14/4/13

Bọn săn vàng (C7-9)

Chương 07

QUAN TÒA DEE BIẾT ĐƯỢC NGUỒN TIN TRONG CHIẾC HỘP SƠN MÀI; ĐÊM KHUYA NGÀI MỘT MÌNH ĐẾN VIẾNG CHÙA

Ngay lúc Ma Joong và Chiao Tai trở về lại pháp đình, bên trong phòng quan tòa Dee đèn còn thắp sáng. Ngài đang nói chuyện riêng với quan Thừa phát lại Hoong, trên bàn viết chất đầy hồ sơ, giấy tờ.
Quan tòa ra hiệu cho hai người ngồi xuống ghế đẩu phía trước bàn, ngài mới nói: “Tối nay ta đi cùng lão Hoong đến xem xét thư phòng của ngài cựu quan tòa, nhưng cũng chưa tìm ra nguyên nhân bình trà có thuốc độc. Bếp nấu nước thì đặt ngay trước cửa sổ. Lão Hoong cho là có thể thủ phạm dùng một ống thổi, hắn chọt thủng ô cửa từ bên ngoài rồi thổi bột có tẩm thuốc độc vào ấm đun nước. Thế mà lúc trở lại đó để xem xét giả thiết có thực hay không, nhưng bên ngoài cửa sổ có tấm chắn cả mấy tháng trời không ai mở ra. Đứng chỗ cửa sổ nhìn ra khu vườn tối om, vậy thì ngài cố quan tòa chỉ sử dụng phía cửa sổ bên chỗ phòng làm việc.
“Ngay trước bữa cơm ta có tiếp bốn vị tổng trấn, họ là những cộng tác chân thành. Viên chỉ huy khu nhà ở Hàn Quốc cũng có mặt ngay lúc đó, thật là một quan chức có hạng”. Quan tòa im lặng ngẫm nghĩ ngài nhìn một lượt những câu ghi chú sau buổi làm việc với lão Hoong, ngài nói tiếp: “Sau bữa cơm, ta với lão Hoong xem các văn thư còn lưu lại trong văn khố, ta lưu ý một điểm là các văn tự được lưu trữ cẩn thận cho đến hôm nay”. Ngài gạt chồng hồ sơ qua một bên rồi chợt hỏi. “Vậy thì, tối nay hai ông có thể giúp gì cho tôi được?”
“Thưa ngài, chúng tôi lo không thể làm tròn phận sự.” – Ma Joong cảm thấy ân hận đáp.
“Tôi và ông bạn đây còn phải học hỏi thêm nhiều nữa”
“Ta cũng phải tự học” – quan tòa Dee cười nhạt nhắc lại. “Vậy hai người thấy có việc gì lạ không?”.
Ma Joong lần lượt kể lại câu chuyện người chủ Cửu Hoa Viên báo cáo về hai thầy trò lão Tang và Fan Choong. Chờ nghe kể hết, quan tòa Dee mới lắc đầu nói: “Ta không hiểu lão Tang có việc gì mà lão như người bị hớp hồn. Lão tưởng tượng ra chuyện nhìn thấy ngài cựu quan tòa hiện về. Lão làm cho ta cáu tiết, sau buổi uống trà ta cho lão lui về”.
“Còn Fan Choong, ta không nên quá tin vào những gì tay chủ quán này nói. Bọn này thường nói xấu chuyện pháp đình vì quyền lợi riêng tư. Chờ lần sau đến đây ta sẽ nêu rõ quan điểm của pháp đình cho hắn hiểu”.
Quan tòa hớp một ngụm trà rồi nói tiếp:
“Hôm trước, lão Tang kể cho ta nghe quanh đây có một loài cọp ăn thịt người. Cách đây một tuần lễ, một lão nông đã mất mạng. Chờ đến lúc ta tìm ra một vài manh mối liên quan đến công tác điều tra vụ án, ta sẽ nhờ hai ông tóm cổ nó”.
“Dạ thưa ngài, việc đó hợp với khả năng bọn tôi” – Ma Joong nói thiệt tình. Chợt vẻ mặt gã biến sắc, sau một lúc ngần ngừ gã mới kể lại chuyện có người bị đánh chết trên bờ kênh tối hôm đó.
Quan tòa Dee có vẻ lo lắng, mím môi lại, ngài mới nói. “Ta nghĩ vì sương mù nên ngươi có thể nhầm. Ta không muốn thấy cùng lúc phải giải quyết hai vụ án. Ta ra lệnh cho các ngươi sáng ngày mai trở lại chỗ cũ dò hỏi những người dân sống quanh đó, xem có nghe ai nói gì về chuyện một người mất tích hay không”.
Tiếp theo là câu huyện của Chiao Tai kể lại cuộc gặp gỡ Po Kai, người quản lý hãng tàu biển Yee Pen. Đó chỉ là cuộc ăn chơi trên thuyền nhà chứa. Hai người chỉ uống một chén rượu, nói chuyện với mấy cô nàng trong chốc lát.
Hai chiến hữu cảm thấy nhẹ nhóm khi nhìn thấy nét mặt có vẻ hài lòng của quan tòa.
“Việc các ngươi đã làm khá đấy,” – ngài nói. “Các ngươi sưu tầm được nhiều tin tức. Ở chỗ nhà chứa là nơi bọn hạ lưu khắp phố phường thường lui tới, các ngươi đã biết được đường đi nước bước. Để ta đoán xem vị trí neo đậu mấy chiếc thuyền. Này lão Hoong dưa cho ta tấm bản đồ.”
Lão Hoong trải tấm bản đồ huyện lỵ ra trên bàn. Ma Joong đứng dậy cúi người xem, tay chỉ vô chiếc cầu thứ hai bắc qua con kênh, phía đông cống thoát nước nằm trong khu vực Tây nam huyện lỵ.
“Gần đâu chỗ này”, - gã nói, “chúng tôi nhìn thấy một người ngồi trên chiếc cáng. Ngay chỗ quán ăn đây chúng tôi gặp Po Kai rồi lên thuyền đi về hướng Đông đi dọc theo con kênh, sau đó rẽ ngoặt qua cửa cống khác”.
“Làm thế nào các ngươi qua đó được? Cửa cống thoát nước khắp nơi có lưới rào chắn kia mà” – Quan tòa hỏi lại.
“Có một rào chắn để hở khoảng cách đủ một chiếc thuyền nhỏ vượt qua đươc” – Ma Joong đáp lại.
“Được rồi, việc trước tiên ngày mai ta sẽ cho thợ sửa lại,” – Quan tòa Dee nói. “Nhưng tại sao nhà chứa lại đóng trên thuyền nhỉ?”
“Thưa ngài, lão Tang kể cho tôi nghe” lão Hoong nói xen vào, “trước đây vị quan tòa đã từng ra lệnh cấm nhà chứa hoạt động trong nội thành. Thế nên bọn chúng mới dời ra giữa dòng kênh thuyền neo đậu theo con lạch bên ngoài cửa đông nội thành. Sau khi ông quan tòa đổi đi nơi khác, thuyền vẫn neo chỗ cũ bởi lúc này bọn thủy thủ đi lại thuận tiện hơn, khỏi phải đi qua trạm gác nội thành”.
Quan tòa Dee gật gật, đưa tay vuốt râu ngài phán, “ta thấy gã Po Kai này coi được, ta sẽ gặp lại lúc nào có dịp”.
“Ông ấy cũng là một nhà thơ nữa đấy, trông ông ta còn sáng trí lắm. Chỉ cần liếc nhìn là ông ấy đoán được chúng tôi trước kia là quân thổ phỉ, và chỉ mỗi mình ông nhận ra được bọn chúng đang hành hung một nàng kỹ nữ” – Chiao Tai nói với theo.
“Hành hung một kỹ nữ sao?” – quan tòa Dee sững sờ hỏi lại.
Chợt Chiao Tai vỗ mạnh mạnh vào đùi, hắn thốt lên “Cái gói hàng!”. “Vớ vẩn thật! Mình quên mất chuyện đó! Con bé Hàn Quốc gửi cho tôi cái hộp ngài cựu quan tòa Wang nhờ nó cất giữ.”
Quan tòa đứng phắt dậy.
“Biết đâu đấy là manh mối đầu tiên đang tìm!” Vẻ hăng hái ngài nói. “Nhưng mà vì sao một quan tòa lại gửi gắm cho nàng kỹ nữ tầm thường như vây?”
“Thế đấy,” – Chiao Tai đáp, “nàng kể lại quan tòa Wang gặp nàng lúc nàng được mời đến giúp vui cho một buổi dạ tiệc tại một quán ăn, vừa nhìn thấy nàng ngài thích ngay. Và rồi ngài không thể hẹn gặp nàng trên thuyền được, nên nàng phải đến ngủ tại nhà riêng với ngài. Cách nay khoảng một tháng, lúc chia tay ngài trao cho nàng một gói nhỏ và dặn là hãy cất giấu cẩn thận đừng nói cho ai biết, khi cần ngài sẽ nhận lại. Nàng có dò hỏi, nhưng ngài chỉ cười không trả lời. Chợt ngài nghĩ ngợi một lúc rồi căn dặn nếu ngài có mệnh hệ nào thì hãy trao lại cho người kế nhiệm”.
“Thế sao nàng không mang đến đây trả lại sau khi hay tin quan bị giết chết?” – quan tòa Dee hỏi lại.
Chiao Tai nhún vai đáp “Mấy nàng ấy nghe nói đến pháp đình ai nấy hoảng kinh hồn vía. Bởi vậy nàng chờ dịp nào có người bên đó qua đây chơi sẽ trao lại, và tôi là người khách trước tiên gặp lại nàng.”
Gã lấy từ trong tay áo ra một cái gói trao lại cho ngài quan tòa.
Ngài Dee cầm chắc trong tay rồi thích thú nói, “Để ta xem bên trong là thứ gì?”
Ngài gỡ dấu niêm phong rồi xé toạc lớp giấy bọc ra, bên trong là một chiếc hộp sơn mài. Nắp hộp được trang trí biểu tượng hai thân trên còn đủ lá mọc chung quanh, đúc khuôn nổi bằng vàng, có khung viền cẩn xà cừ.
“Đấy là chiếc hộp đồ cổ.” – Ngài Dee vừa nói vừa mở nắp ra, chợt ngài lầm bầm trong miệng vẻ chán nản. Chiếc hộp trống trơn.
“Vậy là có kẻ cuỗm mất!” – ngài tỏ vẻ tức giận, ngài nhanh tay xếp giấy lại. Tỏ vẻ bực mình ngài nói. “Đúng ra là ta phải nhìn cho thật kỹ chỗ dấu niêm trước khi xé lớp giấy. Thôi việc đã lỡ rồi.”
Ngài ngả lưng tựa vào thành ghế, nhíu mày nghĩ ngợi.
Thừa phát lại Hoong chăm chú nhìn kỹ chiếc hộp.
“Chỉ nhìn qua kích cỡ thôi, tôi cho đấy là hộp đựng hồ sơ giấy tờ mật” – lão nói.
Quan tòa Dee gật.
Ngài thở một hơi dài rồi nói: “Thôi thì, thà có còn hơn không. hẳn nhiên là quan có cất giữ giấy tờ mật bên trong”, chợt ngài quay qua Chiao Tai hỏi: “Này Chiao Tai, ngươi thấy con bé cất giấu ở chỗ nào?”
“Bên trong buồng ngủ, gần chỗ giường nằm cạnh vách tường.” – Chiao Tai nói ra ngay.
Quan tòa Dee nhìn gã như hiểu ra vấn đề.
“Ta hiểu rồi,” – giọng ngài Dee lạnh tanh.
“Nàng cam đoan với tôi”, - Chiao Tai nhanh miệng đáp “là không kể lại hoặc chỉ cho ai biết. Nhưng mỗi lần nàng đi vắng thì người khác vào đó ở, ngoài ra còn có khách khứa và bọn hầu hạ vô ra tự do”.
“Như vậy”, - quan tòa nói tiếp – “thật ra là đã có kẻ biết”. ngẫm nghĩ một lúc, nhún vai nhè nhẹ rồi mới nói. “Thôi được, nhớ lại lúc đó ta đến kiểm tra bên trong thư phòng, ta có tìm được cuốn sổ tay. Ngươi thử xem qua còn có gì lạ không?”
Ngài mở ngăn kéo lấy ra đưa cho Ma Joong, gã lật từng trang. Chiao Tai đứng phía sau liếc nhìn tới. Gã cao nghều này lắc đầu trả lại cho quan tòa.
Thưa ngài có cần bọn tôi đi bắt tên xỏ lá đó không?” – gã tin tưởng hỏi “Bọn tôi không rành chuyện xếp đặt mưu mô, nhưng biết được mấy cái ngón bịp bợm đó”.
“Trước tiên ta phải nhận dạng được thủ phạm rồi mới ra lệnh bắt được chứ,” – quan tòa cười nhạt đáp. “Nhưng đừng lo nội đêm nay ta sẽ giao việc cho ngươi”.
“Muốn cho chắc ta cần quan sát phía dãy tường phía sau chùa Bạch Vân. Các ngươi nhìn vào bản đồ lần nữa xem nó được xây dựng như thế nào”.
Ma Joong và Chiao Tai xúm lại nhìn vào tấm bản đồ, ngài Dee chỉ tay nói: “Các người nhìn thấy ngôi chùa này nằm về hướng đông tường thành, nhìn qua bên kia là con lạch đối diện phía nam khu người Hàn Quốc. Lão Tang báo cho ta biết dãy nhà phía sau chùa nằm ngay dưới chân tường thành, phía sau là khu đồi cây rậm rạp”.
“Dãy tường sau có thể đột nhập vào được” – Ma Joong nhận ra. Vấn đề là làm sao tiếp cận được khu vực phía sau chùa mà không bị phát hiện. Ban đêm vẫn còn người qua lại phía ngoài đường, lính canh cổng tường đông sẽ phát hiện có người lạ và chúng sẽ tri hô”.
Chiao Tai nhìn một lượt rồi ngẩng đầu nói. “Ta có thể thuê một chiếc thuyền phía sau quán ăn nơi gặp ông Po Kai. Ma Joong là tay chèo thuyền cừ khôi, hắn sẽ đưa ta vượt qua dòng kênh chui qua khoảng hở băng qua con lạch. Từ đây ta chỉ cầu gặp may”.
“Một ý tưởng tuyệt vời,” – ngài Dee nói. “Ta sẽ thay quần áo đi săn, rồi đi ngay”.
Bốn thầy trò đi ra ngoài qua cổng bên hông, nhắm hướng nam ra đường cái. Trời thật dễ chịu, có ánh sáng của trăng thật thơ mộng. Phía sau quán ăn, thuyền neo đậu rất nhiều, thầy trò liền thuê một chiếc.
Ma Joong đúng là tay chèo thuyền cừ khôi, gã khéo tay lèo lái con thuyền nhỏ ra tới đầu cửa cổng. Gã nhắm hướng chỗ khoảng hở tấm lưới chắn, chui lọt qua tiến về phía dãy thuyền của bọn nhà chứa, sau đó sáp nhập vào dọc theo con thuyền nằm ngoài. Bất chợt gã quay mũi về hướng đông chèo vụt băng ngang qua dòng kênh.
Từ xa gã chọn một địa điểm bên kia bờ kênh chỗ có nhiều bụi rậm. Đến nơi quan tòa và lão Hoong bước xuống trước. Ma Joong và Chiao Tai kéo thuyền vô bờ cột dây neo vào bụi cây.
“Ta để lão Hoong ở lại đây, thưa ngài.” – Ma Joong thưa, “ta không thể neo thuyền mà không có người trông coi, phải đề phòng chuyện rủi ro”.
Ngài Dee gật rồi bước theo Ma Joong và Chiao Tai bò chui qua đám bụi rậm. Khi qua tới bên đường, Ma Joong chìa tay gạt bụi cây qua một bên chỉ về hướng dốc đồi có nhiều bụi rậm. Nhìn đàng xa về phía bên trái là cổng xây bằng cẩm thạch, ngôi chùa hiện ra sừng sững.
“Không thấy ai qua lại, vậy ta băng qua bên kia” – Ma Joong nói.
Dưới vòm cây bên kia tối như bưng, Ma Joong nắm lấy tay quan tòa Dee chui qua lối đi bụi cây rậm rạp. Chiao Tai đã tới được phía trước không nghe thấy động đậy.
Chốc chốc quan tòa men theo dấu dốc cũ, lối mòn, rồi lại băng qua bụi rậm tìm lối đi. Ngài Dee không thể tự mình định hướng được nữa, hai gã kia quen đi rừng lầm lũi bước tới trước.
Chợt Chiao Tai đụng vào người quan tòa, gã nói nhỏ. “Chúng ta bị theo dõi”.
“Tớ cũng thấy vậy” – Ma Joong nói khẽ.
Ba thầy trò dựa vào nhau, lặng người. Ngài quan tòa lắng nghe có tiếng xào xạc, tiếng gầm gừ phía dưới vọng tới.
Ma Joong lay lay tay áo quan tòa, gã nằm áp sát xuống đất. Ngài với gã Chiao Tai thấy vậy làm theo. Mọi người trườn theo dốc đồi, Ma Joong dò đường tay gạt qua bụi rậm, gã chửi thầm trong miệng.
Quan tòa nhìn xuống phía dưới hố trũng, nhờ ánh trăng ngài nhìn ra được cái bóng đang nhảy phóc qua đám cỏ tranh.
“Đúng là cọp!” – Ma Joong vẻ thích thú nói nhỏ. “Tiếc là ta không mang theo chiếc nỏ, đừng lo, ta đi ba người nó không dám nhào vô đâu”.
“Im ngay,” – Chiao Tai nói qua kẽ răng. Gã chong mắt nhìn theo bóng đen lặng lẽ di chuyển trong đám cỏ tranh. Chợt con thú nhảy chồm qua tảng đá rồi biến mất hút dưới tàn cây.
“Một loài thú kỳ lạ!” – Chiao Tai chợt nói: “Lúc con thú nhảy chồm qua tảng đá, tôi thấy một bàn tay trắng có móng vuốt. Đúng là ma cọp!”
Chợt đâu một tiếng rống kinh dị xé tan bầu không khí tĩnh lặng, thoáng nghe như tiếng người khiến quan tòa Dee ớn lạnh xương sống.
“Nó đánh hơi người bọn mình” – Chiao Tai nói, giọng khàn khàn. “Thôi ta chạy nhanh vô chùa, ngay phía dưới chân đồi.”
Gã đứng ngay dậy, níu tay quan tòa, hai người lao nhanh xuống dốc kéo theo quan tòa. Ngài không còn tỉnh táo vậy mà tai vẫn nghe văng vẳng tiếng hú của loài thú kỳ lạ kia. Ngài té ngã bên một gốc cây, một tên kéo ngài đứng dậy rồi lại vấp vào cành cây rách toạc cả áo.
Ngài đang trong cơn hoảng loạn, tưởng tượng một khối thịt lao tới đè xuống phía sau lưng, giơ móng vuốt nhọn hoắt ra cắn xé vào cổ.
Bất chợt hai gã buông ngài ra lao nhanh về phía trước. Quan tòa bò ra khỏi bụi cây nhìn thấy phía trước một bức tường gạch xây cao khoảng gần ba mét. Chiao Tai ngồi xổm xuống đất, tay chống vô tường, Ma Joong bước tới đứng trên hai vai cố vươn tới mép tường thu mình phóng qua. Gã đứng dạng hai chân trên bờ tường nghiêng người tới trước ra hiệu cho ngài Dee, Chiao Tai bước tới đỡ một tay. Quan tòa níu chặt tay Ma Joong kéo giật tới trên tường. “Nhảy xuống!” – Ma Joong nói rít qua kẽ răng.
Quan tòa Dee chuyền tay bám sát bờ tường, buông thõng người qua tường tuột xuống đất ngay chỗ một đống rác. Vừa đứng thẳng dậy thì Ma Joong và Chiao Tai nhảy xuống theo sát bên ngài. Từ phía khu rừng khuất sau bức tường vãn còn nghe văng vẳng tiếng tru tréo, rồi mọi vật trở lại vẻ tĩnh mịch như cũ. Trước mặt là một tòa nhà cao, nền nhà được xây cách mặt đất khoảng hơn mét.
“Đây rồi, thưa ngài, ngôi nhà hậu đường của ngài” – Ma Joong nói giọng nghe cộc lốc. Dưới ánh trăng vẻ mặt gã càng hốc hác bơ phờ. Chiao Tai lặng lẽ xem xét mấy chỗ rách trên áo ngài.
Quan tòa Dee thở dốc ra mặt mũi, thân hình ướt đẫm mồ hôi, ngài cố giữ vẻ bình thản nói: “Ta đi tới sân kia rồi vòng qua cửa trước”.
Đứng trước sân nhìn vào ngôi chùa được xây dựng trên một mảnh đất vuông, nền lát đá cẩm thạch. Cảnh vật tĩnh mịch đến hoang sơ.
Quan tòa đứng lặng nhìn cảnh vật một hồi, ngài quay lại giơ tay đẩy cánh cửa. Chợt cánh cửa mở toang, một gian phòng rộng rãi hiện ra trước mắt mọi người. Gian nhà trống trơn, mùi vị ẩm mốc lan tỏa khắp không gian.
Chiao Tai chửi đổng.
“Đó là những cỗ áo quan” – gã càu nhàu.
“Vậy ta mới đến đây,” quan tòa trả lời cụt ngủn. Ngài lấy trong tay áo ra cây đèn cầy nhờ Ma Joong đưa bao diêm quẹt. Ngài bước từng bước qua dãy áo quan soi đèn đọc hàng chữ ghi trên giấy dán phía trước. Chợt ngài dừng lại trước cỗ áo thứ tư, ngài lấy tay nhấc thử cái năp.
“Chỉ đóng đinh sơ sài thôi,” – ngài nói nhỏ: “Ngươi nhấc xuống đây”.
Ngài nóng lòng chờ đợi, hai đệ tử lấy dao cạy nắp bung ra, xong rồi đặt xuống sàn nhà. Một mùi hôi thối xông ra khắp gian nhà tối om, Ma Joong và Chiao Tai lui ra ngoài mồm chửi thề.
Ngài Dee nhanh tay vơ lấy khăn quàng cổ che mũi, giơ cao ngọn đèn ngài chăm chú nhìn xuống phía sau vẻ hiếu kỳ không còn lo sợ. Quan tòa chợt nhớ đến khuôn mặt một kẻ lạ ngài nhìn thấy ngoài hành lang pháp đình: vẻ mặt nghênh ngang, chân mày thưa nằm ngang, cái sóng mũi thẳng, một cái bớt bên má trái. Có một điểm khác biệt đó là vết chàm bị biến dạng theo gò má lõm méo mó và đôi mắt trũng sâu nhắm nghiền. Giống hệt như tạc không thể có chuyện đánh lừa mắt ngài. Ngài đã nhìn thấy hồn ma đó hiện về trong ngôi nhà trống hoang. – Bất chợt ngài cảm thấy buồn nôn.
Ngài lùi lại ra dấu cho Ma Joong và Chiao Tai đậy nắp. Ngài thổi tắt ngọn đèn trên tay.
“Ta không quay lại chỗ cũ” – ngài nói như một lệnh lệnh. “Ta đi men theo mé tường ngoài rồi leo quan tường trước chùa gần cổng gác. Lính gác có thể phát hiện nhưng còn may hơn là lạc vô rừng!”.
Hai gã kia nghe theo lệnh miệng lầm bầm.
Ba thầy trò vòng qua sân chùa, men theo chân tường cho đến lúc nhìn ra cổng gác phía trước. Tất cả trèo qua tường, rồi đi dọc theo đường lộ nép sát hàng cây cao, không nhìn thấy ai, nhanh như cắt tất cả băng qua đường, nhằm phía đường mòn có cây cối um tùm ngăn cách với con lạch.
Thừa phát lại Hoong còn ngủ dưới khoang thuyền, ngài Dee gọi dậy giúp Ma Joong và Chiao Tai đẩy thuyền ra.
Ma Joong vừa đặt chân xuống thuyền, chợt gã khựng lại, mọi người lắng nghe một giọng lanh lảnh xuôi theo dòng nước đen. Một giọng kim vừa cất tiếng hát, “Trăng. Ô kìa dòng trăng bạc…”.
Trên dòng kênh một chiếc thuyền nhỏ xuôi chèo ra tới đầu cửa cống. Ngồi sau đuôi thuyền, người ca sĩ cất tiếng hát theo đôi bàn tay nhịp nhàng.
“Vậy là Po Kai – nhà thơ say đã trở về” – Ma Joong lầm bầm trong miệng: “Thôi ta cứ để cho ông ấy về trước. Ban đầu tôi chán ngán khi nghe tiếng ông ấy hát, nhưng về sau tôi nghĩ lại thà nghe tiếng hát ấy mà dễ chịu hơn là nghe tiếng tru tréo trong khu rừng âm u!”.

Chương 08

NHÀ TÀI PHIỆT CHỦ HÃNG TÀU BUÔN ĐẾN BÁO NGƯỜI VỢ MỚI CƯỚI MẤT TÍCH; QUAN TÒA TÁI HIỆN LẠI CUỘC GẶP GỠ GIỮA HAI NGƯỜI

Sáng nay quan tòa Dee thức sớm hơn mọi khi, ngài cảm thấy mệt đừ sau lần viếng ngôi chùa. Hai lần ngài nằm mơ thấy quan tòa hiện về đứng ngay trước giường. Lúc ngài tỉnh dậy người ướt đẫm mồ hôi, nhìn khắp gian phòng trống trơn. Ngài mới trở mình ngồi ngay dậy chong đèn ngồi vào bàn nhìn chồng hồ sơ cho đến lúc trời sáng hẳn. Những tia sáng ban mai chiếu qua ô cửa trông giống như ánh nắng hồng, người giúp việc dọn ra bàn món cháo buổi sáng.
Ngài vừa buông đũa, thừa phát lại Hoong bưng bình trà nóng đến, lão báo cáo Ma Joong và Chiao Tai đã ra ngoài kênh sửa sang tấm chắn cửa cống nhân tiện xem xét lại địa điểm trên bờ kênh nơi vừa xảy ra vụ xung đột trong đêm sương mù. Đội trưởng lính gác báo cáo chưa tìm thấy Fan Choong ra trình diện. Giờ chót người giúp việc lão Tang đến cho hay đêm qua lão bị sốt, khi nào khỏe sẽ vào ngay.
“Ta cũng thấy trong người không được khỏe” – quan tòa lầm bầm. Ngài uống cạn một hơi hai chén trà nóng, nói thêm: “Giá mà ta mang theo đủ sách báo về đây, ta có nhiều bộ sách viết về hồn ma hiện hồn, cả ma cọp nữa, nhưng tiếc là từ trước tới giờ ta không ngó ngàng gì tới.
Này lão Hoong, là một quan tòa thì không nên bỏ sót một lĩnh vực nào cả. A, mà hôm nay lão Tang đã nói với ngươi thế nào về buổi làm việc sáng hôm nay?”
“Thưa ngài, chẳng có gì đáng nói,” – lão đáp. “Ta nên công bố phán quyết về cuộc tranh cãi giữa hai nông dân về phần đất ranh giới giữa hai thửa ruộng, chỉ có bấy nhiêu thôi” – Nói xong lão giao tập hồ sơ cho quan tòa.
Liếc nhìn qua một lượt, ngài Dee nhắc nhở. “Cũng may vấn đề khá đơn giản, lão Tang khéo giải quyết ở chỗ xác định lô đất trên tấm bản đồ cũ ghi rõ giới nguyên thủy của thửa đất. Ta sẽ kết thúc buổi làm việc sớm hơn ngay khi giải quyết xong vụ việc. Ta còn nhiều việc cần phải làm khác nữa”.
Ngài Dee đứng dậy, lão Hoong bước tới giúp ngài mặc trang phục chính thức của quan tòa màu lục sẫm thêu kim tuyến. Ngài đang bàn chuyện thay chiếc mũ thường đội ở nhà qua chiếc mũ đen cánh chuồn, chợt ba tiếng kẻng vừa báo hiệu phiên làm việc buổi sáng sắp bắt đầu.
Quan tòa đi băng ngang lối hành lang trước văn phòng qua lối cửa nằm phía sau bức bình phong gắn huy hiệu kỳ lân. Ngài bước tới trên chiếc bục cao, ngồi xuống chiếc ghế bành dành cho quan tòa, ngài thấy hôm nay phòng xử án đông hơn mọi khi. Người dân ở Peng-lai nao nức muốn tận mắt nhìn thấy quan tòa mới đổi về.
Ngài đảo mắt nhìn quanh một vòng xem đủ mặt bá quan chưa. Hai viên lục sự ngồi hai bên thấp hơn ghế quan tòa, trên bàn bày sẵn nghiên bút chuẩn bị cho phiên tòa. Dưới bậc thềm sáu lính canh đứng xếp hai hàng ba, chỉ huy đứng hàng bìa tay cầm chiếc roi da đưa qua lại trước mặt.
Quan tòa gõ búa xuống bàn tuyên bố khai mạc phiên tòa. Điểm danh xong, ngài lật hồ sơ mà thừa phát lại Hoong trình ra trên bàn. Ngài ra hiệu cho chỉ huy lính hầu, hai người nông dân được dẫn ra trình diện quan tòa, họ nhanh nhẹn quì gối xuống. Quan tòa tuyên bố hôm nay ra quyết định tranh chấp địa giới. Hai người nông dân cúi sát đầu xuống đất lạy tạ ơn ngài.
Quan tòa vừa nhấc búa định gõ xuống bàn tuyên bố bế mạc phiên tòa, chợt một người đàn ông ăn mặc tươm tất bước tới trước. Chân gã bước đi khập khiễng tay chống cây nạng tre nặng trịch, quan tòa nhìn khuôn mặt điển trai, hiền hậu để hàm ria mép mỏng dính, hàm râu quai nón tỉa thật khéo. Trông gã tuổi trạc tứ tuần.
Khó khăn lắm gã mới quỳ xuống được, gã ăn nói từ tốn có vẻ văn hóa lắm.
“Tôi là Koo Meng – Pin, chủ một hãng tàu buôn. Tôi lấy làm ân hận vì đã phạm đến quan đang chủ tọa phiên tòa đầu tiên trong ngày. Sự việc tôi sắp trình bày ra đây là không hiểu sao người vợ tôi đi lâu không thấy về. Nàng tên là Koo, tên khai sinh là Tsao, kính mong ngài cho mở cuộc điều tra tìm tung tích nàng”.
Gã cúi đầu sát đất lạy tạ đúng ba lạy. Ngài Dee cố nén tiếng thở dài mới nói. “Thân chủ Koo hãy trình bày trước tòa đầu đuôi nội vụ để từ đó ta sẽ có hướng giải quyết”.
“Cách ngày cưới vừa được một hôm” – Koo mở lời. “Khi hay tin ngài cựu quan tòa chết bất thình lình, chúng tôi đành gác lại cuộc vui. Theo tục lệ qua ngày thứ ba cô dâu về lại nhà cha mẹ đẻ. Cha nàng, lương y Tsao Ho-sien, sống ở vùng ngoại ô thành phía Tây. Đáng lý ngày hôm kia nàng phải về lại nhà. Tôi nghĩ chắc nhà có việc cần nên nàng nán thêm một bữa. Chờ mãi đến trưa hôm qua không thấy về. Sốt ruột tôi sai Kim Sang là người quản lý đến nhà nhạc phụ hỏi thăm sự thể ra sao. Cha vợ cho hay vợ tôi ăn cơm trưa xong là về ngay, có đứa em trai là Tsao Min đưa tiễn đến tận cửa Tây thành. Rồi xế trưa hôm đó, đứa em trở về nhà. Đến nơi hắn kể lại cho họ nghe lúc đi trên đường, hắn nhìn thấy tổ cò trên cành cây bên đường, hắn kêu chị hắn đi trước, hắn trèo cây lấy trộm mấy quả trứng sẽ đuổi theo. Rủi thay hắn trèo nhằm cành cây mục gãy cành té xuống đất trẹo mắt cá chân. Hắn lê bước khập khiễng tới được một nông trang gần đó nhờ xin chủ nhân băng bó giùm. Hắn nhớ lúc dừng lại trộm tổ chim, hắn nhìn theo thấy chị đã ra tới đường lộ, nghĩ chắc là phi ngựa một mạch thẳng về nhà”.
Gã Koo nghĩ ngợi, đưa tay lau mồ hôi trán – gã kể tiếp “Trên đường về người quản lý ghé lại hỏi dò tin tức các trạm lính gác và các hàng quán, nông trang dọc quốc lộ. Không ai nhìn thấy người đàn bà cưỡi ngựa chạy ngang qua vào thời điểm đó.
Tôi đang hoang mang lo sợ chuyện chẳng lành đến cho người vợ trẻ, trước tòa lạy xin quan rộng lượng cho mở cuộc điều tra”.
Rút trong tay áo ra một cuộn giấy trịnh trọng giơ cao khỏi đầu – gã kể lể theo. “Tôi xin đưa ra bằng chứng liên quan đến người vợ tôi, nào là quần áo, và con ngựa có đốm”.
Chỉ huy lính hầu đỡ lấy tờ trình trao lại cho quan tòa, ngài lướt nhìn qua mới hỏi: “Vợ người có mang theo nữ trang hay tiền bạc gì không?”
“Dạ bẩm quan, không có” – Koo đáp “tôi nhờ người quản lý qua hỏi nhạc phụ, ông ấy báo lại nhạc mẫu tôi có gởi biếu một khay bánh nhờ nàng mang về cho tôi”.
Quan tòa Dee gật, ngài hỏi. “Ngươi có nghi cho ai từng ân oán hay muốn tìm cách hại vợ ngươi không?”
Koo Meng-Pin, lắc đầu quầy quậy, nói: “Chí có bọn xấu hại tôi mà thôi, thưa ngài – bọn tranh nghề nghiệp đó mà. Nhưng bọn đó không dám giở trò hèn hạ đó ra đâu”.
Quan tòa vừa vuốt râu vừa suy nghĩ. Ngài chợt nghĩ thật bất nhã đem chuyện cô nàng bỏ đi theo người khác ra bàn ở đây. Ngài phải dò hỏi xem lai lịch, cách ăn ở của vợ y như thế nào trước đã. Ngài đánh tiếng.
“Tòa tuyên bố sẽ tìm cách giải quyết, yêu cầu người quản lý trở lại trình diện sau khi kết thúc phiên tòa. Khi có được bằng chứng ta sẽ báo cho ngươi hay”.
Quan tòa gõ bàn tuyên bố kết thúc một buổi làm việc.
Lui về văn phòng, viên lục sự đang chờ ngài quan tòa. Lão thưa. “Bẩm quan, có ông Yee Pen, chủ tàu buôn đến xin yết kiến ngài, y đang chờ tại phòng tiếp khách”.
“Hắn là người thế nào?” – Ngài Dee hỏi.
“Thân chủ Yee là một nhà tài phiệt,” – lục sự nhắc lại “Ở địa phương này ngài Yee và ngài Koo Meng-Pin là hai nhà tài phiệt chủ hãng tàu buôn, đội tàu hoạt động từ Hàn Quốc qua tới Nhật Bản. Xây dựng cầu tàu, kéo tàu hư hại về neo lại sửa chữa”.
“Được lắm”, - ngài Dee nói. “Ta sẽ cho mời Yee Pen vào đây”. Quay qua lão Hoong ngài nhắc lại “Ngươi gửi thư mời Kim Sang đến lấy lời khai báo cáo mọi việc người vợ của thân chủ hắn mất tích. Chờ hỏi xong việc lão Yee Pen ta sẽ quay lại gặp người”.
Tại phòng tiếp khách một gã đàn ông cao lớn mập ú ngồi chờ ngài. Vừa nhác thấy bóng quan tòa bước tới gã quỳ xuống lạy chào.
“Này ông Yee, đây không phải chỗ xử án” – quan tòa Dee niềm nở chào hỏi, ngài ngồi vào bàn uống trà, mời ông kia đứng dậy đến ngồi vào ghế bên kia.
Gã nói lầm bầm mấy lời cám ơn, bước tới e dè ngồi trên thành ghế. Nhìn gã có khuôn mặt tròn trịa, hàm ria mép khéo tỉa, còn hàm râu quai nón mọc lởm chởm. Ngài không thích nhìn cặp mắt nhỏ xíu tinh quái của gã.
Yee Pen hớp mấy ngụm nước vẻ luống cuống, hắn không biết ăn nói làm sao.
“Vài hôm nữa”, - quan tòa Dee mở lời, “ta sẽ mời các văn hào nhân sĩ về đây họp mặt. Lúc đó ta có dịp trao đổi với ông Yee nhiều hơn, tiếc là lúc này ta còn nhiều việc phải đối phó. Ta không thích câu nệ hình thức, có sao thì ông cứ nói vậy.”
Ông Yee cúi nghiêng đầu rồi thưa.
“Thưa ngài, là chủ một hãng tàu buôn, tôi phải triệt để tuân thủ luật lệ hàng hải. Hôm nay đến đây tôi thấy cần thưa với ngài một việc, là bấy lâu nay dư luận đồn đại có một số lượng lớn vũ khí từ địa phương này đưa ra nước ngoài”.
Ngài Dee ngồi dựa lưng ngay ngắn lại.
“Vũ khí à? Nó được đưa qua nước nào?” – ngài quan tòa ngỡ ngàng chưa tin.
“Thưa ngài, qua Hàn Quốc chứ còn đâu nữa” – Yee Pen đáp. “Tôi nghe đồn quân Hàn Quốc căm hận trước sức tiến công đè bẹp của quân ta, đang có ý đồ vây hãm tấn công nhiều đồn lính của ta.”
“Còn ông nghĩ sao?” – ngài Dee hỏi lại “quân khiếp nhược nào tiếp tay mấy việc đó?”
Yee Pen lắc đầu, gã lặp lại: “Tiếc là tôi tìm chưa ra manh mối, tôi cam đoan đội tàu của tôi không chuyên chở những hàng độc địa gây tội ác ấy đâu. Tuy nhiên, chuyện cũng đã tới tai chỉ huy đồn lính, tất cả tàu bè ra khơi phải chịu kiểm soát gắt gao”.
“Nếu ông có được tin mới hơn thì báo cho tôi ngay?” – quan tòa nói “Trước mắt ông đã hay biết gì chưa về chuyện vợ của người bạn đồng nghiệp Koo Men-Pin?”
“Thưa ngài, chưa,” – Yee đáp. “Tôi không hay biết gì hết. Lương y Tsao sẽ đau khổ biết mấy khi đến lúc này vẫn chưa tìm ra đứa con gái yêu.” – Ngập ngừng một lúc, gã nói tiếp giọng ngậm ngùi: “tôi là bạn cố tri của lương y Tsao, chúng tôi cùng chung một lý tưởng dung lý, chống quan niệm sùng bái đạo Phật… Dù không nói ra, nhưng tôi hằng mong là con gái của ngài Tsao sẽ đẹp duyên cùng con trai lớn của tôi. Thế rồi cách nay ba tháng khi vợ Koo chết, bỗng nhiên ngài Tsao đổi ý gả con gái cho ông ta. Ngài thử nghĩ xem, cô nàng mới hai mươi còn gã Koo lại là một ông già, hơn nữa Koo là một đệ tử sùng đạo Phật, nghe nói gã định…”
“Đúng rồi?” – quan tòa Dee nói xen vào, “đêm qua ta sai hai người trợ lý đến gặp Po Kai, người quản lý kinh doanh của ông. Ta được biết hắn ta là người có trình độ.”
“Tôi cũng mong sao,” – Yee Pen cười tự nhiên, “là Po Kai đã tỉnh rượu, gã say hết nửa ngày còn lại nửa ngày làm thơ”.
“Thế sao ông còn giữ hắn ta lại” – quan tòa kinh ngạc hỏi.
Yee Pen phân bua. “Tuy là nhà thơ say nhưng gã có năng khiếu tính toán tiền bạc. Thưa ngài kể ra cũng lạ thật! Sổ sách chi phí của tôi, tôi giao cho gã một tuần để làm, nhưng chỉ một đêm gã đã tính toán xong”. Yee Pen vẻ thích thú cười, gã tóm tắt lại. “Theo tôi biết, mặc dù gã chỉ lo uống rượu và làm thơ nhưng chỉ mới hợp tác với tôi một thời gian ngắn gã lĩnh tiền gấp hai mươi lần lương tháng. Có điều tôi không thích gã ở chỗ gã là một đệ tử sùng bái đạo Phật và quen biết với Kim Sang, người quản lý kinh doanh cho chủ hãng tàu Koo, bạn tôi. Po Kai thì luôn mồm cho rằng đạo Phật giúp gã giải thoát tâm tư phiền muộn, nhờ Kim Sang gã thu thập được thông tin bí mật nghề nghiệp của ông chủ tàu Koo, việc làm này đạt yêu cầu, đôi khi cũng có lợi”.
“Nhờ ông nói lại, vài hôm nữa gã đến gặp tôi. Tôi tìm thấy một cuốn sổ tay ghi chép nhiều con số cần nhờ gã góp ý” – quan tòa mở lời.
Yee Pen liếc mắt nhìn quan tòa, gã định bụng hỏi một việc chợt thấy ngài đứng dây, gã vội xin cáo lui.
Vừa lúc ngài Dee cất bước băng qua sân pháp đình, trước mặt ngài là Ma Joong và Chiao Tai vừa trở về.
“Thưa ngài, tấm vách ngăn cửa cống đã được sửa chữa xong.” – Ma Joong báo cáo. “Lúc quay về tôi hỏi thăm mấy người hầu giúp việc thái ấp gần nơi chiếc cầu thứ hai. Họ kể lại sau mỗi bữa tiệc lớn… thỉnh thoảng họ phải chất giỏ rác trên một chiếc cáng khiêng ra bờ kênh đổ. Tôi đã hỏi từng nhà về chuyện buổi tối hôm đó tôi và Chiao Tai nhìn thấy”.
“Đó cũng là một cách giải thích” – ngài Dee nói xong cảm thấy yên tâm. “Đến văn phòng ta ngay, Kim Sang đang ngồi chờ”.
Vừa đi ngài vừa kể lại tóm tắt câu chuyện vợ ông Koo mất tích.
Đến nơi thấy lão Hoong đang tiếp chuyện một gã thanh niên điển trai tuổi trạc hai mươi lăm. Bước vào ngài hỏi, “Nghe tên tôi đoán chừng có phải ông là người Hàn Quốc?”
“Bẩm quan, dạ phải,” – Kim Sang trịnh trọng đáp. “Cha mẹ sinh ra tôi ngay tại khu phố người Hàn Quốc này. Bởi ngài Koo thuê mướn thủy thủ Hàn Quốc nên tôi được tuyển dụng làm người thông dịch tiếng Hàn”.
Quan tòa gật, ngài liếc nhìn cuốn sổ tay lão Hoong ghi chép lai lịch về người này, ngài xem lại cho kỹ. Đưa cho Ma Joong và Chiao Tai xem ngài mới hỏi, “có phải lần cuối các người nhìn thấy Fan Choong ngay buổi trưa ngày mười bốn không?”
“Dạ phải” – lão thừa phát lại đáp. “Theo lời kể của gia nhân, Fan ăn trưa xong là ra đi cùng với người quản gia tên Woo, hai thầy trò xuất hành về hướng Tây”.
“Người ghi chép lại là” – quan tòa nói tiếp, “nhà lương y Tsao nằm hướng đó. Ta phải xem xét thật kỹ lưỡng, đưa cho ta xem bản đồ cả vùng này”.
Lão Hoong vừa trải tấm bản đồ ra, ngài Dee lấy bút vẽ một vòng tròn khu vực phía Tây cổng thành. Chỉ tay về phía ngôi nhà lương y Tsao, ngài nói. “Nhìn theo đây, trưa mười bốn sau khi cơm nước xong xuôi, nàng Koo từ nhà ra đi nhắm hướng Tây. Đến ngã tư đầu đường nàng rẽ phải. Này Kim, ngươi có biết đứa em trai nàng lúc đó đứng ở vị trí nào không?”
“Ở đoạn giáp ranh hai con lộ ngay khoảnh đất có cây cối rậm rạp,” – Kim Sang đáp.
“Được,” – quan tòa Dee nói, “nghe đây, theo lời người hầu ở nông trại kể lại thì vào giờ đó Fan Choong cũng ra đi theo về hướng Tây. Tại sao hắn không đi về hướng Đông theo đường này thẳng một mạch tới thị trấn?”
“Thưa ngài nhìn trên bản đồ thì đoạn đường ngắn, - Kim Sang vừa nói, nhưng đoạn đường này xấu, thực tế là đường mòn mưa lầy lội không ai đi. Nếu nhà Fan theo đường này thì còn xa gấp mấy lần đi vòng đường quốc lộ”.
“Ta hiểu,” – ngài Dee nói. Ngài cầm bút đánh dấu đoạn đường ngắn chỗ giao nhau giữa đường hương lộ và quốc lộ.
“Ta không tin có sự trùng hợp ngẫu nhiên” – Ngài nói. “Ta nghĩ là ngay ở đoạn đường này nàng Koo gặp Fan Choong. Này Kim, hai người này có biết mặt nhau bao giờ chưa?”
Kim Sang có vẻ lưỡng lự, gã mới nói. “Thưa ngài, tôi không biết chuyện đó. Thực tế trang trại nhà Fan không cách xa nhà lương y Tsao, tôi đoán lúc còn ở chung với cha me có thể nàng biết mặt Fan Choong”.
“Thôi được” – ngài Dee nói. “Người vừa cung cấp cho ta tin tức rất có giá trị, để rồi ta liệu cách xử lý. Người có thể ra về được rồi đấy”.
Kim Sang vừa lui ra, quan tòa Dee chăm chỉ nhìn ba người giúp việc. Mím môi lại ngài mới nói. “Nếu các ngươi còn nhớ câu chuyện người chủ quán trọ kể lại về gã Fan ta phải tin chắc là có thật”.
“Dù cho nàng Koo có muốn thì cũng khó mà thành được,” – Ma Joong đưa mắt nhìn có vẻ ngụ ý xấu. Còn lão thừa phát lại Hoong thì chưa tin vội, lão chậm rãi nói, “nếu cả hai rủ nhau bỏ trốn, thế thì tại sao lính gác hai đầu cổng không nhìn thấy. Tại mỗi vọng gác luôn luôn có hai người ngồi uống trà canh chừng người qua lại. Hơn nữa họ sẽ nhìn gã Fan ngay, nếu hắn đi qua đó cùng với một người đàn bà”.
Chiao Tai vội đứng dậy nhìn chăm chú vào tấm bản đồ. “Dù có việc gì xảy ra, tất nhiên phải diễn ra ngay trước cổng chùa vắng vẻ này chứ. Còn những câu chuyện kỳ quái do chính miệng chủ quán trọ kể lại, tôi lưu ý một điểm đứng từ cổng, lính gác không thể nhìn thấy vị trí chỗ khoảng đất nơi hai con lộ giao nhau, kể cả đứng tại nơi trang trại của Fan và từ nhà Lương y Tsao nhìn ra. Ngay cả đứng ở trang trại nhỏ lúc đứa em trai nàng khập khễnh ghé vào xin băng bó mắt cá chân. Và biết đâu chừng nàng Koo, Fan Choong và người quản gia từ chỗ con đường lộ cùng rủ nhau cao chạy xa bay”.
Quan tòa Dee đứng phắt ngay dậy, - ngài nói – “Thôi ngồi nói chuyện lý thuyết suông thì chẳng đi tới đâu một khi chính mắt ta chưa đến nơi quan sát, dò la tin tức. Trời sáng sủa thế này ta cùng nhau ra tới đó xem nào. Rút kinh nghiệm chuyến đi vi hành tối hôm trước ta phi ngựa giữa ban ngày cho khỏe”.

Chương 09

QUAN TÒA DEE VÀ ĐỆ TỬ ĐẾN NƠI XEM XÉT TRANG TRẠI; CUỘC KHÁM PHÁ KỲ LẠ TRONG BỤI CÂY DÂU

Những người nông dân đang cặm cụi trên thửa ruộng ngoại ô thành phía tây, họ ngẩng mặt há hốc mồm nhìn theo đoàn người ngựa băng ngang qua con đường lộ sình lầy. Dẫn đầu là quan tòa Dee, đến lão thừa phát lại Hoong, Ma Joong và Chiao Tai. Sau cùng là viên chỉ huy cùng với mười lính hầu.
Quan tòa Dee nhắm hướng đi theo đường tắt đến trang trại nhà Fan Choong. Ngài nhớ lại lời kể của Kim Sang đi theo con đường này lầy lội là đúng hoàn toàn. Trời khô ráo lớp bùn đọng lại nhiều luống đất gồ ghề, ngựa phải mon men đi theo từng hàng một.
Lúc đi ngang qua chỗ bụi cây dâu, người chỉ huy lính hầu cho ngựa phóng xuống ruộng phi nhanh tới trước quan tòa. Chỉ tay về phía ngôi nhà trên gò đất cao gã trịnh trọng thưa, “thưa ngài đó là nhà của họ Fan”.
Vẻ gắt gỏng nhìn về phía gã, ngài cất tiếng nghiêm nghị “Này chỉ huy, ta không muốn nhìn thấy người ưỡn ngực giẫm đạp ruộng lúa xanh tốt của dân làng. Ta chịu khó theo dõi trên bản đồ tìm ra ngay nhà của họ Fan”.
Người chỉ huy vẻ ngượng nghịu chờ cho ba đệ tử quan tòa Dee qua hết một lượt, gã nói nhỏ với người lính hầu cao tuổi nhất. “Quan này hách gớm, lại còn hai tay đệ tử khoác láo. Mới hôm qua đây bọn chúng còn gọi ta ra diễn tập mấy bài thao diễn quân sự” – người chỉ huy thở ra một hơi. “Còn ta, không có ai thân thích để lại cho một mảnh vườn”.
Vừa đến đầu đường nơi có dựng một mái nhà tranh nho nhỏ, quan tòa Dee dừng ngựa. Đứng từ đây nhìn theo con lối mòn ngoằn ngoèo hướng tới nông trại phía trước, quan tòa lệnh cho người chỉ huy lính hầu dừng lại chờ. Ngài xuống ngựa rồi cùng với ba đệ tử đi bộ vào trang trại.
Đi ngang qua lều tranh, Ma Joong dừng lại lấy chân đá bật cánh cửa, nhìn vào bên trong thấy củi chất đầy dưới sàn.
“Biết đâu chừng!” – gã nhắc nhở rồi đưa tay khép cửa lại.
Ngay lúc đó quan tòa gạt gã qua một bên, ngài vừa nhìn thấy một vật gì đó trắng nằm khuất trong mấy nhánh củi khô. Ngài đưa tay gỡ lấy đưa cho mọi người xem. Một chiếc khăn tay thêu của một người phụ nữ, vẫn còn thoang thoảng mùi hương.
“Những người miền quê không ai dùng loại khăn tay này”, - quan tòa vừa nói vừa cất vào trong tay áo.
Bốn thầy trò lui ra đi về phía trang trại. Trên đồng ruộng một cô gái quê mặc đồ xanh đầu quấn khăn vải màu lom khom làm cỏ lúa. Nhác thấy người lạ cô gái ngẩng đầu đứng ngay dậy há hốc mồm nhìn đoàn người đi ngang qua.
Nhà trại chủ xây thấp có hai gian, phía trên vách trổ cửa vòm, bên dưới treo túi đồ nghề nhà nông. Kho lúa ở đàng xa ngăn cách một hàng giậu cao. Một lão nông dân đứng ngoài ngõ mặc chiếc áo xanh vá chùm vá đụp đang mài giũa liềm. Quan tòa Dee bước thẳng tới trước mặt lão, ngài cất tiếng như ra lệnh: “Ta là quan tòa huyện Peng-lai, mở cửa ngay!”
Vẻ mặt khắc khổ, lão giương đôi mắt nhỏ xíu khắp một lượt vị quan tòa và ba đệ tử đứng kế bên. Lão chỉ gập người một cách vụng về rồi hướng dẫn khách bước vào bên trong. Vách tường quét vôi từng mảng, giữa nhà đặt một chiếc bàn bằng gỗ tạp, vài chiếc ghế chân thấp chân cao. Đứng tựa cạnh bàn, quan tòa Dee gọi người nông dân xưng tên tuổi kể cả những người đang có mặt tại đó.
Lão nông dân gắt giọng nói, “Tôi là Pei Chiu, làm công cho thầy Fan Choong đang phục vụ bên pháp đình. Vợ tôi mất đã hai năm nay, sống với con gái Soo-niang nó giúp tôi việc cấy cày và lo nấu ăn”.
“Ta thấy thửa ruộng đây chỉ đủ cho một người sống,” – quan tòa nói.
“Giá mà có chút đỉnh tiền,” – Pei Chiu nói lầm bầm trong miệng. “Tôi thuê người giúp một tay, nhưng chẳng mấy khi, bởi ông chủ Fan khó lắm”.
Lão đảo mắt dưới hàng chân mày rậm rạp vẻ hồ nghi nhìn quan tòa. Ngài nghĩ lão nông dân đen đúi lưng khòm vai u thịt bắp này có vẻ khó thương. Ngài nói “Lão kể cho ta nghe về chuyện gia chủ trở về thăm nhà”.
Lão Pei Chiu đưa tay kéo cổ áo đã sờn bạc màu.
“Thầy mới về đây bữa mười bốn,” – lão đáp giọng cộc lốc. “Tôi và con gái vừa ăn cơm trưa xong, tôi mới xin thầy tiền mua thêm lúa giống. Thầy bảo không được, thầy sai lão Woo ra chỗ lẫm thóc xem. Lão về báo lại thóc đầy nửa bồ. Nghe vậy thầy cười, rồi hai thầy trò cưỡi ngựa theo hướng Tây ra đường cái quan. Chuyện này tôi có kể cho chỉ huy lính hầu nghe rồi”.
Chợt lão nhìn xuống đât.
Quan tòa Dee lặng lẽ nhìn theo lão, chợt ngài quát. “Này Pei Chiu! Lão hãy nói cho ta nghe ở đây đã có việc gì vây?”
Lão nông dân sửng sốt nhìn ngài, bất ngờ lão phóng ngay ra cửa. Ma Joong lao theo nắm cổ áo kéo lão trở lại, gã ép lão quỳ xuống trước mặt quan tòa.
“Tôi không làm chuyện đó”.
“Ta đã biết rõ chuyện ở đây rồi.” – quan tòa Dee quát. “Lão chớ có hỗn xược với ta”.
“Để tôi kể đầu đuôi cho ngài nghe” – Pei Chiu khẽ kêu lên vẻ oan ức.
“Ngươi hãy nói ra ngay”. – Quan tòa gắt.
Pei Chiu nhíu mày nghĩ ngợi, lão thở hắt ra một hơi rồi kể lể.
“Ngay bữa đó lão Woo có dắt theo ba con ngựa để trước sân, lão báo lại hai vợ chồng gia chủ về nghỉ đêm ở nông trại. Tôi không hay gia chủ đã có vợ, vì lão không nói trước. Tôi gọi con gái Soo-niang làm gà đãi khách, tôi dặn con gái dọn phòng cho ông bà chủ nghỉ. Sau đó tôi dắt ngựa vô chuồng và cho ăn cỏ.
Lúc quay trở lại thấy gia chủ ngồi bên chiếc bàn này, trước mặt là cái túi bạc đựng trong mảnh vải đỏ, tôi biết ngay thầy về thu tiền thuê đất. Tôi không còn tiền, vì lỡ mua lúa giống. Thầy chửi, sai lão Woo đến kho thóc xem còn bao nào không. Xong rồi thầy sai tôi ra ngoài ruộng chỉ cho lão Woo xem.
Trở về nhà vừa sẩm tối, thầy đang ở bên trong buồng ngủ. Tôi với lão Woo ra đứng ngoài kho lúa ăn cháo bột. Lão Woo mới nói tôi phải trả năm mươi tiền thì lão sẽ thưa lại với chủ tôi là tôi biết chăm lo ruộng nương. Nhận tiền xong lão Woo vào ngủ trong kho thóc. Ngồi bên ngoài tôi lo nghĩ lấy đâu ra trả tiền thuê. Đợi con gái Soo-niang rửa chén bát xong tôi bảo nó ngủ trên gác. Tôi đến nằm gần bên lão Woo, được một giấc tôi trở mình lại nghĩ đến tiền bạc. Chợt nhìn lại không thấy lão Woo đâu”.
“Ở trên gác chứ đâu” – Ma Joong cười khà nói chêm vào.
“Ta không muốn nghe chuyện bá láp, câm mồm ngay, để cho lão ấy kể” – quan tòa quát Ma Joong.
Lão nông dân không để ý chuyện ấy, nghĩ ngợi một lúc lão lại kể.
“Tôi liền chạy ra ngoài, không thấy ngựa đâu, bên trong buồng ngủ của thầy để sáng. Tôi nghĩ bụng ngài còn thức, phải đi báo cho ngài biết. Tôi bước tới gõ cửa, không ai trả lời. Tôi đi vòng quanh thấy cửa sổ vẫn còn mở, hai vợ chồng còn ngủ trên giường. Tôi nghĩ chủ nhà chong đèn thì hao phí, tôi định đến để tắt đèn. Vừa bước chân lại gần tôi mới nhìn thấy hai vợ chồng máu me đầy mình. Tôi vội leo qua cửa sổ, nhảy vào trong đi tìm túi tiền. Tôi nhìn thấy cái liềm dưới đất dính đầy máu. Tôi hiểu ngay tên đầy tớ xảo quyệt đã giết chết cả hai. Hắn bỏ trốn mang theo túi tiền và ba con ngựa”.
Chiao Tai định mở miệng nói, quan tòa nhất quyết không cho.
“Tôi biết là mọi người sẽ nghi cho tôi” – Pei Chiu nói nhỏ. “Tôi sợ nếu tôi không chịu được nhục hình mà nhận tội, thì người ta mang tôi ra chém đầu, khi ấy con gái tôi không còn nơi nương tựa. Nghĩ đến đó, tôi vội chạy qua nhà kho kéo xe đẩy ra tới bên cửa sổ, rồi kéo xác ra. Tôi lôi cả hai qua cửa sổ cho xuống xe, rồi đẩy đi ra ngoài tới chỗ bụi dâu, quăng dưới gốc cây xong trở vào nhà kho ngủ tiếp. Tôi định bụng sáng sớm hôm sau mang theo cuốc xẻng ra chôn cất đàng hoàng. Nhưng vừa đến nơi mới hay xác chết biến đi đâu mất”.
“Ngươi muốn nói thế nào?” – quan tòa Dee quát. “Biến đi đâu là sao?”
Pei Chiu gật đầu tỏ vẻ chân thành.
“Tôi cũng không biết nữa có lẽ ai đó đã tìm thấy xác chết rồi đi báo cho lính hầu. Tôi quay về nhà ngay, lấy chiếc áo của thầy gói cái liềm, xong nhặt lấy chiếc áo của phu nhân lau giường chiếu, và cửa sổ. Còn vết máu đọng trên chiếc chiếu thì không thể lau sạch, tôi cuộn gói các thứ vào trong chiếu. Xong mới kéo ra nhà kho giấu dưới đống cỏ khô. Tôi trở về gọi con gái Soo-niang thức dậy và nói với nó là hai vị khách đã về lại thị trấn lúc sáng sớm. Tôi xin cam đoan đó là sự thật, mong ngài đừng đánh đập tôi. Tôi thề với ngài là tôi không làm chuyện đó”.
Lão cúi rạp mình đâp đầu xuống đất như người mất trí.
Quan tòa đưa tay vuốt râu, ngài quay về phía lão nông mói nói “Ngươi đứng dậy và chỉ đường cho ta ra đến đó”.
Lão Pei Chiu vội vã đứng dây, Chiao Tai ghé vô tai nói nhỏ vẻ thích thú cho quan tòa nghe.
“Chúng tôi vừa nhìn thấy gã Woo trên đường về đây thưa ngài”.
Quan tòa Dee sai lão nông dân mô tả lại hình dạng mấy con ngựa của hai vợ chồng. Lão Pei nhớ lại lúc đó Fan cưỡi con ngựa xám, bà phu nhân cưỡi ngựa có đốm. Quan tòa nghe xong gật đầu ra lệnh lão Pei Chiu đi tới trước.
Đi được một quãng thì ra đến nơi. Lão Pei Chiu chỉ tay vào chỗ bụi rậm. “Đây là nơi tôi quăng xác xuống.”
Ma Joong cúi xuống nhặt mấy chiếc lá khô đưa cho quan tòa xem. “Dấu vết đen đủi này có thể là dấu máu khô,” – gã nói.
“Các người hãy lục soát xung quanh bụi cây,” – quan tòa Dee ra lệnh. “Lão già quỷ quyệt này chỉ có nói phét”.
Lão Pei Chiu tính lặp lại, quan tòa phớt lờ không nghe. Vừa vuốt râu vừa nghĩ ngợi, ngài quay qua phía lão Hoong nói. “Này lão Hoong, ta cho là việc này không đơn giản đâu. Người lạ mặt ta nhìn thấy trên đường về đây không có vẻ gì là một kẻ giết người tàn nhẫn đến nỗi cắt cổ lấy hết tiền và số ngựa bỏ trốn. Ta nhìn thấy gã như người đang trong cơn hoảng loạn”.
Một lát sau Ma Joong và Chiao Tai trở lại. Ma Joong có vẻ thích thú giơ cao chiếc xẻng cũ kỹ nói. “Ngay chỗ này nhìn thấy một khoảng đất trống, hình như là dấu đất vừa mới chôn cất, nằm khuất dưới tàn cây”.
Ma Joong đưa tay gạt phăng bụi cây đi tới, Chiao Tai tay dắt lão nông dân theo sau, nhìn lão như người mất hồn.
Ngay giữa khoảnh đất trống còn thấy dấu đất bị xới.
“Làm ngay đi chứ!” – quan tòa nhìn lão Pei, quát.
Lão nông dân phun nước bọt vô tay cầm xẻng dọn sạch lớp đất trên mặt. Một mảnh vải trắng lộ ra, Chiao Tai cùng Ma Joong kéo xác người đàn ông ra khỏi đống đất, đặt xuống lớp lá khô. Nhìn kỹ xác chết một người già đầu cạo trọc lóc, chỉ mặc một lớp áo mỏng bên trong.
“Đây là xác một nhà tu hành” – lão thừa phát lại Hoong thốt lên.
“Cứ làm cho xong việc” – quan tòa gắt gỏng ra lệnh cho lão nông dân.
Chợt lão Pei Chiu buông chiếc xẻng xuống đất, lão há hốc mồm nhìn xác của gia chủ.
Ma Joong và Chiao Tai xúm lại kéo xác ra khỏi miệng hố. Thao tác phải thật khéo léo, cái đầu gần lìa khỏi xác. Trên vùng ngực máu đóng thành một cục to. Nhìn xác chết bắp thịt cuồn cuộn Ma Joong khen thầm: “kể ra cũng là một người khỏe mạnh”.
“Bới đất ra tìm một cái xác nữa!” – quan tòa lại quát lão Pei Chiu.
Lão cầm xẻng đào tiếp tục, không thấy xác nào nữa, lão luống cuống nhìn quan tòa.
“Mi làm gì với xác người đàn bà, quân súc sinh?” – quan tòa Dee lại quát.
“Dạ bẩm quan tôi không biết” – lão nông dân khóc thét. “Tôi chỉ kéo xác gia chủ và phu nhân quăng vào bụi cây, chứ tôi chưa chôn. Tôi xin thề là tôi chưa thấy gã đầu trọc này.”
“Có việc gì thế này?” – Một giọng nói từ phía sau lưng ngài quan tòa vọng tới.
Ngoảnh lại qucn tòa nhìn thấy một gã to béo mặc chiếc áo dài thêu kim tuyến màu tím. Râu mép để dài, tóc mai hai bên bay phất phơ và một bộ râu quai nón dài ngang tới ngực xoắn lại như ba lọn tóc. Đầu đội mũ cao vải lược của người có học vị tiến sĩ. Gã liếc nhìn quan tòa xong rồi trịnh trọng cúi đầu chào. Gã nói: “Kẻ hèn này là Tsao Ho-sien, tôi đoán chừng ngài là quan tòa mới về nhậm chức.” Quan tòa Dee gật, gã nói tiếp. “Đang trên đường đi tôi vừa gặp một nông dân cho hay bên pháp đình của người đến thăm hỏi nhà Fan Choong. Tôi liền ghé xem có thể giúp ngài được không?” Gã định bước tới quan tòa nhanh trí bước tới chặn ngang. Giọng gắt gỏng ngài nói. “Ta đến đây điều tra một vụ án, phiền ông chờ trên đường xong việc ta sẽ ra đó”.
Tiến sĩ Tsao cúi đầu chào, vừa lúc đó lão Hoong mới nói “Thưa ngài, không thấy có dấu vết xâm phạm đến thân xác nhà sư. Tôi cho là ông ta chết bình thường”.
“Được rồi chiều nay tại phiên tòa ta sẽ nói rõ hơn” – quan tòa đáp. Quay qua lão nông dân ngài hòi. “Này người nói cho ta nghe mặt mũi phu nhân Fan như thế nào?
“Bẩm quan tôi không rõ!” – lão Pei Chiu kêu rêu. “Khi bà đến đây tôi không nhìn thấy mặt, đến lúc tìm thấy xác chết máu me lấm đầy mặt”.
Quan tòa Dee nhún vai. “Này Ma Joong đi gọi lính hầu đến đây, để Chiao Tai ở lại canh chừng xác chết với lão già này. Gom nhặt nhánh cây bỏ lại đây, bằng mọi cách đưa xác chết về bên pháp đình. Bắt giam lão Pei Chiu này ngay. Về đến nơi nhà kho nhớ sai lão Pei chỉ nơi cất giấu chiếc chiếu và quần áo của nạn nhân. Rồi ta sẽ đi sau cùng với lão Hoong đến trang trại thẩm vấn đứa con gái còn ở đó.
Quan tòa bước nhanh vượt qua Tiến sĩ Tsao đang cầm chiếc gậy gạt bụi cây bước tới trước. Bên kia đường, người hầu đứng chờ tay giữ dây cương canh chừng con lừa.
“Này tiến sĩ Tsao, ta có việc phải trở lại trang trại”. – Quan tòa Dee vừa nói. “Lúc nào qua đây ta sẽ ghé vô thăm”.
Ông tiến sĩ cúi đầu chào, ba chòm râu đong đưa như cờ bay trước gió. Ông ngồi chễm chệ trên lưng con lừa tay giật dây cương đi nước kiệu, người hầu chạy theo sau.
“Ta chưa bao giờ được nhìn thấy một bộ râu đẹp lạ thường như vậy” – nhìn qua lão Hoong ngài nói.
Vừa trở lại nhà lão Pei, ngài Dee sai lão Hoong gọi người con ở ngoài đồng ruộng về. Còn ngài đi thẳng vào buồng ngủ.
Bên trong có một chiếc giường rộng rãi chỉ còn lại bộ khung gỗ tạp, hai chiếc ghế đẩu với một bàn trang điểm. Một bên góc cửa ra vào kê chiếc bàn nhỏ trên đặt cây đèn dầu. Đang chăm chú nhìn xuống giường, chợt ngài để ý thấy dấu răng cưa trên đầu giường. Dấu mới đây thôi, mảnh vụn còn vương lại đó. Ngài lắc đầu chưa rõ thực hư ra sao, ngài bước tới chỗ cửa, quan sát thấy then cài bị bẻ gãy. Vừa định quay đi chợt ngài đảo mắt nhìn thấy cuộn giấy dưới sàn nhà ngay bên dưới cửa sổ. Ngài nhặt lấy mở ra, bên trong bọc một chiếc lược ngà phụ nữ thường dùng, trang trí ba mảnh gương màu. Ngài gói lại cẩn thận rồi đút vào tay áo. Ngài nghĩ ngợi, liệu phải có hai người đàn bà trong vụ này không? Chiếc khăn tay ngài nhặt được bên trong túp lều gần ven đường là của một phu nhân; còn chiếc lược loại rẻ tiền này là món trang sức của người nông dân. Ngài thở hắt ra một hơi dài rồi bước qua gian buồng bên cạnh nơi lão Hoong và người con gái lão Pei đang chờ.
Đến nơi quan tòa nhìn thấy người con gái có vẻ khiếp sợ, nàng không dám ngước nhìn ngài. Giọng nhỏ nhẹ ngài nói “Này, Soo-niang cha ngươi kể lại cho ta nghe ngày hôm kia người làm món thịt gà kho cho gia chủ mang đi đường phải không?”
Cô gái e thẹn nhìn ngài, chợt nàng nhếch mép cười rất khẽ. Ngài quan tòa lại nói:
“Ta biết món ăn đồng quê ngon hơn ở chốn thành thị. Ta đoán chừng phu nhân cũng thích món ăn đó?”
Vẻ mặt nàng Soo-niang sa sầm, nàng nhún vai nói: “Phu nhân có vẻ kiêu hãnh, con nhìn thấy phu nhân ngồi trên chiếc ghế đẩu bên trong buồng ngủ, bà không thèm ngó lại lúc con bước vô chào hỏi”.
“Nhưng phu nhân có nói với mi một vài câu lúc trở lại dọn dẹp đĩa trên bàn kia mà?” – quan tòa hỏi dồn.
“Lúc đó phu nhân đã trở vô giường ngủ.” – Cô gái nhanh miệng đáp.
Quan tòa Dee vừa nghĩ ngợi vừa ruốt râu, rồi ngài lại hỏi: “Thôi thế này, mi có quen biết với người đàn bà tên là Koo. Ta muốn nói người con gái của ngài Tsao đó, nó vừa mới làm đám cưới ở trên huyện.”
“Bẩm quan con có nhìn thấy một đôi lần, mọi người ai cũng khen. Thiên hạ khen bà rất dễ thương, khác với mấy cô ở phố huyện”.
“Được rồi,” – quan tòa Dee nói, “bây giờ mi chỉ đường cho ta qua nhà ngài Tsao. Ta sai lính hầu dắt ngựa vào đây, xong rồi mi theo ta về trên huyện, cha mi cũng đi nữa”.

Nguồn: http://alobooks.vn/