18/4/13

Giọt nắng thiên đường (T1)

Tập 1

− SU À... SU À!

Đang ngủ gà ngù gật với quyển vở trên tay, Khuê Tâm giật mình vì kiểu gọi giật ngược của ông .

Vứt quyển vở xuống chiếu, Tâm mím môi làm thinh. Nửa tiếc giấc ngủ trưa chập chờn đầy mộng mị, nửa giận hờn vô cớ ông bố, Khuê Tâm vờ như không nghe chất giọng như xé tai của ông.

− Su! Mày chết rồi hả con? Mau xuống đây. Đừng có giả điếc nữa.

Uể oải, Khuê Tâm bước từng bước xuống cái thang gỗ để rời căn gác lửng nóng như cái lò nướng bánh.

Chân vừa chạm đất, Khuê Tâm đã thấy ông đứng chống nạnh ngay ngưỡng cửa bếp.

Lừ lừ mặt nhìn cô, ông đay nghiến:

− Mày ngủ gì dữ vậy? Hư vừa thôi!

Khuê Tâm cộc lốc:

− Con học bài chứ không ngủ.

Ông khoát tay:

− Dẹp cha chuyện học hành ấy đi cho tao nhờ.

Dằn mạnh tờ giấy bạc một trăm ngàn lên bàn, ông bảo:

− Ra quán mụ Tâm mua bốn lon bia, một bịch chả giò rồi cá viên chiên về đây cho tao. Tiền dư ba cho mày...

Khuê Tâm chưa kịp thắc mắc:

'Tiền ở đâu ba có', ông đã nói tiếp:

− Phải ăn mừng mày vừa có công ăn việc làm.

Tâm thảng thốt:

− Con có việc làm gì?

Ông ậm ự:

− Ông Bài đã đồng ý nhận con vào nhà hàng. Mày sẽ làm việc cho ổng bắt đầu từ ngày mai.

Khuê Tâm ré lên:

− Con không chịu làm nhà hàng đâu.

Ông tỉnh bơ:

− Tiền lương tháng này tao đã nhận rồi. Mày không chịu cũng không được.

Khuê Tâm tức run lên:

− Ba nhận tiền của ổng, không mắc mớ gì tới con.

− Vậy sao? Không mắc mớ thì biến ngay khỏi nhà tao. Hừ! Công tao lao tâm lao lực nuôi mày khôn lớn để bây giờ được nghe những lời vô hậu như vậy hả?

Tâm làm thinh nhìn gương mặt đỏ bừng của ông rồi lẳng lặng cầm tờ giấy bạc lên. Dắt cái xe đạp cũ xì ra, Tâm cắm đầu đạp giữa trời nắng chan chan.

Ai biểu cô là con của ông làm chi. Thôi thì phận làm con phải cố tròn chữ hiếu.

Mắt rưng rưng, đầu trống rỗng, Khuê Tâm thấy mình khốn khổ quá mức.

Cô nấc lên trong nỗi nghẹn. Ngay lúc đó, Tâm nghe có nhiều tiếng reo hò rồi một cái gì rất mạnh đập thẳng vào mặt mình khiến cô tối tăm mắt mũi ngã nhào xuống đường.

Hồn vía lên mây, Khuê Tâm lồm cồm bò dậy. Cô mếu máo nhận ra mình vừa... ăn nguyên một quả bóng vào mặt mạnh đến mức nổ đom đóm tùm lum.

Vừa gượng đứng lên, Khuê Tâm đã loạng choạng ngồi xuống vì choáng.

Tiếng đứa nhóc nào đó la lên:

− A... chị Su bị lỗ mũi ăn trầu. Máu me tùm lùm ghê quá!

Rồi giọng đứa khác hớt hải:

− Mau về kêu ông Tư đờn ra cứu chỉ đi tụi bây.

Khuê Tâm vội đưa tay quẹt mũi và hu hu khóc vì thấy máu.

Đứa nào đó còn kêu to khủng khiếp:

− Á! Gãy hết hàng tiền đạo rồi. Đã vậy môi còn sưng phù lên nữa kìa. Công nhận cú đá của anh Thuỵ còn hơn cú Roberto Carlos nữa.

Khuê Tâm bủn rủn tay chân, cô vội phun máu trong miệng ra rồi lom khom tìm nhưng không thấy cái răng nào cả.

Vừa lúc đó Khuê Tâm nghe một giọng con trai đầy bối rối:

− Xin lỗi... tôi... tôi không hề cố ý.

Khuê Tâm ngẩng lên, mắt nhoè nhoẹt, cô không nhìn rõ mặt kẻ vừa xin lỗi mình...

Cô vừa đau vừa thất kinh hồn vía nên bỗng dưng buột miệng hỏi một câu hết sức ngớ ngẩn:

− Răn...g... răng của tôi rụng hết rồi hả?

Gã con trai ỡm ờ:

− Hình như là vậy. Chậc! Tôi rất tiếc.

Khuê Tâm tái người, cô bụm miệng ré lên:

− Không biết! Anh làm sao thì làm đi. Ôi, đau quá.

Gã con trai quýnh quáng:

− Trời ơi! Tôi đùa mà... Răng em vẫn còn đầy miệng kia kìa.

Nghe thế, Khuê Tâm liền nhe răng:

− Hừm! Đồ độc ác, dã man. Làm người ta bị như vầy còn đùa được à?

Quắc mắt lên, Tâm cố nhìn thật kỹ gã con trai đối diện, nhưng Tâm không thấy gì ngoài khoảng tối từ đâu sập tới. Cô chống tay vào hư không và ngã chúi về phía trước. Văng vẳng bên tai Khuê Tâm nghe giọng ba mình:

− Su... Su...

Nhưng Khuê Tâm không trả lời ông được. Cô như chìm vào cõi mơ hồ nào đó.

Khi tỉnh dậy, Khuê Tâm đã thấy mình nằm trên cái ghế bố trong phòng khách ở nhà. Vẫn giọng ba cô, nhưng lúc này ông không gọi tên Su mà đang gay gắt quát tháo.

Như một phản xạ, Tâm bật ngồi dậy. Ông nạt:

− Nằm xuống! Mày muốn chết sao mà ngồi dậy hả con?

Khuê Tâm riu ríu nằm xuống. Cô nghe ba mình nói rành rọt từng câu, từng chữ.

− Chú em cứ tính đi. Con bé... ăn nguyên trái banh vào đầu, nếu không chấn thương sọ não cũng chấn thương hàm mặt, gẫy mũi, dập môi. Hừ!

Vậy thì còn gì là dung nhan con gái.

Cái giọng con trai vang lên:

− Thật tình cháu không hề cố ý.

Ông gằn:

− Xì! Chú em dám cố ý sao? Nhưng vô tình đâu có nghĩa là không có lỗi.

Đó! Rõ ràng hậu quả sự vô ý của chú em. Con gái tôi lãnh hết ráo. Giờ chú tính sao thì tính tôi nghe thử coi.

Khuê Tâm nuốt nước bọt với tất cả xốn xang khó chịu. Ba cô đang giở trò ăn vạ hộ cô. Ông định làm khó dễ người ta để kiếm chác. Ông thừa khả năng làm điều đáng xấu hổ đó.

Tâm nhổm dậy:

− Con...

Ông quát:

− Nằm xuống. Không lại chảy máu mũi nữa cho mà xem.

Khuê Tâm chưa kịp nói gì tiếp, ông đã bước tới ghế bố ấn đầu bắt cô nằm xuống.

Giọng ông xót xa rất kịch:

− Mặt mày con bé to như cái mâm. Thế có chết người ta không chớ.

Khuê Tâm hốt hoảng khi nghe như vậy. Cô chỉ muốn chạy ra sau bếp soi vào gương nhưng không dám.

Gã con trai nhỏ nhẹ:

− Cháu... cháu thành thật xin lỗi em Su.

Ông cười nhạt rồi gằn từng tiếng:

− Xin lỗi thì ăn nhằm... con mẹ gì. Phải biết điều một chút chứ.

Gã con trai xoa hai tay vào nhau:

− Da... cháu hiểu rồi. Cháu sẽ chịu tiền thuốc men cho Su Su.

Mặt ông lạnh tanh:

− Cả tiền chụp Citi cắt lớp nữa. Hừm! Tôi chỉ có mình con nhỏ, mạng nó bằng mười mạng chú mày đấy!

Khuê Tâm không nhịn được nữa:

− Trời ơi! Thôi mà ba. Con có sao đâu.

− Im đi! Nằm im đó cho tôi.

Đưa tay phẩy một cái, ông ra lệnh:

− Ra quán đầu ngõ rồi tôi và chú em tính toán cho rõ ràng.

Tâm bất ngờ khi nghe gã thanh niên đổi giọng:

− Cháu thấy chẳng có vấn đề gì để tính toán hết. Chú cứ đưa Su vào bệnh viện cho bác sĩ kiểm tra, chi phí bao nhiêu cháu sẽ thanh toán lại.

Ông nhếch mép:

− Đâu có dễ dàng như vậy. Con nhỏ phải nghỉ làm việc vì cái mặt sưng tù vù, thiệt hại đó cũng phải quy ra bằng tiền...

Gã con trai dài giọng:

− Thì ra là thế. Chú đòi hỏi hơi bị nhiều.

Khuê Tâm cố nhổm lên để nhìn cho bằng được gã đã gây ra phiền toái cho mình. Và cô bắt gặp một gương mặt khá bụi bặm nếu không muốn nói là khá ngầu đang nghênh lại ba mình.

Gã ta là người lạ, Khuê Tâm chưa gặp bao giờ. Với gương mặt đàn ông có cái cằm ngang ngạnh, đôi môi dày nằm dưới hàng ria mép lười cạo của gã đang nhếch lên vừa khinh bạc vừa thách thức.

Khuê Tâm chớp mi khi gã lia đôi mắt xếch một mí lạnh ngắt về phía cô.

Cái ánh nhìn của gã vừa lầm lì vừa đểu đểu làm sao ấy! Xem ra gã trai này chẳng phải hiền lành gì như thái độ nhỏ nhẹ nãy giờ của gã.

Và ba của Khuê Tâm cũng chẳng thua gã ta, nếu không muốn nói ông cáo già và lì mặt hơn gã nhiều trong những chuyện đại loại như vầy.

Đập mạnh tay xuống bàn, làm cái chai Pepsi đựng lưng lưng nước uống ngã lăn xuống đất, ông quát:

− Chú mày trả giá với tao à? Mẹ kiếp! Mạng con gái tao là vô giá nghe chưa? Đứa nào đụng tới nó là tới số.

Mặt hất lên cao đầy ngạo mạn, gã con trai cũng cứng cựa:

− Nếu mạng bé Su quý như vậy thì chú mau đưa... nó vào bệnh viện, cháu sẽ hoàn lại mọi chi phí theo đúng từng biên lai tính tiền. Hiện giờ cháu không mang theo đồng nào hết. Ông gằn giọng hăm doạ:

− Không lòi tiền ra thì khỏi rời chỗ này. Chắc mày ở xó nào mới chân ướt chân ráo tới đây nên chưa biết tao.

Khuê Tâm bấu hai tay vào thành ghế bố. Cô ghét chứng kiến ba cái trò của ba mình lắm. Ở xóm này người ta rất kiềng mặt ông. Thiên hạ sợ Ông thì ít mà ghét thì nhiều. Họ không muốn vây vào mẫu đàn ông như ông và dĩ nhiên Khuê Tâm cũng chả được mấy ai ưa. May còn có dì Yên. Dì hiền lành, biết đối xử với chòm xóm nên được quý, vì quý gì nên nhiều khi ba lên cơn say quậy phá, mọi người cũng bỏ qua cho. Khổ một điều ba Tâm không nhận ra điều đó, ông chủ quan cho rằng thiên hạ sợ Ông vì ông là người đáng được nể sợ. Ông làm Khuê Tâm xấu hổ quá! Lâu nay Tâm luôn chịu đựng mọi sự trái khoáy của ông, nhưng bữa nay thì quá đáng. Ông thật nhẫn tâm khi xem Khuê Tâm như công cụgiúp ông vòi tiền người khác.

Giọng gã con trai bình thản:

− Đúng là cháu chưa biết chú là ai. Ngược lại chú cũng chưa biết cháu là...

ai mà.

− Thằng này ngon! Hừ! Mày con thằng cha căng chú kiết nào chả quan tâm.

Mày nên nhớ tao không đùa đâu.

Mặc kệ ánh mắt toé lửa của ông , gã con trai nói bằng giọng rất tỉnh:

− Cháu cũng không đùa. Chú muốn gì thì gặp anh Ninh ấy. Cháu đang ở nhờ nhà ảnh.

Nghe nhắc tên Ninh, ông hơi khựng lại, giọng xìu xuống hẳn:

− Thì ra chú mày dựa hơi thằng Ninh. Thôi được rồi. Về đi! Rồi tao sẽ gặp thằng Ninh sau.

Ném về phía Khuê Tâm cái nhìn bằng nửa con mắt, gã riễu cợt:

− Màn một của vở kịch đã xong. Em có thể ngồi dậy tự vỗ tay khen mình được rồi đó bé Su Su.Khuê Tâm tức nghẹn ở cổ vì những lời mai mỉa đó. Cô chưa biết phải trả miếng như thế nào, gã đã ngạo nghễ bước ra khỏi căn phòng nhỏ của nhà Tâm. Ông cũng bước theo...

Còn lại một mình, Khuê Tâm nhắm mắt lại. Giá như cô cứ mãi ngất đi như lúc nãy, chắc đã đỡ nhục.

Trở mình, Tâm nằm nghiêng, cô ước chi mình đang ngủ và tất cả những gì vừa xảy ra chỉ là một giấc mơ. Một giấc mơ xấu chỉ có khi người ta nằm nghiêng về phía bên trái.

Khuê Tâm sửa cái nơ con bướm trên cổ áo sơ mi trắng lại cho ngay ngắn trước khi ra khỏi phòng thay quần áo.

Đã tới ca làm việc của Tâm. Dù bữa nay đã được hai ngày làm phục vụtrong nhà hàng này, Khuê Tâm vẫn còn nguyên nỗi lo lắng của một con nhóc mới bước chân vào nghề. Và thế giới về đêm của những kẻ thừa tiền lắm bạc vẫn còn hết sức xa lạ với một con bé nghèo như Khuê Tâm.

Nhớ lại hôm bi... ăn nguyên trái banh, Khuê Tâm vẫn còn ấn tượng đến mức tưởng chừng chuyện vừa xảy ra hôm qua. Tâm ấn tượng không vì bị tai nạn từ trên trời rơi xuống mà còn vì cuộc tranh cãi khá gay gắt giữa ba cô và dì Yên. Dì Yên không muốn Khuê Tâm dấn thân vào những nơi bóng tối nhiều hơn ánh sáng như các bar, phòng trà, quán cà phê. Nhưng bà không cãi lại ba nên cuối cùng Khuê Tâm đành phải 'vào hang cọp', vì ông đã lãnh lương của Tâm và đã nướng hơn nửa số lương vào trò cá cược bóng đá mất rồi.

Tối đó, Khuê Tâm và dì Yên đã ôm nhau mà rơi nước mắt. Mặc kệ vợ con giọt vắn giọt dài, ông vẫn thản nhiên ngồi khà khê nhâm nhi bia rượu.

Ông không hề hỏi xem bị ăn nguyên trái banh đến mức té xỉu, Tâm có sao không. Mà hỏi làm chi khi cô đã không giúp được ông moi tiền của gã trai kia. Ông chưa mắng Tâm đi đứng xớn xác để bị té xỉu là may lắm rồi.

Khuê Tâm nhếch môi chua chác. Với ông, cô và dì Yên chả là gì cả. Và cô nhận ra ngay xưa mẹ cô bỏ ông ra đi với người khác là sáng suốt, chỉ có điều bà quá nhẫn tâm khi đành đoạn bỏ cô lại cho một kẻ ích kỷ như ông.

− Khách gọi kìa. Làm gì mà đứng như gà rù vậy?

Khuê Tâm như bừng tỉnh vì những lời khá gay gắt của cô gái tô son hơi đậm trạc bằng tuổi mình nhưng cung cách, thái độ rất từng trải lăn lộn.

Chỉ vào bàn sát cuối phòng, cô ta hất mặt:

− Kia kìa! Đừng ngơ ngác như vừa trên mặt trăng rơi xuống, nhìn khó ưa lắm. Lẹ lẹ lên đi!

Khuê Tâm vội vàng đi như chạy về phía đó. Bàn toàn con trai, mặt mày bừng bừng bặm trợn trông như vừa đánh đá ở đâu về khiến Tâm co cứng người vì sợ.

Giọng lạc đi, cô ấp úng:

− Thưa các anh dùng chi?

Một gã mắt hí cười cười nham nhở:

− Dùng đặc sản... em. Mông, đùi, ngực gì cũng xơi hết. Nào! Ngồi xuống!

Khuê Tâm máy móc hỏi lại:

− Dạ các anh chọn món chi?

Vẫn gã mắt hí ngoác mồm cho cả bọn cùng cười.

− Anh vừa chọn đó thôi. Món 'em' là nhất rồi.

Mặt nóng ran, mồ hôi thi nhau túa ra, Khuê Tâm đứng chết trân một chỗ trong khi cả bọn con trai hí hố cười khoái trá.

Ngay lúc đó, Tâm nghe giọng đàn ông:

− A! Chào các huynh! Sao? Đã gọi món chưa, để tiểu đệ cho dọn lên ngay?

Khuê Tâm thấy một người dáng to cao mặc đồng phục nhà hàng đang thân thiện vỗ vai gã mắt hí, giọng anh ta trầm ấm khiến cô chợt an tâm vì có cảm giác được che chở, dù anh ta chưa hề nhìn hay nói tới cô.

Quay sang phía Tâm, anh ta nói:

− Trong khi chờ các đại ca chọn món, em lo nước nôi đi chớ.

Khuê Tâm riu ríu bước đi. Cô vào trong mang ra một xô đá.

Cô chưa kịp gắp đá bỏ vào ly, anh ta đã đỡ lấy.

− Để bàn này tôi lo. Em tới bàn đằng kia đi.

Khuê Tâm nói:

− Vâng.

Vừa tới bàn anh ta chỉ, Tâm đã đụng cô nàng môi đỏ.

Cô ta nguýt dài:

− Tới đây làm chi? Chỗ này đâu có việc của mấy người.

Thế là Khuê Tâm đành cầm xô đá đứng xớ rớ. Ngày hôm qua cũng thế, Tâm cứ đi tới đi lui chờ bị sai vặt. Khách sai đã đành, đồng nghiệp cũng sai Tâm chạy có cờ. Khuya về tới nhà, hai chân cô mỏi muốn rụng luôn. Hôm nay nhất định Khuê Tâm không rơi vào thế bị động như hôm qua nữa.

Nghĩ là làm, Khuê Tâm trả xô đá xuống bếp và ra chỗ thu tiền ngồi.

Cô giữ quầy trợn mắt:

− Sao lại ngồi đây?

Khuê Tâm thản nhiên:

− Vì không có việc làm. Chả ai giao việc cho em cả.

− Ủa! Sao ngộ vậy? À... Em mới vào làm phải không?

Tâm gật đầu. Cô giữ quầy tươi ngay nét mặt.

− Chị là Hường. Để chị giao việc cho em nghen.

Tâm chưa gật đầu, Hường đã lôi trong hộc tủ ra một bọc ni lông:

− Đóng dấu giùm chị.

Tâm tò mò mở ra xem. Một bịch đầy những cùi ghi order cho khách.

− Hết bao nhiêu đây à?

− Ờ. Bộ che ít hả. Đóng thử coi. Mệt xỉu đó em.

Khuê Tâm đỡ lấy con dấu và hộp tam- bon trên bàn Hường.

− Cái này để làm gì hả chị?

Hường trả lời nhát gừng:

− Để ghi món khách gọi, rồi để tính tiền. Nhớ đóng đừng sót trang nghe.

Vừa nhìn Tâm làm, Hường vừa hỏi:

− Làm thêm để kiếm tiền đi học phải không?

Tâm gật đầu. Hường khen:

− Vậy thì giỏi rồi. Nhưng nhà hàng đâu có tuyển người. Ai đưa em vào đây?

Tâm buột miệng:

− Bác Bài!

− Ổng là gì của em vậy? Có bà con không?

Tâm điềm đạm:

− Bác ấy là bạn của ba em.

− Có thế chớ! Có chỗ dựa, em không sợ bị ăn hiếp. Tụi con gái trong đây đứa nào cũng mọc nanh hết rồi, em mà tứ cố vô thân, tụi nó sẽ xé em ra ấy!

− Dữ vậy sao? Em thấy ai cũng dịu dàng, dễ thương quá trời.

Hường bĩu môi:

− Coi vậy chớ không phải vậy đâu! Đứa nào cũng chót lưỡi đầu môi, cười cười, nói nói để lấy tiền boa của khách, chớ đụng tới nó thì biết.

Khuê Tâm im lặng lật từng tờ giấy để đóng dấu. Chưa quen việc nên cô vừa lật giấy vừa đóng mộc thật lóng cóng, vụng về.

Hường chống cằm nhìn:

− Đóng như em bà Mão mà thấy thì điếc con ráy.

Tâm tò mò:

− Bà Mão là ai vậy chị?

− Là quản lý ở đây. Hai bữa nay bả nghỉ, thiệt sung sướng hết sức. Bà Mão chằn lắm, ông Bài còn phải sợ bả nữa là...

Khuê Tâm trầm giọng:

− Còn anh chàng kia?

Hường nheo mắt:

− Em muốn nói Cang ấy hả. Nó cũng phục vụnhư em, nhưng năng nổ, hoạt bát nên được phân làm tổ trưởng. Một anh chàng đẹp trai phải không?

Khuê Tâm nhún vai, cô làm thinh nghe Hường 'Bà Tám':

− Nhỏ Cẩm Nhung tô son đỏ choé đang bám thằng Cang dữ lắm, mà thằng đó cứ lơ lửng con cá vàng...

Hường... nín lại khi Cẩm Nhung đi về phía quầy. Để lên mặt quầy tờ giấy và tiền, cô ta khinh khỉnh:

− Kiểm tra cho kỹ nghen. Lỡ có tiền rách, tiền giả đừng đổ cho tôi à.

Liếc Khuê Tâm, Cẩm Nhung nói:

− Mới vào hôm qua, hôm nay đã... chảnh. Mau đi dọn bàn khách vừa ăn xong.

Hường kêu lên:

− Ê! Có lộn không vậy? Bàn đó mày phụ trách mà! Đừng có ma cũ ăn hiếp ma mới chớ.

Khoanh tay, Nhung bảo:

− Chả ma nào ăn hiếp ma nào hết. Đóng dấu không phải việc của nó. Đừng mới vào thử việc mà đã lánh nặng tìm nhẹ.

Khuê Tâm phản ứng ngay:

− Tôi đang chờ được phân công cụthể. Cô Mão bảo làm gì tôi sẽ làm đó.

Cẩm Nhung cười khẩy:

− Được! Cứ đợi đấy! Rồi xem mày sẽ được làm gì. Nếu chung nhóm với tao coi như mày số đỏ.

Khuê Tâm ấm ức nhìn theo Cẩm Nhung, Hường khều cô:

− Dịu dàng, dễ thương chưa? Hừ! Con nhỏ đó tính làm chị Trùm chắc.

Một phụnữ trạc ngoài bốn mươi bước về phía quầy, Hường hạ giọng:

− Bà Mão đó!

Rồi cô xởi lởi:

− Cô đi làm lại hả cô?

Bà Mão nhìn Khuê Tâm, miệng nhếch lên:

− Chớ ở nhà hoài cho tụi bây nổi loạn à?

Thấy Tâm gật đầu chào, bà Mão hất hàm:

− Mới hả?

Tâm mau miệng:

− Da... cháu chào cô.

Bà Mão nheo nheo mắt như đánh giá, ước lương Khuê Tâm rồi bảo:

− Ở đây đủ người rồi. Em lên tầng hai phục vụphòng đi.

Khuê Tâm nghệch mặt ra:

− Da... phục vụphòng là sao ạ?

Bà Mão chỉ những bàn có khách:

− Cũng là như vầy nhưng ở mỗi phòng riêng. Trong phòng có máy lạnh, karaoke... Em vào làm phòng hai chung với Cang.

Hường ngạc nhiên:

− Ủa! Thằng Cang ở dưới này mà.

− Thì điều nó lên trển. Nó ở dưới này để con Cẩm Nhung tối ngày liếc mắt làm sao buôn bán. Mày kêu nó tới đây cho tao.

Hường vừa bước đi, bà Mão đã hỏi:

− Em là con Tư hả?

Khuê Tâm nhỏ nhẹ:

− Dạ.

Bà Mão chép miệng:

− Tôi không nghĩ Tư lại bắt con đi làm những nơi thế này.

Cang bước tới. Tim Khuê Tâm bỗng đập mạnh khi nhìn thấy ánh mắt của anh. Đúng là Cang rất đẹp. So với những gã trai khác trong quán, Cang nổi bậc như một ngôi sao sáng, có điều ngôi sao ấy mọc không đúng chỗ.

Miệng rộng và cười hết sức quyến rũ, Cang cất giọng thật trầm ấm:

− Chị Mão gọi em à?

Bà Mão cũng ngọt ngào khác với lúc nói chuyện với Hường và Tâm:

− Ờ... chuyện là như vầy. Bắt đầu bữa nay em sẽ phục vụphòng số hai, chung với cô bé này. Khỏi than cực nữa nhé.

Cang đưa đẩy:

− Cám ơn chị. Chị đúng là số một.

Bà Mão dặn dò:

− Dắt nó lên trển chỉ cách sử dụng máy lạnh, tivi, đầu máy cho kỹ hộ chị nghen.

Khuê Tâm bước theo Cang. Anh chàng hỏi trỏng:

− Biết sử dụng thang máy chưa?

Tâm cộc lốc:

− Chưa.

− Vậy thì đi thang máy.

Vừa nói Cang vừa bước thật nhanh tới góc phòng. Khuê Tâm lẽo đẽo theo sau. Cô chợt hồi hộp khi bước vào thang máy hẹp, bít bùng với một người khác phái, đẹp trai và xa lạ.

Cang lại hỏi khi đưa tay nhấn số:

− Tên gì bé con?

− Khuê Tâm.

Anh nhìn cô:

− Tên nghe sang trọng quá.

Tâm vịn vào vách khi thang chuyển động.

− Cám ơn. Lần đầu tiên tôi được khen kiểu lạ tai như vậy.

Cang khoanh tay ngạo nghễ:

− Còn đi học không?

− Còn.

− Năm thứ mấy rồi?

Khuê Tâm ngang ngang:

− Năm thứ mấy đâu có liên quan tới chuyện đi làm này.

− Có liên quan chứ. Năm học càng cao, người ta càng cần nhiều tiền.

Khuê Tâm nhấn mạnh:

− Tôi lúc nào cũng cần nhiều tiền.

− Tốt. Vậy ráng cố gắng kiếm được nhiều tiền.

Khuê Tâm im lặng theo Cang ra khỏi thang máy. Cang mở cửa phòng số hai. Đó là một căn phòng bài trí theo lối Nhật với bàn ăn sát mặt đất, xung quanh bố trí những đệm nhỏ vuông vức để ngồi.

Cang nói:

− Khách phòng này thường là V.I.P rất thừa tiền, họ không khả ố, nham nhở như bọn nhố nhăng vừa rồi, ngược lại họ rất hào phóng và rộng rãi với những nhân viên làm bàn thời gian kiểu còn đi học như em.

Tâm chua chát:

− Có nghĩa là tôi đang tiếp cận nhiều cơ hội kiếm được nhiều tiền?

Cang gật đầu:

− Đúng vậy! Không những thế em còn tiếp cận nhiều cơ hội để đổi đời.

Khuê Tâm hơi nhếch mép:

− Vậy sao? Ở đây có ai đổi đời chưa?

Cang lấp lửng:

− Sắp có rồi đó. À, em biết sử dụng dàn karaoke này không?

Khuê Tâm lắc đầu. Cang nhiệt tình:

− Cũng dễ thôi. Để anh chỉ cho.

Khuê Tâm chăm chú nghe kỹ những lời và nhìn thao tác của Cang. Cũng chả có gì khó, chỉ có điều cô chưa sử dụng nên chưa biết thôi.

Cang kết thúc bằng một câu:

− Dần dà em sẽ quen. À, em biết hát chứ?

− Tôi hát được, nhưng chắc dở.

Giọng bà Mão vang lên ngắt ngang lời Tâm:

− Mời khách vào này Cang!

Khuê Tâm nhìn ra cửa. Khách là một phụnữ ngoài ba mươi ăn mặc khá bốc với áo hai dây màu cánh sen bó sát vào và quần tây ngắn trên mắc cá chật cứng rất gợi cảm.

Đôi mắt đeo mi giả hờ hững nhìn lướt căn phòng rồi lướt qua Cang, bà ta bảo:

− Phòng này được đấy!

Cang tươi cười:

− Vâng. Thưa... cô đi một mình hay còn người thân?

Người phụnữ không trả lời mà nói qua chuyện khác:

− Giọng hay lắm. Hát karaoke được chớ.

− Dạ. Cũng hát được vài ba bài ạ.

Buông nhẹ người xuống ghế nệm, bà ta cao giọng:

− Vậy thì hát đi. Tôi thích nghe hơn thích ăn.

Cang cười cười:

− Dạ. Âm nhạc là món ăn tinh thần mà.

Anh mau mắn mở tivi, đầu đĩa và hỏi:

− Cô thích loại nhạc nào?

Bà khách khoát tay:

− Sở trường của cậu loại nào, cứ hát loại đó.

Nhướng mắt nhìn Tâm, bà ta hỏi:

− Còn cô em thì sao? Chắc cũng hát được?

Khuê Tâm chưa biết trả lời thế nào, Cang đã nói:

− Dạ được ạ.

Người phụnữ búng tay như đàn ông:

− Vậy mỗi người hát một bài.

Tâm vội lên tiếng:

− Dạ, em chỉ là phục vụthôi ạ.

Bà khách lừ mắt:

− Hát cho khách nghe cũng là phục vụ.

Cang mau mắn:

− Em sẽ hát trước. Em thích Quang Dũng, nên xin bài 'Hoa có vàng nơi ấý.

Bà khách gật gù:

− Thời trang đấy!

Khuê Tâm bối rối đứng một góc phòng. Cô nghe nhưng không cảm nhận hết giọng hát của Cang, hình như giọng anh ta khá ấm nhưng điệu quá.

Bà khách đột ngột bảo:

− Đủ rồi. Giờ tới em gái đây.

Tâm dở khóc dở cười vì ý muốn của khách. Họ đúng là thượng đế, cãi lời thượng đế sẽ gặp phiền phức ngay.

Tâm ngập ngừng:

− Em thích bài 'Có đôi khí vì em thấy đó không phải lời bài hát mà là những dòng tâm sự. Em như bắt gặp mình trong ca từ, giai điệu của khúc ca ấy. Em hy vọng cô cũng tìm thấy sự đồng cảm như em khi nghe 'Có đôi khí.

Bà khách buột miệng:

− Nói hay lắm!

Khuê Tâm chớp mi, cô cất giọng thật tự nhiên không chút uốn éo, điệu đàng như Cang vừa rồi. Lúc nãy cô đã thật lòng khi nói thế. Bài hát là tâm tình của Tâm đó thôi.

'Ôi! Có đôi khi thèm như những con chim, cứ hót líu lo rồi tung cánh lên trời, đến những đảo hoang tìm nơi vắng bóng người, rồi cười nói một mình và lặng khóc một mình...'.

Bà khách gật gù:

− Cả hai đều rất khá. Với vóc dáng chất giọng và lời dẫn như vầy hai đứa chui đầu vào đây thật uổng.

Nheo nheo mắt là bà... dụ:

− Hai đứa bỏ chỗ này về chỗ chị đi.

Cang xoay cái micro trong tay. Anh đang có một cái nhìn thú vị về người phụnữ này. Bà ta đang muốn gì ở anh và Tâm?

Người phụnữ tự giới thiệu:

− Tôi là Thuỷ. Bạn bè gọi tôi là Thuỷ Lê. Lê là họ của tôi. Họ gọi thế để phân biệt với những Thuỷ khác như Thuỷ Trần, Thuỷ Nguyễn. Cứ gọi tôi là chị Thuỷ.

Thấy Cang và Tâm im lặng, Thuỷ Lê nói tiếp:

− Tôi đang cần tìm những người như cô cậu. Bỏ chỗ này theo tôi, bảo đảm cô cậu sẽ đổi đời.

Cang bật cười:

− Vừa rồi bọn em cũng nhắc tới chuyện đổi đời, nhưng muốn đổi đời đâu có dễ.

Tựa lưng vào salon, Thuỷ Lê nói:

− Dễ hay khó còn tùy vào cơ may, vào duyên số. Chị Thuỷ đây là cơ may của cô cậu đó. Nhất là cậu!

Cang khẽ cau mày:

− Em vẫn chưa hiểu ý chị.

Thuỷ Lê nhún vai:

− Đơn giản thôi. Nếu theo chị, chị sẽ đào tạo cô cậu thành ca sĩ hoặc người dẫn chương trình chuyên nghiệp.

Cang cười cười:

− Vâng. Nhưng trước hết xin chị để bọn em làm nhiệm vụ. Mời chị chọn món ạ.

Thuỷ Lê hơi khựng lại nhưng rất nhanh, bà ta bảo Khuê Tâm.

− Đưa thực đơn đây.

Tâm làm theo yêu cầu, bà Thuỷ nhìn vào kiểu chiếu lệ rồi nói một hơi.

− Món một, ba, năm, bảy.

Tâm ghi order rồi xuống bếp. Bà Mão đã có mặt ở đó, giọng tò mò:

− Sao con mụấy gọi món lâu vậy? Hừm! Chắc chắn mụta vào đây chủ yếu để phá?

Khuê Tâm từ tốn:

− Dạ, bà ấy đã gọi món rồi đấy.

− Thằng Cang đang làm gì với con mụThuỷ?

Cô ngập ngừng:

− Hình như ảnh đang hát karaoke theo yêu cầu của khách.

Bà Mão trề môi:

− Hừm! Chắc mụđịnh dụthằng Cang theo mụđể trở thành ca sĩ.

Tâm ngạc nhiên:

− Sao cô biết ạ?

Bà Mão nhún vai:

− Chuyện nhỏ! Trước kia mụta cũng làm phục vụở đây đó. Giờ hất mặt lên trời rồi ra vẻ bà lớn đi tuyển người có tài để lăng xê thành ca sĩ. Nghe lời mụthì tiêu...

Khuê Tâm nuốt nước bọt. Thì ra bà Mão chẳng lạ gì bà Thuỷ Lê. Bà Thuỷ này nói láo mà cứ như thật làm hồi nãy cô cũng gân cổ hát với hò. Chẳng biết Cang có nhận ra bà ta dối không? Cang tỏ vẻ rất sõi đời, chắc anh ta đẩy đưa cho vừa lòng khách chớ không ngốc đến mức hư hư thật thật không phân biệt được như Tâm đâu mà cô lo.

Bà Mão nhìn Tâm:

− Nãy giờ Thuỷ Lê có dụem và thằng Cang bỏ chỗ này để về làm cho mụta không?

Khuê Tâm lắc đầu thật nhanh:

− Dạ, không ạ.

Bà Mão bĩu môi:

− Thuỷ Lê khoái dụcon trai hơn. Chắc giờ này nó đang giở chiêu lời ngon tiếng ngọt với thằng Cang. Con mụấy cứ như con yêu nhền nhện, trông nó dơ dáng dại hình làm sao. Nó thích con trai chớ gì! Tao sẽ chiều!

Ngoắc một phục vụnam đứng gần đó, bà Mão ra lệnh:

− Phục vụphòng số hai trên lầu thay cho Khuê Tâm, con bé mới vào chưa quen với khách đặc biệt như bà khách này.

Khuê Tâm hỏi ngay:

− Vậy cháu sẽ làm gì ạ?

Bà Mão không trả lời mà bắt sang chuyện khác:

− Tư ngày nào cũng hai lon bia hả?

− Dạ. Bác sĩ cấm rượu nên ba cháu đành uống bia.

Bà Mão chép miệng:

− Khổ đời! Ông ấy đúng là ích kỷ. Bởi vậy...

Khuê Tâm nhoi nhói tim. Cô khó chịu khi nghe người khác nhận xét ba mình. Cô càng khó chịu hơn vì câu nói lưng chừng của bà Mão. Làm như bà biết rõ về ba cô lắm không bằng.

Giọng bà Mão tiếc nuối:

− Nhậu nhẹt quá, nên đâu còn sức mà thổi kèn. Trước đây Tư là tay saxo nổi tiếng ở Sài Gòn, giờ thì ho ra máu bởi ba con sâu rượu. Uổng thiệt!

Khuê Tâm không ngăn được tò mò:

− Cô quen ba cháu à?

Bà Mão có hơi mơ màng:

− Ai mê nhạc lại không biết ba em. Ông ta từng là một tay lãng tử hào hoa, từng làm mưa làm gió với cây trompet ở những vũ trường lớn như Đêm Màu Hồng, Queen Bee, Macxim thời trước. Hồi hoàng kim của Tư , không ai hình dung nổi bây giờ ông ta lại như vậy.

Tâm thật thà:

− Cháu tưởng ba mình là ông thầy dạy nhạc tầm thường cho con nít ở xóm chớ không biết ông là người nổi tiếng. Cô nói ba cháu thổi saxo, sao mọi người lại gọi ông là ông Tư Đờn kìa?

Bà Mão giải thích:

− Đó là cách người ta gọi chung những người làm nghề đờn ca trong vũ trường. Thế em không biết ông từng chơi nhạc cụgì sao?

Khuê Tâm cười gượng:

− Nếu người ta không gọi ông là Tư Đờn, cháu còn không biết ba thuộc giới nghệ sĩ nữa là. Ông chả bao giờ nói về thời còn trẻ.

Bà Mão chép miệng:

− Vì một cú sốc mà ông biến thành một người khác hoàn toàn. Thật đáng tiếc! Ông muốn chạy trốn quá khứ và chối bỏ luôn tương lai của con gái mình hay sao kìa.

Khuê Tâm bỗng tủi thân vì những lời của bà Mão.

Bà lại hỏi:

− Ba cháu có nhiều học trò không?

Tâm ngập ngừng:

− Trước đây thì nhiều nhưng bây giờ ít lắm ạ.

− Như thế thì cuộc sống chắc chắn là rất khó khăn. À, má sau có tốt với em không?

Tâm gật đầu:

− Dì Yên rất tốt. Dì đâu muốn cháu đi làm mà chỉ muốn cháu chú tâm vào việc học, nhưng như vậy thì dì Yên vất vả quá.

Bà Mão định nói gì đó thì thấy Thuỷ Lê từ thang máy bước ra. Bà ta đi thẳng tới chỗ quầy tính tiền với nụcười thật tươi.

Vừa cười, bà Thuỷ Lê vừa nói:

− Nhà hàng này vẫn y như ngày nào. Chắc chắn em sẽ tới nữa. Nhưng chị nhớ không cho bà ta biết em tới đây đó.

Bà Mão cũng cười song giọng lại thách thức:

− Giữ bí mật hành tung của khách là một trong những phương châm của nhà hàng mà. Cô khỏi phải lo. Có điều tôi không nghĩ cô Thuỷ đây sợ bà ấy, vì nếu sợ cô đâu có tới đây.

Thuỷ Lê đong đưa cái ví bằng da cá sấu đắt tiền.

− Em sợ cho bả chớ đâu sợ cho em. Tim em còn xịn lắm, không dễ lên cơn như bà ta đâu.

Nhìn theo Thuỷ Lê, bà Mão lầm bầm:

− Đồ yêu quái! Đúng là thừa tiền đâm ra rửng mỡ.

Hường tò mò:

− Bà ta là ai vậy cô?

Bà Mão gắt:

− Đừng tò mò. Làm việc đi!

Ngay lúc đó có người gọi:

− Điện thoại cô Mão ơi.

Bà Mão lật đật bước đi, Khuê Tâm cũng tới quầy ngồi với Hường. Nhận một xấp biên lai, Tâm kiên nhẫn ngồi đóng con dấu lên từng trang giấy.

Một lát sau, bà Mão quay lại:

− Em sẽ phụtôi và Hường làm sổ sách và kế toán. Ông Bài vừa bảo với tôi...

Tâm ngơ ngác:

− Nhưng cháu có biết gì về kế toán đâu.

Bà Mão cười bí hiểm:

− Rồi sẽ biết, nếu em biết đếm từ một tới mười. Việc này còn dễ hơn hát một bài nhạc nữa kìa.

Khuê Tâm im lặng. Có thể việc này phù hợp với cô hơn. Ít ra nó cũng làm cô thoải mái và yên tâm khi bước vào nơi đây. Vậy thì sao không đồng ý chứ?

Thuỵ ngửa mặt uống cạn phần rượu trong ly rồi khật khưỡng bước ra khỏi bar. Mới mười giờ đêm, giờ này còn quá sớm với những kẻ chơi khuya, lấy đêm làm ngày, nhưng với ai lấy gia đình làm cuộc sống thì chắc chắn lúc này họ đang tận hưởng hạnh phúc bên những người thân yêu nhất.

Rồ máy chiếc Majesty đắt tiền, Thuỵ lướt thật nhẹ trên đường. Đầu còn lâng lâng vì rượu mạnh, anh nhích tay lượn những đường vòng zích zắc trước vẻ khâm phục của các cô nàng ngồi sau các loại xe rẻ tiền cũng đang phóng vèo vèo trên phố.

Giờ này chắc Vân Quỳnh vẫn còn vui vẻ với đám bạn chung lớp. Hôm nay sinh nhật cô bạn nào đó và dĩ nhiên Quỳnh không thể vắng mặt vì cô vốn ham vui.

Chiếc di động trong túi áo rung nhẹ, Thuỵ cho xe chậm lại. Một tay lái, một tay anh áp cái điện thoại vào tai.

Giọng Vân Quỳnh nhõng nhẽo lẫn quyền hành:

− Tới Ngàn Khơi chở em về.

Trán Thuỵ cau lại, anh khẽ gắt:

− Sao lại là Ngàn Khơi? Anh không tới đó đâu. Em tự về đi.

Vân Quỳnh doạ:

− Anh không tới là con như mình bye luôn đó. Cho anh một phút để suy nghĩ.

Giọng Thuỵ đanh lại:

− Anh nói không và chả cần thêm giây nào suy nghĩ. Thôi nhé!

Cúp máy, Thuỵ chưa kịp cho nó trở vào túi thì một chiếc Su Sport chạy tạt ngang sát chiếc Majesty của anh, gã đầu trọc ngồi phía sau hớt cái di động trên tay Thuỵ một cách nhẹ nhàng đến mức vốn là người năng động, Thuỵ cũng khựng lại mất mấy giây rồi mới rồ xe rượt theo.

Gần tới ngã tư, Thuỵ thấy chiếc Su Sport vì tránh một chiếc xe đạp nên mất thăng bằng ngã kềnh ra đường. Chiếc xe đạp vì mất trớn cũng đâm sầm vào bọn chúng. Người ngồi trên xe cũng ngã quay giữa lộ.

Hai thằng cướp lồm cồm ngồi dậy, mặc kệ cái điện thoại rơi lại trên mặt đường, chúng hè nhau chạy tiếp.

Thuỵ dừng xe, nhặt cái di động rồi tới bên cô gái đang loay hoay với chiếc xe đạp.

− Em có sao không vậy?

Cô gái lắc đầu, giọng vẫn đứt quãng vì sợ:

− Không!

Thuỵ nhíu mày khi nhìn kỹ cô gái:

− Là Su à!

Đưa tay lên ngực như để dằn những nhịp đập hốt hoảng của trái tim xuống, Khuê Tâm vừa thở vừa nói:

− Là tôi, và tôi chả thích gì khi gặp lại anh.

Thuỵ nhấc chiếc xe đạp vào lề, Khuê Tâm khập khễnh bước theo.

Dưới ánh đèn cao áp đỏ, bánh xe của Khuê Tâm cong vênh như cái bánh tráng nướng quá lửa, còn cô thì tả tơi không kém với cái áo bê bết cát, cái quần lủng hai lỗ ở đầu gối, cùi chõ tay cà dưới lòng đường trầy trụa bắt đầu rát dữ dội.

Nhìn Khuê Tâm, Thuỵ chợt ái ngại. Anh ngại vì trông cô thảm quá, và anh ngại khi nhớ đến ông bố của cô. Nhân vật Tư Đờn trơ tráo. Hừ! Không khéo bố con ông ta lại ăn vạ để vòi tiền anh nữa bây giờ.

Mà anh đâu dính dấp gì tới chuyện té xe của Su, bất quá anh cũng là nạn nhân của bọn giật dọc như cô ta thôi. Tốt hơn hết đường ai nấy đi cho đỡ phiền toái.

Thuỵ lạnh lùng:

− Xe hư rồi. Phiền phức thật! Nhưng xin lỗi cô em, tôi cũng là nạn nhân chẳng giúp được gì đâu.

Khuê Tâm làm thinh. Cô đang mệt mỏi quá sức, đã vậy còn gặp chuyện xui xẻo này nữa. Trên đường vẫn còn đông người sao hai thằng ôn dịch đó lại đâm vào cô cho ra nông nỗi này cơ chứ. Mà dường như chúng giật điện thoại của thằng cha dễ ghét này rồi phóng xe chạy bạt mạng vì bị thằng chả đuổi theo thì phải.

Nếu đúng vậy thì rõ ràng thằng chả là khắc tinh của Tâm. Gặp thằng chả là xui tận mạng.

Tâm buột miệng:

− Lần nào gặp anh tôi cũng đổ máu. Đúng là... là...

Thuỵ hất hàm:

− Là gì?

Khuê Tâm nhăn mặt:

− Là yêu quái ám người ta chớ gì nữa. Ui da! Rát quá!

Thuỵ cười nhạt:

− Hừ! Lại định ăn vạ à. Có rát có đau cũng im. Tôi đã bị vào tròng một lần rồi, sẽ không có lần thứ hai đâu.

Khuê Tâm kêu lên:

− 'Đã bị vào tròng một lần' nghĩa là sao? Anh muốn ám chỉ cái gì?

− Đừng giả vờ ngơ ngác nữa, nữ kịch sĩ...

Khuê Tâm tức tối:

− Nếu là đàn ông chân chính, anh nên nói thẳng điều mình nghĩ chớ đừng úp mở.

Thuỵ hơi quê vì câu nói khích của Khuê Tâm. Anh khinh khỉnh:

− Ăn vạ, đòi tiền đó là điều tôi nghĩ về bố con em.

Khuê Tâm bậm môi để khỏi thốt lên một câu rủa.

Nuốt hận xuống, Tâm cố bình tĩnh:

− Anh xéo khỏi đây ngay đi nếu không anh đừng có trách.

Thuỵ tỏ vẻ thách thức:

− Lẽ ra tôi sẽ đi, nhưng cái cách nói của em khiến tôi để ý. Nhắm em làm gì được tôi nào? Chuyện hai gã kia tông vào em không liên quan tới tôi. Em định ăn vạ bằng cách nào đây?

Khuê Tâm không trả lời. Cô nhớ tới ba mà xấu hổ. Tốt hơn hết là nên ngậm miệng cho xong, nhưng với cái xe cong niềng thế này làm sao Tâm về nhà, rồi sáng mai làm sao đến lớp?

Nghĩ cho cùng cũng tại thằng cha khó ưa kia. Nếu thằng cha ấy đừng alố alô ngoài đường thì bọn cướp kia đâu có cơ hội giật dọc và cô đâu xui xẻo bị chúng đâm vào thế này. Vậy mà thằng chả còn không biết điều. Đã chẳng một lời an ủi, hay tỏ vẻ áy náy trước sự cố đã xảy ra, thằng chả còn dầy mặt phủ nhận không liên quan tới mình. Một gã đàn ông nhìn phong độ lắm, nhưng lại quá tệ. Mà nhịn một gạ tệ như vậy thì phí. Ít ra cô cũng mắng hắn một câu chứ.

Khuê Tâm bĩu môi:

− Hạng không có lương tâm như anh, tôi chả thèm động vào.

Dứt lời, Tâm cố nén đau bước tới cạnh xe đạp. Nhìn dáng vẻ của cô, Thuỵ cũng nao nao lòng, song vì Tâm nói anh không có lương tâm nên Thuỵ phớt lờ. Anh sẽ bỏ mặc con bé cho bõ ghét, cho đúng với câu nó mắng anh.

Thản nhiên, Thuỵ leo lên yên chiếc Majesty ngay lúc ấy cái di động lại réo ầm.

Giọng Vân Quỳnh dài ra:

− Tới rước em ngay, nếu không Thái sẽ chở em đi suốt đêm đó.

− Anh đang bực mình đây. Em muốn đi với ai thì tuỳ.

Thuỵ hậm hực phóng xe đi. Nhìn những cô gái ăn mặc sang trọng ngồi nép đằng sau những gã trai lái những chiếc xe đắt tiền bóng loáng, Thuỵ bỗng chạnh lòng khi nhớ tới dáng nhỏ bé của Su bên chiếc xe đạp cũ. Đã khuya sao con nhỏ còn ngoài đường kìa! Chắc là con nhỏ đi làm như hôm đó ông bố nó đã nói.

Từ đây về nhà cũng khá xa... Thuỵ đúng là vô lương tâm nếu bỏ mặc nó một mình ngoài phố vào cái giờ của ma quỷ thế này. Mà phải chi Thuỵ và Su chưa hết biết nhau. Dầu gì cũng hơn một lần đụng độ.

Hôm đó nó lãnh đủ một trái banh vào mặt. Ê ẩm lắm chứ bô...

Thuỵ nuốt nước bọt. Hôm đó anh và Vân Quỳnh giận nên giữa trưa nắng chang chang anh mới chạy ra bãi cát trống gần nhà đá banh với bọn trẻ.

Anh đá trái banh đó rất mạnh. Đá cho hả tức nên Thuỵ đã dùng hết sức, vì dùng hết sức nên anh đâu làm chủ được đường đi của nó. Kết quả con nhỏ Su lãnh đủ cho cơn giận của anh và đã té xỉu. Thật là tội nghiệp. Cho tới bây giờ Thuỵ vẫn không biết hôm ấy nhỏ Su xỉu thật hay xỉu theo kịch bản của ông Tư Đờn, chả là bọn trẻ đá banh với anh chẳng nói ông Tư Đờn chuyên môn ăn vạ mỗi khi nhậu xỉn đấy sao. Nếu hôm đó ông ta không quá đáng, Thuỵ đã sẵn sàng chịu mọi phí tổn thuốc men cho nhỏ Su. Ai biểu ông ta trơ tráo làm chi...

Nhưng tối nay thì khác, Su bị như vậy gián tiếp cũng vì anh, liên quan tới anh. Nếu vì chuyện cũ anh chấp nhất rồi bỏ con nhỏ một mình thì đúng là... là...

Thở dài, Thuỵ dừng chiếc Majesty trước một xe xích lô đang chờ khách bên đường.

Khẽ hất đầu lên, Thuỵ bảo:

− Chạy theo tôi!

Quay đầu xe, Thuỵ chạy ngược trở lại.

Khuê Tâm đang ngồi chống cằm bên lề, nước mắt tràn trụa vì tủi thân.

Thấy Thuỵ, cô bậm môi lại, mặt hất sang chỗ khác.

Thuỵ ra vẻ tự nhiên:

− Chú chở cái xe hộ tôi... Còn Su lên đây.

Khuê Tâm ngọt nhạt:

− Thì ra anh cũng còn được một nửa lương tâm. Tôi thích ngồi xích lô hơn.

Thuỵ nhún vai:

− Tùy ý em! Giờ tôi biến thật đây.

Nhét vào tay bác xích lô tờ năm chục ngàn, Thuỵ lừ mắt:

− Chở cho đàng hoàng đấy!

Rồi anh phóng xe đi thẳng. Được một đoạn, Thuỵ lại chạy chậm lại và chờ chiếc xích lô đủng đỉnh, lắc lư mãi tới sau lưng anh. Thuỵ chầm chậm thả theo như các tay môtô làm nhiệm vụbảo vệ các cuộc đua xe đạp cúp truyền hành. Chỉ khác một điều đây là xe xích lô.

Tới đầu ngõ, Khuê Tâm bảo:

− Cám ơn anh! Tôi vào một mình được rồi.

Thuỵ lạnh lùng:

− Hừm! Tôi chẳng có ý định vào đó. Chào!

Chống chân, chờ chiếc xích lô vào sân trong ngõ, Thuỵ mới chạy xe tới nhà. Ngồi trên yên anh nhấn kèn.

Độ một phút sau cánh cổng sắt mở ra. Ninh đánh trần, đầu húi cua như cạo trọc đứng sau cánh cửa càu nhàu.

− Chậc! Nãy giờ lão bà bà hỏi thăm chú mày mãi làm tao muốn điên luôn.

Thuỵ dựng chống xe lên:

− Anh nói em đi đâu?

− Đi coi ca nhạc với Vân Quỳnh, nhưng chắc lão bà bà không tin nên mới hỏi hoài. Tao đề nghị chú mày cho lão bà số di động đi.

Thuỵ giẫy nẩy:

− Đừng xúi bậy ông ơi! Tự do muôn năm. Em đã thoát khỏi ngôi nhà đó thì đừng mong ai kìm kẹp, quản lý em. Dù quản lý em qua điện thoại. Anh mà cho số di động của em, em sẽ mua số mới đó.

Ninh đưa tay lên:

− Thì thôi!

Rồi anh chuyển đề tài:

− Tối nay vui chứ?

Thuỵ buột miệng:

− Xui tận mạng! Suýt nữa là mất cái di động.

− Sao vậy?

Thuỵ ậm ự:

− Bị giật nhưng tụi nó chạy không kịp đành thảy lại để thoát thân.

Ninh nheo mắt:

− Vậy là hên chứ xui gì. Nhớ rút kinh nghiệm đừng bao giờ nghe điện thoại dọc đường dù biết đó là bồ gọi.

Thuỵ buột miệng:

− Thì đó...

Ninh nhướng mày:

− Ủa! Mày không đi chung với em Quỳnh sao?

y ậm ự:

− Tối nay Quỳnh đi sinh nhật bạn mà em thì chẳng hứng thú gì với đám bạn của cô ấy.

Ninh cười khì:

− Yêu thì phải chiều phải lụy. Mày làm thế nó sẽ buồn.

y nhếch môi:

− Quỳnh còn thiếu gì tiết mục vui. Cô ấy chẳng có thời gian để buồn đâu.

Hai người chợt rơi vào im lặng. Ninh đốt thuốc rồi phà khói đầy phòng.

y ngập ngừng:

− Anh biết ông Tư Đờn ở cuối ngõ nhà mình không?

Ninh có vẻ ngạc nhiên:

− Biết! Mà sao?

y hỏi tiếp:

− Ông ta là người thế nào?

Rít một hơi thuốc, Ninh trả lời:

− Một gã nát rượu, sẵn sàng hạ mình để có rượu mà uống.

y hỏi tới:

− Nghề nghiệp?

Ninh nhún vai:

− Anh không rõ lắm. Chỉ thấy ông ta la cà ngoài quán bà Tám Minh để cá độ bóng đá, để bốc phét khi rượu vào. Ở đây người ta ngại đụng chạm với ông ta lắm.

y gật gù ra vẻ biết chuyện:

− Chắc tại cái tật ăn vạ làm tiền chớ gì.

Ninh tò mò:

− Sao mày lại hỏi về lão Tư?

− Hôm trước chơi đá banh với đám nhóc ở bãi cỏ cạnh nhà, em lỡ đá trái bóng trúng con gái ông Tư Đờn. Ông ta làm dữ lắm, rồi đòi đền đủ thứ tiền. Thấy ông ta quá đáng, em bảo muốn gì thì ghé nhà anh Ninh, em đang ở đó. Nghe tên anh, ông ta xìu xuống như bóng xì hơi.

− Sau đó thì sao?

− Em chờ mãi song chẳng thấy ông ta ghé để nhận tiền, chắc ông ta sợ uy của anh.

Ninh phì cười:

− Anh mà uy gì cơ chứ. Có điều lão Tư biết trông mặt mà bắt hình dong.

Lão cà chớn cà chua với ai không biết, riêng với anh lão luôn né tránh dù anh và lão chưa nói chuyện với nhau bao giờ.

y hỏi bằng giọng nhẹ tênh:

− Còn nhỏ Su thì sao?

Ninh nghênh mặt ra:

− Nhỏ Su nào?

− Con gái lão ấy! Chẳng hiểu sao em cứ đụng phải con nhỏ đó hoài.

Ninh ngạc nhiên:

− 'Đụng' như thế nào mà chú mày bảo là đụng hoài?

y chép miệng:

− Mới tức thời, nếu bọn giật điện thoại của em không đâm sầm vào xe của nhỏ Su thì tụi nó đã thoát và em đã tiêu cái di động này rồi.

Ninh kêu lên:

− Con nhỏ đó có bị sao không?

y ậm ự:

− Xe thì cong niềng, người thì xây xát vài ba chỗ.

− Chết thật!

− Em tưởng bị nó ăn vạ như lần trước nên mới tiếng trước tới tiếng sau là em đã lật tẩy nó. Con bé liền trở mặt nhà lành đùng đùng tự ái đuổi em đi.

Thế là em đi...

Ninh trợn mắt:

− Trời đất! Mày bỏ mặc con nhỏ một mình với cái xe cong niềng đó hả?

y nhún vai:

− Nói thật trong lòng em rất muốn vậy cho bõ ghét, nhưng dầu sao em cũng còn được một nửa lương tâm nên em gọi xích lô chở nó và cái xe hư về.

− Tư Đờn nói sao?

− Em đâu vào trong đó làm gì. Chỉ nghĩ tới bộ mặt trơ tráo của ông Tư Đờn em đã ngán tận cổ. Đưa nhỏ Su tới đầu ngõ là em đã làm ơn rồi.

Giọng Ninh trĩu xuống:

− Nhưng dầu sao con bé ấy cũng là nạn nhân của bọn giật dọc.

y bọt miệng:

− Em cũng là nạn nhân vậy.

− Nhưng mày là đàn ông, mày không thể nhỏ mọn với người là nạn nhân gián tiếp của mày. Là đàn ông phải có lòng hào hiệp chớ.

− Con nhỏ Su cũng chả hiền lành gì nên giờ đó mới còn ngoài đường, nó cần gì em giúp.

Ninh nhìn y bằng nửa con mắt:

− Vậy giờ đó em Vân Quỳnh hiền lành của mày đã về nhà chưa?

y cứng họng. Anh khó chịu:

− Sao anh lại so sánh Quỳnh với con nhỏ đó?

− Tao chỉ đặt một câu hỏi chứ không so sánh. Cả hai đều là phụnữ, nếu Vân Quỳnh rơi vào hoàn cảnh của nhỏ Su thì sao? Chắc mày không tiếc lời nguyền rủa thằng đàn ông, chủ chiếc điện thoại di động chớ?

y nổi cáu:

− Mệt quá! Không nói với anh nữa.

Ninh ném điếu thuốc hút dở ra sân rồi nhìn đốm lửa đó lụi dần.

y ngập ngừng mãi mới nói:

− Dầu ông Tư Đờn thế nào cũng là hàng xóm, em nghĩ nên đưa nhỏ Su tí tiền để nó sửa xe. Anh thấy được không?

Ninh mai mỉa:

− Tao tưởng chú mày... không thấy cả chuyện nên làm này nữa chứ.

y gãi đầu:

− Em định nhờ anh gặp ông Tư Đờn.

Ninh lừ lừ mắt:

− Sao lại nhờ? Tao cũng có quen ổng đâu.

− Sáng sớm mai em đi thực tập ở Đà Lạt rồi, đâu gặp nhỏ Su và ba nó được.

Ninh nhún vai:

− Mày bán cái giỏi thiệt, nhưng tao không nhận thì mang tiếng có thằng em không biết điều. Với tao, uy tín, danh dự là trên hết.

y phật ý:

− Bộ em uy tín, danh dự là đồ bỏ sao?

Ninh gật gù:

− Tao biết lòng tự trọng của mày cao ngất trời mây, nhưng nên nhớ tự trọng quá đâm ra tự cao đó. Mày không muốn tận tay đưa tí tiền cho nhỏ Su vì mày thấy mình quá cao còn con nhỏ quá thấp chớ chả phải lý do đi Đà Lạt gì cả. Tao sẽ làm việc này thay mày với một lời khuyên:

Hãy tập nhìn thế giới quanh mình bằng đôi mắt khác đi.

Ninh bước ra hành lang vươn vai làm vài động tác thể dục bỏ mặc y một mình, y hơi ngượng vì những gì Ninh vừa nói.

Thế giới này với anh chả có gì tốt đẹp hết, anh cần chi phải tập nhìn nó bằng một đôi mắt khác chứ.

NHẤM nháp ly cà phê, phả vu vơ vài làn khói thuốc, Ninh lơ đãng bắt chuyện và Tâm chủ quán.

− Hôm nay không thấy ông Tư Đờn hả dì Tám?

Bà Tám Minh nhún vai:

− Chắc dậy chưa nổi. Tối qua lão uống say quắc cần câu, giờ này chắc còn phê.

Nhìn Ninh, bà tò mò:

− Ủa, sao bữa nay cậu hỏi thăm cha Tư vậy?

Ninh rít một hơi thuốc:

− À, thì thấy vắng nên hỏi vậy mà. Thật ra ông Tư là người như thế nào hả dì?

Bà Tám Minh nói:

− Nghe đâu hồi đó ổng là nhạc công sau đó ổng nghỉ làm ở phòng trà, về nhà dạy tụi nhỏ học đàn, nhưng bây giờ cũng hết dạy rồi. Ổng nhậu là chính.

Ninh nhíu mày:

− Nhạc công phòng trà à?

− Ồ! Cậu ngạc nhiên lắm hả?

Ninh gật đầu:

− Vâng. Nhìn ông Tư khó ai hình dung ông ấy từng là nhạc công, dù dáng vẻ bên ngoài ổng vẫn còn khá phong lưu. Song một người phong lưu đâu hẳn là một nghệ sĩ phải không dì?

Bà Tám Minh cười:

− Ổng giấu cái nghề đờn hát của mình lắm. Ở xóm này người lớn tuổi như tui mới biết ổng là nhạc công, chớ bọn trẻ chẳng mấy đứa biết đâu. Tụi nhỏ nghe kêu ổng là Tư Đờn nó tưởng tại ổng dạy đờn nên gọi thế.

− Ngoài con bé Su ra, ông Tư còn mấy người con nữa hả dì Tám?

− Nhỏ Su là con duy nhất. Ở với bà vợ sau, ổng đâu có thêm đứa nào.

Ninh hơi ngập ngừng:

− Con bé Su ngoan không dì?

Bà Minh nói ngay:

− Ngoan chớ. Nó vừa đi làm vừa đi học đó.

− Ủa! Con bé ấy làm gì?

− Nó đi dạy kèm. Ờ, mới đây nè, ổng bắt nó đi làm phục vụtrong mấy quán ăn, tối nào cũng về khuya lắc khuya lơ. Thằng cha đó đúng là ác, nếu bán con nhỏ để mua rượu uống được, dám thằng chả cũng bán lắm. Con nhỏ cũng may vì bà mẹ kế là người tử tế, bà yêu thương nó như con ruột.

− Mẹ Su đâu hả dì?

Bà Minh ậm ự:

− Tôi không rành lắm.

Rồi bà hất mặt ra đường.

− Nhỏ Su tới kìa.

Ninh nhìn ra vỉa hè và thấy một cô gái, trái tim Ninh chợt nhói lên. Anh thật sự bị choáng bởi gương mặt của Su, trông con bé thánh thiện quá, vậy mà y lại nghĩ Su là kịch sĩ diễn rất đạt vai ăn vạ. Thằng nhóc nghĩ xấu cho Su chỉ vì nó ác cảm với ông bố.

Bưng ly cà phê lên uống để dằn cảm xúc bất chợt đến, Ninh nghe bà Tám Minh hỏi:

− Không đi học hả Su?

Giọng cô bé trong veo:

− Dạ, xe con bị hư.

− Cái xe đó cũ quá rồi, ráng dành dụm mua cái khác con ơi.

Khuê Tâm nói:

− Tại hôm qua xe con bị xe khác tông vào nên mới bị cong niềng gãy căm, chớ nó vẫn còn... chiến đấu lắm.

Bà Tám lắc đầu:

− Chiến đấu con khỉ khô. Phải ba mày đừng ăn nhậu, cô Yên thừa sức mua xe máy cho mày ấy chớ.

Khuê Tâm chớp mi:

− Ba con thì nói làm gì...

Ninh chạnh lòng nhìn cái dáng nhỏ nhắn với mái tóc đen nhánh của Su cúi xuống. Trông cô bé như con thỏ bạch xinh xắn, mềm mại khiến Ninh muốn được chia sẻ với Su những nỗi trắc ẩn cô đang mang trong lòng.

Giọng bà Tám lại vang lên:

− Ba con đâu?

− Dạ Ở nhà. Dì Tám bán cho con tô phở.

− Để về cho ổng chớ gì? Hừ! Nếu con đi học lấy ai cho ổng sai vặt? Rõ chán!

Khuê Tâm cười hồn nhiên:

− Ai bảo con là con của ba con làm chi.

Dứt lời cô nhìn thoáng về chỗ Ninh ngồi và bắt gặp ánh mắt của anh. Vội vã Tâm quay đi và đón lấy cái gà- mên phở từ tay bà Tám Minh.

Trả tiền xong, Tâm nói:

− Con về nha dì Tám.

Ninh bâng khuâng nhìn theo. Anh biết cô bé Su dị ứng với bộ dạng bên ngoài của mình, điều đó cũng phải vì anh không là một hoàng tử đẹp trai như y để các cô gái mới lớn mơ mộng mông lung, trái lại anh có dáng vẻ rất du côn, đã thế anh lại dạy võ cho một số câu lạc bộ võ thuật ở thành phố, nên dân ở xóm này thường có cái nhìn dè dặt dành cho anh. Trong mắt họ, chắc anh rất dữ dằn.

Ly cà phê đen đã cạn song Ninh vẫn chưa muốn đứng dậy. Anh đốt điếu thuốc thứ hai cho buổi sáng nay rồi suy nghĩ xem lát nữa sẽ bắt đầu như thế nào với ông Tư , để ông ta không yêu sách với anh. Ông ta có thể...

nhân danh người cha để đòi hỏi cho con gái chớ.

Ninh rít thuốc lên tục. Anh rất khó chịu khi chợt nghĩ tới ba mình. Tính cách của hai người khác nhau xa quá, nên Ninh không sống với ông. Anh tự lập lúc hai mươi tuổi, khi đang học đại học. Với anh chuyện vừa làm vừa học là chuyện thường, nhưng vừa làm vừa học, lại vừa nuôi một ông bố nát rượu thì đúng là hiếm thấy. Tội nghiệp! Có lẽ tội nghiệp nhất là cô bé không có mẹ. Chợt Ninh lại nghĩ tới mẹ của mình. Bà cũng không sống cùng anh, Ninh cũng không có mẹ cho riêng mình, dường như anh và cô bé Su có vài điểm tương đồng.

Cái di động rung lên. Anh lấy ra nghe.

Giọng y bồn chồn:

− Anh lo hộ em chuyện nhỏ Su chưa?

Ninh ôn tồn:

− Anh sẽ lo chuyện đó sau khi hút xong điếu thuốc này. OK?

− Vâng. Em cám ơn.

Ninh khẽ lắc đầu. y cứ như đứa trẻ con cho dù cậu ta đã dũng cảm rời khỏi nhà để được tự do làm theo ý thích. Nhưng đứa con trong dòng họ anh dường như đều có gen di truyền là thích chống đối cha mẹ. Anh từng như thế, bây giờ tới y. Điểm khác ở hai người là anh tự lập hoàn toàn khi ra khỏi nhà, còn cậu ta thì không. Bà ngoại của y luôn là người cung cấp mọi thứ vật chất cho y để cậu ta thoải mái với tự do của mình. Vốn quen được nuông chiều và sống trong giàu sang, y đâm ra tự cao và xem thường mọi người, nhất là những người cậu ta cho là thuộc tầng lớp dưới. Với những người hơn mình, y khó chịu cách khác.

Tóm lại dường như y không vừa lòng với cuộc đời, dù cậu luôn được cuộc đời ưu đãi.

Nhấn số cái di động, Ninh gọi tới chỗ mình làm việc để báo sáng nay mình sẽ tới trễ. Anh mua thêm một gói thuốc lá rồi thong dong đi vào ngõ.

Chẳng khó khăn gì khi hỏi thăm nhà ông Tư Đờn. Một thằng nhóc vừa nhai bánh mì vừa lon ton dẫn anh tới tận nhà.

Đó là một căn nhà nhỏ với một khoảng sân xinh xinh phía trước. Nhìn bề ngoài ngôi nhà thật cũ kỹ với mái ngói bám rêu và khoảng tường ố vàng.

Nó đã được xây khá lâu, so với các ngôi nhà kiểu dáng hiện đại ở kế bên, ngôi nhà của ông Tư Đờn như một hoài niệm khiến người ta phải nhớ về một thời thuộc quá khứ.

Ninh dừng xe lại trước cánh cổng bằng gỗ và nhìn vào khoảng sân có nhiều nắng. Ông Tư đang ngồi nhấm nháp cà phê dưới gốc cây mận trắng hoa trông thật nhàn hạ.

Thấy Ninh, mắt ông ánh lên vẻ ngạc nhiên lẫn ngần ngại, có lẽ ông không nghĩ Ninh tìm ông, dù hai người đã biết nhau nhưng chưa bao giờ hai người chào hỏi hay chuyện trò. Ninh luôn cảm nhận một điều ông Tư không ưa mình, nhưng anh không biết tại sao. Có thể vì dáng vẻ táo tợn của anh chăng? Ninh không có câu trả lời chính xác.

nhàn hạ.

Thấy Ninh, mắt ông ánh lên vẻ ngạc nhiên lẫn ngần ngại, có lẽ ông không nghĩ Ninh tìm ông, dù hai người đã biết nhau nhưng chưa bao giờ hai người chào hỏi hay chuyện trò. Ninh luôn cảm nhận một điều ông Tư không ưa mình, nhưng anh không biết tại sao. Có thể vì dáng vẻ táo tợn của anh chăng? Ninh không có câu trả lời chính xác.

Ninh chủ động chào trước:

− Chú Tư khoẻ không?

Ông ngập ngừng đứng dậy:

− Chà! Gió nào thổi cậu tới đây vậy?

Ninh cười cười:

− Cháu nặng thế này gió nào thổi cho nổi chú ơi.

Trán ông cau lại. Ông đoán không ra lý do Ninh tới đây. Ông không thích gã trai trẻ này, nhìn gã ông luôn nhớ tới một người ông rất ghét, cho dù người đó chỉ tồn tại trong quá khứ. Lần nhỏ Su bi... ăn nguyên trái banh vô mặt, ông đã im chuyện lẽ ra phải làm rùm beng lên cũng vì không muốn đụng gã. Chuyện ấy qua hơi lâu, lẽ nào bữa nay Ninh tìm ông để bắt lỗi việc ông đã đòi hỏi với thằng em gã?

Mở rộng cánh cửa chỉ khép hờ, ông nói kiểu kẻ cả:

− Vào đi!

Ninh ung dung bước vào, chưa ngồi xuống ngay, anh nhìn bâng quơ:

− Nhà chú trông hay quá!

Ông rót trà vào tách:

− Chỉ là chỗ để chui ra chui vào mà thôi. Nhưng lý do gì cậu tới dòm ngó nhà tôi?

Ninh lấy thuốc ra mời ông :

− Ấy chết! Cháu đâu dám thế. Cháu tới đây chẳng qua vì cái xe đạp của em Su.

Ông khá bất ngờ:

− Xe của con bé liên quan gì tới cậu?

Ninh cũng bất ngờ:

− Thế Su không nói gì với chú sao?

Ông nói:

− Nó bảo xe hư, sáng nay phải đem sửa, không đi học được.

− Su không nói với chú lý do xe bị hư à?

Ông hớp một ngụm trà:

− Tôi chẳng quan tâm. Mà cậu hỏi tôi chi vậy?

Ninh nhìn ông . Anh hết sức bất nhẫn trước sự vô tư của ông đối với con gái.

Nhỏ nhẹ, Ninh nói rõ lý do tới đây và anh yêu cầu được gặp Su.

Ông lừ mắt:

− Con bé vừa... khiêng cái xe qua nhà thằng Lắm cách đây hai căn. Thằng ấy sửa xe cũng khá và dĩ nhiên tiền công cũng cao.

Ninh hạ giọng:

− Cháu sẽ chịu tất cả phí tổn, thưa chú.

Ông nhếch mép:

− Xem ra anh em cậu cũng biết điều. Nhưng tôi cho biết, tôi không thích anh em cậu lảng vảng quanh con gái tôi đâu.

Ninh chợt bực mình:

− Chỉ là ngẫu nhiên thôi chú ơi. Bọn cháu chả có thời gian đâu để... lảng vảng quanh ái nữ nhà chú.

Dứt lời, Ninh bước đi một mạch, anh biết Lắm, tay sửa xe trong hẻm này vì hắn từng sửa xe cho Ninh.

Thấy anh, Lắm cười tít mắt:

− Xe đâu anh Hai?

Ninh nói ngay:

− Tôi không sửa xe mà tìm Su.

Lắm hấp háy mắt:

− Ủa vậy hả? Anh không ngán lão Tư Đờn sao mà hỏi con gái lão?

Ninh nhăn mặt:

− Cậu nghĩ đi đâu vậy? Tôi tìm con nhỏ vì chuyện cái xe đạp hư của nó ấy.

Lắm tò mò:

− Anh tông vào xe nhỏ Su à?

Ninh phẩy tay:

− Ờ, xe con bé đâu?

Hất mặt vào góc nhà, Lắm nói:

− Thì đó... cái xe này bán ve chai sắt vụn cũng được rồi. Anh xui mới đâm vào nó để sanh chuyện đền bù.

Ninh bước đến chỗ Lắm chỉ và chắc lưỡi trước hiện trạng cái xe của Su:

− Con bé đâu?

Lắm nói:

− Nó mượn xe tôi đi học rồi.

Ninh ngần ngừ và chợt hào phóng:

− Thay hết những thứ gì mà cậu cho là nên thay. Tôi sẽ chịu tiền.

Lắm xoa cằm:

− Chà! Hơi bị nhiều đó anh Hai. Anh đâu cần rộng rãi như thế với lão Tư Đờn.

Ninh nghiêm giọng:

− Tôi muốn cái xe được tu sửa hoàn chỉnh thế thôi. Chuyện này không dính líu tới ông Tư. Cậu có cần tôi ứng trước tiền không?

Lắm lắc đầu:

− Không cần! Anh Hai đây quen quá. Em út nhận tiền ứng coi sao được.

Ninh vỗ vai Lắm:

− Vậy cậu ráng làm giúp tôi. Khi xong việc cứ tới nhà, tôi thanh toán tiền ngay.

− Vâng. Anh Hai cứ yên tâm. Em tuy chuyên trị xe máy nhưng vì nhỏ Su tội nghiệp và cả anh vì anh, em sẽ sửa cái xế điếc này hết ý.

− Tôi cám ơn cậu trước. Mà này! Tại sao cậu lại bảo là:

'Nhỏ Su tội nghiệp'. Con bé ấy tội nghiệp ở điểm nào?

Lắm dài giọng:

− Nhỏ Su đẹp gái nhưng có một ông bố hũ hèm lại quái dị khó ai ưa. Bọn con trai trong xóm và bạn học cùng trường đố đứa nào dám tới gần con nhỏ. Chỉ bao nhiêu đó là đủ tội nghiệp rồi.

Ninh tủm tỉm:

− Có con gái đẹp, ông bố nào lại không giữ con như giữ báu vật.

Lắm dài giọng:

− Nhưng ổng làm thế chỉ khổ thân con bé.

Nhún vai, Lắm nói tiếp:

− Nếu xem Su như báu vật, ổng đâu bắt con nhỏ đi làm nhà hàng. Anh mà dại dột đưa tiền cho ổng để ổng sửa xe cho con nhỏ là coi như tiền mất tật mang rồi.

− Lẽ nào ổng tệ đến thế?

− Thì đó! Bởi vậy em mới tội nghiệp con nhỏ. Nhiều khi em cảm giác ổng hổng phải ba ruột nó.

Ninh cười:

− Mà phải hôn? Đoán mò nhỡ tới tai ổng là tiệm sửa xe của cậu banh ta lông đó.

Nhìn đồng hồ, Ninh bảo:

− Tôi phải đi. Tối cậu ghé nhà lấy tiền rồi anh em mình nói chuyện nhiều hơn.

Ninh tới câu lạc bộ võ thuật nơi anh đang làm huấn luyện viên môn Judo.

Đây là nghề tay trái mà anh ưa thích. Việc chính của anh là lập trình viên.

Rời sàn tập anh sẽ ngồi lì trước màn hình mà không biết mệt mỏi lẫn thời gian. Nếu không có cô nàng nào gọi điện tán gẫu hoặc rủ đi chơi, Ninh sẵn sàng ngồi trước máy tới hai ba giờ sáng.

y thường chê anh là người tham công tiếc việc, không biết hưởng thụcuộc sống và tàn nhẫn với phụnữ.

Đôi lúc suy ngẫm, Ninh thấy y nói thế mà đúng. Anh mê công việc của mình dù đó là việc động như dạy võ hoặc tỉnh như ngồi trước máy tính.

Với phụnữ anh có tàn nhẫn không khi quen một cô dăm ba tháng anh lại lơ là tìm cách quên. Anh là một gã xấu trai dù tướng tá trông rất đàn ông. Các cô gái thích mẫu bụi bặm, ngầu thường rất mê vẻ bạo của Ninh, Ninh quen nhiều nhưng chưa thật sự rung động trước dung nhan nào. Có thể anh kiêu ngạo quá, cũng có thể anh bị ám ảnh bởi sự đổ vỡ của ba mẹ mình nên anh không muốn bị gục ngã hoặc trói buộc bởi cô gái nào. Ninh chưa tìm thấy sự đồng cảm về thân phận hay sự trắc ẩn nào từ họ để đêm về anh phải thao thức. y nói dây thần kinh 'lové của anh đã bị hỏng và anh chỉ biết cười trừ.

Anh bảo y hãy tập nhìn thế giới quanh mình bằng đôi mắt khác. Còn anh thì sao? Anh cũng phải thay đổi đi chớ. Ninh chợt nôn nao khi tự hứa:

− Mình sẽ thay đổi, sẽ nhìn đời bằng đôi mắt long lanh hơn, long lanh như ánh mắt trong veo của con bé Su Su vậy.

Ông dằn mạnh tờ báo xuống bàn miệng lầu bầu chửi:

− Mẹ kiếp! Thằng chó đó vậy mà phất như dìu gặp gió. Nó nhờ có thời chớ tài cán gì.

Đang ngồi ăn cơm kế bên, bà Yên vọt miệng:

− Có được thời cũng là tài rồi.

Mặt sa sầm xuống, ông hỏi:

− Cô muốn ám chỉ điều gì? Chê chồng bất tài phải không? Hừ! Cô thừa biết tôi chúa ghét những công việc đại loại như của thằng đó mà. Hơn nữa, thời của tôi đã qua rồi, đã qua rồi.

Buông đũa xuống, bà Yên bảo:

− Vậy ông đừng ganh tỵ trước cái thời của kẻ khác.

Ông hằn học:

− Tôi mà ganh tỵ à? Như thằng đó thì có gì hay để tôi ganh tỵ chớ. Đừng bao giờ mượn người khác để sỉ nhục chồng nghen.

Bà Yên đứng dậy bước ra sân:

− Không nói với ông nữa. Mệt!

Ông hậm hực nhìn theo vợ rồi cầm tờ báo lên đọc tiếp. Ngực ông tức tối, nặng nề vì sự thành đạt của thằng đàn ông được nêu tên trong báo. Sao mà ông hận thằng đó đến thế. Nó luôn hơn ông mọi cái, ngày xưa lúc ông còn phong độ đã thế nói chi bây giờ ông đã lỡ thời mất thế.

Miệng đắng nghét mùi vị của kẻ thất thời, ông chợt thèm hơi men. Bỏ tờ báo ông lội bộ ra quán bà Tám Minh.

Buổi tối, quán đông khách bình dân. Họ uống rượu sau một ngày lao động.

Ông chả cần lao động như họ nên muốn uống lúc nào tùy thích.

Bước vào quán, ông đảo mắt tìm chỗ. Mẹ kiếp! Chẳng còn bàn nào trống.

Thế mới biết đâu phải mình ông khát rượu. Thiên hạ uống hà rằm, ấy vậy mà vợ con ông xem ông như kẻ tội đồ mỗi khi ông uống rượu.

Giọng thằng Lắm sửa xe oang oang:

− Bố Tư! Tới ngồi với tụi con nè.

Chẳng cần khách sáo, ông tấp vào bàn của Lắm ngay. Thằng này không phải sâu rượu, sao tối nay bày đặt nhậu vậy kìa.

Rót cho ông Tư một ly nhỏ, Lắm bảo:

− Rượu rắn đó, bố thử coi.

Ông nheo mắt nhìn màu vàng trong ly:

− Tao không nghĩ chú mày thích nhậu.

Lắm nhún vai:

− Thì đó... Con có thích đâu, nhưng trúng mánh nên uống chút cho tiêu cơm ấm bụng.

− Mày trúng mánh gì hở con? Đừng bày đặt dính vào mấy cái xe gian không sớm thì muộn sẽ khổ đời nghen.

Lắm cười:

− Vụđó bố khỏi dặn dò, con đâu có ngu. Con vô mánh đợt này chẳng qua cũng nhớ nhỏ Su.

Ông ngạc nhiên:

− Sao lại nhờ nó?

Lắm khà một cái:

− Thì đó... Anh Hai Ninh thấy con sửa cái xe đạp nhỏ Su được quá nên nhờ con sửa một loạt mấy cái honda chuyên đi chở hàng của gia đình ảnh.

Nghe nhắc tới Ninh, cảm giác khó chịu trong ông bỗng dâng lên. Ông khinh khỉnh:

− Gia đình nó làm gì mà phải đi chở hàng?

Lắm không trả lời thẳng mà vòng vo:

− Làm ăn lớn lắm đó. Mấy cái xe con sửa chạy cho ngon là để nhân viên làm phương tiện đi lại, họ chở thứ gì thú thiệt con hổng rành.

Ông cười khẩy:

− Vậy mà khen nhà thằng đó làm ăn lớn. Nếu con nhà giàu, nó cần gì đi dạy đánh đấm trong câu lạc bộ võ thuật cho mệt.

Lắm gãi đầu:

− Con nghĩ sao nói vậy, bố chấp làm gì.

Ông gằn:

− Sao lại không chấp chớ. Hừm! Chả hiểu sao thằng em nó cứ nhè con Su nhà tao mà... mà đụng. Nó tính giở trò gì đây?

Lắm bỏ vào chén ông một miếng bò nướng:

− Trời ơi! Bố đa nghi quá. Chuyện xui rủi xảy ra với nhỏ Su chỉ là tình cờ thôi. Anh Hai Ninh là người đàng hoàng, em ảnh cũng thế, họ mà nghe bố nói vậy là phiền lắm đấy.

Dằn cái ly xuống bàn, ông nói:

− Nhắm làm gì được tao. Cũng may là tụi nó biết điều, không thì tao chả để yên.

Thằng nhóc ngồi cùng với Lắm... cấy vào:

− Xóm này ai không biết bố Tư ngon, nhưng bố có nghề võ hông mà dám cự Ông Hai Ninh? Ổng im ỉm vậy chớ đụng thử ổng rồi biết.

Ông lừ lừ:

− Mày định nhát ma tao chắc?

Thằng này hất mặt ra đường:

− Con chả nhát bố làm chi. Hai Ninh ra kìa, bố thử đụng ổng coi.

Mọi người nhìn ra đường đúng lúc Ninh lững thững đi tới xe thuốc lá bên lề.

Lắm đon đả chạy ra:

− Vào uống với em út vài ly anh Hai.

Ninh từ chối:

− Chà! Tiếc quá, tôi đang bận. Dịp khác vậy.

Lắm... bỏ nhỏ:

− Có ông Tư Đờn ở trỏng, anh hổng vô ổng nói anh khi dễ à.

Ninh chợt nhớ tới tấm thiệp làm tay hình vuông xinh xắn mà nhỏ Su con ông Tư đã nhờ Lắm trao lại cho anh. Đó là một cái thiệp cám ơn màu vàng nhạt với một chiếc lá xanh non vẽ bằng chì... rất sang trọng và đơn giản.

Dù cái thiệp ấy được mua chớ không phải do Su tự làm, anh vẫn nhận ra một điều, cô bé là người tinh tế và sâu sắc, cô rất khác ba mình. Nếu vì Su, anh còn có thế nào ngồi trong đó, chớ chả đời nào anh vì sợ Ông Tư nói sau lưng.

Ninh ra điều kiện:

− Vào uống với cậu ly thôi nhé.

Lắm cười toe:

− Dạ được.

Thấy Ninh, ông chỉ nhếch môi thay cái chào. Nhớ tới bài báo lúc nãy, ông càng ghét cay ghét đắng Ninh vì càng nhìn Ninh ông càng thấy anh giống thằng đàn ông chó má đó.

Lắm lách chách:

− Bố Tư vừa nhắc anh Hai là anh Hai xuất hiện. Linh thiệt!

Ninh cười cười:

− Cháu không nghĩ mình được chú quan tâm.

Ông cười nhạt:

− Đi mà tin thằng Lắm! Cậu là ai mà tôi phải quan tâm? Tưởng bỏ ra ba đồng sửa sang lại chiếc xe cho con gái tôi là ngon lắm hả?

Lắm vội vàng:

− Anh Hai Ninh đâu có ý đó.

Ông hất hàm:

− Vậy thì uống quắc cần câu mới thôi.

Ninh từ tốn:

− Cháu chỉ có thể uống một ly với chú vì cháu đang bận.

Ông đẩy ly rượu đầy tràn về phía anh:

− Uống đi!

Lắm xoa hai tay vào nhau:

− Từ từ bố...

Ninh nhìn ông và thấy sự thách thức đầy trong đôi mắt. Rõ ràng ông ta không ưa anh. Ninh cảm nhận được điều này từ trước đây, hôm nay cũng vậy. Nếu anh từ chối ly rượu này, chắc ông sẽ không để anh yên.

Bưng ly rượu lên, Ninh uống cạn một hơi và mặt không hề đổi sắc.

Lắm và mấy tay thợ trẻ reo lên:

− Anh Hai chiến đấu thiệt!

Giọng Ninh tỉnh rụi:

− Tôi sẽ uống với cậu một ly như đã hứa.

Lắm ấn vào tay anh ly nước lạnh:

− Chữa cháy cái đã anh Hai.

Ninh lắc đầu:

− Không cần!

Đỡ ly rượu vừa được rót tràn, Ninh ngửa mặt uống cạn.

Ông gật gù:

− Khá lắm! Không hổ danh con nhà võ. Bận việc thì về đi. Lần sau tôi và cậu tính sổ.

Ninh khẳng khái:

− Vâng.

Lắm bước theo Ninh:

− Ông già ấy quái lắm, anh thông cảm cho em nghe.

Ninh buột miệng:

− Vì nghĩ tới con nhỏ Su nên tôi mới...

Lắm ngắt lời anh:

− Em hiểu mà! Con nhỏ cứ sợ em quên đưa anh cái thiệp cám ơn gì đó...

− Nói với con bé đừng nghĩ ngợi chi hết vì đó là chuyện anh em tôi phải làm.

Lắm cười:

− Thì đó... Em nói rồi. Anh yên tâm.

Ninh bước vội về nhà. Anh đốt thuốc và thấy cổ họng rát bỏng vì rượu. Mở tủ lạnh, anh tu gần hết chai nước lọc.

Từ phòng tắm bước ra, y chun mũi:

− Mùi rượu ở đâu vậy ta?

Ninh nói:

− Ở tao chớ đâu nữa. Ra mua gói thuốc nhưng xui xẻo đụng phải bàn nhậu của ông Tư Đờn. Tao phải uống hết hai ly mới về được.

y khó chịu:

− Lão ép anh à?

− Cũng không hẳn là như vậy. Nhưng anh uống cho rồi. Kính lão đắc thọ mà!

y khoanh tay:

− Nếu là em, em sẽ không uống thử coi lão làm gì.

Ninh đốt thuốc. Anh không thích hơn thua kiểu trẻ con như y, anh đã biết dằn lòng, biết tịnh tâm vì anh là con nhà võ. Học võ mà nóng nảy, mà tự cao thì đâu có tốt.

Giọng y lại vang lên:

− Ông Tư Đờn tưởng nhỏ Su là cành vàng lá ngọc chắc. Càng nghĩ càng tức cười. Lỡ em mà đụng độ con nhỏ đó lần nữa hả... Nó sẽ biết tay em.

Ninh nheo nheo mắt sau làn khói thuốc:

− Nhắm em sẽ làm gì con nhỏ?

Mặc cái sơ mi body vào, y nhún vai:

− Tùy cơ ứng biến.

Ninh phì cười:

− Chỉ giỏi múa mép. Chớ trước con gái mày dễ mềm lòng hơn ai hết.

− Cái đó thì chưa chắc.

− Vậy sao hôm trước mày nhờ anh sửa xe cho nhỏ Su?

y cài cái nút áo cuối cùng:

− Tại em sợ vì em mà anh mất uy tín...

− Lại ngụy biện! Nhưng biết sợ vì uy tín người khác là tốt rồi.

Nhìn y, Ninh hỏi:

− Đi đâu vậy?

− À, em đi sinh nhật bạn.

− Có Vân Quỳnh không?

y chắc lưỡi:

− Muốn không cũng khó. Nó đeo em kỹ lắm. Nhiều lúc em phát khùng vì cái sự đeo bám của Quỳnh. Nói thật, nó đòi tới đây sống chung với em cho biết mùi đời đó.

Ninh kêu lên:

− Chà! Vụnày không được rồi. Phải dập ngay tư tưởng sống thử của Vân Quỳnh đi.

y nghiêng người nhìn vào gương:

− Anh không phải lo, em chẳng thích đùa với lửa chút nào.

Ninh mơ màng:

− Tại em chưa yêu hết mình đó thôi. Nếu gặp một tình yêu mãnh liệt, người ta sẵn sàng lao vào lửa như thiêu thân lao vào ánh sáng.

y hóm hỉnh:

− Anh nói nghe hay lắm. Hình như anh cũng đã quen nhiều cô? Em mong một lần được nhìn anh lao vào lửa xem sao.

Dắt xe ra, y phóng vèo một đường thật lả lướt. Ninh chưa kịp đóng cổng đã nghe ồn ào phía quán bà Tư Ninh. Nhìn sang anh thấy Lắm đang kè ông . Chắc ông ta say rồi nên dù được dìu, ông vẫn quơ tay quơ chân và lớn tiếng mắng một người nào đó.

Ninh khẽ lắc đầu. Anh vào nhà đúng lúc điện thoại để bàn reo.

Giọng mẹ anh vang lên:

− Về nhà mẹ có chuyện cần bàn với con.

− Ngay bây giờ à?

− Ờ. Con cứ hẹn lần hẹn lữa mãi mà có chịu về đâu.

Ninh ậm ự:

− Mẹ nói qua điện thoại cũng được vậy.

− Chuyện dài lắm, qua điện thoại làm sao hết ý được. Mà con đang làm gì?

Bộ có đứa nào ở cùng hả?

− Làm gì có. Nếu mẹ muốn con sẽ về ngay với điều kiện không có bác Loan và Hương Nhu ở cạnh mẹ.

− Chỉ có mình mẹ thôi. Con về ngay đi.

− Vâng.

Gác máy xong, Ninh vẫn không buồn động đậy. Thật tình anh không muốn về nhà khi nghĩ trong ngôi nhà đó ngoài mẹ mình ra vẫn còn một người đàn ông khác. Anh không trách mẹ đã đi bước nữa song lòng anh vẫn khó chịu mỗi khi có ai đó hỏi về cha mẹ mình.

Ba anh là một người trăng hoa, ông yêu và làm khổ biết bao nhiêu đàn bà.

Ông đa tình, tham lam và chỉ biết nghĩ cho mình. Mẹ anh không chịu nổi một ông chồng như vậy, nên đã dứt khoát ly dị cho bằng được rồi mau chóng lấy một người chồng khác. Bà chẳng hạnh phúc gì với người đàn ông này và Ninh cũng thế. Anh như một đứa bé mồ côi tập tễnh bước vào đời không cha mẹ và không cả niềm tin vào một tình yêu chân thành, trong sáng.

Ninh dựng xe ngoài khoảng sân rộng và bước vào phòng khách rộng, lạnh lẽo và ảm đạm dù nó được bày trí bởi nhiều vật dụng đắt tiền.

Một mình mẹ anh ngồi lọt thỏm trong chiếc ghế bành màu nho tím.

Ninh chạnh lòng:

− Có một mình mẹ thôi sao?

− Ừ, chỉ một mình mẹ.

− Ông ta đâu rồi?

Bà Ảnh cười gượng:

− Ông ấy đang ở đâu đó nhưng không phải trong ngôi nhà này.

Ninh chua chát:

− Nên mẹ gọi con về để thấy không một mình à?

Bà Ảnh từ tốn:

− Con muốn nghĩ sao cũng được.

Im lặng một chút, bà Ảnh hỏi:

− Công việc của con dạo này thế nào?

Ninh ậm ự:

− Vẫn như vậy. Dạy võ ở câu lạc bộ và ngồi trước máy tính hoặc la cà ở các quán bar...

Bà Ảnh lắc đầu:

− Tẻ nhạc quá! Tẻ nhạt đến mức mẹ thấy phí. Công việc của gia đình rất cần con. Đã đến lúc con phải nhận lấy trách nhiệm mà lâu nay con né tránh rồi.

Ninh kêu lên:

− Mẹ biết con không thích những công việc đó mà.

Bà Ảnh cười nhạt:

− Con không thích trách nhiệm thì đúng hơn. Lâu nay mẹ vì con nhưng bây giờ thì không. Tới tuổi này mẹ mệt mỏi lắm rồi, hầu như việc điều hành mẹ giao toàn bộ cho dượng Bài. Nhưng hiện giờ mẹ không tin dượng ấy nữa.

Ninh khó khăn hỏi:

− Tại sao vậy mẹ?

Bà Ảnh nói:

− Trước có thể tìm người khác thay ông ấy.

Bà Ảnh ngọt sớt:

− Điều này là đương nhiên. Người đó chính là con. Con và Hương Nhu sẽ chung sức.

Ninh đốt thuốc, hít vào một hơi dài, anh lặng lẽ nhìn mẹ. Thật bất ngờ khi nghe bà nói thế.

Bà Ảnh nói tiếp:

− Tất cả là của con. Con phải nhận công việc này, không phải vì lòng yêu thích mà vì trách nhiệm trước bản thân và gia đình.

Ninh chua chát:

− Con còn có gia đình hay sao?

Bà Ảnh vẫn nhỏ nhẹ:

− Ý mẹ muốn nói tới gia đình con sau này. Nhà hàng Ngàn Khơi là của con, mẹ không còn sức quản lý tốt nó nữa, mẹ giao lại và con không được quyền từ chối.

Ninh hoãn binh:

− Nhưng con cần có thời gian.

Bà Ảnh nhấn mạnh:

− Câu này con từng nói và mẹ từng nghe cách đây mấy năm. Con còn rất nhiều thời gian, nhưng mẹ thì không.

Ninh ngỡ ngàng:

− Mẹ nói vậy là sao?

Bà Ảnh nói nhanh:

− Nghĩa là mẹ đã già.

Ninh lắc đầu:

− Không phải. Mẹ là người mạnh mẽ, mẹ đâu sợ tuổi già. Mẹ gặp vấn đề gì, mẹ nói đi.

Bà Ảnh trầm giọng:

− Mẹ nói rồi đó. Vấn đề của mẹ là tuổi tác. Mẹ mệt mỏi lắm, bực bội lắm.

Khi biết dượng Bài qua mặt mà không nói được.

Ninh thờ dài:

− Mẹ đã quyết như thế, con đành tuân lệnh thôi chớ không có đường nào để từ chối.

Bà Ảnh nhẹ nhõm:

− Nói phải giữ lời. Mẹ sẽ phụcon thời gian đầu cho quen việc, sau đó mẹ sẽ để Hương Nhu phụcon. Con bé rất có năng lực quản lý.

Ninh khó chịu:

− Nếu đã giao cho con thì mẹ đừng kéo Nhu vào, con không thích.

Bà Ảnh nhỏ nhẹ:

− Con không thích thì thôi vậy.

Ninh thở dài:

− Rồi mẹ và ông Bài sẽ mâu thuẫn cho mà xem. Chuyện đó con không muốn chút nào.

− Mẹ đã lường trước vấn đề này. Nếu dượng Bài biết điều, mẹ sẽ để ông ta làm tiếp, còn không ông ta phải nghỉ việc.

Ninh phẩy tay:

− Chuyện đó từ từ rồi tính. Mẹ đừng làm con có cảm giác nặng nề.

Bà Ảnh lắc đầu:

− Không từ từ được đâu. Khả năng mẹ cho ông Bài nghỉ việc rất lớn. Mẹ rất ghét ai gian trá.

Ninh gõ nhẹ tay lên ghế:

− Dầu sao dượng Bài cũng là ba thằng y, mẹ không nghĩ tới nó sao?

Giọng bà Ảnh tỉnh rụi:

− Mẹ chỉ nghĩ tới con. Thằng y là cái nòi khác, giống khác, mẹ không quan tâm tới nó cũng như con Tuyến mẹ nó.

Ninh biết mẹ nói thiệt. Mẹ y và bà có cùng ông bố và dĩ nhiên bà rất ghét bà mẹ kế cùng cô em gái cùng cha. Bà ghét dì Tuyến đến mức cố tình nhận dượng Bài vào làm quản lý cho nhà hàng Ngàn Khơi thời điểm dì Tuyến và dượng Bài đang làm thủ tục ly thân cho hả lòng ghét. Với y đương nhiên bà cũng chẳng ưa gì chớ nói chi tới chuyện thương nó như thương con cháu. Câu vừa rồi Ninh hỏi là thừa.

Bà Ảnh nói tiếp:

− Mẹ nghĩ tới con và luôn thấy khó chịu vì y đang ở chung nhà với con.

Mẹ luôn có linh cảm nó sẽ mang tới cho con sự bất hạnh, giống như bà ngoại nó từng mang bất hạnh đến cho mẹ và bà ngoại con.

Ninh khó chịu:

− Con có cuộc sống riêng và mẹ đã hứa sẽ không can thiệp, bởi vậy con có quyền cho y ở chung nhà...

Bà Ảnh ngắt lời anh:

− Mẹ chỉ nói với con điều mẹ linh cảm, để con dè chừng y. Kinh nghiệm cuộc sống cho thấy người hại mình dễ nhất chính là kẻ ở sát mình.

Ninh nhăn mặt:

− Con với nó có cùng một ông ngoại mà mẹ.

− Điều đó chỉ nói lên mối quan hệ về huyết thống. Đây lại là một yếu tố khiến con bất cẩn, để tin vào người có cùng máu mủ.

Ninh đứng phắt dậy:

− Con muốn được yên. Mẹ đừng gieo vào đầu con những hạt ngờ vực độc ác đó nữa. Con về đây!

Bà Ảnh bình thản:

− Phải nhớ những gì đã nói. Tuần sau con sẽ bắt đầu công việc mới. Có rảnh nên ghé vào Ngàn Khơi một tí vào ngày mai, ngày mốt chẳng hạn.

Ninh nói cho qua truông:

− Con sẽ cố nếu... có rảnh. Nhưng tuần sau con chưa thể bắt đầu công việc mới khi những việc con đang làm vẫn còn dang dở.

Bà Ảnh kiên trì:

− Nhưng mẹ đã chờ con mỗi ngày cho tới khi nào con đến.

Im lặng, Ninh bước đi. Anh muốn về nhà dù biết anh sẽ đối diện với bốn bức tường và với chính nỗi cô đơn của mình.

ĐƯA Khuê Tâm một quyển vở còn mới cứng, Hường bảo:

− Em ghi lại toàn bộ chi thu trong tháng vừa rồi vào đây. Con số đã được sửa bằng mực đỏ, nhớ đừng sai đó.

Tâm định hỏi tại sao nhưng cô đã kịp ngậm miệng lại khi nhớ tới lời dặn của dì Yên khi dì biết Tâm được giao việc gọi là nôm na là kế toán.

Dì Yên bảo làm kế toán phải ít lời, không tò mò và biết im lặng. Khuê Tâm luôn tự nhắc mình những lời dì Yên đã dặn.

Cầm sổ sách, Tâm vào phía sau quầy nơi có chiếc bàn con bằng nhựa thấp và để mọi thứ lên đó.

Giọng Hường lại vang lên:

− Nghe đâu mấy bữa nay bà chủ quần ông Bài te tua nên ổng mới bắt làm lại sổ sách.

Khuê Tâm không ngăn được tò mò:

− Bà chủ là ai? Có phải là vợ Ông Bài không?

Hường kêu:

− Nói bậy! Bả là chị vợ Ổng. Bả khó chịu lắm. Đứng trước bả, ông Bài, bà Mão đều xếp xe một nước.

− Bà ấy dữ lắm hả chị?

− Không phải dữ nhưng trông... hồn vía lắm.

Khuê Tâm thắc mắc:

− Hồn vía là sao?

Hường phất tay:

− Là trông có uy khiến người khác phải sợ. Lâu nay bả giao nhà hàng này cho ông Bài quản lý, bỗng dưng bây giờ lại kiểm tra, hình như bả hết tin cậy ông Bài rồi. Cũng đúng thôi, ông ta cá độ quá mà!

Khuê Tâm nói:

− Cùng trong gia đình mà không tin nhau thì dễ gì bà chủ tin ai.

Hường cong môi nhiều chuyện:

− Gia đình đó lộn xộn lắm. Vợ Ông Bài và bà chủ cùng cha nhưng khác mẹ, đã vậy ông Bài đã ly dị vợ rồi, cho nên với bà chủ, ổng hoàn toàn là người dưng. Mà người dưng nước lã thì... Ôi dào! Biết đâu mà nói... Ủa! Ba em với ông Bài là chỗ quen biết, chắc em phải rành chuyện nhà ổng?

Tâm lắc đầu:

− Em có biết gì đâu. Ba em chẳng đời nào hé môi về bạn bè của mình.

Dứt lời, Khuê Tâm mở sổ ra và gằm đầu xuống trước trang giấy. Có lẽ Hường nghĩ là Tâm nói dối, chớ thật ra cô không biết tí gì về ông Bài.

Lần đầu tiên Tâm biết đến tên ông là lần ba cô đi uống rượu ở đâu say mèm đến mức phải về bằng xích lô.

Trong cơn lè nhè, ông nói với dì Yên là vừa gặp lại ông bạn cũ tên Bài, ông ta hứa sẽ nhận Khuê Tâm vào nhà hàng của mình, làm ngoài giờ để lấy tiền ăn học.

Nghe làm nhà hàng, dì Yên và Tâm đều phản đối, nhưng sau đó mọi việc vẫn diễn ra theo ý ba.

Khi làm hết tháng đầu, Khuê Tâm định nghỉ, nhưng bà Mão đã hết sức thoải mái khi cho phép Tâm về sớm nếu xong việc sổ sách. Tính ra mỗi tối Tâm làm độ chừng ba tiếng, khoảng chín giờ hoặc lắm lúc sớm hơn cô đã được về, nên Tâm lại tiếp tục vì đúng là khó tìm được chỗ làm nào như vầy.

Hường hạ thấp giọng:

− Con mụThủy Lê của thằng Cang tới nữa kìa. Nhìn mẹ mà mắc tởm.

Khuê Tâm ngẩng đầu lên nhìn. Thủy Lê ăn mặc lúc nào cũng sang và bốc.

Bà ta rất có tiền, lần nào tới nhà hàng cũng đòi cho bằng được Cang phục vụ. Bà ta khiến Cẩm Nhung muốn điên lên vì ghen, hôm nào bà ta ghé là y như rằng hôm đó Cẩm Nhung làm bể chén rớt ly. Bù lại Cang tươi roi rói vì nhận những phong thư tiền boa vừa lịch sự vừa... chất lượng. Anh ta khiến Khuê Tâm phải dè dặt chuyện trò giao tiếp. Cô nhận ra rằng Cang đang lợi dụng bộ mặt đẹp trai, giọng ca truyền cảm của mình để moi tiền của người phụnữ đó.

Hường dài giọng khinh bỉ:

− Thằng Cang vừa có cái di động mới cáo. Tao dám cá con mụđó cho nó.

Khuê Tâm nói:

− Biết đâu anh ta tự mua.

− Xì! Nếu như mua thì cũng bằng tiền của mẹ Thuỷ. Cái thằng tệ như vậy mà con Nhung chết mê chết mệt mới kỳ chớ. Đàn ông tốt mã cũng lợi hại thiệt.

Tâm cố tập trung trong khi Hường vẫn không ngừng lải nhải khiến cô có cảm giác đang bị tra tấn.

Chịu không siết, Khuê Tâm đành lên tiếng:

− Chị làm em viết sai rồi nè.

Cười hì hì, Hường đưa tay lên miệng:

− Sorry... sorry. Không nhiều chuyện nữa. Nhưng im lặng chưa tới ba mươi giây, Hường đã khều Tâm:

− Ê! Bà Mão đi với tay chơi nào đầu trọc lóc y như Mộng Lang Hư Trúc kìa Tâm.

Tâm không ngẩng lên, khiến Hường cụt hứng. Cô nàng tiếp tục lách chách:

− Hổng lẽ nhà hàng mình có người bảo kê à? Tướng tá cha này đúng là dân anh chị. Trông ngầu ghê.

Khuê Tâm nhăn nhó:

− Làm ơn đi bà...

Ngay lúc đó Khuê Tâm nghe giọng bà Mão:

− Giới thiệu với cậu Hai đây là Hường, con bé ngồi khuất sau quầy là Tâm.

Nghe đến tên mình, cô đành đứng dậy chào và hết sức bất ngờ khi nhận ra gã đầu hớt sát gần như trọc, từng ngồi trong quán bà Tám Minh hôm nào.

Gã ta cũng có vẻ ngạc nhiên khi thấy Tâm.

Lúng túng cô khẽ gật đầu. Bà Mão nghiêm mặt:

− Đây là cậu hai Ninh. Sắp tới cậu Hai sẽ quản lý nhà hàng. Các cô phải gọi cậu Hai cho đàng hoàng vào.

Nghe đến tên Ninh, mắt Tâm chợt tròn xoe lên. Chẳng lẽ đây là ông anh của y, gã mà ba Tâm có vẻ dè chừng khi nhắc tới? Ông anh Ninh mà Tâm từng cảm kích khi anh ta bảo anh Lắm sửa toàn bộ chiếc xe đạp cho Tâm? Trong tưởng tượng cô vẫn hình dung Ninh là người rất khác với gã lầm lì đang đứng cạnh bà Mão.

Khuê Tâm vẫn còn nhớ... ánh mắt của anh ta đã khiến cô bối rối, và bây giờ đứng trước Ninh, Tâm lại tiếp tục bối rối.

Việc cô bối rối nhất là hiện giờ cô là người mang ơn Ninh...

Đành rằng chuyện Ninh nhờ anh Lắm sửa xe đạp liên quan tới y và cái di động bị giật của anh ta, nhưng Ninh chỉ cần nhờ anh Lắm thay niềng xe cho cô là đủ rồi. Ninh đâu cần thay nhiều món phụtùng đến thế. Hay anh ta tội nghiệp Tâm khi nghe cô trò chuyện với bà Tám Minh?

Khuê Tâm không biết nữa. Khi nhận lại chiếc xe hầu như hoàn toàn mới, Tâm đã viết một tấm thiệp cám ơn và nhờ anh Tư Lắm chuyển cho Ninh.

Bà Mão và Ninh đi rồi, nhưng tim Khuê Tâm vẫn rộn ràng đập.

Ngồi sau quầy, Hường lẩm bẩm:

− Nhìn thoáng qua thì rất ớn nhưng đứng gần chàng mới thấy người nóng bừng bừng vì chàng quá... hót.

Hường khều Khuê Tâm:

− Em có thấy chàng rất ấn tượng không?

Khuê Tâm ậm ự:

− Cái đầu thế kia không ấn tượng sao được.

Hường xuýt xoa:

− Chị bảo đảm, tụi con gái sẽ phát điên lên vì vẻ đàn ông của chàng.

Tâm chê:

− Ông ta chả có gì đẹp.

Hường trợn mắt:

− Đàn ông chỉ còn mạnh mẽ, quyến rũ là vượt chuẩn rồi, chớ cần gì đẹp.

Tâm cãi:

− Sao lại không cần. Gặp người xấu, làm sao có cảm tình được.

Hường khó chịu:

− Theo em, đàn ông thế nào là đẹp? Phải mồm mép ngọt ngào, thanh tú, điệu đàng như thằng Cang mới đẹp à.

Khuê Tâm nhún vai:

− Em không biết. Mà thôi. Đẹp xấu gì em cũng không dám nghĩ tới. Làm việc! Làm việc thôi.

Dứt câu, cô lại chúi mũi vào sổ nhưng tâm trí bềnh bồng trôi nỗi ở đâu đâu.

Ninh đẹp hay xấu không liên quan tới cô. Điều cô cần hiện giờ là phải làm việc cho tốt. Nghĩ là nghĩ vậy, song hình bóng Ninh vẫn lẫn khuất quanh những con số khô khan Tâm đang thận trọng viết vì sợ sai. Rõ ràng gã đầu trọc xấu trai ấy đang chi phối Tâm.

Ông Bài ung dung bước ra với dáng vẻ ông chủ lớn.

Hường ngập ngừng:

− Ủa! Chú mới tới.

Ông Bài nhếch bộ ria con kiến:

− Có gì mà cháu ngạc nhiên. Hay cháu nghĩ ông già này ra rìa rồi khi bà Mão đi với tay quản lý mới?

Hường vén tóc qua một bên:

− Trời ơi! Cháu có nghĩ gì đâu. Tại thường ngày chú đâu có vào nhà hàng ban đêm.

Ông Bài nói:

− Bữa nay đúng là có hơi bị khác. Nè! Cậu Hai Ninh đâu?

Hường ngọt sớt:

− Dạ cậu Ninh và dì Mão vừa lên lầu.

Ông Bài kẹp điếu xì gà trong tay:

− Ráng làm việc đàng hoàng nghen. Nhớ phải giữ mồm giữ miệng với Hai Ninh đó.

Hường xởi lởi:

− Da... cháu biết mà.

Liếc ra sau quầy, ông Bài nói:

− Sổ chi thu hàng ngày của Khuê Tâm rất quan trọng, chú tin cháu lắm nên mới giao công việc này. Đừng để chú thất vọng. Một lát mang mười lon bia về cho ba cháu, chú sẽ nói với thằng Ngôn giữ kho đem ra cho.

Khuê Tâm nhìn ông:

− Da... cháu cám ơn chú.

Cô nghe giọng Hường thì thào:

− Thời kỳ khó khăn của bọn mình bắt đầu rồi đó. Phải 'cố lên, cố lên', nếu không muốn bị mất việc bởi cái tay quản lý mới đầy phong độ kia. Vái trời cho chàng là một người dễ tính.

Rồi Hường rên rỉ:

− Sao tự nhiên có thêm một quản lý vậy kìa? Chắc bà chủ nghi ngờ gì ông Bài nên mướn thêm quản lý để điều hành nhà hàng chớ gì? Trâu bò húc nhau phận ruồi muỗi như mình coi chừng bẹp dí đó.

Cẩm Nhung mang phiếu tính tiền đến, khác với thái độ lấc xấc thường ngày, bữa nay cô nàng ngọt sớt:

− Sao tự nhiên bố Bài xuất hiện ban đêm vậy chị Hường?

Hường lừ lừ mắt:

− Ổng đi kiểm tra tiếp viên tụi bây đó.

Cẩm Nhung phản ứng:

− Bọn em làm gì mà kiểm tra.

Gõ những móng tay xuống mặt quầy nghe lách cách, Hường vênh mặt lên:

− Không tin cứ hỏi thẳng ổng. Cho mà biết, sắp có thêm sếp mới đó. Tay này nhìn hắc ám lắm. Đứa nào đánh đu với khách thì liệu hồn.

Cẩm Nhung bĩu môi:

− Ngoài giờ làm việc ai thích đánh đu với ai là tự do cá nhân, mắc gì tới mấy ông sếp chớ. Lâu nay bố Bài có ý kiến gì đâu, chị bày đặt hù người ta chắc.

Dằn mạnh tiền, Nhung gằn:

− Một triệu tư. Đếm nhanh đi bà.

Tay thoăn thoắt lướt qua xấp tiền, miệng Hường chua ngoa:

− Nè! Hỏi thiệt nha. Thằng Cang và bà Thủy Lê tới đâu rồi, mày biết không?

Mặt Cẩm Nhung tái đi vì tức:

− Chị hỏi vậy, tôi sẽ mách cô Mão là chị dựng chuyện lên làm mất uy tín khách cho mà xem.

Hường ném xấp tiền vào hộc tủ:

− Thích thì cứ đi mà mách. Thằng Cang đánh đu với mụThủy Lê, cả nhà hàng thấy, tao đâu có bịa.

Cẩm Nhung mím môi:

− Đồ rắn độc!

Khuê Tâm kéo Hường lại khi cô chồm người ra khỏi quầy định tát Cẩm Nhung.

Hường rít lên:

− Mày hỗn vừa thôi, đồ ranh con!

Lui ra sau đủ khoảng cách an toàn, Cẩm Nhung xỉ vào mặt Hường:

− Bà mà còn xía vào chuyện của tôi và anh Cang lần nữa thì đừng có trách.

Tôi không để bà yên đâu.

Nghe thế, Hường lồng lộn lên:

− Mày làm gì được tao?

Cẩm Nhung bĩu môi:

− Ai thèm làm gì bà. Đụng vào hạng lấy chồng người khác thêm bẩn tay.

Như giẫm phải lửa, Hường vùng khỏi tay Khuê Tâm lao ra khỏi quầy và nhào tới chỗ Cẩm Nhung đứng. Hốt hoảng Khuê Tâm cũng lao theo Hường, nhưng cô không thể nào nhanh hơn nữa, để ngăn Hường đừng tát vào mặt Cẩm Nhung.

Cẩm Nhung ré lên rồi quơ tay đánh túi bụi vào mặt, vào người Hường.

Khuê Tâm cố sức ngăn cả hai nên cũng bị ăn mấy cái đấm, đã vậy cô vẫn không làm sao tách hai người đang... lên cơn ra được.

Ngay lúc ấy, Khuê Tâm thấy có một dáng đàn ông to cao chen vào, bằng động tác đơn giản, anh ta khoá tay Hường và Nhung rồi đẩy hai người ra hai phía.

Giọng bà Mão bực dọc:

− Chuyện quỷ gì vậy hả? Trời ơi! Thiệt là xấu hổ.

Hường vừa thở hào hển vừa nói:

− Con nhỏ này hỗn quá, cháu không dạy nó không được.

Cẩm Nhung ôm ngực như để dằn cơn nóng xuống:

− Chị ấy đặt điều nói xấu khách, cháu doa. mách cô thế là chỉ phản ứng.

Bà Mão nhìn xoáy vào mắt Khuê Tâm:

− Có đúng vậy không?

Tâm bối rối không phải vì cái nhìn của bà Mão mà vì ánh mắt của Ninh.

Chính anh đã đẩy Hường và Nhung ra hai bên rồi đứng im nãy giờ, và có lẽ anh đang chờ nghe cô lên tiếng.

Bà Mão gắt gỏng:

− Sao không nói?

Tâm ngập ngừng:

− Cháu nghĩ là hai chị đã có hiểu lầm nhỏ.

− Chỉ hiểu lầm nhỏ mà lao vào đánh nhau à? Ở đây đâu dung túng những chuyện như vậy. Con Cẩm Nhung nghỉ việc đi. Mày nhỏ mà đánh nhau với người lớn hơn dù bất cứ nguyên do nào cũng không chấp nhận được. Ngày mai mày khỏi đi làm nữa.

Cẩm Nhung nói ngay:

− Như vậy không công bằng, cháu sẽ nhờ chú Bài giải quyết.

Bà Mão sa sầm mặt xuống:

− Mày coi thường cô quá.

Nhung ấm ức:

− Không phải cháu coi thường cô, nhưng cô chưa nghe rõ mọi chuyện mà đã xử như thế, cháu thấy chưa thoa? đáng.

Ông Bài bước tới, vẫn điếu xì gà kẹp trên tay, ông ung dung:

− Chuyện có gì mà ồn ào. Hai đứa tệ Ở chỗ là chị em với nhau mà động chân động tay. Lần này bỏ qua, nếu tái phạm cả hai sẽ nghỉ việc, chớ không riêng ai hết.

Cẩm Nhung lí nhí:

− Cám ơn chú, cháu sẽ không tái phạm.

Liếc về phía bà Mão và Hường một cái đầy thách thức, Cẩm Nhung ngẩng cao đầu bước đi.

Ông Bài rít một hơi xì gà rồi hỏi:

− Cháu thấy sao hả Ninh?

Mỉm cười, Ninh từ tốn đáp:

− Cháu thấy bình thường thôi.

Ông Bài nhấn mạnh:

− Không phải bình thường mà là tầm thường nên cháu không thích công việc ở đây.

Ninh nhún vai:

− Với cháu thích hay không thích không còn là vấn đề nữa.

Ông Bài gật gù:

− Hiểu... hiểu rồi. Mà sao mình không uống vài chai trong nhà hàng của mình nhỉ?

Dứt lời, ông thân mật choàng tay qua bờ vai chắc khoẻ của Ninh và lôi anh đi.

Đợi hai người đi khuất sau thang máy, là bà Mão mắng Hường ngay:

− Mày đúng là ngu khi kiếm chuyện với nó vào lúc này.

Hường tức tối:

− Nhưng nó hỗn cháu không chịu được.

− Nó nói gì mà hỗn?

Hường nghẹn ngào:

− Nó động vào nỗi đau của những người có phận hồng nhan như cô và cháu.

Bà Mão sững sờ mất mấy giây sau mới lắp bắp:

− Nó dám nói thế à? Đồ khốn!

Khuê Tâm ái ngại nhìn hai người, cô loáng thoáng đoán ra bà Mão cũng như chị Hường, cả hai người đều bất hạnh trong tình cảm. Cẩm Nhung cố tình động vào nỗi đau của Hường, nên chị ấy mới phản ứng mạnh đến thế, nhưng nếu Hường đừng động vào Cẩm Nhung trước thì đâu xảy ra chuyện.

Tâm bỗng mệt mỏi với môi trường cô đang làm việc, nơi người ta dễ nổi điên vì một câu khích bác tầm thường. Có lẽ Tâm phải dè chừng, khép kín hơn nữa ở chốn xô bồ này nếu muốn tồn tại.

Bà Mão đi rồi, sau khi xổ một tràng chửi Cẩm Nhung. Hường tiếp tục nhận phiếu tính tiền, đếm tiền và thối lại tiền thừa. Khuê Tâm tiếp tục với những con số màu đỏ, những con số ảo đã được sửa lại vì một lý do nào đó.

Để bịch ni lông đựng mười lon bia vào giỏ xe, Khuê Tâm máng cà mèn vào tay cầm rồi bắt đầu đạp.

Hơn mười giờ một chút, hôm nay Tâm tưởng được về sớm ai ngờ xảy ra chuyện đụng độ của Cẩm Nhung và Hường. Nhìn bộ mặt hầm hầm của bà Mão, Tâm ngại quá nên đành ngồi lại chép cho xong cuốn sổ. Giờ thì mắt Tâm cứ díu lại, cô mong mau về tới nhà để lăn ra ngủ cho đã.

Buổi tối này đúng là có nhiều chuyện bất ngờ. Với Khuê Tâm bất ngờ nhất là sự xuất hiện của Ninh. Hường đoán già đoán non rằng Ninh làm bảo kê cho nhà hàng rồi khuyên Tâm phải dè dặt, ý tứ, phòng thủ trước anh ta, vì dân làm bảo kê chả cha nào đàng hoàng cả.

Nghe Hường dặn dò mà run. Nhưng dầu sao Tâm cũng còn ông Bài đỡ lưng. Chắc Ninh sẽ không làm gì với Tâm đâu.

Mà làm gì là làm gì nhỉ? Có lẽ Hường và cả Tâm bị ám ảnh bởi những bộ phim xã hội đen nên mới lo xa như vậy, chớ Ninh đối với chòm xóm đâu có tai tiếng gì, ngược lại ba Khuê Tâm mới tiếng tâm lẫy lừng.

− Chào Su!

− Á!

Khuê Tâm hốt hoảng tấp xe vào lề, cô càng hốt hoảng hơn khi nhận ra người chào mình là Ninh. Anh đang dềnh dàng trên chiếc môtô bên cạnh.

Cô ấp úng:

− Chào... chào cậu Hai.

Ninh bật cười:

− Cái gì mà cậu Hai, cậu Ba. Em làm tôi rơi vào thế việt vị rồi.

Tâm chớp mi vì nụcười của Ninh. Cô chợt thấy tâm trí rỗng không và tay chân thừa thãi một cách khó chịu.

Ninh nhìn cô:

− Ngày nào em cũng về khuya như vầy à?

Khuê Tâm dè dặt:

− Da... gần là như vậy.

− Không sợ gặp ma sao?

− Đường từ chỗ làm về cũng đông nên không đến nỗi nào phải sợ, thưa cậu Hai.

Ninh phật ý:

− Lại nữa rồi. Em đang chọc quê tôi chắc!

− Dạ đâu có. Em chỉ làm theo lời dặn của cô Mão. Phải gọi cậu là cậu Hai.

− Lúc này đâu có cô Mão.

Khuê Tâm nói:

− Cũng vậy thôi ạ. Đó là lệnh.

Ninh tủm tỉm:

− Chà! Su ngoan thiệt! Nếu thế em nên nghe theo lệnh của tôi.

Tâm tròn mắt:

− Cậu Hai quản lý cả cô Mão à?

Ninh ậm ự:

− Không. Tôi chỉ là nhân viên bảo vệ của nhà hàng. Tôi quyết định quản lý em. Nào! Hãy cho tôi biết em chở gì trong giỏ xe vậy?

Người Khuê Tâm nóng lên, cô không đủ bình tĩnh để đoán xem Ninh nói đùa hay thật. Cô sẽ trả lời thế nào với anh về những lon bia ông Bài gởi cho ba mình. Lỡ như Ninh nghĩ cô mang trộm bia về nhà thì sao? Rồi cái cà mèn đựng thịt dê nướng này nữa. Chà! Anh ta không thể nghĩ tốt cho Tâm, vì anh ta biết ba cô cũng chả phải người tốt. Nhưng Khuê Tâm đâu làm gì khuất tất, sao phải sợ?

Giữ giọng thật bình thản, Tâm nói:

− Em đố cậu biết em chở gì đó?

Ninh cười:

− Em lém lắm nhóc. Nếu tôi đoán đúng thì sao nào?

Tâm khẽ liếc anh:

− Thì túi xốp đó sẽ là của cậu.

Ninh chắc lưỡi:

− Chắc tôi đoán sai quá. Nếu không dễ gì em đưa ra phần thưởng như vậy.

Khuê Tâm cong môi:

− Em không nghĩ cậu là người dễ thua, nhất là thua một con nhóc.

Ninh lừ lừ:

− Này nhóc! Đừng khiêu khích nhé. Tôi không thích uống bia đâu.

− Cám ơn cậu!

Ninh hất hàm:

− Tối nào em cũng để những lon bia khua lộc cộc như vậy à?

Khuê Tâm kêu lên:

− Làm gì có! Đây là lần đầu từ ngày em đi làm tới giờ, bác Bài mới...

mới...

Ninh trầm giọng:

− Tôi có nghi ngờ gì đâu. Ông Bài và ba em có quan hệ như thế nào?

− Da... hai người là bạn cũ.

− À, tôi hiểu. Ngày xưa ông Bài từng làm quản lý phòng trà.

Tâm ngập ngừng:

− Cậu và bác Bài có quan hệ gì?

Ninh nheo mắt:

− Đồng nghiệp, dù tôi chưa bao giờ quản lý phòng trà. Em có thoải mái với công việc được giao không?

− Dạ có chớ. Bác Bài, cô Mão đều rất tốt với em. Cả cậu cũng thế. Cám ơn...

Ninh vờ vĩnh:

− Về vấn đề gì?

− Về cái xe đạp ạ. Em cám ơn nhiều.

− Cám ơn nhầm chỗ rồi cô Su ơi.

Tâm ngạc nhiên:

− Sao lại nhầm hả cậu Hai?

− À, vì tôi chỉ làm chuyện y nhờ.

− Nhưng chắc chắn anh y không bảo thay hết phụtùng xe của em.

− Sao em biết?

Khuê Tâm im lặng rồi cô buột miệng:

− Vì anh ấy chỉ có một nửa lương tâm thôi.

Ninh bật cười:

− Như vậy đã là nhiều, chớ tôi ấy hả, tôi chỉ có một phần tư lương tâm.

Khuê Tâm tủm tỉm cười. Cô thấy vui khi có người đồng hành.

Ninh bỗng đổi giọng:

− Nói về em đi Su. Tôi muốn biết nhiều về người tôi sẽ quản lý.

Tâm nhỏ nhẹ:

− Em sẽ viết một sơ yếu lý lịch và trình cậu vào ngày mai.

Ninh khẽ lắc đầu:

− Không nên nói thế với sếp.

Khuê Tâm nói:

− Thưa quản lý người chỉ nên biết người ấy qua lý lịch, như vậy sẽ công bằng hơn.

Ninh khịt mũi:

− Tôi thích nghe tự người ấy nói.

− Dạ đã hết giờ làm việc rồi ạ, với lại, em thật sự không biết nói gì.

Tâm liếc vội Ninh rồi ngập ngừng:

− Cậu Hai đừng giận em nhé.

Ninh không trả lời. Anh chuyển đề tài:

− Nhà hàng có xe để nhân viên chạy việc, tôi sẽ nói chị Mão đưa em một chiếc.

Khuê Tâm nói ngay:

− Dạ thôi, thưa cậu Hai. Em không biết điều khiển xe máy.

Ninh thản nhiên:

− Không biết thì tập cho biết.

− Nhưng mà...

Ninh khoát tay:

− Không nhưng gì hết. Tôi sẽ dạy em chạy xe máy, nếu ba em có thắc mắc em cứ bảo nhà hàng làm thế để tạo điều kiện cho em hoàn thành tốt công việc.

− Vâng, em cám ơn.

Tâm tò mò:

− Bao giờ cậu sẽ bắt đầu làm bảo vệ cho nhà hàng?

Ninh nói:

− Bắt đầu ngày mai.

− Trông cậu không giống nhân viên bảo vệ mà giống...

Ninh lừ mắt:

− Giống bảo kê chứ gì.

Khuê Tâm le lưỡi:

− Em không có nói à nghen.

− Hừ! Nghĩ trong đầu còn nguy hiểm hơn nói ra gấp mấy lần.

Tâm cong môi:

− Ai biểu tướng cậu trông dữ dằn quá làm chi. Lần đầu trông thấy cậu trong quán bà Tám Minh...

Khuê Tâm đưa tay lên miệng và thầm trách mình đã lắm lời.

Đèn đỏ, xe hai người dừng lại cạnh nhau, Tâm chợt ngại vì có nhiều cặp mắt hướng về mình. Một cái xe đạp cà tàng được một chiếc xe máy đắt tiền kè sát bên thật trông chả giống ai. Người ta nhìn là lẽ đương nhiên.

Khuê Tâm nhăn nhó:

− Cậu... cậu có thể về trước, em đạp xe một mình quen rồi. Đi như vầy kỳ quá!

Ninh tỉnh queo:

− Nhưng tôi không quen để cô gái nhỏ như em đạp xe một mình, hơn nữa em vẫn chưa nói hết câu lúc nãy mà.

Khuê Tâm gãi ót:

− Câu gì, em quên rồi.

Ninh hất hàm:

− Em nghĩ sao khi trông thấy tôi lần đầu?

Khuê Tâm đạp mạnh pêdal trước khi mở lời:

− Da... em không nói được.

Ninh nhấp ga cho xe vọt theo:

− Sao lại không được?

Khuê Tâm cắm đầu đạp thật nhanh, tới đầu ngõ cô nói:

− Không được là không được. Chào và chúc cậu ngủ ngon.

Dứt lời, cô vọt thẳng vào hẻm và tin chắc Ninh sẽ không vào theo vì anh chắc chẳng ưa gì ba của Tâm.

Bỗng dưng Tâm cười một mình và không hiểu sao trong lòng lại lấp lánh niềm vui.

Mở cánh cửa gỗ, Tâm hơi bất ngờ khi thấy ông ngồi dưới gốc mận.

Ông cất giọng:

− Sao bữa nay về trễ vậy?

Đặt túi xốp đựng bia lên bàn, cô trả lời:

− Tối nay nhiều việc quá. Bác Bài cũng vào nữa, bác ấy gởi bia và đồ nhấm cho ba.

Nghe nói bia, mắt ông sáng lên:

− Bác ấy vào làm gì?

Tâm đặt tiếp cà mèn lên bàn:

− Thì ra nhà hàng ấy của người khác, bác chỉ làm quản lý thôi. Mấy hôm nay bọn con phải làm lại sổ sách, kiểm kê kho hàng đủ thứ, vì nghe đâu chủ nhà hàng có gì đó không bằng lòng bác Bài, cho nên tối bác cũng phải vào.

Ông cười khẩy:

− Ông ta vẫn quen thói khoác lác. Ông ta khoe với ba ông ta là chủ mấy nhà hàng lận kìa. Thật buồn cười!

Từ trong nhà bước ra, bà Yên nói:

− Nhưng dầu sao ông Bài cũng cho con mình một việc làm tốt chớ không như tôi nghĩ. Bao nhiêu năm ròng mới gặp lại, ông Bài nhiệt tình với anh như vậy là quý lắm rồi.

Ông gắt:

− Thì tôi có nói gì đâu, chỉ sợ về lâu dài, ông Bài lại đổi chỗ làm khác, Khuê Tâm sẽ gặp khó.

Bà Yên nhỏ nhẹ:

− Quan trọng là do bản thân, nếu mình làm việc giỏi, chả gì phải sợ.

Khuê Tâm nhìn ông :

− Con nói chuyện này chắc ba sẽ rất bất ngờ.

Trán nhíu lại, ông hỏi:

− Chuyện gì nữa?

− Ông Ninh ở đầu ngõ tối nay cũng bắt đầu vào làm trong nhà hàng.

Ông ngạc nhiên:

− Nó làm khâu nào?

Tâm trầm giọng:

− Anh ấy nói làm bảo vệ, nhưng con không tin. Người ta đồn rằng anh Ninh sẽ làm quản lý thay bác Bài.

Bà Yên dặn dò:

− Ai làm quản lý mặc ai, con chỉ biết làm tốt việc được giao chớ không theo phe này nhóm nọ.

− Vâng, con nhớ rồi.

Bà Yên nhìn cô:

− Tắm rửa rồi ngủ đi.

Khuê Tâm ngập ngừng:

− Có thể nhà hàng sẽ cấp xe để con thuận tiện đi lại.

Bà Yên thấp thỏm:

− Xe máy à? Về khuya đi xe đạp vẫn đỡ lo cướp giật hơn...

Ông ngắt lời bà:

− Nhưng phí sức và tốn thời gian hơn. Cả thời gian lẫn sức khoẻ đều quý.

Nếu được cho mượn xe, cứ sử dụng. Điều ba muốn nhắc là con phải tránh xa thằng đầu trọc ấy. Trông nó chả hiền lành gì. Ba không thích cả hai anh em nó. Nhớ đấy!

Tâm làm thinh. Cô không hiểu tại sao ông lại ghét anh em Ninh, nhưng cô cũng không dám hỏi vì sợ bị Ông mắng.

Giọng bà Yên xa xôi:

− Ghét một người chỉ vì họ giống ai mình không ưa. Đúng là bất công.

Ông quát:

− Im đi! Chuyện này không liên quan tới bà.

Tâm vội bước vào phòng tắm vì không muốn nghe tiếp lời sau đó của ba mình. Ông vốn ngang bướng, chỉ thích người khác phục tùng mình. Điều đó có nghĩa là từ giờ trở đi, Tâm đừng nhắc đến anh em Ninh với ông, ông đã ghét ai rồi coi như người đó tới số.

Tắm thật nhanh, Tâm rút êm lên căn gác lửng, cõi riêng của mình. Ngã người xuống sàn gỗ, Tâm khép mi và len lén nghĩ về Ninh một chút.

Anh bảo anh là người chỉ có một phần tư lương tâm, nhưng Tâm lại cho anh là người tốt. Sao người tốt lại nhận làm bảo kê nhà hàng nhỉ? Mà có đúng Ninh sẽ làm bảo kê? Chẳng phải cô Mão giới thiệu Ninh sẽ quản lý nhà hàng đó sao?

Anh chàng có vẻ bí mật nhỉ? Mà anh ta làm quản lý, bảo vệ hay bảo kê cũng chẳng liên quan tới Khuê Tâm. Tốt hơn hết nên tránh anh ta như ba đã dặn.

Trở mình về phía trái tim, Khuê Tâm nhắm mắt và dỗ giấc ngủ bằng cách hát ru mình.

'Một hôm bước chân về gác nhỏ, chợt thấy vui như trẻ thơ. Đời ta có khi là đốm lửa. Một hôm nhóm trong vườn khuya. Vườn khuya đoá hoa nào mới nở. Đời ta có ai vừa qua... ' Dường như có ai đó vừa đi qua rất nhẹ bên cạnh hồn Tâm, chỉ mong cảm giác mong manh ấy vẫn còn khi cô thức giấc vào sớm mai này.

VỪA đặt cái túi xách lên mặt quầy, Khuê Tâm đã nghe Hường thì thào:

− Bà chủ thật sự của nhà hàng đang có mặt trên lầu. Bả đang làm việc với chú Bài và cô Mão.

Khuê Tâm buột miệng:

− Có cậu Hai Ninh không?

Hường lắc đầu:

− Không. Nhưng có một con nhỏ, nghe đâu là con dâu đi với bà Ảnh. Con nhỏ này mà làm chủ, chắc mình bầm dập.

Khuê Tâm làm thinh. Cô nhận từ Hường một xấp hoá đơn rồi cẩn thận vào sổ.

Ngồi ở quầy nhưng Hường bồn chồn thấy rõ. Thỉnh thoảng cô lại hít hà chặc lưỡi ra vẻ sốt ruột. Cuối cùng, Hường bật lên thành tiếng:

− Chẳng biết sổ sách có chỗ nào sai không nữa. Thiệt rầu ghê.

Tâm nhìn Hường:

− Em kiểm tra kỹ lắm rồi.

Hường cáu kỉnh:

− Em biết gì mà nói. Nếu kế toán chỉ là ghi chép, làm tròn những con số như em thì đơn giản quá. Nhà hàng này có mấy kế toán, chị còn đếm chưa ra nữa là...

Nói tới đó, Hường nín bặt lại như nhớ là mình trót lỡ lời. Khuê Tâm cũng ngậm miệng để tập trung làm việc.

Một lát sau từ thang máy, bà Mão, ông Bài bước ra cùng hai phụnữ ăn mặc sang trọng.

Người phụnữ trung niên ắt hẳn là bà chủ Ảnh. Đó là một người đàn bà khi trẻ chắc cũng khá đẹp nhưng hiện tại có vẻ mệt mỏi. Dù trang điểm kỹ song bà ta vẫn không giấu được điều gì đó như là sự cô đơn, nỗi bất hạnh sau lớp son phấn đắt tiền.

Với vẻ mặt và xử chỉ đầy quyền hạn, bà ta chỉ vào những tấm trải bàn.

− Dượng thay hết những thứ này cho tôi. Nhìn nó quê mùa quá, dơ bẩn quá.

Cô gái đi cùng góp lời:

− Nếu phải thay, cháu thấy còn nhiều cái phải thay lắm bác à.

Ông Bài thản nhiên phì phà thuốc:

− Chỉ có một thứ không thay được là tiền. Cháu có nhiều tiền không mà đòi thay nhiều thứ hả Hương Nhu?

Bà Ảnh cau mày:

− Con bé chỉ có ý kiến vui thôi. Dượng cần gì mỉa mai nó.

Ông Bài cười cười:

− Tôi chỉ nói thế chớ chả có ý mỉa mai. Chị khéo chọn con dâu lắm. Sau này con bé sẽ thay chị và thay chồng quản lý nhà hàng Ngàn Khơi, lúc đó chị an tâm dưỡng già rồi.

Mặt bà Ảnh tươi lên vì câu nói của ông Bài, bà nói một hơi dài:

− Tôi cũng nghĩ tới chuyện này nên mới đem Hương Nhu tới đây cho con bé học hỏi. Nó tốt nghiệp quản trị kinh doanh nên chuyện quản lý Ngàn Khơi dễ như cho tay vào túi.

Ông Bài lại rít một hơi thuốc:

− Đúng vậy! Chỉ có quản lý chồng là khó, vì nó không qua trường lớp đại học nào.

Bà Ảnh ấm ức lườm ông Bài:

− Lúc nào cũng xóc óc. Tôi sợ dượng rồi!

Đi ngang quầy, bà Ảnh chợt nhìn xoáy vào Khuê Tâm, khiến cô lúng túng gật đầu chào.

Bà kêu lên đầy bối rối:

− Con bé này là... là...

Ông Bài nói ngay:

− Là con gái bạn tôi. Cháu mới vào làm độ một tháng.

Im lặng nhưng mắt không rời khỏi Khuê Tâm, bà Ảnh lạnh lùng:

− Tôi không thích dượng nhận người quen. Làm việc dựa trên quan hệ quen biết khó chịu lắm. Dượng liệu sao thì liệu.

Khuê Tâm nuốt nghẹn xuống. Đúng là bị sao quả tạ chiếu phải rồi, không khéo là mất việc như chơi.

Ông Bài nói:

− Có một số việc cần người tín cẩn, nên phải chọn chỗ quen biết, nhưng tôi đối với nhân viên công bằng, không tin chị cứ tìm hiểu. Làm việc cho chị mấy năm rồi tôi đã sơ xuất chi đâu.

Bà Ảnh nhếch mép:

− Chưa, đâu có nghĩa là không.

Ông Bài thản nhiên:

− Cám ơn chị đã nhắc khéo. Bao giờ cậu quý tử nhà chị mới chính thức điều hành Ngàn Khơi?

Bà Ảnh nói:

− Sẽ trong thời gian sớm nhất, nhưng chưa phải là hôm nay.

Bà Ảnh bước đi, được vài bước, bà lại quay đầu nhìn Khuê Tâm. Ánh mắt của bà khiến cô rùng mình, hoang mang.

Tâm nghe giọng bà Ảnh vô cảm:

− Lần sau khi trở lại, tôi không muốn thấy cô gái này. Dượng nhớ đó!

Khuê Tâm vuốt mặt và ngồi xuống khuất sau quầy. Sao thế nhỉ? Cô đã làm gì sai à?

Bà Mão nói với ông Bài:

− Lẽ ra anh phải lừơng trước tình huống này khi nhận ra con bé.

Ông Bài nhún vai:

− Tôi làm sao lường được sự tinh tế cũng như lòng dạ đàn bà. Đúng là khó xử.

Tâm gượng gạo:

− Cháu sẽ tự thôi việc bác ạ.

Ông Bài phất tay:

− Chuyện đâu vẫn còn đấy, bởi vậy cháu đừng lo, bác sẽ nói chuyện với bà Ảnh.

Khuê Tâm ngập ngừng rồi hỏi thẳng:

− Nhưng tại sao bà chủ lại ác cảm với cháu ngay cái nhìn đầu tiên?

Ông Bài nhìn bà Mão rồi nói:

− Có thể vì đố kỵ, vì sự ganh ghét nào đó, thật khó lòng giải thích. Trước mắt cháu cứ làm việc bình thường và đừng nói gì với ba cháu hết, mất công ổng lo.

Khuê Tâm buồn hiu:

− Vâng ạ.

Hương lầu bầu:

− Người gì đâu mà ác. Chỉ cần nói không thích là có đứa mất việc. Cứ như thế ai mà dốc hết tâm sức làm cho bà ta chớ.

Bà Mão lừ mắt:

− Liệu giữ mồm giữ miệng đó.

Khuê Tâm chợt nghĩ đến Ninh và lời hứa hẹn của anh.

Thế đấy, giờ thì hết, mong gì tới chuyện được nhà hàng cấp một chiếc xe đi cho đỡ mệt. Chán thật!

Hường nói:

− Chị thích làm với em, nhưng kiểu này thì trớt hướt rồi. Ý bà chủ là ý trời, sức mấy ông Bài dám trái ý trời.

Khuê Tâm vỗ nhẹ lên trán. Cô nhớ tới ánh mắt, cái nhìn đầy kinh ngạc của bà Ảnh. Tại sao bà ta lại nhìn Tâm đầy ác cảm như vậy? Chắc chắn ông Bài biết lý do, nhưng ông cố ý giấu cô.

Đặt tiền lên mặt quầy cho Hường đếm, Cẩm Nhung nhịp nhịp tay, giọng trỏng không:

− Chà! Sắp có kẻ từ giã chỗ này rồi hén. Nghĩ cũng tội mà cũng đáng đời.

Khuê Tâm làm như không nghe những lời châm chọc của Nhung, cô cố làm việc bình thường như ông Bài đã dặn.

Giọng Cẩm Nhung lại vang lên:

− Phen này bà Mão lẫn ông Bài đều bó tay. Bởi vậy nếu dựa hơi phải dựa đúng thứ thiệt.

Hường gắt gỏng:

− Mày không nói chả ai bảo mày câm.

Nhung hất mặt lên:

− Chị cũng vậy.

Hai người trừng mắt nhìn nhau khiến Tâm thấy hết sức nặng nề. Cô buột miệng:

− Em xin hai chị mà!

Cẩm Nhung khinh khỉnh bước đi. Hường nhìn theo rồi nói với Tâm:

− Thằng Cang cũng bị sao quả tạ chiếu rồi. Đợi lãnh lương xong là nó biến đấy!

− Sao chị biết?

− Tao nghe ông Bài nói với bà Mão.

− Anh Cang làm được việc lắm mà.

Hường bĩu môi:

− Được thì có được, nhưng nó và bà Thủy Lê lộ liễu quá ông Bài sợ mang tiếng. Mày không biết đâu, tối hôm qua bà Thuỷ Lê ngồi xe du lịch đời mới chờ thằng Cang hết giờ để chở nhau qua đêm luôn đó. Ông Bài cấm nhân viên quan hệ với khách, thằng Cang cũng đâu ngoại lệ.

Khuê Tâm thắc mắc:

− Nhìn Cẩm Nhung chả có gì buồn hết.

Hường nhún vai:

− Nó chuyển hệ rồi!

Tâm tò mò:

− Chuyển sang... hệ nào?

Vươn vai như vừa ngủ dậy, Hường nói:

− Sang cậu Hai bảo kê đó. Tay đó tưởng bản lĩnh đàn ông, ai ngờ đâu cũng hảo ngọt.

Khuê Tâm nghe như có luồng điện vừa chạy sang người mình, cô ấp úng:

− Sao... sao chị biết?

Hường chống tay dưới cằm:

− Cả nhà hàng này, trừ mày là không biết thôi, mấy bữa nay tay Hai Ninh vào tới là nó ỏn ẻn, điệu hạnh thấy mà ớn.

− Ủa! Vậy hổm rày ngày nào ông Ninh cũng tới hết hả? Sao em không thấy?

− Hai Ninh thường tới buổi trưa. Chừng vài tiếng đồng hồ hà. Nhưng bao nhiêu đó đủ cho Cẩm Nhung bẹo hình bẹo dạng rồi.

Tâm hỏi tới:

− Ông Ninh làm những việc gì hả chị?

Hường chép miệng:

− Tao thấy Hai Ninh đi vòng vòng với con Nhung chớ có làm gì đâu. Con quỷ ấy định dựa thằng chả, nên vừa rối nó mới lên mặt bảo:

'Có dựa hơi phải dựa đúng thứ thiệt'. Tao nghĩ ông Hai Ninh là dân giang hồ gộc nên mới đeo thằng chả trắng trợn như vậy.

Khuê Tâm chợt thấy buồn hết sức. Vậy chắc Hai Ninh đã quên những lời hứa hẹn với cô rồi. Mà có phải Ninh là giang hồ gộc hay không? Muốn biết chắc Tâm phải hỏi Tư Lắm, anh Tư có vẻ nể nang Hai Ninh lắm, ảnh không tiếc lời khen Hai Ninh nào là lãng tử, phóng khoáng, rộng rãi...

Những lời ấy không nói rõ được Ninh là người thế nào nếu Tâm không chịu khó hỏi thêm. Ba mà biết cô có ý tìm hiểu Hai Ninh thì chết. Anh ta quên Tâm như thế này mà tốt ấy chớ.

Đầu lóc nặng trịch nhưng lại rỗng không, Khuê Tâm làm việc hết nổi, những con số cứ nhảy múa trước mắt Tâm khiến cô càng phải tập trung cao độ.

Tâm nhìn Hường mệt mỏi:

− Nghĩ tới phán quyết vừa rồi của bà chủ, em không sao làm việc nổi.

Hường phẩy tay:

− Thì cứ xả hơi đã. Người ta bảo:

'Làm cho lắm tắm cũng ở truồng'. Nghe thô thiệt nhưng đâu có sai. Giờ phút này ai ngu mới đâm đầu vào công việc.

Cang lân la tới bên quầy, gương mặt đẹp trai của anh tươi phơi phới dù đã bị đuổi việc.

Anh ta nheo mắt với Khuê Tâm:

− Chào em, người đồng cảnh ngộ.

Hường hất hàm:

− Sao mà đồng cảnh được.

Cang cười:

− Tâm cũng... được cho nghĩ như em, đồng cảnh là đúng rồi.

Hường xua tay:

− Ông Bài bảo sẽ nói với bà chủ vấn đề của Tâm mà.

Cang nhếch mép:

− Ôi dao! Nghỉ cho rồi chớ đợi xin xỏ làm chi cho nhục. Hay là Tâm theo anh?

Khuê Tâm chưa kịp nói gì, Hường đã hỏi tới:

− Mày có chỗ làm khác rồi hả?

Cang lấp lửng:

− Ờ... một công việc thì đúng hơn.

Hường tò mò:

− Việc gì vậy? Có ngon ăn không?

− Ngon ăn với những người có khả năng thực tài.

Hường nóng nảy:

− Là việc gì? Nói... mẹ cho rồi, vòng vo hoài, mất hứng.

Cang húng hắng:

− Đã có nơi nhận em vào làm ca sĩ. Em sẽ giới thiệu Khuê Tâm, nghe đâu chỗ đó đang cần một M.C.

Khuê Tâm lắc đầu:

− Cám ơn anh. Nhưng tôi không có khả năng lẫn thực tài nên... nên...

Cang phẩy tay:

− Ôi dào! Em lo gì. Có người đỡ đầu tự nhiên em thành người tài hà. Bà Thủy Lê chấm em lắm đó.

− Ạ! Nói vậy người đỡ đầu của mày là Thủy Lê hả?

Cang cười cười chớ không trả lời. Hường... đế tiếp:

− Đã có chỗ nhận sao hổm rày còn nấn ná nơi đây? Bộ mày nghiền bưng bê hả?

Cang nhún vai:

− Em là người có trước có sau, nên em chưa nghỉ ở đây. Bữa nay xem như thời cơ tới tay rồi. Bị đuổi, em đi cũng chả hối tiếc hay mang tiếng 'Có mới nới cũ'.

Quay sang Tâm, Cang nhiệt tình:

− Tin tôi đi, nếu theo nghề M.C, em sẽ thành công. Hình thức của em thừa tiêu chuẩn rồi.

Hường cao giọng:

− Căn cứ vào đâu mà mày nói như đinh đóng cột vậy.

Nheo nheo con mắt, Cang gọn lỏn:

− Trực giác! Hay là gọi là linh cảm nghề nghiệp, Khuê Tâm có nét riêng đặt biệt, rất là cuốn hút người khác.

Nghiêng đầu nhìn Tâm, Hường đặt một câu hỏi:

− Có phải vì vậy mà bà Ảnh cho nó nghỉ việc không?

Cang gật gù:

− Biết đâu chừng... Bà ta là phù thuỷ, mà phù thuỷ thì thường ganh ghét những cô gái đẹp. Chị thấy em nói đúng không? Đẹp cũng khổ!

Khuê Tâm nhăn nhó:

− Làm ơn cho tôi sống với...

Hường bật cười:

− Thì em vẫn sống đó thôi.

Cang tiếp tục gạ gẫm:

− Ngày mai em có rảnh không? Đi với tôi đến gặp quản lý bar, tôi sẽ xin việc cho em.

Tâm nhỏ nhẹ:

− Cám ơn anh. Nhưng tôi không đến được.

Vớ miếng giấy trên quầy, Cang hý hoáy ghi ghi rồi đưa Tâm:

− Số di động của tôi, sẽ có lúc em cần, tôi hy vọng thế.

Đưa tay lên thay lời chào, Cang đủng đỉnh bước đi, dáng thong dong như người đang bách bộ.

Hường chồng tay nhìn theo:

− Nó đang nghĩ gì trong đầu vậy? Nó tưởng mình là siêu sao chắc? Lạy chúa tôi!

Khuê Tâm lẩm bẩm đọc những con số rồi cất miếng giấy vào giỏ xách. Cô không mong, nhưng biết đâu có lúc cô sẽ cần đến nó.

Tim Khuê Tâm đập thình thịch khi thấy Ninh bước vào phía mình.

Với nụcười miệng rộng quyến rũ, Ninh cất giọng thật trầm:

− Chào Su.

Tâm chớp mi:

− Cậu Hai mới đến...

Ninh nheo nheo mắt:

− Tôi đến lâu rồi, nhưng bận lòng vòng trên mấy tầng lầu với chị Mão.

Khuê Tâm tò mò:

− Cậu chính thức làm việc rồi chứ?

Ninh lơ lửng:

− Cứ cho là như vậy. À, tối nay em chỉ làm việc đến tám giờ thôi.

Khuê Tâm ấp úng:

− Còn... còn sau đó? Em sẽ nghĩ luôn à?

Ninh ngạc nhiên:

− Sao lại nghỉ luôn?

Tâm buồn hiu:

− Bà chủ không muốn em làm ở đây nữa. Em cứ tưởng sẽ làm tiếp tục ít nhất là hết tháng này. Ai ngờ...

Ninh khá bất ngờ vì những lời của Khuê Tâm. Anh biết mẹ mình không khi nào quan tâm hay để ý, can thiệp vào những chuyện nhỏ nhặt như chuyện tuyển nhân viên cho nhà hàng. Sao khi không bà lại bắt Khuê Tâm thôi việc. Có vấn đề gì ở đây vậy?

Anh trầm giọng:

− Lý do gì bà chủ muốn em nghỉ?

Khuê Tâm đan hai tay vào nhau:

− Bà chủ không muốn chú Bài nhận người quen vào làm việc.

− Chỉ vì lý do đó thôi sao?

Tâm khẽ gật đầu. Ninh nhíu mày:

− Thật vô lý. Tôi sẽ có ý kiến với bà chủ, em đừng lo.

Tâm thắc mắc:

− Vậy tại sao tối nay em chỉ làm việc đến tám giờ thôi?

Ninh tủm tỉm:

− À, là để tôi thực hiện lời đã hứa với em ấy mà. Tôi sẽ hướng dẫn em chạy xe máy.

Khuê Tâm nhìn sững vào Ninh. Cô vui vì anh vẫn nhớ lời đã nói với cô, nhưng chỉ tích tắc niềm vui ấy vỡ oà ra.

Cô chớp mi:

− Dạ thôi đi cậu Hai. Chắc gì em còn làm ở đây.

Ninh hùng hồn:

− Sao lại không chắc. Tôi lấy danh dự ra bảo đảm điều đó. Nếu bà chủ không bằng lòng, tôi cũng sẽ nghỉ việc với Su.

− Cậu Hai đâu cần phải làm thế.

Hơi nghiêng đầu, Ninh nhìn Tâm:

− Cần chớ. Thật tình tôi cũng không thích công việc ở đây.

− Nhưng mà...

Ninh khoanh tay ngạo nghễ:

− Bà chủ không dám cho tôi nghỉ đâu. Bởi vậy an tâm đi nhóc.

Khuê Tâm thấy nhẹ lòng, cô chưa kịp nói gì thì Cẩm Nhung chạy ào tới.

Giọng dài ra nũng nịu, Nhung ôm cánh tay Ninh và nhẽo nhoẹt nhả từng tiếng:

− Sao anh lại ở đây?

Ninh lừ mắt:

− Ở đâu miễn còn trong nhà hàng là được rồi. Cô em thắc mắc buồn cười thật. Mà có chuyện gì?

Cẩm Nhung liếc Ninh hết sức tình tứ:

− Không thấy anh, em đi tìm chớ có chuyện gì đâu. Lên lầu đi anh. Có một phòng trống, mình vào hát karaoke.

Ninh lạnh tanh:

− Tôi tới đây đâu phải để hát karaoke. Em đi làm việc của mình đi.

Quay sang Khuê Tâm anh bảo:

− Nhớ đó! Đúng tám giờ tôi sẽ trở lại.

Dứt lời, anh thản nhiên bước đi mặc kệ Cẩm Nhung đứng lại với vẻ sượng trân.

Cô nàng mím môi:

− Nè! Mày giở mánh gì với Hai Ninh vậy? Khôn hồn thì đừng chạm tay vào ổng, Hai Ninh là của tao đó. Nghe chưa?

Khuê Tâm không thèm trả lời. Cô cắm đầu vào những con số chi chít trong vở và mong mau đến tám giờ.

Nhưng chưa đến tám giờ, Ninh đã trở lại và ra lệnh:

− Chúng ta đi.

Tâm buột miệng:

− Chưa tám giờ, thưa cậu.

Ninh phẩy tay:

− Tối nay em được nghỉ, tôi đã bảo với chị Mão rồi. Dọn dẹp mọi thứ nhanh nhanh lên... nhóc.

Khuê Tâm líu ríu bước theo Ninh, vừa bước được vài ba bước, cô đã nghe giọng Cẩm Nhung gọi giật lại:

− Anh Ninh!

Không hề quay lại, Ninh bảo:

− Có gì cần em cứ nói với chị Mão, đừng làm phiền tôi.

Cẩm Nhung đi theo anh:

− Cô Mão bảo có điện thoại của bà chủ gọi anh.

Ninh ngần ngừ:

− Nhắn với bà chủ tôi sẽ gọi lại, giờ tôi đang rất vội.

Dứt lời, anh băng băng đi tới chỗ để xe của nhân viên nhà hàng và dắt ra chiếc Angel cũ.

Anh nói với Khuê Tâm:

− Em cứ sử dụng chiếc xe này. Tôi đã nhờ Tư Lắm sửa lại, trông cũ kỹ thế chớ chạy êm lắm.

Khuê Tâm liếc về phía Cẩm Nhung, cô thấy khó xử khi Nhung đang nhìn cô bằng đôi mắt... hình viên đạn.

Tâm ngập ngừng:

− Để từ từ đã cậu Hai.

Ninh xụmặt:

− Từ hôm tôi nói chuyện sẽ có xe cho Su tới nay là bao lâu rồi mà em còn do dự?

Khuê Tâm rối lên:

− Nhưng mà như vậy không công bằng với những người khác. Em ngại lắm.

Ninh lắc đầu:

− Em nghĩ xa quá làm tôi buồn đấy.

Tâm áy náy:

− Em xin lỗi. Nhưng...

Ninh ngắt lời cô:

− Chúng ta đã nói chuyện này và đã đồng ý, bây giờ không tranh luận nữa.

Tôi sẽ tập cho em đến khi chạy được thì thôi.

Khuê Tâm ấm ức:

− Em ghét những người quyền hành kiểu ông chủ lắm.

Ninh cười xoà:

− Tôi xin lỗi ông. Nhưng nhất định em phải tập chạy xe, nếu không Tư Lắm sẽ buồn vì cậu ấy đã bỏ nhiều công sức cho chiếc Angel này.

Khuê Tâm chép miệng:

− Cậu đã nói thế, em dám cãi lại sao?

Ninh tủm tỉm:

− Tôi sẽ chở em tới đường nào ít xe một chút mới tập được.

Khuê Tâm rụt rè ngồi sau lưng Ninh. Anh chạy chầm chậm và nói:

− Kiếm chỗ nào ăn đã. Tôi đang đói meo.

Khuê Tâm ngạc nhiên:

− Sao cậu không ăn ở Ngàn Khơi mà phải kiếm chỗ nào khác?

Ninh trầm giọng:

− Tôi muốn được thoải mái cạnh em. Ở Ngàn Khơi làm sao được như ý muốn. Em thích món nào Su?

Khuê Tâm ậm ự:

− Món em thích chắc cậu Hai không thích đâu.

− Điều đó chưa chắc. Em thử kể xem?

Tâm lém lỉnh:

− Em thích cậu đoán hơn.

Ninh nói:

− Chà! Hơi bị khó đây. Tốt hơn hết tôi chọn quán còn em chọn món.

Tâm cười khúc khích sau lưng Ninh:

− Như vậy nghĩa là cậu chịu thua?

− Ờ thua... thua mà vui.

Tấp xe vào vỉa hè, Ninh dặn:

− Chờ tôi chớ không đi đâu đó. Ngoài đường bây giờ đầy rẫy chó sói mà em thì nai thế kia... Chậc!

Khuê Tâm chớp mi. Cô chợt thấy mình mong manh nhỏ bé bên Ninh. Anh ví cô là nai, thế là anh có phải là chó sói không? Cô có dại dột khi tin Ninh không? Sao Tâm lại dễ dàng nghe theo anh chứ? Lỡ ba mà biết cô vào quán với Ninh thì chết. Sợ, Tâm sợ thật, nhưng dầu sao cô cũng đi với Ninh, điều đó nghĩa là Tâm đã cãi lời ba mình.

Giọng Ninh vang lên:

− Sao thừ người ra thế bé con? Em đang lo lắng, hối hận vì đã đi cùng tôi chớ gì?

Khuê Tâm không trả lời, cô nhỏ nhẹ:

− Em phải về nhà trước mười một giờ.

− Tôi biết.

− Em ăn mặc xấu xí thế này, cậu Hai...

− Miễn em đẹp là được rồi.

Tâm đỏ mặt vì câu nói của Ninh. Anh dứ dứ tay:

− Không được suy nghĩ lung tung nữa đó.

Đưa tay vào trong, Ninh kéo ghế cho cô ngồi và nói:

− Em chọn món đi Su.

Tâm lắc đầu:

− Thú thật, em chưa bao giờ vào quán như vầy. Cậu Hai chọn món hộ em đi.

Ninh thắc mắc:

− Có thật Su chưa bao giờ vào quán như vầy không?

Khuê Tâm ngập ngừng:

− Nếu có thì đó là nhà hàng Ngàn Khơi. Em đúng là quê mùa phải không?

Ninh nhìn cô, lòng anh rưng rưng thương cảm. Anh dịu dàng:

− Tôi rất vui vì là người đầu tiên đưa Su đến chỗ này.

Tâm vẽ vu vơ trên mặt bàn:

− Em cũng vui...

Ninh gọi món. Anh cố tình chọn những món tương đối đặc biệt mà anh nghĩ là con gái thích như gỏi củ hủ dừa, xúp đuôi bò có hương vị thuốc bắc, bông bí chiên giòn, cải bẹ xanh cuốn tôm thịt.

Khuê Tâm thích thú đảo mắt nhìn quanh khung cảnh ở đây ấm cúng, yên tĩnh chớ không ồn ào bát nháo như ở Ngàn Khơi. Nơi này tỏ ra khá thích hợp, những ai muốn tìm cho mình một không gian riêng để vừa có thể trò chuyện vừa tâm tình, thư giãn sau những ngày làm việc mệt mỏi.

Ninh nheo mắt:

− Em thấy chỗ này thế nào?

Khuê Tâm tấm tắc:

− Không gian rất lý tưởng.

− Và em thích nơi đây hơn Ngàn Khơi?

Tâm cười hồn nhiên:

− Đương nhiên vì ở đây em là thượng đế mà.

Ninh nhìn cô:

− Tôi thích em là thiên thần hơn, một thiên thần nhỏ bé, dễ yêu trong mắt riêng tôi.

Khuê Tâm đỏ mặt, cô ấp úng:

− Em mà là thiên thần. Cậu chọc quê em làm gì cậu Hai.

Phục vụbàn mang món gỏi ra, Ninh ân cần:

− Thử đi... nhóc. Con gái vốn thích chua, đúng không?

Tâm chợt lúng túng. Cô thấy ngại khi Ninh gắp thức ăn vào chén cho cô.

Giọng anh chân tình:

− Tôi đói lắm nên không làm khách, Su cũng phải ngon miệng cho có... khí thế chớ. Nào... một hai ba... ùm.

Khuê Tâm khúc khích cười. Cô thấy dạn dĩ hơn, thân thiết hơn với anh.

Ninh khuấy ly sô- đa chanh cho Tâm. Anh nói:

− Tôi cũng thích một nhà hàng có phong cách riêng chớ không bát nháo như Ngàn Khơi, bởi vậy nếu có thể tôi sẽ thay đổi Ngàn Khơi.

Khuê Tâm tròn mắt:

− Thay đổi bằng cách nào?

Ninh nhún vai:

− Chưa biết. Đó chỉ là ví dụ. Bao giờ là chủ, tôi sẽ có cách. Tới lúc đó Su nhớ góp ý cho tôi nhé.

Khuê Tâm gật đầu:

− Nếu ví dụcủa cậu thành hiện thực, em sẽ cố hết sức mình giúp cậu.

Ninh nhăn mặt:

− Sao tôi ghét tiếng cậu đến thế chứ. Từ giờ trở đi, Su còn gọi tôi là cậu nữa là tôi sẽ giận đấy.

Tâm khịt mũi:

− Là đàn ông ai lại giận dỗi nhỉ?

Ninh thản nhiên:

− Là đàn ông thì tôi không giận, nhưng là cậu, tôi giận. Nhớ chưa... nhóc?

Khuê Tâm lễ phép:

− Dạ nhớ ạ. Nhưng em không phải là nhóc.

Ninh cười:

− Tôi xin lỗi bé Su.

Tâm phụng phịu:

− Cậu... à anh không được gọi người ta là nhóc đó.

Ninh hóm hỉnh:

− Vâng. Nhưng dẫu sao thì vẫn là nhóc. Nào mình cụng ly thưa cô Khuê Tâm.

Tâm nâng ly lên và chạm nhẹ vào ly bia của Ninh. Cô tò mò:

− Thật ra anh làm công việc gì ở Ngàn Khơi?

Ninh lơ lửng:

− Tôi thì làm được gì ngoài việc làm bảo kê nhà hàng này, quán cà phê nọ.

Khuê Tâm le lưỡi:

− Thì ra bà chủ nể nang anh vì anh làm bảo kê. Lợi hại thật!

Ninh hùng hồn:

− Ở Ngàn Khơi, ai ăn hiếp, Su cứ nói với tôi.

Tâm xoay cái ly trong tay:

− Anh từng nói thế với người khác?

Ninh nhíu mày:

− Em muốn ám chỉ điều gì?

Khuê Tâm lắc đầu:

− Dạ không. Em chỉ thắc mắc thôi.

Ngay lúc đó, Tâm thấy một phụnữ lộng lẫy trong chiếc váy đỏ lấp lánh kim sa bước về phía bàn cô và Ninh đang ngồi.

Đến gần, Khuê Tâm nhận ra đó là Hương Nhu, con dâu của bà chủ Ảnh. Cô ta đang tròn đôi mắt tô màu nhủ đồng nhìn Tâm như nhìn người ngoài hành tinh.

Đứng trước Ninh, Nhu nhoẻn miệng cười, giọng giọt sớt:

− Em không nghĩ sẽ gặp anh ở đây.

Ninh đứng dậy:

− Anh cũng không nghĩ... À để anh giới thiệu...

Hương Nhu chúm chím ngắt lời Ninh:

− Đây là cô nhân viên của Ngàn Khơi, cô ta vừa được bà chủ buộc thôi việc.

Nếu là người quen của anh, anh nên tìm cho cô ấy một chỗ ở nhà hàng nào đó sang trọng một tí để cô ấy dễ kiếm tiền hơn. Thôi, em đi nhá. Bạn em đang chờ. Nhớ gọi điện cho em đó.

Không thèm nhìn tới Khuê Tâm, Nhu tha thướt bước đi. Khuê Tâm nặng trịch ở ngực, vì những lời nhẹ nhàng nhưng hết sức chua cay của Nhu. Chữ 'Dễ kiếm tiền' được Nhu nhấn mạnh nghe mỉa mai làm sao.

Tâm gượng gạo:

− Anh cũng quen với con dâu của bà chủ nữa à?

Ninh nhíu mày:

− Con dâu của bà chủ? Ai bảo với Su cô ta là con dâu bà chủ?

Khuê Tâm trả lời:

− Bà chủ và chú Bài nói với nhau, em nghe. Cô Mão và chị Hường cũng nghe nữa.

Ninh cười:

− Vậy mà tôi hoàn toàn không biết. Gã quý tử của bà chủ này tệ thật. Hắn giấu kỹ chuyện vợ con của mình quá.

Tâm tò mò:

− Anh quen con bà chủ à?

Ninh nói:

− Rất quen. Vì nể tình hắn tôi mới vào làm cho Ngàn Khơi đó chớ.

− Thảo nào chị Hương Nhu có vẻ thân với anh. Chắc chị Nhu và anh bạn anh xứng đôi lắm.

Ninh ậm ự:

− Tôi không cho là như vậy. Biết sao mới là hợp đôi?

− Sao anh khó tánh quá.

Ninh bỗng nghiêm mặt:

− Lúc nãy Hương Nhu đã hơi quá đáng khi nói thế, em đừng nghĩ tới cô ta rồi buồn.

Khuê Tâm gật gù:

− Vâng. Em sẽ không nghĩ.

− Vậy thì ăn... mạnh vào rồi còn tập chạy xe nữa.

Khuê Tâm thắc mắc:

− Theo cách nói chuyện của bác Bài và bà Ảnh thì Hương Nhu sẽ là người quản lý nhà hàng Ngàn Khơi, chắc sớm muộn gì Nhu cũng là con dâu của bà chủ. Bà chủ khen chị Nhu không tiếc lời. Mà nếu chị ấy làm quản lý thì bác Bài sẽ làm gì nhỉ?

Ninh khẽ khàng:

− Hơi đâu Su lo những chuyện đó cho ăn mất ngon.

Đợi tính tiền xong, Ninh mới hỏi:

− Chuẩn bị tâm lý chưa Su?

Khuê Tâm ngập ngừng:

− Thật lòng em không muốn, vì nếu bà chủ bắt được, anh sẽ gặp khó khăn.

Ninh tỏ vẻ phật ý:

− Lại thay đổi ý định. Có phải vì Su không tin tôi không? Chẳng lẽ trong mắt em tôi chả là gì cả.

− Em không hề nghĩ vậy, ngược lại vì quý anh, nên em... em...

Ninh tủm tỉm cười:

− Nếu quý anh thì nghe lời anh đi cô bé. Nào, chúng ta bắt đầu.

Đợi Ninh trên vỉa hè, Khuê Tâm lâng lâng khi nhớ lại những phút giây vừa qua. Y như là trong mơ. Giấc mơ của Lọ Lem đẹp lắm cũng như khoảnh khắc Tâm vừa sống thôi. Chính vì khoảnh khắc ấy đẹp nên cô mới lo lắng.

Ninh dừng xe trước mặt Tâm, giọng hài hước:

− Mời cô nương lên xe.

Khuê Tâm bật giọng:

− Sao anh tốt với em thế?

Ninh hơi bất ngờ, anh ngập ngừng:

− Tôi không biết nữa.

Rồi Ninh buột miệng:

− Lẽ nào Su nghi ngờ lòng tốt của tôi?

Tâm kêu lên:

− Em không hề.

Vội vã, Khuê Tâm lên ngồi phía sau lưng Ninh. Anh chạy xe từ từ, vừa chạy Ninh vừa giải thích với Khuê Tâm những nét cơ bản về cách vận hành.

Khuê Tâm mơ hồ tiếng được tiếng mất, cô không làm sao tập trung khi muốn nghe rõ phải ngồi sát, thậm chí phải tựa cằm lên vai Ninh. Mà điều đó với Tâm thì thật khó.

Cô giật mình khi Ninh bảo:

− Bắt đầu thực hành.

Dừng xe, Ninh nhường tay lái cho Tâm và ngồi sau lưng cô.

Ninh nói:

− Mọi cái đã khởi động, bây giờ em chỉ tập tay ga lên xuống và tập thắng chân. Có tôi ngồi sau lưng, em cứ bình tĩnh chạy.

Khuê Tâm hồi hộp lên ga, chiếc xe loạng choạng trước khi rướn đi về phía trước.

Ngồi sau, Ninh vịn tay lên vai cô, giọng anh thoảng bên tai.

− Được rồi đó, cứ vững tay lái là chạy khoẻ re.

Tâm nhõng nhẽo:

− Nhưng em vẫn thấy sợ.

− Đừng sợ. Tôi sẽ đỡ hết nếu có chuyện gì xảy ra cho cả hai.

Khuê Tâm chăm chú nhìn về phía trước, người cô cứng đơ vì căng thẳng khiến Ninh thấy buồn cười.

Anh nhẹ cù vào hông Tâm:

− Làm gì tập trung dữ vậy Su? Em phải thả lỏng người một chút.

Hành động bộc phát của Ninh làm Tâm giật mình, thay vì giảm ga, Khuê Tâm lại nhấn ga rồi đạp thắng. Chiếc xe chồm lên rồi quay ngang ngã xuống đường đè lên Ninh và Tâm. Sợ mất cả hồn vía, Khuê Tâm không la được cũng không biết làm sao để ngồi dậy.

Ở phía sau, Ninh cũng bị đè, nhưng anh bình tĩnh lấy hai tay đẩy chiếc xe lên và bảo:

− Ra đi Su.

Run lập cập, Khuê Tâm bò ra, rồi lập cập... ghị chiếc xe lại cho Ninh... bò ra sau.

Vừa chống xe, Ninh vừa hỏi:

− Em có đau ở đâu không?

Khuê Tâm lắc đầu, cô ngạc nhiên khi thấy Ninh ngồi bệt xuống vỉa hè, môi mím lại.

Tâm lo lắng:

− Anh... anh sao vậy?

Ninh kéo ống quần lên:

− Phỏng pô rồi. Cũng may là tôi mặc quần jean nên chưa... khét thịt.

Khuê Tâm kêu lên khi thấy bắp chân gần mắc cá của Ninh một dấu đỏ hồng to cỡ bàn tay.

− Trời ơi! Tại em ngốc quá! Em xin lỗi.

Ninh lắc đầu:

− Tại tôi đùa không đúng lắm. Tôi xin lỗi em mới đúng.

Khuê Tâm ngập ngừng:

− Phải làm sao đây, nếu không chỗ phỏng sẽ phồng lên.

− Không sao đâu. Dân bảo kê như tôi vốn da sắt mà.

Tâm nhíu mày nhìn chỗ phỏng:

− Không được! Phải tìm nhà thuốc mua thuốc bôi vào. Anh có biết nhà thuốc nào gần đây không?

Ninh nói:

− Tôi biết. Nhưng giờ này chắc gì còn mở cửa.

− Nếu đã đóng cửa thì mình gọi. Anh có chở em được không?

Ninh ậm ự:

− Chắc là không. Tôi đâu chống chân được.

Tâm thở hắt ra:

− Một liều ba bảy cũng liều. Em sẽ chạy xe nếu anh dám để em chở.

− Tôi dám với điều kiện.

Tâm hỏi ngay:

− Điều kiện gì?

Ninh lơ lửng:

− Tôi chỉ nói khi ngồi sau lưng Su.

Khuê Tâm gật đầu:

− Được rồi. Nhưng phải làm sao cho máy nổ đây? Em không biết.

Ninh nói:

− Mở đề cho máy chạy, vô số rồi lên ga từ từ...

Khuê Tâm nghiêm chỉnh làm theo. Cô reo lên khi máy nổ.

− A, được rồi. Anh... anh lên ngồi đi.

Ninh... ngoan ngoãn ngồi sau lưng Tâm và nói:

− Điều kiện của tôi là được tựa vào em cho... bớt đau. Ây dà... đau quá!

Khuê Tâm ngạc nhiên:

− Anh đau ở chân mà. Sao phải tựa?

− Đúng vậy. Đau ở chân và đau chạy tới tim, tới đầu, tôi chỉ muốn té mà thôi. Tôi bị choáng rồi em hiểu không?

Vừa nói, Ninh vừa nghiêng người qua một bên làm Khuê Tâm hết hồn. Cô đành bảo:

− Vậy thì... tựa đi!

Ngồi sau Ninh tủm tỉm cười, anh tựa đầu vào lưng Tâm êm ái và thơm mùi hương con gái, tay anh vòng qua eo Tâm mềm mại và ấm áp. Tâm nghe tim mình đập thình thịch, cô rối đến mức không tập trung điều khiển xe được.

Chiếc xe chạy rề rề chậm hơn cả xe đạp và may sao nó chết máy trước một hiệu thuốc tây chỉ còn mở một nửa cửa sắt.

Khuê Tâm nhảy vội xuống:

− Anh giữ xe để em vào mua thuốc.

Rồi mặc kệ Ninh có chống chân được hay không, Khuê Tâm chạy ào vào nhà thuốc.

Ngồi trên xe, Ninh khẽ lắc đầu. Anh thấy mình không nghiêm túc khi cố ý đùa dai với Khuê Tâm. Cô bé hồn nhiên, trong sáng quá, khiến Ninh bỗng chạnh lòng.

Anh gục đầu vào tay như một tội đồ.

Giọng Khuê Tâm thảng thốt:

− Anh đau lắm hả?

Ngẩng lên, Ninh bắt gặp đôi mắt tròn xoe của Tâm. Đôi mắt vừa lo sợ và dường như ẩn chứa một tình cảm mơ hồ nào đó.

Lẽ ra phải nói với Tâm rằng vết phỏng của anh không đến nỗi nào, rằng vừa rồi anh vờ vịt để trêu cô thôi, nhưng cái nhìn long lanh của cô đã khiến anh không đành.

Ninh dịu dàng:

− Đau ít thôi.

− Vậy mà em tưởng anh bị choáng vì phải chống chân xuống đất. Nào, bây giờ dắt xe lên lề, em sẽ thoa thuốc cho anh ngay.

Ninh lạ lẫm:

− Ngay ngoài đường à?

− Vâng. Để lâu quá vết phỏng sẽ phồng lên đó.

Ngồi trên yên, Ninh lấy chân không bị phỏng đẩy chiếc Angel lên lề rồi dựng chống.

Khuê Tâm ngồi xuống, cô đặt bịch bông băng lên yên xe rồi kéo ống quần Ninh lên một cách nhẹ nhàng cẩn thận.

Cô chăm chú nhìn vết phỏng:

− Hy vọng nó chưa phù lên.

Ninh tò mò:

− Em định bôi gì vào đó vậy?

Khuê Tâm lấy trong bịch ra:

− Dầu mù u. Nó hơi có mùi hăng hăng nhưng trị phỏng tốt lắm. Anh chịu đau một chút nghe. Em sẽ rất nhẹ tay.

Ninh im lặng nhìn Tâm nhẹ nhàng bôi dầu mù mu vào chỗ phỏng trên chân mình, vừa bôi dầu cô vừa thổi nhẹ vào vết thương làm anh... mát tới tận tim.

Tâm vỗ về Ninh như vỗ con nít:

− Ráng chịu đau một chút nhé.

Anh bật cười làm cô ngạc nhiên:

− Sao vậy?

Ninh tủm tỉm:

− Tôi có cảm giác đang bị cù léc vào chân. Ngột quá.

Khuê Tâm phụng phịu:

− Em mạnh tay rLấy gạc ra, Tâm quấn quanh chân Ninh rồi dán băng keo lại.

− Như vầy an toàn hơn.

Ninh trìu mến:

− Cám ơn Su, thiên thần bé nhỏ.

Khuê Tâm chớp mi, cô tránh ánh mắt nồng nàn của Ninh bằng cách quay đi.

Ninh nói:

− Bớt đau nhiều lắm. Em đúng là có bàn tay phục dược.

Tâm nhìn anh:

− Em phải quay lại Ngàn Khơi để lấy xe đạp.

Ninh phất tay:

− Chạy xe này về luôn.

Không được. Ba em sẽ mắng đó.

− Đừng nói gì tới tôi, ông ấy không mắng đâu. Em đã chạy được rồi, thì ngại gì.

Khuê Tâm ngập ngừng:

− Em không chở anh được.

Ninh hấp háy mắt:

− Sợ bị dựa lưng chớ gì?

Khuê Tâm đỏ mặt, người nóng bừng lên. Cô vén tóc qua một bên.

− Em nói thật đó. Tự nhiên em run...

Ninh thản nhiên:

− Tôi sẽ chở em.

− Chân anh...

Ninh phán:

− Nếu nó sưng phồng hoặc làm độc là tại em... tự nhiên lại run... để bắt tôi chở.áng chịu đó.

Khuê Tâm liếm môi:

− Vậy anh ngồi xích lô đi.

− Tôi không quen.

− Nếu thế thì ngồi taxi.

− Không thích.

Tâm ấm ức:

− Anh định ăn vạ người ta chắc.

Ninh trân tráo:

− Ăn vạ hồi nào? Tôi sẵn sàng chở em mà. Nếu em thích chân tôi phồng lên thì xin mời.

Khuê Tâm ấm ức:

− Em chịu thua cậu rồi, thưa cậu Hai Ninh.

Dứt lời, cô lên xe ngồi, Ninh gạt chân chống và vịn vào cái eo mảnh dẻ của Khuê Tâm.

Cô khởi động, vô số, lên ga và từ từ chạy.

Ngồi phía sau, Ninh nói:

− Ước gì con đường này không có nơi kết thúc để em và tôi cứ bên nhau thế này.

Khuê Tâm vờ không hiểu ý Ninh:

− Làm sao có chuyện đó, vì ai cũng phải về nhà mình.

Ninh trầm giọng:

− Về nhà buồn lắm, cô đơn lắm, tôi không thích chút nào.

Tâm tò mò:

− Anh không ở chung với bố mẹ à?

− Không. Ba mẹ tôi mỗi người một nơi và tôi sống một mình đã lâu lắm rồi.

− Như vậy đúng là buồn thật.

Rồi Tâm thở dài:

− Ba mẹ em cũng mỗi người một nơi, nhưng may mắn là em vẫn sống với ba. Dù ông say quanh năm suốt tháng, song em vẫn an lòng vì mình còn có ba bên cạnh.

Ninh thắc mắc:

− Còn mẹ em? Bà đang ở đâu?

Tâm buồn bã:

− Em không biết, và cũng không hình dung tưởng tượng được mẹ như thế nào. Em nghe nói mẹ em rất đẹp nhưng chả biết đúng không.

Ninh siết nhẹ eo Tâm:

− Chắc là đúng, cứ nhìn em là có thể liên tưởng đến bác gái.

Khuê Tâm lắc đầu:

− Em không thích giống mẹ đâu. Bên nội em chả ai ưa mẹ nên cũng không ưa em. Bà nỗi còn bảo tại mẹ em nên ba mới đâm ra bê tha rượu chè. Nội từ ba lâu lắm rồi. Còn bên ngoại, em không biết ở đâu nên đâm ra em không có bà con họ hàng.

Ninh chân tình:

− Cảnh ngộ chúng ta gần giống nhau, em có thấy thế không Su?

Tâm nuốt buồn xuống:

− Vâng.

Hai người bỗng im lặng. Khuê Tâm vẫn cho xe chạy chậm rì, dù cô không còn sợ như lúc đầu nữa, nhưng chậm thế nào cũng tới lúc về nhà, cô và Ninh phải chia tay.

Dừng xe cho Ninh xuống, Tâm đưa bịch buông băng, dầu để phía trước giỏ cho anh kèm theo lời dặn dò:

− Anh chịu khó bôi dầu nhiều lần trong ngày. Chúc anh ngủ ngon.

Ninh gật đầu. Anh nói:

− Mai gặp lại. Chúc Su có giấc mơ đẹp.

Khuê Tâm mỉm cười. Cô cho xe chạy vào ngõ rồi nhưng Ninh vẫn đứng tần ngần trông theo.

Cô bé đúng là dễ thương. Một lần nữa Ninh nghe tim mình đập rộn ràng trong lòng ngực. Anh chu môi huýt gió.

'Em mang cho tôi một chút tình, nụ cười khúc khích trên lưng'.

Nguồn: http://vietmessenger.com/