Chương 58: Viên thuyền trưởng Mỹ làm thế nào để có 45 nghìn phăng thay vì 5 nghìn phăng như ông ta yêu cầu
Cơn mê man của thuyền trưởng Mỹ không kéo dài lâu. Chưa bao giờ thuyền trưởng Surcouf có ý định tha thứ bản án tử hình cả. Nhận ra trong con người này cũng có phẩm chất cao thượng mà những quân nhân rất coi trọng, ông đã muốn để lại ấn tượng mạnh mẽ trong tâm trí người da đen và ông ta đã hiển nhiên đã đạt được mục đích. Lập tức ông quyết định không chỉ cứu mạng sống của kẻ đó mà còn không muốn để ông ta khuynh gia bại sản hoàn toàn. Chính vì lẽ đó, thuyền trưởng Surcouf ra lệnh cập bến mũi gần Rio-Janeno góc tám mươi hay chín mươi dặm về hướng Tây Nam.
Rio-Janeiro vốn là một chợ nô lệ tiếng tăm nhất nền Nam Mỹ. Chắc chắn thuyền trưởng Harding phải biết vài thương lái buôn người da đen ở đó. Surcouf vừa cho hạ neo xuống vịnh đã cho mời ông ta đến.
- Thưa ông, trong lúc gần mất mạng, ông chỉ xin một ân huệ là chuyển cho người vợ goá năm nghìn phăng trong tủ của ông, hôm nay tôi muốn làm nhiều hơn thế nữa cho ông. Ông đang ở một cảng nơi có thể bán được giá hai tư nô lệ còn lại của mình.
- Tôi cho phép ông bán họ và giữ tiền lại.
Harding ngạc nhiên nhìn ông.
- Ông cứ bình tĩnh - Thuyền trưởng Surcouf nói tiếp - Đổi lại tôi còn yêu cầu ông một chuyện. Một người của tôi, cậu thư ký đúng ra là một người bạn, tôi không hiểu vì sao cậu ấy lại muốn mua lại chiếc tàu nhỏ của ông.
- Ngài có thể giao nó cho cậu ấy - Harding trả lời - vì nó thuộc về ngài giống như mọi thứ tôi từng có.
- Đúng thế, nhưng René là một chàng trai rất có lòng tự trọng, anh ta không muốn nhận không từ tôi cũng như từ ông bất cứ cái gì. Cậu ấy muốn mua lại con tàu của ông. Ông sẽ phải chú ý đến những gì ông vừa nói lúc nãy, đó là con tàu này không thuộc về ông nữa. Tuy nhiên, ông nên đưa giá hợp lý cho một người, lẽ ra được lấy nó, nhưng lại muốn mua nó.
- Thưa ngài - Harding đáp - ý của ngài sẽ là mệnh lệnh với tôi: Ngài cứ định giá và tôi sẽ bán cho anh ấy một nửa giá ngài đưa ra.
- Tàu của ông đáng hai tám đến ba mươi nghìn phăng, René sẽ trả ông mười lăm nghìn phăng ông phải chuyển tất cả giấy tờ chứng nhận quốc tịch con tàu của ông ở Mỹ và giấy thông hành dưới màu cờ Mỹ cho anh ấy.
- Nhưng việc nhận ra chủ tàu là người Pháp đâu có phải là chuyện khó khăn, thưa ông.
- Nhưng ai sẽ nhận ra điều đó? - René hỏi, anh vẫn đang là thông ngôn cho Surcouf.
- Thật khó có thể nói tiếng Anh thông thạo để người ta không nhận ra nhất là khi một người Pháp nói tiếng nước ngoài. Tôi chỉ gặp người này - ông Harding chỉ vào René - là có thể làm được điều đó mà thôi.
- Thưa ngài, - bấy giờ René mới nói thật - chính tôi là người muốn mua con tàu. Ngài cũng thấy là không còn gì cản trở mong muốn của tôi nữa nên ngài hãy cho viên thẩm vấn chuẩn bị khế ước bán tàu, sau đó ngài cho mang tiền và đồ đạc của mình lên bờ.
Đây là ngân phiếu trị giá mười lăm nghìn phăng rút được từ nhà ông David và con trai trong thành phố mới. Hãy mang hoá đơn về cho tôi.
- Nhưng ngài đưa nó cho tôi khi ký giấy bán cũng được mà - ông Harding nói.
- Ngài cần thời gian để yên tâm rằng hợp đồng được trả khi xuất trình giấy rút tiền. Ngài Surcouf và tôi muốn khởi hành đi ngay tối nay, chậm nhất là sáng mai.
- Vậy tên người chủ sở hữu tàu sẽ là gì? - Harding hỏi.
- Ngài muốn ghi là gì cũng được - René cười đáp - Fielding du Kentucky nếu điều đó làm ngài thoải mái.
Harding đứng dậy hỏi René rỗi lúc mấy giờ.
- Ngài cứ nói giờ nào ngài cho là tôi thích hợp có mặt tại chỗ chưởng khế của ngài, tôi sẽ đến đó.
Surcouf thông báo họ sẽ rời vịnh vào sớm hôm sau do đó cuộc hẹn ấn định vào lúc bốn giờ chiều. Vào lúc năm giờ, con tàu Tay đua New York đã được bán cho chủ sở hữu mang cái tên John Fielding du Kentucky. Sáu giờ chiều thuyền trưởng Harding đã lấy đủ mười lăm nghìn phăng và đến bảy giờ chiều, hai trăm thủy thủ và binh lính hải quân Anh thích ở lại Rio-Janeiro đã được trao cho lãnh sự Anh để cùng lời hứa sẽ đổi lấy số tù binh Pháp tương tự.
Ngày hôm sau, ngay từ sớm ba con tàu mang quốc kỳ riêng lại cởi sóng thắng tiến về mũi Hảo Vọng.
Nhưng thuyền trưởng Surcouf đã quyết định, để hai cô gái có một người bảo vệ, các cô đã chuyển từ tàu Revenant sang tàu Standard hai cô đều vui vẻ lên đó. Trong tình trạng bị bỏ rơi, các cô chưa biết làm sao đến được Rangoon nơi các cô có một ngôi nhà bên dòng sông Pégou. Không ai trong hai cô biết về Ấn Độ nhưng cô chị Hélène đã từng gặp ở London một sĩ quan quân đội đóng ở Calcutta. Trước lúc họ khởi hành sang Ấn Độ, họ đã thoả thuận đám cưới giữa Hélène de Sainte-Hermine và ngài James Asplay sẽ diễn ra tại đó. Jane và cha mình sẽ tiếp tục sống trong nhà của họ cho đến khi Jane kết hôn. Đến đó, tuỳ tình hình các chàng rể trẻ muốn sống cùng cha vợ hay không, hoặc ông sẽ sống ở nhà mỗi cô sáu tháng hoặc họ vẫn giữ lại ngôi nhà Rangoon.
Toàn bộ kế hoạch của gia đình đã tan vỡ sau cái chết của tử tước Sainte-Hermine. Họ đành phải chấp nhận một kế hoạch khác.
Cả hai đang vô cùng đau khổ trước biến cố bất ngờ vừa xảy đến nên họ không thể quyết định phải thực hiện dự định nào. Chính vì lẽ đó họ thấy hạnh phúc khi gặp được một chàng trai trẻ mang đến cho họ thứ tình cảm anh em đúng lúc họ thiếu tình cảm của người cha.
Nhờ thời tiết thuận lợi, nên tàu của thuyền trưởng Surcouf đi từ Rio -Janeiro đến Mũi Hảo Vọng, một chặng đường vượt đại dương từ châu lục này sang châu lục khác có lẽ chỉ như một chuyến đi dạo. Dần dần, một tình cảm thân thiết đã hình thành giữa ba con người trẻ tuổi trong sự mãn nguyện của Hélène. Cô thấy René thật duyên dáng, cô hy vọng sau khi hội ngộ cùng vị hôn phu của mình, Jane sẽ nhanh chóng tìm được ý trung nhân của cô.
Cả hai chị em đều giỏi âm nhạc nhưng từ lúc cha họ qua đời, không ai dám động đến phần dương cầm. Các cô thường nghe những khúc hát của các thủy thủ cất lên lan toả trên tàu và dường như nhờ cánh gió để đưa đến một cái đích nào đó.
Một đêm, không phải là một đêm như Chateaubriand đã tả về bóng tối mịt mùng mà chỉ là một đêm thiếu vắng ánh sáng, một giọng hát tươi rói cất lên từ khoang đuôi hát một bài hát miền Bretagne rất bi ai. Ngay khi thanh âm đầu tiên cất lên, Hélène đã đặt tay mình lên cánh tay René ra hiệu cho anh im lặng đó là câu chuyện về một thiếu nữ, dưới thời kỳ kinh hoàng, đã cứu một đức ông trong làng bằng cách dẫn anh ta lên tàu Anh, nhưng cô chưa kịp nói "hãy trốn đi…” thì quân lính đã đuổi kịp. Cô bị trúng một phát đạn rồi chết ngay trên tay người yêu khi bản tình ca buồn bã ấy kết thúc, hai cô gái nước mắt lưng tròng xin René đi hỏi xem người nào vừa hát. Nhưng chàng trai đáp không cần. Anh cho là đã biết lời, và phần nhạc anh chỉ cần một cây dương cầm, một tờ giấy có dòng kẻ và một cây bút là có thể chép lại Thế là họ đi vào phòng Hélène. René ôm đầu trong hai bàn tay nhớ lại những kỷ niệm của mình giây lát và bắt đầu viết. Rất nhanh, anh ghi lại bài hát từ đầu đến cuối rồi đặt nó lên bục đàn dương cầm và bắt đầu cất giọng biểu cảm hơn người thủy thủ nọ và ca từ còn có hiệu quả hay hơn nữa.
Trong phần điệp khúc đoạn đầu tiên, René đã rất tâm trạng thể hiện câu:
Tôi yêu nàng!
Tôi yêu nàng!
Dẫu sao tôi vẫn yêu nàng
khiến người ta có cảm giác như anh đang nói về câu chuyện của chính mình và vẻ đượm buồn quen thuộc lại xuất hiện như thế chính người tình của anh đã rất hay không bao giờ gặp lại nữa.
Giọng anh đau đớn vang lên làm rung động con tim hai thiếu nữ, đánh thức những sợi dây tình cảm dịu dàng nhất, sâu sắc nhất nối họ với cảm xúc của anh.
Đồng hồ trên tàu chỉ hai giờ đêm, René mới trở về phòng.
Chương 59: Đảo Pháp
Năm giờ sáng hôm đó, thủy thủ đứng gác thông báo: "Đất liền!" Người ta đã nhìn thấy đỉnh núi Table.
Suốt ngày hôm đó, gió thuận khiến các con tàu chạy với vận tốc mười hai mười ba dặm một giờ. Người ta vượt qua mũi Hải Vọng. Đến mũi Anguilles đuôi tàu bị một cơn gió mạnh đẩy nhanh đến về phía đông và ngay hôm đó, họ đã nhận ra đỉnh núi tuyết.
Đảo Maurice, thời đó vẫn mang tên là đảo Pháp là nơi duy nhất các tàu Pháp có thể lưu trú trên Ấn Độ Dương.
Vào năm 1505, Emmanuel, vua Bồ Đào Nha quyết định lập một phó vương quản lý vùng bở biển Ấn Độ. Vị trí này về sau giao cho François d Almeida, người này bị sát hại năm năm sau gần mũi Hảo Vọng do bàn tay của những người Hottentots lúc ông muốn qua châu Âu.
Ngay những năm đầu cai trị của Almeida, khi Pedro Mascarenhas phát hiện ra đảo Pháp và đảo Bourbon (Đảo Réunion), người ta không nhớ ra rằng người Bồ Đào Nha không hề đặt cơ sở nào trên các đảo này. Trong suốt thời kỳ họ làm chủ, tức là trong suốt thế kỷ XVI nguồn lợi duy nhất thiên nhiên ban tặng cho đảo thu hút các khách lạ đến thăm là vài bầy dê, khỉ và lợn mà những người này thả trên đảo. Đến năm 1598, hòn đảo bị bỏ hoang rơi vào tay người Hà Lan.
Nước Bồ Đào Nha chuyển sang thời trị vì của vua Philippe Đệ nhị, những người Bồ Đào Nha sống lưu vong ồ ạt di cư sang Ấn Độ. Bị coi như bị tước mất tổ quốc mẹ hiền, một số trở thành người tự do, số khác làm nghề cướp biển và không có liên hệ hay phục vụ gì cho triều đình.
Hồi năm 1595, Comélius Houtman đã từng đặt nền móng cho sự phát triển nơi đây. Dần dần, người Hà Lan tiến hành chinh phục các khu đảo trên Ấn Độ Dương trong đó có đảo Cerné và Mascaret.
Đô đốc Van Nock là người đầu tiên đến đảo Cerné năm 1598, khi đó nơi này vẫn chưa có dân cư sinh sống. Chuyến tàu buồm cũng đã rời Texel ngày 1 tháng Năm năm 1600 dưới sự chỉ huy của đô đốc hải quân Jacques-Comélius và kỳ hạn đó mang tên ông. Đô đốc còn được gọi là Maurice và sau này ông đặt tên đó cho đảo Cerné. Người Hà Lan chỉ biết tên đảo chứ chưa đến. Sau đó, họ hạ hai xà lan vào bờ để xem xét. Một chiếc vào rất sâu và phát hiện được một cảng lớn có độ sâu tuyệt vời, nó có thể chứa năm mươi kỳ hạm. Buổi tối, các thủy thủ trở lại tàu độ đốc mang về rất nhiều chìm lớn và vô số chim nhỏ. Ngoài ra họ còn phát hiện một dòng sông chứa nước ngọt chảy từ đỉnh núi xuống.
Tuy thế, đô đốc còn không biết đảo này có người sinh sống hay chưa, mặt khác, ông cũng không có thời gian đi thám thính bởi lẽ trên tàu đang có rất nhiều bệnh nhân. Ông đành cho tàu cập vào một vị trí thuận lợi để tránh bị tấn công bất ngờ.
Trong nhiều ngày liên tiếp, ông cho các xà lan vào thăm dò các phần khác nhau trên đảo và xem trên đó có ai sống hay không, những các tốp người đi về đều kể lại chỉ gặp những con thú tứ chi chạy trốn trước họ, những con chim vốn biết quá ít nguy hiểm nên đứng in chẳng sợ bị bắt. Tuy nhiên, có một mảnh ván cầu, một cột buồm phụ trên đó minh chứng cho vài thảm hoạ thiên nhiên đã ập xuống khu vực quanh đảo Cerné.
Điều khiến hòn đảo này trở thành một trong nhũng nơi kỳ thú đẹp đẽ nhất mà người ta có thể thấy là sự hiện diện các đỉnh núi quanh tất cả các bờ biển. Núi nào cũng dày đặc các loại cây xanh chằng chịt, có cây tuyết phủ quanh năm trên các cành. Mặt đất sỏi đá cũng phủ lớp rừng rậm đến độ không tạo được đường đi. Người ta nhận ra ở đó có nhiều loại cây đen giống như các cây gỗ mun đẹp nhất, nhiều loại cây có màu đỏ sặc sỡ, nhiều loại có màu vàng sậm như màu xi, những cây cọ nhiều vô kể đang xoè bóng mát gọi mời, lõi của nó ăn ngon như củ cải và có thể ăn cùng với nước sốt mà người ta ăn với loại rau đó. Chất gỗ mọc trên đảo cũng rất tốt nên các thủy thủ có thể dựng lều thuận tiện cộng với không khí trong lành đã khiến các bệnh nhân mau khoẻ trở lại. Mặt khác, biển ở đây có rất nhiều cá. Chỉ một mẻ lưới người ta có thể thu về hàng ngàn con. Một hôm, người ta bắt được con cá đuối lớn đến mức có thể làm thức ăn cho cả thủy thủ đoàn.
Những con rùa ở đây to đến độ, vào một ngày giông, người ta tìm được sáu người đàn ông nấp dưới một cái mai.
Chỉ huy tàu ra lệnh đóng một tấm ván lên trên một cái cây, trên đó ông cho khắc tên quân đội Hà Lan, Zélande và Amsterdam, kèm dòng chữ bằng tiếng Bồ Đào Nha Christianos Refomlados. Sau đó, ông còn cho dựng một hàng rào, cho trồng các loại rau khác nhau để thử đất cũng để lại đó một số gia cầm để các tàu dừng chân trên hòn đảo xinh đẹp này về sau có được những thực phẩm phong phú ngài nguồn thực phẩm bản địa.
Ngày 12 tháng Tám năm 1601, Hermansen cho người lên đảo Maurice để lấy nước và thực phẩm đang thiếu trên tàu.
Có lẽ vào năm 1606, người Hà Lan đã đến thăm đảo Pháp nhưng trước năm 1644, họ chưa xây dựng gì ở đây. Thật khó xác định ai là người đặt cơ sở đầu tiên trên đảo, có lẽ đó là những cướp biển hoành hành trên Ấn Độ Dương vào thế kỷ thứ XVI.
Tất cả những gì chúng ta biết, đó là vào năm 1648, Van der Master trở thành đảo trưởng đảo Maurice. Tiếp đó là Leguat và ngài Lameocius trở thành chúa đảo khi ông Leguat đến đảo Rodngues. Cuối cùng vào năm 1690, Rodolphe Déodoti từ Genève chiếm vị trí này nhân chuyến trở về từ đảo Rodngues
Từ năm 1693 đến năm 1696, một vài người Pháp mệt mỏi với không khí Madagascar đã dẫn vợ là người da vàng và da đen đến Mascarenhas. Flacourt đã chiếm hòn đảo này nhân danh đức vua và treo cờ Pháp lên đúng vị trí lá cờ Bồ Đào Nha từng bay trước đó. Flacourt đặt tên cho đảo là đảo Bourbon mà nó còn giữ đến ngày nay. Ông ta để trên chốn đất mới này vài cặp vợ chồng và tiếp tục chỉ huy họ dưới cái tên Payen. Những cư dân mới tìm thấy ở đây một mảnh đất màu mỡ và họ cấy trồng rất hăng say.
Ban đầu họ sống bằng cá, gạo, rùa, các loại rau nhưng về sau biết nuôi các loại gia súc gia cầm nên cuộc sống của họ bình yên và địu ngọt như trên mảnh thiên đàng rớt xuống trái đất.
Có bốn gã cướp biển người Anh là Avery, England, Condon và Patisson, sau khi kiếm được vô số tài sản trên biển đó, bờ biển A Rập và Ba Tư, họ lập tại đây một phần đoàn thủy thủ của mình.
Vua Pháp không kết tội họ và một trong số những kẻ thám hiểm đó còn sống đến năm 1763 trong khi triều đình Bourbon hãnh diện về lần đặt tên mới cho đảo Bourbon đã thúc đẩy nó phát triển thì Maurice trong tay người Hà Lan lại dậm chân tại chỗ.
Ngày 15 tháng Giêng năm 1715, thuyền trưởng tàu Dufresne nhân lúc người Hà Lan sẵn sàng bỏ một đảo Maurice, đã cho khoảng ba mươi người Pháp lên đây và đặt lại tên cho đảo này là đảo Pháp. Trước vẻ thịnh vượng của hai hòn đảo, sự tiện lợi của cảng biển, đất đai phì nhiêu, không khí trong lành đã nảy ra trong ông ý tưởng biến nơi này thành thuộc địa thật sự. Ngài Bauvillier, vào năm 1721 đã có hiệp sĩ Gamier de Fougeray, tức thuyền trưởng tàu Triton đến đó, người này lãnh đạo nó từ ngày 23 tháng Chín nhân danh Vua nước Pháp và cho chôn một cột buồm cao bốn mươi dặm trên đó treo một lá cờ trắng cùng dòng chữ la tinh.
Ngày 28 tháng Tám năm 1726 ông Dumas đang sống trên đảo Bourbon được bổ nhiệm quản lý cả hai đảo. Sau này, việc quản lý lại bị chia cắt và ông Maupin được giao quản lý đảo Pháp.
Nhưng người thành lập và thực thi luật trên đảo lại là ngài Mahé de La Bourdonnais. Vừa đến miền đất mới, ông nhận ra toà án bên đảo Pháp phụ thuộc vào đảo Bourbon, ông bèn gửi chứng thư tuyên bố quyền tương đương trên đảo Pháp với đảo lân cận về tất cả những gì liên quan đến luật tội phạm.
Dẫu vậy trong suốt mời một năm cầm quyền của ngài Bourdonnais, cái quyền bình đẳng ấy chẳng được sử dụng đến bởi lẽ trên đảo Pháp chẳng hề có vụ án nào. Thảm hoạ duy nhất làm Maurice tổn thất là việc ra đi của người lai da đen vàng. Ngài Bourdonnais cho thành lập một đội quản hạt bao gồm những người da đen thực thi những gì áp đặt đối với những người da đen bướng bỉnh. Ông cho trồng mía trên đảo Pháp và thành lập tại đây những xưởng bông và công việc sản xuất này có đầu tiêu thụ là Surate, Moka, Ba Tư và châu Âu.
Những cơ sở sản xuất đường do ngài Bourdonnais thành lập khoảng năm 1735, sau mười lăm năm đã tạo ra một khoản sáu nghìn phăng mỗi năm. Ông cho nhập cây sắn từ Braxin và Santiago về nhưng người dân nơi đây tỏ ra có ác cảm với loại sản phẩm mới này. Thế là ông buộc phải ra đạo luật buộc mỗi người dân, mỗi nô lệ đều phải trồng sắn trong ba trăm bộ vuông. Ngài Bourdonnais đã bắt đầu tất cả ở đảo Pháp, chính ông là người xây dựng những con đường giao thông, cho chở đá trải đến tận cảng, cho xây dựng nhà cửa ven cảng, chính ông cho xây các xưởng chế tạo vũ khí, các ụ pháo, lâu đài, cối xay, nhà ga, văn phòng, cửa hàng và một chiếc cầu máng dài ba trăm toa dẫn nước ngọt đến cảng đến những bệnh viện bên bờ biển. Trước khi có ông, dân chúng đảo Pháp hoàn toàn không biết gì về đóng tàu đến nỗi có vài kẻ giàu có đến đảo bằng tàu đánh cá, đều bị buộc để lại trên cảng. Ông đã khuyến khích người dân giúp mình tạo ra một ngành hàng hải trong đó, đảo sẽ cung cấp gỗ. Người ta cho chặt một lượng gỗ lớn trong rừng, đẽo gọt thành hình cần thiết, ngay tại chỗ. Trong vòng hai năm, người ta đã có một lượng gỗ đáng kể chuẩn bị bắt đầu công việc.
Vào năm 1737, ngài Bourdonnais đã cho người thực hiện việc đóng tàu ông cho làm những ca nô và xà lan lớn để vận chuyển vật liệu. Cuối cùng, ông đã dựng được một tàu đánh cá lớn rất tuyệt vời. Năm sau, ông cho đóng hai con tàu khác và thực hiện trong xưởng một con tàu 500 tấn.
Những việc ông làm thuận lợi đến nỗi những kẻ ghen ghét không để ông yên. Thế là ông trở về Paris với dự định tự bào chữa.
Sự việc trở nên thật dễ dàng, ông đã xua tan bóng mây đen đè lên tiếng tăm của mình. Vì đã chuẩn bị tinh thần cắt đứt với người Anh và Hà Lan trong tương lai, ông lập kế hoạch trang bị vũ khí cho lượng tàu nhất định để tấn công việc buôn bán của hai kẻ thù hùng mạnh này. Tuy nhiên, dù đã được chuẩn y nhưng kế hoạch đó không được thực hiện và ông phải trở về Paris năm 1741 với một nhiệm vụ đặc biệt để chỉ huy chiến hạm Mars, một chiến hạm của nhà vua.
Hoà bình lập lại năm 1742, ngài Bourdonnais tiếp tục trở về đảo Pháp một lần nữa, những lời tố cáo buộc ông quay về Paris.
Lần này ông gặp ngài Poivre ở Pondichery. Con người này đã mang về Pháp hạt tiêu, quế và nhiều loại cây gỗ có vân. Chính ngài Poivre này vào năm 1766 đã được công tước Choiseul bổ nhiệm quản lý cả hai đảo đảo Pháp và đảo Bourbon. Ông cho trồng tại đây cây rima hay còn gọi là cây bánh mỳ trên đảo Société ông còn thành công trong việc đưa vào trồng tại hai đảo các loại cây quế hạt tiêu và cây đinh hương. Ngày nay, đảo Bourbon còn thu hoạch bốn trăm nghìn đinh hương được châu Á thừa nhận có chất lượng hơn ở Moluques.
Sau những chuỗi thành công của các quản hạt người đã đặt tảng đá xây dựng nền móng chốn thuộc địa mỹ lệ này, đến lượt tướng Decaen đã tiếp nhận hòn đảo từ tay ngài Magallon-Lamorìière trong thời kỳ đảo đang mức hưng thịnh nhất.
Chỉ có điều song song với việc nhận hòn đảo ấy, cuộc chiến với nước Anh lại bùng nổ. Từ khi cuộc chiến bắt đầu, như chúng tôi đã nói ở trên, đảo Réunion và đảo Pháp là nơi cư trú duy nhất cho các tàu Pháp trong Ấn Độ Dương. Đó cũng là nơi các thuyền trưởng Surcouf, nhà Hermitte, Dutertre đến bán chiếm lợi phẩm hay sửa chữa tàu thuyền. Do đó, hiếm khi người ta không thấy vài tàu Anh đi ngang qua đây chờ tàu cướp biển để lấy lại tài sản của họ.
Thuyền trưởng Surcouf ngạc nhiên chạy lên boong tàu Revenant khi nghe tiếng hô "Đất liền" ông leo hẳn lên thanh buồm vẹt và thấy mặt biển thông từ cảng Savanne đến mũi Quatre-Cocos.
Chỉ có điều ông không biết liệu có tàu Anh nào nấp trong đất liền lao ra từ bờ vịnh Tortue và vịnh Tamarin hay không.
Thuyền trưởng Surcouf đã từng đặt chân đến Địa đàng Ấn Độ này, nói theo cách của pháp quan Suffren, đã nhận ra đảo Pháp ngay qua làn hơi nước bao phủ quanh năm trên hòn đảo xanh tươi, rặng núi Créoles (Créole là tên của những người sanh trưởng ở tại các quần đảo Maurice hay đảo Réunion) và chúng con kênh từ cảng lớn kéo đến dãy núi Bambous.
Khi người ta đến đảo Pháp chỉ để neo đậu, lấy lương thực, nước ngọt đôi khi người ta lưỡng lự không biết chọn cảng Lớn hay cảng Louis. Còn nếu người ta đến đây với mục đích như Surcouf tức là sửa chữa tàu hay bán chiến lợi phẩm thì không cần phải băn khoăn. Lối vào cảng lớn rất dễ dàng do có luồng gió mạch uốn cong các cây trên đảo, từ đông sang tây giống như gió mùa Mistral (Ở các đảo này thường hay bị bảo Mistral tàn phá hằng năm) bẻ cây cối của chúng ta ở miền nam. Loại gió này ngự trị suốt chín tháng trong năm và các tàu thuyền vào cảng thì dễ còn khi đi ra nếu có gió thì không thể ra được.
Thuyền trưởng Surcouf sau khi nhận thấy biển thông thoáng, ông định hướng mũi Pointe-Du-Diable, quay đầu lên đông bắc để tránh bãi ngầm, bỏ lại sau lưng những đồng cỏ xa van, bên trái là dãy núi Blanches, mỏm núi Faience và toàn bộ tảng Flacq.
Các con tàu đều buông neo tại Pavillon để nhận sự chào đón và kiểm tra y tế theo tín hiệu. Việc cho phép vào cảng được chuẩn bị theo thủ tục tự do, thông thường sẽ có nhiều thuyền nhỏ mang hoa quả và đủ loại sản phẩm tươi. Sau các thủ tục, Surcouf được chào đón, cho phép đi tiếp để buông neo ở Chien-Au-Plomb, nhưng trước khi đến đó, tên của ông được những người chèo thuyền truyền từ thuyền này sang thuyền khác, nó đánh thức trong họ những hồi ức đẹp nhất về tổ quốc, thế là những tiếng hò reo vui sướng và những tràng pháo tay rộ lên chào đón tàu Standard, Revenant và Tay đua New York.
Chương 60: Những ngày trên đảo
Việc neo đậu trở nên rất dễ dàng trên đảo Pháp. Phía cuối cảng sâu một dặm, người ta có thể cho tàu vào, dễ như bước trên một dòng nước nhỏ, bãi đậu Chien-Australia-Plomb bên bờ, đi được chục bước, người ta sẽ gặp quảng trường Gouvemement. Qua những cánh cửa cung điện, bỏ lại phía bên phải toà nhà Quản lý cùng những hàng cây tuyệt đẹp, duy nhất có trên đảo là ta đang tiến về phía phố Champs de Mars, con phố chính, trước khi đến nhà thờ, đối diện với nhà hát, người ta sẽ gặp khách sạn dành cho người nước ngoài.
Đoàn người đứng trước cửa khách sạn bao gồm thuyền trưởng Surcouf khoác tay tiểu thư Hélène de Sainte-Hermine, René đi tiếp sau khoác tay Jane và cuối cùng là Bléas và vài sĩ quan: Phân hạng nhất trong khách sạn được chọn cho hai cô gái, sau đó hai cô đến một tiệm may để cắt trang phục. Cảm giác mất mát trong hai cô luôn hiện hữu. Tuy nhiên, trong hoàn cảnh hiện tại sự hiện diện của anh chàng René đáng mến, câu chuyện rất bổ ích và lý thú của anh khiến vết thương lòng của các cô dù không khỏi được nhưng cũng bớt phần đau đớn.
Khi René hỏi họ định sẽ làm gì các cô gái trả lời họ sẽ không đi đâu trong tang phục. Chừng nào còn ở trên tàu, việc để tang đối với họ không hẳn là tối cần thiết nhưng trong một thành phố, họ thấy xấu hổ khi ra ngoài trong bộ quần áo không thể diễn tả được sự tiếc thương và đau buồn của họ. Tuy thế, các cô vẫn tuyên bố cuộc đi chơi đầu tiên của họ sẽ là Pamplemousses.
Có lẽ khi nghe đến cái tên Pamplemousses, người ta cũng đoán được đó là chuyến hành hương đến những túp lều của Paul và Virginie. Cuốn tiểu thuyết của Bemardin de Saint - Pierre, mối diễm tình thi vị giống như trong Daphnis và Chloé dịch sang tiếng Hy Lạp, dù vào thời đó nó đã được xuất bản từ mười lăm năm song vẫn còn in đậm trong tâm trí hai cô gái trẻ.
Đó là một tác phẩm để lại dấu ấn trong toàn xã hội. Người yêu mê cuồng, kẻ ghét thậm tệ. Đó là một trong những vấn đề tình cảm khiến người ta sẵn sàng tranh cãi cũng giống như một vấn đề về quyền lợi. Như ta biết, sau ấn tượng của tác phẩm Paul và Virginie để lại trong phòng tiếp của phu nhân Necker, Bemardin de Saint-Pierre đã nghi ngờ chính tài năng của mình đến độ ông không cho in cuốn sách của ông. Ngài Buffon thấy tẻ ngắt, ngài Necker ngáp dài còn ngài Thomas thì thiu thiu ngủ khi đọc nó.
Vậy là ông quyết định không cho in cuốn Paul và Virginie nữa. Hai đứa con tinh thần của mình bị bỏ rơi là điều rất đau khổ với ông nhưng vào một ngày ông đã quyết định đốt cuốn bản thảo viết tay mà sự hiện diện của nó chỉ gợi lên nỗi thất vọng cay đắng nhấn chìm ông một cách tàn bạo nhất.
Đang lưỡng lự khi đưa bản thảo bị kết án bởi những bộ óc siêu phàm thời kỳ ấy thì Joseph Vernet, một hoạ sĩ chuyên vẽ biển đến thăm ông, thấy ông có vẻ ủ ê mới hỏi căn nguyên nỗi buồn là gì.
Bemardin kể lại chuyện cho bạn nghe và trước lời nài nỉ của bạn, ông quyết định đọc một lần cuối cho bạn nghe.
Vernet chăm chú lắng nghe không biểu lộ sự đồng tình hay phản đối. Ông giữ sự im lặng đáng lo ngại ấy đến phút cuối. Về phần mình, càng đọc, Bemardin càng thấy trái tim xốn xang, giọng nói run lên. Sau lời cuối cùng, ông ngước mắt lên nhìn vị phán quan chờ đợi.
- Thế nào? Bemardin hỏi.
- Thế đấy bạn của tôi - Vernet ôm ông vào lòng - Đơn giản là bạn đã tạo nên một kiệt tác!
Vernet đã đánh giá tác phẩm không phải bằng các kỹ thuật viết lách, bằng tầm suy nghĩ mà cảm nhận bằng trái tim. Ông đã đoán đúng và đồng ý với phần kết thúc.
Từ đó có hai tiểu thuyết khác, với phong cách loè loẹt hơn, và bằng trường phái ồn ào hơn muốn lấn lướt thành công lớn lao của Paul và Virginie đó là một tài năng khác nhưng đó là thứ tài năng khác với tác phẩm của Bemardin, đó là René và Atala.
René và Atala cũng tạo được chỗ đứng nhưng chỗ đứng của Paul và Virginie thì không hề bị đánh đổ.
Thế đó! Chính mảnh đất diễn ra câu chuyện đơn giản ấy lại là nơi các tiểu thư Sainte-Hermine muốn đi thăm đầu tiên. Chị thợ may hứa đồ tang sẽ xong vào ngày mai nên ngày kia có lẽ hai chị em mới hoàn thành chuyến hành hương thiêng liêng ấy được.
Anh chàng René dùng mọi cách mời hai thiếu nữ tham gia vào một chuyến dã ngoại ở nông thôn, nó không khác gì những chuyến đi dạo thanh lãm nhất ở rừng Fontainebleau hay ở Marly.
René mua cho mình một con ngựa, thuê cho Bléas và Surcouf hai con đẹp nhất, sau đó, anh nhờ ông chủ khách sạn thuê hai mươi nô lệ da đen, tám người chèo thuyền, mười hai người mang thực phẩm họ phải ăn tối bên bờ sông Latanlers và ngay từ hôm trước, René đã cho chuẩn bị bàn, đồ vải và ghế.
Một chiếc thuyền đánh cá rất đẹp dùng để chuyên chở tất cả vật dụng sẽ chở những ai thích đi câu hơn đi săn. Về phần René, vì anh chưa biết mình sẽ tham gia hoạt động nào nên chỉ mang một cây súng vắt chéo qua vai và chờ xem hai thiếu nữ làm gì mình sẽ làm theo.
Ngày đi dạo đã đến, hôm ấy trời đẹp như mọi ngày, sáu giờ sáng để không bị nắng, mọi người đã tập trung tại phòng dưới của khách sạn Khách sạn cho người nước ngoài.
Kiệu và phu khuân vác đã chờ sẵn họ dưới phố, cạnh đó còn có ba con ngựa, bốn người da đen đội những chiến giỏ lớn đựng đầy thực phẩm, tám người khác sẵn sàng thay phiên họ. René để cho ngài Surcouf và Bléas chọn ngựa. Vốn là những ky sĩ tầm thường giống như phần lớn các thủy thủ, họ chỉ chú ý chọn con nào thuần mà thôi. Bléas vốn cũng khá về đua ngựa muốn trả thù René về vẻ vượt trội của anh trên mọi phương diện nhưng con ngựa của René, một khi đã để ông chủ trèo lên yên, nó đâu dễ để ai qua mặt.
Những chuyến đi dạo như vậy, vốn thường thấy trên đảo Pháp, nhưng lần này nó có vẻ rất đặc biệt vì thời đó, đường rất khó đi nên phụ nữ luôn ngồi trên kiệu và đàn ông đi ngựa. Về những người da đen, họ hầu như ở trần, với những ngày đại lễ, họ mặc một thứ dạng áo dài xanh lơ giống như chiếc quần tắm trùm xuống tận đầu gối. Tám người khiêng kiệu bằng những đòn vai, tay cầm một chiếc gậy lớn để giữ thăng bằng. Bốn người vừa mang thực phẩm bước theo sau vừa ngâm nga nhịp một bài hát của người da trắng có giai điệu buồn buồn hơn là vui.
Hai bên đường, khung cảnh rất đẹp. Bên phải là dãy núi Polt chạy theo hướng đông bắc và giảm dần độ cao, ban đầu là đỉnh Pouce mà không ai dám leo lên, rồi đến đỉnh Pretres với quang cảnh đẹp như một cao nguyên gồ ghề treo lơ lửng trong không trung Vẻ xanh ngút ngàn nhìn mát mắt lắm. Suốt dọc đường đi, người ta gặp những người da màu. Qua sông Lataniers là đến miền đất đỏ. Đâu đâu cũng có những bụi tre rậm rịt, những dải rừng đen kịt và những cây lý thơm.
Mộ của Paul và Virginie do một tu sĩ già trông coi, ông đã biến nó thành một thiên đường của hoa và cây xanh.
Chỗ nào trên đường cũng có những đàn vẹt màu sác sặc sỡ, những con khỉ đu từ cành này sang cành khác, những con thỏ rừng nhiều vô kể trên đảo mà muốn bắt người ta chỉ cần lấy một cây gậy kều xuống là được, những con chim ngói bay lượn và những mảnh sò bé tí xíu.
Cuối cùng, mọi người cũng đến được mảnh đất có bàn tay người cấy trồng ngày xưa, nơi còn có hai túp lều nhỏ tí lụp xụp.
Giữa cánh đồng lúa mì, ngô, khoai lang mà người ta trồng trước đây giờ chỉ thấy một thảm hoa rộng lớn, thỉnh thoảng có những gò nhỏ nhô lên đội những mảng hoa màu sắc rực rỡ giống như những hương án và những điện thờ.
Chỉ một lối mở lên hướng bắc cho thấy bên trái là đỉnh núi Découverte, từ đó người ta báo hiệu cho các tàu cập vào đảo. Nhà thờ Pamplemousse có gác chuông thấp thoáng giữa những răng tre mọc so le một cách tuyệt đẹp ở giữa một cánh đồng lớn. Xa xa là một cánh rừng trải rộng đến đầu kia của đảo. Trước mặt trên bờ biển, người ta cũng nhận ra vịnh Hầm Mộ, chếch một chút về bên phải là mũi Bất Hạnh. Từ chỗ đó ra giữa biển thỉnh thoảng có một vài đảo nhỏ không có người sống. Mũi Ngắm nhô lên như một thành trì nằm giữa quần đảo nhỏ. Nơi đầu tiên khiến mọi người vội vã đi thăm là tảng đá nằm trên mộ Paul và Virginie. Mỗi người thầm cầu nguyện một điều trước bức điêu khắc ấy, riêng hai cô gái cứ lưu luyến mãi không quyết định rời đi được. Những người đàn ông ít sùng bái những ký ức thi vị hơn lại chú ý đến lượm những con mồi trên đảo và chuẩn bị đi săn. Một vài người khuân vác làm nhiệm vụ dẫn đường cho họ và cũng thoả thuận sau một giờ tất cả sẽ tập trung về gần sông Lataniers để ăn trưa.
Riêng René ở lại để chăm sóc hai thiếu nữ. Jane đã mang cuốn sách của Bemardin de Saint -Pierre và trên chính nấm mộ nhân vật René đã đọc ba bốn chương trong quyển sách đó.
Mặt trời bắt đầu toả sức nóng buộc hai thiếu nữ và kỵ sĩ của họ rời vịnh, không có bóng cây nào giúp họ thấy mát cả.
Do quá bận tâm về mục đích của chuyến đi nên khi đến các du khách của chúng ta ít chú ý đến việc ngắm nhìn cảnh trí. Một người từng chu du đó đây ở Arménie, đột nhiên nhận ra thiên đường đánh mất cũng không ngạc nhiên một cách ngọt ngào như việc lần đầu lang thang trong chốn tuyệt diệu của Pamplemousse. Tất cả đều gợi lên niềm hứng khởi cho ba con người trẻ tuổi. Lần đầu tiên họ được thấy những cánh đồng mía với những thân cây nhiều đốt cao đến chức mười bộ, những chiếc lá dài hẹp khua trong gió.
Gần những cánh đồng mía là những cánh đồng cà phê mà hạt của chúng, theo phu nhân Sévigné, như những tác phẩm của Racine, thứ đã từng làm nên từ một trăm bảy mươi hai năm cái vị thèm muốn cho châu Âu, như từ hai trăm năm trước Racine làm nên cái vị trí tuệ cho tất cả các tài tử thi ca vậy. Điều khiến ba người ngưỡng mộ nhất có lẽ là món quà thiên nhiên ban tặng treo lơ lửng trên các cây ăn quả. Quả thật, họ chỉ cần với tay là hái được những trái hạnh, lê và roi. Từ xa, họ đã thấy một toán người bên bờ sông Lataniers, đó là những người đang bày đồ ăn. Chưa bao giờ đồ uống lại ngon như ba ly nước múc từ dòng sông Lataniers.
Các thợ săn vẫn chưa trở lại, nhưng mười phút sau, mấy tiếng súng vang lên gần đó báo hiệu họ đang trở về. Dù vẫn chưa đến mười giờ sáng nhưng trong không khí mát mẻ và trong lành ấy, các du khách của chúng ta đã ai nấy đều đói.
Bàn ăn được bày ra vô cùng hấp dẫn. Các thủy thủ trên tàu đã lặn xuống biển và bắt được rất nhiều loại có mai trong đó có loại sò huyết bày biện rất bắt mắt. Những cành cây trìu quả cũng được xếp bên cạnh bàn ăn.
Ông chủ khách sạn dành cho người nước ngoài chịu trách nhiệm chuẩn bị bữa ăn tối đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ thiêng liêng của mình. Ông ta cho mang đến một nửa con cừu, một phần tư con nai con… những con tôm hùm tươi rói.
Nhưng chai rượu vang hảo hạng nhất trên đảo tươi mát như lấy từ hố sâu nhất trong dòng sông Lataniers vậy.
Những tay thợ săn trở về mang theo một con hơn non, đôi ba con thỏ rừng và gà lôi cùng những con chim cực ngon. Đám đầu bếp để dành chỗ thực phẩm tươi đó cho bữa tối vì tất cả du khách thấy ở đây thoải mái quá nên đã đồng thanh bảo nhau Chúng ta hãy ở lại đây cả ngày thôi! "
Lời đề nghị ấy không vấp phải sự phản đối nào, họ đã quyết định nghỉ ngơi dưới bóng mát của cây cối và bên dòng sông đến hai giờ sau đó sẽ lên ngựa đi thăm bờ biển nơi Saint-Geran đã từng lẩn trốn. Như vậy, chuyến hành hương của họ đã trọn vẹn. Họ đã thăm một nơi ra đời, một nơi lẩn trốn và một nơi yên nghỉ. Chưa bao giờ René và những người bạn đồng hành lại được nếm các loại trái cây vừa nhiều vừa đa dạng mà ở châu Âu chưa từng có như vậy. Sự tò mò cộng với sự ngon miệng đã níu họ ở lại bên bàn ăn đến tận hai giờ chiều.
Vì họ để những người da đen cùng ăn thoả thê nên những người này hy vọng trong sự rộng rãi ấy sẽ được thưởng hậu vào buổi tối nên ai nấy đều có mặt đúng giờ để tiếp tục công việc của mình.
Tất cả lên đường để lại đằng sau mô đất và những cây đu đủ. Khi đi qua khu rừng rậm nhỏ, ở một số chỗ, những người da đen phải lấy rìu để dọn một lối đi.
Những người đội hàng bước đi rất chuyển theo nhịp, trên con đường xấu như vậy mà kiệu hai cô gái không hề lắc lư. Gần ba giờ chiều, họ đến vùng đối diện với đảo Long Diên Hương, hay đúng hơn là đối diện với lối mà Saint-Geran vào ẩn nấu trên đảo.
Mặc dù không có gì chứng tỏ có vụ thảm hoạ như Bemardin de Saint-Pierre dùng để cởi nút cao trào tác phẩm nhưng sự xúc động vẫn trào lên trong các du khách y như lúc họ ở gần ngôi mộ.
Ai cũng đang nhìn chăm chú, tim đập rộn ràng như muốn hỏi các sĩ quan hải quân bằng cách nào đã thực hiện được nhiệm vụ thì đột nhiên con tàu biến mất ở vị trí đó thì người ta nghe tiếng động lớn mặt biển bỗng rung động rất kỳ lạ.
Chỉ một lát sau, mọi chuyện đã được giải thích. Có hai con vật khổng lồ đang đánh nhau giữa muôn trùng sóng. Đó là một con cá voi vừa chiến đấu với kẻ thù chết người của nó là con cá kiếm. Có thể nói hai đấu sĩ khổng lồ này đã đợi đúng thời điểm đoàn người đến để xung trận.
Cuộc đấu kéo dài, ngoan cường và ác liệt từ cả hai phía. Con thủy quất to lớn như lao bổng người lên tạo thành một khối giống như một quả chuông đâm xuống. Nó phụt từ hai lỗ mũi hai cột nước rất cao nhưng dần dần nó phun nước yếu hơn và vắt lên với một quầng máu loang. Hai cột nước biến thành màu hồng chứng tỏ chiến thắng sắp đến với con nhỏ hơn. Với lợi thế gọn nhẹ, con cá kiếm liên tiếp tấn công xung quanh con cá voi, chọc cái lưỡi kiếm vào hai bên sườn và không để đối thủ nghỉ ngơi tí nào. Cuối cùng, bằng một nỗ lực dốc toàn sức, con cá voi lao lên và thả mình rơi mạnh vào địch thủ, có lẽ nó làm con cá kiếm chết bẹp vì không thấy con này đâu nữa. Về phần con cá voi, sau vài cơn co giật nó dần cứng đờ và thở hắt ra kèm theo một tiếng kêu giống như tiếng kêu của người.
Nguồn: http://vnthuquan.org/