Có thật Thư Bồi đã cắt đứt quan hệ với Ân Thái Cần rồi sao? Còn cái tình cảm bằng hữu tuổi thơ? Những ngày vơ vẩn trên bãi nhặt vỏ sò, ngắm cảnh hoàng hôn với bầu trời rực lửa? Làm sao có thể quên được một cách dễ dàng như vậy?
Quả thật mọi thứ không đơn giản.
Năm lên cấp hai, Bồi với anh em nhà họ Ân lại vào chung một trường. Cấp hai có quy định trai gái học riêng. Vì vậy Thư Bồi, Thái Cần và Chấn Dương tuy cùng trường nhưng lại học khác lớp. Ở cái tuổi này con trai và con gái đã biết ngượng ngùng, vì vậy gần như Thư Bồi và Thái Cần không còn gần gũi như xưa. Thỉnh thoảng gặp nhau chỉ là một sự trao đổi ánh mắt. Bấy giờ Thư Bồi lại rất bận công việc nhà trường. Lúc nào cũng là ngọn đuốc sáng chói trong trường như là làm bích báo, đại diện cho trường lên tỉnh dự thi đua, từ thi văn đến thi họa... Thư Bồi lúc nào cũng thành công cũng mang lại vinh quang cho nhà trường, hết phần thưởng này, bằng khen khác... Cái tên Kiều Thư Bồi trở thành niềm kiêu hãnh cho trường. Gần như cả trường từ thầy cô giáo đến học sinh, ai ai cũng đều biết Thư Bồi... Nhưng trong ánh hào quang chói lọi kia, Thư Bồi vẫn sống lặng lẽ, âm thầm. Bồi không làm sao quên được Thái Cần.
Ân Thái Cần cũng là một cánh hoa nổi bật trong trường. Thời gian, sự trưởng thành đã mang đến cho cô bé dáng dấp thiếu nữ, khuôn mặt thanh tú, da trắng bưởi, mày liễu, mắt to. Ngay từ lúc ấu thơ, Thái Cần đã có bản chất nhu mì, dịu dàng, bây giờ thêm cái đẹp như búp hoa mới nở. Cần nổi bật trong trường lớp. Mỗi lần có liên hoan, dạ hội, tiệc tùng, thì không thể nào vắng tiếng đàn của Cần. Những âm thanh như nước chảy, như suối reo, dễ khiến con người bị ru ngủ, mê hoặc... bị đưa đến tận cùng thế giới miên viễn hạnh phúc.
Lần nào nhà trường tổ chức lễ lộc, lần nào có tiếng đàn của Cần, là Thư Bồi không vắng. Có điều Bồi không bao giờ ngồi gần sân khấu. Cậu chọn một góc kẹt nào đó xa xa. Lặng lẽ ngồi nghe, lặng lẽ ngắm. Thư Bồi không hề phân tích tại sao mình ngồi đấy để tâm hồn bay bổng theo tiếng nhạc. Có một cái gì đó làm cho một nổi âu lo phiền muộn bay mất. Để Bồi ru hồn trong thế giới âm nhạc.
Ân Chấn Dương học cũng không tệ lắm ở cấp hai. Hắn cũng nổi, nhưng nổi trên phương diện khác. Hắn mới mười mấy tuổi mà đã cao một thước tám và trở thành một kiện tướng bóng rổ của nhà trường. Hắn đại diện cho trường tham dự các giải thể thao cấp tỉnh, cấp quận. Đội quân bóng rổ của trường thành công phần nào cũng có sự góp công của Dương. Vì vậy dù Dương hay đập lộn, ẩu đả, dù bị khiển trách, trừ điểm như cơm bữa, nhưng bù lại thành tích thể thao, khen thưởng cũng bù được với điểm âm. Kết quả là Dương vẫn lên lớp được.
Nếp sống ở trường trung học, ngoài chuyện học tập chính khóa, ngoại khóa ra... Đối với Thư Bồi cũng chẳng có gì đáng ghi nhớ hơn. Ngoài một lần, một lần mà mãi đến bây giờ còn chưa quên. Năm đó Thư Bồi đang học lớp chín.
Đó là lần Thư Bồi được nhà trường cử làm đại diện thi hội họa cấp tỉnh. Bồi đã tham dự với một bức họa có tựa là "Hoàng hôn trên bến cảng", trong đó có thuyền đánh cá, sóng biển, mặt trời lặn, và bầu trời đầy ráng chiều. Nhưng chủ đề của bức trang không nằm ở đấy, mà nó nằm trên bàn tay đầy vết nhăn của lão ngư ông. Cái bàn tay đó đang vá lưới. Ông lão thì ngồi ở trên mui thuyền. Ánh sáng và nắng chiều gần như tập trung trên cái bàn tay nghèo khổ nhăn nheo kia. Thư Bồi rất hãnh diện với bức tranh.
Đây là bức tranh mà Bồi hài lòng nhất sau mấy năm cầm bút vẽ. Không chỉ có một mình Bồi, mà ngay cả thầy giáo dạy họa, sau khi xem tranh đã suýt xoa. Khẳng định tài năng của Bồi.
- Bức tranh này thế nào cũng đoạt được giải nhất của tỉnh cho xem.
Trước khi được mang ra tỉnh dự thi, bức tranh đó đã được triển lãm trong trường suốt một tuần lễ.
Nếu không có lời ngợi ca của thầy, nếu không quá tự tin, nếu không nắm chắc phần thắng như vậy, thì hẳn Bồi đã không thất vọng không đau đớn khi bức tranh không đoạt giải.
Trong lần thi đó, chẳng những nó không đoạt được mà còn bị loại ngay từ đầu, với lời phê phán:
- Tranh không diễn đạt hết nội dung của chủ đề!
Lúc thầy dạy họa trao lại tranh cho Thư Bồi, ông đã gượng cười nói:
- Kiều Thư Bồi, con đừng buồn. Thật ra thì chẳng ai đủ tư cách để đánh giá một tác phẩm nghệ thuật, trừ chính bản thân người làm ra nó.
Hôm ấy sau khi tan học, Thư Bồi không về nhà, cậu xách bức tranh ra bãi biển. Bấy giờ sắp mùa đông, bãi biển thật vắng. Gió rất mạnh cát thổi rát cả mặt. Thư Bồi hướng mặt ra biển. Cậu định hét một tiếng thật to. Hét cho đở tức. Nhưng rồi Bồi chẳng làm gì hết, Bồi chỉ thơ thẩn trên bãi biển, đưa mắt nhìn biển khơi. Lần đầu tiên cậu tự phân tích bản thân, rồi có lẽ vì lạnh, vì buồn, cô đơn, vì vết thương tự ái quá nặng, vì bất đắc chí... Giống như thời thơ ấu, Thư Bồi lại nhốt mình trong hang đá. Cậu ngồi tựa vào vách đá, ngẩng đầu nhìn khoảng trời trên cao, nghe tiếng sóng vọng từ xa về... Chợt nhiên, cậu hiểu ra, cậu thấy mình bé nhỏ, bé nhỏ vô cùng, bé nhỏ như một hạt cát...
Trong lúc Thư Bồi mải mê với cái dư vị đắng cay thất bại đầu đời. Thì Bồi chợt thấy... hình như có người chui vào hang đá. Bồi nhìn lên. Thì ra là Ân Thái Cần. Cô ấy đứng đấy... Đứng cách Bồi một khoảng, lặng lẽ nhìn... Từ khi hết cập I, Bồi đã không còn gần bên Cần. Gặp nhau chỉ là một cái cúi đầu xa la... Thế còn bây giờ? Cần đứng trước mặt. Cần chỉ đứng yên lặng. Đôi mắt to như hồ thu... Như bầu trời đầy sao... Như có quá nhiều thứ để nói...
Gió từ ngoài của hang thổi vào làm bay bay tà áo, bay bay những sợi tóc của Cần... Không hiểu sao Bồi thấy như tim đập mạnh, hơi thở nặng nề...
Cứ vậy, cả hai đứng nhìn nhau, nhìn thật lâu, yên lặng. Không thể như thế mãi, Bồi lên tiếng trước.
- Trời lạnh thế này. Cô ra đây làm gì?
Mắt Cần chớp chớp, rồi nói.
- Đi tìm anh?
- Tìm tôi? Thư Bồi chợt thấy khó chịu - Tìm tôi để làm gì chứ?
Thái Cần không đáp, chỉ yên lặng. Nhưng ánh mắt của Cần, nó làm sao đấy. Thư Bồi chợt thấy sợ hãi, chợt muốn trốn lánh... Bồi không muốn gặp Cần, nhất là trong lúc thất chí thế này... Trong lúc tuyệt vọng... cái mặt cảm tự ti thuở nhỏ như sống lại... Thư Bồi lớn tiếng.
- Cô đến để cười ngạo tôi ư? Hay là đến để ngắm khuôn mặt đau khổ của tôi chứ?
Thái Cần lắc đầu. Cô tiến lại gần hơn, rồi ngồi xuống bên cạnh. Đôi mắt lo lắng mở to.
- Em nghĩ... là anh hiểu rõ rồi mà?
- Hiểu cái gì?
- Em nghĩ, anh biết... Thái Cần nói như thở - Lúc nào trong em, anh vẫn là thần tượng, là anh hùng, lúc nào anh cũng là kể chiến thắng...
Thư Bồi chợt thấy tim đập mạnh. Cái trái tim mười sáu tuổi, trong trắng nhưng giàu xúc động của Bồi.
Không phải hoàn toàn không hiểu thế nào là tình yêu. Nhưng không hiểu sao Bồi cảm thấy như có một cơn sóng to lớn từ đâu ụp xuống làm cậu chới với, hụt hẫng. Cậu trừng mắt nhìn Cần lúng túng.
- Nói lại lần nữa coi.
Thái Cần nhìn Thu Bồi. Đôi má chợt đỏ gấc.
- Không nói đâu. Thái Cần quay mặt đi. Bên ngoài bầu trời và biển đã sậm màu - Trời sắp tối rồi, không lẽ anh định ngồi mãi đây đến sáng ư?
Thư Bồi thắc mắc.
- Làm sao cô biết tôi ngồi ở đây?
- Biết chứ. Thái Cần tiếp tục nhìn ra biển - Bởi vì... Anh vừa ra khỏi trường là... Tôi đi theo.
- Vậy là...
Thư Bồi trừng mắt... Không biết nói gì tiếp. Thái Cần đã quay lại. Nụ cười trên môi thật tươi. Nu. Cười ngọt lịm. Cần không an ủi, còn nói.
- Dại thật, mới thất bại có một lần mà đã bỏ ra biển ngồi buồn. Tại sao phải khổ như vậy? Họ không biết thưởng thức, mặc họ. Làm gì phải tự hành hạ mình. Để gió lạnh thổi. Được hạng nhất hay không, chẳng có gì quan trọng. Dại quá...
Thư Bồi ngồi yên, nhưng có cái gì đó làm Bồi thấy buồn cười. Cái mặc cảm, cái nỗi buồn man mác đã chắp cách bay cao. Nhưng Bồi không thể chịu thua, lớn tiếng.
- Tôi ngu mặc tôi, có dính dáng gì đến cô đâu? Sao cô hay xía vào chuyện người thế. Cô cũng khùng không kém. Cô cũng ra đây hứng gió lạnh với tôi chi vậy?
Bồi chợt ngưng lại... Ánh mắt của Cần sao mà long lanh quá. Cậu không ngăn được lòng nữa, cười theo. Tiếng cười vừa phát ra, kỷ niệm thời thơ ấu chợt như quay lại... Những đứa bé vô tư cùng nô đùa trên bãi cát, cùng nhặt vỏ sò...
Những kỷ niệm sao êm đềm quá. Thái Cần đề nghị trước tiên.
- Chúng ta nối lại tình bạn cũ. Được chứ?
Thư Bồi lúng túng. Lời hứa ngày nào với cha như những áng mây bềnh bồng trên cao. Gió rồi sẽ tan được không? Thư Bồi không trả lời chỉ khẽ gật đầu.
- Thế tại sao có một lúc anh nghỉ chơi với tôi vậy?
Thái Cần hỏi, Bồi do dự một chút nói.
- Cũng không biết.
- Không biết à? Thái Cần nhìn lại Bồi cười - Em thấy anh là con người kỳ cục, vừa cao ngạo hay vui buồn bất chợt.
Thư Bồi như chết đắm trong nụ cười của Thái Cần. Đôi má hồng với đôi mắt như mơ kia. Đây là mộng hay thực chớ. Thời gian như đọng lại. Cả hai lại rơi vào yên lặng. Một lúc sau, Thái Cần mới đứng dậy, phủi áo nói.
- Trời sắp tối rồi bây giờ tôi phải về, bằng không anh Dương lại nói tầm bậy tầm bạ với cha, khổ lắm.
Thư Bồi cũng đứng dậy, nhìn Cần.
- Có phải Cần hay bị anh ấy ăn hiếp luôn không? Tại sao Cần có thể chịu đựng mãi thế? Nhất là trong nhà còn có một bà hà mã.
Thái Cần ngạc nhiên.
- Hà mã nào?
- Cái mụ vừa mập vừa lùn đấy. Thư Bồi lấy tay vẽ vẽ trên khoảng không - Tôi muốn nói cái bà mẹ của chấn Dương đấy mà...
Suýt tí Thái Cần đã cười, nếu không bụm miệng kịp.
- Coi chừng đấy, anh mà để Chấn Dương nghe được là sẽ ăn đấm ngay.
Vừa bước ra ngoài. Cần nói thêm.
- Nhớ nhé, mai sẽ nói tiếp chuyện nhé.
- Ngày mai?
- Ờ, tan học xong, tôi sẽ gặp anh ở đây.
- Chắc chứ?
Thái Cần quay lại.
- Tôi có thất hứa với anh bao giờ đâu?
Thư Bồi nhỏm dậy, đi theo ra. Màn đêm như sương, phủ vây bốn phía. Biển vào mùa đông như vậy đó, lúc nào cũng thật lạnh, cũng lộng gió. Ra khỏi hang, Thư Bồi đến chỗ đặt bức tranh. Chợt Bồi ngẩn ra. Bức tranh đâu rồi? rõ ràng lúc nãy trước khi vào trong cậu đã để đây cơ mà. Bồi hỏi Cần.
- Cô đem giấu rồi, phải không?
Thái Cần ngạc nhiên.
- Cái gì chứ?
- Đừng giả vờ nữa, bức tranh của tôi đấy?
Thái Cần cũng ngẩn ra, mắt mở to.
- Mất bức tranh à? Chắc chắn là ban nãy anh để đây chứ? Có khi nào gió thổi bay đi không?
- Cái khung nặng như vậy làm sao gió thổi bay đi được?
Thư Bồi nói, một mặt nhìn quanh tìm kiếm. Chung quanh chỉ có đá, hòn này chồng hòn kia. Ngoài đá là bãi cát không có gì nữa. Thái Cần cũng phụ Bồi tìm, nhưng chẳng thấy gì cả.
Cô nàng như phát run lên.
- Thế này là có ai biết chúng ta ở trong hang, nên họ đã giấu mất bức tranh rồi.
- Giấu à? Cứ để hắn giấu. Thư Bồi nhìn Cần rồi nhún vai làm ra vẻ bình thản - Chắc là thằng Mập chứ chẳng ai khác. Thằng đó ưa quậy lắm. Thôi bỏ đi. Dù gì nó cũng chỉ là một bức họa "không nhấn mạnh được chủ đề".
Quay lại nhìn Thái Cần, Bồi trấn an.
- Thôi về đi, chắc không có gì đâu, thằng Mập chứ chẳng ai khác, hắn định hù mình đấy.
- Nếu không phải thằng Mập thì sao?
Thái Cần có vẻ lo lắng. Thư Bồi chau mày.
- Thì cũng có sao đâu? Chẳng ai cấm được chuyện mình tán dóc trong hang cơ mà.
Thái Cần nhìn Bồi, rồi cười.
- Vậy, mai sẽ gặp lại nhé?
- Vâng, mai gặp.
Quả thật mọi thứ không đơn giản.
Năm lên cấp hai, Bồi với anh em nhà họ Ân lại vào chung một trường. Cấp hai có quy định trai gái học riêng. Vì vậy Thư Bồi, Thái Cần và Chấn Dương tuy cùng trường nhưng lại học khác lớp. Ở cái tuổi này con trai và con gái đã biết ngượng ngùng, vì vậy gần như Thư Bồi và Thái Cần không còn gần gũi như xưa. Thỉnh thoảng gặp nhau chỉ là một sự trao đổi ánh mắt. Bấy giờ Thư Bồi lại rất bận công việc nhà trường. Lúc nào cũng là ngọn đuốc sáng chói trong trường như là làm bích báo, đại diện cho trường lên tỉnh dự thi đua, từ thi văn đến thi họa... Thư Bồi lúc nào cũng thành công cũng mang lại vinh quang cho nhà trường, hết phần thưởng này, bằng khen khác... Cái tên Kiều Thư Bồi trở thành niềm kiêu hãnh cho trường. Gần như cả trường từ thầy cô giáo đến học sinh, ai ai cũng đều biết Thư Bồi... Nhưng trong ánh hào quang chói lọi kia, Thư Bồi vẫn sống lặng lẽ, âm thầm. Bồi không làm sao quên được Thái Cần.
Ân Thái Cần cũng là một cánh hoa nổi bật trong trường. Thời gian, sự trưởng thành đã mang đến cho cô bé dáng dấp thiếu nữ, khuôn mặt thanh tú, da trắng bưởi, mày liễu, mắt to. Ngay từ lúc ấu thơ, Thái Cần đã có bản chất nhu mì, dịu dàng, bây giờ thêm cái đẹp như búp hoa mới nở. Cần nổi bật trong trường lớp. Mỗi lần có liên hoan, dạ hội, tiệc tùng, thì không thể nào vắng tiếng đàn của Cần. Những âm thanh như nước chảy, như suối reo, dễ khiến con người bị ru ngủ, mê hoặc... bị đưa đến tận cùng thế giới miên viễn hạnh phúc.
Lần nào nhà trường tổ chức lễ lộc, lần nào có tiếng đàn của Cần, là Thư Bồi không vắng. Có điều Bồi không bao giờ ngồi gần sân khấu. Cậu chọn một góc kẹt nào đó xa xa. Lặng lẽ ngồi nghe, lặng lẽ ngắm. Thư Bồi không hề phân tích tại sao mình ngồi đấy để tâm hồn bay bổng theo tiếng nhạc. Có một cái gì đó làm cho một nổi âu lo phiền muộn bay mất. Để Bồi ru hồn trong thế giới âm nhạc.
Ân Chấn Dương học cũng không tệ lắm ở cấp hai. Hắn cũng nổi, nhưng nổi trên phương diện khác. Hắn mới mười mấy tuổi mà đã cao một thước tám và trở thành một kiện tướng bóng rổ của nhà trường. Hắn đại diện cho trường tham dự các giải thể thao cấp tỉnh, cấp quận. Đội quân bóng rổ của trường thành công phần nào cũng có sự góp công của Dương. Vì vậy dù Dương hay đập lộn, ẩu đả, dù bị khiển trách, trừ điểm như cơm bữa, nhưng bù lại thành tích thể thao, khen thưởng cũng bù được với điểm âm. Kết quả là Dương vẫn lên lớp được.
Nếp sống ở trường trung học, ngoài chuyện học tập chính khóa, ngoại khóa ra... Đối với Thư Bồi cũng chẳng có gì đáng ghi nhớ hơn. Ngoài một lần, một lần mà mãi đến bây giờ còn chưa quên. Năm đó Thư Bồi đang học lớp chín.
Đó là lần Thư Bồi được nhà trường cử làm đại diện thi hội họa cấp tỉnh. Bồi đã tham dự với một bức họa có tựa là "Hoàng hôn trên bến cảng", trong đó có thuyền đánh cá, sóng biển, mặt trời lặn, và bầu trời đầy ráng chiều. Nhưng chủ đề của bức trang không nằm ở đấy, mà nó nằm trên bàn tay đầy vết nhăn của lão ngư ông. Cái bàn tay đó đang vá lưới. Ông lão thì ngồi ở trên mui thuyền. Ánh sáng và nắng chiều gần như tập trung trên cái bàn tay nghèo khổ nhăn nheo kia. Thư Bồi rất hãnh diện với bức tranh.
Đây là bức tranh mà Bồi hài lòng nhất sau mấy năm cầm bút vẽ. Không chỉ có một mình Bồi, mà ngay cả thầy giáo dạy họa, sau khi xem tranh đã suýt xoa. Khẳng định tài năng của Bồi.
- Bức tranh này thế nào cũng đoạt được giải nhất của tỉnh cho xem.
Trước khi được mang ra tỉnh dự thi, bức tranh đó đã được triển lãm trong trường suốt một tuần lễ.
Nếu không có lời ngợi ca của thầy, nếu không quá tự tin, nếu không nắm chắc phần thắng như vậy, thì hẳn Bồi đã không thất vọng không đau đớn khi bức tranh không đoạt giải.
Trong lần thi đó, chẳng những nó không đoạt được mà còn bị loại ngay từ đầu, với lời phê phán:
- Tranh không diễn đạt hết nội dung của chủ đề!
Lúc thầy dạy họa trao lại tranh cho Thư Bồi, ông đã gượng cười nói:
- Kiều Thư Bồi, con đừng buồn. Thật ra thì chẳng ai đủ tư cách để đánh giá một tác phẩm nghệ thuật, trừ chính bản thân người làm ra nó.
Hôm ấy sau khi tan học, Thư Bồi không về nhà, cậu xách bức tranh ra bãi biển. Bấy giờ sắp mùa đông, bãi biển thật vắng. Gió rất mạnh cát thổi rát cả mặt. Thư Bồi hướng mặt ra biển. Cậu định hét một tiếng thật to. Hét cho đở tức. Nhưng rồi Bồi chẳng làm gì hết, Bồi chỉ thơ thẩn trên bãi biển, đưa mắt nhìn biển khơi. Lần đầu tiên cậu tự phân tích bản thân, rồi có lẽ vì lạnh, vì buồn, cô đơn, vì vết thương tự ái quá nặng, vì bất đắc chí... Giống như thời thơ ấu, Thư Bồi lại nhốt mình trong hang đá. Cậu ngồi tựa vào vách đá, ngẩng đầu nhìn khoảng trời trên cao, nghe tiếng sóng vọng từ xa về... Chợt nhiên, cậu hiểu ra, cậu thấy mình bé nhỏ, bé nhỏ vô cùng, bé nhỏ như một hạt cát...
Trong lúc Thư Bồi mải mê với cái dư vị đắng cay thất bại đầu đời. Thì Bồi chợt thấy... hình như có người chui vào hang đá. Bồi nhìn lên. Thì ra là Ân Thái Cần. Cô ấy đứng đấy... Đứng cách Bồi một khoảng, lặng lẽ nhìn... Từ khi hết cập I, Bồi đã không còn gần bên Cần. Gặp nhau chỉ là một cái cúi đầu xa la... Thế còn bây giờ? Cần đứng trước mặt. Cần chỉ đứng yên lặng. Đôi mắt to như hồ thu... Như bầu trời đầy sao... Như có quá nhiều thứ để nói...
Gió từ ngoài của hang thổi vào làm bay bay tà áo, bay bay những sợi tóc của Cần... Không hiểu sao Bồi thấy như tim đập mạnh, hơi thở nặng nề...
Cứ vậy, cả hai đứng nhìn nhau, nhìn thật lâu, yên lặng. Không thể như thế mãi, Bồi lên tiếng trước.
- Trời lạnh thế này. Cô ra đây làm gì?
Mắt Cần chớp chớp, rồi nói.
- Đi tìm anh?
- Tìm tôi? Thư Bồi chợt thấy khó chịu - Tìm tôi để làm gì chứ?
Thái Cần không đáp, chỉ yên lặng. Nhưng ánh mắt của Cần, nó làm sao đấy. Thư Bồi chợt thấy sợ hãi, chợt muốn trốn lánh... Bồi không muốn gặp Cần, nhất là trong lúc thất chí thế này... Trong lúc tuyệt vọng... cái mặt cảm tự ti thuở nhỏ như sống lại... Thư Bồi lớn tiếng.
- Cô đến để cười ngạo tôi ư? Hay là đến để ngắm khuôn mặt đau khổ của tôi chứ?
Thái Cần lắc đầu. Cô tiến lại gần hơn, rồi ngồi xuống bên cạnh. Đôi mắt lo lắng mở to.
- Em nghĩ... là anh hiểu rõ rồi mà?
- Hiểu cái gì?
- Em nghĩ, anh biết... Thái Cần nói như thở - Lúc nào trong em, anh vẫn là thần tượng, là anh hùng, lúc nào anh cũng là kể chiến thắng...
Thư Bồi chợt thấy tim đập mạnh. Cái trái tim mười sáu tuổi, trong trắng nhưng giàu xúc động của Bồi.
Không phải hoàn toàn không hiểu thế nào là tình yêu. Nhưng không hiểu sao Bồi cảm thấy như có một cơn sóng to lớn từ đâu ụp xuống làm cậu chới với, hụt hẫng. Cậu trừng mắt nhìn Cần lúng túng.
- Nói lại lần nữa coi.
Thái Cần nhìn Thu Bồi. Đôi má chợt đỏ gấc.
- Không nói đâu. Thái Cần quay mặt đi. Bên ngoài bầu trời và biển đã sậm màu - Trời sắp tối rồi, không lẽ anh định ngồi mãi đây đến sáng ư?
Thư Bồi thắc mắc.
- Làm sao cô biết tôi ngồi ở đây?
- Biết chứ. Thái Cần tiếp tục nhìn ra biển - Bởi vì... Anh vừa ra khỏi trường là... Tôi đi theo.
- Vậy là...
Thư Bồi trừng mắt... Không biết nói gì tiếp. Thái Cần đã quay lại. Nụ cười trên môi thật tươi. Nu. Cười ngọt lịm. Cần không an ủi, còn nói.
- Dại thật, mới thất bại có một lần mà đã bỏ ra biển ngồi buồn. Tại sao phải khổ như vậy? Họ không biết thưởng thức, mặc họ. Làm gì phải tự hành hạ mình. Để gió lạnh thổi. Được hạng nhất hay không, chẳng có gì quan trọng. Dại quá...
Thư Bồi ngồi yên, nhưng có cái gì đó làm Bồi thấy buồn cười. Cái mặc cảm, cái nỗi buồn man mác đã chắp cách bay cao. Nhưng Bồi không thể chịu thua, lớn tiếng.
- Tôi ngu mặc tôi, có dính dáng gì đến cô đâu? Sao cô hay xía vào chuyện người thế. Cô cũng khùng không kém. Cô cũng ra đây hứng gió lạnh với tôi chi vậy?
Bồi chợt ngưng lại... Ánh mắt của Cần sao mà long lanh quá. Cậu không ngăn được lòng nữa, cười theo. Tiếng cười vừa phát ra, kỷ niệm thời thơ ấu chợt như quay lại... Những đứa bé vô tư cùng nô đùa trên bãi cát, cùng nhặt vỏ sò...
Những kỷ niệm sao êm đềm quá. Thái Cần đề nghị trước tiên.
- Chúng ta nối lại tình bạn cũ. Được chứ?
Thư Bồi lúng túng. Lời hứa ngày nào với cha như những áng mây bềnh bồng trên cao. Gió rồi sẽ tan được không? Thư Bồi không trả lời chỉ khẽ gật đầu.
- Thế tại sao có một lúc anh nghỉ chơi với tôi vậy?
Thái Cần hỏi, Bồi do dự một chút nói.
- Cũng không biết.
- Không biết à? Thái Cần nhìn lại Bồi cười - Em thấy anh là con người kỳ cục, vừa cao ngạo hay vui buồn bất chợt.
Thư Bồi như chết đắm trong nụ cười của Thái Cần. Đôi má hồng với đôi mắt như mơ kia. Đây là mộng hay thực chớ. Thời gian như đọng lại. Cả hai lại rơi vào yên lặng. Một lúc sau, Thái Cần mới đứng dậy, phủi áo nói.
- Trời sắp tối rồi bây giờ tôi phải về, bằng không anh Dương lại nói tầm bậy tầm bạ với cha, khổ lắm.
Thư Bồi cũng đứng dậy, nhìn Cần.
- Có phải Cần hay bị anh ấy ăn hiếp luôn không? Tại sao Cần có thể chịu đựng mãi thế? Nhất là trong nhà còn có một bà hà mã.
Thái Cần ngạc nhiên.
- Hà mã nào?
- Cái mụ vừa mập vừa lùn đấy. Thư Bồi lấy tay vẽ vẽ trên khoảng không - Tôi muốn nói cái bà mẹ của chấn Dương đấy mà...
Suýt tí Thái Cần đã cười, nếu không bụm miệng kịp.
- Coi chừng đấy, anh mà để Chấn Dương nghe được là sẽ ăn đấm ngay.
Vừa bước ra ngoài. Cần nói thêm.
- Nhớ nhé, mai sẽ nói tiếp chuyện nhé.
- Ngày mai?
- Ờ, tan học xong, tôi sẽ gặp anh ở đây.
- Chắc chứ?
Thái Cần quay lại.
- Tôi có thất hứa với anh bao giờ đâu?
Thư Bồi nhỏm dậy, đi theo ra. Màn đêm như sương, phủ vây bốn phía. Biển vào mùa đông như vậy đó, lúc nào cũng thật lạnh, cũng lộng gió. Ra khỏi hang, Thư Bồi đến chỗ đặt bức tranh. Chợt Bồi ngẩn ra. Bức tranh đâu rồi? rõ ràng lúc nãy trước khi vào trong cậu đã để đây cơ mà. Bồi hỏi Cần.
- Cô đem giấu rồi, phải không?
Thái Cần ngạc nhiên.
- Cái gì chứ?
- Đừng giả vờ nữa, bức tranh của tôi đấy?
Thái Cần cũng ngẩn ra, mắt mở to.
- Mất bức tranh à? Chắc chắn là ban nãy anh để đây chứ? Có khi nào gió thổi bay đi không?
- Cái khung nặng như vậy làm sao gió thổi bay đi được?
Thư Bồi nói, một mặt nhìn quanh tìm kiếm. Chung quanh chỉ có đá, hòn này chồng hòn kia. Ngoài đá là bãi cát không có gì nữa. Thái Cần cũng phụ Bồi tìm, nhưng chẳng thấy gì cả.
Cô nàng như phát run lên.
- Thế này là có ai biết chúng ta ở trong hang, nên họ đã giấu mất bức tranh rồi.
- Giấu à? Cứ để hắn giấu. Thư Bồi nhìn Cần rồi nhún vai làm ra vẻ bình thản - Chắc là thằng Mập chứ chẳng ai khác. Thằng đó ưa quậy lắm. Thôi bỏ đi. Dù gì nó cũng chỉ là một bức họa "không nhấn mạnh được chủ đề".
Quay lại nhìn Thái Cần, Bồi trấn an.
- Thôi về đi, chắc không có gì đâu, thằng Mập chứ chẳng ai khác, hắn định hù mình đấy.
- Nếu không phải thằng Mập thì sao?
Thái Cần có vẻ lo lắng. Thư Bồi chau mày.
- Thì cũng có sao đâu? Chẳng ai cấm được chuyện mình tán dóc trong hang cơ mà.
Thái Cần nhìn Bồi, rồi cười.
- Vậy, mai sẽ gặp lại nhé?
- Vâng, mai gặp.
Thư Bồi đưa mắt nhìn theo, mãi đến lúc Thái Cần khuất sau khu rừng chắn gió để đi về hướng ngôi nhà trắng Bồi mới thôi. Màn đêm đã buông xuống thật dầy. Nhưng lòng Bồi lại giống như một cánh buồm căng gió trên biển. Chuyện mất bức tranh không làm Bồi lo lắng. Vì niềm vui và hy vọng đang vây quanh. Bồi hát khe khẽ, rồi lủi thủi đi về nhà, quên cả chuyện bất mãn ban chiều.
Về đến nhà, trời tối hẳn. Vừa bước vào Thư Bồi đã giật mình ngay. Cha đang ngồi sau bàn học, thái độ thật nghiêm nghị. Trước mặc cha là bức tranh ban chiều Bồi đã đánh mất.
Bồi nhìn cha ngơ ngác.
- Ồ... Cha nhặt ở đâu bức tranh này vậy?
- Con hỏi cha đấy ư? Ông Vân Phong nhìn con với đôi mắt không vui - Cha vừa định hỏi con, xem con đánh mất bức tranh này ở đâu kìa.
Thư Bồi nhìn cha dò xét. Cái thái độ buồn buồn của cha. Giọng nói bất mãn, rõ ràng cha đang giận. Tại sao cha lại giận? Thư Bồi ấp úng nói.
- Dạ... Con làm mất trên bãi biển.
- Trên bãi biển à? Ông Vân Phong hạ thấp giọng - Tại sao con làm chuyện ám muội, lại để cho người ta bắt quả tang chứ? Ánh mắt thật sắc của Ông Phong nhìn con - Con năm nay bao nhiêu tuổi? Mới có mười mấy. Vậy mà đã dở thói quyến rũ con gái? Cha đã dặn dò con thế nào? Đã bảo là đừng qua lại với người nhà họ Ân nữa, vậy mà con nào có nghe đâu? Tại sao con không giữ lời hứa với cha chứ?
- Cha! Thư Bồi kêu lên, phản kháng - Nhưng con có làm chuyện gì xấu đâu?
- Không làm chuyện xấu? Vậy con với ai trốn trong hang động đá đó?
- Ân Thái Cần! Chúng con nói chuyện, chỉ nói chuyện suông thôi, ngoài ra không làm điều gì khác. Thư Bồi nhìn thẳng vào mắt cha khai báo thành thật - Thưa cha, không lẽ... nói chuyện với bạn gái cũng là tội lỗi nữa sao?
Ông Vân Phong nhìn con, mặt ông tái hẳn.
- Thư Bồi, con đúng là một thứ ngốc nghếch ngu xuẩn nhất trên đời. Con có biết bức tranh này ai mang đến đây không? Cha con ông Ân Diệu Tổ đấy. Con có biết ông ấy nói với cha thế nào không? Bảo cha phải biết dạy con. Nói là nhà họ Ân không bao giờ chấp nhận chuyện...
Ông Vân Phong cắn răng, cố giữ bình tĩnh. Ông không nói được phần sau. Ông chỉ trừng mắt nhìn Thư Bồi. Mắt ông đỏ hẳn.
- Thư Bồi, từ nào tới giờ, cha biết con là đứa con ngoan, con hành động khôn khéo và hiểu biết... Vậy mà... Tại sao... Bữa nay con làm nhục như vậy? cha con tuy chỉ là một tay thợ quèn... Một tay không của lận lưng... Nhưng mà dù gì... Cha cũng không thể là kẻ dưới tay cường hào ác bá. Cha không muốn ai khi dễ cha. Cha có danh dự riêng của mình... Cha đã bảo con rồi... Tại sao con lại dính líu đến họ? Con kết thân với họ làm gì. Để phải rắc rối, để phải chịu nhục nhã thế này, hở con?
Kiều Thư Bồi đứng chết lặng nhìn cha. Qua lời cha, cậu hiểu hết mọi chuyện. Cha con nhà họ Ân, hẳn đã đến đây, hăm he chửi rủa. Còn cha Bồi? Một người chỉ yêu đọc sách, thích làm văn. Con người thích sống theo kiểu giấy rách phải giữ lấy lề. Làm sao cha chịu nổi lời sỉ nhục?
Thư Bồi cúi nhìn xuống, cậu không dám nhìn cha nữa, chỉ nói.
- Con hiểu rồi.
Ông Vân Phong chợt im lặng. Ông chỉ yên lặng như vậy nhìn con. Thật lâu... Rồi bỗng nhiên, ông đưa bàn tay khẳng khiu của mình lên, nắm lấy tay con. Ông nói, nói một cách xúc động, đau khổ.
- Con ạ... Con nên biết là... Cuộc đời đôi khi rất bắt công, vô lý... Vô lý đến độ nhiều khi ta không hiểu được. Cha biết con cũng không hiểu đâu... Nhưng mà con nên nhớ là... Dù có thế nào, có ra sao thì cả ta và gia đình họ Ân... Bên nào cũng có tự ái riêng, có sự hãnh diện riêng của mình. Không ai hơn ai cả. Con đừng để họ xem thường mình, cha cũng không muốn xem thường họ... Cái hố ngăn cách giữa ta với họ, nó lạ lùng lắm, nó kỳ cục lắm, con không hiểu được đâu, vì con còn nhỏ quá. Cha chỉ có thể nói cho con biết thế này... Nếu con còn tiếp tục qua lại với Thái Cần nữa. Cha sẽ khó chịu, sẽ đau khổ khôn cùng. Thư Bồi, trước khi con chưa lún sâu vào hố thẳm, cha muốn con hãy rút chân ra kịp thời. Cái gia đình học Ân kia... Giống như một cái bãi lầy thật to, thật bẩn... Đúng ra cha không nói như vậy, nhưng không nói thì con lại không hiểu...
Về đến nhà, trời tối hẳn. Vừa bước vào Thư Bồi đã giật mình ngay. Cha đang ngồi sau bàn học, thái độ thật nghiêm nghị. Trước mặc cha là bức tranh ban chiều Bồi đã đánh mất.
Bồi nhìn cha ngơ ngác.
- Ồ... Cha nhặt ở đâu bức tranh này vậy?
- Con hỏi cha đấy ư? Ông Vân Phong nhìn con với đôi mắt không vui - Cha vừa định hỏi con, xem con đánh mất bức tranh này ở đâu kìa.
Thư Bồi nhìn cha dò xét. Cái thái độ buồn buồn của cha. Giọng nói bất mãn, rõ ràng cha đang giận. Tại sao cha lại giận? Thư Bồi ấp úng nói.
- Dạ... Con làm mất trên bãi biển.
- Trên bãi biển à? Ông Vân Phong hạ thấp giọng - Tại sao con làm chuyện ám muội, lại để cho người ta bắt quả tang chứ? Ánh mắt thật sắc của Ông Phong nhìn con - Con năm nay bao nhiêu tuổi? Mới có mười mấy. Vậy mà đã dở thói quyến rũ con gái? Cha đã dặn dò con thế nào? Đã bảo là đừng qua lại với người nhà họ Ân nữa, vậy mà con nào có nghe đâu? Tại sao con không giữ lời hứa với cha chứ?
- Cha! Thư Bồi kêu lên, phản kháng - Nhưng con có làm chuyện gì xấu đâu?
- Không làm chuyện xấu? Vậy con với ai trốn trong hang động đá đó?
- Ân Thái Cần! Chúng con nói chuyện, chỉ nói chuyện suông thôi, ngoài ra không làm điều gì khác. Thư Bồi nhìn thẳng vào mắt cha khai báo thành thật - Thưa cha, không lẽ... nói chuyện với bạn gái cũng là tội lỗi nữa sao?
Ông Vân Phong nhìn con, mặt ông tái hẳn.
- Thư Bồi, con đúng là một thứ ngốc nghếch ngu xuẩn nhất trên đời. Con có biết bức tranh này ai mang đến đây không? Cha con ông Ân Diệu Tổ đấy. Con có biết ông ấy nói với cha thế nào không? Bảo cha phải biết dạy con. Nói là nhà họ Ân không bao giờ chấp nhận chuyện...
Ông Vân Phong cắn răng, cố giữ bình tĩnh. Ông không nói được phần sau. Ông chỉ trừng mắt nhìn Thư Bồi. Mắt ông đỏ hẳn.
- Thư Bồi, từ nào tới giờ, cha biết con là đứa con ngoan, con hành động khôn khéo và hiểu biết... Vậy mà... Tại sao... Bữa nay con làm nhục như vậy? cha con tuy chỉ là một tay thợ quèn... Một tay không của lận lưng... Nhưng mà dù gì... Cha cũng không thể là kẻ dưới tay cường hào ác bá. Cha không muốn ai khi dễ cha. Cha có danh dự riêng của mình... Cha đã bảo con rồi... Tại sao con lại dính líu đến họ? Con kết thân với họ làm gì. Để phải rắc rối, để phải chịu nhục nhã thế này, hở con?
Kiều Thư Bồi đứng chết lặng nhìn cha. Qua lời cha, cậu hiểu hết mọi chuyện. Cha con nhà họ Ân, hẳn đã đến đây, hăm he chửi rủa. Còn cha Bồi? Một người chỉ yêu đọc sách, thích làm văn. Con người thích sống theo kiểu giấy rách phải giữ lấy lề. Làm sao cha chịu nổi lời sỉ nhục?
Thư Bồi cúi nhìn xuống, cậu không dám nhìn cha nữa, chỉ nói.
- Con hiểu rồi.
Ông Vân Phong chợt im lặng. Ông chỉ yên lặng như vậy nhìn con. Thật lâu... Rồi bỗng nhiên, ông đưa bàn tay khẳng khiu của mình lên, nắm lấy tay con. Ông nói, nói một cách xúc động, đau khổ.
- Con ạ... Con nên biết là... Cuộc đời đôi khi rất bắt công, vô lý... Vô lý đến độ nhiều khi ta không hiểu được. Cha biết con cũng không hiểu đâu... Nhưng mà con nên nhớ là... Dù có thế nào, có ra sao thì cả ta và gia đình họ Ân... Bên nào cũng có tự ái riêng, có sự hãnh diện riêng của mình. Không ai hơn ai cả. Con đừng để họ xem thường mình, cha cũng không muốn xem thường họ... Cái hố ngăn cách giữa ta với họ, nó lạ lùng lắm, nó kỳ cục lắm, con không hiểu được đâu, vì con còn nhỏ quá. Cha chỉ có thể nói cho con biết thế này... Nếu con còn tiếp tục qua lại với Thái Cần nữa. Cha sẽ khó chịu, sẽ đau khổ khôn cùng. Thư Bồi, trước khi con chưa lún sâu vào hố thẳm, cha muốn con hãy rút chân ra kịp thời. Cái gia đình học Ân kia... Giống như một cái bãi lầy thật to, thật bẩn... Đúng ra cha không nói như vậy, nhưng không nói thì con lại không hiểu...
Thư Bồi chăm chú nhìn cha. Trước mặt Bồi bây giờ chỉ có nếp nhăn trên trán cha và những cọng tóc bạc hiện rõ, Bồi không phân tách tại sao nhà họ Ân như một vũng bùn. Khoảng cách giữa hai gia đình, mâu thuẫn và sự khác biệt. Ở đây chỉ có cha, người cha thân yêu nuôi dưởng và sống với Bồi tự bao giờ. Tóc bạc của cha và vết tích của thời gian đau khổ.
- Con biết rồi cha ơi! Thư Bồi xúc động nói - Con sẽ không bao giờ gây rắc rối, con sẽ đoạn giao với nhà họ Ân.
Và Thư Bồi vùng khỏi tay cha, Bồi chạy nhanh về phòng ngủ. Nhưng tiếng cha đã gọi to.
- Thư Bồi!
Bồi đứng sững và quay đầu lại. Cha đang nhìn Bồi, nét mặt của người nhẹ hơn. Bồi nghe cha nói.
- Thư Bồi! Con có biết là bức tranh của con tuyệt vời lắm không?
Thư Bồi bàng hoàng nhìn cha. Ông Vân Phong tiếp.
- Bức tranh thật tuyệt! Con đã diễn đạt được cái đôi tay... đôi tay... đôi tay hoàng hôn ấy...
Không, cha nói tuyệt vời, cha đã hiểu ý con. Bồi muốn hét lên, nhưng rồi chàng chỉ nói.
- Bức tranh không được giải cha ạ. Giám khảo họ bảo là "Tranh không diễn đạt được chủ đề".
Người cha gật gù.
- Con thấy không? Đời là vậy đó. Cũng may là... mục đích của con là được vẽ, chứ không phải được giải thưởng, cha nói có đúng không con?
Thư Bồi cười, cậu bỏ đi vào phòng, khép cửa lại. Chàng nghĩ đến Thái Cần. Nụ cười của Bồi như cách của vừa khép. Chiều nay... Sao thế? Định mệnh đã đưa Thái Cần đến ư? Thư Bồi nằm lăn lên gường. Bồi thấy đâu nhói ở tim. Thế này là thế nào? Sao ta không quên được Thái Cần? Còn ngày mai? Bồi nhớ đến cái hẹn ngày mai với Cần. Cái hẹn trên bãi biển. Bồi nhắm mắt lại... Bồi cắn nhẹ môị... Bồi biết là... Ngày mai Bồi sẽ không làm sao gặp lại Cần nữa rồi.
- Con biết rồi cha ơi! Thư Bồi xúc động nói - Con sẽ không bao giờ gây rắc rối, con sẽ đoạn giao với nhà họ Ân.
Và Thư Bồi vùng khỏi tay cha, Bồi chạy nhanh về phòng ngủ. Nhưng tiếng cha đã gọi to.
- Thư Bồi!
Bồi đứng sững và quay đầu lại. Cha đang nhìn Bồi, nét mặt của người nhẹ hơn. Bồi nghe cha nói.
- Thư Bồi! Con có biết là bức tranh của con tuyệt vời lắm không?
Thư Bồi bàng hoàng nhìn cha. Ông Vân Phong tiếp.
- Bức tranh thật tuyệt! Con đã diễn đạt được cái đôi tay... đôi tay... đôi tay hoàng hôn ấy...
Không, cha nói tuyệt vời, cha đã hiểu ý con. Bồi muốn hét lên, nhưng rồi chàng chỉ nói.
- Bức tranh không được giải cha ạ. Giám khảo họ bảo là "Tranh không diễn đạt được chủ đề".
Người cha gật gù.
- Con thấy không? Đời là vậy đó. Cũng may là... mục đích của con là được vẽ, chứ không phải được giải thưởng, cha nói có đúng không con?
Thư Bồi cười, cậu bỏ đi vào phòng, khép cửa lại. Chàng nghĩ đến Thái Cần. Nụ cười của Bồi như cách của vừa khép. Chiều nay... Sao thế? Định mệnh đã đưa Thái Cần đến ư? Thư Bồi nằm lăn lên gường. Bồi thấy đâu nhói ở tim. Thế này là thế nào? Sao ta không quên được Thái Cần? Còn ngày mai? Bồi nhớ đến cái hẹn ngày mai với Cần. Cái hẹn trên bãi biển. Bồi nhắm mắt lại... Bồi cắn nhẹ môị... Bồi biết là... Ngày mai Bồi sẽ không làm sao gặp lại Cần nữa rồi.