28/4/13

Lời của gió (C1-2)

Chương 1

Mở rộng cánh cửa sổ nhỏ trên căn gac xép ở tầng trên cùng của ngôi biệt thự rêu phong, Hải Biên lặng người khi thấy chú chim sẻ dạn dĩ đậu dưới mái che va hồn nhiên ríu rít. Chắc chắn trong đám se sẻ này không có chú chim ngày nào anh và Phượng Duy đã chăm sóc rồi thả nó về với trời xanh.

Dẫu biết thế, Biên vẫn không sao thôi xúc động khi nhớ về mùa hè ngây dại của tuổi hai mươi...

Nhắm mắt lại, Biên tưởng tượng ra trên khung cửa sổ, chiếc phong linh treo lơ lửng với những âm thanh leng keng như vọng đến từ ngàn xưa. Hồi ức của anh tràn về mạnh mẽ, ào ạt và cũng hết sức lẻ loi, đơn độc. Chao ôi! Ngày đó mới đây mà đã đi đâu rồi?

Bên ngoài cửa sổ, gió vi vu trên những ngọn cay, gió muôn đời không ngừng nghỉ, gí thổi hoài như xuyên suốt một kiếp người.

Biên chồm người ra khỏi vòm cửa . Anh cố tìm nhưng không còn chút gì sót lại của ngày xưa . Cái ngày xưa thơ dại với mối tình trong sáng, với nụ hôn đầu, với tiếng ve râm ran thật gần cũng thật xa ấy đã bị chôn vùi dưới những giấc mơ tro tàn rồi...

Giọng Lan Khuê vang lên thật khẽ, nhưng vẫn đủ sức kéo anh về thực tai.

- Sau khi anh đi, căn gác này còn nhiều khác trọ nữa, nhưng phải nói những kỷ niệm về anh, không bao giờ phôi pha torng tâm trí em, một con bé mười bảy tuổi.

Môi Biên nhếch lên thành một nụ cười kiêu bạc. Anh khoanh tay ngao. nghễ nhìn cô gái đứng trước mặt mình.

So với hồi đó, Lan Khuê bây giờ thật sự hấp dẫn. Ngày xưa, Khuê cố tình liếc mắt, trề môi, sửa dáng để làm người lớn, bây giờ cô lại vờ vịt ngây thơ quay trở lại thờ trẻ con.

Hơi nheo mắt, Biên hỏi :

- Anh muốn trọ lại căn gác này được không?

Mắt Khuê sáng hẳn lên :

- Chăn chắn phải được rồi . Có điều cần sửa lại nhiều cho phù hợp với người đã quen tiện nghi như anh

Biên nói :

- Nếu bác Thảo đồng ý cho anh trọ, anh sẽ sửa nó lại theo đúng sở thích của mình, kinh phí sẽ do anh trang trải

Lan Khuê ngập ngừng:

- Em muốn biết tại sao anh thích ở căn gác xếp này hơn ở một căn nhà sang trọng nào đó?

Biên trầm giọng:

- Anh muốn tìm lại chính anh nơi đây . Hồi đó, trên căn gác như tổ chim câu này, chúng ta từng có bao nhiêu kỷ niệm buồn vui, em nhớ không?

Lan Khuê chớp mắt, người nóng bừng vì cái nhìn da diết của Biên. Cô làm sao quên được khi chính nơi đây Khuê đã biết thế nào là hương vị của nụ hôn. Có thể nó không như một người mơ mộng hay tưởng tượng như cô từng nghĩ, dầu sao đó cũng là nụ hôn đầu . Cho dù Biên không yêu và đã rời xa căn gác để đi biệt cả hơn nữa vòng trái đất, Lan Khuê vẫn luôn hy vọng sẽ gặp lại anh, hy vọng đó đã theo cô suốt một thời gian dài.

Sau này dù đã có những mối tình khác dữ dội hơn Khuê vẫn không quên kẻ đã khứa vào tim cô một vết thương. Bây giờ Biên đã trở về. Anh tha thiết được ở lại nơi ngày xưa từng ở. Điều đo nói lên rằng Biên vẫn nghĩ tới Lan Khuê . Vậy mà hồi đó, cô đã trách anh ác với mình.

Giọng xúc động, Khuê thì thầm:

- Nhớ. Em chưa bao giờ quên những kỷ niệm với anh.

Biên tủm tỉm cười:

- Anh... với em thế nào?

Lan Khuê phụng phịu liếc Biên, cô bước tới ô cửa và nghiêng người ra ngoài. Biên kéo tay cô lại.

Khuê dài giọng:

- Em không rơi xuống đâu mà anh lo.

Bien lại cười . Anh nhìn ra bầu trời anh non dại và có cảm giác mình đã đi hết một vòng đời và đang quay lại khởi đầu.

Biên bâng khuâng hỏi:

- Họ đâu hết cả rồi hả Khuê?

Đang thả hồn theo mây, Lan Khuê ngơ ngác :

- Anh hỏi ai cơ ?

Biên hơi ngập ngừng:

- Bạn của em và... và... Phượng Duy?

Lan Khuê trả lời

- Họ vẫn tói đây chơi như ngày nào, riêng Phượng Duy thì em không biết. Nó biến đâu mất, khoảng hai năm nay ở nhà mất liên lạc hẳn với nó.

Biên buột miệng:

- Biến đâu mất nghĩa là sao?

Lan Khuê chép miệng:

- Nói về Phượng Duy tới mai vẫn chưa hết. Em chỉ tóm lại rằng, Duy bây giờ hư hỏng lắm. Hình như nó có một đứa con. Nhưng cha đứa bé la ai chả ai biết. Phượng Duy luôn là đứa thích nổi loạn nhất trong giòng họ em. Chính vì nó mà bà nội em tức đến chết.

Biên hoang mang nhìn Lan Khuệ Từ xưa, Duy và Lan Khuê đã là khắc tinh của nhau . Anh từng chứng kiến thói đỏng đảnh dễ ghét của cả hai, lẽ nào Phượng Duy lại đúng như những gì Lan Khuê vừa nói.

Biên chống tay im lặng. Một nỗi im lặng rấtsâu, rất mênh mông bao phủ chung quanh. Anh đã vượt vạn dặm trở vễ vì em. Vậy mà..

Biên đớn đau nhếch môi . Gió từ đâu lại thổi tới . Anh thấy như trên khung cửa sổ chiếc phong linh đang rung len. Những âm thanh trầm bổng ngân vang, văng vẳng, xôn xao lạ kỳ. Những âm thanh ấy đang kéo Biên về những ngày xưa đã từ lâu ngủ yên trong ký ức...

Chưa bao giờ Lan Khuê nén nổi những ý nghĩ ghen ghét trong lòng khi thấy Phượng Duy cười giòn tan giữa đám con trai lối xóm. Mẹ Khuê vẫn bĩu môi bảo:

- Con quỷ ấy lẳng lơ giống mẹ nó.

Và lần nào nghe mẹ nói thế, Khuê cũng thấy hả hệ Hừ. Mẹ con Phượng Duy đúng là như vậy. Chỉ tiếc một điều bọn con trai không hiểu sao có mắt như mù, lúc nào cũng vây quanh Duy, bất chấp các bà mẹ hầm hừ cấm đoán.

Hôm nay cũng thế, bọn chúng đang vây quanh Duy trên cái ghế đá dưới gốc khế già rụng đầy hoa tím li tị Chẳng hiều thằng Hoàng đang nói gì mà cả lũ cười như nắc nẻ. Chắc nó kể chuyện tiếu lâm. Hừ. Thằng mặt chuột ấy giỏi nhất là nói bậy. Nó toàn sưu tầm những chuyện tiếu lâm đen, mỗi lần nó mở mồm bọn con gái đứng lên đi một nước. Vậy mà Phượng Duy lì mặt ngồi nghe rồi cười thâm ý nữa. Đúng là dơ dẳng dai hình. Con gái trơ trẽn đến thế là cùng.

Lan Khuê cố tập trung học tiếp bài sinh, nhưng tiếng cười của Duy như xoáy vào đầu, câu không sao nhớ được chữ nào.

Bực tức, cô chạy ra balcon nói vọng xuống

- Làm ơn cười nhỏ một tí để người ta học bài.

Hoàng hất mặt lên :

- Học không chơi, giết mòn tuổi trẻ, xuống đây Khuệ Bọn này có chuyện vui lắm.

Khuê bĩu môi:

- Ai thèm nghe chuyện vui của ông. Vừa rẻ tiền, vừa dơ dáy.

Dứt lời, cô hậm hực trờ vào bàn. Hoàng cay cú ré lên:

- Đồ chảnh.

Phượng Duy lắc đầu:

- Không nên nói thế. Tiểu thư nào cũng khó tính. Hoàng phải dùng từ "kiêu kỳ" mới phù hợp với Lan Khuê.

Hoàng cười hề hề :

- Hổng ngờ Duy còn tếu hơn Hoàng nữa nhạ Nhỏ Khuê mà kiêu kỳ hả? Hổng dám đâu. Nó..

Duy gạt ngang

- không được nói xấu chị tui nghe.

Hoàng xịu mặt, khiến Ân tủm tỉm cười. Trung thì sốt ruột:

- Sao nữa? Kể tiếp đi mày.

Hoàng khoanh tay:

- Con nhỏ.. kiêu kỳ ấy làm tao hết hứng rồi, không kể nữa, dù đang tới hồi hấp dẫn.

Ân nhún vai buông một câu:

- Đồ chảnh.

Hoàng khựng lại:

- Cái gì?

Ân thản nhiên lặp lại:

- Đồ chảnh. Là mày đó, nghe rõ chưa?

Duy và Trung phá ra cười. Đang cười, Duy phải mím môi khi nghe giọng bà Thảo vang lên:

- Con Duy đâu? Vào đây tao bảo?

Phượng Duy vội chạy vào bếp. Cô khép nép thưa:

- Bác gọi con ạ.

Bà Thảo lừ mắt:

- Mày làm trò quỷ ngoài vườn hả? Có ngại gì cứ theo bọn con trai, đến lúc vác trống ra thì tha hồ đẹp mắt.

Phượng Duy ấm ức :

- Tụi con học chung lớp...

Bà Thảo nạt:

- Thì đã sao? Chung lớp, chung xóm rồi... mấy hồi.

Mặt Duy đỏ ran, cô làm thinh nhưng trong bụng căm tức vô cùng. Bao giờ rầy Duy, bà Thảo cũng sử dụng những từ vô cùng độc địa. Bà luôn cố tình hạ thấp Duy để nâng cao Lan Khuệ Thường thì Duy luôn nhịn nhục, nhưng hôm nay bà nói nặng quá, cô không dằn lớn được.

Phượng Duy đanh giọng:

- Tụi con rất trong sáng, bác nói vậy là không đúng.

Bà Thảo chống nạnh:

- Tao sai chỗ nào? Hừ. Trong với sáng. Có ngu mới tin vào mày. Rảnh rỗi không học hành mà lại túm năm túm bảy đùa giỡn, trông thật chướng mắt.

Phượng Duy bướng bỉnh:

- Con đã học xong cả rồi.

Bà Thảo quát:

- Thì làm việc nhà. Nội ngày nay phải dọn cho sạch căn gác xếp sát mái nhà. Sẽ có người tới đó ở vào ngày kia. Mày dọn không sạch sẽ biết tay tao.

Tưởng tượng tới màng nhện, bụi đồ đạc cứ nằm đầy trên cái kho mà bà Thảo bảo là căn gác xếp, Phượng Duy kêu lên:

- Một mình con làm sao dọn nổi.

Đôi mắt bà Thảo trợn lên thao láo:

- Chớ trong nhà còn ai rảnh để phụ mày hả?

Phượng Duy dại dột:

- Còn chị Khuê.

Bà Thảo cười nhạt:

- Nó bận học chớ không chơi dài như mày. Để cho con bé được yên. Rõ chưa?

Phượng Duy lầu bầu:

- Không ai phụ, con không dọn.

Bà Thảo khoát tay:

- Vào mà nói với bà nội. Tao phân việc rồi, làm hay không tùy mày.

Rồi không để Duy kịp năn nỉ thêm lời nào, bà Thảo te te ra cổng.

Phượng Duy ngồi phịch xuống bậc tam cấp ngay bếp, trong bụng tức anh ách vì bị xử ép. Ngoài vườn, lũ con trai đã biến cả rồi. Bọn chúng nghe giọng bác Thảo là co giò chạy ngaỵ Chúng chạy là phải, bác Thảo giữ Lan Khuê rất kỹ, nó chẳng khi nào được nhập bọn với Duy để đùa vui, cười nói hoa thuệ Lúc nào Khuê cũng ru rú trong phòng riêng và cắm đầu vào việc học. Nó hầu như không có bạn bè. Thằng con trai nào tới đây cũng bị bác Thảo tra hỏi:

- Tìm ai? Có việc chỉ Nhà ở đâu? Cha mẹ đang làm gì? Khuê bận học. Về đi.

Nên rốt cuộc lỡ có thích Khuê, chúng cũng.. co vội. Trái lại, mẹ Duy rất ư thoải mái. Cô vô tư có bạn, vô tư đùa với con trai mà mẹ chẳng hề rầy. Bà chỉ nhắc nhở, dạy bảo Duy cách giao tiếp thế nào cho đúng mực. Điều này khiến bà Thảo trê nhún, bà chỉ trích lối sống của mẹ con Phượng Duy rất dữ. Nhưng cũng chẳng ăn thua gì vì bà và mẹ Duy là chị em bạn dâu, tuy cùng chung mái nhà, nhưng mọi người môt cách sống, một cách dạy dỗ con riêng, chả ai nói ai nghe.

Là con dâu trưởng, bà Thảo không bỏ qua bất cứ cơ hội nào để tạo thanh thế cho mình và hạ uy tín mẹ Duỵ Tuy nhiên phải nói bà nội cô rất công bằng. Bà thưởng phạt công minh, không hà khắc kiểu mẹ chồng nàng dâu, nên bà Thảo và mẹ Duy đều nể sợ.

Hôm nay, Duy có nên vào mách bà chuyện bị phân công dọn cái kho trên tầng cao ấy không? Sao lại không, khi đây chả liên quan gì đến gia đình cô hết. Căn gác ấy năm trong ngôi nhà lớn mà gia đình bác Thân ở cùng bà nội và cô Trầm. Suy ra, bác Thảo và Lan Khuê dọn nơi đó mới đúng,chớ Duy thì dính dáng gì. Khi mẹ con cô ở căn nhà nhỏ xíu kế cái bếp này.

Rõ rằng bác Thảo ép người, Duy không tâm phục, khẩu phục tí nào. Chút nhỏ nhen con gái bùng lên khi nghĩ mình phải làm việc còn Khuê thì không, khiến Phượng Duy tức anh ách.

Chẳnng cần biết đúng hay sai Duy bước vội vào nhà lớn băng qua lối bếp. Tới phòng khách cô thấy thấy bà Nhu đang ngồi xem TV.

Phượng Duy dấm dẳn:

- Nội.

Bà Nhu nhướng đôi mắt còn khá sắc sảo:

- Chuyện gì?

Duy ậm ự:

- Con phải dọn cái kho trên lầu ạ.

Bà Nhu cau mày:

- Để nội cho người ta thuệ Nội cần tiền lo cho cô Trầm. Con không biết sao?

Phương Duy xìu xuống khi nghe nội nhắc đến cô Trầm. Lo cho cô Trầm là tất cả bổn phận của mọi người trong nhà, dĩ nhiên cô không thể chối bỏ, nhưng cô vẫn... nhỏ mọn:

- Một mình con dọn hỏng nổi đâu nội.

Bà Nhu vô tâm:

- Nhà đâu còn ai nữa.

- Còn chị Khuê đấy ạ.

Bà Nhu chép miệng:

- Nó như cọng bún thiu. Đụng tới bụi là nó hắt hơi cả ngày trời. Mệt lắm!

Nặng nề đứng dậy, bà Nhu bảo:

- Để nội phụ con vậy.

Duy nhăn nhó:

- Thôi nội ơi.

Im lặng mấy giây cô nói:

- Con sẽ nhờ mấy đứa bạn.

- Có phiền lắm không? tụi nó cũng phải học hành chớ rảnh rang gì.

Duy tự tin:

- Con nhờ thì phải được, chỉ sợ bác Thảo không thích.

- Ối dào, không thích thì cứ làm lấy. Cứ để nội nói, nếu bác ấy khó chịu.

Phượng Duy cười toe:

- Con sẽ bắt tay vào việc ngay.

Vừa đi, Duy vừa huýt gió. Cô tưởng tựơng ra những trò vui nhộn khi dọn dẹp căn gác. Hà! thế nào cô cũng quậy sao cho nhỏ Lan Khuê ở tầng dưới không học hành được à cũng không nói gì cô được nới thôi.

Ra tới cổng Duy ngóng về phía cuối hẻm và thấy Ân đang đứng bên mấy bội gà đá của Trung. Không cần tốn công đi tới chỗ bọn chúng đứng. Duy hơi khom người cho tay lên miệng mút chuột thật to.

Nghe âm thanh chóe lên điếc tai đó, ca hai thằng nhóc liền quay đầu về phía nhà Duỵ Thấy co toe toét cười hai thằng nhìn nhau rồi đi tới.

Ân nháy mắt:

- Má vợ thằng Hoàng đâu?

Duy cười khì, cô biết Ân ám chỉ ai nên trả lời:

- Bác Thảo đi rồi, mấy ông vào nhà tui chơi.

Trung xoa cằm:

- Chơi trò gì?

Phượng Duy gãi đầu:

- Trò... thỏ dọn nhà.

Ân nhíu mày:

- Nhà ai Lan Khuê hay Phượng Duy?

- Bác Thảo phân công Duy dọn sạch cái kho trên tầng chót hết. Lên trên đó một mình Duy hơi... bị sợ nên... nên...

Trung hùng hồn:

- Hiểu rồi bọn này sẽ phụ Duy, thế bao giờ thì dọn?

Phượng Duy nhanh miệng:

- Ngay bây giờ là nhanh nhất.

Ân phủi tay:

- Chuyện nhỏ, nhưng để mình kêu thằng Hoàng đã, nó phải có trách nhiêm với gia đình... vợ chứ. Đây là cơ hội đế nó dập cái thói chảnh của nhỏ Lan Khuê và thẳng tiến vào tim nó đấy.

Trung đế vào:

- Và cũng là cơ hội mày lấy điểm với Phượng Duy.

Ân tỉnh queo:

- Với Duy tao lúc nào cũng điểm mười.

Phượng Duy khoác loát:

- Ai giỏi, Duy ũng chấm điểm mười hết.

Trung cau có:

- Trung ứ cần điểm mười của Duy.

Dứt lời, nó bước vào sân và tớ ngồi ở gốc khế, trong lúc Ân chạy đi gọi Hoàng. Cả ba đứa đều học chung lớp với Duy và Khuê, đã vậy còn ở chung xóm, nên một ngày gặp nhau không biết bao nhiêu lần mà kể.

Trung rất thích ngôi nhà Duy và Khuê đang ở. Đó là một ngôi biệt thự pháp đã cũ kỷ, nhưng rộng rải thoáng mát. Cả ngôi nhà được bao quanh bởi một khu vườn râm mát với nhiều cây ăn trái. Nghe nói ông nội của Duy xưa kia rất giàu. Thời đổi thay, đám con cháu giờ đều suy sụp. Họ phải bán dần của cải để sống, nhưng ngôi biệt thự đáng giá này vẫn còn được gìn giữ chu đáo.

Mà sao trung lại quan tâm đến chuyện riêng tư cuảa gia đình Duy nhỉ?

Nhún vai, nó thả hồn lên ngọn khế, nơi có những chú se sẻ non đang tập chuyền cành. Chúng nhẩy nhót qua lại làm rụng bao nhiêu là hoa nhỏ li ti.

Thấy Duy ngồi xuống ghế đá, Trung hỏi ngay:

- Dọn cái gác ép ấy làm gì nhỉ?

Phượng Duy chống tay nhìn lên vòm cửa sổ tít trên cao:

- Nội mình sẽ cho thuê căn gác ấy.

Trung tò mò:

- Ai thuê vậy? Ông hay bà?

Duy lắc đầu:

- Mình không biết.

Trung nhịp chân:

- Phải dọn phòng cho một kẻ chẳng biết là ai ở cũng thú vị đấy chứ.

Phượng Duy liếc nó một cái thật dài:

- Trung không thích giúp Duy thì về đi, nói nhiều quá.

Trung nhấn mạnh:

- Trung không thích người sắp tới ở trên cái chuồng cu ấy vì chắc chắn sẽ là một gã con trai. Mà ở đây con trai thừa rồi.

Duy cãi:

- Thừa đâu mà thừa. Nhà Duy chỉ ó mình bác Thân, mà bác ấy là ông già chớ không phải thanh niên.

Trung cướp lời Duy:

- Cho nên Duy mới sai bảo bọn này đúng không?

Phượng Duy hất mặt lên:

- Người ta nhờ chứ đâu dám sai bảo.

Rồi cô bĩu môi:

- Vậy mà Trung nói sẽ làm bất cứ chuyện gì cho Duỵ Dóc tổ!

Trung ngẩn ngơ nhì đôi môi của Phượng uy, Lúc nào đôi môi ấy ũng đỏ, giờ đôi môi ấy đang phụng phịu mới chết người chứ.

Vội bàng Trung bảo:

- Thì Trung vẫn như đã nói. Duy muốn Trung làm gì nữa sao khi dọn xong gác?

Phượng Duy khoái chí. Co thích thú trước quyền lực của mình. Cô biết mình là thủ lãnh của bọn con trai, bởi vậy Duy luôn luôn biết tận dụng quyền lực đó.

Cô lấp la lấp lửng:

- Cái đám bài tập toán mới nhức đầu làm sao ! Duy không thể giải nổi chúng.

Giọng Trung nhẹ tênh:

- Để Trung giải bài giấy rồi mang sang cho Duy chép vào vở.

Rồi nó lại ngập ngừng:

- Hay hai đứa làm chung, nếu không Duy sẽ mất căn bản toán đấy.

Duy xìu mặt:

- Chậc, Trung lại vẽ chuyện, Duy đâu có thời gian ngồi ngồi làm chung bài với Trung. Cứ để Duy ăn trứng ngỗng vậy.

Trung nhăn nhó:

- Lại dỗi... Duy biết là... là Trung không...

Hoàng lừ lừ bước vào với Ân, khiến Trung không thể nói tiếp, đã vậy nó còn bị Hoàng bắt chẹt:

- Tại sao mặt mày nhăn như khỉ thế. Không thích làm phu khuân vát thì xéo về nhà làm mọt sách đi cho rồi.

Trung làm thinh, nhưng Duy biết nó đang tức nên cô vội nói:

- Hoàng này kỵ Trung nhăn vì chờ hai ông đấy. Nào! chúng ta bắt đầu lên lầu.

Ba thằng con trai hăm hở bước theo Duỵ Cô cố tình dậm mạnh chân khi đi ngang qua phòng của Lan Khuê, và biết chắc con bé sẽ không học được vì mình.


Chương 2

Lan Khuê nhăn nhó uống hết ly sữa trong khi mẹ cô đang càu nhàu chì chiết ba cộ Khuê có cảm tưởng mẹ không chấm được ở ông bất cứ điểm nào, nhưng chẳng hiểu sao lại chịu làm vợ Ông. Nghe bà ra rả nói ông Khuê không còn nhận ra đó là ba mình mà là một người đàn ông tồi tệ.

Dằn cái ly xuống bàn, Khuê mím môi:

- Mẹ nói đủ rồi đấy. Chê cho lắm vào, thiên hạ nghe người ta cười cho con thì không học hành gì nổi.

Giọng bà Thảo dịu xuống:

- Mẹ có nói gì đâu nào.

Khuê lầm bầm:

- Lúc nào cũng điệp khúc "có nói gì đâu nào" nghe phát chán, nhà này có một người điên rồi, mẹ muốn có thêm con phải không?

Bà Thảo la lên:

- Trời ơi sao lại gở mồm thế con, chẳng cha mẹ nào muốn thế. Thôi, con họ đi, học đi.

Vừa nói bà vừa vói tay mang cái ly không đi rửa. Lan Khuê khinh khỉnh giở sách, mà không phải sách học mà là một tuyển tập truyện ngắn. Cô muốn rút vào cõi riêng của mình bằng cách thả hồn vào những câu văn viết về tuổi mới lớn, cho những mơ mộng đầu đời.

Khuê đang tập tành làm thơ viết truyện và đã gởi các báo. Cô làm việc này trong bí mật rồi âm thầm chờ đợi. Nếu ngày nào đó bài cô đươc đăng trên Mực Tím thì còn gì hãnh diện bằng.

Xếp sách lại Khuê cầm bút lên . Ý tưởng ngập ngừng trên đầu bút mãi nhưng không tuông thành chữ thành câu. Giận dỗi cô gạch ngang gạch dọc trên giấy. Ra balcon Khuê nhìn xuống vườn và thấy cô Trầm đang thẩn thờ đi tới đi lui bên dưới. Khuê chép miệng chán chường. Đang tìm thi hứng mà gặp cảnh này... thiệt tình thành nhà thơ không nổi.

Lan Khuê ngao ngán quay trở vào, bước uống nhà dưới, cô quạu quọ bảo mẹ:

- Lại để bà Trầm lang thang ngoài vườn, quần áo xốc xếch, đầu tóc rối bù trông ghê quá. Mẹ ra kéo bà vào rồi nhốt vô phòng địTrông thấy bà con học không được.

Đang rửa rau bà Thảo đứng dậy mặt hầm hầm, vừa đi vừa lầm bầm lẩm bẩm:

- Đúng là của nợ.

Bước ra vườn bà xăm xăm đi lại chỗ cô gái đang đứng ăn một trái khế non ngon lành.

Giật trái khế vứt thật xa, bà rít lên:

- Gớm! Thứ gì cũng tọng vào mồm, làm như sắp chết đói không bằng. Vào nhà mau.

Vừa nói bà vừa kéo mạnh, cô gái chúi nhủi vì cái kéo của bà. Mặt ngơ ngơ cô ta theo bà Thảo vào nhà. Đẩy cửa một căn phòng rộng, bên trong chẳng có vật dụng gì, ngoài một cái giường. Bà Thảo xô cô gái té sấp lên trên ấy rồi trở ra khóa trái cửa lại.

Bà Thảo đay nghiến:

- Con không lo, lo đi chùa. Hừ! bà nội mày có cúng ba vạn sáu trăm ngôi chùa, cô Út nhà mày điên vẫn hoàn điên. Khổ là tao phải lãnh cái con điên ấy.

Lan Khuê nói:

- Ai bắt mẹ lảnh làm chi rồi cằn nhằn với con. Cứ giao cô Trầm cho mẹ con Duy thì đã sao. Tự nhiên mẹ nhận cực vào thân.

Bà Thảo giẩy nẩy:

- Í đâu có được, không chăm con Trầm sau này ba mày không được hưởng căn nhà.

Khuê dài giọng:

- Nhà của nhà nước chứ còn của bà Nội đâu mà ba được hưởng. Mẹ khéo nghĩ xa xôi đến mức hoang tưởng.

Bà Thảo lừ mắt:

- Ranh con, không biết thì đừng nói. Mẹ chưa bao giờ làm việc gì mà không nghĩ tới mục đích. Hừ khi đâu vào đó cả rồi, mẹ sẽ tống cổ những thứ gọi là cặn bã ra khỏi đây ngay.

Lan Khuê chép miệng:

- Con không thể đợi tới "khi đâu vào đó" của mẹ nói. Con muốn được điều đó ngay bây giờ.

Rồi cô lầu bầu:

- Hừ ! tống ai đi chẳng biết, chỉ biết sắp có thêm người về ở chung. Miết rồi căn nhà này như cái quán trọ. Ra vào toàn đụng mặt kẻ lạ. Hình như nội định cho thuê tất cả phòng trống trong nhà. Chỉ tưởng tượng con đã phát sợ. Không biết họ có đàng hoàng tử tế không? Lở sống chung với sói thì chết cả giuộc.

Bà thảo ngập ngừng:

- Nghe đâu chỗ này quen với bà nội, là sinh viên bách khoa, mẹ đã gặp nó rồi. Nó định thuê phòng trả tiền trước cả năm, chắc con nhà giầu. Lẽ ra nó đã tới ở rồi, chả hiểu sao...

Lan Khuê nhếch môi:

- Hay hắn biết ở chung với người điên nên rút lui rồi.

Bà Thảo hoang mang:

- Nó chưa gặp con Trầm làm sao biết được.

Lan Khuê so vai:

- Con không muốn có người lạ vào. Họ sẽ phá vỡ cõi riêng tư của con.

Bà Thảo ngỡ ngàng nhìn con gái:

- Cõi riêng tư nào hở ?

Lan Khuê dậm chân:

- Mẹ chả hiểu gì hết. Chán!

Bước rầm rầm lên cầu thang Khuê trở về phòng. Bên dưới, ở phía căn nhà nhỏ cuối vườn sát bếp, giọng Phượng Duy vang lên giòn giã như giọng con trai. Nó đang hát. Gớm! hát như thế cũng hát. Xét cho cùng nó không có điểm nào hơn Khuê hết. Thế nhưng bọn con trai...

Khuê gõ nhẹ vào trán, không được nghĩ tới bọn con trai nữa. Trong lớp chẳng có đứa nào đáng để Khuê quan tâm. Chúng nó rặt nít ranh.

Nhìn vào lịch, Khuê sực nhớ sắp tới phiên mình trực lớp. Đó là việc cô ghét nhất trong cuộc đời đi học.

Ở nhà Khuê không phải động tới móng tay, nhặt một cọng rau, rửa một cái ly (như ly sữa cô vừ uống chẳng hạn), hay bất cứ chuyện lớn bé nào, Khuê đều được miễn vì lý do bận học. Ấy vậy mà vào lớp cô phải làm công việc của một lao công. Nghĩ tức thật, mà tức nhất người phân Khuê những việc quá sức ấy lại là Phượng Duỵ Nó ỷ là tổ trưởng, ỷ cùng phe cùng cánh với thăng Trung lớp trưởng, nên tha hồ đì Khuệ Nó không hề nghĩ tới chuyện "một giọt máu đào hơn ao nước lã" nên thẳng tay với Khuệ Nó thừa biết cô dị ứng với bụi, vậy mà vẫn bắt cô quét lớp để nó khoái trá cười khi thấy cô hắt hơi liên tục từng tràng trông thật xấu xí.

Lần này Khuê sẽ không ngu dại làm tôi tớ cho cả lớp đâu. Tội vạ gì cơ chứ. Lớp có bị trừ điểm vì vệ sinh kém thì cũng cả lớp chịu, nhưng hắt hơi sổ mũi thì chỉ mình Khuê lãnh thôi, thế thì bất công lắm.

Lan Khuê vận dụng tất cả vốn liếng chữ nghĩa đế biện minh cho việc từ chối trực nhật của mình.

Rồi khoan khoái sang nhà Phượng Duy, cô sẽ hết sức ngọt ngào, dịu dàng, khôn khéo, để buộc triệt nó, con bé sẽ không thể bắt cô làm những gì cô ghét.

Bàn học của Phượng Duy kê ngay cửa sổ. Nó đang ngồi ở đó nên Lan Khuê không phải vào nhà mà ngừng ngay cửa sổ, hỏi:

- Em đang làm gì vậy?

Nhịp tay trên bàn, Phượng Duy nói:

- Đang phân công trực nhật. Tuần sau tổ mình rồi, chị muốn quét lớp ngày thứ mấy?

Lan Khuê khục khặc ho khiến Duy cau mày. Cô thừa hiểu ý nghĩa cái... sự ho ủa Khuê, nhưng vẩn tĩnh bơ nhịp taỵ Những ngón tay lúc nào cũng rã rời mỏi của Duy được nhịp theo thói quen của một người chuyên sử dụng máy đánh chữ, kiến Khuê thấy khó chịu, nhưng cô vẫn thản nhiên nói như là trách:

- Chị bị ho vì hít phải bụi phấn hôm em và bọn thằng Trung dọn căn gác. Giờ mà phải quét lớp, hít bụi phấn nữa hắc chị lao phổi mất.

Ngón tay Duy vẫn không ngưng gõ nhịp:

- Vậy chị muốn như thế nào? Em ưu tiên cho người trong nhà đấy. Lau bảng nha?

Lan Khuê ngực rũ rượi:

- Chị sợ nhất bụi phấn cơ mà.

- Vậy giặt khăn lau bảng mỗi giờ chơi nhá?

- Vào nhà vệ sinh gớm lắm, chị không thích. Thôi để chị chịu cực lảnh nhiêm vụ kiểm tra sổ đầu bài mỗi tiết vậy. Chị thấy việc này hợp với mình.

Phượng Duy dặn dò:

- Sổ đầu bài và phấn. Mỗi giờ chơi phải kiểm tra xem thầy cô đã ký tên chưa.

Lan Khuê gật đầu:

- Chị biết mà.

Phượng Duy nhấn mạnh:

- Nhận là phải làm cho tròn nghe. Làm ba mứa rồi bỏ ngang tụi nó... chửi chị ráng chịu à.

Lan Khuê cau mày:

- Đứa nào dám chửi chị?

- Thằng Trung chứ đứa nào. Lần trước chị không quét lớp, lớp bị trừ điểm thi đuạ Nó chửi chị quá trời.

- Chị có nghe đâu. Cho nó chửi tha hồ.

Phượng Duy liền nói:

- Nhưng em nghe. Nó nhè em mà chửi chị mới tức chứ. Nó bảo em là tố trưởng, nhưng không khiến được tổ viên, nó bảo em bao che cho người nhà.

Lan Khuê hất mặt lên:

- Vậy thì đừng chơi với nó nữa.

Phượng Duy gân cổ lên:

- Nó nói đúng chớ bộ.

Khuê cười cười:

- Đùa vậy thôi, chị biết em đâu thể nghỉ chơi với nó được. Hơn nửa lớp trưởng nói gì lại không đúng. Nó chửi là chửi... yêu đó mà.

Phượng Duy nhếch mép, cô thừa hiểu Khuê nghĩ gì khi nói thế, nó giống bác Thảo ở chỗ luôn cho rằng Duy và bọn con trai có mối quan hệ không lành mạnh. Trong khi Duy luôn bênh vực Khuê thì nó lại bỏ mặc mỗi khi cô gặp chuyện.

Hừ giá như Duy và nó không phải chị em nhỉ, nếu như vậy chắc chắn cô đã chơi Khuê nhiều cú ra trò, chứ không phải dừng lại ở mức trêu nhè nhẹ đâu.

Giọng Lan Khuê lại vang lên:

- Chị hỏi thật nhé. Trong lớp em thích đứa nào nhất?

Duy liếm môi:

- Thế chị thích đứa nào nhất?

Lan Khuê nhún vai:

- Chả thích đứa nào hết.

Phượng Duy lại nhịp tay theo quán tính:

- Vậy thì tốt. Em có thích đứa nào cũng không sợ trùng với chị, em có quyền giữ bí mật tên gã trong mộng của mình và nói tên đứa đang si chị cho chị biết nhé?

Cong đôi môi kênh kiệu lên, Lan Khuê ra vẻ con nhà:

- Đừng có vớ vẩn, lỡ nội nghe được thì chết chị đấy.

- Em nói nhỏ xíu, làm sao nội nghe được. Với lại bữa nay, nội đâu có ở nhà.

Khịt mũi Duy lơ lửng:

- Quên nữa. Nghiêm trang đàng hoàng như chị đâu thích mấy chuyện này, chỉ tội nghiệp thằng... thằng ấy. Nó yêu mà không dám nói.

Lan Khuê nuốt nghẹn xuống cùng với tiếng rủa thầm. Con quỷ này thật đáng chết.. treo. Nó úp úp mở mở khiến cô tức tối mà không mở miệng được.

Phượng Duy nói: "thằng ấy" nào nhỉ? Khuê căng đầu lùng sục nhưng không ra. Mà thật sự có thằng ngốc nghếch nào yêu cô song không dám nói không?

Đang ấm ức hất mặt ra cổng, Khuê bỗng thấy phía sau những chân song có một người. Đó là một tên mày râu, hắn đứng nhìn vào nhà cô với vẻ chờ đợi. Trông hắn rất lạ, chắc chắn không phải tìm Khuê rồi.

Lan Khuê gọi khẽ:

- Nè có người tìm em kìa.

Phượng Duy nhổm người nhìn qua cửa sổ. Cô nheo mắt rồi bảo:

- Em không quen thằng cha này.

- Thì cũng phải ra hỏi xem hắn muốn gì chứ.

Duy lười biếng:

- Chị ra nhanh hơn em đấy.

Lan Khuê vuốt tóc:

- không phải việc của chị.

Rồi mặc kệ Phượng Duy hậm hự, Khuê lại khoan thai vào nhà. Bên ngoài, tên lạ mặt bắt đầu gõ cum cum vào cổng sắc.

Duy lầm bầm:

- Đồ bất lịch sự.

Mặc cái áo thun thùng thình và cái quần jean short, Phượng Duy bỏ chân không bước ra ngoài.

Tới cổng, cô đứng trong hất mặt ra với tất cả bực tức Lan Khuê dành cho mình.

- Kiếm ai?

Và bắt gặp một ánh mắt nâu lì lợm với cái duôi dài. Ánh mắt ấy chỉ nhìn phớt qua, nhưng lại kiến Duy xốn sang. Cô bỗng rơi vão thế thủ đầy khó chịu. Duy càng khó chịu hơn khi gã lạ mặt mỉm cười thân thiện.

Gã cất giọng thật trầm:

- Xin lỗi, tôi muốn tìm bà cụ Nhu.

Phượng Duy khoanh tay:

- Nội tui không có ở nhà.

Gã lại tủm tỉm:

- Vì vậy mà cô bé không mở cửa để đón khách của bà nội?

Phượng Duy trợn muốn tét mí mắt. Mém chút nữa cô mắng gã xấc xược này rồi. Hừ khách của bà nội. Thằng cha này đúng là.. là...

Giọng bà Thảo vang lên cắt ngang suy nghĩ của Duy:

- Con bé ngốc này. Sao còn chưa mở cửa hả?

Phượng Duy xụ mặt. Chưa gì đã bị mắng trước người lạ. Đúng là quê !

Duy nhấn mạnh:

- Con không quen không biết anh ta, nên không dám mở cổng. Nhỡ gặp người xấu rồi sao?

Bà Thảo đẩy Duy sang một bên, vừ te te mở cái cổng sắt đã rỉ sét nhiều chỗ, bà vừa mắng át:

- Anh Biên đây sẽ ở chung nhà với chúng tạ không biết thì phải vào gọi bác ngaỵ Ai lại để anh ấy đứng bên ngoài. Con đúng là vừa ù lì, chậm chạp, lại vừa ngốc. May nhờ có Lan Khuê, nó nhanh miệng gọi bác, nếu không thì... thì... chậc! Đừng buồn nhé Biên.

Phượng Duy đứng trân mình chịu trận những lời của bà Thảo trong khi cái gã "anh Biên" trời đánh lại ngọt như đường.

- Dạ có gì đâu ạ, cô bé đây kỹ lưởng như thế là đúng. Thời buổi bây giờ người xấu đầy rẫy ra. Đa nghi một chút mà yên tâm.

Bà Thảo vẩn chưa chịu chuyển đề tài:

- Nhưng nó đã biết cháu xắp tới ở nay mai. Hừ ngốc đến thế là cùng. Lớn xác thế khi chẳng nhẽ không phân biệt được người tốt người xấu.

Rồi bà lên giọng quyền hành:

- Còn đứng đực ra đó hả? Mau khiêng phụ đồ đạt trên xích lô xuống.

Biên vội vàng:

- không cần đâu ạ, cháu tự làm được rồi.

Bà Thảo nói không liền miệng:

- Cháu đừng ngại con nhỏ này khỏe như... trâu . Nó chuyên môn làm việc nặng trong nhà mà. Nào, khiêng phụ đi chớ, đừng thấy người ta lịch sự nói thế rồi phớt lờ nghen.

Đến nước này thì Phượng Duy hết chịu nổi rồi, cô ngúng nguẩy:

- Cháu không phớt lờ, nhưng đây không phải là việc của cháu.

Mặc kệ bà Thảo... xanh mặt ngó theo mình, Phượng Duy đi chân không ra ngoài ngõ. Vừa đi, cô vừa nghiến răng trèo trẹo. Sao cô ghét bà Thảo đến thế. Hôm nay ngoài bà, cô còn ghét thêm thằng cha Biên gì đó nữa. Hừ! mới vác mặt tới nhà người ta đã cà chớn. Mai mốt ở chung đi ra đi vào đụng nhau làm sao chịu được đây.

Phượng Duy xuýt xoa đau khi bàn chân giẫm phải mấy hòn sỏi xanh sắc cạnh. Mà cô đi đâu thế này? Lỡ ra khỏi cổng, trở vào ngay thì kỳ, Duy tới nhà Trung, đứng bên ngoài cô í ới gọi nó.

Bác Sương, mẹ Trung ra cho biết nó đi học thêm chưa về. Thế là Duy lủi thủi quay đi. Cô cố bước thật nhẹ thật chậm nhưng lòng chân vẩn ê ẩm đau.

Nếu lúc nãy đừng vội đến mức bỏ dép, bây giờ Duy đâu đau như vầy. Tất cả cũng tại thằng cha Biên. Cô thề sẽ không đội trời chung với gã cà chớn ấy.

Nguồn: http://vietmessenger.com/