ĐƯỜNG CHANVBEBLE
Qua cosstte, độc giả đã nhận ra người thuê nhà ở ngôi nhà Plumet. Quả thực Jean Valjean, khi rời khỏi tu viện đã cho họ nương náu trong bảy năm, ông và " con gái " ông, đã chọn chốn ở này với hai cái lối vào cách xa nhau tạo một vẻ an toàn. Để thận trọng hơn, ông không bao giờ đặt chân tới khu vườn men theo đường Babylone.
ông biết được những khoảng khắc hạnh phúc hoàn hảo khi Cosette đến bên ông làm cho ông vui với những câu nói liến thoắng, dịu dàng của cô. Họ trò chuyện với nhau. ông Madeleine đã học và học nhiều, Jean Valjean lại tiếp nối. Trong những lần đối diện với Cosette, ông đã giảng giải về tất cả mọi điều, rút ra từ những gì ông đã đọc, từ cả những gì ông đã chịu đựng. ông chỉ mong một điều trên đời này, là Cosctte yêu ông
Do đó mà ông căm ghét chàng trai tóc nâu ở vườn Luxembourg đã tự cho phép mình nhìn con gái của ông bằng đôi mắt quá đỗi dịu dàng. Và ngay khi nhận ra vẻ khẩn khoản của kẻ si tình, ông đã chấm dứt những cuộc đi dạo đó. Cosette không phản đối nhưng từ chỗ vui tươi cô trở nên buồn thiu và Jean Valjean đã phải chịu đựng nỗi buồn của cô gái dội lại. Tiếp đến, tháng năm và những buổi tối tuyệt vời đã làm sống lại nụ cười của Cosette. Và lần này Jean Valjean lại có thể nhủ thầm rằng mình hạnh phúc. Nhưng mấy lúc sau này nhiều mối lo lắng khác đã đến với ông. Một hôm nọ lúc dạo bước trên đại lộ, ông đã trông thấy Javert trong khi Javert không chút nhận ra ông nhờ ông luôn cải trang trong những lần đi dạo một mình. Nhưng sự gặp gỡ đó cũng đủ để ông đi tới một quyết định.
Javert là một tai họa. Ngoài ra Paris đang không yên tĩnh. Những bất ổn chính trị đang hứa hẹn nổ bùng.
Cuộc cách mạng tháng bảy năm 1830 vốn ít được chấp nhận ở ngoài nước Pháp, đã được diễn đạt theo nhiều cách khác nhau tại Pháp. Những đảng theo chủ chương chính thống già cỗi cũng như những người cộng hòa đều tấn công vào nhà vua tư sản, Louis-philipp Và dưới chiêu bài chính trị đó, các nhà tư tưởng cách mạng nhường cho các đảng phái lo về vấn đề quyền, và chỉ quan tâm tới vấn đề hạnh phúc. Phúc lợi của con người, đó là điều họ muốn rút ra từ xã hội.
Tất cả những cuộc nổi loạn đó tạo nên điều bất lợi cho những ai có điều gì cần che dấu trong đời mình, là cảnh sát trở nên đa nghi cực kỳ và trong lúc truy tầm dấu vết một kẻ làm loạn, họ rất có thể khám phá một cựu tù khổ sai.
Jean Vajean quyết định rời nước Pháp, ông muốn lên đường trước tám ngày. ông cũng biết rằng Thénardier cuối cùng đã trốn khỏi La Force. Thénarđier, kẻ thù của ông.
Hơn nữa, một sự kiện không thể giải thích được vừa đập vào mất ông, càng khiến ông thêm cảnh giác.
Một buổi sáng ông dậy sớm và tình cờ dạo bước trong vườn trước khi những cánh cửa của phòng Cosette mở, bất chợt ông trông thấy dòng chữ khắc trên bức thành
16, đường Verrerie".
Sự việc mới xảy ra, những vết khấc màu trắng trong lớp hồ đen. Đây là cái gì? Một địa chỉ? Một mật hiệu cho những người khác? Một lời cảnh cáo dành cho ông? Trong mọi trường hợp, điều hiển nhiên là khu vườn đã bị xâm phạm và những con người lạ mặt đã vào đây.
Nghĩ ngợi mông lung, ông còn bước thêm mấy bước trong vườn và đến bên hàng rào song sắt. Một tờ giấy được cuộn tròn nơi đó. ông mở tờ giấy ra và đọc mấy từ này : " Hãy dọn đi nơi khác ! ".
ông ngước mắt về phía hàng rào song sắt, một bóng người đang lẩn trốn trông lớn hơn một đứa bé, nhỏ hơn một người lớn, mặc một chiếc áo bờ lu và một chiếc quần dài bằng nhung bông màu bụi. Jean Valjean trở vào nhà, lo lắng khôn xiết.
Vào buổi chiều, khi Marius bước và khu vườn ở đường Plumel khi trời sụp tối, chàng tưởng đâu mình đã phát điên. Cosette không có mặt nơi quen thuộc, trên cái ghế dài phủ đầy rêu. Những cánh cửa bản đóng kín và không một tia sáng nào xuyên qua các khe hở. Marius gõ các cửa bản, gõ cửa chính.
- Cosette? Chàng gọi một cách tuyệt vọng. Cosette!
Không ai lên tiếng trả lời. Chàng trai ngồi phịch xuống bậc thềm. Một quyết định tàn khốc nảy ra trong lòng chàng. Bởi Cosette đã bỏ đi, bởi hạnh phúc đã kết thúc, chàng chỉ còn cách là chết thôi !
Bỗng đâu chàng nghe một giọng nói dường như xuất phát từ con đường và đang thét lên qua những hàng cây
Ngài Marius, có phải ngài đấy không? Các bạn ngài đang đợi ngài tại vật chướng ngại ở đường Chanvrerie ?
Marius chạy tới hàng rào song sắt. Giọng không xa lạ nó giống giọng nói khàn và gắt của Eponine. Tức thì chàng bước ra ngoài và trông thấy một bóng dáng trai trẻ đang chạy và mất hút trong hoàng hôn.
Một vật chướng ngại ! Marius nghĩ. Đúng rồi đang có loạn ở Paris. Và sáng nay tại phòng Couteyrac, Enjobras, Feuilly và Courbeerre đã tranh luận nhau sôi nổi. Couícyrac đã hỏi mình : " Bạn đi dự lễ mai táng tướng Lamarque không'?".
Mình đang hạnh phúc. Mình chẳng nghe gì. Một vật chướng ngại? Cái chết kia thì cũng như cái chết khác thôi.
Marius chạy về phòng, cho vào túi hai khẩu súng mà Javert đã giao cho chàng trong cuộc mai phục mà chàng vẫn còn giữ, rồi chàng đi về đường Chanvrerie.
Trong lúc bước đi, chàng gặp những nhóm người mà những mẩu chuyện trao đổi giúp chàng biết qua những biến cố trong ngày.
Cái chết của tướng Lamarque, một trong những viên tướng dũng cảm nhất của đế chế trở thành một trong những nhà hùng biện vĩ đại nhất trong cánh tả thời vương chính trùng hưng, đã gây xúc động sâu sắc trong nhân dân .
Lễ mai táng trọng thể của ông kéo theo một số đông đảo quần chúng náo động, khác thường. Nhiều chuyện bất ngờ đã xảy ra : quận công Fitz-james, mũ trên đầu, đang từ bao lơn của mình nhìn đám tang đi qua, đã nhận một trận mưa đá; một sĩ quan của đoàn 12 khinh binh, đã hô to : " tôi là người cộng hòa ! " ; một thầy đội trong thành phố đã bị thương vì một nhát gươm tại cửa Si Martin.
Hai tiếng đồng hồ sau, những phát súng đầu tiên được bắn đi. Loạt súng của quân đội, những trận ném đá của đoàn người biểu tình đã tạo thành một cơn bão, tiếng đồn chiến tranh nổ ra lan khắp Paris. Nhiều người đàn ông hò hét : Tiến lên ? ", đập phá đèn đường, tháo gỡ xe cộ, dỡ đá lát đường, xô vỡ cửa những ngôi nhà, lăn những thùng tô nô, tạo nên những vật chướng ngại. Trong không đầy một tiếng đồng hồ, sinh viên và thợ thuyền đã dựng lên 27 vật chướng ngại chỉ riêng trong khu phố Halles.
Cuộc nổi loạn mỗi lúc một dữ dội lạ thường. Vào lúc năm giờ chiều, những người nổi dậy đã làm chủ tình hình một phần ba thành phố Palis. Về mọi mặt, cuộc chiến đấu đã nổ ra mãnh liệt. Quần chúng xông vào cướp phá các cửa hàng vũ khí và đáp trả những phát súng.
Những vệ binh quốc gia, những đoàn quân từ vùng ngoại Ô hối hả đổ về, những khẩu súng đại bác từ Vincences kéo xuống. Người ta dựng vật chướng ngại, trong nhà.
Những người dũng cảm tự vũ trang; những kẻ hèn nhát tìm đường lẫn trốn; những đội tuần tiểu lục soát khách đi đường và bắt giữ những kẻ tình nghi. Từng chập cho đến đêm, Paris chìm đắm trong khói lửa đấu tranh.
Trẻ con cũng vào trận. Nhập vào đoàn người nổi dậy do Enjobras, Combeèrre, Courfeyrac, tất cả những người "bạn của hội A.B.C.", có một cậu bé mười hai tuổi ốm yếu, ăn mặc rách rưới nhưng có đôi mắt sáng quắc và luôn tươi cười. Cậu huơ trên đầu cậu một khẩu súng lục không có cò mà cậu đã mượn tạm " của một cửa hiệu đồ cổ.
- Chúng ta đi đâu đây? cậu bé hỏi.
- Chẳng biết.
- Vậy thì tôi cũng đi. Người ta gọi tôi là Gavroche. và cậu bước lên phía trước đoàn người đồng thời cất tiếng hát vang :
Trăng đã xuất hiện
Bao giờ chúng ta vào rừng?
Charlot hỏi Chalolte...
Vừa hái vừa reo hò, đoàn người đã tới đường Si- Denis, gần đường hanverie.
Con dường này ngắn, càng lúc càng thu hẹp, nó đưa tới hai con đường nhỏ chật hẹp, đường Mondétour mà một đầu tiếp nối đường Precheurs, và đường kia, đường Petite lruanderie. Những mặt tiền nhà của khu phố này đều ít nhiều bị trúng đạn và được chống đỡ bằng những tấm đà. ở cuối đường Chanvrerie, một ngôi nhà hai tầng lạo thành một cái mũi. Đó là một quán rượu của bà Hucheloup có tên gọi là" Quán trái nho Corinthe ".
Một vài người trong số những người bạn của hội A.B.C. thường họp tại đó. Đó là Grataire, Lesgle và Joyly, và vào cái ngày mùa xuân ấy, họ có mặt tại đó, nhồi vào bàn trước những chai rượu vang vùng Suresmes mà Grataire uống ngon lành.
Bỗng đâu qua cửa sổ mở toang, họ trông thấy một cảnh hỗn loạn, những bước chân rầm rập, những tiếng thét " Tiến lên ! " Joly ghé mắt nhìn : ở đầu đường Chanvrerie, Enjobras và nhóm người nổi dậy của anh đang vừa đi qua vừa giương cao khí giới.
- Enjobras! Courteyrac! Joyley kêu lên. Các anh đi đâu đấy?
- Dựng một vật chướng ngại, Courfeyrac đáp
- Nào, chỗ này tốt đay. Hãy dựng vật chướng ngại tại đây đi !
- Đúng thế, Courteyrac nói.
Anh ra hiệu và cả nhóm người đổ xô vào đường Chanvrerie.
Với sự đột nhập đó, cả con đường chìm đắm trong kinh hoàng. Khách đi đường vội vã tìm nơi lẩn tránh; cửa, cửa lá sách, cửa bản mọi mọi kích cỡ đều đóng kín từ tầng trệt tới mái nhà. Một bà lão phát khiếp buộc chặt một tấm nệm trước cửa sổ của mình để làm yếu đi loạt đạn súng hỏa mai. Chỉ trong vài phút hai mươi thanh sắt đã được tháo ra từ mặt tiền quán rượu, mười thước đá lát đã được cạy lên. Gavroche và Bahorel đã chận một chiếc xe ngựa chở ba cái thùng lớn chứa đá vôi, họ lật nhào nó xuống đặt nó dưới những chồng đá lát; Enjobras đỡ cánh cửa sập của hầm rượu, và tất cả những thùng rượu rỗng của bà góa Hucheloup đều được mang ra đặt bên những thùng vôi. và người ta chống đỡ bằng hai đống đá cuội không biết lấy ở đâu ra. Trong nháy mắt, một nửa con đường được ngăn chặn bằng một thành lũy cao hơn đầu người.
Một chiếc xe khách có hai con ngựa trắng đang chạy qua ở đầu đường. Joly chạy tới dừng người đánh xe, buộc hành khách xuống xe. đuổi người đánh xe đi rồi trở lại dắt theo xe lẫn ngựa. Một chập sau hai con ngựa được tháo khỏi xe, bước tới lang thang trên đường Mondétlur, và chiếc xe nằm nghiêng bổ sung cho cái rào chắn ngang đường.
Nhiều người mới gia nhập kéo tới. Nhiều công nhân mang đến những hộp thuốc súng dưới lớp áo bờ lu của lính và những khẩu súng trường bởi trên đường họ đã mượn cả gói tại một cứa hiệu bán vũ khí.
Enjhrls, Combertèrre và Coutèyrac điều khiển những công việc phòng thủ. Họ cũng điều động việc dựng lên cùng lúc hai vật chướng ngại, cả hai tựa vào nhà Corinthc và vuông góc với nhau. Mọi người đều hối hả và giúp đỡ nhau trong công việc. Họ nói với nhau về những cơ may có thể.
- Phải đứng vững đến ba giờ sáng, một người nói. Chúng ta sẽ có nhiều quân cứu viện. Dường như cả một trung đoàn đã giơ súng đầu hàng. Cả Paris sẽ nổi dậy. Họ không biết tên nhau nhưng họ thân thiết với nhau như anh em. Những tình cảnh nguy hiểm đẹp ở chỗ chúng đưa ra ánh sáng tình huynh đệ của con người.
Bà Hucheloup và những người giúp việc của bà đã vượt qua nỗi kinh hoàng của họ để biến mớ giẻ cũ thành vải băng vết thương. Một người đàn ông cao lớn mà Coutèyrac, Combeterre và Enjobras chú ý lúc ông ta trà trộn vào đoàn người nơi góc đường Billettes, đang tiếp tay một cách đắc lực trong việc dựng lên một vật chướng ngại nhỏ. Người ta thấy không nên lập vật chướng ngại tại khúc đường Mondétour trổ ra khu Halles bằng đường Précheus để giữ liên lạc với thế giới bên ngoài.
Tất cả công việc đó diễn ra êm xuôi trong khoảng thời gian không đầy nửa tiếng đồng hồ, và nhóm người gan dạ không thấy xuất hiện một chiếc mũ gắn lông hay một lưỡi lê nào. Một lá cờ đỏ được giương lên trên một cái gọng của chiếc xe chở khách.
Enjobras phân phát đạn. Có khoảng ba mươi người được vũ trang. Mỗi người nhận được bốn mươi viên. Một vài người chế những viên đạn khác bằng thuốc súng và vỏ đạn nấu chảy. Còn cái thùng tròn thì đặt trên một cái bân biệt lập ở gần cửa, người ta để dành nó.
Tiếp đến, khi vật chướng ngại đã dựng xong, những điểm gác đã được chỉ định, những người gác đã được cắt đặt, mọi người vừa bình tĩnh chờ đợi vừa ca hát.
Bất chợt Enjobras nghe có ai dùng khuỷu tay đẩy mình. Đó là Gavroche đang đứng bên anh, đôi mắt sáng quắc trên khuôn mặt chồn đèn của cậu. Cậu chỉ vào người đàn ông cao lớn nơi đường Billettes.
- Anh thấy tên to lớn kia không'? cậu nói.
Đó là một tên mật thám. Hai tuần trước ông ta đã véo tai tôi và nhấc tôi khỏi cái gờ của tòa Port-rtyal nơi tôi đang hóng gió.
Enjobras vội vàng dời bước khỏi cậu bé và đi tìm bốn anh công nhân bốc xếp vai u thịt bắp rồi cùng nhau đến trước ông ta.
- ông là ai? anh hỏi ông ta. Nghe câu hỏi này, người đàn ông nhảy nhổm rồi đáp với một vẻ trầm trọng đầy ngạo mạn.
- Tôi đang xem có chuyện gì. Nào, đúng thế. Tôi là viên chức chính quyền.
- ông tên gì
- Javert.
Enjobras ra hiệu cho bên anh công nhân bốc xếp. Trong nháy mắt, Javert bị quật ngã, trói gô và lục soát Người ta tìm thấy trong người ông ta ngoài cái đồng hồ quả quít, mấy đồng tiền vàng, thẻ thanh tra của ông ta, còn có một tờ giấy với những dòng chữ do ông cảnh sát trưởng tự tay viết :
" Ngay khi sứ mạng hoàn tất, thanh tra Javert, bằng một sự kiểm tra đặc biệt, phải nắm chắc xem có đúng là bọn xấu đã có những cuộc điều động bên hữu ngạn sông Seine, gần cầu Iéna không. "
Việc lục soát kết thúc, người ta cột Javert vào một cái cột giữa phòng dưới của quán rượu.
ông sẽ bị bắn trước khi vật chướng ngại bị chiếm, Enjobras nói với ông ta.
Tại sao không ngay bây giờ'! Javert nói với một vẻ bình thản gan lì.
Chúng tôi đang chuẩn bị thuốc súng.
Enjobras vừa dứt lại thì Gavroche kêu lên :
- Một khẩu súng ! Bọn chúng đây rồi !
Anh nhìn lên phía trên vật chướng ngại và thấy những chiếc mũ lính và những lưỡi lê thấp thoáng trong bóng tối.
Mỗi người đều vào vị trí chiến đấu của mình. Bốn mươi ba người nổi dậy dưới quyền chỉ huy của Enjobras, Couteyrac và Combetrre quỳ xuống sau vật chướng ngại lớn : sáu người dưới quán chịu sự chỉ huy của Feuilly, súng trường trong tư thế sẵn sàng, đã đến các cửa sổ tầng hai nhà Corinthe.
- Ai'? một giọng nói nơi đầu đương thét lên.
- Cách mạng Pháp! Enjobras đáp lại, giọng rung vang.
- Bắn ? giọng nói lại thét. _
Một tiếng nổ kinh hồn vang dậy trên vật chướng ngại. Những viên đạn gây thương tích cho nhiều người. Điều hiển nhiên sau cuộc tấn công dữ dội này là người ta phải đương đầu với cả một trung đoàn.
Bắn! đến lượt Enjbras thét lên.
Và những tiếng kêu la đau đớn xuất phát từ những kẻ tấn công vây hãm cho thấy đoàn người bảo vệ vật chướng ngại là những tay súng cừ khôi.
Tiếng súng gia tăng dồn dập từ hai phía. Tất cả những nỗ lực của cuộc tấn công đầu tập trung vào một đầu của vật chướng ngại. Những người nổi dậy lầm lẫn khi tập trung tất cả vào điểm này. Bởi đó là một đòn nhử của đối phương. Một tiếng thét của Gavroche giúp họ sáng mắt với điều đó.
Hãy coi chừng! chúng đang leo lên xe chở khách!
Người ta trông thấy trên chiếc xe bị lật nhào, những lưỡi lê lấp lánh. Một giây sau vật chướng ngại đã bị chiếm .
Bahorel xông vào một tên vệ binh thành phố thứ nhất đang bước qua chiếc xe chở khách. Tên thứ nhì giết Bahorel bằng một phát lưỡi lê. Một tên khác quật ngã Coueyrac. tên to con nhất, một thứ người khổng lồ, giơ cao lưỡi lê trước Javroche. Nhưng trước khi lưỡi lê chạm tới cậu bé. tên vệ binh thành phố đã ngã nhào vì trúng phải một viên đạn nơi trán. Một viên đạn thứ nhì ghim vào giữa ngực tên vệ binh khác đang xông vào Coufeyrac và ném hắn xuống đường. Đó là Marius vừa xông vào vật chướng ngại.
Chàng không còn vũ khí, chàng đã ném hai khẩu súng sáu hết đạn của mình, bấy giờ chàng thấy thùng thuốc súng nơi phòng khách gần cửa.
Trong lúc chàng đang ngoảnh nhìn về phía đó, một tên lính đang vươn lên quá nửa người trên vật chướng ngại, nhắm bắn chàng. Nhưng trong lúc tên lính đang nhắm đúng vào chàng, một bàn tay đặt vào họng súng và bịt nó lại. Đó là một người đang lao tới, một công nhân trẻ tuổi mặt quần nhung. Viên đạn bắn đi, xuyên qua bàn tay, và có thể xuyên qua người thợ, bởi anh ngã nhào.
Nhưng viên đạn không trúng Marius.
Những người nổi dậy kinh ngạc nhưng không khiếp sợ họ tập hợp quanh Enjobras và tựa lưng vào các ngôi nhà ở trong cùng, đối diện với những hàng lính và vệ binh đang vây quanh vật chướng ngại. Từ hai phía mọi người đều trong tư thế sẵn sàng xả súng bắn. Bỗng đâu người ta nghe một giọng nói thét vang :
Hãy biến đi hoặc tôi cho nổ vật chướng ngại.
Marius đã mang thùng chuốt súng đến dưới chân vật chướng ngại và dùng chân tháo đáy nó, tiếp theo, tay cầm đuốc, khuôn mặt đầy tự hào và quyết liệt, chàng đã hét lên câu nói ghê rợn đó.
Nhưng trên vật chướng ngại đã không còn một bóng người nào. Bỏ lại đồng bọn chết và bị thương, những người tấn công tháo chạy về phía cuối đường và lại biến mất trong bóng đêm. vật chướng ngại đã được giải tỏa.
Không có anh, bọn này đã chết, Enjobras nói. Từ đây chính anh là thủ lãnh.
Người ta đặt những tấm nệm trong phòng dưới cho những người bị thương. Những người này được băng bó bởi ba thành viên của lực lượng nổi dậy vốn là sinh viên y khoa.
Bấy giờ một cơn xúc động đau thương đến làm cho niềm vui của vật chướng ngại được giải tỏa rơi vào ảm đạm. Jean Prouvraire đã bị bắt làm tù binh.
Hãy lặng nghe xem? Enjobras vừa nói vừa đặt bàn tay lên cánh tay của Combelerre.
ở đầu đường có một tiếng lách cách của vũ khí đầy ý nghĩa.
- Hoan hô nước Pháp ! Hoan hô tương lai ? Giọng nói của Prouvraire vang lên.
- Chúng đã giết anh ấy! Enjbras kêu lên. Và nhìn Javert, anh nói : Bạn ông vừa mới bắn ông đấy.
Trong lúc đó Marius quan sát con đường nhỏ Mondétour. Vật chướng ngại nho nhỏ người ta dựng lên nơi đó đã trở nên vắng tanh và chỉ có ngọn đèn chai leo lét Chàng trai dợm bước rút lui thì chợt nghe có ai gọi tên mình một cách yếu ớt.
Chàng nhìn mọi phía mà không thấy gì rồi chàng đưa mắt nhìn xuống. Một hình dạng đang bò trong tối.
ánh sáng lờ mờ của ngọn đèn giúp chàng nhận ra một cái áo bờ lu, một cái quần nhung rách, đôi bàn chân trần.
- Ngài Manus, giọng nói yếu ớt lại thốt lên, ngài không nhận ra Eponine sao?
Cô làm gì đấy, cô bé? Marius kêu lên trong cơn xúc động. Cô có bị thương không? Cô hãy đợi chút! Tôi sẽ mang cô vào phòng. Người ta sẽ săn sóc cô. ồ! Bàn tay cô có một cái lỗ! Và máu nữa! Tội nghiệp cô bé.
Nhưng cô hãy yên tâm. Người ta không chết vì một bàn tay thủng lỗ đâu.
- Viên đạn đã xuyên qua bàn tay tôi, Eponine thì thầm. Nhưng nó lại ra lưng. Đưa tôi đi khỏi chỗ này chỉ vô ích thôi. Tôi muốn nói với anh... Anh hãy ngồi gần tôi trên tảng đá này.
Chàng y lời. Cô tựa đầu trên hai đầu gối của chàng.
- ồ! đỡ quá cô nói. Tôi không còn đau đớn nữa nhưng tôi muốn nói với anh điều này... Các anh thua rồi...
Không ai rời khỏi vật chướng ngại này được. Tôi tin như thế. Nhưng mới đây, khi trông thấy khẩu súng kia nhắm vào anh, tôi đã lao tới trước. Tôi muốn chết trước anh. ôi Tôi rất hạnh phúc, ngài Marius ạ. Mọi người rồi sẽ chết.
Anh hãy nghe đây... Tôi tức giận vì anh vào khu vườn đó, thế mà chính tôi là người chỉ nhà cho anh. Tôi ngốc thật!
Nhưng tôi có một lá thư cho anh đây. Đúng, một lá thư mà cô nương đã trao cho tôi, nhờ tôi mang ra bưu điện gửi... Tôi không muốn anh nhận lá thư này... Nhưng để .. làm gì khi anh cũng chết? Hãy cầm lấy, lá thư đây... Bây giờ anh hãy hứa vôi tôi... sẽ hôn tôi lên trán khi tôi chết... Tôi sẽ cảm nhận điều đó...
Cô lại để đầu cô rơi trên hai đầu gối của Marius, cố gượng mỉm cười và hắt hơi thở cuối cùng. Marius cúi xuống, đặt một nụ hôn lên vâng trán tái xanh đó, nơi lấp lánh một giọt mồ hôi giá lạnh. Rồi chàng nhẹ nhàng đặt cô bé đáng thương xuống đất và trớ vào phòng dưới của quán rượu. chàng đến bên một ngọn nến đốt dấu niêm của lá thư làm bỏng hai ngón tay của chàng, và đọc :
"Anh yêu, tiếc thay, cha em không muốn lên đường ngay. tối nay cha con em ở tại đường Homme- Armé, số 7. Trong tám ngày nữa, cha con em sẽ đến Anh.
Cosette
Marius hôn khắp lá thư của người con gái. Trong giây phút chàng nảy ra ý nghĩ rằng mình không nên chết nữa. Rồi chàng nghĩ, nàng lên đường, mình thì nghèo, chẳng có gl thay đổi trong định mệnh cả.
Chàng xé một tờ giấy từ quyển sổ tay và viết mấy dòng này bằng bút chì :
"Hôn lễ của chúng ta là điều không thể thực hiện được Anh không có tài sản và em cũng không. Anh đã chạy đến em nhưng không gặp em. Em còn nhớ điều anh đã nói với em. Anh vẫn giữ lời. Anh đang chết. Anh yêu em. Khi em đọc mấy dòng này, linh hồn anh sẽ ở bên em và mỉm cười với em. "
Không có gì để niêm phong bức thư chàng đành xếp nó làm tư và ghi địa chỉ lên đó.
Tiếp đến sau phút giây nghĩ ngợi, chàng viết lên trang đầu quyển sổ tay của mình mấy dòng này :
"Tôi tên là Marius Pontmercy. Hãy đưa xác tôi tới ông ngoại tôi, ngài Gillenormand, đường Filles-du- Calvaire, số 6. "
Chàng gọi Gavroche
Em có muốn giúp tôi không? chàng hỏi cậu.
Đương nhiên. Không có anh em đã chết lâu rồi.
Vậy thì em hãy cầm thư này. Em hãy rời khỏi vật chướng ngại, và sáng ngày mai em sẽ mang nó tới địa chỉ này.
Được rồi, nhưng trong lúc đó chúng ta sẽ chiếm vật chướng ngại và em sẽ không có mặt.
- Vật chướng ngại sẽ chỉ bị tấn công vào hừng đông. Marius vừa nói vừa nhìn cậu bé dũng cảm, vẻ cảm động.
Vậy thì tốt, Gavroche nói. Anh hãy đưa thư cho em.
Cậu vừa nghĩ rằng bấy giờ mới nửa đêm, rằng đường Homme-armé cách đây không xa, và khi mang thư đi ngay, cậu sẽ trở về kịp lúc để tham gia những trận đánh sau cùng.
Chương 10
PHÚT HẤP HỐI CỦA CUỘC NỔI DẬY
Với Jean vajean việc rời đường Plumet giống như một cuộc chạy trốn, và lân đầu tiên,
Cosette, luôn luôn dịu dàng và ngoan ngoãn, đã thử chống lại. Nhưng không gì có thể khiến Jean Valjean xèt lại quyết định của mình. ông, Cosctte và Toussaint đã lên đường ban đêm mà không mang theo rương, tráp.
Phải khó nhọc lắm Toussaint mới được phép gói một ít quần áo, đôi khăn vải và một vài đồ dùng tắm giặt.
Cosette chỉ lấy ba mớ cần thiết để viết và tờ giấy thấm của nàng.
Tới căn hộ nhỏ ở đường Hommearmé, con đường nhỏ yên tĩnh giữa thành phố huyên náo, Jean Valjean thấy yên tâm. Người ta có cách nào để tìm ra ông ở đây chứ Cosette chào ông và nhốt mình trong phòng. Nàng lặng lẽ và buồn bã. ông không tra hỏi nàng chuyện đó vì nghĩ nàng buồn là do tính nũng nịu của con gái. ông ăn tối một cách ngon lành rồi bắt đầu dạo quanh trong phòng ăn. Bất chợt ông thoáng thấy trước mặt mình, trong tấm gương nghiêng đặt trên tủ buýp phê, những dòng chữ này mà chúng ta đã biết :
Anh yêu, tiếc thay, cha em không muốn lên đường ngay. Tối nay cha con em ở tại đường Homme- Armé, số 7.
Jean Valjean ngừng đọc trong cơn tức bực, ngỡ ngàng. Khi mới tới, Cosette đã đặt tờ giấy thấm của nàng trên tủ buýp phê, trước tấm gương. Và nó phản chiếu những dòng nàng đã viết trước phút rời đường Plumet.
Jean Valjean nóng nảy đọc lại những từ đó rồi ông bước lảo đảo và buông mình xuống một chiếc ghế bành.
- Cosette đã thoát khỏi tay tôi, ông thì thầm.
Cosette, con tôi, là tất cả đối với tôi! Một kẻ khác đang là ước nguyện của nó, mục tiêu của đời nó !
Nỗi đau đớn ông cảm nhận được là điều không thể chịu đựng nổi. ông đã rơi xuống đáy một vực thẳm mà ông không hay biết. Tất cả ánh sáng đời ông đã biến mất trong lúc ông, kẻ mù lòa đáng tội nghiệp, ông vẫn tưởng mãi mãi trông thấy ánh mặt trời.
Tuy nhiên bản năng của ông không chút lưỡng lự . Ngay trong ức đoán đầu tiên, ông đã nghĩ tới Marius.
ông không biết tên, nhưng ông nhận ra chàng ngay, người dạo bước lạ mặt trong vườn Luxembourg. Và ông căm ghét con người đó.
Ông bước ra đường, ngồi xuống một chiếc ghế dài.
Ông để đầu trần, ngọn gió chiều hiu hiu thổi trên trán ông nhưng ông không thấy mát. ông đau khổ vô cùng.
Đồng hồ nhà thờ St-paul gõ mười một giờ, và đúng lúc đó một tiếng nổ bất ngờ rồi tiếp theo một tiếng nổ thứ nhì dữ dội hơn phát ra từ phía khu Halles. Có đánh nhau ?
Jean Valjean nghĩ.
- Xin lỗi ông, một giọng nói lanh lảnh và chế giễu lên tiếng bên cạnh ông. Có phải ông ở đằng này không!
ông chỉ giùm cháu nhà số 7. Một ý nghĩ thoáng qua đầu Jean Valjean.
- Có phải cháu mang đến ông lá thư mà ông đang đợi không? ông hỏi.
- ông ấy à? Gavroche hỏi. ông không phải là một phụ nữ.
- Thư gởi cho cô Cosette đúng không? Đúng à? Thế thì cháu hãy đưa đây. Chính ông là người chuyển cho cô
- Trong trường hợp này ông cần hiểu rằng cháu từ vật chướng ngại được gửi tới.
- Đúng... Có cần phải mang thư trả lởi tới St-merry không?
Không. Thư này từ vật chướng ngại ở đường Chanvrerie. Và cháu phải trở lại đó. Xin chào.
Nói xong Gavroche chạy biến. Jean Valjean trở về nhà, mở mảnh giấy của Marius và đọc. Dòng chữ " linh hồn anh sẽ ở bên em" gây cho ông một cơn lóa mắt ghê gớm, ông nghe như có tiếng reo vui tờ mở trong lòng ông. Thế là xong. Kẻ làm cho định mệnh ông phải vướng mắc sẽ biến mất trên đời này. ông chỉ cần giữ mảnh giấy này trong túi. Cosette sẽ không bao giờ biết con người đó như thế nào.
Jean Valjean nghĩ, nêu vào lúc này hắn vẫn chưa chết thì rồi đây chắc chắn hắn phải chết. May thay!
ông thấy lòng mình sa sầm trong ý nghĩ đó. ông bước xuống và đánh thức người gác cổng. Vài phút sau ông bước về phía khu Halles.
ông tìm cách thoát khỏi các trạm gác của vệ binh thành phố và bước vào vật chướng ngại bằng đường Mondétour. ông đi như trong mơ, và cảnh tượng quán rượu của Corinthe với những người phòng thủ gầy gò mắt sáng rực nhiệt tình, với những người bị thương đang rên xiết, với những người chết, tất cả cầm giữ ông trong bầu không khí ác mộng.
Marius thấy ông len lỏi trong đám người nổi dậy, chàng không có vẻ gì kinh ngạc lấm. Tất cả chỉ còn là ảo tường mơ hồ. Chàng có cảm tưởng ông đã bước xuống nấm mồ. Vả chăng tình cảm tuyệt vọng có điều đặc biệt là nó vây bọc kẻ khác cũng như chính bản thân chúng ta, do đó điều hợp lý đối với Marius là mọi người rồi cũng chết hết thôi.
Có điều chàng nghĩ tới Cosette với cõi lòng se thắt.
Nếu như sự hiện diện của Jean Valjean gần như không được Marius để ý tới, trái lại điều đó đã khiến cho khuôn mặt điềm nhiên của Javert phải run lên. Viên cảnh sát vừa nhìn xuống vừa thì thầm qua kẽ răng của mình : " Điều này cũng đơn giản thôi ", chứng tỏ sự hiện diện của người cựu tù khổ sai quả đúng chỗ vào những giờ phút rối loạn xã hội này.
Ngày tỏ rạng rất nhanh. Đường Chanvrerie vắng bóng các đoàn quân, nhưng cách đó không xa, trên các con đường lân cận có một cuộc động binh âm thầm.
Enjobras cho dựng vật chướng ngại tại con đường hẻm thuộc con đường nhỏ Mondétour cho đến bấy giờ hãy còn trống trải. Sau đó mỗi người vào vị trí chiến đấu của mình.
Người ta không phải đợi lâu. Có tiếng động của dây xích, của một khối nặng nề đang tới gần : một khẩu đại bác xuất hiện. Các pháo thủ đẩy nó, bốn tên nơi bánh xe, những tên khác theo sau với xe quân nhu, người ta thấy ngòi pháo đốt lên nghi ngút khói.
Bắn! Enjobras thét lên. Cả vật chướng ngại nổ súng. Bốn pháo thủ ngã xuống, nhưng những tên khác vẫn tiến bước một cách trầm tĩnh.
- Khá lắm, pháo thủ? Lesgle nói. Chúng ta sẽ bị lay động thật sự. Cuộc nổ súng liệu sẽ gây thiệt hại gì không? Đó mới là vấn đề.
Tiếng nổ vang dậy.
Có mặt! một giọng nói kêu lên hớn hở.
Và cùng lúc với viên đạn đại bác trên vật chướng ngại, Gavroche ngã nhào vào trong, nghe dữ dội còn hơn một viên đạn rơi vào mớ đổ nát hỗn độn và chỉ làm gãy một cái bánh xe chở đầy khách.
Người ta bao quanh Gavroche đang báo cáo đồng chí" theo cách gọi của cậu, rằng vật chướng ngại đang bị vây hãm, rằng một đại đội phòng tuyến đang quan sát phía đường Cygne, rằng vệ binh thành phố đang chiếm lĩnh đường Prêcheurs, rằng trước mặt là phần chủ lực của quân đội.
- Hãy cho chúng một trận tàn tệ, Gavroche tiếp lời sau những thông tin đó.
- Em đã đưa thư của tôi chưa? Marius hỏi cậu bé.
Cậu bé gật đầu. Enjobras vừa mới hét lên :
- Tất cả quỳ xuống gối dọc theo vật chướng ngại. Súng đại bác sắp bắn hàng loạt đấy !
Nhưng trước khi lịnh được thi hành, loạt đạn đã vang rền nghe đinh tai nhức óc. Loạt đạn rơi vào chỗ lõm của công sự khiến hai người chết và ba người bị thương.
Nếu tình trạng này tiếp diễn, vật chướng ngại sẽ không cố thủ được nữa.
- Phải có một tấm nệm ! Enjobras nói.
- Có ai cho tôi mượn một khẩu cacbin hai phát không? Jean Valjean hỏi. Tôi sẽ bắn rơi tấm nệm kia.
và ông đưa tay chỉ tấm nệm mà một bà lão đang buộc vào cứa sổ vì sợ đạn. Enjobras đưa khẩu cacbin của mình cho jean Valjean. ông nhắm và bắn hai lần. Tấm nệm rơi xuống đường. Jean Valjean bước ra ngoài qua chỗ lõm, băng qua một cơn mưa đạn đúng nghĩa, nhặt tấm nệm, vác nó trên lưng và trở lại vật chướng ngại. Tự tay ông đặt tấm nệm vào chỗ lõm và ép chặt nó vào trong.
Sau đó ông chờ loạt đạn. Nó không chậm trễ chút nào. Súng đại bác khạc loạt đạn nhỏ của nó nhưng không dội. Loạt đạn bị thui chột trên tấm nệm. Vật chướng ngại được an toàn. Những người nổi dậy đáp trả bằng mọi hỏa lực chính xác.
- Lão công dân, Enjobras nói với Jean Valjean, nền cộng hòa cám ơn ông.
- Đúng, Combeferre nói, nhưng ác hại thay điều đó không cho chúng ta đạn. Không đầy một tiếng đồng hồ nữa chúng ta sẽ hết đạn.
Gavroche nghe những lời đó. Cậu lấy một cái giỏ đựng chai trong quán rượu và bước ra ngoài qua chỗ lõm.
Rồi cậu thản nhiên trút vào giỏ các túi đạn đầy đạn của bọn vệ binh quốc gia chết trên bờ dốc công sự.
Cậu bé! Couteyrac thét lên kinh hoàng. Cậu làm gì đấy? Cậu không thấy súng nổ sao'? Hãy trở vào ngay tức khắc.
Chốc nữa, Gavroche vừa nói vừa tiến sâu vào con đường.
Khoảng hai mươi xác chết nằm đây đó. Con đường đầy khói mù mịt không chịu bay đi giữa hai dãy nhà cao.
Từ đầu đến cuối con đường, những chiến binh gần như không trông thấy nhau. Trong bức màn khói đó và nhờ thân hình nhỏ thó của mình, Gavroche có thể tiến bước khá xa trên con đường mà không ai thấy cậu. Câu thu lượm được bảy hoặc tám túi đạn mà không gặp sự nguy hiểm nào đáng kể.
Nhưng mãi bước tới trước, cậu đến một nơi mà màn sương của loạt súng nổ trở nên trong suốt đến đỗi những tên lính đang tập trung ở cuối con đường bất ngờ chỉ cho nhau thấy một vật gì đang cử động trong lớp khói. Trong lúc Gavroche đang tước những viên đạn của một tên đội nằm chết bên một cột mốc, một viên đạn bắn vào xác chết.
- Lạ thật! Cậu nói. Chúng giết những người chết của tôi.
Một viên đạn thứ nhì làm mặt đường tóe lửa bên cạnh cậu, một viên thứ ba hất tung cái giỏ của cậu.
Gavroche đứng thẳng người, tóc phấp phới trong gió, tay chống ngang hông, mắt đăm đăm hướng về bọn vệ binh đang nổ súng, và cậu cất tiếng hát:
Người ta xấu xí ở Nanterre,
Đó là lỗi ở Voltaire
và ngốc nghếch Palfiseau.
Đó là lỗi ở Rousseau.
Rồi cậu nhặt cái giỏ, cho vào đó những viên đạn đã rơi ra, và vừa bước về phía có tiếng súng vừa lục lạo một túi đạn khác. Một viên đạn thứ tư vẫn không trúng cậu.
Rồi một viên đạn thứ năm chỉ rút được của cậu một câu hát thứ nhì :
Tôi là người vui tính
đó là lỗi ở Voltaire,
Đói khổ
đó là lỗi ở Rousseau.
Tình trạng đó tiếp diễn hồi lâu. Gavroche vẫn đùa giỡn với súng đạn. Cậu có vẻ thích thú lắm. Người ta không ngừng nhắm vào cậu mà bắn. Và người ta vẫn bắn hụt cậu. Cậu nằm xuống, núp trong một xó cửa, nhảy vọt lên, xuất hiện trở lại, trả lời những viên đạn bằng ngón tay đặt lên mũi một cách ngạo nghễ trong khi vẫn trút những túi đạn vào giỏ. Những người nổi dậy dõi mắt theo cậu, lo lắng đến hụt hơi. Mọi người run lên, còn cậu, cậu vẫn hát. Cậu đang chơi một trò ú tim hãi hùng với cái chết.
Thế rồi một viên đạn nhằm kỹ hơn đã bắn trúng cậu, người ta thấy Gavroche lảo đảo rồi quỵ xuống. Mọi người kêu thét lên. Nhưng cậu bé chỉ ngã xuống chỉ để nhổm dậy, và cậu ngồi đó, máu chảy thành một đường dài trên mặt cậu. Cậu giơ thẳng hai cánh tay lên trời, nhìn về phía phát ra tiếng súng và bắt đầu hát :
Tôi ngã xuống đất
Đó là lỗi của Voltaire
Mũi ập trong suối
Đó là lỗi ở ...
Cậu không kết thúc được. Một viên đạn thứ nhì của cùng người bắn đã chận lời cậu.. Lần này cậu ngã xuống mặt úp lên mặt đường và không thấy động đậy nữa. Linh hồn cao đẹp bé bỏng đó vừa mới bay lên.
Marius nhào ra khỏi vật chướng ngại. Nhưng đã quá trễ. Gavroche đã chết. Combefenc mang giỏ đạn trở về, Marius mang cậu bé.
Bấy giờ giọng Enjobras vang lên, cấp thiết.
- Bọn lính cứu hỏa đã xuất hiện ở cuối đường với búa trên vai. Chúng sẽ đến trước bọn lính để triệt hạ vật chướng ngại trước mặt chúng. Đây là một tai họa. Các bạn hãy leo vào nhà ! Hãy phòng thủ các bờ cửa sổ và các rầm thượng! Hãy đóng chặt cửa nhà bếp để bảo vệ anh em bị thương Hãy cầm búa sẵn sàng ở tầng nhất để phá cầu thang! Hai mươi người bảo vệ vật chướng ngại và còn lại nơi các lỗ châu mai ở rầm thượng và cửa sổ.
Lịnh đã được thi hành, anh quay sang Javert và bảo hắn :
Ta không quên mi đâu. Người cuối cùng ra khỏi chỗ này sẽ bắn mi vo sọ.
Bấy giờ Jean Valjean bước đến.
- Anh là người chỉ huy, phải không? ông hỏi Enjobras.
- Đúng.
Mới đây anh đã cám ơn tôi. Anh có nghĩ rằng tôi đáng được một phần thưởng không?
- Đương nhiên.
Vậy thì tôi yêu cầu điều này, được tự tay tôi bắn tên này.
Javert ngẩng đầu, trông thấy Jean Valjean và nói nho nhỏ :
Đúng thôi.
Chúng tôi đồng ý, Enjobras nói. ông hãy đưa tên cớm này đến vật chướng ngại nhỏ của con đường Mondétour. Và tại đó ông hãy xử tử hắn.
Jean Valjean cầm sợi dây giữ hai bàn tay bị trói của Javert, rồi với khẩu súng lục trong tay và với Javert theo sau, ông bước qua vật chướng ngại của con đường nhỏ Mondétour. Chỗ ngoặt của những ngôi nhà che khuất họ trong tầm mắt những người nổi dậy.
Jean Valjean cặp khẩu súng lục trong cánh tay và nhìn đăm đăm vào Javert bằng một cái nhìn không cần lời để nói : Javert, tôi đây.
Mi hãy trả thù đi, Javert nói.
Jean Valjean móc từ túi ở lưng quần một con dao và mở nó ra.
- Một con dao găm! Javert kêu lên. Mi có lý. Cái đó hợp với mi hơn.
Jean Valjean cắt những sợi dây trói của Javert và nói :
ông được tự do.
Javert không kinh ngạc một cách dễ dàng. Nhưng ông ta không tránh được một cơn chấn động. ông ta bất động, mồm há hốc.
Tôi không tin mình rời khỏi chỗ này, Jean Valjeun tiếp lời. Tuy nhiên nếu may mắn rời khỏi chỗ này, tôi vẫn ở tại đường Homme-armé, số 7 dưới cái tên Fauchelevent.
Javert gài lại nút áo rây đanh gột, bất tréo hai cánh tay và bắt đầu đi về hướng khu Halles ; rồi bất chợt ông ta dừng bước, quay lại và nói lớn về phía Jean Valjean.
- ông làm phiền tôi. Hãy giết tôi thì hơn.
ông hãy cút đi, Jean Valjean nói.
Javert bước ra xa. jean Valjean bắn lên không. Rồi ông trở về trong vật chướng ngại.
- Xong rồi, ông nói.
Marius rùng mình.
Bỗng đâu trống giục xung phong nổi lên. Một đơn vị bộ binh hùng hậu tiến vào con đường trên những bước chạy nhanh, lính kèn đi đầu, và không nao núng trước lửa đạn, đang xông thẳng vào vật chướng ngại. Những người nổi dậy nổ súng dữ dội. Xác chết nằm rải rác trên đường.
Nhưng lực lượng tấn công thì đông và họ muốn kết thúc nhanh; mệnh lệnh đưa ra thật dứt khoát. Hơn chục lần, bị đẩy lùi họ vẫn trở lại tấn công. Người ta đánh xáp lá cà, trong cảnh lui từng bước một. Những người nổi dậy phải chiến đấu một chọi sáu mươi.
Mặl tiền quán rượu bị phá hủy một nửa, cửa sổ chỉ còn là một cái lỗ không hình thù. Lesgle đã chết, Courtèyrac đã chết, Joly đã chết, Combeferre đã chết. Mình mẩy đầy thương tích. Marius đang cùng Enjobras yểm trợ cuộc đề kháng cuối cùng của phe nổi dậy. Jean Valjean dường như theo dõi chàng từng bước một trong cơn nguy khốn mà không nghĩ đến chuyện tự vệ. Cuối cùng vật chướng ngại đành thúc thủ trước trận đột kích cuối cùng. Nhóm nổi dậy còn sống sót tháo chạy tán loạn. họ xông vào quán rượu, Enjobras đóng sầm cửa lại.
Marius còn lại bên ngoài với xương quai xanh bị vỡ vì một viên đạn. Chàng cảm thầy mình ngất đi và chàng ngã xuống. Đúng lúc đó một bàn tay rắn rỏi chộp lấy chàng. Chàng chỉ còn đủ thì giờ để nảy ra ý nghĩ lẫn lộn với kỷ niệm tuyệt vời về Cossette : mình bị bất làm tù binh. Mình sẽ bị bắn. Và chàng không hay biết gì nữa.
Jean Valjean đã chộp người thanh niên như một con mồi và đã mang chàng đi. Lúc đó cơn lốc của cuộc tấn công đang tập trung ác liệt vào Enjobras và vào cửa quán rượu đến đỗi không ai thấy Jean Valjean đang xốc Marius bất tỉnh trong đôi cánh tay của mình băng qua khoảng đường đã bị dỡ đá lát của vật chướng ngại và biến mất sau góc quán rượu của Corinthe.
Đến đó cảm thấy khuất những tầm nhìn, Jean Valjean để Marius nằm xuống đất và nhìn quanh.
Làm sao ra khỏi cuộc tàn sát này đây? Bên trái ông là một toà nhà sáu tầng dường như không có người ở, bên phải là vật chướng ngại khá thấp khép kín đường Petite-Truanderie nhưng vượt qua nó tức là tìm đến họng súng của phân đội đóng tại đó. Phải làm gì đây Jean Valjean nhìn xuống đất trong cơn rối trí, tuyệt vọng như thể ông muốn đào nên một lỗ ở đó bằng đôi mắt của mình.
Và bất chợt ông trông thấy cách ông mấy bước mớ đổ nát của những tấm đá lát, một tấm lưới sắt khoảng hai piê vuông. Qua những thanh sắt, ông thoáng thấy một cái lỗ tối tăm giống như ống dẫn của một lò sưởi. Một tấm lưới sắt của cống nước! Jèan Valjean lao tới. Mớ hiểu biết cùng kinh nghiệm cũ của những lần vượt ngục
thoáng qua đầu ông như một luồng ánh sáng.
Gạt mớ đá lát sang bên, dỡ tấm lưới sắt lên , vác trên vai một Marius bất động như một xác chết, vận dụng khuỷu tay và đầu gối để lần lối xuống với gánh nặng kia trên thắt lưng, trong thứ giếng may thay không sâu lắm kia, để cái bẫy sập nặng nề bằng sắt rơi trở xuống với mớ đá lát lại đổ sụp lên trên, tìm cách vững chân trên một bề mặt lát đá ba mét dưới mặt đất, tất cả điều đó đã được thực hiện như trong cơn mê sảng, với một sức mạnh và một sự nhanh nhẹn không thể tưởng tượng nổi.
Cảm giác Jean Valjean có được xưa kia khi rơi xuống dường polonceau trong tu viện lại trở về với ông.
Duy có điều là con người mà giờ đây mang theo không phải là Coselte nữa, mà là Marius.
ông nghe trên đầu tiếng xôn xao của quán rượu bị đánh chiếm. tiếng súng kết liễu cuộc đời những người nổi dậy cuối cùng, tất cả như một tiếng thì thầm mơ hồ, xa vắng.
ông không biết rõ người mình đang mang theo là một kẻ sống hay một người chết. ông bước tới một cách thận trọng vì sợ hố sâu, bàn chân ông lướt trên tấm đá lát
ướt đẫm. ông hối hả. Tấm lưới sắt ông trông thấy dưới những tấm đá lát có thể bọn lính cũng trông thấy nó.
Không được chậm trễ phút giây nào.
Đi được năm mươi bước, ông phải dừng lại. Nơi đây có hai ngã. Phải đi ngã nào đây? ông tự nhủ mình đang trong đường cống khu Halles, nếu lần theo đường dốc, trong khoảng không đầy một khắc đồng hồ ông sẽ tới một cái miệng mở ra sông Seine giữa Pont au Change và Pont-neuf, tức là một sự xuất hiện giữa ban ngày tại một địa điểm đông dân cư nhất của Paris. ông đi ngược con dốc và rẽ sang phải, ráng hết sức để bước thật nhanh.
Hai cánh tay của Marius choàng qua cổ ông và hai bàn chân của chàng lủng lẳng sau lưng ông. ông dùng một bàn tay giữ chặt hai cánh tay của Marius, và sờ lên bức tường bằng bàn tay kia. Gò mà bết máu của Marius dán chặt vào gò má ông.
ông cứ đi như thế. trong tối tăm. Tuy thế, từng chập nhờ tiếng động của vài cánh cửa tầng hầm từ xa, ông gần như đoán biết được tình trạng cũ kỹ của bức thành mà ông chạm tay vào, và ông tìm cách tưởng tượng xem con đường nào, vào giờ này, đang ở trên đầu ông.
ông tự hỏi mình sẽ tìm được lối ra nào đây. Cuối cùng cả hai không lạc lối nơi này, không trở thành hai bộ xương trong một xó kẹt của đêm dài này chứ'? Dù sao vẫn phải bước tới. Mỗi lần gặp một chỗ đường phân nhánh, ông rờ rẫm các góc, và nếu ông không biết nó mở ra một lối đi chật hẹp hơn hành lang nơi ông đang có mặt, ông không bước vào đó vì cho rằng mọi lối đi chật hẹp hơn đều đưa tới ngõ cụt và chỉ có thể đưa ông đi xa khỏi lối thoát.
Bất chợt ông trông thấy bóng hình phía trước. Một luồng ánh sáng xuyên qua bóng tối dày đặc đang tiến đến trong phần hành lang mà ông vừa đi qua.
Bảy hoặc tám hình dạng đen đúa đang cử động một cách mơ hồ sau luồng ánh sáng đó. Đó là một đội tuần tra của cảnh sát. Với Jean Valjean đó là một phút giây khó tả.
May thay, nếu ông thấy rõ ngọn đèn ông thì ngọn đèn ống lại không thấy ông rõ. Chỉ có tiếng bước của ông có thể tiết lộ ông mà thôi. Trong bóng tối ông áp sát vào một vạt tường. Đội tuần sau khi bàn bạc về con đường phải đi, đã rẽ sang trái về phía triền sông Seine.
Hai kẻ trốn tránh đã thoát nạn. Tuy nhiên Jean Valjean chỉ lại cất bước khi im lặng đã trở lại hoàn toàn quanh ông.
Chuyến đi càng lúc càng trở nên khó khăn, mức độ của những cái vòm thường thay đổi. Jean Valjean cảm thấy đói và khát, sức mạnh của ông dù thần kỳ và rất ít giảm sút bởi tuổi tác, tuy thế đã bắt đầu yếu đi. Cơn mệt đến. Chuột chạy rần rần dưới chân ông. Một lần, ông dừng chân tạm nghỉ và đặt Manus trên cái ụ của đường cống. Phía trên họ, một cửa sổ tầng hầm tỏa ra luồng sáng khá chói chang. Jean Valjean dùng đầu ngón tay vén những lớp quần áo của Mariusđang cọ sát vào những vết đứt há miệng của da thịt chàng. Trái tim vẫn còn đập.
ông xé áo sơ mi của mình băng bó các vết thương và cầm lại máu đang chảy. ông bắt gặp trong túi chàng trai một quyển sổ tay, nơi trang đầu có bốn dòng tự tay marius viết. Sau đó ông lại vác lên gánh nặng và cất bước.
Giờ đây ông mệt mỏi đến đỗi cứ ba hoặc bốn bước, ông buộc phải lấy lại hơi thở và tựa vào tường. Trong một trong những lần dừng chân nghỉ cuối cùng, ông ngước mắt nhìn lên và thoáng thấy một tia sáng ở thật xa phía trước. Đó là ánh sáng ban ngày. ông đã thấy được lối ra. ông không thấy mệt nữa; ông gần như chạy về phía cái vòm cầu hình vuông cung mở ra bầu trời rộng kia. Nhưng khi đến nơi, ông khựng lại : vòm cầu đóng kín bằng một cánh cửa lưới sắt với ống khóa kiên cố.
Bấy giờ có thể đã tám giờ tối.
Jean Valjean đặt Manus nằm dọc theo bức tường rồi thử lay chuyển những thanh sắt của cánh cửa lưới sắt.
VÔ ích. Rồi sẽ ra sao đây? ông thấy mình không thể nào trở lui được.
Trong lúc ông đang nghĩ ngợi, đầu óc trĩu nặng, thì một bàn tay đặt lên vai ông và một giọng nói quen thuộc của Thénardier, thốt lên :
Chia hai?
Quá quen thuộc với những cuộc báo động, Jean Valjean sớm lấy lại sự nhanh nhạy của mình.
Thénardier nghiêng đầu về phía ông, thử nhận ra ông, nhưng vì Jean Valjean quay lưng về phía ánh sáng nên Thénardier không nhận ra ông.
Làm sao ông ra khỏi chỗ này được? ông cựu chủ quán tiếp lời. ông không thể mở ống khóa được. Vì thế mà tôi đã bảo ông : " Chia hai " . ông đã giết người, còn tôi tôi có chìa khóa. Tôi không biết ông nhưng tôi muốn giúp ông. ông hãy là bạn tôi.
Jean Valjean chợt hiểu. Thénardier tưởng ông là một tên sát nhân. Thénardier móc ra một cái chìa khóa to từ bên trong lớp áo bờ lu của mình.
Đây là chìa khóa, ông ta nó. Ngoài ra tôi còn cho ông sợi dây còn hòn đá, ông sẽ tìm ra ở bên ngoài. Rồi ông sẽ ném tên đó xuống sông. Đó là cái hố chôn đúng nghĩa đây. Bây giờ chúng ta hãy kết luận đi. ông đã thấy chìa khóa của tôi, hãy cho tôi thấy tiền của ông.
Một điều có vẻ kỳ lạ đối với Jean valjean. Dáng điệu của Thénardier không đơn giản, ông ta nói nhỏ như sợ có ai nghe thấy.
Chúng ta hãy kết thúc đi, Thénardier tiếp lời. Tên đó có bao nhiêu tiền
Jean Valjean lục lạo trong túi. ông móc ra một đồng tiền vàng, hai đồng năm frăng và năm hoặc sáu đồng xu to.
- ông giết hắn không được cao giá lắm, Thénardier bỉu môi nói.
Và trong lúc giả vờ nắn túi Marius, ông ta xé một mảnh vải áo rách của Marius mà ông ta giấu bên trong tay áo bờ lu của ông ta với ý nghĩ rằng sau này mảnh vải ấy có thể giúp ông ta nhận ra kẻ giết người và người bị giết. Rồi ông ta cho ba mươi frăng vào túi. ông ta giúp Jean Valjean đặt lại Marius trên vai, ông ta bước về phía tấm lưới sắt và thận trọng nhìn ra bên ngoài. ông ta đặt chìa khóa vào ổ khóa và cánh cửa mở ra không gây tiếng động.
Điều dễ thấy là cánh cửa lưới sắt này và những cái bản lề được vô dầu mỡ cẩn thận, không mhư người ta tưởng, vẫn thường được mở ra. Chắc chắn đường cống cũng đồng lõa với băng đảng bí mật nào đó.
Jean Valjean đã ra ngoài, trên bờ sông Seine.
Thénardier đã trở về với bóng đêm.
Jean Valjean đặt Marius nằm trên bờ sông. Rồi ông quỳ xuống bên chàng, và ông sung sướng nhìn lên bầu trời lấp lánh sao.
Bất chợt ông cảm thấy có người phía sau. ông quay lại Một người đàn ông dáng dấp cao, mặc một chiếc áo rây đanh gột dài, hai cánh tay bắt chéo, đang đứng cách ông mấy bước. Jean Valjean nhận ra Javert.
Sau khi rời vật chướng ngại trong tuyệt vọng, Javert đã đến sở cảnh sát, tại đây ông ta đã biện bạch về nhiệm vụ của mình, sau đó đã nhận lại ngay công tác đòi hỏi ông ta phải canh chừng từ tả ngạn sông Seine đến Champs-elysées. Tại đây ông ta đã thoáng thấy Thénardier và đã theo dõi ông này. Sau đó thấy Thénardier vào đường cống nhờ một cái chìa khóa đánh cắp, ông ta vẫn ở lại rình rập. Bằng cách đưa Jean Valjean ra ngoài, Thénardier đã treo một miếng mồi cho cảnh sát và khiến cảnh sát buông bỏ việc theo dấu ông ta. Món lợi kép.
Javert không nhận ra Jean Valjean ngay. ông ta hỏi :
- ông là ai?
- Tôi.
- Là ai?
Jean Valjean.
Javert đặt hai bàn tay khỏe mạnh lên vai Jean Valjean. ông ta cong người lại. Khuôn mặt họ gần chạm vào nhau.
Thanh tra Javert, Jean Valjean nói mà không tìm cách thoát ra. ông đã tóm được tôi. Hãy bắt tôi. Nhưng hãy chấp thuận cho tôi một điều. Tôi đã mang người này từ vật chướng ngại tới đây. Hãy mang cậu ấy trở về nhà giùm tôi. Tôi chỉ yêu cầu ông có thế.
Nét mặt của Javert co lại trông thật đáng sợ.
- Đi nào! ông ta nói giọng khàn khàn như kinh ngạc về sự nhượng bộ của mình.
Một tiếng đồng hồ sau, một cỗ xe dừng lại trước nhà Gillenormand. Những tiếng gọi của Javert đánh thức mọi người trong nhà đã ngủ. Người ta đưa Manus lên tầng nhất, trong lúc những người giúp việc hốt hoảng tìm y sĩ, xé vải chuẩn bị băng để rịt vết thương, trong lúc ông Gillenormand cúi xuống đứa cháu ngoại khóc nức nở vì thương mến và vì đau đớn, Javert và Jean Valjean bước trở lên xe.
- Hãy cho tôi trở về nhà một chốc lát, Jean Valjean yêu cầu. Sau đó ông làm gì tôi cũng được.
Javert im lặng một hồi, cằm rút vào cổ áo rây đanh gột, rồi trao địa chỉ cho người đánh xe. Đến nơi, ông ta trả tiền xe và tống khứ người đánh xe.
và khi Jean Valjean gõ cửa nhà số 7 :
- ông hãy lên đi! Javert nói. Tôi đợi ông ở đây.
ông ta nói câu đó với vẻ mặt kỳ lạ như thể ông ta phải cố gắng lắm để nói được như thế.
Jean Valjean bước lên, không khỏi kinh ngạc về sự tin cậy bất ngờ đó của Javert. Đến tầng nhất, ông tự nhiên thò đầu qua cửa sổ mở ra đường. ông rất đỗi sửng sốt vì trước nhà không còn ai nữa. Javert đã bỏ đi ...
Chuông nhà thờ Đức Bà vừa gõ một giờ. Chống khuỷu tay lên lan can cầu, Javert nhìn đăm đăm xuống dòng nước sông Seine âm u. Người tù khổ sai đó đã cứu ông ta, Javert! Và điều còn khó tin hơn là ông ta, Javert, đã cứu người tù khổ sai đó! Đó là điều có thể chịu đựng được không?
Không.
Và Javert bước qua lan can cầu.
Nguồn: http://vnthuquan.net/