14/4/13

Bọn săn vàng (C10-12)

Chương 10

NHÀ HIỀN TRIẾT KHỞI XƯỚNG TƯ TƯỞNG CAO SIÊU; QUAN TÒA DEE GIẢI THÍCH MỘT VỤ ÁN NHIỀU UẨN KHÚC

Quan tòa Dee ngạc nhiên lúc nhìn thấy nơi ở của Tiến sĩ Tsao là một nhà gác có ba lầu nằm trơ trọi trên đồi thông. Lão Hoong và nàng Soo-niang ở lại ngoài cổng chờ, ngài bước lần theo Tiến sĩ Tsao đi vào trong.
Vừa bước lần theo những bậc tam cấp chật hẹp, Tiến sĩ Tsao mới giải thích cho ngài nghe nơi này xưa kia là một chòi canh, chiếm giữ vị trí chiến lược quan trọng trong thời kỳ nội chiến. Được giữ gìn qua nhiều thế hệ, sau khi cha ông mất đi, ông về đây ở. “Ngài theo tôi đến ngay chỗ thư phòng, thì sẽ hiểu ra đầu đuôi câu chuyện” - ông nói.
Đến nơi, hai vị bước vào gian phòng hình bát giác ở trên tầng cao nhất, Tiến sĩ Tsao chỉ tay về phía cửa sổ nhìn ra không gian bao la bên ngoài, vẻ hăng say ông kể “Tôi cần nơi yên tĩnh để trầm tư suy nghĩ đó ngài. Ngồi bên trong thư phòng tôi thả hồn theo đất trời, từ đó nguồn cảm hứng mới dâng trào”.
Quan tòa nhìn quanh ngài nhận thấy nếu đứng bên cửa trổ ra hướng Bắc sẽ nhìn được bao quát ngôi chùa, còn con đường đất nhỏ hẹp băng ngang qua thì cây cối lại che khuất.
Hai vị ngồi yên vào bàn, trên bàn có một chồng giấy tờ cao nghều, Tiến sĩ Tsao mới hỏi nhiệt tình “Thưa ngài ở Kinh đô người ta nghĩ sao về môn học của tôi?”
Quan tòa dường như chưa bao giờ nghe nói đến tên ông Tiến sĩ Tsao, ngài mới nhã nhặn đáp. “Tôi thì nghe nói môn học của ông mới là chính thống”.
Nhìn vẻ mặt ông tiến sĩ sáng rỡ.
“Mọi người gọi tôi là nhà tiên phong trong lĩnh vực tư tưởng thật quả không sai”. – Ông nói ra vẻ thích thú. Ông lấy bình trà nóng rót ra chén mời ngài quan tòa.
“Vậy thì ông nghĩ sao về chuyện con gái của ông?” – Quan tòa hỏi lại.
Tiến sĩ Tsao có vẻ lúng túng, ông đưa tay ra đỡ lấy chòm râu dài, ông nói giọng có vẻ gay gắt. “Thưa ngài, con gái tôi chẳng làm nên tích sự gì, nó chỉ làm phiền tôi thôi. Nó cứ phá rối cái yên tĩnh trong những lúc tôi nghiền ngẫm sáng tác. Từ nhỏ tôi dạy nó biết đọc biết viêt, tôi đã dạy nó nhiều sách hay mà nó không màng đến. Nó chỉ đọc sách lịch sử, chẳng có gì đáng nói ngoài những câu chuyện buồn tủi về số phận con người trong thời cổ. Nó chỉ phí thời gian mà thôi.”
“Thế đấy,” – ngài Dee dè dặt nói, “mỗi người chúng ta phải học được bài học từ những sai lầm trong quá khứ”.
“Gớm thật!” – Tiến sĩ Tsao phán một câu.
“Cho tôi được hỏi” – quan tòa nhã nhặn “Sao ông lại gả con gái cho Koo Meng-pin? Tôi nghe nói ông cho kẻ nào tôn sùng đạo Phật là chuyện phi lý. Tôi chia sẻ quan điểm đó với ông, nhưng đằng này lão Koo là một đệ tử sùng đạo Phật.”
“Chà!” – Tiến sĩ Tsao thốt lên. “Chuyện đó do mấy bà sui gia sắp xếp tôi đâu hay biết gì. Bọn đàn bà ấy mà, một lũ ngốc nghếch!” – Quan tòa nghĩ chuyện này chắc còn dài nhưng mà thôi cho nó qua. Ngài chợt hỏi, “con gái ông có quen biết lão Fan Choong không?”
Ông Tiến sĩ giơ tay cao.
“Làm thế nào mà tôi có thể biết được, thưa ngài! Có lẽ nó với tên kia gặp nhau một vài lần, hình như là tháng trước cái thằng quê mùa xỏ lá đó đến đây kể chuyện cột mốc biên giới cho tôi nghe. Ngài thử nghĩ xem, tôi là một nhà hiền triết, phải nghe chuyện cột mốc biên giới chứ.”
“Ta nghĩ đằng nào cũng có lợi” – quan tòa Dee lạnh lùng đáp. Tiến sĩ Tsao nhìn ngài, vẻ nghi hoặc. Quan tòa nhanh miệng nói ra ngay, “ta nhìn thấy đằng kia trên tường treo đầy giá sách trống trơn, vậy sách ông đâu hết rồi? Ông mua sắm cả một bộ sưu tập kia mà?”
“Dạ có đấy chứ,” – Tiến sĩ Tsao đáp giọng hờ hững. Càng đọc tôi càng thấy còn thiếu sót nhiều lắm. Tôi đọc thật sự đấy, nhưng chỉ để giải trí thôi. Mỗi khi đọc xong một tác phẩm tôi gửi đến cho người bà con Tsao Fen ở mãi tận trên kinh đô. Anh chàng đó, thú thật chẳng có được một chút sáng tạo nào, hắn không có khả năng tư duy”.
Quan tòa chợt nhớ mang máng có gặp tay Tsao Fen một lần trong bữa cơm tại nhà Hou là thư lại ở Tòa án tối cao. Còn Tsao Fen là một tay sưu tầm sách, gã bỏ ra nhiều công sức tìm tòi nghiên cứu. Quan tòa Dee đưa tay vuốt râu chợt ngừng lại, không hiểu sao ông tiến sĩ cũng đang vuốt râu một cách trịnh tọng, ông nhíu mày rồi nói:
“Tôi đang nghĩ cách trình bày đại cương thôi, nói một cách đơn giản, ngắn gọn cái triết lý riêng của tôi. Để mở đầu tôi muốn nhắc đến chuyện vũ trụ quanh ta đây…”
Quan tòa Dee vội đứng dậy.
“Ta lấy làm tiếc” – ngài nói nghiêm chỉnh, “lại có việc khẩn ở trên huyện nên phải về ngay”. Hẹn có dịp nào ta sẽ bàn nốt câu chuyện hôm nay.”
Tiến sĩ Tsao đưa tiễn quan tòa ra về, lúc chia tay ngài nói “Phiên tòa chiều nay ta sẽ nghe nhân chứng trình bày về vụ con gái ông mất tích. Ông nên có mặt đúng lúc”.
“Còn việc của tôi thì sao? – Tôi không có thời gian ngồi ngoài tòa, tôi cần sự yên tĩnh. Hơn nữa lão Koo đã cưới nó làm vợ, thì chuyện đó lão phải lo hầu tòa. Đấy là nền tảng học thuyết tôi vừa mới đề xuất, đó là: Mỗi một người sinh ra đều phải biết sống thuận theo ý trời.”
“Chào ông,” – ngài Dee nói xong thì cưỡi ngựa đi mất.
Vừa đổ xuống dốc đồi theo sau là lão Hoong với nàng So-niang, bỗng đâu một chàng thanh niên từ trong bụi cây thông bước ra cúi đầu chào. Quan tòa buông cương cho ngựa dừng lại. Chàng ta vội hỏi ngay, “có tin tức gì về chị tôi không, thưa ngài?”
Quan tòa Dee nghiêm sắc mặt ngài lắc đầu. Anh chàng bặm môi lại. Chợt hắn buộc miệng nói, “Lỗi tại tôi, mong ngài rộng lượng tìm giúp chị tôi. Chị tôi cưỡi ngựa săn bắn tài tình, việc đồng áng hai chị em tôi lo cả, chị tôi là người lanh lẹ tháo vát” – Hắn dằn giọng rồi nói tiếp: “Hai chị em tôi thích sống ở vùng quê, còn cha tôi lại thích ở đô thị. Đến khi không còn một xu dính túi…” Hắn quay lại nhìn ngôi nhà vẻ ưu tư, nhanh miệng nói. “Nhưng mà tôi không dám làm phiền ngài nữa, cha tôi sẽ nổi giận”.
“Mi có làm gì phiền đến ta đâu,” – quan tòa Dee nói lại ngay. Ngài nhìn thấy khuôn mặt anh chàng vui tươi, hớn hở. “Chị mi lấy chồng, mi một mình sống cô đơn lắm phải không?
Vẻ mặt hắn sa sầm.
“Cũng chưa cô đơn buồn thảm bằng chị tôi đâu, chị tôi không yêu thương gì lão Koo, chị tôi yêu người khác, còn cha tôi thì ép buộc đành phải làm vợ lão Koo thôi. Thế nên nhìn chị tôi có vẻ hững hờ, chỉ sống gượng mà thôi. Mới hôm qua đây chị về trông vẻ mặt không vui, và không nghe chị kể về cuộc sống hiện tại ra sao. Thưa ngài, rồi chị tôi sẽ ra thế nào đây?”
“Ta sẽ làm mọi cách truy tìm cho ra” – quan tòa nói. Ngài rút tay áo ra chiếc khăn tay nhặt được bên trong túp nhà nhỏ, ngài hỏi, “Khăn này có phải là của chị gái ngươi không?”
“Dạ bẩm quan tôi không rõ,” – hắn nhoẻn miệng cười thưa lại. “với tôi món nào cũng như nhau cả”.
“Hãy kể cho ta nghe” – ngài Dee nói “mi có thường gặp Fan Chooong đến đây không?”
“Dạ chỉ thấy có một lần,” – anh chàng nọ thật thà kể, “lão đến gặp cha tôi có việc cần, tôi thích lão vì lão rất khỏe, bắn cung tài tình. Mới hôm nào đây lão còn dạy tôi chế tạo được một cây cung. Tôi thích lão ấy hơn cả cái lão kia ở bên pháp đình, lão Tang ấy mà, lão thường qua chơi với lão Fan, trông vẻ mặt lão thấy lạ kỳ làm sao ấy!”
“Thôi được,” – quan tòa nói, “khi nào có tin tức về cô gái đó ta sẽ báo cho cha mi hay, thôi ta về đây.”
Trở lại pháp đình quan tòa sai lão thừa phát lại Hoong dẫn giải cô gái vô trong trạm gác chăm sóc tử tế, ở đó chờ giờ mở cửa phiên tòa.
Ma Joong và Chiao Tai ngồi bên trong văn phòng chờ ngài quan tòa đến.
“Chúng tôi tìm thấy trong kho thóc chiếc chiếu và quần áo dính đầy máu, có thêm một cái liềm nữa” – Ma Joong vừa báo cáo. “Chiếc áo của người đàn bà đúng y như lão Koo kể. Bẩm quan tôi sai lính hầu qua bên chùa Bạch Vân yêu cầu cử người qua đây nhận dạng một xác chết đầu trọc lóc. Quan pháp y đang khám nghiệm tử thi. Ta hãy ra lệnh bắt giam lão Pei ngay”.
Quan tòa Dee gật. “Ngươi đi báo cáo lão Tang về nhận công tác chưa?” – Ngài vừa hỏi.
“Bẩm quan tôi đã sai thư lại qua báo vụ việc của Fan” – Chiao Tai đáp. “Lão sẽ đến ngay, mà ngài đã tìm hiểu kỹ về ông Tiến sĩ đó chưa?”
Quan tòa vừa ngạc nhiên vừa hài lòng, lần đầu tiên ông mới nghe hai đệ tử trung thành quan tâm đến vụ việc.
“Chưa được mấy” – quan tòa đáp. “Ta mới tìm hiểu ra tay này đang hóa rồ, hắn là một tay khoác lác. Ta nghĩ có thể là con gái lão ấy có quen biết tay Fan Choong trước khi cô lấy chồng, còn đứa em trai thấy chị nó không được hạnh phúc với lão Koo. Toàn bộ vụ việc chẳng có ý nghĩa gì với ta. Ta chỉ cần nghe lời kể hai cha con nhà lão nông may ra truy tìm được manh mối.”
“Ta sẽ thảo công văn gửi đi khắp cơ quan hành chánh và quân sự trong tỉnh yêu cầu ra lệnh bắt giữ tên đầy tớ Woo.”
“Nó sẽ bị bắt giữ ngay lúc đem bán mấy con ngựa” – Ma Joong nhắc lại. “Người buôn ngựa làm ăn có hệ thống, họ có quan hệ mật thiết với chính quyền. Có tổ chức đóng dấu từng con ngựa, mấy tên mới vô nghề không dễ gì bán được ngựa ăn trộm”.
Quan tòa Dee cười, ngài cầm lấy bút thảo công văn. Ngài gọi viên thư lại cho sao y bản chính thành nhiều bản rồi gửi khắp nơi.
Tiếng kẻng báo giờ bắt đầu phiên tòa. Ma Joong nhanh nhẹn giúp ngài thay trang phục quan tòa.
Tin tìm thấy xác lão Fan loan đi khắp nơi, sân tòa đầy nghẹt những người hiếu kỳ.
Quan tòa gọi cai ngục dẫn Pei Chiu ra hầu tòa. Quan tòa bảo y lặp lại lời khai, viên lục sự đọc lớn cho mọi người nghe. Lão Pei Chiu nghe xong đúng y như lời khai rồi lăn dấu tay, quan tòa tuyên bố:
“Dù ngươi khai rõ sự thật, ngươi vẫn bị kết tội che dấu tội phạm. Ngươi sẽ bị giam giữ chiếu theo phán quyết của ta. Ta còn nghe báo cáo của quan pháp y.”
Lão Pei Chiu được giải đi, lương y Shen bước tới quỳ trước mặt quan tòa.
“Ông mở lời: Tôi đã khám nghiệm kỹ càng thi thể nạn nhân nam tên Fan Choong, chánh lục sự hiện phục vụ tại pháp đình này. Dấu vết để lại trên thi thể nạn nhân do thủ phạm dùng vật nhọn sắc bén tấn công dồn dập và cắt lìa cổ. Tôi khám nghiệm thêm thi thể một nhà sư nhờ thầy Hui-Pen, sư trụ trì chùa Bạch Vân nhận dạng giùm mới tìm ra sư Tzu-hai, tuyên úy phục vụ tại chùa. Khám nghiệm thi thể không thấy dấu sưng bầm do hành hung hay dấu hiệu bị ngộ độc. Tôi cho là nạn nhân chết vì một cơn đau tim”.
Lương y Shen đứng dậy, nộp bản tường trình khám nghiệm tử thi đặt trên bàn quan tòa. Quan tòa ra lệnh ông lui ra, ngài cho mời nàng Pei Soo-niang ra hầu tòa.
Thừa phát lại Hoong dẫn nàng đến trình diện trước bàn quan tòa. Mặt mũi sạch sẽ, tóc tai gọn gàng, nhìn nàng vẫn còn nét đẹp con gái như bao đứa khác.
“Tớ đã kể cho cậu nghe nàng trông vẫn còn xinh chứ?” – Ma Joong nói nhỏ với Chiao Tai. “Tớ thường nói với cậu cho bọn con gái lội xuống sông một lúc nhìn nó tươi như con gái ở tỉnh thành.”
Cô gái có vẻ sững sờ, quan tòa kiên nhẫn gợi ý cho nàng nhớ kể lại chuyện lão Fan với người đàn bà lạ mặt. Ngài hỏi thêm. “Mi đã từng gặp phu nhân Fan bao giờ chưa?”
Người con gái lắc đầu, ngài lại hỏi.
“Vậy làm sao mi biết tên bà chủ là Fan?”
“Dạ phải, bởi hai ông bà ngủ chung một giường, phải không?” – nàng đáp.
Có tiếng cười rộ phía sau lưng, quan tòa Dee gõ bàn chủ tọa “Trật tự” – ngài quát.
Người con gái cúi đầu, không biết đối phó làm sao. Chợt quan tòa để ý nhìn thấy chiếc lược cài trên tóc cô gái. Ngài vội lấy trong tay áo ra chiếc lược nhặt được bên trong trang trại, giống hệt như chiếc lược nàng Soo-niang đang cài trên mái tóc.
“Này Soo-niang, hãy nhìn chiếc lược này”, ngài vừa nói vừa giơ cao cho mọi người thấy. “Ta nhặt được bên trong trang trại. Có phải là của mi không?”
Khuôn mặt bầu bĩnh người con gái điểm một nụ cười rạng rỡ.
“Vậy là hắn cũng có một chiếc!” – Người con gái tỏ vẻ thích thú. Chợt nét mặt nàng biến sắc, nàng lấy tay áo che miệng.
“Vậy thì ai tặng mi chiếc lược đó?” – quan tòa nhỏ nhẹ hỏi.
Cô gái bật khóc, nàng thét to, “nói ra cha tôi sẽ đánh”.
“Này Soo-niang” –quan tòa Dee vừa nói.
“Mi đang đứng trước tòa, ta hỏi thì phải khai. Cha mi đang mắc nạn, nếu thành thật khai báo ta sẽ giúp mi”.
Người con gái lắc đầu quầy quậy.
“Việc này cha tôi không hay biết, ngài cũng không nên biết làm gì,” – cô gái một mực khước từ. “Tôi không thể nói ra được”.
“Nói mau không thì ta sẽ đánh chết!” – chỉ huy lính hầu đứng cạnh đó thúc vô người nàng, tay vung roi. Cô gái la thét inh ỏi vẻ khiếp sợ, than khóc.
“Dừng tay lại!” – quan tòa ra lệnh cho chỉ huy lính hầu, rồi ngài nhìn ra phía mấy đệ tử, vẻ mặt ngài hơi buồn. Ma Joong vẻ nghi ngại nhìn quan tòa, vay vỗ ngực. Ngài Dee chưa hiểu ra, chợt ngài gật đầu.
Ma Joong nhanh nhẹn bước tới gần cô gái nói nghe rất nhỏ. Cô gái không khóc nữa, nàng gật đầu lia lịa. Ma Joong nói thêm vài câu, giang tay vỗ lưng như khích lệ người con gái, gã nháy mắt nhìn quan tòa rồi trở lại chỗ ngồi.
Soo-niang lấy tay áo lau nước mắt, nàng ngước nhìn quan tòa kể lể.
“Cách nay khoảng một tháng, lúc tôi đang ở ngoài ruộng thì anh Ah Kwang từ đâu đi tới gần bên nhìn tôi, hắn khen tôi có đôi mắt đẹp, đến khi trở vào nhà kho chứa thóc cùng ngồi ăn cháo hắn khen tôi có mái tóc đẹp. Cha tôi đi chơi xa, tôi với hắn trèo lên căn gác trên. Rồi thì…” – Nàng ngẫm nghĩ một hồi, chợt dõng dạc nói, “… rồi hai đứa ở lại trên đó.”
“Ta hiểu” – quan tòa nói, “Còn Ah Kwang là tên nào vậy?”
“Ngài không biết à?” – người con gái ngạc nhiên hỏi. Ở đây ai cũng biết hắn, hắn làm thuê ăn công, ai mướn hắn cũng làm”.
“Hắn có đòi cưới mi không?” – quan tòa hỏi.
“Bẩm quan hắn có đến hỏi hai lần,” – Soo-niang kiêu hãnh đáp. Nhưng tôi đã khước từ, tôi chỉ muốn lấy ai có ruộng đất thôi. Mới tuần trước tôi dặn hăn đừng lui tới nhà đêm khuya nữa… Con gái phải biết lo xa, mùa thu này tôi tròn hai mươi. Ah Kwang bảo tôi lấy hắn hay không cũng không thành vấn đề, nếu hắn hay được tôi có tình nhân khác hắn sẽ cắt cổ. Ai cũng biết hắn là một tên trộm cướp, sống lang thang vậy mà hắn lại thương tôi. Bẩm quan, tôi thề là tôi đã khai thật”.
“Vậy còn chiếc lược này thế nào?” – quan tòa hỏi lại.
“Kể ra hắn cũng có tài” – Soo-niang nhoẻn miệng cười chợt nhớ lại chuyện cũ. “Lần cuối gặp nhau hắn hứa sẽ tặng cho tôi một món quà dễ thương, khi xa hắn thì phải nhớ. Tôi muốn hắn tặng một chiếc lược y hết như chiếc tôi đang cài trên đầu. Hắn hứa sẽ tìm ra một chiếc y hệt như vậy, dù có phải đi hết cả buổi chợ tìm cho ra.”
Quan tòa Dee gật.
“Thôi được rồi”, - ngài nói. “Mi có chỗ ăn ở tạm ngoài này không?”
“Nhà dì tôi ở gần cầu tàu,” – nàng đáp. Lão thừa phát lại dẫn giải nàng đi ra, quan tòa mới hỏi chỉ huy lính hầu: “người có biết Ah Kwang là ai không?”
“Hắn là một tên vô lại, thưa ngài” – Viên chỉ huy nói ra ngay. Năm ngoái hắn ra hầu tòa và bị phạt đòn năm mươi roi da vì can tội ăn cướp. Ngoài ra, tòa nghi cho hắn còn can tội giết chết chủ hàng tạp hóa cách nay hai tháng trong cuộc xô xát tại nhà chứa bạc ở cửa tây thành. Hắn không có chỗ cư trú nhất định, lúc đi làm củi hắn ngủ rừng, lúc làm ruộng hắn ngủ trong kho thóc.”
Quan tòa ngả người dựa vào thành ghế, tay ông mân mê chiếc lược. Ngồi ngay ngắn lại ngài ra lệnh: “Sau khi khám nghiệm hiện trường nơi xảy ra vụ án, và qua lời khai của nhân chứng, tòa tuyên bố Ah Kwang – tên vô lại sống lang thang là thủ phạm giết chết Fan Choong và một người đàn bà ăn mặc quần áo giả dạng bà Koo ngay trong đêm mười bốn tháng này”.
Có tiếng xì xầm kinh ngạc ở dưới đám đông theo dõi phiên tòa, quan tòa Dee gõ bàn.
“Tòa xác định ngay” – ngài nói tiếp, “tên đầy tớ của Fan Choong là người phát hiện nạn nhân trước tiên. Hắn cuỗm mất túi bạc và hai con ngựa rồi bỏ trốn. Tòa sẽ ra lệnh truy nã hai tên thủ phạm Ah Kwang và Woo.
Tòa sẽ tìm mọi cách xác minh, nhận dạng người đàn bà đi cùng với Fan và nơi chôn cất thi thể. Tòa sẽ cho điều tra làm rõ việc nhà sư Tzu-hai có dính dáng đến vụ này”.
Quan tòa gõ bàn tuyên bố bế mạc phiên tòa.
Trở lại văn phòng, quan tòa nói ngay với Ma Joong. “Ta nên thả đứa con gái nhà lão Pei, lo vụ mất tích một người đàn bà là quá lắm rồi.”
Ma Joong vừa đi ra ngoài, thừa phát lại Hoong cau mày khó nghĩ. “Bẩm quan tôi không tán thành quan điểm và phán quyết của ngài, ngay trong phiên xử này”.
Uống cạn chén trà, quan tòa Dee mói nói: “Lúc nghe kể lai lịch lão Pei Chiu ta loại bỏ ngay manh mối tên Woo. Nếu tên Woo có ý định giết chủ rồi cướp của thì ngay trên đường đi về miền Pien-foo hoặc ngược lại hắn có thừa cơ hội và không lo sợ bị phát hiện. Hơn nữa, Woo quen sống ở thành thị, hắn quen dùng dao, hắn không dùng liềm để làm hung khí vì đây là dụng cụ trái tay khó sử dụng. Hơn nữa, chỉ có người làm mới biết chỗ cất dụng cụ liềm”.
“Khi phát hiện được vụ việc, Woo liền cuỗm túi tiền và số ngựa bỏ trốn. Hắn sợ bị liên lụy đến vụ án và còn nhiều chuyện rắc rối hơn nữa”.
“Nghe có lý,” – Chiao Tai nhắc lại. “Vậy thì cớ sao Ah Kwang lại giết chết Fan Choong?”
“Đây là một vụ ngộ sát” – quan tòa nhắc lại. “Ah Kwang đã tìm mua được một chiếc lược thứ hai cho con bé Soo-niang như hắn đã hứa, đêm nay nó sẽ quay lại chỗ cũ. Hắn nghĩ nếu mang chiếc lược này đến con bé sẽ thuận tình ngủ với hắn lần nữa. Thế nhưng, lúc băng ngang qua nhà đi đến chỗ kho thóc, hắn nhìn thấy bên trong buồng ngủ còn chong đèn sáng. Hắn nghĩ bụng có chuyện khác thường rồi bước tới đẩy cửa sổ nhìn vô bên trong. Trong khung cảnh tranh tối tranh sáng hắn nhìn thấy hai người còn ngủ trên giường, tâm trí hắn quay cuồng, hắn chỉ nghĩ tới một viếc đó là nàng Soo-niang đang ngủ với người tình. Hắn vốn là tên côn đồ có máu mặt, hắn quay lại chỗ treo móc dụng cụ giật lấy chiếc liềm nhảy qua cửa sổ lao tới cắt cổ cả hai người. Lúc đó chiếc lược trong tay áo hắn rớt xuống đất. Có lẽ hắn nhận ra đã phạm tội ngộ sát trước lúc bỏ trốn”.
“Hắn phải nhận ra hành vi giết người ngay lúc đó” – Chiao Tai nói rõ hơn. “Tôi biết rõ tung tích bọn này, hắn không thể ra khỏi chỗ đó mà không ẵm theo vài món đồ khi nhận ra người đàn bà đó không phải là nàng Soo-niang.”
“Vậy người đàn bà đó là ai?” – lão thừa phát lại Hoong vừa hỏi. “Còn nhà sư kia thì thế nào?”
Vị quan tòa mày nhíu lại, ngài nói “Thật tình mà nói ta không có ý kiến gì hết. Từ chiếc áo, con ngựa có đốm khoang, thời điểm mất tích đều nói lên nạn nhân là người đàn bà tên Koo. Căn cứ vào lời khai của người cha và đứa em trai ta có một suy nghĩ tốt đẹp về người phụ nữ này. Chuyện quen biết với tay bịp bợm Fan Choong trước và sau ngày cưới hoàn toàn không ăn khớp với nhau. Hơn nữa ta biết Tiến sĩ Tsao là một tay đại ích kỷ, ta thường cho là thái độ dửng dưng trước số phận của đứa con gái ông mất tích là một điều kỳ cục. Ta không thể gạt bỏ ý tưởng cho là nạn nhân không phải là người đàn bà tên Koo, và rằng Tiến sĩ Tsao phải hiểu ra điều đó.”
“Mặt khác,” – Lão thừa phát lại ngẫm nghĩ. “Người đàn bà đó khéo che giấu không để cho lão Pei và đứa con gái nhìn thấy mặt. Như vậy chính thị không muốn để lộ tung tích cho kẻ khác nhận dạng. Căn cứ vào lời khai đứa em trai thì hắn thường ra ngoài đồng ruộng với người chị, ta có thể đoán hai cha con lão Pei có biết mặt nàng.”
“Người nói đúng,” – ngài quan tòa thở hắt ra. “Vả lại lão Pei nhìn người đàn bà đó lúc mặt mũi đầy máu, thì làm sao lão nhận dạng được nếu quả thật đó là nàng Koo. Được rồi, còn nạn nhân nhà sư, sau bữa cơm trưa ta sẽ qua bên chùa Bạch Vân dò la thêm tin tức. Bảo lính hầu lo sắm sửa kiệu cho ta. Còn trưa nay, cùng với Chiao Tai và Ma Joong đi bắt cho được tên Ah Kwang. Mới hôm qua người xin lệnh bắt cho được tên tội phạm, hôm nay là dịp may cho ngươi đấy. Trên đường đi ngươi có thể ghé ngôi chùa bỏ hoang tìm kiếm thử xem. Không loại trừ khả năng xác chết người đàn bà được chôn cất tại đây, tên trộm xác chưa chạy đi đâu xa”.
“Bẩm quan bon tôi sẽ dẫn tên Ah Kwang về đây.” – Chiao Tai vẻ tin tưởng nhoẻn miệng cười, gã đứng ngay dậy bước ra ngoài.
Người mang bữa ăn trưa dọn ra cho quan tòa. Vừa mới cầm đũa bỗng đâu Chiao Tai quay trở về.
“Bẩm quan tôi vừa mới đi ngang qua nhà giam chợt nhìn vào bên trong xà lìm chỗ gửi tạm hai xác chết nạn nhân. Tôi nhìn thấy lão Tang ngồi bên cạnh xác chết Fan Choong, đang cầm tay ông Fan, nước mắt giàn giụa. Lúc đó tôi chợt nhớ lại những gì người chủ quán trọ nói hoàn toàn không giống lão Tang lúc này, thật là một cảnh tượng đáng thương tâm”.
Nói xong gã bước ra ngoài.

Chương 11

QUAN TÒA VIẾNG THĂM LÃO HÒA THƯƠNG; BỮA CƠM TỐI TRÊN BẾN CẢNG

Quan tòa lặng lẽ nhắm hướng đông cửa thành mà đi tới. Mãi đến lúc băng qua cây cầu Mống vắt ngang một nhánh sông ngài mới nhắc để lão Hoong nhìn thấy hết khung cảnh tráng lệ quanh ngôi chùa Bạch Vân ở phía trước. Cổng chùa xây bằng đá cẩm thạch, mái ngói lưu ly nổi bật trên sườn dốc đồi núi xanh ngắt.
Kiệu rước ngài bước qua từng bậc tam cập lát đá hoa đến giữa sân rộng bát ngát bao quanh bởi một hành lang dài thênh thang. Một vị thượng tọa bước tới ngênh đón, ngài Dee chìa tấm thẻ đỏ ra. “Ngài hòa thượng vừa đọc kinh buổi trưa xong”. Nhà sư nói.
Ngài hướng dẫn mấy vị khách lần lượt băng qua ba khoảnh sân nhỏ xây dựng trên đất cao dựa vô sườn núi men theo cầu thang bắc ngang qua sân bằng đá hoa tráng lệ.
Băng qua khoảnh sân thứ tư nhìn về phía sân là một dãy cầu thang dốc đứng tạo dáng dựa theo khối đá phủ rêu mốc xanh rì. Chợt ngài nghe có tiếng suối chảy róc rách.
“Ở đây có suối chảy qua hay sao?” – Ngài vừa hỏi.
“Bẩm quan có đấy,” – nhà sư đáp. “Suối này đã có cách nay bốn trăm năm khuất dưới chân đồi, nơi nhà sư trụ trì tìm thấy tượng Đức Cao Tăng Maitreya. Bức tượng được bảo tồn trong ngối miếu thờ phía sau khe núi bên kia”.
Quan tòa đứng ngắm nhìn khe núi với thành đá dựng bề ngang rộng độ hơn mét. Một chiếc cầu hẹp được kết bằng ba thanh gỗ bắc ngang dẫn lối vào tận bên trong hang động bao la tối om.
Quan tòa bước qua cầu mắt nhìn xuống phía khe sâu. Dưới kia dòng nước phun trào trên những phiến đá lởm chởm nhọn hoắt. Một làn gió mát dịu dâng trào từ dưới vực sâu bay bổng lâng lâng.
Bước qua cầu nhìn vào bên trong, quan tòa nhận ra một bức rèm bằng vàng chắn ngang, mặt sau che khuất một tấm vải lụa đào. Ngài đoán ngay là nơi chốn thiêng liêng nhất, đó là ngôi miếu thờ tượng Đức Cao Tăng Maitreya.
“Nơi ở của hòa thượng nằm ở phía cuối dãy sân,” – thượng tọa nói. Ngài hướng dẫn mấy vị khách đến trước ngôi nhà nhỏ xây mái cong vút, đường nét tuyệt mỹ ẩn hình dưới bóng cây cổ thụ một trăm năm tuổi. Thượng tọa mời ngài quan tòa vào trong, lão thừa phát lại Hoong ngồi lại trên chiếc ghế đá chờ bên ngoài.
Chiếc ghế tràng kỷ gỗ mun được chạm trổ công phu, lót đệm bọc vải hoa đào chiếm gần hết gian phong. Ngay chính giữa ngài hòa thượng béo mập đang ngồi xếp bằng, ngài mặc chiếc áo gấm thêu kim tuyến rộng thùng thình. Ngài cúi đầu chào xong rồi chỉ tay về phía chiếc ghế bành trước mặt mời quan tòa yên vị. Hòa thượng xoay người lại trịnh trọng đặt tấm danh thiếp trên bệ thờ, khuất bên trong hốc đá phía sau chiếc ghế trường kỷ. Trên vách treo đầy những bức tranh thêu kể lại những chặng đường tu hành của Đức Phật. Khắp gian buồng một mùi hương khói trầm kỳ lạ.
Vị sư già mang tới một chiếc bàn nhỏ gỗ cẩm lai dành cho khách uống trà, sư rót nước trà thơm ra chén mời quan. Ngài hòa thượng chờ quan tòa vừa hớp xong một ngụm trà mới nói giọng đĩnh đạc. “Kẻ hèn này định sớm ngày mai qua bên pháp đình ra mắt chào quan. Thật là khó xử khi để quan ghé qua đây trước. Kẻ hèn này không xứng đáng được vinh dự đón tiếp quan”.
Lão hòa thượng vẻ thân thiện cởi mở nhìn qua phía quan tòa. Quan tòa là một môn đồ của Khổng Tử, dù không thân thiện với các đệ tử đạo Phật, ngài cũng phải tỏ lòng kính nể tài đức vị hòa thượng. Quan tòa nhã nhặn mở lời khen ngợi kiến trúc ngôi chùa bề thế tráng lệ.
Sư cụ giơ bàn tay với những ngón tay tròn trịa lên.
“Cũng nhờ ơn Đức Cao Tăng Maitreya,” – sư nói. “Cách đây bốn trăm năm, ngài giáng trần hóa xác thành thân tượng gỗ đàn hương cao gần hai thước, tư thế ngồi tĩnh tọa. Sư trụ trì đã tìm thấy tượng thầy bên trong một hang động, từ đó ngôi chùa Bạch Vân được xây dựng ngay trên địa thế cũ cho đến tận ngày nay. Ngôi chùa canh giữ phần đất phía đông của vương triều, là thần hộ mệnh cho những người đi biển.” – Sư cụ tay lần tràng hạt niệm Phật, rồi kể tiếp: “Tôi có nhã ý mời quan tham dự buổi lễ tổ chức tại ngôi chùa khiêm tốn này.”
“Thật là một vinh dự cho tôi”, - quan tòa kính cẩn cúi đầu. “Hôm đó là lễ gì vậy?”.
“Số là đạo hữu Koo Meng-pin,” – nhà sư kể lể “đến đây xin phép chùa lấy mẫu đo đúc một tượng cùng cỡ đem cúng cho chùa Bạch Mã ở trên kinh đô. Ông có lòng thành kính cống hiến cho chùa. Ông đã mời thầy Fang, nhà điêu khắc tượng Phật nổi tiếng từ tỉnh Shantung về đây làm bản vẽ rập theo khuôn pho tượng Phật. Sau đó thầy Fang qua làm việc tại nhà Koo ba tuần lễ, tạc tượng bằng nguyên liệu gỗ bách hương đúng theo bản vẽ. Nhà Koo trọng đãi thầy Fang như một vị khách quý, cho đến khi hoàn thành tác phẩm mới tổ chức lễ ăn mừng long trọng, khách mời danh dự là thầy Fang. Sáng hôm nay nhà Koo chở tượng đóng khung gỗ cẩm lai lộng lẫy đem vô chùa này.”
Nhà sư trụ trì gật đầu, ngài thích thú vui cười hớn hở.
“Ngày lễ sắp đến đánh dấu ngày tượng Phật mô phỏng sẽ được long trọng dâng hiến cho chùa. Quan chỉ huy đồn lính ra lệnh cho một đơn vị kỵ binh theo hộ tống. Tôi sẽ báo cho quan tòa ngày giờ cử hành lễ sau.”
“Thưa ngài, ngày giờ đã định sẵn cả rồi,” – một giọng nói nghe trầm trầm từ phía sau lưng quan tòa. “Tối mai, vào cuối canh hai.”
Một nhà sư cao gầy bước tới, hòa thượng giới thiệu sư Hui-Pen trụ trì chùa.
“Có phải thầy nhận dạng được xác chết một nhà sư mới sáng nay?”, - quan tòa chợt hỏi.
Sư trụ trì nghiêng đầu vẻ nghiêm nghị.”Chuyện đó vẫn còn nằm trong vòng bí mật” – sư nói, “vì sao sư tuyên úy Tzu-hai nhằm giờ đó lại đi đến nơi xa như vậy. Có thể giải thích là ở thôn xóm có người dân quê nhờ sư đến cứu giúp, trên đường đi bị bọn cướp chặn lại. Tôi thì đoán chừng ngài quan tòa đã tìm ra manh mối?”.
Quan tòa Dee thủng thỉnh vuốt râu ngài mới đáp, “Ta nghĩ trong vụ này có một kẻ thứ ba còn giấu mặt ra sức ngăn trở xác định tung tích xác chết người đàn bà. Ngay lúc hắn nhìn thấy nhà sư đi ngang qua vội chộp ngay chiếc mũ trùm đầu bao bọc xác chết lại. Lúc đó nhà sư chỉ mặc một bộ áo lót bên trong mà thôi. Tôi đoán ra ngay lúc đó hai bên có xô xát ẩu đả và sư Tzu-hai có thể chết do một cơn đau tim”.
Sư Hui-Pen gật đầu, chợt hỏi: “Bẩm quan có tìm được chiếc gậy bỏ lại bên xác chết không?”
Quan tòa Dee nghĩ ngợi một lúc.
“Không!” – ngài đáp giọng hơi xẵng. Chợt ngài nhớ ra một điểm lạ lùng khi nhìn thấy tiến sĩ Tsao từ trong bụi bước ra trên tay ông không có gì. Đến lúc ngài vượt qua mặt trở ra ngoài đường lộ, ngài nhìn thấy trên tay ông cầm chiếc gậy dài.
“Nhân dịp này”, sư Hui-pen nói tiếp, “đêm qua có ba tên trộm đột nhập vô chùa. Ở ngoài cổng gác một nhà sư chợt thấy có ba bóng người trèo qua tường tẩu thoát. Ngay lúc đó nhà sư báo động, thì ba kẻ lạ mặt đã biến mất dạng vào trong khu rừng”.
“Ta sẽ cho điều tra ngay” – quan tòa nói. “Nhà sư còn nhó rõ hình dạng bọn trộm chứ?”
“Đêm tối sư không nhìn ra,” – Hui-Pen đáp, “sư còn nhớ ba người đàn ông cao lớn, một người có bộ râu lưa thưa lởm chởm.”
“Ta lại có thêm manh mối,” – quan tòa Dee nói chắc như bắp, bọn chúng có đánh cắp đồ quý giá không?”
“Bọn chúng không thuộc đường trong chùa”, sư Hui-Pen đáp, “nên chỉ lục lạo bên ngoài, ở đó chỉ có mấy cỗ áo quan.”
“Cũng còn may đấy,” – quan tòa nhắc lại. Quay qua phía ngài hòa thượng, quan tòa nói tiếp, “tối mai ta lấy làm vinh dự được đến tham dự buổi lễ đúng giờ đã định”.
Ngài đứng ngay dậy cúi đầu chào ra về, hòa thượng và sư trụ trì đưa tiễn quan tòa với lão thừa phát lại.
Băng qua chiếc cầu Mống, quan tòa nói với lão Hoong. Ta không chắc hai gã Ma Joong và Chiao Tai về kịp trước tối. Thôi thì ta vòng qua bến cảng rồi qua chỗ cầu tàu nằm về phía cửa Bắc”.
Lão Hoong sai người gánh kiệu theo hướng Bắc mà đi, dọc theo phố hiệu buôn.
Cảnh sinh hoạt nhộn nhịp bên ngoài cửa Bắc khiến người đi ngang qua đó phải dừng lại nhìn. Những con tàu cũ kỹ được kê trên hàng cột chống đỡ. Phu bến tàu mình trần trùng trục mặc mỗi chiếc khố lui cúi dưới thân tàu, tiếng thúc giục theo nhịp búa đập vang rền inh ỏi.
Quan tòa chưa bao giờ được tận mắt nhìn thấy một công xưởng sửa chữa tàu. Ngài bước xuống dạo bộ với lão Hoong và chăm chú quan sát mọi việc. Ở phía cuỗi bãi, một chiếc thuyền trọng tải nặng nằm chênh vênh qua một bên, sáu người phu đang nhóm lửa cỏ khô bám dưới lườn tàu. Tên Koo Meng-Pin và Kim Sang, người quản lý đang bàn bạc với cai thầu.
Chợt Koo nhìn thấy quan tòa và lão Hoong, hắn vội đuổi tên cai thầu đi chỗ khác, khập khễnh bước lại chào hai người. Quan tòa dò hỏi thêm về việc làm mấy người phu.
“Đấy là một trong những thuyền đi biển trọng tải lớn,” – Koo giải thích. “Bọn phu lật nghiêng về một bên đốt làm sạch lớp rong rêu và mấy loại hàu bám vô sống thuyền cản sóng chạy chậm. Bọn phu dọn sạch xong rồi trám lại kẽ hở”. Vừa lúc quan tòa bước tới gần để quan sát, Koo nắm tay ngài thưa. “Bẩm quan lớn chớ lại gần” – gã nhắc nhở. “Mấy năm trước một cây đà ngang chịu nhiệt quá độ bung ra rớt xuống đập vô chân tôi đây. Nứt xương khó liền lại, phải chống nạng.”
“Chiếc gậy đẹp nhỉ,” – quan tòa khen “loại tre có đốm này ở miền nam rất hiếm có”.
“Dạ phải,” – Koo đáp vẻ thích thú. “Lâu ngày tre sẽ có nước bóng. Giống tre này nhỏ không làm nạng được nên phải ghép hai cây làm một” – chợt gã đổi giọng nhỏ nhẹ. “Ngài phát hiện ra vụ án làm tôi thấy bứt rứt, vậy là tôi phải ra hầu tòa. Thật khủng khiếp, cả nhà tôi cảm thấy nhục nhã trước hành vi của vợ tôi”.
“Ông chớ nên xét đoán vội, ông Koo”, quan tòa nhắc nhở. Rất tiếc là tung tích người đàn bà đó chưa xác định được”.
“Bẩm quan tôi khâm phục cách hành xử thận trọng của ngài,” – Koo vội nói. Sau đó gã liếc nhìn về phía Kim Sang và lão Hoong.
“Này, ngươi có nhận ra chiếc khăn tay này không?” – quan tòa bất ngờ hỏi.
Gã Koo liếc nhanh về phía chiếc khăn mà quan tòa vừa chìa ra.
“Dạ có,” – gã đáp “Khăn này là của tôi tặng cho người vợ, bẩm quan, ngài nhặt được ở đâu vậy?”.
“Ta thấy ở bên đường gần ngôi chùa bỏ hoang,” – quan tòa đáp. “Ta cho là…” – Chợt ngài không nói nữa, ngài quên là không hỏi lão hòa thượng ngôi chùa này bỏ hoang từ bao giờ và trong hoàn cảnh nào. Bỗng ngài hỏi: “Ngươi có nghe nói gì về ngôi chùa này không? Dân đồn là chùa có ma, ta cho là chuyện phi lý. Nhưng nếu xảy ra chuyện ban đêm có kẻ lạ đột nhập chùa, ta sẽ cho người điều tra ngay, biết đâu là một số sư nghịch đạo ở chùa Bạch Vân xâm nhập vào đây tham gia một việc bí ẩn. Từ đó ta có thể giải thích vì sao một nhà sư bị giết chết gần trang trại nhà Fan và biết đâu chừng sư đang trên đường đi tới chùa này. Thôi được rồi, ta nên quay lại chùa Bạch Vân thăm hỏi lão hòa thượng với sư trụ trì sẽ rõ. Ta có nghe lão hòa thượng kể lại việc ông đóng góp cho chùa, tối mai sẽ cử hành lễ hiến dâng, ta rất vui mừng được đến tham dự”.
Gã Koo trịnh trọng cúi đầu đáp lễ, gã thưa. “Bẩm quan chớ nên rời khỏi nơi đây vội, mời quan nhấm nháp chút gì đã. Ở đây cuối cầu tàu có một quán ăn đặc sản.” – Quay qua Kim Sang gã nói “Cứ thế mà làm! Mi biết phải làm gì rồi chứ?”
Quan tòa muốn quay lại chùa ngay, nhưng ngài nán lại trao đổi với gã Koo một vài câu chuyện. Ngài dặn lão Hoong về thẳng bên pháp đình, quay lại bước theo gã Koo.
Trời sẫm tối, vừa bước vào quán ăn sang trọng bên bờ sông, bọn hầu bàn cũng đang thắp sáng đèn lồng treo ngoài mái hiên. Hai vị khách ngồi sát hành lang để đươc hóng gió mát, nhìn theo những con thuyền xuôi ngược theo dòng nước.
Người hầu bàn dọn ra món cua luộc còn nóng hổi. Gã Koo bẻ mấy chiếc càng mời quan tòa, xong rồi cầm đũa gắp miếng nạc trắng phau chấm nước tương gừng ăn ngon lành. Uống cạn chén rượu thuốc, quan tòa cất tiếng: “Mới lúc nãy ta nói chuyện với ngươi, bây giờ ngươi đã rõ người đàn bà bị giết chết ở trang trại nhà Fan là vợ ngươi. Ta ngại không nên hỏi điều xấu xa đó trước mặt Kim Sang, ngươi có đoán ra lý do nào nàng phản ngươi không?”
Gã Koo nhíu mày nghĩ ngợi, chợt gã nói. “Bẩm quan, thật là một sai lầm khi ta lấy vợ có trình độ chênh lệch nhau… Tôi là một doanh nhân giàu có, trình độ văn hóa kém. Tôi quyết lấy cho được vợ con gái một nhà trí thức, nhưng tôi đã nhầm. Dù mới ăn ở với nhau được ba bữa, tôi hiểu ngay nàng không thích cuộc sống hiện tại. Tôi cố giải thích để nàng hiểu, nàng vẫn cứ làm ngơ.” Chợt gã chua chát nói. “Tôi không xứng đáng với nàng, bởi nàng được hưởng một nền giáo dục phóng khoáng, tôi nghĩ trước đây nàng đã có quen biết…”.
Miệng méo xệch, gã nốc cạn chén rượu.
“Thật khó xử khi người ngoài “bàn chuyện vợ chồng người trong cuộc” – quan tòa nói. Ngươi nghi ngờ cũng có lý, riêng ta thì không cho là người đàn bà đi cùng với Fan là vợ ngươi, ta cũng không chắc là nàng bị giết. Vợ ngươi thì chắc là ngươi rõ hơn ai hết chuyện có dan díu với ai. Nếu quả thật thì ta khuyên ngươi nên kể ra, trước hết là vì nàng sau là vì ngươi nữa.
Gã Koo liếc nhìn ngài, quan tòa đoán chừng gã có vẻ lo sợ.
“Bẩm quan tôi đã nói hết rồi a.”
Quan tòa Dee đứng dậy.
“Hãy nhìn lớp sương mù giăng trên mặt nước sông” – ngài chỉ cho gã nhìn thấy. “Thôi ta phải về ngay, cám ơn bữa chiêu đãi tối nay”.
Gã Koo tiễn ngài ra tới chỗ chiếc kiệu đang chở, lính hầu gánh kiệu đi thẳng về hướng đông cửa thành.
Sư canh cổng chùa kinh ngạc khi thấy quan tòa quay trở lại.
Nhìn quanh sân vắng vẻ, nghe có tiếng tụng kinh niệm Phật trên gác, đã đến giờ tụng kinh buổi tối.
Nhà sư trẻ vội vã chạy ra đón tiếp quan tòa. Sư báo lại với lão hòa thượng và sư trụ trì Hui-Pen, sư mời quan ghé lại phòng hòa thượng dùng trà.
Hai thầy trò lặng lẽ băng qua sân, lúc bước qua khoảnh sân thứ ba, ngài Dee chợt dừng bước.
“Mai này chùa bốc cháy, khói cuồn cuộn đen nghịt cùng ngọn lửa sôi sục dâng cao ngay ở bên dưới sân chùa” – ngài nói lớn.
Nhà sư nhoẻn miệng cười.
“Chúng tôi đang chuẩn bị thiêu sự tuyên úy Tzu-hai”, sư nói.
“Ta chưa được nhìn thấy giàn thiêu” – quan tòa phân bua. “Ta xuống đó xem sao?” Ngài bước về phía cầu thang, nhà sư trẻ vội nắm tay lại.
“Ngài là người phàm không được phép tới nơi hành lễ,” – sư nói.
Quan tòa Dee giật tay ra, giọng ngài nghe lạnh tanh.
“Người còn trẻ nên chưa biết gì, nên nhớ là người đang nói chuyện với một quan tòa. Đưa ta đến nơi ngay!”
Trước sân dãy nhà dưới, một lò thiêu chất cả đống cúi đang cháy rực. Nhìn quanh chỉ thấy có một nhà sư đang chụm củi. Một cái chum đất, đặt gần bên chỗ ông đứng. Quan tòa để ý thấy một chiếc hộp dài đặt kế bên lò thiêu.
“Vậy thì xác chết để đâu?” – Ngài hỏi.
“Trong hộp gỗ cẩm lai kia,” – nhà sư trẻ nói càu nhàu. Xế trưa người bên pháp đình đặt trên cáng khiêng qua đây. Thiêu xong thì tro cốt sẽ gom vào trong cái chum đất kia.”
Quan tòa không chịu nổi lò thiêu nóng hực.
“Đưa ta đến phòng lão hòa thượng ngay!” – quan tòa gắt giọng.
Nhà sư đưa ngài đến trước hàng hiên, gã vội đi tìm lão hòa thượng. Nhà sư quên mất buổi uống trà, quan tòa không để ý đến chuyện đó, ngài bước lui tới trước hàng hiên. Một luồng khí mát lạnh bên trong khe núi tỏa ra xoa dịu bớt đi cái nóng nực lúc đứng gần lò thiêu.
Bỗng đâu có tiếng la như uất nghẹn, quan tòa đứng im lắng tai nghe. Nhưng chẳng có gì khác ngoài tiếng róc rách trong khe núi. Rồi tiếng rên la lại vọng tới lần nữa, nghe như đâu từ trong hang động miếu thờ thần Maitreya.
Quan tòa vội bước qua cầu dẫn lối vào cửa hang động. Vừa bước được mấy bước chân ngài bỗng cứng đơ. Qua lớp sương mù bên trong khe đá, ngài nhìn thấy hồn ma ông cựu quan tòa hiện về đang đứng bên kia đầu cầu.
Quan tòa sợ muốn đứng tim, ngó trân trân về phía bóng ma mặc áo xám. Nhìn thấy hốc mắt hướng về phía ngài, những dấu vết thối rữa hai bên gò má hóp khiến ngài run sợ khiếp đảm líu cả lưỡi. Bóng ma chậm rãi đưa bàn tay gầy guộc trong như thủy tinh chỉ xuống mặt cầu lặng lẽ lắc đầu.
Quan tòa nhìn theo hướng tay chỉ xuống, trước mặt ngài là một tấm ván lót cầu. Chợt ngài ngẩng đầu ngước nhìn bóng ma chầm chậm tan biến lẫn trong lớp sương mù. Ngài không còn nhìn thấy nữa.
Một cảm giác ớn lạnh khiến ngài muốn ngất ngư. Ngài đắn đo lê bàn chân phải đặt xuống giữa mặt cầu, tấm ván cầu lọt tõm xuống suối. Ngài nghe rõ tiếng va chạm vỡ vụn trên mặt bãi đá dưới vực sâu hơn cả chục thước.
Ngài đứng một chỗ như trời trồng nhìn xuống khoảng trống phía dưới chân, rồi bước giật lùi tay lau mồ hôi trán lạnh toát.
“Bẩm quan, tôi lấy làm tiếc vì để quan phải chờ” – ngài nghe rõ một giọng nói từ phía sau.
Quan tòa quay lại nhìn, sư trụ trì Hui-Pen đang đứng đó, ngài lặng lẽ chìa tay chỉ xuống chỗ tấm ván rớt xuống suối.
“Tôi đã thưa trình với lão hòa thượng nhiều lần” – sư trụ trì Hui-Pen có vẻ bực mình nói “phải thay mấy tấm ván mục, nhưng đến bây giờ vẫn chưa thay?”
Quan tòa giọng tỉnh khô đáp. “May mà ta kịp dừng chân lúc định bước qua bên kia, bởi lúc đó ta nghe có tiếng kêu rên từ phía bên trong hang động”.
“Ồ, mấy con cú kêu đó mà, thưa ngài” – sư Hui-Pen nói “cứ làm tổ ngay chỗ lỗi ra vào hang động. Tiếc là lão hòa thượng đang cầu kinh tụng niệm không thể bỏ xuống đây. Vậy quan có cần nhắn việc chi không?”
“Nhờ sư,” – quan tòa đáp. “chuyển lời thăm hỏi đến lão hòa thượng giúp tôi”.
Nhà sư trở bước hướng về phía cầu thang.

Chương 12

LỜI THÚ TỘI CỦA MỘT TÌNH NHÂN; MỘT THỢ SƠN HÀN QUỐC BỎ ĐI MẤT TÍCH

Lúc Ma Joong đưa người con gái đến nơi ở bên người dì, bà chào hỏi niềm nở mời gã ở lại ăn một tô cháo. Bên ngoài vọng gác gã Chiao Tai ngồi chờ gặp bữa ngồi lại dùng cơm chung với gã chỉ huy lính hầu. Lúc Ma Joong quay lại cả hai mới chịu ra về.
Trên đường đi, Ma Joong mới hỏi Chiao Tai. “Cậu biết lúc ra về con bé nói với tôi chuyện gì không?”.
“Nàng khen cậu hết mình,” – Chiao Tai hờ hững đáp.
“Cậu chẳng hiểu đàn bà chút nào” – Chiao Tai khiêm nhường nói. “Hẳn nhiên là vậy rồi, nhưng mà mới gặp nhau ai lại đi nói vậy. Không đâu, nàng chỉ nói là mình tử tế”.
“Trời đất ơi,” – Chiao Tai ngạc nhiên nói “Cậu – mà tử tế! Con bé này vớ vẩn thật. Tớ không thắc mắc việc đó, vậy là cậu không được may mắn, trong tay không có một tấc đất. Cậu có nghe nàng nói thích thứ gì không?”
“Tớ thì có thứ khác,” – Ma Joong kiêu hãnh đáp.
“Tớ nghĩ cậu nên quên đi mấy chuyện đàn bà con gái,” – Chiao Tai càu nhàu nói. “Tớ nghe chỉ huy lính hầu kể nhiều chuyện về gã Ah Kwang. Chẳng cần phải tìm, thỉnh thoảng hắn ghé về đây uống rượu, đánh bạc. Hắn không phải dân địa phương ở đây, hắn ở mãi tận vùng ngoại thành, nên đã quen đường đi nước bước”.
“Hắn là thằng hai lúa,” – Ma Joong chợt nói, “tớ biết hắn không bỏ đi đâu xa. Hắn chỉ quanh quẩn trong khu rừng nằm về hướng cửa tây thành”.
“Tại sao phải như vậy?” – Chiao Tai hỏi lại. “Hắn cũng thừa biết là chẳng liên quan gì đến vụ án. Nếu tớ là hắn, tớ tạm lánh mình đi đâu đó vài bữa, chờ nghe ngóng thời cơ.”
“Đến lúc đó, nếu ta mở một cuộc lục soát bên trong ngôi chùa bỏ hoang chẳng khác gì làm một công hai việc” – Ma Joong nói.
“Cậu nói nghe được đấy,” – Chiao Tai đáp lại giọng khinh khỉnh. “Ta đi thôi”.
Hai chiến hữu nhắm hướng Tây cửa thành ra, đi dọc theo đường cái quan tới chỗ vọng gác đầu ngã tư. Họ xuống ngựa đi về phía ngôi chùa, men theo bên lề trái nhờ có những hàng cây che bóng.
“Chỉ huy lính hầu kể cho tớ nghe” – Chiao Tai nói nhỏ “Ah Kwang chẳng biết làm gì hắn chỉ có thạo việc băng rừng và đấm đá. Hắn còn có tài sử dụng dao rất nhanh nhẹn. Thôi ta bắt tay vào việc dò đường vào chùa tránh không để hắn phát hiện, nếu hắn còn ẩn núp bên trong”.
Ma Joong gật, gã rón rén trườn người qua bụi cây sát bên cổng chùa, Chiao Tai bám theo sau.
Sau một hồi chui qua bụi rậm, Ma Joong trườn theo bụi cây gật đầu ra hiệu cho chiến hữu bám sát phía sau. Cả hai quan sát kỹ lưỡng ngôi chùa cổ rêu phong nằm phía trước mặt. Phải băng qua mấy bậc tam cấp lát đá vỡ vụn mới tới được cổng chùa tối om. Bộ cửa bị gỡ lấy mất từ bao giờ, chỉ nhìn thấy một cặp bướm trắng nhởn nhơ trong bụi cỏ, ngoài ra không nghe thấy động tĩnh.
Ma Joong nhặt một hòn đá ném qua bên kia vách, rơi xuống trên bậc thềm tam cấp lát đá. Cả hai lắng tai và dán mắt theo dõi lối ra vào cổng tối om.
“Tớ nhìn thấy có vật gì động đậy phía trong kia.” – Chiao Tai nói nhỏ.
“Để ta lủi qua đó” – Ma Joong nói. “Còn cậu vòng sau chùa chui vào cửa hông, nếu có gì là ta huýt sáo báo hiệu”.
Chiao Tai lẻn bò qua bụi cây phía bên phải, Ma Joong vòng qua bên trái, khi sắp bò tới cuối dãy nhà dưới, gã lần ra ngoài đứng dậy dựa lưng vào tường. Gã rón rén lần mò tới chỗ mấy bậc tam cấp lát đá. Gã lắng tai nghe, mọi vật im lìm. Rồi nhanh chân gã bước qua mấy bậc tam cấp, lẻn vào bên trong tựa lưng vào tường gần cánh cửa.
Đứng yên một chỗ, gã quan sát thấy trước mặt một gian nhà trống, chỉ bày mỗi chiếc bàn thờ nằm im trơ trọi kê sát vách tường. Chính giữa là bốn trụ cột to tướng chống đỡ mái nhà liên kết với mấy cây đà ngang trên trần.
Ma Joong bước ra khỏi chỗ nấp, nhắm hướng bước tới cánh cửa mở gần bàn thờ. Vừa mới bước vòng qua mấy cột trụ, chợt gã ngước đầu lắng tai nghe tiếng động sột soạt phía bên trên. Rồi gã nhìn thấy một cái bóng đen to tướng sà xuống va đập vào vai trái.
Cái bóng đen xô ngã Ma Joong xuống sàn như muốn dập cả bộ xương. Cái tấm thân bồ tượng đè ngã người gã cùng nhào lộn xuống sàn, hắn gượng dậy xông tới định bóp cổ Ma Joong.
Ma Joong thu hết sức đạp hai chân vào bụng đối thủ, khi Ma Joong vừa lồm cồm bò dậy thì hắn lại sấn tới. Ma Joong nhắm cú đá bụng dưới đối thủ, nhanh như cắt hắn né qua một bên nhào tới xông vào ôm lấy giữa thân người Ma Joong.
Hai đối thủ mệt nhừ thở dốc, bên nào cũng ra đòn muốn khóa cổ đối thủ. Hắn cũng to và khỏe như Ma Joong, nhưng đâu phải là võ sĩ đô vật. Ma Joong nhử đòn dồn hắn vào phía bàn thờ, giả vờ như không vùng vẫy thoát khỏi đòn khóa tay của đối thủ. Gã lừa hắn dựa vào cạnh bàn, nhắm ngay vùng thắt lưng, Ma Joong nhanh nhẹn vùng ra khỏi đòn khóa tay lòn qua phía dưới khóa cổ họng đối thủ. Gã nhón chân nhấc bổng thân người đối thủ dùng đòn khóa cổ quật ngược nửa thân người hắn ra xa. Toàn thân hắn va đập nghe răng rắc mềm nhũn.
Ma Joong thả hắn nhào xuống sàn, gã thở dốc đứng nhìn đối thủ nằm đó bất động, hai mắt nhắm nghiền.
Chợt gã lắc lắc tay hắn, hắn mở mắt nhìn Ma Joong. Hắn nói lầm bầm. “Chân tao đau không cục cựa được nữa.”
“Đừng trách ta.” – Ma Joong nói. “Ta nói cho mi biết ta là người bên pháp đình qua đây, còn mi là Ah Kwang, phải không?”
Hắn không trả lời, nằm im đó rên rỉ: “Mi sẽ bị đày xuống địa ngục”.
Ma Joong bước tới trước cửa, đưa mấy ngón tay huýt sáo, rồi ngồi xuống bên Ah Kwang.
Chiao Tai vừa chạy vào bên trong, Ah Kwang chửi rủa om sòm, rồi hắn càu nhàu, “cái trò ném đá xưa quá rồi diễm”.
“Còn mi giở ngón từ trên sà nhà nhảy bổ xuống đâu mới mẻ gì.” – gã lạnh lùng đáp trả. Quay qua Chiao Tai gã mới nói. “Hắn không sống nổi bao lâu nữa.”
“Ta đã giết chết con bé Soo-niang khốn kiếp kia rồi!” hắn giận dữ. “Nó ngủ với tình nhân mới trên giường ông chủ, còn ta thì ân ái với nó trên gác chứa cỏ khô”.
“Mi đã giết lầm người rồi” – Ma Joong nói, “ta không muốn làm phiền mi lúc này, quan tòa áo đen dưới địa ngục sẽ kể cho mi nghe đủ thứ chuyện”.
Ah Kwang nhắm nghiền mắt, mồm làu bàu hắn vừa thở hổn hển vừa nói. “Ta còn khỏe, ta chưa muốn chết! Ta không làm điều gì sai trái.”
“Mi là tay sử dung liềm thành thạo,” – Chiao Tai nhắc lại. “Con bé ấy đang ngủ với ai vậy?”
“Ta chả cần biết nó ngủ với ai” – Ah Kwang thều thào qua kẽ răng. “Bởi hắn cũng chết thôi, máu trong cổ hắn hun trào ra ngoài, loang trên mình con bé, ta xử đúng điệu thật!” Hắn cười khà rồi bất chợt thân hình run rẩy, vẻ mặt tái nhợt, xanh mét.
“Còn cái tên quanh quẩn chỗ này là ai vậy?” – Ma Joong chợt hỏi vu vơ.
“Chỉ có ta thôi, ngoài ra có ai khác, còn mi là một tên vô lại.” Ah Kwang lầm bầm trong miệng chợt hắn trợn mắt hoảng sợ nhìn Ma Joong. “Ta không muốn chết! Ta sợ lắm!” Hắn gào thét.
Hai chiến hữu vẻ kính phục lặng lẽ đứng nhìn hắn.
Mặt mũi dăn dúm hắn gượng cười miệng méo xệch, tay co giật rồi nằm trơ một chỗ. “Hắn chết rồi,” – Ma Joong nói giọng khàn khàn. Gã đứng ngay dậy nói: “Hắn định giết tớ thật đấy, hắn núp trên trần nhà ngay chỗ cây đà ngang bắc qua cột, chờ ta bước vào. Hắn vừa chuẩn bị tư thế nhảy xuống, ta nghe có tiếng động, né qua một bên ngay. Lúc đó nếu hắn nhắm trúng ngay cổ biết đâu ta ngã dập cả lưng rồi.”
“Cậu cũng đập cho hắn một trận gãy cả lưng rồi, vậy là huề.” – Chiao Tai nói. “Ta lục soát trong chùa theo lệnh quan tòa”.
Cả hai bước vào ngay gian nhà giữa vòng ra sân sau, lục soát cả chỗ ở bỏ trống của sư sãi, ra đến chỗ hàng cây sau sân chùa. Nhìn chẳng thấy gì ngoài mấy con chuột đồng chạy nhảy lung tung.
Quay trở lại sân trước. Chiao Tai trầm ngâm đứng lặng im trước bàn thờ.
“Cậu còn nhớ,” – gã hỏi, “phía sau bàn thờ có chỗ trống cất giấu nhang đèn phòng khi hữu sự?”
Ma Joong gật, “Dù sao ta cũng phải dò xét cho kỹ,” – gã nói.
Cả hai xúm lại đẩy chiếc bàn nặng trịch qua một bên, mặt sau dưới vách tường gạch khoét một cái hốc ăn sâu vào bên trong. Ma Joong cúi xuống nhìn vào, mồm chửi rủa.
“Chỉ thấy một đống gậy gãy đôi của mấy sư sãi bỏ lại.”
Hai chiến hữu đành quay ra cổng chùa đi bộ về chỗ vọng gác, dặn dò lính canh vô chùa lấy xác Ah Kwang khiêng qua pháp đình, rồi phóng ngựa ra đi, qua cửa thành phía tây trời cũng vừa sẩm tối.
Đến nơi gặp ngay lão thừa phát lại Hoong đang đứng trước cổng pháp đình. Lão cho hay vừa ở bến cảng mới về tới, gã Koo Meng-Pin mời quan tòa ở lại dùng cơm.
“Hôm nay tôi gặp may” – Ma Joong kể “Dù sao tôi phải mời hai người một bữa cơm thịnh soạn tại quán ăn Cửu Lan Viên”.
Vừa bước vào quán ăn, chợt họ nhìn Po Kai và Kim Sang ngồi chung bàn cuối dãy trong cùng, hai vò rượu bày sẵn trên bàn. Po Kai đầu đội mũ lệch ra phía sau, gã lịch sự chào hỏi.
Ma Joong bước tới gần bàn nghiêm giọng nói. “Đêm qua ông uống say bí tỉ, chửi rủa bọn tôi, ông còn cất cao giọng hát những lời dung tục. Tôi phạt ông bao cả chầu rượu bữa nay, còn tôi lo món ăn.”
Cả bọn phá ra cười, chủ quán dọn ra bàn một đĩa mồi thơm phức, năm tay nốc khá nhiều rượu. Po Kai gọi thêm một bình rượu, lão thừa phát lại Hoong đứng dậy nói, “Bọn tôi phải về lại bên pháp đình, quan tòa giờ này sắp về tới rồi.”
“Thánh thần ơi,” – Ma Joong nói lớn tiếng. “Phải về ngay, tôi còn báo cáo quan tòa chuyện vừa xảy ra ở bên chùa”.
“Các ông đi lễ ở chùa nào vậy?” – Po Kai hỏi.
“Chúng tôi đi bắt Ah Kwang bên ngôi chùa bỏ hoang.” – Ma Joong nói. “Lâu nay chùa bỏ hoang phế, bên trong không còn một thứ gì, chỉ thấy một mớ cây gậy gãy nát sư sãi bỏ lại”.
“Vậy là đã có được manh mối quan trọng” – Kim Sang nói. “Quan tòa sẽ mừng biết mấy”.
Po Kai muốn tiễn ba ông bạn ra về, gã Kim Sang thì lại nói, “Ở lại chơi chút nữa, Po Kai, uống vài tuần rượu rồi hãy về”.
Po Kai ngần ngừ, gã lại ngồi xuống rồi nói. “Thôi được, làm thêm ly nữa thôi, ông nên nhớ tôi không thích mấy tên say rượu.”
“Nếu không còn việc gì khác” – Ma Joong nói, “tôi sẽ ghé qua lại tối nay, coi ông uống một ly rượu chót tới đâu”.
Về đến nơi ba đệ tử nhìn thấy quan tòa ngồi một mình bên trong văn phòng. Lão thừa phát lại Hoong thấy quan tòa vẻ mệt mỏi. Chợt ngài tươi hẳn ngay lúc nghe Ma Joong báo cáo tìm thấy Ah Kwang.
“Vậy là cái ý tưởng một vụ án do ngộ sát mà ra hoàn toàn đúng.” – Quan tòa nói. “Nhưng còn vấn đề xác chết người đàn bà chưa giải quyết xong. Sau khi ra tay hạ sát, Ah Kwang bỏ đi ngay hắn quên không lấy theo túi tiền, hắn không còn biết chuyện gì xảy ra sau đó nữa. Còn tên Woo, đầy tớ ăn trộm thì có thể hắn đã nhận ra tại hiện trường lúc đó còn có một kẻ thứ ba. Chỉ đến khi hắn bị tóm cổ thì ta mới biết mặt kẻ đó”.
“Bẩm quan chúng tôi lục soát kỹ từ trong chùa ra tới khu rừng cây mé sau chùa,” – Ma Joong báo lại “vẫn không tìm thấy xác chết người đàn bà, khi lục soát trong hốc tường phía sau bàn thờ Phật chỉ thấy một mớ cây gậy gãy sư sãi bỏ lại”.
Quan tòa dựa thẳng lưng vào thành ghế.
“Cây gậy của sư sãi?” – Ngài bật ra câu nói vẻ hoài nghi.
“Bẩm quan, một mớ gậy không dùng tới” – Chiao Tai nói xen vô. “Tất cả gãy đôi”.
“Một cuộc khám phá lạ thường!” – Quan tòa Dee chậm rãi nói. Ngài nghĩ ngợi hồi lâu chợt trở mình nói ngay với Chiao Tai và Ma Joong. “Các ngươi vừa trải qua một ngày khó nhọc, ta cho lui về nghỉ cho lại sức. Còn ta ngồi lại đây bàn chuyện với lão Hoong”.
Hai đệ tử lui ra ngoài xong rồi, sau đó quan tòa kể lại chuyện tấm ván mục rớt xuống cầu ở bên cạnh chùa Bạch Vân. Cuối cùng ngài nhắc nhở: “Ngươi biết không đó là một âm mưu định tiêu diệt ta.”
Lão Hoong vẻ mặt lo ngại, nhìn qua quan tòa, lão nói: “Có thể tấm ván bị mối ăn, nên ngài vừa đặt chân xuống thì…”
“Ta không bước đi đâu hết,” – giọng quan tòa lạnh tanh. “Ta chỉ đưa chân đá thử”, nhìn lão Hoong có vẻ chưa hiểu ra, ngài nói ngay. “Vừa lúc định bước qua ta chợt nhìn thấy bóng ma ngài cố quan tòa hiện về”.
Cánh cửa ở đàng xa bỗng đóng sầm lại vang dội tới đây.
Quan tòa hoảng hồn.
“Ta đã dặn lão Tang làm lại cánh cửa rồi kia mà”, - ngài tức giận quát. Ngài liếc nhìn vẻ mặt lão Hoong tái mét, vừa nâng chén trà định hớp một ngụm, ngài bỏ xuống không uống. Ngài chăm chăm nhìn những hạt bụi xam xám nổi trên bề mặt chén trà. Ngài lại đặt xuống bàn, giọng có vẻ khẩn trương. “Này lão Hoong nhìn xem có kẻ lạ bỏ cái thứ gì trong chén tra ta đang uống.”
Lão Hoong lặng lẽ đứng nhìn chất bột xam xám đang tan dần trong chén trà. Chợt quan tòa Dee xoa tay trên mặt bàn, ngài nhếch mép cười gượng, mặt còn đọng lại vẻ mệt mỏi tái nhợt.
“Ta đang rối trí, lão Hoong à”, - ngài vừa nhắc như muốn giễu cợt. “Cánh cửa đàng kia đóng sầm mạnh tay quá, nên bụi vôi trên trần nhà rơi xuống”.
Lão Hoong thở hắt ra nhẹ cả người, lão bước tới bàn trà rót mời quan tòa một chén khác. Ngồi xuống ghế, lão mới thưa. “Tấm ván bắc cầu có mối mọt cũng là chuyện tự nhiên thưa ngài. Tôi không dám cho hung thủ sát hại ngài cựu quan tòa lại dám ra tay ám hại ngài lúc này. Thật sự ta chưa có được chút manh mối nào về lai lịch hung thủ.
“Nhưng mà hắn không biết chuyện đó,” – quan tòa cắt ngang. “Hắn đâu có biết quan điều tra vụ án đã đề xuất với ta nhiều ý tưởng khác. Hắn nghĩ ta không khởi tố hắn lúc này vì chưa đủ chứng cứ. Tên sát thủ vô hình ngày đêm rình rập theo dõi ta, nghe ngóng ta có truy tìm hắn không”. – Quan tòa thủng thỉnh vuốt râu, ngài lại nói. “Ta định chơi trò xuất đầu lộ diện công khai để lừa hắn ra tay một vụ nữa. Lúc đó chính hắn sẽ tự hại lấy hắn”.
“Bẩm quan chớ có liều mạng,” – Lão Hoong kinh ngạc thưa lại. “Hắn là một tên nham hiểm bất lương, chỉ có trời mới biết hắn sắp tung ra chiêu nào nữa đây.”
Quan tòa không nghe lão nói, chợt ngài đứng ngay đây, tay cầm đèn, ngài ra lệnh. “Lão Hoong đi theo ta”.
Lão thừa phát lại Hoong bám sát theo quan tòa đang bước nhanh băng qua sân trước thẳng tói nhà riêng ông cựu quan tòa. Ngài lặng lẽ bước vào bên trong đi ngang qua hành lang dẫn tới thư phòng. Đứng trước cửa, giơ cao ngọn đèn ngài nhìn khắp gian phòng. Không khác gì hơn lúc vị tiền nhiệm đến ở đây. Rồi bước tới chỗ bếp nấu nước trà, ngài ra lệnh lão Hoong. “Kéo chiếc ghế bành xích tới đây, lão Hoong”.
Lão Hoong kéo ghế tới ngay chỗ tủ chè, quan tòa đứng trên ghế, tay giơ cao ngọn đèn quan sát kỹ cây đà ngang sơn đỏ chói.
“Đưa cho ta một trang giấy với con dao nhỏ” – ngài ra lệnh vẻ thích thú. “Này ngươi cầm đèn dùm cho ta”.
Quan tòa trải trang giấy trên bàn tay trái, tay phải gí mũi dao vô cây đà ngang.
Bước xuống đất, ngài cẩn thận lau sạch mũi dao ngay trên trang giấy. Ngài trả con dao cho lão Hoong, xếp giấy đút vô tay áo. Quay qua lão Hoong ngài hỏi. “Ngươi có thấy lão Tang còn bên đó không?”
“Bẩm quan, lúc quay về đây tôi thấy lão còn ngồi bên bàn giấy” – lão thừa phát lại đáp.
Quan tòa nhanh chóng rời khỏi thư phòng đi qua bên pháp đình. Bên trong văn phòng lão Tang, hai ngọn đèn còn thắp sáng. Lão ngồi trên ghế, lưng khom tư thế nhìn về phía trước. Nhác thấy hai thầy trò bước tới, lão đứng ngay dậy. Nhìn vẻ mặt nhợt nhạt của lão, quan tòa nhã nhặn nói. “Cái chết của vị tiền nhiệm gây sốc cho ngươi, vậy ta khuyên ngươi nên đi ngủ sớm. Nhưng trước tiên ta cần hỏi một số việc, ngươi còn nhớ trước ngày ông cựu quan tòa bị giết chết có gọi thợ sửa chữa lại chỗ hư hỏng bên trong thư phòng chứ?”
Lão Tang cau mày, rồi lão đáp. “Dạ không thưa ngài”. Nhưng trước đó hai tuần lễ, quan tòa Wang cho hay là một vị khách chỉ cho ngài thấy chỗ bị tróc sơn trên trần nhà, y hứa cho thợ sơn đến sửa chữa giúp. Quan ra lệnh cho tôi cứ cho thợ vào sửa chữa”.
“Ngươi còn nhớ vị khách đó là ai không?” – Quan tòa nôn nóng hỏi.
Lão Tang lắc đầu.
“Bẩm quan tôi không nhớ. Các thân hào nhân sĩ ở địa phương đều quen biết ngài, sau phiên tòa buổi sáng, họ thường đến gặp ngài tại thư phòng uống trà, đàm đạo. Quan thường tự tay nấu nước pha trà. Có cả lão hòa thượng, nhà sư trụ trì, hai ông chủ hãng tàu buôn là Yee và Koo, Tiến sĩ Tsao và…”
“Ta nghĩ nên truy tìm cho ra người thợ sơn này,” – Quan tòa nôn nóng cắt ngang câu chuyện “Ở vùng này không có trồng cây sơn, vậy tìm đâu ra thợ sơn”.
“Bởi vậy nên quan mới nhớ ơn ông khách ghé thăm hôm nọ” – lão Tang nói. “Lúc đó không ai biết là quanh vùng này có thợ sơn”.
“Ngươi ra hỏi mấy tên lính hầu ở ngoài vọng gác, xong rồi trở lại văn phòng cho ta hay”.
Vị quan tòa ngồi vào bàn làm việc, ngài vồn vã nói với lão thừa phát lại Hoong. “Bụi trên trần rơi xuống chén trà khiến ta nghĩ ra một hướng giải quyết mới. Thủ phạm đã từng nhìn thấy vết đen trên trần nhà do quá trình hơi nước sôi tụ lại. Hắn nhận ra ngay, thường ngày quan tòa đặt bếp nấu trà ngay trên cái tủ chè, từ đó hắn nghĩ ra một mưu kế. Hắn dàn đựng ra một vai đồng phạm là tay thợ sơn. Gã này giả vờ sửa chữa chỗ bị tróc sơn, luôn tiện khoét sâu lỗ vào cây đà ngang, sau đó hắn lấy thuốc độc trộn vào viên sáp ong nhét vào lỗ. Hắn nắm rõ được quy luật, quan tòa mải lo xem sách để cho nước sôi một hồi lâu ông mới nhấc ấm nước châm vô bình trà. Một lúc sau nước nóng bốc hơi làm chảy lớp vỏ bọc sáp ong, mấy viên thuốc độc lòi ra rơi xuống ấm nước sôi. Thuốc bột tan nhanh không nhìn ra dấu vết. Đơn giản và hiệu quả tức thì, ta đứng đây còn nhìn rõ lỗ hổng ngay chỗ vết nám đen. Quanh mép ngoài còn dính lại dấu vết sáp ong. Sát thủ dàn dựng vụ án này thật tài tình.”
Lão Tang quay lại thưa “Bẩm quan có hai lính hầu ở vọng gác nhớ mặt người thợ sơn. Cách nay mười bữa hắn có đến trình diện tại pháp đình, lúc đó ngài cựu quan tòa đang chủ tọa phiên xử buổi chiều. Tên thợ sơn người Hàn Quốc đang phục vụ trên tàu neo đậu ngoài bến cảng, hắn nói bập bẹ vài tiếng Trng Quốc. Tôi dặn dò lính gác cho hắn qua cổng rồi dẫn thẳng vào trong thư phòng. Lính gác đứng chờ theo dõi hắn có lấy trộm món nào ở đó không. Lính gác kể hắn lo sửa chữa một đoạn trên cây đà ngang. Xong rồi trở xuống có nghe hắn nói hư hỏng gì đó phải sơn phết lại toàn bộ trần nhà. Xong việc hắn ra về rồi biệt tăm biệt tích luôn.
Quan tòa Dee dựa lưng vào thành ghế.
“Ta lại lâm vào ngõ cụt rồi” – ngài nói với vẻ mặt buồn xo.

Nguồn: http://alobooks.vn/