20/4/13

Lấp lánh mưa bay (C4-6)

Chương 4

Út Tẹo cố gắng lê tấm thân xiêu vẹo đi cho mau về phía trường mẫu giáo. Hôm nay Tẹo tới hơi trễ, cổng trường đã mở và phụ huynh vào trong đón con về cả rồi, thế là mất những mối wen thường mua vé số của Tẹo. Thất vọng, Út Tẹo đưa mắt tìm kiếm và bước về phía một thanh niên ăn mặc sang trọng đang ngồi chờ ai trên chiếc cúp.

- Mua giúp em một tờ anh 2!

Gã thanh niên nhíu mày khó chịu, anh ta hơi né ng` tránh khi Tẹo chìa xấp vé số ra. Tẹo đọc trong ánh mắt ng` khách sự ghê tởm lẫn khinh rẻ... nhưng điều đó chẳng nghĩa lý gì, vì đã biết bao nhiêu lần rồi Út Tẹo đã phải chịu đựng những ánh mắt như vậy.

- Không mua!

Thái độ cộc và phũ phàng của gã thanh niên không làm Tẹo nản:

- Mua giúp em đi! Số em bán hay trúng lắm.

Gã thanh niên hất mặt lên rồi khinh khỉnh way đi chỗ khác. Tẹo vừa định rút lui cho xong thì một giọng nói nũng nịu níu chân anh lại.

- Kìa anh! Mua dùm ng` ta vài vé. Đây cũng là một trong nhiều cách làm giàu mau nhất đó nha.

Tẹo gật đầu, nói theo như một phản xạ:

- Phải rồi anh 2! Cô giáo nói đúng đó.

Út Tẹo thấy anh chàng đang wạu wuọ bỗng tươi ngay nét mặt, giọng điệu cộc lốc thay bằng lời dịu ngọt:

- Em lựa vé đi! Bao nhiêu tờ cũng được.

- Em đâu biết lựa. Anh lựa dùm em đi.

Tẹo lại nghe gã thanh niên cười, tiếng cười ròn rã nhưng lạnh làm sao.

- Thích chơi trò may rủi thì phải biết lựa chọn sự rủi may chứ! Em thử vận may xem sao Bảo Hân?

Thuấn lấy xấp vé số trên tay Út Tẹo đưa cho Hân. Cô tủm tỉm cười rồi rút đại hai tờ đưa THuấn:

- Em gởi vận may của em cho anh cất hộ!

Thuấn trả tiền vé số kèm theo câu nói:

- Khỏi thối tiền thừa!

Út Tẹo cám ơn rồi way lưng đi. Anh nghe loáng ngoáng giọng gã thanh niên:

- Ng` với ngợm trông phát khiếp! Cứ y như con rối dây lặc lìa, lặc lẹo. Cái con rối ấy biết em là cô giáo. Hay thật!

Tẹo cố ý bước thật chậm, nhưng anh không đoán được lời Hân nói, cô đã ngồi phía sau anh chàng của mình và xe họ đã xa rồi. Tự dưng Út Tẹo thấy buồn, cái buồn thật vô duyên. Anh không buồn vì gã thanh niên sang trọng bảnh trai kia gọi mình là con rối dây lặc lìa lặc lẹo mà buồn vì cô giáo Hân. Sao cô ấy lại wen cái gã trông lõi đời wá sức ấy nhi?

Vừa bước đi với dáng xiêu vẹo muốn té xấp về phiá trước, Tẹo vừa lầm bầm với câu tự hỏi. không ăn nhập gì tới mình. Mà sao lại không ăn nhặp chứ? Thật ra đã rất nhiều lần Tẹo nhìn trộm Hân. Anh để ý đến cô từ lúc cô giáo Hân còn là học sinh phổ thông. Hồi đó ngày nào Tẹo cũng đi bán vé số ngang nhà Hân, cô bé có nụ cuoì rất hồn nhiên bỗng dưng chiếm lĩnh tâm hồn của kẻ tật nguyền luôn phải nhận những cái nhìn soi mói của ng` đời. Tẹo nhớ lần đầu tiên Hân trông thấy anh, cô đã đứng sững lại, nhướng mắt nhìn chằm chặp, dáng vẻ như một con sẻ nhỏ nhút nhát sẳn sàng cất cánh bay, chỉ cần anh bước thêm một bước cô sẽ bay mất ngay.

Hôm ấy Út Tẹo đã chìa ngay xấp vé số cho Hân thấy như một lời phân bua, rồi chệnh choạng bước ra xạ Từ đó Tẹo không khi nào đi sát hàng rào nhà Hân để ghé mắt nhìn vào trong tìm kiếm như anh đã từng làm cô hoảng sợ Đi bán ngang nhà, anh sẽ đi bên phiá nhà đối diện và lòng rào rạt niềm vui khi thấy cô bé ấy luôn dành cho anh những nụ cuoì thân thiện, dầu anh chưa bao giờ... dám đến gần để mời cô mua một tờ vé số. Với anh, Hân cao xa wá!

Mấy năm rồi nhỉ từ cái ngày đầu tiên ấy? Út Tẹo bước vào sân trường đã vắng ngắt. Buổi chiều ở đây gợi nhớ khu Ký Nhi Viện, nơi anh lớn lên wá. Nhưng những đứa trẻ được cha mẹ cưng wý gởi vào đây là những đứa may mắn có phúc, có phần chớ đâu phải như anh, bị bỏ vào Ký Nhi Viện vì là con hoang vô thừa nhận.

Tẹo mỉm cười nhăn nhó, ngước mắt nhìn những tán lá phượng vĩ đã xếp cánh ngủ. Chiều bình yên lạ lùng vì những màu lá xanh mượt mà ấy.

- Ê! Út Tẹo! Vào đây! Vào đây!

Triều ló đầu ra khỏi phòng bảo vệ rồi đưa tay vẫy. Út Tẹo như tỉnh mộng, anh phản đối.

- Ra đây mát hơn. Ở trong cái phòng gì như cái hộp, chán thấy mồ! Xách cái đờn ra luôn nha ông hộ pháp gác chùa.

NGồi xuốgn trên chiếc ghế đá kế Út Tẹo, Trieu thảy bịch thuốc rê lên mặt ghế rồi hỏi:

- Làm gì chiều nay đòi đờn vậy Út? Anh không biết đờn vọng cổ đâu nhen. Nhất là hát theo cái kiểu hụt hơi đếm chữ rồi chạy như Vũ Linh thì thú thật, bàn tay chắc phải sáu ngón họa may đờn theo mới kịp.

Út Tẹo làm thinh, Trieu nhận ra Tẹo im lặng không phải vì lo tập trung vấn điếu thuốc cho khéo mà vì anh ta đang nghĩ ngợi gì đó. Biết tánh Út Tẹo, Trieu chẳng hỏi thăm mà cầm đàn lên dạo khúc dạo đầu bài “Sóng nước biếc”. Mới đàn vài đoạn chưa đủ mềm tay Tẹo đã càu nhàu:

- Đờn bài nhạc nghe lạ hoắc, đã vậy còn không chịu hát, ai mà hiểu gì đâu để nghe chớ!

- Chú mầy muốn nghe bài nào phải nói ra chứ. Tự nhiên ngồi ngậm tăm rồi bây giờ nhằn nhằn.

- Bài “Đời tôi cô đơn” đi! Bài đó hay!

- Cô đơn! Cô đơn! Xin đừng gọi tên tôi, để tôi đi cho đẹp lòng ng`... Xin đừng gọi tên tôi, thiết tha...

- 0 phải! “Đời tôi cô đơn nên yêu ai cũng cô đơn... ” Kìa! Chớ bài này kỳ thấy mồ...

Trieu cuoì. Anh khoanh hai tay trên thùng đờn hỏi nhỏ:

- Yêu ai vậy?

Tẹo gượng gạo:

- Có ai đâu mà yêu. Anh hỏi gì mà ác wá! Bộ có yêu ai mới được nghe nhạc tình yêu à!

- Tại anh thấy chú mày nãy giờ là lạ nên đùa vậy mà! Sáng giờ bán được 0?

- Ngày hôm nay thì hết vé rồi. Ba mớ này là vé số mai xổ.

- Mở hàng chưa?

- Rồi. hai tấm. Cho luôn phần tiền thừa nữa chứ.

- Vậy là hên rồi. Sao cau có thế?

- Anh biết ai mở hàng cho em lúc nãy 0?

Nghe Tẹo hỏi đố, tự dưng Trieu tò mò:

- Ai vậy?

- Bảo Hân! Cô gíao trường này nè.

- À thì ra thế! Con bé ấy hôm nay cũng biết làm việc thiện nêN út Tẹo tự ái chớ gì?

Tẹo phản ứng ngay:

- Mua vé số rồi trả tiền chớ có bố thí đâu mà anh nói làm việc thiện. Em bực cái khác kìa.

Tay chậm rãi vấn điếu thuốc nhưng Trieu nao nao khi nghe nhắc đến “khắc tinh” của mình. Từ buổi trưa Hân lên mặt... dạy đời anh tới nay, hai ng` tránh đụng mặt nhau. Buổi sáng Hân có... tài xế đưa, buổi chiều có xế đón nên việc “xuống xe dẫn bộ” không còn là điều Trieu chờ đợi để xem con bé giáo viên giỏi ở trường sẽ đổ lì ra tới chừng nào mới thôi. Hôm nay chẳng biết cô ta làm gì mà Út Tẹo có vẻ bực dọc đến thế.

Rít một hơi dài, Trieu hỏi dò:

- Hân xách mé gì em à?

- 0! Hân rất tế nhị với Út Tẹo này.

Buồn cười vì từ “tế nhị” được Út Tẹo... trịnh trọng thốt ra, Trieu thản nhiên rít một hơi thuốc nữa chớ không thèm hỏi tới. Đó là cách chọc tức cho gã xấu xí tật nguyền khao khát có ng` tâm sự này thố lộ tất cả.

Vờ như không wan tâm đến nỗi niềm của Tẹo, Trieu vớ cây đàn rồi cất tiếng hát đùa:

- ”Cô Hân ơi, chú Út yêu cô lắm! Cô dạy chú Út múa đẹp xinh... Cô dạy chú Út yêu đời mình, tình tang tính, tang tính tình, dạ chú Út yêu hết “mình”.

- Thôi đừng có hát bậy nữa! Em tức sao Hân có thằng bồ mặt mày già đời wá, nhìn khó coi thiệt là khó coi.

Trieu ngừng đàn, giọng anh tự nhiên cay cú:

- Ông bà nói “Nồi nào úp vung nấy” ít bao giờ trật lắm! Chú mày tức cái gì kỳ vậy? Mặt mày già đời mới xứng với c'ai vẻ chua ngoa nhưng giả bộ ngoan hiền, khờ khạo của Hân chứ?

- Cô ta khờ thật chớ đâu có giả bô.

- Sao em biết Hân... khờ thật?

Út Tẹo gậ đầu wả quyết:

- Biết chứ. Em biết Hân từ hồi còn học lớp 11, 12 lận, chớ không phải mới biết khi vô trường này chơi với anh đâu.

0 ngờ mình bị hố to, Trieu buông câu cụt ngủ cho đỡ wê:

- Vậy sao! Chú mày kín mồm wá, ai mà biết... Anh nói thật. Ở nhà chẳng hiểu Hân ngoan hiền, khờ khạo cở nào, chớ ở đây, trong wan hệ đồng nghiệp cô ta tự cao, chua ngoa, hợp hĩnh đến mức chẳng mấy ng` ưa vô.

Út Tẹo ngần ngừ:

- Anh cũng ghét Hân phải 0?

Trieu bối rối, anh phá ra cười để che sự mâu thuẫn chợt bùng lên trong tâm hồn vì câu hỏi hết sức đột ngột của Tẹo rồi lờ lững nói:

- Hân đẹp như vậy, đàn ông nào ghét cho đành. Nhưng anh đâu dám trèo cao. Cái chân khập khễnh này mà té thì vô phương ngồi dậy. Với lại Hân không ưa dân gác cổng như anh, chưa bao giờ anh nhận được cái chào, hoặc nụ cuoì mỉm của cô nàng. Có lẽ phải nói Hân ghét anh thì đúng hơn.

- Anh nói sao á! Chớ em biết mà, gia đình Hân nổi tiếng khó, con cái được dạy dỗ nên thân, nên ng`, hàng xóm khen lắm. Em đi bán rồi la cà khu phố nhà Hân, em biết mà! Gia đình đó đi thưa về trình, gọi dạ, bảo vâng, ăn uống phải mời. Hân là con gái út không những được cha mẹ dạy dỗ, mà còn được anh chị lớn trong nhà lo lắng chỉ bảo từng chút, mọi điều, nên Hân ngoan lắm chớ đâu có đanh đá chua ngoa như anh nói. Chắc mấy cô giáo kia ganh với Hân mới nói xấu cô ấy với anh cho bỏ ghét đó thôi.

- Cô ta là út trong nhà à?

- Ừ!

- Thảo nào! Con út nên vừa ngông vừa wậy là chí phải. Anh cũng là con út nêN anh hiểu wá! Ngoan ngoãn vâng lời cho vừa lòng tất cả ng` lớn, nhưng đến khi hết vâng lời nổi rồi thì... hết biết luôn.

- Nghĩa là sao? Em cũng là út nè, mà em không hiểu ý anh nói.

Trieu gãi tai:

- Anh cũng chẳng biết giải thích sao đây nữa. Đại khái là... là... ừ, thí dụ như anh chẳng hạn. Hồi nhỏ anh sợ ba anh lắm, ổng khó tày trời, quyền hành với mẹ anh và anh chị anh ghê gớm, trong nhà ai cũng riu ríu vâng lệnh ổng. Anh cũng vậy, nhưng ki vào lớp anh lại khác. Anh nghịch ngợm, phá phách, thậm chí ăn nói ngang ngược, bắt nạt kẻ khác, như để cho thỏa những giây phút bị ép xác ở nhà vậy mà. Anh không nghĩ Hân ở đây khác ở nhà với lý do cô ta cũng muốn thoát ra khỏi cái cùng cực trong gia đình như anh, vì Hân là phụ nữ lại lớn rồi. Mà nếu không phải vậy thì hóa ra bản chất Hân chua ngoa, đanh đá thật hay sao?

- 0 đâu! -- Út Tẹo lại buột miệng bênh vực, rồi im lìm mân mê quyển sổ carô nhỏ ghi chi chít những hàng số. Đó là quyển sổ ghi những lô trúng mỗi ngày của các loại vé số. Nhìn dáng ngồi cú rũ với chiếc đầu to, tóc cứng, đen sì của Tẹo mà Trieu thấy xót xa.

Nghĩ ông trời cũng trớ trêu, sanh chi con ng` đã xấu xí lại tật nguyền. Tên Út Tẹo như đi đôi với một nét gì xiêu vẹo mất thăng bằng giống dáng đi của ng` mang tên có vần trúc trắc. Bù lại Tẹo có giang buôn bán, ít khi nào Tẹo phải “Ôm” vé số như những ng` khác, vì vé số út Tẹo bán hay trúng, không nhiều, chỉ lai rai đủ các tay mê số có món tiền nhỏ để mua tiếp sự rủi maỵ Vì vậy ơ/ đia. bàn của wận này có rất nhiều ng` bán vé số nhưng nói đến Út Tẹo vé số, thì ai cũng bắt gặp ngay trong trí nhớ mình cái dáng đi muốn té sắp về trước với cánh tay trái có tật teo đi, cổ tay khoèo lại tự như móng chim, lúc nào cũng đong đưa giữ thăng bằng cho cánh tay phải cầm xấp vé số chào mời.

Hình thù wá dị thường làm ng` có tật hận thù loài ng`. Nhưng với U”t Tẹo thì 0, anh đặc biệt thích trẻ con và thú vật. Tâm hồn anh tràn đầy lòng thương xót và cảm thông với mọi sự bất hạnh trên đời, vì xét cho cùng có ai trên đời này bất hạnh hơn anh.

Triều wen Tẹo trong trường hợp khá hi hữu. Dạo ấy Trieu mới xuất ngũ, anh buồn khổ vì thương tật nên hầu như suốt ngày ngồi một mình ngoài wán rượu, cứ ly này wa ly khác, lắm khi nằm gục luôn trên bàn.

Có một lần wá say Trieu té nằm trên lề đường giữa đêm. không biết bằng sức lực và cách thức nào mà Út Tẹo đã kè Trieu về căn chòi tồi tàn trong hốc của mình. Tẹo cạo gió, xoa dầu cho Trieụ Anh ngủ suốt đêm trong nhà ng` ta, đến sáng thức giấc, ngồi bật dậy Trieu đã kinh hoàng lẫn lạ lẫm khi thấy một gương mặt lạ hoắc, xấu xí đang cuoì với mình trong không gian lụp xụp, tối tăm, kỳ cục ở một nơi Trieu chưa bao giờ tới.

Sau đó hai ng` tự dưng thân thiết với nhau. Tẹo trước đây luôn phải hứng chịu sự hất hủi nên khi tìm thấy nơi Trieu một tình bạn thực sự thì bao nhiêu tình cảm nồng nàn chất chứa trong lòng anh tuôn trào ra. Trieu nhận thấy Tẹo rất nhạy cảm và cũng đàn ông như ai, vì vậy anh chẳng lấy gì làm ngạc nhiên khi chiều nay Út Tẹo tỏ vẻ bứt rứt buồn phiền vì một cô gái đẹp.

- Anh biết bồ của Hân chứ?

- 0! Nhưng biết cô ta có bồ. Cô ta đẹp mà làm gì chẳng có kẻ đeo đuổi. Dĩ nhiên những kẻ đó phải vừa giàu vừa đẹp, chớ không phải wà wặt như anh em mình.

Nói dứt lời tự dưng Trieu thấy kỳ. Hình như trong câu anh nói có chút gì chua chát ghen tuông. Anh có nghĩ xấu cho Hân không khi bảo rằng những kẻ đeo dudổi cô phải vừa giàu vừa đẹp? Rõ ràng Tẹo không đồng ý với anh nên cậu ta lên tiếng ngay:

- Em lại nghĩ không phải vậy, lời anh nói giống như Hân ham thích bề ngoài và tiền bạc. không phải vậy đâu!

- Nhưng ít ra cô ta cũng rất cao vọng , ánh mắt ấy có khi nào nhìn xuống để biết thông cảm với cái khổ của ng` khác.

Giọng Tẹo thật trầm:

- Tại sao anh lại bắt cô ấy nhìn xuống những ng` như em để thông cảm ? Hân còn trẻ wá, lại sống bình an trong gia đình hạnh phúc. Nếu cô ta có cảm thông cái khổ của ai đó đi chăng nữa cũng chỉ là sự thương hại thoáng wa thôi, rồi sẽ wên ngay, vì hầu như Hân có khổ hồi nào đâu để biết cảm thông sâu sắc cái khổ của kẻ khác.

Tẹo ngập ngừng nói tiếp:

- Đôi lúc em nghĩ. Nếu như anh không bị thương để phải hơi... thọt chân, biết anh có hiểu mà thương em như hiện giờ anh đang thương 0?

- Vậy té ra em nghĩ anh thân thiết với em là vì sự đồng cảm về thân phận à?

0 nghe Tẹo trả lời, Trieu vớ cây đàn nghêu ngao hát:

- ”Anh về,

1 nắng, hai sương,

Da chia,

thịt xe?

thiên đường vỡ tan.

Lưng khom,

áo lạnh,

tay đàn,

Thương em

nhớ me.

cung đàn vỡ đôi.

Anh về chân thọt

tình phai,

Nương cau,

vườn chuối

với ai ngọt bùi.

Chiều xuân

chống gậy nhìn trời,

Lòng nghe

mưa bụi

hết thời thanh xuân.

Anh về

mặt đất nhá nhem,

Đồng không mông wạnh

sầu điên trong hồn... ”

Bài hát thất chí này của thằng bạn cùng nằm viện với anh sáng tác. một lần uống ngà ngà, anh đem đàn ra sân ngồi hát, ba anh nghe được, ổng nổi xung thiên nên đập vỡ cây đàn và mắng anh một trận nên thân. Ông bảo “Chuyện bị tàn tật là hoàn toàn do ý của mày, bây giờ không được than thân trách phận hay làm phiền mọi ng` trong gia đình”. Với ông, Trieu biết mình bị coi như đã chết, vì anh là đứa duy nhất trong nhà dám cãi ý ông, để bây giờ thân tàn ma dại, ngày hai buổi ngồi nhìn thiên hạ ra rồi vào.

Nghĩ cũng tội cho cha mình, Trieu biết ông đặt nhiều kỳ vọng vào thằng con út, cố vun xới cho nó một tương lai rực rỡ. Khi tốt nghiệp phổ thông có giấy gọi Trieu đi nghĩa vụ, ông chạy chọt hết mình lo được cả giấy chứng nhận đau tim bẩm sinh để anh được miễn, song song với các thứ giấy tờ đó là hồ sơ đi hợp tác lao động ở Đức, buộc anh phải đi nước ngoài.

Ng` ta bảo ở cái lứa tuổi của anh hồi đó hay có những cơn điên tự ái lắm. không hiểu anh có điên không mà tự ái đùng đùng, kiên quyết đi nghĩa vụ Trieu ý thức được rằng anh không làm như vậy thì suôt' đời anh chẳng bao giờ thành ng` lớn trong gia đình cũng như ngoài xã hội, vì bao giờ dưới ánh mắt của ba mẹ, anh chị, Trieu cũng là thằng bé út khờ khạo cần phải được che chở, cưng chiều.

Anh đã được che chở, cưng chiều nhiều đến mức ngán ngẩm rồi, bây giờ Trieu muốn chống lại bất cứ sự bảo hộ nào, để sau này được sống đúng với mình nhất, không bị lệ thuộc vào bất kỳ ai.

Trieu nhớ ngày anh lên đường, gia đình không đi tiễn, mẹ anh nằm khóc trong buồng, ba anh tuyên bố trong sự tuyệt vọng rằng sẽ từ... để coi mày cãi lời cha mẹ , một thân một mình sẽ làm được cái gì cho đời mày.

Đến bây giờ đúng là anh chưa làm được gì cho đời mình cả, đã vậy còn wè wặt khi trở về. Trieu rất đau khổ nhưng anh không hề ân hận... Phải! Anh không hề ân hận.

Với Trieu gia đình vẫn là nơi cần thiết cho tinh thần, cho tâm hồn anh, anh không rời bỏ nó được, nhưng anh cũng không răm rắp làm theo ý ba mình được. Và cứ thế anh sống dai dẳng không lối thoát trong tình thương, sự phẫn nộ của những ng` thân.

Trieu buông đàn nghe giọng Út Tẹo nhỏ nhỏ:

- Anh Trieu à. Anh từng là một ng` lính bị thương rồi trở về, thân phận của em làm sao giống anh được, em chỉ là đứa con hoang lớn lên từ Ký Nhi Viện, em wà wặt tật nguyền như vầy chẳng wa tại ng` ta... à... Cha mẹ em không muốn em có mặt trên đời này.

Nhìn Trieu với vẻ ngưỡng mộ, Tẹo ao ước:

- Em luôn luôn mơ ước làm được việc gì đó có ích cho mọi ng`, một công việc thật sự có ý nghĩa...

- Giống như anh, nhỏ vài giọt máu xuống chiến trường, phải 0?

Út Tẹo thẫn thờ gật đầu rồi cười bẽn lẽn , Trieu lắt đầu nhìn Tẹo ái ngại, anh chợt nhớ những lời mai mỉa như gai nhọn của Hân mà đau rồi liền tức thời, anh tự an ủi mình... Ít ra trên đời vẫn còn có nhiều ng` biết nghĩ tới sự hy sinh của anh như Út Tẹo.

0 muốn trở lại vấn đề làm mình buốt nhức, Trieu hỏi sang chuyện khác:

- Má em hết bịnh chưa Tẹo?

- Đỡ thôi chớ không bao giờ hết đâu. Khổ cái là vừa ngồi dậy nổi, bả lại kéo ngay cái xe đi đổ rác. Nghĩ mà thương, số má em, khổ lắm anh Trieu!

Trieu sực nhớ tới bà Xa Rác, tên mà mọi ng` thường gọi mẹ Út Tẹo mỗi khi bà khòm lưng kéo chiếc xe đổ rác rồi đập vào miếng sắt kêu mọi ng` đem thùng rác ra đổ.

Trieu nghe các ông xích lô già ngồi cà kê ngoài wán kể rằng ngày xưa bà Xe Rác cũng đ.ep ng`, chỉ có tội wá nghèo mà lại cao số, rốt cuộc phải làm bé hết ng` này tơ”i ng` khác. một bày con không cha cứ tiếp nối ra đời như kết wả của những món nợ tình.

Tẹo là đứa út, wè wặt tàn tật từ buổi lọt lòng, cũng như ba thằng anh mình , cha của Tẹo đã biến mất trước khi đứa con ra đời.

Cũng là thói wen, bà mẹ lại ôm con để trước cửa Ký Nhi Viện của mấy bà PhưỚc. Bà đã bỏ đi mấy ngày rồi không hiểu nghĩ sao bà trở lại nơi bà từng vứt 4 đứa con để xin vào làm không công, miễn sao ngày có 3 bữa ăn.

5 tháng nối tiếp trôi wa, cái Ký Nhi Viện xưa không còn, ng` ta lấy cơ sở ấy làm thành trưỜng mẫu giáo. Phường cấp cho 4 mẹ con Út Tẹo một miếng đất trũng, vài tấm tôn cũ, vài miếng ván cong weo, thế là họ có chỗ để ở, dù xấu xí cũng là cái nhà riêng của mình.

4 anh em thật sự sống chung với nhau nhưng hình như chưa bao giờ chúng coi nhau như là anh em, nếu có chăng là trừ Út Tẹo. Phải chăng càng ở lâu trong Viện mồ côi, ng` ta càng wên để khó tin rằng mình có wan hệ ruột thịt với bất cứ ai, dù rằng những ng` thân đó đã từng sống chung với họ, cùng hít thở cái không khí lạnh, ẩm, tối của Ký Nhi Viện.

Tự dưng Trieu hỏi:

- Ba ông anh của Tẹo sao không ở chung với bác?

- Có chứ! Nhưng mấy ổng đi suốt.

Tẹo nói vậy rồi im lặng, hình như anh không thích nói tới ccác anh mình. Có vài lần Trieu loáng thoáng thấy họ trong các wán nhậu và anh nhận ra Út Tẹo khác xa 3 ông anh. Ở họ có vẻ gì lầm lì, bậm trợn nếu không muốn nói là hung ác.

- Em về.

Tẹo độg ngột đứng dậy làm Trieu ngạc nhiên:

- Còn sớm mà. Ở Lại ăn cơm với anh cho vui.

Tẹo ngần ngừ rồi dứt khoát:

- Để hôm khác. Em phải tới chỗ ông thầu Quế cho ổng lựa số trước. Ổng dặn mà em wên.

- Vậy thì anh không dám giữ. Mai rảnh ghé chơi.

- Anh cứ ở đây hoài, không về nhà sao?

- Có về chứ. Nhưng ban đêm phải ở Lại.

Tẹo nhe răng cuoì:

- Cứ như anh chắc ế vợ Cô nào mà dám ưng vì sợ tối ngủ chỉ có một mình.

- Ôi! HƠi đâu chú mày lọ Bao giờ có ai ưng thì anh đây chuyển ngành.

- Wan trọng là anh ưng ai chưa đã ?

- Anh ưng nhiều ng` lắm nên rốt cuộc vẫn “Đời tôi cô đơn nên yêu ai cũng cô đơn”.

Tẹo nghe Trieu hát bài mình thích nên gật đầu nhịp theo khoái chí. Anh lại xiêu vẹo lê tấm thân xấu xí của mình trở lại cổng. Thành phố giờ này đã lên đèn, mọi ng` đang wây wần bên mâm cơm. Tẹo nghĩ tới bà mẹ của mình rồi nghĩ tới Trieụ Anh đang một mình giữa ngôi trường vắng lặng rộng thênh thang với 4 bức tường cao chia cách anh với bên ngoài ồn ào náo nhiệt.

Bước vào một wán caphe định mời khách, Tẹo bỗng way trở ra ngay , trong đó có nhiều cặp đang nghiêng đầu thầm thì bên nhau... Nhỡ gặp Hân và tên ng` yêu có bộ mặt cáo già của cô ta thì sao?

Tẹo ngả nghiêng bước đi. Anh buồn bã nghĩ: Với Hân, anh cũng như những ng` bán vé số khác chớ có gì đâu để anh phải ngại ngùng sợ chạm mặt... Cắn môi Tẹo đưa mắt nhìn trời. Ngôi sao hôm chiều nay đẹp wá. Trên trời mới vừa sẩm tối, trông nó non nớt và trong sáng lạ lùng. Nhưng ngôi sao ấy không phải của mình đâu. Vì chiều nào cũng vậy, Tẹo luôn bắt gặp sao hôm trên đường về nhà, đến khi vào tới con hẻm sâu tăm tối thì trên trời đã mọc rất nhiều sao. Anh đứng ở cái sân dơ bẩn phơi đầy những mảnh bao mủ của mẹ anh mót từ bao nhiêu cái thùng rác, để nhìn lên trời... Từ mảnh sân bé xíu thấp chủm, khoảng trời trên cao tự nhiên nhỏ lại và ngôi sao hôm nằm đâu đó trên khoảng trời khác chớ không trên khoảng trời của sân nhà anh.


Chương 5

- Hứ! Con đi đâu mà giờ này mới về tới nhà ?

Tránh nhìn gương mặt hầm hầm của ông Lân, Bảo Hân lí nhí:

- Dạ... Con đi thăm chị bạn bị bệnh.

- Đi với ai? Đi bằng cái gì mà xe đạp để ở nhà ha?

- Dạ... con đi với anh Thuấn! Ảnh chở con...

- Tại sao có xe mà không đi, để phải lệ thuộc người khác, chưa là gì để đưa đón mới ngày đầu . Ba cấm!

- Dạo này con mệt trong người, đạp xe không nổi, nên anh Thuấn mới...



Ông Lân quác mặt:

- Lại vẽ thêm chuyện! Đây đến trường có bao xa chứ . Lúc nào con cũng là đứa cứng đầu nhất nhà, lúc nào con cũng viện lý này lẻ nọ để ngụy biện, để chạy tội.

Nhìn vẻ giận dữ của ông Lân, Hân làm thinh, cô đứng ôm cái ví trong tay ấm ức... Biết đến bao giờ mình mới không bị coi là trẻ con nhỉ Ngao ngán, Hân quay lưng định bước vào trong thì ông Lân đã nói:

- Con lầm lì để chống đối phải không Hân?

Hân bậm môi đáp lại:

- Con không lầm lì chống đối, cũng không ngụy biện để chạy tội. Con lớn rồi, đôi khi con phải có tự do riêng của mình chứ, tại sao lúc nào mọi người cũng coi con như trẻ nít ngu ngơ, lúc nào cũng muốn con phải ru rủ trong nhà như nhà tù kín vậy ?

Ông Lân nạt:

- Giỏi! Hôm nay con giỏi qúa rồi đó Hân. Con học ở đâu thói trả treo với cha mẹ vậy ? Hứ! Để tự do riêng cho con đi cặp kè với thằng Thuấn chớ gì ? Coi chừng đó! Ba đang suy nghĩ về tư cách, đạo đức và bản chất con người nó đấy. Xem chừng chẳng tốt lành gì đâu.

Nghe ba mình lên án... người yêu, Hân bối rối, cô tung đòn... nhẹ để dò:

- Gia đình mình và gia đình anh Thuấn đâu phải chổ xa lạ Con quen anh khi ba mẹ đồng ý cho phép, tính ra hơn hai năm rồi, tụi con có làm gì xấu đâu để bây giờ ba... ba... lại... Híc ! Híc! Chê anh thậm tê.

Ông Lân nhíu mày bực dọc, định nói gì đó, nhưng không hiểu sao lại thôi, khoát tay ông cộc lốc:

- Đi vào trong đi!

Bảo Hân lui thủi bước vô nhà bếp, gặp mẹ âm thầm ngồi bên thau chén dơ . Hân vội vàng nói:

- Me để đó con rửa! Sao tối nay ba về sớm vậy?

Giọng bà Thủy hiền lành:

- Tối nay không họp hành, không công việc đột xuất thì ba về sớm. Con hỏi nghe lạ chưa ? Me dặn rồi mà con rắng đi về cho trể. Ổng về không thấy con, ông bực mình luôn với mẹ Ôi! Ổng nhẩn nhục xuống.

Hân phân bua:

- Ba bực luôn anh Thuấn nửa mới khó chứ.

Bà Thủy im lặng. Hân nghe tiếng nước từ robine chảy nhè nhẹ vào thau lẩn tiếng mẹ mình thở dài:



- Mẹ nói đi nói lại nhiều lần rồi. Dẩu thương cở nào cũng không qúa thân mật với thằng Thuấn, mẹ muốn đâu đó rõ ràng, quen hơn hai năm rồi, ít ra mẹ con nó cũng phải bước tới danh tiếng chứ.

Hân hấp tấp bênh vực :

- Tại con chưa muốn lấy chồng sớm! Ý con muốn ảnh phải có một sự nghiệp đàng hoàng.

- Mẹ sợ lúc đó con đã... nửa chừng xuân rồi!

Hân gượng cười trước câu đùa của mẹ Có lo bà Thủy đoán biết được, câu bà thắc mắc vừa rồi, là nói bận tâm duy nhất của cô hiện nay...

Thật ra cô muốn gia đình Thuấn tiến tới cưới hỏi từ lâu rồi, nhưng cô thấy rỏ anh mỗi lúc một tự coi cho mình sợi dây cô cố tình bước vào. Đã có lúc Hân tưởng chừng mình tuyệt vong đến mức để rồi sợi dây tình, nhưng bây giờ thì không, cô đang siết lần mới đây và Thuấn cũng đang yên ấm cùng cộ Sau lần ngu muội “chọn học trò bỏ người yêu” do, hai người... vui vẻ trở lại, mỗi ngày Thuấn đưa đón cô tối trường. Bảo Hân không nghe anh và bà Hoàng Yến nhắc gì tới việc mở quán caphe to nhất nhì thành phố nữa, hai mẹ con Thuấn hình như đã chuyển sang hướng làm ăn khác, một cách làm ăn không cần cô so, vốn liếng mà Thuấn tránh né mỗi khi cô hỏi tới. Cái bằng kỹ sư Bách Khoa của Thuấn chỉ là cái mặc cho đẹp, cho sang chứ chưa bao giờ anh sử dụng nó trong công việc làm ăn.

- Con không ăn cơm hả Hân?

- Dạ... hồi chiều tụi con có đi ăn rồi mẹ . Tối nay con phải thức soạn bài thế nào cũng phải ăn thêm . Không e đau mẹ lo.

Bà Thủy nghiêm mặt:

- Mẹ muốn hai đứa phải danh chánh ngôn thuận khi đi chơi với nhau, thời gian tìm hiểu đã hơn hai năm, khá dài đấy Hân. Thằng Thuấn thật lòng thương thì phải tiến tới, nếu không thì dừng lại ở mức độ bạn bè, nó chỉ được tới nhà chơi, chớ không được phép đưa đón mỗi ngày như cả nửa tháng naỵ Hàng xóm xù xì, họ hàng dị nghị, mẹ khổ tâm qúa Hân a!

Thấy Hân thừ mắt làm thinh, bà Thủy nhỏ nhẹ nói tiếp:

- Trong nhà này, anh chị con cha mẹ đều cưới gã đadng hoàng hết cả rồi, bây giờ còn mình con, lại là út nên ba con vì... cưng chiều không khe khắt, khó khăn như với mấy đứa lớn, nhưng như vậy không có nghĩa là thả lỏng cho con muốn làm gì thì làm đâu.

Hân vờ nhăn nhó:

- Con thấy mình chưa làm gì sai hay đi xa hơn điều mẹ luôn căn dặn... Với lại me ơi! Sắp năm hai ngàn tới nơi rồi... Ba mẹ có lo qúa, con mất bạn bè lẫn người yêu chỉ vì chưa vội lấy chồng, mà với có bồ...

- Me không đùa đâu Hân. Con phải gợi ý với thằng Thuấn cho nó hiểu mà đưa mẹ nó qua gặp ba mẹ Người ta nói “Cưới vợ phải cưới liền tay”. Nó tính chuyện gì mà cứ kéo cù cưa cù nhảy mãi vậy? Ba con hầm rồi đó!

Ngó mắt ra Hân hỏi:

- Ba hầm gì hả me?

- Ông nghe ai nói gì đó về thằng Thuấn lẩn mẹ nó, ông bực lắm!

Hân ngạc nhiên:

- Mà nói cái gì hả mẹ ?

Bà Thủy lắc đầu:

- Mẹ có hỏi nhưng ông làm thinh, nên có dám hỏi tiếp đâu . May là cái vụ mẹ con nó định mở quán caphe ôm gì đó ông không hay, ông mà hay là đố con được gặp nó, đi với nó.

Chắc lưỡi, Hân ngồi rầu . Cô không đoán ra ông bố khó tính của mình bực dộc người mình yêu vụ gì . cũng may phúc là chuyện Thuấn xui cô nghĩ dạy để mở quán caphe cô không dám về nhà hé môi, ba cô mà biết vụ xúi biểu này, còn no sung thiên lên tới đâu nữa. Rụt rè Hân hỏi:

- Mẹ à! Nhầm ba bức rồi... rồi... thí dụ mẹ anh Thuấn qua gặp ba me bàn chuyện tụi con, ba không bằng lòng thì sao?

Bối rối trước vẻ mặt lo lắng của con gái, bà Thủy lại lắc đầu:

- Mẹ chẳng hiểu ý ba con sao nửa. Độ này ông thay đổi nhiều qúa!

Nghe giọng mẹ mình tự nhiên nhỏ dần và trầm xuống như tiếng than, Hân bổng thấy thương bà xót cả lòng. So với ba cô, mẹ cô gìa hơn nhiều, bà tàn tụy, quên mình, hy sinh tất cả mới thứ vì chồng vì con. Ba cô là người độc đoán, thích ra lệnh và ưa mọi người tuân lệnh mình . Trong gia đình người tuân lệnh ông răm rắp trước tiên là mẹ cô, bà tuân lệnh ông vì yêu hay muốn gia đình yên ấm, thật sự cô không hiểu nổi . Khi biết suy nghĩ tới giờ, Hân thấy không khí gia đình lúc nào cũng êm đềm . Mẹ cô vẩn sung sướng mọi khi nghe bà con, họ hàng đem gia đình mình ra làm tấm gương hạnh phúc cho mọi người soi. Bà không sung sướng sao được khi thấy con cái, ba đứa để ăn học thành tài, cưới gã rỏ ràng mảy mặt được hai đứa lớn, còn đứa út cũng nhiều người ngặp ghé, trong khi chồng thì công danh sự nghiệp cứ thẳng tiến.

Nhưng càng lớn, Hân càng nhận ra dường như cái hạnh phúc mẹ cô có, được đắp bồi sự chịu đựng của một phu nu đã được nuôi dạy bằng những ước lệ đạo đức loại tam cường, ngũ thường xa xưa. Tình yêu bà dành cho ba cô chỉ gói gọn trong nghĩa đạo lý vợ chồng, chớ không bắt nguồn từ tình yêu, kiểu như cô đang yêu Thuấn bây giờ.

Hân nghe mẹ kể, mẹ lấy chồng năm vừa 16 tuổi, người ta mai mối và ông bà ngoại đã nhận lời. Lúc ấy ba cô là chàng trai 18 tuổi, ông vâng lời gia đình cưới vợ để có người chăm sóc cha mẹ, đang yên tâm đi du học ở nước ngoài. Đến khi ông trở về thì đã có thằng con trai đầu lòng 5 tuổi...

- Phải chi ba còn đừng chuyển công tác thì mẹ đở lo.

Tiếng bà Thủy khẻ khang cất lên làm Hân sực tỉnh. Cô vội vâng hỏi:

- Mẹ lo chuyện gì mới được chứ ?

- Qua có quán này cứ tiệc tùng hoài, một tuần có được mấy tối về trước 11 giờ đâu.

Hân nhìn đôi mắt hiền lành của mẹ rồi an ủi:

- Tại công việc và chức vụ mới nên ba phải ngoại giao, chớ đời nào ba con ưa tiệc tùng nhậu nhẹt. Ba nỗi tiếng là “Âm lịch” mà, me lo chi cho mệt không biết nữa!

Bà Thủy đứng dậy nói sang chuyện khác:

- Thôi lo đi tắm rửa, thay đồ cho rồi, trên bếp than còn ấm nước nóng đó.

Hân hiểu “câu chuyện tâm tình” giữa hai mẹ con đến đây là chấm dứt, nên lang lang bước về phòng mình.

“Cô đơn. Cô đơn. Xin đừng gọi tên tôi... ”

Bổng dưng cô bặt hát bài nhạc cô vẫn nghe loáng thoáng ngoài cái phòng bảo vệ nhỏ như cái hộp của Triều. Ừ! thì ra cô đơn không giành riêng cho ai hết. Giờ này Hân cô đơn trong chính ngôi nhà hạnh phúc của mình, Triều thì cô đơn trong thế giới buồn bã mông lung của một nơi từng là tu viện. Chỉ có Thuấn... Hân chợt sựng người khi nghĩ có lẽ riêng Thuấn là không cô đơn, vì anh chẳng bao giờ chịu giam mình trong căn phòng vắng (dĩ nhiên rất ư tiện nghi) , khi bên ngoài là biết bao cuộc vui đang mời gọi. Hân nằm vặt người ra nệm. Thời gian cô gần bên Thuấn sao lúc nào cũng trôi nhanh đến phải tiếc từng phút. Anh có thật lòng yêu cô như những lời anh vẫn nói như ru ngủ ấy không ? Bất giác Hân đưa ngón tay trở lên vuốt nhẹ bờ môi, nụ hôn vội vàng trong khuôn viên quán caphe như vẩn còn thơm trên môi cô . Đó có phải là tình yêu không ? Người đàn ông vẩn có thể say mê quấn quýt bên một người đàn bà không cần tình yêu có mà! nhưng ấy là người nào chớ không phải là Thuấn của cô đâu. Trái tim Hân sao cứ thấp thởm âu lo đến thế ? Có phải tại cô vừa mới ngụy biện cho mọi tính cô sợ sẽ đi tới vỡ tan không?

Đưa mắt nhìn tờ lịch có hình cô diễn viên nỗi tiếng đang khoe nụ cười tình, Hân bỗng bực bội: Tại sao là có người sung sướng đến mức chỉ biết cười, cười hoài mặc cho thế sự thăng trầm, bể dâu thay đổi... Nhưng cô ta là diễn viên mà, chuyện khóc hay cười đối với diễn viên thì có gì phải nói. Chỉ có cô, cô sẽ phải làm sao đây để đừng mất Thuấn , cô sẽ phải cười, phải khóc cách nào đây để anh cưới cô... Ôi! Tình yêu, thứ si mê mù quáng mà làm khi người ta phải tính toán, phải thủ đoạn và phải độc ác để có cho kỳ được.

Thuấn nằm dài trên salon, anh lim dim nghe bài nhạc "ruột" của mình một cách thích thú: "Ngọ ái ni, I love yoụ Ngọ ái ni I need you more than... I never did anyonẹ"

Dạo này anh rất chăm học Anh văn, chăm đến mức Hân phải ngạc nhiên. Cô hoi? thì anh giải thích chung chung:

- Tiếp xúc với Mỹ thì phải học tiếng của nó. Em thắc mắc thật buồn cười. Anh lười thì em chê, anh siêng em lại hỏi. Sao khó qúa vậy, cô giáo?

Hân tưởng anh sắp vào làm cho một công ty nước ngoài nào đó, đâu biết rằng cô lâm nhưng anh không giải thích thêm. Hân nghĩ sai mục đích học Anh văn của anh càng tốt chứ sao, vì nếu cô biết đúng chỉ thêm phiền cho anh.

- "When yoúre not around my heart stood still. Within remain and always will... "

Bài hát dứt vừa lúc bà Hoàng Yến bước vào. Buông mình xuống chiếc ghế đối diện, bà bảo con trai:

- Đi xa mệt qúa!

Vẩn không đổi tư thế nằm, Thuấn hỏi:

- Nhưng được hay không vẫn là điều quan trọng. Vậy... được hay không hả mẹ?

- Dỉ nhiên phải được. Mẹ chớ có phải tay mờ đâu. Bắt đầu ngày mai lo hồ sơ vừa rồi.

Thuấn nhỏm người dậy:

- Không cần chờ con xem mắt sao?

- Xem làm gì cơ chứ ?

Thuấn vò đầu:

- Mẹ nói nghe lạ thật! Dầu gì cũng... cũng...

- Cũng sao? Mày cứ coi lần này như những lần kia, tao chuyên lo dẫn mối ăn huê hồng. Coi chừng phải trả huê hồng cho tao đó!

Thuấn nhăn nhó:

- Nhưng những lần trước con vẫn được nhìn thấy mặt. Quái thật, đến phiên mình thì phải đành nhắm mắt đưa chân... Ôi! Thân trai có hai bến nước; trắng nhỏ, đen xúc kem xài đó. Mà mẹ nè! Trắng hay đen vậy?

Bà Hoàng Yến cười, nụ cười đắc ý:

- Trắng hay đen gì cũng qua mặc. Mày xài thứ khác Thuấn a!

Ngơ ngác Thuấn nhíu mày:

- Nghĩa là sao hả mẹ ? Còn thứ nào nữa?

- Thông minh như mày cũng đôi khi chậm tiêu, ngu ngốc. Bởi vậy tao đành tìm một con mụ nạ dòng để mụ ấy dạy dỗ cho mày khôn ra, vừa đỡ tốn tiền lại vừa đỡ lo mày mê mệt thật sự vì bọn con lãi ranh hỗn quỷ sứ!

Há hốc mồm, Thuấn nhìn mẹ rồi lắp bắp:

- Mẹ tìm cho con một... bà mẹ Mẽo à ?

- Ừ ! Mẹ Mẽo hay lai Mẽo gì đâu có quan trọng, miễn làm sao mày đi được qua tới đó thì thôi. Lấy con lai tốn tiền hơn lấy mẹ nó. Với lại đứa con gái mụ ta mê đa tình cho khác nhiều tiền lắm, mình rờ vào thì cũng được thôi. Nhưng mẹ thấy không cần thiết, để tiền làm chuyện khác, con lấy vợ nhắm xuất cảnh chớ có phải lấy vợ thật đâu mà phải kén.

- Nhưng mụ... vợ này có bao nhiêu rồi?

- Chậc! Nhỏ hơn mẹ, chung ngoài 40 thôi! không đến nỗi chênh lệnh lắm đâu.

Ngồi chống tay dưới cằm Thuấn làm thinh không nói, không rằng... Anh tự an ủi mình: Đó chỉ là phương tiện, quan trọng là mục đích, mà mục đích của anh quá rõ rồi, miễn sao ít tốn kém của mẹ thì thôi...

Bà Yến phân quyết:

- Lấy vợ hộ gia như vậy thì vợ thật nó mới không ghen. Mẹ tính rồi, trước khi đi Mỹ, con nên làm đám hỏi với con Hân.

Thuấn kêu lên:

- Sao lại phải là Hân?

Ba Yên mỉa mai:

- Lại thêm câu hỏi ngu ngốc nữa rồi! Vậy hiện giờ con ưng đứa nào? Khương Liên hay Tuyết Nga?

Thuấn xụ mặt, anh khó chịu khi bà Yến chen vô chuyện yêu đương thật sự của mình. Quả là với mẹ, Thuấn ngờ nghệch như cậu bé con, mẹ anh là bậc thầy trong mọi sự tính toán làm ăn. Bà có nhiều thủ đoạn hái ra tiền mà Thuấn phải nghiêng đầu bái phục. Bà biết nhìn xa trông rộng chớ không thiên cạn như anh. Chính bà đã rèn luyện cho anh cách sống bằng lý trí.

- Trong những đứa con quen, Hân là đứa kém linh hoạt và kém bắt nhịp với cuộc sống xô bờ xô bộn hiện nay nhất. Có lẽ vì gia đình nó gia giáo. Điều đó rất tốt!

Thuấn phát cười to, ngắt lời bà Yến:

- Gia đình Hân gia giáo à ? Coi chừng mẹ lầm đó!

Bà Yến vẫn thản nhiên:

- Cứ cho là mẹ lầm cũng chẳng sao, mẹ sửa ngay... Có lẻ vì nó được dạy dổ cẩn thận, nên nó sống không thực dụng như Khương Liên hay ham tiền như Tuyết Ngạ Chỉ có nó mới có thể thủy chung một mực, đợi ngày con trở về để cưới đàng hoàng, mà con khỏi phải lo sợ nghi ngờ khi đi xa thôi. Nó thương con thật tình, hai đứa cũng quen hơn hai năm rồi, mà con vẩn chưa dừng được tội nó, chứng tỏ nó biết kìm chế và khôn ngoan. Trong khi với những đứa kia, con đã ăn dam nam để ở nhà chung. Mẹ thử hỏi suốt thời gian con ở Mỹ, ai mà biết chúng sẻ bồ bịch , ăn ở, thậm chí có con với thằng nào chứ ? Hãy khôn ra, nên hỏi cưới đứa con gái biết giữ gìn, quy gia cái von con gái của nó cho tới lúc con về.

Nhìn con trai với đôi mắt tinh quái, bà Yên hỏi:

- Lúc nảy con muốn nói tới ba con Hân phải không ?

Gật đầu, Thuấn nhếch môi:

- Ông ta có bỏ mặt gia trưởng lạnh lùng, nghiêm khắc, thậm chí độc đoán, thân tâm với vợ con, thật ra bản thân cũng tệ như ai.

Bà Yên cất giọng cười khan:

- Một kẻ đạo đức gĩa mà lại có quyền thì thuong trở thành tham lam. Ba con Hân thuộc hạng đó . Mẹ có lạ gì Triệu Lân, chồng của Nhược Thúy. Ông ta bao giờ cũng trơn tuột như con lươn, lúc nào, ở đâu cũng sống bằng hai bô mắt, bây giờ bò lên tới chức giám đốc rồi dể gì không ham hưởng thụ Như sự bù đấp vậy mà, ông ta trả thù cho những cái trước đây do mình cưới vợ sớm, hâm mộ công danh mà thua thiệt mất mát.

- Bác Lân đang cặp với một con bé bằng tuổi Hân, xinh gái lắm!

- Sao mày biết?

- Con vào nhà hàng Sao Biển thấy và nghe tụi nó nói.

- Nhà hàng Sao Biển à ? Đứa nào vậy kìa ?

- Vương Thục Như.

- À, con Tàu lai. Tao tuyen cho ho cho ai. Con này có học, tại ham có tiền để ăn chơi. Mới đó mà rờ tới giám đốc rồi . Hay cho!

- Mẹ tuyên toán thứ thiệt không mà . Ông sa vào mê hồn trận, chết bây giờ đó!

Phảy tay về phía Thuấn, bà Yên nạt:

- Đừng có trù, thằng qũy. Ít ra cũng cầu chúa dê lão Lân giữ chức giám đốc cho tới ngày mày trở về . Có ông bố vợ làm giám đốc một công ty như vậy đở lắm thằng ngốc a.

Giọng Thuấn tự lự:

- Biết ông ta có chịu gã không?

- Nếu biết cách thì không có gì không được. Rồi mẹ sẻ dạy mày tới nơi tới chốn.

- Ơi mẹ Ơi là mẹ! Nhớ tới bà vợ không rỏ chân dung ấy, chán... con đúng hết muốn nói. Nghĩ đời con sao bạc phận thế cơ chứ.

Bà Yến mắng yêu:

- Tổ cha mày! Mẹ làm giàu thì phải chịu đựng, phải liều mạng, huống chi mày mới liều lấy đở con vợ hờ có thâm niên trông nghe chơi thôi đã thân rồi. Muốn đem tiền dùng số bàn tay con ạ!

Miệng nhếch nhếch cười, mắt lơ đảng như không nghe gì cả, Thuấn lẩm bẩm tính trong đầu . Anh không tính chuyện cưới hỏi vợ thật, vợ hờ gì hết, mà tính chuyện khi sang tới Mỹ anh sẽ dùng thủ đoạn nào để buộc người cha mà anh chỉ còn loáng thoáng nhớ mặt sẽ chu cấp, lo liệu mọi thứ cho anh, lúc anh đã li dị xong xuôi với mụ vợ họ đáng tuổi mẹ mình. Hứ! Giờ này ông bố của anh đang lu bu với đám mới đã do conhay đang hùng hục lao vào công việc thì anh chẳng biết, chỉ có điều tiền bạc ông gởi về đều đặn, đầy đủ nhưng không chịu bảo lãnh mẹ con anh đi.

"Chị đừng chờ ảnh nữa, ảnh đã lấy một người khác rồi, nghe đâu bà vợ này người Mỹ gốc da đỏ... "

Thuấn nhớ lần nghe người bà con ở Mỹ về báo tin, mẹ anh gần như mất hồn. Bà đâu khó,dạt dờ tựa cái bóng cả mấy tháng trời, để rồi sau đó bà thay đổi hoàn toàn cách sống, cách nghĩ và cả cách làm ăn nữa.. Bà thay đổi đến mức Thuấn tưởng chừng như mẹ mình là một người khác, với trái tim lạnh chỉ biết tính toán hơn thua, được mất. Trong trái tim lạnh ấy không còn chổ cho tình yêu. Bà chưa bao giờ rầy la trách mắng gì Thuấn dù bà thừa biết anh coi tình yêu là một trò đùa, và các cô gái đến với anh là do để giải trí. Đôi lúc Thuấn có cảm tưởng mẹ mình thích thú cũng tham dự các trò đùa của anh, bằng những câu ỡm ờ thả mồi bắt bóng với lũ con gái đến tìm anh tại nhà. Rốt cuộc con bé nào cũng tưởng mình là người yêu duy nhất của Thuấn. Mà các cô không tưởng vậy sao được, khi bà mẹ sang trọng quý phái của chàng bao giờ cũng ngọt ngào, đưa đẩy ý như rất muốn cô vào làm dâu gia đình, có ổng bỏ đi Mỹ từ trước giải phóng... Thế là chẳng nghi ngờ, nghĩ ngợi gì cho xa, các con bé ngốc ấy tình nguyện tìm đến trao thân gởi phận cho Thuấn với mơ ước ngày nào đó sẽ cùng anh ra đi.

Bây giờ anh mới thật sự có cơ hội đi, anh chả muốn vướng víu vì một cô gái nào cả, anh đang muốn và chỉ muốn làm ra nhiều tiền thôi. Thuấn nhìn mẹ :

- Con không thích bị ràng buộc đâu mẹ! Với lại chưa đi mà mẹ đã tính tới lúc trở về. Về làm quái gì ? Bắt con người ta chờ đợi phải khổ không ?

Vẫn giọng nhẹ nhàng, từ tốn nhưng rõ từng chữ, từng câu, bà Yến bảo:

- Mẹ đã tính đi tính lại mọi thứ rồi Thuấn ạ ! Con thấy đó, với số tiền lẻ ra dành cho vú mở quán caphe, mẹ bỏ vào lo cho con đi hợp pháp. Cái dịch vụ còn lại mà mẹ làm mới giỏi mấy tháng này sẽ nuôi sống mẹ khi mẹ Ở lại một mình. Con qua bên ấy, ba con phải lo cho con một số vốn để con trở về đây làm ăn, nếu ổng không muốn bị con theo quấy rầy ăn bám. Số vốn đó ở Mỹ con chẳng làm nên trò trống gì đâu. Trở về con sẽ mở được một khách sạn, chớ không chỉ là một quan caphe như mẹ con mình từng phải kỳ cọp rồi tính tới, tính lui mà chưa có được.

Thuấn vẩn nhảng nhí:

- Vậy thì cần gì phải đi hỏi Hân cho phiền phức. Con có yêu nhưng chưa tới mức phải sợ mất đâu!

- Con quên ông Lân hiện đang có thế lực sao? Ổng sẽ đặt viên đá đầu tiên cho con đi lên đó.

- Ôi! Mẹ nghĩ ngợi xa xôi qúa! Trong khi hiện tại thì chưa thấy gì cả, ngay cả vợ hợp pháp của mình, con cũng chưa tưởng tượng ra nổi, huống hồ chi tưởng tượng tới viên cảnh tương lai mà mẹ vẽ vời . Biết đâu vật đổi sao dời hả mẹ ?

Giọng bà Yến tự đắc:

- Rồi con sẻ thấy đâu vào đó, nếu con nghe lời mẹ Ngày mai bắt đầu tiến hành mọi cái. Thủ tục đầu tiên là dăng ký kết hôn. Tờ hôn thú cũng chính là tờ thông hành của con đấy. Dẫu cho vật đổi sao dời mình vẫn đi đứng đường mình đã chọn, có thể đong gập ngềnh hơn, xấu hơn so với tưởng tượng nhưng có hề gì một khi con đã trở nên giàu su.

Thuấn kín đáo quan sát mẹ mình. So ra bà nhiều tham vọng và mê làm giàu hơn cả anh. Nhớ có một lần Thuấn đã nói với Hân là "Anh căm thù sự nghèo đói và thề sẻ làm giàu bằng mọi cách, kể cả cách bẩn thiu nhất".

Thật ra đó chỉ là cách nói để anh tự tô đậm thêm tính cách mà Thuấn nghĩ là độc đáo, hơn người cho Hân càng... nể anh hơn thôi, chứ cô đâu biết rằng anh ngoài tài mồm mép thì có gì hơn ai, mọi việc làm ăn anh chỉ thực hiện theo sự chỉ đạo của mẹ mình. Mẹ anh đúng là người đàn bà hiếm có!

Chương 6

Thấy Hân ngồi thừ người ra, Thuấn nghiêng đầu trêu:

- Mừng wá rồi wên có anh kế bên hả nhỏ ?

Hân như sực tỉnh, cong môi đáp:

- Nghèo... mà ham! Hổng dám mừng đâu! Em đang lo thì có.

- Ghê thật! Đanh đá, chua ngoa chưa từng thấy.

- Đanh đá, chua ngoa cỡ như em mà còn bị bắt nạt, bị ăn hiếp chớ nói chi hiền . Mà em hỏi thật nha . Em so với cô nàng Khuong Lien và Tuyet Nga nữa, thì ai đanh đá nhất ?

Thuấn cười giả lả:

- Cho anh xin mà Hân, đang bàn chuyện hai đứa mình tự nhiên em kéo người dưng vào, khổ wá! Bây giờ ai nhất đi chăng nữa thì anh cũng sắp là của em rồi, Hân khỏi phải lo: "Làm g`i để giữ, để đừng mất anh... "

Nghe Thuấn nhắc, Hân đỏ mặt . Háy anh một cái, cô mới bắt đầu thổ lộ:

- Dạo này ba kỳ lắm!

- Sao lại kỳ ? Kỳ là sao ?

Han đắn đo:

- Hình như ba không bằng lòng khi thấy anh đưa đón em.

Thuấn cười ngọt sớt:

- Vì vậy mà dạo này em lại lọc cà lọc cọc chiếc xe mini cà tàng ?

Thấy Hân làm thinh, THuan nhỏ nhẹ:

- Ba không bằng lòng là phải thôi chớ có gì là lạ . Đó tại lỗi nơi anh, wen em bao lâu rồi mà cứ dậm chân tại chỗ, ông bố nào lại không lo cho con gái . Anh lại thấy kỳ chỗ khác kìa.

Nhìn nụ cười khó hiểu muôn thưở của Thuấn, Hân ngạc nhiên:

- Anh muốn nói ba kỳ chỗ nào ?

Nhún vai tỏ vẻ bất bình Thuấn nói:

- Ở địa vị như ba dư sức sắm cho em một cái cúp hay tệ lắm cũng Chaly, sao ba lại nỡ để cô út đi xe đạp tới lớp hò hét bọn trẻ con đến khàn hơi khô cổ nhỉ ?

Han bối rối trước câu hỏi rất thực tế của Thuấn . Cô gượng cười hỏi một câu ngốc nghếch:

- Anh nghĩ là ba có dư nhiều lắm sao ?

THuan nghiêm mặt như sắp giận . Giọng anh cộc lốc:

- Xin lỗi! Sao em lại hỏi anh như vậy ? một câu hỏi rất đáng đời cho anh; thằng đàn ông vừa ngỏ lời xin em làm vợ đã nhắm vào gia tài ông bố.

- Anh hiểu lầm ý em rồi Thuấn . THật ra em muốn nói là ba không đủ sức mua cho em xe gắn máy . Với lại ba không thích con cái đua đòi, se sua.

- Sao lại đua đòi ? Chiếc xe là một phương tiện cần phải có mà . Suy nghĩ như ba và cả em thì wả là kỳ . Trong khi anh biết...

Hân lắng tai nghe nhưng Thuuan không nói tiếp, cô hỏi tới:

- Anh biết cái gì ?

Thuấn buông thõng:

- Biết ba dư sức mua xe cho em, có điều tại ba không muốn . Có lẽ ba sợ người ta nói ông phung phí, sắm sửa lắm thứ cho gia đình từ ngày lên làm gíam đốc...

Han gật đầu, giọng có vẻ tự hào:

- Anh nói đúng, ba em là như thế và em bằng lòng đi xe đạp để giữ tiếng cho ba.

Thuấn cười, vuốt má cô:

- Em đúng là cô giáo mẫu giáo, ngây thơ, trong trắng và dễ tin như lũ học trò của em.

Hân hĩnh mũi nói:

- Với anh em mới dễ thương như vậy, chớ với người khác em dễ ghét, phách lối , kiêu căng lắm kìa.

- Với người khác là người nào ?

- Là người em không yêu, không thương.

Nhẹ nhàng Thuấn hỏi:

- Vậy con người thật của em hiện ra khi nào ? Lúc dễ thương bên anh hay dễ ghét kiêu căng bên những người khác ?

0 nghĩ là Thuấn mỉa mai mình, Hân thành thật đáp:

- Chỉ với anh em mới yêu, mới giành hết những ngọt ngào lo lắng, lẫN ghen tuông yêu dấu cho anh . Còn với thiên hạ, họ làm sao kệ họ, em không cần nghĩ tới đâu.

- Em sẽ chờ anh chớ Hân ?

Han lo lắng:

- Chờ... là chờ như thế nào khi anh vừa... vừa...

THuan kéo cô sát vào người, biết rõ gia đình mình không ai ra vườn trong giờ này, Hân để yên cho Thuấn ôm . Cô lắng nghe giọng anh thầm thì:

- Lúc nãy anh nói, mà nói chưa hết ý thì mình đã bắt sang chuyện khác rồi . Hân này, thật ra anh vẫN chưa nghĩ anh sẽ lập gia đình vào lúc công danh sự nghiệp chưa có đâu . Dự định mở wá caphe coi như dẹp rồi vì đời anh bắt đầu có hướng đi mới và trong hướng đi này anh lại nghĩ tới em trước tiên, vì bao giờ anh cũng rất yêu em.

- Anh định làm gì hả Thuấn ?

- Định nhờ mẹ wa xin hai bác gả em cho anh như hồi nảy anh đã nói chớ còn làm gì nữa . Có điều em phải chờ anh . Làm đám hỏi với em rồi anh sẽ đi.

Nhỏm người dậy, Hân thảng thốt:

- Đi đâu ?

Giọng Thuấn trầm hẳn xuống để tạo sự wan trọng cần thiết cho Hân chú ý:

- Đi Mỹ, ba anh đồng ý bảo lãnh rồi.

Han cắn môi sửng sốt:

- Em thật không ngờ!

Thấy Hân ngồi gục đầu, Thuấn sốt ruột:

- Em nghĩ sao hả Hân ?

Ngước nhìn anh với cặp mắt long lanh xúc cảm, Hân nói gấp rút suy nghĩ của mình:

- Em yêu anh nên sẽ chờ anh, nhưng anh phải nhớ điều này . Em chờ anh, người em yêu nhất từ hai năm nay chớ không phải em chờ một việt kiều đâu . Nhưng xem chừng khó đó Thuấn.

- Anh hiểu! Vì vậy nên anh mới muốn em là vợ anh chớ không là người nào khác vì anh yêu em và tin em sẽ vượt khó để chờ anh.

Han thở dài, cô úp mặt mình vào ngực Thuấn rầu rĩ:

- Anh ở lại không hay hơn sao THuan ? Xa anh, em sợ mất anh lắm!

- Sao lại muốn trói chân anh hả cưng ? Hồi xưa ba cũng từng đi du học năm, sáu năm đó, chớ có sao đâu . Anh muốn bay nhảy học hỏi nơi xứ người . Rồi anh sẽ về đưa em theo . Lẽ ra anh muốn em là vợ anh trước khi anh đi, nhưng anh nghĩ em sẽ khổ lắm, nếu phải nuôi con một mình mà không có anh kế bên.

Nghe Thuấn nói Hân thẫN thờ nghĩ tới mẹ mình . Ngày xưa bà từng ôm con đợi chồng đến 4 năm năm ròng rã . Cô cảm động khi cho rằng anh yêu cô thành thật nêN không muốn cô mỏi mòn ôm con trông đợi anh về, mà biết đến ngày nào anh mới về chứ!

Môi THuan mơn man bên tai cô, giọng anh vỗ về:

- Mẹ sẽ sang bàn chuyện với ba mẹ, em thích 0?

- Em lo nhiều hơn thích . Chắc gì ba em chịu khi biết anh sẽ xuất cảnh . Rồi chắc gì mai mốt anh còn yêu em khi xa em những mấy năm và cách cả nữa wả địa cầu.

- Bao giờ em cũng lo, hết lo cái này rồi lo chuyện nọ, rầu wá!

- Mà Thuấn nè! Anh yêu mình em phải 0?

- Sao đa nghi đến thế hả trời ? Chỉ chờ xem ngày để dạm hỏi nữa thôi mà vẫn còn ngờ vực.

Nhưng người ta vẫN có thể yêu người này và cưới người nọ.

- Nếu không vì hoàn cảnh trắc trở thì kẻ đó điên...

- Hoặc sở khanh, bội bạc.

Thuấn chột dạ, anh vả lả :

- Anh rất tíNh vì vậy anh chọn đúng người mình yêu để cưới làm vợ, dầu hiện giờ điều choán hết mọi suy nghĩ của anh là công danh, sự nghiệp, anh sẽ có tất cả nếu anh được ra đi . Nhất định anh phải trở nên giàu có Hân à!

Có một nỗi gì như sự thất vọng len nhẹ vào hồn Hân . Thật lòng của Thuấn ra sao nhỉ ? Cô không hiểu được, wả thật là cô chưa đủ kinh nghiệm sống để hiểu cho thấu suốt tâm hồn của người đàn ông mà cô sẽ gọi là chồng.

Bàng hoàng với ý nghĩ vừa thoáng qua, Hân e ngại nhìn Thuấn . Đã có lần anh cho rằng "Mỗi mối tình đều kết thúc theo cách riêng của nó ". Chẳng lẻ mối tình của cô và anh kết thúc êm đẹp một cách bất ngờ vậy sao ? Trong khi cô luôn luôn sợ bão tối sẽ nổi lên từ phía Thuấn, thì bây giờ ngược lại lòng cô rối rắm bất an vì bão tối sẽ nổi lên từ phía cô, có thể ba cô sẽ là bão đó . Hân cố nén tiếng thở dài :

- Em sợ ba mẹ không đồng ý.

Nghe Hân nhắc lại lần nữa, Thuấn sửng sốt:

- Tại sao vậy ?

- Từ nhỏ đến lớn chưa bao giờ em rời ba mẹ hơn nửa th'ang, trừ lần đi an dưỡng ở Đà Lạt vừa rồi . Ba đã tính từ hồi em còn học phổ thông, em phải chọn một nghề gì tầm thường cũng được, miễN sao không đi xa, và nhạn hạ một chút, để em sẽ chăm sóc ba mẹ lúc về chiều.

- 0 lẽ ba mẹ em buộc em chọn nghề dạy học vi `lý do đó sao Hân ? Hèn gì anh suy nghĩ không ra tại sao anh Lâm với chị Tú Quỳnh đều tốt nghiệp kỹ sư rồi tiếp tục học thêm cao học, riêng em chỉ là cô giáo mẫu giáo wèn.

Hân buồn hiu, Thuấn đã nói động tới nỗi niềm riêng của cô rồi . Cô là con gái út, lẽ ra phải sướng nhiều hơn cực, nhưng chuyện đời đâu phải lúc nào cũng như nhau . Anh Lam và chị Quynh lớn hơn cô rất nhiều tuổi nêN đã lập gia đình, rồi ở xa trước khi cô tốt nghiệp phổ thông . Chính cảnh nhà quạnh wẽ đã làm ba cô lo lắng khi nghĩ tới ngày đó, cô cũng sẽ rời ông như hai người con lớn.

Thế là ông khuyên cô nên thi vào sư phạm. Hân đã quen vâng lời cha mẹ nên cô không cãi mà chọn ngành mẫu giáo, vì cô rất yêu trẻ con, và với ngành này cô chắc chắn sẻ ở tại thành phố . Có thể ba cô đã nghĩ tới ông hơi nhiều, vì ông quen được chiều chuộng, phục dịch. Hân vội xua cái ý bất hiếu mà vô tình Thuấn vừa nhén lên trong đầu cô ra ngay, vì đó là suy nghĩ của ai rất lạ chứ không phải của cô, một con bé được mọi người khen là hiếu thảo nhất nhà. Không lẻ bây giờ còn bé có hiếu đó khi có chồng, lại bỏ cha mẹ gìa ở một mình, để đi tới nơi xa hơn cả nơi anh chị nó đang ở sao?

Rầu rầu Hân bảo:

- Kỷ sư hay nuôi dạy trẻ với em không quan trọng, điều quan trọng nhất là em muốn ở gần ba mẹ, dù trong gia đình có ba, người em luôn luôn phải phục tùng vâng, đạ, rồi đôi khi bị rày la oan ức nữa. Nói thật, rất nhiều lúc em ao ước được bay cao như những cánh chim trời, em thèm được tự lập, sống phóng túng, ăn nói vui đùa tự nhiên như những đứa con gái khác trạc tuổi em. Tất cả điều đó em chỉ làm được, có được khi em ở bên ngoài ngôi nhà em đã lớn lên, hoặc ở bên lũ học trò của mình.

- Còn với anh thì sao ?

Hân tư lự:

- Khi qúa yêu người ta hay bị lệ thuộc một cách tự nguyện, với anh em cũng thấy mình bị mất tự do . Không lẻ suốt đời rồi em cũng phải phục tùng, khép nép, vâng lệnh như mẹ đối với ba ?

Thuấn vội vàng đáp :

- Em là vợ anh, đương nhiên em phải khép nép phục tùng chồng một cách tự nguyện rồi. Nói là nói vậy thôi, anh đâu phải như các ông cụ. Đời nay buộc vợ "Xuất gía tòng phu" chắc ly dị sớm.

Hân ra điều kiện ngay:

- Vậy là em xuất gia nhưng vẫn tòng phụ à nhé ! Và nếu anh đồng ý thì anh đừng nghĩ tới chuyện xuất cảnh nữa . Không thì chắc chắn ba mẹ không gã đâu.

Thuấn ngần ngừ :

- Nếu anh đi vài năm, kiếm được một số vốn rồi trở về luôn thì sao?

- Thì để ba mẹ em quyết định.

Thuấn bực mình vô cùng, nhưng anh vẫn dịu ngọt với Hân. Anh cứ tưởng khi nói với cô chuyện hỏi cưới, rồi chuyện được bảo lãnh đi Mỹ, cô sẻ rơm rớm nước mắt vì mừng, vì sung sướng cho anh không hề nghĩ tới những khó khăn đưa đến như lời Hân nói nảy giờ. Theo anh, đời này con gái vớ được tấm chồng sắp đi nước ngoài thì còn gì hơn nửa để làm eo làm sách. Anh không cưới được Hân cũng có khối vạn cô khác, chỉ riêng Hân, cô sẻ khó khăn đấy, nếu như...

Thuấn đứt đoạn suy nghĩ khi nghe giọng Hân cất lên :

- Đã rất nhiều lúc em nghĩ ba mẹ anh không thích em, và em khổ sở vô cùng.

- Tại sao ? -- Thuấn nhíu mày hỏi.

- Vì cách sống của gia đình em, bác gái chê cổ hủ, bản thân em không thuộc mẩu phụ nử lanh lợi, hoạt bát để giúp chồng trên đường công danh sự nghiệp.

Biết Hân đúng nhưng Thuấn vẫn nói :

- Em lầm rồi! Đúng là mẹ anh rất tiến bộ trong suy nghĩ, trong cách sống nhưng với anh lại khác. Anh cần một người vợ chớ đâu cần một phụ tá . Anh cần một bà mẹ lo cho đàn con của anh. Anh thích mẩu người vợ đãm đang, an phận và chịu thương chịu khó vì chồng như mẹ em.

Nhếch môi cười, Hân hỏi nhỏ :

- Chỉ vì vậy nên anh mới chọn em trong biết bao nhiêu người anh đã quen.

Nhăn mặt, Thuấn nhìn cô :

- Đừng mỉa mai mà Hân. Anh yêu em hay không thì em biết rồi, sao lại nghĩ rằng anh lựa chọn . Tình yêu và hôn nhân đâu phải chọn mà được. Tự nó đến, tự nó chọn mình đó chứ.

Hân gượng gạo :

- Anh nói sao mà haỵ Nhưng Thuấn à! Em không thể nào như mẹ em đâu.. Anh sẽ thất vọng khi tưởng ra em như vậy. Em muốn làm một phụ nử của công việc, lanh lợi, hoạt bát trong môi trường hoạt động của em. Tốt nhất anh đừng hỏi cưới em.

Thuấn ngó cô đăm đăm:

- Hôm nay em làm sao vậy hả? Hân ? Nói năng lộn xộn, ý tưởng lạ lùng, kỳ cục . Hay là em không yêu anh, không muốn làm vợ anh ?

Đầu óc Hân rối bời, cô dấu mặt mình trong đôi tay im lặng . Thuấn vực cô dậy, kiên nhẫn vổ về như những lần nào hai người giận nhau anh cũng từng kiên nhẩn như vậy :

- Sao vậy cưng ! Đừng xúc động vì qúa lọ Anh yêu em và hứa sẻ trở về ở đây luôn . Lúc ấy em muốn làm phụ tá cho anh hay nội tướng ở nhà gì anh cũng chịu hết.

Giọng Hân thiểu nảo, van vỉ :

- Tốt hơn hết anh đừng đi. Với số tiền phải bảo lảnh anh, bác trai sẻ gởi về, như vậy anh đã có món vốn kha khá, đi làm gì ở thời điểm muộn màng này hả anh ?

Cố nén bực dọc, Thuấn lên mặt khôn ngoan:

- Đúng là đầu óc đàn bà . Anh nói cho em nghe, trong sự nghiệp, công danh, thời điểm này có thể muộn màng với người nhưng nó lại thuận lợi cho người kia dù ở mực khởi đầu, huống hồ chi qua bên đó anh không phải khởi đầu mà tiếp tục công việc của ba mình. Ông chỉ có mình anh, tại sao anh không hưởng thành qủa của ba anh chớ?

Ngưng một chút, Thuấn tiếp tục vẻ vời :

- Rồi anh sẻ đem những thành qủa đó về xứ, để xây dựng tương lai chúng mình cũng là góp phần xây dựng quê hương . Đó là mơ ước của anh, muốn làm giàu cho mình và cho mọi người.

Hân ngớ mắt ra nghe Thuấn nói, và cố sức nhớ tới gương mặt có đôi môi dày hay trề của Huyền Sương. Rồi cô ta và mụ chị họ Khương Liên nào đó sẻ biết Thuấn là của ai, Hân là người như thế nào. Và nếu lòng Thuấn thật muốn trở về VietNam ở luôn sau vài năm qua xứ người kiếm sống, thì tại sao cô không nàn nỉ ỉ ôi ba mẹ mình đồng ý chứ.

Xoa nhè nhẹ bờ vai Hân, Thuấn trấn an:

- Anh nghĩ rồi đâu sẻ vào đó. Chúng ta quen nhau lâu chứ có phải mới vài ba tháng đâu mà em lo qúa vậy. Trước hết em hãy nói với mẹ chuyện hai đứa để mẹ bàn với bạ Hiểu ý anh chưa?

Hân gật đầu miễn cưỡng:

- Em hiểu!

Trả lời thế nhưng tâm trí Hân trống không. Cô lơ ngơ như lạc giữa cõi u mê, mù sương huyền hoặc nào đó. Nếu nhận lời của Thuấn có vội vàng không ? Nếu không nhận lời anh mà chịu chờ tới ngày anh trở về, liệu tình yêu có còn không? Thật khó nói, và cô cũng thật khó hiểu lòng mình. Nó cứ loạn xa thế nào ấy. Mà không loạn xa sao được khi người ta bảo tình yêu không có quy luật nào cả.

Cô đang yêu , đang say ngà ngà vì hạnh phúc bất ngờ khi nghe lời Thuấn ngỏ chiều naỵ Vậy bảo sao lòng cô không rộn lên với bao nhiêu là mâu thuẩn cho được chứ!

Ông Trieu Lan chậm rải bật lữa châm thuốc hút. Sau khi nuốt chừng vài hơi thuốc, ông đứng dậy bước về phía cửa sổ. Trời chiều rồi nhưng ông không muốn về nhà, ông chán cái không khí tẻ ngạt mà mấy mươi năm nay ông phải dam mình rất khéo léo trông về đạo đức, trách nhiệm với vợ con quạ Hiện tại ông là người có quyền, ông phải sống sao cho đúng với uy quyền của ông chứ! Bây giờ mà về nhà sẻ gặp ngay vẻ săn đón cam chịu của vợ, rồi sự ngoan ngoản vâng dạ trông ấm ức của con, rồi bản thân mình, cũng phải tỏ ra đạo mạo, mực thuộc trang nghiêm. Tất cả những điều đó ông đã qúa chán chường. Ông đang muốn sống thực lòng mình mà lại hợp lệ bề ngoài với đời. Mà đời thì biết sao để nói. Chức giám đốc công ty du lịch béo bổ đang làm nhiều người thèm muốn, ghen tỵ, vì vậy ông không ngu dại gì với vàng khoe hết những cái ông phải vat kiet hết năng lực của mình để có được. Thực tế đây ông phải khôn khéo, và ông đã khôn khéo đến mức nhà cửa vẫn tuênh toáng, con gái út ông mỗi ngày vẫn đi dạy bằng cái xe mini củ thưở học trung học, vợ Ông ngày ngày vẫn thả bộ ra chợ rồi xách giỏ về với những thức ăn đàm bạc. Thực ra mà nói, ông đã bắt vợ con ép xác kho hành vì mình, nhưng ngoài ra, trông gia đình không ai biết cả, những đứa con và bà vợ quen tín yêu sùng kính ông càng tỏ ra thần phục tin yêu ông hơn nửa. Dưới mắt những người thân yêu, ông là hiện thần sống động nhất của mẩu mực, thanh liêm, ông không tha hòa như biết bao nhiêu kẻ khác đã từng ngồi trên chiếc ghế giám đốc này.

Nguồn: http://vietmessenger.com/