17/4/12

Tình buồn (C43-44)

Chương 43

Như Phong thất thiểu trở về Linh Lan. Ngồi lên chiếc gắn máy, chàng cho xe phóng nhanh không mục đích. Chiếc xe mãi chạy với một vận tốc tối đa giữa hoàng hôn, băng qua không biết bao nhiêu đường xá lớn nhỏ. Cuối cùng chàng dừng lại trước một nhà hàng. Trời đã vào đêm đường xá sáng loáng ánh đèn. Như Phong bước vào, đây là nơi mà chàng và nàng thường hay lui tới. Chàng còn nhớ rõ mới hôm nào hai đứa ngồi nơi bàn ăn, nhìn mấy con cá dưới hồ mà nói với nàng rằng:
- Em có biết vì sao mà người ta gọi là cá thần tiên không ? Đó là một cặp tình nhân khắng khít, lúc nào cũng bơi bên nhau, không rời nhau. Anh mong muốn một ngày nào đó, chúng ta sẽ là loài cá ấy.
Than ôi, bây giời mọi việc đã đổi khác! Hiểu Đan ngây thơ lại dễ bị xúc động, khó mà chịu nổi sự đau khổ ấy. Chàng hai tay chống cằm lảm nhảm:
- Đỗ Ni, cũng là người con gái ấy! Tổ bố cái ăn chơi trác táng, trụy lạc.
Chàng đập mạnh tay lên bàn, thở ra. Người bồi đi lại, chàng kêu rượu, phá đi cái thông lệ thường ngày.
Ngà ngà say, Như Phong ra về. Ngồi lên chiếc gắn máy, chàng cho xe chạy về đại lộ đông người. Gió đêm lạnh làm chàng hơi chóng mặt. Khi đến ngã tư rạp hát Tân Sinh, thấy Hiểu Bạch đang đứng nói chuyện với hai ba người bạn có vẻ ma cô, chàng thầm nghĩ: tại sao Hiểu Bạch thù mình ? Tại sao những đồ cất kỹ trong phòng lại lọt vào tay Hiểu Đan ? Thật là một chuyện kỳ lạ!
Chàng cần suy nghĩ, chàng dừng xe trước mặt Hiểu Bạch:
- Hiểu Bạch!
Hiểu Bạch lườm chàng:
- Anh này lạ không, tôi đâu có quen anh ?
Chàng kiên nhẫn:
- Anh đâu có lỗi gì với em ?
- Hứ, anh ăn hiếp chị tôi.
- Anh làm sao mà ăn hiếp chị em ?
Hiểu Bạch đỏ mặt:
- Anh là thằng đểu! Lâu nay tôi cứ tưởng anh là con người tốt, nào ngờ trong tay anh có cả hàng tá vũ nữ, chị em ta... thật không biết xấu hổ còn đến đây gọi tôi là em!
Phàm việc gì lỗi lầm, ắt hẳn có nhiều người biết đến! Như Phong ngạc nhiên hỏi:
- Ủa, em cũng biết nữa sao?
Hiểu Bạch ra vẻ ta đây:
- Tôi mà không biết à ? Mỗi một hành động nhỏ của anh đều không thể qua mắt tôi được. Hình và thơ đó chính tôi đưa cho chị Đan, nếu không để anh phỉnh gạt chị tôi hoài.
Chàng trố mắt:
- Em, Tại sao em có những hình ấy? Em lấy ở đâu?
Hiểu Bạch nổi sùng:
- Lấy đâu kệ tôi, quan hệ gì đến anh ?
Hắn thọc hai ngón tay cái vào túi quần, hỉnh mặt lên như một bò con đang nghinh chiến. Mấy thằng ma cô đang vây quanh Hiểu Bạch, có đứa đang biểu diễn bằng trò xoay vòng dao con chó trên taỵ Thấy bọn chúng, chàng mới sực nhớ hỏi:
- à, anh biết rồi, Sương Sương đưa hình cho em chứ gì ?
Hiểu Bạch giở giọng du côn:
- Phải thì anh làm gì tôi? Không phải anh làm gì tôi?
Như Phong lảo đảo muốn té. Chàng cắn răng nghĩ thầm;
- Sương Sương, em chơi trò này độc quá. Anh đã thương em, xem em như đứa em ruột thịt thì bây giờ em lại hại anh.
Chàng đạp máy xe rồi cho vọt nhanh. Một đứa trong bọn Hiểu Bạch hỏi:
- Cái thằng đó là anh Sương Sương hả mầy?
Chàng không thèm để ý đến bọn con nít phách lối ấy, cứ cho xe chạy thẳng về nhà. Giờ này chắc chắn chín chục phần trăm là Sương Sương không có ở nhà, nhưng cứ về xem thử sao.
Về đến nhà, chàng chạy một mạch lên lầu, đến phòng Sương Sương, bên trong im lặng. Chắc là nàng không có ở trong rồi nhưng vẫn vào xem sao. Đẩy cửa bước vào, chàng đứng ngây người một lúc vì quá sức ngạc nhiên. Sương Sương ở nhà, đang ngồi trước bàn phấn. Tóc chải ngay ngắn, mặt không đánh phấn trông có vẻ thùy mị, đoan trang. Nàng đang hai tay chống cằm, ngắm mình trong gương. Nghe có tiếng động, nàng uể oải quay lại, đưa cặp mắt suy tư nhìn Như Phong:
- Anh đó hả ?
Như Phong lạnh lùng nhìn Sương Sương. Nàng hỉnh mũi:
- Ồ, mùi rượu! Anh hôm nay cũng uống rượu sao? Vì sao lạc của anh đâu rồi?
Lòng chàng đang rực lửa, câu hỏi ấy chẳng khác nào chế thêm dầu vào. Chàng đến gần Sương Sương lộ vẻ giận dữ. Cái gương mặt ngây thơ và đẹp ấy lại ngầm chứa sự nham hiểm vô cùng, thật không thể ngờ được! Nàng nhướng mắt ngờ vực:
- Anh làm sao thế ?
- Sương Sương! Anh không hiểu đã làm gì nên tội với em ?
- Anh nói gì vậy?
- Thôi, em đừng giả vờ nữa. Hãy nói cho anh biết anh đã làm gì nên tội với em ?
Nàng thầm nghĩ: hại anh chứ gì ?
Như Phong gằn giọng:
- Em đã hại anh mà còn giả vờ không biết nữa sao? Em ăn cắp thơ và hình của Đỗ Ni đưa cho Hiểu Đan. Em có biết cái hành động đê hèn đó tai hại đến mức nào không ? Cái chuyện vạch lá tìm sâu ấy có phải hậu quả của chứng bịnh ăn không ngồi rồi của em không ?
Sương Sương tái mặt, ngướn cổ cãi:
- Hứ! Bộ không có hay sao còn chối? Những thư và hình ấy không phải của Đỗ Ni tặng anh sao? Hay là anh đi xin của cô nàng ? Anh là người đứng đắn, trong sạch lắm, không chơi bời, trác táng, trụy lạc chứ gì ? Cái dĩ vãng không mấy sạch sẽ của anh như thế mà không tự trách mình lại đi trách người tạ Anh nên biết rằng anh làm đúng không ai có thể phá được. Đằng này anh làm bậy tức là anh đã tự phá anh, cần gì phải ai phá nữa? Anh chỉ là người đạo đức giả!
Như Phong phát điên lên:
- Anh vẫn biết rằng việc giao thiệp với Đỗ Ni không đúng. Tuy nhiên, việc làm ấy không quan hệ gì đến em, không hại gì em thì đi lật tẩy anh làm gì ? Hiểu Đan ngây thơ dễ tin, anh làm sao có thể giải thích cho nàng hiểu được bây giờ ? Làm cho anh đau khổ như vậy, em có ích gì không ?
Vừa nói, Như Phong vừa nắm vai Sương Sương đẩy thật mạnh vào ghế rồi quay ra, cắm đầu chạy xuống lầu. Chàng bất ngờ đụng vào người Mộc Thiên nơi thang lầu. Ông ngạc nhiên hỏi:
- Có chuyện gì Như Phong ?
Chàng ngoái cổ lại:
- Cháu muốn đi, không bao giờ trở lại nhà dượng nữa.
Mộc Thiên hét to:
- Đứng lại Như Phong!
Chàng đứng lại. Ông hỏi tiếp:
- Cháu đang làm gì vậy? Trời lạnh thế này mà sao mồ hôi ướt cả người? Lên lầu, dượng có chút việc muốn nói với cháu.
Chàng quay đầu lại, tiếp tục xuống lầu:
- Cháu không muốn nghe. Cháu có việc của cháu.
- Cháu biết dượng muốn nói gì với cháu không ? Hôm nay dượng đã gặp mẹ Hiểu Đan và đã nói nhiều về chuyện của hai cháu. Dượng muốn nói về việc ấy mà cháu cũng không muốn nghe sao?
Như Phong vẫn cáu:
- Muốn nghe làm gì nữa? Con gái cưng của dượng đã phá hoại hết rồi! Cháu không bao giờ lấy được Hiểu Đan nữa vì nàng không còn yêu cháu, khinh bỉ cháu rồi.
Có tiếng giầy nện nhẹ trên thang lầu. Mộc Thiên và Như Phong cùng ngước lên nhìn. Sương Sương đang nghiêm nghị và trầm lặng đang từ từ bước xuống lầu. Nàng không cười, không khóc cũng không có vẻ xúc động hay phẫn nộ, năm dấu ngón tay còn rõ trên má nàng. Cặp mắt sáng với những bước chân chững chạc giống như một nữ thần, không giống Sương Sương ngày thường tí nào. Trông có vẻ khác thường, Mộc Thiên hỏi nhanh:
- Con bệnh hả ? Sương ?
Nàng nghiêm nghị đáp:
- Không, con khỏe lắm.
Nàng đến trước mặt Nhuư Phong:
- Anh Phong, em đi với anh.
Như Phong chưng hửng. Sự ngạc nhiên đã làm chàng quên mất cơn giận:
- Em đi với anh ? Mà đi đâu mới được chứ ?
Nàng chậm rãi đáp:
- Đến nhà Hiểu Đan để giải thích cho cô nàng hiểu.
Như Phong trố mắt nhìn Sương Sương. Trông nàng bây giờ thật nghiêm trang như người đứng tuổi. Như Phong nghi ngờ lá nhĩ mình bị thủng nên mới nghe lầm như vậy, lý nào Sương Sương lại chịu đến nhà Hiểu Đan để giải thích. Nàng đã biết lỗi hay là còn ẩn ý gì ?
Như Phong còn đang suy nghĩ thì Sương Sương giục:
- Sao, đi không ? Em nói tất cả cho cô nàng nghe, tin chắc cô ta hiểu, sẽ tin.
Mộc Thiên nhìn con rồi nhìn Như Phong:
- Trời ơi! Cháu và Sương Sương đang đùa cái trò gì vậy?
Nàng nhìn cha:
- Chúng con không đùa vì tất cả đã lớn. Con cảm thấy hôm nay không còn bé bỏng nữa.
Mộc Thiên ngơ ngác:
- Thật thế sao con ?
Nàng khẽ gật đầu, đưa tay cho Như Phong:
- Chúng mình đi anh.
Mộc Thiên hỏi:
- Khuya rồi, con còn đi đâu nữa?
Nàng kéo tay Như Phong:
- Cha yên tâm, lần này con đi làm việc đứng đắn.
Như Phong vẫn ngỡ là mình đang mợ Hai người lặng lẽ ra đến vườn hoa. Gió đêm mang nhiều hơi lạnh làm chàng tỉnh táo. Đứng giữa cảnh hoa lá, trông nàng thật đẹp, dễ yêu, chân thật và hoàn toàn tinh khiết. Nâng cằm nàng lên, chàng nói thật nhỏ:
- Sương! Em thật sự đã lớn!
Lông mi nàng hạ thấp rồi giương cao. Nàng rưng rưng nước mắt nhưng lại cười:
- Thật thế sao anh ? Em nghĩ rằng có một ngày nào đó anh sẽ thích em.
- Lúc nào anh cũng thương em cơ mà.
Nàng gật đầu nhè nhẹ:
- Vâng, bây giờ em đã hiểu.
Nàng ngước mặt lên, đưa tay chùi nước mắt:
- Thôi đi anh, nếu không cô nàng sẽ ngủ mất.
- Chúng mình đi bằng xe gắn máy nhé em ? Anh chưa bao giờ chở em bằng chiếc xe này.
Dắt xe ra, chàng đăm đăm nhìn Sương Sương. Hai người nhìn nhau khá lâu rồi mỉm cười. Bao nhiêu sự hiểu lầm, uất ức và ghen tuông trong giây lát đều tan biến trong ánh mắt sâu thẳm của họ, bây giờ, chỉ còn sự chân thật, không dục vọng, không thèm khát, không oán hờn bởi yêu đương, để làm thành một mối tình duy nhất trong lòng họ là tình “anh em”. Hai tiếng tình yêu được thay bằng “tình thương”. Tình thương ấy đã hiện rõ lên nụ cười, ánh mắt và lời nói họ, bởi vậy, người con gái đẹp đang đứng trước mặt Như Phong không còn xa lạ bởi đố kỵ tình yêu mà ngược lại rất gần với chàng. Nàng là em gái chàng, một đứa em bé bỏng, dễ yêu đáng được nuông chiều. Chàng ngồi lên xe bảo:
- Ngồi lên em, ôm chặt nhé!
Sương Sương làm theo lời chàng, choàng tay ôm eo thật tự nhiên. Nàng áp má vào lưng Như Phong rồi nhắm mắt lại. Một cảm giác lạ lùng xâm chiếm lòng nàng, nửa như sung sướng, nửa như chua xót. Như thế, nàng đã tự mai táng mối tình đầu của mình từ đây. Và, cũng từ giờ phút này, nàng cảm thấy mình đã lớn, không còn bé bỏng và bướng bỉnh như ngày nào. Xe chuyển bánh. Gió bắt đầu lướt qua tai nàng. Nàng nghe rõ tiếng khép cửa cổng và tiếng lảm nhảm của ông Lưu:
- Khuya khoắc thế này mà cô cậu còn xách gắn máy đi đâu nữa! Tôi lái xe đưa đi không tiện hơn sao?
Như Phong ngoái cổ lại:
- Không sao đâu, anh em tôi đi gắn máy cho thoải mái.
ông Lưu vẫn còn nói thêm gì nữa nhưng xe chạy không còn nghe được. Gió đêm làm tung bay mái tóc ngắn của nàng. Nàng vẫn nhắm nghiền mắt, dường như sợ mở ra sẽ mất cái cảm giác thần tiên mà từ lâu nàng hằng ôm ấp. Nàng không mong ước gì hơn chỉ được ngồi sau lưng Như Phong để đi dạo vào những đêm phố vắng người. Giờ này, nàng đã toại nguyện. Tuy nhiên, sự toại nguyện ấy đã bước sang một chiều hướng và một ý nghĩa khác. Bởi vì, lần ngồi xe đầu tiên này không phải để đi dạo mà là đi cứu vãn sự rạn nứt của tình yêu giữa chàng và một người con gái khác. Ôi! Cuộc đời là bể khổ và biến đổi. Cuộc tình cũng lắm truân chuyên và khổ lụy. Phải chăng yêu là khổ và là tự giết chết lòng mình ?
Nàng cứ nhắm mắt, mơ màng như thế, mãi đến khi nghe có tiếng nói mỉa mai rất gần:
- Coi kìa, tình đến thế là cùng!
Chiếc xe dừng lại, nàng mở mắt mới biết đang đứng trước một con hẻm tối om, lề đường chỉ có ngọn đèn mờ đơn độc. Ở đầu hẻm, có ba cậu thanh niên mũ đội lệch, ngón tay cái móc vào thắt lưng, chân dang ra như đang thủ thế. Một tên trong bọn ra chận trước đầu xe giở giọng côn đồ:
- Tụi bay xuống xe mau!
Sương Sương la hoảng lên:
- Hiểu Bạch, anh làm gì kỳ vậy?
Hiểu Bạch đỏ mặt. Hắn như con thú dữ đang đứng trước địch thủ:
- Tôi bảo xuống xe.
Như Phong lên tiếng:
- Hiểu Bạch, hôm nay sao em cứ gây sự với anh hoài vậy? Em chận xe anh làm gì ? Chúng ta là chỗ thân kia mà!
- Ma mới thân với anh. Anh là thằng khốn nạn, là thằng hạ cấp.
Sương Sương đổ khùng:
- Hiểu Bạch, anh chơi cái trò gì vậy? Mau tránh ra cho chúng tôi đi lo công việc quan trọng. Bây giờ không có thì giờ để nói...
Một tên trong bọn phá cười lên cắt đứt lời nàng:
- Ha! Ha! Hiểu Bạch, mầy nghe gì không ? Người ta bảo tránh ra để lo việc quan trọng, không có thì giờ để nói chuyện với mầy.
Hiểu Bạch bất thần đấm vào Như Phong một cái. Chàng suýt ngã xuống xe. Chàng vừa nhảy được xuống đất thì Hiểu Bạch bồi thêm một quả đấm nữa. Chàng chỉ né tránh và la lên:
- Hiểu Bạch, sao em điên vậy? Chuyện gì nói không được sao lại đập lộn nhau?
Hắn như không nghe, cứ sấn tới, trong lòng sôi sục căm thù. Như Phong chẳng những phỉnh gạt Hiểu Đan mà còn là tình nhân của Sương Sương. Mới khi tối Hiểu Bạch có gặp ba anh em Cố Đức Mỹ ở trước cửa rạp, chúng cười toe toét:
- Gần đây thấy bạn “cher” với cô nàng Sương Sương lắm. Người ta đã có kép Như Phong rồi mà còn đeo làm gì cho khổ.
Nghĩ đến đó hắn lại cắn răng;
- Hứ, lúc đó tưởng là oan cho nó, bây giờ đã sờ sờ trước mặt thì còn chối cãi gì nữa? Hèn chi Sương Sương lại sốt sắng mang thư và hình đến cho mình. Con nhỏ này coi vậy mà sâu thật! Chị em tao bị anh em mầy hạ đến mức này là cùng. Tao phải cho mầy lãnh sẹo để kỷ niệm mới được.
Hiểu Bạch nhào tới, đấm đá Như Phong túi bụi. Bọn đứng ngoài cổ võ:
- Hay lắm! Hay lắm! mạnh lên!
- Đem hết thần công lực cho nó nếm mùi.
Đứa khác:
- Võ công mười hai con rồng đâu? Biểu diễn cho nó lé mắt đi.
Mỗi đứa một câu Hiểu Bạch càng hăng máu. Hắn nghĩ rằng hôm nay là cơ hội tốt mà không cho Như Phong đo ván thì không còn xứng danh con nhà họ Dương nữa. Trận chiến vì thế diễn ra vô cùng gây cấn. Sương Sương thấy vậy hốt hoảng la:
- Hiểu Bạch, anh điên rồi sao? Anh là thằng hàm hồ.
Sương Sương càng la, Hiểu Bạch càng đánh hăng hơn. Tứ bề vắng lặng, không một bóng cảnh sát. Thấy thế bất lợi cho Như Phong vì bọn Hiểu Bạch đông nên nàng nhào vô, ôm đại Hiểu Bạch la to:
- Anh mà không nghe em, em không bao giờ thèm nhìn mặt anh nữa.
Ba thằng đứng ngoài thấy vậy sấn vô lôi nàng ra rồi khóa tay lại. Sương Sương đành bó tay, chỉ còn cách vừa khóc vừa chửi:
- Anh đừng ỷ đông mà hiếp người tạ Tôi khinh anh. Đồ hèn!
Tiếng la chửi của Sương Sương như dầu đổ thêm vào lửa. Hiểu Bạch đấm càng hăng. Như Phong cao lớn, nếu đánh tay đôi thì chắc gì Hiểu Bạch đã hơn. Tuy nhiên, mới đầu chàng đã bị ăn đòn nhiều, lại né tránh không muốn đánh nên đã thất thế nhiều. Nếu tiếp tục nhịn Hiểu Bạch nữa thì sẽ không còn cách thoát thân nên đành phải thí mạng. Ba tên đứng ngoài hoan hô cổ võ, Hiểu Bạch thình lình bị ăn hai thoi, một cú đấm vào bụng và bị móc chân ngã xuống. Thấy vậy Sương Sương vỗ tay cổ võ:
- Hay lắm! Đánh nữa anh Phong, đánh nó đi!
Hiểu Bạch lăn tròn rồi ngồi phóc dậy, tay cầm con dao sấn tới. Như Phong lùi dần rồi nhẩy tránh sang một bên, nào ngờ bị cản bởi chiếc xe của chàng. Trong tích tắc, chàng nghe tiếng la thất thanh của Sương, tiếng xe hơi đến gần, tiếng ngã ầm của chiếc gắn máy, hàng vạn âm thanh khác hỗn loạn nối tiếp, rồi không còn nghe gì nữa...
Rút con dao ra, máu từ ngực Như Phong tuôn ra làm cho Hiểu Bạch càng hăng hơn. Hắn định bồi thêm một nhác nữa thì bỗng có cánh tay thật lớn giữ lại rồi khóa chặt. Sương Sương reo mừng:
- Ông Lưu, cứu anh Phong. Mau cứu anh Phong!
ông Lưu đá Hiểu Bạch té nhào xuống đất rồi bế Như Phong vào xe. Bọn đứng ngoài thấy xẩy ra án mạng liền bỏ chạy. Ông Lưu lôi luôn Hiểu Bạch vào xe rồi lẩm bẩm:
- Mấy thằng lưu manh này đêm nào cũng quanh quẩn trước nhà mình. Tôi đã sợ xẩy ra chuyện không may mà cô cậu không chịu nghe!

---------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Chương 44

Viết xong bức thư, Minh Viễn đặt lên bàn rồi lẳng lặng ra đi. Buổi mai đầy nắng đẹp. Thật một buổi sáng mùa thu hiếm có. Minh Viễn đứng trước cửa hẻm lưỡng lự vài giây rồi cúi đầu lầm lũi bước. Đi đến đâu bây giờ ? Không mục đích, ông chỉ biết rằng mình đã đi như thế mấy mươi năm rồi, trên đường đời mệt mỏi, băng qua bao nhiêu đường lớn đường nhỏ, bao nhiêu hẻm dọc ngang, náo nhiệt.
ông cứ đi, thành phố Đài Bắc rộng vô cùng. Mặt trời hạ xuống. Bóng đêm đến, rồi ôm choàng lấy ông. Phố phường sáng rực đèn. Ông bật cười đau khổ. Bây giờ đã mệt, ông chẳng còn gì ngoài cái xác rũ liệt ấy.
- Thưa ông, mời ông ngồi.
Tiếng nói làm ông giật mình. Quay sang phải, một chiếc ghế mây bỏ trống như mời mọc. Chẳng cần suy nghĩ, Minh Viễn ngồi đại xuống ghế. Trước mặt ông một cụ già đeo kiếng tuổi, mặc chiếc áo rách. Cụ ta sửa lại cặp kiếng trên sống mũi, ngắm Minh Viễn một hồi rồi hắn giọng:
- Chà, số ông tốt lắm. Mắt sáng. Trán cao. Phước thọ chẳng thiếu. Ông sắp phát tài rồi đấy!
Bây giờ Minh Viễn mới biết cụ ta là thầy bói. Minh Viễn bật cười, cười đến nỗi chảy nước mắt. Ông đứng dậy chỉ vào mặt thầy bói:
- Phước với thọ Ở đâu mà ông biết tài quá vậy? ông nên nhớ rằng trên đời này hai thứ ấy chẳng có mẹ gì hết. Hơn nữa, nó chẳng hạp với tôi tí nào.
Minh Viễn lại mở to mắt:
- Coi bộ nó cũng chẳng hạp với ông.
Cụ ta trợn mắt nhìn Minh Viễn. Mấy người đi qua nghe vậy cũng bật cười. Minh Viễn bỏ đi tỉnh bơ chẳng thèm chào. Có người lại lên tiếng:
- Thằng ấy chắc khùng. Nó trốn từ bệnh viện điên nào ra chứ gì.
Minh Viễn sờ lên cằm đầy râu. Mình giống thằng điên chẳng khác. Điên càng tốt có sao đâu? Đời này thiên hạ lắm kẻ điên. Kẻ nào tốt phước lắm mới được điên. Điên của Minh Viễn đã bằng lòng “kính biếu” vợ mình cho bạn thì kẻ có lý trí không bằng. Một hành động khá đẹp chưa từng thấy nơi bọn đàn ông. Cái điên ấy đã dạy cho ông rằng thà rút lui có trật tự còn hơn đi chiếm cái xác không hồn. Nhưng, rút lui đến đâu bây giờ ? Quả đất này như không còn cho ông một chỗ để chen chân. Mất Phương Trúc tức mất đi tất cả!
Băng qua đường Hạ Môn, đến bờ sông Đạm Thủy. Mặt sông lấm chấm ánh sáng. ánh trăng mờ mờ trông giống cảnh sông Gia Linh lạ thường. Sông Gia Linh, hội Nam Bắc. Bài thơ của Hà Mộc Thiên:
“Cuộc nhân thế như bóng câu qua cửa
Yêu thật nhiều để hồn mãi đi hoang
ôm vào tim bằng vạn mảnh trăng tan
Mặc ai trách, ta vẫn hoài người ấy
Lúc vắng lặng vơi buồn bằng khúc hát
tiếng vừa lên thì sống lại cơn sầu
Tiếng lòng đâu, dung nhan ấy về đâu?
Tình lặng mất thì hồn ta cũng chết!
Thôi từ ấy để mặc tình trôi dạt
Thuyền không neo mong chi nữa bến bờ
Mộng ôm hoài còn đây mỗi vần thơ
Thơ và rượu làm bạn đường phiêu bạt”
Mười mấy năm về trước Minh Viễn đã thất bại. Giờ này ông vẫn thất bại, Mộc Thiên lúc nào cũng hơn ông.
ông cứ lang thang rồi thình lình dừng bước trước cửa nhà Hiếu Thành. Dù sao đi nữa, cũng phải gặp người bạn duy nhất này lần cuối. Minh Viễn bấm chuông chờ đợi. Hiếu Thành bước ra, kinh ngạc nhìn ông.
- Tôi vào tí đi ngay, không ở lâu được.
Hiếu Thành lén quan sát Minh Viễn:
- Anh còn đi đâu nữa? Hôm nay có say không ?
Minh Viễn trả lời Hiếu Thành bằng cách đọc bài thơ của một thi sĩ xưa:
“Rượu không thể làm người ta say túy lúy
Trừ phi ta, ta muốn ta say
Say cho ngất xỉu, quay trời đất
Thì ta hiểu nhất thế gian này”
ông lại cười đau khổ:
- Mong rằng một ngày nào đó, tôi sẽ thật sự say như vậy. Đời này, trước một sự việc, không ai có thể kết luận rằng việc đó hoàn toàn đúng hay hoàn toàn sai!
- Việc của anh chị đã êm đẹp chưa?
- Việc của chúng tôi?
- Vâng, anh và Phương Trúc
- Với Phương Trúc à ? Đã giải quyết xong!
- Giải quyết ? Giải quyết bằng cách nào?
Minh Viễn nhún vai, ngước lên nhìn Hiếu Thành:
- Cái không thuộc về tôi, vĩnh viễn không thuộc về tôi. Một con người bần cùng làm sao có thể giải quyết một vấn đề theo ý muốn ? Bần cùng của tôi về mọi phương diện: tình yêu, hiểu biết, tiền tài... vân vân và vân vân...
Hiếu Thành ngơ ngác trước câu nói ấy. Minh Viễn không chờ Hiếu Thành kịp lên tiếng vội nói tiếp:
- Đối với một kẻ đại bần cùng như vậy cách giải quyết duy nhất là tìm một cái hang hay động nào đó chui vào, trốn luôn cho biệt tích.
- Anh nói cái gì kỳ vậy? Anh đang đố tôi hay là mơ ?
- Mơ à ? Anh đã biết đời tôi chỉ có mơ!
Minh Viễn đứng dậy:
- Thôi, tôi đi, không dám làm phiền anh nhiều.
- Anh đi đâu? Về nhà hả ?
- Về nhà ?
ông lại cười sặc sụa:
- Phải, về nhà. Về nơi mà tôi đến.
Hiếu Thành lấy làm lo sợ trước thái độ khác thường của bạn. Hai người ra đến cửa, Hiếu Thành do dự:
- Phương Trúc... thế nào? Các cháu vẫn khỏe thường chứ ?
- Có lẽ tất cả đều khá.
- Minh Viễn, theo tôi nghĩ anh đừng nên khiêu khích chị ấy. Chị ấy là người đàn bà tốt, hiếm có.
Minh Viễn nhìn Hiếu Thành. Nét mặt ấy của ông không ai có thể đoán được là ông đang khóc hay cười. Ông trầm ngâm một lúc mới lên tiếng:
- Anh cứ yên tâm, tôi không bao giờ khiêu khích Phương Trúc nữa.
Hiếu Thành yên lòng:
- Anh nói rất đúng. Dục tốc thì bất đạt. Một cái gút nếu từ từ gỡ sẽ xong, gấp quá chỉ càng rối thêm.
Minh Viễn không ngớt gục gặc đầu:
- Đúng rồi, đúng rồi, việc cần giải quyết thì sớm muộn gì cũng sẽ giải quyết.
Hiếu Thành tuy lắm ngạc nhiên trước những lời nói của Minh Viễn nhưng cũng đành thôi. Ông nhìn lên trời:
- Để gọi xe cho anh nhé ?
Minh Viễn vội cản:
- Thôi khỏi. Tôi muốn đi bộ, vừa rồi tôi có đi ngang qua bờ sông Đạm Thủy, anh có thấy sông này có nhiều điểm giống sông Gia Linh không ?
Hiếu Thành châu mày:
- Sông Đạm Thủy? Tôi chẳng thấy giống nhau tí nào. Nó chỉ giống ở chỗ hai bên đều là nước.
Minh Viễn trở nên hớn hở:
- Thì đúng rồi. Chỉ cần điểm này giống nhau là được. Trên đời này, anh làm sao tìm được có hai thứ hoàn toàn giống nhau?
Minh Viễn bước đi:
- Tạm biệt nhé!
Hiếu Thành không yên tâm:
- Bây giờ anh về nhà hay đi đâu nữa? Tốt nhất là anh nên về nhà đừng để Phương Trúc phải chờ.
Minh Viễn cười:
- Không để bà ta chờ đâu. Hôm nay cũng như ngày kế tiếp, vĩnh viễn sẽ như thế.
Minh Viễn quay đầu lại nhìn Hiếu Thành:
- Thành à! Thú thật với anh rằng mỗi khi đối diện với Phương Trúc tôi cảm thấy mình nhỏ bé lạ thường. Cái gì bả cũng hơn tôi.
- Điều ấy không phải là một khuyết điểm.
- Dĩ nhiên là thế. Tôi nói vậy có nghĩa là tôi không có tí nào xứng đáng với bà. Bất cứ hội viên nào của hội Nam Bắc cũng có thể xứng hơn tôi.
- Sao anh lại nói thế ?
- Đấy là lời thành thật nhất của tôi. Tuy không xứng, nhưng tôi vẫn yêu, yêu thật nhiều để rồi tuyệt vọng. Mười tám năm qua, tôi chỉ làm một cuộc thí nghiệm. Bây giờ, kết quả thật hiển nhiên là bà chẳng yêu tôi...
ông hít mạnh một hơi:
- Thôi tạm biệt anh!
- Tạm biệt.
Hiếu Thành đứng nhìn Minh Viễn lững thững bước. Chiếc bóng dài di động trông thật cô đơn. Chờ cho Minh Viễn khuất dạng Hiếu Thành mới thở ra rồi quay vào nhà.
Minh Viễn trở lại sông Đạm Thủy, đi men theo bờ đệ Lời Hiếu Thành khá đúng. Sông nào cũng là nước, giống nhau ở chỗ nước. Côn trùng đang hòa nhạc. Gió thu đùa cợt trên mặt nước. Đêm hôm nào bên bờ sông Gia Linh, Phương Trúc ngã vào lòng ông khóc:
- Anh để tôi chết! Anh để tôi chết!
Thân người nhỏ bé ấy vùng vẫy trong tay ông rồi ngất đi. Ông ngồi xuống một tảng đá, chống cằm nhìn mặt nước lăn tăn và tự hỏi:
- Chết! Chết là cái gì ?
Rồi cũng chính ông trả lời:
- Một cách giải thoát. Một giấc ngủ dài. Một trạng thái không còn cảm giác.
- Đẹp không ?
- Dĩ nhiên là đẹp rồi. Phải đẹp hơn những ngày trên mặt đất vì không hận, không dục, không yêu, không phiền, cái gì cũng không. Như thế mới thật thư thả nghỉ ngơi.
- Nhưng, có chắc nằm dưới đất không còn cảm giác không ?
- Chưa hẳn là thế.
- Đặt trường hợp nằm dưới đất mà lòng mình còn hỗn loạn hơn lúc sống thì sao?
- Quả thật thì chẳng thèm trốn chạy đi đâu hết. Một khi con người trốn từ thế giới này đến một thế giới khác tất nhiên phải có gì mới lạ nếu không thì ở lì lại còn hơn.
Minh Viễn ngước lên nhìn trời, cười lớn:
- Con người sẽ đi về đâu? Nơi nào là mục đích ?
Tiếng nói ấy của ông bị gió đưa xuống làm bạn cùng mặt nước. Có tiếng động lớn, ông quay lại. Một cặp tình nhân đang ngồi tâm tình cách đó không xạ Tiếng người con gái hỏi:
- Ông kia ngồi đó làm gì vậy hả anh ?
- Chắc là gã nổi cơn điên. Kệ nó.
- Nổi điên! Loài người đang nổi điên. Hai đứa mầy cũng nổi điên. Lắm chỗ sạch sẽ mát mẻ không dắt đến làm tình lại đến đây chui vào cỏ để nuôi muỗi.
- Em nghi là ông ta gặp chuyện buồn đó anh.
- Em sao cứ lo chuyện tầm phào. Mặc kệ Ổng, coi anh đây nè.
Tiếng cười khúc khích của hai người nghe thật rõ. Người con gái lại nũng nịu:
- Úi da! Anh không cạo râu làm đau em thấy mồ.
Minh Viễn bật cười lớn. Thật là hề! Dắt nhau đến đây chỉ để xem bộ râu cạo hay chưa mà dám nói là ông nổi điên. Bọn mầy quả đã điên không nhà thương nào chứa được!
- Ổng đang cười đó anh.
- Sao em thích ổng quá vậy? Xích lại bên anh, hát cho anh nghe đi.
- Hát gì bây giờ ?
- Tùy em.
Tiếng hát thật thanh và thật rõ bắt đầu cất lên:
“Tôi đi khắp năm châu bốn bê?
Mây trời xanh và cây đứng xa xa
Bao nhiêu chuyện cũ không một lần trở lại
Em đâu rồi, em ở nơi đâu?”
Minh Viễn hai tay ôm đầu. Tiếng hát ấy đã làm cho ông ta bất tỉnh.
“Tôi đi khắp năm châu bốn bê?
Mây trời xanh và cây đứng xa xa
Bao nhiêu chuyện cũ không một lần trở lại
Em đâu rồi, em ở nơi đâu?”
Tiếng hát xoay vòng trên mặt nước. Bao nhiêu chuyện xưa cũng xoay theo. Cứ xoay mãi như một cơn trốt bất tận. Nước mắt ông lại chảy. Hai tay ôm đầu khóc thật to.
Người con gái:
- Coi kìa, ông ta lại khóc!
- Thật thế sao?
- Thôi mình đi đi anh. Ngồi gần người điên dễ sợ quá!
Hai người đứng dậy, dắt tay nhau đi. Người con gái ngoái cổ lại:
- Ổng có tự tử không vậy anh ?
Người con trai không trả lời, chỉ kéo cô nàng quay lại. Hai người mất dạng. Ông vẫn ngồi trơ ra đó. Ông hơi xúc động vì người con gái lộ vẻ quan tâm đến mình. Ông lại phát ghét thằng con trai đó. Người con gái đã hát để làm vừa lòng thằng con trai đang yêu. Biết đâu hai, ba mươi năm sau, một trong hai đứa sẽ đến đây ngồi khóc.
Đêm quá khuya. Ông đứng dậy rũ chiếc áo lông dính cát. Bây giờ làm gì nữa? - Phải đi. Đi đến một thế giới khác may ra gặp nhiều việc lạ, ông từ từ bước đến bờ sông. Có người từ phía trước đi lại, rọi đèn pin lên mặt làm ông hoa cả mắt. Ông nổi sùng:
- Ai?
Người đang bước đến là một cảnh sát:
- Ông ở đây làm gì ?
- Chẳng làm gì hết.
- Vậy thì theo tôi.
- Lý do nào tôi phải theo ông ? Tôi thích đứng đây.
- Đứng đây làm gì ?
- Gẫm chuyện đời.
- Gẫm chuyện đời đừng đứng đây, đến nơi khác tốt hơn. Hay là anh đến chỗ chúng tôi nói chuyện cho vui
Sự Ôn tồn và nhã nhặn của anh bạn dân thật hiếm có. Tuy nhiên, Minh Viễn vẫn cộc lốc:
- Thây kệ tôi. Tôi vừa nghĩ ra rồi.
- Nghĩ ra gì vậy?
Minh Viễn nạt:
- Nghĩ ra ông là thằng khốn nạn!
Anh bạn dân khóa chặt tay Minh Viễn:
- A, đúng là thằng điên. Thế mà nãy giờ tôi sợ lầm. Mau theo tôi.
Minh Viễn giận run:
- Tôi điên thì ông cũng điên.
- Cũng được. Gọi tôi là thằng điên cũng không sao. Mau theo tôi.
Minh Viễn vùng vẫy:
- Tôi không đi. Tôi cho ông biết nếu ông bắt tôi vì lý do điên thì ngoài đường cũng toàn người điên. Thế giới này tất cả người điên. Quả đất này là một bệnh viện điên thật tọ Bây giờ tôi đã ở trong bệnh viện đó rồi thì còn bắt tôi làm gì ?
Anh bạn dân càu nhàu:
- Mở miệng ra thì toàn là những lời điên!
Anh ta khóa chặt tay Minh Viễn hơn:
- Anh cứ đi theo tôi đi. Chúng tôi không nhốt anh vào bệnh viện điên đâu mà sợ.
Minh Viễn hét lên:
- Thật tôi gặp ma chắc. Kẻ điên không phải là tôi mà là ông. Ông bắt tôi làm gì, cản trở việc tôi làm.
- Cản trở việc gì của ông ?
- Tôi đang tìm một thế giới mới la...
- Thôi rồi, hãy theo tôi mà tìm cho dễ.
- Buông tôi ra! Tôi không phải thằng điên! Tôi không phải thằng điên!
Một ánh đèn pin khác rọi tới. Một anh bạn dân khác đến gần:
- Sao anh Lý ? Có đúng là thằng điên không ?
- Phải, phải. Anh đi kêu vài người nữa đi.
- Không! Không! Tôi không phải thằng điên.
Minh Viễn la lớn rồi vùng vẫy. Hai người dằng co nhau. Nhiều người bu lại. Minh Viễn càng vùng vẫy càng quát tháo:
- Tôi không phải thằng điên. Tôi không phải thằng điên!
Minh Viễn bị còng tay rồi lôi đi giữa mấy anh bạn dân.
- o O o -
Phương Trúc cầm bức thư trong tay, cắm đầu chạy không mục đích. Bà bỗng dừng lại lau nước mắt rồi vạch ra một hướng đi nhất định. Phải rồi, nhà Hiếu Thành. Có thể Minh Viễn sẽ đến đấy. Bà gọi vội chiếc xích lô máy rồi giục:
- Chạy mau giùm! Chạy mau giùm!
Chiếc xe phóng như bay đến nhà Hiếu Thành. Hiếu Thành ra tiếp Phương Trúc trố mắt ngạc nhiên:
- Sao, sao tối thế này...
- Minh Viễn đâu? Minh Viễn có đây không ?
- Ảnh có đến đây nhưng về lâu rồi.
- Ảnh đến lúc nào?
- Cách đây hơn một tiếng đồng hồ.
- Bây giờ ảnh đâu?
- Bộ ảnh chưa về sao?
- Ảnh đi rồi, sẽ không bao giờ về nữa. Bây giờ biết tìm đâu đây?
Hiếu Thành an ủi:
- Chị phải bình tĩnh. Việc đâu còn có đó. Đầu đuôi thế nào cho tôi biết.
Phương Trúc đưa bức thư đang cầm trên tay:
- Ảnh để lại thư này. Bỏ đi rồi, không biết đi đâu.
Hiếu Thành xem xong ngước lên nhìn Phương Trúc. Khi nẫy những lời nói của Minh Viễn thật rõ ràng mà ông chẳng hiểu thật là ngốc! ông vội kéo tay Phương Trúc:
- Mau đi tìm ảnh
Bà ngước lên nhìn Hiếu Thành:
- Anh biết ảnh ở đâu?
Hiếu Thành bị bí. Một người trốn một người kiếm thì biết đâu mà nói. Hơn nữa thành phố Đài Bắc rộng thênh thang. Cũng rất có thể Minh Viễn đã bỏ đi nơi khác. Hiếu Thành vỗ trán, cố nhớ những lời Minh Viễn đã nói:
- Đối với một kẻ đại bần cùng như vậy... tìm một cái hang động gì đó chui vào trốn luôn cho biệt tích. Về nhà, về nơi mà tôi đến... sông Đạm Thủy có nhiều điểm giống sông Gia Linh...
Hiếu Thành bỗng run lên:
- Chết rồi, chắc ảnh...
- Ảnh sao?
Hiếu Thành lắc đầu:
- Thôi đi mau.
Ra khỏi nhà, hai người gọi taxi trực chỉ sông Đạm Thủy. Xuống xe Hiếu Thành kéo Phương Trúc đi dọc theo bờ sông. Phương Trúc bắt đầu run. Bà biết Hiếu Thành đã nghĩ gì rồi. Bà run giọng;
- Tại sao... sao lại đến bờ sông ?
- Ảnh có nhắc tới sông Đạm Thủy, nói sông này giống sông Gia Linh. Ảnh còn nói nhiều câu kỳ cục như là trăn trối vậy.
Phương Trúc toát mồ hôi. Mắt mờ đi, lảo đảo không còn đứng vững. Minh Viễn! Anh còn trẻ, anh không được chết. Cái mộng họa sĩ của anh chưa thành. Hãy sống mà thực hiện. Tại sao anh không đem những lời ấy nói thẳng với em ? Minh Viễn! Gió đang ngân ngạ Bờ đê lạnh. Bây giờ không còn ánh trăng. Mặt nước đen như mực. Tứ bề hoang vụ Hai người tiếp tục bước về phía trước. Họ nghe thấy có sự Ồn ào. Một cặp nhân tình đang đứng ngó. Hai cảnh sát viên lại hối hả chạy ra bờ sông như có việc gì khẩn cấp. Có tiếng hét la thật to.
Hiếu Thành siết chặt tay Phương Trúc:
- Có người nhảy sông ?
Bà ngã vào vòng tay Hiếu Thành:
- Không! Không thể có!
Người con trai đang đứng với người yêu lên tiếng:
- Không phải nhảy sông mà là một thằng điên.
Hiếu Thành thở phào:
- Thằng điên ?
Người con gái:
- Vâng, một người điên vừa cười vừa khóc. Cảnh sát mới đến bắt.
Người xem tiến đến gần. Cảnh sát ngăn cản không cho đến. Người điên bị còng tay la ó:
- Tụi bay mới là thằng điên. Một đám người điên. Tôi phải kiện mấy ông đã xâm phạm tự do cá nhân. Phải bắt mấy ông nhốt vào nhà thương điên.
Phương Trúc dụi mắt. Nước mắt trào ra càng nhiều:
- Minh Viễn! Minh Viễn!
Bà lại nổi cười. Rồi lại khóc:
- Minh Viễn! Minh Viễn!
Bà chạy vào đám đông người, bất kể sự ngăn cản của cảnh sát. Nắm lấy tay Minh Viễn, nước mắt ràn rụa:
- Minh Viễn! Anh để em tìm khổ quá!
Minh Viễn đang say sưa chửi, thấy người đàn bà nhào đại vô tưởng là bà điên. Khi biết được đó là vợ mình, ông đứng đờ người ra. Hiếu Thành lo giải thích với cảnh sát. Nhìn mái tóc bờm xờm và hàm râu rậm rạp của chồng bà khóc sướt mướt. Bà vuốt ve cánh tay gầy của ông như sự thương yêu của người mẹ đối với đứa con đi hoang lâu ngày.
- Tất cả đã qua rồi, thôi về đi anh. Về kẻo các con đang chờ!