Chương 1: Pho tượng nữ thần trước những lời nói kỳ quặc -Người bõ già từ chối tiền của một kẻ lạ mặt
Một người cao lớn thắp một nén hương trước bàn thờ Nữ thần Sông.
Sau khi cắm nén hương vào bát hương, hắn ngẩng nhìn gương mặt trong sáng của Nữ thần. Ánh sáng từ chiếc đèn dầu treo trên xà cao đu đưa trước bức tượng khiến có lúc tưởng như Nữ thần mỉm cười. Hắn chua chát nói:
- Ồ, nhà ngươi có thể vui mừng đấy. Ở toà miếu cổ, ngươi đã cho phép người đàn bà ấy thoát chết, khi máu của bà ta sắp bắn vọt vào ngươi. Nhưng chiều nay, ta đã chọn được một nạn nhân mới thế mạng, và lần này thì...
Hắn ngừng lời, lo ngại nhìn người bõ già, áo đầy mụn vá đang ngồi ở lối vào miếu thờ. Ông ta vừa ngang đầu nhìn ra phía bờ sông có treo nhiều đèn lồng, đủ màu sắc; một lúc sau lại cúi đọc quyến sách cũ, không hề chú ý tới kẻ lạ mặt.
Hắn lại tiếp tục ngắm nghía pho tượng. Tượng không tô màu, không sơn son, bằng gỗ đế mộc. Nghệ nhân khéo léo tạo được những đường nét của chiếc áo rủ trên đôi vai tròn trĩnh của Nữ thần. Nữ thần ngồi xếp chân vòng tròn trên bệ cao, tay trái đặt trên đầu gối, tay phải giơ lên như đang ban phúc.
Hắn thì thầm, rầu rĩ:
- Ngươi thật là đẹp! - Hắn nhìn chăm chú vào khuôn mặt bất động của bức tượng - Hãy nói cho ta biết: tại sao mọi vẻ đẹp đều mang theo sự xấu xa? Ôi, những người đàn bà! Chúng ra vẻ dễ thương đế quyến rũ bọn ta bằng những nụ cười e lệ, những cái liếc mắt bẽn lẽn... Nhưng ngay khi ta đã quỳ mọp dưới chân chúng, thì chúng lại xua đuối, đẩy ta ra với nụ cười khinh bỉ, làm tan vỡ trái tim ta và hình ảnh của chúng ám ảnh ta suốt đời.
Hai bàn tay hắn bíu chặt vào chân pho tượng, mắt loé lên những tia điên dại:
- Chúng phải bị trừng trị! Một con dao phải đâm vào trái tim quỷ quyệt của chúng, và chúng phải chết, trần truồng trước bàn thờ ngươi! Phải như vậy mới công bằng...
Hắn bất chợt giật mình. Hình như trên vầng trán phẳng lặng của pho tượng hằn lên những nét nhăn của sự bất bình? Không phải vậy: đó chỉ là bóng của một con bướm bay quanh chiếc đèn dầu! Hắn lấy lại hình tĩnh, lau mồ hôi mặt, rồi mím môi, nhìn một cách khó hiếu khuôn mặt pho tượng, và quay ra cửa.
Hắn đến bên người bõ già đang cắm cúi đọc kinh, chạm tay vào vai ông và ra vẻ tươi vui, nói:
- Này ông, sao chiều nay không đế Nữ thần ở lại một mình? Một lần thì có sá gì! Cuộc đua thuyền rồng sắp bắt đầu rồi. Kìa, nhìn mà xem: các thuyền đang tập trung ở điểm xuất phát, dưới cầu Đá - Hắn lấy ra mấy đồng tiền - Đây, cầm đi mà ăn một bữa kha khá ở quán!
Người bõ già ngẩng nhìn hắn, một cái nhìn mệt mỏi, và lắc đầu:
- Thưa quý ông, tôi không thế đi khỏi đây được. Một sự xúc phạm nhỏ nhoi, cũng bị Nữ thần quở phạt.
Nói rồi, người bõ già lại cúi xuống đọc sách.
Kẻ lạ mặt lạnh người, hắn buông một câu chửi tục, cất tiền vào túi và đi nhanh ra khỏi miếu. Hắn phải mau chóng phi ngựa về quận lỵ trước khi cuộc đua thuyền kết thúc.
Chương 2: Địch công thua bài cẩu -Cuộc đua thuyền kết thúc với một chuyện bi thảm
Đây rồi, con 6 mà ta chờ mãi! ” Địch công vui vẻ reo lên và xếp nó tiếp vào đội hình bài đã hình thành trên bàn. Ba bà vợ yên lặng, cân nhắc việc đặt tiếp quân bài nào. Trời đã chạng vạng nên khó nhìn những con số sơn đỏ trên quân bài. Cả bốn người chơi bài ở tầng trên chiếc phà của nha phủ, đậu dọc bờ sông đào lớn. Hôm nay là ngày mồng năm tháng năm âm lịch: ngày hội đua thuyền rồng. Dân chúng thuộc mọi vùng trong quận đã tập trung về đây từ buổi trưa đế vui chơi và nhất là đế xem đua thuyền rồng. Tập trung đông nhất là cửa Nam, nơi thuyền về đích. Ớ đó có một khán đài để án sát trao giải thưởng cho các thuyền chiến thắng. Ban tố chức ngày hội trao vinh hạnh ấy cho Địch công và chỉ cần ông có mặt khi cuộc đua kết thúc.
Nhưng Địch công muốn được tham dự cuộc vui của dân ngay từ đầu nên mặt trời chưa lặn, ông đã cùng các bà vợ tới bờ sông đào. Họ dùng cơm chiều đơn giản trên chiếc phà nha phủ, và trong lúc chờ trăng lên - giờ xuất phát của cuộc đua - họ chơi bài cẩu. Trời đã trở mát. Tiếng cười đùa của dân chúng càng nổi rộ hơn. Khắp nơi, các đèn lồng muôn màu muôn vẻ đã được thắp sáng. Ánh sáng lấp lánh trên dòng nước sông đào. Cảnh sắc thật vui tươi, huyền ảo. Nhưng cả bốn người đều chăm chú vào cuộc chơi mà họ thích thú. Ván bài sắp đến lúc phân thắng bại. Bà ba chọn một quân bài trong số còn lại trên bàn, đặt tiếp vào chỗ quân bài đã được xếp trước, nói với người hầu:
- Hãy thắp đèn lên! Khó nhìn rõ các quân bài rồi!
Địch công nói:
- Ta đặt tiếp đây! - Ông hơi phật ý thấy người quản gia đến bên - Có chuyện gì nữa? Vị khách ban nãy trở lại à?
Nửa giờ trước đó, khi Địch công và ba bà vợ tạm dừng cuộc chơi ra đứng tựa lan can phà, có một chiếc thuyền đến gần phà. Nhưng lão quản gia báo cho khách là quan án sát đang bận nên khách lại chèo thuyền đi.
- Thưa Đại nhân! - Lão quản gia cung kính nói - Có khách là thầy lang Biện và ông Khấu.
- Hãy mời họ lên - Địch công thở dài.
Hai ông Biện Gia và Khấu Nguyên Lượng là những người tổ chức cuộc vui hôm nay. Địch công chỉ biết họ, chưa lần nào tiếp xúc, vì họ không thuộc các thân hào có quan hệ với nha phủ. Ông Biện là một thầy lang nối tiếng, có một hiệu thuốc lớn. Ông Khấu là một nhà sưu tầm đồ cố giàu có.
Địch công cười, nói với các bà vợ:
- Chắc họ không lưu lại lâu đâu!
Bà cả bĩu môi và nói:
- Không ai được đụng đến các quân bài đấy!
Bà ta vừa nói vừa úp sấp mặt các quân bài xuống.
Hai bà vợ bé cũng làm theo, sau đó cả ba người lui về phía sau tấm bình phong ở phía cuối phà. Tục lệ không cho phép các phu nhân xuất hiện trước người lạ mặt.
Địch công đứng dậy. Ông gật đầu chào hai vị khách đang cung kính cúi chào, vẻ mặt trang trọng. Cả hai vị khách đều cao lớn, vận quần áo mùa hè mỏng nhẹ bằng lụa trắng, mũ the đen trên đầu.
Địch công thân ái nói:
- Xin các vị an toạ. Tôi chắc là hai vị đến báo tin là cuộc đua đã sẵn sàng bắt đầu!
- Vâng ạ, thưa đại nhân! - Ông Biện nói ngắn gọn. - Lúc chúng tôi rời khỏi Cầu Đá thì chín chiếc thuyền rồng đã tập trung ở chỗ xuất phát.
- Chắc các vị đã tuyến chọn được những tay chèo cừ khôi?
Địch công hỏi, và khi nhìn thấy người hầu thu dọn các quân bài trên bàn đế khay trà, ông bảo:
- Thôi, đừng thu dọn các quân bài! Cứ đặt các quân bài về vị trí cũ.
Ông lang Biện nói:
- Năm nay dân chúng quận nhà vui hơn mọi năm. Thưa đại nhân! Mười hai tay chèo của mỗi thuyền đều lựa chọn chu đáo. Tôi tin là cuộc đua sẽ gay go, vì các tay chèo của thuyền số 9 đều là dân chèo thuyền ở sông đào lớn, họ nhất quyết đánh bại các tay chèo của quận lỵ. Tôi và ông Khấu đã bồi dưỡng họ một bữa ra trò và uống vài chén rượu ở quán cầu Đá. Giờ thì họ nóng lòng chờ cuộc chiến bắt đầu!
Ông Khấu nửa đùa nửa thật nói với ông Biện:
- Thuyền số 9 của ông ăn chắc rồi! Thuyền của tôi thì quá nặng ne!
Địch công góp ý ngay:
- Nhưng thuyền của ông Khấu làm đúng kiểu thuyền xưa, một nét đẹp cố kính cho ngày hội.
Ông Khấu sung sướng nở nụ cười, trả lời:
- Mục đích chính của tôi tham gia cuộc đua này là muốn nhắc nhở việc tôn trọng các tục lệ tốt đẹp của cha ông.
Địch công gật đầu tán thưởng. Ông biết ông Khấu là một nhà khảo cố lâu năm và có c ái thú sưu tầm các đồ nghệ thuật. Địch công thầm nghĩ sẽ có một ngày ông đến xem các vật báu đó, và nói lớn:
- Tôi rất thích những lời tốt đẹp của ông. Từ xa xưa, tổ tiên chúng ta đã tố chức hàng năm hội đua thuyền rồng ở khắp mọi nơi có sông lớn chảy qua trên đất nước chúng ta. Cũng là dịp đế dân chúng nghỉ ngơi, vui chơi sau những ngày cày bừa, làm lụng vất vả.
Ông Biện giải thích thêm:
- Dân địa phương tin là các cuộc đua thuyền rồng làm vừa lòng Nữ thần Sông, vì theo họ các cuộc đua đó đem lại mưa thuận, gió hoà cho mùa màng, và thêm nhiều cá mú cho dân chài.
Nói rồi ông ta vân vê bộ râu đen bóng, làm cho bộ mặt lưỡi cày vô hồn của ông ta xanh xám hơn.
Ông Khấu tiếp lời:
- Thời xa xưa, ngày lễ hội này đâu có lành mạnh như giờ đây. Mỗi lần đều phải cúng một nhân mạng. Khi kết thúc cuộc đua: một nam thanh niên trẻ tuối bị chọc tiết trong miếu thờ Nữ thần Sông. Người ta gọi thanh niên đó là vị hôn phu của Nữ thần, và cả gia đình nạn nhân đều coi đó là một vinh dự lớn cho họ.
Địch công công nhận:
- Triều đình sáng suốt của chúng ta đã xoá bỏ hủ tục đó từ lâu rồi!
Ông lang Biện chưa vừa lòng, nói:
- Các tục lệ có từ xa xưa đâu có dễ dàng chết đi. Giờ đây, sông đào lớn có một vai trò quan trọng hơn dòng sông xưa, nên dân chúng địa phương vẫn còn tin tưởng khá nhiều Nữ thần Sông. Tôi còn nhớ cách đây bốn năm, trong cuộc đua thuyền có một thuyền bị đắm, và một người chết đuối, thế là dân chúng coi đó như một điềm tốt, hứa hẹn một vụ mùa bội thu.
Ông Khấu bối rối nhìn ông Biện, và đặt chén trà xuống, nói:
- Thôi, xin phép Đại nhân cho chúng tôi trở về khán đài xem xét lại việc chuấn bị phát thưởng đã chu toàn chưa!
Cả hai vị khách kính cấn cúi chào Địch công đế ra về. Khi họ vừa đi khỏi, cả ba bà vợ quay trở lại ván bài đang dở. Bà ba nhìn chỗ quân còn lại, nói:
- Chỉ còn ít quân thôi! sắp biết ai thắng, ai thua rồi!
Gia nhân mang trà đến, và cả bốn người lại say mê với ván bài. Địch công vừa vuốt râu, vừa suy tính. Quân bài cuối còn lại trong tay Địch công là quân có một đầu ghi số 3, đầu kia đế trắng. Ba bà vợ cũng đang suy tính: chắc là có người có quân cả hai đầu đều không có số, trắng hoàn toàn. Ông dò xét nét mặt của ba bà vợ đế đoán xem ai có con bài trắng hoàn toàn.
Một vài tiếng pháo nổ lẻ tẻ vang lên.
Địch công sốt một nói với bà hai ngồi bên phải.
- Bà nhanh lên, ra quân đi. Bắn pháo bông rồi đấy.
Bà này trù trừ, nhẹ nhàng vuốt mái tóc, rồi đặt quân có số 4 ở cả hai đầu.
- Tôi thua! - Địch công nói.
Bà ba reo mừng: “Tôi thắng rồi!”, và đưa ra quân có số 4 và số 3.
- Rất hay! - Địch công nói - Thế thì ai giữ con bài cả hai đầu không có số? Làm tôi đợi nó mỏi cả mắt!
Bà cả và bà hai đều đồng thanh trả lời là họ không có quân cờ đó.
Địch công nhíu mày, nhận xét:
- Thật là lạ lùng. Rõ ràng ta thấy một quân bài không số cả hai đầu trên bàn, thế giờ nó biến đi đâu rồi?
Bà cả nói:
- Có thế nó rơi xuống sàn!
Mọi người cúi xuống dưới bàn tìm quân bài. Không thấy. Ai cũng rũ mạnh áo ngoài xem nó có vương vào áo. vẫn chang thấy quân bài đó đâu cả.
Bà hai đưa ra ý kiến:
- Có thế người hầu quên bỏ nó vào hộp bài!
Địch công nói ngay:
- Không có chuyện ấy! Trước khi chơi bao giờ ta chả kiểm lại số
quân.
Một quả pháo bông lao vút lên trời, rồi có tiếng nổ và hàng trăm ngôi sao phụt ra, chiếu sáng mặt nước sông đào.
Bà cả reo lên:
- Xem kìa! Thật là ngoạn mục!
Mọi người ra tựa lan can phà đế xem pháo hoa. Lúc này nhiều pháo hoa của các nhà vụt lên trời ở dọc bờ sông, kèm theo tiếng nố giòn giã. Và tiếng hô của dân chúng rộ lên: Trăng lên rồi! Các thuyền rồng dự thi tiến đến điếm xuất phát. Tiếng pháo chấm dứt, chỉ còn tiếng rầm rì của dân chúng đang trao đối tiền cá cược.
Địch công vui cười nói:
- Người dân nghèo nhất cũng bỏ ra năm xu để cá cược đấy! Chúng ta cũng cá cược đi!
Bà cả nói:
- Tôi đặt năm mươi xu cho thuyền của ông Biện.
- Tôi đặt năm mươi xu cho thuyền ông Khấu - Địch công nói - Đe ủng hộ truyền thống của tố tiên.
Mọi người cười vui và tán chuyện trong lúc chậm rãi uống trà.
Rồi toàn thể dân chúng dõi mắt về điểm xuất phát: chỗ con sông đào đâm ra sông cái. Địch công và ba bà vợ lui về phía sau, lên bục cao đặt trên phà đế theo dõi cuộc đua, họ cũng có tâm trạng háo hức như những người đang chen chúc trên bờ sông.
Hai chiếc thuyền nhỏ tiến lên phía trước và đậu lại trước khán đài chính, người trên thuyền phất những lá cờ to màu đỏ: đó là ban trọng tài.
Tiếng trống từ xa vang lại. Các thuyền rồng đã xuất phát, mới đầu chưa rõ chiếc nào dẫn đầu... rồi thì chiếc thuyền số 9 vượt hắn lên, tiếng la hò càng mạnh hơn. Mười hai tay chèo từng cặp hai người ngồi bên nhau, ra sức chèo con thuyền dài và hẹp. Mái chèo của h ọ nhịp nhàng và khoẻ khoắn theo nhịp của một người đánh vào chiếc chiêng to đặt ở giữa thuyền. Một chàng trai cao lớn cởi trần dùng chiếc dùi gỗ đánh mạnh vào chiếc chiêng. Người lái thuyền nắm mái chèo dài ở đuôi thuyền đế điều khiến, anh ta luôn mồm ra lệnh cho các tay chèo. Mũi thuyền được đẽo gọt thành hình đầu một con rồng với đôi mắt to, dữ tợn, làm tung lên những làn nước, mỗi khi con thuyền vọt lên.
Bà cả vội reo to:
- Tôi sẽ được cuộc: đó là thuyền của ông Biện!
Nhưng mũi thuyền của một chiếc khác cũng bám sát đuôi thuyền của ông Biện: có cảm giác là đầu rồng của con thuyền thứ hai sắp cắn đứt đuôi thuyền của ông Biện.
Địch công nói:
- Đó là chiếc thuyền số 2 của ông Khấu, các tay chèo của quận lỵ họ đâu có tiếc gì sức lực!
Người đánh chiêng của chiếc thuyền này, một người nhỏ con, vừa hò hét vừa đập như điên vào chiếc chiêng, ra sức động viên đồng đội. Dần dà, chiếc thuyền số 2 đã đuối kịp thuyền số 9. Và khi mũi của thuyền số 2 đã ngang với đuôi của thuyền số 9, thì tiếng la hò của người xem đã lấn át cả tiếng chiêng trên các thuyền. Bốn chiếc thuyền khác theo sau một quãng, gộp thành tốp thứ hai. Mọi người đều dồn mắt về phía hai con thuyền số 9 và số 2, tốp dẫn đầu.
Các tay chèo của hai thuyền đó càng hăng say tay chèo, các cơ bắp cuồn cuộn chuyến động, người đẫm mồ hôi, nhưng mũi thuyền số 2 vẫn chưa ngang bằng với mũi thuyền số 9.
Hai kỳ phùng địch thủ qua chỗ Địch công đứng xem, Địch công nhìn rõ người đánh chiêng ở thuyền số 9 mỉm cười. Chỉ còn độ trăm thước là tới đích. Ban trọng tài đã vẫy cờ đỏ đế báo vị trí của đích.
Bất chợt, người đánh chiêng thuyền số 9 ngừng tay, và vài giây sau, anh ngơ ngác nhìn cánh tay bất động, rồi gục xuống thuyền. Các bạn chèo hốt hoảng, các mái chèo lập tức mất nhịp, va chạm vào nhau, thuyền bị nghiêng đi và đi chậm hắn lại. Cả hai thuyền cùng về tới đích, nhưng thuyền số 2 đã vượt lên, về đích trước thuyền số 9 nửa thân thuyền.
Địch công nhận định:
- Chàng trai tội nghiệp bị quá sức! Không nên cho họ uống nhiều rượu trước khi vào cuộc.
Tiếng nói của Địch công bị chìm đi trong tiếng hoan hô vang dội của dân chúng. Trong khi thuyền số 2 và thuyền số 9 đậu trước khán đài, thì bảy chiếc thuyền còn lại cũng lần lượt về tới đích. Tiếng hoan hô, hò reo lại vang lên. Pháo bông lại tiếp tục bay lên không.
Một chiếc thuyền nhỏ rất đẹp đến bên phà của nha phủ, Địch công nói với các bà vợ:
- Họ đến mời ta đi trao phần thưởng. Quản gia sẽ đưa các bà về nha phủ. Tôi sẽ về ngay lúc lễ hội kết thúc!
Sau khi ba bà vợ ra về, Địch công được mời xuống thuyền của ông Biện và ông Khấu.
Địch công nói với ông Biện:
- Ta rất tiếc là thuyền ông đã thua. Ta mong là anh chàng đánh chiêng không có gì đáng ngại!
- Tôi sẽ đích thân đến xem tình hình anh ta ngay. Hắn to khoẻ, chắc là nhanh chóng tỉnh lại thôi. Dòng họ hắn đều to khoẻ - ông Biện nói.
Ông Khấu bực bội vê bộ ria, định nói gì đó, song lại thôi.
Khi ba người đến khán đài, họ được viên đô đầu và sáu người lính đón chào cung kính. Lão Hồng, người phụ tá của quan án Địch công, cũng có mặt và đưa Địch công vào một chiếc buồng nhỏ, chờ Địch công mặc phấm phục đế trao giải thưởng. Trong lúc mặc quần áo, Địch công vẻ thích thú nói:
- Cuộc dạo chơi tối nay thú vị đấy đúng không lão Hồng?
Đội chiếc mũ cánh chuồn lên đầu, Địch công hỏi về tình hình ở nha
phủ.
Lão Hồng đáp:
- Toàn các việc sự vụ cả, thưa Đại nhân. Tôi đã cho các nha lại nghỉ việc sớm hơn một giờ, họ rất mừng vì kịp đi dự lễ hội.
- Rất tốt! Trong khi ta huấn thị lúc trao giải thưởng, lão đến xem tình hình của gã đánh chiêng thuyền số 9. Gần đến đích hắn bị bất tỉnh đấy.
Địch công ra trước khán đài. Dân chúng tập họp đông đảo. Các đội thuyền tham dự cuộc thi xếp hàng chỉnh tề trước khán đài. Đội trưởng của mỗi thuyền lên thang đến trước mặt Địch công đế nhận phần thưởng và vài lời khích lệ. Phần thưởng gói giấy hồng điều, trong có một chiếc bánh bột gạo lớn và một số tiền nhiều ít theo thứ tự về đích.
Sau đó, Địch công nói lời chúc mừng dân chúng, mong mọi người trong năm đều gặp may mắn và được hưởng phúc. Dân chúng hoan hô nhiệt liệt. Địch công gặp lại lão Hồng ở buồng thay quần áo. vẻ lo lắng, lão Hồng nói:
- Người đánh chiêng đã chết, thưa Đại nhân! Viên thanh tra pháp y xác nhận là anh ta bị đầu độc.
---------------
[1] Bài cẩu: Trò chơi giống như chơi đôminô.
Chương 3: Hai thân hào nói những điều tốt về người chết -Ông Dương kế cho Địch công những chuyện dân dã
Địch công im lặng đứng nhìn xác người đánh chiêng thuyền số 9 nằm trên chiếc chiếu, trong một gian buồng nhỏ ở khán đài. Viên thanh tra pháp y ngồi bên cạnh. Ông này cũng đi xem cuộc đua nên đã có mặt ngay khi nạn nhân được đưa lên bờ. Giờ đây, ông ta khám xét kỹ lưỡng hơn nạn nhân.
Khi ông lang Biện thấy viên thanh tra cho một chiếc que nhỏ bằng bạc vào miệng nạn nhân, ông Biện tách khỏi ông Khấu để đi đến bên Địch công, nói giọng bực bội:
- Chúng ta chỉ mất thì giờ thôi! Thưa Đại nhân! Tôi tin chắc là hắn bị bệnh tim. Triệu chứng quá rõ!
Địch công chặn ngang:
- Ta hãy đợi kết quả khám nghiệm của ông thanh tra.
Địch công nhìn xác chết. Một thân hình lực lưỡng, một mảnh vải quấn ngang hông. Mặc dù nét mặt nạn nhân bị méo xệch, nhưng chiếc trán rộng và các nét ở mặt hoà hợp, chỉ rõ anh ta thuộc tầng lớp có học. Thường thường thì các tay chèo được thuê trong lớp người làm công hoặc phu khuân vác.
Khi viên thanh tra đứng lên, Địch công hỏi:
- Tại sao ông cho là bị đầu độc? Ông đã nghe thấy ông lang Biện chấn đoán: nạn nhân chết vì bệnh tim?
- Ngoài những triệu chứng về bệnh tim, tôi còn thấy những chấm đỏ ở đầu ngón tay, ngón chân nạn nhân. Và tôi vừa kiếm tra lưỡi thì thấy lưỡi có những vệt đen. Tôi là người phương nam , nên biết thổ dân miền núi ở đó có loại thuốc độc để lại những dấu tích kể trên. Qua khám nghiệm, tôi đoán chắc là nạn nhân đã bị đầu độc bằng loại thuốc đó.
Ông Biện cúi nhìn xác chết. Ông thanh tra dùng chiếc que bằng bạc cạy mồm nạn nhân đế ông Biện nhìn thấy các vết đen ở lưỡi. Ông Biện gật đầu nhận lỗi.
- Ông thanh tra nói đúng. Tôi đã nhầm. Giờ tôi mới nhớ ra là đã đọc qua bài viết về kết quả của loại thuốc độc ấy. Nếu lúc đói mà bị đầu độc thì các triệu chứng hiện lên sau mười lăm phút; còn nếu bị trong khi chè chén no say thì phải trên một tiếng hoặc lâu hơn nữa, các triệu chứng mới xuất hiện.
- Người đánh chiêng này là ở thuyền ông, có lẽ anh ta là người làm công cho ông? - Địch công hỏi.
- Không ạ, thưa Đại nhân. Đó là một nho sinh nghèo, tên là Đồng Mai. Khi cửa hiệu tôi có nhiều việc tôi thuê anh ta làm trong những ngày đó.
- Anh ta không có gia đình ở đây?
- Mấy năm trước, thưa Đại nhân, anh ta sống với cha mẹ ở quận ta trong một ngôi nhà đẹp. Rồi thì ông bố làm ăn thua lỗ và phá sản, bỏ lên phương bắc về quê nhà, chỉ còn anh ta ở lại đây. Anh ta hy vọng vừa đi học, vừa kiếm việc làm đế có thể đạt được bằng của trường Khống Tử ở địa phương này, trước khi quay về quê với bố mẹ. Anh ta vui tính, gần gũi với mọi người, thích chơi thế thao, nhất là môn võ. Các người làm công cho tôi rất mến anh ta, vì thế nên để anh ta giữ chân đánh chiêng.
Ông Biện dừng lời, buồn rầu nhìn xác Đồng Mai.
Ông Khấu nhận xét thêm:
- Anh ta biết cách giúp đỡ người khác. Bố anh ta biết rất nhiều về các loại đồ cổ, anh ta cũng thừa hưởng được khá nhiều hiểu biết về đồ cổ của ông bố.
Địch công hỏi ông Khấu:
- Làm sao ông lại quen biết anh ta?
- Anh ta thỉnh thoảng có tới chỗ tôi, thưa Đại nhân. Khi thì mang đến một đồ sứ đẹp, hoặc một đồ đồng cổ và lấy giá rẻ. Tôi đồng ý với ông Biện: anh ta là một chàng trai đáng yêu.
Địch công nhận định:
- Điều ấy cũng không loại trừ kẻ nào đó muốn ám hại anh ta. Các ông có biết anh ta có kẻ thù nào không, vì lý do này hay vì lý do gì khác?
Hai ông Biện và Khấu đưa mắt nhìn nhau.
Rồi ông Biện trả lời:
- Không ạ, thưa Đại nhân. Nhưng tôi cần nói thêm: anh ta hay giao du với những người khác thường, như các kẻ lang thang, các chủ lò võ ... Cũng có thể là do một vụ đánh lộn nào đó.
Ông ta bỏ lửng câu nói. Địch công nhận thấy ông ta mặt xanh xám, thái độ cáu kỉnh. Có thể cái chết của người giúp việc công nhật đã gây cho ông ta một cú sốc; hay là vì do sự chẩn đoán sai của ông ta, mà ông ta như vậy? Địch công hỏi ông Khấu:
- Anh Đồng ở đâu?
- Ở khu tây nam, gần phố Bán Nguyệt, tôi không biết địa chỉ chính xác. Nhưng có thể hỏi anh Hạ Quảng là bạn anh ta. Hạ cũng là một nho sinh và cũng tập võ, cũng thích các đồ cổ như Đồng. Hai người này ở chung trên gác nhỏ của một hiệu tạp hoá ở phố đó.
Địch công ra lệnh cho viên thanh tra đi tìm Hạ Quảng. Ông Biện nói ngay:
- Anh ta vừa đi về phía Cửa Nam, tôi gặp anh ta khi tôi tới đây. Anh ta có một vết sẹo dài ở má trái.
- Thôi được rồi! - Địch công gật gật đầu. Ông đã nhận thấy ông Khấu chân cứ nhấp nhỏm như muốn đi khỏi đây. vẻ mặt vẫn hình thường, ông nói tiếp:
- Thế này nhé! Tôi sẽ mở cuộc điều tra. Hai ông không được lộ ra đây là một án mạng, mà nói là tai nạn, do tim đột trụỵ. Sớm mai hai ông cần có mặt ở nha phủ. Lão Hồng! Hãy tiễn hai vị ra về, và bảo viên đô đầu vào đây.
Khi khách đi khỏi, Địch công nói với viên thanh tra:
- Ta mừng là vì ông có tay nghề cao. Nếu ông không có mặt ở đây, thì ta tin vào chấn đoán của ông Biện, cho vụ án mạng này chỉ là một tai nạn, và vụ việc coi như đã giải quyết.
Viên thanh tra vui mừng vì được cấp trên khen, kính cẩn tạ ân và ra về. Lúc đó còn một mình, Địch công hai tay chắp sau lưng đi đi lại lại. Lát sau, viên đô đầu và lão Hồng đi vào.
Địch công nói với viên đô đầu:
- Quần áo của nạn nhân đâu?
- Chúng ở ngay đây, thưa Đại nhân - Viên đô đầu lấy từ chiếc túi đặt ở dưới bàn, mở ra - Đây là quần và thắt lưng, xà cạp của anh ta, đây là áo ngoài tìm thấy dưới chiếc chiêng trên thuyền.
Địch công thò tay vào tay trái chiếc áo, rút ra một giấy căn cước mang tên Đồng Mai, và hai đồng bạc bọc trong khăn lụa.
- Lão Hồng, hãy chuyển tất cả về nha phủ. Còn đô đầu, hãy cho người trông giữ xác chết và đi tìm Hạ Quảng đế chốc nữa ta sẽ hỏi cung hắn ở nha phủ.
Lão Hồng đỡ mũ cánh chuồn khỏi đầu quan án sát và giúp ông cởi bộ phấm phục, rồi hỏi:
- Thưa Đại nhân! Kẻ nào có thế ám hại anh thư sinh Đồng? Tôi cứ tưởng...
- Bị ám hại à? - Một giọng khàn cất lên sau lưng hai người - Thế mà người ta nói với tôi là do tai nạn?
Địch công bực bội quay người lại, nhận ra một người cao lớn đứng ở cửa. Đó là ông Dương, chủ nhân một hiệu đồ cố nối tiếng của quận lỵ: nơi Địch công thường đến đế ngắm nhìn các đồ cố. Địch công cố nén sự bực bội, nhẹ nhàng trả lời:
- Đó là một vụ án mạng, ông Dương! Vì vậy mong ông đừng lộ ra.
Ông Dương con người cao lớn, nét mặt có góc cạnh, da sạm nắng, bộ ria và bộ râu hơi quăn; nhíu đôi lông mày sâu róm rồi nở một nụ cười đế lộ hàm răng đều đặn và trắng bóng.
- Xin vâng! Thưa quan án sát! Tôi đến đây để trình với đại nhân điều đã thực sự xảy ra: dân chài nói là Nữ thần Sông - Bạch thần - đã lấy mạng sống của hắn!
Địch công hỏi:
- Bạch thần à?
- Dân quê gọi Nữ thần Sông là Bạch thần, thưa đại nhân. Dân chài rất hài lòng vì có một người con trai chết trong cuộc đua thuyền, họ cho là Nữ thần đã nhận cống nạp, và như thế là suốt năm cá sẽ ngày một nhiều hơn.
Địch công nhún vai.
- Trong lúc này, chúng ta cứ đế tên sát nhân tin là nhà chức trách coi sự mê tín của dân chúng là đúng.
- Hắn ta bị ám hại bằng cách nào? Thưa đại nhân, tôi chả nhìn thấy máu me gì cả!
- Nếu ông muốn biết chi tiết, thì sáng mai ông đến dự cuộc hỏi cung. - Giọng Địch công chợt đanh lại - Chắc là ông quen Đồng Mai vì anh ta cũng biết về các đồ cố?
Ông Dương lắc chiếc đầu to xù:
- Tôi chỉ nghe nói về anh ta thôi, thưa đại nhân, và chưa gặp anh ta lần nào. Tôi có cách riêng của mình đế sưu tầm đồ cố, tôi không hề tiếc công sức đi lùng chúng: dù nắng dù mưa, tôi đi về thôn quê đế mua lại các đồ cố mà nông phu đào được. Vì thế tôi càng khoẻ mạnh và thường mua được các đồ cố chính thống. Hôm nọ...
- Thế thì có thể ông biết bạn của anh ta tên là Hạ Quảng!
- Không ạ, thưa đại nhân, rất tiếc là tôi cũng chưa gặp anh ta lần nào. - Trán ông Dương càng nhăn thêm - À, lúc nãy tôi nói là hôm kia tôi có tìm thấy một bức tranh cố ở chùa phía đông quận lỵ, chắc là đại nhân cũng sẽ thích thú. Nó được bảo quản rất tốt, và...
- Hôm nào đó tôi sẽ tới xem. Còn bây giờ, tôi rât bận, phải trở vê nha phủ ngay.
Nhà buôn đồ cố cúi chào và ra về.
Địch công nói với lão Hồng:
- Ta thích chuyện trò với ông Dương. Sự hiểu biết của ông ta về đồ cố rất sắc sảo. Ông ta say mê chúng. Nhưng hôm nay ông ta đến không đúng lúc.
Địch công đội mũ tròn lên đầu, buồn bã cười:
- Vì chúng ta cho các nha lại nghỉ, mai họ mới tới, nên chỉ còn hai ta phải vật lộn với vụ này. Chỉ có hai chúng ta thôi!
Lão Hồng suy nghĩ rồi nói:
- Rất tiếc là Mã Long và Thiệu Tài lại đi cùng với Đào Cang! Đào là con người thích hợp với các vụ án đầu độc!
- Ông bạn già, đừng quá lo lắng! Chúng ta sẽ thành công, nhất định là như vậy. Giờ ta đi ngựa tới cầu Đá, chắc chắn là thuốc độc được cho vào thức ăn hoặc rượu của Mai, trong bữa tiệc thết đãi các tay đua thuyền. Ta đến đó để tìm hiểu thêm. Còn lão thì đến miếu Khổng Tử, hỏi họ về nho sinh Đồng Mai, về cả bạn anh ta là Hạ Quảng nữa. Lão sư Nguyên Giang là một người hiếu biết về tâm tính con người. Ta muốn biết ý kiến của lão sư về hai nho sinh đó. Sáng mai, ta lại gặp nhau ở thư phòng sau bữa điếm tâm.
Khi xuống cầu thang, Địch công nói thêm:
- Nhớ rẽ qua nha phủ báo cho quản gia bấm lại với các phu nhân là tối nay ta về rất muộn.
Chương 4: Người phụ nữ che mặt gặp kẻ giả danh là võ sư -Một con rùa xuất hiện với vẻ đáng ngờ
Địch công lấy ngựa phi về phía nam. Đông đảo dân chúng trở về nhà sau buổi lễ hội. Họ không nhận ra Địch công trong trang phục của dân thường. Một lúc sau ông đến cầu Đá. Qua cầu, Địch công nhìn thấy vô số thuyền buồm đang neo đậu ở hai bờ sông. Nơi họp chợ, đèn lồng thắp sáng trưng. Địch công gửi ngựa, vẫn không ai nhận ra quan Án sát. Ông đi về phía đông người để thu thập thêm tin tức. Dưới rặng cây cao bên bờ sông, một chiếc miếu nhỏ với các cột sơn trẩu. Địch công theo những người đang bước lên các bậc đá dẫn đến ngôi miếu. Họ ném vào một khúc gỗ rỗng đặt trước miếu vài đồng tiền. Vừa ném tiền vào khúc gỗ, Địch công vừa tò mò quan sát phía trong ngôi miếu. Một người bõ già rót dầu vào chiếc đèn treo trên xà trước bàn thờ. Trên bàn thờ là một bức tượng to như người thật: đó là Nữ thần Sông (hay còn gọi là Bạch thần) ngồi khoanh chân trên bệ cao. Cặp mắt Nữ thần như nhìn Địch công qua đôi mí mắt khẽ mở, và trên môi có bóng dáng một nụ cười.
Là một môn đồ của Khổng Tử nên Địch công rất coi trọng việc thờ cúng các thần thánh dân gian. Tuy nhiên nụ cười của Nữ thần chứa đựng một điều gì lo lắng. Ông nhún vai, bực bội quay xuống phía bờ sông. Một hiệu cắt tóc cửa ra vào nhìn ra sông. Khi vào trong hiệu cắt tóc, Địch công nhìn thấy một phụ nữ cũng rẽ đám đông đi vào. Người ấy mặc áo the đen và một khăn the đen che kín khuôn mặt. Chắc không phải là một gái làng chơi, vì cách đi đứng và kiểu ăn mặc rất chững chạc. Bỏ mũ ra Địch công tự hỏi không hiếu vì lý do gì mà người phụ nữ ấy lại đi một mình giữa lúc đêm khuya?
Địch công chỉ dẫn cho người thợ cạo cắt tóc, sửa râu theo ý thích của ông. Anh ta vừa làm, vừa chuyện trò với khách:
- Xin được hỏi quý khách từ đâu đến?
- Tôi là một võ sư ở quận bên - Địch công hiểu rõ nghề võ sư rất được dân chúng kính nể, và họ thường rất cởi mở với các võ sư - Tôi về Kinh để thăm bố mẹ tôi. Hôm nay chắc bác kiếm được vì có rất đông người đến xem đua thuyền?
- Đâu có! Họ chú ý đến nhiều chuyện khác, đâu có nghĩ đến cắt tóc, sửa râu. Ông có thấy quán ăn ở bờ bên kia không? Ông Biện và ông Khấu đã thết đãi các đội đua, bố mẹ, bạn bè của hai ông, và cả những người bạn của bạn họ. Tội gì bỏ ra vài xu để cắt tóc, trong khi được mời ăn, mời uống không mất tiền?
Võ sư giả danh gật đầu đồng tình. Ông liếc mắt nhìn người phụ nữ mặc quần áo đen, lúc này đứng trước lan can cửa hiệu cắt tóc. Cũng có thể là một gái làng chơi chờ ông ra để bám theo? Ông nói với người thợ cắt tóc.
- Tôi chỉ thấy có mấy người hầu bàn ở quán bên đó. Chắc họ phải tối mày tối mặt vì quá đông khách. Đâu phải chỉ có chín đội đua thuyền!
- Đúng vậy đó! Ông có thấy chiếc bàn ở cuối phòng không? Họ đã phải đặt sáu chum rượu lớn để ai muốn uống thì cứ đến đó mà rót. Và bên cạnh là hai chiếc bàn chất đầy thức ăn thoải mái chọn lựa. Tôi có hai người bạn là tay chèo nên tôi cũng lọt vào đó được để ăn uống tuỳ thích. Rượu và thức ăn đều là hảo hạng cả! Những người hầu bàn và chủ quán đều tiếp đón khách một cách chu đáo. À, ông có muốn gội đầu không?
Địch công lắc đầu. Ông thợ cạo nói tiếp:
- Giờ thì khách uống đến tận nửa đêm, mặc dù lúc này khách phải trả tiền. Có một tai nạn trong cuộc đua: người đánh chiêng thuyền rồng số 9 đã chết. Mọi người đều vui mừng về chuyện đó Nữ thần Sông - Bạch thần - đã nhận cống lễ, vậy là mùa màng tháng tám này sẽ bội thu.
- Thế ông tin chuyện Bạch thần à?
- ô không, thưa khách quý. Tin và không tin có cả. Nghề của tôi thì đâu có phụ thuộc vào sông ngòi, vào mùa màng. Tuy vậy, tôi không bao giờ đến khu Rừng Cây thuốc ở phía kia kìa (thợ huơ chiếc kéo về phía đó). Chỗ ấy thường xảy ra nhiều chuyện lôi thôi, phiền phức lắm.
- Tôi cũng vậy! Và ông cũng đừng huơ chiếc kéo sát mũi tôi như thế! Thôi, tốt rồi! Hết bao nhiêu tiền?
Địch công trả tiền, đội mũ đi ra.
Người phụ nữ trang phục đen đến bên Địch công ngay và nói một cách tự tin:
- Tôi muốn nói chuyện với ông.
Địch công đưa cặp mắt xoi mói nhìn người phụ nữ. Giọng nói quý phái, đầy vẻ tự tin của một con người thuộc xã hội thượng lưu. Bà ta nói luôn:
- Vừa rồi tôi nghe ông nói ông là một võ sư. Tối nay tôi có một việc nhỏ nhờ ông.
Địch công nói, để thăm dò bà ta:
- Tôi thường đi đây đi đó, và mỗi chuyến đi khá tốn tiền đấy! Có thêm ít tiền thì cũng tốt thôi!
- Thế thì hãy đi theo tôi.
Người đàn bà đến ngồi trên một phiến đá phẳng bên bờ sông. Địch công ngồi trước mặt bà ta. Bỏ chiếc mạng che mặt, đôi mắt to sáng long lanh của bà ta nhìn Địch công. Đó là một phụ nữ khoảng hai mươi lăm tuổi rất đẹp: khuôn mặt trái xoan, không son phấn, miệng nhỏ và cặp môi hồng đỏ. Sau một lúc quan sát Địch công, bà ta nói tiếp:
- Tôi tin ông là một người chân thật, không có ý đồ xấu. Việc tôi nhờ ông cũng giản đơn thôi! Tôi nhận lời gặp một người tại một ngôi nhà bỏ hoang để bàn về một việc mua bán. Ngôi nhà ấy ở gần Rừng Cây thuốc. Đi bộ tới đó mất khoảng nửa tiếng. Nhưng khi hẹn, tôi lại quên mất là hôm nay có hội đua thuyền rồng, nên ngại tới đó một mình trong lúc có đủ loại người xấu xa loanh quanh ở đây. Vì vậy tôi muốn ông đi cùng để ngăn chặn bọn chúng. Chỉ cần ông đưa tôi đến cổng nhà đó là xong việc - Bà rút từ tay áo ra một thoi bạc đưa Địch công - Tôi sẵn sàng gửi ông tiền công.
Địch công thầm nghĩ là cần phải biết việc mua bán ấy. Ông đứng dậy, lạnh lùng nói:
- Tôi đâu thích kiếm tiền một cách dễ dàng. Tôi là một võ sư nổi tiếng nên tôi từ chối làm đồng loã cho một vụ mua bán mờ ám!
Người đàn bà bực bội nói:
- Sao ông lại nói với tôi như vậy? Đây là việc mua bán hoàn toàn trong sáng. Ông hãy tin lời tôi.
- Nếu bà muốn tôi giúp thì bà hãy nói rõ hơn cho tôi biết.
- Ông hãy ngồi xuống. Thời gian thì gấp, nhưng tôi cũng nói để ông rõ. Sự lo ngại của ông chứng tỏ nhận định của tôi: ông là một người tốt và chín chắn, là đúng. Ông hãy nghe đây: tôi được giao nhiệm vụ tối nay ngã giá về một vật có giá trị rất lớn. Hai bên đã đồng ý về giá cả, và việc này phải được giữ bí mật tuyệt đối. Nhiều người khác cũng muốn mua vật đó, và chủ nhân của vật đó cũng không muốn người khác biết. Ông ta đang chờ tôi ở ngôi nhà bỏ hoang từ nhiều năm nay - một nơi chắc chắn, để trao đổi số tiền khá lớn.
Địch công nhìn vào tay áo phồng căng của người đàn bà, và hỏi:
- Bà làm ra vẻ để tôi tin là một phụ nữ đi một mình mà dám mang theo một số tiền lớn à?
Bà ta không nói gì, chỉ rút từ tay áo ra một gói vuông đưa cho Địch công. Sau khi quan sát thấy không có ai ở gần, Địch công cởi dây gói lụa và sửng sốt thấy mười thoi vàng trong đó. Đưa trả lại gói vàng, Địch công hỏi:
- Bà là ai?
- Ông đã thấy là tôi hoàn toàn tin tưởng ông - Giọng người phụ nữ bình thản, bà cho gói vàng vào tay áo - Và tôi mong ông sẽ giúp tôi - đưa thoi bạc cho Địch công - Ta thoả thuận như thế nhé!
Địch công gật đầu và nhận tiền. Qua câu chuyện với người thợ cạo, ông hiểu là ở đây không thế tìm ra một dấu vết nào về cái chết của Đồng Mai. Mọi người trong bữa chén đó đều có thể cho thuốc độc vào rượu của anh ta. Ngày mai, qua việc tìm hiểu ở những nơi Đồng lui tới, may ra có thế biết được động cơ của vụ mưu sát. Trong lúc chờ đợi thì cứ làm theo yêu cầu của người phụ nữ lạ mặt, để có thế khám phá ra một vụ việc khác. Hai người đi về phía chợ, Địch công nói:
- Tốt nhất là tôi phải mua một chiếc đèn bão.
Người đàn bà sốt ruột nói:
- Tôi thuộc mọi ngõ ngách toà nhà đó như thuộc lòng bàn tay tôi rồi.
- Tôi thì không. Và lúc về thì tôi phải đi một mình.
Địch công dừng lại trước cửa hàng bán đèn, mua một chiếc đèn phết bằng giấy dầu, buộc vào một cây que. Địch công hỏi, khi hai người lên đường đi tiếp:
- Người đàn ông mà bà hẹn gặp, đến ngôi nhà bỏ hoang bằng cách nào?
- Ông ta đã sống ở đó hồi trước. Lúc về ông ta sẽ đưa tôi về. Chắc ông lo cho tôi sau khi xong việc?
Khi hai người đi vào con đường mờ tối dẫn đến khu rừng, họ thấy một toán du thủ du thực đang đùa nghịch với mấy ả gái điếm. Bọn chúng vội im bặt khi nhìn thấy dáng to cao của Địch công.
Đi thêm một quãng, người phụ nữ quặt vào một con đường nhỏ, hai bên cây cối mọc san sát. Có hai tên lang thang, mặt mày dữ tợn, vội lảng ngay trước dáng vẻ một võ sư thiện nghệ của Địch công. Ông tự nhủ “Mình mà không đi cùng thì bà này chắc sẽ gặp rắc rối. Thật cũng đáng tiền công đấy chứ! ”
Không còn nghe thấy tiếng ồn ào của khu chợ, chỉ thỉnh thoảng tiếng chim đi ăn đêm rộ lên. Con đường nhỏ xuyên qua một khu rừng thấp, đôi chỗ mới có ánh trăng lọt qua vòm lá dày đặc.
Người phụ nữ chỉ một cây thông xù xì, nói:
- Ông hãy nhận rõ cây thông này. Khi ra về, ông rẽ bên trái, và cứ thế mà đi tiếp.
Con đường nhỏ hẹp dần và biến mất dưới các bụi cỏ cao dày. Người phụ nữ rất quen thuộc lối đi, còn Địch công luôn bị vấp. Địch công hỏi:
- Vì sao ngôi nhà ta đến lại bị bỏ hoang?
- Dân ở đây tin là nơi đó có ma, vì ở gần Rừng Cây thuốc. Chắc là tên thợ cạo lắm mồm đã cho ông biết. Ông sợ à?
- Cũng như mọi người thôi!
- Thế thì tốt. Ông hãy im lặng. Ta sắp tới rồi!
Đi một quãng nữa, người phụ nữ dừng lại, chỉ một điểm trước mặt. Ớ đó, cây cối thưa dần, ánh trăng đã rõ hơn. Địch công nhìn thấy một chòi gác ở bên trái, và bên phải là một bức tường cao. Nắng gió đã làm mái ngói chiếc chòi xô lệch, cánh cổng to xù thì mốc meo, mối mọt. Người phụ nữ bước lên tam cấp và khẽ đấy cánh cửa, nói nhỏ với Địch công, trước khi vào trong nhà:
- Xin hết lòng cảm ơn và xin vĩnh biệt!
Địch công quay trở lại, nhưng khi khuất sau bụi cây, ông dừng bước. Đặt chiếc đèn xuống đất, ông vén tà áo giắt vào thắt lưng, và xắn tay áo. Xong, cầm chiếc đèn lên, ông quay lại chòi gác, tìm một chỗ kín đáo để có thế nhìn thấy họ mà không bị phát hiện. Nếu là một việc mua bán lương thiện thì ông sẽ quay về ngay, ngược lại thì ông cần phải biết lai lịch của họ và buộc họ phải nói sự thật. Ông nhận thấy nhiệm vụ không dễ dàng như ông tưởng, cấu trúc của ngôi nhà thật khác thường: đáng lý sau chòi gác là một cái sân, nhưng lại là một đường hầm mờ tối. Ông tắt đèn, và dùng tay lần theo tường đường hầm mốc meo, tiến về phía có ánh đèn.
Qua đường hầm tới một sân rộng bỏ hoang, cỏ mọc khắp nơi, các phiến đá lát nhiều chỗ bị vỡ nát. Phía cuối sân là toà nhà chính, mái đã bị sệ một góc, nổi bật lên dưới ánh trăng.
Địch công đi qua sân và bất chợt dừng lại. Hình như ở bên phải có tiếng động? Có lẽ là lối đi về phía đông toà nhà. Ông lọt nhanh về phía đó và lắng nghe. Có tiếng nói nhỏ từ một lầu tứ giác ở phía bên kia khu vườn nhỏ đầy cỏ hoang. Chiếc lầu trông còn vững chắc, cửa ra vào, cửa số đều khép kín, nhưng phía trên cửa ra vào có một cửa chớp nhỏ mở toang: tiếng nói vang ra ngoài qua lối đó.
Địch công suy tính rất nhanh. Tường bao quanh ngôi nhà bên tay trái chỉ cao hơn một thước nên nhìn rất rõ các cây cao to ở phía ngoài. Tường bao bên phải thì cao hơn nhiều. Nếu trèo lên tường bao bên trái thì có thế nhìn qua cửa sổ trên cửa ra vào, biết phía trong ngôi nhà và nghe được tiếng người nói ở trong đó.
Ông chọn chỗ thuận lợi để trèo lên tường bao phía bên trái, nhưng khi leo được lên tường thì một đám mây che khuất mặt trăng, không gian tối sẫm lại. Ông đành bò vội đến gần cửa ra vào và bất chợt nghe rõ tiếng người phụ nữ:
- Tôi chỉ nói khi được biết vì sao anh lại ở đây?
Tiếng một nam giới chửi thề, rồi có tiếng vật lộn, và tiếng thét của phụ nữ:
- Không được chạm vào đó!
Đúng lúc này một mảng tường trên đó Địch công đang nằm bị sụt, gạch vữa lả tả rơi xuống đất. Địch công mãi mới tìm được chỗ bíu vào để lấy lại thăng bằng thì nghe thấy tiếng người phụ nữ kêu thét lên. Sau đó là tiếng mở cửa và tiếng bước chân vội vã bước ra ngoài. Địch công nhảy từ trên tường xuống một bụi cây lúp xúp, và lớn tiếng ra lệnh:
- Tất cả đứng yên tại chỗ! Lính của ta đã bao vây khu nhà!
Đó là một mẹo bất chợt đến với Địch công, nhưng vẫn không cản được bước chân của kẻ chạy trốn. Địch công cố gượng đứng dậy và nghe thấy phía xa tiếng cành cây bị bẻ gãy. Kẻ chạy trốn đã thoát khỏi khu nhà và chạy vào rừng.
Địch công quay nhìn về phía cửa gian phòng: cánh cửa mở toang, ông nhìn thấy một cây nến chiếu sáng gian phòng. Người phụ nữ áo khăn đen nằm sóng sượt trên nền nhà. Địch công chạy vội vào phòng: một con dao cắm giữa ngực người phụ nữ. Ông ngắm nhìn bộ mặt bất động: bà ta đã chết.
Địch công buồn bã lẩm bẩm:
- Bà ta trả công để được bảo vệ, thế mà ta đã để tên đó giết chết bà ta...
Người đàn bà đã tự vệ, vì tay phải còn nắm chuôi một con dao dính máu. Nhiều vệt máu kéo đến cửa ra vào. Địch công tìm trong tay áo người phụ nữ: gói vàng không còn nữa, chỉ thấy hai chiếc khăn tay và một hoá đơn đề tên: “Bà Diên Hương, ở nhà ông Khấu”. Địch công lại nhìn bộ mặt xanh xám bất động của người chết, và nhớ lại điều mà ông được biết: Bà cả của ông Khấu bị mắc một bệnh không thể chữa được từ nhiều năm rồi, và ông đã lấy một phụ nữ trẻ làm vợ hai. Chắc chắn người này là vợ hai của ông Khấu. Sao lão ngu ngốc này lại đồng ý cho bà ta đi một mình để mua một vật cố rất có giá trị cho bộ sưu tầm của lão ta? Chắc là mưu đồ của một tên khốn kiếp nhằm cướp lấy số vàng!
Địch công đứng dậy, thở dài và nhìn xung quanh. Ông chợt rướn mày ngạc nhiên: ngoài chiếc ghế, gian phòng cũng chỉ có một chiếc giường tre, chả còn một vật dụng gì khác. Trần nhà và tường mới được sửa lại, cửa số được lắp thêm các chấn song bằng sắt. Cửa ra vào bằng ván dày, có treo một ổ khoá. Thật là khó hiểu, Địch công thắp đèn, đi ra vườn để đến toà nhà chính.
Các gian phòng ở đó đều tối tăm, ẩm ướt, và không có đồ đạc gì cả. Trên cao ở bức tường cửa chính có khắc chữ: “Biệt thự dòng sông” dưới là chữ: Đồng Khoan. Địch công tiếp tục xem xét toà nhà. Ớ hành lang, ba bốn con dơi bay quanh ông và ngọn đèn, vài con chuột to xù vội chạy trốn, còn thì im lặng hoàn toàn.
Địch công quyết định rời khỏi đây và trở lại cầu Đá, sẽ không quên mang theo hai con dao và báo cho trưởng làng đến đây mang xác bà Khấu về quận lỵ.
Trăng lại ló ra, khi Địch công đến khu vườn rào kín. Bất chợt ông sững lại: qua ánh đèn ông nhìn thấy ở phía tường thấp sát khu rừng có một người đang đi không gây ra tiếng động nào, chỉ thấy mớ tóc bù xù của người đó. Người này đi xa dần toà nhà, và không nhận ra Địch công đang rảo bước đi theo. Im lặng, Địch công đến sát bức tường; vượt qua tường thấp và rơi xuống một hố đầy cỏ dại. Ông lanh lẹn đứng lên và nhìn kỹ tứ phía: chả có bóng dáng một người nào cả! Ông ngước mắt nhìn lên và bất chợt rùng mình sợ hãi: trên bờ tường, cái đầu bù xù cứ từng bước tiến thắng. Nín thở, ông nhìn theo vật quái gở ấy. Thế rồi, ông cười vui và thở phào. Ánh trăng đã làm ông bị mắc lừa: đó chỉ là một túm cỏ do một con vật gì mang ở trên lưng.
Đứng thẳng lên, ông nhấc túm cỏ và thấy một con rùa. Con rùa nhỏ nhìn ông như trách móc, rồi nó rụt đầu và co chân vào trong mai.
Địch công nói oang oang:
- Thái độ khôn khéo đấy! Trong trường hợp nào đó, ta cũng muốn bắt chước ngươi, cô rùa bé bỏng ạ!
Được nói tự nhiên, Địch công thấy không khí nơi bí hiểm này bớt đi phần u uất. Ông đưa mắt ngại ngùng nhìn khu Rừng Cây thuốc ở gần đó: nơi Nữ thần Sông ngự trị. Cả khu rừng nằm im, bất động dưới ánh trăng.
- Chỗ này không thích hợp với chúng ta, rùa ạ! Hãy đi với ta. Ta đang tìm một con gì đó cho vườn của ta. Nữ Bạch thần đâu biết được sự vắng mặt của mi.
Địch công thận trọng bọc con rùa vào khăn tay và cho vào tay áo. Ông quay lại nơi bà Khấu bị giết, rút con dao găm ở ngực bà ta ra, và gói cả hai con dao thu được vào khăn tay thứ hai.
Khi trở ra, ông xem xét cấn thận hành lang và bức tường bao bọc khu nhà. Chủ nhân ngôi nhà đã củng cố hành lang bảo vệ để phòng trộm cướp. Đường quay về cầu Đá không gặp khó khăn gì cả. Khu chợ vẫn còn đông người vui chơi, dù đã khuya. Địch công tìm đến trưởng làng và ông ra lệnh:
“Mang xác bà Khấu về nha phủ. Cử mười hai tuần đinh đến canh gác suốt đêm ngôi nhà bỏ hoang”.
Sau đó, Địch công lên ngựa trở về nha phủ.
Nguồn: http://tusach.mobi/