Grimaud nói
Grimaud đứng một mình bên cạnh người đao phủ. Chủ quán đi gọi cấp cứu; vợ bác cầu nguyện.
Một lát sau kẻ bị thương mở mắt.
- Cứu giúp tôi với? Cứu giúp tôi với! - hắn lẩm bẩm.
- Ôi, lạy Chúa? Lạy Chúa! Thế là tôi chẳng tìm được ở trên đời này một người bạn đã giúp tôi sống hoặc giúp tôi chết hay sao?
Và hắn cố đưa bàn tay lên ngực; bàn tay đụng phải cái đốc dao găm.
A! - Hắn nói như một người chợt nhớ ra. Và lại để cánh tay rơi xuống bên mình.
- Hãy cố gắng nhé - Grimaud bảo - đang cho đi gọi cấp cứu.
- Ông là ai thế? - Kẻ bị nạn giương trừng trừng đôi mắt nhìn Grimaud và hỏi:
- Một người quen cũ, - Grimaud đáp.
- Ông ư?
Kẻ bị nạn đang cố nhớ lại nét mặt người đang nói với mình và hỏi:
- Chúng ta đã gặp nhau trong hoàn cảnh nào nhỉ?
- Một đêm cách đây hai mươi năm; ông chú tôi đã đến tìm ông ở Béthune và dẫn ông đến Armentières.
- Tôi nhận ra ông rồi, - đao phủ nói, - Ông là một trong số bốn người hầu.
- Phải rồi.
- Ông từ đâu đến đây?
- Tôi đi qua đường và dừng lại ở quán này để cho ngựa nghỉ ngơi. Người ta kể cho tôi nghe rằng người đao phủ xứ Béthune bị thương đang nằm ở đây, thì ông thét lên hai tiếng. Nghe tiếng đầu tiên chúng tôi chạy lại, nghe tiếng thứ hai chúng tôi phá cửa vào.
- Thế còn mục sư - đao phủ hỏi, - Ông có trông thấy mục sư không?
- Mục sư nào?
Mục sư ngồi trong buồng này với tôi ấy.
- Không, hắn không còn đây nữa? Hình như nó đã trốn qua cửa sổ. Phải chăng chính hắn đã đâm ông?
- Phải.
Grimaud toan đi ra.
- Ông định làm gì thế? - Kẻ bị nạn hỏi.
- Phải đuổi theo nó.
- Phải đề phòng cẩn thận đấy, - đao phủ nói.
- Tại sao vậy?
- Hắn trả thù và hắn đã làm được. Giờ đây tôi hy vọng Chúa sẽ tha thứ cho tôi, bởi vì đã có sự chuộc tội.
- Ông cắt nghĩa xem nào, - Grimaud nói.
- Người đàn bà kia mà các ông và chủ của các ông sai tôi giết…
- Milady?
- Phải rồi, Milady, đúng thế, các ông gọi như vậy mà.
- Có liên quan gì giữa Milady và gã mục sư.
- Mẹ của nó đấy.
Grimaud lảo đảo và nhìn kẻ sắp chết bằng con mắt mờ xỉn và ngậy dại.
- Mẹ của nó đấy! - Bác nhắc lại. - Phải, chính mẹ nó.
- Thế nó biết điều bí mật ấy à?
- Tôi ngỡ nó là mục sư, nên khi xưng tội đã bộc lộ ra chuyện ấy.
- Khốn khổ chưa? - Grimaud kêu lên, tóc bác đẫm mồ hôi khi nghĩ đến việc bộc lộ ấy có thể gây ra những hậu Pomme-de- Pinnhư thế nào. – Khốn khổ chưa! Ông không nói ra tên ai chứ?
- Không, vì tôi chẳng biết một tên nào cả, trừ cái tên thời con gái của mẹ hắn, và cũng vì cái tên ấy mà hắn đã nhận ra mẹ mình nhưng hắn biết rằng ông bác của hắn ở trong số những người xử tội.
Và kẻ bị nạn lại xỉu đi vì kiệt sức. Grimaud muốn giúp và đưa bàn tay đến cán con dao.
- Đừng có đụng vào - đao phủ nói, - nếu rút con dao ra là tôi sẽ chết ngay.
Grimaud vẫn giơ ra, rồi bỗng nhiên đập vào trán mình mà nói:
- A! Nếu như bây giờ mà kẻ ấy biết những người kia là ai, thì chủ mình nguy to.
- Gấp lên, gấp lên nào! - Người đao phủ kêu lên, hãy báo gấp cho ông chủ biết nếu ông ấy còn sống; hãy bảo cho các bạn của ông ấy nữa. Hãy tin rẳng cái chết của tôi sẽ không phải là sự kết thúc của câu chuyện phiêu lưu khủng khiếp ấy đâu.
- Hắn đi đâu? - Grimaud hỏi.
- Về phía Paris.
- Ai đã ngăn hắn lại?
Hai nhà quý tộc trẻ đang đi tới quân đội. Một người được bạn kia gọi là tử tước de Bragelonne.
- Và chính người thanh niên ấy đã dẫn gã mục sư đến cho ông à?
- Phải.
Grimaud ngước mắt lên nhìn trời nói:
- Phải chăng đó là ý Chúa?
- Tất nhiên rồi, - kẻ bị thương nói.
- Thế thì kinh hãi thật, - Grimaud lẩm bẩm. - Tuy nhiên mụ đàn bà ấy cũng đáng kiếp. Ý kiến ông không phải thế nữa sao?
- Vào lúc chết, - gã đao phủ lại nói, - người ta thấy tội ác của các kẻ khác chẳng thấm vào đâu so với những tội ác của mình.
Và hắn kiệt sức, nhắm mắt lại.
Grimaud đang bị giằng co giữa lòng thương hại không cho bác để mặc người đó không được cứu chữa và nỗi lo sợ giục giã bác phải đi ngay để mang cái tin mới mẻ này đến cho bá tước de La Fère thì nghe có tiếng động ở hành lang và trông thấy chủ quán trở về cùng với nhà phẫu thuật mà cuối cùng người ta đã tìm được Nhiều người tò mò đi theo sau; tin đồn về sự biến lạ lùng này bắt đầu lan rộng.
Nhà phẫu thuật đến gần kẻ bị nạn hình như đã ngất.
- Trước hết phải rút con dao ra khỏi ngực đã - Ông ta vừa nói vừa lắc đầu một cách đầy ý nghĩa.
Grimaud nhớ đến điều tiên đoán mà kẻ bị thương vừa mới nói lúc nãy và quay mặt đi.
Nhà phẫu thuật phanh chiếc áo chẽn ngoài, xé áo sơ-mi và để lộ ngực trần của nạn nhân ra.
- Chúng tôi đã nói là lưỡi dao cắm ngập đến tận cán.
Nhả phẫu thuật cầm mỏm chuôi dao; ông từ từ rút ra và kẻ bị nạn mở mắt ra trừng trừng trông đến thật kinh hãi. Khi lưỡi dao rút ra hẳn, một đám bọt hồng hồng trào ra quanh miệng kẻ bị thương, rồi lúc người ấy thở, một dòng máu từ vết thương vọt ra. Kẻ bị thương nhìn chằm chằm vào Grimaud với một vẻ biểu hiện rất lạ lùng, buông ra rnột tiếng rên bị tắc nghẹn và tắt thở ngay lập tức.
- Thế là Grimaud nhặt lấy con dao găm đầy máu me nó làm cho tất cả mọi người kinh sợ rồi bác ra hiệu gọi chủ quán đến, trả tiền với sự hào phóng thật xứng đáng với chủ mình và lên ngựa.
Lúc đầu Grimaud toan quay trở lại Paris ngay; nhưng rồi bác nghĩ Raoul sẽ lo lắng về sự vắng mặt kéo dài của bác; bác nhớ là Raoul ở cách chỗ bác lúc này có hai dặm, trong mười lăm phút là bác sẽ tới, rồi vừa đi vừa trở lại vừa giải thích cũng chẳng đến một tiếng đồng hồ; thế là bác cho ngựa phi nước đại và mười phút sau bác đã đến quán Con la đội miện, cái quán duy nhất ở Mazingarbe.
Mới trao đổi mấy câu với chủ quán, bác đã biết chắc là đã theo kịp người mình đang tìm.
Raoul đang ngồi bàn ăn cùng với bá tước de Guise và viên quản lý nhưng câu chuyện phiêu lưu buồn thảm ban sớm vẫn để lại trên hai vầng trán trẻ một nêt ưu sầu mà sự vui nhộn của ông Arminges vững vàng hơn họ do đã quen nhìn thấy những cảnh tượng như vậy, cũng không xua tan nổi.
Bỗng nhiên cửa mở và Grimaud xuất hiện, mặt tái xanh, người đầy bụi bậm và vẫn áo còn nhuốm máu của kẻ bị thương khốn khổ.
- Grimaud, bác Grimaud hiền lành của tôi ơi, - Raoul reo lên, - cuối cùng, bác đến đây rồi. Xin lỗi các ông nhé, đây không phải người hầu mà là một người bạn.
Rồi đứng lên và chạy tới bác, anh nói tiếp:
- Bá tước thế nào? Ông có nhớ tôi chút nào không? Bác có gặp bá tước từ sau khi chúng tôi chia tay nhau không? Bác trả lời đi. Về phần tôi cũng có rất nhiều điều nói với bác đấy. Này chỉ mới ba ngày thôi mà đã xảy đến với chúng tôi bao nhiêu là chuyện rắc rối. Ơ, nhưng mà bác làm sao thế? Trông bác tái mét đi? Lại máu nữa kìa! Máu ở đâu ra?
- Pomme-de- Pinthật là có máu! - Bá tước de Guise nói và đứng dậy. – Bác có bị thương không, ông bạn của tôi?
- Không đâu, ông ạ, - Grimaud đáp, - đây không phải là máu của tôi:
- Thế máu của ai? - Raoul hỏi.
- Đó là máu của kẻ khốn khổ mà ông đã để lại ở quán hàng và hẳn đã chết ở trong tay tôi.
- Ở trong tay bác? Cái người ấy à! Nhưng bác có biết đó là ai không?
- Có - Grimaud đáp.
- Đấy là đao phủ cũ ở Béthune.
- Tôi biết.
- Bác quen hắn à?
- Tôi quen hắn.
- Hắn chết rồi ư?
- Rồi.
Hai thanh niên nhìn nhau.
- Biết làm thế nào, các ông ơi, - Arminges nói, - đó là quy luật chung, và đã làm đao phủ người ta chẳng vì thế mà được miễn bị đao phủ giết. Cái lúc tôi trông thấy vết thương của hắn, tôi đã có ý nghĩ không hay về nó rồi, và các ông biết đấy, đó là quan niệm riêng của hắn bởi vì hắn cứ nằng nặc đòi một mục sư.
Nghe tiếng mục sư, Grimaud tái mặt.
Giống như mọi người ở thời ấy và nhất là ở lứa tuổi như mình, Arminges không chấp nhận sự mẫn cảm giữa hai công việc, ông nói:
- Thôi, thôi, ta vào bàn ăn đi!
- Vâng, ông nói phải đấy! - Raoul đáp. - Nào Grimaud, bác bảo họ dọn cho bác ăn đi; cứ đặt, cứ gọi và sau khi bác đã nghỉ ngơi, ta sẽ nói chuyện.
- Không, ông ạ, không, - Grimaud nói - tôi không thể dừng lại đây một lát nào cả, tôi cần phải trở lại Paris.
- Thế nào, bác trở lại Paris ư? Bác lầm rồi, chính Olivain mới trở về, còn bác, bác ở lại.
- Trái lại, chính Olivain mới ở lại còn tôi đi về. Tôi đến đây chỉ cốt để báo cho ông biết điều đó.
- Nhưng do đâu mà có sự thay đổi ấy.
- Tôi không thể nói với ông được.
- Bác hãy nói rõ đi.
- Tôi không thể nói rõ được.
- Này, bác đùa đấy ư?
- Ông Tử tước biết rằng tôi không đùa bao giờ.
- Ừ, nhưng tôi cũng biết rằng Bá tước de La Fère đã nói là bác sẽ ở lại với tôi, còn Olivain sẽ trở lại Paris. Tôi sẽ theo lệnh của bá tước.
- Trong trường hợp này thì không, ông ạ.
- Tại sao mà bác không tuân lời tôi ư?
- Vâng, thưa ông, cần phải như thế.
- Vậy là bác vẫn khăng khăng?
- Vậy là tôi cứ đi; chúc ông Tử tước may mắn.
Grimaud chào và quay ra cửa. Raoul vừa tức giận vừa lo lắng, chạy theo và nắm tay giữ bác lại.
- Grimaud, - Raoul kêu lên - Hãy ở lại, tôi muốn vậy.
- Thế là, - Grimaud nói, - Ông muốn tôi để mặc bá tước bị giết hay sao?
Grimaud chào và sắp sửa đi ra, Tử tước vội nói:
- Grimaud, bạn của tôi ơi, bác sẽ không ra đi như vậy, bác sẽ không để mặc tôi trong một nỗi lo lắng dường này. Grimaud, nói đi, nói đi nào, nhân danh Chúa trời! và Raoul lảo đảo rơi mình xuống chiếc ghế bành.
- Ông ơi, tôi có thể nói với ông một điều thôi, bởi vì bí mật mà ông hỏi không thuộc về tôi. Ông đã gặp mục sư phải không?
- Phải.
Hai chàng thanh niên nhìn nhau hoảng hốt.
- Ông dẫn hắn đến bên người bị thương?
- Phải.
- Ông có thì giờ để nhìn hắn chứ?
- Phải.
- Và nếu có bao giờ gặp lại hắn, có thể ông sẽ nhận ra hắn chứ?
- Ồ, có chứ, tôi xin thề như vậy, - Raoul đáp.
- Cả tôi nữa, - de Guise nói.
- Vậy thì nếu có bao giờ gặp hắn, - Grimaud nói, - dù bất cứ ở đâu, trên đường cái, trong phố xá, tại nhà thờ, ở chỗ nào có hắn và có các ông, thì hãy giẫm chân lên xéo nát hắn, không thương hại, không dung tha, như ông sẽ làm đối với một con rắn, một con rắn hổ mang một con rắn độc; hãy nghiền nát nó ra và chỉ bỏ đi khi nào nó chết hẳn. Chừng nào nó còn sống thì tôi thấy tính mạng của năm con người còn bấp bênh lắm.
Rồi không nói thêm một lời, thừa lúc mấy người còn đang ngơ ngác và kinh hoàng về cái điều bác vừa kể, Grimaud băng mình ra khỏi phòng.
- Này bá tước ơi, - Raoul quay về phía de Guise và nói - tôi đã chẳng nói với anh rằng cái tên mục sư ấy gây tác động với tôi đúng như một con rắn là gì!
Hai phút sau có tiếng ngựa phi nước đại trên đường cái. Raoul chạy ra cửa sổ xem.
Đó là Grimaud lên đường về Paris. Bác vẫy mũ chào tử tước và phút chốc đã khuất ở góc đường.
Trên đường, Grimaud suy nghĩ về hai điều: thứ nhất là cứ cái đà chạy này thì ngựa không đi nổi mười dặm.
Thứ hai là bác không còn tiền.
Nhưng Grimaud càng nói ít thì tưởng tượng càng phong phủ.
Đến bưu trạm đầu tiên mà bác gặp, bác bán phăng con ngựa đi và lấy tiền đi xe trạm.
Chú thích:
- Con la đội miện= Mulet-Couronné
Chương 36
Đêm trước trận đánh
Chủ quán đã đem Raoul ra khỏi những sự suy tư u ám khi bác vội vã bước vào căn phòng nơi vừa diễn ra cảnh tượng mà chúng tôi đã kể; bác la lên:
- Quân Tây Ban Nha! Quân Tây Ban Nha!
Tiếng kêu ấy khá nghiêm trọng để buộc mọi sự bận tâm phải nhường chỗ cho sự bận tâm mà tiếng kêu ấy ắt gây ra. Hai chàng thanh niên hỏi han tin tức và được biết rằng quả thật quân thù đang tiến qua Houdin và Béthune.
Trong khi ông Arminges sai bảo gia nhân sửa soạn cho những con ngựa đã được nghỉ ngơi sẵn sàng lên đường, hai chàng thanh niên trèo lên mấy cửa sổ cao nhất của ngôi nhà bao quát vùng chung quanh và.Quả nhiêntrông thấy ở phía Hersin và Lens hiện lên một đoàn rất đông bộ binh và kỵ binh. Lần này không còn phải là một toán du kích lẻ tẻ nữa, mà là cả một đội quân.
- Thế là không còn cách nào khác hơn là nghe theo những lời chỉ bảo khôn ngoan của ông Arminges và vừa đánh vừa rút lui.
Hai thanh niên vội vàng xuống nhà. Ông Arminges đã lên ngựa. Olivain dắt hai con ngựa của hai anh, và bọn gia nhân của Bá tước de Guise đang canh giữ cẩn thận tên tù binh Tây Ban Nha, hắn cưỡi trên lưng một con ngựa nhỏ mà người ta vừa mới mua theo ý của nó. Để cẩn thận hơn nữa, họ trói tay nó lại.
Toán nhỏ ấy chạy nước kiệu theo đường đi Cambrin nơi họ tưởng sẽ tìm thấy hoàng thân nhưng tù hôm qua ông không còn ở đấy và đã rút về La Bassée vì một tin tức sai đã báo cho ông biết là quân địch phải qua sông Lys ở Estaire.
Quả thật do bị lầm về những tin tức đó, hoàng thân de Condé đã cho rút quân mình khi Béthune, tập trung mọi lực lượng của mình ở vùng giữa Vielll - Chapelle và Venthie. Sau khi đích thân ông cùng với thống chế Grammont đi quan sát suốt dọc trận tuyển, ông vừa mới trở về và ngồi vào bàn ăn, hỏi han các sĩ quan ngồi gần về những tình hình mà ông đã sai họ thu thập; nhưng chẳng ai có được những tin tức xác thực. Quân đội địch đã biến đi đâu từ bốn mươi tám giờ và dường như đã tiêu tán mất rồi.
Không bao giờ một quân đội địch lại rất gần và do đó rất là đe doạ bằng khi nó bỗng nhiên biến mất hoàn toàn. Cho nên hoàng thân vừa trở nên cau có và băn khoăn trái với thói quen của mình thì một sĩ quan trực vào bảo rằng có người nào đó xin gặp thống chế Grammont.
Quận công đưa mắt xin phép hoàng thân và đi ra.
Hoàng thân nhìn theo, dán mắt vào cánh cửa, chẳng ai dám ho he, sợ làm ông lãng ý khỏi mối bận tâm của mình.
Bất thình lình một tiếng động vang lên. Hoàng thân vội vàng đứng dậy và giơ bàn tay về phía có tiếng động. Tiếng động ấy quá quen thuộc đối với ông, đó là tiếng súng đại bác.
Ai nấy đều đứng cả dậy.
Vừa lúc ấy cửa mở, thống chế Grammont mặt mày rạng rỡ bước vào và nói:
- Thưa Đức ông, Điện hạ có vui lòng cho phép con trai tôi, bá tước de Guise và bạn đồng hành là tử tước de Bragelonne vào để đem đến cho Điện hạ những tin tức về quân địch mà chính chúng ta đang tìm kiếm và chính họ đã lượm được?
- Thế là thế nào nhỉ? - Hoàng thân vội vã nói. - Tôi cho phép chứ. Không những tôi cho phép và tôi còn mong muốn nữa. Bảo họ vào đi.
Thống chế đầy hai thanh niên đến trước mặt hoàng thân. Hoàng thân chào họ và bảo:
- Các ông hãy nói đi, nói trước đã; rồi sau chúng ta hãy chúc mừng nhau theo tục lệ. Điều cấp bách nhất đối với tất cả chúng ta bây giờ là biết được quân địch ở đâu và đang làm gì.
Dĩ nhiên là bá tước de Guise lên tiếng không những vì anh lớn tuổi hơn mà còn vì anh được cha mình giới thiệu với hoàng thân. Và lại anh đã quen hoàng thân từ lâu, còn Raoul thì mới gặp lần đầu.
Anh kể cho hoàng thân nghe điều họ đã trông thấy từ quán Mazingarbe.
Trong lúc ấy, Raoul nhìn vị tướng trẻ mà đã lừng danh về nhưng trận Roroy, Fribourg et và Nordlingen.
Từ sau khi cha mình và Henri de Bourbon chết, Louis de Bourbon , hoàng thân de Condé được người ta gọi tắt theo thói quen thời bấy giờ là Ngài Hoàng thân là một người trẻ trạc hai mươi sáu hai mươi bảy tuổi, mắt sắc như mắt phượng hoàng; agl'occhi griphani, như nhà thơ Dante nói, mũi khoằm, tóc dài bồng bềnh thành búp, tầm vóc nhỏ nhưng rắn rỏi, có tất cả những phẩm chất của một nhà chiến tranh vĩ đại, tức là cái nhìn sắc sảo, quyết định nhanh chóng, tinh thần dũng cảm truyền thuyết. Điều đó chẳng ngăn cản ông đồng thời là người phong nhã và trí tuệ, đến nỗi ngoài cuộc cách mạng mà ông đã làm trong chiến tranh bằng những yếu lĩnh mới mà ông đưa vào đó, ông còn làm cách mạng ở Paris trong hàng ngũ những vị công hầu trẻ ở triều đình mà ông là người thủ lĩnh tự nhiên.
Và đối lại với những người phong nhã của triều đình cũ mà Bassompierre, Bellegarde và quận công d'Angoulême là những người mẫu, người ta gọi các vị công hầu trẻ kia là những ông chúa nhỏ bé.
Mới nghe vài lời đầu tiên của bá tước de Guise và theo hướng có tiếng súng đại bác, hoàng thân đã hiểu cả.
Quân địch ắt đã qua sông Lys ở Saint-Venant và tiến về Lens hắn là với ý đồ chiểm thị trấn này để tách quân đội Pháp ra khỏi nước Pháp. Tiếng đại bác mà người ta nghe thấy chốc chốc nổ vang át cả những tiếng nổ khác của những khẩại bác cỡ nòng lớn đáp lại những đại bác Tây Ban Nha và Lorrain.
Những toán quân đó là thuộc lực lượng nào? Phải chăng chỉ là một đội dùng để nghi binh? Hay đó là toàn thể quân đội?
Đó là câu hỏi cuối cùng của hoàng thân mà de Guise không thể nào trả lời được.
- Do đó là câu hỏi quan trọng nhất đó cũng là câu hỏi mà hoàng thân muốn có được một câu trả lời chính xác, rõ ràng và chắc chắn.
Đứng trước mặt Hoàng thân, Raoul bị một tình cảm nhút nhát rất tự nhiên xâm chiếm ngoài ý mình. Lúc ấy anh cố vượt qua và tiến lại hoàng thân, anh nói:
- Về vấn đề này. Hoàng thân có cho phép tôi mạo muội đưa ra vài lời may ra có giúp ngài được chút nào không?
Hoàng thân quay lại và như bao trùm toàn thân chàng thanh niên trong một cái nhìn; ông mỉm cười nhận ra ở chảng một đứa trẻ suýt soát mười lăm tuổi.
Hoàng thân bèn dịu bớt cái giọng cộc lốc và rành rọt của mình và như đang phải nói với một phụ nữ, ông bảo:
- Tất nhiên rồi, ông cứ nói đi nào.
Raoul đỏ mặt đáp:
- Đức ông có thể tra hỏi tên tù binh Tây Ban Nha.
- Các ông bắt được một tù binh Tây Ban Nha à! - Hoàng thân reo lên.
- Vâng, thưa Đức ông.
- A, đúng rồi? - de Guise nói, - tôi đã quên đi mất.
- Có gì đâu, chính bá tước đã bắt nó mà, - Raoul mỉm cười nói.
Vị thống chế già quay lại phía tử tước, tỏ vẻ biết ơn về lời chúc mừng ấy đối với con trai mình, còn hoàng thân thì nói:
- Chàng thanh niên nói đúng đấy! Dẫn tù binh ra đây.
Trong lúc ấy Hoàng thân gọi riêng de Guise ra, hỏi anh về việc tên tù binh ấy bị bắt như thế nào, và hỏi xem chàng thanh niên kia là ai.
Rồi hoàng thân trở lại phía Raoul và nói:
- Này ông, tôi biết rằng ông có mang một bức thư của em gái tôi bà de Longueville, nhưng tôi thấy rõ là ông thích tự giới thiệu mình hơn bằng cách nêu cho tôi một ý kiến hay.
- Thưa Đức ông, - Raoul đỏ mặt đáp - Tôi không muốn Đức ông phải bỏ dở một cuộc chuyện trò thật là quan trọng như câu chuyện ngài đã trao đổi với Bá tước. Thưa, bức thư đây ạ.
- Được rồi, - hoàng thân nói, - Ông sẽ đưa tôi sau. Tù binh đây rồi, ta hãy nghĩ đến việc cấp bách nhất.
Người ra dẫn tên du kích đến. Đó là một tên trong bọn lính đánh thuê thời ấy vẫn còn, chúng bán máu cho bất kỳ ai muốn mua và già đời trong chuyện mưu mô và cướp phá. Từ lúc bị bắt, nó không nói nửa lời đến nỗi những người đã giữ nó cũng chẳng biết nó thuộc quốc gia nào nữa.
Hoàng thân nhìn nó với vẻ nghi ngờ khó tả.
- Mày là người nước nào? - Hoàng thân hỏi.
Tên tù binh trả lời bằng vài tiếng nước ngoài.
- A! Hình như nó nói tiếng Tây Ban Nha, Grammont, ông nói được tiếng Tây Ban Nha không?
- Thưa Đức ông, thực tình là rất ít.
- Còn tôi chẳng biết tí nào, - hoàng thân cười nói.
Rồi quay nhìn những người xung quanh, ông nói tiếp:
- Này các ông, ở đây có ai nói tiếng Tây Ban Nha và phiên dịch giúp cho tôi được không?
- Thưa Đức ông, tôi ạ, - Raoul đáp.
- A! Ông nói được tiếng Tây Ban Nha à?
- Thưa cũng tàm tạm, để thực hiện mệnh lệnh của điện hạ trong dịp này.
Trong suốt thời gian ấy, tên tù binh vẫn thản nhiên cứ như là hắn không hiểu gì hết về điều người ta đang bàn.
Raoul nói tiếng Tây Ban Nha bằng cái giọng xứ Castillan thuần tuý nhất:
- Đức ông muốn hỏi anh là ngươi nước nào?
- Ich bin ein Deutscher, - Tên tù binh đáp.
- Nó nói cái quỷ gì thế? - Hoàng thân hỏi. - Và cái tiếng nói lố lăng ấy là tiếng gì?
- Thưa Đức ông nó nói nó là người Đức, - Raoul đáp, - tuy nhiên tôi hoài nghi vì giọng nó dở quá và phát âm sai bét.
- Thế ông cũng nói được tiếng Đức nữa à? - Hoàng thân hỏi.
- Vâng, thưa Đức ông - Raoul đáp.
- Đủ để hỏi cung nó bằng tiếng ấy chứ?
- Vâng ạ.
- Vậy thì hỏi nó đi.
Raoul bắt đầu cuộc hỏi cung nhưng thực tế đã củng cố nhận định của anh. Tên tù binh không hiểu hoặc giả vờ không hiểu Raoul nói gì với hắn. Về phía mình Raoul cũng không hiểu rõ những câu trả lời của nó pha trộn hẩu lốn tiếng Flamand và Alsacien. Tuy nhiên giữa tất cả những cố gắng của tên tù binh để lẩn tránh một cuộc hỏi cung đúng qui cách. Raoul nhận ra cái giọng tự nhiên của người đó. Anh nói:
- Non siete Spagnuolo, non siet Tedesco; Siete Italiano (1).
Tên tù binh làm một động tác và cắn môi.
- A! Cái tiếng này thì tôi thạo lắm, - hoàng thân de Condé nói.
- Và vì rằng nó là người Ý, tôi sẽ tiếp tục cuộc hỏi cung. Cảm ơn Tử tước nhé, - Hoàng thân cười và nói tiếp - Từ giờ phút này, tôi cử ông làm người phiên dịch của tôi.
Nhưng tên tù binh không sẵn sàng trả lời bằng tiếng Ý cũng như bằng các thứ tiếng khác; nó chỉ muốn lảng tránh các câu hỏi mà thôi.
Cho nên nó chẳng biết gì hết, từ số lượng quân địch, tên họ những người chỉ huy, cho đến ý đồ của cuộc tiến quân.
- Thôi được, - Hoàng thân nói, ông hiểu những nguyên do của sự không biết ấy, - người này bị bắt trong lúc đang cướp phá và ám sát; hắn đã có thể chuộc mạng sống bằng cách nói ra, nhưng hắn không muốn nói. Hãy dẫn nó đi và đem bắn.
Tên tù binh tái mặt; hai người lính đã dẫn nó đến, mỗi người túm một tay nó và đưa ra cửa; còn hoàng thân thì quay lại với thống chế Grammont dường như đã quên hẳn mệnh lệnh ông vừa mới ban ra.
Tới ngưỡng cửa, tên tù binh dừng lại: hai người lính chỉ biết thi hành mệnh lệnh, muốn lôi nó ra đi tiếp.
- Khoan đã, - tên tù binh nói bằng tiếng Pháp - Thưa Đức ông, tôi xin nói.
- A, a! - Hoàng thân cười nói, - tôi biết rõ thế nào rồi cũng đến đấy mà. Tôi có một bí quyết kỳ diệu để gỡ những cái lưỡi này, các chàng thanh niên hãy tận dụng nhé, để sau này đến lượt mình còn chỉ huy.
- Nhưng với điều kiện là, - tên tù binh nói tiếp, - Điện hạ hãy thề là để tôi sống.
- Ta lấy đanh dự quý tộc mà thề, - hoàng thân nói.
- Vậy Đức ông hãy hỏi đi.
- Đội quân vượt qua sông Lys ở chỗ nào?
- Giữa Saint-Venant và Aire.
- Ai là người chỉ huy?
- Bá tước de Fuensaldagna, tướng général Beck và đích thân Đại công thân vương.
- Đội quân có bao nhiêu người?
- Mười tám nghìn người và ba mươi sáu khẩu đại bác.
Nó tiến về đâu?
- Về Lens.
- Các ông thấy chưa - Với vẻ đắc thắng, Hoàng thân vừa nói vừa quay lại phía thống chế Grammont và các sĩ quan khác.
- Vâng, thưa Đức ông - thống chế nói, - ngài đã đoán đúng tất cả những gì mà thiên tàỉ của con người có thể đoán được.
Hoàng thân nói:
- Hãy nhắc Le Plessis, Bellièvre, Villequier et d'Erlac, và hãy nhắc tất cả các toàn quân ở bên kia sông Lys rằng họ phải sẵn sàng để hành quân đêm nay; rất có khả năng ngày mai chúng ta tấn công quân thù.
- Nhưng, thưa Đức ông, - thống chế Grammont nói, - xin ngài nhớ cho rằng có tập hợp tất cả những người của chúng ta lại, cũng chỉ đạt xấp xỉ con số mười ba nghìn người.
- Ông thống chế ơi, - hoàng thân nói với cái nhìn tuyệt vời mà chỉ ông mới có, - chính là với những đội quân nhỏ mà người ta giành những trận thắng lớn.
Rồi quay về phía tên tù binh, ông bảo:
- Dẫn người này đi và phải canh giữ cẩn thận. Tính mạng nó trông vào những tin tức nó đã cung cấp: nếu tin tức đúng nó sẽ được tự do, nếu sai thì nó sẽ bị bắn.
Người ta dẫn tù binh đi.
- Bá tước de Guise, - Hoàng thân nói,
- Đã lâu rồi anh không được gặp cha anh, hãy đến với cha anh đi. Còn anh, - ông nói tiếp với Raoul, - Nếu anh không mệt quá thì hãy đi theo tôi.
- Đến cùng trời cuối đất thưa Đức ông! - Raoul reo lên, anh cảm thấy một niềm nhiệt thành mới lạ, đối với vị tướng trẻ tỏ ra rất xứng đáng với danh tiếng của ông.
Hoàng thân mỉm cười; ông ghét những kẻ xu nịnh, nhưng rất yêu quý nhưng người nhiệt tâm.
- Này anh bạn, - Ông nói, - anh giỏi về góp ý kiến, điều ấy vừa được thử thách; ngày mai chúng ta sẽ xem anh hành động thế nào.
- Thế còn tôi, thưa Đức ông, - Thống chế nói, - tôi sẽ làm gì?
- Ông ở lại đây để tiếp nhận các toán quân hoặc tự tôi sẽ lại tìm họ hoặc tôi sẽ cử một người liên lạc về để ông dẫn họ đến cho tôi.
- Hai mươi vệ sĩ có ngựa tốt nhất, đoàn tuỳ tùng của tôi chỉ cần thế thôi.
- Ít quá đấy - thống chế nói.
- Thế là đủ rồi, - Hoàng thân đáp. - Bragelonne, anh có ngựa tốt không?
- Con ngựa của tôi bị giết sáng nay tạm thời tôi cưỡi con ngựa của tên hầu.
- Anh hãy hỏi và tự mình chọn ở trong chuồng ngựa của tôi con ngựa nào vừa ý anh nhất. Đừng có sĩ diện hão nhé hãy lấy con ngựa mà anh thấy là tốt nhất ấy. Tối nay anh có thể cần dùng đến nó và ngày mai thì chắc chắn đấy.
Raoul chẳng đợi bảo đến hai lần anh biết rằng đối với cấp trên nhất là khi các vị cấp trên đó lại là Hoàng thân, thì sự việc lễ phép cao nhất là tuân theo không chạm trễ và đừng có lý sự gì cả. Anh xuống chuồng ngựa, chọn một con ngựa andalou màu vàng nhạt, tự mình thắng yên cương cho nó - vì Arthos đã dặn anh là trong lúc nguy hiểm thì đừng có giao những việc quan trọng ấy cho ai cả. Rồi anh đến với hoàng thân lúc ấy đã lên ngựa.
- Bây giờ, -Hhoàng thân bảo Raoul.
- Anh hãy đưa tôi bức thư mà anh mang theo.
Raoul đưa thư cho hoàng thân.
- Anh hãy đi bên tôi nhé, - Ông bảo.
Hoàng thân thúc ngựa, móc dây cương vào chuôi kiếm như ông vẫn thường làm khi muốn tay mình được tự do, bóc phong thư của bà Longueville và phi nước đại trên con đường đi Lens, đi theo có Raoul và đỏàn tuỳ tùng nhỏ, trong khi những phái viên phái đi gọi các toán quân thì phóng băng băng theo các hướng ngược nhau.
Hoàng thân vừa phi ngựa vừa đọc. Một lát sau ông nói:
- Người ta nói những điều hay nhất về anh, tôi chỉ nói với anh một điều, đó là theo chút ít mà tôi đã trông thấy và nghe thấy, tôi nghĩ còn nhiều hơn người ta nói với tôi.
Raoul cúi mình.
Trong khi đó, toán người đi cứ mỗi bước tiến về Lens thì tiếng đại bác nghe càng gần lại. Mặt hoàng thân dán chặt về phía tiếng súng như mắt một con chim mồi. Dường như mắt của ông có sức mạnh xuyên quạ các rặng cây đang giăng ra trước mặt ông và bịt kín chân trời. Chốc chốc hai lỗ mũi của hoàng thân lại dãn ra như là ông háu ngửi mùi thuốc súng và ông thở phì phò như con ngựa của mình.
Cuối cùng người ta nghe tiếng đại bác gần quá và thấy rành rành là mình chỉ còn cách trận địa chừng một dặm. Pomme-de- Pinvậy, đến chỗ ngoặt của con đường thì trông thấy cái làng nhỏ Annay
.Dân làng hết sức bối rối, lộn xộn, tin đồn về những sự tàn bạo của bọn Tây Ban Nha lan rộng và khiến ai nấy đều sợ hãi; đàn bà đã chạy trốn, đi về Vitry, có mấy người đàn ông ở lại.
Trông thấy hoàng thân, họ chạy đến, một người nhận ra ông và nói:
- A, Đức ông, ngài đến đánh đuổi tất cả lũ Tây Ban Nha đê tiện và lũ kẻ cướp Lorain phải không?
- Phải, nếu anh muốn làm người dẫn đường cho tôi.
- Rất sẵn lòng, Đức ông ạ. Điện hạ muốn tôi dẫn ngài đến đâu?
- Đến một chỗ nào cao để tôi có thế nhỉn thấy Lens và các vùng xung quanh.
- Tôi làm được.
- Tôi có thể tin ở anh anh là một người Pháp tốt chứ?
- Thưa Đức ông tôi là lính cũ ở trận Rocroy.
- Này cầm lấy, - hoàng thân vừa nói vừa đưa cho người lính túi tiền của mình, - đây là thưởng cho chiến công Rocroy. Bây giờ anh có muốn một con ngựa không hay là thích đi bộ?
- Đi bộ, Đức ông ạ trước tôi ở bộ binh mãi. Vả lại tôi tính dẫn Đức ông đi qua những con đường mà ngài phải xuống ngựa.
- Đi nào, - Hoàng thân nói, - Ta chớ nên để mất thì giờ.
Người nông dân chạy trước con ngựa của hoàng thân; rồi ra khỏi làng một trăm bước bác ta đi vào một con đường mòn ở cuối một thung lũng nhỏ xinh đẹp. Trong khoảng nửa dặm họ đi như vậy dưới lùm cây. Những phát súng đại bác vang lên rất gần, đến nỗi cứ mỗi tiếng nổ người ta tưởng như sắp nghe thấy tiếng Pomme-de- Pinđạn rít trên không. Cuối cùng người ta thấy một lối nhỏ rời con đường đang đi để bám vào thành núi. Bác nông dân đi vào lối ấy và mời hoàng thân đi theo mình. Hoàng thân xuống ngựa, bảo người phụ tá và Raoul cũng làm như vậy, dặn những người khác đợi lệnh của ông và phải đề phòng thủ thế cẩn thận, rồi ông bắt đầu leo lên lối dốc.
Mười phút sau đến một toà lâu đài cổ hoang tàn, nó bao quanh ngọn một Pomme-de- Pinđồi, đứng trên đó nhìn được bao quát cả vùng chung quanh. Cách xa độ một phần tư dặm trông thấy rõ Lys đang ở thế nguy, và phía trước Lens là cả đạo quân thù.
Nhìn thoáng một cái hoàng thân đã bao quát khoảng không gian mở ra trước mắt ông từ Lens cho đến Vitry. Một lát sau đã díễn ra trong trí óc ông tất cả kế hoạch của một trận đánh vào ngày hôm sau ắt là nó sẽ cứu nước Pháp lần thứ hai khỏi cuộc xâm lăng.
Ông lẩy bút chì, xé một tờ giấy trong cặp và viết.
"Ông thống chế thân mến,
Trong một giờ nữa Lens sẽ rơi vào tay quân địch. Ông hãy đến chỗ tôi, mang theo tất cả quân đội. Tôi sẽ tới Vendin để bố trí quân. Ngài mai chúng ta sẽ chiếm lại Lens và đánh bại quân thù!"
Rồi quay lại phía Raoul, ông bảo:
- Đi đi phi thật nhanh và trao bức thư này cho ông de Grammont
- Raoul cúi mình cầm mảnh giấy đi nhanh xuống núi, nhảy phốc lên ngựa và phi nước đại.
Mười lăm phút sau anh đã về tới chỗ thống chế.
Một phần lực lượng đã tới nơi. Người ta đợi phần còn lại từng giây từng phút.
Thống chế De Grammont dẫn đầu tất cả số lục quân và kỵ binh có sẵn và đi theo đường Vendin, để lại quận công Châtillon để chờ số quân còn lại và đưa họ đi sau.
Tất cả pháo binh đều đã sẵn sàng và lên đường.
Bảy giờ tối thì thống chế đến chỗ hẹn. Hoàng thân đang đợi.
Như ông đã đoán trước, Lens rơi vào tay quân địch gần như ngay sau khi Raoul đi. Việc ngừng pháo kích cũng đã nói lên sự kiện đó.
Người ta chờ đêm tới. Trời càng tối dần thì những toán quân mà Hoàng thân gọi cũng lần lượt tới nơi. Họ đã được lệnh là tuyệt đối không đánh trống thổi kèn.
Chín giờ thì tối hẳn. Tuy nhiên một ánh hoàng hôn cuối cùng còn chiếu sáng cánh đồng.
Đoàn quân do hoàng thân dẫn đi bắt đầu hành quân lặng lẽ.
Đi tới bên kia Annay thì trông thấy Lens; vài ba ngôi nhà đang cháy và một tiếng xôn xao âm thầm chỉ rõ sự hấp hối của một thành phố bị chiểm lĩnh dội đến tai những người lính.
Hoàng thân cắt đặt vị trí cho mỗi người; thống chế de giữ đầu cánh trái và phải dựa vào Méricourt; quận công de Châtillon ở trung tâm; cuối cùng hoàng thân ở phía trước Annay hình thành cánh phải.
Trật tự của trận đánh ngày hôm sau phải giữ nguyên như trật tự các vị trí đã bố trí đêm hôm trước. Mỗi người khi tỉnh giấc phải ở đúng nơi mà mình cần hành động.
Cuộc vận động được thực hiện trong yên lặng như tờ và với sụ chính xác cao nhất. Mười giờ ai nấy đã giữ vị trí của mình, mười giờ rưỡi hoàng thân đi kiểm tra các vị trí và ban mệnh lệnh cho ngày hôm sau.
Ba điều được căn dặn kỹ càng nhất cho tất cả các chỉ huy, và họ phải lo sao cho tất cả binh sĩ tuân theo nghiêm ngặt. Thứ nhất là các đơn vị phải trông nhau mà hành quân cho đúng, sao cho kỵ binh và bộ binh ở trên cùng một tuyến và mỗi đơn vị giữ đúng các khoảng cách của mình.
Thứ hai là đi công kích chỉ đi bước thường.
Thứ ba là để quân địch nổ súng trước.
Hoàng thân giao de Guise cho cha anh, và giữ Bragelonne ở với mình, nhưng hai thanh niên xin cho ngủ cùng với nhau đêm nay và được chấp thuận.
Một tấm lều được dựng lên cho họ bên cạnh lều của thống chế.
Ban ngày mệt nhọc thế, mà chẳng cậu nào buồn ngủ.
Vả chăng đêm trước của một trận đánh bao giờ chẳng là một điều trang nghiêm và trịnh trọng, ngay cả đốì với những người lính già cũng vậy, huống hồ là cả hai thanh niên lần đầu tiên đi ra nơi chiến trường khủng khiếp ấy.
Đêm trước một trận đánh, người ta nghĩ đến trăm điều lãng quên cho đến lúc ấy lại vụt lên trong trí óc. Đêm trước một trận đánh, những người dưng trở thành bạn bè và bạn bè trở thành anh em.
Chẳng cần phải nói rằng nếu như người ta giữ ở trong tim một tình cảm nào đó trìu mến hơn thì dĩ nhiên tình cảm ấy sẽ đạt tới mức phấn khích cao nhất mà nó có thể đạt.
Chắc rằng hai thanh niên ấy mỗi người đều cảm thấy một tình cảm nào đó, vì rằng một lát sau mỗi người ra ngồi ở một góc lều và tì lên đầu gối để viết.
Thư văn lai láng, bốn trang giấy lần lượt đầy những dòng chữ nhỏ li ti và sít nhau. Chốc chốc hai thanh niên lại nhìn nhau mỉm cười. Họ hiểu nhau mà không nói gì cả; hai tư cách phong nhã và dễ thương ấy sinh ra để thông cảm với nhau mà chẳng nói thành lời.
Viết thư xong, mỗi người bỏ thư của mình vào hai lần phong bì, chỉ khi nào xé phong bì ngoài cùng ra người ta mới biết được thư viết cho ai. Rồi cả hai tiến lại gần nhau, trao đổi các phong thư và mim cười.
- Nếu như sự bất hạnh đến với tôi. - Bragelonne nói.
- Nếu như tôi bị giết, - de Guise nói.
- Cứ yên trí, - cả hai cùng nói.
Rồi họ ôm hôn nhau như hai anh em. Xong mỗi người trùm áo choàng mà ngủ cái giấc ngủ trẻ trung và duyên dáng của những cánh chim, những bông hoa và những em bé.
Chú thích:
(1) Tiếng Ý: Mày chẳng phải người Tây Ban Nha, chẳng phải người Đức, mày là người Ý.
Chương 37 & 38
Một bữa ăn ngày xưa
Cuộc hội kiến thứ hai của bốn chàng ngự lâm quân cũ không long trọng và rần rộ như cuộc đầu tiên. Với lý lẽ bao giờ cũng trội hơn của mình, Arthos phán đoán rằng bàn ăn sẽ là trung tâm tụ họp nhanh chóng nhất và đầy đủ nhất. Và vào cái lúc mà bạn bè anh kiêng nể sự tao nhã và tiết độ của anh chàng dám đá động đến một trong số những bữa thịnh soạn ngày xưa ăn ở quán Pomme-de- Pin hoặc quán Parpaillot, thì anh là người đầu tiên đề nghị gặp nhau quanh một bàn ăn thật đàng hoàng và mỗi người có thể buông theo tính tình và phong cách của riêng mình, sự buông thả tự nhiên ấy đã duy trì sự thông cảm và hoà hợp nó khiến các anh được người ta gọi là những người bạn nối khố.
Lời đề nghị thật là thú vị đối với mọi người nhất là d'Artagnan, anh đang khao khát thấy lại những bữa ăn ngon và niềm vui vẻ chuyện trò của thời trai trẻ; bởi vì đã từ lâu, tâm hồn tinh tế và khoái hoạt của anh chỉ toàn gặp những thoả mãn nửa vời, những thức ăn tồi, như anh thường nói. Porthos vào lúc có cơ làm Nam tước rất vui mừng có được cơ hội để nghiên cứu ở Arthos và Aramis lời ăn tiếng nói và các cung cách của những người cao sang. Aramis muốn qua d'Artagnan và Porthos để biết tin tức trong hoàng cung và trong mọi cơ hội muốn giành cho mình những người bạn thật là tận tụy ngày xưa và từng hỗ trợ anh trong các cuộc quyết đấu với những đường kiếm đến là nhanh nhẹn và không ai có thể thắng nổi.
Còn về Arthos, anh là người duy nhất không có chút gì chờ đợi hoặc thu nhận ở những người kia, mà chỉ được thúc đẩy bằng một tinh thần cao thượng giản đơn và tình bạn bè thuần tuý.
Thế là họ thỏa thuận với nhau rằng mỗi người sẽ cho biết địa chỉ rất rõ ràng của mình và khi nào một người cần đến thì cuộc hội họp sẽ được triệu tập tại nhà một chủ quán nổi tiếng ở phố Monnais có tấm biển đề L'Ermitage. Cuộc hẹn dầu tiên ấn định vào thứ tư sau, đúng tám giờ tối.
Đúng ngày hôm ấy, bốn người bạn đến rất đúng giờ và mỗi người từ một phía. Porthos cần thử một con ngựa mới, d'Artagnan rời phiên gác ở cung Louvre, Aramis đã phải đi thăm một bà sám hối của mình trong xóm, còn Arthos đã thuê nhà ở phố Guénégaud, hầu như ở sát gần, họ rất bất ngờ gặp nhau ở ngay cửa quán L'Ermitage, Arthos từ Cầu Mới ra, Porthos từ phố Gỗ xẻ đến, d'Artagnan từ phố Hào Saint-Germain-L'Auxerrois - và Aramis từ phố Béthisy tới.
Những lời lẽ đầu tiên trao đổi giữa bốn người bạn đúng là do cố ý làm bộ dạng cho nên có phần hơi gượng gạo và ngay bữa ăn cũng bắt đầu với một vẻ tẻ nhạt, cứng ngắt thế nào ấy. Người ta thấy rõ là d'Artagnan cố gượng để cười, Arthos để uống, Aramis để kể chuyện và Porthos để im tiếng. Arthos nhận thấy sự lúng túng ấy và đề có phương thuốc cứu chữa ngay anh gọi mang đến bốn chai rượu sâm-banh.
Trước tiếng gọi ấy ban ra với vẻ điểm tĩnh thông thường của Arthos, người ta thấy khuôn mặt chàng Gascon dãn ra, và vầng trán Porthos rạng rỡ hẳn.
Aramis ngạc nhiên. Anh biết rằng Arthos không những không uống rượu nữa, mà còn cảm thấy phần nào ghê sợ rượu.
Aramis càng ngạc nhiên gấp bội khi thấy Arthos rót rượu đầy phè và uống với niềm hào hứng xưa kia. D'Artagnan rót rượu ra cốc và cạn ngay; Porthos và Aramis chạm cốc nhau. Loáng một cái, bốn chai rượu đã rỗng không. Dường như các thực khách vội vã tuyệt giao với những ẩn ý của mình.
Thoáng một cái môn thuốc đặc hiệu ấy đã xua tan đến những bóng mây nhỏ nhất còn đọng lại trong lòng họ. Bốn người bạn bắt đầu nói to hơn, chẳng đợi người này dứt lời, người kia đã lên tiếng, và mỗi người ngồi ăn theo kiểu mình thích. Chẳng mấy chốc, thật là điều ghê gớm. Aramis tháo hai sợi dây ngù buộc áo chẽn của mình, thấy vậy Porthos cởi phăng tất cả dây áo của anh.
Những trận đánh, những chặng đường dài, những nhát gươm nhận được và ban đi là những điều tươi mát đầu tiên của cuộc chuyện trò. Rồi người ta chuyển sang nhưng cuộc đấu tranh ngấm ngầm chống lại người mà bây giờ người ta gọi là vị giáo chủ vĩ đại.
- Thực tình - Aramis cười nói. - là đã khá nhiều lời ca tụng những người đã chết rồi, bây giờ ta hãy chê bai người sống một chút.
- Tôi muốn chê bai lão Mazarin một ti, có được không?
- Được chứ! - D'Artagnan bật cười nói - được chứ. Cậu cứ kể chuyện đi, nếu hay tôi sẽ tán thưởng.
Aramis bắt đầu kể:
- Mazarin đang cần liên minh với một vị đại hoàng thân. Lão yêu cầu ông ta gửi cho lão bản liệt kê những điều kiện theo đó hai người có thể kết giao được. Hoàng thân vốn ghét thương lượng với một kẻ thô bỉ như lão, đành miễn cưỡng làm bản liệt kê và gửi cho lão. Trong bản đó có ba điều kiện không vừa lòng Mazarin, lão đề nghị ông từ bỏ ba điều kiện ấy để đổi lấy mười nghìn êquy.
- A, a! - Cả ba người bạn reo lên, - chẳng đắt đâu, và lão chẳng sợ bị cột vào lời nói hớ đâu. Thế hoàng thân bảo sao?
Hoàng thân lập tức gửi ngay năm mươi nghìn livres cho Mazarin và yêu cầu lão đừng bao giờ viết cho ông nữa và còn sẵn sàng biếu thêm hai mươi nghìn livres nếu như lão cam kết là không bao giờ nói gì với ông nữa.
- Thế Mazarin làm gì?
- Lão tức giận chứ? - Arthos hỏi.
- Chắc là lão cho đánh đòn người đưa thư? - Porthos hỏi.
- Lão nhận số tiền phải không? - D'Artagnan nói.
- Cậu đoán đúng, Artagnan ạ, - Aramis bảo.
Và tất cả phá ra cười ầm ĩ đến nỗi chứ quán chạy lên và hỏi xem các ông ấy cần gì. Gã cứ tưởng họ đánh nhau.
Trận cười rồi cũng yên.
- Có thể cho ông de Beaufort một đòn không nhỉ? - D'Artagnan hỏi, - Tôi rất muốn đây.
- Cứ làm đi, - Aramis nói, anh biết đến tận gan ruột cái anh chàng Gascon thật là tinh ma và thật là dũng cảm này, hẳn không bao giờ chịu lùi một bước trên bất cứ đấu trường nào.
- Anh thấy thế nào, Arthos? - D'Artagnan hỏi.
- Tôi lấy danh dự quý tộc mà thề, - Arthos đáp, - nếu cậu nói dấm dớ thì chúng tôi sẽ cười cho đấy.
- Tôi xin bắt đầu, - D'Artagnan nói - Một hôm trong lúc chuyện trò với một người bạn của Ngài Hoàng thân, ông de Beaufort kể với người ấy rằng; có một lần ông tranh luận với De Chavigny về những cuộc tranh chấp đầu tiên giữa Mazarin và nghị viện. Thấy Chavigny gắn bó với tể tướng mới, mà chính hắn xưa kia đã từng ra sức ôm chân tể tướng cũ, ông de Beaufort bực lắm và đã đánh cho hắn một trận ra trò.
"Người bạn ấy biết ông de Beaufort vốn có bàn tay rất nhẹ nhàng, nên sửng sốt về việc đó và vội chạy đến kề lại cho Ngài Hoàng thân nghe. Câu chuyện lan rộng ra ngay và ai nấy đều quay lưng lại Chavigny. Hắn rất thắc mắc về thái độ lạnh nhạt chung ấy của mọi người, nhưng người ta ngại cho hắn biết nguyên do. Cuối cùng có một người đánh bạo nói với hắn rằng mọi người rất lấy làm lạ vì sao hắn để cho ông de Beaufort thụi hắn, dù ông ta có là hoàng thân chăng nữa.
"Thì ai nói là Hoàng thân de Beaufort thụi tôi? - Chavigny hỏi.
"Thì chinh Hoàng thân chứ ai, - người bạn đáp.
"Người ta bèn đi ngược nguồn tin và tìm thấy người mà hoàng thân đã kể cho nghe chuyện ấy, ông ta lấy danh dự ra thề là đã nói sự thật, lại còn nhắc lại và khẳng định nữa.
"Chavigny phẫn uất về một chuyện vu cáo như vậy mà hắn chẳng hiểu tí gì, tuyên bố với bạn bè là hắn thà chết, chứ không thể chịu dựng một sự lăng nhục đến thế. Cho nên hắn cử hai người làm chứng đến gặp hoàng thân, với nhiệm vụ là hỏi ông xem có đúng là ông có nói rằng ông đã thụi De Chavigny không.
"Tôi đã nói như thế, - Hoàng thân đáp, - và tôi xin nhắc lại, vì đó là sự thật.
"Thưa Đức ông, - một người nhà Chavigny bèn nói, - Xin phép cho tôi được thưa với Điện hạ rằng, những cú đánh vào một người quý tộc làm hạ phẩm giá của cả người đánh lẫn người bị đánh. Vua Louis XIII trước kia đã không muốn dùng những người quý tộc làm hầu phòng để có quyền đánh đập hầu phòng.
"Ơ kìa, - ông de Beaufort ngạc nhiên hỏi, - nhưng mà ai đã bị đánh đòn và ai nói đến chuyện đánh đòn cơ chứ?
"Thì chính Đức ông bảo là đã đánh…
"Đánh ai?
"Ông de Chavigny.
"Tôi ấy à?
"Thì ngài đã chẳng thụi ông de Chavigny rồi sao, ít ra là theo như ngài nói.
"Đúng vậy.
"Ồ! Nhưng ông ta cải chính.
"À ra thế, - hoàng thân nói, - tôi đã thụi cho ông ta ra trò, mà nguyên văn lời tôi nói như thế này. - Ông de Beaufort nói với tất cả về oai nghiêm mà các cậu đã biết đây!
"Ông Chavigny thân mến ơi, ông thật là đáng chê trách vì đã giúp sức cho một tên vô lại như lão Mazarin kia".
"A! Thưa Đức ông, - nhân chứng thứ hai reo lên, tôi hiểu rồi, chắc là ý ngài muốn nói quở trách.
"Quở trách với thụi(1) thì có sao nào? - Hoàng thân nói - chẳng phải cũng đúng cả ư? Quả các nhà soạn chữ nghĩa của các ông thực là thông thái rởm!
Mọi người cười đến vỡ bụng về điều sai lầm ngôn ngữ học đó của ông Beaufort mà những sai lầm loại ấy bắt đầu trở thành truyền thuyết. Cũng như thừa nhận rằng ý thức đảng phái đã bị loại trừ lẫn nhau ra khỏi các cuộc hội họp thân mật này, d'Artagnan và Porthos có thể chế giễu các ông hoàng với điều kiện là Arthos và Aramis có thể thụi cho lão Mazarin.
- Thực tình - D'Artagnan nói với hai bạn, - các anh muốn điều ác cho Mazarin cũng đúng thôi, bởi vì về phía lão ta, tôi xin thề rằng lão cũng chẳng muốn điều lành cho các anh.
- Lạ nhỉ! Thật không? - Arthos nói. - Nếu tôi biết rằng, cái lão đê tiện ấy biết tên tôi, thì có lẽ tôi sẽ phải đổi tên, vì sợ rằng người ta sẽ tưởng là tôi quen biết hắn.
- Lão ta không biết anh do tên tuổi, mà do việc làm của anh. Lão biết rằng có hai người qui tộc tham gia một cách đặc biệt vào vụ vượt ngục của ông de Beaufort và đang ráo riết cho tìm kiếm; tôi xin bảo đảm với anh như vậy.
- Cho ai đi tìm kiếm?
- Tôi.
- Sao, cậu à?
- Phải, mới sáng nay thôi lão cho gọi tôi đến để hỏi xem có tin tức gì chưa?
- Về hai người quý tộc ấy à?
- Phải.
- Thế cậu trả lời thế nào?
- Là tôi chưa có tin tức gì, nhưng tôi ăn cùng với hai người họ có thể cung cấp tin cho tôi.
- Cậu bảo lão ta thế à? - Porthos hỏi với cái cười hô hố nở nang trên khuôn mặt to bè của anh. - Hoan hô! Thế việc ấy không làm cho anh lo sợ à, Arthos?
- Không? - Arthos nói, - chẳng phải tôi sợ việc tìm kiếm của Mazarin.
- Thế anh hãy cho tôi biết một chút anh sợ cái gì nào? - Aramis hỏi.
- Chẳng sợ gì đâu, ít ra là trong hiện tại thật đấy.
- Thế còn trong quá khứ? - Porthos vặn lại.
- A! Trong quá khứ lại là chuyện khác - Arthos thở dài nói, - trong quá khứ và trong tương lai…
- Phải chăng anh lo sợ cho Raoul của anh? - Aramis hỏi.
- Không? - D'Artagnan nói - chẳng ai chết trong trận đầu tiên đâu.
- Trận thứ hai cũng vậy, - Aramis nói.
- Cả trận thứ ba cũng thế thôi, - Porthos nói. - Và lại khi người ta bị giết thì người ta khỏi chết, chứng cớ là chúng ta vẫn còn cả đây.
- Không, Arthos nói, - cũng không phải chuyện Raoul làm tôi lo ngại bởi vì tôi hi vọng rằng nó sẽ cư xử như người quý tộc và nếu nó bị giết thì chắc là chết một cách dũng cảm, nhưng này, nếu như tai hoạ ấy đến với nó, thì… - Arthos đưa bàn tay lên vầng trán tái xanh.
- Thì sao? - Aramis hỏi.
- Thì tôi sẽ coi cái tai hoạ ấy như một sự chuộc tội.
- A, a! - D'Artagnan nói, - tôi biết anh định nói gì rồi.
- Và tôi cũng vậy, - Aramis nói - nhưng không nên nghĩ đến chuyện đó, Arthos ạ: quá khứ đã qua rồi.
- Tôi không hiểu, - Porthos nói.
- Chuyện ở Armentières ấy mà, - D'Artagnan khẽ nói.
- Chuyện ở Armentières nào nhỉ? - Porthos hỏi.
- Milady…
- A! Phải rồi, - Porthos nói, - tôi quên bẵng đi mất rồi.
Arthos nhìn anh bằng con mắt sâu xa và hỏi:
- Cậu đã quên chuyện ấy rồi ư?
- Thực tình, - Porthos đáp, - chuyện ấy cũng xa xôi lắm rồi.
- Điều ấy chẳng đè nặng lên lương tâm cậu hay sao?
- Quả là không! - Porthos nói.
- Thế, còn cậu, Aramis?…
- Ấy thỉnh thoảng tôi cũng có nghĩ đến, nhưng giống như một trong những điều khó xử nó có tính cách giúp cho sự nghị luận nhiều hơn.
- Còn cậu thì sao, d'Artagnan?
- Tôi thú thật là khi nào nghĩ lại thời kỳ khủng khiếp ấy, tôi chỉ nhớ đến kỷ niệm về tấm thân lạnh giá của bà Bonacieux tội nghiệp mà thôi. Đúng, đúng, biết bao lần tôi thương tiếc nạn nhân, nhưng không bao giờ hối hận đối với kẻ ám sát nàng.
Arthos lắc đầu, vẻ hoài nghi.
- Anh hãy nhớ rằng, - Aramis nói, - nếu như anh chấp nhận công lý của Trời và sự tham gia của nó vào các việc ở trên đời này, thì người đàn bà ấy đã bị trừng phạt theo ỷ Chúa. Chúng ta chỉ là nhưng công cụ, có thế thôi.
- Thế còn sự tự do ý chí thì sao, Aramis?
- Quan toà làm gì nào? Ông ta có tự do ý chí của mình và kết tội mà chẳng sợ hãi gì. Đao phủ làm gì nào? Hắn làm chủ cánh tay của hắn và chém mà không ân hận.
- Đao phủ… - Arthos lẩm bẩm.
Và người ta trông thấy anh dừng lại ở một kỷ niệm.
- Tôi biết là chuyện ấy kinh hoàng thật, - D'Artagnan nói - nhưng khi nghĩ rằng chúng ta đã giết những người Anh, những người dân thành La Rochelle, bọn Tây Ban Nha, Rochelais cả người Pháp nữa, họ chẳng làm điều gì ác nào khác ngoài việc nhằm bắn chúng ta nhưng bắn hụt họ chẳng có điều sai lầm nào khác ngoài việc chạm kiếm với chúng ta và không kịp đỡ, tôi xin tự biện giải cho mình trong vụ giết người đàn bà ấy, xin lấy danh dự mà thề như vậy.
- Còn tôi, - Porthos nói, - bây giờ các anh nhắc lại chuyện ấy. Arthos ạ, tôi thấy quang cảnh ấy hiện lại rành rành như lúc mình đã chứng kiến: Milady ở chỗ kia, anh ở đấy (Arthos tái mặt); còn tôi ở chỗ d'Artagnan đang ngồi đây. Tôi đeo bên mình một thanh kiếm sắc như nước… Aramis, cậu còn nhớ thanh kiếm ấy chứ? Cậu vẫn gọi nó là Balizarde mà. Thật đấy, tôi xin thề với cả ba anh rằng nếu như không có gã đao phủ xứ Béthune ở đấy… Xứ Béthune phải không nhỉ?… Phải, nếu không có hắn ở đấy, thi thực tình tôi đã chém cổ con mụ phản trắc ấy một nhát đứt phăng không cần làm lại, mà dù có phải làm lại đi nữa… Đó là một mụ đàn bà độc ác.
Với các giọng điệu triết lý vô tư mà anh có từ khi đi tu nhà thờ và trong đó chất vô thần nhiều hơn tin tưởng ở Chúa, Aramis nói:
- Mà nghĩ đến tất cả những chuyện ấy làm gì kia chứ. Việc gì đã xong là xong rồi. Việc ấy chúng ta sẽ xưng tội vào lúc lâm chung và Chúa sẽ hiểu rõ hơn chúng ta đó là một tội ác, một lỗi lầm hay là một hành động đáng khen thưởng. Các anh bảo tôi có hối hận không ư? Thực tình là không. Xin thề trên danh dự và trên cây thánh giá vả tôi chỉ ân hận vì người ấy là đàn bà.
- Cái điều đáng yên tâm nhất trong tất cả câu chuyện ấy, - D'Artagnan nói, - là nó không còn để lại một dấu tích gì.
- Mụ ấy có một đứa con trai, - Arthos nói.
- À phải, tôi biết rõ, - D'Artagnan nói, - và anh cũng đã nói với tôi: nhưng ai biết nó bây giờ ra sao? Rắn chết thì hết đời ổ trứng? Anh tưởng rằng de Winter bác của nó đã nuôi nấng con rắn con đó sao? De Winter sẽ kết tội đưa con trai như đã kết tội mẹ nó.
- Thế thì, - Arthos nói, - thật tai hoạ cho de Winter, bởi vì đứa con chưa thấy làm gì.
- Thằng bé ấy chết rồi, không thì quỷ bắt tôi đi, - Porthos nói. - Theo d'Artagnan nói thì ở cái xứ sở khốn khổ ấy, sương mù lúc nào cũng dày đặc, ít ra thì…
Vào cái lúc mà câu kết luận ấy của Porthos có lẽ sắp tô lại niềm vui trên những vầng trán ít nhiều u ám ấy, thì có tiếng động vang lên ở cầu thang và có tiếng gõ cửa.
- Cứ vào - Arthos bảo.
- Thưa các ông, chủ quán nói - có một tên hầu có việc rất gấp xin gặp một trong các ông ở đây.
- Gặp ai? - Cả bốn người cùng hỏi.
- Gặp vị nào là bá tước de La Fère.
- Tôi đây, - Arthos nói, - thế tên hầu ấy tên là gì?
- Grimaud.
- A! - Arthos tái mặt thốt lên. - Hắn đã về rồi ư? Có chuyện gì xảy ra với Bragelonne rồi chăng?
- Cho hắn vào! - D'Artagnan bảo. - Cho hắn vào!
Nhưng Grimaud đã lên hết cầu thang và đang đợi ở thềm; bác lao vào trong phòng và ra hiệu bảo chủ quán đi ra.
Chủ quán đóng cửa lại. Bốn người bạn đợi chờ. Vẻ xáo động của Grimaud, khuôn mặt tái mét và ròng ròng mồ hôi bụi bậm lẩm đầy quần áo bác, tất cả báo hiệu rằng bác mang đến một tin quan trọng và khủng khiếp nào đó.
- Thưa các ông, - bác nói - người đàn bà ấy có một đứa con, đứa con ấy đã thành người lớn; hổ cái có một hổ con, con hổ ấy đã được thả ra, nó sẽ tìm đến các ông, phải đề phòng!
Arthos nhìn các bạn với một nụ cười buồn thảm.
Porthos tìm thanh kiếm ở bên mình, nó được treo ở tường.
Aramis vớ con dao; d'Artagnan đứng dậy và hỏi:
- Bác định nói gì vậy, Grimaud?
- Con trai của Milady đã rời nước Anh, nó đang ở Pháp, đi đến Paris nếu không phải là nó đã có mặt ở đây rồi.
- Quái quỷ thật! - Porthos nói, - bác có chắc chắn không?
- Chắc! - Grimaud đáp.
Một lát im lặng dài tiếp đón điều tuyên bố ấy.
Grimaud thở hổn hển, mệt rã rời ra và ngồi phịch xuống ghế. Arthos rót một cốc sâm-banh và đưa bác.
- Ồ! Dù sao, - D'Artagnan nói, - nếu nó còn sống, nếu nó đến Paris: thì chúng ta cũng đã thấy lắm chuyện ghê gớm hơn thế! Nó cứ việc đến!
- Phải, - Porthos vuốt ve bằng ánh mắt thanh kiếm treo trên tường và nói - Chúng ta chờ đợi, nó cứ việc đến.
- Vả chăng nó cũng chỉ là một đứa trẻ con, - Aramis nói.
- Trẻ con? - Grimaud nói. - Ông có biết cái thằng trẻ con ấy đã làm gì không? Cải trang làm mục sư hắn đã khám phá ra tất cả câu chuyện do nghe đao phủ xứ Béthune xưng tội, và sau khi đã nghe xong, sau khi đã biết rõ tất cả, để xá tội, hắn đã cắm vào tim kẻ sám hối lưỡi dao găm này đây. Các ông xem, lưỡi dao vẫn còn đó lòm và ẩm ướt, vì nó được rút ra khỏi vết thương chưa đầy ba mươi tiếng đồng hồ.
Và Grimaud quẳng lên giường con dao mà gã mục sư đã để quên trong vết thương của tên đao phủ.
D'Artagnan, Portox và Aramis đứng bật dậy và thình lình chạy cả ra chỗ để kiếm.
Riêng Arthos vẫn ngồi ở ghế, bình tĩnh và trầm ngâm.
- Grimaud, bác bảo là hắn mặc áo mục sư à?
- Vâng, mục sư Augustins.
- Người như thế nào?
- Theo chủ quán nói thì hắn trạc vóc người tôi, gầy, da tai tái, mắt xanh nhạt và tóc hoe vàng.
- Và hắn không gặp Raoul chứ? - Arthos hỏi.
- Trái lại họ đã gặp nhau và chính Tử tước đích thân dẫn hắn đến bên giường kẻ sắp chết.
Arthos không nói một lời, đứng dậy và đến lượt mình ra lấy thanh gươm.
- Ái chà! Các cậu ơi! - D'Artagnan gượng cười nói, - các cậu có thấy rằng chúng ta có vẻ giống như các tiểu thư liễu yếu đào tơ không? Thế nào mà chúng ta, bốn người đàn ông đã từng đương đầu với những đội quân mà chăng hề phải chau mày, bây giờ lại run sợ trước một đứa trẻ con ư!
- Ừ! Arthos nói, - nhưng đứa trẻ con ấy nhân danh Chúa mà đến.
Và họ vội vã ra khỏi khách sạn.
Chú thích:
(1) De Beaufort có tật nói hay lẫn những từ gần giống nhau: Gourmer là thụi, đánh; còn Gourmander là quở trách, la mắng.
****
Chương 38
BỨC THƯ CỦA VUA CHARLES ĐỆ NHẤT
Bây giờ mời độc giả vượt qua bên kia sông Seine với chúng tôi đến nguỡng cửa của nữ tu viện Carmel trên phố Saint Jacques.
Bấy giờ là 11h sáng và các nữ tu đạo đức vừa xong buổi dâng lễ cầu nguyện chiến thắng cho đoàn quân của Vua Charles đệ Nhất. Rời khỏi giáo đường, một người đàn bà và một thiếu nữ mặc bộ áo đen của quả phụ và cô nhi quay trở về phòng riêng.
Người đàn bà quỳ xuống trước tượng Chúa chịu hình bằng gỗ sơn, còn nguời con gái đứng cách bà ta một khoảng gần, dựa vào chiếc ghế, lặng lẽ khóc.
Người đàn bà hẳn đã từng là một giai nhân, nhưng nỗi đau buồn đã làm bà già xọm đi. Thiếu nữ thì đang độ xuân sắc, và những giọt lệ rơi chỉ làm sắc đẹp nàng lộng lẫy hơn. Người mẹ đã khoảng 40 tuổi, còn người con chỉ mới 14.
“Chúa ơi,” người quỳ gối khẩn nài “xin hãy che chở chồng con, bảo bọc con trai con, và cứ lấy đi mạng sống khổ ải cơ cực này thay vào!”
“ Chúa ơi,” thiếu nữ nghẹn ngào “hãy giữ mẹ lại với con!”
“Mẹ thì có ích gì cho con trên đời bây giờ, Henriette,” vị mệnh phụ nói, khẽ xoay mình lại nhìn nàng, “khi không còn cả ngôi báu lẫn chồng. Ta không có gì hết: con trai, tiền, hay bạn bè. Cả thế giới, con ơi, đã bỏ rơi mẹ!” Và bà ngã vào vòng tay con gái giang ra mà bật khóc.
“Dũng cảm lên, cần phải dũng cảm lên, mẹ thân yêu ơi!” Cô gái nói.
“Ôi, thật là một năm đen tối cho các vì vua,” nguời mẹ nói, đầu gục vào lòng con; “Chẳng còn ai lo đến chúng ta, vì ai cũng còn phải lo thân mình. Giá anh con còn đây thì nó còn an ủi mẹ đuợc, nhưng nó cũng đi mất và biệt luôn tăm tích, cả cho mẹ lẫn cha con. Mẹ đã phải cầm hết nữ trang, bán quần áo của hai mẹ con ta để trả lương cho bọn hầu cận của nó, nếu không chúng sẽ bỏ nó mà đi. Cuối cùng thì ta chỉ còn biết đến đây nương nhờ vào nhà Chúa; chúng ta đã bần cùng, đã bị Trời chà đạp thật rồi.”
“Sao mẹ không liên lạc với hòang hậu, chị mình?”
“Chao ôi, hòang hậu có còn là hòang hậu nữa đâu. Bà chỉ ngồi làm vì cho kẻ khác đấy thôi. Rồi một ngày con sẽ hiểu tất cả.”
“Thế thì với cháu mẹ vậy, nhà vua ấy. Con sẽ đến gặp nguời nhé? Mẹ biết nguời thương yêu con đến mực nào...”
“Con ạ, cháu ta cũng chưa là vua hẳn, và con cũng biết là Laporte đã nói với chúng ta bao nhiêu lần rằng chính chàng cũng thiếu thốn đủ đường.”
“Thế thì chỉ còn cách cầu nguyện mà thôi,” thiếu nữ nói.
Hai người phụ nữ đang quỳ gối cầu nguyện ấy như vậy chính là con gái và cháu ngoại của vua Henry IV, cũng là vợ và con của Charles I.
Họ vừa cùng cầu nguyện xong, thì có tiếng gõ nhẹ ngoài cửa.
"Mời xơ vào," hoàng hậu nói, gạt lệ và đứng dậy.
Con người mộ đạo kính cẩn bước vào cửa.
"Xin lệnh bà thứ lỗi đã quấy rầy người cầu nguyện, nhưng một nhà quý tộc đã đến đây từ nước Anh, và đang đợi ngoài phòng khách để được yết kiến và trao thư cho lệnh bà."
"Thư à! Thư của hoàng thượng, có lẽ. Tin của cha con, con có nghe không, Henriette?
"Con nghe, mẹ ạ, và con cũng hy vọng là thế."
"Thế nhà quý tộc xơ nói đó đó là ai?"
"Một người trạc độ 45 cho đến 50 tuổi."
"Còn tên ông ta? Ông ta có xưng tên không?"
"Milord de Winter."
"Milord de Winter!" hoàng hậu thốt lên. "người bạn của chồng ta. Nhờ xơ mời ông ấy vào đây."
Và bà bước ra để đón người sứ giả, rồi nắm tay ông ta thật thân thiết, trong khi ông ta quỳ gối trình lên lá thư trong một cái hộp bằng vàng.
"Milord ạ, ngài thật đã mang cho ta ba thứ từ lâu lắm ta không còn nhìn thấy lại: vàng, một người bạn tín cẩn, và lá thư của hoàng thượng, chồng và chủ nhân của chúng ta."
De Winter khấu đầu một lần nữa, không cất lời được vì cảm xúc tràn trề.
"Milord," hòang hậu nói, tay giơ lá thư, "ngài cũng hiểu ta thật nóng lòng muốn đọc lá thư này."
"Vậy chắc thần xin rút lui, thưa lệnh bà."
"Ồ không, xin ngài ngồi lại, ta sẽ đọc ngay đây thôi. Còn hàng triệu câu ta phải hỏi ngài về chuyến đi này nữa chứ."
De Winter bước lui một vài bước, rồi đứng chờ trong yên lặng.
Người mẹ và con gái rút về hướng khung cửa sổ, hăm hở đọc lá thư:
"Hòang hậu, vợ yêu dấu - Chúng ta đã đi đến giờ phút quyết định rồi. Trẫm đã tập trung ở trại Naseby này tất cả lực lượng mà Hoàng thiên còn để lại trong tay trẫm, và vội vàng viết cho nàng từ nơi đó. Bây giờ trẫm sẽ chờ đợi đoàn quân của bọn loạn dân. Trẫm sẽ giao tranh trận cuối cùng với chúng. Nếu thắng trận này, ta sẽ tiếp tục tranh đấu; nếu thua trận này, kể như ta mất tất cả. Trong trường hợp sau (hỡi ôi, người ta phải chuẩn bị cho mọi thứ, trong hòan cảnh của chúng ta) trẫm sẽ cố gắng vượt thoát sang tới bờ biển nước Pháp. Nhưng họ có thể, hay có chịu, đón tiếp một vị vua thất thế, kẻ mang thêm một câu chuyện bi thảm tới cho một quốc gia vốn đã sôi sục trong bạo loạn? Sự khôn ngoan và tình yêu của nàng sẽ chỉ đường cho trẫm. Người mang thư này sẽ cho nàng biết những điều ta không dám đặt lên giấy vì sợ rủi ro dọc đường. Y sẽ giải thích cho nàng những việc mà trẫm mong nàng sẽ thực hiện. Trẫm cũng gửi y mang theo lời chúc phúc của trẫm cho các con và chân tình từ trong hồn trẫm vẫn dành cho nàng, hỡi người thương yêu nhất."
Dưới thư ký tên, không còn là "Vua Charles" mà là "Charles, vẫn còn là vua."
Bức thư buồn thảm này, khi De Winter theo dõi những ấn tượng trên mặt hai người đọc, không ngờ lại làm mắt họ sáng lên một tia hy vọng.
"Cứ để cho người đánh mất ngôi báu," hoàng hậu kêu lên." Cứ để người bị chiếm đoạt tất cả, bị lưu đày, tuyệt vãng, chỉ cần người còn sống. Than ôi! Những ngày này, ngai vàng thật là một chỗ quá nguy hiểm nên ta cũng chẳng mong người lưu lại nơi ấy. Nhưng thưa Milord, cho ta biết," bà tiếp "đừng giấu gì cả - thật sự ra, tình thế của nhà vua bây giờ như thế nào? Có thật là đã tuyệt vọng như người nghĩ không?"
"Than ôi, thưa lệnh bà, còn tệ hơn thế nhiều. Trái tim của Hòang thượng quá đỗi cao cả, ngài không hiểu nổi sự thù hận, và quá trung hậu nên không biết nghi kỵ sự phản phúc! Anh quốc đã bị chia cắt bởi một ám ảnh của bạo loạn, mà thần sợ rằng chỉ có máu mới trục hết được.
"Nhưng còn Lord Montrose?" hòang hậu trả lời. "Ta đã nghe nói về những trận đại thắng thần tốc của ông, ở Inverlochy, Auldearn, Alford và Kilsyth. Ta còn nghe nói ông đang tiến quân về phía biên giới để nhập vào đòan quân của Hoàng thượng."
"Đúng vậy, tâu lệnh bà, nhưng gần biên giới ông đã đụng phải Lesley. Ông đã phải quyết thắng bằng cả nỗ lực vượt quá sức người. Cuối cùng thì tình thế đã phản lại ông. Montrose bị đánh bại ở Phillipaugh, phải giải tán đòan quân còn sót lại và cải trang thành một tên đầy tớ để trốn thóat. Hiện giờ ông đang ở Bergen nước Na Uy.
"Trời phù hộ ông ấy!" Hòang hậu nói. "Ít nhất ta cũng thấy an ủi là một người đã bao phen liều mình vì hòang gia nay đã được an tòan. Bây giờ, thưa đại nhân, trước tình thế tuyệt vọng như vậy, hãy cho ta biết sứ mệnh phu quân ta đã trao cho ngài."
"Phải lắm thưa lệnh bà. Hòang thượng muốn bà khéo léo tìm hiểu được chủ định của nhà vua và thái hậu (N.D. nước Pháp) đối với ngài."
"Than ôi, như ngài đã biết, nhà vua chỉ là một đứa trẻ và thái hậu là một người đàn bà yếu thế. Ở đây, Đức ông Mazarin là tất cả quyền hành."
"Ông ta có phải muốn trở thành một Cromwell thứ hai ở Pháp chăng?"
"Ồ không, ông ta là một tên người Ý thâm trầm, vô lương tâm, và không có cái gan phạm tội ác, mặc dù có thể cũng ngấm ngầm mơ ước đấy. Hơn nữa, ở Anh thì Cromwell mới nắm các viện trong tay, còn ở đây ngược lại, Mazarin phải dựa vào thái hậu để chống lại nghị viện.
"Thế lại càng thêm lý do cho ông ta hỗ trợ một vị vua bị nghị viện săn đuổi."
Hòang hậu lắc đầu một cách chán chường:
"Cứ như ta thấy, Milord ạ, thì ông Giáo chủ này sẽ không làm gì giúp ta cả, mà có khi còn chống lại ta nữa. Sự có mặt của mẹ con ta ở nước Pháp đã làm ông khó chịu lắm rồi, còn nói gì đến nhà vua. Milord ạ," Henriette nói thêm với nụ cười buồn bã " thật là thê thảm và gần như hổ thẹn khi ta phải nói rằng chúng tôi đã trải qua mùa đông trong điện Louvre không có tiền bạc, không vải trải giường, gần như không có bánh mì, và thường phải nằm lì trên giường vì phòng không có lửa sưởi."
"Thật kinh khủng!" De Winter thốt lên, "Con gái của vua Henry IV, vợ vua Charles! Thế sao lệnh bà không chuyển đạt những việc ấy cho người đầu tiên của bên mình mà bà gặp được?"
"Đấy là sự hiếu khách dành cho một hòang hậu từ một vị tể tướng sau khi chính nhà vua đã yêu cầu ông ta."
"Nhưng thần còn nghe nói phong thanh về ý định một cuộc hôn nhân giữa Hoàng tử xứ Wales và công nương d'Orleans."
"Đúng, đã có lúc ta cũng mong đợi chuyện ấy. Hai đứa trẻ cũng thấy tình ý hợp với nhau, nhưng hòang hậu, trước kia thì tán thành tình cảm của chúng, sau lại đổi ý, và Đức ông, Công tước Orleans, người đã thúc đẩy cho chúng gần gũi nhau, đã cấm con mình không được nghĩ gì thêm đến chuyện hôn nhân ấy nữa. Milord ạ", hòang hậu tiếp, không cầm được nước mắt "thà rằng được ra chiến đấu, như Hòang thượng bây giờ, rồi chết như ngài có lẽ sẽ chết, còn hơn sống trong cảnh ăn mày như ta."
"Hãy vững lòng lên, thưa lệnh bà, hãy vững lòng lên chứ. Chưa phải lúc chán nản kia mà. Quyền lợi của ngai vàng nước Pháp, đang bị đe dọa trong hoàn cảnh này, đòi hỏi phải ngăn chặn nạn phiến lọan tại quốc gia láng giềng. Là chính khách, chắc chắn Mazarin hiểu được nhu cầu chính trị."
"Ngài có chắc rằng ngài không bị chặn tay trước rồi không?" Hòang hậu hỏi vẻ nghi ngờ.
"Bởi người nào?"
"Những kẻ như Joyce, Pride, Cromwell."
"Tên thợ may, tên đóng xe ngựa, và tên nấu bia ư! A, thưa lệnh bà, tôi hy vọng là ông Giáo chủ không đi thương lượng với lọai người ấy chứ!"
"Bản thân ông ta lại là lọai người nào?" Hòang hậu Henrietta hỏi.
"Nhưng còn danh dự của nhà vua- của hòang hậu."
"Ừ, thì ta hãy hy vọng ông ta sẽ làm gì vì danh dự của họ." Hòang hậu Henrietta nói. "Sự hùng biện của một người bạn chân thành có tác dụng thật mạnh mẽ, thưa Đại nhân, nên cuối cùng ngài đã trấn an được ta. Chúng ta hãy bắt tay và đến gặp tể tướng."
"Thưa lệnh bà," De Winter nghiêng mình "ngài ban cho thần quá nhiều vinh hạnh".
Tuy nhiên," bà nói thêm, "giả sử ông ta từ chối và Hòang thượng thua trận này?"
"Hòang thượng sẽ tỵ nạn tại Hà Lan, nơi mà nghe nói Hòang tử xứ Wales cũng đang lưu lại."
"Vậy Hòang thượng có còn nhiều thần dân trung thành như ngài trong cuộc chiến này chăng?"
"Thưa lệnh bà, không" De Winter trả lời "nhưng tình thế đã sắp đặt như vậy và thần đang cố tìm thêm đồng minh ở nước Pháp này."
"Đồng minh ư!" Hòang hậu lắc đầu.
"Thưa lệnh bà," De Winter đáp, "chỉ cần thần tìm lại được một số bạn bè tốt ngày xưa, thần có thể lo liệu mọi việc."
"Vậy chúng ta đi thôi, thưa Đại nhân" hòang hậu nói với sự hòai nghi đau khổ của những người đã trải qua nhiều bi kịch "Đi thôi, và mong Trời chứng giám những lời của ông."
Hòang hậu bước lên xe, và De Winter, trên lưng ngựa, theo sau có 2 người hầu, cùng tiến ra cổng.
Nguồn: http://vnthuquan.net/