Chương 13: Cô Lương trình toà một chứng cứ không thế chối cãi -Ba tên côn đồ thú tội
Địch công đi qua chiếc sân rộng trong Nha phủ để trở về phòng riêng. Ông cảm thấy nóng bức và mệt mỏi. Sau khi tắm, ông mặc chiếc áo mùa hè bằng vải bông màu trắng, đầu đội chiếc mũ nhỏ bằng sa, và đi đến gặp lão Hồng.
Trước khi ngồi, ông lấy chiếc quạt bằng lông sếu treo ở trên tường. Đi qua chiếc sân rộng làm ông đẫm mồ hôi. Vừa quạt mạnh tay, ông hỏi:
- Lão Hồng, có tin gì mới không?
- Tôi đã gặp may, thưa đại nhân. Tôi gặp một cô hầu trẻ của nhà ông Khấu ở cửa hàng hoa quả. Cô ta ba hoa đủ chuyện và tôi được biết là sớm nay ông Khấu cưỡi ngựa đi ra ngoài.
- Ông ta có hay đi như vậy không?
- Không bao giờ. Theo như cô hầu và tất cả người hầu trong nhà đều cho ông ta dạo chơi buổi sớm để khuây khoả sau cái chết của bà Diên Hương. Mặc dù tuổi tác hai người chênh lệch, hai người rất thương yêu nhau, và bà Diên Hương thường giúp ông ta chăm sóc bà vợ cả. Đó là một gia đình nhỏ hạnh phúc, mọi người đều hiểu nhau.
Lão Hồng chờ đợi nhận xét của Địch công, nhưng ông vẫn giữ im lặng. Bất chợt, ông chỉ hai chiếc thẻ bài bằng tre đặt ở trên bàn, và hỏi:
- Các thẻ bài này đến lúc nào?
- Viên thập trưởng ở Cửa Nam mới đưa tới cách đây năm phút, thưa đại nhân.
Địch công chăm chú ngắm nhìn hai chiếc thẻ bài. Hai cái đều cùng khuôn khố, có viết số 207 bằng mực đen. Nhưng hai chữ viết có khác nhau: một cái thì viết rất xấu, còn chiếc kia thì được viết rất đẹp, do một người có học viết. Hơn nữa, ở cái thẻ bài ấy có một vết rãnh ở giữa thẻ bài, chia thành hai phần bằng nhau. Địch công dùng ngón tay trỏ xoá bỏ chữ số, rồi cho chiếc thẻ bài vào tay áo, và cười thích thú, nói:
- Ta giữ chiếc thẻ bài này, còn chiếc kia thì trao lại cho trạm Cửa Nam. Và, ta sẽ kể cho lão cuộc nói chuyện của ta với cô Lương.
- Thưa đại nhân, cô ta thế nào ạ? Duyên dáng và nhỏ nhắn?
- Cô ta mà nhỏ nhắn à? Đó là một nữ đô vật Mông cổ cao lớn và lực lưỡng. - Địch công kể tóm tắt cuộc nói chuyện, sau đó kết luận:
- Giờ thì chúng ta đã rõ ở địa hạt này có một tên sát thủ nguy hiểm: giết Đồng, rồi đến Hạ. Tên sát thủ buộc hai tên kể trên kiếm gái đẹp cho hắn để thoả mãn thú tính. Rất có thể hắn là thủ phạm của cả ba vụ giết người.
- Nếu thế, thì thưa đại nhân, chúng ta có thể loại ông Khấu ra khỏi danh sách những tên tình nghi. Cứ cho là ông ta vì ghen tuông đã giết bà vợ hai và tên tình nhân, nhưng ông ta không phải là loại người thích thú hành hạ phụ nữ!
- Ta thì chưa tin như vậy. Với mọi người và cả các gia nhân của ông ta đều cho ông ta là một người yêu nghệ thuật có hạng, và là một người chồng đáng mến, nhưng những điều đó cũng không loại trừ ở con người ông ta có khía cạnh nào đó đồi bại. Loại người ấy thường lấy cái mã hào nhoáng để che đậy những lỗi lầm, tật bệnh về tư cách. Vì vậy nếu chúng làm điều gì xấu xa, đồi bại thì rất khó khăn phanh phui ra sự việc. Chỉ có hai người vợ của ông ta mới hiểu được thực chất con người ông ta. Nhìn từ góc độ đó thì việc bà Kim Liên mất trí sau khi đi thăm một bà bạn, vẫn còn là cả một khối mờ mịt. Có phải bà ta muốn trốn tránh cách đối xử tàn tệ của người chồng? Và rồi không thoát được nên bà ta thành người mất trí? Ta cũng nhắc để lão rõ: những vết sẹo thấy trên xác bà Diên Hương khắng định sự nghi ngờ của chúng ta. Trong trường hợp ấy, nếu có sự oan díu giữa bà Diên Hương và tên Đồng, thì ta cũng không nên quá khắt khe và hãy cho họ hưởng sự giảm khinh.
Địch công nhẹ tay quạt, nói tiếp:
- Ớ nhà cô Lương ra, ta rẽ vào thăm ông Dương để hỏi về các khách hàng của ông ta, vì qua câu chuyện với cô Lương ta được biết là bọn tội phạm thích thú việc tìm kiếm các đồ cổ. Ông Dương cho ta biết về tính cách của ông Khấu - Ông kể về chiếc cốc thuỷ tinh Ba Tư, sau đó nói:
- Ông Khấu đã đập nát một vật giá trị vì ông ta thấy có một tỳ vết nhỏ. Rất dễ hiểu phản ứng của ông ta, một trong những vật quý của ông ta: bà Diên Hương, phạm vào tội nặng nhất trong quan hệ vợ chồng: sự phản bội. - Địch công mặt sạm lại, im lặng.
- Không! - Địch công vụt kêu lên - Có điều gì chưa ổn. Nếu là ông ta, thì ông ta sẽ không thuê côn đồ sát hại Diên Hương, mà phải chính bàn tay ông ta bóp chết con dâm phụ thì mới thoả thích. - Địch công lắc đầu liên tiếp.
Lão Hồng nói:
- Thưa đại nhân! Có một điều chống lại ông ta: Chúng ta đã biết ông ta dùng hai tên: Đồng và Hạ đi lùng kiếm đồ cổ cho ông ta.
- Ông Dương cho ta biết là ông Biện và ông Khuông Mần đều là người sưu tầm đồ cổ.
Tiếng cồng ở cổng nha phủ vang lên, báo hiệu buổi thăng đường sắp bắt đầu.
Án sát Địch công nén chặn tiếng thở dài đứng dậy, và để lão Hồng giúp mặc bộ phẩm phục bằng gấm xanh, và đội mũ cánh chuồn lên đầu. Vừa soi gương sửa sang lại áo mũ, Địch công nói:
- Ta sẽ thu xếp để buổi thăng đường trưa nay kết thúc nhanh chóng. Sau khi bãi đường, lão hãy đến chỗ Thịnh Ba hỏi xem hắn ta đã dò la được gì về các vụ cá cược đua thuyền. Bảo với hắn là ta đã nói tốt về hắn với cô Lương rồi. Sau đó, lão đến quán “Bát Tiên” hỏi chủ quán về ông Khuông, xem ông ta có thường trọ ở đấy không, thời gian ở là bao lâu, và đã tiếp những ai? Cũng cần biết là ông ta có nhân tình hay đĩ điếm gì không. Nếu có thì dò xem bọn đó có bị ông ta đối xử tồi tệ không. Ta cần hiểu rõ tính cách của con người thương gia quá lịch thiệp ấy.
Lão Hồng ngạc nhiên nhìn Địch công nhưng không còn thời gian để hỏi thêm. Và lão kéo chiếc màn che ngăn cách thư phòng với phòng xử án để Địch công bước ra. Khi quan án sát ngồi sau chiếc bàn cao có khăn bàn màu đỏ, gian phòng đầy ắp người trở nên yên lặng như tờ. Như thường lệ, lão Hồng đứng ở bên phải, lão cúi đầu nói nhỏ với Địch công:
- Thưa đại nhân, dân chúng nóng lòng biết các chi tiết của ba vụ án mạng.
Địch công gật đầu và đưa mắt lướt qua đám cử toạ. Viên đô đầu và mười hai người lính đứng ở vị trí quy định. Họ cầm roi, gậy, xích sắt và các dụng cụ tra tấn. Ớ hai bên phía dưới là hai chiếc bàn thấp, nơi có hai thư lại ngồi: giấy bút mực để trước mặt. Trên hàng đầu cử toạ, Địch công nhận ra ông Khấu, ông Biện đứng cạnh nhau. Ông Khuông Mần đứng ở hàng sau cùng với ông Dương. Địch công gõ búa gỗ xuống bàn, bắt đầu làm việc ông nói về việc phát hiện ra xác chết của bà Diên Hương và Hạ Quảng, không đi nhiều vào chi tiết: hai vụ án đều xảy ra ở một địa điếm; ông nói rằng ông tin là hai vụ đó có liên quan với nhau và cuộc điều tra đang được tiến hành khấn trương.
Khi Địch công nói xong, Khuông Mần tiến lên một bước, cúi lạy và nói:
- Thưa đại quan. Kẻ thương gia hèn mọn...
- Quỳ xuống! - Viên đô đầu thét lên và giơ cao roi. Ông Khuông nhìn anh ta vẻ bực bội, nhưng rồi cũng phải phục tùng, và nói tiếp:
- Kẻ thương gia hèn mọn này tên là Khuông Mần rất hân hạnh báo để Toà biết, hiện tôi đang ở dưới thuyền, đậu tại Cửa Tây.
- Việc này sẽ được ghi lại - Địch công tuyên bố. Khi Khuông Mần đứng lên, Địch công nói tiếp:
- Sáng nay ông có vẻ ít lời, ông Khuông.
Thương gia buôn bán dược phẩm nhìn thẳng vào Địch công và phản ứng:
- Đại nhân đã ra lệnh nói ngắn gọn.
- Nói ngắn gọn nhưng nói ra điều cốt yếu. Ta cũng đã biết nơi ông đậu thuyền. Cho ông lui.
Khi ông Khuông trở về chỗ, Địch công tuyên bố các thông báo về việc phát thẻ căn cước của triều đình mới ban hành. Trời càng nóng bức, mồ hôi ướt đẫm lưng áo bào. Lúc ông giơ búa gõ xuống bàn, dấu hiệu buổi thăng đường kết thúc, thì có hai người ăn mặc gọn gàng đến quỳ trước bàn Địch công. Họ xưng tên và nói là tiểu thương đang có sự tranh chấp về đất đai. Vài người ra về, trong số đó Địch công thấy có ông Dương.
Sau khi nhẫn nại nghe hai bên trình bày, Địch công cho họ ra về để chờ điều tra của bên địa chính. Một người cho vay lãi trên thưa kiện đã bị bọn côn đồ đe doạ để lấy tiền của ông ta. Mấy người dân Phố Dương khác chờ ngày hội kết thúc để đến thưa kiện vội bước tới. Thời gian lại trôi qua, nhiều người khác tiếp tục ra về. Trong số đó có ông Biện, ông Khấu, ông Khuông Mần. Giờ ăn trưa đã tới. Địch công quay sang nói nhỏ với lão Hồng:
- Chỉ có trời mới biết khi nào ta mới kết thúc được! Ông hãy đi làm các việc ta đã giao. Ta sẽ gặp ông ở thư phòng sau đó.
Khi người kêu kiện cuối cùng ra về, Địch công mới đứng lên được, thì cùng lúc đó có tiếng ồn ào ở cửa ra vào. Buồn bã, ông lại ngồi xuống nhìn ra cửa: một đám đông người lạ kỳ bước vào.
Có ba người đàn ông đi trước, họ đều khoẻ mạnh, cao lớn, nhưng quần áo họ tơi tả chứng tỏ họ vừa nhận được những đòn nặng tay. Người đi đầu hai tay bịt chặt tai, vai đẫm máu. Người thứ hai dùng tay trái để đỡ cổ tay phải, nhăn nhó đau đớn. Còn người thứ ba, hai tay ôm bụng, chỉ chực ngã và chỉ bước đi vì những cái quất bằng chiếc ô của cô Lương. Cô Lương mặc chiếc quần rộng thùng thình và chiếc áo ngắn tay. Nữ cựu đô vật tiến lên đàng hoàng, nét mặt màu đồng thản nhiên, theo sau là một cô gái nhỏ nhắn mũm mĩm. Cô bé mặc áo lụa màu xanh có in những bông hoa màu đỏ chói, má trái bị sưng phù, một mắt nhắm tịt.
Đến trước bàn quan Án sát, cô Lương ra lệnh cho ba tay đàn ông quỳ xuống. Viên đô đầu càu nhàu đến bên cô và bảo cô cũng phải quỳ nhưng cánh tay cô đã gạt phăng anh ta lui ra sau.
- Hãy tránh ra xa, ta hiểu rõ phép tắc của triều đình!
Cô nói với cô gái:
- Em hãy quỳ xuống, đó là phép tắc. Em không phải là người của Hoàng thành.
Rồi quay nói với Địch công, giọng đều đều:
- Dân nữ đứng trước mặt đại quan tên cũ là Kha-tun, được mang tên người Hán là Lương Tử do một sắc chỉ của Hoàng đế. Tôi là đô vật chuyên nghiệp ở Mông cổ. Ba tên kia là bọn thuỷ binh đào ngũ để trở thành những tên cướp đường. Tên chúng từ trái qua phải là: Phương, Vương và Liêu. Cô gái quỳ bên tôi là Lý, còn có tên Thu Cúc, nghề nghiệp: gái làng chơi. Xin đại nhân thứ lỗi cho...
Cô Lương quay sang nói với viên thư lại thứ nhất:
- Bác đã ghi đầy đủ rồi chứ? Bác già?
Viên thư lại ngạc nhiên nhưng cũng gật đầu, không trả lời.
Cô Lương quay lại nói với Địch công:
- Dân nữ xin đại quan cho phép được thưa kiện ba tên: Phương, Vương và Liêu.
Địch công nhìn một lúc vào gương mặt thản nhiên của nữ đô vật Mông Cố, rồi nói:
- Ta cho phép ngươi làm chuyện đó.
- Trong bữa ăn trưa, dân nữ đang ngồi ở sân sau, thì nghe thấy tiếng kêu cứu. Tiếng kêu từ phía con đường sau nhà. Thế là dân nữ vội leo qua tường và thấy ba tên này đang ép buộc cô Lý đi theo chúng. Nhìn thấy tôi, cô Lý lại kêu to lên và bị ngay tên Phương tống mạnh vào má trái, làm má và mắt trái cô bé bị đau nặng. Tên Phương rút dao ra, làm cho khách bộ hành qua đó bỏ chạy hết. Chỉ mình tôi là người duy nhất còn lại có thể cứu được cô bé, tôi đến gần ba tên và lễ phép hỏi chúng đang làm chuyện gì vậy. Lúc đầu, bọn chúng từ chối trả lời, nhưng tôi vẫn hỏi lại thì chúng cho biết là hôm kia có một nho sinh tên là Hạ cho chúng một lượng bạc để bắt cóc Lý, đưa cô ta đến một bà tên là Mông, ở ngôi nhà thứ ba, phố thứ hai, sau miếu Khống Tử. Bọn côn đồ đã lợi dụng buổi trưa, vắng người qua lại để thực hiện vụ bắt cóc. Chúng cấn thận lấy khăn buộc che kín mặt Lý, nhưng khi qua phía sau nhà tôi, cô Lý đã gỡ được khăn và kêu cứu, và tôi đã nghe thấy. Một phần tôi đã rõ ba tên này là có tội: bắt cóc người. Hơn nữa khi nghe nói đến tên nho sinh Hạ, tôi nhớ là nha phủ có chú ý đến tên này, nên tôi đã buộc chúng theo tôi đến đây, cùng với cô Lý. Giải quyết vụ việc ra sao, xin trao lại để đại quan định liệu.
Cô Lương vái dài chào Địch công, rồi dạng chân, hai tay chống lên cán ô. Biết được địa chỉ bọn côn đồ sẽ đưa cô Thu Cúc đến, Địch công ra hiệu cho viên đô đầu đến gần và lệnh cho dẫn theo sáu lính đến bắt giữ tất cả người nhà. Sau đó, Địch công nói với cựu đô vật Mông cổ:
- Toà khen ngợi cô về hành động vừa qua, cô Lương! Cô đã thực hiện nghĩa vụ một người dân, đã ra tay đúng lúc. Toà rất mừng nếu cô kể lại chi tiết vụ việc, để thư lại ghi được đầy đủ vào biên bản.
- Xin vâng lời đại quan! - Cô Lương sung sướng hắng giọng một cái rồi nói tiếp. - Khi thấy ba tên cưỡng ép cô gái giải đi, tôi biết ngay có chuyện ám muội. Đáng lý phải trả lời câu hỏi lễ phép của tôi, thì tên thứ hai: tên Vương, lại định đấm tôi. Tôi bắt gọn tay hắn, vặn vai hắn, và dùng chân quét ngã hắn. Tôi ra đòn vừa phải để nó khỏi bị gãy cột sống, nó cần sống để còn khai báo. Thấy vậy tên Phương rút dao ra đâm tôi. Tôi nhẹ nhàng tránh khỏi và tước được dao của nó, tôi dùng dao ghim chặt vành tai của nó vào cánh cửa. Thế là nó cựa quậy dữ dội nên rách vành tai, tôi lại phải nhô dao ra, găm nốt tai kia. Còn tên Liêu này, chỉ chửi rủa tôi nên tôi cũng chỉ đấm nhẹ mấy cái vào sườn hắn và hắn xin ngừng tay để hắn sẽ thú tội đầy đủ. Tất cả chỉ có vậy, thưa đại nhân.
Địch công đứng dậy, nhìn ba tên tội phạm đang rên rỉ. Ông vuốt ria, suy nghĩ giây lát rồi nhìn tên Phương, ra lệnh:
- Hãy khai đi! Mi đã gặp tên Hạ lúc nào và ở đâu?
Tên này bỏ tay che chiếc tai rách nát, máu lại trào ra ngay.
- Ớ quán ăn ngoài chợ. - Tên Phương thút thít khóc - Ngày hôm kia. Trước đó chúng con chưa hề biết hắn ta. Hắn cho chúng con một lượng bạc và hứa sẽ cho thêm khi công việc xong xuôi. Chúng con...
- Tên Hạ có nói nó làm việc cho ai không? - Địch công ngắt lời nó. Tên Phương ngơ ngác nhìn Địch công:
- Làm việc cho ai, chúng con chả rõ, chỉ biết là Hạ chi tiền cho chúng con thôi ạ. Tối hôm đó chúng con định ra tay nhưng ở lầu hoa khách quá đông, cô Lý bận tíu tít. Tối qua cũng vậy. Sớm nay chúng con đến tiệm ăn để đòi Hạ chi thêm vì công việc có quá nhiều khó khăn, nhưng không gặp, Thế là chúng con quyết định thi hành lúc trưa nay. Đáng lý cũng suôn sẻ, nhưng ác thay lại gặp phải bà này.
Cô Lương cúi sát nó, bổ sung:
- Một quý bà!
Tên Phương vội la to:
- Xin ngăn bà ta, đừng để đến gần tôi. Đại quan có biết bà ta đã làm gì sau khi chọc vành tai con không, bà ta... - Hắn khóc oà, không nói nổi gì nữa.
Địch công đập búa xuống bàn.
- Hãy trả lời các câu hỏi của ta! Mi có công nhận là đã phạm tội không?
Hai tay ôm chặt đôi tai đẫm máu, hắn nói:
- Con có tội.
Tên Vương bên cạnh cũng nhận tội. Tên thứ ba chỉ dập dập đầu mấy cái liền rồi ngã sấp mặt xuống đất.
Địch công ra lệnh cho lính:
- Giải ba tên này vào nhà giam. Báo cho thanh tra pháp y coi sóc vết thương của chúng. Khi nào chúng đỡ sẽ hỏi cung tiếp.
Trong khi lính giải bọn tội phạm đi, Địch công nói với cô Lý:
- Giờ ta nghe ngươi nói.
Cô Lý lấy tay áo lau bộ mặt sưng vù, nhẹ nhàng nói:
- Chúng con vừa ngồi vào bàn ăn cơm trưa cùng ba cô nữa thì ba tên vô lại xông vào nhà sau khi đã đánh người gác cổng ngất xỉu. Bà chủ hỏi chúng muốn gì.
Một tên liền đánh bà ta và nói là muốn mang con đi và tối sẽ trả về. Thế là chúng tóm lấy con chụp khăn lên đầu và đưa con đi, con đi chậm là bị chúng đá luôn. Ra tới phố, lúc đầu con ngoan ngoãn đi theo chúng, nhưng khi con nới lỏng được chiếc khăn trùm đầu, thế là con kêu cứu. Bà Lương xuất hiện... và...
- Đã có ai có ý định bắt cóc cô?
- Thưa đại nhân: không có ai cả.
- Theo cô thì có thế một khách làng chơi nào có ý định bắt cóc cô?
Cô gái băn khoăn nhìn Địch công, sau một lúc suy nghĩ, cô ta lắc đầu và trả lời:
- Đúng là con không biết, thưa Đại nhân. Con mới làm ở đó một năm thôi. Con là con một người lái thuyền họ Lý, ở thượng nguồn sông. Cha con mang nợ nhiều... phải bán thuyền đi hoặc là bán con. Các khách làng chơi đều ở quanh đây, con biết cả. Sao họ lại phải bắt con khi mà họ cứ đến đây dễ dàng với con.
- Đúng vậy. Cô tiếp khách ở lầu hoa, thế có bao giờ được dự các bữa tiệc hay các cuộc vui không?
- ô, thưa không ạ. Con không biết hát, biết múa nên không bao giờ được tham dự. Nhưng có đôi khi con được giúp đỡ cô đào nhất ăn mặc, hoặc chạy bàn cho các tiệc tùng đó.
- Cô đã có mặt như vậy trong buổi ăn uống nào trong vòng hai tháng qua không, và đã gặp những ai ở đấy?
Cô ta kể ra một danh sách dài, Địch công biết là điều này cũng chả giúp ích gì cho việc điều tra. Rất nhiều người có tiếng ở địa phương đều tham gia các cuộc ăn chơi đó, cả các ông Khấu, ông Biện, ông Dương.
Địch công hỏi:
- Trong số khách đó, có ai tỏ ra thân mật đặc biệt với cô?
- Dạ, thưa không. Con chỉ là một con đầy tớ. Họ chỉ chuyện trò với các kỹ nữ đẹp thôi. Nhưng họ thường cho con tiền thưởng, nhiều khi kha khá. Đôi khi họ cũng rất rộng rãi!
- Các tên Đồng Mai, Hạ Quảng có gợi cho cô đến điều gì không?
Cô gái lăc đâu. Địch công ra lệnh cho thư lại đọc to các lời khai của cô Lương, cô Lý. Cả hai đều xác nhận là đúng và điếm chỉ vào cuối tờ khai.
Địch công nói vài lời thân ái với họ, rồi gõ búa lên bàn. buổi thăng đường kết nhúc.
Cô Lương đưa chiếc ô cho Lý nói:
- Hãy che ô cho ta! Ánh sáng mặt trời không có lợi cho làn da ta. Hơn nữa, thật không đúng khi mà người của Hoàng cung ra đường lại không có người hầu đi theo.
Cô Lương bước đi kiếu cách, cô Lý ngoan ngoãn theo sau.
Chương 14: Vụ giết người thứ tư -Đến lượt một trong những kẻ tình nghi bị tấn công
Viên thư lại giúp Địch công cởi bộ phẩm phục, để mặc một chiếc áo mỏng, mát mẻ hơn bằng sợi bông màu xám.
Địch công ra lệnh:
- Bảo họ dọn bữa trưa ở thư phòng, mang thêm các khăn mặt ướt. Viên đô đầu về thì báo gặp ta ngay.
Rồi ông đi đi lại lại, cúi đầu, suy nghĩ về những tin vừa nắm được. Hạ Quảng chắc chắn đã thuê ba tên côn đồ, theo lệnh của tên ác dâm nào đó. Có thể mụ chủ nhà chứa ở sau miếu Khống Tử biết tên đó? Thế thì tốt quá: đôi khi một vụ án khó khăn bất chợt được phá vỡ vì một sự may mắn như thế. Có người gõ cửa. Địch công ngẩng đầu, chờ đợi viên đô đầu xuất hiện. Nhưng chỉ là viên thư lại mang bữa ăn trưa: bát cơm, canh và một đĩa rau trộn dấm.
Địch công ngồi ăn, nhưng tâm trí vẫn nghĩ về ba vụ án mạng, nên chả thấy ngon miệng. Giờ thì động cơ giết người đã rõ, việc điều tra phải có cách thức mới. Đầu tiên, ông cho rằng động cơ là muốn có nhiều tiền, do liên quan đến viên ngọc và các thỏi vàng. Nhưng rồi, ông lại nghĩ là sự ghen tuông giữ vai trò quan trọng hơn. Trước đây ông cho chuyện Viên ngọc Hoàng đế là chuyện bịa đặt, nhằm đánh lạc hướng mọi nghi vấn. Giờ ông nghĩ động cơ của tên giết người hình như là đế thoả mãn một nhu cầu ghê tởm: hành hạ phụ nữ. Tất nhiên cũng có sự tham lam tiền bạc, qua việc lấy các thỏi vàng, và các chuyện cá cược, và cũng phần nào có sự ghen tuông; nhưng tất cả những sự việc chỉ là phụ. Lý do chủ yếu là sự đồi truỵ về tình dục theo kiểu ác dâm. Và nếu ai cản trở hành động của tên ác dâm, thì nó sẵn sàng dùng các biện pháp cực đoan để loại trừ người đó, không hề nghĩ tới hậu quả, vì nó là một tên tâm thần bất ổn.
Giờ đây, số người tình nghi rút lại còn có ba người. À mà là bốn, vì tên ác dâm chưa biết tên, rồi sẽ tìm ra. Địch công thở dài. Nếu sự tham lam, sự ghen tuông, sự báo thù hay vì một lý do nào đó gây nên các vụ giết người, thì phương pháp phá án của ông rất rõ ràng: nghiên cứu chu đáo cuộc đời của ba kẻ tình nghi, kiểm tra quá khứ, đi sâu vào nguồn tài chính, vân vân. Nhưng phải mất rất nhiều thời gian, nhưng với một tên ác dâm, tâm thần bất ổn thì hắn sẽ gây tiếp tội ác bất cứ lúc nào, vào bất cứ ai để tự vệ. Đúng như vậy, cần phải có những biện pháp ngay. Nhưng là những biện pháp gì?
Địch công đặt đôi đũa bên cạnh bát cơm đã ăn hết, mải mê suy nghĩ quên cả cái nóng bức ngột ngạt.
Viên thư lại mang vào một chiếc thau đồng to, trong có những khăn bông thấm đậm nước mát và có mùi thơm. Ông lấy khăn lau mặt. Viên đô đầu xuất hiện ở cửa. Nhìn vẻ mặt âu sầu của viên đô đầu, ông lo ngại hỏi:
- Lại chuyện gì xảy ra vậy?
- Thưa Đại nhân, chúng tôi đã tìm thấy ngôi nhà ấy không khó khăn gì cả. Đó là ngôi nhà nhỏ của một người làm vườn cạnh một ngôi nhà to bỏ hoang từ lâu. Ngôi nhà to thì đổ nát, nhưng ngôi nhà nhỏ vẫn còn tốt. Bà Mông là người duy nhất thuê ở. Sáng nào cũng có một người phụ nữ đến dọn dẹp. Láng giềng, tối tối thấy cả nam, cả nữ tới đó, cho rằng bà Mông dùng ngôi nhà đế làm các việc xấu xa. Nhưng nó nằm trong khuôn viên của khu nhà to, nên không ai nghe hoặc nhìn thấy gì cả, bởi vậy không biết kẻ nào đã giết bà Mông.
- Giết bà Mông? Sao nhà ngươi không nói ra ngay? Đồ ngu! Bị giết thế nào?
- Bị bóp cổ, thưa Đại nhân. Có ai đó vào nhà trước khi chúng tôi đến, vì hai tách trà đế trên bàn còn nóng. Bà Mông ngã nằm dưới đất, cạnh chiếc ghế bành bị đổ. Một dải lụa siết chặt ở cổ, tôi vội tháo ra, nhưng bà ta đã chết. Tôi đã cho mang xác về đây. Viên thanh tra tử thi đang khám nghiệm.
Địch công mím môi, bực bội. Vụ giết người thứ tư! Nén giận, ông nói:
- Rất tốt, anh đã hành động đúng, có thể ra về được.
Lúc ra, viên đô đầu suýt va phải lão Hồng. Lão cũng vừa biết tin đó do lính gác nói. Ngồi xuống ghế lão Hồng hỏi:
- Điều đó là nghĩa lý gì, thưa Đại nhân?
- Có nghĩa là địch thủ của ta đã nhanh nhạy và không lùi bước trước bất cứ cái gì. - Ông kể cho lão Hồng nghe chuyện của cựu đô vật Mông Cổ rồi nói:
- Tên giết người đó nhìn thấy cô Lương giải ba tên côn đồ đến nha phủ. Hắn không biết mặt ba tên này vì hắn qua Hạ để thuê chúng bắt cóc cô Lý. Nhưng hắn nhận ra cô Lý, người mà hắn chọn làm nạn nhân cho một “bữa tiệc” sắp tới. Hắn nhận định là: ba tên côn đồ sẽ khai với toà nơi chúng sẽ đưa cô Lý đến. Thế là hắn tới đó trước chúng ta và hạ sát mụ già chứa gái.
Bực tức, Địch công vuốt mạnh bộ râu, hỏi:
- Còn lão, có biết gì thêm nữa?
- Không nhiều lắm, thưa Đại nhân. Tôi nói chuyện rất lâu với Thịnh Ba. Hắn đã cố sức giúp ta, nhưng chỉ mới khám phá ra sự liên hệ giữa việc cá cược và việc bán đồ cổ.
- Lại chuyện buôn bán! Trời ơi, mọi tên dính líu vào các vụ án này đều có liên quan đến đồ cổ!
- Thưa Đại nhân, còn về Khuông Mần thì chủ nhà trọ cho biết ông ta là một người hoà nhã, không gây ra phiền hà và trả tiền trọ đúng kỳ. Ông chủ trọ còn cho tôi xem quyến sổ năm ngoái ông Khuông tới trọ tám lần. Ông ta đến rất bất chợt và chỉ lưu lại hai hoặc ba ngày. Sau khi ăn điểm tâm xong là ông ta ra đi và trở về rất khuya. Và không bao giờ tiếp khách.
- Lần cuối cùng ông ta tới trọ?
- Cách đây ba tuần. Ông ta có bảo viên quản lý kiếm cho một gái chơi, nói rõ là không phải loại đắt giá, chỉ cần một cô bình thường miễn là sạch sẽ, không có bệnh và nhất là giá không đắt - Lão Hồng nhăn mặt, rồi nói tiếp - Tôi sang nhà chứa ở liền đó, nơi viên quản lý kiếm gái cho Khuông, tôi hỏi các các cô đã từng ngủ với ông ta. Họ cho biết: Khuông là khách làng chơi bình thường: không tốt cũng không xấu: không đòi hỏi gì đặc biệt và họ không bị mệt mỏi vì ông ta. Chỉ có điều là một khách hà tiện. Tất cả chỉ có vậy, thưa Đại nhân.
Lão Hồng im lặng một lát, rồi tò mò hỏi:
- Tại sao Đại nhân lại để ý đến các chi tiết đó? Tôi nghĩ là Khuông...
Có tiếng gõ cửa, viên thanh tra pháp y bước vào. Sau khi cúi chào, ông ta đưa Địch công tờ giấy, nói:
- Trong báo cáo nói là bà Mông năm mươi tuổi. Ngoài các vết tích ở cổ, toàn thân không có vết thương nào. Tôi cho là tên sát nhân ngồi uống trà với bà ta, lấy cớ gì đó, hắn đứng dậy và bất chợt dùng dải lụa thít vào cổ bà Mông, nó siết rất mạnh đến nỗi dải lụa ngập sâu vào cổ họng.
- Ta cảm ơn ông. Cho xác vào một quan tài tạm. Báo cho thân thích của bà ta đến nhận sớm, nếu không với nhiệt độ hiện nay dễ bốc mùi lắm. Cần phải cho chôn ngay. Còn ông Khấu đã mang xác bà Diên Hương đi chưa?... Mang đi rồi à? Rất tốt! Cũng cần báo cho gia đình nho sinh Hạ, nghe nói họ ở kinh đô.
Địch công lau mặt hỏi tiếp:
- Bọn tù nhân ra sao?
- Tôi đã cho thuốc tên bị rách tai và tên gãy mấy xương sườn; tôi đã nắn lại xương vai cho tên thứ ba và cho nó thuốc an thần. Đại nhân có thể hỏi cung chúng trong hai ngày tới.
Khi viên thanh tra ra khỏi phòng, Địch công nói với lão Hồng:
- Theo ta thì ba tên côn đồ đã bị trừng trị thích đáng! Cô Lương đâu có nhẹ tay với ai gây chuyện. Ôi trời! Sao nóng bức quá. Lão hãy mở cửa sổ ra.
Lão Hồng vâng lời, thò đầu nhìn ra ngoài, vội rụt lại ngay và nói: “Ngoài vườn còn nóng hơn ở đây, thưa Đại nhân. Có nhiều đám mây thấp dưới bầu trời màu chì, chả có qua một ngọn gió nào cả. Chắc là sắp mưa to”.
Địch công lấy một chiếc khăn trong thau đồng lau mặt, rồi quấn vào cổ; xong, ông đấy chiếc thau về phía lão Hồng, nói:
- Hãy làm như ta, lão Hồng. Vừa ăn ta vừa nghĩ đến ba án mạng. Cái chết thứ tư cũng không thay đối được nhận định của ta. Ta sẽ nói để lão rõ.
- Trước tiên, thưa Đại nhân, tôi muốn biết tại sao Đại nhân quan tâm đến công việc và hành động của ông Khuông?
- Ta sẽ xem xét việc đó sau. Chúng ta xem xét theo trình tự: tất cả các vụ giết người đó cho ta cảm nghĩ là do một tên ác dâm gây nên. Ta chưa biết hắn là ai, hắn đã thận trọng loại trừ những ai cản trở hắn, có thể tố giác hắn. Bà Diên Hương, Đồng Mai, Hạ Quảng, mụ già chứa gái: tất cả đều chết. Không có nhân chứng, không có bằng cứ. Thêm nữa là việc buôn bán đồ cổ lại xuất hiện như một “chủ đề quán xuyến”, và cả câu chuyện Viên ngọc Hoàng đế, tất cả ngập chìm trong bầu không khí ảm đạm, xung quanh Bạch thần ở khu rừng thuốc. Đó có phải là những yếu tố cần thiết đế tạo nên một câu đố bí hiểm nhất, đưa đến những cuộc đàm đạo lý thú. Ta nói: các cuộc đàm đạo lý thú là ta nghĩ tới các cuộc chuyện trò trí tuệ kéo dài của những đồng nghiệp trước một chén trà thơm phức, sau một bữa ăn ngon miệng. Nhưng giờ phút này không phải như vậy. Điều cần thiết là phải kết thúc các vụ án một cách nhanh nhất. Nếu chúng ta không nhanh tay, tên giết người sẽ lợi dụng đế xoá đi mọi dấu tích dù nhỏ nhặt nhất. Và cũng có thế hắn lại ra tay gây thêm một vụ giết người nữa.
Địch công uống cạn chén trà, thay chiếc khăn ướt ở cổ, nói tiếp:
- Ai là thủ phạm? Có ba tên đứng đầu danh sách nghi vấn. Cả ba đều có lý do đế gây án, và đối với mỗi tên đều có động cơ thích đáng. Ông Khấu vẫn là số một. Ta đã nói cho lão biết lý do. Ta cứ thử sắp xếp lại các sự việc nếu ta coi ông ta là thủ phạm. Ông ta giao cho Đồng Mai lục kiếm đồ cổ và các cô gái để ông ta thoả mãn thú tính. Đồng đưa các cô gái đến chỗ bà Mông vào ban đêm. Ông ta đến ngay nơi đó, che mặt, cải trang đế không ai nhận ra. Ông ta trả tiền hậu hĩ cho các cô gái đế họ không lộ chuyện. Điểm yếu duy nhất của biện pháp đó là dùng một tên môi giới, đó là Đồng Mai, tên này lanh lợi nhưng tham lam. Và ông ta đã phải trả tiền môi giới ngày càng tăng đế bịt miệng Đồng. Thêm vào đó, ông ta biết là giữa Đồng và bà vợ hai - bà Diên Hương - có chuyện giăng gió, đứa con sắp sinh ra là con của Đồng. Ông ta quyết định giết cặp tình nhân. Ông ta kiên nhẫn chờ đợi dịp thuận lợi. Và đã thôi sử dụng Đồng, chắc là phải đưa thêm một khoản tiền lớn đế sử dụng tên Hạ. Tên này không lanh lợi như Đồng, sẽ không phiền phức cho ông ta.
Thời cơ trả thù đã đến khi mà Diên Hương kể chuyện về Viên ngọc của Hoàng đế. Ông Khấu nắm rất vững các chuyện cổ, ông ta cho là chuyện Đồng và Diên Hương tưởng tượng ra để moi tiền của ông chuấn bị chạy trốn. Đúng là thời cơ mà ông ta chờ đợi. Ông ta báo cho tên Hạ đình chỉ việc bắt cóc cô Lý vì hành hạ cô này đâu sánh được bằng những người đẹp sẽ có. Tên Hạ hứa là báo cho ba tên côn đồ. Nhưng như chúng ta đã biết, hắn không báo kịp nên Nha phủ đã gặp may. Ông Khấu giao cho tên Hạ sơ đồ của toà nhà bỏ hoang và cho biết là sau cuộc đua thuyền, Diên Hương và Đồng sẽ gặp nhau ở đó. Tên Hạ sẽ đến đó thay cho Đồng, đế giết Diên Hương, mang về số vàng bà ta mang theo, và sẽ được thưởng số tiền lớn. Ông ta nói như vậy và ông ta đã dự định thủ tiêu tên Hạ sau đó.
Địch công ngả người vào ghế, quạt nhè nhẹ vào mặt.
- Ta nói đến buổi chiều hôm qua. Ông Khấu cho thuốc độc vào cốc rượu của Đồng Mai khi ông ta khao các tay chèo thuyền trong cuộc đua, một mũi tên nhằm ba đích. Thứ nhất, trả thù được kẻ muốn chiếm đoạt vợ ông ta, thứ nhì: trừ khử tên tay sai trở nên vướng víu, thứ ba: thu được một số tiền lớn cá cược trong cuộc đua thuyền. Hạ đến khu nhà bỏ hoang, giết Diên Hương, mang về cho ông ta mười đĩnh vàng. Ông Khấu cho nó biết số vàng đó bằng giá của Viên ngọc Hoàng đế, nhưng không nói về viên ngọc đó ở đâu, sợ rằng tên Hạ sẽ lưu lại tìm kiếm sau khi giết Diên Hương. Đó là sự đề phòng khôn ngoan vì nếu một nhân viên nha phủ đã theo dõi Diên Hương, sẽ có khả năng bắt được tên Hạ. Sau đó, ông Khấu rủ tên Hạ sáng hôm sau đến khu nhà bỏ hoang lục xét. Sớm hôm đó, sau khi cửa thành mở, ông Khấu đi ngựa dạo chơi với cớ tìm sự khuây khoả sau cái chết của vợ, còn Hạ đóng vai một thợ mộc đi làm. Ông Khấu bảo tên Hạ tìm kiếm viên ngọc cất giấu đâu đó, như vậy ông ta dễ dàng thủ tiêu tên Hạ trong lúc tên này chăm chú tìm kiếm. Và cũng để ta tin vào chuyện toà nhà bị xáo trộn, lục lọi để tìm viên ngọc. Lừa lúc tên Hạ quay lưng về phía ông ta, ông ta lấy một viên gạch đập vào sọ tên Hạ, sau đó vứt xác ra phía ngoài tường bao. Rồi bình thản trở về nhà. Khi ông ta ở toà ra về đã nhìn thấy cô Lý, cô Lương giải ba tên côn đồ vào nha phủ, ông ta hiểu là chuyện sẽ vỡ lở. Ba tên đó sẽ khai ra chỗ dẫn cô Lý đến để giao nộp. Thế thì điều ông ta cần phải làm là: phải giết mụ Mông để khỏi bị lộ tên tuổi. Thế đấy, ông ta đã trả được thù, thu lại một trăm lượng vàng cùng tiền trúng cá cược và tên Đồng, tên Hạ, mụ Mông không còn sống để tố giác ông ta. Thế là hạ màn.
Địch công im lặng, không nói gì, lão Hồng lặng lẽ rót trà mới. Địch công uống liền một lúc hai ba ngụm, lấy khăn lạnh lau mặt, nói tiếp:
- Nhưng ông Khấu có thể là vô tội. Thế thì tất cả những gì ta vừa nhận định là không đúng. Đúng là bà vợ cả bị loạn trí sau một cơn sốt, còn những vết sẹo trên lưng Diên Hương thì đã có từ thời kỳ bà ta còn là một nô tỳ khốn khổ: ở một số gia đình, những nô tỳ thường bị hành hạ tàn nhẫn. Rồi nữa, ông Khấu tin vào chuyện viên ngọc là có thật. Xét cho cùng thì câu chuyện ấy cũng có khả năng như vậy. Lúc đầu bản thân ta, ta cũng tin là có thật. Thôi ta hãy bỏ qua những lời buộc tội ông Khấu, và tập trung vào người tình nghi thứ hai: lang y Biện. Trước tiên, hãy tìm ra động cơ phạm tội của ông ta. Theo ta thì tâm trạng thất vọng đã biến ông ta thành một tên ác dâm, đó cũng là một cách phản đối không ý thức đối với sự thống trị của người vợ đành hanh, không cho ông ta lấy vợ lẽ. Không có cách nào giải toả được, vì tính ghen tuông của vợ và đạo đức của nghề nghiệp, ông ta không cho phép mình xuất hiện lộ liễu ở các nơi ăn chơi, trác táng. Cũng có thể, ở ông ta cũng có một khía cạnh độc ác bẩm sinh. Chúng ta còn quá dốt nát trong việc hiếu biết tâm tính con người, lão Hồng ạ! Dù thế nào đi nữa thì lúc đầu ông Biện cũng chỉ là kẻ ác dâm đối với các cô điếm tầm thường mà Đồng Mai dẫn tới. Sau đó, ông sử dụng Hạ Quảng làm chuyện gắt gái, như ta đã phân tích ở trường hợp đầu tiên. Nhưng rồi, con người tâm thần bất ổn ấy cần có những cảm xúc ngày càng mạnh mẽ hơn. Các cô điếm tầm thường không còn làm cho ông ta thoả mãn nữa. Ông ta muốn làm nhục các phụ nữ đẹp và cao sang, vì vậy đã để mắt đến Diên Hương. Ông ta thường có dịp gặp bà này khi đến chữa chạy cho bà vợ cả ông Khấu, như ông Dương đã nói với ta. Nhưng nếu hành hạ vợ một thương gia sẽ gặp nhiều nguy hiểm, nên ông ta đã kiên nhẫn chờ đợi thời cơ thuận lợi. Trong lúc chờ đợi, ông Biện đã giao cho tên Hạ theo dõi mọi việc ở nhà ông Khấu, và hứa thưởng một số tiền lớn cho tên này, nếu nó dụ được bà Diên Hương dù chỉ qua một đêm với ông ta.
Địch công rướn người lên, uống một ngụm trà, rồi trở lại tư thế cũ, nói tiếp:
- Trong giả thuyết thứ hai này, chúng ta thấy vai trò của Đồng và Hạ có khác nhau. Trong giả thuyết đầu tiên, chúng ta giả dụ là tên Hạ không biết việc Diên Hương và Đồng cùng bỏ trốn. Ông Khấu chỉ cho nó biết sau khi vụ giết người xảy ra. Giờ đây, chúng ta cứ giả dụ là Đồng nói với tên Hạ ý định đến ngôi nhà bỏ hoang, nhưng không nói là ở đó có viên ngọc và sẽ đi trốn với Diên Hương. Tên Hạ thấy đó là dịp tốt để có được tiền thưởng. Hắn vẽ sơ đồ ngôi nhà bỏ hoang, đến tìm ông Biện và nói: “Ông tìm cách để tên Đồng không tới đó được, tôi sẽ thế chân nó. Tôi sẽ nhốt Diên Hương ở ngôi nhà phụ. Và khi con gà mái ấy đã ở trong chuồng, thì ông sẽ là con gà trống, tha hồ mà thoả mãn Nó nói thêm nếu tìm được viên ngọc thì sẽ có ối tiền, cùng với một trăm lượng vàng, chúng sẽ chia nhau, về xác bà Diên Hương, nó sẽ tìm cách để người ta thấy vào sớm hôm sau. Và sẽ tung tin là tên du thủ du thực nào đó là thủ phạm. Ông Biện vui sướng đồng ý với tên Hạ. Không những ông ta có cơ hội suốt đêm với bà Diên Hương, và với những thoi vàng, ông ta sẽ thoát khỏi khó khăn về tài chính. Ông ta có tin chuyện viên ngọc không? Ta nghi ngờ vì ông ta là một tên tinh ma, sẽ cho là tên Đồng bịa ra đế nhằm mục đích trốn đi với bà Diên Hương. Thế là, ông ta bỏ thuốc độc vào rượu của Đồng. Điều ấy làm bớt đi một sự nguy hiếm và còn thắng lớn trong việc cá cược. Sau này, tên Hạ định giam bà Diên Hương ở ngôi nhà phụ, bà Diên Hương đã chống trả và rút dao găm. Trong cuộc vật lộn, tên Hạ bị thương nhưng đã giết được bà Diên Hương. Thế là nó chiếm số vàng và không kịp lục tìm viên ngọc vì sự xuất hiện bất ngờ của ta. Nó trở về quận lỵ, báo tin cho ông Biện là công việc thất bại, đòi hỏi được thưởng nhiều tiền hơn, đế nó giữ kín chuyện. Nếu nó lộ ra thì ông Biện sẽ phải chịu trách nhiệm về cái chết của Diên Hương. Tên Hạ nói ra điều đó mà không biết ông Biện là một con người tâm thần bất định nguy hiếm. Ông Biện giả bộ đồng ý, và nắm được tính tham lam của tên Hạ nên đã nói đáng tiếc là không tìm được viên ngọc. Tên Hạ quá ngu xuấn để biết là viên ngọc đó đâu có bán được. Nó nhận lời đi cùng ông Biện đế tìm viên ngọc và điều rõ ràng là nó đã tìm thấy cái chết ở đó. Lão Hồng, hãy rót cho ta một chén trà, ta khô cả cổ rồi.
Vừa rót , lão Hồng hỏi:
- Nếu ông Biện là kẻ giết người, thì ông ta đã làm gì buổi sáng nay?
- Ông ta trốn trong khu rừng nhỏ gần đó. Ông ta đợi lúc ông Khuông đi đến khu nhà bỏ hoang (lão nên nhớ là ông ta có hẹn gặp ông Khuông), và chờ việc xem xét về cái chết của tên Hạ. Xong xuôi, ông ta định đến gặp ông Khuông thì nhìn thấy đoàn của ta. Ông ta vui sướng vì thấy có thêm các nhân chứng, nên đã giấu mình đi theo đoàn ta đến thửa vườn rào kín. Và sau đó thì lão cũng biết như ta đã nhận định ở giả thuyết thứ nhất. Cũng như ông Khấu, ông ta cũng ra khỏi toà và nhìn thấy cô Lý, nên đã chạy đến khu Bắc và bóp chết bà Mông. Mặc dù không được giở trò với bà Diên Hương, nhưng đã trừ khử được hai tay sai nguy hiếm, và nhờ số tiền thắng trong cá cược đua thuyền, ông ta giàu thêm. Còn có điểm nào chưa rõ trong nhận định của ta không?
Địch công ngừng lời, lắng nghe tiếng sấm từ xa vọng tới, rồi lại thay chiếc khăn mặt ướt quàng ở cổ. Lão Hồng nói:
- Nếu Đại nhân cho phép thì tôi xin thưa rằng giả thuyết thứ hai có vẻ xác đáng hơn giả thuyết thứ nhất. Trước tiên: nó rất giản đơn. Tôi cũng có hai điều chống lại ông Biện. Thứ nhất: ông ta làm cho chúng ta tin là Đồng Mai chết đột ngột, thứ hai là ông ta đã nói dối đại nhân là như nhìn thấy tên Hạ trở lại Cửa Nam sau cuộc đua thuyền.
- Quan trọng đấy nhưng không phải là điều quyết định - Địch công trả lời - Các triệu chứng ở Đồng Mai, lúc đầu tưởng như do bệnh tim gây ra. Mặt tên Hạ có một cái sẹo, cho nên nếu ông ta vô tội thì có thế ông ta đã nhìn thấy một người khác cũng có sẹo như tên Hạ.
- Thế còn ai đã sửa sang lại ngôi nhà nhỏ, thưa đại nhân?
- Tôi nghiêng về ý kiến là Đồng Mai làm chuyện đó. Hắn đã sống ở khu đó và hiểu rõ mọi chỗ. Hắn cho sửa chữa đế làm nơi cất giấu các đồ cổ hắn mua bán, lúc đầu ta nghĩ như vậy. Nhưng đâu phải thế, vì các chấn song bằng sắt của các cửa sổ, ổ khoá mới tinh, tất cả không nhằm mục đích cản người vào nhà, mà ngược lại để cấm người trong nhà đi ra. Nơi đó còn tốt hơn cái nhà tồi tàn của mụ Mông, thích hợp để diễn ra các trò dâm dật, đồi truỵ. Vì không ai ở gần để có thế nhìn hoặc nghe thấy chuyện gì đang diễn ra trong đó.
Lão Hồng gật đầu, suy ngẫm một lát, vuốt ria, và nhíu mày, nói:
- Đại nhân đã nói về ba kẻ tình nghi. Người thứ ba có phải là ông Khuông Mần không? Tôi xin thú thật là...
Vừa lúc đó có tiếng ủng ở hành lang, cửa bất chợt mở ra, và viên đô đầu vội chạy đến chỗ Địch công nói:
- Ông Biện vừa thoát chết, thưa đại nhân. Bị tấn công giữa phố, ngay trước miếu Khổng Tử!
Chương 15: Lại nói về quân bài bị mất cắp -Lão Hồng được giao một nhiệm vụ lạ lùng
Địch công đứng vọt lên:
- Ai tấn công ông ta? - Ông hỏi viên đô đầu.
- Tên đó đã chạy trốn, biến mất, thưa đại nhân. Ông Biện hiện đang nằm ở chỗ bị tấn công.
- Chuyện xảy ra thế nào?
- Ông Biện đang đi về phía cầu, thì một côn đồ xông vào ông ta, đấm làm ông ta ngã xuống. May thay, ông Dương nghe thấy tiếng kêu cứu, vội từ cửa hàng chạy đến. Tên côn đồ bỏ chạy, chưa kịp cướp được cái gì. Ông Dương đuổi theo nó, nhưng nó đã biến vào đám đông, chạy vào các ngõ hẻm. Ông ta quay lại và thấy ông Biện không bị ngất, sau đó nói với người gác miếu đứng coi ông Biện, để ông ta đến báo cho tôi.
Viên đô đầu ngừng một lát để thở, rồi tiếp:
- Ông Biện không muốn ai động vào người, ông ta muốn lang y khám xét đế xem nội tạng có thương tổn không.
- Chúng ta tới ngay nơi đó! - Địch công ra lệnh - Gọi cả thanh tra pháp y, cho người mang theo cáng - Lão Hồng đi cùng ta!
Bầu trời càng sầm tối bởi mây đen. Cái nóng như thiêu đốt. Địch công và tuỳ tùng đến gần miếu Khổng Tử, đám đông tụ tập nơi xảy ra sự việc. Lính phải dẹp đường mới tới gần được.
Ông Dương đang luồn một chiếc áo gấp tư vào dưới đầu ông Biện vẫn đang nằm ở mặt đường. Mũ nạn nhân bị văng đi, các sợi tóc dài đẫm mồ hôi rủ trên mặt. Tai trái bị sưng to và nhiều vết xước ở má phải. Chiếc áo đầy bụi bị xé toạc từ vai đến thắt lưng. Ông ta lẩm bầm nói với thanh tra pháp y ngồi bên.
- Hãy xem xét ngực tôi. Mặt đau lắm, nhưng chắc là xương trán không bị tổn thương.
Thanh tra pháp y nhẹ nhàng xem các vết thương, Địch công hỏi ông Biện:
- Sự thật đã xảy ra việc gì?
- Tôi đến khám cho một phụ nữ trở dạ ở phố bên kia cầu. Không có ai đi gần tôi ... (ông ta nhăn mặt vì tay của thanh tra pháp y ấn mạnh vào các chỗ đau)... tên khốn kiếp đã tấn công từ phía sau.
Ông bực bội nói to, sau lại dịu giọng nói tiếp:
- Nghe thấy tiếng chân đáng nghi ở phía sau, tôi định quay lại thì một quả đấm mạnh hất tôi vào tường. Tôi ngã xuống, sa sấm mày mặt và chỉ mơ hồ nhìn thấy một kẻ to lớn trước mặt. Tôi bèn kêu cứu. Tên đó đá tiếp để tôi không kêu nữa, rồi xé áo tôi. Bất chợt tên đó ngẩng lên, rồi bỏ chạy về phía cầu, ông Dương chạy đuổi theo.
Ông Dương bổ sung:
- Đó là một tên cao lớn, thưa đại nhân, mặc áo ngoài và quần màu xám sẫm. Tóc buộc một dải vải sẫm.
- Ông có nhận ra mặt nó không? - Địch công hỏi.
- Tôi chỉ thoáng nhìn thấy nó thôi. Khuôn mặt tròn, râu ngắn, và có ria. Có đúng như thế không, ông Biện?
Ông này gật đầu.
Địch công hỏi tiếp:
- Ông có luôn mang theo số tiền lớn không? - Ông Biện lắc đầu - Cả các giấy tờ quan trọng nữa?
- Một vài đơn thuốc và một, hai biên lai thu tiền.
Viên thanh tra pháp y đứng dậy nói:
- Ông Biện, không có gì đáng lo ngại cả. Chỉ sây sướt thôi, không có xương nào bị gãy cả. Khuỷu tay và đầu gối phải bị sưng thôi. Tôi mong được khám ông tỉ mỉ hơn khi đưa ông về nha phủ.
Địch công ra lệnh cho viên đô đầu:
- Cử bốn người sang bên kia cầu, tìm bắt tên có hình dáng như các ngươi đã nghe biết. Chi tiết bố sung: tên đó thuận tay trái.
Sau đó, ông hỏi người gác miếu, giọng gay gắt:
- Còn ngươi, chắc là không trông thấy, không nghe thấy gì cả, phải không? Ngươi làm việc gì ở đây? Chắc là người ta không nhắc ngươi phải để mắt tới mọi chuyện xảy ra?
- Thưa đại nhân, lúc đó tôi đang ngủ gà ngủ gật trong lều - Giọng ấp úng - Ông Dương đã gõ cửa đánh thức tôi.
- Tôi cũng định ngủ trưa - Ông Dương giải thích - Nhưng người giúp việc vừa sắp xếp xong bộ sưu tầm đá quý, nên tôi cần xem xét lại trước khi cho vào tủ khoá, thì tôi nghe thấy tiếng kêu cứu. Tôi vội chạy ra phố và nhìn thấy tên côn đồ đang xé áo ông Biện. Nó bỏ chạy khi nhìn thấy tôi, tôi bèn đuổi theo. Tất nhiên là tôi chạy chậm hơn nó. Tôi đã già rồi, thưa đại nhân!
- Cũng có thể là ông đã cứu mạng ông ta. Ông hãy theo tôi về nha phủ đế khai vào biên bản - Rồi quay nói với bọn lính. - Các ngươi hãy để cáng xuống đất, nhưng đừng sờ vào người nạn nhân!
Viên thanh tra và ông Dương nhẹ nhàng, thận trọng chuyển ông Biện lên cáng. Hai người lính khênh cáng đi.
Địch công nói nhỏ với lão Hồng:
- Thời gian xảy ra sự việc đã được tính toán: lúc phố xá vắng vẻ vì giờ nghỉ trưa; và phía bên kia cầu chẳng khác gì một hang thỏ, rất dễ lẩn trốn.
Cả đoàn trở về nha phủ. Đi được một lát, Địch công nói với viên đô đầu:
- Ngươi chạy mau đến bến thuyền và đưa ông Khuông về nha phủ. Nếu ông ta không có ở trên thuyền thì ngươi chờ ở đó cho đến khi ông ta quay lại. Làm ngay đi!
Rồi nói với lão Hồng:
- Lão đến ngay nhà ông Khấu, và xem ông ta đúng là đang ngủ trưa hay không!
Trở về thư phòng, Địch công ngồi vào bàn, rót chè, uống cạn một hơi. Rồi, tỳ khuỷu tay lên bàn, trán nhăn lại chìm đắm suy nghĩ. Ông cố gắng sắp xếp các biến cố vừa qua đang lẫn lộn trong đầu. Sự việc vừa xảy ra làm ông bối rối. Nó không phù hợp với những nhận định của ông. Chiếc áo đẫm mồ hôi, dính chặt vào vai, ông cũng không hề biết tới.
Một lúc lâu sau, ông đứng dậy, lẩm bẩm:
- Đúng! Cứ như thế, đó là cách giải quyết. Rồi mọi việc sẽ sáng tỏ... tất cả, duy nhất là động cơ gây án chưa sáng tỏ! - Ông băn khoăn: “Không biết ta chọn cách xử trí ra sao đây?”
Lập luận của ông có vẻ xác đáng, nhưng đâu có chứng cứ đế ra lệnh bắt người? Hay là theo giả thuyết thứ hai mà ta đặt ra sau khi phân tích các sự việc một cách hợp lý? Hoặc là phải nghĩ ra một chiến thuật để đánh giá hai giả thuyết đó? Đúng như vậy... Việc làm đó nhất thiết phải tiến hành trong cùng một lúc. Và Địch công vuốt chòm râu dài, tiếp tục suy nghĩ.
Nửa giờ sau, viên thanh tra pháp y vào báo cáo:
- Tình trạng ông Biện là khả quan, thưa đại nhân! Tôi đã xoa thuốc do tôi pha chế vào ngực ông ta, và đã băng tay phải... Ông ta sẽ dùng gậy chống để có thế đi được. Giờ đây, ông ta muốn xin về nhà nằm nghỉ.
- Cho ông ta tha hồ nằm nghỉ, nhưng là ở trong nha phủ - Địch công sẵng giọng và nhìn vẻ ngơ ngác của viên thanh tra, ông nói thêm:
- Vì ta còn cần hỏi ông ta nhiều điều.
Ông này cúi chào, rồi lui ra. Lão Hồng sau đó xuất hiện. Địch công bảo ông ta ngồi ghế đối diện và hỏi ngay:
- Ông Khấu có ở nhà chứ?
- Không, thưa đại nhân. Ông ta than phiền với người quản gia là nóng quá, không ngủ trưa được, nên ra chùa thắp hương: nơi đó để quan tài bà Diên Hương trong lúc chờ ngày giờ tốt mới đem đi chôn cất. Ông ấy quay về lúc tôi định ra đi. Tôi nói là ông ta nên ở nhà vì đại quan có ý định mời ông đến nha phủ - Nhìn vẻ mặt suy tư của Địch công, lão Hồng ngần ngừ một chút rồi hỏi - Việc tấn công ông Biện có ý nghĩa gì vậy, thưa đại nhân?
- Có thể đơn giản là muốn ăn cướp của ông ta, tuy vậy ta vẫn không loại trừ khả năng phạm tội của ông ta. Ngược lại thì là ai đó muốn trừ khử ông ta, vì ông ta có thể nắm được điều gì, giúp chúng ta tìm ra kẻ sát nhân thực sự. Trong trường hợp này, chúng ta hãy quay về kẻ tình nghi thứ hai: ông Khấu. Lấy cớ đến thắp hương ở chùa cho vợ, có thế ông ta đã sai một tên côn đồ đi bịt đầu mối. À, ông Biện muốn về nhà, nhưng ta giữ lại... vì e rằng tên côn đồ sẽ lại ra tay. Lão đã làm tốt khi bảo ông Khấu phải có mặt ở nhà, như vậy chúng ta yên tâm lo liệu với ông Khuông Mần.
- À, thế ra ông ta là người tình nghi thứ ba? - Lão Hồng hỏi - Vì lý do gì đại nhân nghi vấn ông ta? Đúng là hình dáng ông ta na ná tên côn đồ ông Dương tả lại, nhưng đại nhân đã liệt ông ta vào diện nghi vấn ngay cả trước khi xảy ra vụ tấn công ông Biện?
Mỉm cười, Địch công giảng giải:
- Vụ biến mất một con bài; ta đã rõ lý do, nên ông ta bị liệt ngay vào danh sách kẻ tình nghi.
- Việc con bài biến mất?
- Đúng vậy: con bài trắng, hai đầu không ghi số. Chiều qua, kẻ nào đó đã ăn cắp nó khi ở trên thuyền. Chỉ có một trong ba người đã ăn cắp: ông Khấu, ông Biện và ông Khuông. Ông Khấu và ông Biện lên thuyền để thông báo cuộc đua thuyền sắp bắt đầu; ông Khuông lên thuyền lúc ta và các phu nhân ra mạn thuyền ngắm quang cảnh ngày hội đua thuyền.
- Nhưng vì sao tên giết người lại lấy quân bài ấy?
- Vì hắn nhạy bén hơn ta, - Địch công nói, cười khàn. - Hắn thấy quân cờ trắng giống như thẻ bài ra vào cổng thành: thế là hắn nảy ra ý đồ, còn ta thì lại chậm hiểu. Hắn biết là tên Hạ sẽ khó khăn khi quay về thành mà không có thẻ bài, hắn sẽ dùng quân cờ ấy làm thẻ bài cho tên Hạ. Sau cái chết của Đồng, và chuyện xảy ra với bà Diên Hương, thì nhà chức trách sẽ biết rõ ai là người vào thành sau nửa đêm. Nếu không có thẻ bài, thì tên Hạ sẽ bị nhận diện ngay qua chiếc sẹo trên má. Tên sát nhân biết được điều đó đã lấy quân bài cho vào tay áo, sau đó hắn ghi một con số nào đó vào quân bài. Chiếc thẻ bài giả mà lính cống Nam mang nộp, chính là quân bài trắng bị đánh cắp. Lão hiểu chứ?
- Tên giết người dù có tinh khôn đến đâu, đã bị đại nhân vạch mặt.
- Hắn đã mắc một lỗi lầm nhỏ. Hắn không đoán là ta rất chú trọng đến trò chơi xếp quân bài, thiếu một quân cũng làm ta suy nghĩ. Thôi, hãy dẹp các chuyện vớ vẩn lại, ta phải bắt tay vào việc ngay, giờ còn rất nhiều việc mà lại có ít thời gian. Điều tốt nhất là chúng ta nghiên cứu chu đáo về quá khứ của các kẻ tình nghi, và phân tích các việc làm và hành động mới xảy ra của chúng. Tiếc thay, hung thủ lại có thế tiếp tục giết người, vậy cần phải có ngay các biện pháp. Nhưng trước khi quyết định tiến hành các biện pháp sẽ đề ra, ta muốn biết ông Khuông đang ở đâu Hãy đi tìm viên đô đầu xem đã về chưa!
Trong khi lão Hồng đi ra hỏi các lính gác, Địch công mở cửa số và cúi ra ngoài nhìn trời: một làn gió nhẹ, hây hay thối làm ông khoan khoái. Ông nhìn hòn non bộ ở ngoài vườn, vẻ suy nghĩ. Con rùa bò xung quanh tảng đá ở bế cá vàng: cố nó vươn dài, rõ ràng là đang nhằm tới mục tiêu đã định.
Ông quay lại khi lão Hồng đi vào.
- Thưa đại nhân, viên đô đầu chưa về ạ!
- Miễn là gã Khuông ấy không trốn đi.
Trán ông bớt nhăn, nói thêm:
- Thật ra, ông ta rất láu cá. - Địch công quạt phe phẩy - Trong lúc chờ đợi ông ta, ta nói đế lão rõ các việc của ông ta nếu đúng ông ta là thủ phạm. Lão sẽ hiểu chính xác vai trò của ba kẻ tình nghi chủ yếu.
Thay chiếc khăn mặt ướt ở cổ, Địch công nói tiếp:
- Ta tin chắc là Khuông Mần sống nghiêm túc ở kinh đô. Chỉ trong những chuyến đi các nơi ông ta mới lộ ra các chuyện đồi bại, nhưng rất khôn khéo che đậy các hành vi bỉ ổi. Ớ nhà trọ, ông ta đòi được cung cấp các cô gái khoẻ mạnh mà giá lại rẻ, đế tỏ ra là một khách làng chơi hình thường. Ớ Phố Dương này, ông ta tìm kiếm các đồ cổ nên quen biết Đồng và Hạ, nên nhờ tên Đồng, sau đó là tên Hạ cung cấp cho ông ta những cô gái đế thoả mãn trò chơi mà ông ta ao ước. Cái thú chơi đồ cổ đưa ông ta đến chỗ quen biết ông Khấu, và có mua của ông Khấu vài đồ cổ, theo như ông Dương nói. Ông Khuông đã gặp bà Diên Hương khi đến chơi nhà ông Khấu. Bà ta thường sắp xếp các bộ sưu tầm đồ cổ. Ông ta liền đế ý đến Diên Hương như trường hợp ông Biện mà tôi nêu trong giả thuyết kết tội ông Biện: khao khát làm nhục, hành hạ một phụ nữ đẹp. Thế là ông Khuông giao cho tên Hạ tìm cách để đưa bà Diên Hương vào bẫy.
Họ hẹn gặp nhau ở cầu Đá. Tên Hạ cho biết là đã thuê ba tên côn đồ để bắt cóc cô Lý, rồi còn cho biết một tin hết sức quan trọng: sẽ giao bà Diên Hương cho Khuông ngay tối đó nếu ông ta muốn. Vì hắn biết là Đồng và Diên Hương sẽ gặp nhau ở ngôi nhà phụ của khu nhà bỏ hoang, để thoả thuận việc mua bán viên ngọc; hắn còn nói là hắn sẽ đến đó thay cho Đồng. Ông Khuông rất sung sướng đồng ý, vì ngoài việc thoả mãn thói ác dâm, lại còn vớ được thêm mười thoi vàng. Ông ta không tin là có chuyện viên ngọc, nhưng không nói ra. Việc chính là thủ tiêu được Đồng Mai. Tên Hạ còn cho biết: trước cuộc thi thuyền, các nhà tổ chức thết rượu cho các tay chèo tham gia cuộc đua ở tiệm rượu gần cầu Đá, và Đồng là người đánh chiêng ở thuyền ông Biện. Ông Khuông cho đó là dịp tốt đế tiến hành mọi việc, và viết thư hẹn gặp ông Biện ở thuyền của mình. Ông Biện trả lời chỉ có thế đến đó vào cuối buổi chiều. Ông Khuông cho thế lại càng thuận lợi hơn, nên đế ông Biện dẫn đến tiệm rượu rồi cho thuốc độc vào rượu rót cho Đồng. Thế là tên Hạ có điều kiện đến khu nhà hoang đế nhốt bà Diên Hương lại; thực hiện xong thì báo cho ông ta.
Mặt khác, ông ta bảo tên Hạ hoãn lại việc bắt cóc cô Lý, hành hạ một cô gái bậc thấp không đem lại thích thú bằng!
Địch công ngừng nói, lắng nghe tiếng sấm ngày càng tới gần.
Lão Hồng hỏi:
- Tại sao chiều qua ông Khuông lại đến thuyền của đại nhân?
- Ta cũng tự hỏi như vậy. Có thể là đế chứng minh rằng ông ta có mặt trong cuộc đua thuyền, để việc ông ta trở lại cầu Đá muộn không bị nghi ngờ. Hơn nữa các thuỷ thủ thuyền ông ta lại say mềm và ông Tôn lại ốm, nên họ không thế xác nhận đúng được ông ta đã làm gì tối qua. Dù thế nào đi nữa, chính ông đã ăn cắp quân bài, giao cho tên Hạ và quay lại Cầu Đá. Sau đó tên Hạ báo tin là công việc thất bại, nên hắn đã giết bà Diên Hương, và chỉ lấy được vàng, vì sự xuất hiện của ta ngăn cản hắn lục tìm viên ngọc.
Ông Khuông thất vọng vì không được hành hạ Diên Hương, nhưng các thoi vàng đã an ủi ông ta. Sự việc tiếp theo cũng giống như các diễn biến mà ta giả định đối với ông Biện, cũng như đối với ông Khấu. Người của chúng ta nhìn thấy tên Hạ trong áo quần thợ mộc đến khu nhà hoang buổi sớm hôm sau. Sự có mặt của hắn ở đó được hợp pháp hoá vì hắn có hẹn với ông Biện. Ông Khuông đã giết tên Hạ trong lúc hắn lục lọi tìm viên ngọc, và sau đó thắt cổ mụ Mông, theo như giả thuyết thứ nhất và thứ hai, ta đã nêu lên. Đó tất cả mọi việc diễn ra như thế đấy, lão Hồng ạ... nếu đúng ông Khuông là thủ phạm.
Địch công lau mồ hôi mặt. Lão Hồng cũng vậy. Thư phòng ngột ngạt, nóng bức.
Sau một lúc im lặng, lão Hồng nhận xét:
- Ông Khuông đã nôn mửa khi nhìn thấy xác tên Hạ: một phản ứng rất khó tạo dựng; điểm này có lợi cho ông ta.
Địch công nhún vai:
- Trong lúc chúng ta quan sát xác chết, ông ta khéo léo quay người và thò ngón tay vào họng.
Có tiếng gõ cửa, viên đô đầu xuất hiện, nụ cười tươi trên môi.
- Thưa đại nhân, tôi chờ ông ta rất lâu và giờ đã đưa ông ta về đây. Người thuyền trưởng cho biết là hai vị khách đi mua đồ ăn trưa. Chỉ có ông Tôn trở về, cho biết là ông Khuông đi về phía sông đào bàn công việc. Tôi liền đến đó và thấy ông ta ở trong một hiệu thuốc nhỏ. Ông ta sẵn sàng theo tôi, đang chờ ở vọng gác đợi đại nhân cho vào.
- Rất tốt. Còn ông Biện ở đâu?
- Ớ buồng các thư lại, ông ta uống trà với ông thanh tra pháp y. Thư lại đã ghi lại lời khai của ông ta. Tôi cũng đã có lời khai của ông Dương, ông này đã trở về cửa hàng.
Địch công đọc hai tờ khai xong, đưa cho lão Hồng, nói với viên đô đầu:
- Các ngươi đã bắt được tên hành hung ông Biện chưa?
Mặt viên đô đầu ỉu xìu.
- Chưa ạ, thưa đại nhân. Chúng tôi đã hỏi dân ở phố đó và lục lọi mọi nơi nghi tên đó trốn tránh, nhưng đều vô ích.
Viên đô đầu lo lắng nhìn Địch công, chờ đợi sự chê trách nặng nề. Địch công không quở trách lời nào. Xoa râu một lúc, ông nói:
- Báo cho ông Khuông là ta muốn cả ông Khấu và ông Biện cùng dự cuộc gặp này. Đây không phải là một cuộc gặp gỡ theo nghi thức của nha phủ, nên ta quyết định tiến hành tại nhà ông Khấu. Sẽ hay hơn là tiến hành ở nha phủ. Hãy đế ông Khuông và ông Biện đi chung kiệu có màn che đến nhà ông Khấu. Nói với ông Khấu là cuộc họp nhỏ này sẽ diễn ra ở thư viện của ông ta, đó là một gian phòng yên tĩnh, ở phía sau toà nhà, nơi mà ông ấy đã tiếp ta chiều qua. Ta sẽ đến đó sau khi giải quyết xong mấy việc làm dở. Tất cả đã hiểu lệnh của ta rồi chứ?
Khi viên đô đầu cúi chào lui ra, Địch công nói thêm:
- Sau khi ngươi đưa ông Khuông và ông Biện đến nhà ông Khấu, thì quay lại đây, nhận lệnh mới.
Lão Hồng hỏi:
- Chắc đại nhân hy vọng thủ phạm sẽ thú tội trong cuộc chuyện trò ấy?
- Cứ cho là ta mong muốn như vậy. Giờ thì là việc của lão: ta muốn ngươi kiếm cho ta một cánh tay bằng gỗ.
- Một cánh tay bằng gỗ, thưa đại nhân?
- Đúng vậy. Hãy đến nhà ông Dương và nhờ ông ta giúp cho. Chắc chắn là ông ta có những tượng Phật bằng gỗ. Thường thì thân các tượng được làm bằng một khúc gỗ, và tay thì bằng khúc gỗ khác, sau đó mới gắn vào thân tượng. Ta cần bàn tay trái, cỡ như tay thật hoặc to hơn một chút. Ta muốn nó được sơn trắng và ở ngón tay trỏ có đeo một nhẫn đồng, mặt nhẫn có gắn một viên hồng ngọc, nhưng là ngọc giả, rẻ tiền. Nói với ông ta là cần có cái đó trong cuộc chuyện trò sắp tới với ông Biện và ông Khuông ở thư viện nhà ông Khấu.
Một ánh chớp làm giấy che cửa sổ sáng lên, tiếp sau ngay là tiếng sấm rền vang.
- Trời sẽ mưa to - Địch công nhận xét - Hãy lấy kiệu mà đi. Lúc về, ta sẽ giải thích kế hoạch nhỏ này của ta. Thôi đi ngay đi, gấp lắm rồi!
Chương 16: Ông Khẩu thết khách bằng thạch hoa quả -Địch công tự hỏi: Phải chăng ta đang chơi với lửa?
Đêm đã xuống, các phu khênh kiệu của nha phủ đẫm ướt mồ hôi, hạ kiệu xuống sân trước nhà ông Khấu. Sáu chiếc đèn lồng to treo ở mặt tiền khu nhà, mỗi chiếc đều ghi: “Tư thất Khấu gia” chữ to bằng mực đỏ. Ông Khấu vẻ lo âu, cùng quản gia chạy đến bên kiệu, họ đã đợi khá lâu rồi.
Địch công xuống kiệu, lão Hồng xuống theo. Ông Khấu cúi chào kính cẩn. Địch công khẽ gật đầu, rồi thân mật nói:
- Có việc cần giải quyết nên ta đến chậm, thật đáng tiếc, ông Khuông và ông Biện đã đến rồi chứ?
- Thưa đại nhân, họ đã có mặt. Chúng tôi lo ngại là mưa bão sẽ ập xuống trước khi đại nhân tới
Một tia chớp sáng loé, tiếp sau là tiếng sấm ầm ì, ông Khấu vội vã đưa khách vào nhà, đi theo hành lang khúc khuỷu, đến phía cuối nhà.
Khi bước vào thư viện, Địch công hài lòng vì gian phòng vẫn bài trí như buối tối hôm qua. Gian phòng được chiếu sáng bằng các giá nến, mỗi chiếc có sáu ngọn nến, đặt ở giữa cửa sổ phía cuối phòng. Phía trái cửa ra vào, là một bộ sưu tầm đồ sứ cổ và đồ thuỷ tinh nước ngoài có giá trị đặt trên các bàn nhỏ. Giá sách che kín tường bên phải. Sàn nhà có trải thảm dày, giữa tấm thảm đặt một chiếc bàn vuông lớn, có bốn ghế bành đặt xung quanh.
Ông Biện và ông Khuông đang ngồi ở bàn trà tròn, đặt gần cửa sổ bên phải. Họ vội đứng dậy và đi tới gặp Địch công, ông Biện phải chống gậy tre. Địch công rất mừng là không khí oi bức trong phòng đã làm thần kinh họ căng thắng. Nét mặt hai người cau có, áo mùa hè đẫm mồ hôi, dính chặt vai họ.
Địch công reo lên, vui vẻ:
- Xin các ông cứ ngồi. Tôi mừng là ông đã khá hơn hẳn, ông Biện. Ông cần phải tránh đi lại nhiều.
Kéo ghế ngồi gần họ, ông nói tiếp:
- Tôi rất lấy làm tiếc để các ông phải chờ đợi. Nhưng các ông chắc biết là nha phủ bận rất nhiều việc... Lão Hồng, hãy giúp quản gia pha nước! Chà chà, ở đây quá nóng bức. Nhưng ta không trách việc ông không mở cửa sổ, vì một trận bão lớn sắp tới. Dù sao, chúng ta cũng chả nên ca thán gì ... mỗi khi ta nghĩ đến những mùa Đông ở phương Bắc.
Cả bốn người nói chuyện theo phép xã giao, trong khi lão Hồng và quản gia phục vụ họ uống trà. Khi đưa chén trà lên môi, Địch công mỉm cười nhận xét:
- Trà này thật tuyệt diệu. Chắc là chủ nhân lịch lãm còn có những thứ khác không kém phần tuyệt diệu?
Sự vui vẻ của Địch công làm không khí bớt căng thẳng.
Ông Biện lau mồ hôi trán, hỏi:
- Đại nhân đã có tin gì về tên tấn công tôi chưa ạ?
- Chưa có. Chúng tôi đã lo toan việc này. Ông Biện đừng sốt ruột, thế nào chúng tôi cũng sẽ tóm được tên đó!
- Tôi rất lấy làm tiếc đã làm đại nhân thêm bận rộn. - vẻ buồn bã - vì giờ đây đang phải lo vụ án... - Ông ta ngừng nói, lúng túng quay nhìn ông Khấu rồi sửa lại lời nói - cùng với bao vấn đề quan trọng khác!
- Đúng vậy? Ta đang có quá nhiều việc. Và cũng vì thế ta mới có cuộc gặp gỡ này. Tối nay, ta đã yêu cầu các ông tới đây, vì ta cần có những lời khuyên của các ông. Ta hy vọng là ông Khấu sẽ tha lỗi cho ta vì đã chọn nơi đây khi trong nhà đang có tang. Tấn bi kịch đã ảnh hưởng đến chủ nhân, nên ta có thế tin là...
Địch công dừng lời khi thấy ông Khấu cúi đầu buồn bã, rồi nói tiếp:
- Ông có thể cho viên quản gia rút lui, ông Khấu! Ta đã thấy các thứ giải khát trên bàn, lão Hồng sẽ phục vụ chúng ta.
Khi viên quản gia đi khỏi, Địch công cúi sát ba người và nói tiếp:
- Ta có chủ định là một quan toà cần phải để các thân hào địa phương, qua sự hiếu biết và kinh nghiệm của họ, giúp đỡ giải quyết các vấn đề phức tạp.
Và mỉm cười nhìn ông Khuông, Địch công nói:
- Tuy ông không là dân ở Phố Dương, ông Khuông, nhưng ông thường lui tới đây, đó là điều vinh hạnh cho địa phương, vì vậy ta tự chọn ông tham gia cuộc gặp gỡ hạn chế này.
Không chú ý đến sự ngạc nhiên của ông Biện, Địch công nói tiếp:
- Ta xin nhắc lại, ta cần những lời khuyên của các ông. Bốn vụ giết người man rợ đã xảy ra ở địa phương, ta thì chưa biết được lai lịch tên sát nhân. Vì vậy cần phải có một cuộc điều tra tỉ mỉ. Mục đích của cuộc họp này là tìm ra đường hướng điều tra để đưa đến kết quả tốt đẹp. Có thể sẽ mất nhiều tuần, nhưng chả sao. Người ta thường nói: ai đi chậm thì người đó lại đi đúng hướng.
Nhướn mày, ông Khuông hỏi:
- Thế là tôi buộc phải ở lại đây suốt thời gian đó, thưa đại nhân?
- Không nhất thiết như vậy. Sự việc mờ mịt nhất đôi khi được sáng tỏ một cách bất ngờ nhờ có sự tình cờ quý báu. Nào, chúng ta hãy nếm món thạch hoa quả của ông Khấu đi đã, hãy tạm gác lại cái đề tài đáng buồn!
Tất cả im lặng thưởng thức vị tươi ngon của các quả trong món thạch được ướp lạnh nhiều giờ dưới đáy giếng. Cuối cùng chiếc bát đựng thạch quả đã trơ đáy. Ông Khấu kể một chuyện hay trong giới hoạ: chuyện về một bức tranh giả đã được đánh giá là bản gốc. Địch công thì kế một chuyện vui trước khi về Phố Dương trị nhậm. Câu chuyện vui làm mọi người cười thích thú. Không khí giờ đây hoàn toàn thoải mái, mặc dù vẫn đang oi nồng. Lúc lão Hồng chuấn bị rót trà tuần thứ hai, Địch công đứng dậy nói:
- Thôi ta bắt đầu vào việc!
Ông tiến về phía chiếc bàn lớn, và ngồi ở chỗ để có thể nhìn thấy cửa số ở bên tay trái, và cửa ra vào ở bên tay phải; lấy tay chỉ vị trí ngồi của ông Khấu, ông Biện và ông Khuông. Lão Hồng đã bê ghế đến các chỗ đó. Ông Biện ngồi ghế giữa, đối mặt với Địch công, ông Khuông ngồi ghế tay phải, và ông Khấu ngồi ghế tay trái ông Biện.
Địch công đẩy chiếc giá nến bằng bạc để trước mặt về phía tay trái, bực bội nói:
- Ở đây khó thở quá! Hãy tắt các ngọn nến trên tường đi, lão Hồng! Chúng làm căn phòng thêm nóng nực và làm ta mỏi mắt. Mắt ta hơi kém, thưa các ông. Ta cho là bị ảnh hưởng của ánh sáng mặt trời địa phương. Xem nào, ta có mang theo vành che nắng không?
Ông cho tay vào tay áo và vật lấy ra lại là một bức thư.
- Cái gì vậy? - Địch công kêu lên - Ta cũng chưa bóc xem lá thư này. Sớm nay họ đưa tới lúc ta ở nha phủ đi ra. Lại có cả chữ Khẩn và Mật nữa cơ chứ! Xin các ông chờ một lát! - Ông xé phong bì và rút ra tờ giấy chữ viết rất nhỏ và khó đọc. Đọc đoạn đầu, ông lẩm bẩm:
- Kẻ viết thư nói là có cô cháu làm đầy tớ ở nơi nào đó, đã bị bắt cóc và đã bị hành hạ. Hừm, có lẽ bị một kẻ tâm thần làm chuyện đó.
Rồi lại im lặng đọc một lúc, sau cùng nói to:
- Cô ta đã nhìn thấy mặt tên đó: hình như là một thân hào ở Phổ Dương. Vì vậy kẻ viết thư đã do dự lâu trước khi viết. Cuối cùng anh ta thấy rằng, chuyện đó không nên xảy ra nữa ở nơi có sự cai trị nghiêm minh. Anh ta mong ta mở ngay cuộc điều tra... phải có biện pháp để... và sau đó là những lời công thức của các đơn từ. Đáng lý anh ta phải đến gặp ta ngay... xem nào... chả thấy anh ta viết tên của tên khốn kiếp ấy.
Địch công đưa tờ giấy sát mắt và lắc đầu:
- Chả thấy tên đó ... chưa bao giờ ta gặp một loại chữ khó đọc như vậy. Xin nhờ ông Khấu đọc nốt hộ.
Và đưa tờ giấy về phía ông Khấu, nhưng rồi lại không đưa nữa, cười xin lỗi:
- Thôi, không được. Ta không có quyền đưa thư tố giác cho những ai không thuộc nha phủ. Ta sẽ nghiên cứu sau vậy - Ông gấp thư lại, cho vào tay áo.
- Cần phải suy nghĩ kỹ trước khi đưa ra những lời kết tội ngớ ngẩn
- Ông Khuông bực bội nói.
- Có thể không ngớ ngấn đâu - Giọng Địch công trang nghiêm - Thực ra, ta có những lý do tin là bà Diên Hương cũng bị một tên mắc bệnh tâm thần giết hại.
Ngả người ra ghế, Địch công quan sát ba người ngồi trước mặt. Dưới ánh nến, nét mặt của họ có vẻ căng thắng. Những phút trò chuyện thoải mái đã qua rồi. Địch công đưa mắt đảo quanh phòng. Lão Hồng ngồi bên chiếc bàn tròn nhỏ ở cuối phòng, chăm chú nhìn ngọn nến đặt trên khay trà. Toàn gian phòng còn lại tối mờ, phảng phất mùi khói của các cây nến bị dụi tắt.
Địch công để sự im lặng ngột ngạt ấy kéo dài. Ông liếc mắt nhìn sang phía tay phải, nhìn thấy vệt sáng do chiếc đèn treo ở hành lang lọt qua cửa ra vào, trong lúc cả gian phòng hầu như tối mò. Nếu có kẻ nào muốn nghe trộm, thế nào nó cũng hé cửa ra vào, Địch công đã tạo cơ hội cho kẻ đó làm được. Nếu không có chuyện đó, thì trực giác đã đánh lừa ông. Đúng là kẻ giết người ở trong số ba người ngồi trước mặt, vậy cần hết sức tập trung vào họ.
Ông nói tiếp, khá to:
- Ta đã nói với các ông, tên giết người là tên mắc bệnh tâm thần: một tên ác dâm. Ta đã đi đến kết luận đó... - Ông ngừng lại, hình như có tiếng khép cửa ra vào. Ông lại nhìn về phía phải, nhưng cũng chỉ thấy vệt sáng ở là là mặt đất. Ông hắng giọng, nói tiếp:
- Ta tin là đã nắm được một cách đúng đắn tính cách của tên sát nhân, do một sự sai lầm lạ lùng của hắn.
Ông Khấu thay đổi thế ngồi, vẻ khó chịu. Địch công nhận thấy cử chỉ đó. Ông Biện thì chăm chú nhìn Địch công, đôi môi mỏng mím chặt, vết tím bầm ở má trái ông ta nối bật trên màu da nhợt nhạt. Còn ông Khuông như tỉnh trí lại, tỏ thái độ lễ phép.
- Kẻ giết người nào ra tay một cách lạnh lùng. - Địch công nói tiếp
- chứng tỏ hắn là một con người không bình thường. Nếu hành động đó vì động cơ đồi bại của tính dục, thì con người đó thường xuyên là kẻ điên rồ. Cuộc sống tinh thần của nó thật khủng khiếp. Nó cần phải giữ bộ mặt, bề ngoài bình thường; phải cố gắng kiếm soát những hành động xấu xa bột phát trong đầu nó. Nhiều tên tội phạm loại đó đã tả lại trong các buối lấy khẩu cung.
Chúng đã tả lại rất chi tiết cuộc vật lộn đó để cố giữ được cân bằng trong đầu óc. Chúng nói rõ những cơn ác mộng đã ám ảnh chúng, những cơn hoang tưởng bám riết chúng, luôn có cảm giác các thế lực bí mật rình rập chúng, sẵn sàng vồ lấy chúng. Chúng còn kể về những hình phạt mà nạn nhân đã đe doạ chúng. Ta nhớ, đặc biệt về một vụ mà ta đã điều tra...
Địch công lại vểnh tai lắng nghe. Giờ đây, ông tin chắc là cửa ra vào vừa được khép lại. Liếc mắt sang phải, ông nhận thấy một hình người đang di chuyến trong bóng tối, gần chỗ giá để các đồ cổ ở sau lưng ông. Kẻ nghe trộm đã lọt vào phòng: đó là điều ông không dự kiến trong kế hoạch. Ông tưởng kẻ đó chỉ đứng ở ngoài nghe trộm thôi. Nhưng không thể có cách nào thay đối kế hoạch đã định, ông tiếp tục kể:
- Tên tội phạm xác nhận là hàng đêm, bàn tay của người phụ nữ bị hắn sát hại, lần theo ngực hắn và đe doạ bóp cố hắn...
Ông Biện thốt lên:
- Có thế đó chỉ là cơn ác mộng!
- Ông có chắc điều đó không? Trước hôm hắn phải lên đoạn đầu đài, thì người ta thấy hắn đã tự móc cổ chết ở trong ngục: Ta đã ghi vào biên bản là hắn đã tự xử, vì quá lo sợ và hối hận. Điều đó có thế đúng. Nhưng, ở một khía cạnh khác...
Địch công lắc đầu, vẻ chưa tin tưởng lắm, suy nghĩ một lát. Sau đó, ông tiếp:
- Dù sao thì điều đó giải thích là tên sát nhân đó đã tự gây nên hình phạt. Đáng lý, ta phải nói là “hắn bị buộc phải làm như vậy”, vì hắn đã đụng tới những lực lượng cao siêu mà lẽ ra hắn phải tránh xa, nếu hắn khôn ngoan. Cái chết của Đồng Mai có thế làm vừa lòng Bạch thần vì theo tục lệ trước kia chỉ có nam giới mới bị hiến dâng trước ban thờ Nữ thần; nhưng còn cái chết của bà Diên Hương, trái lại chỉ làm Nữ thần nổi giận. Bà Diên Hương là giới nữ, lại bị giết gần Rừng Cây thuốc, khu rừng của Nữ thần là một thách đố đối với những lực lượng cao siêu mà chúng ta không hiểu được. Dù sao đi nữa, ta đã có chứng cứ là tên giết người đã phạm một sai lầm, mà duy nhất chỉ có người mất trí mới giải thích nổi. Tên giết người rất thông minh. Ớ nơi xảy ra vụ giết người...
- Vụ nào ạ? - Ông Khấu hỏi giọng khàn khàn - Xin Đại nhân xá cho sự ngắt quãng này! Nhưng có tất cả bốn vụ giết người.
- Bốn, đúng như vậy - Địch công xác nhận ngay.
Sau tiếng sấm vang lên ở xa, Khuông Mần nói:
- Hãy đừng để thời tiết xấu làm ảnh hưởng đến thần kinh, ông Khấu ạ! - Ông Khuông nói câu đó để an ủi, nhưng tiếng nói của ông ta rất chối khiến ông Khấu giật thót người.
- Cửa ra vào vừa mới mở ra! - Lão Hồng lo lắng nói - Thưa Đại nhân, tôi đến xem sao.
Rời chỗ bàn tròn, lão Hồng đi đến phía giữa phòng.
Địch công do dự một lúc. Chủ tâm ông không nói với lão Hồng là có khả năng có một tên do thám. Có vẻ là tên đó vừa ra khỏi cửa, và lão Hồng đã nhìn thấy cửa mở ra. Nếu ngẫu nhiên tên ấy còn ở đó, thì cần phải để hắn không biết là Địch công biết sự có mặt hắn: nếu không, kế hoạch sẽ bị đổ vỡ.
- Lão Hồng, mắt ông không tinh tường lắm! - Địch công nói giọng gay gắt - Hãy quay về chỗ cũ và đừng làm ta phải ngừng lại!
Địch công hình như nghe thấy tiếng áo sột soạt của lão Hồng quay về chiếc bàn tròn. Nhưng không phải, vì áo lão Hồng bằng bông, và tiếng ở sau lưng Địch công lại là tiếng va chạm nhẹ nhàng của loại áo tơ lụa. Địch công chăm chú nhìn ba người đối diện và biết rõ là họ không thế nhìn thấy gì vì đầu Địch công che kín ngọn nến, và phía sau ông là cả một vùng tối sẫm. Cần phải hành động gấp.
- Được rồi - Địch công tiếp - Ta không muốn nhấn mạnh đến sự sơ ý lạnh lùng của tên sát nhân. Ta muốn nói với các ông một việc quan trọng hơn. Tên sát nhân đã sử dụng Hạ Quảng, tên này khi rượu vào thì nói lộ ra nhiều chuyện. Ta đã hỏi một tên ăn mày, cũng nghiện rượu như tên Hạ, nên biết là chủ của tên Hạ, đôi khi còn sử dụng một tên khác, thuộc một tầng lớp khác hẳn tên Hạ...
Địch công lại nghe thấy tiếng sột soạt của áo quần bằng lụa. Địch công dự đoán là tai hoạ có thế đến từ phía phải, như vậy thì có thế nhận ra kẻ tấn công và kịp thời tự vệ. Nhưng giờ đây, tiếng đó lại phát ra từ sau lưng ông.
Ba vị khách nhận ra Địch công thay đổi nét mặt. Ông Biện, giọng nghẹn lại, hỏi:
- Có chuyện gì vậy, thưa Đại nhân?... Thưa...
Một tiếng sấm to át lời nói tiếp của ông Biện. Trong ý nghĩ, Địch công thấy cần phải đứng lên, vô hiệu hoá kẻ tấn công... Nhưng không... sự hiện diện của hắn chưa đủ đế kết tội hắn. Nó có thế bịa ra lời giải thích là không muốn ngăn trở cuộc họp... Cùng lúc đó, có gì đụng đậy trong tay áo Địch công, ông quyết định vẫn thực hiện kế hoạch đã dự tính. Ông cũng chả chú ý đến mồ hôi đầm đìa trên mặt.
- Con người thứ ba đó - Địch công không còn nhận ra giọng mình - là một thân hào có tiếng ở Phố Dương. Không những hắn đã giữ vai trò quan trọng trong việc đầu độc Đồng Mai, mà còn là kẻ trực tiếp việc giết mụ Mông già. Mụ ta bị siết cổ từ phía sau. Mụ ta chết một cách đau đớn mới cách đây vài giờ. Nếu hồn ma mụ ta hiện ra ở đây, giờ này, thì...
Địch công thốt lên tiếng kêu nghẹn ngào. Ông đứng dậy, nhìn qua đầu ba người đối diện, nói với lão Hồng như đã quy định giữa hai người:
- Ai đứng sau lão đấy?
Ông Biện quay ngoắt lại, cả ông Khấu và ông Khuông cũng làm như vậy. Trong khi lão Hồng cũng quay nhìn rồi trả lời là không có ai thì Địch công đã lấy vội ra từ tay áo một vật, đặt lên mép bàn, rồi la lên:
- Hãy cứu tôi, lạy trời, hãy cứu tôi!
Cả ba vị khách quay đầu ngay lại, lão Hồng liền làm cái gì đó trong tay áo. Ông Khấu và ông Biện thét lên tiếng kêu kinh hoàng. Môi của ông Khuông mấp máy mà chẳng thốt ra lời. Cả ba tròn mắt kinh hãi, nhìn chăm chú một cánh tay trắng nhợt hình như dính vào mép bàn, bàn tay thì đẫm máu, và viên hồng ngọc ở chiếc nhẫn đeo ở ngón tay trỏ, lấp lánh một vùng sáng ma quỷ.
Và rồi bàn tay di chuyển chậm chạp về phía ngọn nến. Trước khi đến được gần ngọn nến, vật kỳ lạ ấy thay đối hướng đi và tiến về phía ba vị khách.
Ông Biện vội nhảy lên, làm đổ chiếc ghế. Mặt xám nhợt, đầy vẻ hãi hùng, ông thét lên, trong khi vẫn nhìn bàn tay đang tiến về phía ông ta: “Tôi không giết bà ấy!” rồi ngã vào tay lão Hồng giọng lạc đi:
- Hãy cứu tôi! Tôi không giết bà ta. Chính là thằng Đồng Mai. Người ta nói như vậy...
Địch công như không nghe thấy lời thú nhận ấy. Ông hơi nhổm người lên đế có thế tránh bị tấn công bất ngờ, quay đầu lại và cứng người nhìn thấy một bàn tay xanh nhợt từ bóng tối thò ra.
Nguồn: http://tusach.mobi/