Chương 11
Bỗng có tiếng gõ cửa bên ngoài cắt đứt câu nói dở của Phương Trúc. Bà bảo Hiểu Đan:
- Con ra xem thử ai, chắc Hiểu Bạch đã đánh mất chìa khóa riêng của hắn rồi chứ gì?
Hiểu Đan hớn hở chạy ra, kẻ gõ cửa đã giúp nàng rời khỏi mẹ để khỏi phải nghe những lời triết lý dông dài ấy. Người gõ cửa lại là Vương Hiếu Thành, Hiểu Đan chào:
- Thưa bác.
Rồi nàng quay vào trong gọi lớn:
- Mẹ Ơi mẹ, bác Thành đến nè.
Hiếu Thành xách giỏ quà đi vào. Phương Trúc ra đón thấy đồ liền chau mày phàn nàn:
- Anh Thành, anh lại đem quà đến nữa làm gì? Sự giúp đỡ của anh làm tôi áy náy quá. Tôi đã nói...
Hiếu Thành cắt ngang:
- Thôi chứ Phương Trúc, chị có nhớ lúc còn ở Trùng Khánh không? Tôi đã từng ăn dầm nằm dề ở nhà anh chị, thế mà bây giờ đem chút quà đến cho các cháu thì chị lại nói này nói nọ khiến tôi chẳng vui chút nào. Thời gian sẽ làm cho tình bạn thắm thiết hơn, chẳng lẽ lại phai nhạt hơn sao? à, mà Minh Viễn đâu rồi?
- Dạ, ảnh mới đi đâu đó anh.
Vừa nói bà vừa tiếp lấy giỏ quà đem ra sau bảo Hiểu Đan:
- Đem dấu thật kỹ chỗ nào đi, đừng để cho cha con thấy nhé.
Rồi bà quay ra, Hiếu Thành đã ngồi xuống ghế chăm chú xem bức họa vẽ dở dang của Minh Viễn treo trên tường. Ông hoi? Phương Trúc:
- Mấy hôm nay tính tình Minh Viễn thế nào? Vẽ nhiều không?
Phương Trúc lắc đầu chán nản. Bà bưng ly trà đưa Hiếu Thành đáp:
- Chưa hoàn thành được bức nào, cứ vẽ lở dở lại xé.
- Có bớt gây gổ không?
Bà lắc đầu, cười đau khổ. Hiếu Thành nhìn Phương Trúc định nói gì nhưng lại thôi. Ông đảo mắt quanh phòng, uống hai hớp trà rồi hỏi:
- Phương Trúc, chị không còn cách nào để cải thiện mức sống gia đình sao?
Phương Trúc ngẩng lên, giọng tuyệt vọng:
- Cải thiện? Cũng tại anh đề nghị vẽ lại để cải thiện mức sống gia đình, nào ngờ càng đem lại sự rối ren thêm. Tranh thì chẳng được bức nào mà chỉ thấy sự làm hùm làm hổ của ảnh một cách vô cớ. Ngay cả các cháu cũng không dám về nhà. Cải thiện đâu có dễ dàng? Tánh của ảnh...
Hiếu Thành vội chen vào:
- Theo tôi thấy thì chị nhịn Minh Viễn quá. Chính vì sự nhịn nhục thái quá ấy mà ảnh được nước chớ gì?
Bà lại thấp giọng:
- Lỗi ấy cũng do tôi mà ra. Tôi là nguyên nhân đưa đến sự dở dang sự nghiệp của ảnh. Thế nên, tôi đành gánh chịu chứ còn biết làm gì hơn.
- Chị nói thế sao được, chị thử nghĩ xem, lúc trước...
Phương Trúc đưa ngón tay lên miệng:
- Suỵt, đừng nói nữa sợ Hiểu Đan nghe lén.
Hiếu Thành đành bỏ dở lời mình, im lặng nhìn Phương Trúc. Một lúc lâu bà nói thật khẽ:
- Lần đầu đến đây, anh bảo cũng có một người cùng ở Đài Loan, ai vậy anh?
Hiếu Thành đờ người ra, cắn môi suy nghĩ. Ông nhìn Phương Trúc ngập ngừng:
- Không, có ai đâu. Tôi nghe nói thằng La hiện ở miền Nam, Bình Đông hay Gia Nghĩa gì đó, đang sống bằng nghề buôn bán.
Phương Trúc thở ra thật mạnh. Câu hỏi mà bà đã nuôi dưỡng tự bấy lâu trong lòng bây giờ đã được giải đáp xong khiến bà nhẹ nhõm cả người. Bà ngước lên cười:
- Thì ra anh La, ảnh vẫn khỏe chứ? Ảnh buôn gì vậy anh?
Hiếu Thành lo âu, không dám nhìn thẳng vào mặt Phương Trúc:
- Dường như buôn bán đồ sắt gì đó tôi cũng không rõ lắm. Có dịp nào tôi sẽ hỏi xem nó đang buôn cái trò trống gì.
- Ảnh cũng ở Đài Loan thì tốt biết mấy. Chúng ta phải có dịp nào để bạn bè gặp nhau một bữa cho vui. à, mà tại sao ảnh lại buôn cái thứ đồ sắt lẩm cẩm thế.
Hiếu Thành toát mồ hôi. Ông vội đứng dậy nhìn đồng hồ:
- Chết, suýt chút nữa tôi quên. Tám giờ có hẹn mà giờ này còn đứng đây, xin phép chị tôi về, hẹn bữa khác nhé.
Tuy hơi ngạc nhiên trước thái độ đó, nhưng bà vẫn không buồn mời Hiếu Thành ở lại, dù thêm một phút. Bà chống tay lên cằm, ngồi suy nghĩ, lại ngu đến thế, anh La mà cứ tưởng là ai nên lo lắng hoài. Tại cái đầu này nghĩ bậy nên tưởng tượng ra như vậy. Bà ngồi chết một chỗ thật lâu rồi bỗng giật mình đứng dậy. Tám giờ ba mươi, Hiểu Bạch vẫn chưa về? Bà liền đẩy cửa vào phòng Hiểu Đan. Nàng đang làm bài, nghe tiếng động giật mình ngẩng lên, kéo vội quyển sách che lên quyển bài tập. Bà không hề để ý hành động đó của con, chỉ hỏi:
- Hiểu Đan, con biết Hiểu Bạch làm cái trò gì ở đâu không? Giờ này nó vẫn chưa về đến nhà là sao?
Hiểu Đan vừa hoàn hồn:
- Dạ, con cũng không biết nữa mẹ, có lẽ nó dợt banh vì nghe như nó được tuyển vào đội banh nhà trường thì phải.
Bà bực mình:
- Hừ, tập dượt, lúc nào cũng chỉ biết bấy nhiêu. Bộ dượt banh thì được vào đại học khỏi cần thi chứ gì?
Nói dứt lời bà quày quả trở ra. Hiểu Đan liền lấy quyển sách ra, nhìn lên vở bài làm. Nàng đọc lại những giòng chữ viết gần được nửa trang giấy, không vừa lòng nên nàng xé toạt, cầm bút viết lại:
“Như Phong,
Em xin báo cho anh một tin buồn là từ nay chúng mình không còn được giờ phút hẹn hò ấy nữa, vì mẹ em buộc em phải về nhà sau giờ tan học, cấm lang thang ngoài đường.
Em... ”
Mới viết được chữ “em” thì nàng giật mình vì tiếng cánh cửa đóng quá mạnh, chắc là Hiểu Bạch. Nàng định tiếp tục viết lại thì có tiếng la hoảng hốt của Phương Trúc:
- Minh Viễn, anh sao thế? Anh ở đâu về mà lại uống rượu say như thế này?
Nàng lấy quyển sách che lên quyển tập lần nữa rồi mở cửa chạy ra. Minh Viễn đang khập khệnh đi vào nhà. Nút cổ áo mở tung. Đầu tóc bù xù. Mặt đỏ như gấc, hơi rượu nồng nặc. Ông vừa ụa vừa vói tay vịn vào tường, chân lảo đảo bước. Minh Viễn vấp phải tấm tatami ở cửa chúi nhủi, Phương Trúc chạy đến đỡ và gọi giật ngược:
- Hiểu Đan mau đến phụ với mẹ đi con.
Hai mẹ con cùng dìu Minh Viễn vào nhà. Cặp mắt lờ đờ của ông liếc nhìn hai người rồi cười, giọng cười thật ma quái. Hiểu Đan càng hoảng lên vì chưa bao giờ thấy cha nàng uống rượu, thế sao hôm nay lại say quên cả đất trời. Phương Trúc lo lắng hỏi:
- Anh uống ở đâu vậy? Đã không biết uống mà còn uống làm gì cho say sưa thế này.
Minh Viễn trợn mắt nhìn vợ không ngớt cười khùng. Chờ cho vợ nói xong, ông lắc đầu, lấy tay nâng cằm bà lên, nhìn thẳng vào mặt cười hề hề:
- Đừng hỏi nhiều hỡi Tiểu Hồ Điệp. A ha ha! Tiểu Hồ Điệp! Một tên nghèo rớt mồng tơi như tôi mà cũng khá tốt phước là lấy được Tiểu Hồ Điệp danh tiếng thì còn gì sướng cho bằng, trời ơi là trời.
Phương Trúc chau mày:
- Sao anh lại say đến thế này?
Hai mẹ con khá vất vả mới đưa được Minh Viễn ngồi vào ghế. Ông ngả lưng vào ghế, đưa tay nắm chặt cánh tay Phương Trúc, giọng lè nhè:
- Đẹp quá, duyên dáng quá, còn hơn tiên trên trời. Con mẹ này đẹp ơi là đẹp, có hơn một tá người theo mà sức mấy được, có mình tớ là được thôi. A ha, ngộ có cái số con rệp hay sao vậy, mà không, số đào hoa chứ. Người ta thường bảo với tớ, con mẹ này là yêu tinh, mày mà lấy nó sẽ xui xẻo suốt đời. Phải rồi, yêu tinh! Bây giờ nó là một yêu tinh già...
Mặt Phương Trúc lúc đỏ lúc xanh. Hiểu Đan sợ hãi nhìn mẹ rồi lại nhìn chạ Minh Viễn quay lại thấy Hiểu Đan liền vớ tay nàng kéo lai, mỗi tay nắm một người. Ông trợn mắt nhìn hai mẹ con rồi gật gù:
- Tất cả bọn đàn bà đều là yêu tinh. Tinh mẹ và tinh con, tinh trẻ và tinh già.
ông lại cười sặc sụa:
- Mày, mày chính là tinh con. Một ngày nào đó, bọn đàn ông sẽ mê mệt mày, nhớ đó. Nếu vớ được một thằng trọc phú nào, hãy nắm thắt lưng giữ chặt đừng cho nó thoát, đừng lấy chồng nghèo mà khổ trầy cái đầu nghe mầy.
Phương Trúc kêu lên:
- Minh Viễn, anh nói gì bậy bạ vậy? Tỉnh lại đi anh.
ông ta ụa mấy cái:
- Tỉnh hả? Phải tỉnh chớ, lúc cần tỉnh không tỉnh, lúc cần ngủ không ngủ!.. Ụa...
Phương Trúc định đi lấy khăn ướt lau cho ông nhưng bị giữ chặt. Bà tức tối hỏi:
- Tại sao anh phải uống rượu say như vậy?
- Say hả, lầm rồi. Tôi đâu có saỵ Trên đời này không rượu nào có thể làm cho người ta say được trừ phi người ta muốn dùng đau khổ để làm say mình. Cũng như trên đời này, không có rượu nào giúp người ta hiểu rõ sự tình, chỉ sợ họ không muốn hiểu mà thôi. Kẻ nào không rõ sự tình thì chính kẻ ấy hiểu đời nhiều nhất. Chính tôi, không cần say cũng hiểu được mọi việc nên rốt cuộc chẳng còn hiểu được gì.
Phương Trúc ngắm chồng, bà ngờ vực về những câu nói ấy. Rất có thể ông giả vờ say để sỉ nhục mẹ con bà. Nhưng, vừa nói dứt lời thì ông ngã lăn xuống tấm tatami, nằm bất động rồi ngáy khò khò. Phương Trúc cúi xuống gọi và lắc ông mấy cái nhưng vô hiệu quả. Bà thở ra, đi lấy mền đến đắp cho chồng rồi bảo Hiểu Đan:
- Con hãy đi làm bài đi, cha không sao đâu, ổng nằm chút sẽ tỉnh.
Hiểu Đan dạ rồi trở về phòng. Phương Trúc ngồi xuống bên chồng, hai tay ôm mặt lẩm bẩm:
- Ước gì mình có một ly rượu, uống vào cho say để không còn biết gì. Nhưng chẳng lẽ không có rượu nào có thể làm người ta say được sao?
Hiểu Đan về phòng, đầu óc lộn xộn nên không thể viết thư hay làm bài được nữa. Vẻ say rượu và lời nói của cha đã làm nàng hoảng hốt. “Tinh già và tinh con”, chẳng lẽ nàng là một con tinh sao? Trong lúc nàng đang mãi suy nghĩ thì có tiếng gõ cửa thật nhẹ đằng sau và tiếng gọi khẽ:
- Chị hai, chị hai! Mở cửa dùm em.
Nàng xuống mở cửa, Hiểu Bạch bước nhanh vào. Dưới mắt trái của hắn bầm tím, quần áo nhớp nhúa, tay áo rách một đường dài. Hai cánh tay đầy những vết thương. Hiểu Đan định la lên thì Hiểu Bạch liền bụm miệng chị nói nhỏ:
- Đừng la, đừng cho cha mẹ biết nghe chị.
Nàng trợn mắt:
- Em làm gì vậy?
- Đánh lộn chứ làm gì.
- Tại sao?
- Nó ăn hiếp em út của bọn em.
Nàng chau mày:
- Em út! Em út gì vậy?
- Chúng em kết nghĩa huynh đệ, tất cả mười hai đứa. Em là thứ ba.
Mặt Hiểu Đan biến sắc:
- Trời ơi! Bộ em lập bọn du đãng hả?
- Đừng nói bậy, chúng em đứng đắn mà. Chúng em kết nghĩa với nhau để thanh toán bọn du đãng. Bọn chúng hống hách, phá rối, chúng em phải trị tội mới được.
Nàng biết việc làm của em là bậy, nhưng chẳng biết nói thế nào. Thôi mặc kệ, hãy lo việc bây giờ trước đã:
- Em có bị thương nặng không?
- Em bự thế này thì sức mấy mà bị thương. Thằng đó yếu ớt em mới đấm hai cái thì đo ván liền không ngóc đầu dậy được.
Hiểu Đan lo lắng hơn:
- Có xảy ra án mạng gì không?
- Dạ không, em chỉ cho nó bài học để nhớ thôi.
Nàng nhìn tay áo rách của em, cắn môi suy nghĩ:
- áo của em làm sao bây giờ? Mẹ mà biết được thì thế nào cũng bị chửi, hay là bây giờ em cởi ra cho chị vá, xong giặt phơi liền, nếu mẹ có biết thì nói dợt banh bị té rách.
Hiểu Bạch cởi áo đưa chị, kề tai hỏi nhỏ:
- Chị hai, anh chàng chở chị là ai vậy?
Nàng ngẩng đầu lên, nhìn thẳng vào mặt em:
- Sao em biết?
- Em thấy chàng ta chở chị Ở Tây Môn Đình, khá bô trai đấy chứ. Kép chị phải không? Ảnh đẹp hơn mấy thằng anh của Đức Mỹ nhiều.
- Suỵt, nói nho nhỏ vậy chứ, em nhớ giữ bí mật nghe.
Hiểu Bạch cười thích chí:
- Biết rồi, chị khỏi lo.
Nói dứt lời Hiểu Bạch vội quay về phòng, Hiểu Đan nắm áo kéo lại dặn:
- Hôm nay cha bị say, nếu mẹ có hỏi em về bao giờ thì chị sẽ nói em về lúc cha say rượu, nhớ ngủ sớm kẻo lộ bí mật thì khốn. Ngày mai nếu cha có hỏi thì cũng nói là dợt banh té, nhớ đó nhé.
Hiểu Bạch gật đầu lia lịa rồi hỏi:
- Sao cha lại say rượu?
Hiểu Đan lắc đầu:
- Chị không biết, chắc cũng tại bác Thành. Từ ngày bác bày cha vẽ lại đến nay, không có ngày nào trong nhà yên ổn hết.
Hiểu Bạch rón rén về phòng. Hiểu Đan đóng cửa sau, tắt đèn nhà bếp rồi trở về phòng mình. Khi đi ngang qua phòng Hiểu Bạch, nàng nghĩ phải vào khuyên em vài điều nên liền mở cửa ló đầu vào:
- Hiểu Bạch, từ nay về sau không được đánh lộn nữa nhé, không nghe thì chị mách mẹ cho coi.
Hiểu Bạch nhướng mày nhìn chị đi ra rồi nhún vai nói một mình:
- Hứ, đồ con gái nhát như thỏ!
Nói xong, hắn lấy tiểu thuyết kiếm hiệp nằm lên giường xem..
Hiểu Đan về phòng lo vá áo cho em. Ngồi xuống ghế, nàng lấy làm phân vân trong lòng. Sự đời quá ư phức tạp! Nào chuyện cha mẹ, của em, của nàng!...
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Chương 12
Hiếu Thành ra khỏi nhà Minh Viễn, gió mát đêm thu làm tâm hồn ông nhẹ hẳn đi. Mấy câu hỏi của Phương Trúc suýt nữa ông bị lật tẩy. Đời ông rất sợ nói dối. Mỗi lần nói dối là đỏ cả mặt, toát mồ hôi. Nhất là nói dối với Phương Trúc thì càng ớn lạnh hơn.
Phương Trúc, sao bà bất hạnh đến thế! Con người của hai mươi năm về trước bây giờ chỉ còn lại sự nghèo nàn, trầm lặng và chịu đựng. Cặp mắt lớn thơ ngây, suối tóc dài, bước đi nhẹ nhàng không còn nữa, chỉ tìm thấy nơi Hiểu Đan mà thôi. Hiếu Thành lắc đầu rồi lẩm bẩm một mình:
- Thật bậy, không thể nào như thế được. Bà lấy Minh Viễn là một điều lỗi lầm, nếu như lúc đó...
Nếu như lúc đó thì sao? ông dừng lại đầu hẻm nhìn xe cộ trên đường qua lại, nếu như lúc đó ông lấy Phương Trúc thì sẽ như thế nào? Rồi ông lại lắc đầu:
- Chỉ tổ nghĩ bậy!
Bậy làm sao ấy. Việc đã cũ rích mà còn nghĩ bậy làm gì. Nhưng, không nghĩ sao được trước những chuyện bất công đó. Tại sao chỉ có Phương Trúc gánh chịu khổ đau trong khi bà hoàn toàn vô tội. Còn người ấy chính là thủ phạm thì lại sống phây phây trên nhung lụa? Sự đời lắm chuyện éo le.
Một chiếc xe xích lô chạy ngang, ông vẫy tay kêu lại:
- Trung Sơn Bắc Lộ!
Mộc Thiên tựa lưng vào thành ghế hút thuốc nhìn Sương Sương từ từ xuống lầu. Nàng mặc chiếc áo sọc đỏ, đen và chiếc quần cao bồi. Nàng đi đến cạnh cha, lấy điếu thuốc trên môi ông rồi đứng hút tỉnh bợ Nàng còn phà khói lên mặt Mộc Thiên khiến ông phải quay mặt tránh và hỏi:
- Cũng biết hút thuốc nữa, con học bao giờ vậy?
Sương Sương hứ một tiếng, thổi ra vòng khói trắng và cười:
- Chắc kẻ nào làm cha mẹ khi thấy con cái trưởng thành đều cho đó là điều lạ phải không cha?
- Bộ biết hút thuốc là trưởng thành sao?
Sương Sương thổi thêm một vòng khói trắng:
- Thôi đừng dạy đời cha ơi! Cha bảo hút thuốc không tốt thì sao cha cứ hút hoài vậy?
- Cha là đàn ông.
Sương Sương nguýt cha một cái rồi vẫy tay đi ra cửa:
- Con là đàn bà, vậy xin phép ra ngoài chơi.
Mộc Thiên gọi lại:
- Sương, con lại đi đâu nữa?
Nàng dừng lại quay đầu nói:
- Thì đi chơi chứ còn đi đâu. Ở nhà làm gì, bộ để bắt chước cha suốt ngày ngồi salon hút thuốc sao? Cha có nhiều chuyện để hồi tưởng thời quá khứ chớ con có cái khỉ khô gì phải giam mình trong nhà. Cha à, con còn trẻ nên phải chơi cho đã kẻo già tiếc không kịp.
Mộc Thiên đờ người ra:
- “Chơi cho đã kẻo già tiếc không kịp”, triết lý của con đó sao? Coi chừng con phải trả một giá rất đắt cho cái triết lý đó nhé.
Sương Sương gằn từng tiếng:
- Đừng dậy đời cha ơi!
Nàng đến vịn tay vào cánh cửa kính, rồi từ từ quay người lại nhìn chạ Mắt nàng bỗng trở nên mơ màng, đau khổ, hỏi Mộc Thiên giọng buồn buồn:
- Cha hãy cho con biết cách nào tìm được khoái lạc nhất?
Mộc Thiên chết điếng người nhìn con không nói một lời. Thật ra, nàng cũng không muốn câu trả lời ấy của chạ Nàng lững thững xuống tam cấp, một lúc sau, tiếng còi xe vang lên. Thế là nàng bắt đầu rong phố như mọi tối.
Mộc Thiên chống cằm suy nghĩ “Cách nào tìm được khoái lạc nhất”. Ai có thể trả lời câu hỏi ấy? ông đốt điếu thuốc, khoái lạc, điều ấy ông đã thừa hưởng, nhưng cũng đã mất đi lâu rồi.
Sau tiếng chuông reo, con Kim mời vào một người khách, thì ra Vương Hiếu Thành. Mộc Thiên đứng dậy, ngạc nhiên pha lẫn vui mừng. Bạn cũ của ông ở Đài Bắc không có mấy, nhưng ông không muốn gặp vì sợ nhớ đến chuyện xưa. Tuy nhiên, ông lại thích Hiếu Thành, một nghệ thuật gia nhiệt tình và phóng khoáng, không tự kiêu tự đại, một con người văn minh, đầy mộng tưởng và tế nhị, Mộc Thiên rất thích những câu chuyện nghệ thuật của Hiếu Thành. Ông mời Hiếu Thành ngồi, mời thuốc và nói:
- Lâu quá không gặp anh.
Hiếu Thành vừa đốt thuốc vừa nói:
- Hơn ba tháng không đến thăm anh được vì bận quá.
ông ngồi ngắm Mộc Thiên qua khói thuốc. Cặp mắt sâu mơ màng, sắc mặt hơi xanh nhưng vẫn còn vẻ đẹp trai như năm xưa. Ngày đó, cái thời xuân sắc, ông ta rất mực hào hoa, thích uống rượu. Rượu vào đến bụng là ca hát, làm thợ Ông có tài xuất khẩu thành thơ nên bạn bè gán cho cái biệt hiệu là “Tiểu Lý Bạch”. Bây giờ cái bản tính ấy không còn nữa, chỉ còn sự trầm lặng và suy tự Hai mươi năm đã biến đổi con người ấy thành một thương gia. Đối diện với Mộc Thiên, Hiếu Thành lại liên tưởng đến Minh Viễn và Phương Trúc.
- Thời gian là một liều thuốc tạo nên sự sống và sự chết cho từng cá thể.
Mộc Thiên nhìn Hiếu Thành:
- Dạo này anh làm gì mà bận quá vậy? Định mở triển lãm nữa hả?
Hiếu Thành lắc đầu:
- Tôi không còn hứng thú gì về việc triển lãm nữa.
Mặt Hiếu Thành lộ vẻ suy tự Mộc Thiên ngạc nhiên hỏi:
- Hôm nay trông anh hơi lạ, có việc gì vậy?
- Cũng chẳng có gì. Tôi hơi xúc động một tí vì từ nhà người bạn cũ mới ra.
- Bạn cũ?
Hiếu Thành lại đăm đăm nhìn Mộc Thiên:
- Thế giới này thật nhỏ hẹp, nhỏ hẹp đến nỗi rốt cuộc bạn bè xưa đều gặp lại nhau.
Hiếu Thành ngừng một lát rồi tiếp:
- Ở đời không gì buồn bằng làm một nhà nghệ thuật không tên tuổi. Phàm kẻ nào dấn thân vào đường nghệ thuật đều nuôi trong lòng một mộng ước cao vời, nhưng mộng ước chẳng thành thì còn gì đau khổ hơn.
Mộc Thiên nhìn Hiếu Thành ra vẻ khó hiểu:
- Anh là nhà nghệ thuật lừng danh cơ mà.
- Tôi thì khác. Mộng ước tôi không phải nghệ thuật gia, cho nên nếu không thành công về phương diện này cũng chẳng sao. Đằng này mơ ước như...
ông bỗng im bặt, theo dõi nét mặt Mộc Thiên. Một lúc lâu, ông thở ra và nói:
- Càng nghĩ đến chuyện cũ, càng làm thêm cho người ta đau lòng.
Mộc Thiên ngạc nhiên hơn:
- Anh hả, anh mà có gì phải đau lòng?
Hiếu Thành buồn buồn:
- Tôi nhớ Trùng Khánh quá. Nơi yêu dấu ấy tuy ta sống nghèo khổ nhưng cuộc đời vô tư và đầy kỷ nhiệm. Tôi còn nhớ rõ hôm ấy ở quán Huỳnh Giác, anh uống rượu say, cầm đũa gõ vào bình trà và đọc bài thơ của La Quán Trung:
“Núi xanh còn đó trơ tuế nguyệt
ánh hồng biến đổi bóng xiêu xiêu
Sự đời thành đúng, song sai bại
Ngoảnh mặt đi rồi biết bóng chiều... ”
Mộc Thiên mơ màng, thật là:
“Núi xanh còn đó, trơ tuế nguyệt
ánh hồng biến đổi, bóng xiêu xiêu!”
Có trời chiều nào không xiên bóng, đời người sao không có sự đổi thaỵ Mộc Thiên nhìn Hiếu Thành. Hai làn khói thuốc quyện nhau như nụ hôn dài thắm thiết, hắt vào mặt Mộc Thiên khiến ông phải nhắm mắt. Ông lại nhớ đến quán Huỳnh Giác, nào rượu, hạt dưa, đậu phọng, tiếng cười đùa của những người bạn đồng lứa. Và, và đôi mắt lớn long lanh đang nhìn ông chăm chú, mỗi khi chạm phải ánh mắt ông thì vội nhìn chỗ khác... Điếu thuốc cháy đến tay làm ông sực tỉnh, vứt đại vào chiếc gạt trên bàn, gượng cười:
- Những gì của dĩ vãng hãy để nó về với dĩ vãng, nhắc đến làm gì! Cái thời niên thiếu ấy bây giờ có muốn cũng không còn nữa.
- Vâng, bây giờ đâu còn cái giờ phút mơ mộng ấy, hãy dành lại cho Sương Sương và Như Phong.
Mộc Thiên mím môi đứng dậy, đi đi lại lại trong phòng. Ông lại ngồi vào ghế, tiếp tục châm thuốc hút. Bỗng có tiếng chuông reo lên rồi tiếng xe gắn máy chạy vào sân. Hiếu Thành như sợ trễ một điều gì nên vội nói một cách ngập ngừng:
- Mộc Thiên, có một người... anh... anh còn nhớ không?
Mộc Thiên lơ đãng hỏi:
- Ai vậy?
- Dương...
Vừa nói được một tiếng thì Như Phong huýt sáo chạy vào nhà. Nhìn thấy hai người đang ngồi, chàng vui vẻ cười nói:
- Dạ thưa, chào bác Thành, lâu quá bác không đến nhà cháu trông bác như lên thêm mấy ký.
Hiếu Thành cười:
- Cháu lúc nào cũng nói những chuyện vớ vẩn. Bộ cháu đã cân bác rồi sao mà biết rành vậy?
Như Phong lại hỉnh mũi cười:
- Đâu cần cân, cháu đoán là đúng ngay phóc liền. Bác và dượng cháu gặp nhau thì tiệm thuốc lá nào ở gần khoái không biết mấy. Bác không biết hôm nay báo đăng “Hút thuốc sẽ sinh bệnh ung thư” đó.
Mộc Thiên trách:
- Trời ơi, hễ cháu về đến nhà là nồ thiên hạ không. Cháu đã có cô đào nào chưa mà cứ nói bậy hoài vậy?
Như Phong cười ha hả chạy lên cầu thang. Chạy được ba bốn bậc, chàng quay đầu lại:
- Không phải dượng bảo cháu đưa Hiểu Đan đến sao còn hỏi. Cháu đã hẹn nàng chủ nhật sau đến đây đó.
Nói xong, chàng chạy nhanh lên lầu. Mộc Thiên phà khói thuốc, lắc đầu giọng buồn vui lẫn lộn:
- Nói thật với anh tôi thương nó lắm. Bao nhiêu năm trời tôi nuôi hy vọng là tác hợp nó với Sương Sương thành đôi vợ chồng, nhưng...
ông lại nhún vai, thở ra thất vọng:
- Việc yêu đương của con cái cha mẹ chẳng còn chút quyền hành.
Hiếu Thành ngạc nhiên hỏi lại:
- Như Phong vừa bảo chủ nhật tuần sau có ai đến?
- Dương Hiểu Đan, đào nó đấy.
Hiếu Thành nhảy lên như người phải lửa:
- Ai, anh nói ai?
Mộc Thiên không hiểu thái độ của Hiếu Thành:
- Yêu đương của tuổi trẻ là chuyện thường có gì lạ đâu? Nó đang mê mệt một con bé nữ sinh lớp mười hai.
- Con bé là Dương..
- Vâng, Dương Hiểu Đan.
Hiếu Thành ngơ ngác nhìn Mộc Thiên một lúc lâu mới ngập ngừng:
- Hiểu Đan à?
- Anh quen con bé ấy sao?
Hiếu Thành đột nhiên đứng dậy, miệng lắp bắp:
- Có lẽ... có lẽ con gái của người bạn tôi. Thôi, xin phép anh tôi về, hẹn khi khác.
- Làm gì gấp vậy, ngồi chơi chút nữa đã.
- Xin phép anh, tôi còn nhiều việc bận lắm.
Nói xong, Hiếu Thành quay người hối hả đi ra. Mộc Thiên đưa Hiếu Thành ra sân rồi quay vào lẩm bẩm:
- Anh này làm cái gì lạ vậy?