Chương 7
Thảy balô xuống đất, Ty chạy vội vô bếp lấy chai nước tu một hơi cho đã khát vì suốt bảy tám tiếng ngồi xe khách, Ty không uống miếng nước nào.
Trở lên nhà trên, Ty vẫn thấy chị Xu ngồi bên điện thoại. Bà Xu chẳng tỏ vẻ vui mừng gì khi thấy Ty đẩy cửa bước vào. Gương mặt bả cứ trơ trơ như tượng, chỉ cái miệng là hoạt động không ngừng.
Nhún vai, Ty bước ra ngoài và không thể không nhìn sang nhà Na. Ngôi nhà đóng tất cả các cánh cửa. Chắc không có Na ở nhà.
Cũng có thể Na vào Sài Gòn để dự thi đại học như Ty năm rồi. Nhìn sân đầy lá cũng đủ biết lâu rồi không ai quét dọn và bà Huệ vẫn ngày hai bữa ở sòng bài.
Ngồi xuống thềm nhà, Ty chống tay bâng khuâng. Mới đó đã một năm Ty xa Nha Trang. Tết rồi Ty không về, cậu ở lại với đám đàn anh đi làm thời vụ. Vui, và đã biết cám giác cô đơn khi ăn Tết không gia đình.
Mẹ Ty đã rất giận nhưng đâu làm sao kéo cậu về. Bà biết đó là cách phản kháng của Ty, khi bà cứ lâu lâu điện thoại tới nhà Tỳ ở trọ căn đặn, răn đe, ngăn cấm đủ điều.
Trong mắt mẹ, Ty vẫn là trẻ con. Cậu rất tự ái khi lũ ở phòng cùng cứ trêu ghẹo. Thế là vì lời khích bác của một vài đứa, Ty đã không về quê ăn Tết. Điều này đồng nghĩa với việc Ty không gặp lại nhỏ Na và không biết tin gì về con nhỏ từng gieo vào lòng cậu những hạt của cây gian dối. Loại hạt đỏ đã đám chồi nảy lộc trong lòng Ty, cậu đinh ninh một điều Na thích thằng Đốm chứ không thích mình. Với Ty, Na đùa chơi thậm chí lợi dụng.
Ty thở dài buồn bã. Cậu cố cố không khi nghĩ về Na như vậy.
Ty đã xa Nha Trang như nhiều đứa bạn khác. Có nhiều đêm Sài Gòn ngủ mơ, Ty lại thấy mình leo mãi không qua được cái rào bằng gỗ thấp lè tè nhiều chỗ xiêu vẹo ngăn nhà mình và nhà Na. Trong giác mơ, lâu lâu lại thoảng một làn hương mà Ty biết rất rõ là mùi hương tóc Na.
Dù biết Na dối trá, nhưng Ty quên không được, dù chỉ quên mùi hương thoảng qua của tóc. Giọng chị Xu éo éo sau lưng Ty:
- Sao lại ngổi đây thằng quỷ?
Ty ngước lên:
- Vào nhà bà lại bảo tui nghe lén bả điện thoại.
Xu bật cười:
Mày cứ nghe thoái mái, tao đâu có sợ.
Xu láu lỉnh:
- Mày ngồi đây ngóng con Na hả? Nó không về nữa đâu.
Ty thảng thốt:
- Không về nữa là sao?
Giọng chị Xu vô cảm:
- Ngôi nhà đó bán từ Tết, người ta cho nó ở tới khi thi xong tú tài. Thi xong rồi, con Na phải đi chớ sao nữa.
Ty nghe cổ mình nghẹn lại:
- Nó đi đâu?
Xu so vai:
- Tao không biết. Quan tâm làm chỉ cho mệt.
Ty cau mày:
- Chị nói vậy mà nghe được. Dù gì cũng là hàng xóm.
Xu ngắt lời Ty:
Hàng xóm của mày chớ đâu phải của tao. Ủa! Hè này không ở lại làm thêm như hồi Tết hay sao?
Ty chẳng thèm trả lời. Cậu đứng dậy bước ra đường. Sao chị Xu càng lúc càng ngoa ngoắt thế nhỉ? Chị ấy không biết nghĩ tới người khác, từ nhỏ đã vậy, càng lớn cái tính ích kỷ ấy càng rõ hơn. Nhà có hai chị em nhưng Ty và chị Xu không thể hợp tánh nhau. Nghĩ cũng buồn!
Đi bộ một hồi vẫn tới được nhà thằng Luân. Ty đứng ngoài cổng réo tên nó.
Thằng Luân hớt hải chạy ra:
- Dữ ác! Tao tưởng mày quên đường về rồi chớ!
Ty xa xôi:
- Tao cũng muốn quên đó chứ, nhưng không được.
Luân kéo ghế cho Ty, giọng thẳng đuột:
- Mày thăm tao hay kiếm con Trang vậy?
Ty gãi ót:
- Ờ, thì một công đôi chuyện, tao thăm hai anh em mày.
Luân nói:
- Con Trang ra Huế rồi.
Ty ngạc nhiên:
- Sao lại ra Huế?
- Nó thi đại học ở đó với hy vọng dễ hơn trong Sài Gòn.
- Còn Na?
Luân ngập ngừng:
Dường như nó vào Sài Gòn mà ... Con Trang rủ nó nộp đơn vô Đại học Huế nhưng nó đâu chịu ...
Ty bức xúc:
- Tao mới vừa nghe chị Xu nói nhà của Na đã bán từ Tết ... Có thật không Luân?
Luân gật đầu:
- Thật! Bộ mày không biết à?
- Không! Từ Tết tới giờ tao có về đâu!
- Mà sao phải bán nhà chớ?
Bà Xu hổng kể gì với mày sao? Ty ngập ngừng:
- Không! Tao cũng không thích hỏi bả ...
Luân chép miệng:
- Dạo kia, thím Huệ bị chấn thương não vì vợ bé chú Lĩnh đánh. Thuốc men tốn kém lắm, bà Huệ mới ngồi dậy đi được đó chứ.
- Chẳng lẽ tại vậy mà đi bán nhà? Nhà này của Na chớ đâu phải của vợ chồng chú Lĩnh?
Luân nhún vai:
- Bà Huệ chơi bài nợ như chúa Chổm, bả nằm viện là chủ nợ nhốn nháo tới đòi. Ông Lĩnh sợ quá kiếm cớ đi biển trốn mất tiêu.
Tội nghiệp nhỏ Na một mình gồng gánh mọi thứ. Chính nó quyết định bán nhà vì không muốn thím Huệ vào tù. Mà tao đứng ra lo thủ tục bấn nhà chớ ai.
- Vậy mà tao có hay biết gì ...
Ty thẫn thờ:
- Rồi Na và thím Huệ sẽ ở đâu?
Luân bảo:
Bà Huệ cũng vào Sài Gòn với nhỏ Na.
Dù thi đại học đậu hay rớt nó cũng ở Sài Gòn luôn. Tao nghe con Trang nói vậy ...
Ty kêu lên:
- Na bỏ Nha Trang luôn à?
Luân gật đầu:
Sau khi trả nợ xong cho bà Huệ, Na vẫn còn quá iền, chắc nó muốn lập nghiệp ở Sài Gòn. Ty lầm bầm:
- Na sẽ sống tế nào ở nơi tứ xứ đổ về đó chứ?
Luân vô tư:
- Mẹ Na ở Sài Gòn, chẳng lẽ bà ấy bỏ mặc nó. Mày khéo lo!
Ty buồn bã ra về. Cậu không ngờ cuộc đời Na đã rẽ sang trang khác, trong trang sách đó sẽ không có mặt cậu nếu cậu không tìm ra Na.
Bà Diệu đã về nhà, thấy Ty bước vào, bà nghiêm mặt, giận dữ:
Hè ở lại Sài Gòn kiếm tiền còn nhiều hơn Tết nữa kìạ .... Ty đùa:
- Vậy ngày mai con sẽ trở vào Sài Gòn để kiếm tiền:
Xu cười cười:
- Mày vào kiếm con ranh Na thì đúng hơn. Nhìn bản mặt bơ phờ, tao dám cá nãy giờ mày đi hỏi thăm tin tức con nhỏ đó. Nhưng không tới phần mày đâu.
Thằng Đốm bao thầu trọn gói con Na rồi.
Ty nhíu mày:
- Chị nói vậy là sao?
Xu hiu hiu tự đắc:
Cách đây mấy bữa, thằng Đốm đã đưa bà Huệ và con Na vô Sài Gòn, mày trễ đó rồi đồ ngốc!
Ty làm thinh. Cậu tức lắm nhưng không dại gì rơi vào bẫy của bà chị đành hanh này.
Ty xuống bếp.
Bà Diệu xuống theo, giọng ca cẩm:
- Con Xu chứng nào tật nấy, lúc nào cũng bô bô cái miệng. Làm việc chỗ nào cũng năm ba bữa nửa tháng là nghỉ. Mẹ mệt mỏi vì nó lắm rồi.
Ty nói:
- Mẹ đừng cho tiền, thử coi chị có phải lo kiếm việc không? Lúc nào mẹ cũng than chị Xu thế này, chị Xu thế nọ nhưng mẹ luôn chiều theo ý chị.
Bà Diệu thở dài:
Cũng phải từ từ chớ con.
Ty nhìn bà, giọng gay gắt:
- Sao mẹ không cho con biết Na đã bán nhà?
Bà Diệu nhún vai:
Chuyện đó đâu liên quan tới con.
Ty khựng lại:
- Mẹ làm con thất vọng quá.
Dứt lời, Ty đi vào phòng mình. Căn phòng cả năm trời vắng chủ lạnh tanh, ẩm mốc, bỗng dưng Ty có cảm giác nơi đây đã không thuộc về mình nữa.
Ứ nghẹn ở ngực, Ty băng băng ra Ngoài, cậu leo rào sang nhà Na. Ty đi loanh quanh trong sân. Sân đầy xác lá. Những trái khế rụng vàng lên men chua nồng khắp nơi. CĂn nhà chỉ còn là của hôm qua, một hôm qua Ty đã từng cô mặt với bao nhiêu mơ mộng, lãng mạn.
Trở về đây, rốt cuộc Ty chỉ là một kẻ lạc lõng đang đi trên miền quá khứ.
Một miền quá khứ dày cát trắng, nắng gió với nụ hôn đầu chuếnh choáng vĩnh viễn không quên.
Trở về biển, rốt cuộc Ty như chiếc bóng chạy đuổi theo thời gian để tìm kiếm. Người ta đã rời xa biển nên Ty chỉ tìm trong ký ức. Mà ký ức lại lặng thinh, không ai nghe dư âm một lời đồng vọng.
Sơn nhấc điện thoại lên, giọng của Trang có chút gì nghịch ngợm:
- Anh Sơn vào Sài Gòn hồi nào?
- Anh vào hai hôm rồi.
- Nghĩa là sớm hơn dự định?
Sơn nhếch môi:
- Ờ! Công việc của anh nhiều quá.
Trang cười:
- Chứ không phải "cảnh cũ thiếu người" nên không giữ được chân anh sao?
Hôm kia điện thoại tới nhà, bác gái nói anh đã đi rồi.
Thật tình em ân hận hết sức.
- Sao lại ân hận?
Vì em đã không cho anh số điện thoại của Na. Dù tất cả chúng ta đều thay đổi nhưng em vẫn muốn một lần nữa làm giao liên cho anh và nhỏ Na như ngày nào. Anh ghi số điện thoại của nó nghen!
Sơn hấp tấp vơ lấy bút, giấy. Anh viết vội rồi khoanh vòng một dãy những con số. Giọng Trang lấp lửng:
Chúc anh vui vả cả hạnh phúc nữa ...
- Biết đâu chừng ...
Sơn chưa kịp hỏi gì thêm, Trang đã gác máy. Anh lẩm nhẩm, đọc tới đọc lui số di động của Na.
Nếu gọi ngay bây giờ anh sẽ nói gì khi chưa có một chuẩn bị nào cho mình ngoài niềm vui bất ngờ ập tới.
Nhưng lẽ nào lại không gọi khi đầy là cơ hội anh đợi bao lâu?
Sơn đứng dậy vươn vai hít một hơi dài rồi nhấn số bằng cái di động của mình.
Chuông đổ một hồi láu Sơn mới nghe giọng của một người đàn ông:
- Alô ...
- Anh bị hẫng nặng. Sơn lúng túng mất mấy giây mới ấp úng:
- Xin lỗi tôi lộn số!
Nếu anh tìm Ngọc Lan là đúng đó ...
Sơn nghe giọng người đàn ông vang lên:
- Em ơi!
Sơn nhắm mắt lại, tay nắm chặt điện thoại. Hình như là giọng thằng Đốm.
Dù đã nhiều năm rồi, Sơn vẫn nhận ra giọng của nó.
Lúc Sơn còn đang ... rơi tự do thì giọng Na vang lên:
- Alô! Lan đây!
Sơn chua chát:
- Xin lỗi, tôi nhầm.
Rồi anh tắt. Sơn thừ người trên ghế. Lẽ ra nhỏ Trang phải cho anh biết mối quan hệ của Na và thằng Đốm chứ, con nhỏ mập mờ làm anh bị hố. Hất bản vẽ qua một bên, Sơn mỡ tủ lạnh khui một lon bia và nhận ra thứ này không đủ làm mình say.
Di động có tín hiệu. Anh lật đật cầm máy. Lẽ nào Na gọi lại?
Thoa nhắn tin bảo đang một mình trong ''Khúc ban chiều".
Sơn cười. Bộ anh không một mình sao?
Nhưng một mình này cộng với một mình nọ chưa chắc đã thành đôi mình.
Sơn nhắn trả lời:
“Anh rất bận” rồi khóa máy. Anh mở nhạc lên để tâm ổn định.
Uống cạn lon bia, Sơn trở lại bàn làm việc. Nhưng mấy ai làm việc được khi rơi vào tâm trạng này chứ?
“Kỷ niệm như rêu.
Giẫm vào anh trượt ngã Tình xưa giờ quá xa ...
Lời bài hát như gai nhọn đâm vào tim Sơn.
"Tình xưa giờ quá xa ..." Giữa Sơn và Na đã bao giờ là tình yêu đâu, vậy sao anh không thể thôi hoài nhớ?
Cầm di động lên, anh tắt mở mấy lần mới nhắn tin.
''Như một mùi hương từ quá khứ, tên Ngọc Lan khiến tôi xúc động. Tôi không thế không gởi vào đây cảm xúc của mình" Và Sơn nhận được tin trả lời:
- “Có chắc lúc nãy bạn đã gọi nhầm?”.
Sơn đắn đo một chút:
- "Tôi đã nhầm ... thời điểm. Thời gian vừa qua không phải của tôi".
Không lâu lắm, Sơn được tin phản hồi:
- “Tôi muốn biết tên bạn”.
- ''Cứ gọi tôi là S hay X, Y gì đó ...".
- ''Sao lại vậy? Mỗi người nên có một tên thôi”.
- “Hãy gọi tôi theo cách N thích".
- “Tôi là N.L chớ không phải là N".
- "Tôi thích gọi N là N. Ncó thể là “Nhớ” là “Nhầm” là “Nàng”, là ... Na ..." - “Bạn chắc rất rảnh rỗi và thíck đùa dai?”.
Sơn nhắn liên tục:
- Không hẳn thế! Tôi đang rất nghiêm túc và đầu óc tôi đang rối mùi vì công việc. Lúc nãy tới rất vui khi nghe giọng N qua máy.
- ''Vậy sao bạn lại ..." - ''Tôi không muốn làm phiền những phút riêng tư bên cạnh người khác của N.
- “Bạn là ai? Bạn khiến tôi ngạc nhiên quá!" "Tôi là người N có thể tìm trong ký ức”.
''Ký ức quả là một khoảng không mù mờ nhân ảnh. Tôi xin chào thua và chào cả bạn.
Sơn gõ đầu mình cái cốp. Anh thật ngốc khi chơi trò "cút hà'' này. Na đã quên anh lâu rồi. Trong khoảng không ký ức mù mờ nhân ảnh đó không hề có Sơn. Cứ xem trỏ "cút hà'' này là một trắc nghiệm. Kết quá Sơn đã nắm nhưng lòng anh sao buồn thế này. Điện thoại lại có tin nhắn, Sơn đọc. Vẫn là của Thoa.
Cô nàng vẫn một mình trong ban chiều".
Nhìn đồng hồ, Sơn đứng dậy. Anh vẫn còn quá trẻ để khó thể giam mình trong căn phòng hình hộp vuông này khi bên ngoài nhịp sống vẫn ồ ạt chảy.
Dù một mình này cộng với một mình nọ chưa chắc thành đôi mình, Sơn vẫn đến quán "Khúc ban chiều" với Thoa. Ngồi nơi đó nghe nhạc, người ta vẫn đớ một mình hơn ở nhà.
Tắt di động, Sơn mở cửa dắt xe ra. An và Thoa trong mất nhiều người vẫn là một cặp đẹp đôi. Vậy sao anh không bằng lòng với sự đẹp đôi đó? Người ta đi qua đời như bình thường, vô tình. Lẽ nào Sơn không thể đến với Thoa cũng bình thản như những người trước đây để không phải nghĩ nhiểu về những điều vừa xảy đến.
Ngọc Lan đọc lại lần nữa những tin nhắn rồi cô xâu chuỗi mọi sự kiện bắt đầu là cuộc gọi vào máy của cô nhưng ác thay người nhận điện lại là Chí. Dù anh phân bua tại nghe chuông để quá dài, sốt ruột anh mới nhận điện giùm Lan, cô vẫn thấy khó chịu. Lan đã giận dỗi và Chí ra về với gương mặt không vui vẻ gì.
Người gọi tự cho mình là lộn số khi nghe giọng Chí. Nhưng khi Chí khẳng định đây là số máy của Ngọc Lan, và hắn đã chờ ... Khi nghe giọng cô, hắn quả quyết mình đã nhầm.
Vậy thì tại sao hắn lại nhắn cho Lan những dòng nghe ... thơ thể nhỉ?
- Có thật cái tên Ngọc Lan của có gợi hắn nhớ một mùi hương từ quá khứ không? Thờ hiếm này lãng mạn như hán đúng là hàng hiếm.
Tự dưng Lan nao nao. Cô lục tung ký ức mà không thể hình dung hắn là ai.
Giọng bà Huệ eo éo dưới nhà buộc Lan phải đi xuống.
Bà Huệ lầu bầu:
- Mày làm gì mà thằng Đốm mặt ầm ầm vậy Na?
Lan vẫn còn ấm ức:
Ảnh nghe điện của con. Còn ông Bà Huệ chép miệng:
- Có như vậy thôi cũng gây nhau. Hai đứa bây thật mệt. Giờ đã vậy, sau này rồi sao?
Lan nhăn nhó:
- Thím gọi con xuống vì chuyện này à?
Bà Huệ dịu giọng:
- Có chén chè sen trong tủ lạnh, ăn đi rồi ngủ.
Lan nhìn bà ...
Thím ăn với con.
Tao ăn rồi ...
Bà Huệ bỗng nói tiếp:
Ăn chè này mà nhớ chè đậu ván. Hồi đó thằng Ty ăn một lần phải hai chén ...
Lan chợt sững người khi nghe thím Huệ nhắc tới Ty. Anh vẫn có một chỗ trong tim cô, vậy sao cô không nghĩ người gọi điện lúc nãy là Ty. Nếu là Ty sao anh lại ẩn mặt như vậy?
Lan kiểm tra lại tin nhắn:
''Tôi không muốn làm phiền những phút riêng tư cạnh người khác của N ... Tôi là người N có thể tìm trong ký ức ... " Lan lạnh người. Lẽ nào là Ty? Sao tự nhiên Ty lại gọi Lan khi suốt một thời gian dài như cả đời người, anh bặt tăm?
Ty định trêu gì Lan đây khi cả hai gần như đã có cuộc sống riêng cả rồi.
Lần đám cưới nhỏ Trang, Lan đã phải ngồi nghe Thoa huyên thuyên đủ điều về anh Sơn của nó. Thoa còn tự hào khoe hai người đang sống với nhau theo đúng model sống thử thời thượng. Cái model đó đất Sài Gòn này đang nớ rợ, những người xa nhà và chịu chơi một chút vẫn dễ dàng đến với nhau rồi. Nhưng Thoa khẳng định nó và Sơn là một đôi ăn ý. Hai người sẽ cưới chớ không có chia tay.
Rồi chính Thoa nhấn di động gọi Sơn. Giọng nó nũng nịu, tình tứ khiến những người ngồi quanh phải xấu hổ.
Lần đó, Lan đã buồn đến cả tháng, thím ...Huệ theo hỏi mãi cô vẫn lặng thinh. Thím sẽ không hiểu vì sao Lan buồn khi cô và Ty đã bặt tin nhau năm bảy năm dài. Thậm chí bây giờ Ty thay đổi thế nào, Lan vẫn chưa hình dung được. Nhưng cô buồn khi nghĩ không bao giờ cô và Ty trở lại những ngày hai người đã sống với bao biến chuyển lạ kỳ. Cả cô và Ty đều rời Nha Trang và không để lại gì cho thành phố biển thân yêu đó ngoài tuổi thơ trong trẻo của mình.
Bà Huệ hỏi:
- Sao lại ngồi thừ ra đó?
Lan vội vàng bưng chén chè lên. Cớ ăn mà không biết ngon ngọt thế nào.
Bà Huệ lại lên tiếng:
- Hai đứa cứ gây nhau hoài là sao há!
Thằng Đốm nó thương mày thật nhưng đâu phải thấy vậy rồi làm nư.
Lan lắc đầu:
- Con không phải vật sở hữu của ảnh.
Thương kiểu độc đoán, quyền hành đó chỉ khiến người ta khổ.
Bà Huệ nói:
- Nhưng có ai thương mày hơn nó không?
Lấy người thương mình là sướng nhất rồi con à!
Lan làm thinh. Cô không muốn tranh luận với bà Huệ chuyện thương ít, thương nhiều này nữa. Dầu gì cô và Chí cũng sắp cưới.
Lan chợt thấy nghẹn ở ngực. Lật đật đứng dậy, Lan rửa chén chè rồi lật đật lên lầu. Cô rất sợ phải nghe bà Huệ phân tích chuyện thương yêu của mình và Chí. Bà lúc nào cũng bênh anh mà không hiết lý do sao Lan và anh gây gỗ.
Nghĩ cũng lạ, từ hồi còn nhỏ, thím Huệ đã thương Đốm hơn Ty. Bù lại, Đốm cũng ân cần với thím Huệ, trong khi Ty ghét thím ra mặt. Ty cũng là người bị bà mắng nhiều nhất.
Lan bâng khuâng cười. Tất cả qua rồi, nếu còn chăng thỉnh thoảng trong những giấc mơ Lan nghe tiếng sóng biển, tiếng gió thổi qua hàng phi lao, tiếng còi tàu vào ga ... Rồi cả tiếng mình khóc nức nở khi bị thím Huệ đánh. Những lúc ấy luôn có Ty bên cạnh vô về. Cô chưa bao giờ thôi những giấc mơ về Ty.
Cứ gặp Ty mãi trong mơ, Lan sợ. Cô sợ khi tỉnh giấc, mình phải trằn trọc cho tới sáng.
Điện thoại vang lên bài "Dạ khúc'', Lan nhìn số. Là Chí ... Chắc lại phân bua, xin lỗi.
Lan hờ hững áp máy vào tai.
Giọng Chí ngọt ngào:
- Em đang làm gì vậy?
- Em chuẩn bị đi ngủ.
- Nãy giờ gã gọi nhầm đó có gọi cho em nữa không?
Lan nhíu mày:
- Anh hỏi chi vậy?
- Ờ thì hỏi để xem có đúng hắn nhầm số không hay hắn muốn trêu em.
Lan hơi mỉa mai:
- Anh khỏi lo, chẳng ai gọi cho em ngoài anh vào giấc này.
- Vậy là anh yên tâm rồi ...
- Nhưng em lại khó chịu khi nghĩ lúc đó anh cố tình kiểm tra xem ai gọi em ...
Anh đâu cần phải làm vậy ...Thôi ...Na ngủ đi ...Anh yêu em. Ngủ ngon nhé Na.
Lan khẽ gật đầu. Lời yêu của Chí lúc này nói câu ''anh yêu em - Ngủ ngon nhé Na" nhưng lạ thay chưa khi nào cô mơ thấy anh?
Có lẽ anh đã luôn bên cô bao nhiêu năm trong đời thường nên với Lan giấc mơ chỉ dành cho Ty.
Lan nhìn cái di động để trên gối. Cô không sao cưỡng lại khao khát nhắn cho Ty vài dòng.
Nhưng có đúng là Ty không? Lan với tay mở nhạc, giọng Đức Tuấn nghe da diết:
''Nhắm mắt cho tôi tìm một thoáng hương xưa. Cho tôi về đường cũ nên thơ.
Cho tôi gặp người xưa ước mơ ... Hay chỉ là giấc mơ thôi. Nghe tình đang chết trong lòng tôi. Cho lòng tiến nuối xót thương suốt đời ...”.
Lan đọc những tin nhắn lần nữa. Rồi từ tốn cô nhấn từng mẫu tự:
- “Chào anh Ty. Na đã nhận ra anh rồi”.
Lan hồi hộp chờ tin trả lời nhưng điện thoại không hề có tín hiệu nào. Lan chỉ muốn khóc khi nghĩ mình đã rơi vào trò đùa dai của ai đó vô công rồi nghề chứ không phải của Ty ...
Lan nhấm mắt cố ngủ nhưng không sao ngủ được. Bài hát cứ nức nở trong tâm hồn cô "Nhắm mắt ôi sao nữa hồn bỗng thương đau ...Ôi sao nghìn trùng mãi xa nhau ..." Điện thoại có tín hiệu. Lan lật đật vơ lấy nó. Cô chợt thấy ngạt thở khi nhìn vào màn hình dòng chữ hiện ra đập vào mắt cô:
- “Anh muốn gặp Na”.
Lan hốt hoảng nhiều hơn là mừng. Cô áp cái di động vào ngực và nghe tim mình đập thùm thụp khi nghĩ tới Chí. Cô sẽ là vợ Chí, nhưng Lan không thể im lặng với đề nghị ày. Cô nhắn trả lời:
"Cần không khi mình có thể gặp nhau qua những tin nhắn qua những tin nhắn?”.
- “Anh ghét tin nhắn. Nó không phải là em. Anh muốn gặp Na".
''Sao mãi tới bây giờ anh mới có ý muốn đó kki em đã chờ ngay lúc anh rời khổi Nha Trang?”.
- "Ngày xưa anh đã không nghĩ lần ra đi ấy lại là lần xa nghìn trùng, xa đến mức chúng ta lạc mất nhau".
“ Nhưng anh đã không hề tìm em”.
“Bên em đã có một người không phải là anh?”.
- ''Người đó lúc nào cũng ở cạnh em, ngay lúc em và anh thân thiết nhất".
- ''Anh đã nhận ra giọng Đốm".
- “Anh còn nhận ra gì khác nữa?”.
"Sự hạnh phúc trong cách gọi ''em ơi" của Đốm".
- “Vậy tại sao anh còn muốn gặp em?”.
- “Nếu trái tim ank biết nói, nó sẽ trả lời với Na”.
''Dù câu trả lời của trái tim anh thế nào chăng nữa cũng muộn rồi. Em và Đốm sắp cưới" - “Anh biết em sắp cưới nhưng không nghĩ người đó là Đốm".
- ''Có gì đâu lạ! Nhiều năm qua em vẫn quen nghĩ bên cạnh anh đã có một người không phải em, song em không tưởng tượng được đó là Thoa".
Mũi Lan cay sè, cô chỉ muốn khóc thôi. Nhạc chuông điện thoại reo. Đây là một cuộc gọi chớ không phải tin nhắn. Lan rối cả lên.
Cô áp máy vào tai để mặc nước mất rơi. Giọng Sơn đầy xúc động:
- Sao em không nói gì hở Na? Anh muốn nghe tiếng em.
Na nức nở:
- Em ... em ...
Sơn thảng thốt:
- Anh làm em khóe à! Sao vậy Na?
- Em không biết và em cũng không muốn khóc.
- Nhưng anh lại muốn nghe Na khóc. Anh ác quá phải không? Lâu lắm rồi còn gì ...anh đâu được dỗ dành mỗi khi Na nhè ...
Ngoài Ty ra, em chưa khóc trước mặt một anh chàng nào khác, kể cả Đốm.
Anh mừng cho Na. Điểu đó có nghĩa bây giờ Na vui nhiều hơn buồn. Đốm chắc rất Lan hít mũi:
- Anh Đốm lúc nào cũng vậy.
- Em đang hạnh phúc chứ?
Lan nhắm mắt. Cô có cảm giác Ty hồi hộp chờ nghe cô trả lời. Từ lâu, Lan đã nhận hết sức hạnh phúc và khổ đau là một lằn ranh mong manh. Cô không biết có phải mình đang hạnh phúc không nữa.
Sơn giọng lo lắng:
- Sao Na không trả lời?
- Em không biết phải trả lời thế nào cho đúng. Có mấy ai dám nhận mình hạnh hả anh?
Sơn hùng hồn:
- Anh dám nhận ... Với anh, lúc sống cạnh em ở Nha Trang là lúc anh hạnh phúc nhất.
Lan cười:
- Tất cả thành cổ tích mất rồi. Cổ tích như mấy câu thơ anh từng đọc cho Na nghe. Sơn hỏi:
- Câu thơ gì kìa?
Lan dài giọng:
- “Chẳng hạn như nếu em là công chúa Thì anh sẽ là hoàng tử xứ láng giềng Để khi nghe người ta ca tụng nhan sắc bé Anh đòi vua cho sang ...làm quen với nước bên ...”.
Sơn khen:
- Em nhớ dai thật!
- Vẫn còn nữa ... Anh nghe không?
- Em đọc tiếp đi.
- “Ban tối đọc chuyện ngày xưa Cho giấc ngủ thấy mình là con vua Để sáng ra mình chả là gì cả Vẫn là học trò phải đi học ... buồn chưa?”.
Sơn bùi ngùi:
- Thật ra đi học vui chớ đâu có buồn hở Na? Em làm anh muốn được trở lại ngày xưa ghê.
Lan nhỏ nhẹ:
- Em cũng vậy, dù ở ngày xưa anh đúng là một hoàng tử, trong khi em không phải là công chúa.
- Với anh, Na là một cô bé lọ lem ...
Lan ngắt lời Sơn:
Đâu phải lọ lem nào cũng mang giày thủy tinh dự dạ hội. Mẫu hậu của anh không bao giờ bằng lòng một con lọ lem như em.
Sơn cười nhẹ:
Đó là chuyện ngày xưa, hồi anh còn quá ngốc. Bây giờ mẹ anh không quyền hành.
- Nhưng cô Diệu vẫn là mẹ anh.
- Anh đâu phủ nhận điều đó ...
Hai người chợt rơi vào im lặng.
Mấy giây sau, Sơn ngập ngừng:
- Thím Huệ có khỏe không?
Lan bỗng khách sáo:
- Cám ơn anh, thím Huệ vẫn khỏe ...
- Và vẫn còn ghét anh ngày xưa?
Lan bật cười:
- Không biết anh và thím, ai ghét ai nhiều hơn.
Sơn bỗng tha thiết:
- Na! Chúng ta gặp nhau đi!
Lan ngần ngừ:
- Để từ từ đã! Hôm nào sắp xếp được, em và Đốm sẽ gặp anh ...
Sơn kêu lên:
- Một mình em thôi không được sao?
Lan mím môi:
- Lâu rồi em quen đi chung với anh Đốm.
Sơn thở dài:
- Anh hiểu ...
Lan dứt khoát:
Đã khuya rồi. Na chúc Sơn ngủ ngon.
Na cũng ngủ ngon.
Lan úp mặt xuống gối. Cô cũng mong mình sẽ ngủ ngon. Với tay, Lan mỡ nhạc.
Bài hát đã tới đoạn cuối, đoạn thật buồn.
Đôi khi em muốn tin ...
Đôi khi em muốn tin ...
Ôi, những người ...khóc lẻ loi một mình.
Ngọc Lan ngồi ăn mà tâm trí như ở đâu đâu. Cô không cảm giác ngon, thậm chí còn chán ăn nữa.
Ông Thuần hơi nhíu mày:
- Cả tuần nay con làm sao vậy Na?
Lan gượng gạo:
- Dạ có sao đâu bác.
Ông Thuần nhận xét:
- Nhìn con ăn uể oải lắm!
Lan vội nói qua chuyện khác:
- Chắc tại thời tiết. Nóng bức quá, con không ngon miệng.
Ông Thuận đặt lon bia xuống bàn:
- Dạo này công việc hơi nhiều. Chắc con bị stress. Con mà đổ bệnh, bác khó yên thân với cô Thư.
Lan gượng gạo cười khi nghe ông Thuần nhắc tới mẹ mình. Lẽ ra cô phải gọi ông là dượng mới đúng. Nhưng cái từ ấy nghe ngượng miệng làm sao? Lan thích gọi chồng sau của mẹ là bác và ông Thuần có lẽ cũng thích thế.
Ông Thuần nói:
Tuần sau sẽ khởi công xây khách sạn. Con còn cực nữa. Hay là tuần này con nghỉ.
Đi đâu đó chơi với Chí cho khuây khỏa.
Lan thật tình:
- Con cũng không biết nên đi đâu nữa.
- Đi Mũi Né đi! Khu resort ở đó rất tốt. Kỳ phép năm nay con vẫn còn nguyên mà.
Lan nhìn ông:
- Con ngại ra biển lắm.
- Vậy thì Đà Lạt.
Lan ậm ự:
- Dạ! Để con sắp xếp đã ...
Ông Thuận nheo nheo mắt:
- Đừng bao giờ bỏ qua cơ hội. Vì nó không đến với mình lần thứ hai đâu.
Di động của Lan reo. Cô nhìn ông Thuần:
- Con xin lỗi!
Bước ra ngoài, Lan nghe điện.
Giọng Chí gay gắt:
- Em đang ở đâu vậy?
Lan nhỏ nhẹ:
- Em ăn trưa với bác Thuần.
- Lại bác Thuần! Em có thấy là ông ta sử dụng luôn cả giờ nghỉ trưa của em không?
Thật tình anh rất khó chịu.
Lan ngắt ngang lời anh:
- Em đang ăn và không nghĩ như anh.
- Em lúc nào mà chẳng nghĩ tốt về ổng!
- Nếu không có chuyện gì, em stop đây.
Lan trở vào bàn, ông Thuẩn hóm hỉnh:
- Chắc là điện của người yêu? Bác thấy con nên sấp xếp đi chơi với Chí một chuyến cho thoải mái trước khi vào việc.
Lan chưa nói gì, ông Thuần đã bảo:
- Hay cơn sợ chị Huệ không cho phép?
- Bác và mẹ sẽ tới xin cho?
Lan bối rối:
- Dạ, không cần đâu bác. Tự con sẽ quyết định nên đi hay không?
Ông Thuần nói:
- Bác cũng không ép. Nhưng sức khỏe vẫn là quan trọng nhất, không nên cố nếu đã mệt.
Lan chuyển đề tài:
Chiều nay bác có hẹn với ông Trí ở công ty xây đựng vào lúc hai giờ.
Con sẽ dự họp với bác. Bây giờ tranh thủ nghỉ trưa di, bác còn chờ người bạn.
- Vâng! Con về công ty trước đây.
Lan băng qua đường, cô vào phòng làm việc, khóa trái cửa, kéo tấm trái ra đất, Lan đặt lưng xuống.
Trưa, ít khi Lan về nhà ở lại công ty vừa có thời gian nghỉ ngơi vừa đỡ tốn tiền xăng, sáng nào thím Huệ cũng chuẩn bị sẵn cơm trưa cho Lan, cô cứ thế mà ăn. Thỉnh thoảng, cô đi ăn cơm khách với ông Thuận và điều này khiến Chí khó chịu ra mặt.
Đã nhiều lần anh tỏ thái độ với Lan, Chí không muốn cô dự những buổi tiệc chiêu đãi, thậm chí anh còn muốn khi đã là vợ anh, Lan sẽ ở nhà chăm con, coi sóc gia đình. Hai người từng mâu thuẫn dẫn tới chia tay về chuyện này. Sau đó Chí chịu thua, anh quay lại năn nỉ Lan ... Được một thời gian yên ấm, thói gia trưởng độc đoán của Chí lại bắt đầu trỗi dậy nữa rồi.
Lan trở mình. Với một cục tức chặn ngang ngực, trưa nay dễ gì cô chợp mất được.
Điện thoại có tin nhắn. Lan đọc thấy những dòng của Chí.
''Anh xin lỗi đã chọc em giận. Chiều nay anh se đón em. Mi một cái nhé!".
Lan thở dài. Trái tim thổn thức khi nhớ về một bóng hình khác, với nụ hôn đầu đời sợ nhiều hơn thích. Lan xem lại những tin nhắn của Sơn. Anh khuấy động cuộc sống đang tĩnh lặng của em làm gì hở Ty? Em từng nghe ai đó nói rằng "Chờ đợi trong mỏi mòn vẫn còn hạnh phúc hơn là không có ai để trông mong, khắc khoải".
Em đã từng trông mong, khắc khoải vì chờ đợi anh. Anh đã không tìm đến em thì thôi, bây giờ xuất hiện làm gì khi mọi chuyện đã an bài. Với em bây giờ hạnh phúc là được quên, là được quên. Mím môi, Lan lần lượt xóa hết mọi tin nhắn, kể cả của Chí. Cô muốn được quên thì giữ làm chi những dòng liên quan tới Ty này.
Bốn mươi lăm phút nghỉ trưa đôi khi dài đằng đẳng. Lan không sao ngủ được. Cô hết hoảng nhớ lời ông Thuần khi nãy ...
Liệu cô có bị stress thật không? Nếu có, chắc vì chuyện khác chứ không phải vì áp lực công việc đâu.
Lan uể oải ngồi dậy, cô vào toa lét rửa mặt và nhìn mình trong gương.
Nếu bây giờ gặp Ty, anh sẽ nhận xét gì về cô nhỉ? Già, ốm, mệt mỏi và gì nữa? Lan nhếch môi với mình. Cô chải tóc, trang điểm sơ sài rồi chuẩn bị tài liệu cho bữa họp lúc hai giờ.
Ông Thuần rất kỹ tính, ông không tha thứ cho bất kỳ ai cẩu thả trong công việc. Với ông, bộ mặt công ty rất quan trọng. Lan không thể để xảy ra bất cứ sơ xuất nào.
Vào phòng họp, Lan kiềm tra lại mọi thứ, từ cái tách, ám trả đến bàn ghế, khăn trải bàn ...Tất cả đã được chuẩn bị thật tốt. Với Lan đây là việc bình thường nhưng bỗng dưng sao bữa nay cô lại hồi hộp.
Tìm chị Bông, Lan căn dặn chuyện trả nước rồi trở vào phòng mình. Ngồi chưa ấm chỗ Lan đã nghe ông Thuần gọi:
- Chuẩn bị đón khách, Na ơi!
Lan vội bước ra ngoài để mời khách. Công ty xây dựng Kim Long là đơn vị thi công khách sạn cho công ty của ông Thuần:
Họ có lạ lẫm gì, nhưng ông Thuần vẫn giữ đúng nguyên tắc:
''Bất cứ khách nào đến công ty đều là khách quý''. Và đã là khách quý, phải được đón tiếp từ cổng.. Lan mở cửa. Người bước vào đầu tiên là ông Trí. Lan gật đầu chào. Ngẩng đầu lên người cô như chạm phải điện khi thấy người đi sau ông Trí.
Ngọc Lan đứng chết sững khi Sơn buột miệng gọi:
''Ná'.
Cô bấu tay vào cánh cửa lắp bắp:
- Mời ... mời anh vào.
Sơn hơi khựng lại rồi như chợt nhớ ra, anh vội bước theo ông Trí. Lan hít vào một hơi dài để trấn tĩnh lại rồi bước theo hai người.
Cô quýnh quáng không biết phải làm gì tiếp theo nữa.
Ông Thuần nhắc:
- Hồ sơ ...Na ...
Lan giật mình, cô vội vã tới bàn lấy hồ sơ mang theo tới cho ông.
Ngồi bên ôngTrí, Sơn cũng nôn nao không kém. Sơn không bao giờ nghĩ sẽ gặp Na trong trường hợp này. Anh không sao tập trung vào công việc khá quan trọng mà giám đốc Trí đã tin tưởng giao cho mình.
Giọng ông Trí cởi mở vang lên:
Sơn cũng là dân Nha Trang.
Ông Thuần có vẻ thích thú với thông tin trên:
- Vậy à! Cháu ở khu nào?
Sơn nhỏ nhẹ trả lời:
- Dạ Khu Mã Vòng, Vườn Dương ạ.
Ông Thuần kêu lên:
- Cháu gái tôi cũng ở Mã Vòng nè!
Sơn nói ngay:
- Dạ, chúng cháu vừa nhận ra nhau.
Ông Thuần nhìn Lan:
- Vậy à! Đồng hương cả, dễ làm việc ...
Lan rót nước trà ra tách. Cô thấy tay mình cứ run lên vì ánh mắt của Sơn. Cô cứ như đang trong mơ, không sao tập trung vào vấn đề ông Thuần và ông Trí đang trao đổi. Cô chỉ hiểu một điều ... kinh khủng rằng người sẽ làm việc trực tiếp cùng có ở công trình khách sạn này là Lê Lam Sơn.
Suốt quá trình trao đổi công việc, Lan cứ lơ ngơ như mất hồn. Cuối cùng buổi họp dài như thế kỷ cũng xong.
Ông Thuần nhìn Lan và Sơn:
Bạn bè cứ rủ nhau đi cà phê được rồi đó. Chiều nay Lan được nghỉ sớm.
Sơn mau mắn:
- Cám ơn bác đã cho phép.
Lan nhìn ông Thuần:
- Con thấy không được khỏe trong người.
Ông Thuần vô tư:
- Vậy mới nên nghỉ ngơi thư giãn. Hai đứa cứ thoải mái. Bác cần trao đổi riêng với ông Trí thêm vài vấn đề nữa.
Lan và Sơn đành bước ra khỏi phòng. Mắt Sơn không rời khỏi mặt Lan, giọng anh đầy cảm xúc.
- Em không khác lắm với tưởng tượng của anh.
Lan hỏi ngay:
- Anh đã tưởng tượng về em như thế nào?
- Chắc không già cỗi như lúc này hả?
Sơn tha thiết:
- Mình tìm một quán nào đi Na.
Lan lưỡng lự:
Chiều nay Đốm sẽ đón em.
Bảy giờ vẫn chưa tới lúc đó. Chẳng lẽ ngoài Đốm ra, em không được ngồi quán với ai khác. Hơn nữa, anh là đối tác của em mà.
Lan gượng cười:
- Anh lúc nào cũng đưa ra những lý do để áp đảo em.
Sơn hóm hỉnh:
- Vì anh là Ty mà! Bây giờ anh và Na sang quán bên kia đường. Anh muốn đãi Na một chầu cà phê bằng chính tiền do anh làm ra. Nếu Na từ chối chấc anh sẽ buồn đến ...kiếp sau.
Lan nói mà không tin lắm vào chính mình:
- Chỉ một lần thôi thì được.
Sơn láu cá:
- Một lần ở quán này.
Lan bật cười. Sơn thì thầm:
- Đúng là anh tìm được em rồi Na. Hai người vào quán bên kia đường. Sơn lăng xăng kéo ghế cho Lan, cô chợt bồi hồi.
Sơn hỏi:
- Em uống gì?
Lan nhìn anh:
- Anh thích gì, em uống thứ đó.
Sơn gọi hai tách trà sữa. Anh trầm giọng:
Ngày xưa anh luôn ước có nhiều tiền để lo cho Na, đưa Na đi án món này muốn. Hai người rơi vào im lặng.
Sơn chuyển đề tài:
- Sao ông Thuần lại nói em là cháu gái Lan nói:
- Bác Thuần là chồng của mẹ, đáng lẽ em gọi bác Thuần là dượng mới đúng.
Sơn nhìn cô:
- Anh không bao giờ ngờ mình lại gặp nhau trong trường hợp này. Hãy kể cho anh nghe về em đi.
Lan ngặp ngừng:
Cũng không có gì đặc biệt. Sau khi rời Nha Trang, em và thím Huệ vào Sài Gòn tìm mẹ. Bác Thuần đã tìm mua giúp em một căn nhà nhỏ vừa đủ với số tiền em còn lại sau khi bán nhà ngoài kia.
Im lặng một chút, Lan nói tiếp:
Năm đó em trượt đại học. Em chán nản đến mức không thèm đụng tới sách vở nữa. Em ở nhà phụ thím Huệ bán bún bô, bánh canh cá ...
Sơn kêu lên:
- Em ghét công việc bưng bê này lắm mà!
Lan cười buồn:
- Ghét cũng phải làm. Em không muốn dựa vào mẹ. Bán buôn mãi, em mới thấy không học hành là không được. Em lại lao vào ôn thi. Năm sau em đậu vào Đại học Kinh Tế. Ra trường, mẹ năn nĩ em về làm cho bác Thuận, và em đã nghe theo mẹ.
Sơn xót xa:
- Kể ra thì nghe ngắn ngọn lắm nhưng trong mấy năm dài đó chắc em rất vất vả?
Lan điềm nhiên:
- Em cũng quen rồi. Hồi ở Nha Trang, em cũng nào có sướng hơn ai.
Ngập ngừng một chút, Lan nói tiếp:
Nhưng ở đấy chính là thời gian em hạnh phúc nhất.
Sơn bồi hồi:
Hồi đó, anh luôn nghĩ mình là người quan trọng nhất đối với Na. Anh luôn tự đắc mỗi khi nghe Na gọi anh. Đến lúc thấy em không cần giấu giếm tình cảm của em với Đóm, anh mới hiết thế nào là mùi thất vọng.
Sơn nhìn Lan:
- Năm đó hành trang vào Sài Gòn của anh là nỗi buồn về em. Anh đau đớn thì đúng hơn, đau đến mức Tết không thèm về. Mãi đến hè, anh trở về em đã đi mất, căn nhà cũng thuộc người khác. Cảm giác của anh lúc đó thế nào em biết không?
Lan điềm đạm trả lời:
- Em có thể cảm nhận được, vì em vẫn còn nhớ mình từng chia sẻ với nhau biết bao nhiêu vui buồn. Điều anh nghĩ từng là điều em nghĩ, điều anh cảm nhận cũng là điều em Sơn khựng lại:
- Tới bây giờ vẫn vậy sao?
Lan nhè nhẹ gật đầu:
- Vâng! Chính vì vậy, em đa lừa được Sơn bức bối:
Anh đã không nhận ra điều này. Khi nghĩ về ngày xưa anh thấy mình đúng là ngốc. Lẽ ra anh phải biết mẹ anh ...
Lan vội ngắt lời Sơn:
- Chuyện qua rồi anh đừng trách cô Diệu. Hồi ấy, em cũng ngốc khi nghĩ những lời ngăn cấm của cô Diệu và chị Xu là một bản án bất di bất dịch.
Sơn có vẻ tiếc nuối:
Vì sự vụng dại đó mà mình xa nhau. Lạn nhún vai:
Vì em và cả vì anh. Giống như những câu thơ này:
“Tôi vô tư, em vô tư.
Ta vô tư quá làm hư cuộc tình”.
Sơn nhìn cô:
- Em công nhận chúng ta là một cuộc tình sao?
Lan bật cười:
Nói theo văn chương là như vậy chớ yêu đương gì mà ngốc thế.
Sơn nói:
- Dại dột, ngốc nghếch là những thuộc tính của tình yêu.
Lan cao giọng:
- Vậy sao! Chẳng lẽ ai cũng ngốc khi yêu? Em không cho như vậy. Như Đốm chẳng hạn, ánh rất tỉnh táo trong tình yêu.
Sơn nhắc lại:
- Tỉnh táo trong tình yêu à? Chưa chắc đó cũng là cách nói theo văn chương.
Nhưng anh nhớ Đốm đâu phải người thích văn chương dù nó có thể vì Na vẽ vài nét hí hoáy trên báo tường.
Lan ấm ức:
- Nhưng em đâu có nhờ anh Đốm.
- Tại lúc đó em đang có anh bên cạnh ...
Sơn bùi ngùi:
Mới đấy mà sáu báy năm. Tất cả chỉ còn là ngày của hôm qua thôi ...
Lan xoay tách trà sữa:
- Người ta đâu chỉ sống cho ngày của hôm qua. Em bằng lòng với hiện tại của mình.
- Còn anh thì sao?
Sơn hơi nhếch môi:
- Anh vẫn còn mãi đi tìm thứ mình đã đánh mất ...
Lan chớp mi:
- Em chúc anh sẽ tìm thấy thứ mình đã đánh mất.
Nhìn Sơn, Lan bất ngờ nói:
- Em về công ty đây!
Sơn hơi khựng lại, anh ngập ngừng:
- Anh gởi lời thăm Đốm.
Lan đứng dậy:
- Vâng!
Sơn nói:
Hẹn gặp lại Na khi cùng làm việc.
Lan ra khỏi quán bằng bước chân của người đang chạy trốn. Sơn như luồng gió thốc đầu mùa giông bão lùa vào tâm hồn bình yên của cô. Lan bắt gặp sự mềm yếu của trái tim mình. Nếu không chạy trốn anh, cô sẽ tự làm mình đau, cô biết rõ điều đấy.
Vào phòng, Lan ngồi thừ ra mặc kệ đồng nghiệp rúc ra rúc rích cười nói về một ca sĩ nào đó. Cô nhìn đồng hồ và chờ ...
Độ nửa tiếng nữa, Chí sẽ tới. Lan mong anh sẽ là chỗ dựa vững chắc nhất cho cô vào lúc này, lúc cô chẳng sao giấu được những thương yêu bi thiết của chính mình.
Chương 8
Chí liên tục bấm đổi kênh tivi. Tối thứ bảy chẳng có gì để xem, Lan lại tiệc tùng với giám đốc, bỏ anh chèo queo. Sao Chí ghét lão Thuần bố dượng của Lan đến thế chứ! Mà dường như lão cũng không ưa gì Chí.
Thỉnh thoảng gặp lão ở những lần chờ Na ngoài công ty, bao giờ Chí cũng nhận được một nụ cười kẻ cả. Vậy mà Lan luôn bênh lão, ca tụng lão. Trong mắt Lan, lão Thuần mới là mẫu đàn ông lý tưởng.
Mà cũng đúng, nếu lão không lý tưởng, bà Thư đâu bỏ chồng con để theo lão ta.
Tự dưng Chí thấy khó chịu khi nghĩ như vậy Chí không chấp nhận một phụ nữ như bà Thư, khổ nỗi bà là mẹ Lan. Dù hai mẹ con rất ít khi qua lại, Chí vẫn thấy lòng lấn cấn khi nghe bà Huệ hay cô vô tình nhắc tới bà Thư. Yêu Lan, anh phải cam chịu, nhưng Chí thể khi cô là vợ anh rồi, anh nhất định ...
Chuông điện thoại reo, Chí hờ hững nhấc máy.
Giọng bà Huệ vang lên:
- Mày biết con Na đi đâu không Đốm?
Chí nhíu mày:
Na nói với con là đi ăn uống gì đó với ông Thuần mà thím.
Bà Huệ kêu lên:
- Làm gì có! Ổng mới điện thoại tới bảo tao đây. Cái con này đi đâu không biết, di động thì vất ở nhà.
Giọng bà Huệ hạ xuống:
- Dạo này hai đứa có gây nhau không? Sao lúc nào tao cũng thấy nó rầu rĩ vậy?
Chí vội nói:
- Tụi con vẫn bình thường mà thím.
Bà Huệ càu nhàu:
- Bình thường thiệt không? Chứ như bữa nay tao thấy kỹ rồi đó ...
Chí nói:
- Hay thím gọi điện hỏi mấy người làm chung với Na xem ...
Thím đâu có biết số của họ.
Trong di động của Na chắc có lưu, thím mở ra tìm thử.
- Trời ơi! Tao đâu có rành ...
Chí chép miệng:
- Để con qua vậy.
Chí nhìn đồng hồ. Gần mười giờ rồi. Thường, Na chỉ về khuya khi có anh đi cùng.
Chí ở trọ không xa khu Na đang sống.
Anh phóng xe dăm bảy phút là tới nơi.
Bà Huệ ngóng anh từ cửa. Đưa điện thoại cho Chí và bảo:
- Đó! Con xem đi!
Chí kiểm tra máy. Anh đọc số cả hai người làm chung với Lan cho bà Huệ ghi ra giấy rồi mặc kệ bà gọi họ, Chí tiếp tục kiểm tra những tin nhắn trên điện thoại của Lan.
Chí đọc đi đọc lại một tin nhắn với nội dung:
''Nhớ em nhiều nhưng chẳng nói ..." Chí nhìn số điện thoại lạ hoắc mà không biết là ai. Cái tin nhắn mới tình cảm làm sao "Nhớ em nhiều ...'' Quan hệ giữa Lan và người này phải thế nào hắn mới dám gởi vào máy cô câu này chứ!
Máu ghen sôi sục bốc lên tới đầu khiến Chí chực chửi thể. Anh hối há kiểm tra tiếp.
Không có tin nhắn nào của anh, dù anh gởi Lan rất nhiều. Hồi sáng này cũng có nhắn nhưng giờ lại không tìm thấy? Điều đó nghĩa là Lan xóa hết mọi tin nhắn, trừ câu "Nhớ em nhiều nhưng chẳng nóí' đầy âu yếm nhớ” Hình như đây là một câu hát. Chí không thích loại nhạc ủy mị này, nhưng vẫn nhớ ra đây là một câu hát trong một bài "Không tên" Bài hát "Không tên" nhưng người gởi tin phải có tên chứ. Lưu số máy của gã ''Nhớ em nhiềú' vào di động của mình, Chí đưa lại điện thoại của Lan cho bà Huệ.
Bà Huệ nhìn Chí:
Tụi nó không biết con Na đi đâu.
Chí nhún vai:
- Con cũng chịu thua.
Nói thế nhưng Chí tức anh ách. Anh cũng có cách kiểm tra em ai là người nhắn tin cho Lan. Cứ đợi đi! Đồ khốn khiếp! Bà Huệ than:
- Dạo này công việc nhiều, nó đi làm về ăn ba hột cơm là lên lầu nằm ngay.
Nhìn mà chán, cứ y như thất tình.
Cau mày vì lời vô tâm của bà Huệ. Chí nói:
- Ông Thuần vắt kiệt sức con bé. Nói thật, con không muốn Na làm ở đó.
Bà Huệ ngập ngừng:
Ổng cũng tốt, thím lại muốn nó làm chỗ ổng.
Chí nhìn đồng hồ:
- Na đi đâu vầy kìa?
Nhìn bà Huệ, Chí dò dẫm:
- Dạo này có ai lạ gọi điện cho Na không thím?
Bà Huệ như cố nhớ:
- Vào máy thì không, còn di động thì tối gọi chứ ông nghe chuông reo. Chắc mày gọi chớ ai.
Chí gượng cười:
Anh thấy mình hơi ngốc khi hỏi câu vừa rồi.
Cuối cùng, Lan cũng về tới. Dẫn xe vào sân, cô ngạc nhiên khi thấy Chí ngồi, mặt chầm vầm trong nhà mình.
Lan hỏi:
- Ủa! Anh qua hồi nào vậy?
Chí ngọt nhạt:
Mới qua. Nhưng đủ nếm mùi chờ đợi trong lo lắng.
Lan nhún vai:
- Thì em đã nói tối nay em đi với bác Thuần rồi còn gì.
Chí cười khẩy, mặt hất lên trời. Bà Huệ hậm hực:
- Lòi đuôi nói láo rồi! Nếu đi với ông Thuần, sao ổng lại gọi điện thoại tới hỏi mày. Lan khựng lại:
- Bác ấy hỏi gì về con?
Bà Huệ phất tay:
- Ông bảo ngày mai hồ sơ gì đó tới nhà cho ổng.
Lan nhìn Chí:
- Em và bác Thuần đi chung nhưng bác ấy về trước. Không tin, anh cứ điện tới hỏi ...
Chí ngắt ngang lời Na:
- Tôi đâu cần làm chuyện đó!
- Vậy sao anh lại khó chịu với em?
Bà Huệ vội lên tiếng:
- Thôi! Hai đứa đừng um sùm nữa. Tại thím Huệ lúc nãy không hỏi ông Thuần kỹ nên mới ... mới ... Mà sao con về trễ dữ vậy?
Lan nói:
- Con gặp người quen.
Chí mỉa mai:
- Ai có thể làm em quên giờ về vậy?
Lan thản nhiên:
Người này anh cũng biết.
Chí gõ gõ lên trán:
- Vậy sao! Để anh nhớ xem em có mấy người quen. Chậc! Thật tình anh nhớ không ra những người em từng quen.
Lan cười nhẹ:
- Vậy thì nên cho qua chuyện này.
- Cái di động của Lan vang lên bài ''Dạ khúc". Cô cầm lấy và xem tin nhắn.
Chí không rời mắt khỏi gương mặt Lan. Vẻ bối rối của cô khiến anh tức điên khi liên tưởng tới gã "Nhớ em chiều ..." mắc dịch nào đó.
Lan nghe giọng Chí châm chọc:
- Chắc người quen của em nhắn tin.
Lan đưa máy cho Chí:
Anh đọc xem ai vừa nhắn tin cho em ...
Chí lạnh lùng:
- Đâu cần phải thế! Anh về đây!
Bà Huệ hơi ngơ ngác:
- Tụi bây làm sao vậy.
Chí cười:
- Khuya rồi! Con về chứ có sao đâu thím.
Dứt lời, Chí đùng đùng ra sân dẵn xe. Lan đi theo mở cổng. Cô muốn nói về Ty với Chí, nhưng thái độ của anh thời gian gần đây khiến cô ngần ngừ.
Nói ra chắc gì Chí đã hiểu và cảm thông. Anh vốn ghét Ty từ hồi nào ... Anh đã có ấn tượng về ai rồi thì khó thay đổi lắm. Điển hình nhất là với bác Thuần.
Chí ghét bác không cần lý do, mỗi lần nghe Na nhắc tới ông, Chí đều buông ra những lời hết sức gay gắt khiến cô vừa bực vừa khó chịu. Lan không muốn phải hứng thêm nhiều câu như vậy từ Chí khi anh nói tới Ty.
Giọng Chí lạnh lùng:
- Em không định nói gì với anh sao?
Lan ngập ngừng:
- Có, nhưng không phải lúc này. Anh về cẩn thận. Tới nhà nhắn tin cho em biết.
Chí hờ hững:
- Anh sẽ nhắn nếu nhớ ...
Lan nhìn anh:
- Có gì đâu mà anh không nhớ?
Chí ngắt ngứ:
- Có chứ! Mà em vào đi!
Lan đóng cổng. Cô trở vào và ... đụng độ với gương mặt hình sự của bà Huệ.
Bà Huệ lừ lừ mắt:
- Thật ra, con đã đi đâu?
Lan không nhìn bà:
- Con đi uống cà phê.
- Với đứa nào?
Lan ngập ngừng:
Với anh Ty ...
Bà Huệ hới ại, giọng đầy ngạc nhiên:
- Ai chớ?
Dạ anh Ty, con cô Diệu.
Bà Huệ kêu lên:
- Nó ở đâu chui ra vậy?
Lan hạ giọng:
- Ty đang giám sát công trình khách sạn của bác Thuần.
Bà Huệ chép miệng:
Thiệt tình ... Thằng Đốm ghen như quỷ.
Mày làm sao thì làm ... chớ một dạ hai lòng là không được đâu.
Lan làm thinh, bà Huệ hỏi tới:
- Con gặp lại nó lâu chưa?
- Dạ .... độ chừng nửa tháng nay.
- Sao không nói với thằng Đốm?
Lan phân bua:
- Hai người đâu ưa nhau. Con mệt mỏi với tánh khí của anh Đốm lắm, nói ra chỉ thêm phiền.
Bà Huệ lầu bầu:
- Không nói, tới lúc nó biết càng phiền hơn.
Lan nhăn mặt:
Anh Ty cũng có bồ rồi. Con gặp ảnh mà vì công việc, thím đừng nghĩ lung tung. Bà Huệ im lặng. Bà không tin những gì Lan vừa nói về Ty. Ngày trước hai đứa rất thích nhau, nhưng cả bà lẫn hà Diệu đều không muốn thế. Bà ghét thói khinh người của bà Diệu và con Xu. Bà biết bà Diệu tuy ngoài mặt ngọt ngào, thệm chí giúp đỡ Na nhưng trong bụng bà ta rất coi thường một đứa mồ côi cha, mẹ bỏ theo người khác. Trước kia, mỗi lần đánh mắng Na, chính bà cũng lôi đau này ra đay ngiến con nhỏ kia mà!
Bà Huệ nuốt tiếng thở dài. Bà đã rất không phải với Na, chính vì vậy bây giờ bà đang bù đắp lại cho con bé bằng tình thương thật sự của một người mẹ. Bà đang lo cho Na vô cùng vì bà biết Na không hề yêu Đốm như bà đã cố vun vào.
Lan tắm rửa rồi lên giường nằm. Cô mở tin nhắn. Là của Chí:
“Anh đã về tới nhà. Chúc Na ngủ ngon. Hôn em”.
Lan nhắn trả lời:
"Na chúc anh ngủ ngon ..." Cô ngần ngừ mãi và quyết định thôi không thêm hai từ "Hôn anh" như từ trước tới giờ vẫn thế.
Đã có lần Chí trách cô hà tiện của nụ hôn qua tin nhắn, Lan chỉ cười:
Không phải cô hà tiện, mà cô không thích nhắn những lời âu yếm như vậy?
Kiểm tra lại tin nhắn, Lan đọc tới đọc lui:
“Ừ thôi em về chiều mưa giông tới.
Bây giờ anh vui một linh hồn rỗi ..." Ty là vậy đó, lãng mạn, mơ mộng giống như Lan ngày xưa.
“Lúc này Lan về, anh đã rất buồn ...”.
Câu nhấn này là lời trách móc của Ty, nhưng cô đâu thể làm khác. Cô đã không cưỡng được mình nên đã đồng ý đi uống cà phê với. Ty lần thứ hai. Dù đi với anh và Lan còn có những người khác nhưng khi vào quán, họ riêng một bàn.
Lan và Ty lại cố dịp nhắc tới những ngày xưa đẹp như truyền kỳ. Những ngày xưa chỉ có hai người và biển xanh ngất yêu thương.
Ty nói với cô:
nếu được đánh đổi, anh sẵn sàng đánh đổ tất cả những gì đang có để trở về lại ngày xưa.
Lan nhắm mắt ...Ngày xưa ấy đã xa, xa lắm rồi ... Rồi Lan sẽ quên, sẽ quên, phải can đảm mà quên một chút tình rất thơ dại nhưng cũng rất đỗi thiêng liêng.
Bước vào quán, Chí dáo dác tìm. Một người đàn ông ngồi khuất bên trong mừng rỡ đưa tay lên. Dù nhiều năm không gặp, Chí vẫn nhận ra ngay đó là ông Lĩnh.
Chí bước về phía bàn ông ngồi, ông Lĩnh nhìn anh cười toe toét:
- Mày không khác xưa bao nhiêu, Đốm Chí ngồi xuống:
- Có chớ chú. Cháu đã già rồi!
Ông Lĩnh kêu lên:
- Trời đất! Tao còn chưa thấy mình già nói chi mày.
Rồi ông hỏi ngay:
- Con Na đâu?
Chí ậm ự:
Na không xin nghỉ được ...
Chí lảng đi:
- Chú vô tới hồi nào?
Ông Lĩnh trả lời:
Hồi sáng. Chú đi xe tốc hành mà ... Một đêm thức dậy là thấy Sài Gôn rồi.
Chu choa! Xe chở toàn tây nó xí xô xí xào, tao ngủ lúc ,không hay.
Chí như chìm vào suy nghĩ. Anh không để ý lời huyên thuyên của ông Lĩnh.
Cứ để ông nói đủ chuyện trên đời một hồi, Chí mới nhìn ông Lĩnh:
Cháu rất tiếc khi phải nói thật với chú điều này ...
Ông Lĩnh ngỡ ngàng:
- Chuyện gì hả Đốm?
Chí nhả từng tíếng:
Thím Huệ và Na không muốn gặp chú.
Hai người bảo ... bảo cháu khuyên chú về lại Nha Trang càng sớm càng tốt.
Mắt Ông Lĩnh tối sầm lại, ông ngồi như hóa đá. Lâu lắm, ông mới yếu ớt cất tiếng:
Chú biết bà ấy còn giận chú lắm. Nhưng con Na, chẳng lẽ nó bỏ mặc chú ruột của Chí chép miệng khổ sở:
Cháu cũng đã nói vậy nhưng vô ích, hai người không để ý tới lời cháu. Thím Huệ và Na rất nghe lời ông Thuần, chồng sau của cô Thư. Ông ta đâu ưa chú.
Cháu tin chắc ổng đã xúi giục gì đó nên ...
Ông Lĩnh nổi nóng:
- Thật khốn nạn!
Chí tỏ vẻ ái ngại:
- Cháu thấy khổ tâm khi không giúp được Ông Lĩnh cười nhạt:
- Tao hiểu rồi! Đời mà! Đúng là chó má!
Chí nhìn ông:
- Bây giờ chú tính sao?
Ông Lĩnh thở dài:
Coi như tao vô phúc không con, không cháu. Lỗi cũng tại mình, trách ai được.
Chí ngần ngừ:
Hay chú ở chơi vài hôm.
Ông Lĩnh lắc đầu:
- Không! Chiều nay tao về ... Nếu biết trước như vầy tao đâu vô làm chị. Chí gãi ót:
Cháu cũng không ngờ sự thể lại như vậy. Nghe điện thoại của chú xong cháu báo cho Na và thím Huệ ngay. Hai người phản ứng dữ dội lắm. Thím Huệ hăm sẽ ... sẽ đâm chú chết rồi tự tử ... cháu hoảng quá.
Ông Lĩnh nhìn Chí:
- Mày nói lại với bà Huệ và con Na, tao không tìm tới nữa đâu.
Chí gật đầu nhẹ nhõm:
- Vâng!
Nhìn đồng hồ, Chí nói:
- Cháu phải đi làm ...
Ông Lĩnh phẩy tay:
- Thì đi đi ...
Chí nói mà không chút cảm xúc:
Chú về mạnh giỏi.
Ông Lĩnh nhếch môi, ông nhìn Chí:
Hy vọng con Na đã chọn đúng người.
Mặt Chí hơi đỏ lên, nhưng anh mau chóng lấy lại vẻ tự nhiên.
- Đứng dậy, Chí chào ông Lĩnh rồi bỏ đi một nước. Lấy xe ra khỏi bãi, Chí phóng vèo vèo với cảm giác sợ bị ông Lĩnh gọi ngược lại.
Qua hết hai ba ngã tư, Chỉ mới thở phào thoát nạn.
Hôm qua nghe điện thoại, Chí đã giật mình khi nhận ra giọng ông Lĩnh. Anh càng giật mình hơn khi biết ông Lĩnh sẽ vào Sài Gòn tìm bà Huệ và Na ...
Chí nghe mẹ mình nói ông Lĩnh bây giờ tàn tạ lắm. Bà vợ sau đã bỏ ông theo người khác, tiền bạc, nhà cửa, tàu bè tiêu tan hết, bây giờ ông phải làm công chớ không còn làm chủ như xưa. Ông vào Sài Gòn không ngoài mục đích ăn bám bà Huệ và Na thật tình, Chí không muốn chút nào. Chí đã gọi điện về Nha Trang cằn nhằn mẹ sao lại cho ông Lĩnh số điện thoại của anh. Bà phân bua là chỗ sui gia, ông Lĩnh là chú Na, bà không thể giấu số điện thoại của anh khi đã nối với ông Lĩnh không biết số của Na rồi.
Cũng may mẹ Chí không biết số điện thoại của Na. Chí nhếch mép tự khoe mình mưu trí. Chỉ cần dăm ba câu bịa, Chí đã loại khỏi cuộc sống trong tương lai của anh và Na một gánh nặng, một gánh nặng không nên có.
Vào công ty, Chí ngập mặt với những con số chi chít trên máy tính. Anh làm kế toán nên cuộc đời với anh chỉ là những con số và những phép tính cộng, trừ, nhân, chia vô cảm.
Chí ghét mọi sự ủy mị. Với anh, tình, tiền gì cũng phải rõ ràng cụ thể như một thêm một là hai, hai thêm hai là bốn ...
Điện thoại bàn reo. Chí nhíu mày. Anh đếm tới hồi chuông thứ năm mới nhấc máy.
Giọng lão trưởng phòng tổ chức gay gắt:
- Làm gì lâu nhắc mày dữ vậy?
Chí cộc lốc:
- Làm việc chứ làm gì.
Giọng lão dịu dàng:
Sếp bảo cậu chuẩn bị hồ sơ để đi học.
- Chí cố kềm niềm vui lại:
- Vậy à! Tôi sẽ chuẩn bị, cám ơn anh.
Gác,máy, Chí chu môi huýt gió. "Đi học"! Hai từ ấy ngán nga trong đầu khiến anh như bay bổng. Chị phải phấn đấu dữ lắm trong công việc để được đề cử đi học ở nước ngoài.
Anh phải báo ngay tin này với Na mới được.
Lấy cái di động, ngón cái tay Chí liên tục làm việc:
“Anh đã được chọn đi đu học”.
Một lát sau, Chí nhận được trả lời:
“Chúc mừng anh”.
Chí xìu mặt. Sao Na có vẻ khách sáo vậy kìa? Rõ ràng dạo này đối với anh, Na rất khác. Sự nghi ngờ bỗng trỗi dậy, Chí kiếm lại số điện thoại của gã "Nhớ em nhiều" trong máy.
Buổi tối, ở nhà Lan về, Chí đã ghé phòng điện thoại công cộng thử xem gã ta làm ai.
Nhưng không có tín hiệu trả lời. Chí cũng dần nguôi ngoai, sao bây giờ cảm giác tức tối lại quay về chiếm mọi suy nghĩ khác của anh?
Chí cho rằng Lan rất ngọt với gã "Nhớ em nhiều". Cô sẽ dùng lời lãng mạn, mơ mộng vốn là bản chất của cô mà.
Chí cười nhạt. Anh cố tập trung vào các con số trên màn hình. Được một lát, anh lại nhắn tin:
Trưa nay anh đón Na đi ăn cơm, không được từ chối đó.
Chí chờ và nhận được hai chữ “OK”. Anh hả hê khi nghĩ, với Lan mình vẫn đầy quyền hành.
Mười một giờ ba mươi, Chí ra khỏi công ty. Anh phóng xe một lèo tới chỗ Lan làm việc và chờ.
Lan đi bộ ra. Cô mỉm cười với Chí:
- Phải ăn khao không?
Chí lắc đầu:
- Không! Lâu rồi anh nấu được ăn trưa cùng em. Lúc nãy nhắn tin cho Na mà cứ sợ bị người khác xí mất phần ...
Ngồi sau lưng Chí, Lan nói:
- Em đâu phải món đồ để ai muốn xí phần cũng được.
Chí cao giọng:
- Biết đâu!
Hai người vào một quán cơm trưa quen thuộc. Chí gọi hai phần ăn mà không cần hỏi xem Lan ăn gì.
Di động của Lan reo. Cô nhìn số rồi nói:
- Bác Thuần gọi ...
Chí cau có:
- Thì em nghe đi!
Lan đứnglên bước ra ngoài, Chí nhìn theo khó chịu. Chuyện gì bí mật đến mức không muốn anh nghe vầy kìa.
Lan trở vào, Chí dài giọng:
- Bí mật nhỉ!
Lan chỉ cười chớ không phân bua gì. Chí bực lắm nhưng vẫn ra vẻ hờ hững hỏi:
- Người quen của em mà anh cũng biết đó, dạo này thế nào?
Lan nói:
- Ảnh cũng bình thường. Không biết anh có bị bất ngờ khi em nói đó là ai.
Chí ngạo nghễ:
Anh đâu phải dạng yếu bóng vía để hở một chút là giật mình. Em thử nói xem hắn là ai?
Lan nhỏ nhẹ:
- Là anh Ty đó.
Chí im bặt rồi liền tức thì anh bật cười:
- ThằngTy hả! Vậy mà lâu nay anh quên khuấy nó. Em gặp nó ở đâu?
Lan từ tốn:
- Ty coi công trình khách sạn của bác Thuần.
Chí khinh khỉnh:
- Kiến trúc sư mà đi coi công trình à?
Chuyện này hơi bị lạ nghen. Chắc nó không có năng lực nên mới thế.
Lan khó chịu:
- Sao anh biết người ta không có năng lực.
Chí cười khẩy:
Quên nửa! Với em, anh Ty lúc nào cũng số một mà. Xin lỗi đã chê thần tượng của Na.
Lan hậm hực:
- Chính anh nói đó nha.
Chí hất hàm:
- Bộ không đúng sao?
Nhân viên phục vụ mang thức ăn ra, Lan ăn mà không thấy ngon. Chí cũng vậy. Giờ thì anh biết gã "Nhớ em nhiều" là thằng nào rồi. Mẹ kiếp! Nó đã trễ tàu như đã luôn trễ tàu trong cuộc đua với Chí, vậy sao anh vẫn lo khi bỗng dưng nó xuất hiện.
Chí vẫn giọng kẻ cả:
- Dạo này nó sống thế nào nhỉ? Vợ con gì chưa?
Lan ậm ự:
- Nghe đầu đã có bồ ...
Chí mỉa mai:
- Buồn nhỉ!
Lan khó chịu:
- Anh thôi kiểu nói xóc ấy đi.
Chí vẫn tiếp tục:
- Chớ không lẽ em vui?
Lan buông đũa:
- Buồn hay vui cũng là chuyện đã qua.
Đúng ra em đã nói với anh về Ty ngay hôm gặp anh, nhưng em đã im lặng.
Vì sao anh biết không? Vì em đoán được phản ứng của anh sẽ thế này.
Chí uống một ngụm nước và nói:
- Anh lại nghĩ khác. Em muốn giữ riêng cho mình một điếu bí mật thì đúng hơn.
Lan nhún vai:
- Em chả có gì bí mật.
Chí cười bí hiểm:
- Vậy sao? Anh không tin.
Lan nhăn mặt:
- Anh gọi em đi ãn cơm trưa để nói chuyện này hả?
Chí trơn tuột:
- Không! Tại cú điện vừa rồi đưa đẩy chớ anh biết:
"Trời đánh phải tránh bữa ăn"mà. Anh đâu muốn bị mất ngon vì một đứa như thằng Ty.
Lan ngao ngán cúi đầu nhìn dĩa cơm vẫn còn rất đầy. Cô cố gắng ăn trong khi Chí bắt đầu chuyển đề tài.
Anh có vẻ tự mãn khi được công ty chọn đi học. Càng nghe Chí nói, Lan càng mệt. Cô thảng thốt nhận ra giữa hai người là một khoảng cách. Trái tim Lan thắt lại, cô đã quá vội vàng khi chọn Chí để neo đậu đời mình.
Đang lúc Lan mãi thả hồn đi hoang, Chí bỗng gọi cô:
- Na! Anh muốn mình đám cưới trước khi anh đi học.
Lan sững người:
- Anh làm em bất ngờ quá, chuyện này phải có chuẩn bị. Đã tính năm sau thì cứ để năm sau ... Đám cưới chớ đâu phải đùa.
Chí phát một cử chỉ:
- Anh không hề đùa. Anh chỉ sợ em không tin khi anh đi xa. Em không sợ anh sa ngã à?
Lan nhìn anh:
Nếu anh thay đổi, có đám cưới hay không cũng vậy, em đâu thể giữ anh được.
Chí xoay cái ly như muốn nói gì đó. Lan buột miệng:
- Hay anh không tin em?
Chí cười:
- Làm gì có? Em đâu phải hạng phụ nữ dễ thay lòng đổi dạ.
Lan từ tốn:
Người ta có thể thay đổi vì nhiều nguyên nhân, hy vọng em không tìm ra nguyên nhân nào từ anh để thay lòng đổi dạ.
Chí nheo mắt:
- Em đang tìm xem anh có khuyết điểm không hả?
Lan thản nhiên:
- Sao anh lại nghĩ vậy? Anh có tịch đâu mà rục rịch.
Chí bắt bẻ:
- Chọn một người đâu có nghĩa đã bằng lòng với người đó. Anh phải nghĩ xa, nghĩ gần xa chứ.
Lan bưng nước lên uống:
- Mình nói chuyện khác đi.
Chí nhún vai. Anh chuyển ngay đề tài:
- Lâu nay em có nghe tin gì của chú Lĩnh không?
Lan lắc đầu:
- Sao anh hỏi tới chú Lĩnh?
Chí nói một mạch:
- Bỗng dưng thằng Ty làm anh nhớ những gì liên quan tới Nha Trang, anh không biết chú Lĩnh sống thế nào lúc này.
Lan ngầm nghĩ:
- Chú Lĩnh là người tệ bạc khi đành lòng bỏ vợ trong lúc ngặt nghèo. Em vẫn tự hỏi có khi nào chú nhớ tới em và thím Huệ không?
Chí ngập ngừng:
- Nghĩa là em và thím Huệ không tha thứ cho chú ấy?
Lan nhếch môi:
Tha thứ hay không, điều đó với chú đâu có quan trọng. Lần đám cưới Nha Trang, về ngoài đấy mấy ngày em có đi tìm nhưng không gặp. Chắc chú Lĩnh muốn tránh mặt Chí xa xôi:
- Nếu chú Lĩnh quay lại, thím Huệ có chấp nhận không nhỉ?
- Chưa bao giờ em hỏi thím chuyện này.
Thím đang sống vui yẻ, yêu đời, vậy là tốt rồi, gợi lại chi những điều buồn bã.
Chí nhún vai:
- Anh chỉ hỏi vậy thôi. Đúng là so với trước kia, thím Huệ sống tốt hơn nhiều.
Hai người bỗng im lặng. Một lất sau Chí nói, giọng cương quyết:
Anh vẫn muốn mình cưới trước khi anh đi học. Anh sẽ thưa với thím. Huệ chuyện này.
Lan ngắt lời anh:
- Không việc gì phải vội vã như vậy, em ngại mọi sự thay đổi. Thím Huệ đâu thể quyết định chuyện của em và anh.
Chí ngang ngạnh:
- Anh quyết định như vậy, em phải nghe lời anh.
Lan nhìn Chí trân trối:
- Anh trở nên độc đoán từ hồi nào vậy?
Chí ngụy biện:
Anh nghĩ với những chuyện quan trọng, người đàn ông phải là người quyết định.
Lan bắt bẻ:
- Kể cả những quyết định phi lý sao?
Anh quên rằng em đã quen tự quyết định cuộc đời mình, chúng ta từng thỏa thuận bất cử vấn đề gì cũng phải có sự đồng ý của cả hai mà?
Chí vung tay lên:
- Anh nhớ, nhưng đây là trường hợp đặc biệt anh.
Lan lại ngắt lời Chí:
Anh nên suy nghĩ lại, chưa chắc ba mẹ ngoài ấy bằng lòng. Biết đâu chừng em còn mang tiếng là thúc anh cưới gấp vì lý do gì đó không có lợi cho em.
Chí vẫn giừ nguyên lập trường:
Anh nhất định sẽ thuyết phục mọi người về phe mình. Cưới sớm càng tốt chứ sao. Lan nhẹ nhàng nhưng cương quyết:
Anh nên thuyết phục một mình em.
Nhưng em nói rồi, sẽ không có thay đổi, trừ khi cô dâu là người khác.
Sơn nhìn ra cửa sổ. Chiều rồi, và chiều nay anh cô hẹn. Dọn dẹp sơ cái bàn vẽ bề bộn, Sơn chạy vào nhà tắm. Anh vừa huýt gió vừa nghĩ tới bữa cơm chiều nay.
Sau khi suy nghỉ kỹ, Sơn đã quyết định đi một mình chứ không đi với Thoa.
Anh ngại nhất cái tánh bốc của cô. Con nhà giàu, nhìn đời bằng nửa con mắt, Thoa ít được lòng những người lớn tuổi, anh không muốn trong lần đầu tới nhà ông Thuần lại mất vui, rồi lở như có Lan ở đó, cô sẽ buồn. Sơn không khi nào muốn Lan buồn, dù bây giờ cô buồn hay vui, xanh không có quyền an ủi, chia sớt như ngày. Chọn cái áo sơ-mi màu xám có kê ô nhỏ, Sơn mặc vội vào, ngâm mình trong gương.
Dạo này anh lại quay về thói quen thuở nào. Thói quen làm một việc gì cho bản thân, dù là nhỏ nhặt anh đều nghĩ tới Lan, nghĩ tới và ngơ ngác nhận ra tất cả chỉ là ký ức. Hồi đó khi chọn một cái áo, anh cũng kéo bằng được Lan ra chợ Đầm, còn bây giờ đểu bình thường ấy cũng trở nên vô vọng. Mà thôi, Sơn không thích nghĩ tiếp nữa, anh lấy tay vuốt tóc rồi Ngang siêu thị trái cây, anh ghé vào mua xoài thứ trái cây Lan rất thích, chỉ tiếc ở đây không có loại vừa chín tới, chua chua ngọt ngọt khoái khểu của cô.
Sơn dừng xe trước một biệt thự nhỏ nhưng nhìn rất hiện đại. Thì ra bà Thư có một cuộc sống sung túc chớ không hề khó khăn như Lan và anh hồi nào vẫn tưởng. Vậy mà bà đành đoạn để Lan sống khổ sống sở với chú Lĩnh và thím Huệ. Thật khó hiểu nỗi lòng dạ đàn bà.
Người giúp việc là một con bé trạc mười tám tuổi ra mở cửa và mời anh vào nhà.
Ông Thuần ra đón tiếp Sơn với nụ cười cởi mở trên môi. Mới làm việc cùng ông trong thời gian ngắn nhưng Sơn vẫn nhận ra ông là người từng trải, bản lãnh.
Ông Thuần khoác vai Sơn:
- Bà xã tôi chờ cậu nãy giờ ...
Sơn thấy bà Thư từ trong đi ra, bà cưới nhưng có vẻ rất xúc động.
Sơn gật đầu chào, bà Thư nắm lấy hai tay anh, giọng nghên nghẹn:
- Ba mẹ khỏe không Ty?
Sơn hơi bất ngờ vì cảm xúc của bà Thư, anh ấp úng:
- Dạ, ba mẹ con vẫn khỏe.
Bà Thư kéo anh ngồi xuống xa-lông:
- Để cô nhìn coi ...Mới ngày nào con và Na còn là hai đứa nít ranh, trưa trốn ngủ ra vườn Dương chơi, bây giờ đã to cao như thế này.
Sơn cũng xúc động:
- Con thật sự vui khi gặp lại Na và cô. Bà Thư bùi ngùi:
- Cô có nghe Na nói. Hai đứa từng thân thiết biết bao nhiêu, vậy mà ...nói như biết đã lỡ lời, bà Thư vụt im bặt.
Ông Thuần tế nhị bảo:
- Hai cô cháu cứ tâm tình thoải mái, tôi vào tìm chai rượu ngon một chút.
Bà Thư nhìn theo ông:
- Chú ấy rất tốt.
Sơn gật đầu:
Con cảm nhận được điểu này khi làm việc chung. .... Rồi Sơn tuôn ra ấm ức:
- Có thể con hỏi không phải. Nhưng tại sao hồi đó cô không mang Na về để Na đỡ. Bà Thư cười buồn:
- Bên nội con Na đáu có chịu. Thậm chí thăm con bé, cô côn không được phép nữa là.
Sơn bối rối:
- Con xin lỗi, đã hiểu lầm cô.
- Có sao đâu! Cô vẫn là người có lỗi khi bo con để xây dựng gia đình mới.
Ngập ngừng một chút, bà Thư nói tiếp:
- Chỉ mong sau này Na không đi trên con đường cô từng đi. Cơ mong nó hạnh phúc.
Sơn hỏi ngay:
- Na có tới không cô?
Bà Thư gật đầu:
- Cô có gọi nó và thằng Đốm ...
Sơn nói:
- Lâu lắm rồi, cháu không gặp Đốm.
- Chính vì vậy cô mới mời cơm mấy đứa. Bạn bè cũ nên gặp nhau, không chì trong công việc mà cả ngoài đời.
Sơn hiểu những ý bà Thư chứ nói ra, anh nghe tiếng chuông ngoài cổng.
Bà Thư đứng lên:
- Chắc là Na tới.
Sơn bỗng hồi hộp, anh nhìn ra cửa và thấy dáng nghênh ngang của Chí bước vào, theo sau là Lan.
Hai gã đàn ông nhìn chằm chặp vào nhau rồi Sơn đứng dậy chìa tay ra trước.
Chí ngần ngừ một chút mới bắt tay Sơn với vẻ ngạo nghễ của kẻ chiến thắng.
Chí nheo nheo mắt:
- Trông mày ra dáng ... "tổng công trình sư" lắm.
Sơn cười:
- Vậy sao! Lần đầu tiên tao mới nghe đó.
Chí nói câu thứ hai:
- Đi một mình à? Sao không dẵn nàng theo cho mọi người biết mặt?
Sơn còn chưa biết trả lời sao, Chí đã bồi thêm:
- Hay mày sợ Na buồn?
Sơn nhún vai:
- Mày hỏi nhiều quá.
Chí tỉnh queo:
Nhưng mày có trả lời câu nào đâu.
Sơn nhìn vội Lan, cô vẫn thản nhiên như không biết Chí đang cố tình trêu gan Sơn.
Anh chợt thảng thổt nhận ra Lan bây giờ là vợ sắp cưới của Chí, suy nghĩ, thậm chí sở thích của cô cũng giống Chí.
Sơn lơ lửng:
- Câu hỏi này nên để Na trả lời, vì tao đâu quản lý chuyện vui buồn của con nhỏ.
Chí bật cười:
- Mày đúng là mày, luôn có câu trả lời thông minh. Vậy Na nghĩ sao?
Lan liếc Chí một cái thật dài, cô nói:
- Em bị đứt dây thần kinh cảm xúc rồi làm gì còn biết buồn hay vui.
Chí gật gù:
Thêm một câu trả lời thông minh nữa. Hai người làm chung công trình có bàn tính trước kế hoạch chống tôi không đó?
Lan mím môi:
- Đây có phải một câu hỏi thông minh không nhỉ?
Bà Thư vội nói chen vào:
- Các con lớn cả rồi mà nói chuyện cứ châm chọc nhau như là con nít ... Nào!
Nào!
Chí nhìn bà:
- Con không thấy bác Thuần đâu cả.
Bà Thư hóm hỉnh:
- Ông ấy đang nhận vai trò bếp trưởng.
Chí thú vị:
- Thì ra là vậy! Mẹ sướng thật khi có ông chồng trên cả tuyệt vời. Sau này chắc con không thể giỏi như bác Thuần.
Lan nói ngay:
- Em không yêu cầu anh phải giỏi như bác.
Chí choàng vai cô:
- Vì em có yêu cầu cũng không được. Sơn chệm chạp bước theo sau Chí và Lan.
Anh có cảm giác mình thừa trước sự âu yếm của Chí.
Ông Thuần vui vẻ mời mọi người vào bàn.
Ông hồ hởi giới thiệu chai rượu ngoại mấy trăm đô vừa được khui trước khi rót ra ly.
Không khí bàn ăn nhờ có ông mà ấm áp dần.
Bà Thư ần cần gắp thức ăn cho Sơn:
Tự nhiên nhé Ty!
Ngồi đối diện, Lan lặng lẽ gắp cho Chí miếng gà rô ti.
Chí cau mày:
- Muốn anh mắc xương hả?
Mặt Lan thoáng đỏ lên, cô bưng ly rượu uống một hơi trước sự ngạc nhiên của bả Thư.
Ông Thuần lầng sang chuyện khác ngay:
Chí nè! Trước khi đi học phải có tiệc chia tay đó!
Chí nói ngay:
- Dạ! Sẽ có tiệc, con sang đây hôm nay cũng để thưa chuyện với bác và mẹ luôn. Chúng con muốn tổ chức cướị .... Lan ngắt lời anh:
- Em không muốn à nghe.
Chí trừng mắt:
- Sao vậy Na? Đay không phải lúc em đùa. Đừng ngắt lời anh như vậy.
Bà Thư nhỏ nhẹ:
- Con muốn tổ chức thế nào hả Chí?
Chí buống từng tiếng:
Chúng con muốn tổ chức cười trước khi con đi học.
Bà Thư nhìn Lan rồi nhìn ông Thuần, trong khi Sơn sửng sốt quên cả ăn.
Căn phòng trầm hẳn xuống. Mất mấy giây, ông Thuần mới phá vỡ sự im lặng đó.
Ông hỏi:
- Bao giờ con đi?
Chí ngập ngừng:
- Dạ .... khoảng ba tháng nữa.
Bà Thư chép miệng:
Gáp quá, có kịp chuẩn bị mọi thứ không?
Chí quả quyết:
- Có gì đâu mà không kịp.
Sơn nhìn Lan. Cô làm thinh nhưng rõ ràng đang bị kích động mạnh. Tay cô bấu vào cạnh bàn như đang cố dằn, như ngày nào cô vẫn làm thế bị bà Huệ mắng.
Giọng bà Thư hoang mang:
- Có cần phải như vậy không?
Chí rành rọt:
- Con thấy cần.
Lan phản ứng ngay:
- Con thấy không cần và con đã không đồng ý.
Nhìn Chí, Lan nói tiếp:
Nên chấm dứt chuyện này ở đây đi anh.
Chí giận dữ đứng dậy:
- Em không hề tôn trọng tôi. Thật là quá đáng!
Ông Thuần ôn tồn:
- Không nên nóng nảy như vậy. Chúng ta cần lắng nghe nhau. Na! Con phải nói lý do tại sao mình không đồng ý chứ.
Lan nhỏ nhẹ:
- Con đã nói rồi. Mọi sự thay đổi đều phiền phức, thời gian của ảnh học kết thúc trước này đã dự định đám cưới, vậy thì cưới Chí cười gằn:
- Chưa thấy con gái nào như em. "Cưới sớm làm chi hay em không thích cưới?
Bà Thư nói:
Người ta chỉ thay đổi ngày cưới khi chặng đặng đừng:
Ngày cưới đã được xem và chọn rất kỹ. Mẹ thấy không nên đổi đâu con. Xui xẻo lắm đó.
Chí nhếch mép:
- Mẹ tin chuyện này nữa sao? Đám cưới nào mà không coi ngày tốt, nhưng đâu phải vợ chồng nào cũng ăn đời ở kiếp với nhau nhờ cái ngày tốt ấy?
Mặt bà Thư sượng ngắt. Lan nóng bừng lên, cô hậm hực:
- Anh vừa phải thôi!
Chí khựng lại:
- Con xin lỗi, nếu đã quá lời ...
Lan khoanh tay:
Tóm lại, em vẫn giữ ý kiến của mình.
Chí lạnh lùng:
- Anh cũng vậy.
Ông Thuần pha trò:
Kiểu này chấc hai đứa phải "oảnh tù tì ra cái gì" ... quá.
Chí hất mặt:
- Vợ, đương nhiên phải nghe lời chồng. Để rồi bác và mẹ xem, đâu cũng vào đó thôi!
Sơn bỗng thấy lo cho Lan. Cô và Chí đã có bất đồng, điều này rõ như ban ngày. Liệu Lan có phải ''đương nhiên nghe lời chồng" không? Sơn ngậm ngùi thương cảm.
Giá như ngày xưa anh lì mặt đeo đuổi Lan bất chấp sự ngăn cấm của mẹ và bà Huệ bất chấp sự có mặt của Chí, anh có mất cô như hiền giờ không?
- Tại sao hồi đó anh thừa tự ái đến mức chỉ cần nghe Lan ngọt ngào dăm ba câu với Chí là đã đùng đùng nổi giận, để bây giờ biết chắc hai người sẽ cưới nhau, Sơn vẫn khao khất hoài mong Lan là của mình. Tự ái của anh đâu rồi?
Sơn uống cạn ly rượu nhưng không có cảm giấc ấm áp nào, trái lại chỉ có nỗi buồn chảy luồn trong từng mạch máu làm anh nao nao.
Chí ngồi xuống. Anh gắp thức ăn cho Lan,giọng ngọt xớt:
- Nói thế chứ. Nhất vợ nhì trời phải không bác?
Ông Thuận gật đầu:
- Câu này nghe được.
Rót rượu vào ly Chí, ông nói:
- Bác thưởng con ...
Quay sang Sơn, ông bảo:
- Còn cháu nữa. Lần sau không được tới một mình đâu!
Sơn gượng gạo cười trong khi Lan nhìn đi nơi khác. Sơn hiểu trước những ký ức cũ, cô lẩn tránh anh.
Giọng Chí lại vang lên:
- Trời ở xa lắm, mà không biết có trời hay không, bởi vậy suy ra vợ là nhất.
Mà nhất thì phải quý, đã quý phái sợ mất. Thú thật vỡi mẹ và bác, con sợ mất vợ lắm, nên mới xin cưới liền ạ.
Ông Thuần kêu lên:
- Trời ơi! Vợ chớ có phải viên kim cương bé xíu xiu đâu mà sợ mất.
Chí nhún vai:
- Vẫn biết thế nhưng cháu vẫn sợ. Kim cương người ta có thể giấu được, còn vợ thì không.
Lan đứng dậy bỏ ra phòng khách. Cô thấy ghét Chí quá. Anh cố tình nói thế để châm chọc cô và Sơn thì phải. Trước đây, Chí vẫn tra hỏi để biết tình cảm giữa cô và Sơn là tình cảm gì. Dĩ nhiên Lan luôn luôn trả lời loanh quanh. Chí chưa bao giờ bằng lòng những câu trả lời đó, anh vẫn ghen với quá khứ của Lan, một quá khứ trong đó anh chỉ là chiếc bóng mờ. Bữa tối nay là dịp để Chí thể hiện mình đây mà.
Bà Thư ngồi xuống đối diện với Lan:
- Hai đứa ...à không, ba đứa bây sao vậy?
Lan lắc đầu:
- Dạ .... có sao đâu mẹ.
Bà Thư nói một hơi:
Mẹ, và có lẽ cả bác Thuần rất khó chịu cách xử sự của Chí. Tối nay mẹ mời Ty tới chơi, đây đâu phải lúc Chí nói chuyện này.
Nhìn Lan, bà Thư trầm giọng:
Nó đã cố tình, đúng không? Mẹ thấy rõ dụng ý của nó đối với Ty.
Lan nuốt nghẹn xuống, bà Thư đặt câu hỏi:
- Tại sao Chí lại như vậy? Giữa con và Ty có gì không mà nó đòi cưới ngay?
Cô khổ sở:
- Mẹ đừng hỏi nữa.
Bà thở dài:
- Mẹ không muốn con đi theo vết xe đổ của mẹ. Hãy suy nghĩ cho kỹ. Nếu không, cả cuộc đời mai sau con chỉ nhận toàn cay đắng.
Lan chỉ muốn khóc. Cô với Sơn đã lỗi nhịp yêu dù tình vẫn trốn tìm trong trái tim mảnh vỡ.
Ba người đàn ông từ bếp ra. Sơn là người đi sau chót.
Anh nhìn bà Ty và xin phép về trước vì có bạn đợi:
Bà Thư và ông Thuần cũng không giữ Sơn lại, Lan thì lặng lẽ nhìn anh thay lời chào.
Chí ngạo nghề bắt tay:
- Hôm nào hai thằng mình phải uống một bữa quên đường về. Mày không từ chối chứ?
Sơn bình thản:
- Đương nhiên! Tao đang chờ ngày đó đây.
Sơn bước xuống nấc thang cuối cùng của bậc thềm nhưng lại có cảm giác chập chững bước đầu tiên của một hành trình vòng quanh. Anh biết mình sẽ lập lại từ đầu, lập lại từ đầu một tình yêu đã cũ.
Nguồn: http://vietmessenger.com/