Bà Thư nhìn chồng:
- Anh nghĩ sao về đề nghị của thằng Chí?
Ông Thuần ậm ự:
- Anh thông cảm và đương nhiên sẽ giải quyết.
Bà Thư hỏi tới:
- Anh giải quyết bằng cách nào?
Ông Thuần chép miệng:
- Thay người khác vào chỗ Na đang làm.
Tức là không để con nhỏ và Sơn gặp nhau.
Ông Thuần ngập ngừng:
- Đó chỉ là giải pháp tình thế. Thằng Chí thiếu bản lĩnh khi yêu cầu anh như vậy!
Bà Thư nhíu mày:
- Ý anh là sao?
Ông Thuần nhìn vợ:
Thằng Chí trói chân con Na nhưng đâu trói được trái tim nó.
Bà Thư nhíu mày:
- Chẳng lẽ anh cho là con Na có tình ý với thằng Sơn.
Rõ ràng như vậy, "tình cũ không rủ cũng đến". Anh có hỏi và Sơn đã kể thật.
Hồi hai đứa còn ở cạnh nhà, chúng nó rất thương nhau nhưng thím Huệ và mẹ thằng Sơn đều cấm. Sau đó Sơn vô Sài Gòn học, rồi hai đứa mất liên lạc vì những suy nghĩ nông nỗi, trẻ con. Thằng Chí thừa biết chuyện này nên mới ghen ra mặt.
Bà Thư thở dài:
- Em không biết phải làm sao đây. Hồi đó, em đã bỏ con bé lại, nên bây giờ ...
Ông Thuần ngắt lời bà:
- Đừng tự trách mình. Người ta chỉ có một cuộc đời và cũng chỉ sống một lần. Em có dằn vặt, chuyện cũng qua rồi. Cái trước mặt là làm sao cho Na được hạnh phúc.
Bà Thư rầu rĩ:
- Dạo này nó buồn lắm.
- Anh biết! Hôm bất ngờ gặp lại Sơn, Na y như mất hồn, thằng Sơn cũng vậy. Tách hai đứa ra đôi khi lại vô tình làm chúng xích lại gần nhau hơn.
Bà Thư nhìn chồng:
- Không làm vậy, thằng Chí chịu để yên sao.
Ông Thuần chép miệng:
- Chí không phải là mẫu người đàn ông rộng lượng, không chỉ trong tình yêu mà cả trong đời thường. Khi yêu cầu đổi việc cho Na, nó đã để lộ bản chất của mình qua cách nói gay gắt, ích kỷ. Anh lo con Na sẽ khổ khi đã là vợ nó.
Bà Thư im lặng. Bà còn lo hơn ông nhưng không nói ra thôi. Sống với ông Thuần, bà có thêm hai đứa con trai, chúng đều đang đi học ở nước ngoài, bà không có gì phải lo cho chúng.
Tất cả thương yêu bây giờ bà dồn cho cả Na. Bà muốn bù đắp cho đứa con gái của mình, bà đâu muốn Na khổ.
Chuông cổng reo. Chị giúp việc ra mở cửa. Lan đẩy xe vào với vẻ mệt mỏi.
Ông Thuần ái ngại nhìn cô:
- Con đến một mình à?
Dạ, anh Chí bận họp. Mà có chuyện gì ông Thuần nói:
- Không thấy Chí thì bác hỏi vậy thôi.
- Con vừa ở công trình về à?
- Dạ?
Bà Thư xót xa:
- Trông con phờ phạc quá.
Ông Thuận im lặng, một lát ông báo:
- Bác sẽ thế anh Hùng vào chỗ của con nữa ông phù hợp với công việc này hơn phụ Lan nói ngay:
- Con làm được mà!
Bà Thư buột miệng:
Nhưng mẹ không yên tâm.
Lan hỏi gặng lại:
Mẹ không yên tâm về con hay về công việc con đang đảm nhận?
Bà Thư nhìn Lan:
- Mẹ không muốn thấy con xác xơ như Lan vuốt tóc:
- Con ...con vẫn bình thường.
Bà Thư ái ngại:
- Con cần có thời gian nghỉ ngơi.
Ông Thuần nói:
- Bác cho con nghỉ một tuần, hai đứa đi đâu chơi đi, rồi về nhận việc khác.
Lan đều giọng:
- Vâng! Con sẽ xin nghỉ vài ngày. Bây giờ con về, không thôi thím Huệ lại trông. Bà Thư hỏi tới:
- Chừng nào con xin nghỉ?
- Dạ .... hết tuần này.
Ông Thuần gật gù:
- Vậy cũng được! Nhớ mai khỏi ra công trình!
Lan chạy xe về. Tới nhà đã thấy Chí ngồi trong phòng khách với vẻ nôn nóng.
Anh nhìn cô vờ vực:
- Em đi đâu vậy?
Lan ngồi xuống xa-lông:
- Em ghé nhà mẹ.
- Để làm gì?
- Anh hỏi lạ quá! Ghé nhà mẹ cũng phải có lý do à?
Chí nuốt nước bọt, anh cau có:
- Sao lại tắt điện thoại?
Lan thản nhiên:
- Tại nó hết pin.
Chí hậm hực:
Dạo này em giỏi thật, anh hỏi cái gì em cũng trả lời thật trơn tru, mau lẹ. Lan châm chọc:
Chắc tại những câu hỏi của anh dễ trả quá lời.
Chí cau mày:
- Em thách thức anh há? Hừ! Dẹp thái độ ấy đi, anh rất khó chịu.
Lan làm thinh. Cô thật sự mệt mỏi mỗi khi đối diện với Chí. Dường như lâu rồi hai người không có lấy một nụ hôn. Chưa cưới nhau mà mặn nồng đã nhạt, ngồi cạnh nhau chỉ toàn những câu chua cay. Lan nghĩ tới tương lai mà rùng mình. Liệu rồi cô và Chí có suốt ngày ra rá cãi nhau vì khắc khẩu như thím Huệ vẫn hay nói về hai người không?
Giọng Chí hạ xuống:
- Bác Thuần có nói gì với em không?
Lan lắc đầu. Cô vẫn chưa hiểu ý anh.
Chí bực dọc:
- Vậy mà ông hứa sẽ đổi việc làm cho em.
Lan nhìn Chí:
- Việc này thì có. Thì ra, anh đã yêu cầu bác Thuần. Tại sao anh chen vào chuyện của em?
Chí tổ vẻ phân bua:
- Anh không muốn em cực. Chỉ vậy thôi!
Lan cười khẩy:
Anh không muốn em làm chung với Ty thì đúng hơn.
Chí xụ mặt:
- Nếu vậy thì sao? Anh không có quyền ghen à?
Lan mỉa mai:
- Ghen hay đố kỵ?
Chí vênh váo:
Thật ra anh không ghen, cũng không đố kỵ, vì thằng Ty chẳng có gì hơn anh.
Anh không thích nó gặp em vì anh ghét nó.
- Chỉ như vậy mà anh bất bác Thuần đổi việc cho em? Anh chỉ nghĩ tới mình. Anh có nghĩ tới cảm giác của em không? Mẹ và bác Thuần vin vào lý do sức khỏe để đổi công việc em đang làm, hai người không nói ra lý do thật là vì muốn em nghĩ tốt về anh. Tiếc thay, anh không cần điều đó vì anh nghĩ anh có toàn quyền đối với em ...
Lan ngừng lại để thở trước khi nói tiếp:
Đã vậy, em sẽ đòi tiếp tục công việc này.
Chí gằn:
- Đố em dám! Anh sẽ quậy cho ông Thuần biết tay.
Lan nhìn anh:
Nếu anh quậy, anh sẽ khỏi đi học. Em dám nói như vậy.
Mặt Chí đỏ bằng lên:
- Em hăm dọa anh vì thằng Ty à?
Lan không trả lời, cô vơ cái túi xách rồi đi thẳng một mạch. Thái độ của Lan làm Chí điên tiết. Lan mới bước vài bậc thang, Chí đã kéo cô lại, mất thăng bằng cô ngã ngữa ra sau suýt té.
Lan hoảng hồn la lên:
- Anh làm gì vậy?
Chí lầm lì:
- Muốn dạy em cách đối xử. Chưa trả lời câu hỏi của anh, em đâu thể bỏ đi ngang xương được. Em không được phép coi thường anh.
Lan phản ứng:
- Vì tôn trọng anh, em mới không trả lời. Anh sỉ nhục em khi hỏi câu đó.
Chí hậm hực:
- Nhưng rõ ràng em quá đáng khi nói như vậy.
Lan bướng bỉnh:
- Em nhất định sẽ tiếp tục công việc.
Chí gầm lên:
- Em dám hả?
Bà Huệ dưới bếp ngơ ngác chạy ra:
- Hai đứa bây sao vậy?
Chí tiếp tục quát:
- Thím coi đó! Sắp đám cưới tới nơi nhưng Na vẫn lượn lờ với thằng Ty trước mặt con.
Lan giận run lên:
- Lượn lờ là sao? Cách nói của anh là phỉ báng người khác, em không thể chấp nhận.
Bà Huệ giãy nãy:
- Thôi! Thôi! Không gây nữa!
Chí thờ hào hển:
- Con đã yêu cầu bác Thuận phân công Na vào việc khác, bác ấy đã chịu đựng nhưng Na lại không đồng ý, nếu không vì thằng ... chó đó thì vì lý do gì?
Hai người nhắn qua điện thoại bao nhiêu lời tình tứ rồi? Nào là ... “Nhớ em nhiều nhưng ...”.
Lan phẫn nộ:
- Anh kiểm tra cả điện thoại của tôi à?
Chí cười khẩy:
- Có vậy mới biết rõ con người của em Bà Huệ sững sờ:
- Có chuyện nhắn gởi qua điện thoại nữa sao? Con Na! Mày hò hẹn với thằng Ty thật hả?
Lan uất nghẹn:
- Con không có.
Chí khinh khỉnh:
- Ngày nào chẳng gặp nhau, cần gì phải hò hẹn hả thím.
Lan mím môi:
- Chúng tôi gặp vì công việc chứ không như sự tưởng tượng tối tăm của anh.
Chí nghiến răng:
- "Chúng tôi"! Nghe tình tứ chưa?
Lan tức tối:
- Anh thật ác miệng!
Dứt lời, cô chạy nhanh lên lầu, vào phòng khóa trái cửa lại. Ngay lúc này đây nỗi khát khao có Sơn bên cạnh chợt bùng lên dữ dội. Nó như ngọn lửa thiêu đốt tâm trí Lan. Lẽ ra Chí phải khôn ngoan dập tất từ khi nó mới là đốm đỏ vùi trong tro, nhưng tệ thay anh không làm được điều này,trấi lại anh lại đổ dầu thêm vào lửa.
Lan thả người xuống giường. Cô không thèm mở cửa mặc kệ Chí đứng gọi bên ngoài. Giọng Chí đã chuyển từgiận dữ sang năn nỉ ỉ ôi:
- Anh xin lỗi đã quá nóng. Anh yêu em nên không dằn lòng được vì ghen.
Em phải hiểu với anh, em là tất cả ...
Bỗng dưng Lan muốn cười vì những lời như ca cải lương của Chí. Anh không làm cô cảm động chút nào. Sao thế nhỉ? Chẳng lẽ dây thần kinh cảm xúc của Lan đứt thật?
Chí vẫn nói ra rả những lời thật dịu dàng:
- Mở cửa đi Lan. Anh hứa sẽ không bao giờ như vậy nữa. Anh sẽ đem niềm vui và hạnh phúc đến cho em.
Lan ôm đầu, kêu lên:
- Em muốn được yên. Anh về đi!
Bên ngoài im bặt, rồi Chí đổi giọng:
- Anh sẽ đi khỏi đây nhưng chưa về đâu.
Anh gọi điện cho thằng Ty gọi nó ra một cái quán nào đó để hai mặt một lời ... Anh bắt nó dang em ra.
Lan bật dậy:
- Anh không được làm vậy!
- Tại sao? Có gì đâu em lại cuống lên?
- Thôi! Anh đi cho em được yên ...
Lan nhắm mắt lại như trốn tránh thực tại. Cô không mắc lừa Chí đâu. Mặc xác anh và Ty muốn nói gì với nhau thì nói. Cô chưa bao giờ phản bội anh, sao phải cuống lên chứ?
Lan nghĩ vậy nhưng không phải vậy. Cô quá hiểu Ty. Anh nóng nảy đâu kém Chí, lỡ như hai người lao vào nhau như lần nào ngoài biển Ty lao vào bọn "Dũng quắn" thì sao?
Lan bật dậy tung cửa chạy xuống nhà. Chí đã phóng xe đi rồi. Cô thẫn thờ trở vào ...
Bà Huệ nghiêm nghị:
- Con nên nghe lời Đốm, không làm công việc đó nữa. Nếu cần, nghỉ làm cho ông Thuần cũng được. Nó thừa sức nuôi con mà.
Lan nhìn bà:
Nhưng con không muốn lệ thuộc vào người khác. Con không muốn giống thím ngày xưa.
Bà Huệ khựng lại. Na vừa chạm vào nỗi đau của bà. Ngày đó bà hoàn toàn lệ thuộc vào chồng, để đến khi ông thay lòng đổi dạ, bà túng thế liều bán nhả để mong kiếm riêng cho mình chút ít. Nếu bà có một công việc, bà đã không bài bạc và biết đâu bà đã không mất chồng.
Lan lí nhí:
- Con xin lỗi đã nói vậy.
Bà Huệ gượng gạo:
- Con không sai. Thời buổi này, không thể để chồng nuôi, dù thằng chồng đó thương mình cỡ nào chăng nữa. Con người ta biết đâu mà lần. .... Lan ngập ngừng:
- Thím còn hận chú Lĩnh không?
Bà Huệ nói khẽ:
Thím quên ổng rồi ...
Lan không tin, cô biết thím Huệ nói dối nhưng không dám hỏi thêm.
Giá như Lan có thể quên dễ dàng như thím Huệ nhỉ?
Sơn nhíu mày nhìn người thợ phụ đang lom khom khiêng gạch. Đó là một người đàn ông đứng tuổi, mặt khuất dưới vành nôn, dáng quen của ông ta đã khiến Sơn chú ý từ nãy giờ.
Sơn bước đến gần đúng lúc ông ta ngẩn lên. Anh thảng thốt gọi:
- Chú Lĩnh!
Ông Lĩnh cũng bất ngờ không kém. Quẹt mồ hôi trán, ông ấp úng:
- Ủa, thằng Ty hả?
Sơn kêu lên:
- Dạ .... Trời ơi! Chú ... chú vô đây hồi nào?
Ông Lĩnh gượng gạo:
Cũng gần hai tháng rồi ...
Sơn ngập ngừng:
- Chú chưa gặp thím Huệ à?
Ông Lĩnh cộc lốc:
- Chưa!
Nấm càng xe cút kít giở lên, ông Lĩnh nói:
- Cháu làm gì ở đây?
Sơn trả lời:
Công ty cháu thầu công trình này, cháu chú kiểm tra. Thật tình cháu bất ngờ khi gặp ông Lĩnh nhếch môi:
- Đời mà! Thôi, chú làm việc đây.
Sơn nhìn ông Lĩnh đẩy xe đi với vẻ cam chịu mà chạnh lòng. Nghe nói ông đã có vợ khác, nhưng Sơn không ngờ ông tới nông nỗi này. Tại sao ông Lĩnh phải bỏ Nha Trang vô Sài Gòn làm phụ hồ nhỉ? Nếu ông làm công trình khách sạn của ông Thuần chắc ông đã gặp Na rồi. Sơn rất muốn hỏi thăm hoàn cảnh hiện tại nhưng hình như chú Lĩnh không muốn nói nên anh thấy ngại.
Phước, cai thợ đến cạnh Sơn:
- Ông cự cãi gì cậu hả?
Sơn lắc đầu:
Đâu có ổng là người quen. Lâu lắm rồi tôi mới gặp lại, chưa kịp hỏi thăm gì ông đã đi.
Phước chép miệng:
Ông cũng siêng, mà cũng hoàn cảnh lắm ...
Sơn ngạc nhiên:
- Hoàn cảnh là sao?
Phước nói:
- Nghe đâu bị vợ bỏ, một thân một mình vô đây kiếm sống. Thấy ổng cũng tội.
Sơn nhìn đồng hồ:
Đã sắp hết giờ làm việc. Chắc anh phải gặp riêng ông Lĩnh một chút để xem ông sống như thế nào ở đất Sài Gòn.
Hôm trước qua trò chuyện, Sơn biết Lan có về Nha Trang tìm nhưng không gặp ông. Chẳng biết bây giờ Lan côn muốn tìm chú mình nữa. Anh ngồi chờ, thợ, phụ ra hết cả nhưng không thấy ông Lĩnh. Không lẽ ông ở lại đây?
Sơn trở vào lán thợ và thấy ông Lĩnh đang nấu cơm bằng bếp dầu.
Ngẩng lên nhìn Sơn xong ông lại gằm mặt xuống. Sơn ngồi kế ông, anh không biết phải ông Lĩnh cười:
- Chú tàn tạ lắm phải không con?
Sơn nắm tay ông lắc mạnh:
- Thôi, đừng nấu cơm nữa! Chú cháu mình kiềm cái quán nào đó ngồi ...
Ông Lĩnh nheo mắt nhìn Sơn:
Trông ngon lành như vầy, mày không thấy xấu hổ khi ngồi với chú sao?
Sơn hùng hồn:
- Với cháu, chú là chú của Na. Ngày xưa đã thế, bây giờ và về sau này cũng vậy.
Ông Lĩnh gật gù:
- Mày là đứa có trước có sau chứ không như thằng khác ... Được, chú sẽ uống với mày!
Sơn chở ông Lĩnh tới quán ăn gần đó. Anh gọi thức ăn, bia ...
Khui bia, Sơn hỏi:
- Chú vào một mình à?
- Ờ.
- Thế cờn vợ chú đâu?
Ông Lĩnh bật cười:
- Mày hỏi cung chú hả?
- Cháu thật sự thắc mắc ...
Ông Lĩnh nhếch môi:
- Nó bỏ tao rồi ... Rốt cuộc, tao không có được cái nhà để thờ cha mẹ. Số tao khổ vì vợ, bà Huệ bài bạc, bà sau đề đóm, huê hụi ... Tao phải bán cả ghe, cả nhà để trả nợ. Khi tao trắng tay cũng là lúc nó cặp với thằng khác. Đời tao thật chó má!
Sơn dè dặt:
- Chú không có con với bà sau à?
Ông Lĩnh buồn bã:
- Có một đứa nhưng nuôi không được. Họ nhà tao coi như tuyệt tự.
Sơn nhìn ông:
- Sao chú lại nói vậy, vẫn còn Na mà ...
Ông Lĩnh khẽ lắc đầu:
- Liệu thằng chồng nó có để con nhó Na thờ cúng ông bà cha mẹ không? Tao không tin thằng Đốm là đứa biết nghĩ tới bên vợ.
Sơn nốc cạn lon bia. Anh xót xa cho Na khi nghe ông Lĩnh nói vậy. Dạo này không được gặp cô, Sơn buồn rũ rượi. Anh giống kẻ thất tình đến mức Thoa phải phát ghen, mà không biết mình ghen với ai khi Sơn kín như bưng.
Sơn không trách ông Thuần,đã phân cho cô công việc khác. Cũng đúng thôi, đâu ai muốn con cháu mình gặp rắc rối trong tình cảm.
Sơn ngập ngừng:
- Na biết chú vô không?
Ông Lĩnh gật đầu:
Biết, nhưng nó từ chối gặp tao. Sơn thắc mắc:
- Sao chú biết Na từ chối gặp chú?
- Thằng Đốm nói chớ ai. Hôm ở Nha Trang vô, tào nô nức chờ gặp con Na.
Ai ngờ chỉ thấy thằng Đốm ra bến đón. Nó nói con Na và bà Huệ không muốn thấy mặt tao, tao nên về lạingoài đó, nếu không sẽ bị bà Huệ đầm chết vì hận.
Sơn bức bối:
- Cháu không tin Na như vậy.
Ông Lĩnh cười khẩy:
Tao cũng đang cố không tin. Nhưng hơn hai tháng rồi, nó có tìm tao đâu.
Sơn nói:
Để cháu điện thoại cho Na hỏi xem.
Ông Lĩnh đưa tay ngăn lại:
- Không cần! Tao tệ thật nhưng không chịu nhục với thằng Đốm thêm lần nữa.
Sơn nhìn ông Lĩnh uống cạn lon bia. Ông đáng trách thật nhưng cũng đáng tội nghiệp.
Người vợ thường mà rộng vòng tay đón người chồng lạc lối quay về, bà Huệ vậy mà lạnh lùng, sắt đá quá.
Sơn nhìn ông, giọng chân tình:
- Cháu ở có một mình, chú về ở với cháu ông Lĩnh xúc động:
- Chú biết mày thật lòng, nhưng thôi con. Sơn nói:
Chú có tuổi rồi, ở ngoài lâu đâu có tốt.
Cứ về nhà cháu ... Cháu nói thật đó.
Ông Lĩnh lắc đầu:
- Tao đâu ngại sương gió. Thỉnh thoảng chú cháu gặp nhau cùng lai rai là vui rồi. Bây giờ mày đưa chú về. Tao phải ngú sớm. mai mới có sức mà làm.
Sơn gật đầu. Trên đường về, ông Lĩnh dặn anh đừng nói với Na và bà Huệ đã gặp ông.
Sơn ậm ự hứa nhưng trong lông vẫn không vui. Tại sao Na lại nhẫn tâm thế kia?
Về nhà, Sơn thấy Thoa ngồi chờ mình trên yên chiếc Attila dựng ngoài lề đường.
Cô hỏi ngay khi Sơn,dừng xe:
- Sao anh tất điện thoại?
Sơn vừa mở cửa vừa đáp:
- Máy hết pin.
Thoa cong cớn:
- Em biết thế nào anh cũng trả lời như vậy, nhưng chẳng lẽ em không hỏi chứ.
Sơn buông mình xuống ghế:
- Đó là dạng cầu hỏi và câu trả lời đã được lập trình mà chúng ta lại có rất nhiều trong cuộc sống. Em có thấy đơn điệu và tẻ ngắt không?
Thoa nhún vài rất ... Tây:
Cuộc sống với em còn nhiều thứ khác chớ đâu chỉ dăm ba câu hỏi cho có đó.
Sao bữa nay anh lại xa xôi quá nhỉ?
Sơn nhìn lên trần nhà:
- Anh đang tự hỏi em tìm thấy gì ở anh. Sà xuống kế bên Sơn, Thoa phụng phịu:
- Vậy anh tìm thấy gì ở em?
Sơn nói ngay:
- Sự cô đơn của anh.
Mặt Thoa xụ xuống:
- Anh không cần nói như thế, em biết anh chưa bao giờ yêu em, nhưng chúng ta đang là một đôi rất đẹp mà.
Sơn cười:
Là do em nghĩ chớ một đôi rất đẹp đâu có nghĩa là một đôi hạnh phúc.
Thoa bướng bỉnh:
- Bên anh, em luôn thấy mình hạnh phúc.
Chỉ là cảm giác của riêng em. Em hạnh phúc khi ngồi trong quán với anh, cảm giác đó có do nhiều người khen mình là một đôi rất Thoa nhăn nhó:
Anh nói lòng vòng khó hiểu quá.
Sơn chuyển đề tài:
- Tìm anh làm chi?
Thoa tươi nét mặt:
- Uống cà phê.
Sơn mỉa mai:
- Lại muốn tìm cảm giác hạnh phúc à?
Thoa im bặt:
Cô nhìn ạnh:
- Bữa nay anh sao vậy?
Sơn nhìn lên trần nhà. Một lát, anh mới nói:
- Em nên tìm cho mình một người khác anh.
Thoa thảng thốt:
- Chúng ta đang rất vui cơ mà.
Sơn đều giọng:
- Nhưng chúng ta vẫn cô đơn khi ở cạnh nhau. Anh vẫn buộc lòng quên người này khi bên anh là người khác. Như vậy thật không công bằng.
Thoa hằn học:
- Anh đã gặp lại con Na à?
Sơn nói:
- Đó là chuyện riêng của anh, em không cần biết. Lâu nay chúng ta từng thỏa thuận không xâm phạm đời tư của nhau mà.
Thoa cười ngạo nghễ:
- Em biết sẽ có một ngày nhưvầy. Không anh, em vẫn còn người khác, đâu cần phải tìm kiếm gì. Có điều em tức vì không biết con Na hơn em ở điểm nào để bao nhiêu năm anh vẫn chưa quên được nó.
Sơn nhỏ nhẹ:
Na thua em tất cả mọi điểm, nhưng khi yêu thật lòng, không ai so sánh giữa tình yêu với kẻ khác.
Thoa nhếch môi:
- Sâu đậm đến thế kia à? Em thua nó không vì điểm nào hết nhưng lại là thua đau.
Thoa đứng dậy:
- Em về đây, nhưng khi buồn hay khi vui chúng ta lại uống cà phê chứ?
Sơn gật đầu. Anh tiễn Thoa ra, chờ xe cô chạy khuất mới trở vào.
Lại thêm một ngày dài trôi qua không được thấy Na. Sơn nhìn cái di động trên bàn. Anh thèm gọi cho Na vô cùng nhưng anh không thể. Điện thoại giúp Sơn nghe được giọng nói của Na nhưng đâu giúp anh có được cô. Thôi thì nhắm mắt mà quên như suốt sáu bảy năm dài anh đã từng quên vậy.
Lan nhìn số điện đang.gọi cho mình. Là của Sơn. Cô chợt hốt hoảng nhìn quanh dù bên cô không có ai. Lan để mặc nhạc chuông vang lên. Bài "Dạ khúc" như cắt đôi buổi tối.
Cuối cùng, cô áp máy vào tai.
Giọng Sơn gấp rút khác thường:
- Có chuyện quan trọng anh phải nói với em, xin đừng ngắt máy.
Lan dơ dự một hồi mới nhỏ nhẹ:
- Được! Anh nói đi!
Chú Lĩnh,vừa nhập viện.
- Anh nói ai?
Chú Lĩnh của em. Anh vừa đưa chú vộ Lan khựng lại, cô ấp úng:
- Anh ... anh đang ở Nha Trang à?
Sơn hơi gắt:
- Sao lại Nha Trang? Anh đang trong phòng cấp cứu của bệnh viện Nguyễn Tri. Phương với chú Lĩnh. Anh báo cho em biết thế thôi, còn em và thím Huệ có vào với chú hay không thì tùy. Thôi nhé!
Lan chưa kịp hỏi gì thêm, Sơn đã ngắt. Cô ngạc nhiên và hoang mang quá sức. Chú Lĩnh bệnh gì mà phải vào tận Sài Gòn nằm.
Lan nhan số của Sơn. Nhưng không được vì anh khóa máy. Hấp tấp cô bước xuống nhà, nơi bà Huệ đang xem ti vi. Lan nói ngay:
Anh Ty vừa cho con biết chú Lĩnh đang ở phòng cấp cứu của bệnh viện Nguyễn Tri Phương.
Mắt bà Huệ biến sắc khi nghe đến tên ông Lĩnh, bà vẫn còn rất hận chồng.
Lan biết điều đó nên cô hạ giọng:
Con sẽ vào xem chú bị bệnh gì. Thím cứ ở nhà, con sẽ gọi điện về. Bà Huệ nói như rên:
- Sao lại nằm phòng cấp cứu ở đầy chứ!
- Ông bị bệnh gì? Chuyẩn vô đây chắc phải nặng lắm.
Lan lắc đầu:
Con chưa kịp hỏi Ty đã tắt máy.
Lan dẫn xe ra, bà Huệ bảo:
- Gọi thằng Đốm đi cùng.
Lan lắc đầu:
- Mất công phiền, con không muốn.
Bà Huệ lại thắc mắc:
- Không biết ổng vô đây với ai nữa. Lan mặc thêm chiếc áo Jeans vào:
Con sẽ gọi điện vể. Thím vào nhà đi.
Lan chạy xe với một mớ thắc mắc hỗn độn trong đầu. Tại sao? Tại sao? Và tại sao? Sơn lại gất gọng với cô vả tại sao anh lại gặp mà đưa chú Lĩnh vào bệnh viện.
Lan là cháu ruột, côn thím Huệ là vợ cũ từng bị chú Lĩnh ruồng bỏ. Chú chỉ có mỗi Lan là cháu, cô đâu để mặc chú của mình. Tới bệnh viện, gởi xe, Lan hớt hái bước tới phòng cấp cứu, người y tá trực cho cô biết họ vừa chuyển ông Lĩnh tới phòng phẫu thuật.
Lại hớt ha hớt hải Lan chạy tuốt vào trong. Cô gặp Sơn đang đi tới đi lui đây sốt ruột ngoải hành lang.
Sơn nhìn cô mặt lạnh tanh:
- Tưởng em không đến nên vừa rồi anh nhận mình là người nhà của chú Lĩnh để ký tên vào giấy chỉ định mổ.
Lan cau mày:
Anh ký tên thay, em xin cám ơn. Nhưng sao anh lại nghĩ em lại không vào khi nghe tin chú mình nhập viện?
Sơn cười nhạt:
- Tại sao à? V vịt đâu phải tính cách của em, nhưng dù gì em cũng đã tới.
Lan hỏi:
- Chú Lĩnh bệnh gì vậy?
- Viêm ruột thừa cấp tính.
Lan ngạc nhiên:
- Viêm ruột thừa cấp tính mà chuyển từ Nha Trang vào đây à? Sao lại thế?
Sơn hơi nhíu mày. Anh thấy rõ Lan không hề biết ông Lĩnh đã vào Sài Gòn từ lâu.
Sơn buột miệng:
Chú Lĩnh vào đầy hơn hai tháng rồi. Lan kêu lên:
- Sao anh không cho em biết?
Sơn dài giọng:
- Không phải em đã biết rồi sao?
Lan ngơ ngác:
- Không! Em không biết!
Sơn định nói gì đó rồi lại thôi. Anh kéo Lan ngồi xuống ghế đá. Anh hỏi vặn:
- Có thật là em không biết chú Lĩnh đã vô Sài Gòn không?
Lan khó chịu:
- Sao em phải nói dối chuyện này?
Sơn ngập ngừng:
- Chú Lĩnh bảo em và thím Huệ không muốn gặp chú vì chú bây giờ là kẻ trắng tay.
Lan nghẹn ngào:
- Sao chú Lĩnh nói vậy trong khi em từng về Nha Trang tìm chú.
Sơn nhỏ nhẹ:
Không phải tự nhiên chú Lĩnh nói thế đâu. Đợi khi chú mổ xong, em hỏi chú sẽ rõ đầu đuôi. Rồi từ tốn, Sớn kể cho Lan nghe mình đã gặp lại chú Lĩnh trung trường hợp nào.
Di động của Lan có tín hiệu. Giọng của - Sao con không về nhà? Chú mày có bị gì không?
Lan ôn tồn:
- Chú Lĩnh mổ ruột thừa, chắc không gì nguy hiểm đâu. Con sẽ ở lại bệnh viện.
- Thằng Đốm đã vô chưa?
- Con chưa thấy. Nhưng thím gọi ảnh làm chi? Con đã dặn rồi ...
Bà Huệ ngập ngừng:
- Tại không nghe con gọi về, thím sốt ruột.
Lan bỗng nói:
- Chú Lĩnh cô một mình thôi. Bà ta đã bỏ chú rồi ...
Giọng bà Huệ thảng thốt:
- Vậy sao? Hay thím vô với con.
- Con lo được. Thím cứ ở nhà, sáng mai còn buôn bán nữa. Thôi, há thím!
Sơn nhìn Lan:
- Em về đi. Anh ở lại với chú được rồi. Đốm không thích em vào đậy đâu.
Lan tỏ vẻ không hài lòng:
- Anh nói nghe lạ thật! Em là con cháu, em lo cho chú mình, sao anh Đốm lại không thích nhi? Chú Lĩnh nghe được thì tội nghiệp em và Đốm.
Sơn nhếch môi cười. Anh vừa thương vừa lo cho Lan. Em đã chọn lầm người rồi Na bé nhỏ của anh.
Giọng Lan đầy trách móc:
- Lẽ ra khi gặp chú Lĩnh, anh phải nói cho em biết ngay.
Sơn xa xôi:
- Anh cũng định như vậy, rồi cứ lần lựa mãi. Anh sợ người ta nói anh kiếm cớ để gọi điện cho em.
Lan liếc anh:
Nhưng đây là cái cớ chính đáng chớ bộ ....
Sơn nhún vai:
- Có người không ưa, thậm chí rất ghét cái cớ này:
Với lại, chú Lĩnh đã nói em từ chối gặp chú, nên anh đành im lặng. Thú thật, anh giận cách đối xử của Na vô cùng.
- Cho nên lúc nãy gọi điện giọng anh rất gắt gọng?
Sơn gật đầu:
- Đúng vậy?
Lan chi muốn khóc:
- Em không có. Thật mà!
Sơn vội vàng:
- Bây giờ anh tin rồị. Lan ấm ức:
- Nhưng tại sao chú em lại nói vậy? Chắc chắn anh biết nên anh mới giận em. Sơn không trả lời. Di động của Lan lại có tín hiệu. Cô nhìn số, là của Chí.
Bước ra khoảng sân bệnh viện, cô mở máy. Giọng Chí dửng dưng:
- Chú em sao rồi?
Chú Lĩnh viêm ruột thừa. Phải mổ gấp.
- Viêm ruột là chuyện thường. Hồi nãy, nghe thím Huệ gọi, anh tưởng ổng bị gì ghê gớm lắm.
Lan khó chịu:
- Lên bàn mổ mà anh cho là chuyện thường hả?
- Ôi dào? Mổ, cắt bỏ phần viêm là yên thần tới già. So với những bệnh nhân khác, viêm ruột thừa có nhằm gì. Lúc nãy thím Huệ báo anh vào bệnh viện, nhưng anh đang bận dữ lắm. Sắp phỏng vấn tới nơi rồi, lỡ có gì sơ sót là mất suất du học ...
Lan ngắt lời Chí:
- Anh không cần vào ...
- Anh cũng nghĩ vậy. Mà em sắp về chưa?
- Coi chừng khuya đó.
- Sao lại về?
Chí nhấn mạnh:
- Ở trỏng em cũng ngồi chờ bên ngoài cho tới khi ổng tỉnh chớ có làm được gì đâu.
Đó là chú em, em không bỏ chú một mình.
Chí cười khẩy:
Nhưng ổng đã từng bỏ mặc em và thím Huệ giữa lúc khốn khổ nhất. Em quên rồi sao?
Lan cộc lốc:
- Em quên rồi?
- Nhưng anh vẫn nhớ. Anh không thích em ở trỏng chút nào.
Lan lặng đi mất mấy giây vì câu vừa nói của Chí. Cô thấy có gì là lạ trong cách gằn của Chí. Chăm sóc người bệnh là trách nhiệm, là bổn phận, sao lại đặt vấn đề thích hay không?
Lan nhả từng tiếng một:
- Đây là chuyện của gia đình em. Anh không thích thì đừng can dự vào. Thôi nhé ...
Chí quát trong máy:
- Khoang đã! Thằng Ty trong đó nên em khơng chịu về chớ gì?
Lan giận dữ:
- Anh nói đủ chưa? Thật là lố bịch!
Lan tắt máy. Cô chưa bước lện tới hành lang, điện thoại lại vang lên bài "Dạ khúc". Vẫn là Chí. Anh còn muốn làm tình làm tội gì Lan nữa đây? Lan khoanh tay, cô nhất định không nghe cuộc gọi này. Chí đâu chịu thua. Anh gởi tin nhắn cho Lan:
“Nếu em không về, coi như chúng tư chấm dứt từ bây giờ”.
Lan cười mà mắt cay sê. Cô hoàn toàn thất vọng về Chí. Sao anh lại ích kỷ đến mức trở nên ác như vậy. Có thật Chí không thích chú Lĩnh vì chú đã bỏ Lan và thím Huệ, hay anh ghét chú vì lý do gì khác? Sao Chí không vẻ gì ngạc nhiên khi nghe tin chú Lĩnh nằm viện trong Sài Gòn, dường như Chí biết chú Lĩnh vô đây từ trước rồi.
Lan hối hả nhấn số của Chí. Cô lấp bắp lắp hỏi:
- Anh không biết chú Lĩnh vô đây lâu rồi phải không?
- Phải!
- Và anh đã nói với chú tôi và thím Huệ không muốn gặp lại chú?
Giọng Chí trơn tuột:
Đã rất nhiều lần thím Huệ nói như vậy với anh. Anh đâu hề láo với chú Lĩnh.
Lạn hét trong máy:
- Anh đừng làm bộ ngây thơ như trẻ con.
- Tại sao anh không đưa chú Lĩnh về nhà tôi?
Chí nói một hơi:
- Ông không đáng làm chú em. Anh không muốn em đây vào một người tồi tệ như ổng ...
Lan mím mói:
- Ổng là người chú duy nhất của tôi, ổng đã thay cha mẹ nuôi tôi ... Nhưng ổng cũng đã bỏ mặc em lúc ngặt nghèo nhất để chạy theo vợ bé.
- Chuyện này không liên quan tới anh.
Chí gào lên:
- Sao lại không! Anh không muốn có một chú vợ như vậy. Em không thấy xấu hổ sao?
Lan sững sờ. Cô im bặt, người run lên vì giận. Xấu hổ à?
Giọng khàn đặc, Lan nói:
- Chúng ta chấm dứt là đúng.
Dứt lời, cô tắt máy và đứng như trời trồng giữa sân bệnh viện. Lan định thần trở lại, mọi thắc mắc của cô rõ cả rồi. Chí đã rất thật khi nói như vậy. Anh xấu hổ vì có một ông chú vợ như chú Lĩnh nên anh đã tìm cách nói dối nhầm chú cháu Lan không liên lạc được với nhau. Ai có một ông chú như thế lại không xấu hổ, nhưng đâu phái vậy rồi bỏ mặc chú mình. Càng nghĩ Lan càng khổ tâm trước.
Chí và lòng hiếu thảo. Một mối tình đã nhiều năm bộ dễ dàng chấm dứt như câu nói sau cùng đó sao? Dẫu gì hai người cũng đã chọn ngày cưới rồi mà.
Sơn bước đến bên Lan:
- Điện của Đốm hả?
Lan gật đầu. Rồi không dằn lòng được, cô bật khóc ngon lành.
Lan nức nở:
- Em đã sai, đã sai rất nhiều ...
Sơn vỗ về:
- Bình tĩnh đi Na. Chú Lĩnh sẽ hiểu mà.
Lan lắc đầu, giọng vẫn sũng nước mắt:
- Không! Không ai hiểu em dâu, kể cả Sơn giữ chặt vai Lan:
- Chẳng có gì nghiêm trọng như em tưởng. Đã nhận ra điểm sai thì em sẽ sửa đổi.
Lan nhìn Sơn:
Nói nghe dễ lắm, nhưng anh biết em sai vấn đề gì không? Em ...
Sơn đặt tay lên môi Lan không cho cô nói nữa, giọng anh lạc đi và xúc động:
- Anh sai chứ không phải em. Ngày xưa chính anh đã ngu ngốc không biết giữ em chính anh đã tạo cơ hội cho Đốm tới gần em.
Anh đã đau đớn, đã ân hận đến cỡ nào, em hiểu không?
Lan gục đầu vào ngực Sơn, nước mắt cứ thế mà tuôn:
Sơn tiếp tục trách bản thân:
- Giá như ngày xưa mình dám sống thật là mình, ta đã chẳng làm tổn thương nhau.
Giá như ngày xưa anh đừng u mê thì bây giờ em chẳng khổ thế này.
Lan ngẩng lên:
Anh đừng nói nữa, em không chịu nổi Sơn lau nước mắt cho Lan:
Hãy tha thứ cho anh ... Tha thứ cho hững lầm lạc của anh ngày xưa ...Lan để Sơn giữ hai tay mình. Cô muốn nói với Sơn rằng:
"Được tin yêu và tha thứ cho nhau là hạnh phúc" nhưng cô không sao. Cô nghe Sơn dịu dàng gọi:
"Na ơi ..." Giọng anh tha thiết hơn bao giờ khiến cô không biết giấu vào đâu nhịp đập của trái tim. Cô hốt hoảng thấy mình đang sống với cảm giác lập lại từ đầu một tình yêu đã cũ.
Vội vã Lan rút tay về và vụt chạy, nhưng Sơn đâu buông có ra dễ dàng như vậy, anh giữ riết lấy Lan. Điều không tưởng bỗng dập dồn xô đến, khoảnh khắc nghiệt ngã của tình yêu lâu nay nén tận đáy lòng của cả hai chợt bùng lên dữ dội. Lan chới với ngã vào Sơn. Môi Lan run rẩy đón môi anh cuống quýt không rời ... Yêu, điên và say đắm vây quanh hai người.
Sơn thảng thốt:
- Anh không thể để mất em lần nữa.
- Không thể, em hiểu không Na?
Lan cứ úp mặt vào ngực Sơn trong im lặng. Cô không thể nói gì với Sơn trong giây phút điên rồ này. Hãy để mặc lý trí mù lòa cùng con tim. Hãy cứ để thời gian trôi và cứ để cô nép vào Sơn như vầy.
Ngày mai biết đâu chừng Chí sẽ tới nhà xin lỗi cô, anh sẽ nỉ non, năn nỉ như anh đã từng làm thế bao nhiêu lần, biết đâu chừng Lan sẽ xiêu lòng như cô đã từng xiêu lòng. Hai người lại tiếp tục yêu nhau, chờ từng giờ cho mau tới ngày Chí đi học, sau đó chờ Chí và làm đám cưới với Lan. Buổi tối nồng nàn môi hôn này chỉ là một giấc mơ ngọt ngào, lãng mạn chớ không hề có thật.
Biết đầu chừng ...
Chỉ nghĩ thế thôi, Lan đã thấy sợ. Cô bàng hoàng nhận ra từ khi gặp lại Sơn tới nay cuộc sống của cô thay đổi nhiều, khổ nỗi những thay đổi ấy đều liên quan tới Sơn. Thời gian qua không được gặp anh, với Lan đúng là cực hình. Cô chờ đợi qua diện thoại, hy vọng tình cờ gặp gỡ Sơn nhưng tất cả chỉ nhận được con số không to tướng. Cả hai đã cố gắng hết sức để không liên lạc với nhau.
Cả hai đã bóp nghẹn máu tim mình để đến về chỉ mong được ngủ ngon với những giấc mơ được có nhau. Nỗi nhớ không hình hài màu sắc cứ nhấn chìm cô trong những cơn mộng tràn hương quá khứ. Mà giấc mơ đâu có thật bao giờ.
Thôi thì hãy coi như bây giờ cả anh và cô đang mơ.
- Vâng! Xin giấc mơ điên đừng bao giờ vỡ.
Chương 10
Bà Huệ kiên nhẫn dìu ông Lĩnh đi từng bước trong phòng. So với thân hình ngư phủ to lớn của ông, bà trông yếu đuối, mảnh dẻ như một bà vợ rất mực dịu hiền trong Sơn bất giác tủm tỉm cười khi nghĩ thế.
Nụ cười của anh không thoát khỏi ánh mắt của bà. Hơi cau mày một chút, bà Huệ cao giọng:
- Cười chuyện gì vậy Ty?
Sơn lúng túng, rồi xuề xòa:
- Cháu vui vì thấy cô chú đầm ấm quá.
Bà Huệ có vẻ ngượng, bà lầu bầu:
Thím làm ơn với người bệnh chớ còn gì nữa mà đầm ấm hả Ty.
Sơn nhìn bà:
Cháu không nghĩ vậy.
Sơn ngập ngừng, anh muốn nói nhiều hơn nữa nhưng không dám. Chuyện tình cảm khó lắm, đã vướng vào ai dám vỗ ngực bảo mình khôn, còn kẻ khác thì dại. Bà Huệ chịu tới bệnh viện chăm sóc ông Lĩnh là tín hiệu tốt cho cả hai người.
Ông Lĩnh run run ngồi xuống giường:
Bữa nay tôi đã đỡ nhiều, bà không cần tới nữa. Vì tôi, bà phải bỏ chuyện buôn bán, thiệt tôi ngại quá!
Bà Huệ khựng lại vì câu nói của ông Lĩnh.
Bà giận dỗi:
- Vậy thì tôi về. Ông ráng tự lo, tôi không tới nữa đâu.
Vơ cái giỏ xách, bà hấp tấp bước ra. Sơn vội chạy theo:
- Tại cháu lỡ lời mà chú thím lại ... lại ...Bà Huệ ngồi phịch xuống ghế đá:
Đâu ăn thua tới cháu. Thím chăm sóc ổng vì thương con Na, chớ với ổng tao chỉ còn hận mà thôi.
Sơn ngồi xuống cạnh bà:
Thím đã thương Na thì thương cho trót.
Liệu Na vui được không khi chú thím cứ như vầy.
Bà Huệ nghẹn ngào:
Ổng đâu cần tới tao.
- Trời ơi! Nếu không cần, chú đâu từ Nha Trang vào đây tìm thím và Na.
Nhưng tao vẫn còn hận ...
Sơn nhẹ nhàng:
- Vậy thím đừng trách Đốm sao giấu thím và Na chuyện chú Lĩnh vô đây, khi lúc nào thím cũng nói là hận chú.
Bà Huệ xụ mặt:
- Hận hay, không là chuyện của thím.
Thằng Đốm thiệt tầm bậy, nó đâu có quyền bảo chú Na về lại Nha Trang khi chưa hỏi qua ý thím.
Sơn im lặng. Lẽ ra vừa rồi anh không nên khơi lại chuyện này. Sơn bỗng xấu hổ với cảm giác mình là kẻ tâng công, hoặc một tên cơ hội.
Bà Huệ chợt nhấn mạnh:
Nó không có quyền tự quyết định chuyện gia đình bên vợ. Con Na giận thằng Đốm là đúng, nó làm thím thật sự thất vọng.
Suy cho cùng nó chỉ nghĩ tới mình ... Trước đây, thím luôn đứng ra giải hòa khi hai đứa nó gây nhau, thím luôn luôn vun vào. Nhưng lần này thì không, thím để mặc con Na giải quyết chuyện của nó.
Bà Huệ nhìn Sơn:
Thím về đây. Cháu ở chơi với ổng giùm con Na ... Nó rất cần có cháu.
Ra cổng bệnh viện, bà ngoắc xe ôm. Ngồi trên xe, bà Huệ cử ứa nước mất khi nhớ tới ông Lĩnh. Bà đã rất hận ông, sao bây giờ thấy ông tàn tạ, ốm đau bà lại tội nghiệp?
Ngày xưa, bà cũng tệ khi ham mê bài bạc, bà càng tệ hơn khi dám lén chồng đem nhà đi bán ... Rồi đổ thừa vì ông có vợ bé, bà mới bán nhà hòng thủ thân.
Bà Huệ khịt mũi. Bà đã có một đêm thức trắng khi Na vào viện chờ ông Lĩnh mổ. Một đêm để cân đong đo đếm tình cảm của mình với người chồng cũ ...
Đêm trắng ấy đã trôi qua, tình thương bà dành cho ông vẫn còn, chính vì vậy bà cũng hận ông nhiều không kém.
Vào nhà, bà thấy Chí ngồi một mình ngoài xa-lông.
Bà hỏi ngay:
- Con Na đâu?
Chí trả lời:
Na đang nấu cháo cho chú Lĩnh.
Bà Huệ cười khẩy:
- Hai đứa lại hòa rồi phải không?
Chí xoa hai tay vào nhau:
- Dạ, vẫn chưa, nhưng cháu sẽ cố năn nỉ. Thím nói vô giùm cháu vài cáu.
Bà Huệ ngồi xuống đối diện với Chí:
- Mày muốn thím nối gì đây?
Chí cười:
Thím cử nói như mấy lần trước là được.
Na lúc nào cũng nghe lời thím.
Mặt bà Huệ đanh lại:
Nhưng chuyện lần này đâu có giống mấy lần trước, bởi vậy lần này thím sẽ làm thinh.
Chí hơi ngạc nhiên:
- Sao vậy thím?
Bà Huệ từ từ nói:
Con Na coi ông Lĩnh như cha, nhưng mày lại xấu hổ đến mức không muốn có một ông chú như vậy. Nghĩa là con Na phải chọn một là mày, hai là chú nó.
Bên tình, bên hiếu xem ra thật khó xử. .... Chí ngất lời bà:
- Chú Lĩnh đã bỏ thím và Na từ lâu, Na đâu cần chọn lựa gì nữa.
- Vậy sao nó lại giận? Mà nói thật, tao cũng giận nữa. Mày tệ lắm khi dám qua mặt tao.
Dứt lời, bà bó xuống bếp. Ngồi lại một mình, Chí không ngừng suy nghĩ.
Xem như anh đã mất đồng minh lớn là bà Huệ. Trong chuyện tình cảm của anh và Lan, bà Huệ có vai trò rất quan trọng, bà tác động, khuyên nhủ nhiều lắm Na mới đồng ý lấy anh. Rồi những lần giận hờn, chính bà hòa giải để hai đứa êm xuôi. Chí luôn vênh vênh tự đắc trước Lan vì lúc nào bà Huệ cũng bênh anh ra mặt.
Hôm nay coi bộ mệt rồi. Bà Huệ đã thay đổi thái độ. Anh sẽ gặp khó khăn khi năn nỉ Lan. Chí sắp đi học. Anh muốn mọi chuyện êm đẹp trước khi đi. Anh đã sắp xếp mọi ý tứ trong đầu, nào ngờ tới phút chín mươi lại bị thím Huệ phạt thẻ đỏ. Chí đã quen được thím Huệ thiên vị, bây giờ thế trận hoàn toàn lật ngược. Anh thấy thật khó khi Lan cứ lẩn tránh, không muốn nói chuyện trực tiếp với anh.
Nãy giờ Chí đã chờ nhưng Lan cứ trốn dưới bếp, cô lại tìm cớ đuổi anh lên.
Lan đang suy tính gì đây? Hay cô nhất định "chấm dứt" như câu sau cùng cô nói trong điện thoại đêm đó?
Chí cười khẩy. Chám dứt một cuộc tình, phải nói là một cuộc hôn nhân đáu dễ như vậy.
Lan mang lên một ly chanh muối:
- Anh uống đi, rồi nói gì thì nói hết bữa nay luôn.
Chí xoa hai tay lại:
- Sao em lại nặng nề thế?
Lan từ tốn:
- Trái với nhận xét của anh, em đang rất nhẹ lòng khi đã có một quyết định cho mình.
Chí cau mày:
- Lần nào giận nhau em cũng nghĩ tới chuyện quyết định chia tay. Người ta nói xây thì khó chớ đập bỏ thì dễ. Không lẽ em chọn hạ sách à?
Lan thản nhiên:
- Em là người tầm thường, em chọn hạ sách. Chúng ta có nhiều điểm khác quá, chia tay là cách tốt nhất.
- Vớ vẩn! Anh thấy những điểm khác ấy chỉ là vụn vặt đời thường, cái đọng lại thiêng liêng nhết là tình yêu. Chẳng phải chúng ta rất yêu nhau sao?
Lan gật đầu trước khi nói:
- Chúng ta từng yêu nhau. Nhưng tình yêu ấy không mãnh liệt tới mức lấp hết những khác biệt vụn vặt đời thường như anh nói.
Với em, chuyện anh xấu hổ vì chú Lĩnh là vấn đề lớn. Em mồ côi cha, mẹ có chồng khác.
Chú thím khác nào cha mẹ em. Anh xấu hổ đến mức nói dối là em không muốn gặp chú, thậm chí thím Huệ sẽ đâm chú chết. Anh muốn em đoạn tuyệt với chú mình. Anh nhỏ nhen độc ác như vậy, em làm sao chịu được.
Em đau đớn biết bao, dằn vặt biết bao mới quyết định nói với anh nhũng lời này. Rất tiếc em không thể tiếp tục, chính anh đã nghiền nát những tình cảm em dành cho anh.
Mắt Chí long lên tóe lửa:
- Nói láo! Em đã thay đổi từ lúc thằng Ty xuất hiện. Chuyện chú Lĩnh chỉ là cái cớ để nó lập công với thím Huệ và lấy điểm với em. Bộ nó tưởng muốn chiếm vợ người khác dễ lắm sao.
Lan im lặng. Một lát sau, cô nói:
- Đừng kéo anh Ty vào chuyện của chúng ta. Anh nên nhìn thật rõ vấn đề.
Đừng làm khổ nhau nữa. Em xin anh đó.
Chí hạ giọng:
- Khi quyết định, em có nghĩ tới anh không? Anh yêu em biết bao nhiêu hả Na?
Lan ứa nước mắt. Cô cương quyết:
- Em sẽ về Nha Trang thưa chuyện với ba mẹ ngoài ấy lý do tại sao ...
Mặt Chí đỏ lên:
- Anh cấm em đó! Em thật ác khi muốn sỉ nhục anh.
Lan nuốt nước bọt:
- Em muốn rạch ròi đâu ra đấy.
Chí cười khẩy:
- Em giống y cô Thư. Muốn bỏ chồng là bỏ cái một, bất chấp hậu quả, bất chấp dư luận.
Lan nóng mặt:
Anh không có quyền nhận xét mẹ em.
- Chí ngạo nghễ:
Anh chỉ làm một so sánh chớ không nhận xét. Trước đây mẹ thằng Ty cấm nó yêu em vì bác ấy sợ cái huông của cô Thư vận vào em.
Môi nhếch lên khinh khinh, Chí nói:
Anh cũng phải năn nỉ dữ lắm, ba mẹ anh mới đồng ý chấp nhận em. Em tưởng mình cao giá lắm sao mà đòi ra ngoài ấy thưa chuyện này nọ. Muốn chia tay chớ gì? Được thôi!Là đàn ông anh có lỗ lã gì nhưng em thì khác. Dẫu sao cũng là một đời chồng đó ...
Lan có vẻ kềm lòng. Cô biết Chí đang rất giận, rất tự ái và rất đau. Cứ để mặc Chí nói cho hả. Nếu được, anh mắng cô càng tốt.
Chí cao giọng:
- Em tuởng thằngTy thật lòng yêu em hả? Vậy là em chưa hiểu đàn ông rồi.
Nó ghét tôi, nên kéo em ra khỏi tôi cho bõ ghét, nhưng khi được rồi nó sẽ đá em ngay.
Lan nhỏ nhẹ:
- Cho dù thế nào đi nữa em cũng không thể tiếp tục với anh.
Chí đanh mặt:
- Chẳng lẽ tôi có thể tiếp tục với em à?
Suy cho cùng, cha mẹ tôi đúng. Tôi sẽ về Nha Trang để nói với ổng bà tới chính thức bỏ em trước khi tôi đi du học.
Dứt lời, Chí hầm hầm bước đi. Lan bật dậy gọi anh:
- Đốm!
Chí khựng lại. Lan ấp úng:
- Chúng ta vẫn là bạn nhé!
Chí im lặng. Anh ra sân phóng xe đi. Còn lại một mình với tâm hồn trống rỗng, Lan ngồi xuống ghế.
Dù sao đi nữa cũng đớn đau khi phải chia tay một mối tình tưởng sẽ cùng mình đi hết cuộc đời Nhưng chẳng thà chịu đau một lần. Bà Huệ xách cà-mền đựng cháo ra:
- Nó về rồi à?
Lan gật đầu, cô ngập ngừng:
Tụi con đã chấm dứt.
Bà Huệ nhún vai:
Để tao coi được mấy ngày.
Lan nhìn bà, giọng nghiêm nghị:
- Con không thể lấy một người lúc nào cũng xem thường, thậm chí khinh rẻ gia đình con. Không thể nào!
Bà Huệ thỡ dài:
Vợ chồng phải có duyên số ông bà xưa vẫn nói vậy. Coi như hai đứa bây vô duyên nên đám hỏi rồi,vẫn bỏ nhau.
Lan lảng đi:
- Con chưa kịp hỏi chú bữa nay thế nào?
Bà Huệ chua chát:
Dĩ nhiên phải khỏe hơn hôm qua ổng báo tao đừng vô bệnh viện nữa vì ổng thấy Lan vội vàng lên tiếng:
Chú Lĩnh mặc cảm với thím Huệ nên mới nối vậy. Thím không vào bệnh viện thì ai chăm sóc cho chú? Có những cái con đâu làm được, không lẽ cứ nhờ anh Ty hoài, kỳ Bà Huệ nói:
Thím biết, con là gái đâu có tiện chăm sóc ổng. Nhưng suy đi nghĩ lại, tao vẫn còn buồn lắm. Ổng đã quá tệ với taọ .....
Ngẫm nghĩ một hồi, bà nói tiếp:
- Chắc tao sẽ ra ngoài quán ở luôn cho tiện ... Vài bửa nữa ổng xuất viện rồi.
Lan kêu lên:
- Thím không thương con saa lại nói vậy?
Thím đi, chác gì chú chịu về ngôi nhà này. Con luôn ao ước được sống chung với chú thím như hồi đó, chứ đâu có muớn người này, mất người kia.
Bà Huệ nhìn Lan:
- Dẹp chuyện này qua một bên đi. Thím nói thẳng nghe ... Mày không nên để thằng Ty lui tới hoài, nó sẽ khinh mày thả mồi bắt bóng.
Lan chớp mi:
- Con hiểu mà!
- Hiểu thì chở thím vào bệnh viện.
Lan dắt xe ra. Thời gian là phương thuốc diệu kỳ nhất. Cô mong thời gian sẽ giúp cô. Chỉ lấy lại sự cân bằng tình cảm. Thời gian sẽ xóa tất cả để giúp cô và Sơn đi lại từ đầu.
Nhưng liệu thời gian có màu nhiệm đến thế không nhỉ?
Tới phòng ông Lĩnh nằm, tim Lan cứ đập loạn nhịp. Cô tránh ánh mắt ấm áp của Sơn, trong khi anh cũng ra vẻ tự nhiên bằng vải câu nói đùa chọc bà Huệ và ông Lĩnh.
Nhìn hai ông bà ngượng ngập bên nhau, Lan vừa buồn cười và tội nghiệp.
Để mắc hai người, Lan bước ra ngoài hành lang, Sơn cũng.
Hai người lặng lẽ đi trong khuôn viên bệnh viện.
Lâu lắm, Sơn mới mở lời:
- Na hết giận Đốm chưa?
Lan gật đầu:
- Hết! Hết thật rồi!
- Sơn nhíu mày?
- Là sao?
Lan quơ tay hái hoa huỳnh anh trên lối đi:
- Là hết chứ sao. Mà anh đừng hỏi chuyện này nữa, nó không hề liên quan tới anh.
- Xin lỗi - Anh quan tâm chứ không có ý tò mò.
- Cám ơn anh! Em lớn rồi. Em đủ mạnh mẽ để lo cho mình. Em quen không có anh che chở rồi Ty à.
Sơn tha thiết:
- Nhưng anh vẫn muốn được chăm sóc em như ngày xưa. Đó luôn là mơ ước của anh lâu nay, em hiểu không?
Lan lạnh lùng:
Ngày xưa em tin anh muốn như vậy, bây giờ thì không. Anh nên chăm sóc Thoa, con bé ấy cần anh. Nó vừa điện thoại cho Trang cách đây không lâu.
Thoa báo em là gái sắp có chồng mà còn đi quyến rũ người yêu của kẻ khác.
Em không đáng để bị nói như vậy ... phải không?
Sơn cau mày:
- Thoa nói vậy thật à?
Lan đều giọng:
Cũng không nên trách Thoa. Khi yêu có ai muốn mất người mình yêu?
Sơn phân bua:
Nhưng giữa, anh và Thoa đâu phải là tình yêu.
Lan nói:
- Anh không cần đính chính. Điều em quan tâm là em không muốn bị mang tiếng.
Nha Trang nhỏ lắm, tiếng sóng biển không lấn áp nổi tiếng thị phi đâu.
Sơn thở dài:
Tiếng sóng biển cũng không lấn áp nổi , nhịp đập tim chúng ta đâu Na.
Lan ngắt lời Sơn:
- Anh lầm rồi. Đó chỉ là phút yếu lòng.
- Em không muốn nhớ và anh nên quên đi.
Hai người lặng lẽ bước song song. Không nói ra nhưng ai cũng biết nhớ và quên thật không dễ dàng chút nào.
Sơn ngạc nhiên khi nghe giọng chị Xu trong điện thoại. Có bao giờ Xu gọi cho anh đâu.
Lo lắng, Sơn hấp tấp hỏi:
- Mẹ có chuyện gì hả?
Xu gằn:
Mẹ bình thường nhưng tao đang nổi nóng đây. Tao không hiểu mày còn là niềm tự hào của mẹ hay không nữa.
Sơn càu nhàu:
- Bà nói rõ ra đi. Tui hổng hiểu gì hết.
Xu xổ một hơi:
- Bà già thằng Đốm rêu rao khắp khu Mã Vòng là thằng Đốm đã bỏ con Na, vì nó dạo này đi Tây đi Mỹ nhiều. Một người ăn học cao, chức vụ lớn không thể có một con vợ chẳng ra gì như con Na. Nhưng mày lại không thấy con quỷ đó tệ. Trái lại, mày đang mê mẩn thứ người ta bỏ. Tức quá tao phải hỏi mày đúng như vậy không?
Sơn lùng bùng lỗ tai. Anh không biết trả lời thế nào đây nữa. Thằng Đốm đã bỏ Na sao? Anh không hể nghe chuyện này. Từ khi ông Lĩnh xuất viện rồi cùng về ở chung với bà Huệ và Lan, Sơn không gặp lại cô. Chính Lan yêu cầu anh đừng quanh quẩn làm phiền cô và Chí nữa. Lời yêu cầu ấy rõ ràng quá rồi, anh đã thôi không điện thoại, không tin nhắn, không vờ vô tình hỏi qua ông Thuần hay bà Thư về Lan. Sơn cũng không biết Chí còn trong nước hay đã du học.
Anh cố quên, cố lờ tất cả mọi thông tin liên quan tới Lan. Sao bỗng dưng chị Xu lại nói như vậy.
Giọng Xu quang quác như đang đứng trước mặt Sơn:
- Mày thừa biết cái mồm bà già thằng Đốm rồi. Bả nói nào là dù chưa đám cưới nhưng con Na ăn ở với con trai bả mấy năm nay, thằng Đốm khỏi mất tiền chơi gái, lại có con ở trong nhà hầu hạ, nào là tiền đám hỏi bả bỏ ra tính tới tính lui vẫn còn lời chán so với tiền mua một con hầu gái như con Na.
Sơn bình tĩnh hỏi:
- Còn gì nữa không?
Bả nói mày húp canh thừa, mút xương cá mà khen ngon. Nghe xong, tao vừa choáng váng mặt mày vì nhục, vừa nổi điên lên vì tức. Sao mày ngu dữ vậy Ty?
Lâu nay không nghe mày hỏi thăm, nhắc nhở gì con quỷ Na, tao và mẹ tưởng yên rồi. Ai ngờ ... Mày muốn mẹ chết sớm thì cứ cặp với nó.
Sơn hạ giọng:
- Chuyện không phải như chị nghe đâu.
- Không lẽ tự nhiên mẹ thằng Đốm dựng nên chuyện nó bỏ con Na? Nhưng đúng là mày đang cặp với nó chứ?
Sơn nhát gừng:
- Chị hỏi làm gì, đâu liên quan tới chị.
- Sao lại không liên quan? Tao không muốn có một đứa em dâu như con Na.
Chắc mẹ cũng vậy.
Sơn cười khẩy:
- Chị lạ thật! Chẳng lẽ tôi phải lấy vợ theo ý muốn của chị à? Thật buồn cười. Nếu không có gì khác, tôi cúp máy đây.
Xu hậm hực:
- Tao sẽ mách mẹ để mẹ có ý kiến với.
Sơn cáu lên:
- Sao chị rảnh quá vậy? Tôi nghĩ mẹ không nghĩ xấu về Na như chị đâu.
Thôi đó!
Sơn bực mình đứng phắt dậy. Thông tin chị Xu vừa cung cấp khiến anh hoang mang quá. Lẽ nào suốt thời gian qua anh là một thằng ngố, không biết Lan đã lừa mình?
Nhưng tại sao cô lại làm vậy khi đã chia tay với Chí? Chắc chắn người nói lời chia tay phải là Lan chớ không phải Chí. Nhưng vì tự ái và sĩ diện Chí đã về Nha Trang rêu raọ.ngược lạị. Sơn đi loanh quanh trong căn phòng hẹp. Anh chợt hiểu ra rằng Lan cần có thời gian bình tĩnh, cô không muốn vội vàng đến với anh, cũng có thể Lan thử lòng anh cũng nên.
Trái tim đang héo khô của Sơn bỗng rộn ràng. Anh nhắn tin cho Lan "Nhớ em nhiều, nên phải nói ...'' Chỉ vài phút sau Sơn đã nhận lại tin nhắn của cô:
“Nói cho nhiều cũng vậy thôi ...”.
Sơn bật cười. Anh gọi thẳng vào máy Lan. Giọng cô vang lên khiến Sơn cảm giác cô đang rất gần mình.
Lan có vẻ hỏm hỉnh:
- Định "phải nói" gì với em đây?
Sơn im lặng, vài ba giây sau mới lên tiếng:
Anh có chuyện vui muốn chia sẻ với Na.
- Chuyện vui hả? Em rất thích nghe chuyện vui, nhất là của anh.
Sơn thong thả buông từng tiếng:
- Anh sẽ cưới vợ.
Đầu dầy bên kia lặng thinh. Sơn nghe rõ tiếng thở của Lan rồi giọng cô thảng thốt:
- Chúc mừng anh và ...và chắc là Thoa.
Sơn ậm ự:
- Sao em không nghĩ là ai khác mà lại là Thoa.
Lan hỏi:
Anh còn quen ai khác ngoài Thoa nữa.
- Còn chứ! Anh cưới người khác vì biết Na không thích Thoa.
- Anh vì em đến vậy sao?
Sơn lơ lửng:
Lúc nào anh cũng muốn em được hạnh bên người em chọn.
Giọng Lan chua chát:
- Anh lấy vợ cũng vì muốn em hạnh phúc.
Sơn chắc nịch:
- Đúng vậy! Em có gì muốn nói với anh không? Anh rất muốn nghe một lời từ trái tim em.. Lan ú ớ:
- Em chúc anh hạnh phúc.
Sơn chưa kịp nói gì tiếp, Lan đã cúp. Anh gọi lại nhưng không được. Hình như Lan đã tắt máy. Cô nàng đã bị sốc ... Nếu không còn yêu Sơn, Lan đâu sốc như vậy. Phép thử đã kết quả. Sơn hí hửng ngã xuống ghế nhưng Sơn hí hững chưa được bao lâu, chuông điện thoại bàn reo.
Anh cau mày. Không lẽ bà Xu lại ... quậy tiếp Sơn đợi chuông reo thật lâu mới nhấc máy.
Giọng ông Lĩnh quát to khiến Sơn giật mình:
- Mày làm gì con Na khóc dữ vậy Ty?
Sơn ấp úng:
- Cháu ... cháu ... đùa ... cháu ...
- Đùa! Đùa quái gì hả thằng quỷ sứ. Mày giết nó vì trò độc ác của mày thì có.
Ông Lĩnh gác máy cái rầm khiến Sơn ê cả đầu.
Vội vã anh phóng xe tới nhà Lan. Bà Huệ mở cửa cho Sơn.
Nhìn anh, bà lầu bầu:
- Chúng bây điên cả rồi.
Sơn ngượng ngùng:
- Na đâu thím?
Khóc trong phòng ấy. Ông Lĩnh bảo mày đùa, nhưng nó vẫn khóc. Cháu vào được không?
Bà Huệ cười khẩy:
- Tao nói không được với mày sao? Ngày xưa tao cấm, mày vẫn leo rào sang mà ... Chúng bây già đầu cả rồi còn chơi trò ú tim à?
Sơn gượng gạo đứng ngoài thềm, bà Huệ hất hàm:
- Tao không xen vào chuyện tụi mày nữa đâu.
Sơn bước một lúc mấy bậc thang để mau lên tới phòng Lan trên lầu. Cửa phòng mở, cô đang ngồi lọt thỏm trong chiếc bành nhung tím thẫm. Nhìn Lan, Sơn thương đứt ruột.
Anh đến bên, Lan không phản ứng gì. Trên gương mặt trắng xanh của cô, nước mắt không ngừng tuôn trào.
Sơn nửa ngồi nửa quỳ, anh nắm hai bàn tay Lan và ủ vào tay mình.
Lan òa lên nức nở:
- Anh tội nghiệp em phải không?
Sơn lắc đầu:
- Không! Anh yêu em, nhưng em đã không chọn anh. Lời anh muốn nghe em đã không nói, sao vậy Na?
Lan thổn thức:
- Em sợ .... em sợ anh coi thường em. Em không đủ tự tin khi em và Chí chia tay.
- Cho dù em biết anh rất yêu em?
Lau nước mắt cho Lan bằng những nụ hôn lên mặt, Sơn bồi hồi:
- Em lúc nào cũng là con bé Na ngốc nghếch, dễ bị anh bắt nạt, dễ bị anh xí gạt, dễ bị anh dụ ....
Lan đẩy Sơn ra:
- Đừng làm như vậy khi anh đã quyết định cưới vợ.
Sơn lì lợm ôm siết Lan:
- Sao lại không khi người anh quyết định cưới là em. Chúng ta đã phí phạm quá nhiều thời gian, phí phạm biết bao nhiêu nụ hôn lẽ ra phải cho nhau từ lâu.
Vì cái gì hả Na? Vì sợ người này đánh giá, người kia coi thường à? Suy cho cùng chúng ta không làm gì sai hết. Chúng ta có quyền lựa chọn hạnh phúc.
Lan ngập ngừng:
- Nhưng mà ...
Sơn gạt ngang:
- Anh không muốn nghe thêm bất cứ lý do nào nữa ...
Lan thất thỏm:
Cô Diệu không bao giờ bằng lòng. Em biết ...
Sơn để tay lên môi cô:
Rồi mẹ anh sẽ bằng lòng. Anh biết với chúng ta, tất cả mới là khởi đầu, nhưng đã yêu mình đâu ngại khó. Anh sẽ thuyết phục ba mẹ. Chắc chắn ông bà sẽ bàng lòng.
Lan vẫn không yên tâm:
- Nhưng nếu hai bác vẫn không chịu thì sao?
Sơn im lặng. Anh trầm giọng:
- Em đánh đố anh hả Na? Từng này tuổi rồi, anh có quyền tự định đoạt cuộc đời mình.
Nhưng anh không thích nhưchị Xu. Anh muốn cha mẹ đôi bên đứng ra tổ chức cưới cho mình.
Lan cựa quậy trong vòng tay Sơn:
- Có quá sớm không khi chúng ta đề cập tới chuyện cưới xin. Đã một lần rồi, em sợ mọi sự bồng bột ...
Sơn từ tốn nói:
- Anh chỉ sợ em không yêu anh thôi. Anh đã qua thời bồng bột từ lâu.
Lan nhìn Sơn:
- Em yêu anh.
Sơn mỉm cưới:
- Vậy là đủ rồi.
Sơn siết tay mình chặt hơn. Giọng Lan xúc động:
- Đã rất lâu, em quên hết những câu thơ mình từng viết, mình từng đọc.
Nhưng lúc này đây em lại nhớ những dòng thơ của nhà thơ Ngọc Liên:
“Anh yêu Giữa khúc quanh đời ta mới thấy rõ nhau Xin anh đừng nhụt chí.
Vào rào đời nkững muốn dìm chết đôi ta Hãy hiểu em như đã từng yêu.
Đừng để em lẻ loi cô độc.. Sơn lại dịu dàng tiếp lời Lan:
“Đại lộ hay khúc quanh.
Nào có nghĩa gì.
Bốn con mắt vẫn âu yếm nhìn nhau.
Ta cứ yêu ...”.
Nguồn: http://vietmessenger.com/