26/2/13

Trao về em (C9)

Chương 9

Vừa thấy Ánh Mai, bé Ta Nô đã lao tới nhanh như gió.

– Cô Mai! Cô Mai!

Nó vừa reo vừa nhảy tưng tưng làm Mai hết sức cảm động.

Ôm nó vào hỏi:

– Có nhớ cô không?

Ta Nô gật đầu.

– Dạ nhớ. Bà Chín cũng nhớ cô Mai nữa. Ánh Mai chớp mi theo thằng bé vào phòng khách sau lưng cô Thắng lững thững bước với vẻ ung dung như đang đi dạo.

Hoàn đón hai người bằng tràng cười nghe mới giả tạo làm sao.

– Trông cô cậu đẹp đôi thật. Cứ y như trời xanh hai người ra là để cho nhau vậy.

Thắng hóm hỉnh:

– Vậy mà em tưởng mình sinh ra là để cho Xuân Nghi chớ.

Hoàn hơi quê, nhưng vẫn giả lả:

– Cậu còn dám nói nữa. Không sợ Ánh Mai véo hả?

Thắng nheo nheo mắt:

– Cây ngay không sợ chết đứng. Em chả lo bị véo. Mà bữa nay ông bà định dãi bọn này món gì đây?

Hoàn hào hứng trở lại:

– Bún bò Huế. Được chưa?

Thắng xuýt xoa:

– Qúa được đi là khác. Nhưng Tuyết đâu?

Vẫn còn ở Phan Thiết. Ngày mai về mà có vẻ mê mấy khu resort ở ngoài qúa ...Vậy cũng tốt.

Thắng bắt chuyện khi thấy Ánh Mai và Ta Nô đã xuống bếp.

– Nghe nói công ty của anh có đầu tư vào du lịch mà?

Hoàn gượng gạo:

– Công ty nào mà là của tôi cậu ơi! Sắp phá sản cả rồi.

Thắng ngạc nhiên thật sự:

– Sao lại phá sản? Tôi nghe Xuân Nghi khoe công ty nhà cô ấy phát triển đến mức phải tách làm đôi cơ mà:

Hoàn ậm ự:

– Đúng là vậy. Nhưng thực chất chỉ người trong cuộc mới hiểu lý do tách công ty.

Thắng tò mò:

– Đó là lý do gì?

Hoàn xoa cằm:

– Đó là bí mật của công ty. Tôi có thể không trả lời chứ?

Thắng nhún vai, trong bụng thầm rủa Hoàn ma giáo. Từ khi về Mỹ, anh chỉ lo hoàn tất mọi thủ tục để nhanh chóng trở lại Việt Nam nên không có thời gian và tâm trí để ý chuyện người khác. Qua Ánh Mai, anh chỉ biết Cường theo công trình nên không ở Sài Gòn, sự ra đi của Cường làm Ánh Minh buồn nhưng lý do sao Cường đi xa, anh không hỏi.

Anh không muốn Ánh Mai khó chịu khi nghĩ anh quan tâm tới gia đình Xuân Nghi:

Thắng chủ động chuyển đề tài. Anh dông dài đủ thứ rồi vụt hỏi:

– Tuần sau anh rảnh ngảy nào?

Đang huyên thuyên, Hoàn khựng lại:

– Để làm gì?

Thắng chậm rãi:

– Làm thủ tục cho tôi lấy lại nhà lâu nay tôi đã nhờ anh chị quản lý hộ.

Hoàn tái mặt giọng ấp úng:

– Cậu cậu làm gì gấp vậy? Tôi đang cho người ta thuê mà.

Thắng gật đầu!

– Tôi biết! Hợp đồng sắp mất rồi. Tôi lấy lại nhà để làm văn phòng làm việc.

Trước đây tôi đã nói với anh rồi, chớ đâu phải đến bữa nay.

– Đành là vậy, nhưng cậu làm thế thì chết tôi rồi. Hay là tôi chịu tiền và giới thiệu cho cậu thuê văn phòng những cao ốc trung tâm.

Thắng gạt ngang:

Mình có nhà, sảo lại phải đi thuê. Tôi không đồng ý.

Hoàn nhăn nhó:

– Muốn gì cậu cũng phải đợi tôi hết hợp đồng thôi.

Thắng từ tốn:

Những thủ tục chúng ta sắp làm không ảnh hương hợp đồng cho thuê nhà của anh.

Hoàn ra vẻ miễn cưỡng:

– Đợi tôi bàn bạc với Tuyết xong, sẽ trả lời cậu sau.

Thắng gằn giọng:

– Chuyện này đương nhiên phải làm, đâu cần phải bàn bạc, tôi nghĩ anh không nên trì hoãn nữa:

Hoàn phân bua:

– Không phải tôi trì hoãn, nhưng trong nhà phai có lớn có nhỏ. Còn má nữa, phải có ý kiến của má chớ.

Thắng cười khẩy:

– Ý của má cuũg là ý của tôi. Anh khỏi phải lo.

Hoàn lơ lửng:

– Biết đâu chừng má đã đổi ý.

Thắng nhìn xoáy vào mắt Hoàn:

– Tôi muốn chấm dứt chuyện này càng nhanh càng tốt, nên đã nhờ luật sư hoàn thành mọi giấy tờ cần thiết. Anh kéo dài không được đâu.

Hoàn nhún vai:

Để xem luật sư của cậu làm được gì ở đây chớ đâu phải ở Mỹ mà đem luật sư ra dọa người khác.

Thắng cố nén giận:

– Ở đâu cũng có luật pháp. Tôi tin vào luật.

Từ bếp, Ta Nô chạy lên:

– Mời ba và cậu xuống bếp ăn bún bò Huế.

Hai người im lặng. Thắng đứng dậy trước.

Anh xoa đầu Ta Nô rồi theo nó xuống bàn. Anh vào bàn ăn không chút hào hứng trong khi Hoàn vẫn rởm rà pha trò với Ánh Mai và Ta Nô. Anh ta khiến Thắng ghê tởm, nhưng nghĩ tại chị Tuyết, Thắng đành nuốt tiếng thở dài. Anh cố lắm nhưng không thể đóng kịch như Hoàn được.

Buông đũa xuống trước, Thắng bỏ ra ngoài trước sự ngạc nhiên của Ánh Mai. Anh thật sự muốn đi khỏi đây để khỏi phải thấy gương mặt trơ tráo của Hoàn.

Ngồi một mình ngoài phòng khách, mắt dán lên màn hình tivi, nhưng Thắng không xem được gì. Anh nghe tiếng cười hồn nhiên của Ta Nô mà ước mình được trở lại thời trẻ con, vô tư nghĩ.

Để Ánh Mai chơi đùa với Ta Nô thêm một lúc, Thắng mới đưa cô và anh cố ra vẻ tự nhiên nhưng khi bắt tay Hoàn, anh vẫn hết sức khó chịu.

Thái độ của Thắng không qua mắt Ánh Mai, cô dịu dàng hỏi.

– Sao thế anh? Ông Hoàn lại nói gì chúng ta à?

Thắng tuông một hơi:

Anh ta đúng là tham lam và trơ tráo. Lúc nãy nếu không vì chị Tuyết và thằng Ta Nô, anh đã nện Hoàn rồi.

– Nhưng là chuyện gì?

Thắng hậm hực:

– Anh bảo Hoàn làm thu tục trả nhà cho anh, nhưng ông ta vòng vo không muốn. Anh không thể kéo dài chuyện này nữa, bởi vậy sớm muộn gì anh và ổng cũng đụng nhau thôi.

Ánh Mai nói:

– Anh phải bình tĩnh chớ đừng nóng nảy. Hoản rất thủ đoạn, Anh ta sẵn sàng dùng mọi cách đù là hiêm độc nhất, hền hạ nhất miễn sao đạt được mục đích.

Anh phải cẩn Thắng cười nhạt:

– Liệu ông ta làm gì được anh?

– Em không biết. Nhưng cách đây không lâu, Ánh Mình có kể cho em nghe một chuyện kinh khủng của ông Hoàn, nhưng vì ông ta là anh rể anh nên em đã không nói với anh:

– Chuyện gì mà khung khiếp vậy?

Ánh Mai ngập ngừng:

Ông Hoàn thuê dân xã hội đen đánh để dằn mặt đối thủ làm ăn với mục đích dọa cho họ sợ, không dám cạnh tranh nữa.

Thắng ngạc nhiên:

– Sao Ánh Minh biết ?

Mai đành kể chuyện Khắc cho Thắng nghe. Anh buông câu chắc nịch:

Với anh, ông Hoàn không đám đâu.

Anh đừng chủ quan.

Ánh Mai chép miệng nói tiếp:

– Lúc còn mình em ở bàn ăn, Hoàn bày đặt hỏi thăm Ánh Minh rồi khen nó can đảm.

Thật lúc đó em chỉ muốn nhổ vào mặt anh ta, Hoàn còn cho biết bác Uyển đang nằm bệnh viện, anh Cường đã về Sài Gòn ... Tại sao anh ấy không liên lạc với Ánh Minh nhi?

Con bé đang dài cố trông, nhưng hoàn toàn không nhận được một E-mail nào của Cường.

Thắng giải thích:

Biết đâu Hoàn nói dối vì ông ta có ưa gì Cường. Người như ổng thích lấy nỗi buồn của kề khác làm niềm vui cho mình. Hoàn đang căm Ánh Minh vì con bé đã giải nguy cho cậu Khắc nào đó, ông ta thông tin sai về Cường để Minh đau khô. Bởi vậy em đừng nói gì với con bé.

Ánh Mai ngả đầu lên lưng anh:

– Em hiểu rồi. Nhưng chăng lẽ Hoàn dám bịa chuyện bác Uyển bệnh nặng đến mức nằm viện với tình trạng khâu liệt giường?

Thắng ngập ngừng:

– Chuyện này chắc phải hỏi lại.

Mai bấu eo anh:

– Anh định hỏi ai?

Thắng băng quơ:

– Bạn bè ... nhưng em không được ghen đâu đó.

Ánh Mai phụng phịu:

– Yêu mà không được ghen thà không yêu còn hơn.

Ghen nghĩa là nghi ngờ, nghĩa là không tin. Em không biết sự nghi ngờ giết chết tình yêu sao?

Mai cong môi:

– Em không thèm biết.

– Vậy thì anh xin thua.

Ánh Mai cườu khúc khích. Cô tin Thắng yêu mình thật tình nhưng ba cô thì không.

Ông luôn lạnh lùng đến dưng dưng mỗi khi Thắng ghé nhà.

Thắng bảo:

''Anh không nản đâu. Rồi ba sẽ chấp nhận''. Mai cầu mong như vậy.

Tới khu nhà trọ, Mai hỏi:

Anh vào không?

Thắng dựng chống xe:

– Phải vào chứ. Phải giao trã cô con gái cưng tận tay ông cụ. Nêú không lần sau khó lòng xin phép đi chơi.

Hai người cùng vào nhà. ông bà Phùng đang ngồi xem tìvi, đều quay ra nhìn một lúc. Thắng gật đầu chào và nói:

Xin phép hai bác cháu về:

Ông Phùng ra vẻ hờ hững:

– Ờ.

Đến khi Thắng đi được mấy bước, ông mới đứng dậy đi theo.

– Này!

Thắng dừng lại, giọng lo lắng.

– Dạ.

Ông Phùng tằng hắng trước nói.

– Nhớ đi đứng cẩn thận. Cậu đang ở Sài Gòn chớ không phải ở Mỹ đâu.

Thắng thở phào:

– Vâng:

Cháu nhớ ạ! Cám ơn bác đã thương cháu nên mới nhắc nhở.

Ông Phùng làu bàu:

Thương cậu à! Chuyện đó tôi còn nghỉ lại:

Vào nhà, ông hỏi Mai:

– Hai đứa đi đâu vậy?

– Dạ, tụi con tới nhà anh Hoàn. Anh ấy gởi lời thăm ba.

Ông Phùng cười nhạt:

Đừng có nói láo. Thằng đó mà biết thăm hỏi gì ai. Hừ! Sau này chúng bây sẽ khổ với thằng thủ đoạn dó.

Ánh Mai nghe mát cà lòng trước lời dọa của ông Phùng, ơn trời ba đã nghĩ tới tương lai cửa cô vàThắng.

Vui trong bụng, cô buột miệng:

– Con nghe nói bác Uyển hị tai biến nặng hiện đang nằm viện.

Bà Hiền hỏi ngay:

– Bà ấy có sao không?

– Dạ bá khấu và liệt nửa người:

Bà Hiền nhìn ông Phùng:

Chúng ta phải đi thăm bà ấy.

Vừa bước vào phòng, Mai đã bị ánh Minh kéo ngồi xuống giường:

– Chị có nghe gì về Cường không?

Mai ngập ngừng:

– Chị không hỏi. Vẫn không có E-mail của ảnh à?

Minh lắc đầu, mặt buồn hiu. Cô ngán ngẩm một hồi rồi tự hỏi:

– Bác Uyên bị như thế lẽ nào Cường không về? Mà nếu về sao anh ấy lại không tìm em? Chuyên gì đã xay ra vậy?

Ánh Mai liếm môi. Cô hiểu tâm trạng cua Minh hiện giờ, hiểu nhưng không giúp gì cho con bé được.

Ánh Minh ngồi đúng cái ghê ở bếp, nơi mà trước đây cô thường ngồi nghe bà Am ba điều bốn đỗi.

Bữa nay vẫn giọng điệu cua người thích hóng chuyện, bà Am kể lể:

Cũng tại giận Cường nên bà chú mới như vậy. Dì nói thật, con không nên thăm bà chú, thấy mặt con không chừng bà ấy lại.

Ánh Minh ấp úng:

– Con con có làm gì đâu.

Bà Am:

Bà chủ không thích Cường và con, nhưng cậu ấy cãi lời mẹ, thế là bà ấy lên cơn. Minh ngạc nhiên:

– Vậy anh Cường về nhà trước khi bác Uyển xảy ra chuyện à?

– Chớ con tưởng sao? Mà dì hỏi thật,hồm rày Cường chưa gặp con hả?

Minh thiểu não gật đầu. Bà Am vô tư bảo:

– Chắc cậu ta biết sợ rồi. Phen này bác sĩ Diệp tha hồ lập công. Hai người dạo này khắng khít lắm.

Ánh Minh nuốt nghẹn xuống. Cô nghe tim nặng như đeo đá:

Cướng có thể vì mẹ vì chữ hiếu chớ không vì cô. Điều đó có nghĩa anh không yêu Minh nhiều như cô tưởng. Vào lúc này, cô không nên trách anh. Cường đang rời vì mẹ bệnh, Minh không nên tạo thêm áp lực với anh. Nhưng dầu thế nào chăng nữa, Cường cũng phải gặp Minh một lần là ít nhất chớ.

Ánh Minh muốn rơi nước mầt vì buồn. Cô vội vàng trấn tĩnh lại rồi hỏi:

Bữa nay bác Uyển bớt nhiều chưa dì?

Bà Am nhún vai:

– Khoẻ rồi. Ăn uống, đi lại được rồi.

Minh kêu lên:

– Ủa! Vậy mà ...

Bà Am ngắt lời cô:

– Vậy mà con tưởng bà chù bị á khầu liệt người phải không? Thiệt tình không biết quân ác độc nào đồn bậy bạ hết sức. Bà chủ có tật xúc động thì xỉu.

Con từng chứng kiến một phần, bộ quên rồi sao?

Ánh Minh dò dẫm:

– Vậy là bác Uyển đã khỏe.

Bà Am gật đầu:

Và đã về nhà.

Ánh Minh hỏi tới:

Còn anh Cường? Anh có ở nhà không dì?

Bà Am ngập ngừng:

Cậu ấy không muốn gặp con đâu. Minh tháng thốt:

– Sao dì lại nói vậy?

Bà Am trả lời thật vô tư:

Dì nghe cậu Cường và cô.Nghi nói chuyện với nhau chả biết lúc đầu hai người nói gì khi dì mang cà phê lên thì nghe cậu Cường hét to ràng:

''Đừng bao giờ nhắc tới Anh Minh trước mặt tôi, tôi không muốn nghe và không muốn thấy con bé ấy nữa?”.

Ánh Minh sững sờ nhìn bà Am. Có nên tin những lời bà vừa nói không? Bà Am không phải người hay bia chuyện, nhất là những chuyện liên quan tới gia đình bà Uyển.

Vậy thì tại sao? Tại sao cơ chứ?

Ánh Minh năn nỉ:

– Con muốn gặp anh Cường, dì giúp cháu.

– Ngay bây giờ à?

Vâng.

Cậu ấy không ở nhà. Dì nói thật mà bao giờ cậu Cường với dì sẽ nói cô con tới.

Ánh Minh gượng cười:

Vâng. Con hiểu rồi. Tới đây nhưng không được thăm bác Uyển con cũng buồn vì thật lòng con rất quý bác ấy.

Bà Am bỗng văn chương bóng bẩy:

– Dì thương con lắm, Ánh Minh à. Nhưng phận nghèo như mình. ....Chậc!

Đâu phải muốn thành Lọ Lem mang giày thủy tinh là được.

Ánh Minh chớp mi:

– Ai nói với dì vậy?

Bà Am trả lời:

Bác sĩ Bạch Diệp. Cô ấy nói đâu có sai. Ánh Minh buồn bã:

Con về đây.

Dắt xe đạp ra khỏi cống, luồng tay vào trong bóp khóa lại như trước đây vẫn làm, nhưng bữa nay Ánh Minh thấy cánh công sắt mới nặng làm sao. Rốt cuộc cô chỉ là một con bé Lọ Lem, đi chân trần trên cát bỏng.

Tới nhà bà Tú Anh, Ánh Minh nhấn chuông. Người ra mở công cho cô là bà cụ Từ.

Bà cưới móm mém:

– Bữa nay con tới trễ hà?

Minh nói:

– Dạ .... con bận ghé thăm bác Uyển ạ.

– Vậy à? Cô ấy khỏe rồi mà.

Vâng. Nhưng con mới biết bác ấy bệnh đây thôi.

Bà Từ nói bằng giọng dè bỉu .

– Hôm trước bà có nghe mẹ thắng Khắc nói chuyện với cô Uyền qua điện thoại. Thì ra cô ấy giả đò để làm áp lực với cậu con trai chớ cô bệnh hoạn gì.

Muốn có con dâu là bác sĩ nên cô Uyển phải bệnh lên bệnh xuống cho con trai động lòng. Chỉ tội nghiệp thằng nhỏ.

Bà Tư chép miệng:

– Làm chi cho khổ đến thế chứ. .Mỗi người đều có duyên phận riêng, bắt người khác chiều ý mình là không nên. Đời người ta bôn ba cho lắm rồi cũng về với đât. Bà nói hoài mà ba mẹ thằng Khắc chưa chắc đã hiếu. Cũng may lần dó thầng Khắc không sao, nếu nó có gì ba mẹ nó ăn hận cũng đã muộn.

Ánh Minh lên lầu. Cô ngạc nhiên khi thấy mọi vặt ngăn nắp, sạch sẽ như vừa mới được dọn dẹp xong. Chắc là Khắc đă làm việc này.

Dạo gần đây nó đối xử với Minh rất đẹp nhưng Minh luôn giữ một khoảng cách với nó.

Sau lần xe hư được Minh chơ về hộ tới nay, Ánh Minh thường tránh Khắc.

Cô cố tình đi học sớm để đừng gặp nó trên đường đến trường. Tới nhà, Minh dọn dẹp thật nhanh và chỉ trả lời nhát gừng cho qua chuyện với nó rồi rút ngay.

Bữa nay Khắc bày trò dọn đẹp thế này không chừng bà Tú Anh cho cô nghỉ việc thật chớ không đinh chỉ Minh nghỉ việc vì sợ cô bị liên lụy sau lần cứu Khắc. Lần đó nếu Khắc không quyểt liệt giữ cô lại, chắc Minh đã rời ngôi nhà này rồi.

Cửa Phòng Khắc mở, nó thò đầu ra bảo:

– Khỏi dọn dẹp phòng tôi.

Minh nhún vai:

– Cám ơn? Nhưng bạn tự dọn dẹp mãi chắc tôi bị nghi việc không có gì làm quá.

Khắc khoanh tay nhìn Minh:

– Không có chuyện đó đâu. Minh mà bị nghỉ việc, tôi phá tan tành cái nhà này cho mà xem.

Ánh Minh bĩu môi:

– Quyền hành nhỉ! Chắc cô Tú Anh để yên cho Khắc phá nhà quá.

Khắc thản nhiên:

– Làm con không được hỗn láo, bất hiếu với ba mẹ, nhưng có những chuyện riêng củacon, ba mẹ không nên đưa tay vàơ xếp đặt.

– Chuyện tôi bị nghỉ việc đâu có dính dấp gì tới Khắc.

Nhưng mà có đó.

Ánh Minh lờ như không biết Khắc đang nhìn mình. Thằng ranh này không hiền lành gì, nó đang bắt đầu tán cô đây.

Khắc ngọt ngào:

– Minh nè.

Ánh Minh có vẻ cảnh giác. Cô cộc lốc:

– Gì?

– Gặp anh Cường chưa?

Minh hơi khựng lại:

Nhiều chuyện!

Hơi đâu tôi nhiều chuyện. Đây hỏi thật đó. Hồm rày ông Cường ở Sài Gòn mà. Chắc tôi hỏi câu này thừa rồi.

Ánh Minh mím môi bước xuống cầu thang.

Khắc xuống theo, nó nói:

Tôi thấy Cường và báo sĩ Diệp trong quán cà phê Yesteday. Anh ấy tế thật!

Minh quay phắt lại khiến .Khắc suýt va vào cô:

– Làm ơn để tôi yên!

Khắc giơ tay Minh lại:

– Tôi chỉ muốn tốt cho Minh. Tối sẽ không như anh Cường một dạ hai lòng.

Ánh Minh giật tay ra:

Khắc biết gì về Cường mà dám nói vậy?

Đừng chen vào chuyện của chúng tôi.

Không kịp vào chào bà cụ Từ, Minh dắt xe ra khỏi cống và cấm đầu đạp một mạch.

Cô là một con ngốc, ngóc thật sự vả gã đại ma đầu kia đã tung một chướng khiến cô bị nội thương trầm trọng. Rồi cô sẽ chết dần chết mộn vì vét thương trềm sát áy thôi.

Chỉ nghĩ như vậy đã khiến nước mắt Ánh Minh ràn rụa. Cô muốn gặp Cường dù chỉ đăm ba phút thôi để hỏi vì sao anh không đến tìm cô, nhưng cánh cửa nhà Cường bây giờ khống dễ để cô tự tiện la vào.

Bánh xe vẫn quay đều Ánh Minh như trôi đi trong tiếng nhạc vang lên từ một quán cà phê nào đó.

– “Bước trên đường về, em thương nhớ anh âm thầm. Nhớ bao hẹn thề xưa êm ấm. Đã không còn đường xưa thơm nắng môi em hồng, tan nát rồi giấc mơ hương nồng”.

Đèn đỏ, Minh dừng xe sát lề theo quán tính. Cô chợt nghe giọng phụ nữ vang lên:

– Ánh Minh.

Ngơ ngác nhìn quanh, Minh tối sầm nét mặt khi thấy Bạch Diệp đang ngồi sau lưng Cường. Thường ngày đụng mặt Minh, cô ta còn khinh khỉnh quay đi, vậy mà bữa nay giữa phố đông người Bạch Diệp lại gọi to tên cô Diệp muốn Minh nhìn thấy cảnh này chớ gì.

Giọng cô ta đầy khiêu khích:

– Vừa ở nhà Khắc ra phải không em?

Ánh Minh ù cả hai tai. Cô chưa kịp nhìn kỹ mặt Cường cho đở nhớ, anh đã nhấn ga vọt thắng khiến Bạch Diệp phải ôm eo anh bằng cá hai tay.

– Sao Cường lại lờ Minh thế nhỉ? Hoang mang, cô nhìn theo cho tởi lúc xe chở anh và Bạch Diệp thất hút trong dòng người đông đúc.



Nguồn: http://vietmessenger.com/