Chương 8
SÁNG
Thẩm phán Tyler Stanford lần đầu tiên hay tin bố chết là qua kênh truyền hình WBBM của Chicago
Y nhìn màn hình như bị thôi miên, trống ngực đập thình thình. Y thấy ảnh chiếc Blue Skies, và người bình luận viên đang nói, "… tai nạn xảy ra trong một trận bão tại vùng biển Corsica. Dmitri Kaminsky, vệ sĩ của Harry Stanford đã tận mắt chứng kiến tai nạn song không thể cứu nổi chủ mình. Harry Stanford được giới tài chính biết đến như một nhà tài phiệt lẫy lừng nhất…"
Tyler ngồi đó, nhìn những hình ảnh dịch chuyển và hồi tưởng lại…
Tiếng cãi vã oang oang khiến nó giật mình tỉnh giấc vào lúc nửa đêm. Năm đó nó mười bốn tuổi.
Nó lắng nghe tiếng nói giận dữ một lúc rồi ra khỏi phòng, lẳng lặng đi xuống cầu thang. Trong phòng nghỉ bên dưới bố mẹ nó đang có một cuộc chiến kỵch liệt. Mẹ nó gào thét, và nó nhìn thấy bố tát vào mặt mẹ.
Màn hình tivi chuyển sang một cảnh khác. Harry Stanford ở trong văn phòng hình ô-van của toà Bạch Ốc, đang bắt tay tổng thống Ronald Reagan. "Là một trong những con át chủ bài trong đội quân xung kích tài chính của Tổng thống, Harry Stanford từng là một cố vấn quan trọng của… "
Chúng chơi bóng ở sân sau. Em nó, Woody, ném quả bóng về phía toà nhà. Tyler chạy đuổi theo. Vừa nhặt quả bóng lên thì nghe thấy tiếng cha mình nói ở bên kia bờ dậu. "Anh yêu em. Em biết thế mà!"
Nó dừng lại, sướng điên lên vì nghĩ cha mẹ nó đã làm lành với nhau. Nhưng rồi nó nghe tiếng cô gia sư Rosemary. "Anh có vợ rồi. Em muốn anh để em yên".
Lòng nó quặn lại. Nó yêu cả mẹ nó lẫn Rosemary.
Chỉ có cha là người lạ mặt mang đến nỗi kinh hoàng.
Tivi chuyển sang giới thiệu một loạt ảnh Harry Stanford ngồi với Margaret Thatcher… Tổng thống Mitterand… Mikhail Gorbachev… Bình luận viên nói: "Nhà tài phiệt huyền thoại nầy bình đẳng như người thân trong gia đình với cả công nhân ở nhà máy lẫn lãnh đạo quôc gia siêu cường…"
Nó vừa bước qua ngưỡng cửa vào văn phòng của cha thì nghe tiếng Rosemary. "Tôi đi đây…". Rồi tiếng cha nó, "Anh sẽ không để em đi đâu. Em phải hợp lí một chút, Rosemary! Đây là cách duy nhất để anh và em có thể…"
- Em không thể nghe theo anh được. Em sẽ giữ đứa bé.
Rồi Rosemary biến mất.
Màn hình tivi lại chuyển cảnh lần nữa. Gia quyến Stanford đứng trước cửa nhà thờ nhìn chiếc quan tài đang được đưa lên xe tang. Tường thuật viên nói, "… Harry Stanford và các con ông bên quan tài. Bà Stanford tự tử được cho là do sức khoẻ suy sụp Theo các điều tra viên, Harry Stanford…"
Đang lúc nửa đêm cha nó bỗng dựng nó dậy.
- Dậy đi, con trai. Bố có tin dữ muốn báo với con.
Cậu bé mười tuổi bỗng run lên lẩy bẩy.
- Mẹ con bị tai nạn, Tyler ạ.
Đấy là một lời nói dối. Cha nó đã giết mẹ nó. Mẹ nó tự vẫn vì cha nó và cuộc tình vụng trộm của ông với Rosemary.
Bào chí làm rùm beng về cái chết của mẹ nó. Đấy là một vụ scandal làm rung chuyển cả Boston, và các báo khổ nhỏ tận dụng hết ưu thế lá cải của mình. Không có cách gì bưng bít với bọn trẻ được nữa. Các bạn cùng lớp bàn tán làm chúng khổ tâm vô cùng. Trong vòng có hai mươi bốn giờ, ba đứa trẻ đã mất đi hai người mà chúng yêu mến nhất. Đó là mẹ và cô gia sư. Tất cả chỉ tại cha chúng.
- Em cóc cần biết ông ta có phải là bố của chúng ta không. - Kendall nức nở. - Em căm thù ông ta.
- Anh cũng thế!
- Em cũng thế!
Chúng tính chuyện bỏ đi, song không biết đi đâu, bèn quyết định nổi loạn.
Tyler cầm đầu lũ trẻ nói chuyện với cha.
- Chúng tôi muốn một ông bố khác. Chúng tôi không muốn ông.
Harry Stanford nhìn nó và nói lạnh lùng:
- Tao nghĩ chuyện đó có thể thu xếp được.
Ba tuần sau mỗi đứa được gửi tới một trường nộỉ trú khác nhau.
Năm tháng qua đi, bọn trẻ gặp cha chúng rất ít.
Chúng đọc về cha chúng trên báo, xem ông trên tivi, lúc thì đi cùng người đàn bà đẹp nầy, lúc thì đàm đạo với một nguyên thủ khác. Chúng chỉ ở bên cha mình vào những dịp đặc biệt như tuần lễ Giáng sinh hoặc những ngày nghỉ, khi ông cần chứng tỏ ông là người cha hết lòng vì con cái như thế nào. Sau đấy mỗi đứa mỗi ngả về trường của mình.
Tyler ngồi lặng đi. Tivi đang giới thiệu một loạt những nhà máy tại những miền khác nhau trên thế giới, cùng những bức ảnh của cha y. "… một trong nhưng tập đoàn tư nhân lớn nhất thế giới. Harry Stanford, người đã tạo ra nó, là một hưyền thoại. Các chuyên gia tài chính của Wall Street đang đặt câu hỏi điều gì sẽ xảy đến với tập đoàn khi người sáng lập nó đã ra đi? Harry Stanford để lại ba đứa trẻ, song chưa rõ ai trong chúng sẽ là người thừa kế cái tài sản nhiều tỉ đô la mà Stanford đã bỏ lại đằng sau, hoặc ai sẽ là người lãnh đạo tập đoàn…"
Nó lên sáu. Nó thích sục sạo vào mọi ngõ ngách của toà nhà, khám phá từng gian phòng bí ẩn một.
Nơi duy nhất nó không thể tới là văn phòng của cha nó. Tyler biết rằng các cuộc họp quan trọng thường diễn ra ở trong đó. Những người đàn ông vận comple đen sang trọng thường xuyên lui tới gian phòng.
Việc nó không được phép vào đã đẩy trí tò mò của nó lên tới tột cùng.
Một ngày, nhân lúc cha đi vắng, Tyler quyết định đột nhập vào văn phòng xem sao. Gian phòng mênh mông được cấp điện thừa mứa, không khí tẻ nhạt.
Tyler đứng nhìn chiếc bàn lớn và chiếc ghế da đồ sộ mà cha nó thường ngồi. Sẽ có ngày mình ngồi vào cái ghế đó, và mình cũng sẽ quan trọng như cha mình. Nó đi tới chiếc bàn và ngó nghiêng một lúc.
Trên đó có cả chục tập giấy tờ trang trọng. Nó vòng sang bên kia bàn và chễm chệ ngồi vào chiếc ghế bành bọc da. Tuyệt quá. Giờ mình cũng đă quan trọng rồi.
- Mày làm cái khỉ gì thế?
Tyler giật mình ngẩng lên. Cha nó đang đứng lù lù trên ngưỡng cửa, vẻ mặt tức tối.
- Ai bảo mày có thể ngồi ra sau chiếc bàn kia?
Cậu bé run lẩy bẩy:
Con… con chỉ muốn xem nó như thế nào thôi.
Bố lập tức sừng sộ:
- Để tao cho mày biết nhé, mày sẽ không bạo giờ biết được nó như thế nào đâu! Không bao giờ! Giờ mày hãy cút khỏi đây và tránh xa nó ra!
Tyler khóc nức nở chạy lên phòng mình. Mẹ nó vào với nó. Bà vòng tay ôm lấy cậu con trai:
- Đừng khóc, con yêu của mẹ. Mọi chuyện sẽ ổn cả thôi.
- Không… không ổn đâu mẹ ạ, - nó nói trong tiếng nấc. - Ông ta… ông ta ghét con lắm.
- Không đâu. Ông ta không ghét con đâu.
- Tất cả những gì con đã làm là ngồi vào chiếc ghế của ông ta.
- Đấy là chiếc ghế của ông ta, con yêu ạ. Ông ta không muốn ai ngồi lên nó cả.
Nó khóc không nín được. Bà ôm chặt lấy nó mà an ủi:
- Tyler, khi cha mẹ cưới nhau, cha nói là ông muốn mẹ trở thành một thành viên của công ty. Ông tặng mẹ một cổ phiếu. Việc đó trở thành chuyện tiếu lâm trong gia đình. Nay mẹ tặng lại cổ phiếu đó cho con. Mẹ dành cho con toàn bộ lãi cổ phần đấy. Như vậy là con đã trở thành một thành viên của công ty rồi. Được không?
Tập đoàn Stanford có cả thảy một trăm cổ phiếu như vậy, và Tyler giờ có thể tự hào rằng nó đang nắm một phần trăm cổ phần công ty.
Lúc Harry Stanford hay chuyện vợ mình làm, ông ta cáu kỷnh nói:
- Em nghĩ nó có thể làm nên tích sự gì với tờ cố phiếu đó? Mua lại cả công ty chắc?
Tyler tắt tivi và ngồi suy nghĩ về những dòng tin vừa nhận được. Y cảm thấy hoàn toàn thoả mãn.
Thông thường, những đứa con trai luôn gắng thành đạt để làm nức lòng cha. Còn với Tyler Stanford, y chỉ muốn thành đạt để đủ sức tiêu diệt cha mình.
Lúc còn thơ dại, nó ấp ủ ước vọng cha nó bị kết tội giết chết mẹ nó, còn nó là người chịu trách nhiệm thông qua bản án. Ta kết tội ngươi phải chết trên ghế điện. Đôi khi mơ ước của nó thay đổi, và nó muốn cha nó bị treo cổ, hạ độc hay bị bắn. Nay thì y gần như đã được toại nguyện rồi.
Trường quân sự mà nó được gửi đến là trưỡng võ bị Mississippi, và đấy là bốn năm nó sống trong cảnh địa ngục. Tyler ngán lối sống kỷ luật cứng nhắc.
Năm đầu vào trường, nó không nghĩ tới chuyện gì khác ngoài tự tử. Song nó không làm chuyện đó bởi không muốn cho cha nó hưởng cái sung sướng được thấy nó tự tử. Lão đã giết chết mẹ mình. Lão sẽ không thể giết mình theo cách đó.
Tyler có cảm giác các sĩ quan hết sức nghiệt ngã với nó, và tin chắc rằng cha nó phải chịu trách nhiệm về những nỗi thống khổ nầy. Tyler quyết không để trường học đánh gục mình. Tuy nó chỉ phải về nhà vào những ngày nghỉ, những cuộc gặp hiếm hoi giữa hai cha con mỗi ngày một trở nên khó chịu hơn.
Hai em nó cũng về nhà vào những ngày nghỉ, song giữa chúng không có tình máu mủ thông thường.
Cha chúng đã huỷ diệt thứ tình cảm đó. Chúng hoàn toàn xa lạ với nhau, chỉ mong ngày nghỉ chóng qua để lại được ra đi.
Tyler biết cha nó có nhiều tỉ đô la, song nó, Woody và Kendall lại phải sống bằng sự trợ giúp của bà mẹ. Càng lớn Tyler càng băn khoăn không biết nó có được thừa hưởng tài sản của gia đình không. Nó biết chắc rằng anh em nó đang bị đánh lừa. Mình cần một luật sư. Cái đó thì đúng quá đi rồi, song ý nghĩ tiếp theo của nó là, mình sẽ trở thành một luật sư. Lúc bố Tyler biết được kế hoạch của con trai, ông nói:
- Vậy là mày sẽ trở thành luật sư đấy? Mày nghĩ tao sẽ cho mày một việc làm ở Harry Stanford chứ gì? Quên đi nhé. Tao sẽ không để mày lởn vởn tới gần nó quá một dặm đâu.
Lúc Tyler tốt nghỉệp trường luật, y có thể thực tập tại Boston, và với uy tín gia đình hàng chục công ty sẵn sàng mời y vào hội đồng quản trị. Song y lại muốn tránh cha mình ra thật xa. Y quyết định thực tập nghề luật sư ở Chicago.
Những ngày đầu thật vất vả. Vì y không chịu tận dụng thanh danh của gia đình nên chẳng có mấy thân chủ chịu tìm đến với y. Tuy vậy, sống ở Chicago, Tyler nhanh chóng nhận ra rằng một luật gia trẻ cần phải tham gia vào Hội Luật gia quận Cook thì mới có cơ nên người. Y tìm được việc làm ở văn phớng luật sư quận. Y có trí nhớ tốt và học rất nhanh. Chẳng bao lâu y đã trở thành một tài sản vô giá của văn phòng luật. Y khởi tố mọi phạm nhân có thể buộc tội được, và bảng thành tích của y ngày một dài ra.
Y được thăng tiến rất nhanh và cuối cùng được bổ nhiệm làm thẩm phán toà biện lý quận Cook. Y tin cha y sẽ tự hào về y. Song y đã nhầm.
- Mày ấy à? Một thẩm phán toà biện lý ấy à? Vì Chúa, tao sẽ không để mày xử thậm chí một vụ kiện mất gà.
Thẩm phán Tyler Stanford thấp, mập, có đôi mắt tinh nhanh và khoé miệng rắn rỏi. Y không thừa hưởng được một đường nét hấp dẫn nào ở người cha. Cái nổi bật nơi y là một giọng nói trầm, khoẻ, vang, như được trời phú cho để đọc các bản án Tyler Stanford là kẻ ít cởi mở, không bao giờ bộc lộ ý nghĩ của mình. Y bốn mươi tuổi, song trông già hơn nhiều. Y tự hào vì mình chẳng có lấy một chút tính hài hước nào hết. Cuộc đời quá ảm đạm để mà cười. Thú vui duy nhất của y là cờ tướng, và môi tuần một lần y chơi ở một câu lạc bộ địa phương, nơi y luôn thắng tuyệt đối.
Tyler Stanford là một luật gia lỗi lạc, được các thẩm phán đồng nghiệp đánh giá rất cao, và họ thường xuyên tìm tới y để tham khảo ý kiến. Rất ít người biết rằng y chính là con trai của Harry Stanford. Y chưa bao giờ nhắc tới tên cha mình. Các đồng nghiệp của Tyler biết rất ít về cuộc đời của y. Họ chỉ nghe phong phanh rằng y có một cuộc hôn nhân cay đắng, và rằng y sống một mình trong một ngôi nhà nhỏ ba buồng trên đường Kimbark, quận Hyde Park. Y không kết bạn với một láng giềng nào, và các láng giềng cũng chẳng biết gì về y. Y thuê một người tới dọn dẹp mỗi tuần ba lần, riêng việc mua sắm thì y tự làm lấy. Thỉnh thoảng, tại những buổi gặp mặt chính thức, Tyler có trò chuyện với vợ các đồng nghiệp của mình. Họ cảm thấy y là gã trai cô đơn và tìm cách giới thiệu cho y một vài bạn gái, hoặc mời y tới nhà chơi. Y luôn chối từ: "Tối nay tôi bận rồi".
Dường như tất cả các buổi tối y đều bận, có điều họ không hiểu y bận cái gì.
- Tyler không quan tâm tới điều gì khác ngoài luật - một thẩm phán giải thích với vợ mình. - Và anh ta chưa quan tâm tới phụ nữ đâu. Anh nghe anh ta dã từng có một cuộc hôn nhân tồi tệ.
Vị thẩm phán nói không sai.
Sau khi li hôn, Tyler thề sẽ không bao giờ dính líu vào chuyện tình cảm nữa. Rồi y gập Lee, và mọi chuyện bỗng đổi khác. Lee đẹp, nhạy cảm và tận tuỵ - con người mà Tyler muốn dành toàn bộ cuộc đời còn lại để chung sống. Tyler yêu Lee, nhưng sao Lee lại phải yêu y? Là một người mẫu thành đạt, Lee có cả tá người ngưỡng mộ, phần đông trong số họ đều rất giầu sang. Và Lee thì lại thích những đồ đắt tiền.
Tyler cảm thấy vô vọng. Về sức quyến rũ, Tyler chẳng so bì được với ai. Tuy nhiên, chỉ trong một đêm, với cái chết của cha y, mọi chuyện có thể đổi khác. Y sẽ trở nên giầu có ngoài sức tưởng tượng ngông cuồng nhất của y.
Y có thể cho Lee cả thế giới.
Tyler bước vào phòng làm việc của chánh án.
- Keith, tôi e rằng mình phải đi Boston vài ngày. Việc gia đình. Không biết bà có thể thu xếp ai đó xử nốt những vụ án còn dang dở của tôi hay không?
- Dĩ nhiên rồi. Tôi sẽ thu xếp việc đó, - vị chánh án đáp.
- Cám ơn bà.
Chiều hôm đó, thẩm phán Tyler Stanford lên đường về Boston. Trên máy bay, một lần nữa y nhớ lại lời cha y đã nói trong cái ngày khủng khiếp đó: "Tao biết cái bí mật nhỏ ghê tởm của mầy".
Chương 9
SÁNG
Paris hôm đó đổ mưa, một cơn mưa tháng bảy khiến khách bộ hành nháo nhác tìm chỗ trú. Trong thính phòng của một toà nhà màu xám đồ sộ ở góc đường Faubourg St. Honoré mọi người cũng đang trong cơn hoảng loạn. Hàng chục người mẫu mình trần chạy ngược xuôi va cả vào nhau, trong khi các nhân viên chỉ chỗ ngồi đang sắp đặt ghế còn các tay thợ mộc thì hối hả đóng nốt những cái mộng cuối cùng. Ai cũng gào thét và khuơ khoắng tay chân loạn bậy, tiếng ồn đạt tới mức đủ làm thủng màng nhĩ người ta.
Đứng giữa trung tâm cơn bão, cố dẹp yên cái mớ hỗn mang đó là Kendall Stanford Renauld. Bốn giờ trước khi màn trình diễn thời trang dự định bắt đầu thì mọi chuyện đổ vỡ ra từng mảng.
Thảm hoạ: John Fairchild bỗng dưng tới Paris mà không còn lấy một chỗ trống nào dành cho ông ta.
Bi kỵch: hệ thống loa phóng thanh không làm việc.
Tai biến: một trong những người mẫu hạng nhất bị ốm.
Tình trạng khẩn trương hai nhân viên hoá trang cắn xé nhau ở hậu trường nên không theo kỵp chương trình.
Nói cách khác, Kendall mông lung nghĩ, mọichuyện đều bình thường.
Nhìn Kendall Stanford Renauld ai cũng nghĩ nàng là người mẫu, và đã có thời nàng làm người mẫu.
Mọi thứ về nàng, từ búi tóc, mầu sơn móng tay, cho đến điệu cười toát lên một vẻ hết sức quí phái. Gương mặt nàng, nếu gột bỏ lớp phấn trang điểm thì thực sự không phải là quá đẹp, song nghệ thuật trang điểm của nàng đạt tới độ không một ai nhận ra điều đó cả
Cùng lúc nàng đang có mặt ở khắp nơi.
- Ai chiếu sáng đường chạy đó, hả Ray Charles?
- Tôi muốn một cái phông xanh…
- Đường kẻ nầy lộ quá. Chấm lại đi!
- Tôi không muốn các người mẫu làm tóc và trang điểm trong khu vực chờ Hãy bảo Lulu tìm cho họ một phòng thay quần áo!
Viên giám đốc chương trình của Kendall vội vã đỉ tớỉ chỗ nàng:
- Kendall, ba mươi phút thì dài quá! Dài quá! Buổi trình diễn chỉ dừng lại ở hai mươi lăm phút là vừa.
Kendall ngưng việc mình đang làm lại.
- Anh muốn đề nghị gì, Scott?
- Chúng ta có thể cắt đi một vài cảnh…
- Không. Tôi sẽ cho người mẫu vận động nhanh hơn.
Nàng lại nghe có người gọi tên mình, bèn quay lại.
- Kendall, chúng tôi không tìm thấy Pia đâu cả. Cô có muốn Tami chuyển sang bộ áo vét tím than không?
- Không. Đưa bộ đó cho Dana.
- Còn chiếc áo nịt len mầu tối thì sao?
- Dành cho Monique. Nhớ bảo cô ta đi tất màu tối nhé.
Kendall nhìn lên tấm biển lớn dán ảnh các người mẫu trong những chiếc áo choàng khác nhau. Khi tấm biển hoàn thành, các bức ảnh sẽ được đặt vào vị trí chính xác của chúng.
- Hãy thay đổi bố cục tấm biển nầy. Tôi muốn chiếc áo len đan mầu be xuất hiện trước, tiếp theo là những chiếc áo xẻ, rồi đến những chiếc áo nịt bằng lụa không đai, rồi đến chiếc áo choàng mặc buổi tối bằng vải mỏng, đồ mặc buổi chiều cùng với áo vét.
Hai phụ tá đi tới chỗ nàng.
- Kendall, chúng tôi đang tranh luận về chỗ ngồi. Bà muốn những người bán lẻ ngồi với nhau, hay để họ ngồi lẫn với những người danh tiếng?
Viên phụ tá kia nói:
- Chúng ta có thể cho những nhân vật danh tiếng ngồi lẫn với giới báo chí.
Kendall không còn nghe thấy gì nửa. Nàng đã thức trắng hai đêm, kiểm tra từng chi tiết để chắc chắn rằng không còn gì trục trặc xảy ra.
- Các anh cứ tự thu xếp lấy! - nàng nói.
Nàng quan sát tất cả những hoạt động đang diễn ra và nghĩ về buổi trình diễn sắp sửa bắt đầu cùng những tên tuổi lớn từ khắp nơi trên thế giới đổ về để chiêm ngưỡng những gì nàng đã sáng tạo nên.
Mình nên cám ơn cha vì tất cả. Ông đã bảo mình sẽ chẳng bao giờ thành công…
Nàng luôn biết rằng mình muốn trở thành một nhà tạo mốt. Từ khi còn là một cô bé nàng đã có một cảm nhận bẩm sinh về kiểu dáng. Những con búp bê của cô bé luôn có những bộ váy hết sức vui mắt. Cô bé thường cho mẹ xem những sáng tác mới nhất của mình. Lần nào mẹ cũng ôm lấy cô và nói: "Con của mẹ thật là tài năng. Một ngày nào đó con sẽ trở thành một nhà tạo mốt lớn".
Và Kendall hoàn toàn tin như vậy.
Ở trường, Kendall học thiết kế đồ hoạ, vẽ kết cấu, các phương pháp bố cục không gian, và phối mầu.
- Cách tốt nhất để bắt đầu, - một thầy giáo khuyên nàng, - là tự em phải làm một người mẫu. Bằng cách đó em sẽ được gặp những nhà tạo mốt hạng nhất, và nếu tinh ý, em sẽ học hỏi được rất nhiều từ họ.
Khi Kendall nói cho cha biết mơ ước của mình, ông trố mắt nhìn nàng và bảo, "Mày mà cũng đòi làm người mẫu cơ đấy! Thật không biết xấu hổ!".
Tốt nghiệp phổ thông trung học, Kendall trở về Rose Hill. Cha cần mình lo toan công việc ở nhà, nàng nghĩ. Trong nhà nuôi hàng chục gia nhân song không có ai đứng đầu. Harry Stanford thì đi vắng thường xuyên nên đám gia nhân mạnh ai nấy làm.
Kendall gắng tổ chức lại công việc. Nàng lên kế hoạch cho từng gia nhân, tiếp khách khứa cho cha mỗi khi có tiệc tùng vả làm tất cả những gì có thể để ông cảm thấy dễ chịu. Nàng chỉ mong nhận được một lời khen của cha. Nhưng không, ông chỉ biết quở mắng mà thôi.
- Ai thuê thằng tài xế chết giẫm đó? Hãy tống cổ nó đi cho tao.
- Tao không thích những cái đĩa mày mới mua. Thị hiếu của mày làm sao thế hả?
- Ai nói với mày rằng mày có quyền trang trí lại phòng ngủ của tao? Chớ có đụng đến nó.
Dù Kendall làm gì, thì việc đó cũng chưa bao giờ đủ tốt.
Chính sự nhẫn tâm của người cha rút cuộc đã đuổi nàng ra khỏi nhà. Đó luôn là một ngôi nhà không có tình yêu, với ông bố chẳng bao giờ để tâm tới con cái ngoại trừ việc cố gắng kiểm soát và đưa chúng vào kỷ cương. Một đêm Kendall nghe bố nói với một người khách, "Con gái tôi có bộ mặt giống như mặt ngựa. Nó sẽ cần cả đống tiền để chài một thằng khố rách áo ôm cho mà xem".
Đấy là giọt nước cuối cùng. Ngày hôm sau, Kendall bỏ Boston lên New York.
Nằm một mỉnh trong phòng khách sạn, Kendall nghĩ, Cũng được. Vậy là mình đã tới New York. Mình sẽ trở thành nhà tạo mode bằng cách gì đây? Mình sẽ thâm nhập vào công nghiệp thời trang bằng con đường nào? Làm sao để người ta nhận thấy mình? Nàng nhớ lời thầy dặn. Mình sẽ làm một cái mẫu trước. Đó là cách duy nhất để khới đầu.
Sáng hôm sau, Kendall lật những trang vàng tìm danh sách các đại lí thời trang và bắt đầu đi một vòng. Mình phải trung thực với họ mới được. Mình sẽ nói với họ rằng mình chí có thể làm việc đó tạm thời thôi, cho đến khi.mình tự thiết kế được Nàng bưởc vào văn phòng của đại lí đầu tiên. Một người đàn bà trung niên ngồi sau bàn hỏi:
- Tôi có thể giúp gì cô?
- Bà có thể giúp tôi đấy. Tôi muốn làm một người mẫu.
- Tôi cũng thế, cô bé ạ. Quên chuyện đó đi.
- Cái gì?
- Cô cao quá.
Quai hàm Kendall bạnh ra.
- Tôi muốn gặp người phụ trách văn phòng nầy.
- Cô đang nhìn vào bà ta đấy. Tôi là chủ của văn phòng nầy.
Dăm cuộc viếng thăm tiếp theo không mang lại kết quả nào khá quan hơn.
- Cô thấp quá.
- Gầy quá.
- Mập quá.
- Trẻ quá.
- Lớn tuổi quá.
- Không hợp típ.
Cho đến cuối tuần thì Kendall hoàn toàn thất vọng.
Trên danh sách chỉ còn lại một cái tên.
***
Paramount Model là đại lí thời trang hàng đầu ở Manhattan. Không có ai trực tại bàn tiếp tân cả.
Một giọng nói từ một văn phòng bên trong vang ra:
- Bà ta sẽ có mặt ở đây từ thứ hai tuần tới. Song cô chỉ có thể gặp bà ta vào một ngày thôi. Tất cả thời gian còn lại cho ba tuần tiếp theo đã chật hết cả rồi.
Kendall đi tới gian phòng đó và nhìn vào trong.
Một phụ nữ mặc đồ may sẵn đang nói chuyện điện thoại.
- Đúng, tôi sẽ xem tôi có thể làm gì. - Roxanne Marinack bỏ máy và ngẩng lên. - Xin lỗi, chúng tôi không tìm kiếm típ người mẫu như cô.
Kendall tuyệt vọng đáp:
- Tôi có thể trở thành bất cứ típ người mẫu nào bà muốn. Tôi có thể cao lên hoặc thấp đi. Tôi có thể gầy đi hoặc mập ra, già đi hoặc…
Roxanne chìa tay ra cho Kendall bắt.
- Tôi chỉ muốn có một cơ hội thôi. Tôi cần nó lắm.
Roxanne lưỡng lự. Cô ta ham nghề quá, còn thân hình của cô ta thì khó mà chê vào đâu được. Cô ta không đẹp. Song nếu biết cách trang điểm…
- Cô đã có kinh nghiệm gì trong nghề nầy chưa?
- Có. Tôi đã mặc quần áo từ bé đến giờ.
Roxanne cười.
- Thôi được. Hãy cho tôi xem bộ ảnh của cô?
Kendall ngây ra nhìn bà:
- Bộ ảnh của tôi…?
Roxanne thở dài:
- Cô gái thân mến của tôi, không một người mẫu tự trọng nào lại đi tìm việc mà không mang theo một bộ ảnh của họ Đấy là thánh kinh của mọi người mẫu. Các thân chủ sẽ xem chúng trước. – Roxanne lại thở dài. - Tôi muốn cô chụp lấy hai kiểu ảnh đầu; một cái cười, cái kia nghiêm túc. Quay đằng sau xem.
- Được - Kendall bắt đầu xoay người.
- Chậm thôi - Roxanne quan sát Kendall thật kỹ. - Không tồi lắm. Tôi cần thêm một kiểu ảnh cô mặc đồ tắm hoặc đồ lót, thứ gì tôn nổi nhất thân hình của cô ấy.
- Tôi sẽ chụp cả hai, - nàng hồ hởi nói.
Roxanne lại mỉm cười trước sự sốt sắng của nàng.
- Tốt lắm. Cô… cô khác, song cô vẫn phải có ảnh.
- Cám ơn bà.
- Chớ có cám ơn tôi vội. Làm người mẫu cho một tạp chí thời trang không đơn giản như người ta tưởng đâu. Đây là một nghề rất khó nhọc.
- Tôi sẵn sàng chấp nhận khó nhọc mà.
- Để rồi xem. Tôi sẽ phải thử thách cô đấy. Tôi sẽ cho cô đi ra mắt một vài nơi.
- Dạ.
- Ra mắt là việc các thân chủ làm quen với các người mẫu mới. Các đại lí khác cũng có người mẫu mới của mình. Việc nầy nó na ná như chọn giống súc vật ấy mà.
- Tôi sẽ ứng phó được.
Mọi việc đã khơi đầu như vậy. Kendall phải tham gia hàng chục buổi ra mắt khác nhau mới có được một nhà tạo mốt chấp nhận cho nàng mặc thử bộ quần áo do ông ta thiết kế. Căng thẳng quá, suýt nữa thì nàng làm hỏng cơ hội của mình bởi đã nói quá nhiều.
- Tôi thực sự thích bộ quần áo của ông, và tôi nghĩ nó rất hợp với tôi. Tôi muốn nói nó hợp với bất cứ phụ nữ nào, dĩ nhiên là thế. Chúng thật tuyệt. Nhưng tôi nghĩ tôi mà mặc nó thì không còn gì đẹp hơn.
Nhà tạo mốt gật đầu thương cảm:
- Đây là việc làm đầu tiên của cô, có đứng không?
- Vâng, thưa ông.
Nhà tạo mốt mỉm cười.
- Thôi được, tôi sẽ để cô mặc thử. Cô nói tên cô là gì nhỉ?
- Kendall Stanford. - Nàng thầm hỏi không biết cái tên đó có tạo nên một mối liên quan gì giữa nàng với ông Stanford kia không, song dĩ nhiên là nhà tạo mốt không thể nhận ra mối liên hệ đó.
Roxanne nói không sai. Làm nghề người mẫu thật cực. Kendall phải học cách chấp nhận sự từ chối liên tục những buổi ra mắt không dẫn tới đâu và những tuần nằm dài không có việc làm. Khi có việc, nàng phải trang điểm xong vào lúc sáu giờ sáng, thử mốt xong ở một nơi rồi đến nơi khác, và thường quá mười hai giờ đêm mới về đến nhà.
Một buổi tối, sau ngày thử mốt dài lê thê với một chục cô gái mẫu khác, Kendall nhìn vào gương và bỗng rên lên:
- Tớ không thể đi lâm ngày mai được. Mắt tớ sưng vù lên rồi đây nầy!
Cô bạn đồũg nghiệp bèn khuyên:
- Hãy đắp vài lát dưa chuột lên là khỏi thôi mà. Nếu không có dưa chuột thì thả vài túi chè vào nước nóng, để nguội rồi đắp lên mắt trong mười lăm phút.
Sáng hôm sau, những vết sưng đã biến đâu mất.
Kendall lấy làm ghen ty với những cô gái mẫu được mời thường xuyên. Nàng thường nghe Roxanne sắp đặt công việc:
- Cho Scaasi đi thử lần hai ở Michelle. Hãy gọi điện và báo cho họ biết cô ta sẽ có mặt…
Kendall nhanh chóng nhận ra một bài học: không bao giờ được phê phán những bộ quần áo mà nàng trưng diện. Dần dà nàng làm quen được với những nhà nhiếp ảnh hạng nhất và đã có được một bộ ảnh rất có sức thuyết phục. Nàng luôn mang theo mình một cái xắc tay đựng những vật dụng cần thiết - son phấn, dụng cụ sửa móng tay, nữ trang, v v…
Nàng biết cách búi tóc để tạo cho nó một kiểu dáng hoặc làm những búp tóc xoăn bằng cách uốn tóc con lăn. còn bao nhiều thứ phải học hỏi. Nàng được lòng các nhà nhiếp ảnh, và một người đã kéo nàng ra một góc mà khuyên:
- Kendall nầy, hãy nhớ chụp các điệu cười vào cuối buổi thử. Bằng cách đó miệng em sẽ tươi tắn hơn.
Mỗi ngày qua đi Kendall lại thêm nổi tiếng. Vẻ đẹp của nàng không rỗng tuếch và vô hồn như ở phần đông các cô người mẫu khác, nàng có cái gì đó hơn thế, một phong thái thanh lịch, cao sang.
- Cô ta là người mẫu có hạng, - một đại lí quảng cáo nhận xét.
Nàng là cô gái cô đơn. Thỉnh thoảng nàng cũng có những buổi hẹn hò, song tất cả đều nhạt nhẽo và vô nghĩa. Nàng làm việc không ngừng nghỉ, song vẫn cảm thấy mình không gần hơn bao nhiều tới cái đích đã đặt ra khi nàng tới New York. Mình phải tìm cách tiếp cận với các nhà tạo mốt hàng đầu.
- Tôi đã bố trí kế hoạch cho bốn tuần sắp tới của cô Ai cũng thích cô rồi đó, - Roxanne nói.
- Roxanne…
- Sao, Kendall?
- Tôi không muốn làm người mẫu nữa.
Roxanne nhìn Kendall như không tin vào tai mình.
- Cô nói gì?
- Tôi muốn mở sàn diễn thời trang kiểu đường chạy.
Thời trang đường chạy là kiểu trình diễn mà phần đông các người mẫu đều mê. Đấy là lối trình diễn thời trang sôi động nhất và cũng khó khăn nhất về kỹ thuật.
Roxanne tỏ vẻ hoài nghi.
- Đó là lĩnh vực gần như không thể xâm nhập nổi…
- Tôi sẽ xâm nhập được.
Roxanne nhìn kỹ nàng:
Cô nghiêm túc đấy chứ?
- Vâng!
Bà gật đầu:
- Tốt lắm. Nếu đã quyết, việc đầu tiên cô phải làm là tập đi xà.
- Cái gì ạ?
Roxanne giải thích.
Chiều hôm đó Kendall mua một cây xà gỗ dài hai mét, đánh giấy ráp cẩn thận rồi đặt nó lên sàn nhà.
Mấy lần đầu nàng bước trên đó song đều té ra. Bài tập nầy thật không dễ. Song cứ kiên trì tập sẽ khắc thành. Mỗi sáng nàng dậy sớm và tập đi kiễng chân trên xà. Mỗi ngày thăng bằng của nàng một tốt lên. Nàng đi tiến và lùi trước một tấm gương dài, có nhạc đệm.
Rồi nàng tập với cuốn sách gác trên đầu. Nàng chuyển nhanh từ giầy thể thao và quần soóc sang guốc cao gót và áo choàng mặc buổi tối.
Khi thấy đã thành thạo, Kendall tìm đến Roxanne:
- Tôi đã đưa cái đầu tôi ra để tiến dẫn cô đấy. - Roxanne nói với nàng. - Ungaro đang tìm một người mẫu đưởng chạy. Tôi đề xuất cô. Ông ta sẽ cho cô một cơ hội.
Kendall sướng rơn. Ungaro là một trong những nhà tạo mốt sáng giá nhất trên các sàn diễn thời trang đường chạy.
Tuần sau, Kendall đến sàn diễn. Nàng cố tỏ ra bình thản như các người mẫu khác.
Ungaro trao cho nàng bộ đồ đầu tiên và mỉm cười:
- May mắn nhé.
- Cám ơn ông.
Lúc bước ra đường chạy, người xem có cảm giác nàng đã làm việc đó cả đời rồi. Thậm chí các người mẫu cùng trình diễn với nàng cũng không khỏi trầm trồ thán phục. Buổi trình diễn thành công lớn, và từ đó Kendall trở thành một thành viên trong giới quí tộc.
Nàng bắt đầu làm việc với các chàng khổng lồ trong công nghiệp thời trang - Yves Saint Laurent, Halston, Christian Dior, Donna Karan, Calvin Klein, Ralph Lauren, St John. Kendall được mời diễn liên tục và phải đi khắp mọi nơi trên thế giới. Ở Paris, mùa diễn rộ lên vào tháng Giêng và tháng Bảy. Ở Milan, cao điểm là các tháng Ba, Tư, Năm và Sáu, trong khi ở Tokyo thì vào tháng Tư và tháng Mười. Nàng tận hưởng một cuộc sống cuồng nhiệt và bận rộn, và nàng trân trọng từng phút từng giây của cuộc sống đó.
Kendall vừa làm việc vừa học tập miệt mài. Nàng mặc đồ thời trang của các nhà tạo mốt nổi tiếng và tìm cách đưa vào đấy những sáng tạo của mình.
Nàng học cách chọn vải như thế nào cho phù hơp, cách đưa mảnh vải đó lên thân thể con người như thế nào cho đẹp mắt. Nàng học cách cắt, làm nếp gấp và may, và nàng cố khám phá phần nào của cơ thể người phụ nữ muốn giấu đi, phần nào họ muốn phô ra. Nàng vẽ nháp ở nhà, và ý tưởng cứ thế tuôn ra như suối.
Một ngày, nàng đưa các bản thiết kế của mình tới tạp chí I Magnin s. Họ hết sức thích thú:
- Ai đã thiết kế những mẫu nầy?
- Tôi đó.
- Đẹp lắm. Rất đẹp.
Hai tuần sau, Kendan đến làm việc cho hãng Donn Karan với tư cách một trợ lí và bắt đầu học nghề kinh doanh hàng may mặc. Ở nhà, nàng văn thiết kế miệt mài. Một năm sau, nàng có buổi trình diễn thời trang đầu tiên. Nó thất bại thảm hại.
Thiết kế của nàng chưa có gì đặc sắc và chẳng có ai quan tâm. Nàng thử lại lần hai, vẫn không một ai buồn ngó.
Mình vào nhầm nghề mất rồi. Kendall thầm nghĩ. Một ngày nào đó con sẽ trở thành một nhà tạo mốt rất nổi tiếng.
Mình sai lầm ở chỗ nào đây?
Rồi một đêm mọi chuyện bỗng dưng bừng sáng.
Kendall tỉnh giấc và bỗng phát hiện ra. Mình đang thiết kế cho những người mẫu chuyên nghiệp mặc.
Đáng nhẽ mình phải biết thiết kế cho những phụ nữ của cuộc đời thực, với những công việc thực và gia đình thực. Đẹp, song phái tiện lợi. Sang trọng, song phải thực dụng.
Phải mất một năm nữa Kendall mới có cuộc trình diễn thứ ba, và lần nầy thành công đến tức thì.
***
Kendall ít khi về thăm Rose Hill, và chuyến về thăm nhà nào của nàng cũng hết sức thất vọng. Cha nàng vẫn chẳng hề đổi thay. Nếu có đổi thay thì cũng theo hướng tệ đi.
- Mày vẫn chưa chài nổi thằng nào à? Ngữ mày có cố cũng chỉ vô ích thôi.
Chính trong một buổi vũ hội từ thiện Kendall đã gặp Marc Renauld. Anh làm việc cho một công ty môi giới quốc tế, chuyên về ngoại tệ. Trẻ hơn Kendall năm tuổi, anh là một chàng trai Pháp hấp dẫn, cao lớn, rắn chắc. Anh chan hoà và quan tâm tới mọi người. Mới gặp anh lần đầu Kendall đã mê ngay.
Tối hôm sau anh mời nàng đi ăn, và đêm đó Kendall ngủ với anh. Tư đấy về sau đêm nào họ cũng có nhau.
Một buổi tối, Marc nói:
- Kendall, anh yêu em đến điên dại, em có biết không?
Nàng nói nhẹ nhàng:
- Em đã tìm kiếm anh suốt cả cuộc đời, Marc à.
- Có một vấn đề nan giải. Em là một ngôi sao. Số tiền anh kiếm được so với em chẳng bõ bèn gì. Có lẽ một ngày nào đó…
Kendall đặt ngón tay trỏ lên môi anh và nói:
- Anh hãy im đi. Anh đã trao cho em nhiều hơn những gì em có thể trông chờ.
Giáng sinh năm đó, Kendall đưa Marc về Rose Hill để ra mắt cha.
- Con tính cưới hắn? - Harry Stanford bùng nổ. - Hắn là một đứa tiểu tốt vô danh! Hắn cưới con vì những đồng tiền mà hắn nghĩ con sẽ có.
Nếu Kendall cần thêm một lí do nữa để cưới Marc thì cha nàng đã cho nàng lí do đó rồi. Ngày hôm sau họ làm lễ cưới ở Connecticut. Cuộc hôn phối với Marc đã mang đến cho nàng một niềm hạnh phúc nàng chưa từng biết đến trong đời.
- Em không nên để cho cha áp bức như vậy, - anh nói với Kendalll - Suốt cuộc đời ông ta đã sử dụng đồng tiền như một vũ khí. Chúng ta không cần tiền của ông ta.
Và Kendall yêu Marc vì lẽ đó.
***
Marc là người chồng tuyệt vời - tốt bụng, ân cần và tận tuỵ. Mình đã có tất cả, Kendall sung sướng nghĩ. Quá khứ giờ đây đã chết. Nàng đã thành đạt mà không cần tới cha. Chỉ vài giờ nữa thôi, thế giới thời trang sẽ tập trung chú ý vào tài năng của nàng.
Trời đã ngừng mưa báo hiệu một điềm lành.
Buổi trình diễn thành công vang dội. Trước khi hạ màn, trong tiếng nhạc và giữa muốn vàn ánh đèn rực vỡ, Kendall bước ra đường chạy, cúi mình chào khán giả, và đón nhận tiếng hoan hô vang trời. Kendall chỉ mong có Marc ở Paris để cùng nàng chia sẻ những phút giây huy hoàng đó, song công ty môi giới của anh đã không cho phép anh rời New York lấy một ngày.
Khi đám đông đã tan hết, Kendall trở về văn phòng trong một tâm trạng lâng lâng. Người phụ tá của nàng nói:
- Bà có một cái thư tay.
Kendall nhìn chiếc phong bi mầu nâu và bỗng rùng mình. Chưa mở ra nàng đã biết nó nói gì trong đó.
"Thưa bà Renauld,
- Tôi lấy làm tiếc thông báo với bà rằng hiệp hội Bảo tồn động vật doang dã lại thiếu kinh phí hoạt động, chúng tôi cần ngay 100.000 đô la để trang trải chi phí của mình. Số tiền trên phải được chuyển vào tài khoản số 804072-A tại nhà băng ở Crédit Suisse ở Thuỵ Sỹ".
Bức thư không có chữ kí.
Kendall ngồi chết lặng. Việc tống tiền nầy sẽ không bao giở chấm dứt.
Một phụ tá khác hớt hải chạy vào văn phòng.
- Kendall! Tôi thật xin lỗi. Tôi vửa mới nghe một cái tin khủng khiếp.
Mình không thể chịu đựng thêm một cái tin khúng khiếp nào nữa.
- Tin… tin gì vậy?
- Radio Luxembourg vừa công bố thân phụ cô đã qua đời. Ông bị chết đuối.
Phải mất một lúc Kendall mới lĩnh hội được cái tin ấy. Ý nghĩ đầu tiên của nàng là, không biết một trong hai điều sau, cái nào khiến ông ta tự hào hơn? Sự thành đạt của mình hay thực tế mình là kẻ giết người?
Chương 10
SÁNG
Cô gái bồi bàn hai mươi nhăm tuổi, chẳng lấy gì làm xinh xắn, thi phổ thông trung học cũng chẳng qua nổi, và là con của một người lao công với một bà nội trợ.
Người ta kinh ngạc hơn nữa bởi ai cũng nghĩ Woody phải lấy Mimi Carson, một cô gái xinh đẹp, có học thức, lại là người thừa kế một công ty cao su lớn và yêu Woody điên cuồng.
Thói thường, dân Hobe Sound thích đàm tiếu về những chuyện trăng hoa của người hầu hơn là của ông chủ, song trong trường hợp của Woody, vì cuộc hôn phối của anh ta kỳ dị quá nên người ta đành chấp nhận một ngoại lệ. Tin tức lan đi nhanh chóng rằng gã đã làm cho Peggy mang bầu nên phải cưới cô ta. Người ta biết rõ giữa cưới và không cưới tội nào nặng hơn.
- Vì Chúa, tôi hiểu thằng bé đã làm nó có bầu. Nhưng không ai đi cưới một gái chạy bàn cả.
Đúng là truyền thống cha truyền con nối. Hai mươi bốn năm trước, Hobe Sound cũng đã từng rung chuyển vì một vụ scandal của nhà Stanford. Emily Temple, con gái một gia đình lâu đời nhất ở đây, đã tự tử vì chồng bà ta làm cô gia sư có chửa.
Woody Stanford không giấu giếm chuyện gã căm thù cha đẻ mình, và cảm giác chung của mọi người là gã cưới cô bồi bàn, bấp chấp mọi chuyện, để chứng tỏ gã là người đàn ông trọng danh dự hơn cha.
Vị khách duy nhất được mời dự đám cưới của Woody là Hoop, anh trai Peggy, bay đến từ New York. Hoop làm cho một lò nướng bánh ở Bronx. Gã cao và gầy hốc hác, có bộ mặt rỗ và một giọng nói đặc sệt chất Brooklyn.
- Mày lấy được cô vợ hết ý đấy, - gã nói với Woody sau khi lễ cưới kết thúc.
- Tôi biết, - Woody đáp
- Mày phải chăm sóc em gái tao tử tế đấy, nghe chưa?
- Tôi sẽ cố hết sức.
- Khá lắm.
Đấy là mẩu đàm thoại không ai nhớ giữa một thợ nướng bánh và con trai của một trong những người giầu có nhất hành tinh.
Bốn tuần sau ngày cưới, Peggy sẩy thai.
Hobe Sound là một cộng đồng hết sức cục bộ, và đảo Jupiter là phần cục bộ nhất của Hobe Sound.
Phía tây đảo là eo biển Intercoastal, còn phía đông là Đại Tây Dương. Đây là nơi trú ẩn của những người giầu có và dè dặt. Hòn đảo có số cảnh sát tính trên đầu người cao nhất thế giới, và người dân ở đây tự hào vì bị đánh giá thấp theo cách đó. Họ lái những chiếc Taurus hoặc xe hòm, có những thuyền buồm nhỏ như loại Lightning mười sáu bộ hoặc Quickstep hai mươi bốn bộ.
Nếu một người không phải sinh ra ở đây, anh ta phải tìm mọi cách để có được quyền làm một thành viên của cộng đồng Hobe Sound nầy. Sau cuộc hôn phối giữa Woody Stanford và "cô bồi bàn đó", câu hỏi nổi cộm là người dân ở đây có chấp nhận cô dâu vào cộng đồng của mình hay không.
Bà Anthony Pelletier, "già làng" của Hobe Sound, là vị trọng tài cho mọi cuộc tranh chấp xã hội, và bà đặt ra cho mình sứ mạng bảo vệ cộng đồng của bà khỏi những người giầu có mới phất và ngông nghênh. Dân mới nhập cư không may làm mếch lòng bà thì đừng nói chuyện sống nổi ở đó. Bà có lệ gửi cho con người vô ý đó một chiếc túi du lịch da, do tài xế của bà mang đến chứ bà không bao giờ đích thân làm việc đó. Đấy là lối nói bóng gió của bà cho người ấy rằng anh ta không được hoan nghênh vào cộng đồng.
Bạn bè bà rất khoái chí mỗi khi kể lại chuyện vợ chồng một thợ cơ khí mua nhà ở Hobe Sounđ. Bà Pelletier gửi cho họ chiếc túi du lịch da, song khi hiểu ra sự trầm trọng của vấn đề thì người đó chỉ cười khẩy. Chị nói: "Nầy, con mụ phù thuỷ ấy nghĩ rằng có thể đuổi được ta ra khỏi đây thì hẳn là mụ ta điên rồi!".
Nhưng sau đấy thì mới sinh chuyện. Thợ sửa chữa điện, nước bỗng dưng không đến khi được gọi. Còn người bán tạp hoá thi luôn hết mặt hàng chị ta yêu cầu và dù cố đến đâu, vợ chồng họ cũng không thể làm thành viên của Câu lạc bộ đảo Jupiter được, thậm chí muốn đặt bàn tại một nhà hàng tốt trên đảo cũng không xong. Tệ hơn nữa, hễ gặp họ là người ta ngoảnh mặt đi, chẳng buồn tiếp chuyện bao giờ.
Ba tháng sau khi nhận được cái túi du lịch, đôi vợ chồng buộc phải bán nhà mà ra đi…
***
Vậy là khi tin Wood lấy vợ được tung ra ngoài, cả cộng đồng nín thở. Rút phép thông công Peggy Malkovich cũng có ý nghĩa là rút phép thông công người chồng nổi tiếng của cô gái. Trong cộng đồng người ta lặng lẽ đặt cược với nhau.
Trong mấy tuần đầu, đôi vợ chồng mới cưới không nhận được giấy mời đi ăn tối, dạ hội hay khiêu vũ nào cả. Song người dân ở đây khoái Woody và dầu sao đi nữa, ông ngoại Woody cũng là một trong những sáng lập viên của cộng đồng Hobe Sound. Dần dà, người ta bắt đầu mời gã và Peggy về nhà mình
Người ra sốt ruột muốn biết cô vợ của Woody ra sao.
- Đứa con gái lỡ thì đó phải có cái gì đặc biệt thì thằng Woody mới lấy nó chứ?
Song khi gặp được Peggy thì cả làng thất vọng.
Peggy trông trì độn và xơ cứng, hoàn toàn không có chút cá tính nào, còn cách ăn vận của cô gái mới tuỳ tiện và kém thẩm mỹ làm sao.
Bạn bè của Woody thì hỏi nhau:
- Nó tìm thấy cái quái gì ở con bé chứ? Nó thì lấy ai mà chả được.
Một trong những lời mời đầu tiên đến từ Mimi Carson. Cô nầy cảm thấy ngày tận thế đã tới khi nghe tin Woody lấy vợ, song lại quá kiêu hãnh để nói ra điều đó. Khi bạn bè thân cận an ủi, "Hãy quên chuyện nầy đi, Mimi. Cậu sẽ vượt qua anh ta thôi mà", thì Mimi nói, "Tớ sẽ sống với nỗi bất hạnh nầy, song tớ sẽ không thế nào vượt qua anh ta được cả".
Woody cố đạt lấy một thành công của cuộc hôn phối. Gã biết gã đã phạm phải một sai lầm song không muốn trừng phạt Peggy. Gã dốc hết tâm lực làm một người chồng tốt. Vấn đề là ở chỗ Peggy chẳng có gì chung với gã hay bạn bè gã.
Người duy nhất Peggy cảm thấy dễ chịu khi ở gần là anh trai cô ta. Hoop và Peggy ngày nào cũng gọi điện cho nhau.
- Em nhớ anh ấy, - Peggy than thở với Woody.
- Em có muốn mời anh ấy xuống chơi vài ngày không?
- Anh ấy không thể, - Peggy nhìn chồng và nói với giọng quan trọng. - Anh ấy có việc làm.
Mỗi khi đi dự tiệc Woody thường cố đưa Peggy tham gia vào câu chuyện, song chỉ được vài câu là Peggy chẳng còn gì để nói nữa. Cô ngồi căng thẳng, lưỡi líu lại, thỉnh thoảng lại liếm môi với vẻ bứt rứt lo lắng và rõ là không lấy gì làm dễ chịu cả.
Bạn bè Woody biết rằng tuy sống trong toà biệt thự Stanford nguy nga là thế, Woody chẳng nhận được xu nào từ cha mình cả, và gã phải sống bằng khoản tiền lãi hàng năm mà bà mẹ quá cố để lại.
Đam mê của gã là môn polo, song tiền mua một con ngựa gã cũng chẳng bói đâu ra. Gã phải cưỡi nhờ chúng bạn. Trong thế giới polo, thứ hạng cầu thủ được đo bằng số bàn thắng, nếu ghi được mười bàn là cầu thủ siêu sao. Woody là cầu thủ chín bàn và gã đã từng chơi với Marrianno Aguerre ở Buenos Aires. Wicky Effendi từ Texas, Adres Diniz từ Brazil và hàng chục các cầu thủ số một khác. Cả thế giới chỉ có chừng mười hai cầu thủ mười bàn, vì thế Woody có tham vọng làm cầu thủ thứ mười ba.
- Cậu hiểu tại sao chứ? Một người bạn của gã nhận xét – Bởi bố Woody là cầu thủ mười bàn
Vì biết Woody không mua nổi ngựa polo, Mimi Carson mới tặng gã một đàn để gã chơi. Khi bạn bè hỏi tại sao thì Mimi nói:
- Tớ chỉ muốn anh ấy cảm thấy hạnh phúc nên cố làm bất cứ việc gì có thể làm vì anh ấy!
Khi những người mới đến hòn đảo hỏi Wood kiếm sống bằng gì thì dân bản xứ chỉ biết nhún vai. Thực tế Woody đang sống một cuộc sống vô vị. Gã đánh golf ăn tiền, chơi cá cược polo, mượn ngựa của bạn bè, cưỡi thuyền buồm, và thỉnh thoảng, vợ người.
Cuộc hôn phối với Peggy nhanh chóng trờ thảnh nỗi thất vọng lớn đối với Woody, song gã không chịu nhận điều đó
- Peggy, - gã thường nói, - khi dự tiệc, em phải cố chuyện trò với người ta chứ!
- Tại sao lại phải thế? Hẳn bạn bẻ anh đều nghĩ họ đã tốt quá mức cần thiết với em.
- Không, họ không nghĩ vậy đâu! - Woody đoan quyết
Câu lạc bộ văn học Hobe Sound sinh hoạt mỗi tuần một lần để trình những cuốn sách mới nhất, sau đó là một bữa tiệc trưa…
Trong cái ngày đặc biệt đó, khi những người đàn bà đang dùng bữa, thì người chạy bàn đi tới bên bà Pelletier và nói:
- Cô Wood Stanford đang đứng ở bên ngoài. Cô ấy muốn được dùng bữa cùng bà đấy?
Một tiếng "xuỵt" khẽ thốt lên bên bàn.
- Cho cô ấy vào! – Bà Pelletier nói:
Vài giây sau, Peggy đi vào phòng ăn. Cô đã gội đầu thơm tho và mặc bộ đồ đẹp nhất của mình. Peggy đứng ái ngại nhìn đám phụ nữ.
- Bà Pelletier gật đầu với cô và nhẹ nhàng nói:
- Cô Stanford!
Peggy mỉm cười nhiệt thành:
- Có, thưa bà!
- Chúng tôi không cần cô phục vụ đâu. Chúng tôi đã có người hầu hàn rồi! – Bà Pelletier nói và lại cắm cúi ăn.
Khi Woody nghe chuyện, giận dữ nói:
- Sao mụ ta dám cả gan làm việc đó? - Gã cầm lấy tay Peggy. - Lần sau em nhớ hỏi anh trước khi định làm một việc như vậy. Phải được mời tới dự bữa trưa.
- Em đâu có ngờ, - Peggy rầu rĩ nói.
- Thôi, không sao đâu. Tối nay chúng ta sẽ tới dự tiệc ở nhà hàng Blakes, và anh muốn…
- Em chẳng đi đâu.
- Chúng ta đã nhận lời mời rồi mà.
- Anh hãy đi một mình thôi.
- Anh không muốn đi mà không có em.
- Em chẳng đi đâu.
Thì gã đi ăn tiệc một mình. Từ đấy, mỗi khi đi nhậu nhẹt ở đâu gã chẳng mang theo Peggy nữa.
Gã có thể về nhà vào bất cứ giờ nào, và Peggy tin là gã đã ngủ với những người đàn bà khác.
***
Cú tai nạn đã khiến mọi thứ đổi thay.
Woody đang chơi ở vị trí số một. Một cầu thủ đối phương cố đánh quả bóng ở một ô gần và vô tình phang vào chân ngựa Woody. Con ngựa đổ nhào xuống và lăn trọn một vòng lên người gã. Tiếp theo đó con ngựa thứ hai hoảng sợ đã đá liên tiếp vào Woody. Tại phòng cấp cứu, các bác sĩ chẩn đoán một chân gã bị gãy, ba cái xương sườn bị rạn và một lá phổi bị thủng.
Trong hai tuần tiếp theo, có ba cuộc phẫu thuật liên tiếp xảy ra, và Woody đau đớn cùng cực. Các bác sĩ phải cho gã uống morphin để làm dịu cơn đau. Peggy tới thăm gã hàng ngày. Hoop từ New York bay tới để động viên em gái.
Nỗi đau thể xác của Woody dường như không thể chịu nổi, và lối thoát duy nhất là xài thứ thuốc giảm đau mà các bác sĩ không ngớt kê cho gã. Trở về nhà, Woody bỗng trở chứng. Tâm trạng của gã thay đổi không biết đâu mà lưởng. Mới phút trước gã còn sôi nổi là thế, phút sau đã nổi giận đùng đùng hoặc ngược lại, trầm uất. Vào bữa tối, đang cười đùa bỗng dưng Woody sừng sộ mà mắng mỏ Peggy không tiếc lời. Nhiều khi đang nói dở câu thì gã quên mất ý định đó. Gã trở nên đãng trí. Gã hẹn người ta rồi quên; gã mời người ta tới nhà chơi rồi không có mặt khi khách tới. Ai cũng lấy làm lo ngại cho gã.
Rồi gã làm nhục Peggy ngay trước mặt mọi người.
Một buổi sáng, khi pha cà phê cho Woody, cô làm tràn ra vài giọt và Woody mỉa. "Một thời làm bồi bàn thì mãi vẫn là bồi bàn thôi".
Rồi gã đánh đập khiến mặt mày Peggy sưng tím.
Khi người ta hỏi có chuyện gì thì Peggy nói thác rằng cô va vào cửa hoặc bị ngã. Đến lượt người ta thấy thương hại cho Peggy. Song khi Woody có sinh sự với ai đó thì Peggy nhất mực đứng ra bênh cho chồng.
Woody đang mắc chứng bệnh căng thẳng thần kinh trầm trọng. Anh ấy không là anh ấy nữa!
Mãi sau bác sĩ Tichner mới đưa chuyện của Wool ra ánh sáng. Một ngày ông gọi Peggy tới vẫn của mình.
Peggy lo lắng hỏi:
- Có chuyện gì vậy, thưa bác sĩ?
Ông nhìn cô một lúc. Gò má cô thâm tím, còn mắt thì sưng húp
- Peggy, cô biết là Woody đã nghiện ma tuý không?
Peggy quắc măt lên, nói:
- Không. Tôi không tin! - Cô đứng bật dậy - Tôi sẽ không cho phép ông nói đâu!
Ngồi xuống đi, Peggy! Đã đến lúc cô phải nhìn thẳng vào sự thật. Giờ ai cũng đã biết chuyện rồi. Tôi tin cô nhận ra những sự thất thường gần đây của anh ta. Anh ta có thể đang rất lạc quan về thế giới, nhìn gì cũng thấy đáng yêu, và ngay sau đó thì chán nán như người sắp tự tử vậy.
Peggy nghe ông bác sĩ nói mà tái mặt:
- Anh ta nghiện rồi!
Peggy bậm môi:
- Không, Wood không thể nghiện ma tuý được!
- Đấy là sự thật. Cô phải thực tế mới được. Cô không muốn giúp anh ta sao?
- Dĩ nhiên là tôi muốn rồi. Tôi sẽ làm tất cả để giúp anh ấy. Bất cứ việc gì!
- Tốt lắm! Vậy chúng ta hãy bắt đầu Tôi muốn cô giúp tôi đưa Woody đến một trại cai nghiện Tôi đã yêu cầu chồng cô tới gặp tôi.
Peggy nhìn ông bác sĩ một lúc lâu, rồi gật đầu:
- Tôi sẽ nói chuyện với anh ấy! - cô khẽ nói.
Chiều hôm đó, Woody tới văn phòng của bác sĩ Tichner lúc gã đang phê.
- Ông muốn gặp tôi há, bác sĩ? Về chuyện Peggy có phải không?
- Không. Về anh đấy, Woody.
Woody ngạc nhiên nhìn ông:
- Về tôi ấy à? Vấn để của tôi là gi vậy?
- Tôi nghĩ anh hiểu mình có vấn đề gì rồi?
- Ông đang nói gì tôi không hiểu.
- Nếu anh cứ tiếp diễn như vậy thì anh sẽ huỷ hoại cả cuộc đời mình lẫn cuộc đời của Peggy. Anh đang xài gì đấy, Woody?
- Xài ấy à?
- Anh nghe tôi hỏi rồi đấy.
Có một khoảng trống im lặng dài.
- Tôi muốn giúp anh.
Woody ngồi ngây ra nhìn sàn nhà. Khi gã lên tiếng thì giọng đã khàn cả lại.
- Ông nói đúng. Tôi… tôi đã tự lừa dối mình, song không thể làm thế mãi được.
- Anh đã xài đến gì rồi?
- Bạch phiến.
- Chúa ơi!
- Hãy tin tôi, tôi đã cố bỏ, nhưng… không bỏ nổi.
- Anh cần được giúp đỡ, và có những nơi anh có thể nhận được sự giúp đỡ đó.
Woody yếu ớt nói:
- Có Chúa chứng giám là tôi thấy anh nói đúng.
- Tôi muốn anh đến trung tâm cai nghiện ở bên Jupiter.
Woody do dự một thoáng. "Vâng".
- Ai cung cấp bạch phiến cho anh đấy?
Woody lắc đầu:
- Riêng về điều nầy thì tôi không thể nói ra được.
- Không sao. Tôi sẽ thu xếp thủ tục cho anh vào nơi đó.
Bác sĩ Tichner gặp ngay cảnh sát trưởng vào sáng hôm sau.
- Có kẻ cung cấp bạch phiến cho Woody. Song anh ta từ chối không tiết lộ tên kẻ đó.
Cảnh sát trưởng Murphy nhìn bác sĩ Tichner, gật đầu Tôi bắt đầu hình dung ra kẻ đó là ai rồi.
Có vài đối tượng nghi vấn. Hobe Sound bé như lòng bàn tay nên mọi người đều biết nhau và nghề nghiệp của nhau.
***
Một cửa hàng rượu mới mở trên Bridge Road, cung cấp rượu cho Hobe Sound hai bốn giờ trong ngày.
Một bác sĩ ở một phòng khám đa khoa địa phương bị phạt vì kê quá nhiều đơn thuốc ma tuý.
Có tin đồn ông huấn luyện viên một phòng tập mở năm ngoái ở phía bên kia eo biển xài ma tuý và có hàng bán cho khách quen.
Song cảnh sát trưởng Murphy có một đối tượng nghi vấn khác ở trong đầu…
Tony Benedotti làm thợ vườn cho nhiều gia đình ở Hobe Sound đã nhiều năm nay. Ông ta nghiên cứu làm vườn và rất ham mê với việc tạo nên những khu vườn đẹp Những vườn cây và thảm cỏ của ông ta bao giờ cũng đẹp nhất Hobe Sound. Benedotti sống lặng lẽ và kín đáo nên những người chủ vuờn biết rất ít về ông ta. Có vẻ như ông ta được giáo dục quá tốt để làm nghề thợ vườn, và người ta nghi ngờ quá khứ của con người ấy.
Murphy cho mời ông ta đến.
- Nếu về chuyện bằng lái của tôi thì tôi đã làm lại nó rồi! - Benedotti nói:
- Ngồi xuống - Murphy ra lệnh
- Có chuyện gì trục trặc về tôi hay sao?
- Phải. Ông là người có học, đúng không?
- Đúng…
Viên cánh sát ngả người ra ghế:
- Vậy 1ý do gì ông lại phải làm nghề thợ vưòn?
- Đấy là do tình yên thiên nhiên của tôi thôi!
- Ngoài thiên nhiên ra ông còn yêu gì nữa?
- Tôi không hiểu ý ông?
- Ông làm vườn đã bao nhiêu năm rồi?
Benedotti nhìn cảnh sát trưởng, bối rối:
- Có khách hàng phàn nàn tôi chăng?
- Cứ trả lời câu hỏi đi
- Gần mười lăm năm.
- Ông có một căn nhà đẹp và môt cái thuyền buồm?
- Vâng!
- Nếu làm nghề thợ vườn thì ông lấy đâu ra tiền mua những thứ đó?
- Căn nhà đó nhỏ, còn cái thuyền thì cũng chẳng lớn lắm đâu!
- Biết đâu ông còn những nguồn thu nhập khác?
- Ông muốn nói…
- Ông đang làm vườn cho một số người ở Miami có đúng không?
- Đúng.
- Vùng đó nhiều dân Italia lắm. Đã bao giờ ông giúp họ làm một cái gì đó chưa?
- Cụ thể là gì?
- Tỉ dụ như tiêu thụ ma tuý chẳng hạn…
Benedotti kinh hoàng nhìn cảnh sát.
- Lạy Chúa… Không đâu!
Murphy nhồm người lên trước:
- Nghe đấy nhé, Benedotti. Tôi theo dõi ông đã từ lâu rồi, tôi cũng đã nói chuyện với một vài người từng thuê ông làm vườn: Họ không muốn muốn ông và những thằng bạn mafia của ông lảng vảng ở mảnh đất nầy nữa! Rõ chưa?
Benedotti nhắm nghiền mắt lại một lúc rồi mở ra:
- Rõ cả!
***
Woody Stanford điều trị ở trại cai nghiện được ba tuần thì trở về nhà. Người ta gặp lại một Woody của ngày trước, vui tươi, yêu đời và ham sống. Gã trở lại sân polo cưỡi những con ngựa của Mimi Carson.
Chủ nhật đó người ta kỷ niệm lần thứ mười chín ngày thành lập Câu lạc bộ Polo và Đồng quê Palm Beach.
Đại lộ Sound Shore tấp nập người xe của ba ngàn cổ động viên đổ về sân polo. Một số cầu thủ xuất sắc nhất thế giới cũng sẽ tới tham dự trận đấu.
Peggy ngồi cạnh Mimi Carson như một khách mời của Mimi.
- Woody bảo tớ đây là lần đầu tiên cậu xem một trận polo. Sao, từ trước tới giờ cậu không hề tới đây à? - Mimi hỏi.
Peggy bậm môi:
- Tớ… tớ đoán là tớ luôn căng thẳng mỗi khi xem Woody chơi. Tớ không muốn anh ấy lại bị thương lần nữa. Đây là một môn thể thao nguy hiểm, đúng không?
Mimi trầm ngâm nói:
- Đúng đấy. Khi có tám cầu thủ, mỗi người nặng tám chục kí, củng với tám con ngựa, mỗi con nặng bốn trăm kí phi như điên vào nhau trên cự li ba trăm mét với tốc độ tám chục cây số mỗi giờ thì đúng là tai nạn có thể xảy ra, Peggy run lẩy bẩy:
- Nếu có chuyện gì xảy ra với Woody thì tôi chết mất. Tôi đang điên lên vì lo cho anh ấy.
Mimi dịu dàng động viên:
- Đừng lo. Anh ấy là một trong những cầu thủ xuất sắc nhất. Hector Barrantas là thầy dạy của anh ấy, cậu biết rồi.
Peggy ngây ra nhìn Mimi.
- Ai cơ?
- Ông ta là cầu thủ mười bàn. Một trong những huyền thoại của môn polo đấy.
- Ra thế.
Đám đông rộ lên khi đoàn kỵ sĩ phi ngựa chéo qua sân.
- Người ta đang làm gì thế? - Peggy hỏi.
- Họ đã khỏi động xong và sẵn sàng vào cuộc.
Trên sân, hai đội đang sắp hàng dưới cái nắng Florida chói chang, chờ đón trọng tài tung bóng vào cuộc.
Woody trông thật yêng hùng với nước da sạm nắng và tư thế sẵn sàng vào trận. Peggy vẫy tay với gã và gửi gã một cái hôn gió.
Hai đội đã xếp hàng cạnh nhau. Các cấu thủ hạ tay vờ chờ tranh bóng.
- Cuộc chơi thường có sáu hiệp! - Mimi Carson giải thích với Peggy - Mỗi hiệp dài bảy phút. Hiệp kết thúc khi có tiếng chuông rung. Sau đấy là một vài phút gỉải lao ngắn ngủi. Mỗi hiệp các cầu thủ thay ngựa một lần. Độỉ nào ghi nhiều bàn hơn thì thắng
- Ra thế!
Mimi thẩm hỏi không biết Peggy hiểu được bao nhiêu những điều cô vừa giải thích
Trên sân, cảc cầu thủ dán mắt vào trọng tài, chờ quả bóng được tung ra Người trọng tài nhìn qua đám đông một lượt rồi bỗng tung quả bóng bằng nhựa trắng vào giữa hai hàng cầu thủ. Cuộc chơi bắt đầu.
Wood cướp được bóng đầu tiên và tiu mạnh phía khung thành. Một cầu thủ đối phương phi ngựa nước đại đuổi theo quả bóng. Woody rượt theo và móc lấy vồ cầu thủ đối phương, ngăn không cho anh ta đánh bóng.
- Tại sao Woody lại làm như thế - Peggy hỏi.
Mimi giải thích:
- Khi đối phưỏng có bóng, mình được phép móc vồ của anh ta, ngăn không cho anh ta ban bóng hoặc ghi bàn. Woody sẽ đánh bóng về phía khung thành thay vì giữ bóng.
Tốc độ trận bóng nhanh chóng mặt.
Có tiếng kêu, "Trung lộ…"
- Biên.
- Bỏ bóng lại…
Các cầu thủ phi ngựa vèo vèo. Trong một trận polo, con ngựa tốt đóng góp bảy mươi phần trăm chiến thắng. Ngựa phải nhanh, có bản năng polo và hiểu được ý chủ.
Woody là ngôi sao sáng trên sân trong ba hiệp đầu.
Gã ghi được hai điểm mỗi hiệp và được khán giả hò reo tán thưởng. Ở đâu cũng thấy cây vồ của gã tung hoành. Lại là Woody Stanford của ngày trước, cưỡi ngựa truy phong, không biết sợ là gì. Sang cuối hiệp năm, đội của Woody đã dẫn rất xa. Các cầu thủ ra sân nghỉ giải lao ít phút.
Lúc đi qua trước hàng ghế của Peggy và Mimi, Woody nhoẻn cười với họ.
Peggy quay sang Mimi, sung sướng thốt lên.
- Trông anh ấy mới tuyệt làm sao?
Mimi nhìn Peggy.
Đúng. Anh ấy trông thật tuyệt trên mọi phương diện.
Đồng đội của Woody chúc mừng gã:
- Cậu lấy lại được phong độ rồi. Cừ lắm.
- Một trận giòn giã.
- Cám ơn.
- Chúng ta sẽ lại ra sân và giã thêm cho chúng một chập nữa. Chúng hoàn toàn mất hết cơ hội rồi.
Woody cười hết cỡ: "Không có vấn đề gì".
Gã nhìn đồng đội ra sân, và bỗng nhiên gã cảm thấy kiệt sức. Mình đã chơi hăng quá. Thực ra thì thể lực của mình chưa hồi phục hoàn toàn. Mình khó mà theo nổi đến hết trận. Nếu mình ra sân lúc nầy thì chỉ lám trò cười cho khán giả thôi. Gã hoảng sợ thật sự, ngực đập như trống chầu. Cái mình cần lúc nầy là chút xíu Pick-me-up tên một loại thuốc kích thích Không! Mình sẽ không làm như vậy. Mình không thể. Mình đã thề rồi. Nhưng cả đội đang chờ mình. Mình chỉ làm lần nầy nữa thôi, quyết không lặp lại nữa! Thề có Chúa, đây là lần cuối cùng.
Gã ra xe và mở cốp. Lúc bước ra sân, Woody lúng búng nói một mình, còn ánh mắt thì lại quắc lên như ngây dại. Gã vẫy tay với đám đông rồi hoà vào đội hình đang chờ. Ta thậm chí không cần cả một đội làm gì. Mình ta đủ sức cho cả đám ăn đủ thì thôi. Ta là tay chơi số một thế giới. Woody khúc khích cười thầm
Tai nạn xảy ra trong hiệp thứ sáu, mặc dầu sau nầy có người khăng khăng cho rằng không xảy ra một tai nạn nào hết.
Đàn ngựa đang quấn lại với nhau, cùng phi về phía khung thành, và Woody đang có bóng. Qua khoé mắt gã thấy một cầu thủ đối phương đang phi đến gần.
Gă khéo léo chuyển quả bóng ra phía sau ngựa. Cầu thủ khá nhất trong đội đối phương, Rick Hamilton, cướp được và phi về phía khung thành. Woody tức tốc đuổi theo. Gã cố gài vồ của Hamilton song trượt. Đàn ngựa đã tới rất gần khung thành. Woody cố gắng giành lại bóng, song không thể làm nổi.
Hamilton đã gần khung thành lắm rồi, và trong cơn tuyệt vọng, Woody bèn kè ngựa của mình vào ngựa anh ta để hất bằng được quả bóng ra. Hamilton cùng ngựa ngã sóng soài ra đất. Đám đông nhất loạt đứng lên la ó. Trọng tài tức giận nổi còi và giơ tay lên.
Luật polo không cho phép cắt ngang đường phi của ngựa đối thủ khi đối thủ đang có bóng và đang phi về phía khung thành. Cầu thế nào phạm lỗi nầy thường gây nguy hiểm cho đối phương.
Cuộc chơi dừng lại Trọng tài tiến lại chỗ Woody, giọng phẫn nộ.
- Đây là nỗi cố ý gây nguy hiểm, anh Stanford.
Woody cười chống chế:
- Không phải là lỗi do tôi đâu, mà do con ngựa còi của anh ta đấy chứ…
- Đội phạm lỗi sẽ phải chịu phạt đền.
Hiệp đấu trở thành một thảm hoạ. Trong vòng có ba phút Woody đã phạm thêm hai lỗi nguy hiểm nữa. Các cú phạt đền mang lại cho đội kia thêm hai bàn thắng. Còn ba mươi giây cuối cùng, đối phương đã ghi được bàn quyết định. Từ trên đỉnh cao của thượng phong, đội của Woody bị đánh tơi bời và chịu một thất bại quá ư cay đắng.
Trên hàng ghế khán giả, Mimi ngồi chết lặng đi trước sự thay đổi đột ngột của cục diện trận đấu.
Peggy rụt rè nói:
- Đội Woody chơi không ổn lắm, đúng không?
- Đúng đấy, Peggy. Tôi e là rất tồi đấy.
Một tiếp viên tiến tới chỗ hai người:
- Cô Carson, tôi muốn nói riêng với cô một chuyện không biết có được không?
Mimi xin lỗi Peggy và đi ra với người tiếp viên.
Peggy nhìn theo hai người.
Sau khi trận đấu kết thúc, một không khí tang tóc trùm lên đội của Woody.
Woody thấy nhục nhá quá, không dám nhìn đồng đội nữa. Vừa lúc đó Mimi hớt hải chạy tới:
- Woody, em xin lỗi phải báo cho anh một cái tin khủng khiếp. - Cô đặt tay lên vai gã. - Bố anh mất rồi.
Woody ngẩng nhìn Mimi và lắc đầu quầy quậy.
Gã bắt đầu nấc lên.
- Anh, anh phải chịu trách nhiệm. Tất cả… chỉ tại anh.
- Không. Anh không được đổ lỗi cho mình như vậy. Việc nầy không phải lỗi của anh đâu.
- Lỗi của anh, - Woody quát lên. - Nếu không vì mấy quả phạt đền do anh gây ra thì đội anh đã thắng trận nầy rồi.
Nguồn: http://www.sahara.com.vn/