Đất mọng nước mưa, và khi gió xua tản mây ra, đất ngây ngất dưới ánh nắng chói lọi và toả một làn khói lam. Sáng sáng, sương mù dâng lên từ một con ngòi, từ vùng trũng bùn lầy nước đọng. Sương trôi như sóng cuộn qua ấp Grêmiatsi Lốc, lao ra ngoài đồi núi thảo nguyên và ở đó tan ra thành một lớp khói xanh lam mịn màng; và trên cành lá, trên những mái nhà, mái kho lợp sậy, cho đến tận trưa đâu đâu cũng la liệt những hạt sương nặng nom như những hạt đạn ghém đỏ rực, đè trĩu ngọn cỏ.
Ngoài thảo nguyên cỏ băng mọc cao hơn đầu gối. Phía bên kia bãi chăn thả, cây ngạc ba đang ra hoa. Hương hoa ngọt ngào chiều chiều toả vào khắp làng làm xao xuyến trái tim các cô gái. Lúa vụ đông trải ra đến tận chân trời như một bức tường xanh biếc, lúa xuân thì lên đều san sát nom đến là vui mắt. Những khoảnh ruộng cát xám tua tủa những ngọn ngô non nom như muôn ngàn mũi tên.
Tới thượng tuần tháng Sáu, thời tiết đã đẹp đều, trời không gợn bóng mây, và thảo nguyên nở hoa sau những trận gội mưa phơi mình ra lộng lẫy dưới ánh nắng. Giờ đây, thảo nguyên nom như một thiếu phụ đang nuôi con bú, xinh đẹp lạ thường, một vẻ đẹp lắng dịu, hơi mệt mỏi và rạng rỡ, nụ cười xinh tươi hạnh phúc và trong sáng của tình mẹ con.
Sáng nào cũng vậy, mặt trời chưa mọc, Iakốp Lukits đã khoác lên vai tấm áo măngtô vải thô đã sờn, ra đồng ngắm lúa. Lão đứng hồi lâu bên bờ ruộng, nơi bắt đầu trải ra những đợt sóng triều của lúa đồng xanh rờn và long lanh hạt sương đêm. Lão đứng lặng, đầu rủ xuống, như một con ngựa già mệt mỏi, và nghĩ miên man: “Nếu trong thời gian lúa ngậm đòng không có gió đông nam, nếu lúa không bị trụi đi vì đợt gió nóng thì thằng nông trang ba lần trời đánh kia sẽ vớ bẫm thóc! Cái chính quyền xôviết khốn kiếp này thật là vận đỏ! Hồi làm ăn riêng lẻ, bao nhiêu năm liền mưa gió thất thường, thế mà bây giờ cứ như mong sao được vậy! Và được mùa, giá trị ngày công cao thì có mà kích được bọn nông trang viên chúng nó chống lại chính quyền xôviết khối ra đấy! Đừng hòng! Thằng đói thì như con chó sói trong rừng, đâu cũng sục, thằng no thì như con lợn trong chuồng, chỉ nằm ì bị thịt ra đó. Ngài Pôlốptxép còn nghĩ gì, đợi gì nữa, mình thật chẳng hiểu! Bây giờ lật nhào chính quyền xôviết đi thì đúng lúc quá, thế mà họ cứ lừng khừng…”.
Iakốp Lukits, chờ mãi cuộc đổi đời mà Pôlốptxép đã hứa, phát ngán mà phán bậy thế thôi. Lão thừa biết Pôlốptxép chẳng lừng khừng tí nào và hoàn toàn chẳng khoanh tay ngồi đợi. Hầu như đêm nào cũng có những người liên lạc từ những làng ấp xa xôi, từ những quận khác cưỡi ngựa băng tới dọc theo bờ dốc đứng chạy từ núi tới tận sát vườn nhà Ôxtơrốpnốp. Chắc họ để ngựa lại khu rừng đầu dốc, đi bộ tới. Nghe mật hiệu gõ nhẹ, Iakốp Lukits ra mở cửa cho họ, không lên đèn, đưa họ vào gian phòng xép gặp Pôlốptxép. Gian phòng xép cửa sổ đóng im ỉm ngày đêm, bên trong lại còn buông màn dạ xám dày kín mít. Ngay những ngày trời nắng trong phòng cũng tối xâm xẩm, như dưới hầm chứa, và cũng như dưới hầm, phòng hôi mùi ẩm mốc của những nơi bí hơi. Ban ngày cả Pôlốptxép lẫn Liachépxki không thò ra khỏi nhà. Một thùng thiếc đặt lọt trong cái lỗ khoét dưới ván sàn dùng làm bô vệ sinh cho hai tên tù tự nguyện.
Những kẻ lén lút tới ban đêm ấy, lúc đưa họ vào tới phòng ngoài Iakốp Lukits bao giờ cũng đánh que diêm thoáng xem mặt từng người, nhưng lão chưa lần nào nhận ra một bộ mặt nào quen; tất cả đều là người lạ và xem chừng từ xa đến. Một lần lão đánh bạo hỏi nhỏ một trong những người liên lạc ấy:
- Đồng bào ở đâu đến đấy?
Ánh lửa le lói của que diêm soi sáng dưới chiếc mũ trùm khuôn mặt rậm râu nom vẻ hiền lành của một anh kô-dắc đã đứng tuổi. Iakốp Lukits trông thấy một đôi mắt nheo lại và một nụ cười chế giễu của hai hàm răng trắng nhởn.
- Từ thế giới bên kia, đồng bào ạ! – Người kia đáp lại cũng thì thầm như thế. Và nói tiếp bằng giọng ra lệnh: - Dẫn vào gặp thượng cấp mau lên, và tò mò vừa vừa chứ!
Và hai ngày sau, người kô-dắc rậm râu ấy lại đến, dắt theo một anh kô-dắc khác trẻ hơn. Họ vác vào một vật gì nặng, nhưng bước nhẹ chân, hầu như không phát ra tiếng động. Iakốp Lukits đánh diêm, trông thấy người rậm râu ôm một đôi yên ngựa sĩ quan, vai vắt những bộ cương nạm bạc; người thứ hai thì vác trên vai một bọc dài nom không ra hình thù gì, cuộn trong một tấm áo khoác đen lông xù.
Người rậm râu nháy mắt với Iakốp Lukits như với một người quen biết từ lâu, hỏi:
- Có nhà không? Cả hai ông chứ? – Và chẳng đợi trả lời, hắn bước thẳng tới gian phòng xép.
Que diêm tàn đốt bỏng tay Iakốp Lukits. Đi mò trong tối, người rậm râu vấp phải cái gì, khẽ vặc một tiếng.
- Đợi tí, có đây, - Iakốp Lukits nói, tay lóng ngóng móc que diêm trong bao ra.
Pôlốptxép đích thân ra mở cửa, khẽ nói:
- Vào đi. Vào đi chứ, lần chần gì đấy? Iakốp Lukits, cả anh nữa, vào đây. Tôi có việc cần đến anh. Khe khẽ chứ, tôi châm đèn đây.
Y châm cây đèn bão “Con dơi”, nhưng trùm chiếc áo varơi lên trên, chỉ để hở một khe sáng chênh chếch rọi xuống ván sàn sơn màu gạch.
Hai người mới tới kính cẩn chào, đặt xuống bên cửa những đồ họ mang tới. Người rậm râu tiến lên hai bước, rập gót giày, rút trong người giơ ra một phong thư. Pôlốptxép bóc thư, ghé sát vào ngọn đèn xem lướt qua một lượt, nói:
- Nói với ông Bạc đầu là tôi cám ơn. Không có thư trả lời đâu. Tôi đợi tin ông ấy muộn nhất là đến ngày mười hai. Thôi về đi! Có tới kịp trước sáng không?
- Kịp chứ ạ. Ngựa chúng tôi tốt. – Người rậm râu đáp.
- Đi đi. Cám ơn anh em.
- Tuân lệnh!
Hai người làm động tác đằng sau quay đều rắp, rập gót giày đi ra. Iakốp Lukits phục lăn, nghĩ bụng: “Đúng là dân lão luyện! Trông biết ngay là quân nhân chuyên nghiệp già đời!... Nhưng sao họ không gọi ông ấy theo quân hàm nhỉ?...”.
Pôlốptxép bước tới, đặt bàn tay nặng chịch lên vai lão. Iakốp Lukits vô tình cũng ưỡn thẳng người đứng nghiêm, tay ruỗi thẳng theo đường nẹp quần. Pôlốptxép cười khe khẽ:
- Trông thấy hai con đại bàng ấy rồi chứ? Họ sẽ không quay quắt đâu. Họ sẽ theo tôi nhảy vào lửa, chứ không như mấy quân chó má non gan bên ấp Vôixkôvôi đâu. Nào xem họ mang đến cho ta những cái gì nào…
Pôlốptxép quuỳ một gối xuống, thoăn thoắt cởi những sợi dây da không thuộc trăng trắng bó nhằng nhịt ngoài tấm áo, giở ra, và lôi ra một khẩu súng máy tháo rời và bốn băng đạn tròn ánh lên đùng đục bọc trong một tấm vải dầu. Rồi y thận trọng kéo ra hai thanh kiếm. Một là thanh kiếm lính kô-dắc đút trong chiếc bao trải qua bao phong trần đã sờn, thanh kia là kiếm võ quan với cái nuốm bạc gắn sâu vào chuôi kiếm, cái dải huân chương Ghêorghi đã xỉn màu, và cái bao dát bạc cài vào chiếc thắt lưng đen kiểu Cápcadơ.
Pôlốptxép quỳ hẳn cả hai gối xuống, nâng thanh kiếm trên hai lòng bàn tay giơ thẳng, ngửa đầu như chiêm ngưỡng cái ánh sáng bạc mờ mờ. Rồi y áp thanh kiếm vào ngực, nói giọng run run:
- Em thân yêu của ta, giai nhân của ta! Người bạn gái trung thành của ta! Em sẽ còn dịp giúp ta, trung thành, một lòng một dạ!
Cái hàm dưới to bạnh của y mấp máy run run, khoé mắt y sôi lên hai giọt lệ giận dữ và ngây ngất, nhưng y cố trấn tĩnh lại, quay sang Iakốp Lukits một bộ mặt méo xệch, xám nhợt và nói oang oang:
- Có nhận ra nó không, Iakốp Lukits?
Iakốp Lukits nuốt khan ừng ực, lặng lẽ gật đầu: lão nhận ra rồi, lão đã trông thấy nó lần đầu tiên hồi năm 1915, tại mặt trận Áo, trong tay viên quan hai Pôlốptxép trẻ măng và hiên ngang…
Liachépxki từ nãy vẫn nằm dài trên giường lặng thinh và mặt lạnh như tiền, ngồi dậy, buông thõng hai bàn chân để trần, vặn người kêu răng rắc, lừ nhìn bằng con mắt độc nhất long lanh, khàn khàn nói:
- Một cuộc hội ngộ cảm động! Có thể nói là một bản tình ca phiến loạn! Mình chúa ghét những cái trò lãng mạn với cái giọng thống thiết thối rích ấy!
- Này thôi đi! – Pôlốptxép gắt.
Liachépxki nhún vai:
- Sao lại phải thôi? Và thôi cái gì nhỉ?
- Tôi yêu cầu anh thôi đi! – Pôlốptxép nói rất nhỏ, vừa nói vừa đứng dậy, rồi từ từ, như rón rén, bước tới bên giường.
Bàn tay trái run run của y cầm thanh kiếm, còn tay phải thì giằng cởi khuy cổ chiếc áo cao cổ màu xám. Iakốp Lukits kinh hãi thấy cơn điên đã làm đôi mắt y nhít vào giữa sống mũi và khuôn mặt húp híp của y xám đi như màu áo y mặc.
Liachépxki thản nhiên từ từ ngả lưng nằm xuống giường, đưa hai bàn tay lót sau gáy. Hắn nói, miệng mỉm cười mỉa mai, con mắt độc nhỡn nhìn lên trần:
- Trò mần tuồng! Những trò ấy mình đã thấy, và thấy mãi rồi, ở những rạp hát tỉnh lẻ khai nồng khai nặc. Ngấy lắm rồi!
Pôlốptxép dừng lại cách hắn hai bước, đưa tay lên lau mồ hôi trán trong một cử chỉ vô cùng mệt mỏi; rồi cánh tay y buông thõng xuống, bải hoải và mềm nhũn.
- Thần kinh… - Y nói ấp úng, lưỡi như líu lại, và một cơn co giật tưởng đâu như một nụ cười kéo mặt y méo xệch.
- Cái ấy nữa mình cũng nghe thấy nhiều lần rồi. Thôi cái trò đàn bà ấy đi, anh Pôlốptxép ạ! Phải tự chủ được chứ!
Pôlốptxép lắp bắp:
- Thần kinh… Thần kinh rối loạn… Mình cũng chán ngấy sống trong bóng tối, trong nấm mồ này rồi…
- Bóng tối là bạn hiền của người quân tử. Nó thuận lợi cho những suy tưởng triết lý về cuộc sống, còn thần kinh thực tế chỉ có ở những cô nường thiếu máu, mặt đầy trứng cá, hoặc ở các bà có bệnh đau đầu và bệnh đa ngôn. Đối với một võ quan thần kinh là điều nhục nhã, đáng xấu hổ! Thực ra thì anh cũng chỉ giả vờ thế thôi, anh Pôlốptxép ạ, anh làm quái gì có thần kinh nào, chỉ gàn dở thôi! Tôi không tin anh đâu! Lấy danh dự võ quan, tôi không tin!
- Anh đâu phải võ quan, mà là con vật!
- Cái ấy nữa tôi cũng nghe anh nói nhiều lần rồi, nhưng dẫu sao tôi cũng sẽ chẳng thách anh đi đấu kiếm làm gì, quỷ tha ma bắt anh đi! Trò ấy cổ và lỗi thời rồi, đang phải làm những công việc quan trọng bằng mấy. Hơn nữa, anh thừa biết đấy, anh bạn hảo hán ạ, là người ta đấu nhau bằng gươm chứ không phải bằng thứ dao thái thịt của cảnh sát mà anh đang ôm vào lòng một cách cảm động và âu yếm đến thế. Là người lính pháo binh kỳ cựu, tôi coi khinh cái của làm cảnh ấy. Còn một lý do nữa để tôi không thách anh đấu kiếm: anh dòng dõi dân đen, còn tôi dòng dõi quý tộc Ba Lan thuộc một gia đình thế phiệt đã từng…
- Này, quý tộc cái con c…! – Pôlốptxép ngắt lời hắn một cách thô bỉ, và giọng hắn nói bỗng trở lại rắn rỏi như bình thường, sang sảng giọng chỉ huy: - Mày dám chế giễu một thanh bảo kiếm mang huân chương Ghêorghi hả? Mày còn mở mồm nói một câu nữa thôi, tao sẽ chém mày chết tươi như chém một con chó!
Liachépxki bật ngồi dậy trên giường. Miệng hắn biến đâu mất tăm cái nụ cười mỉa mai vừa mới đây thôi. Hắn nói, giọng nghiêm trang và giản dị:
- Cái ấy tôi tin! Giọng anh biểu lộ rõ những ý định chân thật và tốt lành của anh, cho nên tôi sẽ im.
Hắn lại nằm xuống, kéo tấm chăn dạ cũ lên tới cằm. Pôlốptxép đứng bên giường, nghiêng nghiêng đầu như một con bò mộng, khăng khăng nói tiếp:
- Tao vẫn sẽ cứ giết mày! Với chính lưỡi kiếm này đây, tao sẽ chặt đôi một con vật quý tộc, làm thành hai con; và bao giờ, mày có biết không? Bao giờ lật đổ được chính quyền xôviết ở miền sông Đông này.
- A, nếu vậy thì tôi có thể yên trí sống cho đến lúc già cốc đế. Và biết đâu tôi lại chẳng bất tử nhỉ? – Liachépxki cười gằn, nói, rồi văng ra một câu chửi đổng, quay mặt vào tường.
Iakốp Lukits đứng bên cửa đổi hết chân nọ sang chân kia, cứ như đang đứng trên đống than hồng. Mấy lần lão cứ định chuồn thì Pôlốptxép lại giơ tay ra hiệu đứng lại. Cuối cùng không chịu nổi nữa, lão khẩn khoản:
- Bẩm lạy quan, cho phép con lui! Sắp sáng đến nơi rồi, con còn phải ra đồng sớm…
Pôlốptxép ngồi xuống ghế, đặt thanh kiếm lên đầu gối, cúi gục xuống, hai tay tỳ lên bao kiếm, im lặng hồi lâu. Chỉ còn nghe thấy tiếng y thở hổn hển, khò khè, và tiếng tích tắc chiếc đồng hồ quả quýt to tướng của y để trên bàn. Iakốp Lukits tưởng Pôlốptxép đã thiếp đi, nhưng bỗng y dựng phắt cái thân hình nặng nề, chắc nình nịch của y đứng dậy, và nói:
- Iakốp Lukits, anh vác đôi yên, còn lại tôi vác. Ta đi xem có chỗ nào chắc chắn, khô ráo, cất giấu tất cả những cái này. Có lẽ giấu trong cái…, ờ… cái gì nhỉ… cái kho anh chất phân khô ấy mà?
- Thưa, chỗ ấy tốt đấy ạ, ta đi thôi! – Iakốp Lukits muốn cút ngay khỏi nơi này, vội đồng ý luôn.
Lão đã nhấc một chiếc yên lên thì Liachépxki nhảy phắt từ trên giường xuống như bị lửa đốt đít, đôi mắt long lên sòng sọc, miệng rít:
- Làm cái trò gì thế này? Tô hỏi anh: chứ anh định làm cái vớ vẩn gì vậy?
Pôlốptxép đang cúi xuống tấm áo bọc, đứng thẳng lên, lạnh lùng hỏi:
- Gì? Gì mà ngậu lên thế?
- Anh không hiểu sao? Mấy cái yên và cái đồ sắt gỉ này anh muốn giấu đâu mặc anh, nhưng khẩu súng máy và mấy băng đạn thì để lại đây cho tôi! Anh đâu phải về nghỉ mát quê bạn, và khẩu súng máy này ta có thể cần đến nó bất cứ lúc nào. Điều tôi nói, tôi mong là anh nghe thủng rồi chứ.
Pôlốptxép ngẫm nghĩ qua một lát, đồng ý:
- Nói có lý đấy, ông con quý tộc đẻ hoang ạ. Đã thế thì để lại tất cả đây. Cho anh ra, Iakốp Lukits, đi ngủ đi.
Thế mới biết cái men đời lính có sức sống dai thật! Iakốp Lukits chưa kịp nghĩ gì cả thì hai bàn chân đi đất của lão đã vô tình tự nó làm động tác “đằng sau quay”, và hai gót chân chai nẻ của lão khẽ rập vào nhau hầu như không phát ra tiếng động. Thấy vậy, Pôlốptxép khẽ nhếch mép cười, còn Iakốp Lukits đi ra, khép cửa xong mới thấy mình hố. Lão ngượng ngùng đằng hắng một tiếng, nghĩ bụng: “Cái con quỷ rậm râu ấy cứ bày trò, làm mình mụ mẫm cả đi!”.
Lão nằm đến tận sáng bạch nhật hai mắt chong chong. Lòng lão phân vân đôi ngả giữa niềm hy vọng vào thắng lợi của cuộc nổi dậy với nỗi lo thất bại và sự hối hận quá muộn màng đã dại dột ràng buộc số phận mình vào hai kẻ vô lại là Pôlốptxép và Liachépxki kia. Lão thầm than thở: “Chà, mình hấp tấp quá, thật đúng như con gà mái nhảy bổ vào nồi nước sôi! Già mà dại! Đáng lẽ mình phải đứng ngoài đợi xem thế nào đã, chưa chi đã nhận vớ nhận vẩn với lão Alếchxanđrơ Anhiximôvits ấy. Khi nào họ lật nhào được bọn cộng sản, cỗ bày sẵn ra, mình tham gia vẫn vừa. Chứ thế này thì họ có thể dắt mũi mình xuống lỗ như chơi, như dắt mũi một thằng mù… Xét đi thì cũng xét lại: nếu như mình đứng ngoài, người thứ hai cũng vậy, người thứ ba cũng thế nốt, thì rồi sẽ đi đến đâu? Cứ cõng cái chính quyền xôviết trên lưng suốt đời hay sao? Cũng không ổn! Bảo là nó tự ý tụt từ trên lưng mình xuống thì đừng hòng! Mong sao cho bằng cách nào đó mà sớm chấm dứt đi… Alếchxanđrơ Anhiximôvits hứa hẹn nào là nước ngoài sẽ đổ bộ vào, nào là miền Kuban sẽ hỗ trợ. Nghe thì ngon đấy, nhưng rồi sẽ được xơi cái gì thì có trời biết! Thế ngộ nhỡ quân đồng minh co vòi lại, không đổ bộ thì sao? Họ sẽ gửi sang cho ta quân phục lính Anh, như hồi năm mười chín, còn bản thân họ thì ngồi lì nhà nhấm nháp cà phê và hú hí với vợ, lúc ấy chỉ với quân phục của họ thôi thì ta còn biết là cái trò khỉ gì? Để lấy vạt áo lau máu mồm, máu mũi, có vậy thôi. Bọn bônsêvích sẽ giã cho ta một trận, lạy Chúa, như trời giáng. Việc ấy thì chúng thạo lắm. Lúc đó những ai đứng ra chống lại chúng sẽ bỏ mẹ ráo. Đất sông Đông này sẽ biến thành tro bụi!”.
Nghxi đến đấy, Iakốp Lukits buồn rứt và thương thân đến muốn phát khóc. Lão hết thở dài lại rên rỉ, lẩm nhẩm đọc kinh, rồi một lần nữa đầu óc luẩn quẩn lại quay trở lại chuyện thế gian: “Không hiểu sao Alếchxanđrơ Anhiximôvits và cái lão Ba Lan chột mắt kia lại không ăn ý với nhau nhỉ? Sao họ cứ cắn xé nhau hoài thế? Đang việc tày đình như vậy mà họ sống với nhau cứ như hai con chó cái nhốt chung một cũi. Nhất là cái lão chột, cứ kiếm chuyện nhảy xổ vào người ta, nói này, nói nọ. Thằng cha thật đáng ghét, mình không tin hắn lấy một mảy may. Phương ngôn nói cấm sai: “Chớ tin thằng còng là một, thằng chột là hai, con vợ là ba”. Alếchxanđrơ Anhiximôvits sẽ giết hắn chết toi mất thôi, lạy Chúa, thế nào cũng giết! Thôi thì mặc xác hắn, hắn đâu phải người bổn đạo”.
Với ý nghĩ tự an ủi ấy, Iakốp Lukits cuối cùng đã thiếp đi được chốc lát trong một giấc ngủ nặng nề.
Tập II - Chương 2
Iakốp Lukits choàng tỉnh dậy thì mặt trời đã mọc. Trong khoảng có một tiếng đồng hồ lão đã khéo kịp nằm mê thấy bao nhiêu là chuyện, chuyện nọ vớ vẩn và kinh tởm hơn chuyện kia.
Lão nằm mơ thấy mình đứng trước bệ đọc kinh, trẻ măng và bảnh bao trong bộ cánh chú rể, và bên lão là Liachépxki mặc áo dài cô dâu, trùm tấm khăn voan nom như một đám mây trắng, đang ngó ngoáy nhí nhảnh, giương con mắt dâm dật đầy giễu cợt hau háu nhìn lão và cứ nhấm nháy suốt với lão một cách trâng tráo, châm chọc. Iakốp Lukits hình như đã bảo hắn; “Anh Vátxláp Ápguxtôvits này, chúng mình lấy nhau không ổn đâu: anh chẳng gì thì cũng là một anh đàn ông. Chuyện này còn ra cái thể thống quái gì nữa? Mà tôi thì cũng lại có vợ rồi. Thôi, ta hãy trình cha cụ rõ đầu đuôi, kẻo không cha lại biến chúng mình thành trò cười cho thiên hạ mất!”. Nhưng Liachépxki lại đưa bàn tay lạnh ngắt nắm lấy Iakốp Lukits, ghé vào lão, thủ thỉ nỉ non: “Đừng nói ai biết anh đã có vợ nhá! Còn em, anh Iakốp thân yêu ạ, em sẽ là một người vợ ác chiến ghê lắm, đến nỗi làm anh không thở được nữa cơ!”. Iakốp Lukits muốn kêu lên: “Cút cha mày đi cho rồi, thằng chột khốn nạn!”, và cố giằng tay ra khỏi bàn tay Liachépxki mà không được: mấy ngón tay Liachépxki lạnh ngắt, cứng như thép, còn tiếng của Iakốp Lukits nói thì nghe điếc tịt đến là lạ, và đôi môi lão nhũn như bông thấm nước… Điên tiết lên, Iakốp Lukits nhổ toẹt một bãi và choàng tỉnh dậy. Râu lão và mặt gối của lão dớt dãi lầy nhầy…
Lão còn chưa kịp làm dấu và thều thào “lạy Chúa là đấng…” thì đã lại chìm trong giấc chiêm bao khác. Lão thấy mình cùng với thằng Xêmiôn, con trai lão, cùng với Agaphôn Đúpxốp và bà con dân làng đang tha thẩn trên một cánh ruộng mênh mông, hái cà chua dưới sự kiểm soát của những nữ giám thị trẻ mặc đồ trắng. Bản thân Iakốp Lukits cũng như mọi người nam giới khác không hiểu sao lại trần như nhộng, nhưng ngoài lão ra thì chẳng ai thấy xấu hổ về sự trần truồng của mình cả. Đúpxốp đứng quay lưng về phía lão, cúi lom khom xuống một khóm cà chua. Iakốp Lukits chết ngạt đi vì cười và vì bực dọc, bảo hắn: “Thằng ngu mặt rỗ kia, cúi vừa vừa thôi chứ nào! Có đàn bà con gái thì cũng phải biết ngượng tí chứ!”.
Lão thì cứ lúng ta lúng túng ngồi xổm, hái cà bằng độc một tay phải, còn tay trái thì ủ khư khư như người tắm truồng trước khi lội xuống nước…
Tỉnh dậy, Iakốp Lukits ngồi hồi lâu trên giường, thẫn thờ nhìn trước mặt bằng đôi mắt ngơn gác sợ hãi: “Mơ rặt thấy những hcuyện thối tha thế là gở lắm đây! Thế nào cũng cóc huyện chẳng lành!”. Lão bụng bảo dạ như vậy, tronglòng nặng như đá đeo, vàc hỉ nghĩ đến những chuyện mình vừa miộng mị xong, lão đã nhổ toẹt một bãi, nhổ thật, chứ không phải nhổ trong mơ nữa.
Lão mặc quần áo trong một tâm trạng u ám nhất, đá hất con mèo đến cọ cọ vào người lão làm nũng; ngồi vào ăn sáng, chuyện chẳng đâu vào đâu lão cũng phết cho vợ hai tiếng “đồ ngu”, còn cô con dâu dại dột nói leo vào câu chuyện làm ăn thì bị lão giơ thìa doạ đánh, làm như ả là một đứa con nít chứ không phải gái có chồng. Thái độ cau có của ông bố làm Xêmiôn khoái lắm: hắn làm ra bộ mặt sợ hãi thộn nghệch, nhấm nháy mắt với vợ, và cô vợ nín cười, người cứ rung lên bần bật. Thế là Iakốp Lukits nổi điên lên: lão quẳng cái thìa xuống bàn, quát tháo, tức giận lạc cả giọng:
- Cười cho lắm vào, rồi có lúc ròn cười tươi khóc.
Lão bỏ dở bữa đứng dậy cho cả nhà biết tay lão; nhưng chẳng may hất phải bát xúp nóng đang ăn dở, đổ tung toé ra quần. Cô con dâu ôm mặt bỏ chạy ra ngoài. Xêmiôn vẫn ngồi nguyên chỗ, đầu gục xuống hai cánh tay khoanh trên bàn; chỉ có tấm lưng vai u thịt bắp của hắn cứ rung lên. Ngay cả bà vợ lão xưa nay cấm thấy cười bao giờ cũng phải bật cười. Mụ vừa cười vừa hỏi chồng:
- Thầy nó hôm nay sao vậy? Ngủ dậy bước phải chân trái hay lại mộng mị chuyện gì gở rồi?
- Sao mày biết, con mụ trời đánh? – Iakốp Lukits điên tiết quát lên và nhảy bổ đi ra.
Đến cửa bếp, lão móc phải cái đinh đóng chìa ra ở khung cửa làm cánh tay áo sơmi xatanh mới toanh rách toạc đến tận khuỷu. Lão trở vào phòng mình, lục hòm tìm áo khác thay, nhưng lại sơ ý, để nắp hòm tựa chênh vênh vào tường đổ sập xuống, choang vào đầu lão một cái như trời giáng.
- Bố tiên sư cha nó! Hôm nay vớ phải cái ngày khỉ gió gì mà sao lắm chuyện! – Iakốp Lukits hậm hực thốt lên, bải hoải ngồi phịch xuống tấm ghế đẩu, tay thận trọng sờ nắn cái bướu tướng nổi u sau gáy.
Lão lóng ngóng thay quần áo, cởi bỏ cái quần dây đầy xúp và chiếc áo sơmi rách ra, nhưng trong lúc lật đật bối rối, mặc quần mới vào lại quên không cài cúc. Cứ tênh hênh như thế lão đi tới gần trụ sở nông trang, trong bụng rất thắc mắc không hiểu sao các mụ lão gặp dọc đường chào hỏi lão lại cứ tủm tỉm đến là khó hiểu và cứ vội quay mặt đi… Bác Suka le te đi tới đã nói toạc móng heo, giải quyết cho lão điều thắc mắc ấy. Bác dừng lại, đon đả hỏi:
- Iakốp Lukits ạ, ông đã già đi tợn, hỉ?
- Vâng, ông thì trẻ. Trẻ đâu chả thấy, chỉ thấy mắt đỏ như mắt cá chày, và toét nhèm…
- Ấy, thức đêm đọc sách nên mắt lão toét đấy. Chả còn sống được mấy năm nữa, đọc tí sách nâng cao trình độ mà, nhưng được cái lão ăn mặc vẫn tử tế; còn ông thì đã có vẻ lú lẫn, như khọm lắm rồi vậy…
- Tôi lú lẫn cái gì?
- Quên cả đóng cửa chuồng, con lợn sổng ra mất bây giờ…
- Thằng Xêmiôn sẽ đóng chứ sao. - Iakốp Lukits lơ đãng đáp.
- Cửa chuồng ấy của ông thì thằng Xêmiôn chả đóng được đâu…
Giật mình chợt đoán ra; Iakốp Lukits cúi nhìn xuống, kêu lên một tiếng, rồi thoăn thoắt mười đầu ngón tay. Để những tai bay vạ gió trút lên đầu lão trong cái buổi sáng ẩm ương ấy được trọn vẹn, lão vừa ào tới sân ban quản trị thì xéo ngay phải một củ khoai tây rơi lăn lóc đó, trượt chân ngã sóng soài.
Thế này thì quá lắm! Tất cả những chuyện ấy xảy ra chẳng phải không dưng đâu. Iakốp Lukits vốn tính mê tín đinh ninh trong bụng rằng một tai hoạ tày đình gì đó đang rình lão. Mặt tái mét, môi run lập cập, lão bước vào phòng Đavưđốp, nói:
- Báo cáo đồng chí Đavưđốp, tôi ốm, đồng chí cho tôi nghỉ hôm nay. Cậu thủ kho sẽ thay tôi.
Đavưđốp đáp, vẻ thông cảm:
- Ồ, trông bác có vẻ mệt thật đấy. Cứ nghỉ thôi. Bác đến cậu y sĩ bây giờ, hay là phải báo cho cậu ấy đến nhà xem cho bác?
Iakốp Lukits ngán ngẩm xua tay:
- Y sĩ cũng chẳng ăn thua gì đâu, tự tôi khắc khỏi…
Về đến nhà, lão bắt đóng kín cửa chớp lại, cởi quần áo, lên giường nằm, nhẫn nhục đợi cái tai hoạ đang lảng vảng quanh đâu đó… Lão than thở trong bụng: “Cái chính quyền chó chết ấy! Ngày cũng như đêm, nó không để cho người ta yên thân lúc nào! Đêm thì mộng mị toàn những chuyện dấm dớ mà thời trước có nằm mơ thấy bao giờ, ngày thì hết chuyện ẩm ương nọ đến chuyện ẩm ương kia, như cái tội cái nợ… Với chính quyền này thì mình chả sống nổi được hết cái số Chúa ban cho mình đâu! Thế nào mình cũng chết yểu!”.
Nhưng ngày hôm ấy Iakốp Lukits đã hoài công thấp thỏm: cái tai hoạ kia đã nấn ná lại ở chỗ nào đó và hai ngày đêm sau mới đến, và đến từ cái phía lão ít ngờ nhất…
Trước khi đi ngủ Iakốp Lukits đã nốc cạn một cốc vốtka cho vững dạ, qua một đêm ngủ ngon lành, chẳng mộng mị gì cả, và sáng dậy tinh thần lên hẳn, phấn khởi nghĩ bụng: “Thoát rồi!”. Ngày hôm ấy trôi qua đi trong những công việc bận rộn hàng ngày. Nhưng hôm sau, vào ngày chủ nhật, lúc trước bữa ăn trưa, lão để ý thấy vợ có vẻ băn khoăn điều gì, liền hỏi:
- Này, hình như mẹ nó có điều gì bứt rứt trong bụng hả? Hay là con bò cái ốm? Hôm qua nó đi ăn cỏ về, tôi cũng đã thấy nó có vẻ uể oải.
Mụ vợ quay sang bảo con trai:
- Xêmiôn, anh đi ra ngoài, bu có tí việc cần nói với thày…
Xêmiôn đang đứng soi gương chải đầu khó chịu nói:
- Cái gì mà rặt thấy những chuyện bí mật thế không biết? Mấy ông bạn của thày mà quỷ nào tròng lên cổ ta, ngày đêm lúc nào cũng thấy thì thà thì thầm trong xó buồng, bây giờ lại đến thày bu… Cứ những chuyện kín kín hở hở ấy thì chả mấy chốc không sống nổi được ở cái nhà này nữa đâu. Chẳng phải là nhà nữa, mà là cái nhà tu kín: chỗ nào cũng độc thấy thì thà thì thào, nhỏ to…
Iakốp Lukits lộn ruột lên:
- Mày thì biết cái gì mà chõ mõm vào đây, đồ lợn con! Bảo mày đi ra, thì mày đi ra! Bây giờ lại sinh ra cái thói lắm mồm lắm miệng đấy hả… Liệu mà bép xép, không rồi lại ăn cái vả vào miệng sớm!
Xêmiôn phát khùng lên, quay sang phía bố, nói giọng trầm trầm:
- Cả thày nữa, thày cũng doạ tôi vừa vừa chứ! Nhà ta còn có ai bé bỏng, non gan đâu. Bây giờ lại cứ người nọ doạ dẫm người kia rồi thì chả ra gì đâu…
Hắn đi ra, đóng sầm cửa lại. Iakốp Lukits điên tiết thốt lên:
- Bà xem con bà hay chưa! Hảo hán nhỉ, quân chó đẻ!
Mụ vợ xưa nay không bao giờ cãi lại chồng, dè dặt đáp:
- Biết nói thế nào với thày nó? Cũng là đến khổ với mấy ông khách ăn hại của thày nó. Sống lúc nào cũng nơm nớp, ốm cả người! Thày nó cẩn thận đấy, chính quyền người ta đến lục soát thì chết ráo cả! Ta bây giờ không phải là sống nữa, mà là lo ngay ngáy, sột soạt một cái, kịch một cái là đã hết hồn rồi! Lạy Chúa tha cho, đừng bắt ai phải sống kiểu như vậy! Nghĩ đến thày nó, nghĩ đến thằng Xêmiôn, tôi lo cứ rối cả ruột. Mấy ông khách nhà ta mà lộ ra, người ta sẽ bắt, và bắt cả hai cha con nữa. Còn lại hai mẹ con tôi đàn bà con gái thì biết sẽ ra sao? Xách bị đi ăn mày chắc?
Iakốp Lukits ngắt lời mụ:
- Thôi im đi! Tôi không cần hai mẹ con bà dạy khôn. Bà bảo có việc gì muốn nói, thì nói đi!
Lão cài chặt cả hai cửa lại, rồi ngồi xuống sát bên vợ. Thoạt đầu lão nghe mụ nói, bề ngoài không để lộ ra cái lo trong bụng, nhưng về cuối, lão không trấn tĩnh nổi nữa, đứng bật dậy, lồng lên trong gian bếp, hoang mang thều thào:
- Chết ráo cả! Cụ giết con cháu! Chặt đầu con cháu!
Hoàn hồn lại một chút, lão nốc lền một lúc hai cốc vại nước, rồi buông mình xuống tấm ghế dài, ruột rối như mớ bòng bong.
- Bây giờ làm thế nào, hả thày nó?
Iakốp Lukits chẳng đáp. Lão không nghe thấy câu vợ hỏi…
Qua lời vợ kể, lão được biết rằng gần đây có bốn mụ già đến nhà, nằng nặc đòi được gặp các ngài sĩ quan. Các mụ nóng lòng muốn biết đến bao giờ thì các ngài sĩ quan, với sự giúp đỡ của Iakốp Lukits che giấu họ và của anh em kô-dắc khác trong ấp, sẽ nổi dậy lật đổ cái chính quyền xôviết vô đạo kia. Vợ lão đã hoài công giải thích cho các mụ là trong nhà chả chứa chấp ông sĩ quan nào cả. Con mụ còng nanh nọc Lôsilina nghe giải thích đã nổi tam bành lên bảo vợ lão: “Này, nhà bác còn ít tuổi quá, không điêu nổi với tôi đâu! Chính mồm bà mẹ chồng nhà bác bảo chúng tôi là có các ông sĩ quan sống trong buồng xép nhà bác từ mùa đông năm ngoái mà. Chúng tôi biết các ông ấy bí mật, không để ai biết, nhưng chúng tôi không hở ra với ai đâu. Nhà bác cứ dẫn chúng tôi vào gặp ông chỉ huy, cái ông gọi là Alếchxanđrơ Anhiximôvits ấy!”.
… Bước vào phòng Pôlốptxép, Iakốp Lukits run bắn cái run mà lão đã từng biết mùi. Lão tưởng Pôlốptxép nghe chuyện xong sẽ nổi khùng lên, thượng cẳng chân hạ cẳng tay, và lão run rẩy như một con chó cúi đầu cam chịu tội. Nhưng sau khi nghe lão kể xong câu chuyện vợ nói, kể rắm rối, không ra đầu đuôi gì vì quá xúc động, nhưng cũng kể được hết, không dấu diếm điều gì, thì Pôlốptxép chỉ cười khẩy:
- Hoạt động bí mật như mẹ con nhà anh thì thật là nhất, khỏi nói!... Chuyện ấy đáng lẽ phải phòng trước. Vậy là bà lão nhà anh đã chơi khăm ta như thế đấy hả, Iakốp Lukits? Theo anh, bây giờ ta nên làm thế nào?
- Ông nên đi khỏi đây, thưa ông Alếchxanđrơ Anhiximôvits! – Iakốp Lukits được tiếp như vậy phấn khởi quá, đáp lại bằng giọng dứt khoát.
- Bao giờ?
- Càng sớm càng tốt. Gấp lắm rồi.
- Chẳng cần anh nói tôi cũng thừa biết. Nhưng đi đâu?
- Thưa, tôi biết sao được ạ. Thế cái đồng chí… Tôi lỡ mồm, ông tha lỗi cho! Thế ngài Vátxláp Ápguxtôvits đâu rồi ạ?
- Đi rồi. Đêm mai sẽ về. Đêm mai anh ra đầu vườn đón ông ta. Atamantsukốp nhà cũng ở rìa làng phải không? Chẳng còn bao ngày nữa, tôi sang đấy ở tạm… Dẫn tôi đi!
Họ lén lút đi tới nhà Atamantsukốp, và trước khi chia tay nhau, Pôlốptxép bảo Iakốp Lukits:
- Thôi, chúc anh khoẻ! Về bà cụ anh, anh nên suy nghĩ… Bà cụ có thể làm hỏng bét công việc của chúng ta… Anh nên lo cái chuyện ấy… Nhớ đón Liachépxki, bảo ông ta biết tôi đang ở đây.
Y ôm hôn Iakốp Lukits, chạm đôi mô khô khốc lên cái má cứng ráp lởm chởm râu ria của lão rồi bỏ đi, dường như dán mình vào bức tường lâu không quét vôi lại của ngôi nhà, và mất hút…
Iakốp Lukits trở về nhà. Lên giường nằm, bằng một cử chỉ thô bạo khác thường lão hích vợ dịch vào góc giường và nói:
- Này tôi bảo… từ nay đừng cho bà cụ ăn nữa… và cũng đừng cho uống nước… đằng nào thì bà cụ chẳng chết nay cũng chết mai…
Mụ vợ Iakốp Lukits đã sống với chồng một cuộc đời đằng đẵng và vất vả, chỉ kêu thốt lên:
- Mình! Mình là con!
Thế là Iakốp Lukits, hình như là lần đầu tiên trong suốt thời gian vợ chồng chung sống thuận hoà, thẳng tay quai cho bà vợ không còn trẻ trung gì nữa một quả như trời giáng, và khàn khàn nói bằng một giọng âm thầm:
- Câm mồm! Bà cụ đổ tai đổ vạ cho cả nhà! Câm cái mồm! Muốn đi đày đẩy hẳn?
Iakốp Lukits nặng nhọc nhổm dậy, rút ổ khoá tướng ở cái hòm ra, rón rén đi qua hành lang, khoá trái gian buồng mẹ lại.
Mụ già nghe thấy có tiếng chân bước. Từ những thuở nảo thuở nào mụ đã quen nhận ra tiếng chân con mình trong trăm nghìn tiếng chân khác… Bảo làm sao mà mụ lại không nhận ra được tiếng chân con bằng tai nghe, dù là con mụ đi mãi đằng xa? Năm mươi năm có lẻ về trước, hồi ấy mụ còn là một thiếu phụ kô-dắc xinh đẹp, mụ chẳng đã từng ngừng tay nấu nướng vá may, mỉm cười hân hoan lắng nghe tiếng bước lạch bạch chập chững, ngập ngừng trên sàn buồng bên của đôi bàn chân nhỏ xíu đi đất của thằng con đầu lòng, thằng Iakốp bé bỏng, thằng con một đẹp nhất đời của mụ, đang lẫm chẫm tập đi. Về sau mụ vẫn từng nghe tiếng chân bé bỏng của thằng nhỏ Iakốp con mụ đi học về nhảy lộp cộp trên bực thềm. Hồi ấy nó vui tươi và tưng tưng như một chú dê cõn. Mụ chả nhớ hồi tuổi ấy có bao giờ nó đi bước một không, độc thấy nó chạy, mà nào có chạy như người ta! Nó vừa chạy vừa nhảy cẫng, đúng như một chú dê cõn mà… Cuộc đời mụ lững lờ trôi, như mọi cuộc đời khác, niềm vui thì hiếm và ngắn chẳng tày gang, đắng cay thì nhiều và triền miên; thế rồi, là một bà mẹ tuổi đã dòng dòng, mụ đêm đêm bực mình dỏng tai nghe tiếng bước nhẹ như lướt của thằng Iakốp, một chàng trai nhanh nhẹn dáng người cân đối, đứa con mà mụ lấy làm hãnh diện. Khi nó đi chơi khuya về, tưởng đâu như dép nó không chạm mặt sàn, vì bước chân của nó sao mà thoăn thoắt, nhẹ nhàng. Thằng con mụ đã trở thành một người lớn có gia đình vợ con lúc nào mụ cũng chẳng biết. Chân nó bước đã có cái vẻ tự tin chắc nịch. Từ lâu trong nhà đã vang lên bước chân người chủ, một người đàn ông đã đứng tuổi, hầu như là một ông già, thế mà đối với mụ người ấy vẫn là thằng Iakốp, như xưa, và mụ vẫn thường nằm chiêm bao thấy nó là một thằng cu con có mái tóc vàng…
Và bây giờ cũng vậy, nghe thấy tiếng bước chân nó, mụ cất cái giọng bà lão khàn khàn hỏi:
- Iakốp, con đấy ư?
Thằng con mụ không trả lời. Nó đứng nán lại một lát bên cửa rồi đi ra sân, chẳng hiểu sao lại rảo bước lên. Qua giấc chập chờn mụ loáng thoáng nghĩ: “Sáng danh Chúa! Mình đã mang nặng đẻ đau ra một anh kô-dắc tốt, một ông chủ biết lo công lo việc! Mọi người ngủ cả, còn nó thì đi quanh xem xét nhà cửa”. Và nụ cười hãnh diện của người mẹ thoáng hiện trên đôi môi khô héo nhợt nhạt của mụ…
Từ đêm hôm đó, tình hình trong nhà xấu hẳn đi…
Mụ già kiệt sức lả đi nhưng vẫn không chịu chết; mụ van xin cho mụ một mẩu bánh thôi, một hụm nước thôi, và Iakốp Lukits rón rén đi qua ngoài hành lang, nghe thấy tiếng thều thào nghẹn ngào hầu như không thành tiếng của mụ:
- Iakốp! Con của mẹ ơi! Sao thế này hả con? Thì cũng cho mẹ tí nước chứ!
… Mọi người bán xới khỏi căn nhà rộng mênh mông. Hai vợ chồng Xêmiôn ngày đêm ở tịt ngoài sân, ngoài vườn, còn mụ vợ Iakốp Lukits có việc gì cần vào nhà thì lúc ra cứ khóc nức nở. Đến chiều ngày thứ hai, khi cả nhà ngồi vào bàn ăn tối, sau một lúc im lặng kéo dài, Iakốp Lukits nói:
- Trong lúc chờ đợi, hay là ta xuống ở tạm dưới bếp?
Xêmiôn run bắn người lên, rời bàn đứng dậy, loạng choạng như bị ai xô, bỏ đi ra…
… Đến ngày thứ tư thì trong nhà lặng ngắt, không nghe thấy gì nữa. Iakốp Lukits đưa ngón tay run lẩy bẩy mở khoá, cùng với vợ bước vào căn phòng mới đây còn là nơi mẹ lão sống. Mụ già nằm sóng soài dưới sàn, gần bậu cửa. Và một chiếc găng tay da đã cũ bỏ quên lay lắt trên trốc lò sưởi từ mùa đông năm ngoái có vết nhay cắn của hai hàng lợi rụng hết răng của mụ… Còn nước thì xem có vẻ mụ đã tìm thấy trên khung cửa sổ, là những hạt mưa bụi li ti hầu như mắt không trông thấy, tai không nghe thấy, lọt qua khe cửa chớp, và có thể là những hạt sương của cái mùa hè mây mù này…
Các bà bạn của mụ lau rửa cái thân thể khô đét răn reo của mụ, mặc quần áo đẹp cho mụ, khóc vài tiếng, và lúc chôn cất mụ, không ai đã khóc lóc ai oán như Iakốp Lukits Mất mát, đau đớn và hối hận đã nhập cục lại thành một tảng đá đè nặng lên ruột gan lão ngày hôm ấy…
Lão nằm mơ thấy mình đứng trước bệ đọc kinh, trẻ măng và bảnh bao trong bộ cánh chú rể, và bên lão là Liachépxki mặc áo dài cô dâu, trùm tấm khăn voan nom như một đám mây trắng, đang ngó ngoáy nhí nhảnh, giương con mắt dâm dật đầy giễu cợt hau háu nhìn lão và cứ nhấm nháy suốt với lão một cách trâng tráo, châm chọc. Iakốp Lukits hình như đã bảo hắn; “Anh Vátxláp Ápguxtôvits này, chúng mình lấy nhau không ổn đâu: anh chẳng gì thì cũng là một anh đàn ông. Chuyện này còn ra cái thể thống quái gì nữa? Mà tôi thì cũng lại có vợ rồi. Thôi, ta hãy trình cha cụ rõ đầu đuôi, kẻo không cha lại biến chúng mình thành trò cười cho thiên hạ mất!”. Nhưng Liachépxki lại đưa bàn tay lạnh ngắt nắm lấy Iakốp Lukits, ghé vào lão, thủ thỉ nỉ non: “Đừng nói ai biết anh đã có vợ nhá! Còn em, anh Iakốp thân yêu ạ, em sẽ là một người vợ ác chiến ghê lắm, đến nỗi làm anh không thở được nữa cơ!”. Iakốp Lukits muốn kêu lên: “Cút cha mày đi cho rồi, thằng chột khốn nạn!”, và cố giằng tay ra khỏi bàn tay Liachépxki mà không được: mấy ngón tay Liachépxki lạnh ngắt, cứng như thép, còn tiếng của Iakốp Lukits nói thì nghe điếc tịt đến là lạ, và đôi môi lão nhũn như bông thấm nước… Điên tiết lên, Iakốp Lukits nhổ toẹt một bãi và choàng tỉnh dậy. Râu lão và mặt gối của lão dớt dãi lầy nhầy…
Lão còn chưa kịp làm dấu và thều thào “lạy Chúa là đấng…” thì đã lại chìm trong giấc chiêm bao khác. Lão thấy mình cùng với thằng Xêmiôn, con trai lão, cùng với Agaphôn Đúpxốp và bà con dân làng đang tha thẩn trên một cánh ruộng mênh mông, hái cà chua dưới sự kiểm soát của những nữ giám thị trẻ mặc đồ trắng. Bản thân Iakốp Lukits cũng như mọi người nam giới khác không hiểu sao lại trần như nhộng, nhưng ngoài lão ra thì chẳng ai thấy xấu hổ về sự trần truồng của mình cả. Đúpxốp đứng quay lưng về phía lão, cúi lom khom xuống một khóm cà chua. Iakốp Lukits chết ngạt đi vì cười và vì bực dọc, bảo hắn: “Thằng ngu mặt rỗ kia, cúi vừa vừa thôi chứ nào! Có đàn bà con gái thì cũng phải biết ngượng tí chứ!”.
Lão thì cứ lúng ta lúng túng ngồi xổm, hái cà bằng độc một tay phải, còn tay trái thì ủ khư khư như người tắm truồng trước khi lội xuống nước…
Tỉnh dậy, Iakốp Lukits ngồi hồi lâu trên giường, thẫn thờ nhìn trước mặt bằng đôi mắt ngơn gác sợ hãi: “Mơ rặt thấy những hcuyện thối tha thế là gở lắm đây! Thế nào cũng cóc huyện chẳng lành!”. Lão bụng bảo dạ như vậy, tronglòng nặng như đá đeo, vàc hỉ nghĩ đến những chuyện mình vừa miộng mị xong, lão đã nhổ toẹt một bãi, nhổ thật, chứ không phải nhổ trong mơ nữa.
Lão mặc quần áo trong một tâm trạng u ám nhất, đá hất con mèo đến cọ cọ vào người lão làm nũng; ngồi vào ăn sáng, chuyện chẳng đâu vào đâu lão cũng phết cho vợ hai tiếng “đồ ngu”, còn cô con dâu dại dột nói leo vào câu chuyện làm ăn thì bị lão giơ thìa doạ đánh, làm như ả là một đứa con nít chứ không phải gái có chồng. Thái độ cau có của ông bố làm Xêmiôn khoái lắm: hắn làm ra bộ mặt sợ hãi thộn nghệch, nhấm nháy mắt với vợ, và cô vợ nín cười, người cứ rung lên bần bật. Thế là Iakốp Lukits nổi điên lên: lão quẳng cái thìa xuống bàn, quát tháo, tức giận lạc cả giọng:
- Cười cho lắm vào, rồi có lúc ròn cười tươi khóc.
Lão bỏ dở bữa đứng dậy cho cả nhà biết tay lão; nhưng chẳng may hất phải bát xúp nóng đang ăn dở, đổ tung toé ra quần. Cô con dâu ôm mặt bỏ chạy ra ngoài. Xêmiôn vẫn ngồi nguyên chỗ, đầu gục xuống hai cánh tay khoanh trên bàn; chỉ có tấm lưng vai u thịt bắp của hắn cứ rung lên. Ngay cả bà vợ lão xưa nay cấm thấy cười bao giờ cũng phải bật cười. Mụ vừa cười vừa hỏi chồng:
- Thầy nó hôm nay sao vậy? Ngủ dậy bước phải chân trái hay lại mộng mị chuyện gì gở rồi?
- Sao mày biết, con mụ trời đánh? – Iakốp Lukits điên tiết quát lên và nhảy bổ đi ra.
Đến cửa bếp, lão móc phải cái đinh đóng chìa ra ở khung cửa làm cánh tay áo sơmi xatanh mới toanh rách toạc đến tận khuỷu. Lão trở vào phòng mình, lục hòm tìm áo khác thay, nhưng lại sơ ý, để nắp hòm tựa chênh vênh vào tường đổ sập xuống, choang vào đầu lão một cái như trời giáng.
- Bố tiên sư cha nó! Hôm nay vớ phải cái ngày khỉ gió gì mà sao lắm chuyện! – Iakốp Lukits hậm hực thốt lên, bải hoải ngồi phịch xuống tấm ghế đẩu, tay thận trọng sờ nắn cái bướu tướng nổi u sau gáy.
Lão lóng ngóng thay quần áo, cởi bỏ cái quần dây đầy xúp và chiếc áo sơmi rách ra, nhưng trong lúc lật đật bối rối, mặc quần mới vào lại quên không cài cúc. Cứ tênh hênh như thế lão đi tới gần trụ sở nông trang, trong bụng rất thắc mắc không hiểu sao các mụ lão gặp dọc đường chào hỏi lão lại cứ tủm tỉm đến là khó hiểu và cứ vội quay mặt đi… Bác Suka le te đi tới đã nói toạc móng heo, giải quyết cho lão điều thắc mắc ấy. Bác dừng lại, đon đả hỏi:
- Iakốp Lukits ạ, ông đã già đi tợn, hỉ?
- Vâng, ông thì trẻ. Trẻ đâu chả thấy, chỉ thấy mắt đỏ như mắt cá chày, và toét nhèm…
- Ấy, thức đêm đọc sách nên mắt lão toét đấy. Chả còn sống được mấy năm nữa, đọc tí sách nâng cao trình độ mà, nhưng được cái lão ăn mặc vẫn tử tế; còn ông thì đã có vẻ lú lẫn, như khọm lắm rồi vậy…
- Tôi lú lẫn cái gì?
- Quên cả đóng cửa chuồng, con lợn sổng ra mất bây giờ…
- Thằng Xêmiôn sẽ đóng chứ sao. - Iakốp Lukits lơ đãng đáp.
- Cửa chuồng ấy của ông thì thằng Xêmiôn chả đóng được đâu…
Giật mình chợt đoán ra; Iakốp Lukits cúi nhìn xuống, kêu lên một tiếng, rồi thoăn thoắt mười đầu ngón tay. Để những tai bay vạ gió trút lên đầu lão trong cái buổi sáng ẩm ương ấy được trọn vẹn, lão vừa ào tới sân ban quản trị thì xéo ngay phải một củ khoai tây rơi lăn lóc đó, trượt chân ngã sóng soài.
Thế này thì quá lắm! Tất cả những chuyện ấy xảy ra chẳng phải không dưng đâu. Iakốp Lukits vốn tính mê tín đinh ninh trong bụng rằng một tai hoạ tày đình gì đó đang rình lão. Mặt tái mét, môi run lập cập, lão bước vào phòng Đavưđốp, nói:
- Báo cáo đồng chí Đavưđốp, tôi ốm, đồng chí cho tôi nghỉ hôm nay. Cậu thủ kho sẽ thay tôi.
Đavưđốp đáp, vẻ thông cảm:
- Ồ, trông bác có vẻ mệt thật đấy. Cứ nghỉ thôi. Bác đến cậu y sĩ bây giờ, hay là phải báo cho cậu ấy đến nhà xem cho bác?
Iakốp Lukits ngán ngẩm xua tay:
- Y sĩ cũng chẳng ăn thua gì đâu, tự tôi khắc khỏi…
Về đến nhà, lão bắt đóng kín cửa chớp lại, cởi quần áo, lên giường nằm, nhẫn nhục đợi cái tai hoạ đang lảng vảng quanh đâu đó… Lão than thở trong bụng: “Cái chính quyền chó chết ấy! Ngày cũng như đêm, nó không để cho người ta yên thân lúc nào! Đêm thì mộng mị toàn những chuyện dấm dớ mà thời trước có nằm mơ thấy bao giờ, ngày thì hết chuyện ẩm ương nọ đến chuyện ẩm ương kia, như cái tội cái nợ… Với chính quyền này thì mình chả sống nổi được hết cái số Chúa ban cho mình đâu! Thế nào mình cũng chết yểu!”.
Nhưng ngày hôm ấy Iakốp Lukits đã hoài công thấp thỏm: cái tai hoạ kia đã nấn ná lại ở chỗ nào đó và hai ngày đêm sau mới đến, và đến từ cái phía lão ít ngờ nhất…
Trước khi đi ngủ Iakốp Lukits đã nốc cạn một cốc vốtka cho vững dạ, qua một đêm ngủ ngon lành, chẳng mộng mị gì cả, và sáng dậy tinh thần lên hẳn, phấn khởi nghĩ bụng: “Thoát rồi!”. Ngày hôm ấy trôi qua đi trong những công việc bận rộn hàng ngày. Nhưng hôm sau, vào ngày chủ nhật, lúc trước bữa ăn trưa, lão để ý thấy vợ có vẻ băn khoăn điều gì, liền hỏi:
- Này, hình như mẹ nó có điều gì bứt rứt trong bụng hả? Hay là con bò cái ốm? Hôm qua nó đi ăn cỏ về, tôi cũng đã thấy nó có vẻ uể oải.
Mụ vợ quay sang bảo con trai:
- Xêmiôn, anh đi ra ngoài, bu có tí việc cần nói với thày…
Xêmiôn đang đứng soi gương chải đầu khó chịu nói:
- Cái gì mà rặt thấy những chuyện bí mật thế không biết? Mấy ông bạn của thày mà quỷ nào tròng lên cổ ta, ngày đêm lúc nào cũng thấy thì thà thì thầm trong xó buồng, bây giờ lại đến thày bu… Cứ những chuyện kín kín hở hở ấy thì chả mấy chốc không sống nổi được ở cái nhà này nữa đâu. Chẳng phải là nhà nữa, mà là cái nhà tu kín: chỗ nào cũng độc thấy thì thà thì thào, nhỏ to…
Iakốp Lukits lộn ruột lên:
- Mày thì biết cái gì mà chõ mõm vào đây, đồ lợn con! Bảo mày đi ra, thì mày đi ra! Bây giờ lại sinh ra cái thói lắm mồm lắm miệng đấy hả… Liệu mà bép xép, không rồi lại ăn cái vả vào miệng sớm!
Xêmiôn phát khùng lên, quay sang phía bố, nói giọng trầm trầm:
- Cả thày nữa, thày cũng doạ tôi vừa vừa chứ! Nhà ta còn có ai bé bỏng, non gan đâu. Bây giờ lại cứ người nọ doạ dẫm người kia rồi thì chả ra gì đâu…
Hắn đi ra, đóng sầm cửa lại. Iakốp Lukits điên tiết thốt lên:
- Bà xem con bà hay chưa! Hảo hán nhỉ, quân chó đẻ!
Mụ vợ xưa nay không bao giờ cãi lại chồng, dè dặt đáp:
- Biết nói thế nào với thày nó? Cũng là đến khổ với mấy ông khách ăn hại của thày nó. Sống lúc nào cũng nơm nớp, ốm cả người! Thày nó cẩn thận đấy, chính quyền người ta đến lục soát thì chết ráo cả! Ta bây giờ không phải là sống nữa, mà là lo ngay ngáy, sột soạt một cái, kịch một cái là đã hết hồn rồi! Lạy Chúa tha cho, đừng bắt ai phải sống kiểu như vậy! Nghĩ đến thày nó, nghĩ đến thằng Xêmiôn, tôi lo cứ rối cả ruột. Mấy ông khách nhà ta mà lộ ra, người ta sẽ bắt, và bắt cả hai cha con nữa. Còn lại hai mẹ con tôi đàn bà con gái thì biết sẽ ra sao? Xách bị đi ăn mày chắc?
Iakốp Lukits ngắt lời mụ:
- Thôi im đi! Tôi không cần hai mẹ con bà dạy khôn. Bà bảo có việc gì muốn nói, thì nói đi!
Lão cài chặt cả hai cửa lại, rồi ngồi xuống sát bên vợ. Thoạt đầu lão nghe mụ nói, bề ngoài không để lộ ra cái lo trong bụng, nhưng về cuối, lão không trấn tĩnh nổi nữa, đứng bật dậy, lồng lên trong gian bếp, hoang mang thều thào:
- Chết ráo cả! Cụ giết con cháu! Chặt đầu con cháu!
Hoàn hồn lại một chút, lão nốc lền một lúc hai cốc vại nước, rồi buông mình xuống tấm ghế dài, ruột rối như mớ bòng bong.
- Bây giờ làm thế nào, hả thày nó?
Iakốp Lukits chẳng đáp. Lão không nghe thấy câu vợ hỏi…
Qua lời vợ kể, lão được biết rằng gần đây có bốn mụ già đến nhà, nằng nặc đòi được gặp các ngài sĩ quan. Các mụ nóng lòng muốn biết đến bao giờ thì các ngài sĩ quan, với sự giúp đỡ của Iakốp Lukits che giấu họ và của anh em kô-dắc khác trong ấp, sẽ nổi dậy lật đổ cái chính quyền xôviết vô đạo kia. Vợ lão đã hoài công giải thích cho các mụ là trong nhà chả chứa chấp ông sĩ quan nào cả. Con mụ còng nanh nọc Lôsilina nghe giải thích đã nổi tam bành lên bảo vợ lão: “Này, nhà bác còn ít tuổi quá, không điêu nổi với tôi đâu! Chính mồm bà mẹ chồng nhà bác bảo chúng tôi là có các ông sĩ quan sống trong buồng xép nhà bác từ mùa đông năm ngoái mà. Chúng tôi biết các ông ấy bí mật, không để ai biết, nhưng chúng tôi không hở ra với ai đâu. Nhà bác cứ dẫn chúng tôi vào gặp ông chỉ huy, cái ông gọi là Alếchxanđrơ Anhiximôvits ấy!”.
… Bước vào phòng Pôlốptxép, Iakốp Lukits run bắn cái run mà lão đã từng biết mùi. Lão tưởng Pôlốptxép nghe chuyện xong sẽ nổi khùng lên, thượng cẳng chân hạ cẳng tay, và lão run rẩy như một con chó cúi đầu cam chịu tội. Nhưng sau khi nghe lão kể xong câu chuyện vợ nói, kể rắm rối, không ra đầu đuôi gì vì quá xúc động, nhưng cũng kể được hết, không dấu diếm điều gì, thì Pôlốptxép chỉ cười khẩy:
- Hoạt động bí mật như mẹ con nhà anh thì thật là nhất, khỏi nói!... Chuyện ấy đáng lẽ phải phòng trước. Vậy là bà lão nhà anh đã chơi khăm ta như thế đấy hả, Iakốp Lukits? Theo anh, bây giờ ta nên làm thế nào?
- Ông nên đi khỏi đây, thưa ông Alếchxanđrơ Anhiximôvits! – Iakốp Lukits được tiếp như vậy phấn khởi quá, đáp lại bằng giọng dứt khoát.
- Bao giờ?
- Càng sớm càng tốt. Gấp lắm rồi.
- Chẳng cần anh nói tôi cũng thừa biết. Nhưng đi đâu?
- Thưa, tôi biết sao được ạ. Thế cái đồng chí… Tôi lỡ mồm, ông tha lỗi cho! Thế ngài Vátxláp Ápguxtôvits đâu rồi ạ?
- Đi rồi. Đêm mai sẽ về. Đêm mai anh ra đầu vườn đón ông ta. Atamantsukốp nhà cũng ở rìa làng phải không? Chẳng còn bao ngày nữa, tôi sang đấy ở tạm… Dẫn tôi đi!
Họ lén lút đi tới nhà Atamantsukốp, và trước khi chia tay nhau, Pôlốptxép bảo Iakốp Lukits:
- Thôi, chúc anh khoẻ! Về bà cụ anh, anh nên suy nghĩ… Bà cụ có thể làm hỏng bét công việc của chúng ta… Anh nên lo cái chuyện ấy… Nhớ đón Liachépxki, bảo ông ta biết tôi đang ở đây.
Y ôm hôn Iakốp Lukits, chạm đôi mô khô khốc lên cái má cứng ráp lởm chởm râu ria của lão rồi bỏ đi, dường như dán mình vào bức tường lâu không quét vôi lại của ngôi nhà, và mất hút…
Iakốp Lukits trở về nhà. Lên giường nằm, bằng một cử chỉ thô bạo khác thường lão hích vợ dịch vào góc giường và nói:
- Này tôi bảo… từ nay đừng cho bà cụ ăn nữa… và cũng đừng cho uống nước… đằng nào thì bà cụ chẳng chết nay cũng chết mai…
Mụ vợ Iakốp Lukits đã sống với chồng một cuộc đời đằng đẵng và vất vả, chỉ kêu thốt lên:
- Mình! Mình là con!
Thế là Iakốp Lukits, hình như là lần đầu tiên trong suốt thời gian vợ chồng chung sống thuận hoà, thẳng tay quai cho bà vợ không còn trẻ trung gì nữa một quả như trời giáng, và khàn khàn nói bằng một giọng âm thầm:
- Câm mồm! Bà cụ đổ tai đổ vạ cho cả nhà! Câm cái mồm! Muốn đi đày đẩy hẳn?
Iakốp Lukits nặng nhọc nhổm dậy, rút ổ khoá tướng ở cái hòm ra, rón rén đi qua hành lang, khoá trái gian buồng mẹ lại.
Mụ già nghe thấy có tiếng chân bước. Từ những thuở nảo thuở nào mụ đã quen nhận ra tiếng chân con mình trong trăm nghìn tiếng chân khác… Bảo làm sao mà mụ lại không nhận ra được tiếng chân con bằng tai nghe, dù là con mụ đi mãi đằng xa? Năm mươi năm có lẻ về trước, hồi ấy mụ còn là một thiếu phụ kô-dắc xinh đẹp, mụ chẳng đã từng ngừng tay nấu nướng vá may, mỉm cười hân hoan lắng nghe tiếng bước lạch bạch chập chững, ngập ngừng trên sàn buồng bên của đôi bàn chân nhỏ xíu đi đất của thằng con đầu lòng, thằng Iakốp bé bỏng, thằng con một đẹp nhất đời của mụ, đang lẫm chẫm tập đi. Về sau mụ vẫn từng nghe tiếng chân bé bỏng của thằng nhỏ Iakốp con mụ đi học về nhảy lộp cộp trên bực thềm. Hồi ấy nó vui tươi và tưng tưng như một chú dê cõn. Mụ chả nhớ hồi tuổi ấy có bao giờ nó đi bước một không, độc thấy nó chạy, mà nào có chạy như người ta! Nó vừa chạy vừa nhảy cẫng, đúng như một chú dê cõn mà… Cuộc đời mụ lững lờ trôi, như mọi cuộc đời khác, niềm vui thì hiếm và ngắn chẳng tày gang, đắng cay thì nhiều và triền miên; thế rồi, là một bà mẹ tuổi đã dòng dòng, mụ đêm đêm bực mình dỏng tai nghe tiếng bước nhẹ như lướt của thằng Iakốp, một chàng trai nhanh nhẹn dáng người cân đối, đứa con mà mụ lấy làm hãnh diện. Khi nó đi chơi khuya về, tưởng đâu như dép nó không chạm mặt sàn, vì bước chân của nó sao mà thoăn thoắt, nhẹ nhàng. Thằng con mụ đã trở thành một người lớn có gia đình vợ con lúc nào mụ cũng chẳng biết. Chân nó bước đã có cái vẻ tự tin chắc nịch. Từ lâu trong nhà đã vang lên bước chân người chủ, một người đàn ông đã đứng tuổi, hầu như là một ông già, thế mà đối với mụ người ấy vẫn là thằng Iakốp, như xưa, và mụ vẫn thường nằm chiêm bao thấy nó là một thằng cu con có mái tóc vàng…
Và bây giờ cũng vậy, nghe thấy tiếng bước chân nó, mụ cất cái giọng bà lão khàn khàn hỏi:
- Iakốp, con đấy ư?
Thằng con mụ không trả lời. Nó đứng nán lại một lát bên cửa rồi đi ra sân, chẳng hiểu sao lại rảo bước lên. Qua giấc chập chờn mụ loáng thoáng nghĩ: “Sáng danh Chúa! Mình đã mang nặng đẻ đau ra một anh kô-dắc tốt, một ông chủ biết lo công lo việc! Mọi người ngủ cả, còn nó thì đi quanh xem xét nhà cửa”. Và nụ cười hãnh diện của người mẹ thoáng hiện trên đôi môi khô héo nhợt nhạt của mụ…
Từ đêm hôm đó, tình hình trong nhà xấu hẳn đi…
Mụ già kiệt sức lả đi nhưng vẫn không chịu chết; mụ van xin cho mụ một mẩu bánh thôi, một hụm nước thôi, và Iakốp Lukits rón rén đi qua ngoài hành lang, nghe thấy tiếng thều thào nghẹn ngào hầu như không thành tiếng của mụ:
- Iakốp! Con của mẹ ơi! Sao thế này hả con? Thì cũng cho mẹ tí nước chứ!
… Mọi người bán xới khỏi căn nhà rộng mênh mông. Hai vợ chồng Xêmiôn ngày đêm ở tịt ngoài sân, ngoài vườn, còn mụ vợ Iakốp Lukits có việc gì cần vào nhà thì lúc ra cứ khóc nức nở. Đến chiều ngày thứ hai, khi cả nhà ngồi vào bàn ăn tối, sau một lúc im lặng kéo dài, Iakốp Lukits nói:
- Trong lúc chờ đợi, hay là ta xuống ở tạm dưới bếp?
Xêmiôn run bắn người lên, rời bàn đứng dậy, loạng choạng như bị ai xô, bỏ đi ra…
… Đến ngày thứ tư thì trong nhà lặng ngắt, không nghe thấy gì nữa. Iakốp Lukits đưa ngón tay run lẩy bẩy mở khoá, cùng với vợ bước vào căn phòng mới đây còn là nơi mẹ lão sống. Mụ già nằm sóng soài dưới sàn, gần bậu cửa. Và một chiếc găng tay da đã cũ bỏ quên lay lắt trên trốc lò sưởi từ mùa đông năm ngoái có vết nhay cắn của hai hàng lợi rụng hết răng của mụ… Còn nước thì xem có vẻ mụ đã tìm thấy trên khung cửa sổ, là những hạt mưa bụi li ti hầu như mắt không trông thấy, tai không nghe thấy, lọt qua khe cửa chớp, và có thể là những hạt sương của cái mùa hè mây mù này…
Các bà bạn của mụ lau rửa cái thân thể khô đét răn reo của mụ, mặc quần áo đẹp cho mụ, khóc vài tiếng, và lúc chôn cất mụ, không ai đã khóc lóc ai oán như Iakốp Lukits Mất mát, đau đớn và hối hận đã nhập cục lại thành một tảng đá đè nặng lên ruột gan lão ngày hôm ấy…
Tập II - Chương 3
Đavưđốp nhớ lao động chân tay đến bần thần cả người. Thân thể mạnh khoẻ cường tráng cuả anh khao khát lao động, thứ lao động nó làm cho chiều đến, các bắp thịt đau dần trong cái mệt bã khoan khoái, và đêm đến, giữa lúc đang thèm muốn nghỉ ngơi thì giấc ngủ ập ngay tới, ngon lành, không mộng mị.
Một hôm, Đavưđốp đến xưởng rèn kiểm tra công việc sửa chữa liềm cỏ của nông trang. Cái mùi nồng gắt của sắt đỏ và than hồng, tiếng đe búa rậm rịch và tiếng thở dài não nuột, khò khè già nua của chiếc bễ rèn cổ kính làm ruột gan anh nao nao. Anh đứng lặng mấy phút trong gian xưởng tối xâm xẩm, say sưa nhắm mắt lại rạo rực hít thở những mùi vị anh đã quen thuộc từ tấm bé, quen thuộc đến thấy tê tái cả người, rồi không cưỡng lại nổi sự quyến rũ, anh vớ lấy cái búa… Anh làm thông hai ngày, từ sáng sớm đến tối mịt, không ló mặt ra khỏi xưởng. Thức ăn, cái uống thì bà chủ nhà mang đến cho anh. Nhưng cái kiểu lao động khỉ gió gì mà cứ nửa giờ một lại có người đến bắt anh dừng tay, miếng sắt móng ngựa kẹp ở đầu gọng kìm lại nguội xám đi, bác phó rèn già Ipôlít thì càu nhàu còn thằng phó nhỏ thì cười nhăn nhở khi thấy bàn tay quai búa đã mỏi dừ của Đavưđốp chốc chốc lại buông rơi cây bút chì xuống nền đất, và vạch lên trang giấy công văn không phải là những chữ ngay ngắn rõ ràng mà là những hình nguệch ngoạc, xiêu vẹo.
Làm việc kiểu thế này thì thèm vào, và để khỏi gây phiền hà cho bác Ipôlít, Đavưđốp bỏ xưởng rèn ra về, chửi thầm trong bụng; mặt lầm lầm cau có, anh đến trụ sở ngồi.
Anh mất trọn mấy hôm vào việc giải quyết những công việc hàng ngày, sự vụ nhưng rất cần thiết: kiểm tra lại những bản thống kê và cơ man nào là giấy tờ sổ sách kế toán, nghe báo cáo của các đội trưởng, xem xét đơn từ của nông trang viên, họp hành, tóm lại là những việc mà thiếu nó thì không thể có tổ chức sản xuất tập thể lớn, nhưng cũng là cái mặt công tác ít hấp dẫn Đavưđốp nhất.
Đêm anh đâm ra khó ngủ, sáng dậy đầu nhức như búa bổ, ăn quấy quá cho qua bữa, và từ đó đến chiều tối không lúc nào rũ bỏ được cái cảm giác bứt rứt bần thần rất khó hiểu, xưa nay anh chưa từng bị. Rồi chính anh cũng không để ý, anh đã phần nào buông thả mình, sinh ra cái thói cáu kỉnh mà trước kia anh không hề có, và ngay như nhìn bề ngoài cũng kém xa cái anh chàng hoạt bát tươi tắn ngày nào mới đặt chân đến Grêmiatsi Lốc. Trời sinh ra cái ả Luska kia làm gì để anh cứ nghĩ miết đến nó thế này, nghĩ rất là linh tinh… Cái ả chết tiệt ấy đi ngang qua đường đời anh thật sẽ chỉ mang lại cho anh tai bay vạ gió mà thôi!
Một hôm, ngắm nghía bộ mặt gầy tọp đi của Đavưđốp bằng đôi mắt lim dim giễu cợt, Radơmiốtnốp nói:
- Gầy tợn thế, hả Xêmiôn? Nom cậu bây giờ cứ như một con bò cày già qua một mùa đông đói cỏ: điệu này thì cứ đến đổ giữa luống mất thôi, nom bơ phờ, lông lá xơ xác… Thay lông hay sao đấy? Mà cậu cũng nên bớt tơ tưởng bọn gái làng chúng mình đi, nhất là những ngữ trốn chúa lộn chồng. Cái trò ấy hại sức khoẻ lắm đấy…
- Anh đút nút hộ tôi cái lối khuyên nhủ vô duyên ấy đi!
- Này đừng sửng cồ thế. Mình có quý cậu mới khuyên.
- Cậu là cứ chuyên môn tưởng tượng ra đủ mọi chuyện dấm dớ, thực tế thế!
Mặt Đavưđốp đỏ dần lên, rồi chín rừ. Không đủ sức che giấu sự bối rối của mình, anh vụng về lái sang chuyện khác. Nhưng Radơmiốtnốp không chịu buông tha:
- Cậu học được ở đâu cái lối đỏ mặt thế hả, ở hải quân hay ở nhà máy? Không phải đỏ riêng cái mặt, mà đỏ cả cổ! Khéo đỏ cả người nữa cũng nên. Cởi áo ra tớ xem.
Chỉ đến khi thấy đôi mắt đục ngầu của Đavưđốp ánh lên một ánh dữ tợn, Radơmiốtnốp mới lái ngoắt chuyện sang hướng khác, ngáp dài một cái uể oải, bàn chuyện cỏ khô. Đôi mi mắt trĩu xuống cuả anh làm ra vẻ buồn ngủ, nhưng hàng ria vàng hoe của anh không giấu nổi, hoặc cũng chẳng buồn giấu một nụ cười hóm hỉnh.
Radơmiốtnốp đoán già đoán non hay là biết rõ Đavưđốp đi lại với Luska? Biết thì đúng hơn. Nhất định là biết rồi! Và giữ bí mật làm sao được chuyện ấy khi mà con mụ Luska trâng tráo kia chẳng những không muốn giữ, mà lại còn cố tình phô trương ra. Chắc hẳn việc mụ bị chồng là một ông bí thư chi bộ cho ra rìa nhưnng lại không bị hắt hủi, mà vớ được chính ông chủ tịch nông trang chứ không phải là một anh nông trang viên lèm nhèm nào, đã làm cho lòng tự ái rẻ tiền của Luska thoả mãn.
Mấy lần ả đã sóng đôi với Đavưđốp đi ở trụ sở nông trang ra, và bất chấp tập quán nghiêm khắc của xóm làng, ả khoác lấy tay anh, thậm chí còn hơi nép vào vai anh, Đavưđốp nhớn nhác nhìn quanh, chỉ kinh gặp Maka; nhưng anh không rút tay ra và, lựa chân theo nhịp chân của ả, anh bước những bước ngắn cũn, như một chú ngựa bị buộc chân, và không hiểu sao đường phẳng phiu mà cứ vấp luôn… Bọn trẻ hỗn như ranh – cái tai vạ của những đôi trai gái – lẵng nhẵng chạy theo họ giở đủ mọi bộ điệu, nheo nhéo hò reo:
Bột chua ta nặn ta nhào
Thành anh thành ả dính vào với nhau.
Chúng đem cái đầu óc sáng kiến tai ác của chúng ra biến hoá vô tận hai câu hát lèm bèm ấy và trong khi Đavưđốp mồ hôi toát ra như tắm, trong bụng rủa thầm cả bọn nhãi lẫn Luska lẫn cái tính thiếu quả quyết của mình, cùng với ả đi chưa được hai góc phố thì “bột chua” đã lần lượt biến thành bột nhão, bột trứng, bột bơ, bột ngọt và v.v.. Rốt cuộc Đavưđốp đã mất hiết kiên nhẫn; anh khẽ gỡ mấy ngón tay đen giòn của Luska đang bám chặt vào khuỷu tay anh, nói: “Xin lỗi, anh bận, vội đi đằng nằy”, rồi rảo bước bứt lên trước. Nhưng thoát khỏi bọn trẻ dai như đỉa đâu phải chuyện đơn giản. Chúng chia thành hai tốp, một tốp ở lại trêu Luska, một tốp đuổi theo bám riết lấy Đavưđốp. Chỉ còn một cách có hiệu quả để dứt khỏi cái đuôi ấy: Đavưđốp bước tới một hàng rào gần đó, làm ra vẻ định bẻ một cái roi, thế là lập tức bọn nhãi vù đi như một đàn chim sẻ, để lại ông chủ tịch nông trang hoàn toàn làm chủ trận địa…
Cách đó ít lâu, một đêm tối như hũ nút, Đavưđốp và Luska đã chạm trán phải ông già gác chiếc cối xay gió sau làng, xa xa ngoài thảo nguyên. Ông già Verinhin đang đắp áo dipun nằm dưới một cái hang chồn cũ đào trong gò. Thấy bóng một đôi trai gái đang tiến thẳng tới, khéo xéo lên mình, ông chồm bật dậy, đứng thẳng người, hô gắt lên theo đúng phép nhà binh:
- Ai? Đứng lại!
Và giương ra khẩu súng cũ rích, đã thế lại chưa nạp đạn.
- Ta cả đây. Tôi đây mà, cụ Verinhin ạ! – Đavưđốp miễn cưỡng đáp.
Anh quay ngoắt trở lại, kéo Luska theo sau, nhưng cụ Verinhin đuổi theo kịp, năn nỉ:
- Đồng chí Đavưđốp ơi, có thuốc hút không? Đủ một điếu thôi mà. Thèm thuốc đến ù cả tai!
Luska không quay đi, chẳng lánh sang bên,và cũng chẳng kéo khăn che mặt. Ả thản nhiên nhìn Đavưđốp lật đật dốc thuốc lá trong túi ra, và cũng tỉnh bơ như thế, nói:
- Đi thôi, anh Xêmiôn. Và này, bác Nhikôlai ơi, bác nên cảnh giác bọn trộm cắp chứ không phải cảnh giác với trai gái đi ăn sương ngoài thảo nguyên. Đâu phải chỉ có kẻ gian là đi đêm…
Bác Nhikôlai cười ha hả vài tiếng, thân mật vỗ vai Luska:
- Này, cô em ơi… đêm hôm là chuyện tối tăm: biết ai là trai gái ăn sương, ai là ăn trộm? Nghề canh gác của lão là bảo vệ cối xay, thấy bất cứ ai cũng hô đứng lại, bởi vì trong cối xay là thóc nông trang, chứ đâu phải phân bò. Thôi, lão xin cảm ơn về cái chất khói. Chúc anh chị hạnh phúc! Và may mắn…
Khi còn lại hai người với nhau, Đavưđốp hạch Luska, giọng bực dọc ra mặt:
- Cái lối đâu em nói leo vào như thế? Em mà lánh đi thì có khi ông ấy chẳng nhận ra em đâu.
Luska đáp lại ráo hoảnh:
- Em đâu phải mười sáu, và cũng chẳng phải gái tơ mà sợ xấu hổ với mấy lão già ngu ngốc ấy.
- Nhưng dẫu sao…
- Dẫu sao cái gì?
- Tại sao em lại cứ phải trương ra như thế?
- Thế lão ấy là gì đối với em, bố đẻ hay bố chồng?
- Anh thật không hiểu em…
- Cứ chịu khó vắt óc ra, rồi khắc hiểu.
Đêm tối, Đavưđốp không trông thấy nhưng nghe giọng thì đoán là Luska đang cười tủm. Thất vọng trước thái độ của ả là đàn bà con gái mà coi thường thanh danh, ngồi xổm lên dư luận như vậy, anh bốc lên:
- Nhưng, con rồ ạ, em cũng phải hiểu là anh lo cho em chứ!
Luska đáp, càng ráo hoảnh hơn nữa:
- Đừng bận tâm. Em khắc lo lấy. Anh hãy lo cho thân anh.
- Anh cũng lo cho cả anh nữa.
Luska đứng sững ngay lại, xấn sát vào người Đavưđốp. Giọng ả nói vang lên một vẻ đắc thắng cay chua:
- Anh chường là anh chường ơi, anh phải nói toẹt ra như thế ngay từ đầu chứ! Anh chỉ lo cho anh mà thôi, anh ngại cho chính bản thân anh bị người ta bắt gặp ngoài thảo nguyên với gái. Còn như đối với lão Nhikôlai, đêm hôm anh phết tôi hay phết ai thì cũng vậy thôi mà.
Đavưđốp cáu lắm:
- “Phết”? Ăn với nói!
- Thế thì nói thế nào? Lão Nhikôlai sống đã lõi đời, và thừa biết là đêm hôm anh lôi tôi ra đây tất nhiên không phải để hái dâu dại. Và anh đâm ra sợ dân làng lương thiện và bà con nông trang viên đứng đắn nghĩ nọ nghĩ kia về anh. Đúng vậy không? Chứ anh lo khỉ gió gì cho tôi! Anh chẳng chạy nhông ngoài đồng với tôi thì cũng chạy nhông với một con khác. Anh muốn được chơi, đồng thời lại giữ được bí mật, tâm ngẩm tầm ngầm, để không ai biết là anh đi phết gái. Tôi đi guốc vào bụng anh rồi, anh khôn lỏi lắm! Nhưng, anh chường ơi, làm sao mà giữ kín được suốt đời hả anh? Ôi chao, thế mà là lính thuỷ nữa cơ đấy! Làm sao mà anh lại sinh ra nông nỗi ấy hả? Tôi chẳng sợ, còn anh lại sợ? Thành thử, tôi hoá ra là đàn ông, còn anh thì là đàn bà, thế chứ gì?
Luska ăn nói có vẻ cợt nhả hơn là đanh đá, nhưng xem chừng ả hậm hực về thái độ anh chàng người yêu của mình. Ả lặng thinh một lát rồi khinh khỉnh liếc nhìn anh một cái, cởi thốc luôn cái váy láng đen đang mặc ra, hạ lệnh:
- Cởi quần ra!
- Điên à! Cởi làm gì?
- Mặc váy tôi vào, còn quần anh đưa đây, tôi mặc. Như thế mới phải! Trong cái trò đời này, sử xự thế nào thì phải ăn mặc thế ấy. Nào, mau lên!
Đavưđốp bật cười, mặc dù cũng bị chạm tự ái vì lời lẽ và ý kiến đòi đổi váy của Luska. Cố hết sức nén cơn bực dọc đang dâng lên trong bụng, anh nói nhỏ:
- Thôi đừng giở trò nữa, Luska! Mặc váy vào, về thôi.
Luska miễn cưỡng, lừng khừng mặc váy vào, sửa lại mái tóc xoà ra dưới mép khăn vuông, và bỗng nói, giọng bất ngờ buồn rứt:
- Em chán anh ghê lắm, lính thuỷ gì mà như cáy!
Từ đó về đến tận làng họ không nói với nhau một lời. Tới đầu ngõ họ cũng lại lẳng lặng như thế mà chia tay nhau. Đavưđốp lạnh lùng cúi đầu chào, Luska cũng khẽ gật đầu một cái, rồi đi khuất sau cổng, tan đi trong bóng đen kịt của cây phong già…
Mấy ngày sau họ không gặp nhau, rồi một buổi sáng, Luska mò tới trụ sở nông trang, ngồi ngoài hành lang kiên nhẫn đợi cho đến lúc người khách cuối cùng ra về. Đavưđốp định đóng cửa phòng mình lại thì trông thấy Luska. Ả ngồi trên tấm ghế dài, hai chân doạng ra như đàn ông, hai đầu gối tròn trĩnh kéo căng tà váy, miệng cắn hạt quỳ và mỉm cười lâng lâng.
- Cắn hạt quỳ không, đồng chí chủ tịch ơi? - Ả hỏi nhỏ, giọng nghịch ngợm. Đôi lông mày kẻ chỉ của ả khẽ rung rung, và đôi mắt ả nhìn với vẻ ranh mãnh ra mặt.
- Sao cô không đi làm cỏ?
- Đi bây giờ đây, anh không thấy em mặc quần áo lao động à? Em tạt vào dặn anh… Xẩm tối hôm nay anh ra nhá, chỗ bãi thả bò. Em sẽ đợi anh ở gần kho thóc nhà Lêônốp. Biết chỗ không?
- Biết.
- Anh ra chứ?
Đavưđốp lẳng lặng gật đầu, rồi đóng chặt cửa lại.
Anh ngồi hồi lâu bên bàn, chìm đắm trong mối tơ vò, hai nắm tay chống má, đăm đăm nhìn vào một điểm. Anh có chuyện phải suy nghĩ!
Ngay hồi trước cái bữa đầu hai người giận nhau, Luska đã hai lần đến chơi nhà anh vào buổi tối. Ả ngồi một lúc, rồi nói toe toe:
- Đưa em về đi, anh Xêmiôn! Ngoài đường tối om, đi một mình em hãi lắm. Hãi kinh lên được! Từ hồi bé tính em đã nhát nhát là, hãi tối lắm…
Đavưđốp cau lại một cái dữ tợn, lừ mắt chỉ ngăn vách gõ ván; phía bên kia vách, mụ chủ nhà, một mụ già ngoan đạo, đang khó chịu hục hặc như một con mèo cái và khua bát khua đũa, sửa soạn bữa ăn chiều cho ông lão và Đavưđốp. Cái tai nhạy thính của Luska bắt được rành rọt từng tiếng lẩm bẩm rin rít của mụ:
- Của ấy mà lại hãi! Quỷ cái chứ đâu phải đàn bà! Đêm tối âm ty nó sờ soạng cũng tự lần mò được đường đến chỗ con quỷ đực chứ chẳng phải đợi con quỷ đực tới tán tỉnh nó. Lạy Chúa tha cho con cái tội nói xấu, nhưng nó mà lại hãi ư? Thôi đi, con mụ phù thuỷ ấy mà lại có hãi tối!
Luska nghe những lời đánh giá chẳng lấy gì làm bùi tai ấy chỉ mỉm cười. Ả đâu phải hạng đàn bà dễ dàng để cho những lời ngoa ngoắt của một mụ già ngoan đạo nào đó tác động đến tinh thần! Ả thì cứ mặc xác cái con mụ đi đạo hổ mang ấy, con mụ chuyên môn ngứa mồm và ra cái điều nền nếp đạo mạo! Trong quãng thời gian ngắn ngủi từ ngày đi lấy chồng, ả Luska táo tợn đã từng gặp những chuyện còn ghê bằng mấy, đã từng chọi với chị em Grêmiatsi Lốc những trận còn ghê bằng mấy ấy chứ. Ả nghe rõ vanh vách những lời mụ chủ nhà lẩm bẩm trong mồm phía sau cánh cửa kia, gọi ả là con răng há, là mèo mả gà đồng. Lạy Chúa, những lời ấy dẫu sao cũng còn tương đối dễ nghe hơn những lời ả đã từng nghe, và nhất là chính ả đã từng văng ra trong những trận xô xát với các chị em đã bị ả xúc phạm, khi những chị em ấy xông vào ả với những câu chửi rủa có sách và với niềm tin ngây thơ mù quáng rằng chỉ một mình họ được phép yêu chồng họ mà thôi! Dù sao thì Luska cũng biết tự vệ và bao giờ cũng đánh trả địch thủ những đòn đích đáng. Không, không bao giờ và không có tình thế nào có thể làm ả hoang mang bối rối, và ả chẳng cần phải lục túi váy mới tìm ra được những lời nanh nọc. Ấy là chưa kể trong làng này, cái mụ đàn bà đánh ghen, đủ tài bêu xấu Luska, giật được khăn vuông của ả, thì cho tới nay vẫn chưa lọt lòng mẹ… Nhưng Luska vẫn quyết định dạy cho bà lão một bài học, dạy chơi thôi, cho đời phải có phép có tắc, thực hành phương châm sống duy nhất của ả là: tiếng nói cuối cùng bao giờ cũng phải thuộc về ả, Luska.
Lần sau đến, lúc ra về, đi qua gian phòng bà lão, ả dừng lại một phút để Đavưđốp vượt lên trước, đợi cho anh ra đến ngoài và bước xuống mấy bậc thềm cót ca cót két rồi ả mới quay lại nhìn bà lão với một vẻ rất đỗi ngây thơ. Quả y như rằng, bà lão Philimônhikha liếm vội đôi môi chẳng cần liếm lúc nào cũng đã chảy nước của bà, rồi làm luôn cho một thôi:
- Mày trơ trẽn quá thể Luska ạ, từ thuở cha sinh mẹ đẻ tao chưa thấy ai như mày bao giờ!
Luska đứng lại giữa phòng, cúi mắt nhìn xuống với một vẻ nhũn nhặn tuyệt vời, như người đứng sám hối. Ả có hai hàng mi rất dài, đen nhánh, như lông mi tô, khi nó cụp xuống thì rợp cả đôi má trắng xanh của ả.
Mắc lỡm cái vẻ ăn năn nhẫn nhục giả vờ ấy, bác Philimônhikha tỉ tê, giọng đã ôn hoà hơn:
- Ngẫm mà xem, cháu ơi, cháu là gái đã có chồng, và dù đã bỏ chồng chăng nữa thì vào buồng ngủ một anh đàn ông chưa vợ, mà lại giữa lúc đêm hôm thế này, liệu có nên hay không? Cũng phải có ý thức trước bà con dân xóm một tí chứ. Cháu nghĩ lại đi, vì Chúa mà ăn năn hối lỗi đi!
Luska đáp lại đúng giọng bác Philimônhikha, cũng nhỏ nhẹ êm ái như thế:
- Khi đức Chúa Giêsu, Đấng Cứu thế vạn năng của chúng con… - Đến đấy, ả ngừng lại một lát chờ đợi, rồi ngước đôi mắt ánh lên trong bóng tối một ánh chẳng lành.
Bà lão ngoan đạo nghe kêu đến tên Chúa vội kính cẩn cúi đầu, hấp tấp làm dấu; đến lúc ấy Luska mới cắt với một vẻ đắc thắng, giọng đã biến thành giọng ăn nói báng bổ của đàn ông:
- … Khi Chúa chia khẩu phần ý thức phân phát cho mọi người thì tôi không có nhà, tôi đi đàn đúm với đám con trai, chơi trò hôn hít. Bởi thế cho nên tôi chẳng xơ múi được tí nào cái ý thức ấy cả. Bà rõ chửa? Này, đừng có há hốc mồm ra thế, kẻo rồi không ngậm lại được nữa đâu. Bây giờ tôi giao nhiệm vụ cho bà: từ nay cho đến lúc anh khách trọ của bà về, nghĩa là trong thời gian anh ta đi xả thân với tôi, bà hãy cầu nguyện cho hai kẻ tội lỗi chúng tôi, nghe rõ chưa, con ngựa cái già?
Luska bỏ bước đi ra, đường bệ, ngay đến một cái nhìn khinh bỉ cũng không thèm ban cho bà lão bị đánh một đòn tiêu diệt đang chết điếng, đứng ngây tán tàn. Đavưđốp từ nãy vẫn đứng chờ bên thềm, thắc mắc hỏi:
- Hai bà con nói chuyện gì thế, Luska?
- Chuyện bổn đạo, - Luska nép sát vào người Đavưđốp, cười khúc khích đáp. Ả đã học được ở anh chồng cũ cái lối nói đùa đánh trống lảng.
- Không, anh hỏi nghiêm túc đấy. Bà ấy thì thà thì thầm cái gì vậy? Có gây sự với em không?
- Gây sự với em sao được! Bà ấy không đủ tài. Bà ấy ghen lồng lên với em, ghen về anh, anh chàng sứt của em ạ! – Luska vẫn tiếp tục giọng nói nỡm.
Đavưđốp buồn bã lắc đầu:
- Bà ấy nghi hai chúng mình, thực tế thế! Đáng lẽ em chả nên đến tìm anh, vấn đề là ở chỗ ấy đấy!
- Anh sợ con mụ già ấy à?
- Việc gì mà sợ?
- Ồ, nếu anh đã hảo hán thế thì nói chuyện ấy làm gì nữa cho phí lời!
Thuyết phục được cái ả Luska ương bướng và ngang như cua ấy đâu phải chuyện dễ. Nhưng bị mụ mẫm đi vì một tình cảm mãnh liệt ập đến một cách bất ngờ như sét đánh, Đavưđốp đã nhiều lần nghĩ một cách thực sự đến chuyện phải có đôi lời nói chuyện với Maka rồi cưới Luska làm vợ, để thoát ra khỏi cái tình trạng khó xử mà anh đã đâm đầu vào, đồng thời cũng để chấm dứt những điều ong tiếng ve có thể nảy sinh ra về anh. “Mình sẽ cải tạo cô ta! Ở với mình cô ấy sẽ đâu vào đấy ngay, sẽ thôi tất cả những trò ấy! Mình sẽ lôi cuốn cô ta vào công việc tập thể, sẽ yêu cầu, hoặc sẽ bắt buộc cô ấy tu dưỡng học tập. Cô ta sẽ khá ra phết, thực tế là như thế! Cô ta là con người chẳng đến nỗi đần độn, còn như cái tính xốc nổi của cô ta rồi sẽ hết, mình sẽ làm cho nó hết. Mình đâu phải Maka, Maka với cô ta cứ như dao chém đá, mình không có cái tính ấy, mình sẽ có cách khác ăn nói với cô ta, mềm mỏng hơn”. Đánh giá quá cao khả năng của mình và của Luska, anh chàng Đavưđốp dương dương tự phụ đã suy nghĩ như vậy đó.
Cái hôm họ hẹn nhau bên kho thóc nhà Lêônốp, mới ăn trưa xong Đavưđốp đã nhìn đồng hồ rồi. Thế cho nên anh sửng sốt không tả được, rồi sự sửng sốt ấy biến thành giận dữ, khi một tiếng trước giờ hẹn, anh nghe thấy và nhận ra tiếng chân nhẹ nhàng của Luska bước lên thềm, tiếp theo là cái giọng trong trẻo của ả:
- Đồng chí Đavưđốp có nhà không?
Cả bà lão chủ nhà, cả ông lão, - tình cờ đúng lúc ấy ông lão có nhà, - chẳng ai đáp nửa lời. Đavưđốp vớ lấy chiếc mũ cátkét, nhảy bổ ra cửa và chạm trán với một ả Luska tươi như hoa. Ả né sáng bên nhường bước. Hai người lẳng lặng đi ra cổng.
- Tôi không thích những cái trò ấy! – Đavưđốp nói bằng một giọng cục cằn, thậm chí còn nắm chặt hai bàn tay, hơi thở hổn hển vì giận sôi lên. – Cô đến đây làm gì? Ta đã hẹn gặp nhau ở đâu? Nói đi chứ, của tội của nợ!...
- Anh quát tháo gì tôi vậy? Anh coi tôi là thế nào? Là vợ anh đấy phỏng, hay bồi ngựa của anh? – Luska vặn lại, chẳng hề bối rối.
- Thôi đi! Tôi hỏi cô, chứ quát tháo gì cô!
Luska nhún vai, nói bằng một giọng thản nhiên khinh khỉnh:
- Được, nếu anh hỏi chứ không quát thì lại là chuyện khác. Em nhớ anh, đến sớm trước giờ hẹn. Hẳn là anh phải bằng lòng, phải thích lắm chứ nhỉ?
- Bằng lòng cái khỉ gió! Thế nào mụ chủ nhà anh cũng sắp đi nói vung tứ linh khắp làng cho mà xem! Lần trước em bảo gì mụ ấy mà để đến nỗi mụ ấy không nhìn mặt anh nữa, độc chỉ quang quác, và món xúp cắp cải của anh đã biến thành món rau lợn? Nói chuyện đạo à? Chuyện đạo quái gì mà chỉ mới động nghe nhắc đến em mụ ấy đã nấc lên ừng ực, và tái xanh tái xám như người chết trôi vậy! Thực tế là thế, anh nói không sai đâu!
Luska phá ra cười, một cái cười trẻ trung và hồn nhiên đến nỗi Đavưđốp tự nhiên thấy lòng mình dịu đi. Nhưng lần này anh không bụng dạ nào mà vui đùa, và khi Luska cười đến chảy nước mắt hỏi lại anh:
- Anh bảo sao? Nấc lên ừng ực hả, tái xanh hả? Đáng kiếp cái giống con chiên ấy! Để mụ từ nay đừng có chõ mõm vào việc người khác. Rõ khéo, tự nhiên mụ ấy lại vơ vào người cái việc làm vú già dạy bảo em.
Thì Đavưđốp lạnh lùng ngắt lời ả:
- Thế em không ngại mụ đi nói vung vít về chúng mình khắp xóm à?
- Nếu làm việc ấy mụ ấy no được thì mụ ấy cứ làm. – Luska đáp, thản nhiên như không.
- Em phớt được, nhưng anh thì anh không phớt được, thực tế thế! Em thôi cái trò khỉ ấy đi, đừng có trương cái việc ta đi lại với nhau ra nữa! Mai anh sẽ nói chuyện với Maka, rồi hoặc chúng mình sẽ lấy nhau, hoặc là xin chào, cô đi đường cô, tôi đi đường tôi. Anh không thể sống mà cứ để mọi người đàm tiếu thế này được: trông kìa, ông chủ tịch, bồ bịch của con Luska đấy. Cái lối phô trương của em phá hoại uy tín của anh đến tận gốc, em có hiểu không?
Luska đỏ bừng mặt lên, đẩy mạnh Đavưđốp ra, rít răng lại nói:
- Chán mớ đời loại đàn ông đi hỏi vợ như anh! Cái hạng nhát như cáy thế, anh tưởng tôi thiết lắm phỏng? Cứ đợi đấy rồi tôi lấy khối! Đi chơi với tôi trong lòng anh xấu hổ, thế mà cũng “ta lấy nhau đi”! Động tí là sợ, gặp ai cũng nhớn nha nhớn nhác, thấy trẻ con cũng chạy re như bị ma đuổi. Cái uy tín của anh, anh hãy tha nó ra bãi thả bò đằng sau kho thóc nhà Lêônốp rồi ôm nó lăn kềnh ra cỏ, khốn khổ cho cái thân đời anh! Tôi cứ ngỡ anh là người thế nào kia, nhưng anh chẳng khác gì anh chàng Maka nhà tôi cả: anh ta đầu óc đặc sệt cách mạng thế giới, còn anh đặc sệt cái uy tín của anh. Sống với các anh thì gái nào cũng sẽ buồn đến chết khô chết héo thôi!
Luska nín thinh một lát, rồi bỗng nói bằng giọng run run xúc động, dịu dàng một cách bất ngờ:
- Thôi, ta chia tay, anh Xêmiôn của em!
Ả đứng lặng vài giây, như do dự, rồi quay ngoắt đi, bước thoăn thoắt trên con đường nhỏ.
Đavưđốp nghẹn ngào gọi với:
- Luska!
Đến đầu đường, tấm khăn quàng trắng của Luska ánh lên một tia cuối cùng, rồi tắt ngấm trong đêm tối. Đavưđốp đưa tay lên vuốt khuôn mặt tự nhiên nóng bừng bừng, đứng ngây ra không nhúc nhích, miệng hoang mang mỉm cười, và bụng nghĩ: “Mình khéo rõ chọn lúc lao đơn! Thế cũng đòi lấy vợ, đồ con lừa, thực tế thế!”.
* * *
Cuộc giận nhau đã tỏ ra chẳng phải chuyện đùa. Thực chất thì đó không phải là giận nhau, cũng chẳng phải cãi nhau, mà là một cái gì đại loại như một sự tan vỡ. Luska cố tình tránh mặt Đavưđốp. Ít lâu sau bữa ấy, anh dọn đi nhà khác ở. Việc ấy chắc chắn đến tai Luska, nhưng ngay cả việc ấy cũng không thúc đẩy được ả chịu làm lành.
Đavưđốp mất sạch hy vọng gặp lại người mình yêu, phát khùng lên nghĩ bụng: “Đã thế thì mặc xác cô ấy nếu cô ấy muốn loạn thần kinh như vậy!”. Nhưng có một cái gì cay đắng chua chát vò xé trái tim anh, và lòng anh u uất, ảm đạm như một ngày tháng Chạp mưa dầm. Xem ra thì chỉ trong khoảng thời gian ngắn ngủi, Luska đã tìm được con đường dẫn thẳng tới trái tim không mánh lới và chưa được tôi luyện ngọn lửa yêu đương của Đavưđốp…
Thực ra thì cuộc tan vỡ đã quá rõ này cũng có mặt tốt của nó: một là anh thoát được cuộc trò chuyện nặng nề thanh minh với Maka, hai là từ nay không có gì đe doạ cái uy tín vững như kiềng ba chân của anh nữa, cái uy tín vừa qua đã hơi bị lung lay vì hành động có phần nào thiếu đạo đức của anh. Song tất cả những lý lẽ đanh thép ấy chỉ đem lại cho anh chàng Đavưđốp khốn khổ một niềm an ủi hết sức mong manh. Cứ động còn lại một mình anh với anh là y như rằng, - và chính anh cũng chẳng để ý thấy thế, - đôi mắt thẫn thờ của anh lại nhìn ngược lại vào một quãng nào trong dĩ vãng. Anh mơ màng mỉm cười buồn bã, nhớ lại cái hương ngây ngất của đôi môi Luska lúc nào cũng se se và mấp máy, nhớ cái ánh mắt luôn luôn biến đổi của đôi mắt nồng cháy của ả.
Mà Luska có đôi mắt quả là kỳ lạ thật! Khi ả khẽ ngước lên nhìn ai, hơi có vẻ như nhìn trộm, thì trong ánh mắt ấy thoáng một cái gì yếu đuối thơ dại làm nao nao lòng người, và lúc ấy nom ả có vẻ một cô bé mới dậy thì hơn là một ả đàn bà đã lõi đời, lõi đủ ngón yêu đương. Nhưng một phút sau, đưa tay khẽ vuốt lại tấm khăn vuông lúc nào cũng tinh tươm hồ lơ trắng bong, ả hất đầu lên, và đã nhìn người ta với một vẻ chế giễu khiêu khích, và lúc ấy đôi mắt ánh lên một ánh độc địa của ả nom trâng tráo và dạn dày ra mặt.
Cái tài thay hình đổi lốt trong nháy mắt ấy không phải Luska đã điêu luyện được qua trường học làm duyên, mà là cái có từ bẩm sinh. Ít ra thì cũng là Đavưđốp cảm thấy như vậy. Mờ mắt đi vì yêu, anh không thấy rằng con người anh yêu là một con người đặc biệt tự tin, có thể là quá tự tin, và rõ ràng là kiêu. Nhưng thiếu gì điều mà Đavưđốp chẳng trông thấy, chẳng nhận thấy.
Một lần, trong lúc sóng tình dâng lên dào dạt, anh hôn lên đôi má xoa một lớp phấn nhẹ của Luska, nói:
- Luska ạ, em cứ như bông hoa! Ngay cả những nốt tàn nhang của em cũng thơm, thực tế thế! Em có biết thơm mùi gì không?
- Mùi gì? – Luska chống khuỷu tay nhỏm dậy thắc mắc hỏi.
- Một cái mùi gì tươi mát, ờ… đại loại như giọt sương đêm chẳng hạn. À mà đúng rồi, mùi hoa điểm tuyết, thoang thoảng thôi, nhưng rất hay.
- Em thì bao giờ chẳng vậy, - Luska đáp bằng một giọng hoàn toàn nghiêm trang, coi đó là chuyện dĩ nhiên.
Đavưđốp nín thinh, ngạc nhiên một cách khó chịu trước sự hợm hĩnh sàm sỡ ấy. Lát sau anh hỏi:
- Nhưng tại sao em lại bao giờ cũng vậy?
- Vì em đẹp chứ sao.
- Thế theo em, ai đẹp cũng đều thơm cả à?
- Em biết đâu đấy, em có nói tất cả đâu. Em ngửi họ bao giờ mà biết. Mà em cũng chẳng hoài hơi nói về họ, em nói về em thôi, của nỡm ạ. Đâu phải ai đẹp cũng đều có nốt tàn nhang cả, mà nốt tàn nhang thì vùng em người ta bảo là những hạt xuân. Chắc vì thế mà nó thơm mùi hoa điểm tuyết.
Đavưđốp buồn rầu nói:
- Em hơi hợm mình, thực tế thế! Má em chẳng phải thơm mùi hoa điểm tuyết đâu, anh nói em biết, mà là mùi củ cải trộn tỏi ngâm dầu giấm.
- Thế sao lại cứ hít lấy hít để?
- Vì anh thích mùi củ cải ngâm dấm tỏi…
- Anh Xêmiôn ạ, anh nói chuyện dớ da dớ dẩn, cứ như trẻ con, - Luska không hài lòng, nói.
- Đi với sói phải nói giọng sói chứ.
Luska phản công ngay:
- Sói nói chuyện với gà, sói vẫn là sói. Gà nói chuyện với sói có sùi bọt mép gà vẫn là gà.
Lần ấy họ cũng giận nhau, nhưng chỉ giận vớ giận vẩn, qua ngay, vài phút sau đã hoàn toàn làm lành. Lần này thì khác. Giờ đây Đavưđốp cảm thấy những giờ phút đã được sống bên Luska là một dĩ vãng tuyệt đẹp nhưng xa xôi lắm rồi và không bao giờ quay trở lại nữa. Hết hy vọng gặp mặt Luska để thanh minh với nhau, nói với nhau cho ra nhẽ, Đavưđốp thực sự nẫu ruột nẫu gan. Anh uỷ nhiệm cho Radơmiốtnốp thay anh giải quyết công việc của nông trang, còn anh thì chuẩn bị đi xuống đội hai trong một thời gian vô định, tham gia với đội tiến hành công việc cày bừa vụ tháng Năm trên cái khoảnh xa nhất của đồng nông trang.
Đó không phải là một chuyến ra đi do đòi hỏi công tác, mà là cuộc chạy trốn nhục nhã của một người vừa muốn lại vừa sợ trông thấy cái kết cục đang tới của cuộc tình duyên của mình. Đavưđốp thừa hiểu như thế trong đôi lúc tỉnh táo nhìn vào mình. Nhưng anh mệt lắm rồi, cho nên anh vẫn quyết định ra đi, coi đó như là lối thoát dễ chấp nhận nhất, dù chỉ vì một lý do là xuống đội anh sẽ chẳng còn cách nào gặp Luska nữa, và may ra sẽ sống được ít bữa bụng dạ tương đối thảnh thơi.
Một hôm, Đavưđốp đến xưởng rèn kiểm tra công việc sửa chữa liềm cỏ của nông trang. Cái mùi nồng gắt của sắt đỏ và than hồng, tiếng đe búa rậm rịch và tiếng thở dài não nuột, khò khè già nua của chiếc bễ rèn cổ kính làm ruột gan anh nao nao. Anh đứng lặng mấy phút trong gian xưởng tối xâm xẩm, say sưa nhắm mắt lại rạo rực hít thở những mùi vị anh đã quen thuộc từ tấm bé, quen thuộc đến thấy tê tái cả người, rồi không cưỡng lại nổi sự quyến rũ, anh vớ lấy cái búa… Anh làm thông hai ngày, từ sáng sớm đến tối mịt, không ló mặt ra khỏi xưởng. Thức ăn, cái uống thì bà chủ nhà mang đến cho anh. Nhưng cái kiểu lao động khỉ gió gì mà cứ nửa giờ một lại có người đến bắt anh dừng tay, miếng sắt móng ngựa kẹp ở đầu gọng kìm lại nguội xám đi, bác phó rèn già Ipôlít thì càu nhàu còn thằng phó nhỏ thì cười nhăn nhở khi thấy bàn tay quai búa đã mỏi dừ của Đavưđốp chốc chốc lại buông rơi cây bút chì xuống nền đất, và vạch lên trang giấy công văn không phải là những chữ ngay ngắn rõ ràng mà là những hình nguệch ngoạc, xiêu vẹo.
Làm việc kiểu thế này thì thèm vào, và để khỏi gây phiền hà cho bác Ipôlít, Đavưđốp bỏ xưởng rèn ra về, chửi thầm trong bụng; mặt lầm lầm cau có, anh đến trụ sở ngồi.
Anh mất trọn mấy hôm vào việc giải quyết những công việc hàng ngày, sự vụ nhưng rất cần thiết: kiểm tra lại những bản thống kê và cơ man nào là giấy tờ sổ sách kế toán, nghe báo cáo của các đội trưởng, xem xét đơn từ của nông trang viên, họp hành, tóm lại là những việc mà thiếu nó thì không thể có tổ chức sản xuất tập thể lớn, nhưng cũng là cái mặt công tác ít hấp dẫn Đavưđốp nhất.
Đêm anh đâm ra khó ngủ, sáng dậy đầu nhức như búa bổ, ăn quấy quá cho qua bữa, và từ đó đến chiều tối không lúc nào rũ bỏ được cái cảm giác bứt rứt bần thần rất khó hiểu, xưa nay anh chưa từng bị. Rồi chính anh cũng không để ý, anh đã phần nào buông thả mình, sinh ra cái thói cáu kỉnh mà trước kia anh không hề có, và ngay như nhìn bề ngoài cũng kém xa cái anh chàng hoạt bát tươi tắn ngày nào mới đặt chân đến Grêmiatsi Lốc. Trời sinh ra cái ả Luska kia làm gì để anh cứ nghĩ miết đến nó thế này, nghĩ rất là linh tinh… Cái ả chết tiệt ấy đi ngang qua đường đời anh thật sẽ chỉ mang lại cho anh tai bay vạ gió mà thôi!
Một hôm, ngắm nghía bộ mặt gầy tọp đi của Đavưđốp bằng đôi mắt lim dim giễu cợt, Radơmiốtnốp nói:
- Gầy tợn thế, hả Xêmiôn? Nom cậu bây giờ cứ như một con bò cày già qua một mùa đông đói cỏ: điệu này thì cứ đến đổ giữa luống mất thôi, nom bơ phờ, lông lá xơ xác… Thay lông hay sao đấy? Mà cậu cũng nên bớt tơ tưởng bọn gái làng chúng mình đi, nhất là những ngữ trốn chúa lộn chồng. Cái trò ấy hại sức khoẻ lắm đấy…
- Anh đút nút hộ tôi cái lối khuyên nhủ vô duyên ấy đi!
- Này đừng sửng cồ thế. Mình có quý cậu mới khuyên.
- Cậu là cứ chuyên môn tưởng tượng ra đủ mọi chuyện dấm dớ, thực tế thế!
Mặt Đavưđốp đỏ dần lên, rồi chín rừ. Không đủ sức che giấu sự bối rối của mình, anh vụng về lái sang chuyện khác. Nhưng Radơmiốtnốp không chịu buông tha:
- Cậu học được ở đâu cái lối đỏ mặt thế hả, ở hải quân hay ở nhà máy? Không phải đỏ riêng cái mặt, mà đỏ cả cổ! Khéo đỏ cả người nữa cũng nên. Cởi áo ra tớ xem.
Chỉ đến khi thấy đôi mắt đục ngầu của Đavưđốp ánh lên một ánh dữ tợn, Radơmiốtnốp mới lái ngoắt chuyện sang hướng khác, ngáp dài một cái uể oải, bàn chuyện cỏ khô. Đôi mi mắt trĩu xuống cuả anh làm ra vẻ buồn ngủ, nhưng hàng ria vàng hoe của anh không giấu nổi, hoặc cũng chẳng buồn giấu một nụ cười hóm hỉnh.
Radơmiốtnốp đoán già đoán non hay là biết rõ Đavưđốp đi lại với Luska? Biết thì đúng hơn. Nhất định là biết rồi! Và giữ bí mật làm sao được chuyện ấy khi mà con mụ Luska trâng tráo kia chẳng những không muốn giữ, mà lại còn cố tình phô trương ra. Chắc hẳn việc mụ bị chồng là một ông bí thư chi bộ cho ra rìa nhưnng lại không bị hắt hủi, mà vớ được chính ông chủ tịch nông trang chứ không phải là một anh nông trang viên lèm nhèm nào, đã làm cho lòng tự ái rẻ tiền của Luska thoả mãn.
Mấy lần ả đã sóng đôi với Đavưđốp đi ở trụ sở nông trang ra, và bất chấp tập quán nghiêm khắc của xóm làng, ả khoác lấy tay anh, thậm chí còn hơi nép vào vai anh, Đavưđốp nhớn nhác nhìn quanh, chỉ kinh gặp Maka; nhưng anh không rút tay ra và, lựa chân theo nhịp chân của ả, anh bước những bước ngắn cũn, như một chú ngựa bị buộc chân, và không hiểu sao đường phẳng phiu mà cứ vấp luôn… Bọn trẻ hỗn như ranh – cái tai vạ của những đôi trai gái – lẵng nhẵng chạy theo họ giở đủ mọi bộ điệu, nheo nhéo hò reo:
Bột chua ta nặn ta nhào
Thành anh thành ả dính vào với nhau.
Chúng đem cái đầu óc sáng kiến tai ác của chúng ra biến hoá vô tận hai câu hát lèm bèm ấy và trong khi Đavưđốp mồ hôi toát ra như tắm, trong bụng rủa thầm cả bọn nhãi lẫn Luska lẫn cái tính thiếu quả quyết của mình, cùng với ả đi chưa được hai góc phố thì “bột chua” đã lần lượt biến thành bột nhão, bột trứng, bột bơ, bột ngọt và v.v.. Rốt cuộc Đavưđốp đã mất hiết kiên nhẫn; anh khẽ gỡ mấy ngón tay đen giòn của Luska đang bám chặt vào khuỷu tay anh, nói: “Xin lỗi, anh bận, vội đi đằng nằy”, rồi rảo bước bứt lên trước. Nhưng thoát khỏi bọn trẻ dai như đỉa đâu phải chuyện đơn giản. Chúng chia thành hai tốp, một tốp ở lại trêu Luska, một tốp đuổi theo bám riết lấy Đavưđốp. Chỉ còn một cách có hiệu quả để dứt khỏi cái đuôi ấy: Đavưđốp bước tới một hàng rào gần đó, làm ra vẻ định bẻ một cái roi, thế là lập tức bọn nhãi vù đi như một đàn chim sẻ, để lại ông chủ tịch nông trang hoàn toàn làm chủ trận địa…
Cách đó ít lâu, một đêm tối như hũ nút, Đavưđốp và Luska đã chạm trán phải ông già gác chiếc cối xay gió sau làng, xa xa ngoài thảo nguyên. Ông già Verinhin đang đắp áo dipun nằm dưới một cái hang chồn cũ đào trong gò. Thấy bóng một đôi trai gái đang tiến thẳng tới, khéo xéo lên mình, ông chồm bật dậy, đứng thẳng người, hô gắt lên theo đúng phép nhà binh:
- Ai? Đứng lại!
Và giương ra khẩu súng cũ rích, đã thế lại chưa nạp đạn.
- Ta cả đây. Tôi đây mà, cụ Verinhin ạ! – Đavưđốp miễn cưỡng đáp.
Anh quay ngoắt trở lại, kéo Luska theo sau, nhưng cụ Verinhin đuổi theo kịp, năn nỉ:
- Đồng chí Đavưđốp ơi, có thuốc hút không? Đủ một điếu thôi mà. Thèm thuốc đến ù cả tai!
Luska không quay đi, chẳng lánh sang bên,và cũng chẳng kéo khăn che mặt. Ả thản nhiên nhìn Đavưđốp lật đật dốc thuốc lá trong túi ra, và cũng tỉnh bơ như thế, nói:
- Đi thôi, anh Xêmiôn. Và này, bác Nhikôlai ơi, bác nên cảnh giác bọn trộm cắp chứ không phải cảnh giác với trai gái đi ăn sương ngoài thảo nguyên. Đâu phải chỉ có kẻ gian là đi đêm…
Bác Nhikôlai cười ha hả vài tiếng, thân mật vỗ vai Luska:
- Này, cô em ơi… đêm hôm là chuyện tối tăm: biết ai là trai gái ăn sương, ai là ăn trộm? Nghề canh gác của lão là bảo vệ cối xay, thấy bất cứ ai cũng hô đứng lại, bởi vì trong cối xay là thóc nông trang, chứ đâu phải phân bò. Thôi, lão xin cảm ơn về cái chất khói. Chúc anh chị hạnh phúc! Và may mắn…
Khi còn lại hai người với nhau, Đavưđốp hạch Luska, giọng bực dọc ra mặt:
- Cái lối đâu em nói leo vào như thế? Em mà lánh đi thì có khi ông ấy chẳng nhận ra em đâu.
Luska đáp lại ráo hoảnh:
- Em đâu phải mười sáu, và cũng chẳng phải gái tơ mà sợ xấu hổ với mấy lão già ngu ngốc ấy.
- Nhưng dẫu sao…
- Dẫu sao cái gì?
- Tại sao em lại cứ phải trương ra như thế?
- Thế lão ấy là gì đối với em, bố đẻ hay bố chồng?
- Anh thật không hiểu em…
- Cứ chịu khó vắt óc ra, rồi khắc hiểu.
Đêm tối, Đavưđốp không trông thấy nhưng nghe giọng thì đoán là Luska đang cười tủm. Thất vọng trước thái độ của ả là đàn bà con gái mà coi thường thanh danh, ngồi xổm lên dư luận như vậy, anh bốc lên:
- Nhưng, con rồ ạ, em cũng phải hiểu là anh lo cho em chứ!
Luska đáp, càng ráo hoảnh hơn nữa:
- Đừng bận tâm. Em khắc lo lấy. Anh hãy lo cho thân anh.
- Anh cũng lo cho cả anh nữa.
Luska đứng sững ngay lại, xấn sát vào người Đavưđốp. Giọng ả nói vang lên một vẻ đắc thắng cay chua:
- Anh chường là anh chường ơi, anh phải nói toẹt ra như thế ngay từ đầu chứ! Anh chỉ lo cho anh mà thôi, anh ngại cho chính bản thân anh bị người ta bắt gặp ngoài thảo nguyên với gái. Còn như đối với lão Nhikôlai, đêm hôm anh phết tôi hay phết ai thì cũng vậy thôi mà.
Đavưđốp cáu lắm:
- “Phết”? Ăn với nói!
- Thế thì nói thế nào? Lão Nhikôlai sống đã lõi đời, và thừa biết là đêm hôm anh lôi tôi ra đây tất nhiên không phải để hái dâu dại. Và anh đâm ra sợ dân làng lương thiện và bà con nông trang viên đứng đắn nghĩ nọ nghĩ kia về anh. Đúng vậy không? Chứ anh lo khỉ gió gì cho tôi! Anh chẳng chạy nhông ngoài đồng với tôi thì cũng chạy nhông với một con khác. Anh muốn được chơi, đồng thời lại giữ được bí mật, tâm ngẩm tầm ngầm, để không ai biết là anh đi phết gái. Tôi đi guốc vào bụng anh rồi, anh khôn lỏi lắm! Nhưng, anh chường ơi, làm sao mà giữ kín được suốt đời hả anh? Ôi chao, thế mà là lính thuỷ nữa cơ đấy! Làm sao mà anh lại sinh ra nông nỗi ấy hả? Tôi chẳng sợ, còn anh lại sợ? Thành thử, tôi hoá ra là đàn ông, còn anh thì là đàn bà, thế chứ gì?
Luska ăn nói có vẻ cợt nhả hơn là đanh đá, nhưng xem chừng ả hậm hực về thái độ anh chàng người yêu của mình. Ả lặng thinh một lát rồi khinh khỉnh liếc nhìn anh một cái, cởi thốc luôn cái váy láng đen đang mặc ra, hạ lệnh:
- Cởi quần ra!
- Điên à! Cởi làm gì?
- Mặc váy tôi vào, còn quần anh đưa đây, tôi mặc. Như thế mới phải! Trong cái trò đời này, sử xự thế nào thì phải ăn mặc thế ấy. Nào, mau lên!
Đavưđốp bật cười, mặc dù cũng bị chạm tự ái vì lời lẽ và ý kiến đòi đổi váy của Luska. Cố hết sức nén cơn bực dọc đang dâng lên trong bụng, anh nói nhỏ:
- Thôi đừng giở trò nữa, Luska! Mặc váy vào, về thôi.
Luska miễn cưỡng, lừng khừng mặc váy vào, sửa lại mái tóc xoà ra dưới mép khăn vuông, và bỗng nói, giọng bất ngờ buồn rứt:
- Em chán anh ghê lắm, lính thuỷ gì mà như cáy!
Từ đó về đến tận làng họ không nói với nhau một lời. Tới đầu ngõ họ cũng lại lẳng lặng như thế mà chia tay nhau. Đavưđốp lạnh lùng cúi đầu chào, Luska cũng khẽ gật đầu một cái, rồi đi khuất sau cổng, tan đi trong bóng đen kịt của cây phong già…
Mấy ngày sau họ không gặp nhau, rồi một buổi sáng, Luska mò tới trụ sở nông trang, ngồi ngoài hành lang kiên nhẫn đợi cho đến lúc người khách cuối cùng ra về. Đavưđốp định đóng cửa phòng mình lại thì trông thấy Luska. Ả ngồi trên tấm ghế dài, hai chân doạng ra như đàn ông, hai đầu gối tròn trĩnh kéo căng tà váy, miệng cắn hạt quỳ và mỉm cười lâng lâng.
- Cắn hạt quỳ không, đồng chí chủ tịch ơi? - Ả hỏi nhỏ, giọng nghịch ngợm. Đôi lông mày kẻ chỉ của ả khẽ rung rung, và đôi mắt ả nhìn với vẻ ranh mãnh ra mặt.
- Sao cô không đi làm cỏ?
- Đi bây giờ đây, anh không thấy em mặc quần áo lao động à? Em tạt vào dặn anh… Xẩm tối hôm nay anh ra nhá, chỗ bãi thả bò. Em sẽ đợi anh ở gần kho thóc nhà Lêônốp. Biết chỗ không?
- Biết.
- Anh ra chứ?
Đavưđốp lẳng lặng gật đầu, rồi đóng chặt cửa lại.
Anh ngồi hồi lâu bên bàn, chìm đắm trong mối tơ vò, hai nắm tay chống má, đăm đăm nhìn vào một điểm. Anh có chuyện phải suy nghĩ!
Ngay hồi trước cái bữa đầu hai người giận nhau, Luska đã hai lần đến chơi nhà anh vào buổi tối. Ả ngồi một lúc, rồi nói toe toe:
- Đưa em về đi, anh Xêmiôn! Ngoài đường tối om, đi một mình em hãi lắm. Hãi kinh lên được! Từ hồi bé tính em đã nhát nhát là, hãi tối lắm…
Đavưđốp cau lại một cái dữ tợn, lừ mắt chỉ ngăn vách gõ ván; phía bên kia vách, mụ chủ nhà, một mụ già ngoan đạo, đang khó chịu hục hặc như một con mèo cái và khua bát khua đũa, sửa soạn bữa ăn chiều cho ông lão và Đavưđốp. Cái tai nhạy thính của Luska bắt được rành rọt từng tiếng lẩm bẩm rin rít của mụ:
- Của ấy mà lại hãi! Quỷ cái chứ đâu phải đàn bà! Đêm tối âm ty nó sờ soạng cũng tự lần mò được đường đến chỗ con quỷ đực chứ chẳng phải đợi con quỷ đực tới tán tỉnh nó. Lạy Chúa tha cho con cái tội nói xấu, nhưng nó mà lại hãi ư? Thôi đi, con mụ phù thuỷ ấy mà lại có hãi tối!
Luska nghe những lời đánh giá chẳng lấy gì làm bùi tai ấy chỉ mỉm cười. Ả đâu phải hạng đàn bà dễ dàng để cho những lời ngoa ngoắt của một mụ già ngoan đạo nào đó tác động đến tinh thần! Ả thì cứ mặc xác cái con mụ đi đạo hổ mang ấy, con mụ chuyên môn ngứa mồm và ra cái điều nền nếp đạo mạo! Trong quãng thời gian ngắn ngủi từ ngày đi lấy chồng, ả Luska táo tợn đã từng gặp những chuyện còn ghê bằng mấy, đã từng chọi với chị em Grêmiatsi Lốc những trận còn ghê bằng mấy ấy chứ. Ả nghe rõ vanh vách những lời mụ chủ nhà lẩm bẩm trong mồm phía sau cánh cửa kia, gọi ả là con răng há, là mèo mả gà đồng. Lạy Chúa, những lời ấy dẫu sao cũng còn tương đối dễ nghe hơn những lời ả đã từng nghe, và nhất là chính ả đã từng văng ra trong những trận xô xát với các chị em đã bị ả xúc phạm, khi những chị em ấy xông vào ả với những câu chửi rủa có sách và với niềm tin ngây thơ mù quáng rằng chỉ một mình họ được phép yêu chồng họ mà thôi! Dù sao thì Luska cũng biết tự vệ và bao giờ cũng đánh trả địch thủ những đòn đích đáng. Không, không bao giờ và không có tình thế nào có thể làm ả hoang mang bối rối, và ả chẳng cần phải lục túi váy mới tìm ra được những lời nanh nọc. Ấy là chưa kể trong làng này, cái mụ đàn bà đánh ghen, đủ tài bêu xấu Luska, giật được khăn vuông của ả, thì cho tới nay vẫn chưa lọt lòng mẹ… Nhưng Luska vẫn quyết định dạy cho bà lão một bài học, dạy chơi thôi, cho đời phải có phép có tắc, thực hành phương châm sống duy nhất của ả là: tiếng nói cuối cùng bao giờ cũng phải thuộc về ả, Luska.
Lần sau đến, lúc ra về, đi qua gian phòng bà lão, ả dừng lại một phút để Đavưđốp vượt lên trước, đợi cho anh ra đến ngoài và bước xuống mấy bậc thềm cót ca cót két rồi ả mới quay lại nhìn bà lão với một vẻ rất đỗi ngây thơ. Quả y như rằng, bà lão Philimônhikha liếm vội đôi môi chẳng cần liếm lúc nào cũng đã chảy nước của bà, rồi làm luôn cho một thôi:
- Mày trơ trẽn quá thể Luska ạ, từ thuở cha sinh mẹ đẻ tao chưa thấy ai như mày bao giờ!
Luska đứng lại giữa phòng, cúi mắt nhìn xuống với một vẻ nhũn nhặn tuyệt vời, như người đứng sám hối. Ả có hai hàng mi rất dài, đen nhánh, như lông mi tô, khi nó cụp xuống thì rợp cả đôi má trắng xanh của ả.
Mắc lỡm cái vẻ ăn năn nhẫn nhục giả vờ ấy, bác Philimônhikha tỉ tê, giọng đã ôn hoà hơn:
- Ngẫm mà xem, cháu ơi, cháu là gái đã có chồng, và dù đã bỏ chồng chăng nữa thì vào buồng ngủ một anh đàn ông chưa vợ, mà lại giữa lúc đêm hôm thế này, liệu có nên hay không? Cũng phải có ý thức trước bà con dân xóm một tí chứ. Cháu nghĩ lại đi, vì Chúa mà ăn năn hối lỗi đi!
Luska đáp lại đúng giọng bác Philimônhikha, cũng nhỏ nhẹ êm ái như thế:
- Khi đức Chúa Giêsu, Đấng Cứu thế vạn năng của chúng con… - Đến đấy, ả ngừng lại một lát chờ đợi, rồi ngước đôi mắt ánh lên trong bóng tối một ánh chẳng lành.
Bà lão ngoan đạo nghe kêu đến tên Chúa vội kính cẩn cúi đầu, hấp tấp làm dấu; đến lúc ấy Luska mới cắt với một vẻ đắc thắng, giọng đã biến thành giọng ăn nói báng bổ của đàn ông:
- … Khi Chúa chia khẩu phần ý thức phân phát cho mọi người thì tôi không có nhà, tôi đi đàn đúm với đám con trai, chơi trò hôn hít. Bởi thế cho nên tôi chẳng xơ múi được tí nào cái ý thức ấy cả. Bà rõ chửa? Này, đừng có há hốc mồm ra thế, kẻo rồi không ngậm lại được nữa đâu. Bây giờ tôi giao nhiệm vụ cho bà: từ nay cho đến lúc anh khách trọ của bà về, nghĩa là trong thời gian anh ta đi xả thân với tôi, bà hãy cầu nguyện cho hai kẻ tội lỗi chúng tôi, nghe rõ chưa, con ngựa cái già?
Luska bỏ bước đi ra, đường bệ, ngay đến một cái nhìn khinh bỉ cũng không thèm ban cho bà lão bị đánh một đòn tiêu diệt đang chết điếng, đứng ngây tán tàn. Đavưđốp từ nãy vẫn đứng chờ bên thềm, thắc mắc hỏi:
- Hai bà con nói chuyện gì thế, Luska?
- Chuyện bổn đạo, - Luska nép sát vào người Đavưđốp, cười khúc khích đáp. Ả đã học được ở anh chồng cũ cái lối nói đùa đánh trống lảng.
- Không, anh hỏi nghiêm túc đấy. Bà ấy thì thà thì thầm cái gì vậy? Có gây sự với em không?
- Gây sự với em sao được! Bà ấy không đủ tài. Bà ấy ghen lồng lên với em, ghen về anh, anh chàng sứt của em ạ! – Luska vẫn tiếp tục giọng nói nỡm.
Đavưđốp buồn bã lắc đầu:
- Bà ấy nghi hai chúng mình, thực tế thế! Đáng lẽ em chả nên đến tìm anh, vấn đề là ở chỗ ấy đấy!
- Anh sợ con mụ già ấy à?
- Việc gì mà sợ?
- Ồ, nếu anh đã hảo hán thế thì nói chuyện ấy làm gì nữa cho phí lời!
Thuyết phục được cái ả Luska ương bướng và ngang như cua ấy đâu phải chuyện dễ. Nhưng bị mụ mẫm đi vì một tình cảm mãnh liệt ập đến một cách bất ngờ như sét đánh, Đavưđốp đã nhiều lần nghĩ một cách thực sự đến chuyện phải có đôi lời nói chuyện với Maka rồi cưới Luska làm vợ, để thoát ra khỏi cái tình trạng khó xử mà anh đã đâm đầu vào, đồng thời cũng để chấm dứt những điều ong tiếng ve có thể nảy sinh ra về anh. “Mình sẽ cải tạo cô ta! Ở với mình cô ấy sẽ đâu vào đấy ngay, sẽ thôi tất cả những trò ấy! Mình sẽ lôi cuốn cô ta vào công việc tập thể, sẽ yêu cầu, hoặc sẽ bắt buộc cô ấy tu dưỡng học tập. Cô ta sẽ khá ra phết, thực tế là như thế! Cô ta là con người chẳng đến nỗi đần độn, còn như cái tính xốc nổi của cô ta rồi sẽ hết, mình sẽ làm cho nó hết. Mình đâu phải Maka, Maka với cô ta cứ như dao chém đá, mình không có cái tính ấy, mình sẽ có cách khác ăn nói với cô ta, mềm mỏng hơn”. Đánh giá quá cao khả năng của mình và của Luska, anh chàng Đavưđốp dương dương tự phụ đã suy nghĩ như vậy đó.
Cái hôm họ hẹn nhau bên kho thóc nhà Lêônốp, mới ăn trưa xong Đavưđốp đã nhìn đồng hồ rồi. Thế cho nên anh sửng sốt không tả được, rồi sự sửng sốt ấy biến thành giận dữ, khi một tiếng trước giờ hẹn, anh nghe thấy và nhận ra tiếng chân nhẹ nhàng của Luska bước lên thềm, tiếp theo là cái giọng trong trẻo của ả:
- Đồng chí Đavưđốp có nhà không?
Cả bà lão chủ nhà, cả ông lão, - tình cờ đúng lúc ấy ông lão có nhà, - chẳng ai đáp nửa lời. Đavưđốp vớ lấy chiếc mũ cátkét, nhảy bổ ra cửa và chạm trán với một ả Luska tươi như hoa. Ả né sáng bên nhường bước. Hai người lẳng lặng đi ra cổng.
- Tôi không thích những cái trò ấy! – Đavưđốp nói bằng một giọng cục cằn, thậm chí còn nắm chặt hai bàn tay, hơi thở hổn hển vì giận sôi lên. – Cô đến đây làm gì? Ta đã hẹn gặp nhau ở đâu? Nói đi chứ, của tội của nợ!...
- Anh quát tháo gì tôi vậy? Anh coi tôi là thế nào? Là vợ anh đấy phỏng, hay bồi ngựa của anh? – Luska vặn lại, chẳng hề bối rối.
- Thôi đi! Tôi hỏi cô, chứ quát tháo gì cô!
Luska nhún vai, nói bằng một giọng thản nhiên khinh khỉnh:
- Được, nếu anh hỏi chứ không quát thì lại là chuyện khác. Em nhớ anh, đến sớm trước giờ hẹn. Hẳn là anh phải bằng lòng, phải thích lắm chứ nhỉ?
- Bằng lòng cái khỉ gió! Thế nào mụ chủ nhà anh cũng sắp đi nói vung tứ linh khắp làng cho mà xem! Lần trước em bảo gì mụ ấy mà để đến nỗi mụ ấy không nhìn mặt anh nữa, độc chỉ quang quác, và món xúp cắp cải của anh đã biến thành món rau lợn? Nói chuyện đạo à? Chuyện đạo quái gì mà chỉ mới động nghe nhắc đến em mụ ấy đã nấc lên ừng ực, và tái xanh tái xám như người chết trôi vậy! Thực tế là thế, anh nói không sai đâu!
Luska phá ra cười, một cái cười trẻ trung và hồn nhiên đến nỗi Đavưđốp tự nhiên thấy lòng mình dịu đi. Nhưng lần này anh không bụng dạ nào mà vui đùa, và khi Luska cười đến chảy nước mắt hỏi lại anh:
- Anh bảo sao? Nấc lên ừng ực hả, tái xanh hả? Đáng kiếp cái giống con chiên ấy! Để mụ từ nay đừng có chõ mõm vào việc người khác. Rõ khéo, tự nhiên mụ ấy lại vơ vào người cái việc làm vú già dạy bảo em.
Thì Đavưđốp lạnh lùng ngắt lời ả:
- Thế em không ngại mụ đi nói vung vít về chúng mình khắp xóm à?
- Nếu làm việc ấy mụ ấy no được thì mụ ấy cứ làm. – Luska đáp, thản nhiên như không.
- Em phớt được, nhưng anh thì anh không phớt được, thực tế thế! Em thôi cái trò khỉ ấy đi, đừng có trương cái việc ta đi lại với nhau ra nữa! Mai anh sẽ nói chuyện với Maka, rồi hoặc chúng mình sẽ lấy nhau, hoặc là xin chào, cô đi đường cô, tôi đi đường tôi. Anh không thể sống mà cứ để mọi người đàm tiếu thế này được: trông kìa, ông chủ tịch, bồ bịch của con Luska đấy. Cái lối phô trương của em phá hoại uy tín của anh đến tận gốc, em có hiểu không?
Luska đỏ bừng mặt lên, đẩy mạnh Đavưđốp ra, rít răng lại nói:
- Chán mớ đời loại đàn ông đi hỏi vợ như anh! Cái hạng nhát như cáy thế, anh tưởng tôi thiết lắm phỏng? Cứ đợi đấy rồi tôi lấy khối! Đi chơi với tôi trong lòng anh xấu hổ, thế mà cũng “ta lấy nhau đi”! Động tí là sợ, gặp ai cũng nhớn nha nhớn nhác, thấy trẻ con cũng chạy re như bị ma đuổi. Cái uy tín của anh, anh hãy tha nó ra bãi thả bò đằng sau kho thóc nhà Lêônốp rồi ôm nó lăn kềnh ra cỏ, khốn khổ cho cái thân đời anh! Tôi cứ ngỡ anh là người thế nào kia, nhưng anh chẳng khác gì anh chàng Maka nhà tôi cả: anh ta đầu óc đặc sệt cách mạng thế giới, còn anh đặc sệt cái uy tín của anh. Sống với các anh thì gái nào cũng sẽ buồn đến chết khô chết héo thôi!
Luska nín thinh một lát, rồi bỗng nói bằng giọng run run xúc động, dịu dàng một cách bất ngờ:
- Thôi, ta chia tay, anh Xêmiôn của em!
Ả đứng lặng vài giây, như do dự, rồi quay ngoắt đi, bước thoăn thoắt trên con đường nhỏ.
Đavưđốp nghẹn ngào gọi với:
- Luska!
Đến đầu đường, tấm khăn quàng trắng của Luska ánh lên một tia cuối cùng, rồi tắt ngấm trong đêm tối. Đavưđốp đưa tay lên vuốt khuôn mặt tự nhiên nóng bừng bừng, đứng ngây ra không nhúc nhích, miệng hoang mang mỉm cười, và bụng nghĩ: “Mình khéo rõ chọn lúc lao đơn! Thế cũng đòi lấy vợ, đồ con lừa, thực tế thế!”.
* * *
Cuộc giận nhau đã tỏ ra chẳng phải chuyện đùa. Thực chất thì đó không phải là giận nhau, cũng chẳng phải cãi nhau, mà là một cái gì đại loại như một sự tan vỡ. Luska cố tình tránh mặt Đavưđốp. Ít lâu sau bữa ấy, anh dọn đi nhà khác ở. Việc ấy chắc chắn đến tai Luska, nhưng ngay cả việc ấy cũng không thúc đẩy được ả chịu làm lành.
Đavưđốp mất sạch hy vọng gặp lại người mình yêu, phát khùng lên nghĩ bụng: “Đã thế thì mặc xác cô ấy nếu cô ấy muốn loạn thần kinh như vậy!”. Nhưng có một cái gì cay đắng chua chát vò xé trái tim anh, và lòng anh u uất, ảm đạm như một ngày tháng Chạp mưa dầm. Xem ra thì chỉ trong khoảng thời gian ngắn ngủi, Luska đã tìm được con đường dẫn thẳng tới trái tim không mánh lới và chưa được tôi luyện ngọn lửa yêu đương của Đavưđốp…
Thực ra thì cuộc tan vỡ đã quá rõ này cũng có mặt tốt của nó: một là anh thoát được cuộc trò chuyện nặng nề thanh minh với Maka, hai là từ nay không có gì đe doạ cái uy tín vững như kiềng ba chân của anh nữa, cái uy tín vừa qua đã hơi bị lung lay vì hành động có phần nào thiếu đạo đức của anh. Song tất cả những lý lẽ đanh thép ấy chỉ đem lại cho anh chàng Đavưđốp khốn khổ một niềm an ủi hết sức mong manh. Cứ động còn lại một mình anh với anh là y như rằng, - và chính anh cũng chẳng để ý thấy thế, - đôi mắt thẫn thờ của anh lại nhìn ngược lại vào một quãng nào trong dĩ vãng. Anh mơ màng mỉm cười buồn bã, nhớ lại cái hương ngây ngất của đôi môi Luska lúc nào cũng se se và mấp máy, nhớ cái ánh mắt luôn luôn biến đổi của đôi mắt nồng cháy của ả.
Mà Luska có đôi mắt quả là kỳ lạ thật! Khi ả khẽ ngước lên nhìn ai, hơi có vẻ như nhìn trộm, thì trong ánh mắt ấy thoáng một cái gì yếu đuối thơ dại làm nao nao lòng người, và lúc ấy nom ả có vẻ một cô bé mới dậy thì hơn là một ả đàn bà đã lõi đời, lõi đủ ngón yêu đương. Nhưng một phút sau, đưa tay khẽ vuốt lại tấm khăn vuông lúc nào cũng tinh tươm hồ lơ trắng bong, ả hất đầu lên, và đã nhìn người ta với một vẻ chế giễu khiêu khích, và lúc ấy đôi mắt ánh lên một ánh độc địa của ả nom trâng tráo và dạn dày ra mặt.
Cái tài thay hình đổi lốt trong nháy mắt ấy không phải Luska đã điêu luyện được qua trường học làm duyên, mà là cái có từ bẩm sinh. Ít ra thì cũng là Đavưđốp cảm thấy như vậy. Mờ mắt đi vì yêu, anh không thấy rằng con người anh yêu là một con người đặc biệt tự tin, có thể là quá tự tin, và rõ ràng là kiêu. Nhưng thiếu gì điều mà Đavưđốp chẳng trông thấy, chẳng nhận thấy.
Một lần, trong lúc sóng tình dâng lên dào dạt, anh hôn lên đôi má xoa một lớp phấn nhẹ của Luska, nói:
- Luska ạ, em cứ như bông hoa! Ngay cả những nốt tàn nhang của em cũng thơm, thực tế thế! Em có biết thơm mùi gì không?
- Mùi gì? – Luska chống khuỷu tay nhỏm dậy thắc mắc hỏi.
- Một cái mùi gì tươi mát, ờ… đại loại như giọt sương đêm chẳng hạn. À mà đúng rồi, mùi hoa điểm tuyết, thoang thoảng thôi, nhưng rất hay.
- Em thì bao giờ chẳng vậy, - Luska đáp bằng một giọng hoàn toàn nghiêm trang, coi đó là chuyện dĩ nhiên.
Đavưđốp nín thinh, ngạc nhiên một cách khó chịu trước sự hợm hĩnh sàm sỡ ấy. Lát sau anh hỏi:
- Nhưng tại sao em lại bao giờ cũng vậy?
- Vì em đẹp chứ sao.
- Thế theo em, ai đẹp cũng đều thơm cả à?
- Em biết đâu đấy, em có nói tất cả đâu. Em ngửi họ bao giờ mà biết. Mà em cũng chẳng hoài hơi nói về họ, em nói về em thôi, của nỡm ạ. Đâu phải ai đẹp cũng đều có nốt tàn nhang cả, mà nốt tàn nhang thì vùng em người ta bảo là những hạt xuân. Chắc vì thế mà nó thơm mùi hoa điểm tuyết.
Đavưđốp buồn rầu nói:
- Em hơi hợm mình, thực tế thế! Má em chẳng phải thơm mùi hoa điểm tuyết đâu, anh nói em biết, mà là mùi củ cải trộn tỏi ngâm dầu giấm.
- Thế sao lại cứ hít lấy hít để?
- Vì anh thích mùi củ cải ngâm dấm tỏi…
- Anh Xêmiôn ạ, anh nói chuyện dớ da dớ dẩn, cứ như trẻ con, - Luska không hài lòng, nói.
- Đi với sói phải nói giọng sói chứ.
Luska phản công ngay:
- Sói nói chuyện với gà, sói vẫn là sói. Gà nói chuyện với sói có sùi bọt mép gà vẫn là gà.
Lần ấy họ cũng giận nhau, nhưng chỉ giận vớ giận vẩn, qua ngay, vài phút sau đã hoàn toàn làm lành. Lần này thì khác. Giờ đây Đavưđốp cảm thấy những giờ phút đã được sống bên Luska là một dĩ vãng tuyệt đẹp nhưng xa xôi lắm rồi và không bao giờ quay trở lại nữa. Hết hy vọng gặp mặt Luska để thanh minh với nhau, nói với nhau cho ra nhẽ, Đavưđốp thực sự nẫu ruột nẫu gan. Anh uỷ nhiệm cho Radơmiốtnốp thay anh giải quyết công việc của nông trang, còn anh thì chuẩn bị đi xuống đội hai trong một thời gian vô định, tham gia với đội tiến hành công việc cày bừa vụ tháng Năm trên cái khoảnh xa nhất của đồng nông trang.
Đó không phải là một chuyến ra đi do đòi hỏi công tác, mà là cuộc chạy trốn nhục nhã của một người vừa muốn lại vừa sợ trông thấy cái kết cục đang tới của cuộc tình duyên của mình. Đavưđốp thừa hiểu như thế trong đôi lúc tỉnh táo nhìn vào mình. Nhưng anh mệt lắm rồi, cho nên anh vẫn quyết định ra đi, coi đó như là lối thoát dễ chấp nhận nhất, dù chỉ vì một lý do là xuống đội anh sẽ chẳng còn cách nào gặp Luska nữa, và may ra sẽ sống được ít bữa bụng dạ tương đối thảnh thơi.
Nguồn: http://tusach.mobi/