17/4/12

Tình buồn (C5-6)

Chương 5

Chiếc xe từ từ chạy trên con đường hướng về Trung Sơn Bắc Lộ, đường về khuya vắng ngắt không một bóng người, những trụ đèn lưu thông trơ giữa đêm như gục đầu gánh nỗi hiu quạnh. Chiều dài hun hút mập mờ ánh điện tựa hồ lối mòn dẫn vào vực thẳm cô đơn của lòng người. Sương Sương không muốn nhấn thêm ga vì không một chiếc xe nào tranh giành với nàng bây giờ. Gió đêm từ hai bên lùa vào xe làm bồng bềnh mái tóc ngắn của nàng.
Một ngày chủ nhật trôi qua, bây giờ chỉ còn lại sự mệt mỏi nơi nàng. Sáng nay, lúc còn sớm, Sương Sương và ba anh em nhà họ Nguyện đi picnic ở núi Dương Minh bằng xe của nàng. Ba gã con trai ấy vô duyên làm sao khiến nàng tức muốn chết được. Bọn chúng lúc nào cũng vây quanh nàng, hễ xoay qua là đụng tay người này, xoay lại không đụng mũi thì cũng đụng vai người kia. Nguyện Đức Trung, con người có dáng dấp tựa gấu heo, mỗi khi nói chuyện, cái lưỡi cứ uốn mãi trong miệng cả tiếng đồng hồ mới thốt được: “Tôi... tôi... từ nhỏ đã rất có khiếu về âm nhạc, học vĩ cầm chỉ ba hôm là kéo được một bản nhạc hay tuyệt”. Nàng tưởng không nổi cái dáng dấp gấu heo ấy đang kéo vĩ cầm ra làm sao. Còn Nguyện Đức Huê, cả ngày đầu tóc chải láng lẩy, con ruồi đậu vào là phải trượt chân hộc cả máu mồm. Quần áo thì đổ cả lọ nước hoa vào khiến mùi thơm xông lên nồng nặc, mỗi khi gọi hắn thì liền bô bô cái miệng: “Tôi à, tôi là Nguyện Đức Huê, cô thử đoán xem nghĩa là gì, là chăm sóc loài hoa quý của trời đó. Cô là hoa, ha ha!”. Tiếng ha ha của hắn nghe phát ớn lạnh cả người. Nguyện Đức Dân coi bộ sáng giá hơn cả. Hắn ta có dáng một thư sinh, lại tròng thêm kiếng cận vào mắt nên tạm liệt vào loại bô trai. Nhưng, mỗi khi nói được một câu thì mặt mày đỏ bừng như bị sốt. Nhiều lúc hắn nói một hơi thiệt dài mà chẳng nghe được tiếng nào. Kiếp trước chắc hắn là một con muỗi.
Ba anh em nhà họ Nguyện đã làm nàng mất vui trong cuộc picnic ấy nên khi về đến Đài Bắc, nàng cho chúng về nhà luôn. Sau đó nàng đi tìm thằng Triệu, Tên này không có gì đặc sắc, nhưng lại biết làm hề cho người khác cười. Nàng cùng Triệu đi ciné xuất sáu giờ. Ciné vãn, lại gặp bọn Lục nên liền kéo nhau đi nhảy. Mãi đến khi vũ trường đóng cửa, bọn chúng vác đầu đi ăn đêm, sau đó mình nàng lái xe về nhà.
Một ngày trôi qua chỉ có thế, chỉ có vui chơi trong thác loạn với điệu nhạc điên cuồng. Có hoa xuân nào lại không thơm, trăng thu nào không tỏ, có tuổi trẻ nào không thấy đời mình như hoa vừa nở, như mặt trời vừa lên, một sự hạnh phúc tràn đầy trong tất cả vô tự Nhưng, nàng có thật sự hạnh phúc trong cái vô tư ấy không? Nơi vũ trường, đèn màu mờ ảo, rượu rót đầy ly, tiếng nhạc vang rền. Cuộc chơi điên cuồng ấy đã làm con người quên đi nỗi ưu tự Nàng còn nhớ một đoạn của con bé ca sĩ đã hát:
“Những bước nhảy như chim sơn ca
Nhẹ nhàng như chim yến bay lượn
Mùa xuân và tuổi trẻ, bất tận và bất tận... ”
Bất tận! Có đúng vậy không? nàng bỗng thắng xe lại thật gấp. Mắt hoa lên. Chiếc xe như đụng vào một vật gì trước mặt. Nàng mở to mắt quan sát phía trước, nhấn còi inh ỏi nhưng không thấy gì. Nàng lắc đầu mấy cái rồi dụi mắt, toàn thân uể oải. Nàng nhắm mắt suy nghĩ giây lâu rồi cho xe tiếp tục chạy trên con đường vắng.
Chiếc xe đậu trước cửa nhà. Nàng bóp còi mấy tiếng mà không có ai mở cửa. Cơn mệt đã làm nàng phát cáu nên bóp còi liên tiếp. Cánh cửa vẫn bất động, chắc ông Lưu đã ngủ say như con lợn rồi. Nàng chẳng hiểu con người thô lỗ như ông mà cha và Như Phong lại quý mến cái nỗi gì.
Nàng úp mặt lên tay lái, ấn lên còi. Tiếng còi vang dậy xé cả màn đêm khiến mấy nhà bên cạnh đều thức giấc. Có người mở cửa, ló đầu ra chửi thề.
Cánh cửa cổng mở ra, Sương Sương ngẩng đầu nhìn rồi mệt mỏi bước xuống xe, giọng ngái ngủ:
- Lái xe vào garage đi.
- Chơi đã rồi cũng về đấy chứ?
Sương Sương nhướng mắt nhìn, thì ra là Như Phong, nàng bèn nhún vai nói:
- Anh đó à, chưa ngủ sao?
- Có ngủ cũng bị em đánh thức, thà rằng đừng ngủ còn hơn. Em học cách phá rối người khác bao giờ vậy?
Sương Sương vẫy tay, vừa đi vào vừa nói:
- Thôi, đừng có làm thầy đời anh ơi, hôm nay em đi chơi cả ngày mệt muốn chết, phiền anh lái xe vào garage.
Chàng nhíu mày nhìn theo Sương Sương đi vào nhà.
Vào đến phòng, nàng ngả mình lên giường nệm, úp mặt vào gối, mơ màng một lúc rồi đứng dậy lấy áo ngủ đi vào phòng tắm.
Lấy nước đầy bồn tắm, nàng ngâm mình vào đó. Làn da mơn mởn ấy như được căng phồng lên để nước lạnh len vào từng kẽ tế bào hầu biến đổi cái mệt mỏi thành khỏe hẳn lại. Tâm thần nàng bỗng cảm thấy nhẹ nhõm. Nàng vẫn có thói quen mỗi khi mệt hay buồn ngủ liền đi tắm thì tỉnh táo lại ngay.
Ngâm mình trong nước một lúc lâu, rồi mới bước ra khỏi bồn, lau mình thật khô xong, mặc chiếc áo ngủ màu vàng mà nàng thích nhất. Nàng đến trước gương chải tóc, quan sát mình trong gương. Nhìn thấy đôi mắt mơ màng, nàng liền chỉ tay lên mũi trong gương mà nói như một đứa trẻ:
- Đây là tôi à? Bộ tôi thật sao? Đúng rồi, tôi, mà sao lạc lõng thế?
Mắt nàng bỗng sáng lên như vừa khám phá điều gì. Lạc lõng, đúng rồi! Cái tiếng ấy mãi bây giờ mới tìm ra được, thế mà đã bao lần suy nghĩ chẳng ra. Cuộc sống này chỉ thấy toàn lạc lõng, bất cứ trường hợp nào. Đi picnic, khiêu vũ, ciné, ba anh em nhà họ Nguyện, thằng Triệu, bọn Lục, tất cả đều đem lại lạc lõng cho nàng. Nàng nhíu mày nhìn mình trong gương, những ý tưởng ấy đã làm nàng cảm thấy xao xuyến trong lòng. Cuộc sống lẽ nào chỉ có thế? Nhưng, nàng muốn phải có cuộc sống thế nào bây giờ? Nàng rùng mình một cái rồi nói:
- Tôi chẳng còn hiểu tôi tí nào, dễ sợ quá!
Ra khỏi phòng tắm dọc theo hành lang trở về phòng. Khi đi qua phòng Như Phong, thấy đèn còn sáng, nàng do dự một lát rồi đẩy cửa bước vào.
Như Phong đang ngồi nhoài người, lưng tựa vào tường, xem quyển tiểu thuyết bằng tiếnh Anh. Nghe tiếng động, chàng ngẩng đầu nhìn lên. Sương Sương đóng nhẹ cánh cửa, đến ngồi cạnh chàng. Như Phong nói giọng thật nhỏ:
- Em biết mấy giờ rồi không?
Sương Sương mím môi, chớp chớp đôi mắt không nói, chàng tiếp:
- Em chơi vẫn chưa mệt à? Sao chưa đi ngủ?
- Khi nãy mệt lắm, bây giờ thì hết rồi.
Như Phong nhìn Sương Sương, trông nàng có vẻ khác hẳn ngày thường. Có gì đã làm cho con bé không biết suy tư ấy buồn? Phải chăng đã gặp phải tiếng sét ái tình nào đó? Chàng dịu dàng hỏi:
- Trông em có vẻ buồn, bộ giận ai rồi sao?
Sương Sương lặng thinh không đáp. Mái tóc rũ xuống che phân nửa khuôn mặt đăm chiêu. Nàng mím môi một lát rồi nói:
- Anh à, anh có vui không?
- Sao em lại hỏi kỳ cục vậy? Bộ em không vui hả?
- Cuộc vui trong giờ chơi chỉ trong giây lát nào đó, rồi tất cả cũng không còn. Anh biết không bây giờ em chẳng còn gì, rất... rất...
Nàng moi trí cố tìm ra một ngôn từ nào có thể diễn tả được tâm trạng mình. Thấy nàng suy nghĩ Như Phong liền nói:
- Rất cô đơn?
Sương Sương mừng quýnh lên:
- Đúng rồi, “Cô Đơn”, thế mà em tìm mãi không ra nên đành dùng hai tiếng “Lạc lõng”.
Như Phong ngồi ngay người lại, nhìn Sương Sương mỉm cười. Nàng trợn mắt hỏi:
- Anh cười gì vậy? Em nói chuyện đứng đắn với anh, sao lại cười?
- Anh cười vì sự cô đơn của em. Cuộc sống quá sung sướng của em, suốt ngày chỉ biết ăn chơi, vui đùa, khi về nhà lại cảm thấy cô đơn thì không phải là chuyện khôi hài sao?
Nàng giận dỗi đáp:
- Em chẳng thấy khôi hài tí nào cả?
- Nhưng mà, nếu em đã nhận biết được sự cô đơn của mình là việc rất tốt.
- Anh muốn nói gì vậy?
- Điều ấy chứng tỏ là em đã lớn, đã biết nhận thức cuộc đời.
Sương Sương ngơ ngác nhìn Như Phong, chàng tiếp tục:
- Niềm vui duy nhất của em từ bấy lâu nay là gì, có phải suốt ngày cùng bạn trai lái xe rong chơi hết thành phố đến ngoại ổ Thế cũng chưa đủ, em còn la cà từ quán cà phê này đến quán nước nọ, vũ trường này đến vũ trường kia. Em còn lấy chai xì dầu của người ta đổ vào hũ dấm mà lấy làm thích thú. Nhưng bây giờ, em lại cảm thấy cô đơn, có nghĩa là những trò chơi ấy không còn hứng thú đối với em, tức em đã lớn.
Chàng cười tỏ vẻ đắc chí rồi tiếp:
- Coi bộ chị hai tôi sắp cải tà quy chánh rồi.
Sương Sương đứng phắt dậy trợn mắt nói:
- Hứ, cái gì cải tà quy chánh? Ai tà, ai chánh đó thì biết. Bộ anh hay lắm tưởng em không biết...
Như Phong vội kéo nàng ngồi xuống mép giường và ngắt lời:
- Em biết, em biết cái gì chứ?
Rồi chàng lại nghiêm giọng:
- Thôi, hãy cho anh biết kỳ thi vừa rồi thế nào?
- Ai mà biết!
- Bộ em không muốn sang năm lấy bằng sao?
Sương Sương nũng nịu:
- Anh, em không thích những câu hỏi ấy đâu.
Chàng cười khảy:
- Hai mươi bảy tuổi đầu, bộ anh không đủ tư cách để hỏi em sao? Và, em không phải là em gái của anh à? Với tư cách một người anh, đủ có quyền hỏi em như vậy. Khi đến Đài Loan, em chỉ là con bé mới lên ba, mũi lòng thòng, nói chưa rõ, suốt ngày bắt anh cõng đi mua kẹo. Hứ, Còn bây giờ, mới vừa lớn lên thì lại bắt anh phải lái xe vào garage.
Sương Sương la lên:
- Trời ơi, anh đừng nhắc chuyện ấy được không?
Chàng nghiêm nghị:
- Vậy thì hãy nghe đây. Em phải chấm dứt cuộc vui ấy, dù em không muốn học, không muốn làm tên nô lệ cho bằng cấp đi nữa thì tối thiểu cũng phải nắm được mảnh bằng tú tài trong taỵ Em hãy thử ở nhà, tập suy nghĩ, làm bạn cùng sách vở. Anh tin chắc em sẽ tìm được niềm vui mới. Bây giờ em như một con thỏ đang lạc giữa cảnh phồn hoa giả tạo, suốt ngày đi lung tung không biết đâu là đích thì làm sao có thể vui được.
Sương Sương đứng phắt dậy, giận dữ quay lưng đi ra, vừa đi vừa nói:
- Em không thèm nghe anh đâu. Bộ anh là giám thị nhà trường sao mà phải nghe, đi ngủ sướng hơn.
Ra đến cửa, nàng quay đầu lại nhìn Như Phong cười:
- Mai gặp, chúc anh ngủ ngon.
Cánh cửa đóng sập lại, Như Phong ngồi sững một lúc rồi lật quyển tiểu thuyết tìm chỗ đã xem. Tìm mãi không thấy, chàng bắt gặp tấm hình bán thân của một người đàn bà có lông mày thật đậm, mắt lớn, môi dầy đầy quyến rũ. Phía sau tấm hình có mấy hàng chữ:
“ Thân tặng Như Phong,
Tấm ảnh này để anh nhớ mãi những đêm đầy thơ mộng và hạnh phúc của chúng mình, cũng như những buổi sớm mai đã cùng đón nhận...
Đỗ Ni”
Như Phong nheo mắt nhìn hàng chữ. Tấm ảnh này Đỗ Ni đã tặng cho chàng cách đây hai tuần, hôm nay lại lọt vào đây. Ngẫm nghĩ một lúc, chàng tự thấy hổ thẹn trong lòng vì mới khi nãy nghiêm nghị bảo Sương Sương “Em nên chấm dứt cuộc vui ấy”. Còn mình? Tấm ảnh này đã tố cáo sự trụy lạc, hoang phí còn hơn Sương Sương, Như Phong để tấm hình vào quyển sách, xếp lại rồi vất lên đầu tủ. Chàng tắt đèn nằm lên giường, hai chân duỗi thẳng, hai tay gối đầu, mắt mở to nhìn bóng đen nói một mình:
- Chính mình phải chấm dứt cuộc vui ấy.
Chàng hồi tưởng lại những gì đã xảy ra trong quá khứ.
Sương Sương về đến nhà, chậm rãi nằm trên giường. Cây đèn để bàn màu xanh dương trên đầu tủ vẫn còn sáng. Bên cạnh là bức tượng bằng thạch cao do Như Phong tặng nhân ngày sinh nhật khi nàng tròn mười bẩy tuổi. Nàng còn nhớ rõ câu nói của Như Phong hồi ấy:
- Bức tượng này nhìn nghiêng trông giống hệt em nên anh mua tặng em đó.
Thế là từ đó, ngày nào nàng cũng soi gương để tìm xem mặt mình có giống bức tượng không. Ngoài cái mũi hơi cao, nàng không tìm được điểm nào giống nhau nữa cả. Nhưng dù sao nàng cũng thích nó vì lúc nào cũng tìm thấy trên gương mặt ấy một nét trầm lặng mà nàng không tài nào bắt chước được. Mãi nhìn bức tượng, nàng không còn chợp mắt. Lời nói của Như Phong khi nãy vẫn còn văng vẳng bên tai:
- Em nên bỏ cuộc vui ấy... làm bạn cùng sách vở, anh hy vọng em sẽ tìm được niềm vui mới.
Nàng như vừa tỉnh cơn mệ Những cuôc. vui ấy phải chấm dứt. Phải, vì ngày thi sắp đến rồi. Nhưng cải tà quy chánh đâu phải chuyện dễ, làm sao suốt ngày có thể giam mình trong bốn bức tường được. Các môn đại số, hình học, giải tích, lý hóa, con lắc, tần số, chu kỳ... cái gì lung tung khó ơi là khó. Trót làm một người không có duyên nợ với sách vở thì làm sao nuốt hết chừng ấy món bây giờ.
Nàng nằm bất động nhìn bức tượng. Giây phút nặng nề trôi quạ Sự mệt nhọc của một ngày qua đã bắt đầu trở lại với nàng. Nàng bèn đứng dậy tắt đèn, nằm xuống tự hứa:
- Ngày mai bắt đầu mọi việc đều mới.
Nàng úp mặt vào gối rồi thiếp ngủ.
Mộc Thiên điểm tâm xong, ngồi vào salon hút thuốc. Đồng hồ trên tường đã điểm bảy giờ ba mươi mà Sương Sương chưa dậy, như thế là hôm nay lại trễ học nữa. Mộc Thiên phà một ngụm khói thật lớn. Nhìn làn khói lan ra, ông ngẫm nghĩ phải chờ Sương Sương xuống để dạy, nếu cứ để nó ăn chơi hoài như vậy sẽ hư thân. Ông chỉ có mỗi một mình nàng, mặc dù cưng, nhưng không thể dung túng như vậy được. Ông cố làm ra vẻ nghiêm nghị và quyết phải mắng nàng một trận thật dữ mới được, mặc dù từ trước đến giờ chưa bao giờ ông nói nặng lời.
Sương Sương chậm rãi bước xuống lầu. áo sơ mi trắng, giupe đen, tóc chải ngay ngắn trông thật chỉnh tề. mặt nàng có vẻ đẹp sắc sảo và tươi như buổi sáng sớm, khác hẳn mọi ngày với bộ đồ thời trang lộ liễu.


---------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Chương 6

Nàng nhìn cha tươi cười nói:
- Thưa cha, con mới dậy.
Mộc Thiên nuốt nước bọt, cố làm ra vẻ giận dữ. Ông sửa lại thế ngồi, giọng thật nghiêm nghị, nghiêm đến nỗi chính ông cũng không hiểu nổi: - Tối qua, mấy giờ con mới về?
Nàng đứng sững nhìn chạ Hôm nay ông làm sao vậy? Coi bộ không êm rồi. Nàng tiếp đồ ăn do con Kim mang đến, từ từ trét bơ lên bánh mì, chậm rãi trả lời:
- Dạ, con không xem đồng hồ.
Giọng ông thật sắc:
- Con không xem, nhưng cha có xem. Đúng một giờ khuya.
Sương Sương cắn một miếng bánh mì, nhìn cha im lặng. Hôm nay ngày gì thật xui xẻo, mới mở mắt ra là đã bị hạch hỏi. Không bao giờ cha thèm để ý đến những hành động của nàng. tại sao hôm nay lại thế? ông tiếp:
- Con thật quá mà, lấy xe đi chơi cũng không nói để cha ở nhà khi cần chẳng biết đâu tìm. Suốt ngày đi chơi chưa đã, khuya về còn bóp còi inh ỏi phá giấc ngủ mọi người, có ai như vậy không? Bộ con muốn thành du đãng phải không?
Sương Sương không ăn nữa trợn mắt nhìn chạ Nàng không ngờ cha nàng hôm nay có thể dùng những lời nói ấy, nhất là sáng nay, nàng đã ăn mặc đứng đắn. Trước khi xuống lầu, nàng đã đứng trước gương tự hứa: “Từ nay phải đổi lốt, sống cuộc đời mới”. Nàng cứ ngỡ xuống gặp cha, ông sẽ vui vẻ khen, nào ngờ lại bị hố. Những lời trách móc và nét mặt lạnh như tiền ấy đã đem lại một bóng tối dày đặc bao trùm lấy nàng.
Mộc Thiên tiếp tục nói, ông nói một hơi như để trút đi gánh nặng vì sợ rằng lòng thương con sẽ làm ông mềm yếu không nói được:
- Con đi chơi, cha đồng ý. Nhưng, với chừng ấy tuổi đầu không nên đến vũ trường. Con người ta mười tám mười chín tuổi đầu lo học hành thi cử. Còn con, vui chơi một cách buông trôi. Cha hỏi con, con có nghĩ gì về tương lai không? Con cứ tiếp tục cuộc sống ấy, không một đứa con trai nào dám lấy con làm vợ, những bạn trai của con toàn hạng gì đâu, du đãng, hippy, con cũng...
Nàng tiếp lời cha:
- Con cũng du đãng, hippy phải không?
Nói xong, nàng thảy miếng bánh mì ăn dở lên bàn, đứng dậy. Lòng tự ái đã làm nàng giận đỏ cả mặt. Ngẩng đầu lên nhìn thẳng vào mặt cha nàng nói lớn:
- Bạn con toàn là du đãng hippy, cha nói rất đúng. Nhưng cái du đãng hippy ấy nó lại tốt đối với con vì chúng là những kẻ chơi với con, biết săn sóc con, yêu thương con, quí mến con... Ngoài chúng ra, con còn những gì? Cái nhà này ư? Không, từ trên lầu xuống tới dưới đều trống rỗng chẳng thấy một bóng người. Cha thì say mê với tiền, anh Phong thì nay con Ni này mai con Ni nọ, bởi vậy, con cần phải có những người bạn ấy để có người hiểu con. Cha chỉ nuôi con mà không hiểu gì về con cả.
Mộc Thiên rầu rầu nhìn con, ông lấy điếu thuốc khỏi miệng, vội vàng biện hộ lập trường mình:
- Con còn đòi gì nữa? Mọi việc cha đều lo cho con tất cả, cho con những gì con cần. Cha yêu con.
Sương Sương nói giọng run run như muốn khóc:
- Lo cho con tất cả! Cha đâu biết con cần những gì.
Nàng bắt đầu thút thít khóc, Mộc Thiên hoảng lên hỏi nhanh:
- Vậy, con cần gì cứ nói?
Nàng nhìn thẳng vào mặt cha:
- Mẹ con!
Mộc Thiên như bị mũi tên tẩm độc bắn vào tim, run lẩy bẩy, mặt trắng bệch không nói một lời. Nhìn gương mặt thay đổi của cha nàng hoảng kinh, chỉ còn biết cúi đầu hối hận.
Mẹ, mẹ Ở đâu, đó là câu hỏi của nàng khi còn tấm bé chưa được trả lời. Thời ấy nàng thường quanh quẩn bên cha hỏi:
- Cha ơi cha, mẹ con đâu?
Nghe con hỏi thế thì Mộc Thiên quay mặt nơi khác, đáp gọn hai tiếng:
- Chết rồi!
Tuy nhiên linh tính cho nàng biết rằng mẹ nàng còn sống. Mẹ, mẹ Ở đâu. Nàng dùng ngón tay vẽ lên bàn chậm rãi nói:
- Con mong muốn có được một người mẹ kính yêu. Nếu thật sự mẹ con đã chết thì chỉ cần một tấm hình treo trên tường nhà cũng đủ lắm rồi. Con chỉ cần nhìn tấm hình ấy để nói những gì bí ẩn trong lòng con.
Giọng nàng buồn thảm. Sự đau khổ lâu ngày trong tiềm thức, bây giờ nàng đã tự mình khơi dậy. Nước mắt ràn rụa trên mi, nàng tiếp tục nói:
- Có nhiều việc mà người con gái chỉ nói được với mẹ không thể nói với chạ Giá như có mẹ, chắc con sẽ ngoan nhiều. Con sẽ làm những gì mà mẹ con muốn.
Nước mắt nàng chảy dài xuống má. Không cầm lòng được, nàng khóc òa rồi quay mặt chạy ra ngoài.
Mộc Thiên vẫn ngồi bất động. Ông nghe tiếng chân chạy của Sương Sương, sau đó là tiếng nổ máy xe và tiếng départ. Lời nói của Sương Sương đưa ông trở về với dĩ vãng. Bao kỷ niệm của thời ấy bắt đầu sống lại như một dòng nước lũ đang dồn dập chảy trong lòng. Đầu óc choáng váng, mồ hôi toát ra ướt cả áo.
ông đứng dậy, đi ra khỏi phòng ăn để lên lầu bằng những bước chân nặng nề. Trong khi đó, Như Phong từ trên lầu chạy xuống, vừa trông thấy sắc mặt biến đổi của dượng liền hỏi:
- Thưa dượng sao vậy, bệnh phải không?
Mộc Thiên mệt mỏi đáp:
- Không sao đâu cháu, dượng chỉ hơi chóng mặt thôi. Cháu hãy gọi điện thoại đến ông giám đốc họ Nguyện nói rằng hôm nay dượng không đến sở được.
- Dạ, nhưng... nhưng dượng có cần mời bác sĩ không ạ?
Mộc Thiên xua tay, đi thẳng lên lầu:
- Không cần, cháu nhớ dặn là không một ai được đến phá rối dượng nhé. Dượng cần yên tĩnh để nằm nghỉ một tí.
Dù không mấy hiểu ẩn tình ấy, chàng cũng đành vâng lệnh xuống lầu. Ngồi vào bàn ăn, chàng vừa cầm bánh bao ăn, vừa nghe con Kim nói nhỏ:
- Ông giận cô đó.
Con Kim khoảng mười bảy tuổi, nước da khá nõn nà, dễ thương, chỉ tiếc một điều là hai cái răng cửa bằng vàng mỗi lần cười tóe cả lửa. Như Phong hỏi:
- Tại sao vậy?
- Ông la cô, cô khóc.
Chàng giật mình, Mộc Thiên mà la con, và Sương Sương khóc là một điều kỳ lạ, con Kim nói tiếp:
- Không biết tại sao, tôi chỉ nghe cô nói nhớ mẹ lắm.
- Cô đâu rồi có đi học không?
Con Kim lắc đầu:
- Cô lái xe đi rồi, không mang theo sách vở.
Như Phong nhíu mày suy nghĩ. Chàng cố tìm ra nguyên nhân xích mích của cha con nhà họ Hà, nhưng chỉ hoài công. Chàng ăn vội cho xong, lấy xe gắn máy đến sở. Thường ngày chàng đi làm cùng Mộc Thiên bằng xe hơi, mỗi khi đi một mình thì bằng gắn máy.
Chàng chạy xe về hướng con đường Hoành Dương giữa lúc đông nghẹt cả học sinh và công chức. Xe cộ nối đuôi nhau tranh giành từng bước. Tiếng còi inh ỏi. Chàng băng qua con đường cạnh nhà ga rồi đến trạm xe buýt. Đám người chờ xe đứng dọc theo con đường thành một hàng dài. Bỗng dưng chàng có linh tính trong đám đông ấy có điều gì liền quay xe lại thì bắt gặp đôi mắt quen quen lén lút nhìn chàng. Như Phong sực nhớ đó là con bé đã gặp hôm sinh nhật nhà họ Nguyện. Sự vui mừng khôn xiết bừng dậy trong lòng chàng, chẳng khác nào nhặt được một hột xoàn đã bị đánh mất lâu ngày trong đống rác. Cô ta đang đứng bên mấy người bạn học chờ xe. Dáng người tuy mảnh khảnh nhưng duyên dáng và dễ thương lạ, chỉ cần cái miệng nói tía lia của nàng cũng đủ làm nổi bật giữa đám đông rồi. Từ ngày gặp nhau đến nay thấm thoát một tháng trôi quạ Sự quên lãng vì sao lạc ấy đã làm chàng hối tiếc, nên vội đến đậu xe bên Hiểu Đan vui vẻ chào:
- Chào cô Hiểu Đan.
Nàng hơi thẹn thùng, chớp mắt mấy cái rồi cười nói:
- Chào anh!
Nhìn thấy xe buýt gần đến chàng nói nhanh:
- Tôi định đi tìm cô, nhưng rất tiếc là không biết địa chỉ. Địa chỉ cô là...
Trong khi Hiểu Đan đang do dự, không biết nên cho biết địa chỉ mình hay không thì mấy người bạn bắt đầu lên xe buýt và nhìn nàng bằng ánh mắt trêu ghẹo khiến nàng bối rối vô cùng. Như Phong không chờ nàng trả lời liền hỏi:
- Thôi chiều nay vào giờ tan học, tôi đón cô tại cổng trường.
Nói xong, Như Phong đạp máy xe, vẫy tay chào Hiểu Đan và cười nói:
- Chiều gặp lại!
Chàng cho xe chạy, mặc kệ Hiểu Đan có đồng ý hay không. Chàng có linh cảm lời đề nghị ấy sẽ bị nàng từ chối tám mươi phần trăm. Nàng là con nhà đứng đắn, không bao giờ chấp nhận sự hẹn hò. Bởi vậy, chiều phải đến trước giờ tan học mới được.
Chiều nay, Như Phong về nhà sớm hơn mọi lần. Lòng chàng lúc nào cũng nao nao đến giờ hẹn ấy. Và, trí chàng còn vẽ ra một cuộc gặp gỡ tình tứ không thể tưởng.
Về đến nhà, bầu không khí im lặng khác thường. Con Kim cho chàng biết Mộc Thiên suốt ngày không ra khỏi phòng. Sương Sương cũng chưa về. Chàng lấy làm lo lắng vô cùng nên vội đến phòng dượng gõ cửa. Một lúc sau mới nghe tiếng ông đáp:
- Vào đi!
Chàng đẩy cửa bước vào. Màn cửa sổ buông xuống khiến căn phòng tối om. Mộc Thiên đang ngồi trước bàn giấy hút thuốc, khói tỏa mù mịt, trông ông có vẻ tiều tụy hơn nhiều. Ông nhìn Như Phong hỏi:
- Sương Sương đâu cháu?
- Con Kim nói em chưa về.
ông lo ngại:
- Nó không đi học sao?
- Dạ, có lẽ không.
- Cháu đi gọi điện thoại hỏi Đức Mỹ xem sao?
Như Phong vừa định ra ngoài thì ông lại gọi:
- Như Phong!
ông trầm ngâm một lúc rồi tiếp:
- Dượng có chút việc định nói với cháu.
Mộc Thiên chỉ ghế trước mặt ra hiệu cho Như Phong ngồi xuống. Chàng ngồi xuống ghế mà lòng nôn nao vì gần tới giờ đến đón Hiểu Đan. Mộc Thiên nhả khói thuốc, thở ra một cái thật mạnh, suy nghĩ giây lâu rồi nói:
- Suốt ngày nay dượng nghĩ nhiều về Sương Sương. Nó là đứa con gái mất tình thương của mẹ từ thuở bé. Dượng là người cha quên mất bổn phận mình, chỉ biết lo cho con về phương diện vật chất mà quên mất lãnh vực tinh thần. Bây giờ dượng mới nhận thức được điều ấy là quan trọng, quí hơn vàng bạc, hơn những bộ đồ diêm dúa mà dượng đã sắm cho nó từ mấy lâu naỵ Dượng rất có lỗi đối với sự cô đơn trầm trọng ấy của con. Tuy nhiên, dượng không còn cách nào cứu vãn được! Như Phong, nói thật với cháu, dượng định...
Mộc Thiên vừa nói đến đó thì tiếng chuông điện thoại dưới nhà vang lên, cả hai đều lắng nghe, tiếng người nghe điện thoại rồi tiếng con Kim la hoảng lên:
- Thưa ông, cảnh sát cho hay cô bị tai nạn xe cộ.
Cả hai người đứng phắt dậy như ngồi phải lửa. Như Phong vụt chạy ra cửa, xuống lầu tiếp lấy ống nghe trên tay con Kim. Chàng hỏi rõ sự việc và do ty cảnh sát nào gọi đến. Nghe xong, chàng thở phào nhẹ nhõm rồi nói với Mộc Thiên mặt tái xanh đang bước xuống lầu:
- Không có gì đâu dượng. Em nó vượt đèn đỏ, không có bằng lái mà còn chạy hết tốc lực nên cảnh sát giữ lại đó thôi, đến nhận nó về là xong chuyện.
- Nó hiện ở đâu?
- Đang bị giữ ở ty cảnh sát quận X.
- Vậy cháu nhanh đến nhận em nó về.
- Dạ, cháu đi ngay.
Vừa nói xong, chợt sực nhớ đến Hiểu Đan, nhìn đồng hồ đã đúng bốn giờ. Có lẽ khoảng bốn giờ ba mươi là nàng tan học, chàng hy vọng đến nhận Sương Sương về vẫn còn kịp thì giờ để đón. Bởi vậy, chàng đi nhanh ra ngoài, lấy xe gắn máy chạy như bay đến ty cảnh sát.
Đến nơi, chàng thấy xe hơi màu xám nhạt đang đậu ngoài cửa. Chàng liền đi vào phòng thì gặp Sương Sương đang ngồi trên chiếc ghế dài, đôi mắt bần thần nhìn ra ngoài, đầu tóc bù xù. Cái vẻ khỉ mọi ngày đã biến mất, để lại sự bơ phờ trên nét mặt nàng.
Nhìn thấy Như Phong bước vào, Sương Sương mừng quýnh lên như một đứa trẻ lạc mẹ lâu ngày. Nàng đứng dậy thật nhanh, đôi môi mấp máy, mắt đỏ hoe và ràn rụa nước mắt.
Như Phong đến vỗ vai Sương Sương an ủi, rồi đến bàn nhân viên cảnh sát để làm giấy nhận lãnh, nào ngờ thủ tục quá ư phiền toái! Người nhân viên cảnh sát thì miệng bô bô nào là Sương Sương đã vượt qua ba đèn đỏ với tốc độ tối đa khiến nhân viên công lộ phải rượt theo lắm vất vả. Khi bắt được nàng còn cự tuyệt nhân viên công lực, không chịu cho biết tên cha me... Cuối cùng ông còn xổ một hơi luân lý:
- Chúng tôi biết cô ta là con nhà giàu nên cứ tự do vi phạm luật lệ giao thông, chỉ cần cha mẹ mang tiền đến đóng phạt là được lãnh về, dễ ợt! Tuy nhiên, tôi thiết tưởng rằng con gái chừng ấy tuổi mà cứ vác xe đi rông ngoài đường e có ngày xảy ra án mạng xe cộ rồi vào khám ngồi thì quá uổng. Bây giờ, cái lứa choai choai này toàn là con nhà giàu, dư công, dư của, suốt ngày phá rối ngoài đường, phiền phức chúng tôi quá. Chúng tôi phải khó khăn lắm mới bắt chúng được thì cha mẹ chúng chỉ cần đến đóng tiền phạt là được nhận về ngaỵ Thế rồi, ngày mai, chúng tôi lại phải đi bắt nữa. Đời này hễ có tiền là được, là muốn làm gì thì làm. Tôi chẳng hiểu cha mẹ chúng sinh con ra sao không biết giáo dục? Nếu chúng là con tôi, tôi sẽ đánh cho một trận chí tử rồi nhờ chính quyền nhốt đầu ba tháng xem chúng có còn như vậy không cho biết.
Như Phong nhận thấy lời lẽ của cảnh sát viên ấy chân thật nên chàng chỉ cười không nói gì. Sương Sương thì tức muốn điên lên.
Thủ tục xong, Như Phong và Sương Sương ra xe. Hai anh em hè nhau khiêng chiếc gắn máy bỏ sau xe, rồi Như Phong lái, Sương Sương ngồi bên cạnh.
Như Phong cho nổ máy xe, Sương Sương ngồi im lặng, nét mặt vẫn còn giận. Thường ngày, nếu ai mà nói động đến nàng thì nàng nổi trận lôi đình liền. Hôm nay, viên cảnh sát đã xổ một hơi sáu câu thì làm sao nàng chịu nổi. Nhất là mới sáng đã bị cha nàng cho một trận. Thấu hiểu tâm trạng ấy, Như Phong bèn choàng tay phải qua vai nàng an ủi:
- Sương à, mọi việc qua rồi, thôi đừng buồn nữa nghe em.
Nào ngờ, Như Phong vừa nói dứt câu thì Sương Sương khóc òa lên rồi gục đầu lên vai chàng. Như Phong vỗ về nàng và lái xe thẳng về nhà.
Sương Sương vừa khóc vừa la:
- Em không về nhà! Em không về nhà!
Chàng liền ngừng xe lại, dùng tay nâng cằm nàng lên. Cái gương mặt ngây thơ ngày nào bây giờ đã đầy vết nước mắt trông thật thương hại, chàng lấy khăn lau những giọt nước mắt còn đọng trên mi cho nàng và an ủi:
- Sương à, cha em đang chờ ở nhà, hãy về kẻo ông trông. Ông thương em lắm, nào ghét em mà phải giận lâu như vậy?
Nàng thút thít:
- Em nào giận cha nhưng vì em đã nhắc đến mẹ nên cha buồn. Em sơ...
- Dượng không trách em đâu. Anh bảo đảm, em cứ yên tâm về.
- Nhưng, em đã nói bậy với cha nhiều chuyện thì làm sao tha thứ?
- Không sao.
Nàng nhìn thẳng vào mặt Như Phong hỏi:
- Anh có biết mẹ em không?
- Sao không
- Mẹ em đẹp không?
Chàng cười đáp:
- Đẹp lắm. Mẹ em nổi danh thời ấy. Em giống hệt mẹ em vậy đó. Thôi, đừng nghĩ gì nữa, em đã thấy khỏe hơn chưa? Chùi mũi và vui vẻ đi. Em mà cứ nước mắt chảy hoài như vậy thì anh nhìn hết ra.
Sương Sương hơi thẹn trước câu nói ấy. Nàng tiếp khăn tay của Như Phong rồi chùi mũi, nước mắt. Chàng thích thú nhìn nàng. Hai người nhìn nhau cười. Như Phong nhấn ga, xe vọt nhanh. Nàng vẫn chăm chú nhìn Như Phong đoạn kéo tay chàng nói:
- Em đói bụng quá, mình đi tìm gì ăn đi anh.
Trông gương mặt đáng thương hại của nàng, chàng không nỡ từ chối. Chàng lén nhìn đồng hồ thì đã năm giờ ba mươi, chắc Hiểu Đan về rồi, thế là đành mất đi cơ hội ngàn năm một thưở, xem bộ không duyên nợ với con bé này thì phải. Chàng thở ra một tiếng thật mạnh, cho xe chạy trên con đường Trung Huê, giả vờ vui vẻ nói:
- Thôi được anh chìu theo ý em. Tuy nhiên, anh phải gọi điện thoại về nhà cho dượng biết kẻo trông.