4/4/13

Hiệp sĩ Sainte Hermine (C22-24)

Chương 22: Tiểu thư Beauharnais trở thành vợ một ông vua không ngai và tiểu thư Sourdis thành quả phụ một ông chồng còn sống

Sáu tuần đã trôi qua kể từ khi hai cô gái đến xem bói ở Phố Toumon. Dù khóc hết nước mắt, tiểu thư Beauhamais vẫn phải lấy Louis Bonaparte (Ngày 4 tháng Giêng năm 1802 tại Tuilenes). Tiểu thư Sourdis, ngay tối hôm đó đã ký vào giấy hôn thú với bá tước Sainte-Hermine.

Tiểu thư Beauhamais ghê tởm sự việc này đến nỗi cô cũng thấy ghét luôn em trai của cha dượng dù con người đó không đáng bị khinh. Nhưng vấn đề ở chỗ cô yêu Duroc. Con tim yêu vốn là con tim mù quáng.

Louis Bonaparte vào thời điểm đó, khoảng hai mươi ba hay hai mươi tư tuổi. Đó là một thanh niên đẹp trai, diện mạo hơi lạnh lùng, hình dáng khá giống với chị gái Caroline, rất có học thức và có năng khiếu về văn học, rất thẳng thắn, tốt bụng trung thực và nhất là không bao giờ tin rằng tước vị vua chúa có thể thay đổi luật lệ và nghĩa vụ trong nhận chức con người. Anh cho rằng ông hoàng duy nhất nếu có thể là người để lại trong lòng dân tộc này lòng biết ơn và tình yêu, giống như Desaix đã để lại miền thượng Ai Cập. Đó là ông hoàng công lý.

Trước khi chúng ta nói đến con người này, hãy cùng xem tại sao đám cưới lại diễn ra chóng vánh như vậy. Hẳn ai cũng biết, không có lý do nào khác ngoài những hối thúc dứt khoát của Joséphine. Chúng ta cũng biết tại sao Joséphine lại phản đối đám cưới của con gái mình với Duroc.

- Ở Duroc - Bà nói với Boumerine - Tôi không tìm được chỗ dựa nào cả. Cậu ta chỉ là bạn của Bonaparte và sẽ không dám chống lại anh em của người bảo vệ cậu ta. Ngược lại, Bonaparte lại rất yêu quý Louis, người không có và sẽ không bao giờ có mảy may tham vọng. Louis sẽ là đối trọng cho tôi chống lại Joseph và Lucien.

Về phần mình, Bonaparte nói:

- Duroc và Hortense yêu nhau. Vợ tôi làm gì cũng vô ích, chúng hợp nhau và sẽ lấy nhau. Về phía tôi, tôi yêu quý Duroc. Tôi đã rất đúng đắn khi gả Caroline cho Murat, Pauline cho Leclerc, tòi có thể tiếp tục đúng khi gả Hortense cho Duroc. Đó là người tốt và vượt trội nhiều người. Đó là một thiếu tướng, chẳng có lý do gì chống lại đám cưới ấy cả, vả lại, tôi còn có dự định khác cho Louis.

Ngay tối hôm hai cô gái đi xem bói về, do hối thúc của bạn, Hortense quyết định mở vận động cha dượng một lần nữa. Sau bữa tối, cô gặp riêng Bonaparte, quỳ dưới chân ông và dùng mọi phương pháp có ảnh hưởng đến Tổng tài nhất mà thưa rằng đám cưới ấy sẽ là bất hạnh vĩnh viễn cho cô, rằng hãy trả công bằng cho Louis, rằng cô chỉ yêu Duroc và cũng chỉ Duroc mới mang lại hạnh phúc cho cô.

Cuối cùng Bonaparte quyết định:

- Thôi được nếu con nhất quyết muốn lấy cậu ta, con sẽ lấy cậu ta, nhưng cha báo trước là cha có điều kiện. Nếu Duroc chấp nhận điều kiện ấy, mọi việc sẽ ổn, còn nếu cậu ta từ chối, đó sẽ là lần cuối cùng cha chống lại mẹ con về chuyện này và con sẽ là vợ Louis.

Nói rồi ông lên phòng làm việc với thái độ dứt khoát dù quyết định đó khiến ông vui lắm. Ông đi tìm Duroc. Nhưng như tôi đã nói, Duroc lang thang, hiếm khi ở văn phòng.

- Duroc đâu? - ông hỏi bằng giọng bất bình.

- Cậu ấy đi ra ngoài rồi.

- Anh nghĩ cậu ta đi đâu?

- Đến nhà hát kịch.

- Khi nào về, anh bảo cậu ta rằng tôi đã hứa với Hortense cho cậu ta lấy nó nhưng tôi muốn đám cưới diễn ra chậm nhất là 2 ngày. Tôi cho cậu ta năm trăm phăng. Tôi bổ nhiệm cậu ta làm chỉ huy quân đoàn 8. Ngay sau khi cưới, cậu ta sẽ đi Toulon với vợ và chúng tôi sẽ sống riêng. Tôi không muốn có con rể trong nhà. Tôi muốn chuyện này sớm chấm dứt nên nếu cậu ta có ưng thuận thì cưới ngay trong tối nay cũng được.

- Tôi không nghĩ cậu ấy đồng ý đâu - Boumerine nói.

- Tốt thôi, thế thì con bé sẽ lấy Louis.

- Cô ấy có muốn không?

- Không muốn cũng phải muốn.

Mười giờ Duroc mới về, Boumerine chuyển lại lời Tổng tài, nhưng anh lắc đầu.

- Ngài Tổng tài đã dành cho tôi niềm vinh dự lớn, nhưng tôi sẽ không bao giờ lấy vợ trong điều kiện ấy. Tôi thích đi dạo một vòng ở Palais-Royal hơn.

Nói xong, anh đội mũ và đi ra bằng một vẻ dửng dưng mà Boumerine không sao giải thích nổi. Nó chỉ có thể cho thấy Hortense đã nhầm về mức độ tình cảm mà cận vệ của ngài Tổng tài dành cho cô hoặc giả vờ dành cho cô.

Đám cưới của tiểu thư Beauhamais với Louis Bonaparte diễn ra trong một toà nhà nhỏ trên phố Chantereine. Một vị linh mục đến chúc phúc giống Bonaparte từng làm cho đám cưới của phu nhân Murat.

Không giống như hôn lễ chìm trong buồn bã và nước mắt của Hortense mới đây, đám cưới của tiểu thư Sourdis hứa sẽ ngập tràn trong ánh sáng và vui vẻ đôi uyên ương không rời nhau từ mười một giờ đêm đến hai giờ chiều để trù bị mọi việc: mua đồ đắt tiền nhất, vòng vàng nữ trang hợp mốt nhất Paris đã được mang đến để Hector bỏ vào làm cưới cho xứng với vị hôn thê của mình. Người ta nói trong giới Paris, điều ấy như một phép màu và phu nhân Sourdis thậm chí còn nhận được vài lá thư đích thân muốn đến dự đám cưới.

Phu nhân Sourdis, người chỉ mong một điều đơn giản là Tổng tài và phu nhân Bonaparte đồng ý đám cưới, đã lặng người về ân sủng của ông khi ông muốn tự tay ký vào giấy chứng nhận kết hôn. Đây là việc ông chỉ dành cho những người thân thiết nhất bởi lẽ kèm theo chữ ký sẽ là một khoản tiền hay quà không nhỏ. Tuy không hà tiện nhưng Tổng tài cũng khá tiết kiệm, ông không hề ném tiền qua cửa sổ.

Người duy nhất không đón nhận ơn huệ này bằng ánh mắt tự hào và tươi rói là Hector de Sainte-Hermine. Tình cảm của Bonaparte tôn vinh gia đình thông gia khiến anh nghi ngại. Dù chưa dám thân nhiều như các anh trai vào công cuộc của triều đình vì còn trẻ, dù rất ngưỡng mộ thiên tài Bonaparte song vẫn chưa đủ đến mức anh yêu quý ông ta. Anh không thể quên được cái chết đau đớn mà anh trai mình phải chịu diễn ra ngay trước mắt cùng với những chi tiết. Xét cho cùng, cái chết ấy vẫn là do ông ta gây ra, và mặc dù những đề nghị rất nồng nhiệt, anh không muốn nhận chút ơn huệ bổng lộc nào. Do đó, mỗi lần gặp ông ta, anh cảm thấy như có một luồng mồ hôi lạnh túa ra trên mặt, đầu gối run rẩy và dù không muốn, anh vẫn liếc mắt nhìn chỗ khác. Anh chỉ sợ một điều, dù mình có giàu có sang trọng một ngày nào đó vẫn phải hoặc phục vụ trong quân đội hoặc bị đi lưu đầy.

Do đó anh đã báo trước cho Claire rằng mình thà rời nước Pháp còn hơn phải chấp nhận mang hàm quân đội hay bất cứ trách nhiệm dân sự nào. Claire đã đồng ý tuỳ anh định liệu, cô chỉ xin anh hứa một điều dù đi đâu cũng phải mang cô đi theo đó là những gì cần cho con tim dịu dàng và say đắm ấy.

Claude-Antoine Régnier được bổ nhiệm làm thẩm phán Toà tối cao kiêm luôn ngành cảnh sát mà Fouché vừa chia tay. Một tuần hai lần, ông ta làm việc với Bonaparte. Bonaparte rất chú trọng công việc này, ông đã có cảnh sát bảo vệ là Junot đang điều hành Paris. Duroc là sĩ quan tuỳ tùng và Régnier là cảnh sát trưởng.

Ngay hôm ký bản kết hôn của tiểu thư Sourdis, ông đã làm việc một tiếng với Régnier. Tin tức mang đến khá lo ngại, miền Vendée, mà do những băng đảng cướp phá đến hết lâu đài này đến trang trại khác để bắt ép chủ cung cấp tiền bạc cho chúng bằng các hình thức tàn bạo rợn người. Báo chí đã bắt đầu nói đến những thảm cảnh như đốt chân, đốt tay cháy sém đến tận xương.

Bonaparte đã lệnh cho Régnier mang toàn bộ hồ sơ liên quan đến các vụ cướp đó đến gặp ông. Trong tám ngày vừa qua, đã có năm vụ được phát hiện vụ đầu tiên ở Berric, đầu nguồn con sông Sulé nhỏ, vụ thứ hai ở Plescop vụ thứ ba ở Muzillac, vụ thứ tư Saint-Nolff và vụ thứ năm diễn ra tại Saint-Jean-de-Brévelay.

Nhìn bề ngoài có ba thủ lĩnh đứng đầu ba băng nhưng đằng sau phải có một nhân vật khác chỉ huy họ. Theo cảnh sát, nhân vật này là Cadoudal, kẻ không giữ lời hứa với Bonaparte. Thay vì rút về sống ở Anh lại trở lại Bretagne và chuẩn bị cuộc nổi dậy mới.

Vốn là người có dự tính và biết người, Bonaparte lắc đầu khi đại phán quan cố gắng đổ cho Cadoudal là thủ phạm của các vụ trên. Làm sao như vậy được? Một người cực kỳ thông minh đã tranh luận với ông về lợi ích của dân tộc và của các quân vương, không hề chịu lui một bước, người sẵn sàng sang nước Anh sinh sống chỉ bằng tài sản của chính mình, một tâm hồn không tham vọng đó từng khuất phục được một sĩ quan tuỳ tùng của vị tướng đứng đầu châu Âu, một con người không vụ lợi sản sàng từ chối khoản tiền một trăm ngàn phăng mỗi năm lại nhìn người khác xâu xé, hạ mình làm đạo tặc, kẻ hèn hạ nhất trong các trò lưu manh hay sao?

Không thể như thế được.

Và Bonaparte đã cực lực bác bỏ quan điểm của viên cảnh sát trưởng. Sau đó, ông ra lệnh phái những nhân viên ưu tú nhất, trao quyền thật lớn để đi truy quét những băng đảng ti tiện đó.

Régnier hứa sẽ đi Bretagne ngay trong ngày.

Xong việc, vì đã gần mười giờ tối, ông báo cho Joséphine sẵn sàng đi cùng bà đến dự đám cưới nhà phu nhân Sourdis.

Lâu đài tráng lệ nơi nữ bá tước sống đã ngập tràn trong ánh sáng như thể giữa ban ngày với ánh mặt trời dìu dịu, những đoá hoa như vừa thoát khỏi tù ngục đen tối vươn lên. Những làn gió xuân dịu dàng nô giỡn trên những lớp học định xổ từ cửa sổ xuống thềm hiên, dưới những mái vòm kỳ lạ và thơm ngát ấy là những ngọn đèn màu rực rỡ, những luồng hoà âm và hương thơm toả ra ngoài khung cửa sổ hé mở để lộ những bóng người đi đi lại lại sau bức rèm.

Đó là những vị khách mời sang trọng nhất Paris, các quan chức chính phủ, các tham mưu tài danh của các viên tướng trẻ tuổi người nhiều tuổi nhất mới ba mươi như Murat, Mannont, Junot, Duroc, Lannes, Moncey, Davout, những anh hùng mà ở tuổi của họ người ta mới chỉ làm đến chức đại uý; cái nhà thơ như Lemercier còn đang ngây ngất sau thành công của Agmemnon; Legouvé vừa công diễn vở Etéocle và Kẻ xứng đáng với phụ nữ; Chenier, người từ sau vở Timoléon đã tuyên bố từ bỏ kịch trường để quay sang làm chính trị; Chateaubnand, người vừa tìm được Chúa trong thác Niagara và dưới mái vòm của những cánh rừng nguyên sinh châu Mỹ; các vũ công mốt nhất trong đó phải kể đến Trénis, Laffitte, Dupaty, Garat, Vestris, những tinh tú lộng lẫy xuất hiện thời đẹp nhất của họ như phu nhân Récamier, phu nhân Méchin, phu nhân Contades, phu nhân Regnault de Saint-jean-d Angély và cuối cùng là toàn bộ giới trẻ thời đó. Anh em nhà Caulaincourt, Narbonne, Longchanp, Matthieu de Mont-Morency, Eugène de Beauhamais, Philippe de Ségur, và còn những ai nữa?

Khi người ta biết có Tổng tài và phu nhân Bonaparte không chỉ ký giấy hôn thú mà còn đến dự thì tất cả mọi người đều muốn được mời. Toà nhà đồ sộ nhà phu nhân Sourdis, khi tầng trệt và lầu một bắt đầu mở cửa, một lượng khách lớn buộc phải tràn ra ngoài thềm để hóng không khí mát mẻ thì các phòng khách còn đông hơn nữa.

Mười một giờ kém mười lăm, một đoàn xe ngựa từ Tuileries đi ra, mỗi người đều mang một ngọn đuốc vì phải đi qua cầu.

Chiếc xe phóng rất nhanh lại có đuốc sáng bao quanh khiến nó như một cơn lốc uốn theo tiếng ồn và ánh sáng đến dừng trong sân lâu đài.

Đúng lúc đó, giữa đám đông chặt như nêm tưởng không ai có thể len vào nữa mở ra một lối cho hai mẹ con phu nhân Sourdis ra đón ngài Tổng tài và Joséphine. Hector de Sainte-Hermine đi sau cũng vừa nhìn thấy Bonaparte mặt anh tái đi trông thấy song vẫn bước tiếp.

Phu nhân Bonaparte vừa ôm hôn tiểu thư Sourdis vừa đeo một chuỗi vòng ngọc trị giá năm trăm ngàn phăng vào cổ cô. Ngài Bonaparte chào hai mẹ con rồi tiến thẳng đến Hector.

Hector không nghĩ Bonaparte đến gặp mình nên rẽ sang một bên nhưng ông đã đứng ngay trước mặt anh.

- Chào cậu - ông nói - Tôi cũng mang quà đến, đó là một bằng đanh dự trong đội cận vệ Tổng tài, nhưng tôi hiểu có những vết thương cần thời gian mới lành…

- Không gì khéo léo hơn đôi bàn tay ngài trong việc chăm sóc vết thương ấy, thưa tướng quân… tuy vậy…

Hector thở dài rồi đưa khăn lau mắt.

- Cho tôi xin lỗi, thưa tướng quản - Chàng trai nói sau vài giây im lặng - Tôi ước mình xứng với lòng tốt của ngài.

- Đó đã là một trái tim vĩ đại rồi, chàng trai ạ. - Bonaparte nói - và người ta luôn bị thương từ trong tim.

Sau đó, ông quay lại chỗ phu nhân Sourdis, nói vài câu, khen tặng Claire vài lời. Khi nhận ra chàng thanh niên Vestris, ông nói:

- A, đây là Vestris con, người mới đây đã chiều lòng tôi, mang lại cho tôi niềm vui khôn tả. Sau khi bị ốm, cậu ấy đã trở về Opera vào đúng ngày đón tiếp tại Tuileries, và cậu ấy đã đổi sang ngày khác để không ảnh hưởng đến ngày trọng đại đó của tôi. Thế nào, Vestris, hãy sử dụng hết phép lịch sự để mời hai người phụ nữ này nhảy cùng chúng ta một điệu gavotte chứ.

- Thưa công dân Tổng tài - Con trai của bậc thánh khiêu vũ nói bằng giọng người Italia không thể sửa được - Chúng ta đã chứng thực có bản gavotte do tôi sáng tác dành cho tiểu thư Coigny. Phu nhân Récamier và tiểu thư Sourdis nhảy đẹp như hai thiên thần, chúng ta chỉ cần một chiếc đàn hạc và một chiếc tù và với điều kiện tiểu thư Sourdis vừa nhảy vừa gõ trống còn phu nhân Récamier, ngài cũng biết là bà ấy nhảy điệu chale thì không ai bắt chước được.

- Vậy thì thưa các quý bà - Ngài Tổng tài nói - chắc các vị sẽ không từ chối lời thuật cầu mà Vestris vừa đưa ra mà tôi cũng dùng quyền của mình để ủng hộ chứ?

Tiểu thư Sourdis muốn tránh lời mời ấy nhưng do thấy Vestris chỉ đích danh cô với lời thỉnh mời của ngài Tổng tài nên cô thậm chí không dám cất lời chối. Phục trang của cô hôm nay rất thích hợp cho điệu nhảy đó.

Cô gái da bánh mật trong bộ váy trắng, mái tóc cài cành nho có hai trái nho rủ xuống vai, một lớn lá màu vàng nhạt của mùa thu ôm lấy thân váy.

Phu nhân Récamier cũng mặc trang phục trắng như mọi khi bằng vải cachemire của người Ấn Độ. Chính bà đã sáng tác ra điệu nhảy chale trong các salon và gặt hái rất nhiều thành công khiến nó được đưa lên sân khấu.

Thành công của phu nhân Récamier trong vũ điệu này còn lưu lại đến ngày nay. Chúng ta biết là theo thông lệ, không bao giờ vũ nữ lại bỏ qua động tác nửa như hờ hững nửa e thẹn khiến họ trở nên duyên dáng thêm, nhờ những sóng vải mềm mại để lộ ra những nét điệu đà trong ý định giấu nó đi. Vũ điệu đó kéo dài chừng mười lăm phút và thành công trong tiếng vỗ tay vang dội trong đó có phần của Bonaparte. Ông ra hiệu và tất cả phòng nổ những tràng pháo tay ròn rã và vị thánh vũ công bằng những động tác mềm dẻo dựng người lên trên sàn nhà như thể đang bay.

Điệu gavotte kết thúc, một gia nô đến nói thầm vài câu vào tai nữ bá tước Sourdis và bà này đáp lại bằng câu:

- Hãy mở phòng ký giấy!

Hai cánh cửa được kéo sang hai bên và người ta thảy trong phòng toát lên sự sang trọng tuyệt đỉnh. Trong ánh đèn sáng trưng, hai luật gia đang ngồi sẵn trước bàn đặt cây đèn cầy, ở giữa là bản hôn ước đang chờ chữ ký chỉ hơn hai mươi người có quyền được vào phòng này. Đó là những ai phải ký vào văn bản và ai muốn nghe nội dung của nó phải lắng tai mới nghe được.

Trong khi người ta đọc nội dung bản hôn ước, một đầy tớ kín đáo lẻn vào đám đông, nhẹ nhàng đến bên bá tước Sainte-Hermine và nói nhỏ:

- Hiệp sĩ Mahalin muốn nói chuyện với ngài ngay bây giờ.

- Bảo ông ấy chờ trong phòng nhỏ cạnh đại sảnh - Sainte-Hermine nói.

- Thưa bá tước, ông ấy nói phải gặp ngài ngay lập tức. Nếu ngài đang cầm bút rồi ông ấy xin ngài hãy đặt nó lên bàn và đến gặp ông ấy trước khi ngài ký… Ông ấy đứng ở ngoài cửa.

Bá tước gục đầu xuống đầy đau khổ, nó giống như cơ chỉ thất vọng và đi theo tên gia nhân.

Rất ít người nhận ra sự việc vừa diễn ra còn những ai nhìn thấy lại không để tâm lắm.

Công việc đọc văn bản đã xong. Bonaparte người vốn vội vã kết thúc những gì ông đã bắt đầu, chẳng hạn như vội ra khỏi điện Tuileries rồi vội vã trở về đó… óng cầm bút ngay mà không để ý mình là người ký đầu tiên và cũng vội vã như bốn năm sau, khi đặt vương miện lên đầu Joséphine và kéo tay bà ra khỏi tay linh mục, liền đưa bút cho vợ.

Joséphine ký tên mình.

Cây bút lông ngỗng lần lượt truyền đến tay tiểu thư Sourdis, cô lo lắng nhìn quanh tìm bá tước Sainte-Hermine mà không thấy, cô bỗng bị nỗi sợ hãi xâm chiếm đành ký tên để lấp đi những tiếng xôn xao quanh mình. Sau cô là đến lượt bá tước, mọi người nhìn quanh và gọi nhưng không thấy tiếng trả lời của chàng.

Tất cả khách khứa im bặt nhìn nhau trong lòng tự hỏi tại sao lại có sự biến mất đúng lúc cần có mặt nhất.

Cuối cùng, một người nào đó nói rằng đã thấy trong lúc đọc bản đăng ký, một thanh niên lạ mặt vào nói nhỏ rồi dẫn bá tước đi như một kẻ tội đồ theo kẻ phán xử hơn là một người bạn theo một người bạn.

Nhưng có lẽ bá tước chỉ ra khỏi phòng ký thôi chứ chưa ra khỏi nhà Nghĩ vậy, phu nhân Sourdis gọi một gia nhân đến ra lệnh cùng những người khác đi tìm bá tước.

Anh ta vâng lệnh, vài phút sau, hoà với tiếng đập nghẹn thở vì ngạc nhiên của hơn sáu trăm con tim là những tiếng kêu của gia đình đáp lời nhau từ phòng này đến phòng khác.

Cuối cùng một người nghĩ ra ý định chạy ra bãi để xe ngựa ngoài sân. Nhiều người đã thấy hai thanh niên, dù trời mưa vẫn để đầu trần vội vã nhảy lên xe và nói:

- Đến trạm ngựa.

Và cỗ xe lao đi, một trong hai người đầu trần đó là bá tước Sainte-Hermine.

Tất cả quan khách sững sờ nhìn nhau và giữa lúc im lặng, một giọng nói cất lên:

- Chuẩn bị xe cho ngài Tổng tài.

Người ta kính cẩn nhường lối cho ông bà Bonaparte đi qua.

Nhưng khi họ vừa rời phòng, lập tức một sự hỗn độn đã diễn ra.

Người ta vội vã rời khỏi nơi đầy như thể sắp có hoả hoạn. Cả phu nhân Sourdis và Claire không dám giữ ai ở lại và chỉ mươi phút sau, họ chỉ còn lại một mình.

Phu nhân Sourdis kêu lên đau đớn nhào đến chỗ Claire run rẩy như sắp ngất.

- Ôi mẹ ơi! Mẹ ơi! - Cô nấc lên rồi để mình lịm dần trong vòng tay của nữ bá tước - vậy là lời tiên đoản của thầy bói đã đúng và quãng đời goá bụa của con bắt đầu rồi!

Chương 23: Những kẻ cướp phá

Tôi sẽ giải thích cho quý vị độc giả việc biến mất khó hiểu của vị hôn phu của tiểu thư Sourdis đúng thời điểm ký giấy kết hôn, điều đã khiến tất cả khách khứa ngạc nhiên và đặt ra mọi dị nghị không tưởng về bá tước và những giọt nước mắt chảy mãi của cô dâu.

Chúng ta đã thấy Fouché cho gọi hiệp sĩ Mahalin đến mấy hôm trước để thoả thuận lập ra ba băng cướp ở miền Tây. Các băng đảng này không những hoạt động muộn mà phải bắt đầu ngay, và sau hơn chục ngày kể từ khi hiệp sĩ nọ rời Paris, người ta đã nghe nói tới hai chủ lâu đài bị đốt phá: một là Buré và người kia là Saulnaye.

Nỗi kinh hoàng ngày càng lan rộng khắp Morbihan. Suốt năm năm nội chiến đã biến vùng đất này kiệt quệ, nhưng trong tất cả những cuộc đấu kinh hoàng diễn ra, không bao giờ ở đây có tệ nạn cướp bóc. Muốn tin dấu vết hành động như thế phải trở lại những ngày đen tối của vua Louis XV và những tác động luật giáo hội thời vua Louis XIV.

Những băng cướp gồm mười, mười lăm, hai mươi người như thể chui từ đất lên, đi lại như những cái bóng, lẩn khuất trong thung lũng, băng qua bờ rào, nấp sau thân cây, sẵn sàng hạ những nông dân đi làm về muộn bất chợt nhìn thấy chúng. Rồi chỉ chờ một cửa sổ để hé, một cánh cửa khép hờ là chúng lẻn vào trang trại hay lâu đài đánh lén hoặc siết cổ đám gia nhân, đốt một đống lửa lớn giữa bếp, dẫn ông bà chủ nhà ra đó, để họ nằm sấp xuống sàn nhà rồi lấy lửa đốt chân họ cho đến khi họ đau đớn khai ra chỗ giấu tiền mới thôi, cũng có khi chúng tha cho họ nhưng những lần khai, sau khi mới khai xong, sợ bị lộ mặt, chúng đâm chết, treo cổ hay đánh bất tỉnh những người vừa mất tiền.

Khi nhà chức trách phát hiện các vụ thứ ba hay thứ tư có hậu quả là đốt phá và giết người thì những tin đồn bắt đầu lan ra, mới đầu còn dè dặt sau đó thì không úp mở nữa mà cho rằng chính Cadoudal cầm đầu bọn đạo tặc đó. Dù thủ lĩnh và bọn cướp đều bịt mặt nhưng những ai từng nhìn thấy đều nhận rõ một người chỉ huy có vóc dáng và đặc biệt là cái đầu to, tròn giống hệt Georges Cadoudal.

Lúc đầu người ta không tin phán đoán ấy, ai cũng biết phẩm chất hiệp sĩ ở Georges và ai mà tin được ông đột nhiên biến thành thủ lĩnh của bọn cướp vô lại bất lương vô liêm sỉ ấy.

Tuy nhiên, tiếng đồn vẫn lan xa nhiều người thừa nhận đã nhận ra Georges và ngay lập tức tờ Thời báo Paris đưa tin chính thức rằng, mặc dù hứa không tập hợp quân lính nhưng Cadoudal vẫn tổ chức gần năm chục tên cướp hoành hành miền nông thôn, chặn đường và tấn công trang trại.

Tờ Thời báo Paris được gửi sang London có thể không tới tay Cadoudal nhưng một người bạn đã cho ông xem. Cadoudal thấy trong đó có lời buộc tội chống lại ông và lời lẽ ấy đá động đến danh dự cũng như lòng ngay thẳng của mình.

- Được lắm! - ông nói - buộc tội tôi tức là họ đã phá bỏ hiệp ước đã có giữa chúng tôi, không giết được tôi bằng gươm bằng súng, chúng quay sang hạ tôi bằng cách đơm đặt. Chúng muốn chiến tranh, chúng sẽ có chiến tranh.

Ngay tối hôm ấy, Cadoudal lên một chiếc tàu đánh cá và năm ngày sau ông đã cập bến giữa Port-Louis và bán đảo Quiberon. Đồng thời, có hai người đàn ông tên là Saint-Régeant và Limoelan cùng rời London về Paris những bằng lối vách đá Biville và đường Normandie. Trước lúc khởi hành, họ đã gặp Georges trong một giờ đồng hồ và nhận chỉ dẫn của ông Limoelan đã từng cắt đứt mọi vấn về cuộc nội chiến, còn Saint-Régeant vốn là cựu sĩ quan hải quân sau đó trở thành cướp biển rồi thành cướp cạn.

Cadoudal dùng những người này cho dự định mới của mình chứ không đá động đến Gtüllemot và anh em Soi de Grisolles.

Rõ ràng họ sẽ trù tính kế hoạch và có những phương tiện chắc chắn để liên lạc với nhau nhưng hiển nhiên họ ra đi cũng vì một mục đích duy nhất, chuyện xảy ra như sau:

Khoảng cuối tháng Tư năm 1804, khoảng năm giờ chiều có một người đàn ông khoác áo măng tô cưỡi ngựa phi nước kiệu vào sân trang trại Plescop do ông chủ giàu có Jacques Doley đứng đầu.

Jacques Doley có bà mẹ vợ sáu mươi tuổi, cô vợ mới ba mươi, hai đứa con của họ một cậu bé mười tuổi và cô con gái bảy tuổi. Trong nhà còn có hơn chục gia nhân, tì nữ giúp họ khai thác điền sản.

Người đàn ông ấy yêu cầu gặp chủ nhà, bàn chuyện riêng khoảng nửa tiếng nhưng không thấy xuất hiện trở lại, chỉ thấy Jacques Doley trở ra một mình.

Trong bữa tối hôm ấy, người ta nhận thấy ông chủ trở nên im lặng và mải suy tính. Nhiều lần vợ ông nói nhưng ông không trả lời. Sau bữa tối, hai đứa con muốn chơi cùng bố nhưng ông nhẹ nhàng đẩy chúng ra.

Như mọi người đều biết ở Bretagne, người làm ăn cùng bàn với chủ. Hôm đó cũng giống như mọi ngày, người ta cùng ăn song ai cũng nhận ra vẻ buồn bã ấy, họ rất ngạc nhiên vì thường ngày ông chủ là người vui tính.

Vì mấy hôm trước, đài Buré bị đốt nên đám người làm thì thầm bàn tán về sự kiện ấy. Doley cũng nghe họ, nhiều lần ông ngẩng đầu lên định hỏi nhưng cuối cùng lại thôi không nói gì để họ tiếp tục kể. Bà mẹ già thỉnh thoảng lại đưa tay làm dấu thánh giá và đến phần cuối câu chuyện, bà Doley không kìm chế được sự sợ hãi, đến ngồi cạnh chồng.

Tám giờ tôi, màn đêm đã hoàn toàn buông xuống, đó là lúc đám gia nhân rút về đi nghỉ, người vào nhà kho, người ra tàu ngựa. Doley như không muốn họ tản đi nên ra lệnh không được ra ngoài. Sau đó thỉnh thoảng, ông lại liếc nhìn mấy khẩu súng treo cạnh lò sưởi với ánh mắt của người cần sử dụng hơn là ngắm nó treo trên tường.

Tuy nhiên, mọi người ai nấy đều vẫn tán ra. Bà lão đưa bọn trẻ đi ngủ trong giường của chúng, kê giữa giường bố mẹ và bức tường, ôm hôn cháu rồi cũng đi nghỉ trong một phòng cạnh bếp.

Doley và vợ rời bếp sang phòng ngủ cạnh đó, phòng này cách bếp bằng một khung cửa kính và quay ra vườn bằng hai cửa sổ có thanh chắn bằng gỗ sồi và hai cánh cửa rất chắc chắn, khi cửa đóng chỉ có hai ô thoáng đủ lớn cho vài khe sáng lọt qua.

Bà Doley thay quần áo rồi lên giường. Trong những trang trại, người tá dậy rất sớm nên đi ngủ cũng sớm, nhưng tối ấy, linh tính báo cho họ điều đó gì khiến họ thấy bất an đến nỗi bà Doley không tự đi thay áo mà khuyên chồng kiểm tra lại tất cả các cánh cửa xem đã chốt chặt chưa rồi mới thay quần áo ngủ.

Ông chủ trang trại nhún vai ra vẻ những đề phòng ấy vô ích rồi mới đi xem từng cửa một: cánh cửa đầu tiên là cửa thông sang phòng ăn. Nhưng vì cửa này không tiếp xúc ra bên ngoài nên bà chủ không nài nỉ thêm khi chồng nói.

- Chúng ta phải vào bằng lối cửa bếp và không đi lối khác sau chiều mai.

Cửa ngoài sân đã được kiểm tra, nó được chặn thanh ngang bằng sắt cẩn thận và có hai ổ khoá. Cửa sổ cũng vậy, cửa phòng làm bánh chỉ có một ổ khoá nhưng cánh cửa bằng gỗ sồi và loại khoá khá tốt chỉ còn cánh cửa ngoài vườn nhưng để vào được lối ấy phải nhảy qua bờ tường cao chục bộ.

Bà Doley trở vào, trong lòng đã yên tâm hơn chút ít nhưng vẫn còn căng thẳng, cuối cùng không kừn chế được, bà run lên lẩy bẩy.

Ông Doley đang ngồi cùng viên thư lại giúp việc, giả vờ xem xét giấy tờ nhưng dù có mạnh mẽ ông còn thể giấu được sự lo lắng đang lấn tới bằng những đợt run rẩy ngoài ý muốn và sự chăm chỉ vào từng tiếng động nhỏ nhất.

Thời điểm hiện tại sự lo lắng về nguy hiểm luôn rình rập ấy không phải là không có cơ sở.

Lúc một giờ, gần làng Plescop, từ trong rừng Meucon có một toán người khoảng hai mươi tên chui ra và đi vào đất trang trại, bốn tên cưỡi ngựa đi đầu như một đội nhóm tiên phong mặc đồng phục cảnh sát, những tên còn lại đi bộ, không mặc đồng phục nhưng khoác súng và đinh ba. Toán người này khéo léo hết mức để không bị phát hiện. Chúng men theo bờ rào, đi xuống dòng nước, men theo quả đồi và lúc nào cũng thẳng đến trang trại, chẳng mấy chốc, chúng chỉ còn cách toà nhà độ trăm bước. Đến đó, cả toán dừng lại, một tên tách ra đi một vòng quanh đó Những tên còn lại đứng tại chỗ chờ đợi. Ánh sáng xuất hiện trở lại. Tên kia vừa đi một vòng quanh trang trại nhưng không có lối nào vào được: chúng bàn bạc rồi quyết định, không vào được bằng mưu chúng sẽ vào bằng lực. Cả nhóm lại đi tiếp đến chân tường.

Từ lúc trước đã có tiếng chó sủa nhưng chúng không biết đó là tiếng chó trong trang trại hay bên hàng xóm. Đến chân tường, đám ăn đêm mới biết là chó trong vườn. Chúng tiến vài bước về phía cửa, con chó cũng đi theo và sủa hết sức giận dữ. Không còn hy vọng đột nhập được nữa, bọn chúng đã bị lộ. Do đó, bốn tên mặc đồng phục tiến ra trước cửa, còn lại chúng nép mình sát tường. Con chó áp sát cái mũi vào cửa sủa inh ỏi hơn bao giờ hết.

Một giọng đàn ông cất lên:

- Có gì thế Blaireau? Chuyện gì vậy, chó ngoan?

- Con chó quay lại phía tiếng nói rồi rên lên ư ừ. Một giọng phụ nữ khác ở xa vọng lại:

- Hy vọng là anh sẽ không mở cửa chứ?

- Tại sao không?

- Vì chúng có thể là bọn cướp, anh ngốc ạ?

Hai người trở nên im bặt.

- Nhân danh pháp luật, hãy mở cửa ra! - Giọng nói từ phía kia cánh cửa vang lên.

- Ông là ai mà đòi nhân danh pháp luật! - Người đàn ông hỏi.

- Cảnh sát Vannes đây, chúng tôi đến kiểm tra trang trại của ông chủ Doley do bị buộc tội là nơi chứa chấp quân Bảo hoàng.

- Đừng nghe chúng, Jean - Người vợ nói - Chúng lừa đấy, chúng bảo anh thế cốt để anh mở cửa thôi, anh hiểu không.

Jean có vẻ đồng tình với vợ vì ông khẽ lấy một cái thang bắc lên tường cao rồi khẽ kháng leo lên nhìn qua. Ông thấy bốn người đi ngựa cùng một toán đang đứng sát tường.

Khi đó, đám người mặc đồng phục lấy báng súng phang vào cửa rầm rầm như muốn de doạ phá nó nếu không mở ra. Những tiếng động ấy vang đến tận phòng ngủ của ông chủ trang trại, khiến bà Doley vô cùng hoảng sợ. Thấy vợ như vậy ông Doley lưỡng lự định mở cửa thì người lạ mặt đi ra, nắm tay ông và nói.

- Sao ông còn lưỡng lự? Chẳng phải tôi đã nói là sẽ đảm bảo hết mọi chuyện còn gì.

- Anh nói chuyện với ai đấy? - Bà Doley kêu lên.

- Chẳng ai cả - ông Doley đáp rồi chạy ra vườn.

Cánh cửa trong nhà vừa mở ra thì ông nghe thấy rõ cuộc trao đổi của người làm vườn và vợ ông ta về bọn cướp.

- Này Jean - ông Doley nói - Sao anh cứng đầu không chịu mở cửa cho các nhà luật pháp thế. Anh có biết chúng ta sẽ bị tình nghi khi chống lại họ không. Xin các ông tha thứ cho người đàn ông này, anh ta không nghe lệnh của tôi đâu.

Jean nhận ra ông chủ Doley liền chạy ra chặn ông.

- Ôi ông chủ Doley - Anh ta nói - Tôi không nhầm đâu, ông mới bị nhầm, họ không phải là cảnh sát thật đâu, họ là bọn cướp cải trang đấy. Vì Chúa, đừng mở cửa.

- Tôi biết điều đó và cả điều tôi phải làm - Jacques Doley nói - Hãy về phòng anh và đóng cửa lại, nếu sợ thì cứ nấp với vợ của anh ở vườn liễu ấy, chúng không ra tận đó tìm anh đâu.

- Nhưng ông... Nhưng ông... Nhưng ông...

- Tôi đã có người hứa bảo vệ tôi ở trong nhà rồi.

- Thế nào, các người mở cổng hay tôi phải phá nó đấy? - Tên thủ lĩnh kêu to như sấm rồi lập tức có bốn phát báng súng phang vào bản lề.

- Tôi đã nói là tôi mở mà - Jacques Doley kêu lên và ông ta ra mở thật.

Bọn cướp xông vào Jacques Doley và túm cổ áo ông.

- Này các vị - ông Doley nói - Các vị đừng quên tôi đã tự nguyện mở cửa cho các vị đấy nhé. Các vị nên nhớ tôi cũng có hơn chục gia đình trong nhà và tôi hoàn toàn có thể trang bị vũ khí cho họ, để họ nấp sau tường bảo vệ tôi và các vị sẽ khó mà vào dễ dàng được.

- Mày tưởng có chuyện cảnh sát chứ đâu phải với bọn tao.

Jacques chỉ chiếc thang cạnh tường cao.

- Phải, nếu như từ trên kia Jean không thấy các vị.

- Thế mày mở cửa cho bọn tao làm gì?

- Để hy vọng các ông nương tay cho tôi. Nếu tôi không mở, các ông có thể tức giận và đốt trang trại của tôi thì sao?

- Ai bảo mày bọn tao sẽ không đốt trang trại của mày khi vui vẻ?

- Điều độc ác ấy thật vô nghĩa. Các ông muốn tiền của tôi thế là xong. Chắc các ông cũng không muốn tôi phá sản chứ?

- Thôi được ít ra mày cũng là một kẻ biết điều, thế mày có nhiều tiền không?

- Không, vì tôi mới trả nợ cách đây tám ngày.

- Đồ quỷ? Đó là những lời lẽ xấu xa từ miệng người.

- Nó có thể không hay nhưng là sự thật.

- Chẳng lẽ bọn tao được báo sai ư, người ta nói nhà mi có khoản kếch xù đấy.

- Họ nói dối các ông rồi.

- Họ không nói dối Georges Cadoudal đâu.

Nói xong, bọn chúng tiến vào nhà, đẩy Jacques Doley vào bếp.

Bọn cướp ngạc nhiên hết mức khi chưa thấy ai lạnh lùng như vậy.

- Ôi thưa các ông, - Bà Doley đã kịp mặc quần áo chạy ra nói - Chúng tôi sẽ đưa tất cả những gì chúng tôi có nhưng xin các ông đừng làm hại chúng tôi.

- Được rồi - Một tên trong số bọn cướp nói - Mụ giống như cá Auray ấy, chưa đập đã giãy.

- Nói chuyện thế đủ rồi - Tên thủ lĩnh nói - Tiền đâu?

- Này bà xã, Doley nói - Hãy đưa chìa khoá cho họ. Các ông đây sẽ tự đi lấy nếu không họ lại bảo chúng ta đánh lừa.

Bà vợ ngạc nhiên nhìn chồng chưa vội nghe theo ông.

- Kìa, đưa đi - ông nói - Tôi bảo đưa mà, đưa đi.

Bà vợ đáng thương không hiểu tại sao chồng mình lại cam chịu đến thế, bà đưa chìa khoá và kinh hãi nhìn tên chỉ huy tiến lại một trong số những chiếc tủ lớn theo thói quen các chủ điền nơi cất tài sản quý giá nhất.

Tên cướp dùng cả hai tay nhấc ngăn kéo ra quẳng ra giữa phòng bếp thay vì có tám bộ đồ ăn bằng bạc, chỉ có sáu bộ ăn văng ra. Ngăn tiếp theo đựng một túi tiền và một túi vàng tổng cộng có khoảng mười lăm nghìn phăng, nhưng tên thủ lĩnh khua khoắng mãi mới chỉ lôi ra được một túi tiền trong sự ngạc nhiên càng tăng lên của bà vợ.

Bà đưa mắt nhìn chồng hay đúng ra là tìm ánh mắt chồng nhưng không được, ông đã quay đi chỗ khác.

Một tên cướp bắt gặp ánh mắt ấy.

- Con mẹ này, có đúng chồng mụ cố tình thế không?

- Ồ không, thưa các ngài, tôi thề.

- Nếu không thì mụ hẳn biết nhiều hơn chồng, được rồi, đã thế, hãy bắt đầu bằng mụ.

Bọn cướp xông vào lục tủ nhưng không thấy gì cả, chúng mở tủ khác song tủ này cũng rỗng không, chỉ có vài đồng louis, năm sáu đồng êcu, sáu livre và vài đồng tiền lẻ giấu trong chiếc bát gỗ.

- Tao nghĩ mày nói đúng - Tên thủ lĩnh nói với tên cướp vừa buộc tội bà chủ trang trại.

- Chắc hẳn được báo trước chúng ta sẽ đến nên đem tiền đi chôn rồi.

- Hởi trời đất và sấm sét! - Tên cầm đầu nói - Bọn tao có cách làm cho người chết còn chịu lên khỏi đất cơ huống hồ là tiền.

- Hãy đi mang củi và một bó rơm lại đây.

- Để làm gì? - Người phụ nữ tức tưởi gào lên.

- Mày chưa bao giờ thấy cách quay lợn à?

- Jacques! Jacques! Anh thấy chúng nói gì chưa?

- Chắc chắn là rồi, nhưng em muốn gì đây, họ là chủ phải để họ làm thôi.

- Ôi lạy Chúa! - Người vợ tuyệt vọng kêu lên khi thấy hai tên cướp mang rơm và củi vào - Anh thật là kẻ cam chịu.

- Anh cầu mong Chúa sẽ không để một vụ ám hại ti tiện như việc giết hai sinh linh, hai con người là không mắc tội lỗi nào nhưng chưa hề giết hại ai, xảy ra.

- Làm thế nào thế" - Tên thủ lĩnh hỏi - ông ta sẽ phái một thiên thần xuống đánh lại bọn tao chắc?

- Đây sẽ không phải lần đầu tiên có phép màu đâu.

- Được lắm, thế thì chúng ta sẽ cùng xem và để cho ông ta cơ hội giúp cả hai, bọn ta sẽ thiêu sống hắn và con lợn cái này.

Nhưng tiếng cười phá lên trước câu nhạo báng khiến chúng còn trở lên tục tĩu hơn. Bọn cướp xông vào Jacques Doley, lột giày, tất, quần dài, với bà vợ chúng cũng làm như vậy rồi trói tay họ ra sau đẩy ra hai phía của đống lửa, khi lửa bén chạy bùng lên, chúng đẩy họ chân trần sáp lại đống lửa, chỉ cách vài bước.

Cả hai cùng thét lên đau đớn.

- Khoan đã! - Một tên cướp hét to - Tao vừa tìm được lũ thỏ con cho chúng vào nấu cùng bố mẹ chúng này.

Rồi hắn bước vào, mỗi tay túm một đứa trẻ đang run rẩy khóc nức nở. Đến đây thi Jacques Doley không chịu nổi nữa kêu to:

- Nếu ông là người, đã đến lúc ông phải giữ lời hứa với tôi rồi chứ!

Lập tức cánh cửa bật mở, một người đàn ông từ thông phòng để sữa đi ra, hai tay buông thõng nhưng mỗi bên cầm một khẩu súng ngắn hai viên.

- Ai trong số các người được gọi là Georges Cadoudal? - Người lạ hỏi.

- Tao đây - Người bịt mặt cao lớn vừa nói vừa đứng dậy.

Mày nói láo - Người lạ nói rồi đưa súng lên bắn thẳng vào giữa ngực hắn - Tao mới là Cadoudal.

Gã cao lớn đổ vật xuống.

Cả băng cướp lùi lại hai bước, chúng vừa nhận ra Cadoudal thật sự, con người mà chúng tưởng lúc này đang ở nước Anh.

Chương 24: Mệnh lệnh mới

Với Cadoudal thật, không một người nào trong vùng Morbihan dám đưa tay lên đụng vào ông hay không dám tuân lệnh ông.

Tên phó thủ lĩnh cũng nằm trong số đó, hắn đặt hai đứa trẻ xuống đất, lại gần Cadoudal và nói:

- Thưa tướng quân, xin ngài ra lệnh.

- Trước tiên, hãy thả những người bất hạnh kia ra.

Bọn cướp vội chạy lại chỗ ông bà chủ trang trại, lát sao họ đã được cởi trói. Người vợ ngồi phịch xuống ghế, dang tay ôm hai đứa con vào lòng còn người chồng đứng dậy ra bắt tay ông Georges Cadoudal.

- Còn bây giờ - Tên phó thủ lĩnh hỏi.

- Bây giờ hả? Người ta nói các anh có ba băng đúng không?

- Vâng, thưa tướng quân.

- Ai cả gan dám tập hợp các anh để làm cái nghề này?

- Có một người từ Paris đến khẳng định rằng cách đây một tháng ngài đã về gặp chúng tôi và đã ra lệnh tập hợp đội quân mang tên ngài

- Để phục vụ cho triều đình thì ta còn hiểu được nhưng để đi ăn cướp thì thật là quấy quá! Liệu ta có phải là một tên đạo tặc không?

- Người ta còn chọn một trong số chúng tôi, đó là Georges II vì anh ta giống ngài, để làm thủ lĩnh. Bây giờ chúng tôi phải làm gì để sửa chữa sai lầm này?

- Sai lầm của các anh là đã nghĩ ta có thể trở thành thủ lĩnh một băng đạo chích như các anh. Điều đó là không thể tha thứ.

- Hãy truyền lệnh của ta đến các nhóm khác là phải giải tán và ngừng ngay tức khắc cái nghề ti tiện này. Sau đó, hãy báo cho tất cả các cựu chỉ huy, đặc biệt là Soi de Grisolles và Guillemot cầm vũ khí và sẵn sàng theo chỉ thị của ta chuẩn bị chiến dịch. Nhưng chưa có lệnh của ta, không ai được manh động hay dùng cờ trắng.

Bọn cướp không nói một lời, không có phản ứng gì khác và rút ra ngoài. Ông bà chủ trang trại đi dọn dẹp lại bãi chiến trường, sắp xếp lại đồ đạc vào từng ngăn tủ, cho tiền vào khay. Nửa giờ sau, tất cả lại như cũ.

Bà Doley đã không nhầm, chồng bà hôm ấy đã có đề phòng.

Ông cất phần lớn số tiền và cái túi vàng tổng cộng khoảng mười hai nghìn phăng đi. Người dân Bretagne cũng như các nông dân khác đều là những người cẩn thận thậm chí còn biết tiền liệu trước. Mặc dù đã có lời hứa của Cadoudal, ông Doley vẫn nghi có thể mọi việc sẽ xấu đi và ít ra trong trường hợp như thế, ông có thể giữ được phần lớn của cải của mình. Nghĩ sao làm vậy, ông đã cất chỗ tài sản đó.

Người ta gọi Jean và vợ ông ta về, đóng cửa lại sau khi cho xác Georges II ra ngoài. Chưa ăn gì từ sáng, Cadoudal bình thản ngồi ăn súp như thể chưa có chuyện gì xảy ra, sau đó từ chối ngủ trên giường của chủ nhà và đi ngủ trên một ổ rơm mới trong nhà kho.

Ngày hôm sau, vừa thức dậy ông đã tiếp Sol de Grisolles, người sĩ quan tuỳ tùng cũ của mình.

Anh này đang sống ở Auray, tức là cách trang trại Plescop hai dặm rưỡi. Một trong số những tên cướp nghĩ rằng mình là người tử tế với Cadoudal nên vội vã báo cho hàng xóm của mình. Thực tế là Sol de Grisolles đã chạy đến. Anh ta cũng hết sức ngạc nhiên vì giống như mọi người, anh ta nghĩ Georges Cadoudal đang ở London.

Cadoudal kể lại toàn bộ sự việc: Vết cháy và máu vẫn còn trên nền nhà. Đây hoàn toàn là sự vu khống của cảnh sát để biến hiệp ước thành vô liệu và rồi, người ta sẽ đổ cho Cadoudal là người phá vỡ hiệp ước đó. Trong trường hợp đó, mọi tự do của Cadoudal trở thành hành động ngông cuồng của ông. Chính vì thế, ông mới cần gặp Sol de Grisolles.

Trước hết, ông có ý định viết trực tiếp cho Bonaparte để thông báo rằng với những gì vừa xảy ra, ông quyết định rút lại lời đã tuyên bố và sau khi đã xử lý không chê trách vào đâu được những băng miền Tây, kẻ huỷ hoại thanh danh của ông, ông tuyên chiến với Bonaparte, không phải cuộc chiến giữa hai chế độ vì ông không thể ủng hộ nó nữa mà là cuộc trả thù kiểu của người đảo Corse.

Sol de Grisolles sẽ chịu trách nhiệm thông báo món nợ ấy. Anh ta chấp nhận ngay không chút băn khoăn, đó là một trong những người không bao giờ chùn bước, nhất là khi đó là nhiệm vụ.

Tiếp theo, Sol de Grisolles sẽ đi gặp Laurent dù anh ta ở bất cứ đâu để thông báo sẽ tập hợp lại đội quân Jéhu vào việc ngay lập tức. Georges sang London sau đó sẽ về Paris để hành sự.

Quả nhiên, sau khi ra lệnh cho Sol de Grisolles, Cadoudal cáo từ chủ nhà, tỏ lời xin lỗi vì đã mượn nhà ông để diễn vở kịch khủng khiếp đó. Hai người lên ngựa, Sol de Grisolles, đi về Vannes còn ông hướng về phía bãi biển Erdeven và Camac nơi một con tàu giả tàu đánh cá đang chờ tàu nhổ neo cũng thuận chèo mát mái như khi cập bến.

Ba ngày sau, Sol de Grigolles đã đến Paris và xin phép gặp Bonaparte vì một chuyện tối quan trọng.

Tổng tài cử Duroc đến khách sạn nơi Sol tạm nghỉ. Nhưng Sol de Grisolles lịch sự từ chối và yêu cầu đích thân được gặp Bonaparte để chuyển lời của Cadoudal. Duroc đành trở về và sau đó tới đón Sol de Grisolles. Anh gặp Bonaparte trong thái độ cực lực phản đối Cadoudal, chưa để cho Sol de Grisolles cất lời ông đã nói:

- Tướng quân của anh biết giữ lời. Ông ta giả vờ đi London, thực ra lại ở lại Morbihan, lập ra những băng đảng hành nghề đạo tặc, đạo chích khắp nơi, nhưng tôi đã ra lệnh cho tất cả chính quyền và nếu ông ta bị bắt, ông ta sẽ bị xử bắn không cần bản án nào như một tên cướp. Đừng nói chuyện này không đúng.

Các thời báo Paris cũng đưa tin, báo đồng tình với những bản báo cáo bên cảnh sát, vả lại người ta cũng đã nhận ra ông ta.

- Liệu ngài Tổng tài có cho phép tôi trả lời thay ông ấy, chứng minh cho sự vô tội của bạn tôi chỉ bằng hai từ thôi hay không?

Bonaparte nhún vai.

- Thế nếu trong năm phút nữa ngài phải thừa nhận báo chí và cảnh sát của ngài sai còn tôi đúng thì sao?

- Thì thì tôi sẽ nói rằng Régnier là đồ ngốc, thế thôi.

- Vậy thì thưa tướng quân, số báo của tờ thời báo Paris có đăng tin Cadoudal không rời Pháp và thành lập ba băng đảng ở Morbihan đã đến tay ông ấy ở London. Lập tức ông ấy lên tàu đánh cá về Pháp và cập bến tại bán đảo Quiberon. Nấp trong một trang trại bị đánh cướp đêm ấy, ông đã bước ra đúng lúc tên đầu sỏ giả danh ông ấy chuẩn bị tra tấn chủ trại. Ông chủ trang trại tên là Jacques Doley. Trang trại tên là Plescop. Ông ấy đã tiến thẳng đến kẻ giả danh, bắn vỡ sọ hắn và nói: "Mày nói láo, tao mói là Cadoudar". Sau đó, ông ấy giao trọng trách cho tôi đến nói với ngài rằng chính tướng quân hoặc cảnh sát của các vị đã bôi nhọ thanh danh của ông ấy bằng cách gán cho ông ấy tội danh cầm đầu băng cướp và dựng một kẻ có dáng dấp giống ông ấy lên. Ông ấy đã trả thù kẻ này bằng cách giết hắn và đuổi quân ô hợp ấy đi dù chúng có hai mươi tên còn ông chỉ có một.

- Làm sao tôi tin điều anh nói được.

- Tôi đã thấy cái xác, còn đây là chứng nhận của chủ trang trại.

Sol de Grisolles đưa ra bản tường trình sự việc cho ngài Tổng tài có chữ ký của ông bà Doley.

Và Sol nói tiếp:

- Kể từ khi đó, ông ấy không giữ cam kết với ngài nữa cũng như không chấp nhận cam kết của ngài và chỉ có thể tuyên chiến với ngài vì ngài đã lấy đi mọi phương cách tự vệ của ông ấy. Ông ấy tuyên bố sẽ có một cuộc trả thù theo phong thức đảo Corse của ngài: ăn miếng trả miếng!

- Này, anh kia - Duroc kêu to - Anh có biết mình đang nói chuyện với ai không?

- Tôi đang nói với một người đã cam kết như chúng tôi đã cam kết và giống như chúng tôi bây giờ, ông ấy không có quyền để giữ lời nữa.

- Anh ta nói có lý đấy, Duroc - Bonaparte nói - để xem anh ta nói đúng không.

- Thưa tướng quân; một khi người Bretagne đã nói? - Sol de Grisolles kêu lên.

- Một người Bretagne cũng có thể nhầm hoặc bị lừa chứ. Duroc, hãy đi tìm Fouché đến đây.

Mười phút sau, Fouché đã có mặt trong phòng Tổng tài. Từ xa, Bonaparte đã nhận ra viên cựu Bộ trưởng cảnh sát.

- Ông Fouché, Cadoudal ở đâu?

Fouché bật cười.

- Tôi không thể trả lời được vì tôi không biết.

- Tại sao như thế?

- Vì tôi không ở bộ Cảnh sát nữa.

- Ồ, ông biết là ông vẫn ở đó cơ mà.

- Chỉ ở dạng sát nhập thôi.

- Đừng đùa nữa, thực ra thì đúng! Ông sát nhập vai đó. Tôi liếp tục công việc cho ông, ông sẽ có cơ quan tương tự và ông sẽ báo cho tôi tất cả như thể ông vẫn ở bộ mang tên đó. Tôi hỏi Cadoudal đang ở đâu?

- Giờ này chắc ông ta đã trở lại London. Như vậy là ông ta đã rời nước Anh?

- Đúng thế.

- Để làm gì?

- Để đi bắn vỡ sọ một tên cầm đầu băng đảng giả danh ông ta.

- Và giết chết hắn chứ?

- Ngay giữa hai mươi người tại trang trại Plescop, nhưng ông đây - Fouché nói và chỉ vào Sol de Grisolles - có thể nói hết cho ngài biết bởi lẽ ông ta hầu như chứng kiến, Plescop, tôi nghĩ chỉ cách Auay hai dặm rưỡi thôi.

- Thế ư! Ông biết tất cả chuyện đó mà không báo cho tôi ư?

- Thì ông Régnier đang là cảnh sát trưởng, ông ta có trách nhiệm báo cho ngài, còn tôi chỉ là một kẻ kỳ cục, một thượng nghị sĩ thôi.

- Thế đấy những người bình thường thì chẳng bao giờ làm được cái nghề đó - Bonaparte thốt lên.

- Cảm ơn tướng quân - Fouché nói.

- Thôi được rồi! Anh chỉ thiếu một thanh xà nữa là sang bến của người chính trực. Ở vị trí của anh, tôi sẽ phải rất thận trọng. Anh được tự do, anh Grisolles. Tôi chấp nhận việc trả nợ như ngài Cadoudal tuyên bố. Cứ bảo ông ta cẩn thận, về phần mình, tôi cũng sẽ phòng vệ, nhưng một khi bị bắt, ông ta đừng mơ được ân xá.

- Đó cũng là điều ông ấy muốn - Anh chàng Bretagne nói và cúi mình chào, sau đó ra khỏi phòng làm việc của ngài Tổng tài để ông ở lại với Fouché.

- Ông nghe rõ chưa Fouché, cuộc trả thù bắt đầu rồi và ông sẽ là người bảo vệ tôi!

- Hãy khôi phục cho tôi Bộ cảnh sát, tôi sẽ bảo vệ ngài.

- Ông là một kẻ ngốc vĩ đại, ông Fouché. Một cơn người tài trí như ông thì cần gì phải có bộ này ông mới bảo vệ được tôi. Vả lại như thế còn dễ dàng hơn cho ông vì sẽ không ai nghi ngại ông cả. Hơn nữa, tôi mới huỷ bộ này hai tháng, tôi không thể thiết lập nó lại ngay như vậy. Hãy giúp tôi loại trừ mối nguy hiểm này rồi tôi sẽ lập lại nó. Trong khi chờ đợi, tôi mở cho ông một tài khoản năm trăm ngàn phăng từ nguồn bí mật. Hãy ngoạm cho đẹp vào, khi nào cạn vốn hãy báo cho tôi. Nhưng trước nhất tôi muốn Cadoudal phải được lành lặn và còn sống.

- Tôi sẽ lo chuyện đó, nhưng muốn vậy thì cũng phải xem ông ta có về Pháp không.

- Ồ yên tâm đi, hắn ta sẽ về. Tôi chờ tin của ông đấy.

Fouché chào Tổng tài Bonaparte rồi vội vã hết mức chạy ra xe và kêu to:

- Về lâu đài nhanh lên!

Vừa xuống xe, ông ta đã ra lệnh:

- Cho người đi gọi ông Dubois, nếu nó dẫn theo cả Victor, một trong số nhân viên cừ nhất đến đây.

Nửa giờ sau, hai con người được gọi đã có mặt trong phòng làm việc của Fouché.

Dù ông Dubois đã chuyển sang làm việc cho cảnh sát trưởng mới nhưng ông này vẫn rất trung thành với Fouché. Không chỉ vì nguyên tắc đạo đức mà cả vì quyền lợi nữa. Ông hiểu rằng sự thất sủng của Fouché chỉ là tạm thời mà ông ta thì không hay phản bội người mà chỉ phản bội khi không có lợi mà thôi. Do đó, ông ta vẫn dành vài nhân viên lanh lợi nhất chuyên phục vụ cho Fouché. Ngay khi được gọi, ông ta đã chạy đến.

Hai chồng vàng đang đặt cạnh lò sưởi thì Dubois dẫn Victor vào. Nhân viên Victor vẫn mặc đồ dân sự do Dubois kéo đi quá vội vã.

- Chúng tôi không muốn làm mất thời gian - Dubois chống chế - chính vì vậy tôi mang theo một trong số những người tin cẩn nhất trong trang phục đang mặc thế này.

Fouché không đáp tiến về phía chàng trai, giương cặp mắt ngạo nghễ nhìn anh ta.

- Quỷ thật? Chết tiệt! Ông Dubois, đây không phải người chúng ta cần.

- Vậy ngài cần gì thưa, công dân Fouché?

- Tôi cần một thủ lĩnh Bretagne để theo dõi có thể ở Đức nhưng chắc chắn sẽ sang Anh. Tôi cần một người văn võ song toàn có thể theo ông ta vào các quán cà phê, các câu lạc bộ và thậm chí trong những phòng tiếp sang trọng. Tôi cần một quý ông thế mà anh lại mang cho tôi một tay cục mịch như thế này sao?

- Điều này thì đúng đấy - Nhân viên của Dubois nói - Quán cà phê, câu lạc bộ, phòng tiếp sang trọng không quen tôi đâu, nhưng nếu thả tôi vào quán trọ, các sàn nhảy hay quán rượu thì ngài sẽ biết tôi không kiêng đâu.

Dubois ngạc nhiên nhìn nhân viên của mình, anh ta ra hiệu lại cho ông. Dubois đã hiểu.

- Do đó - Fouché nói - ông hãy gởi ngay cho tôi một người tối nay có thể đến nhà nhiếp chính không để chậm một giây nào.

- Tôi sẽ có việc cho anh ta - Sau đó cầm hai đồng vàng trên đống và nói - Này anh bạn, chỗ này cho anh vì đã quấy rầy anh nếu tôi cần ai cho việc giám sát dân chúng tôi sẽ gọi anh. Nhưng hãy ngậm mồm ngậm miệng về chuyến viếng thăm này nhé.

- Ngậm mồm ngậm miệng - Anh chàng nhân viên vui vẻ đáp - Ngài cho gọi tôi nhưng lại không sai bảo gì, cho tôi hai đồng vàng chỉ để tôi ngậm miệng.

- Tốt lắm! Tốt lắm! Cậu bé của ta. Thôi đi đi.

Cả hai người đi ra xe. Fouché sốt ruột nhìn theo sự chậm trễ ấy nhưng hắn hiểu lỗi do mình vì đã không chỉ định tìm người rõ ràng và ông ta chỉ còn nước chờ đợi mà thôi.

Thật ra thì Fouché cũng không phải chờ lâu. Hơn mười lăm phút sau, người ta thông báo có người hắn cần tìm đến gặp.

- Tôi đã bảo là cho vào ngay cơ mà - Fouché mất hết kiên nhẩn kêu lên - Cho vào ngay!

- Tôi đây, tôi đây thưa công dân - Người bước vào hồ hởi giới thiệu, đó là một thanh niên đích thực độ hai mươi sáu tuổi, tóc đen, đôi mắt hoạt bát và sáng láng, cách ăn mặc miễn chê.

- Tôi không để lỡ một phút nào và đã có mặt.

Fouché ngắm nghía chàng trai bằng đôi mắt lé của mình.

- Đến sớm đấy! Đúng người cần đây rồi.

Sau một lát im lặng dò xét, Fouché hỏi:

- Anh có biết mình sẽ làm gì không?

- Có, đi theo dõi một người khả nghi, đi cùng anh ta sang Đức cũng nên. Chuyện này không khó khăn gì vì tôi nói tiếng Đức như người Đức và tiếng Anh như người Anh. Tôi sẽ không để kẻ đó lọt khỏi tầm mắt dù chỉ một khoảnh khắc. Chỉ cần chỉ người đó cho tôi hay là tôi đã gặp một lần hoặc nói cho tôi hắn là ai và đang ở đâu.

- Anh ta tên là Soi de Grisolles, vốn là tuỳ tùng của Cadoudal - Anh ta trọ trên phố Loi, khách sạn Unité. Có thể anh ta đã đi rồi, trong trường hợp ấy, anh phải hỏi xem anh ta đi đường nào và nhanh chóng bắt kịp. Tôi muốn biết tất cả những gì anh ta sẽ làm.

- Còn đây - Fouché nói thêm và chỉ vào hai đống vàng cạnh lò sưởi - Đó là thứ giúp anh dò la.

Chàng trai chìa tay đeo găng gạt số tiền vàng vào túi không cần đếm.

- Bây giờ, - Chàng trai lịch lãm nói - Chúng ta có phải trả hai đồng louis cho anh chàng Thợ Nề không?

- Cái gì, hai đồng cho Thợ Nề à? - Fouché hỏi.

- Hai đồng mà lúc nãy ngài đưa cho tôi ấy.

- Thế người lúc nãy là anh đấy ư?

- Thế thì - Fouché chỉ vào đống vàng thứ ba - chỗ này cũng là của anh nhưng đó là tiền thưởng. Thôi, đừng để mất thêm thời gian nữa, tôi muốn có tin tức ngay tối nay.

- Ngài sẽ có.

Chàng trai đi ra hài lòng về Fouché cũng như hắn hài lòng về anh. Ngay tối hôm đó, Fouché đã nhận được tin tức đầu tiên.

"Tôi đã thuê một phòng cạnh phòng công dân Sol de Grisolles trong khách sạn Unité, phố Loi. Qua ban công chung của bơn cửa sổ, tôi có thể biết căn phòng ấy sắp đặt thế nào. Một chiếc bàn kê sát vách phòng của tôi dùng để tiếp khách, tôi đã đục một lỗ cho phép nhìn được tất cả và nghe khá rõ. Công dân Sol de Grisolles đã không gặp được một người mà anh ta đến tận khách sạn Mont-Blanc nên chờ anh này đến tận hai giờ sáng. Anh ta cũng báo trước sẽ đón bạn mình rất muộn. Tôi sẽ là người thứ ba tham dự chuyến viếng thăm ấy mà anh ta không biết.

THỢ NỀ

Tái bút - Sớm ngày mai ngài sẽ có tin thứ hai"



Sớm hôm sau, Fouché bị đánh thức bởi tin thứ hai có nội dung như sau:

"Người bạn mà công dân Sol de Grisolles đợi chính là Laurent lừng danh, hay còn gọi là Laurent bảnh trai, thủ lĩnh quân Jéhu. Sol nhận lệnh từ Cadoudal đến gặp anh này và truyền lệnh kêu gọi những cựu binh tiếp tục lời thề gia nhập chiến dịch của ông ta. Thứ bảy tuần sau, họ phải bắt đầu lại các cuộc chặn xe thu thuế Rouen đến Paris trong rừng Vernon. Những ai không vào vị trí của mình sẽ bị xử tử.

Công dân Sol de Grisolles sẽ đi Đức vào mười giờ sáng. Tôi sẽ đi cùng anh ta, chúng tôi sẽ qua Strasbourg và báo trước anh ta sẽ đến Ettenheim, nơi ở của Công tước Enghien.

Thợ Nề"

Mẩu tin thứ hai này như ánh mặt trời loé lên trên bàn cờ của Fouches. Nhờ nó, viên trưởng Bộ Cảnh sát "sáp nhập" có thể nhìn được nước cờ của Cadoudal. Viên tướng này không hề rung cây doạ khỉ khi đe doạ trả món nợ với Bonaparte. Ông ta đồng thời thiết lập lại các hoạt động của quân Jéhu vừa sai tuỳ tùng đến chỗ ở của công tước Enghien. Chắc chắn ông ta đã mệt mỏi trước những chần chừ do dự của con trai bá tước Artois và thậm chí cả bá tước Artois, những ông hoàng duy nhất Cadoudal còn liên hệ vì họ hứa không chỉ chu cấp nhân lực và tài chính mà còn cả sự bảo lãnh nhân thân hoàng gia. Tuy nhiên chẳng mấy khi họ giữ lời nên Cadoudal đành viện đến hậu duệ cuối cùng của dòng tộc nhà Condé để xem ông này có giúp gì hơn những lời cam kết và an ủi hay không.

Thế là lưới đã buông sẵn, Fouché chỉ còn nằm im chờ đợi giống như một con nhện nằm chờ ở góc mạng do mình giăng ra.

Duy chỉ có quân miền Andelys và Vemon là nhận lệnh phải luôn ở tư thế sẵn sàng.


Nguồn: http://vnthuquan.org/