4/4/13

Hiệp sĩ Sainte Hermine (C43-45)

Chương 43: Biên bản hỏi cung

Nếu như cảnh sát dùng mọi biện pháp để bắt Georges thì từ lúc rời London đến Paris và từ ngày đặt chân lên đất Pháp cho đến ngày thứ sáu, mồng 9 tháng Ba; vừa có người không rời mắt nửa bước khỏi ông ta, đó là nhân viên tinh nhuệ nhất trong số quân của công dân Fouché, anh chàng Thợ Nề.

Cũng chính ông Fouché biết rằng Georges là người không thể không dùng vũ khí khi bị tấn công nên ông ta không muốn anh chàng Limousine ra mặt vì nhỡ tay Bretagne nổi giận thì Thợ Nề nguy mất.

Fouché trù tính bắt Georges tại dinh của mình. Mãi chín rưỡi tối nó mới đến chỗ ông ta. Ông ta cho gọi Limousine đang ở phòng bên cạnh.

- Anh cũng nghe rồi đấy - Fouché nói - Bây giờ chúng ta chỉ còn phải bắt Villeneuve và Burban nữa.

- Khi nào cần, chúng ta sẽ bắt họ. Tôi biết họ đang ở đâu.

- Đối với những người này thì chưa vội, chúng ta còn thời gian. Chỉ có điều đừng để mất dấu của họ.

- Thế tôi đã để mất dấu của Georges chưa?

- Chưa. Nhưng ngài lại để sót mất một thứ, chính ngài ấy.

- Tôi?

- Đúng vậy.

- Thứ gì?

Tiền của Georges. Khi chúng tôi rời London, ông ta có hơn một trăm nghìn phăng bên mình.

- Anh sẽ chịu trách nhiệm tìm thấy số tiền ấy chứ?

- Tôi sẽ gắng hết sức, chỉ có điều không có gì dễ biến mất như tiền.

- Anh sẽ bắt đầu truy lùng nó ngay tối nay.

- Tôi có được nghỉ ngơi đến tối mai không?

- Bằng giờ này ngày mai, tôi có cuộc hẹn với ngài Tổng tài thứ nhất. Tôi sẽ rất vui nếu cổ thể trả lời tất cả các câu hỏi của ông ấy.

Ngày hôm sau, đúng chín rưỡi, Fouché đã có mặt tại Tuileries. Đó là thời điểm trước khi có quyết định bắt công tước Enghien. Khi đến cuộc bắt Georges, là chúng ta vừa lui lại một bước.

Fouché thấy ngài Tổng tài thứ nhất đang bình tĩnh và khá vui vẻ.

- Tại sao ông không đến báo việc bắt Goerges chotôi? - Ngài hỏi.

Bởi vì cũng phải để việc gì đó cho người khác làm chứ - Fouché đáp.

- Ông biết tình tiết vụ bắt đó không?

- Hắn đã giết một cảnh sát có tên là Buffet và làm bị thương Caniolle.

- Hình như cả hai đều đã có vợ.

- Vâng.

- Cần phải dành một khoản cho vợ của hai con người đáng thương đó.

- Tôi đã nghĩ đến rồi: một khoản trợ cấp cho người phụ nữ goá và một khoản tiền thưởng cho vợ người bị thương.

- Lẽ ra nước Anh phải trả khoản này mới đúng.

- Thì chính họ chứ ai.

- Sao lại thế?

- Nếu không cũng là Cadoudal. Nhưng vì tiền cửa Cadoudal cũng là tiền của nước Anh thì tóm lại vẫn là nước Anh thanh toán tiền thôi.

- Nhưng người ta nói với tôi hắn chỉ có một nghìn hay một nghìn hai trăm phăng bên người, khi khám xét chỗ ở của hắn, người ta có thấy gì nữa đâu.

- Hắn rời London với một trăm nghìn phăng. Hắn đã tiêu mất ba mươi nghìn từ khi về Paris. Hắn chỉ còn bảy mươi nghìn, khoản này thừa để trả cho hai người phụ nữ kia.

- Nhưng bảy mươi nghìn ấy ở đâu? - Ngài Bonaparte hỏi.

- Chúng đây - Fouché nói.

Rồi đặt lên bàn một túi vàng nhỏ và cái ngân phiếu.

Bonaparte tò mò dốc xuống bàn. Có bốn mươi nghìn phăng bằng tiền vàng Hà Lan còn lại là ngân phiếu.

- Kỳ lạ! Bây giờ người Hà Lan lại trả tiền cho những kẻ ám sát tôi sao?

- Không, chắc chúng sợ tiền Anh sẽ gây nghi ngờ đó thôi.

- Làm sao ông tìm được khoản này?

- Ngài cũng biết câu tiên đề của giới cảnh sát rồi đấy: "Anh hãy tìm đàn bà là ra tất"

- Tốt lắm! Rồi sao?

- Tôi đã cho tìm phụ nữ và tôi đã thấy.

- Hãy nói rõ xem nào, tôi thấy tò mò quá.

- Được thưa ngài, tôi biết có một nàng Izai nào đó, một người có quan hệ với chúng và thuê một phòng nhà chị bán hoa quả để thỉnh thoảng bọn làm phản tụ tập. Cô ta vừa đến gần đó thì Georges lên xe, hắn đoán đã bị theo dõi nên chỉ kịp ném cái túi nhỏ vào tạp dề của cô ta và kêu "Đến nhà Carob bán nước hoa!" Chỉ Camolle nghe thấy những lời này và cũng chỉ kịp nói với một nhân viên:

- Bám theo ả!

- Thế có nghĩa là gì? - Bonaparte hỏi.

Nghĩa là đuổi theo và không rời mắt khỏi cô ta.

Georges đã lao xe đi, cô ta đi lang thang trên phố, nhưng khi đến ngã tư Odéon khi đó Georges vừa bị bắt, cô ta thấy có đám đông nên không dám đi qua. Bấy giờ cô ta mới biết Georges đã bị bắt. Không dám về nhà, cô ta trốn tại nhà một cô bạn và nhờ người này giữ hộ cái túi. Tôi đã cho khám xét nhà người bạn của cô ta và tìm thấy cái túi. Chuyện chỉ có thế. Lạy Chúa! Quả không có gì dễ hơn.

- Thế ông không cho bắt Izai sao?

- Có chứ, nhưng chúng tôi không cần cô ta nữa. Đó là một cô bé ngoan đạo đáng được Chúa phù hộ.

- Sao lại thế? - Bonaparte nhíu mày hỏi - Ông biết thừa là tôi không thích những hành động phản nghịch.

- Ngài có biết gì đeo trên cổ cô ta không?

- Sao ông lại muốn tôi biết nó? - Bonaparte hỏi và dù không muốn ông vẫn bị sự tò mò lôi cuốn trong câu chuyện với Fouché, một ưu thế mà Bonaparte không có so với Fouché đó là biết lắng nghe.

- Là vì cô ta có một chiếc phù hiệu có ghi dòng chữ như sau: "Mảnh vỡ của cây thánh giá chính gộc. Tín đồ sùng đạo ở Sainte-Chapelle Paris và giáo đoàn Saint-Pierre ở Lille”.

- Thôi được rồi - Bonaparte nói - Một cô nàng Saint-Lazare. Đám trẻ của anh chàng Buffet bất hạnh và Camolle sẽ được nuôi dưỡng bằng ngân sách Nhà nước. Ông mang năm mươi nghìn phăng tiền tìm thấy tại nhà cô bạn Izai cho chị goá Buffet, còn lại cho Caniolle. Tôi thêm vào khoản trợ cấp một nghìn phăng cho chị gái Buffet.

- Chắc ngài muốn cô ta chết vì sung sướng hay sao?

- Tại sao vậy?

- Vì chị ta thấy rằng việc chồng mình chết đã là may mắn lắm rồi.

- Tôi không hiểu - Bonaparte sốt ruột nói.

- Sao ngài không hiểu cơ chứ! Tay chồng là một tên vô lại, ngày nào cũng say xỉn và đánh đập vợ. Kể ra tội đồ Georges của chúng ta ném một viên đá cũng trúng hai đích đấy.

- Bây giờ, khi mọi việc bắt Georges đã hoàn tất, ông hãy chuyển dần các biên bản hỏi cung cho tôi chừng nào chúng đến tay ông. Tôi muốn theo dõi vụ này từng bước và thật cẩn thận.

- Tôi sẽ mang bản đầu tiên ngay đây - Fouché nói - Nguyên bản từ chính miệng Georges và ngài Réal đấy.

- Thỉnh thoảng, các ông cũng thay đổi lời cung của tội phạm chứ?

- Chắc ngài cũng biết các bài diễn văn không bao giờ ở trên báo Le Moniteur như ở trên trục đúng không? Việc các lời cung cũng vậy, chúng tôi không thay đổi, chúng tôi chỉ cho chúng chau chuốt hơn thôi.

- Hãy xem bản khẩu cung của Georges nào.

Chương 44: Nhà ngục Temple.

Fouché chuyển một tập giấy cho ngài Tổng tài thứ nhất.

Ông vội vã cầm nó lên, lật qua một số câu hỏi thủ tục, chuyển ngay sang trang thứ tư.

Hỏi: Ông ở Paris từ bao giờ?

Đáp: Cách đây năm, sáu tháng. Tôi không nhớ rõ thời điếm.

Hỏi: Ông đã trọ đâu?

Đáp: Không đâu cả.

Hỏi: Mục đích đến Paris của ông là gì?

Đáp: Tấn công ngài Tổng tài thứ nhất.

Hỏi: Dùng dao găm à?

Đáp: Không, dùng vũ khí như đội cận vệ của hắn.

Hỏi: Ông giải thích xem nào.

Đáp: Tôi dùng sĩ quan của tôi đã đếm kỹ các cận vệ của Bonaparte, họ có ba mươi người. Tôi cùng hai mươi chín người của mình sẽ chiến đấu giáp lá cà với họ sau khi chăng dây cản đường ở Champs-Élysées. Cuối cùng, bằng quyền lợi chính đáng và sức mạnh từ lòng can đảm của chúng tôi, Chúa sẽ phán xét phần còn lại.

Hỏi: Ai là người đến Pháp cùng làm nhiệm vụ này với ông?

Đáp: Các hoàng thân. Một trong số họ lẽ ra phải đến gặp chúng tôi ngay khi tôi thông báo các điều kiện đủ để đạt đến mục đích của mình.

Hỏi: Những người nào thường gặp ông ở Paris?

Đáp: Cho phép tôi không trả lời ông. Tôi không muốn tăng thêm số nạn nhân nữa.

Hỏi: Pichegru có vị trí gì trong kế hoạch tấn công ngài Tổng tài thứ nhất không?

Đáp: Không. Ông ta không khi nào muốn nhắc đến chuyện này.

Hỏi: Nhưng nếu việc tấn công của ông thành công, ông ta có thuận hành động vì lợi ích cái chết của ngài Tổng tài chứ?

Đáp: Đó là bí mật của ông ta chứ không phải là của tôi.

Hỏi: Giả sử vụ tấn công của ông thành công, dự định của ông và của các đồng phạm khác là gì?

Đáp: Đưa nhà Bourbon thay vị trí ông Tổng tài.

Hỏi: Thế người nào nhà Bourbon đã được chỉ định?

Đáp: Louis-Xavier-Starnilas, chúng ta vẫn biết ngài là Louis XVIII.

Hỏi: Như vậy, kế hoạch đã được thoả thuận và được thực thi trong sự đồng thuận với các ông hoàng nước Pháp phải không?

Đáp: Đúng thế, thưa công dân thẩm phán.

Hỏi: Như vậy, ông đã đồng loã với những cựu hoàng tộc?

Đáp: Đúng, thưa công dân thẩm phán.

Hỏi: Ai cung cấp tiền và vũ khí cho các ông?

Đáp: Tôi có tiền để dành từ lâu, còn vũ khí thì chưa có.

Bonaparte giở sang trang khác nhưng không thấy gì. Bản hỏi cung kết thúc ở đấy.

- Dự định của Georges thật là phi lý hết sức - ông nói - Định ám sát tôi bằng số người như đoàn tuỳ tùng của tôi ư?

- Ngài đùa à! - Fouché nói với nụ cười chế nhạo - Người ta đâu có muốn ám sát ngài. Người ta chỉ muốn giết ngài. Đó là trận chiến Ba Mươi, một kiểu đọ gươm thời trung cổ có thêm quân hộ tống.

- Đấu gươm với Georges à?

- Ngài chẳng cũng muốn đấu với Moreau không cần ai chứng kiến đó thôi.

- Moreau là Moreau, ông Fouché ạ. Đó là một đại tướng quân, một người đánh chiếm các thành trì, một kẻ thắng trận với cách làm biên giới nước Pháp rộng ra, việc nghỉ hưu của ông ta được coi như Xénophone. Trận Hohenlinden đã đưa ông ta ngang tầm với những tướng Hoche hay Pichegru, trong khi đó Georges chỉ là thủ lĩnh của bọn kẻ cướp một dạng Spartacus của Bảo hoàng mà thôi, một kẻ mà để chống lại hắn, người ta chỉ cần tự vệ chứ không chiến đấu, đừng quên điều đó, ông Fouché ạ.

Nói xong, ngài Bonaparte đứng dậy để ám chỉ cho Fouché biết công việc của ông ta đã xong.

Hai tin kinh hoàng về việc hành quyết công tước Enghien và vụ tự sát của Pichegru vừa khiến Paris xôn xao cách nhau chỉ vài ngày. Cũng phải nói việc hành quyết tàn bạo một người khiến người ta khó tin người kia tự tử được. Nhất là trong nhà ngục Temple, nơi giam giữ hầu hết các phạm nhân, tin này còn gây ra những ảnh hưởng đáng sợ hơn và lời dự đoán của ngài Réal với Savary lúc Pichegru chết đã trở thành sự thật: "Chúng ta có chứng minh việc tự tử của ông tướng này cũng vô ích, chúng ta không thể ngăn mọi người cho rằng chính chúng ta đã xiết cổ ông ấy".

Tôi đã đưa ra ý kiến của mình, một ý kiến hoàn toàn chủ quan về cái chết của vị tướng đó, bây giờ sẽ chính đáng hơn khi đưa ra ý kiến của những người sống trong cùng nhà tù với kẻ chiến thắng Hà Lan. Họ đã xét ở một góc độ nào đó, tham dự vào một cuộc đời rất đỗi vinh quang nhưng cũng không ít chông gai của ông ta.

Chúng ta sẽ lần lượt nghe những tù nhân sống gần phạm vi ấy nói về sự việc này. Đó là một người mà chúng ta chưa nhắc đến tên lần nào, một người có ảnh hưởng đen tối lên cuộc đời Pichegru, kẻ bán sách người Thuỵ Sĩ tên là Fauche-Borel, người đã chuyển lời mới đầu tiên từ hoàng thân Condé đến ông và đã bị bắt và đưa vào Temple ngày 1 tháng Bảy năm ngoái.

Nhà tù này lần lượt đón các tội phạm: Moreau, Pichegru, Georges và tất cả tòng phạm trong vụ đại phản loạn như Joyaut, bí danh Villeneuve, Roger tức L’oiseau, và cuối cùng là Coster-Saint-Victor. Coster-Saint-Victor được các cô nàng xinh đẹp lẳng lơ che giấu nên thoát được sự truy lùng của cảnh sát khi mỗi tối đổi một chỗ ở. Khi được hỏi, Fouché đã nói: Các ông hãy cho một người biết mặt hắn theo dõi ngoài cửa tụ điểm vui chơi Frascati và các ông sẽ không mất ba ngày là tóm được hắn ra vào nơi này.

Quả nhiên ngày thứ hai, Coster đã bị bắt.

Vào thời điểm công tước Enghien bị bắt, tại Temple đã có 107 phạm nhân và nhà tù không còn chỗ cho công tước nữa. Từ đó đến trạm gác cách 5 giờ đồng hồ, người ta đành tìm tạm một chỗ để ông chờ cho đến khi có bản án cuối cùng. Tôi đã kể lại cái chết của công tước Enghien. Bây giờ, tôi xin nhắc lại là có không chỉ một người ở Temple, về tinh thần, cho là Pichegru bị ám sát.

Fauche-Borel không những khẳng định Pichegru bị siết cổ mà còn chỉ ra kẻ đã làm chuyện ấy. Ông ta đã viết năm 1807 như sau:

"Tôi khẳng định vụ ám sát do người có tên là Spon, quân nhân đội quân tinh nhuệ, thực hiện cùng hai kẻ gác cửa khác, một đã chết hai tháng sau vụ việc đó, người kia tên là Savard bị nhận diện là một kẻ tàn sát tháng Chín năm 1792”.

Các tù nhân khác càng chịu tác động trong niềm tin Pichegru bị sát hại và bị tiêm nhiễm suy nghĩ người ta siết cổ Pichegru khi thấy tướng Savary mặc quân phục đại lễ kèm theo bộ tham mưu đông đảo kéo đến gặp Georges Cadoudal. Trong khi ấy, Georges vừa cạo râu xong, đang nằm trên giường, hai tay bị xích đặt lên bụng. Hai nhân viên hiến binh gác ông ta đã hoàn tất cái việc tra tấn nho nhỏ mà người ta quy định ấy. Tất cả bộ tham mưu vội vã vào phòng Georges. Nhìn họ đều gấp gáp tận hưởng cái hoàn cảnh ủ dột của viên tướng Bảo hoàng, con người mà về phần mình đang gắng chịu đựng sự hiện diện của họ. Cuối cùng, sau mười phút kiểm tra và thì thào to nhỏ, tất cả lại cuốn gói đi ra y như lúc họ vội vã đi vào vậy.

- Thế cái đám quần áo diêm dúa ấy là gì thế? - Georges hỏi một vệ binh.

- Đó là em của ngài Tổng tài thứ nhất - Một trong số tháp tùng tướng Savary và đám tham mưu của ông ta đáp.

- Hẳn rồi- Georges nói - Các vị còng tay tôi là tốt lắm.

Tuy thế, biên bản cũng dần dần hoàn thiện và việc dự thẩm đang ở những bước cuối cùng. Nội quy trong Temple cũng có phần lơi lỏng hơn. Người ta để cho các phạm nhân được ra khỏi phòng và tụ tập trong vườn. Nhưng như thế không có nghĩa việc vượt ngục là dễ dàng. Savary là người có quyết định cao nhất trong nhà tù Temple, và dù có ghét các phạm nhân điều đó không ngăn việc anh ta thường xuyên đến đây nhiều hơn mức cần thiết.

Một hôm, vừa ra khỏi phòng giam, Moreau giáp mặt anh ta nhưng tự ông ta đã quay lưng và đóng cửa lại.

Với tướng Moreau, không có điều gì lạ và cảm động hơn là các cử chỉ tôn kính sâu sắc của tất cả lực lượng phục vụ trong nhà tù: mọi người đều ngả mũ và chào ông theo kiểu nhà binh. Nếu ông ngồi xuống, mọi người nhanh chóng vây quanh và chờ xem ông muốn với gì, họ yêu cầu ông kể lại những trận đánh khiến ông thành đối thủ của Bonaparte và đặt ông lên trên các tướng lĩnh khác. Mọi người đều biết, chỉ cần ông ra lệnh, họ sẽ mở cửa Temple thay vì đóng chặt. Ông có được một ân huệ trong đời đó là được phép gặp vợ con. Ngày nào người mẹ trẻ cũng đem con đến thăm ông. Thỉnh thoảng, người ta còn mang đến cho Moreau loại rượu vang Clos-Vougeot hảo hạng. Ông chia cho tất cả những người bị ốm thậm chí cả những người khoẻ mạnh. Cũng cần kể thêm rằng những tù nhân chơi bóng, khi đã nóng lên cũng được coi như bệnh nhân, nhận những ly rượu Clos-Vougeot. Điều phân biệt Georges và các phạm nhân khác là vẻ tươi vui và vô tư của họ. Họ chơi hết mình, ầm ĩ như đám học trò trong giờ ra chơi, trong số đó phải kể đến hai thanh niên đẹp trai và hào hoa phong nhã nhất Paris là Coster de Saint-Victor và Roger tức Oiseau.

Một hôm Roger đang nóng khi chơi bóng bỏ chiếc khăn quấn cổ ra, Saint-Victor nói với anh ta:

- Cậu có biết là mình cócái cổ đẹp như Antinous không?

- Thực ra - Roger đáp - Cùng đáng để khen nó lắm, chỉ tám ngày nữa là nó bị chặt rồi.

Chẳng bao lâu, tất cả đã sẵn sàng cho việc đưa phạm nhân ra trước toà trình điều tra đã lên tới năm mười bảy người, họ đã nhận lệnh chuẩn bị để đưa sang Conciergene.

Cả nhà tù đã mang một sắc thái hoàn toàn mới. Phấn khởi khi thoát khỏi thời kỳ cầm tù, đối với một số người sẽ là thoát khỏi phần cuối cuộc sống, tất cả đều hát rống lên khi chuẩn bị cất hòm rương, buộc tay lại, tư trang lại, người thì hát hò, người thì huýt sáo, ai có thể làm ồn thế nào thì ra sức làm thế ấy, nỗi buồn và nghĩ ngợi chỉ dành cho những ai ở lại Temple.

Chương 45: Tòa án

Trước đây Georges Cadoudul là người không chỉ vui nhất mà tôi còn có thể nói là kẻ điên khùng nhất trong số các phạm nhân. Ông đã không chỉ tham gia tất cả các trò chơi mà còn nghĩ ra các trò mới khi các trò cũ đã chán ngắt. Ông đã từng kể những chuyện ngông cuồng nhất, hăng say mỉa mai cay độc đế chế mới dựng lên sau những mảnh vụn của ngai vàng vua Louis XVI đã sung sướng chào từ biệt điệp khúc tan rã của nền Cộng hoà, còn bây giờ ông ta không chơi nữa, không cười nói hát ca nữa khi thấy giờ định mệnh đã điểm, thời khắc ông ta thực sự phải trả giá bằng mạng sống của mình. Ông ngồi ở một góc vườn, gọi các sĩ quan tuỳ tùng đến, bằng giọng vừa chắc nịch vừa thân ái nói:

- Những người bạn anh dũng của tôi, những chàng trai thân yêu tôi đã cố gắng làm gương cho các cậu thấy sự vui vẻ và vô tư đến đây thôi. Hãy để tôi chỉ huy các bạn trước pháp trường với tất cả bình thản, tất cả lạnh lùng, tất cả phẩm chất mà các bạn có thể; các bạn sẽ xuất hiện trước những kẻ cứ nghĩ chúng có quyền phân phát tự do, danh dự hay bố thí mạng sống cho các bạn. Tôi ra lệnh cho các anh nhất là không bao giờ được trả lời hấp tấp, xun xoe hay xấc xược trước các câu hỏi của thẩm phán, khi các anh thấy không đủ mạnh mẽ, hãy nghĩ tôi vẫn đang ở bên các anh và rằng số phận tôi không khác gì các anh, nếu các anh sống, tôi cũng sống, các anh chết, tôi cũng chết.

Hãy tỏ ra mềm mỏng, nhã chặn và nhân từ với người khác, hãy yêu thương gấp đôi, đừng tự trách mình đã đi đến nguy hiểm này, trong đời ai mà không phải chết, hãy chết sao cho xứng đáng!

Trước khi rời nhà tù này, các anh đã phải chịu cách đối xử khác nhau, có người được ưu ái, có người không, người được gọi là bạn, người bị xem là đồ cướp bóc. Hãy cứ cảm ơn tất cả những người tốt lẫn kẻ ác, hãy ra khỏi đây bằng lòng biết ơn những người này, không căm giận những người kia, hãy nghĩ rằng vị vua nhân từ của chúng ta, vua Louis XVI đã từng chịu khổ như chúng ta, từng bị gọi là kẻ phản bội và bạo chúa; Đức Chúa Jésus-Christ cũng vậy (nhân danh Chúa, tất cả ngả mũ và làm dấu thánh giá).

Đức Chúa Jésus-Christ cũng từng bị đối xử là kẻ phản loạn, bịp bợm bị la ó, xua đuổi, bị đánh bằng gậy vì nhất là khi con người có hành động xấu, họ hay đánh đồng giá trị lời nói và dùng lời chửi rủa để che giấu tội lỗi của mình.

Thế là khi đứng dậy, ông nói "Amen" thật to và làm dấu thánh giá, tất cả những người khác cũng làm như vậy. Ông để từng người đi qua sau khi gọi họ bằng tên thật.

Cũng ngày hôm đó, ngoài năm mươi bảy phạm nhân có dính dáng đến vụ phản loạn Moleau, Cadoudal và Pichegru bị đưa đi, còn các tòng phạm phụ khác lại. Đó là nhưng người cho họ trú trên đường, dẫn đường cho họ vào ban đêm. Khi các thủ phạm chính ra đi những người khác không chỉ được phép đi dạo trong sân và vườn mà còn đi thăm các phòng giam hay xà lim ở Temple.

Trong vài ngày ấy, nhà ngục trở lên rất huyên náo. Cuối cùng, ngày chủ nhật phục sinh, người ta cho phép họ mở vũ hội tại phòng lớn. Họ thu dọn giường lại, tất cả mọi người, chủ yếu là dân nông thôn đều nhảy múa và hò hát.

Buổi vũ hội đó diễn ra đúng vào hôm các bị cáo bị dẫn ra trước toà điều mà những người khiêu vũ không hề biết. Một trong số họ, người có cái tên Leclire được tin từ một người gác ngực cho hay phiên xử khiến mười hai người chết đã bắt đầu, liền chạy vội vào chỗ các bạn, ra hiệu cho họ im lặng bằng cách giậm mạnh chân xuống sàn. Khi tất cả im bặt, anh ta nói:

- Các người là đồ súc sinh! Có đáng sống như thế giữa cái chốn đáng nguyền rủa này khi mà các người biết những ai sống cùng với chúng ta đang sắp mất mạng không? Đây là lúc cầu nguyện và ca bài thánh ca De Profondis chứ không phải nhảy múa ca hát. Ông này có một cuốn kinh thánh, ông ấy sẽ đọc cho chúng ta vài đoạn nói về cái chết.

Người mà Leclère chỉ là cháu của Fauche-Borel, một chàng thanh niên tên là Vittel, cuốn sách anh ta cầm trong tay là cuốn của Bourdaloue không liên quan đến De Profondis nhưng có nói đến lời cầu cho cái chết. Vittel trèo lên một cái bàn và đọc lời cầu nguyện, tất cả những kẻ yêng hùng đều quỳ gối lắng nghe.

Ở trên, tôi có nhắc đến phiên xử đã bắt đầu. Cho đến khi đó, có lẽ chưa bao giờ, ngay cả vụ đảo chính 18 Brumaise, Bonaparte lại ở tình thế nghiêm trọng như vậy. Ông chưa mất gì về uy tín của thiên tài trên chiến trường song cái chết của công tước Enghien đã giáng một đòn sấm sét đến đạo đức của nhà chính sách, sau đó ông lại trở thành đầu đề bàn tán về vụ tự tử của Pichegru. Ít người chịu chấp nhận về cái chết này như ý kiến của tướng Savary. Chính phủ càng tập hợp những bằng chứng về vụ tự tử và khó nhọc chứng minh nó bao nhiêu thì nghi ngờ đó là vụ tự sát càng tăng lên bấy nhiêu, hầu như ngay cả công tước vụ ám sát bị chối phắt của Pichegru là đến việc buộc tội thiếu thuyết phục đối với Moreau.

Qua lời buộc tội ấy, chẳng có ai bị lừa hết, ai cũng thấy rõ lòng thù hận của ngài Tổng tài thứ nhất đối với đối thủ của ông ta. Ngay cả Bonaparte cũng phải thừa nhận, dù ngồi trong hàng ghế bị cáo, Moreau vẫn giữ được phong thái của mình và khiến người ta phải tranh luận mãi về số lượng lính canh gác, bởi họ chỉ đủ để dẫn giải ông nhưng trong trường hợp đụng độ thì không đủ.

Sự lo lắng của Bonaparte nhiều đến nỗi ông quên cả mối bực tức với Boumerine, cho gọi người này về, chịu trách nhiệm tham dự các phiên xét xử và báo cáo lại mọi việc cho ông vào các tối.

Điều ngài Bonaparte mong muốn nhất đó là sau khi công tước Enghien bị xử bắn, Pichegru bị siết cổ, Moreau cũng bị tuyên là có tội, chịu một hình phạt nào đấy mà ông có thể ân xá.

Do đó, ông thử vài vị thẩm phán mà họ chỉ muốn kết tội Moreau ở mức có thể giảm án được. Nhưng những dự định đó không đi xa hơn khi thẩm phán Clavier hỏi nếu Napoléon ân xá cho Moreau:

- Thế còn chúng ta, ai sẽ ân xá cho chúng ta?

Chính vì thế mà người ta không thể ngăn cản được dòng người đổ xuống những đại lộ Palais de Justice ngay ngày đầu mở phiên xử công khai. Những cư dân thành phố đều cố tìm cách tham dự vào đó việc thay đổi bồi thẩm chứng tỏ kết quả bản án này vô cùng quan trọng đối với người đứng đầu chính phủ. Mười giờ sáng, đám đông đã dràn ra nhường chỗ cho mười hai vị quan toà của toà đại hình trong bộ áo choàng đỏ tiến vào. Phòng lớn của điện Palais được dành cho họ tất cả lặng lẽ ngồi vào ghế của mình. Họ là Himard, chủ toạ; Martineau, phó án; Thuriot, người phe Bảo hoàng gọi là kẻ Giết Vua; Lecourbe; Cavier, người có cậu nói nổi tiếng trên, Bourguignon, Dameu, Laguillaumie, Rigault, Selves, Grangeret-Desmaisons. Công tố viên là Gérard còn lục sự là Frémyn.

Tám mõ toà khác cũng tham dự, bác sĩ Souppé, bác sĩ phẫu thuật của Conciergerie không thể vắng mặt.

Chủ toạ cho dẫn các phạm nhân vào. Họ, từng người một, đi giữa hai cảnh sát áp giải. Bouvet de Lozier cúi đầu bước vào, hắn không dám ngẩng đầu lên nhìn vào mắt những người mà vụ tự tử hụt của hắn đã khiến hắn phản bội họ. Việc áp giải những người khác rất nghiêm túc và bảo đảm.

Moreau ngồi trên ghế trọng tội như những người khác có vẻ bình tĩnh hay đúng ra là đang mơ màng. Ông ta mặc bộ quần áo chẽn màu xanh lơ cắt theo kiểu nhà binh nhưng không đeo phẩm hàm. Gần ông, chỉ cách lính áp giải, là Lajolais, cựu sĩ quan iuỳ tùng, chàng trai tuấn tú Charles d Hozier, rất chỉn chu trong bộ đồ như đi dự khiêu vũ trong cung đình. Về phần Georges, rất dễ nhận thấy cái đầu lớn bự, đôi vai mạnh mẽ, đôi mắt nhìn thẳng lần lượt dừng lại trước mỗi vị phán quan như thể thách thức sống chết với họ. Bên cạnh ông ta là Burban, người có mặt trong các trận đánh cùng ông ta với cái tên Malabry và Barco. Cuối cùng là Pierre Cadoudal, người từng hạ một con bò bằng cú đấm sấm sét khiến cả vùng Morbihan biết đến với biệt danh Cánh tay thép.

Hai anh em nhà Polignac và hầu tước Rivière ngồi ở hàng thứ hai thu hút mọi ánh mắt bởi vẻ trẻ trung và phong nhã của họ. Tuy nhiên, tất cả đều bị vẻ đẹp trai của Coster-Saint-Victor xoá mờ.

Với Coster Saint-Victor còn có một truyện truyền kỳ liên quan đến phụ nữ. Người ta kháo nhau rằng Bonaparte căm tức anh chàng này, cũng bởi một vụ tranh đua. Không phải tranh chấp trên phương diện quân sự như với Moreau mà là tranh chấp trong phòng tiếp của các quý bà; người ta đồn cả hai đã chạm trán nhau trong phòng ngủ của một trong những nàng nghệ sĩ xinh đẹp và nổi tiếng nhất thời đó, Coster Saint-Victor đã vờ như không nhận ra ngài Tổng tài thứ nhất và không nhường chỗ, anh chàng này đã trở thành bậc thầy không phải trên chiến trường mà là trong tình trường.

Ngay tại đó, Coster Saint-Victor có thể hạ ngài Tổng tài nhưng vì đã hứa với Georges Cadoudal chỉ đánh nhau khi có lực lượng hai bên tương đương nên anh ta đành giữ lời.

Cuối cùng, trên hàng ghế thứ ba là những anh hùng Bảo hoàng bị cuốn vào vụ này bằng lòng tận trung thuần tuý. Trong số bốn mươi sáu bị cáo - Năm mươi bảy người đã được rút xuống còn bốn mươi sáu - có năm phụ nữ. Đó là vợ của Denaud, Dubuisson, Gallois, Momer và cuối cùng là cô nàng Izai.

Cuộc tranh tụng bắt đầu bằng những câu hỏi của ngài chánh án dành cho các nhân chứng, các nhân viên lực lượng Cộng hoà và những người đặc biệt đã tham gia vào wệc bắt Georges. Sau đó, chủ toạ quay sang hỏi Georges:

- Ông Georges, ông có gì để nói không?

- Không. - Georges Cadoudal đáp mà mắt không rời khỏi tờ giấy đang đọc.

- Ông thừa nhận những tội của mình chứ?

- Tôi thừa nhận. - Georges đáp lại vẫn bằng giọng tỉnh bơ như trước.

- Yêu cầu bị cáo Georges không đọc trong khi bị hỏi - Thuriot nói.

- Nhưng cái tôi đọc lại rất hay - Georges đáp - Đó là phiên họp ngày 17 tháng Giêng năm 1793 khi ngài bỏ phiếu đồng ý xử tử nhà vua đấy.

Thuriot cắn môi. Tiếng ồn ào rộ lên khắp nơi. Chủ toạ phiên toà vội cắt đứt âm thanh ấy bằng cách tiếp tục hỏi.

- Ông có thừa nhận đã bị bắt tại nơi mà nhân chứng vừa nêu không?

- Tôi không biết chỗ đó tên là gì.

- Ông đã bắn hai phát súng ngắn đúng không?

- Tôi không nhớ điều đó.

- Ông đã giết một người phải không?

- Thực tình, tôi chẳng biết gì cả.

- Ông có dắt dao găm?

- Có thể.

Còn khẩu súng?

- Điều này cũng có thể.

- Ông ở trong xe với ai?

- Tôi quên người đó rồi.

- Ông trọ ở đâu trên đất Paris?

- Chẳng đâu cả.

Lúc bị bắt, ông không còn ở phố Montagne-Sainte-Gèneviève, tại nhà chị bán hoa quả phải không?

- Lúc bị bắt, tôi trọ trong cái xe.

- Ông ngủ ở đâu trước hôm bị bắt?

- Trước hôm bị bắt, tôi không ngủ.

- Ông làm gì ở Paris?

- Tôi đi dạo.

- Có ai thấy ông không?

- Vô số lũ ruồi bám theo tôi.

- Ngài cũng thấy phạm nhân không muốn trả lời rồi đấy, hay chuyển sang người khác đi - Thuriot nói.

- Cảm ơn ông Thuriot… Cảnh sát, mang cho tôi cốc nước, tôi có thói quen phải xúc miệng khi nhắc đến cái tên này -. Georges nói.

Không ai tham dự buổi dự thẩm đó đều thấy vẻ bất cần của Georges, người ta có cảm giác ông ta sẵn sàng hy sinh mạng sống của mình. Mọi người đều dành cho ông vẻ tôn trọng như với một người đã chết.

Ai cũng sốt ruột chờ đến phiên tướng Moreau trả lời, nhưng phải đến ngày thứ tư, tức là ngày thứ năm, 31 tháng Năm, thẩm phán Thuriot mới hỏi ông.

Người ta cũng bắt đầu như với Cadoudal! bằng cách hỏi các nhân chứng liên quan. Nhưng trong số đó, không ai nhận ra Moreau. Ông ngạo nghễ cười và nói:

- Các quý ông, không chỉ không nhân chứng chỉ định nào nhận ra tôi mà tất cả các bị cáo ở đây cũng chưa từng thấy tôi trước khi bị tống giam vào Temple.

Bên toà án đọc bản lời của một người tên là Roland, quân của tướng Pichegru, người này đã khai trong lần hỏi cung rằng anh ta đau lòng khi thấy tướng Pichegru giao cho mình thực hiện nhiệm vụ với tướng Moreau.

Moreau đứng dậy nói với chủ toạ:

- Hoặc Roland là cảnh sát hoặc anh ta khai như thế vì sợ. Để tôi nói cho các người hay chuyện giữa quan toà dự thẩm và anh ta đã diễn ra như thế nào. Người ta không hỏi anh ta. Không, người ta chẳng thu được lời khai nào hết. Thế là trong lúc hỏi cung, họ đã nói: "Anh đang trong hoàn cảnh cực kỳ tồi tệ, anh là tòng phạm của một vụ phản loạn: nếu anh không khai báo anh sẽ chịu án còn nếu thú nhận anh sẽ được cứu và để được cứu, con người đó đã dựng lên câu chuyện trào phúng mà các người vừa đọc đó. Tôi xin hỏi anh ta thật lòng, tôi làm phản để làm gì?

- Thì để đưa ông lên làm độc tài chứ sao - Hémard nói.

- Tôi ư? Nhà độc tài ư? - Moreau kêu lên - Người của tôi là ai? Là tất cả binh lính nước Pháp vì tôi chỉ huy chín phần mười trong số họ, tôi đã cứu sống năm mươi nghìn người. Đó là những đồng minh của tôi. Người ta đã bắt các sĩ quan tuỳ tùng của tất cả những người tôi biết, tuy thế họ chẳng tìm được chứng cớ nào. Họ nói đến sản nghiệp của tôi; tôi đã bắt đầu từ con số không và đã có thể có năm mươi triệu thế mà cuối cùng, tôi chỉ được mỗi một ngôi nhà ở Paris và phần đất Grosbois. Họ đối xử với tôi như một tổng tư lệnh mà chỉ có bốn mươi nghìn phăng, hy vọng họ phải biết đánh giá những cống hiến của tôi chứ.

Đúng lúc ấy có một chuyện kỳ lạ đã xảy ra, nó như được bàn tính trước giữa viên tướng và tuỳ tùng Lecourbe của ông ta để chứng tỏ sức mạnh của người chiến thắng Hohenlinden.

Lecourbe vào phòng xử án cùng với đứa bé trên tay. Đó là con trai của Moreau. Lecourbe bế đến cho ông ôm hôn con nhưng hàng lính gác không biết đứa trẻ nên nhất định không cho vào thế là Lecourbe nâng bổng đứa bé lên hét to:

- Các anh em binh lính, hãy để con trai tướng quân của các anh vào.

Những lời nói đó vừa dứt, tất cả binh lính trong phòng đều rớm nước mắt còn những người tham dự vỗ tay rào rạt. Nhiều giọng còn hô to:

- Moreau muôn năm!

Nếu trong lúc ấy, chỉ cần Moreau nói một tiếng, sự cuồng nhiệt sẽ lật đổ cả toà án và tù nhân sẽ thắng lợi. Nhưng Moreau im lặng không tham gia vào làn sóng đó.

- Thưa tướng quân - Cadoudal nói thầm với Moreau - chỉ còn một phiên xử như thế này nữa thôi và ngài sẽ lại ngủ ở Tuileries.


Nguồn: http://vnthuquan.org/