mập chụp một khúc cây trên cát vụt lấy để từ sau lưng Ty. Cậu không tránh kịp đành đưa tay đỡ.
Na nghe Ty kêu lên một tiếng đau đớn nhưng cậu vẫn lì lợm chụp khúc cây của thằng mập.
Ngồi ôm chân trên cát, "Dũng quắn" nói không ngớt miệng:
- Đánh chết mẹ nó cho tao!
Ty quay người đá một cú ngay mặt nó.
"Dũng quắn" lại rống lên rồi đưa tay lên mặt.
Máu mũi nó ướt cả tay đó. Na rụng rời hết lên khi thấy cảnh tượng.
- Thôi! Thôi! Đừng đánh nhau nữa!
Dứt lời, cô bật khóc hu hu. Thằng mập và thằng đầu trọc dừng tay, Ty cũng đứng lại “Dũng quắn” thỡ hổn hển:
- Đồ chó chết! Tụi bây sẽ biết tay tao!
Gượng lâu lắm nó mới lê chân, chóng nạng đứng lên được. Hai thằng kia lườm lườm nhìn Ty rồi kè "Dũng quắn" đi.
Ty vội chạy đến bên Na:
- Em đau lắm hả?
Na gật đầu. Một bên hông ê ẩm khiến Na không thẳng người lên được.
Ty đỡ cô ngồi xuống, Na lo lắng:
- Tay anh có sao không?
Ty nhìn ngón áp út sưng to và nói:
- Có đau nhưng chắc không bằng em. Na thắt thỏm:
Cô Diệu biết anh đánh nhau với "Dũng quắn" thì chết.
Ty mím môi:
Mẹ mắng anh đành chịu, chớ anh không nhịn thằng khốn đó được.
Na nhìn tay Ty:
- Tay sưng to như vậy thế nào cô Dũng cũng thấy ...
Ty nhún vai:
- Anh sẽ nói tại té xe. Lo gì chứ ...
Na nhăn mặt:
- Dạo này anh nối láo hay thật ...
Ty tỉnh bơ:
- Anh nói láo vì người khác chỡ đâu phải vì anh. Suy ra anh chả tội lỗi gì ráo.
Na phụng phịu:
- Em mới là nguyên nhân mọi tội lỗi hả?
Ty cười. Cậu bóp nhẹ ngón áp út bắt đầu đau của mình. Thằng 'Dũng quắn" đúng là thứ tiểu nhân, khốn nạn. Ty thề không đội trời chung với thứ đàn ông, con trai như nó. Cậu ngập ngừng:
Anh sợ khi anh đi rồi, thằng Dũng sẽ kiếm chuyện với Na ... Em phải hết sức đề phòng nó.
Na gật đầu:
- Em biết mà!
Hai đứa chợt im lặng. Ngoài kia biển bắt đầu sẩm màu, biển đã thôi xanh và chuyển qua màu tím. Na thảng thốt:
- Chiều tới rồi ...sao mau vậy?
Giọng Ty tha thiết:
- Na ...
Na ngỡ ngàng quay sang và chạm phải gương mặt rất gán của Ty. Cô bỗng cuống cá lên khi Ty kéo nhẹ cô. Na mềm người, cô tựa đầu vào vai Ty, trái tim như muốn rơi ra ngoài.
Na có cảm giác Ty cũng run như mình. Hai đứa ngồi sất vào nhau nghe biển hát.
Ty thì thầm bên tai cô:
Ước gì mình được ngồi như vầy hoài. Na như bừng tỉnh, cô ngồi xích ra.
- Em sợ cô Diệu và thím Huệ ....
Ty khẽ gắt:
- Anh khống muốn nghe từ "Sợ". Anh không sợ gì hết và em cũng phải như anh Na để yên tay mình trong tay Ty. Bên anh, cô luôn thấy bình yên. Nhưng ngày mai Ty đã đi rồi. Ai có thể đoán được chuyện gì sẽ xảy ra trước một cuộc chia ly:
Giọng Na nức nở:
- Không có anh bên cạnh, Na sợ mọi thứ.
Ty chắt lưỡi:
- Thi đại học xong, anh lại về.
Nhưng rồi anh lại đi. Một mình em biết phải làm gì.
Ty kêu lên:
- Em đừng có khóc ...
Rồi cậu nâng gương mặt nhòa nước mắt của Na lên. Tim cậu như bị ai siết mạnh. Tay vụng về, Ty run run lau nước mắt cho cô. Ngay lúc đó một cảm giác rất lạ chạy luôn trong cơ thể Ty. Hai người biết nhau từ bé nhưng chưa khi nào cậu gần Na đến gần như vậy. Ty đang run và Na cũng vậy. Gương mắt vả đôi mắt trong veo của cô sẽ theo anh khi Ty vô Sài Gòn. Ty biết vậy và tự dưng trong anh dâng lên nỗi khát khao kỳ lạ.
Nín thở, Ty cúi xuống. Na tròn mắt nhìn anh rồi cô khép mi. Ty cuống quýt đặt môi mình lên môi Na. Môi cô mím lại, tay bấu chặt vai Ty rồi cũng chính Na dịu dàng đáp lại môi Ty.
Đang trôi trong cảm giác bềnh bồng, Na bỗng xô mạnh Ty ra làm cậu bật ngửa trên cát.
Na chạy vội tới chỗ để xe đạp và cuống cuồng đạp đi khi Ty thảng thốt gọi tên cô.
Nguồn: http://vietmessenger.com/