PHẦN BA
30
Mặt trời chưa lên cao lắm, bốn trăm tù nhân của trại Vernet đứng đợi trên sân ga dù sao cũng đã nhuốm cái nóng ban ngày. Một trăm năm mươi người bị giam ở nhà ngục Saint-Michel đến nhập bọn cùng họ. Trong đoàn tàu, giữa các toa chở hàng dành cho chúng tôi, có móc vài toa hành khách. Những tên Đức phạm các tội vặt được đưa lên đó. Chúng trở về nhà, có người áp giải. Rồi đến lượt các nhân viên Gestapo, được hồi hương cùng gia đình, trèo lên toa. Bọn Waffen-SS ngồi ở các bậc lên xuống, súng đặt trên lòng. Schusterf đang hạ lệnh cho binh lính. Ở cuối đoàn tàu, chúng cho nối vào một mặt sàn bên trên lắp một đèn chiếu cực lớn và một khẩu súng liên thanh. Bọn SS xô đẩy chúng tôi. Mặt một người tù không hợp mắt một tên trong bọn . Y nện người đó một báng súng. Anh ngã lăn xuống đất rồi ngồi dậy, tay ôm bụng. Cửa các toa chở súc vật mở ra. Tôi ngoảnh lại và nhìn một lần cuối sắc màu của ban ngày. Không một gợn mây, một ngày hè nóng nực đang báo hiệu, và tôi ra đi, sang nước Đức.
Sân ga tuy thế đen đặc người, những đoàn tù hình thành trước mỗi toa, còn tôi, thật kỳ lạ, tôi không nghe thấy một tiếng động nào nữa. Trong khi bọn chúng đẩy chúng tôi lên, Claude ghét vào tai tôi.
- Lần này, là chuyến đi cuối cùng.
- Em im đi!
- Anh cho là ở trong ấy chúng ta sẽ trụ được bao lâu?
- Lâu chừng nào cần thiết. Anh cấm em
Claude nhún vai, đến lượt nó trèo lên, nó giơ tay cho tôi, tôi đi theo nó. Sau lưng chúng tôi, cánh cửa toa đóng lại.
Mắt tôi phải mất một ít thời gian để quen với bóng tối. Những tấm ván có dây thép gai bao quanh được đóng đinh vào cửa sổ. Bảy mươi người chúng tôi chồng chất trong toa, có thể nhiều hơn một ít. Tôi hiểu rằng để nghỉ ngơi, sẽ phải nằm duỗi người thay phiên nhau.
Chẳng mấy chốc đã là giữa trưa, cái nóng không sao kham nổi và đoàn tàu vẫn không nhúc nhích. Nếu tàu chạy, có lẽ chúng tôi sẽ được một chút gió, nhưng chẳng có gì xảy ra hết. Một người Italia không chịu nổi cái khát, đi tiểu vào hai bàn tay và uống nước giải của chính mình. Kìa anh ta đang lảo đảo và ngất đi. Ba người chúng tôi đỡ lấy anh dưới luồng không khí mỏng manh đi qua khe cửa sổ. Nhưng trong lúc chúng tôi giúp anh hồi lại, thì một số khác bất tỉnh và ngã lao xuống.
- Hãy nghe này! thằng em tôi khẽ nói.
Tất cả chúng tôi căng tai ra và nhìn nó, nghi hoặc.
- Suỵt, nó nài thêm.
Đó là tiếng ầm ào của cơn giông mà nó nghe thấy, và những giọt mưa lớn đã lộp bộp trên nóc toa. Meyer lao người, giơ hai cánh tay về phía dây thép gai và bị thương, có hề gì, hòa với máu chảy trên da anh là một ít nước mưa, anh liếm nó. của anh bị một số người khác tranh giành. Khát, kiệt sức, sợ hãi, những con người đang trở thành những con vật; nhưng, xét cho cùng, làm sao trách họ đã mất lý trí, chúng tôi chẳng đang bị nhốt trong toa chở súc vật đó sao?
Một cái lắc giật, đoàn tàu rục rịch. Nó chạy vài mét rồi đứng yên.
Đến lượt tôi ngồi. Claude ở bên cạnh tôi. Lưng dựa vào thành toa, đầu gối co quắp lại để chiếm ít chỗ hết mức có thể. Bốn mươi độ trong toa và tôi cảm nhận hơi thở hổn hển của nó, như hơi thở của những con chó buông mình vào giấc ngủ trưa trên tảng đá nóng.
Toa tàu lặng lẽ. Thỉnh thoảng, một người ho lên trước khi ngất đi. Tại phòng chờ của tử thần, tôi tự hỏi cái người điều khiển đầu máy đang nghĩ gì, các gia đình người Đức yên vị trên những ghế dài nhỏ tiện nghi trong ngăn của họ đang nghĩ gì, những người đàn ông đàn bà kia, cách chúng tôi hai toa tàu, đang ăn no uống đủ. Trong số họ liệu có vài kẻ tưởng tượng ra những tù nhân đang ngạt thở, những thanh thiếu niên bất tỉnh, tất cả những con người mà người ta muốn tước đoạt phẩm giá trước khi sát hại?
- Jeannot, phải chuồn khỏi dây trước khi quá muộn.
- Bằng cách nào?
- Em không biết, nhưng em muốn anh nghĩ đến chuyện này cùng với em.
Tôi không biết liệu Claude nói thế vì nó thật sự tin là có thể trốn thoát, hoặc chỉ vì nó cảm thấy tôi đang tuyệt vọng. Mẹ luôn bảo chúng tôi rằng cuộc sống chỉ giữ vững được nhờ niềm hy vọng mà người ta cho nó. Tôi những muốn ngửi thấy mùi hương của mẹ, nghe giọng nói của mẹ và nhớ lại rằng chỉ mới vài tháng trước, tôi còn là một đứa trẻ. Tôi nhìn nụ cười của mẹ sững lại, mẹ nói với tôi những lời mà tôi không nghe thấy. Môi mẹ thốt lên "Hãy cứu lấy mạng sống của em con, đừng bỏ cuộc, Raymond, đừng bỏ cuộc!"
- Mẹ?
Một cái tát kêu bốp trên má tôi.
- Jeannot?
Tôi lúc lắc đầu và trong màn sương mù mờ, tôi nhìn thấy bộ mặt thẹn thùng của thằng em. Nó nói để xin lỗi tôi:
- Em nghĩ anh sắp bất tỉnh đến nơi.
- Đừng gọi anh là Jeannot nữa, điều ấy không còn ý nghĩa!
- Chừng nào chúng ta chưa thắng trong cuộc chiến tranh, em còn tiếp tục gọi anh là Jeannot!
- Tùy em thôi.
Tối đến. Cả ngày con tàu vẫn không nhúc nhích. Ngày mai, nó sẽ nhiều lần thay đổi đường ray, song chẳng rời nhà ga. Binh lính la hét, họ nối thêm những toa mới. Sẩm tối hôm sau, bọn Đức phân phát cho mỗi người một ít bột trái cây và một nắm bánh lúa mạch cho ba ngày, song vẫn không có nước.
Ngày hôm sau, khi cuối cùng con tàu ra đi, chẳng ai trong chúng tôi có sức để nhận ra điều đó ngay.
Álvarez nhỏm dậy. Cậu quan sát các vệt do ánh sáng vẽ trên nền toa, qua những tấm ván đóng đinh vào cửa sổ. Cậu ngoảnh lại và nhìn chúng tôi, trước khi đẩy những sợi dây thép gai ra khiến bàn tay rách toạc.
Một người sợ sệt hỏi:
- Cậu đang làm gì thế?
- Theo ý cậu?
- Tớ mong rằng cậu không định đào tẩu chứ?
- Điều ấy động gì đến cậu nhỉ? Álvarez vừa đáp vừa mút chỗ máu đang chảy ra từ ngón tay mình.
- Nó động đến tớ ở chỗ nếu cậu bị tóm, chúng sẽ bắn chết mười người trong chúng ta để trả đũa. Cậu không nghe thấy điều ấ chúng nói ở nhà ga sao?
- Vậy nếu cậu quyết định ở lại đây và nếu chúng chọn cậu thì cậu hãy cảm ơn tớ đi. Tớ sẽ rút ngắn các đau đớn cho cậu. Cậu cho là con tàu này đưa ta đến đâu đây?
- Tớ không biết gì hết và tớ không muốn biết! người tù vừa rền rĩ vừa bám lấy áo của Álvarez.
- Đến các trại tử thần! Chính ở đó sẽ gặp lại nhau tất cả những người nào trước đây chưa chết ngạt, chưa bị nghẹt thở vì lưỡi của bản thân họ sưng phồng lên. Cậu hiểu chứ? Álvarez vừa hét vừa gỡ mình ra khỏi sự nắm víu của người bạn tù.
- Cậu tẩu thoát đi và để cho anh ta yên, Jacques can thiệp; và anh giúp Álvarez xê dịch những tấm ván khỏi ô cửa sổ.
Álvarez kiệt sức, cậu mới mười chín tuổi và niềm tuyệt vọng hòa lẫn nỗi giận dữ nơi cậu.
Các tấm ván được kéo ngả vào bên trong toa. Cuối cùng gió thổi vào, và dù một số người sợ hãi những gì anh bạn mưu toan, song tất cả đều thưởng thức cái mát đang thâm nhập. Álvarez cằn nhằn:
- Mặt trăng chết tiệt! Hãy nhìn cái ánh sáng ********** ********* kia, cứ như thể giữa ban ngày.
Jacques nhìn ra cửa sổ, xa xa là một khúc ngoặt, một khu rừng in hình trong đêm
- Nhanh lên cậu, nếu cậu muốn nhảy thì là bây giờ đấy!
- Ai muốn theo tôi?
- Tôi, Titonel đáp.
- Cả tôi nữa, Walter nói thêm.
- Chúng ta sẽ xem sau, Jacques ra lệnh, nào, trèo lên, tớ cúi làm thang cho cậu leo.
Và thế là anh bạn chuẩn bị thực hiện kế hoạch mang trong đầu từ khi những cánh cửa toa đóng lại cách đây hai hôm. Hai ngày và hai đêm, dài hơn tất cả những ngày đêm của địa ngục.
Álvarez nhoài người lên cửa sổ và đưa hai chân ra ngoài trước khi lật người lại. Sẽ phải bám lấy thành toa, và để thân mình trườn xuống. Gió quất vào hai má cậu và đem lại cho cậu chút sức lực, trừ phi những sức lực đó tái sinh từ niềm hy vọng thoát hiểm. Chỉ cần tên lính Đức ở cuối đoàn tàu, cái tên đứng sau khẩu súng liên thanh, không trông thấy cậu; chỉ cần hắn không nhìn về phía cậu. Vài giây thôi, thời gian để khu rừng nhỏ lại gần, cậu sẽ nhảy ở đó. Và nếu cậu không gãy cổ khi rơi xuống nền đá và cát của đường tàu, thì cậu sẽ tìm thấy nó trong bóng tối khu rừng, cái sự thoát hiểm ấy. Vài giây nữa, và Álvarez buông tay. Lập tức, vang lên tiếng súng liên thanh; chúng bắn từ khắp nơi.
- Tôi đã bảo các cậu rồi mà! người tù khi nãy kêu lên. Thật là một sự điên
- Cậu im đi! Jacques ra lệnh.
Álvarez lăn mình trên mặt đất. Đạn cào xé đất xung quanh cậu. Xương sườn cậu gãy, nhưng cậu sống. Kìa cậu đang vắt chân lên cổ chạy. Sau lưng, cậu nghe thấy tiếng phanh tàu nghiến. Một bầy đã lao theo cậu; và trong lúc cậu luồn lách giữa các thân cây, phóng đến đứt hơi, những tiếng sống nổ vang xung quanh cậu, làm bắn ra những mẩu vỏ của các cây thông bao bọc cậu.
Rừng thưa dần; phía trước, dòng sông Garonne trải ra như một dải băng dài ánh bạc trong đêm.
Tám tháng giam cầm, tám tháng thiếu ăn, lại thêm hai ngày kinh khủng trên tàu; nhưng Álvarez có tâm hồn của một người năng nổ chiến đấu. Cậu có trong mình sức mạnh mà tự do trao cho. Và trong lúc lao xuống dòng sông, Álvarez tự nhủ nếu cậu thành công, những người khác sẽ làm theo; thế thì cậu sẽ không chết đuối, các chiến hữu đáng để cậu làm cuộc lữ hành này. Không, Álvarez sẽ không chết tối nay.
Xa hơn bốn trăm mét, cậu trườn lên bờ sông bên kia. Loạng choạng, cậu bước về phía đốm sáng duy nhất lấp lánh trước mặt mình. Đó là khung cửa sổ sáng đèn của một ngôi nhà ven cánh đồng. Một người đàn ông đến với cậu, ông ta xốc nách cậu và dìu cậu về tận nhà mình. Ông đã nghe thấy những tràng súng nổ. Con gái ông và ông tiếp đón cậu.
Quay lại đường tàu, bọn SS điên giì không tìm thấy con mồi, chúng đá và nện báng súng vào các thành toa, như để cấm mọi sự thì thầm bên trong. Chắc hẳn sẽ có sự trả đũa, nhưng không phải ngay lập tức. Tên trung uý Schuster quyết định cho đoàn tàu lại khởi hành. Với lực lượng Kháng chiến từ nay lan rộng trong miền, lần chần ở đây là không hay. Đoàn tàu có thể bị tấn công. Binh lính trở lên tàu và đầu máy chuyển mình.
Nuncio Titonel, lẽ ra phải nhảy ngay sau Álvarez đành bỏ cuộc. Anh hứa lần sau sẽ thử làm. Lúc anh nói, Marc cúi đầu xuống. Nuncio là anh của Damira. Sau khi bị bắt, Marc và Damira bị tách khỏi nhau và từ sau cuộc thẩm vấn, cậu không biết tình hình cô ra sao. Ở nhà tù Saint-Michel, cậu chưa bao giờ được tin cô và ý nghĩ của cậu không thể rời khỏi cô. Nuncio nhìn Marc, anh thở dài rồi đến ngồi bên cậu. Họ chưa bao giờ dám nói với nhau về người phụ nữ lẽ ra có thể khiến họ thành anh em nếu quyền tự do yêu nhau được trao cho họ. Nuncio hỏi:
- Tại sao cậu không bảo tôi là cậu với nó cùng nhau?
- Vì bạn ấy cấm em làm thế.
- Ý nghĩ thật kỳ cục!
- Bạn ấy sợ phản ứng của anh, Nuncio ạ. Em không phải người Italia...
- Nếu cậu biết rằng tôi mốc cần cậu không phải người đồng hương với chúng tôi, khi mà cậu yêu nó và tôn trọng nó. Tất cả chúng ta đều là người ngoài của một ai đó.
- Đất cả chúng ta đều là người ngoài của một ai đó.
- Dù sao chăng nữa, thì tôi cũng biết từ ngay đầu tiên.
- Ai bảo anh?
- Giá cậu nhìn thấy bộ mặt nó khi nó về nhà, cái lần đầu tiên chắc hẳn cô cậu đã hôn nhau! Và hễ đi làm nhiệm vụ cùng cậu, hoặc đến nơi nào mà nó phải gặp cậu, thì nó từng mất bao nhiêu thì giờ sửa soạn. Chẳng cần phải tinh ranh lắm mới hiểu.
- Em xin anh, Nuncio, đừng nói về Damira ở thì quá khứ.
- Cậu biết đấy, Marc, vào giờ này, chắc nó phải đang ở Đức, tôi không quá nhiều ảo tưởng đâu.
- Thế thì, tại sao bây giờ anh lại nói với em về những chuyện ấy?
- Bởi vì, trước đây, tôi từng nghĩ rằng ta sẽ thoát, rằng ta sẽ được thả, tôi đã không muốn cậu bỏ cuộc.
- Nếu anh đào tẩu, em sẽ đi cùng anh, Nuncio!
Nuncio nhìn Marc, anh đặt tay lên vai cậu và ôm riết cậu vào người.
- Điều khiến tôi yên lòng, là Osna, Sophie và Marianne ở cùng nó, rồi cậu xem, họ sẽ giúp đỡ nhau. Osna sẽ lo toan sao cho họược, không bao giờ cô ấy buông tay đâu, cậu có thể tin ở tôi!
- Cậu cho là Álvarez thoát chứ? Nuncio nói tiếp.
Chúng tôi không biết anh bạn của chúng tôi có sống sót hay không, nhưng dù thế nào, anh đã tẩu thoát được và với tất cả chúng tôi, niềm hy vọng lại nảy nở.
Vài giờ sau, chúng tôi tới Bordeaux.
° ° °
Mờ sáng, các cánh cửa mở ra. Cuối cùng, họ phát cho chúng tôi một ít nước, thoạt tiên phải uống bằng cách thấm cho ướt môi, rồi hớp từng ngụm nhỏ, trước khi khi họng chịu mở để cho chất lỏng đi qua. Tên trung uý Schuster cho phép chúng tôi xuống từng nhóm bốn hoặc năm người. Thời gian để đại tiểu tiện ở cách xa đường tàu. Mỗi tốp đi đều có lính mang súng vây quanh; vài tên mang lựu đạn để đề phòng một cuộc chạy trốn tập thể. Chúng tôi ngồi xổm xuống trước mặt chúng; đó chỉ là thêm một sự nhục mạ nữa, phải sống cùng thôi. Thằng em nhìn tôi, vẻ buồn bã. Tôi cố mỉm cười với nó dù khéo dù vụng, tôi cho là vụng.
31
Ngày 4 tháng Bảy
Các cánh cửa lại đóng và cái nóng tăng lên tức khắc. Đoàn tàu khởi hành. Trong toa, mọi người nằm xuống sàn. Chúng tôi, các chiến hữu trong đội, ngồi dựa lưng vào thành toa trong cùng. Nhìn chúng tôi như vậy, có thể ngỡ chúng tôi là con cái những người ka, ấy thế mà, thế mà...
Chúng tôi bàn về hành trình. Jacques đánh cuộc là Angoulême, Claude mơ Paris, Marc tin chắc chúng tôi đang đi về Poitiers, số đông đồng ý là Compiègne. Ở đó, có một trại chuyển tiếp dùng làm ga thông tàu. Tất cả chúng tôi đều biết là cuộc chiến đang tiếp diễn ở Normandie, hình như có đánh nhau ở miền Tours. Các đạo quân Đồng minh đang tiến về phía chúng tôi, còn chúng tôi đang tiến về phía cái chết. Thằng em tôi nói:
- Anh biết đấy, em cho rằng chúng mình là con tin nhiều hơn là tù nhân. Có thể chúng sẽ thả chúng mình ở biên giới. Tất cả lũ Đức kia đều muốn về nhà chúng, và nếu tàu không đi được đến Đức, thì Schuster và quân của hắn sẽ bị bắt. Thực ra, chúng sợ lực lượng Kháng chiến gây cho chúng quá nhiều chậm trễ bằng cách làm nổ đường sắt. Chính vì thế mà tàu không tiến lên. Schuster cố lách giữa các mắt lưới. Một mặt, hắn bị kẹp bởi gọng kìm của bạn bè chúng ta ở các chiến khu, còn mặt khác, hắn sợ chết khiếp một trận ném bom của không quân Anh.
- Em lấy ở đâu ra ý tưởng ấy? Em tự nghĩ một mình ư?
- Không, nó thú nhận. Trong khi ta đi tiểu trên đường tàu. Meyer đã nghe thấy hai thằng lính nói với nhau.
- Thế Meyer hiểu tiếng Đức sao? Jacques chất vấn.
- Cậu ấy nói tiếng yiddish...
- Thế bây giờ Meyer ở đâu?
- Ở toa bên cạnh, Claude trả lời.
Và nó vừa nói hết câu là tàu lại dừng. Claude trườn lên cửa sổ. Xa xa, nhìn thấy một nhà ga nhỏ, đó là Parcoul-Médillac.
Lúc ấy là mười giờ sáng, không bóng dáng một hành khách, cũng chẳng thấy một nhân viên hỏa xa. Thinh lặng bao trùm vùng quê lân cận. Ngày kéo dài trong cái nóng không kham nổi. Chúng tôi ngạt thở. Để giúp chúng tôi trụ được, Jacques kể một câu chuyện, François Francois ngồi bên nghe anh, chìm trong suy nghĩ. Một người rên rỉ ở cuối toa, anh ngất đi. Ba chúng tôi khiêng anh về phía cửa sổ. Ở đấy có một chút gió. Một người khác xoay tròn, hình như anh chớm phát điên, anh bắt đầu hét lên, tiếng anh than nhức nhối và đến lượt anh gục xuống. Ngày trôi qua như thế, cách nhà ga nhỏ vài mét, một ngày mồng 4 tháng Bảy, ở Parcoul-Médiallic.
32
Lúc ấy là bốn giờ chiều. Jacques không còn nước bọt nữa, anh ngừng lời. Vài tiếng rì rầm khuấy động sự đợi chờ không sao chịu nổi. Tôi ngồi xuống cạnh Claude và nói:
- Em có lý, phải nghĩ đến chuyện tẩu thoát.
- Chúng ta chỉ mưu sự khi nào chắc chắn tất cả có thể cùng thoát, Jacques ra lệnh.
- Suỵt! thằng em tôi nói khẽ.
- Gì thế?
- Anh im đi mà nghe!
Claude đứng dậy, tôi làm theo. Nó tiến về phía cửa sổ và nhìn ra đằng trước. Lại là tiếng của cơn giông mà em tôi nghe thấy trước những người khác hay sao?
Bọn Đức rời tàu và chạy về phía các cánh đồng, Schuster dẫn đầu. Các nhân viên Gestapo và gia đình chúng lao đến nấp sau các bờ dốc. Binh lính đặt trên đó những khẩu liên thanh nhằm vào chúng tôi, như để đó những khẩu liên thanh nhằm vào chúng tôi, như để phòng trước mọi cuộc bỏ trốn. Giờ đây Claude đang nhìn lên trời, căng tai nghe ngóng. Nó hét:
- Máy bay! Anh lùi lại đi! Tất cả mọi người lùi lại và nằm xuống!
Nghe tiếng ù ù của những máy bay đang đến gần.
Chàng thanh niên đội trưởng đội phi c khu trục vừa tổ chức mừng sinh nhật hai mươi ba tuổi, ngày hôm qua, ở nhà ăn sĩ quan tại một phi trường phía Nam nước Anh. Hôm nay, anh lướt trên không trung. Tay anh giữ cần lái, ngón cái đặt trên nút bấm điều khiển các khẩu liên thanh bên cánh. Trước mặt anh, một đoàn tàu đứng im trên đường sắt, việc tấn công sẽ dễ dàng. Anh ra lệnh cho các đội viên vào đội hình, chuẩn bị oanh kích, và máy bay của anh lao xuống mặt đất. Các toa tàu in hình trong kính ngắm, chắc chắn đây là một chuyến hàng của bọn Đức nhằm tiếp tế cho mặt trận. Lệnh ban ra là phá hủy hết. Phía sau anh, các phi cơ biên xếp thành hàng trên nền trời xanh, họ đã sẵn sàng. Đoàn tàu ở trong tầm bắn. Ngón cái của phi công chạm nhẹ vào cò súng. Trong buồng lái, cũng cảm thấy cái nóng.
Bây giờ đây! Tiếng nổ giòn từ các cánh phi cơ và những vạch đạn dài như những lưỡi dao xuyên về phía con tàu mà đội bay đang lượn bên trên, trước sự đáp trả của bọn lính Đức.
Trong toa chúng tôi, những vách gỗ vỡ ra dưới làn xạ kích. Đạn rít khắp nơi; một người rú lên và lăn xuống, một người khác ôm lấy ruột gan đang bung ra từ vùng bụng bị xé rách, người thứ ba bị tiện đứt chân, đúng là một cuộc tàn sát. Các tù nhân cố ẩn nấp sau những hành lý còm của mình; mối hy vọng nực cười được sống sót sau cuộc không kích. Jacques lao mình đè lên François Francois, lấy thân mình che chắn cho cậu. Bốn phi cơ Anh nối tiếp nhau, tiếng động cơ gầm gào đập thình thịch tận thái dương chúng tôi, nhưng kìa chúng đã bay ra xa và lên cao trên bầu trời. Qua ô cửa sổ, bọn tôi thấy chúng lượn ở phía xa và bay ngược dọc đoàn tàu, lần này ở tầm
- Tôi lo lắng cho Claude và ôm chặt nó vào lòng. Mặt nó tái xanh tái nhợt.
- Em không sao chứ?
- Không, nhưng anh, thì anh đang chảy máu ở cổ, em tôi vừa nói vừa vuốt lên vết thương của tôi.
Chỉ là một mảnh đạn làm xước da. Xung quanh chúng tôi nỗi ảo não ngự trị. Trong toa có sáu người chết và chừng ấy người bị thương. Jacques, Charles và François Francois an toàn. Chúng tôi không biết gì về tổn thất ở các toa khác. Trên bờ dốc, một tên lính Đức dằm mình trong máu.
Xa xa, chúng tôi rình nghe tiếng máy bay đang đến gần. Claude thông báo:
- Họ trở lại.
Tôi nhìn nụ cười buồn bã phác trên môi nó, như thể nó muốn nói với tôi lời vĩnh biệt mà không dám bất tuân mệnh lệnh tôi đã ra cho nó là phải sống. Tôi chẳng biết điều gì xảy ra với tôi. Các động tác của tôi chỉ nối tiếp nhau, vận hành do cái mệnh lệnh khác mà mẹ đã ban cho tôi trong một cơn ác mộng gần đây. "Hãy cứu lấy mạng sống của em con." Tôi hét bảo Claude
- Đưa áo sơ mi cho anh!
- Gì cơ?
- Cởi ngay áo và quẳng cho anh.
Tôi cũng làm như vậy với sơ mi của mình, nó màu lam, áo em tôi trăng trắng và trên thân mình một người nằm sóng sượt trước mặt, tôi giằng ra một mảnh vải nhuốm máu đỏ.
Tay cầm ba mảnh vải, tôi lao ra cửa sổ, Claude đứng làm thang cho tôi. Tôi thò cánh tay ra ngoài, và vừa nhìn những chiếc máy bay đang lao xuống chúng tôi, vừa vẫy tay cùng với lá cờ ứng tác của mình.
Trong buồng lái, chàng đội trưởng trẻ tuổi chói mắt vì ánh nắng. Anh hơi nghiêng đầu sang một bên, để khỏi bị lóa. Ngón cái của anh vuốt ve cò súng. Con tàu còn ở ngoài tầm ngắm, nhưng vài giây nữa, anh có thể hạ lệnh bắn loạt thứ hai. Xa xa, đầu máy tỏa khói ở chỗ xiên ngang. Bằng chứng cho thấy đạn đã xuyên thủng nồi hơi.
Một chuyến tạt qua nữa có lẽ, và đoàn tàu này sẽ không bao giờ lại ra đi được nữa.
Ở đầu cánh trái của anh, cánh của phi công biên gần như hòa nhập. Anh ra hiệu cho anh ta, sắp tấn công đến nơi. Anh nhìn vào kính ngắm và ngạc nhiên vì một đốm màu ra hiệu bên sườn một toa tàu. Như thể nó lay động. Ánh lấp lánh của một nòngăng? Chàng phi công trẻ biết rõ các nhiễu xạ lạ thường của ánh sáng. Đã bao lần, trên không trung kia, anh từng xuyên qua những chiếc cầu vồng mà người ta không nhìn thấy từ mặt đất, như những vạch muôn màu nối liền các áng mây.
Máy bay chớm nhào xuống, và trên cần lái bàn tay người phi công đang chuẩn bị. Phía trước anh, cái vệt đỏ và lam tiếp tục vẫy. Làm gì ra những khẩu súng có màu, thế rồi có miếng vải trắng ở giữa, chẳng phải tạo nên một lá cờ Pháp đó sao? Ánh mắt anh chằm chằm vào những mảnh vải mà người ta đang vẫy vẫy từ bên trong một toa tàu. Chàng đội trưởng người Anh bàng hoàng, ngón tay cái của anh im sững lại.
- Break, break, break! 1 anh hét vào máy vô tuyến, và để biết chắc các phi công biên đã nghe được lệnh mình, anh nhấn lại ga, đập mạnh cánh và lấy lại độ cao.
Phía sau anh, các phi cơ phá đội hình và cố theo anh; cứ như thể một bầy ong hoảng hốt đang bay lên trời.
Từ cửa sổ, tôi nhìn thấy các phi cơ xa dần. Tôi cảm thấy rõ những cánh tay của thằng em trĩu xuống dưới bàn chân mình, nhưng tôi víu lấy thành toa, để nhìn các phi công tiếp tục bay.
Tôi những muốn được là một người trong số họ; tối nay, họ sẽ trở về nước
- Thế nào? Claude cầu khẩn.
- Thế thì, anh cho là họ đã hiểu. Cái đập cánh của họ là một lời chào.
Trên cao, các máy bay lại tập hợp. Người đội trưởng trẻ thông báo tin tức cho những phi công khác. Đoàn tàu mà họ đã nã liên thanh, không phải một chuyến tàu chở hàng. Trên toa là các tù binh. Anh đã nhìn thấy một người trong các tù binh ấy vẫy cờ để báo cho họ biết.
Viên phi công ngả cần lái, máy bay nghiêng mình và lướt cánh. Bên dưới, Jeannot nhìn thấy nó vòng lại và bay ngược đường để ở vào vị trí phía sau đoàn tàu. Thế rồi, kìa nó lại chúc xuống đất; lần này, với tốc độ chầm chậm. Máy bay ngược lên theo chiều ngang con tàu. Có thể nói nó gần như là là, chỉ cách mặt đất vài mét.
Dọc các bờ dốc, binh lính Đức kinh ngạc, không một tên nào dám cựa quậy. Còn người phi công không rời mắt khỏi lá cờ ứng tác mà một tù binh tiếp tục vẫy vẫy bên cửa sổ một toa tàu. Khi đến ngang tầm lá cờ, anh giảm tốc độ hơn nữa, ở giới hạn của sự ngừng hoạt động. Anh quay mặt lại. Khoảnh khắc vài giây, hai cặp mắt xanh nhìn nhau đăm đắm. Mắt một trung úy trẻ tuổi người Anh trên chiếc máy bay khu trực thuộc Không lực Hoàng gia và mắt một tù nhân trẻ tuổi người Do Thái đang bị đày sang Đức. Bàn tay người phi công đưa lên vành mũ và bàn tay ấy tôn vinh người tù đang chào lại anh.
Rồi máy bay cất mình lên cao, kèm theo một cái nghiêng cánh chào lần cuối.
- Họ đi rồi ư? Claude hỏi.
- Ừ. Tối nay, họ sẽ ở bên Anh.
- Một ngày kia anh sẽ lái máy bay, Raymond, em thề với anh đấy!
- Anh tưởng em muốn gọi anh là Jeannot cho đến...
- Ta gần như thắng cuộc chiến rồi, anh ơi, hãy nhìn những vệt khói trên trời đi. Mùa xuân đã trở lại. Jacques nói đúng.
Ngày 4 tháng Bảy năm 1944, vào bốn giờ mười phút chiều, hai ánh mắt giao nhau giữa cuộc chiến tranh; chưa đầy vài giây, nhưng với hai chàng trai trẻ, đó là thời gian của một sự vĩnh cửu.
° ° °
Bọn Đức đứng dậy và lại xuất hiện giữa những đám cỏ dại. Chúng trở về con tàu. Schuster lao đến đầu máy để đánh giá thiệt hại. Trong lúc ấy bốn người bị dẫn tới bức tường của một nhà kho dựng gần ga. Bốn tù nhân định chạy trốn, lợi dụng cuộc không kích. Chúng để họ xếp hàng và lập tức hạ sát họ bằng súng liên thanh. Nằm dài trên sân ga, những thân hình bất động của họ đẫm máu, những con mắt lờ đờ như quan sát chúng tôi và bảo chúng tôi rằng với họ, địa ngục đã kết thúc hôm nay, dọc con đường sắt này.
Cửa toa chúng tôi mở ra, tên quân cảnh Đức ọc một cái. Y lùi lại một bước và nôn mửa. Hai tên lính khác vào tiếp, một tay che miệng để khỏi ngửi thấy không khí hôi thối ngự trị nơi này. Mùi khai của nước tiểu hòa lẫn với mùi phân, với xú uế của phủ tạng Bastien, người bị thủng bụng.
Một gã phiên dịch thông báo rằng vài giờ nữa những người chết sẽ được đưa ra khỏi toa, và chúng tôi biết rằng với cái nóng đang ngự trị, mỗi phút sắp tới sẽ khó mà sống nổi.
Tôi tự hỏi liệu chúng có bỏ công chôn cất hay không bốn người bị giết hãy còn nằm sóng sượt, cách đó vài mét.
Ở các toa bên cạnh mọi người cầu cứu. Trên con tàu này có đủ mọi loại nghề nghiệp. Những bóng ma trên tàu là công nhân, công chứng viên, thợ mộc, kỹ sư, giáo viên. Một thầy thuốc, cũng là tù nhân, được phép cứu chữa số người bị thươngng đảo. Ông tên là Van Dick, một bác sĩ ngoại khoa người Tây Ban Nha từng làm thầy thuốc ba năm ở trại Vernet trợ lực cho ông. Trong những giờ tiếp theo họ đã cố hết sức để cứu lấy vài mạng sống, song vô hiệu; họ chẳng có một phương tiện nào và cái nóng nặng nề gay gắt sẽ sớm kết liễu những người còn đang rên rỉ. Một số cầu khẩn hãy báo cho gia đình mình, số khác dường như mỉm cười khi tắt thở, như được giải thoát khỏi các đau khổ. Ở chỗ này tại Parcoul-Médillac, vào lúc chập tối, hàng mấy chục người chết đi.
Đầu máy kod ùng được nữa. Tối nay tàu sẽ không lên đường. Schuster gọi một đầu máy khác, sẽ tới trong đêm.
Từ nay đến lúc ấy các nhân viên hỏa xa sẽ có thì giờ phá hoại đầu máy đó đôi chút, bầu chứa nước của nó sẽ bị rò rỉ, và đoàn tàu sẽ phải dừng lại nhiều hơn để lấy nước.
Đêm tĩnh lặng. Lẽ ra chúng tôi phải phản kháng nhưng chúng tôi không còn sức nữa. Cái nóng giữa hè đè nặng lên chúng tôi như một lớp chì úp xuống và dìm tất cả chúng tôi vào một trạng thái nửa vô ý thức. Lưỡi chúng tôi bắt đầu sưng phồng lên, khiến việc thở hít trở thành khó khăn. Álvarez đã không nhầm.
--------------------------------
1. Dừng lại, dừng lại, dừng lại (tiếng Anh).
33
- Cậu cho là cậu ấy thoát rồi chứ? Jacques hỏi.
Álvarez xứng với vận may mà cuộc đời đã ban tặng cho cậu. Người đàn ông và cô con gái đã đón cậu về nhà đề nghị cậu ở lại với họ cho đến Giải phóng. Tuy nhiên, vừa khỏi các vết thương là Álvarez cảm ơn họ đã chăm sóc và nuôi nấng mình, cậu phải quay lại chiến đấu. Người đàn ông không nài ép, ông biết người trò chuyện với mình có quyết tâm. Thế là, ông cắt ra một bản đồ địa phương trên cuốn lịch Thông tin Bưu điện của mình và tặng anh bạn. Ông cũng tặng cậu một con dao và khuyên cậu đến Sainte-Bazeille. Tại đó, người trưởng ga tham gia lực lượng Kháng chiến. Khi Álvarez đến nơi, cậu ngồi trên chiếc ghế dài đối diện sân ga. Viên trưởng ga nọ phát hiện ra cậu và ngay lập tức đưa cậu vào văn phòng của mình. Ông ta cho cậu biết bọn SS trong miền vẫn đang truy tìm cậu. Ông dẫn cậu đến một nhà kho nhỏ có để vài dụng cụ và y phục của nhân viên hỏa xa, cho cậu khoác một áo vét màu xám, đội lên đầu cậu chiếc mũ lưỡi trai và giao cho cậu một khối đồ nhẹ. Sau khi đã kiểm tra vẻ tề chỉnh của trang phục, ông yêu cầu cậu đi theo mình dọc đường tàu. Trên đường, họ gặp hai đội tuần tra Đức. Đội thứ nhất không để ý gì đến họ, đội thứ hai chào họ.
Họ đến nhà ưởng ga vào chập tối. Ở đó Álvarez được vợ ông và hai người con tiếp đón. Gia đình không hỏi gì cậu hết. Ba ngày liền, cậu được nuôi nấng chăm sóc với một tình thương yêu vô bờ. Các cứu tinh của cậu là người xứ Basque 1. Sáng ngày thứ ba, một xe dẫn động bánh trước, màu đen, dừng trước một ngôi nhà nhỏ nơi Álvarez đang dưỡng sức. Trên xe, ba chiến sĩ du kích đến đón cậu để cùng cậu tiếp tục đi chiến đấu.
° ° °
Ngày 6 tháng Bảy
Tảng sáng, tàu lại lên đường. Chẳng bao lâu chúng tôi đi qua nhà ga nhỏ ở một làng mang cái tên ngộ nghĩnh. Trên các tấm biển, có thể đọc thấy "Khả Ái". Xét hoàn cảnh, sự mỉa mai về địa lý này khiến chúng tôi cười lăn. Nhưng đột nhiên, đoàn tàu lại đứng im lìm. Khi chúng tôi đang ngạt thở trong toa, thì Schuster điên tiết vì lần dừng thứ mấy mươi này, và nghĩ đến một lộ trình khác. Tên truy úy Đức biết rằng đi về phía Bắc là không thể. Quân Đồng minh đang tiến bước không gì cản nổi và y ngày càng lo sợ hơn những hành động của lực lượng Kháng chiến, họ phả hỏng đường tàu để trì hoãn việc đưa chúng tôi đi đày.
° ° °
Đột nhiên cánh cửa mở ra và xoay chuyển ầm ầm. Chói mắt, chúng tôi nhìn thấy trong khung cửa tên lính Đức đang sủa ông ổng. Claude nhìn tôi, nghi hoặc. Một người tù làm công việc phiên dịch nói:
- Hội Chữ thập Đỏ đang ở đây, cần đi lấy một thùng trên sân ga.
Jacques chỉ tôi. Tôi nhảy khỏi toa và ngã quỵ xuống. Chắc là cái đầu tóc đỏ của tôi khiến tên quân cảnh Đức đứng đằng trước tôi không ưa: thời gian ánh mắt của hắn và tôi giao nhau và thế là hắn nện báng súng vào mặt tôi một cái thật ác liệt. Tôi bị hất ra phía sau và ngã phệt xuống đất. Tôi sờ soạng tìm kính. Cuối cùng, kính ở dưới tay tôi đây rồi. Tôi nhặt những mảnh vỡ nhét vào túi, và trong một màn sương mù dày đặc,tôi bám sát gót tên lính đang đưa tôi đến sau một hàng rào. Hắn dùng nòng súng chỉ cho tôi một thùng nước và một hộp bìa cứng đựng những nắm bánh mì đen để chia nhau. Việc tiếp tế cho mỗi toa được tổ chức như vậy. Và tôi hiểu rằng những người trong hội Chữ thập Đỏ và chúng tôi không bao giờ được nhìn thấy nhau.
Khi tôi trở lại toa tàu, Jacques và Charles lao ra cửa để giúp tôi trèo lên. Xung quanh mình, tôi chỉ htấy một màn sương dày đặc nhốm đỏ. Charles lau rửa mặt cho tôi nhưng sương mù không tan. Thế là tôi hiểu điều vừa xảy đến với mình. Tôi đã bảo em rồi, tạo hóa thấy chẳng đủ hài hước khi ban cho tóc tôi màu cà rốt, tạo hóa còn phải khiến tôi thành cậu thị như một chú chuột chũi. Không mục kỉnh, thế giới mờ ảo, tôi mù lòa, chỉ đủ biết được liệu bây giờ đang là ngày hay đêm, và hơi hơi phân biệt được các hình thù chuyển động xung quanh mình. Tuy thế, tôi nhận ra sự hiện diện của thằng em bên cạnh tôi.
- Này, tên đê tiện ấy làm anh bị tổn hại quá tệ.
Tôi cầm trong tay những gì còn lại của cặp kính. Một mẩu kính ở bên phải gọng, một mẩu khác chỉ nhỉnh hơn tí chút lõng thõng phía trái. Chắc Claude phải mệt mỏi lắm, nên mới không thấy anh nó chẳng đeo gì trên mũi cả. Và tôi biết nó còn chưa ước lượng được tầm rộng lớn của bi kich. Từ giờ, nó sẽ phải tẩu thoát mà chẳng có tôi; không có chuyện vướng víu thêm một kẻ tàn tật. Jacques thì hiểu hết; anh bảo Claude để chúng tôi lại và đến ngồi xuống cạnh tôi. Anh thì thào:
- Đừng bỏ cuộc!
- Thì anh bảo tôi làm thế nào bây giờ?
- Chính ta sẽ tìm ra một giải pháp chứ.
- Jacques ạ, tôi thấy anh bao giờ cũng lạc quan nhưng ở chỗ này thì anh vượt quá giới hạn rồi!
Claude tự đến với chúng tôi và gần như xô đẩy tôi để tôi nhường cho nó một ít chỗ.
- Này, em đã nghĩ đến một điều cho cặp kính của anh. Phải đem trả lại cái thùng chứ?
- Thế thì sao nào?
- Thế thì, vì chúng không cho phép một sự tiếp xúc nào giữa hội Chữ thập Đỏ và chúng ta, mình vẫn sẽ phải để lại cái thùng ở sau hàng rào, một khi nó rỗng không rồi.
Tôi đã nhầm, chẳng những Claude hiểu tình thế của tôi, mà nó còn đã đang xây dựng một kế hoạch rồi. Và dù điều này khó xảy ra đến mấy, tôi vẫn đi đến chỗ tự hỏi liệu từ nay trở đi, trong hai đứa, có phải thằng em sẽ là tôi hay không.
- Anh vẫn không hiểu em định đi đến đâu?
- Mỗi bên gọng của anh còn một mẩu kính. Đủ để một thày thuốc nhãn khoa biết được độ cận thị của anh.
Với một mảnh gỗ và một sợi chỉ dứt từ áo sơ mi, tôi đang cố vãn hồi điều bất khả vãn hồi. Nổi xung, Claude đã đặt tay nó lên bàn tay tôi.
- Thôi đừng cố vá víu nữa! Mẹ kiếp, anh hãy nghe em này. Anh sẽ không bao giờ nhảy được qua cửa sổ, cũng không thể chạy vắt chân lên cổ với cặp kính ở tình trạng này. Ngược lại, nếu ta đặt những gì còn lại ở đáy thùng, có lẽ ai đó sẽ hiểu ra và sẽ giúp đỡ chúng ta.
Tôi rơm rớm nước mắt, xin thú nhận như vậy. Không phải vì giải pháp của thằng em chan chứa tình yêu thương của nó, mà vì vào khoảnh khắc ấy, ở tận cùng nỗi hoang mang bối rối của chúng tôi, Claude vẫn còn đủ sức mạnh để tin vào niềm hy vọng. Ngày hôm ấy tôi đã hết sức tự hào vì nó, tôi đã yêu nó mãnh liệt đến mức bây giờ tôi vẫn còn tự hỏi không biết mình đã dành thì giờ nói với nó điều ấy chưa. Jacques bảo:
- Ý tưởng của nó được đấy.
- Còn lâu mới ngốc nhé, François Francois bổ sung, và tất cả những người khác đều tán thành.
Tôi chẳng tin điều ấy một giây một phút nào. Tưởng tượng rằng chiếc thùng thoát khỏi sự lục soát trước khi hội Chữ thập Đỏ thu hồi nó. Mơ rằng một người đàn ông hay đàn bà nào đó phát hiện trong thùng những mẩu kính của tôi và quan tâm đến số phận tôi, đến vấn đề thị lực của một tù nhân đang bị đày sang Đức, còn hơn cả khó tin. Nhưng ngay cả Charles cũng thấy kế hoạch của thằng em tôi "dất cừ".
Thế là, coi khinh những nghi ngờ và nỗi bi quan của mình, tôi chấp nhận ra rời hai mẩu kính bé tí mà giá như giữ lại thì chúng cũng khiến vừa vặn nhận ra được các vách của toa tàu.
Để trả lại bạn bè một chút xíu của niềm hy vọng mà họ đã xiết bao hào hiệp tặng mình, cuối buổi chiều, như Claude đã đề nghị, tôi đặt vào chiếc thùng rỗng sẽ rời khỏi toa tàu, những gì còn lại từ cặp kính của tôi. Và khi cánh cửa đóng lại, tôi đã nhìn thấy, trong bóng người nữ y tá thuộc hội Chữ thập Đỏ đang đi ra xa, màu đen của cái chết chìm ngợp lấy tôi.
Đêm ấy, một cơn giông nổ ra bên trên làng Khả Ái. Mưa tràn trề trên nóc và chảy vào trong toa qua những lỗ thủng do đạn máy bay để lại. Những người hãy còn đủ sức đều đứng dậy, đầu ngẩng lên, miệng há to để hứng lấy các giọt nước.
--------------------------------
1. Các miền Basque (Pays basques) là một tổng thể địa lý ở hai miền dãy núi Pyrénées phía Tây, có phần thuộc Tây Ban Nha, có phần thuộc Pháp.
34
Ngày 8 tháng Bảy
Chúng tôi lại ra đi, hỏng rồi, tôi sẽ chẳng bao giờ thấy lại kính của mình n
Tảng sáng, chúng tôi tới Angoulême. Xung quanh chúng tôi, tất cả đều hoang tàn; nhà ga đã bị bom của Đồng minh phá hủy. Trong khi đoàn tàu giảm tốc độ, chúng tôi nhìn, sững sờ, các tòa nhà toang hoác, các khung toa cháy đen cái nọ xô lồng vào cái kia. Các đầu máy, đôi cái lật nghiêng, vẫn đang cháy nốt trên các con đường sắt. Những cần trục thảm đạm nằm sóng sượt, tựa như các bộ xương. Và dọc những thanh ray bị bật tung đang chĩa lên trời, vài người thợ, hoài nghi, tay cầm xẻng cuốc, hoảng sợ nhìn đoàn tàu của chúng tôi đi qua. Bảy trăm bóng ma băng qua một phong cảnh của ngày tận thế.
Phanh nghiến ken két, đoàn tàu đứng im. Bọn Đức cấm các nhân viên hỏa xa lại gần. Không ai được biết điều gì đang diễn ra bên trong các toa, không người nào được biểu lộ mối ghê sợ. Schuster ngày càng e ngại một cuộc tấn công. Ở y nỗi sợ quân du kích đã trở thành ám ảnh. Phải nói rằng từ khi chúng tôi bị đưa lên toa, con tàu chưabao giờ đi được quá năm mươi cây số một ngày và trận tuyến của lực lượng Giải phóng đang tiến về phía chúng tôi.
Chúng tôi bị cấm ngặt giao thiệp toa này với toa khác, nhưng tin tức vẫn cứ lan truyền. Nhất là những tin nói về chiến trận và về bước tiến của quân Đồng minh. Mỗi lần một nhân viên hỏa xa can đảm lại gần được đoàn tàu, mỗi lần một người dân hào hiệp, nhờ đêm tối, mang đến được cho chúng tôi chút an ủi, chúng tôi lại lượm lặt được tin tức. Và mỗi lần, lại nảy nở niềm hy vọng là Schuster không đến nổi biên giới.
Chúng tôi là chuyến tàu cuối cùng sang Đức, đoàn tàu cối cùng chở những người đi đày, và một số muốn tin rằng cuối cùng chúng tôi sẽ được người Mỹ hoặc lực lượng Kháng chiến giải thoát. Chính nhờ lực lượng Kháng chiến mà chúng tôi không tiến lên, chính nhờ lực lượng Kháng chiến mà các đường sắt nổ tung. Xa xa, bọn quân cảnh Đức đang tấn công hai nhân viên hỏa xa định đi về phía chúng tôi. Từ nay, với đội quân đang rút lui này, đâu đâu cũng là kẻ địch. Ở mỗi người dân muốn giúp đỡ chúng tôi, ở mỗi người thợ, bọn quốc xã đều nhìn thấy những kẻ khủng bố. Ấy thế mà, chính chúng gào thét với súng lăm lăm trong tay, với lựu đạn giắt thắt lưng, cchính chúng đánh đập những người yếu ớt nhất trong chúng tôi, hành hạ những người già cả nhất, chỉ để xả bớt sự căng thẳng đang quấy nhiễu chúng.
Hôm nay, chúng tôi sẽ không lên đường. Các toa vẫn đóng kín, được canh gác kỹ. Và vẫn cứ là cái nóng không ngừng tăng lên và giết chúng tôi từ từ. bên ngoài, ba mươi lăm độ; bên trong, không ai có thể nói là bao nhiêu, tất cả chúng tôi gần như mất ý thức. Niềm an ủi duy nhất trong cảnh ghê sợ này là thoáng nhìn thấy gương mặt thân quen của bạn bè. Tôi đoán ra nụ cười phác trên môi Charles khi tôi nhìn anh, Jacques dường như luôn coi sóc chúng tôi. François Francois vẫn ở kề bên anh, như một đứa con trai bên người cha mà cậu không còn nữa. Tôi thì tôi mơ đến Sophie và Marianne; tôi tưởng tượng cái mát mẻ của dòng kênh Phương Nam và tôi thấy lại chiếc ghế dài nhỏ nơi chúng tôi ngồi để trao đổi các thông điệp. Trước mặt tôi, Marc có vẻ rất buồn; tuy nhiên chính cậu ấy gặp may. Cậu nghĩ đến Damira, và tôi chắc chắn rằng cả cô nữa cũng đang nghĩ đến cậu, nếu cô vẫn còn sống. Không tên canh ngục nào, không kẻ tra tấn nào có thể giam cầm những ý nghĩ ấy. Tình cảm phiêu du qua các chấn song chật hẹp nhất, chúng ra đi chẳng sợ xa cách, và chẳng biết đến giới tuyến của các ngôn ngữ, cũng như giới tuyến của các tôn giáo, chúng gặp gỡ nhau vượt ra bên ngoài những nhà tù do con người tạo nên.
Marc có sự tự do ấy. Tôi những muốn tin rằng tại nơi Sophie đang ở, cô nghĩ đến tôi một chút; vài giây là đủ, vài ý nghĩ cho anh bạn là tôi... nếu không được là gì hơn thế đối với cô.
Ngày hôm nay, chúng tôi sẽ chẳng có nước cũng chẳng có bánh mì. Một số trong chúng tôi không thể nói được nữa, họ không còn sức để nói. Claude và tôi không rời nhau, cứ mỗi lúc lại kiểm tra xem người nọ hay người kia có bất tỉnh không, có phải tử thần đang mang người ấy đi không, và chốc chốc, bàn tay chúng tôi lại gặp nhau, chỉ để kiểm tra...
° ° °
Ngày 9 tháng Bảy
Schuster3;nh quay trở lại. Lực lượng Kháng chiến đã làm nổ một cây cầu, khiến chúng tôi không qua được. Chúng tôi lại đi về phía Bordeaux. Và trong lúc đoàn tàu rời ga Angoulême cùng nhà ga tan hoang của nó, tôi lại nghĩ đến chiếc thùng trong đó tôi đã để tuột mất cơ may cuối cùng nhìn được rõ. Đã hai ngày trong sương mù rồi và trước mặt tôi vẫn là đêm đen.
Chúng tôi đến nơi vào đầu buổi chiều. Nuncio và anh bạn Walter của anh chỉ nghĩ đến chuyện bỏ trốn. Buổi tối, để qua thời gian, chúng tôi bắt bọ chét và lũ rận đang xâu xé chút da thịt còn lại ở chúng tôi. Bọn ký sinh trùng cư trú ở những nếp khâu trên áo sơ mi và quần. Phải rất khéo léo mới xua được chúng ra, và đàn này vừa bị đuổi đi, là một đàn khác lại sinh sôi nảy nở. Lần lượt thay phiên, số người này nằm dài để cố nghỉ ngơi trong khi số người khác ngồi xổm để nhường chỗ cho họ. Chính nửa đêm hôm ấy, câu hỏi kỳ cục này đến với tôi: nếu như chúng tôi sống sót sau địa ngục này, chúng tôi có thể quên nó dù chỉ một ngày hay không? Chúng tôi có quyền lại sống như những người bình thường hay không? Người ta có thể tẩy đi cái phần ký ức làm rối loạn tâm trí hay không?
° ° °
Claude nhìn tôi một cách lạ lùng. Nó hỏi tôi:
- Anh đang nghĩ gì thế
- Nghĩ đến Chahine, em còn nhớ anh ấy không?
- Em cho là có. Tại sao bây giờ anh lại nghĩ đến anh ấy?
- Vì những nét đặc biệt của anh ấy sẽ không bao giờ phai mờ.
- Thực sự anh đang nghĩ đến điều gì đó, hở Jeannot?
- Anh tìm một lý do để sống sót được sau tất cả những chuyện này.
- Anh đang có nó trước mặt mình đấy, ngốc ạ! Một ngày kia, chúng ta sẽ tìm lại được tự do. Và rồi, em sẽ hứa với anh là anh sẽ bay, em hy vọng anh còn nhớ chứ?
- Còn em, sau chiến tranh em muốn làm gì?
- Đi vòng quanh đảo Corse bằng xe máy, với cô nàng đẹp nhất trần gian bám vào eo em.
Mặt thằng em cúi về phía tôi để tôi nhìn thấy rõ hơn các đường nét của nó.
- Em biết ngay mà! Em đã phát hiện được cái cười kháy nho nhỏ của anh. Gì cơ? Anh cho là em không có khả năng quyến rũ một cô gái và đưa cô ấy đi du lịch ư?
Tôi tìm đ cách để tự kiềm chế song vô hiệu, tôi cảm thấy cái cười đang dâng lên nơi mình và thằng em đang nổi cáu. Đến lượt Charles bật cười, ngay cả Marc cũng tham gia cùng chúng tôi. Claude tức tối hỏi:
- Nhưng tất cả các anh làm sao thế?
- Em hôi khủng khiếp, cậu em ạ, giá em nhìn thấy bộ dạng mình nhỉ! Với tình trạng của em, anh không chắc thậm chí một con gián có muốn theo em đến bất cứ nơi nào hay không.
Claude hít ngửi tôi và hòa vào trận cười phi lý như điên không rời của chúng tôi.
° ° °
Ngày 10 tháng Bảy
Vào những giờ đầu tiên trong ngày, cái nóng đã không chịu nổi. Và con tàu chết tiệt vẫn chẳng nhúc nhích. Không một gợn mây phía chân trời, không hy vọng có một giọt mưa đến làm dịu đi nỗi đau đớn của tù nhân. Thiên hạ bảo rằng người Tây Ban Nha thường hát khi tình hình không hay. Một điệu ca buồn bỗng cất lên, đó là ngôn ngữ đẹp đẽ miền Catalogne đang thoát ra từ các tấm ván của toa bên cạnh. Claude trườ cửa sổ và nói:
- Hãy nhìn kìa!
- Cậu nhìn thấy cái gì thế? Jacques hỏi.
- Bọn lính đang rối rít dọc đường tàu. Những chiếc xe tải của hội Chữ thập Đỏ đến nơi, các nữ y tá xuống xe, họ mang nước và đến với chúng ta.
Họ tiến đến sân ga nhưng bọn quân cảnh Đức ra lệnh cho họ dừng lại, đặt những chiếc thùng của họ xuống và rút lui. Tù nhân sẽ đến lấy những chiếc thùng này khi họ đi rồi. Không được phép có một sự tiếp xúc nào với những kẻ khủng bố!
Nữ y tá trưởng phẩy tay đẩy tên lính ra. Bà tức giận hỏi:
- Những kẻ khủng bố nào cơ? Những người già ư? Phụ nữ ư? Những người đàn ông đói khát trong các toa chở súc vật này ư?
Bà sỉ mắng y và bảo rằng bà đã chán ngấy những mệnh lệnh của y rồi. Một thời gian nữa, sẽ đòi hỏi phải giải thích đấy. Các nữ y tá của bà sẽ mang đồ tiếp tế đến tận các toa, đúng như thế và không khác đi! Và bà nói thêm rằng chẳng phải vì y mặc bộ quân phục mà gây được ấn tượng với bà.
Và khi tên trung úy vung khẩu súng lên mà hỏi bà rằng điều này liệu có gây ấn tượng với bà hơn chút nào không, thì bà y tá trưởng khinh khỉnh nhìn Schuster và lịch sự yêu cầu một đặc ân. Nếu y có can đ̏m bắn một phụ nữ, và hơn nữa lại bắn sau lưng, thì bà sẽ xin y có nhã ý nhắm vào giữac hữ thập bà mang trên bộ đồng phục. Bà nói thêm rằng thật may mà chữ thập ấy đủ to để ngay một thằng ngu như y cũng có khả năng ngắm trúng. Điều ấy sẽ khiến y có lý lịch công tác tốt khi y trở về nhà, và còn tốt hơn nữa nếu y bị người Mỹ hay lực lượng Kháng chiến bắt giữ.
Lợi dụng tình trạng sững sờ kinh ngạc của Schuster, bà y tá trưởng ra lệnh cho đoàn quân kỳ cục của mình tiến về phía các toa tàu. Trên sân ga, binh lính dường như thú vị về oai quyền của bà. Có thể chúng chỉ thấy nhẹ nhõm vì có ai đó buộc tên chỉ huy của chúng phải nhân đạo một chút.
Bà là người đầu tiên mở then cửa một toa tàu, những người phụ nữ khác làm theo bà.
Bà y tá trưởng của hội Chữ thập Đỏ miền Bordeaux tưởng rằng trong cuộc đời mình, đã nhìn thấy hết mọi sự. Hai cuộc chiến tranh và những năm chăm sóc những người bị thiếu thốn, bị tước đoạt nhiều nhất đã khiến bà tin chắc rằng không gì còn có thể khiến mình ngạc nhiên nữa. Ấy thế mà, khi phát hiện ra chúng tôi, hai mắt bà giương to, bà ọe một cái và không kìm nổi tiếng "Trời ơi" buột ra khỏi miệng.
Các nữ y tá, bàng hoàng tê liệt, nhìn chúng tôi; trên mặt họ là các chiến hữu có thể thấy sự ghê tởm và niềm phẫn nộ mà tình trạng của chúng tôi làm nảy sinh trong lòng họ. Chúng tôi đã cố chỉnh trang lại quần áo hết mức có thể, song những gương mặt hốc hác vẫn để lộ trạng thái của chúng tôi
Ở mỗi toa, một nữ y tá mang đến một thùng nước, tặng bánh bích quy và trao đổi một vài lời với các tù nhân. Nhưng Schuster đã đang gào lên để hội Chữ thập Đỏ rút đi và bà y tá trưởng xét thấy hôm nay đã sử dụng sự may mắn của mình đủ rồi. Các cánh cửa đóng lại.
- Jeannot! Lại xem này, Jacques nói, anh đang phân phát bánh bích quy và suất nước uống cho mỗi người.
- Có chuyện gì vậy?
- Có chuyện là cậu phải nhanh nhanh lên!
Đứng dậy đòi hỏi nhiều cố gắng và với tình trạng mờ mờ ảo ảo trong đó tôi sống từ mấy hôm nay thì việc này lại càng vất vả hơn. Nhưng tôi cảm thấy ở các bạn một sự cấp thiết buộc tôi phải đến với họ. Claude nắm lấy vai tôi. Nó bảo:
- Anh nhìn đi!
Nó cứ đùa, cái thằng Claude! Ngoài đầu mũi mình, tôi chẳng nhìn thấy gì mấy, vài hình bóng thấp thoáng trong đó tôi nhận ra hình bóng của Charles, và tôi đoán được Marc cùng François Francois đứng đằng s
Tôi cảm nhận được hình dáng chiếc thùng mà Jacques nhấc lên gần tôi, và bỗng nhiên, ở đáy thùng, tôi nhìn thấy bộ gọng của một cặp kính mới. Tôi thò bàn tay xuống nước, và tóm lấy cái mà tôi vẫn còn chưa muốn tin.
Các bạn, lặng lẽ, nín thở đợi tôi đặt kính lên mũi. Và bỗng nhiên, gương mặt của thằng em tôi lại thành rõ ràng như trong những ngày đầu, tôi nhìn thấy niềm xúc động trong mắt Charles, vẻ mặt hớn hở của Jacques, vẻ mặt của Marc và François Francois đang ôm chặt lấy tôi trong vòng tay.
Ai đã hiểu được thế? Ai đã đoán được số phận của một kẻ đi đày vô hy vọng, khi phát hiện trong đáy một chiếc thùng đôi kính bị vỡ? Ai đã có lòng nhân từ nghĩa hiệp làm cho cặp kính mới, dõi theo đoàn tàu trong nhiều ngày, xác định không lầm lẫn toa tàu xuất xứ của cặp kính và làm những gì cần thiết để một cặp kính mới ở vào đó?
- Người nữ y tá của hội Chữ thập Đỏ, Claude trả lời. Còn ai khác nữa?
Tôi muốn nhìn lại thế gian, tôi không mù lòa nữa, sương mù đã bay biến. Thế là tôi ngoảnh đầu và nhìn xung quanh. Khung cảnh đầu tiên phô bày trước cái nhìn mới hồi phục của tôi buồn vô tận. Claude kéo tôi về phía cửa sổ
- Anh hãy nhìn xem bên ngoài trời đẹp biết bao.
- Ừ, em tôi nói đúng, bên ngoài trời đẹp hết sức.
° ° °
- Em cho là cô ấy có xinh không?
- Ai cơ? Claude hỏi.
- Cô y tá!
Tối hôm ấy, tôi tự nhủ rằng, có lẽ, cuối cùng số phận tôi đang dần rõ nét. Những sự khước từ của Sophie, của Damira và, để nói cho hết, của tất cả các cô gái trong đội, chẳng chịu hôn tôi, rốt cuộc có một ý nghĩa. Người phụ nữ của đời tôi, người phụ nữ đích thực, sẽ là người đã cứu con mắt nhìn của tôi.
Khi phát hiện cặp kính trong đáy thùng, nàng đã hiểu ngay tức khắc tiếng kêu cứu mà tôi gửi hco nàng từ đáy địa ngục của mình. Nàng đã giấu cặp gọng trong khăn tay, gìn giữ vô cùng cẩn thận những mẩu kính còn dính trên đó. Nàng đã ra thành phố đến nhà một thầy thuốc nhãn khoa gần gụi vớiượng Kháng chiến. Ông thầy thuốc này đã tìm kiếm không ngừng nghỉ những mắt kính tương ứng với những mẩu mà ông nghiên cứu kỹ. Kính lắp rồi, nàng lại đạp xe, đi dọc con đường sắt cho đến lúc xác định được đoàn tàu. Nhìn thấy nó quay trở lại Bordeaux, nàng biết rằng mình sẽ giao được món đồ. Với sự đồng tình của bà y tá trưởng, trước khi đến sân ga nàng chọn toa tàu mà nàng nhận ra được nhờ những vết đạn rạch vào thành toa. Cặp kính trở về với tôi như thế đấy.
Người phụ nữ ấy phải có biết bao chân tình, lòng hào hiệp và sự dũng cảm, thành thử tôi tự hứa, nếu thoát được, sẽ tìm gặp nàng ngay khi chiến tranh kết thúc và cầu hôn nàng. Tôi đã tưởng tượng mình, trên một con đường miền quê, tóc bay trong gió, phóng một chiếc Chrysler có thể bỏ mui, hay tại sao lại không phóng một chiếc xe đạp, như vậy chỉ càng thú vị hơn mà thôi. Tôi sẽ gõ cửa ngôi nhà của nàng, tôi sẽ gõ hai tiếng nho nhỏ, và khi nàng mở cửa, tôi sẽ nói với nàng "Tôi là người mà em đã cứu vớt cuộc đời và đời tôi từ nay thuộc về em". Chúng tôi sẽ ăn tối bên lò sưởi, và mỗi người chúng tôi sẽ kể cho nhau những năm vừa qua, tất cả những tháng ngày đau khổ trên con đường dằng dặc mà cuối cùng chúng tôi đã gặp lại nhau. Và để cả đôi cùng viết nên những ngày sắp tới. Chúng tôi sẽ có ba con hoặc nhiều hơn nếu nàng mong muốn thế và chúng tôi sẽ sống hạnh phúc. Tôi sẽ học lái máy bay như Claude từng hứa với tôi và khi có được bằng, ngày Chủ nhật tôi sẽ đưa nàng đi, bay trên miền quê nước Pháp. Đó, từ nay mọi sự đều hợp lý; giờ đây đối với tôi cuộc đời cuối cùng cũng có một ý nghĩa.
Xét đến vai trò của thằng em tôi trong việc cứu tôi, và xét mối quan hệ gắn bó chúng tôi, chuyện tôi lập tức nhờ nó làm chứng cho mình là điều hoàn toàn bình th
Claude vừa nhìn tôi vừa khẽ húng hắng ho.
- Hãy nghe này, ông anh, em chẳng có gì phản đối nguyên tắc là người làm chứng khi anh kết hôn, thậm chí em còn lấy làm vinh dự, nhưng dù sao em cũng phải nói với anh vài điều trước khi anh quyết định hẳn.
Người nữ y tá đem lại kính cho anh cận thị nặng hơn anh gấp nghìn lần, xét độ dày của cặp kính người ấy đeo trên mũi. Được, anh sẽ bảo em là điều đó thì ta mốc cần; nhưng em cũng còn phải bảo anh, vì anh hãy còn ở trong màn sương khi người ấy ra đi: người ấy hơn anh bốn chục tuổi, chắc người ấy phải lấy chồng rồi và có ít ra là mười hai đứa con. Em không bảo rằng trong tình thế của chúng ta thì chúng ta có phương tiện để đòi hỏi khắt khe, nhưng rốt cuộc, chỗ này...
° ° °
Chúng tôi bị nhốt ba ngày trong những toa tàu im lìm bất động trên một sân ga ở Bordeaux. Các bạn ngạt thở, thỉnh thoảng một người đứng dậy, tìm kiếm chút không khí, nhưng chẳng có.
Con người quen với mọi sự, đó là một trong những bí ẩn lớn của con người. Chúng tôi không còn ngửi thấy sự hôi hám của chính mình, để ý đến cái người đang cúi xuống bên trên lỗ hổng nhỏ xíu ở sàn toa để đại tiểu tiện. Cái đói đã bị quên đi từ lâu, riêng nỗi ám ảnh của cái khát vẫn còn dai dẳng; nhất là khi một chỗ phồng rộp mới hình thành trên lưỡi. Không khí hiếm hoi chẳng những trong toa mà trong cả cổ họng chúng tôi; việc nuốt ngày càng trở nên khó khăn. Nhưng chúng tôi đã có thói quen chịu đựng nỗi đau thể xác này, nó không rời chúng tôi nữa; chúng tôi quen với tình trạng phải nhịn mọi thứ, kể cả nhịn ngủ. Và những người duy nhất, trong từng khoảnh khắc ngắn ngủi, tìm được một sự giải thoát, thì đó là chạy trốn vào sự điên loạn. Họ đứng lên, bắt đầu rên rỉ hoặc gào rú, đôi khi một số người khóc lóc trước khi ngã vật xuống, bất tỉnh.
Còn những người vẫn trụ được, thì họ cố làm an lòng những người khác được chăng hay chớ.
Trong toa bên cạnh, Walter giải thích cho những ai muốn gnhe mình rằng bọn quốc xã sẽ không bao giờ đưa được chúng tôi sang tận nước Đức, người Mỹ sẽ giải thoát chúng tôi trước đó. Trong toa của chúng tôi, Jacques tận lực kể cho chúng tôi những câu chuyện, để qua thời gian. Khi nào miệng anh khô quá không nói tiếp được, thì nỗi lo âu lại nảy nở trong thinh lặng đang buông xuống.
Và trong khi bạn bè lặng lẽ chết đi, thì tôi lại sống lại vì đã khôi phục được thị lực; và ở đâu đây, tôi cảm thấy mình có tội.
° ° °
Ngày 12 tháng Bảy
Hai giờ rưỡi sáng. Đột nhiên, các cánh cửa được tháo chốt. Nhà ga Bordeaux lúc nhúc những lính, bọn Gestapo được điều động tại chỗ. Binh lính trang bị vũ khí đầy mình gào thét và ra lệnh cho chúng tôi mang theo chút đồ đạc còn lại của mỗi người. Bằng cách đá và nện báng súng, chúng đưa bọn tôi xuống toa và tập hợp trên sân ga. Trong các tù nhân, một số kinh hoàng khủng khiếp, số khác chỉ uống lấy từng hớp lớn không khí.
Theo hàng năm, chúng tôi đi sâu vào thành phố tối đen và lặng lẽ. Chẳng có ngôi sao nào trên bầu trời.
Bước chân chúng tôi vang trên mặt đường vắng vẻ nơi đoàn người kéo thành dãy dài. Từ hàng nọ đến hàng kia, tin tức được truyền đi. Vài người bảo rằng họ đưa chúng tôi đến đồn Hâ, số khác chắc chắn họ dẫn chúng tôi tới nhà tù. Nhưng những ai hiểu tiếng Đức thì biết được, qua những lời bàn tán của bọn lính áp giải chúng tôi, là tất cả các xà lim trong thành phố đều đông chật. Một tù nhân khẽ nói:
- Thế thì ta đi đâu?
- Schnell, schnell 1, một tên quân cảnh Đức vừa hét vừa đấm một quả vào lưng anh.
Cuộc hành trình ban đêm trong thành phố câm lặng kết thúc ở phố Laribat, trước những cánh cửa rộng mênh mang của một ngôi đền. Đây là lần đầu tiên thằng em tôi và tôi bước vào một giáo đường Do Thái.
Tiếng Đức: Nhanh lên, nhanh lên.
--------------------------------
1. Tiếng Đức: Nhanh lên, nhanh lên.
35
Không còn một đồ đạc nào. Nền đất đã được trải rơm và một dãy thùng chứng tỏ bọn Đức đã nghĩ tới việc đại tiểu tiện của chúng tôi. Ba gian chính có thể tiếp nhận sáu trăm năm mươi tù nhân của đoàn tàu. Kỳ lạ là tất cả những ai đến từ nhà ngục Saint-Michel đều tụm lại với nhau, gần ban thờ. Những phụ nữ mà từ toa tàu của mình chúng tôi chưa bao giờ nhìn thấy bị nhốt ở một gian bên cạnh, bên kia một hàng chấn song.
Một vài đôi tìm lại được nhau dọc những chấn song ngăn cách họ. Một số người đã không gặp nhau từ rất lâu rồi. Rất nhiều người khóc, khi những bàn tay họ lại chạm vào nhau. Phần đông vẫn lặng lẽ, ánh mắt đủ nói lên tất cả khi người ta yêu nhau. Số khác chỉ hơi thì thầm, có thể kể gì về mình, về những ngày đã qua, mà không làm người kia đau?
Sáng ra, bọn cai ngục phải sử dụng toàn bộ sự tàn bạo của chúng mới chia cắt được những đôi ấy, đôi khi bằng cách nện báng súng. Vì, lúc bình minh, chúng đưa những người phụ nữ đến một trại lính trong thành phố.
Các ngày trôi qua và mỗi ngày lại giống như hôm trước. Tối đến, họ phát cho chúng tôi một bát nước nóng trong đó lều bều một lá bắp cải, đôi khi vài sợi mì. Chúng tôi đón suất ăn này như một bữa tiệc. Thỉnh thoảng, binh lính đến tìm một số người trong chúng tôi, không bao giờ thấy họ trở l đồn cho chúng tôi biết họ bị sử dụng làm con tin; hễ một hoạt động nào của lực lượng Kháng chiến được thực hiện trong thành phố, là họ bị giết.
Một số người nghĩ đến chuyện vượt ngục. Ở đây, các tù nhân của trại Vernet có cảm tình với các tù nhân Saint-Michel. Những người trại Vernet ngạc nhiên vì tuổi của chúng tôi. Những thằng bé đi chiến đấu, họ không tin vào mắt mình.
° ° °
Ngày 14 tháng Bảy
Chúng tôi quyết tổ chức ngày lễ này cho xứng đáng. Ai nấy đều tìm kiếm những mẩu giấy để làm phù hiệu. Chúng tôi đeo phù hiệu trên ngực. Chúng tôi hát bài Marseillaise. Bọn canh ngục nhắm mắt làm ngơ. Nếu đàn áp sẽ quá bạo l.
° ° °
Ngày 20 tháng Bảy
Hôm nay, ba người kháng chiến, mà chúng tôi gặp gỡ tại đây, định vượt ngục. Họ bị một tên lính gác bắt gặp, trong lúc đang bới đống rơm đằng sau cây đại phong cầm, nơi có một lớp chấn song. Quesnel và Damien, hôm nay vừa tròn hai mươi tuổi, đã kịp chuồn đi.
Roquemaurel bị một trận đá bằng giày ống, nhưng lúc thẩm vấn, anh nhanh trí bảo là mình tìm một đầu mẩu thuốc lá vừa nhìn thấy. Bọn Đức tin lòi anh và không bắn anh. Roquemaurel là một trong những người sáng lập chiến khu Bir-Cévennes. Damien là bạn thân nhất của anh. Cả hai đều lĩnh án tử hình sau khi
Vừa mới lành các vết thương là Roquemaurel và các đồng chí của anh xây dựng ngay một kế hoạch mới, để chờ một ngày khác chắc chắn sẽ đến.
Vệ sinh ở đây không hơn gì trên tàu, và bệnh ghẻ hoành hành dữ. Các đàn ký sinh trùng lúc nhúc. Chúng tôi đã cùng nhau bày một trò chơi. Từ sáng, mỗi người thu nhặt bọ chét và rận nơi mình. Lũ bọ được dồn vào những chiếc hộp nhỏ tự chế. Khi bọn quân cảnh Đức đi qua để đếm chúng tôi, thì chúng tôi mở hộp và rắc lên chúng cái thứ đựng trong hộp.
Ngay ở đây, chúng tôi cũng không bỏ cuộc, và cái trò chơi có thể mang vẻ thô tục này, với chúng tôi lại là một cách kháng cự, bằng thứ vũ khí duy nhất còn lại với mình và giày vò mình hàng ngày.
Từng nghĩ rằng mình đơn độc hoạt động, chúng tôi lại gặp gỡ tại đây những người, giống như chúng tôi, chưa bao giờ thừa nhận thân phận mà người ta muốn áp đặt cho mình, chưa bao giờ chấp nhận cho người ta xâm phạm đến phẩm giá con người. Có biết bao nhiêu can đả trong tòa giáo đường Do Thái này. Một sự dũng cảm đôi khi bị chìm ngợp bởi nỗi cô đơn, nhưng lại mạnh mẽ đến mức, một số buổi tối, niềm hy vọng xua đi những ý nghĩ u ám nhất đang làm bận lòng chúng tôi.
° ° °
Ban đầu, không thể có bất kỳ sự tiếp xúc nào với thế giới bên ngoài, nhưng từ hai tuần lễ chúng tôi bị giam hãm ở đây, mọi việc được sắp xếp đôi chút. Mỗi lần các "tù cấp dưỡng" ra sân để lấy thức ăn, một cặp vợ chồng nhiều tuổi sống trong ngôi nhà gần đó ráng sức hát vang các tin tức mặt trận. Một bà già ở căn hộ trông sang giáo đường tối nào cũng viết về bước tiến của quân đội Đồng minh, bằng chữ to, trên một tấm bảng đá mà bà giơ ra trước cửa sổ.
Vậy là Roquemaurel tự hứa mưu toan một cuộc vượt ngục mới. Vào giờ bọn Đức cho phép vài tù nhân trèo lên gác để lấy vài cái quần áo (chúng đã chất lên nhà cầu số hành lý ít ỏi của những người đi đày), anh lao lên cùng ba người bạn. Cơ hội quá tốt đẹp. Ở đầu lối đi hẹp nằm cao bên trên phòng lớn của giáo đường có một buồng kho nhỏ. Kế hoạch của anh mạo hiểm nhưng khả thi. Cái kho nhỏ liền kề một trong các ô cửa ghép kính trang hoàng mặt tiền nhà thờ. Roquemaurel và các bạn trốn ở đó đợi trời tối. Hai giờ đồng hồ trôi qua và niềm hy vọng lớn dần. Nhưng đột nhiên, anh nghe tiếng giày ống. Bọn Đức đã đếm người và thấy không đủ. Chúng tìm họ, các bước chân lại gần, và ánh sáng rọi vào nơi họ ẩn nấp. Nhìn vẻ mặt hân hoan của tên lính đến xua họ ra người ta có thể đoán được điều gì đang chờ đợi họ. Những miếng đòn quá dữ dội đến nỗi Roquemaurel ngất đi, nằm sóng sượt, người đầm đìa máu. Sáng hôm sau khi tỉnh lại, anh bị lôi đến trước mặt tên trung úy trực ban. Christian, đó là tên của Roquemaurel, không mấy ảo tưởng về hậu quả của các biến c
Tuy nhiên, cuộc đời không dành cho anh số phận mà anh đoán định.
Tên sĩ quan hỏi cung anh chắc khoảng ba mươi tuổi. Y ngồi cưỡi lên một chiếc ghế dài trong sân và im lặng nhìn Roquemaurel. Y hít vào thật sâu, ung dung xem xét ước lượng người mình thẩm vấn. Y nói bằng một thứ tiếng Pháp gần như hoàn hảo:
- Bản thân tôi đã từng bị bắt làm tù binh. Đó là trong chiến dịch bên Nga. Tôi cũng đã vượt ngục, và đã đi hàng chục hàng chục cây số trong những điều kiện còn hơn cả cực nhọc vất vả. Những khổ sở tôi từng phải chịu, tôi cũng chẳng mong ai phải chịu hết, và tôi không phải là người khoái tra tấn.
Christian im lặng nghe gã trung úy trẻ đang nói với mình. Và đột nhiên, anh hy vọng được toàn mạng. Tên sĩ quan nói tiếp:
- Ta hãy hiểu nhau, và tôi tin chắc rằng các người sẽ không có cơ hội để lộ điều bí mật mà tôi sắp giãi bày với các người. Tôi thấy việc một người lính tìm cách vượt ngục là bình thường, hầu như chính đáng. Nhưng các người cũng sẽ thấy như tôi là bình thường việc kẻ bị bắt phải chịu hình phạt nó chứng thực lỗi của kẻ ấy trước địch thủ của y. Và địch thủ của các người, đó là tôi
Christian nghe phán quyết. Suốt ngày, anh phải đứng nghiêm, bất động, đối mặt với một bức tường, không bao giờ được dựa lưng vào đó hay tìm ở đó một điểm tựa nhỏ nhoi nào. Anh sẽ cứ đứng như vậy, hai cánh tay buông dọc thân hình, dưới vầng mặt trời nặng như chì sắp rọi xuống lớp nhựa rải đường phủ mặt sân.
Mỗi cử động sẽ bị phạt đòn, mỗi khi bất ỉtnh sẽ kéo theo hình phạt tối cao.
Người ta bảo rằng lòng nhân đạo của một số người nảy sinh do nhớ lại những đau khổ từng phải chịu, do sự tương đồng bỗng nhiên gắn bó họ với kẻ địch của mình. Đó là hai lý do khiến Christian thoát được án xử bắn. Nhưng phải tin rằng loại tình nhân đạo này có những giới hạn của nó.
Bốn tù nhân mưu toan vượt ngục đứng như vậy, đối mặt với bức tường, cách xa vài mét. Suốt buổi sáng, mặt trời lên cao dần cho đến đỉnh điểm. Cái nóng không sao chịu nổi, các khớp chân họ co cứng, cánh tay trở thành nặng nề như thể làm bằng chì, gáy đờ ra.
Tên lính canh đang bước đi sau lưng họ nghĩ gì?
Đầu buổi chiều, Christian lảo đảo, lập tức anh nhận một cái đấm vào gáy khiến anh ngã bật vào bức tường. Hàm dập vỡ, anh ngã xuống và đứng ngay dậy, sợ phải chịu hình phạt tối hậu.
Có gì thiếu trong tâm hồn tên lính đang rình rập anh và thỏa thích với sự đau đớn mà y bắt con người kia phải chịu?
Rồi đến sự co cứng cơ, các bắp thịt co rút lại không thể nào giãn ra được. Cái đau không sao chịu nổi. Toàn thân bị chuột rút.
Chất nước đang chảy vào họng tên trung úy kia sẽ có vị gì, trong khi các nạn nhân của y hẻo ũ đi trước mắt y?
Câu hỏi giờ đây thỉnh thoảng hãy còn ám ảnh tôi ban đêm, khi ký ức làm tái hiện những gương mặt sưng phù của họ, những thân hình bị cái nắng thiêu đốt của họ.
Tối đến, những kẻ tra tấn dẫn họ trở lại giáo đường. Chúng tôi đón họ với tiếng reo hò mà người ta dành cho những ai chiến thắng trong một cuộc chạy đua, nhưng tôi không tin họ biết được điều đó trước khi ngã gục xuống nền rơm.
° ° °
Ngày 24 tháng Bảy
Các hoạt động do lực lượng Kháng chiến thực hiện trong thành phố và các vùng lân cận khiến bọn Đức ngày càng bị kích động. Từ nay cách xử sự của chúng thường xuyên gần với chưng loạn thần kinh, và chúng đánh đập chúng tôi vô cơ, chỉ do vi phạm trong nói năng hoặc sai lầm vì có mặt không đúng chỗ, không đúng lúc. Giữa trưa, chúng tập hợp chúng tôi dưới giảng đàn. Một tên lính gác đứng canh ngoài phố bảo là nghe thấy tiếng giũa ở bên trong giáo đường. Nếu kẻ nào có một dụng cụ nhằm vượt ngục không nộp ra trong mười phút, mư̖ tù nhân sẽ bị bắn. Bên cạnh tên sĩ quan, một khẩu liên thanh nhắm vào chúng tôi. Và trong khi các giây đồng hồ trôi qua, gã đứng đằng sau cái miệng súng đang sẵn sàng phả ra hơi thở ăn thịt sống của nó, thích thú ngắm bắn chúng tôi. Y chơi trò lên đạn rồi tháo đạn khẩu súng. Thời gian trôi đi, không ai nói cả. Bọn lính đấm đá, gào thét, khủng bố, mười phút đã hết. Gã chỉ huy tóm lấy một tù nhân, kề khẩu súng tay vào thái dương anh, chuẩn bị bóp cò và hét lên lệnh cuối cùng.
Lúc đó, một người tù tiến lên một bước, tay run run. Lòng bàn tay anh ta mở ra cho thấy một chiếc giũa, loại dùng để giũa móng tay. Dụng cụ này thậm chí chẳng vạch xước nổi những bức tường dày của giáo đường. Với chiếc giũa ấy, anh chỉ hơi mài sắc được chiếc thìa gỗ của mình, để cắt bánh mì khi nào có bánh. Đó là một mẹo học được trong các nhà tù, một trò xưa như thế gian, kể từ khi người ta giam cầm những con người.
Các tù nhân thấy sợ. Chắc tên chỉ huy sẽ nghĩ rằng mọi người chế nhạo hăn. Nhưng "tội phạm" bị dẫn đến bức tường và một phát súng bứng đi nửa vầng sọ của anh.
Suốt đêm chúng tôi đứng, trong luồng ánh sáng của một ngọn đèn chiếu, dưới sự đe dọa của khẩu liên thanh nhằm vào chúng tôi và của cái kẻ rác rưởi, để giữ cho mình tỉnh ngủ, đang tiếp tục chơi đùa với ổ đạn.
° ° °
Ngày 7 tháng Tám
Hai mươi tám ngày đã trôi qua kể từ khi chúng tôi bị giam giữ trong giáo đường. Claude, Charles, Jacques, François, Marc và tôi tụ tập gần ban thờ.
Jacques đã trở lại thói quen kể cho chúng tôi các câu chuyện, để giết thời gian và những nỗi lo âu của chúng tôi. Marc hỏi:
- Có thật là anh em cậu chưa bao giờ vào một giáo đường Do Thái trước khi đếy?
Claude cúi đầu, như thể nó cảm thấy có lỗi. Tôi trả lời thay nó:
- Phải, đúng thế, đây là lần đầu tiên.
- Với một cái họ đặc Do Thái như họ của các cậu, cũng lạ đấy. Cậu đừng cho tớ bảo thế là có ý chê trách nhé, Marc nói lại ngay. Chỉ vì tớ nghĩ...
- Vậy thì cậu nhầm rồi, gia đình tớ không theo các nghi thức giáo luật. Tất cả những người mang họ Dupont và Durand không nhất thiết đến nhà thờ vào Chủ nhật.
- Nhà cậu không làm gì hết, ngay cả vào những dịp lễ trọng hay sao? Charles hỏi.
- Nếu anh muốn biết mọi điều thì, ngày thứ Sáu, cha em làm lễ sabbat 1.
- À ế, vậy ông làm gì? François tò mò hỏi.
- Không có gì hơn các buổi tối hkác, trừ việc ông đọc một bài kinh bằng tiếng hébreu 2 và tất cả chúng tôi cùng uống một cốc rượu vang.
- Một cốc duy nhất ư? François hỏi.
- Ừ, một cốc duy nhất.
Claude mỉm cười, tôi thấy nó thú vị vì câu chuyện của tôi. Nó lấy khuỷu tay hích tôi.
- Nào, anh kể chuyện cho các anh ấy nghe đi, rốt cuộc có quy định mà.
- Chuyện gì cơ? Jacques hỏi.
- Có gì đâu!
Các bạn, thèm khát những câu chuyện do nỗi buồn chán không rời họ từ gần một tháng nay, đồng thanh nài nỉ.
- Thế thì, mỗi ngày thứ Sáu lúc ngồi vào bàn ăn, cha đọc cho chúng tôi một bài kinh bằng tiếng hébreu. Ông là người duy nhất hiểu được ngôn ngữ đó, trong gia đình, không một ai nói hay hiểu tiếng hébreau. Chúng tôi đã làm lễ sabbat như thế hàng nhiều năm nhiều năm. Một hôm, chị chúng tôi thông báo là chị ấy đã gặp một người và muốn kết hôn với anh ấy. Cha mẹ chúng tôi vui vẻ đón nhận tin này và bảo chị mời anh ấy đến ăn tối, để làm quen. Chị Alice đề nghị ngay là thứ Sáu tuần sau anh ấy sẽ tới cùng mừng lễ sabbat với cả nhà.
Trước sự ngạc nhiên chung, cha có vẻ không vui mừng gì về ý tưởng này. Ông bảo rằng tóố đó là dành cho gia đình và bất kỳ buổi tối nào khác trong tuần đều thích hợp hơn.
Mẹ hoài công lưu ý cha rằng, do đã chinh phục được trái tim con gái ông, nên chàng khách mời có thể coi như người trong nhà rồi, song không gì khiến được cha tôi đổi ý. Ông cho là để giới thiệu lần dầu tiên, ngày thứ Hai, thứ Ba, thứ Tư và thứ Năm thích hợp hơn. Tất cả chúng tôi đều đồng tình với mẹ và nài nỉ để cuộc gặp gỡ diễn ra vào tối sabbat, hôm ấy bữa ăn thịnh soạn hơn và khăn trải bàn đẹp hơn. Cha tôi giơ hai tay lên trời mà rền rĩ và hỏi rằng tại sao gia đình bao giờ cũng cứ liên kết chống lại ông thế. Ông rất thích tự coi mình là nạn nhân.
Ông nói thêm là ông lấy làm lạ, rằng trong khi ông đề xuất không cằn nhằn nhăn nhó, không đặt một câu hỏi cỏn con nào (điều này chứng tỏ tinh thần cởi mở bao la của ông), mở cửa nhà mình tất cả các ngày trong tuần trừ một ngày, thì gia đình lại thích đón tiếp anh chàng không quen biết ấy (dù sao anh ta cũng sắp mang con gái ông đi) vào buổi tối duy nhất không hợp với ông.
Mẹ, bản tính bướng bỉnh, muốn biết tại sao việc chọn tối thứ Sáu lại có vẻ đặt ra cho chồng mình một vấn đề lớn đến thế.
- Chẳng tại sao cả! ông kết luận, thừa nhận mình thất bại.
Cha tôi chưa bao giờ biết nói "không" với vợ mình. Bởi vì ông yêu bà hơn mọi thứ trên đời, hơn các con của chính ông, tôi cho là thế, và tôi không nhớ có một ước nguyện nào của mẹ tôi mà ông không cố sức thực hiện. Tóm lại, tuần lễ qua đi mà cha tôi chẳng hề hé răng. Và các ngày càng trôi, chúng tôi càng cảm thấy ông căng thẳng.
Hôm trước của bữa ăn tối mà tất cả chúng tôi đều hết sức chờ đợi, cha gọi riêng con gái ra và thì thào hỏi rằng vị hôn phu của con có phải người Do Thái hay không. Và khi Alice trả lời "Có ạ, dĩ nhiên rồi", thì cha tôi lại giơ hai tay lên trời mà rền rĩ "Cha biết chắc như vậy mà!".
Các bạn có nghĩ rằng phản ứng của ông chẳng khỏi khiến chị tôi sững sờ kinh ngạc, chị hỏi tại sao tin này rõ ràng là trái ý ông.
- Nhưng có sao đâu, con yêu, ông trả lời chị, và nói thêm với tà ý rành rành: Con định tìm cái gì ở đó nào?
Chị Alice chúng tôi, thừa hưởng tính cách của mẹ, giữ lấy cánh tay cha khi ông định lỉnh vào phòng ăn, chị ngạo nghễ đứng đối diện với ông.
- Con xin lỗi cha, nhưng dù sao con cũng hết sức ngạc nhiên vì phản ứng của cha! Con cứ sợ cha có kiểu thái độ ấy nếu con thông báo rằng vị hôn phu của con không phải người Do Thái, nhưng lại ra thế này!!!
Cha bảo Alice là chị thật kỳ quái khi tưởng tượng ra những điều như vậy, và thề rằng ông hoàn toàn mốc cần gốc gác, tôn giáo hay màu da của người mà con gái ông đã chọn, trong trường hợp người ấy là một trang hào hoa phong nhã và khiến con gái ông hạnh phúc như ông từng biết yêu mẹ của cô. Alice không thật tin, nhưng cha tìm cách thoát khỏi chị và lập tức đổi đề tài trò
Cuối cùng tối thứ Sáu cũng đến, chưa bao giờ chúng tôi thấy cha chúng tôi căng thẳng như vậy. Mẹ cứ trêu cha suốt, nhắc lại với cha tất cả những lần hơi bị đau một tí, hơi bị phong thấp một tí là ông rền rĩ rằng mình sẽ chết trước khi gả chồng được cho con gái... ông đang hoàn toàn khỏe mạnh và Alice từ nay đã có người yêu, vậy là gộp đủ mọi lý do để vui mừng, chẳng có gì mà lo âu. Cha thề rằng thậm chí ông chẳng biết vợ mình đang nói gì nữa.
Alice và Georges, đấy là tên vị hôn phu của chị chúng tôi, bấm chuông và đúng bảy giờ và cha tôi giật nẩy mình, trong lúc mẹ ngước mắt lên trời và ra đón anh chị.
Georges đẹp trai, vẻ thanh lịch ở anh hoàn toàn tự nhiên, có thể tưởng anh là người Anh. Alice và anh rất đẹp đôi thành thử việc họ lấy nhau dường như là một điều dĩ nhiên. Vừa mới tới, Georges đã được gia đình chấp nhận rồi. Ngay cả cha tôi cũng khiến mọi người có cảm giác ông bắt đầu thư giãn trong lúc dùng đồ khai vị.
Mẹ thông báo rằng bữa ăn đã sẵn sàng. Tất cả mọi người yên vị quanh bàn, kính cẩn đợi cha tôi đọc bài cầu nguyện lễ sabbat. Lúc ấy chúng tôi thấy ông hít vào thật sâu, nửa thân trên của ông phồng ra và... xẹp xuống tức khắc. Thử lần nữa, kìa ông lấy lại hơi và.... lại ỉu xìu. Một ý đồ thứ ba và đột nhiên, ông nhìn Georges và thông báo:
- Tại sao chúng ta không để cậu khách mời đọc thay tôi nhỉ? Rốt cuộc, tôi thấy rõ là cả nhà đã tán thành cậu ấy rồi và một người cha phải biết né mình đi trước hạnh phúc của con cái khi thời điểm đến.
- Mình nói gì vậy? mẹ hỏi. Thời điểm nào chứ? Và ai yêu cầu mình né đi nào? Đã hai mươi năm nay mình tự đặt bổn phận thứ Sáu nào cũng đọc bài cầu nguyện ấy, mà chỉ có mình hiểu được ý nghĩa, vì ở đây không ai nói tiếng hébreau hết. Mình sẽ không bảo em rằng bỗng nhiên mình thấy hoảng trước mặt bạn của con gái mình đấy chứ?
- Tôi có hoảng gì đâu, cha tôi vừa quả quyết, vừa xát xát ve áo vét.
Georges chẳng nói gì, nhưng tất cả chúng tôi đều thấy anh biến sắc đôi chút, khi cha đề nghị anh làm lễ thay ông. Từ lúc được mẹ cứu viện, vẻ mặt anh đã tươi hơn rồi. Cha tôi lại nói:
- Được, được. Thế thì có lẽ ít ra Georges cũng nhận lời cùng làm lễ với tôi chứ?
Cha bắt đầu đọc, Georges đứng lên và nhắc lại sau cha từng từ một
Cầu nguyên xong, cả hai lại ngồi xuống, và bữa tối là cơ hội cho một khoảnh khắc thân tình mà ai nấy đều cười vui hết lòng.
Cuối bữa, mẹ bảo Georges cùng bà xuống bếp, một dịp để hai người làm quen với nhau đôi chút.
Bằng một nụ cười a tòng, Alice trấn an anh, mọi sự đều tốt đẹp. Georges thu nhặt các đĩa ăn trên bàn rồi đi theo mẹ chúng tôi. Vào đến bếp, mẹ bỏ bát đĩa xuống cho anh và mời anh ngồi xuống một chiếc ghế dựa.
- Hãy nói với tôi đi, Georges, cậu không hề là người Do Thái!
Georges đỏ mặt và húng hắng ho.
- Cháu cho là có, một ít về đằng cha cháu... hay một trong những ông anh của cha cháu; mẹ cháu từng theo đạo Tin Lành.
- Cháu nói về mẹ ở thì quá khứ ư?
- Mẹ cháu mất năm ngo
- Bác rất tiếc, mẹ khẽ nói, chân thành.
- Có vấn đề nếu...?
- Nếu cháu không phải là người Do Thái? Không có vấn đề gì hết, mẹ cười mà nói. Cả bác trai và bác đều không coi sự dị biệt của người khác là quan trọng. Ngược lại, bao giờ hai bác cũng nghĩ rằng sự dị biệt ấy rất thú vị và là nguồn gốc của vô số hạnh phúc. Điều quan trọng nhất, khi ta muốn sống thành đôi suốt đời, là biết chắc rằng ở cùng nhau ta sẽ không buồn chán. Sự buồn chán trong một đôi lứa, đó là điều tệ hại nhất, chính nó giết chết tình yêu. Chừng nào cháu còn làm Alice cười vui, chừng nào cháu còn khiến nó mong muốn gặp lại cháu, khi cháu vừa mới rời nó để đi làm, chừng nào cháu còn là người chia sẻ tâm sự cùng nó và nó cũng thích thổ lộ tâm tình với cháu, chừng nào cháu còn sống những ước mơ của cháu cùng với nó, ngay cả những ước mơ mà cháu không thể thực hiện, thì bác chắc chắn rằng dù gốc gác của cháu ra sao, điều duy nhất xa lạ với hai đứa sẽ là thế gian và những kẻ ganh ghét.
Mẹ ôm lấy Georges và đón nhận anh vào gia đình. Bà nói, gần như rớm nước mắt.
- Nào, vào nhanh với Alice đi. Nó sắp ghét việc mẹ nó giữ vị hôn phu của nó làm con tin. Và nếu nó biết là bác đã thốt ra cái từ vị hôn phu, thì nó giết bác đấ
Trong lúc đi về phía phòng ăn, Georges ngoảnh lại và đứng ở ngưỡng cửa nhà bếp hỏi mẹ làm thế nào bà đoán được anh không phải người Do Thái. Mẹ mỉm cười thốt lên:
- A! Đã hai mươi năm nay tối thứ Sáu nào chồng bác cũng đọc một bài kinh bằng một ngôn ngữ do ông sáng tác ra. Ông chưa từng biết một từ hébreu nào! Nhưng ông rất tha thiết với khoảnh khắc mà, mỗi tuần, ông phát ngôn trước gia đình. Đó như là một truyền thống mà ông lưu truyền bất kể sự dốt nát của mình. Và ngay cả khi các từ ngữ của ông chẳng có nghĩa gì, bác biết dù sao đó cũng là những lời cầu nguyện yêu thương mà ông phát biểu và sáng tạo cho vợ con. Cho nên, cháu thấy là ban nãy khi bác nghe cháu lặp lại gần như y hệt thứ tiếng líu lo trọ trẹ của bác trai, thì bác chẳng khó khăn gì cũng hiểu... Chuyện này chỉ giữa bác và cháu thôi nhé. Chồng bác tin chắc là không ai nghi ngờ gì việc thu xếp nho nhỏ của ông với Chúa, nhưng bác yêu ông từ bao nhiêu năm nay rồi thành thử Chúa của ông và bác chẳng còn điều gì bí mật nữa.
Vừa trở lại phòng ăn, Georges thấy mình bị cha chúng tôi kéo riêng ra một chỗ. Cha lầm bầm:
- Cảm ơn vì lúc nãy nhé.
- Vì cái gì ạ? Georges hỏi.
- Vì không cáo giác bí mật chứ gì nữa. Về phía cháu thế là rất hào hiệp. Bác cho rằng cháu ắt đánh giá bác không hay. Không phải bác thích thú gì việc duy trì điều nói dối ấy; nhưng từ hai mươi năm nay... bây giờ nói với cả nhà thế nào đây? Phải, bác không nói tiếng hébreau, đúng vậy. Nhưng đối với bác làm lễ sabbat là gìn giữ truyền thống và truyền thống là quan trọng cháu hiểu chứ?
- Thưa bác, cháu không phải là người Do Thái, Georges đáp. Ban nãy, cháu chỉ lặp lại những từ ngữ của bác mà chẳng có một khái niệm gì về nghĩa của những từ ngữ ấy, và chính cháu muốn cảm ơn bác đã không cáo giác điều bí mật.
- A! cha thốt ra và buông xuôi hai cánh tay.
Hai người đàn ông nhìn nhau một lát, rồi cha đặt tay lên vai Georges và bảo anh:
- Được, cháu nghe đây, bác đề nghị với cháu rằng câu chuyện nhỏ này của chúng ta chỉ đúng có hai ta biết. Bác thì bác đọc kinh sabbat còn cháu, thì cháu là người Do Thái!
- Đồng ý hoàn toàn ạ, Georges trả lời.
- Được, được, được, cha vừa nói vừa trở lại phòng khách. Thế thì, tối thứ Năm tuần sau cháu tạt qua xưởng của bác, chả là để ta cùng nhau lặp lại kỹ những từ ngữ mà ta sẽ đọc vào hôm sau, vì giờ đây, hai chúng ta sẽ cầu kinh.
Bữa tối kết thúc, Alice tiễn Georges ra tận ngoài phố, chờ cho cả hai đứng khuất dưới cổng lớn và ôm lấy vị hôn phu.
- Chuyện quả thật rất ổn, với lại xin bái phục, anh xoay xở cừ lắm. Em chẳng biết anh đã làm thế nào, nhưng cha không thấy gì hết, còn lâu cha mới ngờ được rằng anh không phải là người Do Thái.
- Ừ, anh cho là ta đã giải quyết được rất tốt, Georges vừa ra đi vừa mỉm cười.
Vậy đó, đúng như thế, Claude và tôi chưa từng có dịp bước vào một giáo đường Do Thái, trước khi bị giam ở đây.
° ° °
Tối hôm ấy, bọn lính gào thét ra lệnh gói ghém cặp lồng và hòm xiểng với những ai có hòm xiểng, và tập hợp mọi thứ tại hành lang chính của giáo đường. Người nào lề mề liền bị đấm bị đá để nhắc nhở trật tự. Chúng tôi không có một khái niệm gì về nơi mình tới, nhưng một điều khiến chúng tôi an lòng: khi bọn chúng đến tìm tù nhân để mang đi bắn, những người ra đi không bao giờ trở về phải bỏ lại đồ đạc.
Chập tối, những người phụ nữ đã bị chuyển đến đồn Hâ được đưa trở lại và nhốt ở một gian bên cạnh. Vào hai giờ sáng các cánh cửa giáo đường mở ra, chúng tôi lại đi thành hàng và băng qua thành phố vắng vẻ lặng lẽ, bước ngược lại con đường đã dẫn mình đến đây.
Chúng tôi lại lên tàu. Các tù nhân ở đồn Hâ và tất cả những người kháng chiến bị bắt trong mấy tuần vừa rồi đi cùng chúng tôi.
Từ nay, có hai toa phụ nữ ở đầu đoàn tàu. Chúng tôi lại khởi theo hướng Toulouse, và một số người cho rằng chúng tôi trở về nhà. Nhưng Schuster có những dự định khác trong đầu. Y đã thề rằng đích đến cuối cùng sẽ là Dachau và không gì ngăn cặn được y, quân đội Đồng minh đang tiến lên cũng không, những trận bom san phẳng các thành phố chúng tôi đi qua cũng không, những nỗ lực của lực lượng kháng chiến để trì hoãn bước tiến của chúng tôi cũng không.
Gần Montauban, cuối cùng Walter cũng trốn thoát được. Anh phát hiện ra rằng một trong bốn đai xoắn vít chặt các chấn song vào ô cửa sổ đã bị thay bằng một đinh ốc. Với chút nước bọt còn sót lại và toàn bộ sức lực của các ngón tay, anh cố xoay chiếc đinh, và khi miệng quá khô, thì chính máu từ vết thương ở các ngón tay có lẽ sẽ khiến chúng đủ ẩm ướt để làm lung lay chiếc đinh ốc. Sau hàng giờ rồi lại hàng giờ đau đớn, cái vật kim loại bắt đầu trượt đi, Walter muốn tin ở cơ may của mình, anh muốn tin ở hy vọng.
Những ngón tay anh sưng tấy đến nỗi, khi đạt được mục đích, anh không xòe được chúng ra nữa. Bây giờ chỉ phải đẩy thanh chấn song là khoảng trống ở cửa sổ sẽ đủ để lách người qua. Nép mình trong bóng tối toa tàu, ba chiến hữu nhìn anh, Lino, Pipo và Jean, tất cả đều là những người trẻ tuổi mới gia nhập đội 35. Một cậu khóc, cậu không chịu được nữa, cậu sắp hóa điên. Phải nói rằng chưa bao giờ cái nóng lại dữ dội đến thế. Mọi người ngột ngạt và toàn bộ toa tàu dường như thở hắt ra theo nhịp khò khè của những tù nhân đang tắc nghẹn. Jean van nài Walter giúp họ trốn, Walter ngần ngại, thế rồi làm sao lại không nói gì, làm sao lại không giúp những người như thể anh em với mình. Thế là anh ôm lấy họ bằng những bàn tay bầm dập của anh và tiết lộ với họ điều anh đã thực hiện. Họ sẽ đợi đêm đến để nhảy,7;u tiên là anh, sau đó là những người khác. Họ khe khẽ nhắc lại cách làm. Bám vào trụ cửa, thời gian để chui toàn thân ra ngoài, rồi nhảy xuống và chạy ra xa. Nếu bọn Đức bắn, thì ai lo phận nấy; nếu thành công, khi ngọn đèn đỏ khuất dạng, họ sẽ đi ngược dọc con đường sắt để tập hợp lại.
Ánh ngày bắt đầu tắt, thời điểm xiết bao chờ đợi sắp đến, nhưng số phận dường như đã định đoạt theo cách khác. Đoàn tàu giảm tốc độ ở ga Montauban. Qua tiếng bánh xe, thấy tàu đi vào một chỗ đường đỗ tránh. Và khi bọn Đức với các khẩu liên thanh được bố trí trên sân ga, thì Walter tự nhủ thế là hỏng rồi. Lòng đau đớn, bốn anh em ngồi xổm xuống và mỗi người trở về với nỗi cô đơn của mình.
Walter muốn ngủ, lấy lại đôi chút sức lực, nhưng máu đập dồn ở các ngón tay anh và cái đau quá mãnh liệt. Trong toa, nghe thấy vài tiếng than vãn.
Hai giờ sáng, đoàn tàu chuyển mình. Tim Walter không còn đập dồn ở những bàn tay nữa mà là trong ngực. Anh lay các chiến hữu và họ cùng nhau chờ thời điểm thuận lợi. Đêm quá sáng, mặt trăng gần như tròn đang chiếu rạng trên bầu trời sẽ làm lộ họ quá dễ dàng. Walter rình bên cửa sổ, tàu lăn nhanh, xa xa, một khu rừng thấp in hình.
° ° °
Walter và hai chiến hữu trốn khỏi con tàu. Sau khi rơi xuống đường hào, anh ngồi xổm ở đó rất lâu. Và khi ngọn đèn đỏ của đoàn tàu mờ xóa trong bóng đêm, anh giơ hai tay lên trời mà kêu "Mẹ ơi". Anh đi bộ nhiều cây số, Walter. Đến ven một cánh đồng, anh gặp phải một gã lính Đức đang đại tiện, khẩu súng có cắm lưỡi lê đặt bên cạnh. Nằm giữa đám ngô, Walter chờ đợi khoảnh khắc thuận lợi và lao mình vào tên lính. Anh tìm đâu ra chút sức lực còn lại này để thắng tên lính trong lúc vật lộn? Lưỡi lê cắm vào thân thể tên lính; trong khi đi nhiều cây số nữa, Walter có cảm giác mình đang bay, như một cánh bướm.
Tàu không dừng lại ở Toulouse, chúng tôi không trở về nhà. Chúng tôi đã vượt qua Carcassonne, Béziers, Montpellier.
--------------------------------
1. Ngày nghỉ cuối tuần của đạo Do Thái. 2Hébreau: tên gốc của dân Do Thái (dân tộc này chỉ mang tên Do Thái từ cuộc Lưu đầy, vào thế kỷ IV trước CN). Tiếng hébreau là ngôn ngữ của người Do Thái cổ xưa.
Nguồn: http://vietmessenger.com/