Chương 5: Ông chồng đau khố ca tụng người vợ trẻ xẩu số ... -Và kể lại câu chuyện cũ về ma hiện hình
Lính gác ở Cửa Nam quận lỵ vẫn để hé một cánh cổng thành: dân chúng ở quận vẫn lác đác trở về thành mặc dù đêm đã khuya. Và khi vào thành sau lúc nửa đêm họ phải trao cho viên thập trưởng một thẻ bài, giống như quân bài mà Địch công thường chơi, mỗi thẻ bài đều có ghi số. Ai không có thẻ bài thì phải phạt năm tiền và bị ghi tên, địa chỉ và nghề nghiệp.
Khi viên thập trưởng nhận ra Địch công cả hai cánh cổng đều được mở rộng. Địch công dừng ngựa hỏi thập trưởng:
- Có kẻ bị thương nào vừa vào thành không?
Viên thập trưởng lau mồ hôi trán và lúng túng trả lời:
- Thật là khó nói, thưa đại nhân. Rất khó theo dõi vì quá đông người vào thành... Đông lắm!
- Được rồi, nhưng từ giờ phút này phải xét kỹ mọi người. Nếu thấy ai bị thương vì dao đâm thì bắt giữ ngay, giải về nha phủ, dù họ là ai. Hãy truyền lệnh này cho ba cửa còn lại.
Địch công vào thành. Phố xá vẫn nhộn nhịp người vui chơi, các hàng quán vẫn đông nghịt khách hàng. Ông đi về khu tây, nơi ông Khấu ở. Một người lính đưa ông đến dinh thự ông Khấu. Người gác cổng nhận ra quan án sát, vội chạy vào báo cho chủ nhân.
Ông Khấu vội ra cửa đón, vẻ rầu rĩ, và quên cả phép xã giao, ông hỏi ngay:
- Có tai nạn ạ?
- Đúng vậy! Nhưng ta vào nhà đã!
- Ồ, ngàn lần xin đại nhân thứ lỗi! - Ông Khấu nói cuống quýt và hấp tấp đưa Địch công vào phòng khách.
Khi đã an toạ, Địch công hỏi:
- Bà hai của ông có phải là bà Diên Hương không?
- Dạ, đúng vậy, - ông Khấu đứng vọt lên - Chắc là có chuyện gì đã xảy ra? Bà ấy đi có việc sau bữa ăn tối và giờ này vẫn chưa về. Tôi rất lo... - Ông Khấu ngừng nói khi thấy quản gia bưng khay trà vào.
Trong khi ông Khấu rót trà, Địch công vuốt ria ngắm nhìn khuôn mặt chủ nhân. Khi ông Khấu ngồi xuống, Địch công buồn bã nói:
- Ta rất lấy làm tiếc báo tin cho ông: bà nhà đã bị sát hại.
Ông Khấu xanh xám cả người, bất động nhìn Địch công với cặp mắt đầy kinh hãi, và rồi bất chợt kêu lên:
- Bị sát hại? Sao lại xảy ra chuyện đó? Ai là kẻ giết người? Bà ấy bị hại ở đâu?
Địch công giơ tay, nói:
- về câu hỏi cuối, thì ông đã biết rồi. Chính ông đã cử bà nhà đến khu vắng vẻ ấy!
- Ở một khu vắng vẻ? Trời ơi! Tại sao bà ấy lại không nghe lời tôi? Tôi van xin bà ấy cho tôi biết nơi bà ấy định đến, nhưng...
- Tốt nhất, ông nên kể lại từ đầu câu chuyện. Ông hãy uống trà đi. Ông đang bị xúc động mạnh đấy. Neu tôi không biết ngay các chi tiết, thì sẽ không bao giờ bắt được tên sát nhân.
Sau khi uống mấy hớp trà liền, ông Khấu hỏi, giọng bình tĩnh hơn:
- Ai là kẻ giết người?
- Một người mà ta chưa biết tên!
- Bà ấy chết ra sao?
- Một nhát dao găm đâm trúng tim, không kịp cảm thấy đau đớn.
Ông Khấu gật đầu, nói năng dịu dàng hơn:
- Đó là một phụ nữ đáng ca ngợi, thưa quan án sát. Cô ấy có tài đánh giá chính xác giá trị các đồ cổ, nhất là về các loại ngọc. Cô ấy thường đi cùng tôi trong công việc khảo cổ. Và là một bạn đường tuyệt diệu...
Ông Khấu đau khổ nhìn chiếc tủ, trong đó xếp sắp rất nghệ thuật các đồ cổ và các viên ngọc quý.
- Chính tay cô ấy đã sắp xếp chúng, lên danh mục, thế mà cách đây bốn năm, cô ấy còn mù chữ. Và chỉ sau hai năm được tôi kèm cặp, cô ta đã viết rất đẹp...
Bất chợt ông Khấu ngừng lời, lấy tay ôm mặt.
- Ông mua bà ấy của ai? - Địch công nhẹ nhàng hỏi.
- Cô ấy là đầy tớ ở nhà ông Đồng Khoan.
- Đồng Khoan à? - Địch công thốt lên. - Đó là tên ta đọc thấy dưới bảng khắc: “Biệt thự dòng sông” ở khu nhà bỏ hoang. Bà ấy cho biết là ngôi nhà bà ấy thuộc như lòng bàn tay mình, và người chờ bà ta ở đó cũng biết rõ ngôi nhà như bà ta biết!
Chợt Địch công nói lớn:
- Có phải ông ta là bố của Đồng Mai, người đánh chiêng chết chiều nay?
- Đúng như vậy, thưa đại nhân. Diên Hương mồ côi và được ông bà Đồng Khoan nuôi. Cách đây bốn năm, ông Đồng phải bán hết tài sản để trả nợ, ông ta muốn thu xếp cho Diên Hương đến ở một nhà tử tế. Tôi đã mua cô ta giá bốn mươi lượng vàng để làm nô tỳ. Và rồi, cô ta ngày càng trở nên xinh đẹp, như một viên đá quý, càng mài càng lộ rõ phẩm chất... Và cô ta... - Ông Khấu lau cặp mắt đỏ lừ, một lúc sau mới nói được tiếp - Bà cả nhà tôi bị một chứng nan y, nên hai năm sau, tôi lấy cô Diên Hương làm vợ hai. Tôi biết là tôi già hơn cô ta, nhưng chúng tôi đều có chung một say mê...
- Ta hiểu rồi! Giờ thì ông hãy cho ta biết: ông giao nhiệm vụ gì cho bà ta?
Ông Khấu chậm rãi cạn chén trà, rồi trả lời:
- Chuyện là thế này, thưa đại nhân. Cô ấy giới thiệu với tôi về khả năng thu thập, tìm kiếm các đồ cổ của Đồng Mai. Cô ấy hiếu rất rõ anh ta, vì họ cùng được dạy dỗ, nuôi nấng như nhau. Cách đây hai hôm, cô ấy cho biết là Đồng Mai đã tìm ra một chiếc lọ rất cố và có giá trị rất lớn. Đó là chiếc lọ đẹp nhất của Trung Hoa và giá là một trăm lượng vàng. Theo cô ấy thì giá trị đúng là phải gấp đôi số tiền đó. Vì là vật quý hiếm mà nhiều nhà sưu tầm đồ cổ muốn có, Đồng đề nghị là vai trò môi giới của anh ta phải tuyệt đối giữ bí mật. Cô ấy còn nói thêm: vật đó phải được giao ở một điếm bí mật, chắc chắn mà cả hai đều biết rõ. Họ hẹn gặp nhau tối nay. Tôi cố thuyết phục cô ấy là không nên đến đó vì thân gái một mình, lại mang theo một số vàng lớn... Nhưng cô ấy không nghe, nói rằng mọi việc đã thu xếp ổn thoả, không có gì phải e ngại cả. Sau cuộc đua thuyền, Đồng chết nên tôi nghĩ là cô ta sẽ uổng công chờ Đồng. Tôi hy vọng là khi về nhà sẽ gặp cô ta. Nhưng đâu có thấy! Tôi bắt đầu lo lắng, nhưng biết làm gì được, vì tôi đâu có biết nơi hẹn hò của họ!
- Điều ấy thì ta có thể cho ông biết. Họ hẹn nhau ở ngôi nhà cũ của Đồng Khoan, gần khu Rừng Cây thuốc. Bà nhà không biết tin Đồng chết. Một kẻ khác biết được cuộc hẹn hò đó, đã đến đó thay Đồng. Tên này đã giết bà Diên Hương và cướp đi số vàng. Và có thế cả chiếc lọ cổ nữa! Ông đã nói là một chiếc lọ cổ?
- Trời ơi! Ngôi nhà bỏ hoang! Đúng là nơi mà cả hai đều biết rõ, nhưng...
Địch công nhìn thăm dò ông Khấu:
- Tại sao mọi người nói ngôi nhà ấy có ma?
Ông Khấu ngạc nhiên, ngửng đầu nói:
- Có ma à? Thưa đại nhân! ô, là vì gần Rừng Cây thuốc. Cách đây hàng thế kỷ, vùng ấy còn là đầm lầy và rừng già âm u, và con sông còn rộng lớn hơn giờ đây. Vùng ấy là trung tâm thờ cúng Nữ thần Sông, tức Bạch thần. Các ngư dân và lái thuyền từ khắp nơi về đó để cúng lễ. Giữa khu Rừng Cây thuốc là một miếu thờ rất nguy nga với bức tượng Nữ thần Sông bằng đá to lớn. Mỗi năm một nam giới bị tế sống trước ban thờ. Rồi dần dần khu rừng già bị chặt phá, lụi dần và chỉ còn lại miếu thờ, dân chúng vì mê tín nên cố giữ lại. Rồi thì triều đình ra lệnh bỏ cúng Thần Sông theo cách hàng năm giết một nam giới để làm lễ vật. Và sau đó, một trận động đất dữ dội đã phá huỷ một phần toà miếu, giết chết vị trụ trì và hai người giúp việc. Dân chúng cho là Thần Sông nối giận, toà miếu bị bỏ hoang và dân chúng xây một toà miếu khác ở bờ sông gần cầu Đá. Các đường mòn dẫn đến Rừng Cây thuốc cũng bị cỏ lau xoá đi dần. Những người đi hái thuốc cũng không dám đi vào khu đó. Chắc đại nhân cũng biết là các rễ cây ở Rừng Cây thuốc rất công hiệu, giá bán rất cao.
Ông Khấu nhíu mày, hình như ông đã lạc đề nên ông hắng giọng nhiều lần, rót nước và nói tiếp:
- Cách đây mười năm, khi ông Đồng Khoan muốn xây một ngôi nhà nghỉ gần Rừng Cây thuốc, thì dân làng cho là một chuyện điên rồ kỳ lạ, làm náo động cả nơi thần bí, nên họ từ chối không làm cho ông ta, sợ rằng Bạch thần nổi giận, làm cho đất đai khô cằn và giáng thêm nhiều tai hoạ khác nữa. Nhưng ông Đồng là con người bướng bỉnh như một con lừa, hơn nữa ông ta là người miền bắc, không tin mấy vào chuyện thần thánh. Ông ta thuê thợ ở địa phương khác đến xây nhà; và cả gia đình ông ta về ở ngôi nhà đó. Tôi đã đến chơi với ông ta vài lần. Ông ta có một bộ sưu tầm giá trị đặc biệt, đó là các đồ đồng cổ mà giờ đây không ai có được. Nhưng thật đáng tiếc vì... - Ông Khấu ngừng giữa chừng, lắc đầu buồn chán, song lại chậm rãi kế tiếp:
- Cách đây bốn năm, sau một ngày nóng oi bức, ông Đồng ngồi nghỉ ở lầu phía đông để hóng mát, thì bất chợt Thần Sông - Bạch thần xuất hiện ở Rừng Cây thuốc. Sau này ông ấy có kể lại cho tôi... Thật là kinh sợ: Nữ thần trần truồng, chỉ khoác một chiếc áo dài trắng đẫm máu, bộ tóc dài ướt đẫm rủ trước mặt, các ngón tay có móng sắc nhọn nhỏ máu, tiến về phía ông ta và thét lên the thé.
Cả nhà ông Đồng vội vàng bỏ chạy. Đúng lúc đó, mưa to ào ào trút xuống. Sấm chớp liên tục xé màn đen, và một cơn lũ tràn qua khu nhà. Cả gia đình ông Đồng chạy đến khu có dân làng người ướt như chuột lột, quần áo rách bươm vì gai góc. Và ông ta quyết định phải rời bỏ ngay khu nhà đó. Đau khố hơn, là ít hôm sau, việc kinh doanh của ông ta bị thất bại, đi đến phá sản. Ông ta phải bán ngôi nhà ấy cho một nhà buôn bán thuốc và đi khỏi nơi đây.
Ông Khấu ngừng lời. Địch công chăm chú nghe câu chuyện, tay vuốt bộ râu đen. Sau một lúc im lặng, ông hỏi:
- Thế vì sao mà cô Diên Hương đã biết là nhà có ma, mà vẫn liều đến đó trong đêm tối?
- Cô ấy không tin là nhà có ma, thưa đại nhân. Cô ấy cho rằng dân làng dựng lên màn kịch đó để hù doạ ông Đồng. Hơn nữa, cô ấy là nữ giới nên không có gì phải sợ thần Sông. Vì thần Sông là tượng trưng cho các lực lượng thần bí che chở cho nữ giới mà. Người ta chỉ cống lễ nam giới cho Nữ thần, chứ đâu phải là phụ nữ hoặc con gái trẻ.
Địch công gật đầu đồng tình và uống hai, ba hớp trà. Đặt chén xuống, ông lấy vẻ nghiêm khắc nói với ông Khấu:
- Ông đã ích kỷ đẩy vợ vào một vụ mạo hiểm để ông kiếm lời và đưa bà ta đến chỗ chết. Ông phải chịu tất cả trách nhiệm về vụ này. Thế mà giờ đây ông lại đưa ra câu chuyện tầm phào về một chiếc lọ cổ. Thôi, ông đừng ngắt lời ta, ông tưởng ta ngu ngốc tin là một chiếc lọ cổ, dù cổ xưa nhất, có giá là một trăm lượng vàng à? Thôi nào, hãy nói ra sự thật. Cô Diên Hương đi mua vật gì cho ông?
Ông Khấu giậm chân, rồi đi đi lại lại, rõ ràng là đang lúng túng. Sau cùng, ông ta quyết định dừng lại trước Địch công, rồi nhìn ra cửa xem đã thật đóng lại chưa, và thầm thì vào tai Địch công.
- Đó là Viên ngọc của Hoàng đế!
Chương 6: Nhà sưu tầm lộ vẻ khâm phục một vật báu vô giá -Án sát Địch công tỏ lòng thương hại một giai nhân
Vô cùng ngạc nhiên trước câu trả lời của ông Khấu, Địch công đập bàn quát:
- Đồ ngu! Ta bảo ông nói sự thật chứ đâu bảo ông bịa ra một câu chuyện lạ kỳ! Trời ơi, bà vú nuôi ta đã từng kể cho ta chuyện đó khi ta còn bé. Viên ngọc của Hoàng đế! Có hay không?
Địch công lại quát lên và bực bội kéo râu. Ông Khấu ngồi xuống, lấy tay áo lau mồ hôi trán, đĩnh đạc nói:
- Đúng sự thật như thế, thưa đại nhân! Tôi xin thề. Diên Hương đã nhìn thấy viên ngọc to như quả trứng chim câu, hình bồ dục duyên dáng, trong sáng tuyệt vời như người đời truyền tụng.
- Thật là một câu chuyện hoang đường! Đồng Mai đã bịa ra sao, việc hắn có trong tay vật cực kỳ quý báu đó?
Cúi sát Địch công, ông Khấu nói ngay:
- Đồng được một bà già gần nhà tặng cho viên ngọc đó, thưa đại nhân, để trả ơn Đồng đã chăm sóc bà ta và hứa lo giúp bà ta việc hậu sự khi bà ta chết. Vì bà ta chẳng còn ai thân thích nên đã nói rõ điều bí mật quanh viên ngọc của Hoàng đế cho Đồng: điều bí mật mà gia tộc bà ta đã giữ kín từ hai thế hệ trước.
- À, té ra là bí mật của một gia tộc. Thôi ông kể tiếp để ta nghe.
- Câu chuyện thật là ly kỳ, thưa đại nhân, nhưng hoàn toàn là sự thật. Bà của bà cụ già đó là người hầu trong cung vua. Thời gian đó, sứ giả nước Ba Tư tặng viên ngọc quý đó cho bà thái hậu, bà của Hoàng đế hiện nay và bà ta đã tặng lại cho Hoàng hậu nhân ngày sinh nhật. Cả triều đình và tất cả các phu nhân đều trầm trồ khen ngợi tặng phẩm vô cùng quý giá ấy, và chúc mừng Hoàng hậu có vinh dự được tặng quà của Thái hậu. Hồi đó, con của bà người hầu lên ba tuổi, thấy quang cảnh tấp nập người ra vào buồng của Hoàng hậu, nó tò mò chui vào phòng Hoàng hậu, đến bên chiếc kỷ đặt viên ngọc vô giá đó. Nó với lấy và cho vào mồm rồi bỏ ra vườn chơi. Khi Hoàng hậu nhận ra viên ngọc biến mất, bà ta ra lệnh cho tất cả các hoạn quan, các lính trong triều đổ đi tìm. Các cửa ra vào cung đều bị đóng lại: nội bất xuất, ngoại bất nhập, ai có mặt ở trong cung đều bị khám xét nhưng không ai để ý đến đứa bé ba tuổi đang chơi ở ngoài vườn. Bốn bà hầu cận của hoàng hậu bị nghi là đánh cắp viên ngọc, đã bị tra tấn đến chết, và hàng chục nô tỳ bị đòn roi tơi tả mà vẫn không tìm ra viên ngọc. Chiều hôm đó, hai vị đại quan nhận lệnh mở cuộc điều tra, tìm kiếm.
Đôi má ông Khấu ửng đỏ, bị kích thích vì câu chuyện xa xưa, ông hầu như quên cả nỗi buồn riêng, vội uống một ngụm trà và kể tiếp:
- Ngày hôm sau, bà người hầu nhận thấy con mình đang mút một vật gì. Khi bà ta mắng nó là lấy cắp kẹo trong lọ, nó bèn giơ ra viên ngọc.
Bà ta vô cùng kinh hãi. Nếu đem trả viên ngọc và nói ra sự thật thì bà ta phải chịu trách nhiệm về cái chết của bốn bà hầu cận vô tội, và bà ta cùng toàn gia đình cũng sẽ bị chết. Thế là bà ta quyết định giấu kín chuyện và giữ viên ngọc. Cuộc điều tra kéo dài mà không có kết quả nào. Ban điều tra được bổ sung thêm nhiều vị đại thần. Hoàng đế treo một giải thưởng rất lớn cho ai phá được bí mật đó, và vì thế cả nước đều biết đến chuyện viên ngọc bị biến mất. Bao nhiêu giả thuyết, bao nhiêu hướng điều tra đều vô vọng. Bà người hầu giữ viên ngọc kín đáo suốt đời, chỉ đến khi lâm chung bà ta mới giao viên ngọc cho con gái, tức là mẹ của bà già mà Đồng Mai đã giúp đỡ, và bắt con gái thề phải giữ kín nguồn gốc viên ngọc: sống thì chôn chặt trong lòng, chết thì mang theo xuống mồ. Người con gái đó lấy chồng làm thợ mộc, sau đó cả hai vợ chồng làm ăn sa sút, nợ nần, túng bấn, sống trong cảnh đói nghèo. Chắc đại nhân cũng hiểu được tình cảnh bi thảm của gia đình đó! Trong tay có một vật vô giá nhưng đâu có thể đem ra mà bán. Và có bán được thì ai dám mua để mang vạ vào thân. Vụ mua bán sẽ đến tai các nhà chức trách và sau đó là bao tai hoạ tiếp theo. Ngoài việc người trong gia đình họ đã gây ra bốn cái chết của bốn người hầu cận Hoàng hậu, họ còn mang trọng tội với nhà vua vì đã tàng trữ viên ngọc, coi như tội ăn cắp của cải triều đình, một tội nặng phải chịu hình phạt tru di tam tộc! Còn đem vứt viên ngọc xuống giếng, xuống sông, thì họ không dám. Rồi người chồng đã chết khi bà này còn trẻ. Dù phải vất vả khố cực bằng việc đi giặt thuê, bà ta không dám lộ cho ai biết chuyện viên ngọc. Khi toàn bộ người trong gia quyến bà ta đã qua đời, và bà ta cũng cảm thấy mình sắp chết, bà ta mới kế lại chuyện và trao viên ngọc cho Đồng Mai để tạ ơn.
Ông Khấu ngừng lời, chăm chú nhìn Địch công. Địch công không bình phẩm lời nào. Câu chuyện có thể đúng như vậy, làm cho bao bộ óc tài trí của triều đình phải bó tay. Rất có thể chuyện đó là sự thật. Cũng còn có thể là một mưu mô tinh quái gì đấy! Địch công suy nghĩ hồi lâu, rồi hỏi:
- Tại sao Đồng Mai không giao viên ngọc cho triều đình? Rất dễ dàng để xác minh bà cụ thợ giặt có bà là người hầu trong cung cấm, và Đồng có thể nhận được một số tiền thưởng lớn, hơn nhiều lần một trăm lượng vàng.
- Đồng là một nho sinh lêu lổng, thưa đại nhân! Anh ta sợ nhà chức trách không tin vào câu chuyện và sẽ tra khảo anh ta. Anh ta khôn ngoan chỉ cần mười thoi vàng mà không bị mắc mớ, đồng thời cũng dành cho tôi vinh hạnh trao lại cho triều đình một vật báu đã biến mất từ lâu.
Địch công nghi ngờ lời lẽ của ông Khấu, nhất là câu cuối. Sự ham muốn của một nhà sưu tầm với một vật quý thường cướp đi sự chân thật của người đó. Và cũng sẽ không có gì là ngạc nhiên, khi ông Khấu đã có trong tay viên ngọc đó, ông ta sẽ giữ nó đến cuối đời. Địch công lạnh lùng nói:
- Ông cho thế là một sự sắp xếp khôn ngoan à? Việc không thông báo cho nhà chức trách một tin tối ư quan trọng về một vật quý của triều đình là phạm trọng tội. Đáng lý ông phải báo cho ta các nguồn tin của bà Diên Hương. Cũng tại ông mà viên ngọc quý đó lại một lần nữa biến mất. Ta mong rằng nó chỉ là tạm thời thôi. Ta sẽ tìm mọi cách để tìm ra nó và tên sát nhân. Có thể ta sẽ khám phá ra nó chỉ là một viên ngọc giả để lừa bịp. Nếu thế thì là may cho ông đấy!
Đứng ngay dậy, Địch công không để ông Khấu phân trần, và nói:
- Câu hỏi cuối cùng: Đồng Mai có cho ông biết việc hắn sửa sang một phần ngôi nhà bỏ hoang không? Chắc hắn làm dùng chứa các đồ cổ để đem đi bán?
- Anh ta không nói gì với tôi về chuyện đó, thưa đại nhân. Ngay cả vợ tôi cũng không được biết.
- Thôi đủ rồi!
Địch công bước ra cửa và đứng sững lại trước một phụ nữ đứng ở lối đi. Ông Khấu vội tiến tới, đặt tay lên cánh tay người phụ nữ, nói nhẹ nhàng:
- Nàng hãy quay về phòng đi, Kim Liên của ta! Nàng biết là nàng không được khoẻ đấy!
Bà ta hình như chả nghe thấy gì. Địch công đoán bà ta trạc ba mươi, rất xinh đẹp: mũi thắng dọc dừa, một chiếc miệng nhỏ xinh và nhất là những sợi lông mi dài như râu bướm. Nhưng khuôn mặt ngơ dại và cặp mắt to mờ xám như chẳng nhìn thấy gì cả, một cặp mắt không hồn. Bộ quần áo may khéo làm tôn thêm sự cân đối của thân hình. Tóc chải bóng mượt, búi tóc có gắn bông sen nhỏ làm bằng vàng dát mỏng.
- Bà cả nhà tôi bị bệnh tâm thần, thưa đại nhân - Ông Khấu buồn rầu nói - Sau một cơn sốt nóng cách đây vài năm, bà ta lâm vào tình trạng này. Phần lớn thời gian bà ta ở trong phòng có người hầu chăm sóc, vì sợ đi ra ngoài sẽ gặp tai nạn. Việc Diên Hương làm đảo lộn tất cả, người hầu không chú ý đến bà ấy nên bà ấy mới lang thang ra đây - Cúi sát tai vợ, ông Khấu thì thầm những lời hết sức âu yếm, nhưng bà ta cứ như là không biết ông Khấu đứng cạnh. Đôi mắt vô hồn, bà dùng những ngón tay búp măng vuốt lại tóc, một hành động máy móc.
Địch công thương cảm nhìn bà ta và nói với ông Khấu:
- Hãy chăm sóc bà ấy. Tôi biết đường ra rồi!
Chương 7: Mổ xác người đẹp phát hiện một bí mật nhỏ -Địch công nói hai giả thuyết với người phụ tá tin cẩn
Mười một giờ đêm, Địch công mới về tới nha phủ. Qua sân, ông nhìn thấy ánh sáng trong thư phòng, ông bèn đi vào đó. Lão Hồng phụ tá của ông đang đọc tài liệu dưới ánh sáng một ngọn nến, vội đứng lên chào và vội vã hỏi:
- Thưa đại nhân, ở gần Rừng Cây thuốc xảy ra chuyện gì vậy? Cách đây nửa tiếng, trưởng làng mang tới đây xác một phụ nữ. Tôi đã cho thanh tra khám nghiệm mổ xác, và đây là tờ trình.
Địch công cầm ngay lấy đọc, không kịp ngồi xuống. Phụ nữ đó chết vì bị đâm trúng tim, có mang được ba tháng. Ngoài ra không có vết tích khả nghi nào, trừ những vết sẹo ở lưng đã có từ lâu và không rõ nguyên nhân của chúng.
Trao lại tờ trình cho lão Hồng, Địch công ngồi xuống ghế bành. Đặt gói vải lên bàn, ngả lưng vào thành ghế, ông hỏi:
- Viên đô đầu đã đưa nho sinh Hạ Quảng, bạn của Đồng Mai về đây chưa?
- Chưa ạ, thưa đại nhân. Hắn ta không có ở nhà. Chủ nhà bảo là hắn đi về rất thất thường và có khi đi đâu đó hai ba ngày mới về. Viên đô đầu đã lục soát chỗ ở của hai nho sinh đó, và đã cho hai lính ở lại đấy nếu thấy hắn về thì phải bắt trói ngay - Lão Hồng hắng giọng - tôi đã nói chuyện lâu với trưởng giáo; ông ta không tán thành những lời đề cao của ông Biện và ông Khấu về Đồng. Ông ta còn cho biết: Đồng và Hạ, mặc dù thông minh nhưng đều trụy lạc: rượu và gái lu bù, không ngại nhúng tay vào các việc mờ ám. Đi học thì thất thường. Mấy tháng gần đây, không hề lai vãng đến trường. Trưởng giáo cho là sự vắng mặt của chúng càng đỡ ảnh hưởng xấu đến các bạn đồng môn, và tỏ lòng thương tiếc ông Đồng, một người có học đáng kính. Còn bố mẹ của Hạ Quảng hình như sống ở kinh đô và đã từ bỏ tên Hạ vì đạo đức hắn tồi tệ.
Địch công gật đầu cảm ơn, và nhổm lên mở bọc vải đặt trên bàn: hai con dao. Ông cởi nút khăn tay lấy ra con rùa. Nó bước đi vài bước, nhấp nháy mắt trước ngọn nến, rồi rụt cổ và chân vào trong mu. Lão Hồng ngạc nhiên trước cảnh đó.
Địch công cười nói:
- Nếu lão rót cho ta một chén lớn trà thật nóng, ta sẽ kể chuyện ta đã kết bạn với cô rùa bé nhỏ này như thế nào!
Lão Hồng vội vã đến bên lò than, lấy nước sôi pha trà, Địch công cầm ả rùa trên tay, và đi ra phía cửa sổ, thò đầu ra ngoài thả con rùa vào hòn non bộ ở ngoài vườn.
Trở lại ghế, Địch công kể chi tiết cho lão Hồng những việc xảy ra ở khu nhà hoang. Ông ngừng một lát để nghe viên đô đầu trình báo là cả bốn cửa thành đều không phát hiện ra người bị dao đâm. Sau đó, ông kể tiếp về cuộc chuyện trò với ông Khấu, và kết luận:
- Với những điều ta đã nắm được, thì ta phác ra hai giả thuyết hoàn toàn khác nhau. Ta sẽ nói với lão một cách ngắn ngọn để rồi chúng ta định ra hướng điều tra. Hãy rót trà cho ta.
Địch công uống cạn chén trà, nói tiếp:
- Trước tiên, chúng ta cứ cho là ông Khấu nói đúng sự thật. Như vậy thì Đồng Mai bị ám hại bởi một kẻ lạ mặt đã bằng cách nào đấy biết được vụ mua bán vật cổ đó. Hắn thay thế Đồng đến chỗ hẹn để cướp đi viên ngọc và số vàng, và không nề hà giết bà Diên Hương để bịt đầu mối, mặc dù bà này đã chống cự bằng dao. Nhưng có thể, dù là chưa chắc chắn nhưng vẫn có thế là như vậy, kẻ giết người đó không phải là kẻ đã đầu độc Đồng. Ta phải nhận định là giữa kẻ cướp và tên giết người, chúng là hai loại đồi bại khác hắn nhau (Ông vuốt ria). Giả thuyết thứ hai là: ông Khấu mới nói một phần sự thật, ở chỗ ông ta nói dối là không biết chỗ hẹn mua bán, thì Đồng Mai và Diên Hương đã bị hại theo lệnh của ông Khấu.
Lão Hồng tròn xoe mắt:
- Sao lại có thể có chuyện đó được?
- Lão nên nhớ là: cả hai người trẻ tuối đó đều được lớn lên cùng với nhau. Đồng thì đẹp trai, khoẻ mạnh, Diên Hương thì thông minh, xinh xắn. Họ có thể là tình nhân của nhau chứ? Nhiều phủ gia đã làm ngơ việc lằng nhằng giữa con trai họ với những nữ hầu trong nhà. Nếu ông Đồng nằm trong số người đó, thì rất có thể chuyện ấy vẫn tiếp tục sau khi ông Khấu đã mua Diên Hương.
Lão Hồng nhận xét:
- Như vậy cô Diên Hương là một kẻ vong ân, bội bạc.
- Đôi khi rất khó hiểu tâm trạng của một phụ nữ đang yêu. Mặc dù ông Khấu là một người đứng đắn nhưng ông ta hơn Diên Hương hai mươi tuổi. Khám thấy bà ta có mang ba tháng, có thế Đồng Mai là bố của cái thai đó. Ta cứ giả dụ như vậy và ông Khấu biết việc ấy. Ông ta im lặng và chờ thời cơ. Thời cơ đã đến (lúc Diên Hương nói với ông Khấu về chuyện Viên ngọc của Hoàng đế): phải thủ tiêu đôi nam nữ ấy, lấy lại được vàng và chiếm được viên ngọc; thật là thuận tiện! Ông Khấu dễ dàng đầu độc Đồng trong bữa thết đãi các người tham dự đua thuyền, rồi thuê một tên côn đồ đến chỗ hẹn thay cho Đồng, giết bà Diên Hương và trao lại cho ông Khấu số vàng và viên ngọc. Viên ngọc chắc là được cất giấu trong ngôi nhà bỏ hoang. Đó là hai giả thuyết ta nêu ra, nhưng cũng nhắc lại là chúng hoàn toàn chỉ là sự phỏng đoán thôi. Chúng ta cần phải có thêm những hiểu biết về những người có liên can trước khi ta bắt đầu hành động.
Lão Hồng gật đầu đồng tình và lo ngại nói:
- về viên ngọc thì sao? Thưa đại nhân, ta cần phải thu lại ngay. Việc đại nhân bất thần xuất hiện ở ngôi nhà hoang khiến tên đó chưa tìm ra, vậy thì viên ngọc vẫn còn giấu ở đâu đấy trong toà nhà. Nên chăng là chúng ta phải tới đó ngay để tìm kiếm nó.
- Không cần thiết! Tôi đã ra lệnh cho trưởng làng cử người canh gác ở đó. Sớm mai, chúng ta sẽ tiến hành việc tìm kiếm để tránh mọi sự ồn ào trong đêm tối. Cũng có khả năng là Đồng giấu viên ngọc trong người. Quần áo của hắn có mang về đây không?
Quần áo của Đồng Mai được mang đến. Địch công và lão Hồng xem xét tỉ mỉ: gấu quần, túi quần và nhất là chiếc áo ngoài, viên đô đầu còn bóc cả để giày để xem xét: nhưng công cốc!
Địch công uống chè trong khi viên đô đầu gói lại số quần áo. Địch công nói:
- Việc triều đình bị đánh cắp một bảo vật liên can đến một vụ án mạng làm cho công việc trở nên cực quan trọng. Ta chưa nắm rõ tính cách ông Khấu, ta cần phải biết nhiều hơn nữa về ông ta. Thật đáng tiếc là nguồn cung cấp tốt nhất cho ta là bà cả của ông ấy lại bị ngớ ngẩn. Lão có biết bà ấy vì sao, và thành ngớ ngẩn từ lúc nào không?
- Thưa đại nhân, Tôi nghe nhiều người nói với tôi là: cách đây bốn năm, bà Kim Liên, tên vợ cả ông Khấu, trong một buổi chiều đi thăm bạn gái ở gần nhà, dọc đường, chưa tới được nhà bạn thì bà ta lên cơn sốt nóng và không biết gì nữa, cứ đi ra khỏi Cửa Đông và lang thang suốt đêm ở cánh đồng. Sớm hôm sau, nông dân gần đó thấy bà Kim Liên nằm bất tỉnh ở bờ mộng. Bà ta ốm một trận thập tử nhất sinh, và khi hồi sức thì mất trí nhớ.
Lão Hồng ngừng nói, vừa xoắn bộ ria vừa suy nghĩ. Rồi tiếp:
- Khi đại nhân nói về giả thuyết thứ nhất: đại nhân đề cập đến việc Đồng bị ám hại vì một lý do nào đó không liên can đến viên ngọc, tôi nhớ lại có lần một cụ già nói với tôi: trong cuộc đua thuyền rồng thì việc cá cược cũng rất quan trọng. Kẻ ít tiền thì cá cược với vài xu, vài hào. Các phú gia thì số tiền cá cược rất lớn. Bọn lang thang nhờ những mưu mẹo gian dối nhiều khi đã vớ bẫm trong vụ cá cược. Như năm nay chẳng hạn, ai cũng cho là thuyền của ông Biện sẽ đoạt giải. Giả dụ tên lang thang nào đó được biết là người đánh chiêng ở thuyền ông Biện sẽ gặp tai nạn, tên đó sẽ dồn hết tiền cá độ cho chiếc thuyền có khả năng về trước thuyền ông Biện, và thế là hắn sẽ thắng to. Như vậy, cũng có thể chính tên lang thang đó đã đầu độc Đồng Mai.
- ừ, cũng có thể như vậy - Địch công nói - Đó là một khả năng mới mà chúng ta cần quan tâm.
Có tiếng gõ cửa, viên đô đầu vào phòng trình Địch công một phong bì nhàu nát, nói:
- Thưa đại nhân, trong lúc lục soát hòm của Hạ, chúng tôi thấy chiếc phong bì này, còn hòm của Đồng không có một mẩu giấy nào, chỉ toàn quần áo cũ.
- Rất tốt, ngươi có thể lui được rồi.
Địch công nói và mở phong bì. Trong đó có một giấy chứng nhận Hạ Quảng đã học xong năm thứ nhất trường Khống Tử, một giấy cho phép lưu trú ở quận lỵ. Khi xem đến tờ thứ ba thì Địch công nhướn mày: ông đặt tờ giấy xuống, vuốt cho thật thắng, đưa sát ngọn nến để nhìn cho rõ, rồi nói:
- Lão Hồng, hãy xem này.
Lão Hồng nhận ra một bản đồ vẽ nguệch ngoạc phía nam quận lỵ. Lấy ngón tay chỉ bản vẽ, Địch công giải thích:
- Đây là Rừng Cây thuốc, và hình chữ nhật là khu nhà của Đồng Khoan. Như vậy có sự liên quan giữa Hạ và vụ mua bán viên ngọc, cần phải tìm ngay ra tên Hạ!
- Nó hắn trốn tránh ở một khu đông đúc, thưa đại nhân. Chắc gã trùm ăn mày Thịnh Ba có thể biết được.
- Đúng đấy, nên hỏi tên ấy. Từ khi ta cho hắn chức “trùm”, hắn giúp nha phủ được khá nhiều việc.
- Ban ngày thì khó gặp lão ta. Chỉ tối mới gặp được, khi lão nhận tiền cống nộp của các ăn mày tại nhà của lão ta. Có lẽ tôi nên đi ngay.
- Không được! Lão đã quá mệt rồi! Chỉ đến cái giường là tốt nhất.
- Thưa đại nhân, nếu thế thì công việc phải chậm đi một ngày. Hơn nữa lão ta rất hẩu với tôi, tôi biết cách nói chuyện với con mèo già tinh khôn ấy, và lão ta cũng rất thích tôi. Không phải là tôi có ý gì về Mã Long, Thiệu Tài hay Đào Cang . Lão bảo mấy tay ấy chỉ là đồ vũ phu.
Địch công mỉm cười:
- Nếu lão nhất định đi ngay thì ta cũng đồng ý. Nhưng lấy kiệu của nha phủ mà đi, và mang theo bốn lính. Khu lão ta ở là phức tạp lắm đấy.
Sau khi lão Hồng đi, Địch công lại uống một chén trà nữa. Diễn biến các sự việc làm cho vụ điều tra khó khăn thêm: việc ám hại một nho sinh trở thành một vụ việc có tầm quan trọng quốc gia.
Cần phải có một giải pháp tức thời, vì không thể giữ lâu bí mật về viên ngọc. Nhưng vẫn phải tiến hành cẩn trọng.
Địch công thở dài và đứng lên, đi về phía nhà riêng. Ông tưởng các bà vợ đã đi ngủ nên định quay về thư phòng ngủ tạm, nhưng nghe tiếng cười rôm rả của ba bà vợ, ông dừng lại. Người lão bộc vội nói:
- Phu nhân của Tướng quân Tạ Bảo và phu nhân của quan Án sát về hưu đến chơi từ tối. Các phu nhân làm lễ tạ ơn trời, sau đó bà cả mời họ ở lại chơi bài, dặn khi đại nhân về thì phải báo ngay để tiễn khách.
- Hãy vào báo với bà cả ra phòng bên ta gặp một lát.
Khi bà cả vào phòng bên, Địch công sung sướng thấy vợ mình đẹp hơn trong tấm áo gấm lam thêu hoa lá bằng chỉ vàng. Sau khi cúi chào, bà cả lo âu hỏi:
- Không có chuyện gì xấu sau cuộc đua thuyền chứ, thưa phu quân?
- Có việc khẩn cấp ta đang phải lo. Không muốn vì ta mà cuộc vui của các bà bị ngừng lại, ta sẽ nghỉ tại thư phòng, lão quản gia sẽ chăm sóc ta!
Lúc sắp quay đi, Địch công hỏi:
- À, quân bài thất lạc đã tìm thấy chưa?
- Chưa, chắc là rơi xuống sông.
- Vô lý, bàn đánh bài để rất xa lan can phà. Ta rất muốn biết quân bài đó lẫn ở chỗ nào.
Bà cả láu lỉnh giơ ngón tay, nửa đùa nửa thật:
- Đã bao năm cùng chung sống, tôi chưa bao giờ nghe thấy ông càu nhàu về một chuyện vớ vẩn. Mong rằng ông đừng như thế nữa nhé!
Địch công mỉm cười: “Vâng - Cứ yên tâm!” rồi gật đầu chào và trở lại thư phòng.
Chương 8: Lão Hồng gặp Thịnh Ba -Gã trùm ăn mày thổ lộ nỗi niềm
Nhà của gã trùm ăn mày là một quán rượu tồi tàn ở khu vực nghèo nhất quận lỵ. Lão Hồng phải lách mình qua đám đông ăn mày và kẻ lang thang ở trong quán để đến bên quầy rượu. Sát quầy rượu có hai tên lang thang cao lớn đang chửi bới nhau, nhưng người to béo dựa vào quầy rượu lại còn cao hơn hai tên lang thang một cái đầu. Người đó mặc chiếc áo đen, quần nhiều mụn vá, đôi tay to như cột buồm khoanh trước chiếc bụng phệ đồ sộ. Tóc tai thì bù xù trùm lấp cả gáy, râu đầy vết mỡ, che gần kín ngực, nhìn hai tên lang thang một lúc, nghĩ ngợi, rồi xắn tay áo, vén quần lên cao, tóm lấy cổ của hai tên đó một cách dễ dàng để đập trán chúng vào nhau, sau đó thả chúng xuống đất.
Lão Hồng nói với gã:
- Rất tiếc là tôi phải làm phiền ông, ông Thịnh Ba, trong lúc ông giải quyết công việc duy trì trật tự ở đây, nhưng tôi có việc cần nói ngay với ông.
Thịnh Ba nghi ngại nhìn lão Hồng, gã lầm bầm:
- Thưa ông phụ tá, sức khoẻ tôi kém lắm, rất xấu. Dù sao tôi cũng chưa quên phép lịch sự nên xin mời ông ngồi và uống cho đỡ khát.
Sau khi uống một bát rượu, lão Hồng từ tốn nói:
- Tôi không muốn làm mất thì giờ quý báu của ông, Thịnh Ba! Tôi chỉ muốn ông cho biết vài tin về hai nho sinh trụy lạc tên là Đồng Mai và Hạ Quảng, còn có tên là Hạ sẹo.
Thịnh Ba gãi bụng, dè dặt nói:
- Bọn nho sinh du đãng à? Tôi đâu có chú ý đến bọn chúng. Tôi đã quá chán với bọn ăn mày dốt nát. Bọn hư hỏng theo đòi sách vở lại càng quậy phá tợn hơn. Không lạ gì khi chúng gặp rắc rối, tôi chả biết gì về chúng cả. Không biết một tý gì.
- Một trong hai tên đó đã chết: gặp tai nạn trong khi đua thuyền.
- Cầu cho linh hồn anh ta yên nghỉ - Thịnh Ba ra vẻ rầu rĩ nói.
- Ông cũng xem cuộc đua thuyền chứ?
- Tôi ấy à? Tôi có bao giờ cá cược đâu. Tôi đâu có xu nào để chơi.
- Thôi nào, vài chinh cũng cá cược được cơ mà?
- Vài chinh? Để tôi nói lão Hồng biết: rất nhiều người đặt cược vào thuyền số 9 bị thua nặng, ngay cả chủ nhân của nó: lão Biện, một con đỉa. Lão ta sẽ gặp nhiều khó khăn nếu thuyền đó bị thua. Tôi nói là “nếu” vì thời gian gần đây hắn cụt cả vốn liếng: ấy là tôi nghe nói như vậy! - Gã trùm ngắm nhìn bát rượu nói tiếp giọng bí mật - Khi tiền cá cược là số tiền lớn thì tai nạn sẽ xảy ra.
- Thế thì ai có lợi khi thuyền của lão Biện thua?
- Thật khó nói. Rất khó nói. Bọn người biết trước thuyền thắng cuộc đều là bọn ranh ma, hãy tin tôi. Họ thuê hàng tá bọn dò tin và bọn môi giới. Nào ai biết số tiền lớn đi vào túi kẻ nào! Chắc chắn là không phải vào túi tôi!
- Quan án sát lại muốn biết điều ấy đấy! Chuyện ấy có liên quan đến một vụ mà Đại quan đang truy xét.
- Một vụ liên quan đến một nho sinh? - Gã lắc đầu rồi nói chắc chắn - Rất tiếc là tôi không thể giúp gì được!
Lão Hồng vẫn không lúng túng:
- Tôi không ngạc nhiên khi Đại quan thưởng một lượng bạc cho ai báo tin đó.
Thịnh Ba ngước mắt nhìn lên cao, vẻ thích thú, reo to:
- Đại quan Địch công! Sao lão không nói ra ngay như thế? Tôi có bao giờ từ chối hợp tác với các quan chức quận lỵ. Ngày mai lão quay lại đây tôi có thể nói được với lão một hoặc hai điều gì đó.
Lão Hồng gật đầu, định đứng lên thì Thịnh Ba nắm cánh tay lão, nói vẻ trách móc:
- Sao lại vội đi như vậy, thưa lão Hồng đáng kính?
Lão Hồng đành ngồi lại nghe tiếp.
- Tôi rất có cảm tình với ông. Theo tôi ông là một người chân thật. Tôi nghe những người đứng đắn ở quận lỵ rất ca ngợi ông.
Lão Hồng bực bội vì biết rõ đó là mánh khoé để hắn đòi ứng trước tiền thưởng, đành lấy vài hào ra, nhưng Thịnh Ba ngăn lại, nói:
- Xin ông đừng để vẻ nhũn nhặn che lấp các đức tính tốt của ông. Ông là người tích luỹ được nhiều kinh nghiệm qua năm tháng, vì vậy tôi muốn nhờ vả ông một việc tế nhị - Thấy lão Hồng ngạc nhiên, gã vội nói tiếp: - Lão Hồng kính mến! Ông không thể từ chối giúp đỡ một việc nhỏ nhoi đối với một người khốn khổ đau ốm như tôi.
- Ông đâu có ốm đau gì?
- Nỗi đau ấy đâu có thể nhìn thấy được. Nó nằm trong dạ dày tôi.
Rồi hắn ợ rất to đến nỗi các tên ăn mày ở trong quán đều phải kính phục nhìn thủ lĩnh.
- Đấy ông nghe thấy chứ? Trong dạ dày, bộ phận quan trọng nhất của cơ thế con người.
- Thế có chuyện gì vậy?
Cúi sát lão Hồng, gã khàn khàn thầm thì:
- về một người đàn bà.
Vẻ đau khố ở gã làm lão Hồng cố nén cười, hỏi:
- Quý bà nào vậy?
- À, ông nói rất đúng: đó là một quý bà... một quý bà thật sự. Đã có thời cô ta phục vụ ở hoàng cung, ở kinh đô. Đó là một con người nhạy cảm, rất hay xúc động. Cô ta rất thận trọng khi biểu lộ tình cảm...
Lão Hồng nhìn kỹ mặt Thịnh Ba. “Một phụ nữ làm việc ở hoàng cung?” Ông vội đứng lên, hỏi luôn:
- Có viên ngọc nào trong việc ấy?
- Rất tuyệt! Ông dùng từ rất hay. Một viên ngọc... Đúng cô ta là một viên ngọc. Một viên ngọc giữa các viên đá tầm thường! Ông hãy đến gặp cô ấy và nói tốt về tôi. Nhưng ông cần cân nhắc từng lời, tôi không muốn ông làm mất đi sự trong trắng ở cô ấy.
Lão Hồng hoàn toàn chả hiểu gì cả. Việc ấy có liên can gì đâu đến vụ viên ngọc bị đánh cắp! Chần chừ một lúc, lão hỏi:
- Ông định nhờ tôi làm ông mối đến xin cưới cô ta à?
- Đâu có vội vã như vậy được! - Thịnh Ba kinh hãi la lên - Ông là một quan chức, chắc ông hiểu một người trong hoàn cảnh như tôi thì không thể liều lĩnh để... nhận một sự từ chối. Ông hiểu tôi chứ?
- Không, tôi chả hiểu gì cả. - Lão Hồng cau có nói - Đúng ra là ông mong gì ở tôi?
- Là ông đến gặp cô ấy và nói tốt về tôi. Chỉ có thế thôi. Một lời tốt về tôi. Không hơn không kém!
- Tôi vui lòng nhận lời. Nhưng cô ta ở đâu?
- Ông đến lầu hoa của cô Lương, còn gọi là cô Lương Tử, ở gần Đền thờ Quan Vũ, ai cũng biết cô ta.
Lão Hồng đứng đậy.
- Lúc này tôi còn có nhiều việc, nhưng tôi sẽ đến đó khi có dịp thuận tiện: trong một hoặc hai ngày nữa.
- Ông nên đến vào sớm mai thì tốt - Gã trùm cười thích thú - À, tôi vừa nhớ ra là hai nho sinh ấy Đồng và Hạ, đều là khách thường xuyên ở lầu hoa ấy đấy. Rất hay đến đó. Cứ hỏi cô Lương về họ, nhưng phải khôn khéo. Nên nhớ cô ta là người hay xúc động và đã từng phục vụ ở...
- Ở triều đình chứ gì? Thôi tôi đi đây, Thịnh Ba. Mai tôi sẽ gặp lại anh.