14/4/13

Viên ngọc của hoàng đế (C9-12)

Chương 9: Quan án Địch công phát hiện một đoạn hữu ích trong một quyến sách cổ-Nho sinh Hạ Quảng cuối cùng cũng xuất hiện

Sớm hôm sau, khi lão Hồng vào thư phòng thì thấy Địch công đang cho rùa ăn.
- Khứu giác loài rùa rất nhạy - Địch công nhận xét - Ta không ngửi được mùi rau diếp, nhưng hãy nhìn xem nó trổ tài - Ông đặt vài lá rau trên tay ghế: con rùa vừa leo qua chồng sách đặt trên bàn, nó ngẩng đầu đánh hơi và tiến về phía để rau. Ông để rau trước đầu nó, một lúc nó ăn hết. Địch công lại cho nó trở về hòn non bộ. Quay lại chỗ ngồi, ông cười nói:
- Thế nào, tối qua ra sao, lão Hồng?
Lão Hồng kể lại việc chuyện trò với Thịnh Ba, rồi kết luận:
- Gã ấy đã biết Đồng Mai không chết một cách bình thường. Và có nghe nói là số tiền cá cược rất lớn. Hắn còn nêu ý kiến là có thế ông Biện, vì vốn cạn, đã thu xếp cho thuyền ông ta thua cuộc để kiếm lời.
Địch công nhướn mày.
- Thịnh Ba nói thế à? - Ông vân vê bộ râu - Một cách nhìn mới về ông Biện! Ta có cảm giác dân chúng coi ông ta là một người dư dật, ta cũng tin là không ai nghi ngờ sự ngay thẳng ở ông ta. Trông rất đứng đắn với bộ mặt hơi xanh xao và bộ râu đen bóng. Tuy vậy, ông ấy cứ nhấn mạnh đến cái chết của Đồng là bị truỵ tim. Lão Hồng có nghe thấy ai nói xấu ông ta điều gì không?
- Không, thưa đại nhân. Ai cũng đánh giá ông ta là một thầy lang giỏi. Rất tiếc là Thịnh Ba nói hơi khó hiểu về ông ta. Tôi cũng cho là lão trùm ăn mày biết về hai nho sinh, nhưng hắn không muốn nói ra. Hắn thà chết còn hơn là nói ra một cách rõ ràng.
Địch công gật đầu tán thành, rồi nói:
- Rõ ràng là Thịnh Ba muốn qua ta để biết về người phụ nữ mà hắn đã nói với ông. Lát nữa chúng ta sẽ đến gặp người đó. Tên Hạ đã về chưa? Ta muốn gặp nó trước khi nghe ý kiến của người phụ nữ về nó và Đồng Mai.
- Rất tiếc, vẫn chưa tìm thấy hắn ta, thưa đại nhân. Lính gác ở nhà hắn vừa báo về là vẫn không thấy hắn về nhà - Lão Hồng ngừng giây lát rồi ngập ngừng nói: - Cũng có khả năng là Thịnh Ba đánh hơi thấy vụ mua bán viên ngọc và hắn nói với tôi về người phụ nữ, nhằm bảo cho tôi là cô ấy có biết điều gì đó trong việc viên ngọc. Khó giải thích vì sao lão ta cứ nhấn mạnh là cô ấy đã từng ở trong hoàng cung? Chuyện thật khó tin!
Địch công nhún vai:
- Ông nên nhớ là hoàng cung có hàng nghìn phụ nữ phục vụ: nào là lau chùi, quét dọn, làm bếp nấu ăn. Còn chuyện viên ngọc, chúng ta hãy quên đi. Ta đã kết luận: đó là cả một chuyện hoang đường, một chuyện từ đầu đến cuối là tưởng tượng cả!
Lão Hồng tròn xoe mắt, Địch công nói luôn:
- Đúng vậy, một câu chuyện bịp bợm. Ta tin là ông Khấu cũng nghĩ như ta. Đã hàng trăm lần trong đêm qua, ta không ngủ để suy nghĩ về các chi tiết của viên ngọc bị biến mất ra sao, rồi bằng cách nào nó lọt vào tay Đồng Mai. Ta đi đến kết luận: không có viên ngọc đó! Như ta đã giảng giải cho ông tối qua là Đồng Mai và Diên Hương có tình ý với nhau. Cách đây hai tháng bà ta bảo với Đồng là đã có mang. Cả hai lo sợ chuyện sẽ vỡ lở và họ bàn tính chuyện cùng nhau bỏ trốn. Nhưng làm thế nào để có tiền. Thế là họ bàn mưu lấy câu chuyện cổ xưa về viên ngọc của Hoàng đế để bịp ông Khấu. Diên Hương nói với chồng là Đồng giữ viên ngọc đó, giấu ở nơi kín đáo, và bà ta tự nguyện đến đó để bàn việc mua bán. Thế là đôi tình nhân sẽ gặp nhau ở ngôi nhà bỏ hoang, và từ đó trốn đi với một trăm lượng vàng. Họ tính toán chu đáo đấy chứ! Nhưng họ đâu có biết là ông Khấu biết chuyện lăng nhăng của họ, chỉ chờ dịp để trả thù. Lý nào ông ta chả biết nơi hẹn hò là ngôi nhà bỏ hoang, nên đã thuê một tên lưu manh đến đó thu lại mười thoi vàng, giết Diên Hương. Lão Hồng nghĩ thế nào?
Lão Hồng tỏ vẻ không tin vào lập luận ấy, chậm rãi trả lời:
- Tối qua tôi không chống lại các giả thuyết của đại nhân vì chúng ta mới chỉ nêu lên để xem xét. Nhưng giờ đây đại nhân lên án ông Khấu một cách rõ ràng, thì tôi không tin một con người ôn hoà như ông ta lại phạm tội ác ghê gớm ấy. Còn nhiều người khác nữa cũng ở diện bị tình nghi. Vừa rồi, chúng ta nói đến ông Biện...
- Sự ghen tuông đôi khi biến một con người ôn hoà nhất thành một kẻ tàn ác. Dù sao thì chúng ta cũng phải tới khu nhà cổ của Đồng Khoan, khám xét căn phòng nhỏ. Tất nhiên là sẽ không tìm thấy viên ngọc, nhưng xem xét lại nơi xảy ra vụ giết người lúc ban ngày cũng là cần thiết. Khi quay về đây vẫn chưa thấy Hạ Quảng, thì ta đến thăm “người bạn gái” của Thịnh Ba. Có thế cô này biết chỗ ẩn náu của tên Hạ. Nhất thiết phải nói chuyện với nó trước cuộc hỏi cung sáng nay.
Khi đứng dậy, Địch công nhìn thấy quyển sách mà con rùa vừa leo qua, nói:
- À ta quên mất, gần sáng biết là không ngủ được nữa, ta bèn đọc quyển sách mượn ở thư viện nha phủ cách đây vài hôm (mở trang sách đã đánh dấu). Đó là những nhận định về quận lỵ này cách đây năm mươi năm, do một vị án sát đã về hưu, sưu tầm và bỏ tiền túi ra để in ấn. Có đoạn nói về cuộc dạo chơi ở khu miếu Nữ thần Sông đã bị đổ nát. Hồi đó đi vào Rừng Cây thuốc rất dễ dàng. Ông ta viết như sau: “Bức tường quanh miếu và cổng ra vào bị trận động đất phá huỷ, nhưng gian chính và bức tượng Nữ thần Sông không bị tổn thất, còn y nguyên. Bức tượng cao hơn mười thước , ngồi trên bệ đá, trước mặt là bàn thờ hình vuông. Cả tượng lẫn bệ đá là một khối đá cẩm thạch liền khối: đó là một tác phẩm kỳ vĩ” - Đưa sách sát gần mặt, ông tiếp - Bên lề trang này có một độc giả đã ghi chú bằng mực đỏ: Ông bạn đồng liêu vêu quý của tôi: ông đã nhầm. Vì sau đó mười năm, tôi tận mắt thấv tượng và bệ tượng không phải là nguvên khối: tôi cho gỡ lớp vữa gắn liền tượng với đế để tìm nơi cất giấu các sách về lê nghi tôn giáo, nhưng không có gì cả. Theo tôi, bức tượng vô cùng quý giá nàv cần được cất giữ tại kho Bộ Lễ. Chữ ký của án sát Đoàn, quận Phố Dương.
Địch công ngừng đọc, bình luận:
- Đại quan Đoàn, tiền nhiệm của ta, là một vị quan rất có trách nhiệm!
Tôi đọc tiếp nhé:
“Ngón tay trỏ bàn tay trái bức tượng có một nhẫn vàng gắn một viên hồng ngọc to, rất đẹp. Trưởng làng cho biết chiếc nhẫn đó là con mắt độc ác nên không ai dám đánh cắp nó. Bốn góc trên cao của miếu thờ đều có một lỗ hổng với một sợi dây thừng dùng để trói nam thanh niên được chọn làm vật cống cho Nữ thần Sông, hàng năm vào ngày mồng năm tháng năm. Lão trượng cắt các mạch máu của vật cống bằng một con dao làm bằng ngọc để lấy máu vấy lên bức tượng. Sau đó, xác vật cống được rước ra sông, và ở đó xác được long trọng thả xuống sông. Chỉ cách đây mấy năm, triều đình mới ra lệnh huỷ bỏ tục lệ dã man đó. Đồn rằng bề mặt bức tượng lúc nào cũng ẩm ướt, hôm tôi đến xem, thấy đúng như vậy Không biết có phải vì sương mù hay vì một lý do thần bí nào đó? Không khí lạ kỳ trong miếu làm tôi phải ra về sớm hơn dự định. Lúc ra về, tôi có lấy một viên gạch của miếu để làm kỷ niệm.
Địch công đặt sách lên bàn.
- Đó là tất cả những điều tác giả viết về ngôi miếu. Thật là lạ kỳ!
Địch công đứng dậy, ra lệnh cho lính chuẩn bị hai con ngựa. Địch công và lão Hồng lên ngựa đi đến cầu Đá. Trời mát mẻ nên hai người thấy rất sảng khoái. Họ đến nhà trưởng làng trước tiên. Trưởng làng cho biết tuần đinh gác đêm ở nhà Đồng Khoan vừa về lúc sớm. Họ nói là phải trải qua một đêm hãi hùng. Một người kể đã nghe thấy nhiều tiếng rất lạ, như tiếng thì thầm vọng ra từ Rừng Cây thuốc. Người thì thấy các bóng trắng lơ lửng trên các ngọn cây. Họ phải đứng sát bên nhau để canh gác. Và căn phòng đã được niêm phong sau khi xác bà Diên Hương được mang đi.
Hai người tiếp tục lên đường, tiến về phía rừng. Đen cây thông đánh dấu địa phận của gia đình họ Đồng, cả hai xuống ngựa và đi bộ. Ban ngày con đường dễ đi hơn nhiều và họ đã đến gần căn phòng xảy ra án mạng. Bất chợt Địch công đặt tay vào lão Hồng. Có một người lực lưỡng đang đứng trước căn phòng: mặc áo đen, đội mũ the. Tờ niêm phong đã bị xé toạc, phất phơ trước gió.
Địch công quát to:
- Này! Ông là ai? Đến đây làm gì?
Người đó quay lại, không trả lời, nhìn chăm chú Địch công và lão Hồng. Người lạ có bộ mặt tròn trĩnh, bình thản, với bộ ria ngắn và bộ râu được chải chuốt cấn thận, xẵng giọng nói:
- Cách hỏi thô lỗ với một người lạ đáng được đối xử tử tế là như thế? Trông ông có dáng dấp một quan chức, nhưng tôi xin nói là chính tôi mới là người được hỏi ông các câu đó, vì rằng ông đã xâm nhập lãnh địa của tôi mà không được phép của tôi.
Địch công nói thẳng:
- Ta là quan Án sát quận này. Ta đang đi điều tra. Giờ thì ông hãy nói đi!
Người lạ vội kính cẩn cúi chào, nhã nhặn nói:
- Tôi rất hân hạnh được xưng tên với Đại nhân: tôi là Khuông Mần, chủ nhân một hiệu bào chế ở Kinh đô. Cách đây bốn năm tôi đã mua ngôi nhà này của ông Đồng Khoan.
- Ở đây đã xảy ra nhiều chuyện lạ kỳ. Ông hãy cho ta xem thẻ căn cước!
Khuông Mần hơi khom người, rút từ ống tay áo ra giấy tờ trình Địch công. Giấy tờ gồm một thẻ căn cước, một bản vẽ chi tiết khu nhà có xác nhận của Toà án quận. Địch công trao lại giấy tờ, rồi nói:
- Rất tốt! Giờ thì ông hãy cho biết vì sao ông xé tờ niêm phong? Ông phải biết rõ đó là một điều phạm tội.
- Nhưng tôi có xé đâu? Thưa Đại nhân! Tôi đến đã thấy cửa mở rồi.
- Sao ông lại đến đây sớm vậy?
- Nếu Đại nhân muốn biết, tôi xin kể dài dòng một chút!
- Không cần, hãy nói ngắn gọn!
Ông Khuông bình tĩnh nói:
- Cách đây bốn năm ông Biện viết thư cho tôi nói là có một khu nhà gần Rừng Cây thuốc cần bán, gợi ý để tôi mua. Tôi đồng ý mua. Lúc đó tôi còn một kho thuốc lớn, nên mãi hai năm sau tôi mới cử người đến thăm thú khu nhà và Rừng Cây thuốc. Khi được tôi báo tin đó, ông Biện trả lời là địa phương đang bị hạn hán, và nếu có người lạ đến thì dân làng sẽ bực tức: vì Rừng Cây thuốc là của Thần Sông, họ...
Địch công sốt một, cắt lời:
- Tôi hiểu rồi!
- Xin vâng lời, thưa Đại nhân. Và hai năm sau đó tôi quá bận vì công việc, mãi đến sáng hôm qua, khi thuyền tôi đến gần cầu Đá tôi mới nghĩ đến việc qua đây...
- Vì sao ông đến cầu Đá? Đi du ngoạn chăng?
- Hoàn toàn ngược lại. Tôi qua kênh lớn để gặp một cộng sự có việc cần giải quyết. Tôi và người bạn là Tôn đã đến đây, các thuỷ thủ biết có lễ hội đua thuyền cứ năn nỉ ở lại một đêm để dự hội. Bắt buộc phải dừng lại, tôi mời ông Biện đi ăn tối và hôm nay cùng đi xem khu nhà họ Đồng. Ông ta bận việc tổ chức đua thuyền nên chỉ đến uống trà với tôi và hẹn sớm nay gặp nhau. Ớ đây, để tôi có thế nhanh chóng tiếp tục hành trình. Tôi đang chờ ông Biện, và may mắn lại được gặp Đại nhân. Hôm qua tôi đã định đến chào Đại nhân nhưng thấy Đại nhân quá bận, nên đành thôi.
Và Khuông Mần tiếp tục nói trước cái nhìn xoi mói của Địch công:
- Chiều qua ông Biện có kéo tôi đến một quán rượu ở cầu Đá và đưa tôi đi thuyền dọc đường đua. Khi qua phà của Nha phủ, phép xã giao nhắc tôi phải lên chào Đại quan, và còn công việc buôn bán ở quận này đòi hỏi như vậy. Tôi lên phà, nhưng lúc đó Đại nhân và các phu nhân đang tựa thành phà, tôi sợ làm phiền nên lại xuống thuyền ra về. Tôi nói như vậy để chứng tỏ lòng kính mộ của tôi với Đại nhân...
- Đúng vậy! Xin cảm ơn thịnh ý của ông.
“À, té ra Khuông Mần là ông khách lạ mà quản gia đã nói”. Địch công nghĩ vậy rồi hỏi:
- Thế ông bạn Tôn có đi cùng với ông không?
- Không ạ. Ông ta mệt nên về thuyền nghỉ sớm. Tôi xem hết cuộc đua, trở về thuyền thì thuỷ thủ đều chưa về, tôi uống trà và đi ngủ.
- Rõ rồi. Vì lý do gì mà ông cho sửa lại gian phòng nhỏ?
Khuông Mần ngạc nhiên:
- Đâu có sửa sang gì? Nó vẫn đổ nát.
Địch công, lão Hồng và ông Khuông leo lên bậc, nhìn vào gian phòng: đúng là quang cảnh một nơi bị bỏ hoang: mái thủng, ngói xô, tường long vôi, nền nhà bụi bậm.
Một giọng nói đầy ngạc nhiên, vang lên sau lưng họ:
- Ớ đây xảy ra chuyện gì vậy?
- Bọn vô lại vào đây phá rối ông Biện ạ! Chúng tôi đang xem xét hậu quả - Khuông Mần nói - Tôi nhớ rằng ông đã viết cho tôi là ông để mắt đến khu này đấy!
Ông Biện đáp ngay, vẻ không hài lòng:
- Cách đây một tháng tôi đã cử người đến đây xem xét. Hắn nói là mọi thứ đều ở tình trạng tốt. Hắn biết rõ khu này vì hắn là Đồng Mai, con trai chủ nhân cũ nơi này... Thật chả hiếu ra sao cả...
Địch công ngắt lời: “Các ông đợi ta một lát!” rồi bảo lão Hồng đi theo ra vườn, nói nhỏ: “Tên sát nhân tin là chuyện viên ngọc có thật, nên sau khi lính gác rút đi, hắn quay lại tìm kiếm viên ngọc. Ta đi vào khu nhà chính xem thế nào! ”
Địch công cáu kỉnh xua đàn nhặng bay quanh. Ở đó không có vết tích lục lọi, vẫn còn vết chân của Địch công tối qua trên đám bụi.
Khi trở lại, lão Hồng đưa ra nhận xét:
- Nó lục lọi lung tung ở phòng nhỏ, nhưng chắc là chả tìm thấy gì cả!
- Đúng vậy! - Địch công lại bực bội xua đám nhặng. - Đồ sâu bọ khốn khiếp! Lão có thấy bức tường thấp kia không? Ta đã tìm thấy ả rùa trên tường đó. Nó bò trên đó, lưng có một túm cỏ.
Cả hai đến bên bức tường thấp. Bất chợt Địch công cúi nhìn phía bên kia tường, lão Hồng cũng làm theo và vội nén thốt ra một câu chửi thề: một người mặc áo quần màu xanh nằm ở chiếc rãnh bên tường. Đàn ruồi bâu quanh chiếc đầu đẫm máu.
Địch công quay về phía phòng nhỏ. Ông Biện và ông Khuông đang trao đổi ở góc phòng. Địch công đến bên họ, thản nhiên hỏi ông Khuông:
- Ông đến trước ta bao nhiêu lâu?
- Chỉ vài phút thôi, thưa Đại nhân. Chưa kịp đi thăm ngôi nhà chính. Tôi đến ngay khu vườn này để nhìn Rừng Cây thuốc.
- Cả hai ông hãy theo tôi! - Địch công ra lệnh.
ông Khuông nhìn thấy xác chết đã nôn ngay. Ông Biện kêu lên:
- Đó là Hạ Quảng. Đấy, có vết sẹo ở má trái!
Địch công vén tà áo gài vào thắt lưng, nhảy qua tường xuống bên hố, ông Biện và lão Hồng cũng xuống theo.
Địch công xem xét chiếc đầu đẫm máu, rồi tìm kiếm chung quanh, và cầm lên viên gạch... “Hãy tìm các bụi cây gần đây, xem còn dấu tích gì không!” Lão Hồng tìm thấy một vật, nói:
- Tôi tìm thấy cái này giống như hòm đồ nghề thợ mộc, thưa Đại nhân!
Theo lệnh Địch công, chiếc hộp được mở ra; trong đó có hai lưỡi cưa, một búa và các lưỡi bào.
Địch công ra lệnh mang hòm đó về Nha phủ, và quay ra nói với ông Biện: “Hãy giúp ta cởi áo nạn nhân!” Khi áo được lột ra, Địch công thấy một miếng giẻ quấn chặt cánh tay trái, mở ra thì thấy một vết đâm sâu. Địch công nhận xét:
- vết thương này mới có gần đây thôi, do một lưỡi dao mỏng và rất nhọn. Xác còn hơi ấm, chỉ mới chết cách đây nửa giờ.
Địch công im lặng, lục lọi túi áo: chả có gì cả, ngay cả một chiếc khăn tay. Ông nói:
- Chúng ta đã xong việc ở đây. Thanh tra tử thi sẽ làm tiếp.

Chương 10: Ông Tôn than vãn về sức khoẻ -Địch công lại quyết định trá hình

Khi ba người nhảy qua bức tường thấp trở lại vườn, Khuông Mần xô đến hỏi. Không trả lời, Địch công nói với lão Hồng:
- Hãy lên ngựa về cầu Đá bảo trưởng làng đến đây cùng mười hai tuần đinh.
Địch công đi đi lại lại trong vườn, thỉnh thoảng lại bực bội rũ mạnh tay áo. Ông Biện và ông Khuông đứng lui ra góc vườn trao đổi với nhau.
Lão Hồng nhanh chóng quay trở lại cùng với trưởng làng và các tuần đinh mang theo gậy tre.
- Hãy đưa nạn nhân về Nha phủ - Địch công ra lệnh - để lại vài người canh gác chờ lính Nha phủ tới.
Thấy họ lo sợ, Địch công gắt:
- Trời sáng bạch rồi thì có gì phải sợ nữa! - Quay nói với ông Biện và ông Khuông - Chúng ta cùng về làng, hãy mượn ngựa của tuần đinh.
Sau đó, Địch công cùng họ đến chỗ thuyền buồm của ông Khuông. Ông bảo hai người đợi ở trên bờ, và leo lên thuyền, cất tiếng gọi thuyền trưởng. Lúc lâu mới thấy một cái đầu bù xù thò ở dưới khoang lên. Rõ ràng là toán thuỷ thủ đã qua đêm trên bờ.
- Hãy đưa ta đến chỗ ông Tôn!
Thuyền trưởng dẫn Địch công đến phía đuôi thuyền, gõ cửa một gian nhỏ. Một người gầy gò, đầu quấy khăn nhô ra. Ông ta càu nhàu:
- Sao lại làm ồn như vậy? Tôi đang rức đầu như búa bổ. Đừng có làm phiền tôi!
- Ta là Án sát ở quận này, ông cứ ở trong đó. Ta chỉ cần hỏi: tối qua ông ngủ ở đâu?
- Thưa Đại nhân: ngủ ở giường tôi! Tối qua tôi chả ăn uống gì cả. Cơn rức đầu hành hạ tôi suốt tối qua. Thời tiết đã báo trước cho tôi: bắt đầu là sốt và chả thiết ăn uống. Sau thì lại muốn mửa, miệng thì đắng ngắt, thế là...
- Thật đúng là khó chịu đấy! Ông Khuông có gặp ông chiều qua không?
- Có chứ, ông ta nói là đi xem cuộc đua thuyền với bạn bè. Tôi không biết lúc nào ông ấy về thuyền. Chắc ông ấy đang ở buồng bên cạnh. Có tai nạn à?
- Một người bị giết, ta đi tìm nhân chứng.
Ông Tôn liếc nhìn cách ăn mặc cẩu thả của thuyền trưởng, thở dài nói tiếp:
- Nạn nhân không phải là ông ta rồi. Nhưng mà đúng là chưa bao giờ thấy một chiếc thuyền có một chỉ huy quá kém cỏi như thuyền của các ông.
Viên thuyền trưởng cũng bực tức cãi lại, Địch công cắt ngay lời:
- Thôi, không nói nữa? Ngươi hãy đưa thuyền đến bến cửa Tây. Đậu ở đó chờ lệnh ta!
Và quay sang nói với ông Tôn:
- Ông buộc phải ở lại đây một, hai hôm. Hãy đi kiếm thầy lang. Và mong ông chóng khỏi.
Ông Tôn tuy muốn đi ngay, nhưng đành phải nghe lời quan Án sát.
Địch công đến bên ông Khuông, đứng đợi trên bờ, và nói:
- Ông là một nhân chứng quan trọng. Ta cần ông có mặt. Ta đã bảo đưa thuyền về bến Cửa Tây. Ông có thế ở trên thuyền hoặc thuê nhà nghỉ. Nếu thuê nhà nghỉ thì phải báo cho Nha phủ biết địa chỉ.
Ông Khuông định nói, Địch công đã quay sang nói với ông Biện:
- Ta cũng cần cả ông nữa! Lúc này không được rời khỏi quận. Thôi tạm biệt!
Rồi lên ngựa ra về cùng lão Hồng. Lúc này mặt trời đã lên cao, trời đã bắt đầu nóng.
- Đáng lý phải mang theo mũ cói. - Địch công làu bàu.
- Thưa Đại nhân, trời sẽ chỉ nóng thêm thôi, không một tý gió nào cả, nhiều đám mây đen nhỏ đang tụ lại ở phía kia, chắc là chiều tối sẽ có giông.
Địch công im lặng, tiếp tục đi về phía Cửa Nam. Bất chợt Địch công thốt lên:
- Đó là cái chết thứ ba trong hai ngày qua! Và Hạ Quảng là manh mối duy nhất để khai thác.
Rồi trấn tĩnh lại, ông nói tiếp:
- Ta rất lo ngại: Có một tên giết người nguy hiểm đang tự do hành động trong địa hạt này!
Viên thập trưởng ở Cửa Nam cúi chào Địch công. Khi qua chòi gác, ông nghe thấy tiếng va chạm của các thẻ bài kiếm tra những người trở về thành sau nửa đêm hôm qua. Ông có cảm giác là các thẻ bài có thể đem lại một tia sáng nào đó. Ông cau mày. Viên thập trưởng ngạc nhiên, nhìn Địch công, nói:
- Thưa Đại nhân, trời hôm nay nóng quá!
Mải suy nghĩ nên Địch công không nghe thấy lời viên thập trưởng. Bất chợt, Địch công cười và nói với lão Hồng:
- Trời anh minh! Đúng rồi... chính những cái đó! Này, anh thập trưởng, hãy xem lại các thẻ bài đó, nếu thấy hai chiếc nào cùng mang một số thì hãy mang chúng về ngay chỗ ta.
Lão Hồng thắc mắc, định hỏi thì Địch công nói ngay:
- Ta sẽ đến chỗ cô bạn của Thịnh Ba. Lão sẽ đến nhà ông Khấu và hỏi gia nhân xem sáng nay ông ấy đi đâu. Phải tìm mọi cách đế biết điều đó, đe doạ hay mua chuộc chúng cũng được.
- Thế còn cuộc thăng đường sáng nay, thưa Đại nhân? Việc bà Diên Hương bị ám sát chắc là khắp nơi đã biết, rồi chuyện tên Hạ Quảng chết cũng chả lâu la gì đến tai mọi người. Nếu không có thông báo chính thức thì dân chúng tha hồ bàn tán lung tung ở các quán hàng.
Địch công lau mồ hôi trán:
- Lão nói đúng. Hãy báo là cuộc thăng đường hôm nay sẽ lùi đến trưa. Ta sẽ nói qua các sự việc thôi, vì cuộc điều tra đang được tiến hành. Giờ lão hãy đội mũ của ta, ta sẽ đội mũ của lão. Ta chưa biết rõ cô Lương, nên phải cải trang một chút.
Họ trao đổi mũ cho nhau, và chia tay. Địch công đến nhà cô, hy vọng là không ai nhận ra quan án sát với chiếc mũ bụi bậm và đượm mồ hôi.

Chương 11: Nữ đô vật Mông Cố tâm sự với Địch công -Một cô gái giơ lưng đế Địch công nhìn

Một đứa trẻ chỉ cho Địch công ngôi nhà của cô Lương, một ngôi nhà gỗ ở đầu phố. Trong khi buộc ngựa, ông nhìn chiếc bảng gỗ sơn đỏ treo trên cửa có ghi: “Phòng luyện võ - Được Hoàng tử bảo trợ”.
Địch công vẻ nghi ngờ, bước vào: một gian phòng rộng rãi, mờ tối. Ớ giữa phòng rải bốn chiếc chiếu: sáu võ sinh đang luyện tập, gần đó hai võ sinh đang đánh gậy. Sáu võ sinh khác ngồi trên ghế sát tường theo dõi các võ sinh đang luyện tập. Không ai nhận ra sự có mặt của Địch công.
Một võ sinh đánh gậy bị đánh trúng tay, hắn thốt ra một lời tục tĩu.
- Hãy ăn nói cẩn thận! - Tiếng nói từ cuối phòng vang lên.
Anh chàng vừa trót văng bậy xấu hổ nói:
- Xin vâng, thưa Lương võ sư. Xin võ sư thứ lỗi!
Địch công đi vòng qua các võ sinh đến bên chiếc quầy ở cuối phòng. Ông đứng sững lại trước quầy khi nhìn thấy một phụ nữ to lớn đang thoải mái ngồi ở ghế bành. Cái núi thịt ấy mặc quần ống rộng màu xám, áo ngắn tay, trang phục của những đô vật nhà nghề. Một dải vải khác quấn chặt chiếc bụng quá khổ của người phụ nữ. Khuôn mặt tròn lặng băng nhìn Địch công, cất giọng khàn khàn:
- Quý khách lạ cần gì vậy?
Địch công trấn tĩnh lại nói ngay:
- Tôi tên là Nhân. Tôi là võ sư của kinh đô. Tôi ở lại đây vài ngày. Ông Thịnh Ba giới thiệu tôi đến hỏi cô cách thức tốt nhất đế tôi chọn được vài võ sinh. Để tôi có thế kiếm thêm miếng cơm, thưa cô!
Cô Lương không trả lời ngay. Cô ta giơ cánh tay to khoẻ, sửa lại búi tóc, vẫn luôn nhìn Địch công. Bất chợt, cô ta bảo:
- Ông đưa bàn tay tôi xem!
Bàn tay Địch công nằm gọn trong bàn tay to xù của cô Lương. Tuy có sức lực và võ nghệ, Địch công cũng suýt phải kêu lên vì thán phục khi bàn tay bị nắm chặt.
- Rất tốt! - Cô Lương buông bàn tay Địch công ra. - Ông là một võ sư chính cống. - Rồi cô cười. - Giờ đây các võ sư lại để râu ria cơ đấy. -
Cô Lương đứng lên nhẹ nhàng một cách kỳ lạ, lấy ra một hũ rượu và rót vào hai bát.
- Ta hãy uống, ông bạn đồng nghiệp!
Họ cao bằng nhau, nhưng cô Lương to mập hơn. Vừa nhấm nháp rượu ngon, Địch công vừa ngắm nhìn, vẻ tò mò, chiếc đầu tròn và gần như không có cổ của cô Lương.
- Cô đã học võ ở đâu?
- Ở nơi rất xa: miền Bắc. Tôi chỉ huy một đoàn nữ đô vật Mông Cổ. Cách đây vài năm, chúng tôi có biểu diễn ở quý kinh đô, và được Hoàng tử thứ ba thu nhận vào lâu đài của Hoàng tử. Tất cả Triều đình, cả nam lẫn nữ, thường đến xem chúng tôi biểu diễn. Vì chúng tôi trần truồng khi biếu diễn môn vật. Nói thế thôi, mỗi cô đều có một miếng vải nhỏ che chỗ kín. Con gái nào mà chả có tính e thẹn!
Cô Lương uống cạn bát rượu, khạc nhổ xuống đất, rồi tiếp:
- Năm ngoái, Thượng thư Bộ Lễ có trình tấu chuyện đó lên Hoàng đế. Cho là trò của chúng tôi đáng xấu hổ. Ông có biết ai đứng sau Bộ Lễ? Đó là các mệnh phụ phu nhân, họ ghen tỵ với chúng tôi vì các phu quân của họ được nhìn thấy người phụ nữ ở tình trạng nguyên thuỷ. Các bà ấy thật khác xa chúng tôi. Nếu ông trời không ban cho họ chiếc mũ, thì khó mà nhận ra đâu là phía trước, đâu là phía sau của họ. Thế là Hoàng đế bắt Hoàng tử sa thải chúng tôi.
- Thế các cô khác trong đoàn đâu?
- Họ quay về Mông cổ. Tôi ở lại vì tôi thích thú đất Trung Hoa. Khi tôi rời lâu đài, Hoàng tử Ba đưa tôi một đĩnh vàng và bảo: “Bao giờ cô lấy chồng, hãy báo cho ta biết. Ta sẽ tặng chồng cô một chiếc ghế đẩu bằng bạc đế hắn ta đứng lên đó mới với tới cô!” Hoàng tử thích đùa vui.
Địch công không nghi ngờ những lời khoe khoang đó, vì biết rõ các Thượng thư đều phải quỳ gối trước các Hoàng tử, và các Hoàng tử lại thích đối xử dễ dãi với các nghệ sĩ nhào lộn, các võ sỹ mà họ thu dụng.
Cô Lương nói tiếp:
- Luyện tập võ nghệ là điều tôi ưa thích nhất, vì thế tôi mở lò võ ở đây. Tiền học không mất, võ sinh chỉ phải chi tiền mua rượu cho tôi. Có một vài võ sinh tỏ ra rất có triển vọng.
- Tôi nghe nói cô có hai võ sinh vào loại xuất sắc. Nếu tôi không nhầm, thì đó là Đồng và Hạ.
- Ông đến chậm rồi. Đồng đã chết. Cũng là đỡ phiền toái cho tôi.
- Sao lại như vậy? Nghe nói hắn là một võ sinh khéo léo và đứng đắn.
- về võ thì như vậy. Nhưng đứng đắn thì...
Cô Lương quay lại phía sau gọi:
- Hồng!
Một cô gái gầy gò, khoảng mười lăm, mười sáu tuối vén màn sau quầy, bước ra. Cô đang lau một chiếc đĩa.
- Hãy để chiếc đĩa xuống, quay mặt vào tường, đưa lưng để ông này nhìn.
Lưng cô bé Hồng đầy vết roi quất.
- Tên Đồng Mai đã đánh cô ta?
- Cũng không hẳn như thế. Cô bé đã yêu Đồng, khi hắn ta tới đây tập luyện. Có một buổi tối, hắn đưa cô bé đến một ngôi nhà lớn ở Cửa Bắc, rồi Đồng đấy cô ta vào một buồng tối mò. Thế là cô ta bị lột trần truồng, trói vào giường và bị quật liên hồi bằng roi da. Một hồi lâu sau, Đồng cởi trói cho cô ta và dẫn về đây. Cách đây hai hôm Hồng mới kế cho tôi chuyện đó, khi tôi thấy các vết roi lúc cô ta tắm. May là hắn đã chết, nếu không hắn sẽ bị tôi thẳng tay trừng trị.
- Cô Hồng có bị làm nhục không?
- Không, vẫn còn trinh. Nếu không tôi sẽ kiện. Nhưng không may là Hồng lại tự nguyện và nhận tiền, nên tôi chả biết phải làm gì nữa.
- Tên Đồng có hay dắt mối gái cho những tay già khọm không?
- Chắc cũng có một đôi lần. Cho những tay mà hắn thường cung cấp các tin về đồ cổ. Có thể vì quá tham lam nên bị bọn đó ám hại. Tên Hạ đã nối tiếp nghề của Đồng.
- Cô vừa nói đến tên Hạ? Sao cô lại biết hắn nối nghề Đồng?
- Tên Hạ này không ranh ma như Đồng. Sớm qua hắn có đến đây uống rượu. Khác với thường lệ, hắn trả tiền ngay. Tôi hỏi hắn: “Cậu bắt được cọc tiền à?” Hắn nói: “Chưa đâu, nhưng chiều nay tôi sẽ vớ bẫm. Tôi đã lừa được một con mồi vào bẫy”. Tôi bảo hắn: “Phải cẩn thận, không thì chính cậu sẽ sa bẫy đấy”. Hắn cười ngớ ngấn nói: “Bà khỏi lo, bẫy ở một chỗ rất vắng vẻ, chẳng ai nghe thấy con mồi kêu đâu. Đồng còn bảo là người thuê trả ngay tiền khi nhận hàng”. Nghe thế, tôi đặt tay lên vai hắn một cách thân tình nói: “Mày hãy cút ngay! Tao không muốn nhìn thấy bộ mặt sẹo của mày ở đây”. Thế là hắn vội chạy đi. Ra đến cửa nó còn đứng lại, tuôn ra những lời mà một phụ nữ đứng đắn không dám đế lọt tai. Tôi nổi đoá và phóng một mũi dao vào tay áo hắn, dính chặt vào cửa...
Một mũi dao nhọn xuất hiện trên tay cô Lương, và nó bay vút cắm vào cánh cửa hôm qua đã ghìm chặt vào tay áo Hạ Quảng. Một võ sinh đến bên lay mãi mới rút được mũi dao ra. Cô Lương nhận lại con dao. Và cô tươi cười, nói:
- Khi tôi nổi giận, thì bất cứ thứ gì có trong tay đều trở thành vũ khí!
- Cô hãy cẩn thận. Có ngày vì thế mà cô gặp khó khăn đấy! - Võ sư giả hiệu Địch công nhẹ nhàng nhắc nhở.
- Tôi ấy à? Tôi chả sợ ai cả, ngay cả các nhà chức trách. Khi tôi từ giã lâu đài Hoàng tử, Hoàng tử có cho tôi một giấy có dấu ấn của Hoàng tử, to như mặt ông, chứng nhận tôi vẫn thuộc Hoàng cung và chỉ bị xét xử ở Đại lý tự. Thôi, ta quay lại chuyện tên Đồng và tên Hạ. Giờ thì ông đã biết về chúng. Tôi còn phải làm gì để giúp ông nữa, thưa quan án sát?
Thấy Địch công ngạc nhiên, cô Lương nói luôn:
- Đại nhân tưởng đánh lừa được con người đã từng lui tới các quan chức lớn trong nhiều năm? Tôi dễ dàng nhận ra các vị đó. Nếu ngài không phải là một vị quan to, tôi đâu có nói ra những điều tôi đã nói vừa rồi. Đại nhân nên nhớ kỹ: Đồng không đáng giá một chinh, tên Hạ cũng chả hơn gì!
- Cô nói về tên Hạ lúc nó còn sống. Giờ thì nó cũng chết rồi. Sáng nay có thể tên thuê nó đã giết nó. Cô có biết ai thuê tên Hạ không?
- Tôi đã hỏi cô bé Hồng, nó chả biết gì cả. Nó nói là không nhìn thấy gì: mặt úp xuống giường, người đánh nó không nói một lời nào, chỉ có cười. Nếu tôi biết được thì sẵn sàng để lính của Đại nhân đến tóm cố nó. Tôi rất khinh ghét loại người đó.
- Cô Lương, ta rất cảm ơn về những tin có ích cho công việc của ta. À, ta còn quên: Thịnh Ba có nhờ ta chuyển cho cô vài lời.
Nét mặt cô Lương sáng lên.
- Có chuyện đó à? - Cô ta cúi mặt rồi nhíu mày, giọng to hơn. - Ông ấy có ý định cử một ông mối đến tỏ lời chính thức?
- Đâu phải, ông ta chỉ nhờ thế thôi.
- Để nói tốt về ông ta với tôi? Thật là một lão bướng bỉnh! Đại nhân có biết là rất nhiều người đã có ý định như lão ta. Đại nhân có thể nói lại là: tôi không nói đồng ý mà cũng không nói từ chối. Vì tôi có những nguyên tắc, thưa án sát.
- Thật là phiền, lão ta chắc cũng phiền muộn. Ta cũng cần nói là lão ta có thu nhập đều đặn và hết lòng giúp đỡ Nha phủ theo kiểu của lão.
Đã thực hiện được lời đề nghị của lão Hồng, Địch công đặt bát rượu xuống, nói:
- Rất cảm ơn cô Lương. Giờ thì ta cần ra về.
Cô gái đồ sộ được Hoàng tử thứ ba bảo trợ tiễn Địch công ra tận cửa. Sau đó quay vào ra lệnh cho các võ sinh tiếp tục luyện tập.
Ngoài trời rất nóng bức, Địch công lên ngựa ra về.

Chương 12: An sát Địch công chuyện trò rất lâu với nhà buôn đồ cổ -Ông đưa ra một gợi ỷ quan trọng

An sát hướng ngựa về phía Tây. Các tin do cựu đô vật cung cấp bổ sung một yếu tố mới vào ba vụ việc đang điều tra, thế là Địch công quyết định thêm một cuộc thăm viếng trước khi quay về Nha phủ.
Ông dừng ngựa trước một ngôi nhà hai tầng mới quét vôi lại, trước miếu Khổng Tử. Cửa sổ tầng trệt có chấn song bằng sắt, và ở tầng trên các cửa sổ đều có những thanh sắt nhọn che chắn chống bọn ăn trộm leo vào. Một tấm bảng nhỏ gắn ở cửa ra vào: “Kho tàng đồ cổ”.
Địch công xuống ngựa, buộc ngựa vào một cọc đá ở hàng hiên đế tránh nắng.
Một người bán hàng trẻ tuổi chạy ra đón, miệng nở nụ cười rất tươi:
- Thưa Đại quan, ông Dương vừa mới về sau khi đi xem một viên đá có khắc các chữ cổ xưa mà nông phu vừa đào được. Hiện ông đang ở trên lầu.
Người bán hàng dẫn Địch công dọc theo các giá bày toàn đồ cổ, đủ các kích cỡ đế tới cầu thang ở tận cuối phòng.
Căn buồng trên gác mát rượi vì nước lạnh của giếng thơi đựng đầy trong hai bình lớn bằng đồng; giữa hai cửa sổ rộng có treo những bức hoạ màu xám, và nhiều sách cổ trên các giá sách dọc theo tường.
Ông Dương ngồi sau một bàn gỗ mun bóng loáng, ngả người trên ghế bành, ngắm nhìn một chiếc bình cổ nhỏ dài bằng sứ màu đỏ hồng, kẹp trong các ngón tay to lớn của ông ta. Khi người bán hàng báo tin, ông ta cấn thận, nhẹ nhàng đặt chiếc bình lên bàn, trước khi cúi chào kính cẩn Địch công. Rồi ông kéo một chiếc ghế bành, sang sảng cất lời.
- Chắc là Đại quan đến để xem bức tranh đẹp mà tôi đã nói tối qua? Đại quan sẽ rất thích thú, tôi chắc chắn như vậy. Nhưng trước hết, xin mời Đại quan dùng trà đã.
Địch công ngồi xuống ghế bành và nhận chiếc quạt bằng lụa do người bán hàng đưa đến. Địch công vừa quạt vừa nói:
- Xin cảm ơn thịnh tình của ông. Nhưng chuyện xem tranh xin để lúc khác. Ta đến để hỏi ông một chuyện hệ trọng.
Ông Dương ra hiệu cho người bán hàng rút lui. Ông ta rót chè mời khách rồi ngồi xuống ghế, chăm chú nhìn Địch công.
- Ông Dương này, ta đang xem xét ít nhất là ba vụ án mạng. Ông đã biết cái chết của Đồng Mai và bà Diên Hương, và sớm nay chắc ông đã nghe người ta nói là Hạ Quảng cũng đã bị giết chết?
- Hạ Quảng à? Không. Tôi không biết. Tôi vừa mới về tới nhà. Nhưng tôi nhớ là đã nghe nói về tên đó. Có lần, một tên buôn lậu đồ cố có nói với tôi: đừng có giao dịch với tên đó. Chắc là một tên trong bọn nó đã đâm chết nó, phải không ạ?
- Chắc chắn là có sự liên quan với hai vụ giết người trước đó, nhưng ta vẫn chưa tìm ra được nguyên do. Ta muốn tìm hiểu thêm nhiều về những người có liên quan đến các nạn nhân, do đó ta có thể tìm ra nguyên cớ của ba vụ ám hại tàn bạo ấy.
Địch công uống một ngụm trà, nét mặt giãn ra và vừa cười vừa nói:
- Ta đánh giá rất cao, không những về sự hiểu biết sắc sảo công việc khảo cổ, mà còn về mặt thấu hiểu tâm lý con người của ông; Vì vậy ta đến để tham khảo ý kiến ông.
Ông Dương cúi gập người:
- Tôi vô cùng vinh hạnh, được Đại nhân khen ngợi. Nhưng ngoài khách hàng của tôi, tôi không tiếp xúc với dân trong địa hạt, nên những chuyện linh tinh tôi không hề nghe thấy. Vợ tôi chết cách đây sáu năm, và một đứa con trai đã an cư ở phía Nam. Từ đó, công việc khảo cổ và buôn bán đã chiếm hết thì giờ của tôi. Tôi sống cuộc đời của một nhà sư, thưa Đại nhân: Tôi không đòi hỏi gì, tôi tự tay làm công việc nội trợ. Tôi không thể chịu được những đầy tớ vụng về để làm vỡ những chiếc bình quý đẹp nhất của tôi. Ban đêm không có ai làm phiền tôi vì các người bán hàng đều về nhà riêng. Đó là kiểu sống mà tôi thích, thưa Đại nhân. Nhưng điều đó không ngăn cản tôi biết được việc gì đã xảy ra ở địa hạt ta.
- Các nhân vật mà ta quan tâm nằm trong số khách hàng của ông, ông Dương ạ. Ông có thể cho ta biết, tỷ dụ như về lang y Biện?
Ông Dương cạn chén trà, khoanh tay trả lời:
- Lang y Biện có sưu tầm các loại ngọc. Điều đó cũng dễ hiểu: ngọc có nhiều đức tính có lợi cho y học, vì thế các lang y và các nhà bào chế đều quan tâm đến ngọc. Bộ sưu tầm của lang y Biện tuy khiêm tốn, nhưng rất chọn lọc. Ông ta nghiên cứu các thành phần của ngọc không phải theo tính cách thương mại mà là cho y học. về điểm này, thì nó trái ngược hẳn với nhà bào chế: ông Khuông Mần. Ông này mua các viên ngọc quý, đế kiếm lời khi có dịp là bán đi ngay. Đôi khi ông Khấu có mua ngọc của ông ta. Còn tôi thì không bao giờ, ông ta đòi giá rất cao.
- Ta đã gặp ông Khuông. Ta nghĩ là ông ta ở tại Kinh đô?
- Đúng vậy. Nhưng ông ta đi rất nhiều nơi. Và cứ hai cữ trăng là lại đến địa hạt ta. Điều này xin Đại nhân giữ bí mật cho!
- Tại sao lại phải như vậy?
- Vì ông Khuông cung cấp các sản phẩm y dược cho những người cạnh tranh với ông Biện. Ông ta đề nghị tôi giữ bí mật vì còn lý do khác nữa. Cách đây vài năm, ông ta có mua được một khoảnh đất với giá rất lời, gần Rừng Cây thuốc, qua sự môi giới của ông Biện. Ông Khuông nói là mua cốt đế dành tiền. Thực ra, ông ta cử tay chân đến khu đó đế lùng các cây thuốc. Nếu ông Biện biết việc đó thì ông ta sẽ đòi ông Khuông Mần trả thù lao. Như tôi đã nói với Đại nhân ông Khuông là một con buôn trên hết.
- Đúng vậy - Địch công lẩm bẩm. Ông cho rằng Khuông tuy không nói dối hoàn toàn, đã làm cho ông hiếu không đầy đủ về công việc của ông ta. Con người lịch sự khéo ăn nói ấy, một tay buôn lậu, tàng trữ đồ cổ, chắc là phải sử dụng Đồng và người nào đó, làm các việc khác ngoài việc thăm dò các khu đất khảo cố.
Địch công cất cao giọng hỏi:
- Ông có biết nơi ông ta trú ngụ khi đến đây không?
- Khi ông ta không ngủ trên thuyền, thì ông ta thuê một phòng ở nhà hàng Bát Tiên, thưa Đại nhân! - Ông Dương cười chê bai, nói tiếp. - Đó là một tửu quán rẻ tiền.
- Ta biết ông ta rất tiết kiệm.
- Tiền đối với ông ta là trước hết, thưa Đại nhân! Thực ra thì ông ta khinh thường các đồ nghệ thuật, cho là đồ vớ vẩn, chỉ khi nó đem lại lợi lộc ông ta mới quan tâm. Ông Khấu mới đích thực là một nhà sưu tầm đồ cổ. Giá cả không thành vấn đề, miễn là đồ cổ đó là chiếc đẹp nhất. Ông ta có đủ tiền, một con người sung sướng.
Ông Dương xoa cằm, suy nghĩ rồi nói tiếp:
- về phần tôi, tôi cũng như hai ông đó, tôi tuy là một nhà buôn chính cống, song nếu tôi thích thú một đồ cổ nào là tôi giữ lại cho riêng tôi. Và tôi sẽ không bán đi với bất cứ giá nào. Càng thêm tuổi tác, điều đó càng vững chắc thêm ở tôi. Trước kia, tôi cảm thấy vô cùng thích thú ngắm nhìn bộ sưu tập của ông Khấu. ít nhất một lần trong tuần là tôi phải đến đó. Nhưng cách đây bốn năm năm, tôi chỉ đến nhà ông ta khi nào ông ta mời mà thôi, và tôi chỉ ngồi ở phòng khách, không vào nơi ông ta cất giữ bộ sưu tầm. Đó, đơn giản là chỉ vì tính ghen tỵ mà thôi. Tôi thú nhận điều đó!
Ông Dương lắc đầu và mỉm cười, sau đó hỏi:
- Thưa Đại nhân! Nhân tiện xin hỏi Đại nhân đã có được dấu vết gì về cái chết của người đánh chiêng trên chiếc thuyền rồng của ông Biện?
- Chưa có điều gì. Như ta đã nói với ông lúc nãy, vụ này làm ta bối rối hoàn toàn. Nói về ông Khấu ta không có gì ngạc nhiên khi bộ sưu tập của ông ta đã được chọn lọc một cách rất nghệ thuật. Ông ta có con mắt của một người sành sỏi. Việc chọn các bà vợ chứng minh nhận định đó. Mặc dù bà vợ cả ông ta tuy đau ốm, vẫn còn rất đẹp. Tối qua, ta đã nhìn thấy bà ta. Còn bà hai, bà Diên Hương thì có một vẻ đẹp đáng ghi nhớ!
Vẻ khó chịu, ông Dương thay đổi tư thế ngồi. Một lát sau, ông ta nhỏ nhẹ nói, như tự nói cho mình nghe:
- Cái nhìn đánh giá của ông ta rất sắc sảo. Tôi biết bà Diên Hương từ khi bà ta còn là nô tỳ ở nhà cụ Đồng: một cô bé vụng về và không có nét gì là đẹp cả. Nhưng khi ông Khấu mua lại, ông ta đã chỉ vẽ dạy dỗ cho bà ta cách ăn mặc, trang điểm, cách chọn loại hương thơm; và ông ta đã mua tặng nào vòng tay, hoa tai, các đồ trang sức phù hợp với bà ta.
Chỉ một năm sau, cô gái không duyên dáng đó đã trở thành một cô gái đẹp hoàn hảo. Nhưng ông trời đã không cho ông ta hưởng hạnh phúc với hai người vợ xinh đẹp. Bà Kim Liên thì ngớ ngấn còn bà Diên Hương thì bị giết.
Ông Dương vuốt bộ râu ngắn cũn, mắt nhìn xa xăm. Địch công nhận định:
- Người xưa có lý, khi nói: “Kẻ nào tìm cách có trong tay cái đẹp hoàn hảo, sẽ làm cho Thần Thánh nối giận”.
Tảng như không nghe thấy, ông Dương nhìn thẳng Địch công và nói:
- Thưa không, ông Khấu không đáng hưởng như vậy, thưa Đại nhân. Vì đây là cuộc nói chuyện thân tình, tôi có thể nói là ở ông ta có một chút điên rồ trong cách xử sự. Đây là một ví dụ: một hôm ông ta cho tôi xem một đồ thuỷ tinh nước ngoài trong bộ sưu tầm rất đẹp về thuỷ tinh: một chiếc cốc Ba Tư, vô cùng giá trị. Khi tôi cầm trên tay để ngắm nghía, tôi khám phá ra ở đáy cốc màu hơi bị nhạt, tôi nói với ông ta: chỉ một sơ suất nhỏ đã phá hoại cả một tuyệt tác. Ông Khấu giật lấy chiếc cốc từ tay tôi và nhận ra vết nhạt màu, thế là ông ta thắng tay quật nó tan tành. Tôi gọi đó là một tội ác, thưa Đại nhân!
- Ông Khuông sẽ không làm như thế. - Địch công nói. - Ngay cả ông Biện cũng không làm như vậy. Nhân nói đến ông Biện, người ta nói tuy vẻ mặt đứng đắn nhưng cũng giăng hoa, tất nhiên là bí mật.
- Không đâu, thưa Đại nhân. Tôi chưa hề nghe thấy ai nói là ông ta lui tới khu Rặng Liễu. Và nếu có chuyện đó thì không ai nỡ trách ông ta vì bà vợ ông ta quả là tai ác: dù biết là mình chưa đẻ được con trai, mà vẫn cấm ông ta lấy vợ hai.
Ông Dương gật gù, nói tiếp:
- Ông ta là người ngay thẳng và thật thà. Ông ta âm thầm chịu đựng nỗi khổ gia đình.
- Và cả những khó khăn về tiền nong?
Ông Dương liếc nhanh nhìn Địch công:
- Tôi hy vọng là ông ta không có chuyện đó, vì ông ta có rất nhiều tiền. Chắc chắn là không có khó khăn đó: ông ta điều khiến buôn bán khôn ngoan, có đông khách hàng và tất cả người khá giả ở đây đều đến khám bệnh ở cửa hàng ông ta. Chính ông ta đã chăm sóc, chữa chạy cho bà cả của ông Khấu.
Địch công ra hiệu đã biết chuyện đó, ông uống cạn chén trà, và nhẹ nhàng đặt chiếc chén bằng sứ quý màu vỏ trứng, xuống bàn. Ông vuốt bộ râu đen dài một hồi lâu, rồi nói:
- Chúng ta đang trò chuyện, nên ta muốn hỏi ý kiến ông một vấn đề khác hoàn toàn. Câu chuyện về Viên ngọc của Hoàng đế bị đánh cắp cách đây khoảng một trăm năm, ai cũng biết. Vậy ông có giả định gì về điều bí mật có thế gọi là cổ xưa ấy?
- Mọi việc truy tìm đều tiến hành tỉ mỉ, thưa Đại nhân, nên tôi tin vào điều duy nhất là Hoàng hậu đã giấu viên ngọc đó trong người. Vì bà ta muốn có cớ để đày đoạ đến chết những người đẹp mà bà ta sợ họ sẽ trở thành địch thủ của bà ta, trong trái tim Hoàng thượng. Khi đạt được mục đích, bà ta vứt viên ngọc xuống một chiếc giếng nào đó, thưa đại nhân! Biết bao nhiêu cuộc thảm sát đã xảy ra trong cung cấm, sau những cánh cửa mạ vàng: nơi ở của các cung tần, mỹ nữ. Hơn nữa, tại sao lại đi ăn cắp một vật mà không thể bao giờ bán được?
- Chúng ta cứ giả định là viên ngọc đã bị đánh cắp, ông Dương ạ. Thế thì có cách nào có thế kiếm được tiền từ viên ngọc đó?
- Trên đất của Thiên tử thì không có cách gì. Nhưng, nếu tên ăn cắp có liên hệ mật thiết với một lái buôn Á Rập hoặc Ba Tư ở Quảng Đông, thì hắn có thế bán cho họ, tất nhiên với giá rất rẻ, và kẻ mua sẽ phải chuyển viên ngọc đến một đất nước xa xôi nào đó. Đó là cách duy nhất đế tránh khỏi mọi nguy hiểm.
- Ta đã rõ. Giờ thì ta phải ra về chuấn bị cho buổi thăng đường trưa nay. À, không hiểu ông đã lần nào đến thăm toà miếu đố nát ở Rừng Cây thuốc chưa?
Mặt ông Dương xám lại:
- Rất tiếc là chưa, thưa đại nhân. Không có nổi một con đường tốt đi xuyên qua khu rừng rậm đó, và dân ở đó không thích ai lạ dò dẫm vào Tuy nhiên tôi đã có một bản đồ khá tốt về khu này.
Rồi, ông ta tìm một quyển trên kệ sách, lấy ra đưa cho Địch công.
- Một vị quan nhậm chức trước cả vị tiền nhiệm của đại nhân đã cho in quyển này, không có bán ở thương trường.
Địch công giở vài trang, rồi trả lại cho ông Dương.
- Ở Nha phủ cũng có một quyển như quyển này. Quyển này rất hay. Việc tả lại bức tượng Nữ thần Sông bằng đá hoa cương rất chính xác.
- Tôi ao ước được ngắm nhìn pho tượng một lần trong đời - Ông Dương thốt lên - Người ta nói pho tượng có từ đời nhà Hán, đế tượng và thân tượng được tạc từ hai khối đá hoa cương ghép lại. Bàn thờ trước pho tượng cũng bằng đá hoa cương. Và chính trên chiếc bàn đó từng diễn ra lễ tế sống một người trẻ tuối để chúc mừng Thần Sông. Thật là một di vật lịch sử quý báu. Đại nhân có thế trình lên Bộ Lễ để họ cho phát quang khu rừng và trùng tu lại ngôi đền? Dân chúng chắc sẽ hài lòng nếu được trên chấp thuận. Ngôi đền ấy sẽ là một di tích lịch sử và sẽ có rất nhiều người tới chiêm ngưỡng.
- Đó là một ý hay. Ta sẽ nghiên cứu. Ta không muốn trong địa hạt ta trị nhậm không có nơi nào là dân chúng không được đặt chân tới, dù nơi đó còn đầy bí mật. Chỉ có trời mới biết ở nơi đó điều gì đã xảy ra!
Địch công đứng lên nói thêm:
- Ta rất cảm ơn về đề nghị của ông, ông Dương!
Đưa tiễn Địch công xuống nhà, ông Dương nói:
- Tôi cũng sẽ đến ngay nha phủ. Rất nhiều người thân quen của các nạn nhân đều là khách hàng của tôi, và tôi nghĩ là tôi có nghĩa vụ đến tham dự việc khởi xét.

Nguồn: http://tusach.mobi/